PDA

View Full Version : SÁCH VẤN ĐÁP - PHÁP MÔN QUÁN ÂM



Pages : 1 [2] 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Nhím Hoàng Kim
07-03-2007, 03:21 PM
VẤN : 1 đứa trẻ 11 tuổi đã được truyền Tâm Ấn rồi nhưng vì không hiểu Pháp Môn Quán Âm quí báu , không chịu tu hành , cũng không biết giữ gìn trường chay , như vậy thì phải làm sao ?


ĐÁP : Quý vị từ từ dạy nó , đứa bé bị ảnh hưởng bên ngoài rất nhiều , ngay cả người lớn cũng có khi giao động , huống chi là đứa bé ? Đây là trách nhiệm của chúng ta , người lớn chúng ta đã hiểu rõ , tương đối có nhiều trí huệ , trong lòng tương đối ổn định , có thể giúp đỡ khuyên bảo con em , điều này không cần phải hỏi Sư Phụ . Quý vị tự mình phải làm gương , nếu quý vị cố gắng tu hành , thọ trường chay , đương nhiên nó sez làm theo , cha mẹ là 1 vị thầy ban đầu của trẻ em , phải vậy không ? Chúng ta làm sao thì trẻ em cũng bắt chước như vậy , đừng có trách mắng nó oán ghét nó , đó mới thật là giúp đỡ và dạy dỗ con cái .


VẤN : Thưa Sư Phụ , lúc con quán ánh sáng , đồng thời con có nghe cả âm thanh , âm thanh lúc nào cũng nghe thấy cả ngày , như vậy con có cần quán âm nữa không ?


ĐÁP : Vẫn phải quán âm , pháp môn này không nên sửa đổi , hiểu không ? Được nghe thấy những âm thanh hoặc nhìn thấy ánh sáng thêm , đó thuộc về hồng phước của chúng ta . Tuy nhiên , trách nhiệm ngồi thiền của chúng ta mỗi ngày cũng cần phải cố gắng làm .


VẤN : Tôi rất muốn được Truyền Tâm Ấn nhưng vì hiện tại có mở 1 quán ăn mặn , như vậy tôi có thể xin truyền Tâm Ấn trước , rồi sau đó sẽ thay đổi nghề khác ?


ĐÁP : Cần phải thay đổi nghề nghiệp trước , sau đó mới xin Truyền Tâm Ấn (Mọi người cười) . Quý vị nói thật thông minh , cũng như đi nói với người ta rằng , quý vị để cho tôi ăn cơm trước , sau đó sẽ tìm phương pháp kiếm tiền rồi trả lại quý vị sau .


VẤN : Sau khi con được Thọ Tâm Ấn của Sư Phụ , sau này định nghiệp và nghiệp mới điều tiêu trừ , nếu còn tạo nghiệp như vậy có còn phải trở lại trả quả báo không ?


ĐÁP : Có , sẽ trở lại nhận quả báo nhưng Sư Phụ không có nói định nghiệp sẽ tiêu trừ , Sư Phụ chỉ nói những nghiệp chướng đời đời kiếp kiếp sẽ tiêu trừ , những cái mà chưa viết ra , những nghiệp chướng chưa cố định có thể tiêu trừ . Tuy nhiên , định nghiệp không thể tiêu trừ , 1 khi tiêu trừ rồi quý vị sẽ vãng sanh ngay lập tức , cho nên không được , bởi vì công việc của thế giới này vẫn chưa làm xong . Nếu như tất cả đều ra đi thì quốc gia sẽ không có người bảo hộ , tổng thống sẽ đi qua đi lại 1 mình rất cô đơn 9Mọi người cười) . Định nghiệp không thể chuyển mau được , có hiểu không ? Chuyển rồi quý vị lập tức vãng sanh , 1 chút hơi thở cũng không còn .

Nghiệp chướng là những thứ hiện nay chưa xuất hiện , đợi quý vị luân hồi trở lại mới hiện ra . Những thứ nghiệp chướng này ở dưới hạ trí thức tích lũy rất nhiều , cũng giống như hàng để ở trong kho vậy . Loại nghiệp chướng này Sư Phụ có thể giúp quý vị rửa sạch nhưng định nghiệp không thể giúp đỡ hoàn toàn , chỉ có thể mỗi ngày giúp đỡ 1 chút , không thể hoàn toàn xóa bò ngay . Nếu như định nghiệp đã đườc hoàn toàn xóa bỏ thì chúng ta không có lý do gì để tồn tại nữa . Sư Phụ không có nói định nghiệp có thể rửa sạch , Sư Phụ chỉ nói mỗi ngày chỉ có thể giúp đỡ 1 chút để cho quý vị có thể chịu được , đẻ quý vị không phải đau khổ lắm . Tuy thế quý vị vẫn phải tự mình thanh toán nghiệp báo của mình nhưng dù sao cũng tương đối dễ chịu hơn , có khi được trả nghiệp báo của mình trong giấc mơ . Ví dụ trong cuộc đời này quý vị được chỉ định là bị người ta giết bởi vì kiếp trước quý vị giết người . Bây giờ , nghiệp báo này biến thành giấc mơ , trả nợ trong giấc mơ , tuy vậy , lúc tỉnh dậy có thể thấy được thân thể của mình bị đau đớn 1 nơi nào đó , bị đau 3-4 ngày , bởi vì linh thể bị thương cho nên nhục thể ảnh hưởng . Hiện nay , linh thể và nhục thể vẫn còn quan hệ , nếu Sư Phụ không làm như vậy chúng ta không thể nào sinh tồn cho nên mới có linh thể nhục thể liên lạc với nhau , đợi thời gian vãng sanh đến thì "Nhất dao lưỡng đọan" , chủ nhân của chúng ta sẽ rời khỏi thân thể , vĩnh viễn không trở lại .

Đại đa số những người lúc chết , linh hồn không chịu ra đi , chỉ có thân thể ra đi mà thôi cho nên mới bị luân hồi . Chúng ta có rất nhiều thân thể , cái nhục thể mà chúng ta nhìn thấy được là ở tận ngoài cùng , thô tạp nhất cho nên mới nhìn thấy được . Ngoài ra , chúng ta còn thân thể khác , chúng ta không thấy được . Lúc chúng ta vãng sanh , thoát ly cái thân thể này , chẳng qua cũng như bỏ đi 1 cái áo vậy . , có hiểu không ? Ví dụ như Sư Phụ mặc 4 cái áo , 1 lúc sau về đến nhà Sư Phụ sẽ cởi bỏ cái áo vàng bên ngoài , bên trong vẫn còn bộ y phục màu nâu , vẫn chưa hoàn toàn cởi bỏ hết y phục , bên ngoài vẫn còn những bộ y phục khác bao lấy , vẫn chưa phải là chân thể chính thật , hiểu ý của Sư Phụ không ?

Đại đa số những người sau khi chết vẫn còn thân thể này , cái thân thể này bị 1 cái khác bao lấy bên ngoài , hiểu không ? Ma Vương nhìn nghiệp chướng của chúng ta ra sao , sau đó sẽ chọn 1 chiếc áo tương đối "đẹp đẽ" cho chúng ta mặc . Ví dụ như bộ áo của khổng tước , bộ áo của cọp hoặc bộ áo của người khác phái , chẳng hạn như hiện nay quý vị là nữ nhưng sau khi chết rồi biến thành thân thể của người nam , đó chỉ là bộ áo bên ngoài . Tuy nhiên những người đã được truyền Tâm Ấn sẽ không như vậy , lúc vãng sanh tất cả bỏ hết . Khi người chủ nhân ra đi , nhục thể và những bộ y phục khác đều vô ích . Những thứ ấy chỉ có hữu ích ở nơi thấp , khi chúng ta lên những nơi cao thì không cần đến nữa . Cũng giống như khi quý vị đi Pháp quốc , Mỹ quốc , ở nới đó rất lạnh , cấn phải mặc rất nhiều quần áo nhưng khi trở về Đài Loan tất cả đều bỏ hết xuống , rất nhẹ nhàng , hiểu ý của Sư Phụ không ?


:nhim:

Nhím Hoàng Kim
07-04-2007, 09:06 PM
VẤN : Nếu như tạo nghiệp mới có phải trở lại không ?

ĐÁP : Người Thọ Tâm Ấn thì không phải trở lại , còn người chưa Thọ Tâm Ấn thì phải trở lại , tại sao ? Bởi vì người đã được Truyền Tâm Ấn sẽ biết cách rửa sạch những nghiệp chướng mới , nếu như họ không phải cố ý tạo nghiệp chướng mới để Sư Phụ gánh vác mà nghiệp chướng này chính họ không kham nỗi thì Sư Phụ sẽ giúp cho họ trả một chút . Cũng nhue 1 đứa bé mang quá nhiều hành lý , không thể bước đi , cha mẹ đương nhiên sẽ giúp nó mang một ít hành lý nhưng nếu nó không có cha mẹ thì sao ? Đứa bé chắc chắn sẽ không cất bước đi nổi hay là nó sẽ bị buộc lại với hành lý 1 nơi hoặc trên đường đi có thể nó bị chết mất .

Nhưng những người Thọ Tâm Ấn thì không như vậy , họ nhất định được giải thoát sanh tử bởi vì mỗi ngày họ có nước Cam Lồ rửa sạch nghiệp chướng . Ví dụ như 1 người rất dơ nhưng mỗi ngày họ đều được tắm rửa thì không có vấn đề gì , ngày mai họ lại được tắm rửa sạch sẽ , phải không ? Nếu như có 1 người , hằng ngày không tắm gội , nếu không có nước tắm rửa , đương nhiên mỗi ngày sẽ dơ thêm , sẽ bệnh thêm , vừa dơ , vừa thối , lại vừa bệnh , thứ gì cũng có , không sạch sẽ chút nào , quý vị có hiểu không ? Cho nên được Thọ Tâm Ấn và người chưa Thọ Tâm Ấn có chổ không giống nhau , nếu không tại sao phải Thọ Tâm Ấn ? Tại sao lại phải đi học với Sư Phụ ? Không học cũng được , đối với 1 số người mà nói , thế giới rất vui , đi qua đi lại mấy lần rồi , đến 1 lấn nữa cũng không quan hệ gì . Tuy nhiên có người không thích trở lại , đối với thế giới này chịu đựng đã đủ rồi , họ muốn mau trở về nhà , do đó những người ấy đến để Thọ Tam Ấn

VẤN : Có thứ bệnh do là bệnh nhân quả , nếu như định nghiệp và nghiệp mới được tiêu trừ thì còn bệnh gì nữa không ?

ĐÁP : Sư Phụ vừa mới giảng qua , định nghiệp không thể tiêu trừ , định nghiệp có bệnh thì phải có bệnh , định nghiệp có đụng xe thì phải đụng xe nhưng đôi khi có thể hóa giải trong mộng nếu như nghiệp chướng quá nhiều không thể nào quá giải hết trong mộng thì cũng phải nhận lấy phần định nghiệp này ở bên ngoài hoặc Sư Phụ giúp quý vị nhận 1 nửa , quý vị nhận 1 nửa , không để cho quý vị chịu hết , tùy hoàn cảnh , tùy theo nhân quả của người đó bởi vì định nghiệp rất phiền phức , không đơn giản sửa đổi .

Tại sao lại không đơn giản ? Hôm qua Sư Phụ có nói , chẳng hạn như 1 vị Quốc Vương của 1 quốc gia , cảnh sát của ông ấy là do ông phái đến , phải không ? Nhưng nếu người thân ủa ông ấy phạm pháp , dù cho người ấy cố ý hay không cố ý thì cũng đã phạm pháp rồi . Giả sử như nhà cảnh sát vẫn chưa đén bắt người ấy ví chưa biết rằng người ấy làm sai , lúc đó vẫn có thể sửa đổi được . Khi biết được người ấy phạm tội nhưng lại không biết được người ấy lại là người thân của vua , đem người đó nhốt lại , án cũng đã viết xuống , được đưa vào pháp viện cho dù quốc vương đích thân đến cũng không thể nào giải cứu được . Bởi vì lúc đó cần phải khống chế rất nhiều cơ quan , án lệnh quan hệ đến nhiều người , những người thiệt hại cũng ở nơi đó chờ , hiểu không ?

Lúc bấy giờ không phải chỉ thương lượng với cảnh sát mà thôi , còn phải thương lượng với những người bị thiệt hại . Bởi vì có quan hệ đến rất nhiều người , muốn giải quyết thật rất nhiều phiền phức . Cũng giống như vậy , đinh nghiệp của chúng ta định xong rồi , có rất nhiều người liên hệ . Ví dụ như 1 đứa bé sinh ra , nó không phải là 1 đứa bé cô đơn , nó liên quan đến cha mẹ nó , đến những người khác như anh chị , người thân , bạn bè , thầy giáo , đồng sự , đồng học , ngoài ra còn liên hệ đến nhiều vị tổ tiên trong quá khứ của nó . Nếu Sư Phụ muốn xử lý về định nghiệp của nó thì phải xử lý rất nhiều người , phải cải biến toàn bộ hệ thống , đây là điều không thể được , Sư Phụ không thể can thiệp vào những việc đó , làm như vậy thế giới sẽ loạn , hiểu không ?

Nếu có thể , Sư Phụ sẽ đem định nghiệp trả trong giấc mộng , nếu như không được thì để chính họ tự trả lấy tương đối dễ dàng hơn . Đây là lần cuối cùng , trả một chút nghiệp chướng thì có quan hệ gì . Những người khác phải luân hồi nhiều đời nữa , muốn trả hết phải đến mấy trăm năm , mấy ngàn năm nghiệp chướng , những người đó cũng không phàn nàn đựoc với ai , chúng ta chỉ còn có 1 đời này thì có quan hệ gì .

Cho nên , những người được Truyền Tâm Ấn không nhất định là không có bịnh , điều này Sư Phụ không có nói đến , Sư Phụ không có đáp ứng rằng quý vị sẽ hoàn toàn không có bịnh , có không ? (Mọi người đáp : Không có !) . Sư Phụ không có nói dối người , chính Sư Phụ cũng bị bịnh thì làm sao quý vị không bị bịnh ? (Mọi người cười) . Không có bệnh là chuyện giởn chơi , có thân thể là có bịnh , Phật Thích Ca có bịnh , Chúa Giê Su có bịnh , Lão Tử , Khổng Tử tất cả đều bịnh , không có 1 đại nhân vật nào mà không có bịnh . Còn những 'tiểu nhân' như chúng ta làm sao mà tránh khỏi bệnh .

:rose3: :rose3: :rose3:

Nhím Hoàng Kim
07-05-2007, 08:56 PM
VẤN : Thưa Sư Phụ , Ngài nói rằng sau khi chết lập tức rời thế giới này, xin hỏi đi đến đâu ?


ĐÁP : Không phải bất cứ người nào cũng có thể rời khỏi cái thế giới này , quý vị đến nghĩa trang sẽ hiểu rõ , người ta ra nơi ấy cúng bái (mọi người cười) . Điều này có nghĩa là gì ? Những người thân của họ đều ở nơi đó (mọi người cười) . Có phải vậy không ? Nếu như Sư Phụ tưởng tựong rằng tổ tông của Sư Phụ đời đời kiếp kiếp đều lư lại nơi phần mộ ấy , đợi Sư Phụ đến cúng bái thì Sư Phụ lấy làm buồn biết bao nhiêu .

Hôm nay , Sư Phụ cũng những đồ đệ từ ngọn đồi của chùa , nơi Sư Phụ tạm trú nhìn xuống , mọi nơi đều là phần mộ , mỗi ngày đều có người đến cái lữ quán Vĩnh Hằng ấy . Nhìn thấy cái thế giới Vĩnh Hằng , Sư Phụ nghĩ mỗi ngày đều có người đến chăm sóc những phần mộ rất đẹp ấy . Có cái rất quí , thậm chí tốn đến mấy trăm vạn . Chúng tôi cất đạo tràng chỉ dùng trúc làm vật dụng , phí tổn mười mấy ngàn , Sư Phụ đã cảm thấy rất tốn kém rồi , còn họ làm 1 cái mộ tốn đến mấy trăm vạn mà không cảm thấy đắc giá , Sư Phụ thật lấy làm khâm phục họ . Không những vậy thôi , mỗi ngày còn đến đó lễ bái , dường như muốn chúc tổ tiên họ đời đời kiếp kiếp chôn ở nơi đó , 1 cảnh thật đáng buồn . Họ rời khỏi thế giới , chúng ta cần nên kỳ vọng họ đi đến những cảnh giới vui vẻ , chính chúng ta cũng không muốn bị chôn ở 1 nơi lạnh lẽo nhue vậy , sao chúng ta lại chôn tổ tiên mình ở nơi đó ? Mỗi năm đều đến đó lại lạy , điều này tượng trưng rằng họ vẫn còn ở đó cho nên mới đến lạy , nếu như không thì đến đó lạy ai ? Có những lúc chúng ta diễn đạt lòng hiếu thảo nhưng lại làm không đúng chỗ , chúng ta cần phải đem số tiền này đi cúng dường Phật , Pháp , Tăng hoặc đi làm việc nghĩa , đem những công đức này hồi hướng cho họ , rất có thể vì vậy mà họ có được chút phước báu , có thể siêu sanh 1 chút . Đừng nên đem thật nhiều tiền chôn cùng với tổ tông của chúng ta ở nghĩa trang .

Cho nên đừng hỏi Sư Phụ khi họ rời khỏi thế giới này rồi sẽ đi đâu ? Họ đều đi đến nghĩa trang , có phải là một việc rất đau buồn không ? Đây là lần thứ nhất Sư Phụ nói về chuyện này , Sư Phụ vốn không dám nói , sợ người ta đau lòng nhưng đây là sự thật , quý vị nghĩ 1 chút thì sẽ hiểu , không phải ai cũng có thể rời khỏi thế giới này để đến thế giới Tây Phương Cực Lạc , quý vị nếu tin tưởng Phật Giáo , tin tưởng thế giới Tây Phương Cực Lạc thì có hy vọng đến nơi ấy . Nếu tin Thiên Quốc của Thiên Chúa Giáo thì có thể hy vọng đến nơi ấy . Tại sao đã tin tưởng Phật Giáo , Đạo Giáo đều có Thiên Đường mà lại còn hỏi Sư Phụ sau khi chết đi về đâu ? Nếu không tin bất kỳ một tôn giáo nào thì phần mộ sẽ là ngôi nhà của chúng ta sau khi chết . Lúc còn sống , chúng ta cất những ngôi nhà đẹp đẽ như vậy đó . Thân người rất quý , Sư Phụ không biết sự quý giá đó ở đâu , vừa mới sinh ra thật là yếu ớt . Cả thế giới đều bận rộn kiếm tiền , kiếm được tiền rồi thì cất 1 căn nhà để ở sau khi chết (mọi người cười) .

:think:

Nhím Hoàng Kim
07-07-2007, 07:14 PM
VẤN : Làm thế nào để theo Sư Phụ học Pháp Môn Quán Âm ?


ĐÁP : Rất đơn giản , đi ghi danh là được rồi . Lúc Truyền Tâm Ấn , Sư Phụ sẽ công khai Truyền Pháp nhưng cần phải ăn chay trường . Muốn thành Phật không thể ăn thịt chúng sanh . Nếu còn thích qú nhiều tiền bạc của thế giới này thì sẽ không đi được . Ăn rau cải thì nghiệp chướng ít , dùng Pháp Môn Quán Âm , tu hành 2 tiếng rưỡi đồng hồ mỗi ngày sẽ tạo công đức , có thể rửa sạch sẽ những nghiệp chướng này . Nhưng ăn thịt không thể rửa sạch sẽ , bởi vì ý thức của động vật rất mạnh , rất lớn , nó có hạ ý thức nó tham sống , cái ý thức tham sông sợ chết rất mạnh , bất cứ loại động vật náo cũng rất tham sông sợ chết , nếu chúng ta miễn cưỡng giết nó , nghiệp chướng sẽ bị rất nhiều , dùng Pháp Môn Quán Âm không dễ mà rửa sạch được .

Cho nên ăn thịt không an toàn , không thể giải thoát , cũng như chúng ta thiếu người 5 đồng , người ta tương đối dễ dàng tha thứ , có phải không ? Nếu chúng ta thiếu người ta 5 va.n đồng thì sao ? Ai có thể tha thứ cho chúng ta ? Có hiểu không ? Lúc chúng ta dọn nhà , nhất định họ sẽ đến tìm , người chủ nợ gọi cảnh sát đến bắt chúng ta . Năm vạn đồng rất có thể sẽ được trả , nếu trả không xong thì sẽ bị nhốt trong lao ngục , nghe hiểu không ? Cho nên Sư Phụ bảo quý vị ăn chay bởi vì Sư Phụ muốn quý vị thiếu năm ngàn mà thôi (mọi người cười) , Sư Phụ sẽ xuất tiền trả thay cho quý vị , nếu như quý vị thiếu quá nhiều tiền , Sư Phụ bỏ tiền ra cũng vô ích bởi vì có người rất hung ác , người đó có thể nói :" Người đó thiếu tôi , Ngài trả tiền vô ích , đó không phải tiền của nó , đây không phải chuyện của Ngài , Ngài không thể xen vào ." Nó đã khống cáo quý vị thì lúc đó cần phải chờ đợi các quan tuyên án , Sư Phụ không có biện pháp xử lý , có hiểu không ? Ăn thịt cũng cùng 1 nghĩa như vậy , cần phải cẩn thận .

O:-)

Nhím Hoàng Kim
07-09-2007, 02:35 PM
VẤN : Nhục thể có thể bay hay không ?


ĐÁP : Quý vị có nhìn thấy chưa ? Sư Phụ chưa nhìn thấy . Không phải nhục thể bay ma` là hóa thân bay . Dùng cái nhục thể để bay thì chậm lắm , ví dụ như nhục thể của Sư Phụ có thể bay đến Hoa Kỳ , Đài Loan sẽ không nhìn thấy Sư Phụ nữa . Nếu Sư Phụ bay đến Đài Loan , đồ đệ ở Cao Hùng sẽ khóc , Sư Phụ bay đến Đài Bắc đồ đệ ở Bình Đông sẽ làm sao ? Hiểu không ? Dùng nhục thể bay là 1 chuyện khờ dại , cần phải có hóa thân bay bởi vì hóa thân mới có trăm ngàn vạn ức hóa thân , mới có thể vô sở bất tại . Bất cứ nơi nào chỉ cần có người cầu thì hóa thân sẽ lập tức xuất hiện , cho nên nói "Như Lai , Như Khứ" , không cần đi , không cần đến ; điều này mới thật sự là phi thân .

Tuy nhiên nhục thân cũng có thể bay được , bây giờ tại núi Hy Mã Lạp Sơn vẫn còn 1 số người có năng lực ấy . Bởi vì ở nơi đó sự giao thông không thuận tiện , họ lại có thì giờ rảnh rỗi , từ nhỏ đã xuất gia cho nên có thể rèn luyện thuật phi thân , hiểu không ? Núi Hy Mã Lạp Sơn rất cao và rất lạnh , đường đi lại dài và rất u tịch . Không có máy bay , không có xe hơi dù cho có cũng không có trạm xăng cho nên mới cần phải học thuật phi hành .

Dãy núi Hy Mã Lạp Sơn rất dài , nếu như 1 người phàm phu có đem ngựa lên cũng không đi dễ hơn chút nào , lừa cũng có thể bị chết , có 1 số sơn dương lớn trên núi Hy Mã Lạp Sơn , lông của chúng rất dày và rậm rạp , tuy nhiên cũng không thể mang được bao nhiêu đồ , không thể đi đến những nơi cao và xa vì thế họ mới luyện tạp thuật phi hành . Họ làm như thế nào quý vị có biết không ? Có ai biết không ? Có ai muốn nghe không ? (mọi người đáp : muốn .) Câu trả lời này là đương nhiên cho nên thành Phật không dễ , bởi vì mọi người ai cũng thích nghe thần thông , không muốn nghe chân lý .

Được , Sư Phụ sẽ nói cho quý vị nghe . Ví dụ có 1 người muốn bay đến đây , tâm của họ , mắt của họ cần phải hướng về phía trên . Không nhìn thấy bất cứ 1 thứ đồ vật gì bên đường , tuy nhiên phải huấn luyện 1 thời gian rất lâu mới có thể làm được , cần phải biết nhảy rất xa , nhảy từ bên này qua bên kia , nhảy mau , cứ tiếp tục nhảy , cũng như con ếch vậy , tuy nhiên khi nhảy thì khoảng cách phải xa , lúc nhảy tinh thần phải tập trung . Nếu như quý vị nhìn thấy tinh tú thì phải nhìn không ngừng hoặc quý vị nhìn tưởng tượng 1 vật gì thì phải chăm chú , mắt không thể động , không thể nghĩ gì khác , cứ một mực bay đến đó , hiểu ý không ? Muốn phi hành thì cần phải nhảy rất mau , lúc huấn luyện thì dùng một sợi dây đen cột lại , sau đó liệng một món đồ ở một nơi , để cho họ nhảy qua đó lượm , lượm xong rồi lại nhảy trở lại , cũng như lúc còn nhỏ chúng ta chơi trò chơi vậy . Đó là sự huấn luyện thuật phi hành .

Có những người luyện thuật phi hành quá giỏi , họ bay vào không trung , bay đến nỗi không thể khống chế , bay đến nỗi không thể rớt xuống (mọi người cười). Quý vị có muốn cái tình trạng này không ? Nếu muốn Sư Phụ sẽ dạy quý vị . Tuy nhiên sau một thời gian tập luyện thì cần phải dùng thứ dây xích lớn loại dùng để cột phạm nhân , cột cả thân thể của mình lại . Nếu không nó sẽ bay mãi không ngừng (mọi người cười). Đây là lời nói thật , không phải Sư Phụ nói dỡn chơi . Nếu quý vị muốn học thần thông ấy , quý vị có thể đến Tây Tạng tìm những vị Lạc Ma để học , Sư Phụ tuy có thể dạy nhưng Sư Phụ không muốn dạy , học những thứ ấy để làm gì , bay vào hư không thật là lạnh , không bằng đáp phi cơ vừa rẻ lại an toàn .

Nhím Hoàng Kim
07-10-2007, 06:25 PM
VẤN : Làm sao tôi có thể học thiền Pháp Môn Quán Âm ?


ĐÁP : Pháp Môn Quán Âm tức là thiền . Thiền là Pháp Môn Quán Âm . Nhưng hiện tại đại đa số thiền rất 'thảm' (Ghi chú : Chữ 'thiền' và chữ 'thảm' tiếng Trung Hoa có âm tương tự nhau) (Mọi người cười). Phần đông thiền ngày nay không còn là Pháp Môn Quán Âm nữa . Quý vị muốn tu gì thì tu cái đó , nếu quý vị muốn tu Pháp Môn Quán Âm thì có thể đến học nhưng phải phát nguyện ăn chay trường , không được liên quan đến việc sát sanh . Chúng ta muốn làm Bồ Tát , chúng ta ta phải làm chúng sanh từ bi nhất , nếu chúng ta ăn thịt của chúng sanh khác , e rằng cái khí sắc của chúng ta không lương thiện , chúng sinh khi ngửi thấy chúng ta đến là đã sợ rồi , không dám cùng với chúng ta học . Giả sử nói ăn thịt cũng có thể thành Bồ Tát , chỉ là ví dụ mà thôi , chúng ta sẽ biến thành Bồ Tát khủng bố , chúng sinh ngửi thấy sẽ cảm thấy vô cùng kinh hãi , không ai dám đến học với chúng ta , chúng ta sẽ không có biện pháp cứu họ .

Cho nên trong Kinh Lăng Nghiêm , Phật Thích Ca có giảng : "Những người gọi là tu hành , nếu như vẫn còn ăn thịt của chúng sinh , không thể đạt đến quả vị của Bồ Tát , không thể tu đến đẳng cấp cao nhất , nhiều nhất chỉ đạt được quả vị của Ma Vương". Tuy nhiên đạt được quả vị của Ma Vương không phải dễ , Sư Phụ chúc mừng những người đó . Muốn đạt được quả vị của Ma Vương thật không đơn giản , hiện tại chúng ta chỉ là nô lệ của Ma Vương , quý vị có thể tiếp tục học bất cứ pháp môn nào cũng được , bất cứ pháp môn nào cũng có thể đạt được đẳng cấp của Ma Vương , ăn thịt uống rượu đều không thành vấn đề . Nhưng muốn thành Phật cần phải tu Pháp Môn Quán Âm , cần phải ăn chay trọn đời , cần phải mỗi ngày ngồi Thiền Quán Âm ít nhất hai tiếng rưỡi đồng hồ , chỉ cần những điều kiện này , những điều kiện khác Sư Phụ không cần , cho nên tu Pháp Môn Quán Âm là đơn giản nhất .

Nhím Hoàng Kim
07-11-2007, 05:42 PM
VẤN : Kiếp này tôi không giống như người tu hành , tại sao vợ tôi và con tôi đều muốn đi theo con đường của Phật ? Điều này có liên quan gì đến nhân duyên của kiếp trước không ?


ĐÁP : Quý vị có thể đi theo con đường của vợ và con của quý vị , không nên hỏi vớ vẩn , nếu quý vị không muốn đi cũng không có quan hệ gì , thế giới này có được mấy người tu hành ? Nếu quý vị không muốn học Phật , có thể đi theo con đường của những người không tu hành , đây cũng có thể kể là một con đường . Nếu quý vị không thích Phật Giáo thì quý vị có thể theo Thiên Chúa Giáo , không nên hỏi điều này . Chúng sinh có những khẩu vị không giống nhau , những con đường không giống nhau , họ thích gì thì để họ làm cái đó , hỏi cũng vô ích , đừng lo chúng là được rồi . Chỉ cần không hại người , tin Phật Giáo , Hồi Giáo , Cơ Đốc Giáo đều không quan hệ , có phải không ? Các cô ấy ra ngoài lạy Phật , về nhà vẫn nấu cơm cho quý vị ăn , hoặc nếu họ đi tụng kinh , về nhà họ vẫn ủi áo quần cho quý vị , nếu như họ không bỏ bê công chuyện gia đình là được rồi . Bất luận chúng ta tin tôn giáo nào cũng được nhưng cần phải lương thiện , cần phải hoàn thành trách nhiệm của gia đình .

Nhím Hoàng Kim
07-12-2007, 05:08 PM
VẤN : Hôm qua nghe Sư Phụ giảng kinh , trong một đêm hiểu được rất nhiều chuyện , lần thứ nhất nghe kinh đã thu hoạch được nhiều như vậy , thực là hân hạnh . Thưa Sư Phụ Tâm Ấn là gì ? Có lực lượng gì ? Những hoàn cảnh nào thì không thể truyền Tâm Ấn ?


ĐÁP : Tâm Ấn là như thế này , ví dụ như nhà của quý vị có một cái cửa , cha mẹ để lại cho quý vị một căn nhà rất đẹp , trong nhà chứa đựng đủ mọi thứ tiền bạc của cải nhưng quý vị không có chìa khóa để mở bởi vì quý vị chạy đông chạy tây , quý vị ở bên ngoài lưu vực đã lâu , không trở về nhà , cũng có thể cha mẹ đã giao chìa khóa cho người thân thuộc đáng tin cậy hoặc là người bạn quen thân giữ giùm , nếu như chúng ta tìm thấy người quen thân ấy hoặc người bạn ấy , họ sẽ giúp chúng ta mở cánh cửa đó , sau đó chúng ta sẽ được vào nhà , từ từ tìm những tài sản của mình ra dùng , chúng ta muốn bao nhiêu cũng được , chúng ta muốn lấy gì thì lấy , đó là Tâm Ấn .

Cũng giống như vậy , bên trong chúng ta có Thiên Quốc , có Niết Bàn , có Phật , có Bồ Tát , có lực lượng bảo hộ lớn nhất , cái lực lượng bảo hộ ấy không thể nào dùng ngôn ngữ để diễn tả nó lớn như thế nào , quý vị có thể dùng sức tưởng tượng , trên thế giới này cái gì quý vị thích nhất , tôn kính nhất , sùng bái nhất , cộng thêm một trăm một vạn lần , mới có thể tưởng tượng được một chút . Cái đại lực lượng đó tất cả chúng ta đều có , động vật cũng có , thảo mộc cũng có , tất cả đều có , nhưng chúng nó không có biện pháp dùng được , chỉ có thể dùng một chút , mà là do tự động dùng , đó cũng là chúng nó bị tự nhiên dùng , còn chúng ta được chủ động dùng , chúng ta có thể mở cái lực lượng này mà dùng , đó là Tâm Ấn . Tâm Ấn tức là Sư Phụ giúp quý vị mở cái lực lượng đó , cái lực lượng tối vĩ đại của quý vị . Sau đó quý vị từ từ dùng , như vậy chúng ta có thể vĩnh viễn rời khỏi đau khổ , trước đây rất nghèo , nhưng bây giờ đã tìm thấy chìa khóa mở ra bảo tàng của mình , ta cũng như một vị phú ông vậy , hiểu không ?

Nhím Hoàng Kim
07-15-2007, 04:19 PM
THUYẾT PHÁP TẠI ĐẠI LẦU VĂN HÓA

Cao Hùng , ngày 27 tháng 2 năm , 1988


VẤN : Tại sao lúc Sư Phụ thuyết pháp , chung quanh đều có mưa phùn ?


ĐÁP : Đó không phải là mưa phùn mà là nước Cam Lồ . Thật ra đó không phải là nước mà là hào quang ; tuy là ánh sáng nhưng nhìn qua nó cũng giống như mưa vậy , nhưng nhìn rõ hơn thì sẽ biết rằng đó không phải là mưa (mọi người cười). Nếu không thì phải cần có dù che rồi (mọi người cười). Có thể vì nguyên cớ này nên lúc Phật thích Ca giảng kinh đều có che mái hiên , quý vị có chuẩn bị che mái hiên chưa ? (mọi người cười).


VẤN : Lúc Sư Phụ ngủ có nằm mộng không ? Nếu như không thì cảnh giới như thế nào ? Nếu như có thì là gì ?


ĐÁP : Có bao nhiêu người nằm mơ , bao nhiêu người không nằm mơ , đối với Sư Phụ không có quan hệ gì ? Sư Phụ không muốn báo cáo việc Sư Phụ ngủ (mọi người cười). Đây là chuyện cá nhân của Sư Phụ . Không chừng 1 lúc quý vị lại kêu Sư Phụ báo cáo chuyện của Sư Phụ ăn cơm hoặc đi cầu tiêu nữa (mọi người cười). Có nằm mơ hay không nằm mơ đừng nghĩ tới nó , không có chuyện gì quan trọng , muốn ngủ thì ngủ , muốn mơ thì mơ .


VẤN : Nếu đã được Truyền Tam Ấn mà phạm ngũ giới thì sau khi rời khỏi nhân gian , có còn phải trở lại thế giới này để nhận qủa báo không ? Nếu không nhận quả báo thì không hợp lý với thuyết Nhân Quả của nhà Phật ?


ĐÁP : Có nhận quả báo . Nếu như quý vị không tuân theo lời dạy bảo của Sư Phụ , cố ý phạm giới thì lúc đó Sư Phụ cũng có thể bỏ mặc quý vị , bởi vì quý vị thích ở cái thế giới này , có hiểu không ? Sư Phụ nói cho quý vị nghe , có rất nhiều con đường , có con đường đi lên , có con đường trở lại , còn có con đường đi xuống địa ngục . Quý vị tự mình lựa chọn con đường mình đi , Sư Phụ không thể cưởng ép quý vị trì giới cũng thể cưỡng ép quý vị đi lên . Quý vị có quyền lựa chọn con đường mình đi , không ai có thể ép buộc mình được .

Nếu lỡ phạm giới nhưng thật sự có lòng sám hối thì cũng còn kịp , Sư Phụ có thể giúp "kéo"quý vị lên , tuy nhiên có khi cũng không dễ như vậy , bởi vì hối hận không kịp , chúng ta đã đi mất rồi , đã qua đời rồi . Cho nên tốt nhất đừng nên phạm giới , nếu phạm tội quá nặng thì cần phải trở lại , phải lo trả xong nghiệp chướng của mình .

Cho nên Sư Phụ dạy quý vị lấy đạo đức làm trọng , giới luật cần phải rõ ràng , Sư Phụ không có dạy quý vị sau khi học Pháp Môn Quán Âm thì muốn làm gì thì làm . Sư Phụ dạy quý vị không sát sanh , không ăn cắp , không tà dâm , không nói dối , không uống rượu . Không uống rượu bao gồm không hút thuốc , không chích ma túy , không cờ bạc , chứ không phải chỉ không uống rượu mà thôi . Phạm những thứ làm cho linh hồn của chúng ta bị mê lạc , làm tiêu mất trí huệ của chúng ta , ví dụ như đọc những tạp chí đồi trụy và tạp chí có những hình ảnh lõa thể , những thứ này đều là rượu , hiểu không ? Ma túy cũng là rượu , nó có thể phá hoại trí huệ của chúng ta , làm cho chúng ta quên đi trách nhiệm đối với gia đình và tổ quốc , những thứ này đều là rượu . Cho nên Sư Phụ kêu quý vị chấm dứt những thứ đó , nếu như quý vị vẫn không chịu chấm dứt , vậy là chuyện của quý vị . Quý vị muốn trở lại luân hồi sanh tử , Sư Phụ không thể cản quý vị hiểu không ? Tuy Sư Phụ không muốn bỏ mặc cái duyên đã kết với quý vị , nhưng nếu nghiệp chướng không sạch sẽ , cần phải trở lại cho thật sạch , rửa sạch rồi mới có thể đi lên .

Nhím Hoàng Kim
07-18-2007, 06:19 PM
VẤN : Nghề nghiệp của tôi là thú y , có thể Truyền Tâm Ấn được không ?


ĐÁP : Được , thú y là nghề chuyên môn cứu loài vật có gì là không tốt , tại sao lại không thể Truyền Tâm Ấn ?


VẤN : Trước khi thành Phật , có phương pháp nào có thể diệt trừ 1 số bệnh của thân thể không ?


ĐÁP : Không thể được , sau khi thành Phật cũng không thể được , huống chi là chưa thành Phật ? Phật Thích Ca cũng có bệnh , Ngài nhức đầu , đau bụng , thân thể cũng rất khó chịu . Ngoài những thứ bệnh ấy , Sư Phụ cũng có mấy thứ bệnh nhưng không kể cho quý vị nghe . Bệnh của Sư Phụ bác sĩ tìm không ra , họ nói thân thể của Sư Phụ rất khỏe , không có bệnh gì cả bởi vì đó là bệnh nghiệp cho nên họ kiếm không ra .


VẤN : Tu Pháp Môn Quán Âm phải ăn chay trường nhưng khi có bệnh , bác sĩ bảo ăn trứng , uống rượu Bạch - Lan - Địa có được không ?


ĐÁP : Không được , bởi vì dùng thức này chúng ta không được ích lợi gì , chúng ta lại còn mang thêm nghiệp chướng nữa , hiểu không ? Ngày hôm nay khoa học rất tiến bộ , chúng ta đọc sách sẽ thấy ăn chay có nhiều dinh dưỡng hơn ăn thịt , chẳng hạn như đậu nành chứa 36% chất đạm , thịt bò chứa 25% chất đạm , thịt heo chỉ có 16% chất đạm . Chất đạm trong thịt còn ít hơn chất đạm trong đậu nành , đậu nành tức là đậu hũ ; thành phần chất đạm trong mì căn cao hơn , đến 80% bởi vì mì căn làm ra từ tinh bột , không có những tạp chất khác , không còn nước và cặn bã . Cho nên chúng ta không thể nói ăn thịt có nhiều chất dinh dưỡng hơn , điều này không nhất định là như vậy .


VẤN : Có duyên không có kết hôn , đây là nhân quả gì ?


ĐÁP : Nếu chưa kết hôn thì chờ 1 thời gian nữa chứ có gì mà gấp vậy (mọi người cười) ; giải thoát thì không muốn "giải" mà lại muốn "kết" hôn , giải thoát không gấp , ngược lại kết hôn lại gấp . Chúng ta cần phải đi tìm Bản Lai Diện Mục của chúng ta trước , về sau bất cứ việc gì đối với chúng ta cũng rất thuận tiện , tất cả đều tự nhiên đến với chúng ta . Chúa Giê Su Ki Tô có giảng :" Chúng ta nên tìm Thiên Quốc bên trong của chúng ta trước , sau đó bất cứ vật gì cũng đều đến với chúng ta ." Trong Thánh Kinh có giảng như vậy không ? (Có người đáp : Có)


VẤN : Sau khi sanh em bé , muốn nuôi nấng nó nên người nhưng vẫn không có gì bảo đảm trong tương là nó sẽ nên người , thưa hỏi có nên sanh không ? (mọi người cười)


ĐÁP : Quý vị nói nên hay không nên ? Tại sao không ai dám nói ? Đó là chuyện của quý vị , muốn sanh thì sanh , không muốn sanh thì thôi ; sanh con có gì mà không tốt . Tuy nhiên chúng ta cần phải nhìn lại tài chánh của mình , có thể nuôi nó được bao nhiêu lâu ? Nếu không nuôi nổi thì nó sẽ chết đói , quý vị có nghĩ tới không ? Nuôi con trách nhiệm rất nặng , không phải sanh ra ôm ấp là đủ rồi , về sau mỗi ngày phải săn sóc , ít nhứt phải đến 20 năm .

Sau khi kết hôn nhiều lúc cũng còn nhiều vấn đề rắc rối ; có khi vợ chồng đánh nhau về nhà khóc lóc với mẹ :" Má ơi , con muốn ly hôn , con không muốn sinh em bé ." (mọi người cười) Sau khi hòa hợp với nhau lại sanh em bé . Con lớn lên lại có vấn đề rắc rối khác , về nhà mẹ mà lại khóc :" Má ơi , con của con không chịu nghe lời con ." Sau khi lớn lên kết hôn thì không còn tự tại nữa , bị vợ chồng con cái bó buộc ; khi già thì bị con cháu bó buộc , không biết bao giờ mới có thể đạt được 1 chút tự tại . Tuy nhiên cũng có người thích cái "nghiệp chướng dễ thương" này .(mọi người cười) Đây là quyền tự do của quý vị , Sư Phụ không thể nói "Yes" cũng không thể nói "No", quý vị thích làm gì thì làm .

Đối với những người đã Thọ Tâm Ấn , trên phương diện này Sư Phụ có giảng cho họ nghe những đạo lý sâu xa hơn một chút nhưng ở đây Sư Phụ không dám nói , cũng không cần thiết . Điều này hoàn toàn tùy thuộc vào sự cần thiết của quý vị , muốn sanh con thì sanh , không muốn thì thôi . Chỉ dựa vào kinh tế cũng không mấy an toàn , có thể hôm nay chúng ta có tiền nhưng vài năm sau bị phá sản thì không còn gì nữa . Cho nên cuộc sống không nhất thiết được ổn định và an toàn . Sư Phụ không thể bảo đảm cho quý vị sanh con sau này có nên người không .

Nhím Hoàng Kim
07-21-2007, 06:11 PM
VẤN : Sau khi Phật Thích Ca ra đời , có người đoán rằng nếu Ngài tu hành sẽ được đắc đạo . Trong tự truyện của Sư Phụ có nói qua , lúc nhỏ cũng có người đoán quẻ, về sau sẽ xuất gia và xuất gia sẽ thành đạo nhưng phần đông phàm phu đều tùy theo nghiệp lưu mà chuyển , cái điểm tựa giải thoát của họ ở đó ?


ĐÁP : Chúng ta ai ai cũng đều có Phật tánh , không phải chỉ có Phật Thích Ca mà thôi , điều này quý vị đã quên rồi . Tất cả mọi người , ai tu hàng cũng đều được khai ngộ , đều được thành Phật , chúng ta có được quyền tự do lựa chọn 1 đời giải thoát nhưng chúng ta không tin ở chính mình . Nếu như tất cả mọi thứ đều cố định , chẳng hạn như mình là ăn mày hay vận mạng của mình là xuống địa ngục như vậy chúng ta không cần tu hành làm gì nữa , bởi vì không thể cải biến được gì vì không có quyền lựa chọn . Sự thật chúng ta có quyền lựa chọn cho nên Phật Thích Ca sau khi xuất gia , Ngài đã thành Phật , nếu như Ngài không lựa chọn xuất gia Ngài đã không thành Phật .

Chúng ta không nên dựa vào định mệnh của chính mình , không có gì là định mệnh , chúng ta có thể cải biến , nếu không thì chúng ta không cần tu hành nữa , có phải vậy không ?

Phật Thích Ca sau khi sanh ra có thể đi 7 bước , 1 tay chỉ trời 1 tay chỉ đất nói :" Trên trời dưới đất chỉ có 1 mình ta ." Nhưng trong 30 năm đó Ngài quên mất , chỉ ăn uống vui chơi mà thôi . Sư Phụ nói như vậy có người nghe rồi sẽ không thích , không phải Ngài là 1 người xấu nhưng con người sau khi sanh ra có thể bị quên bởi vì vô minh , bị cộng nghiệp của chúng sanh chung quanh mình , không có phương pháp nào phá vỡ cái công lệ này cho nên cũng cần phải có 1 người đã tự tại , ở bên ngoài dùng sợi dây để kéo chúng ta lên , nếu như cả 2 đều chìm trong vũng lầy thì không thể nào cứu nhau được .

Cũng cùng 1 hoàn cảnh , Phật Bồ Tát đến thế giới này cần phải có minh sư vì hiện tại họ đã bị cộng nghiệp của chúng sanh chung quanh và chính bản thân họ đã bị mê lạc . Cũng như lúc chiến tranh , 1 vị đại tướng bị địch bao vây , không phải họ không có khả năng , không phải họ lúc nào cũng bị yếu ớt như vậy . Tuy nhiên có lúc bị lạc vào bẫy của địch , lúc mới tiến vào liền bị công kích bao vây , vô phương kháng cự . Lúc đó , cần phải có cứu tinh đến mới có thể cứu họ về , phải vậy không ? Cùng 1 ý như vậy , nếu chúng ta không dùng quyền tự do của mình , chúng ta sẽ không có phương pháp thoát ly khổ ải , bất luận Phật Bồ Tát , Thượng Đế , Thánh Nhân , Ngọc Hoàng Thượng Đế ... chỉ cần xuống cái thế giới này thì liền bị ràng buộc vào cuộc đời ở đây . Tại sao vậy ? Bởi vì thế giới trên ấy hoàn toàn khác hẳn thế giới ở đây , vừa mới xuống thế giới này liền bị buộc chân cột tay , không hiểu tại sao như vậy ? Quý vị đọc những lời miêu tả Thế Giới Tây Phương Cực Lạc sẽ rõ . Những người ở Tây Phương Tịnh Độ , ngay cả tiếng khổ họ cũng chưa nghe qua , huống chi là chịu khổ ? Điều này biểu thị rằng họ không biết khổ là gì , họ không biết quy tắc là gì , không biết Ma là gì cho nên khi họ đến thế giới của Ma này thì không biết phản ứng ra sao cho nên càng lúc càng làm sai , càng lúc càng bị mắc trong lưới , phải có 1 người cứu họ ra , giải thích rõ ràng cho họ nghe ở thế giới của Ma thì phải làm như thế nào . Trước hết phải bảo vệ chính mình , về sau mới được về nhà .

Minh Sư là những người bạn tốt của họ , săn sóc họ , chỉ cho họ làm thế nào để sinh sống , cần phải để dành 1 ít tiền (ý nói công đức) mới có thể trở về . Ở đâu mới có thể mua được vé máy bay rẽ tiền , phải đáp chuyến máy bay nào mới an toần nhất ... Minh Sư là những người làm công việc đó .

Nhím Hoàng Kim
07-22-2007, 03:22 PM
VẤN : Tu Pháp Môn Quán Âm sẽ vĩnh viễn không trở lại , vậy đi đâu ? (mọi người cười)


ĐÁP : Có rất nhiều cảnh giới để đi . Ví dụ quý vị tin Phật Giáo , có thể đi đến thế giới lưu ly của Đông Phương Dược Sư Phật hoặc đi đến thế giới Tây Phương Cực Lạc , Phi Tưởng hoặc Phi Phi Tưởng , Tha Hóa Tự Tại Thiên ... Có rất nhiều cảnh giới , điiều này cần phải coi đẳng cấp tu hành của quý vị đi đến đâu , quý vị sẽ đến đó . Ví dụ như hiện tại 1 người vừa mới Thọ Tâm Ấn , chưa có được quả vị của Bồ Tát , chỉ đạt được đẳng cấp của Tu Đà Hàm thì đã vãng sanh , họ cần phải trở lại tái sanh 1 lần nữa , lúc trở lại sẽ gặp minh sư và tu hành tiếp .

Nếu như họ chỉ đạt được cảnh giới của Thế Giới Thứ Hai , chưa có qua Tam Giới thì đã vãng sanh , họ sẽ lưu lại thế giới thứ hai . Sư Phụ đã cất 1 căn nhà ở đó đợi họ . Lúc Thọ Tâm Ấn đã cất xong rồi , nhà ở trên ấy đều bỏ không cho dù hoàn toàn đều miễn phí nhưng rất ít người muốn lên đó ở . Tu hành tốt mới có thể ở những cảnh giới cao . Một mặt hưởng thụ cuộc sống vui vẻ của thế giới đó , 1 mặt khác Sư Phụ sẽ dẫn quý vị đến trường học ở nơi đó học chân lý với Sư Phụ , về sau tu từ từ lên , đẳng cấp mỗi lúc 1 cao , ít nhất phải vượt qua Tam Giới mới được .

Nếu ở cái thế giới này , họ đã vượt qua Tam Giới như vậy họ nhất định thành Phật . Ví dụ như nói họ ở nơi nầy thành Phật , lúc vãng sanh đương nhiên họ sẽ đi đến 1 nơi rất cao , Phật Bồ Tát có thể đưa họ đến 1 nơi nào đó để dạy học cho những chúng sanh có duyên với họ . Nếu như họ có duyên với chúng sanh thế giới thứ hai , Phật Bồ Tát sẽ đưa họ đến đó để dạy . Vạn nhất nếu có duyên với thế giới ta bà thì lại đưa họ đến thế giới ta bà để dạy . Nhưng khi trở lại không phải chịu đau khổ nhiều , sẽ nhanh chóng gặp được Minh Sư và sẽ sớm tu thành Phật .

Nếu như tin tưởng Thiên Chúa Giáo sẽ đi Thiên Quốc , có rất nhiều cảnh giới để đi . Quý vị muốn đi đến đâu thì sẽ đi đến đó . Tu Pháp Môn Quán Âm , không nhất thiết sau khi chết sẽ ở với Sư Phụ . Quý vị tin tưởng có 1 vị giáo chủ nào đó , có 1 thế giới nào đẹp hơn thế giới Tây Phương Cực Lạc sẽ đến đó , không thành vấn đề .

Nhím Hoàng Kim
07-23-2007, 08:38 PM
VẤN : Phật nói chúng sanh tự độ ? Tại sao Sư Phụ có thể đảm nhận nghiệp chướng của đệ tử ?


ĐÁP : Nếu chúng sanh tự độ , tại sao Phật Thích Ca lại đến Thế Giới Ta Bà để dạy người làm gì ? Có 1 người đã giết 99 người rồi mới gặp được Phật Thích Ca và theo Phật tu hành , vậy thì nghiệp chướng sát sanh của người đó để ở đâu ? Nếu như Phật Thích Ca không gánh , người đó làm sao tu hành A La Hán ? Những nghiệp chướng ấy phải đổ lên người của Phật Thích Ca không ? Nghe hiểu không ?

Chính phủ của chúng ta nói với dân chúng rằng :" Quý vị phải giữ gìn vệ sinh nhà cửa của quý vị , phải tự quét dọn sạch sẽ , săn sóc vệ sinh trong gia đình của mình ." Chính phủ không thể nói :" Chúng tôi sẽ giúp quý vị lau nhà , lau kiếng , quét dọn sạch sẽ nơi ở của quý vị ." Nhưng chính phủ phái những người dọn rác đến , họ là những người chuyên thu thập rác , họ đem rác để lại 1 đống , sau đó lại đem đến 1 nơi nào đó đốt đi . Người thâu thập rác đó bây giờ đang ở trước mặt quý vị , (mọi người cười) , đó là công việc của Sư Phụ , không có gì là quang vinh nhưng có người lại ghen ghét với Sư Phụ , thật là đáng ngạc nhiên . Nếu như họ muốn làm người hốt rác , Sư Phụ rất hoan nghênh , chỉ sợ rằng họ không chịu được mùi hôi của rác mà mỗi ngày lại phải thu dọn rác rưới cho người .

Quý vị có thấy 1 người đi hốt rác mà kiêu ngạo không ? Cái công việc ấy có đáng gì để kiêu ngạo đâu ? Họ không ngạo mạn đến phải buộc người khác để cho họ làm , họ không nói :" Lạy quý vị để cho tôi được hốt rác của quý vị đi được không ?" (mọi người cười) Có người thích ôm ấp đống rác của mình , không muốn cho người khác hốt đi , những người thâu thập rác cũng để cho người ấy tự tại . Quý vị có muốn làm công việc này không ?

Phật Bồ Tát là những người đi hốt rác , chuyên môn thâu thập nghiệp chướng của chúng sanh , đó là công việc chính của họ . Chẳng qua chúng ta không nhẫn tâm gọi họ là những người thu thập rác hoặc là những người thu thập nghiệp chướng , cho nên mới phong cho họ cái tên mỹ miều gọi là "Phật" , "Thế Tôn" (mọi người cười) , "Master World Honour On" . Câu này cũng có ý nghĩa là Thế Tôn hoặc danh xưng Bồ Tát Ma Ha Tát ... đều là những danh từ mỹ miều . Sự thật chỉ công việc đến thâu thập nghiệp chướng mà thôi , giúp cho chúng sinh rửa sạnh những nghiệp chướng khó coi , để cho họ được sạch sẽ . Phật Bồ Tát cũng như cha mẹ vậy , những em bé vừa mới sinh ra rất yếu ớt , mỗi ngày phải giúp cho nó tắm sạch sẽ rửa sạch sẽ , lau chùi , lo việc vệ sinh của nó . Đứa bé sạch sẽ thì người ta mới thích ẵm bồng , những đứa bé rất dơ , không ai muốn bế .


VẤN : Có một ngôi chùa , ở gần đó người ta làm trại chăn nuôi , xin hỏi ngôi chùa đó người ta có cần dọn đi nơi khác không hay là đừng để ý đến , vẫn cứ ở lại an tâm dạy đạo ?


ĐÁP : Đây nhất định là câu hỏi của người xuất gia , phải không ? Không cần phải làm gì cả , cứ để như bình thường là tốt rồi , bởi vì tất cả mọi nơi đều là nơi sát sanh . Sư Phụ nói cho quý vị biết ở ngay đây cũng là nơi sát sanh . Trong lúc chúng ta thở , chúng ta giết rất nhiều sinh mạng ở trong không khí . Tắm giặt , rửa tay đều là sát sanh . Ở cái thế giới này không có nơi nào là không sát sanh , những người đã mở huệ nhãn thì không ai muốn ở lại cái thế giới này vì mỗi ngày đều phải cạnh tranh , tàn sát lẫn nhau , như vậy mới có thể sinh tồn , không thích cũng không được cho nên chúng ta phải tu hành , mau rời khỏi cái thế giới này .

Nhím Hoàng Kim
07-24-2007, 08:44 PM
VẤN : Sư Phụ có chúng sinh tướng không ? Nếu như không có chúng sinh tướng thì độ ai ? Nếu có chúng sinh tướng thì tu gì ?


ĐÁP : Phật Thích Ca có chúng sinh tướng không ? Người hỏi câu này cần phải hỏi chính mình , vì ích lợi cho quí vị nên Phật mới có chúng sinh tướng . Đối với Sư Phụ thì không , nhưng có hay không có , cũng đều "cảm ơn" . Đối với Sư Phụ không có ý nghĩa gì , cũng chỉ như ăn cơm , ngủ nghĩ mà thôi .


VẤN : Những tín đồ Phật Giáo phải đối xử với Nhất Quan Đạo như thế nào ?


ĐÁP : Từ sáng đến tối , quý vị chỉ nghe chuyện của người khác (mọi người cười) , Nhất Quán Đạo cứ để cho họ Nhất Quán Đạo , điều này có quan hệ gì đến quý vị ? Phật Giáo là Phật Giáo nhưng 1 người tín đồ Nhất Quán Đạo tốt tức là Phật Giáo , 1 tín đồ Phật Giáo xấu không nhất định là tín đồ Phật Giáo , hiểu không ? Không phải chỉ có danh xưng : "Tôi là tín đồ Phật Giáo", trong khi bản thân cũng không biết Phật Giáo là gì ? Lại còn đi phê bình người khác , như vậy không phải là tín đồ Phật Giáo . Phật Thích Ca có phái người đi đánh ngoại đạo không ? (mọi người đáp : không có) . Trừ phi có người đến hỏi , lúc đó chúng ta mới đáp , mới phản ứng hiểu không ? Tuy nhiên chúng ta không nên có ý tưởng như vậy , nghĩ rằng những người khác đều là ngoại đạo . Chính chúng ta là ngoại đạo nên mới có ý nghĩ như vậy . Nếu chúng thật sự hiểu biết "Đạo" là gì thì chúng ta sẽ nhìn tất cả mọi người đều ở trong "Đạo" . Tuy chúng ta biết vậy nhưng chúng sinh lúc này chưa biết được rằng chính họ đang ở trong đạo . Cho nên Phật Thích Ca sau khi thầnh Phật đã nói :" Kỳ lạ , tất cả chúng sinh đều có Phật tánh , tại sao không ai nhìn ra ?" Ngài không nói rằng :" Tất cả chúng sinh đều ngoại đạo , chỉ có ta là nội đạo , ta phải đối xử với họ như thế nào ."

Chúng ta học Phật cần phải học theo vị giáo chủ của chúng ta , họ làm gì thì chúng ta làm như vậy , hiểu không ? Ngoại đạo , nội đạo đều do chúng ta tự phân biệt mà ra , Phật Thích Ca không có giảng như vậy . Đối với Phật , tất cả chúng sinh đều là Phật , chỉ là họ chưa nhận ra mà thôi . Phàm phu khi chưa nhận thức chính mình là Phật , tất cả đều là ngoại đạo ; xin lỗi , Sư Phụ nói sự thật , bao gồm Nhất Quán Đạo , Lưỡng Quán Đạo , Phật Giáo , Cơ Đốc Giáo , Hồi Giáo ... đều như vậy . Nếu chúng ta chưa nhận thức chính mình là Phật , nếu chúng ta chưa biết chính mình là ai thì tất cả đều là ngoại đạo .

Cho nên chúng ta không nên lo nghĩ Nhất Quán Đạo , Lưỡng Quán Đạo ; họ làm những công việc của họ , quý vị làm công việc của quý vị ; tịnh hóa lấy chính mình , đi tìm Phật tánh của chúng ta , cố gắng làm 1 người tốt nhất , đi tìm minh sư học đại trí huệ , học đại lực lượng . Đại Lực Lượng không phải dùng miệng đọc "hú la hấp" . Sau đó dùng ngón tay chỉ , biến hóa 1 số thần thông , những thứ đó không phải là lực lượng . Thần thông lớn nhất là có thể cứu linh hồn của con người , để cho con người không phải luân hồi sanh tử nữa , đó mới là trách nhiệm của chúng ta . Chúng ta muốn liễu thoát sanh tử thì không nên đối kháng với Nhất Quán Đạo , đối kháng với họ để làm gì ? Có rất nhiều người đi lạy thổ địa , không lẽ quý vị đi đối kháng với họ , mỗi người đều có quyền tự do , họ muốn tin cái gì thì để họ tin cái đó . Quý vị muốn đối xử với họ ra sao ?

Nếu chúng ta muốn độ rất nhiều người , trước hết chúng ta phải tự độ chính mình , chúng ta phải cố gắng tu hành thành Phật . Lúc đó chúng ta mới biết ai là ngoại đạo , ai là nội đạo . Bây giờ có rất nhiều tôn giáo , bất kỳ thời đại nào cũng có rất nhiều tôn giáo , ý của Sư Phụ là danh xưng của tôn giáo không quan trọng , minh sư mới quan trọng . Chúng ta đi tìm minh sư là nội đạo , đi tìm bản tánh của chúng ta mới là nội đạo . Nếu như vẫn chưa tìm được chính mình , xưa nay vẫn chưa tìm được mình là ai thì đừng nên phê bình người khác .

Nhất Quán Đạo , Lưỡng Quán Đạo cũng như vậy , nếu như không biết được chính mình , Tam Quán Đạo cũng như không . Tại sao mỗi lần giảng kinh đều có người đến hỏi Sư Phụ có cái nhìn như thế nào về Nhất Quán Đạo ? Xưa nay , Sư Phụ không có học Nhất Quán Đạo , không có nghe họ nói gì , cũng không có đọc sách của họ , làm thế nào mà phê bình ? Họ vui chơi đùa giỡn có quan hệ gì ? Tất cả các tôn giáo đều như 1 đoàn thể , ai muốn tham gia đều được cả . Có người muốn tham gia đội túc cầu ; có người muốn tham gia đội bóng bàn ; có người muốn tham gia đội niệm Phật ; có người muốn tham gia hội Cơ Đốc Giáo , đó là việc làm của họ hiểu không ? Tại sao quý vị muốn cản trở họ ?

Nhím Hoàng Kim
07-25-2007, 08:31 PM
VẤN : Tâm Ấn và chứng ngộ có gì liên quan vói nhau ?


ĐÁP : Tâm Ấn tức là thời khắc của chứng ngộ ; lúc quý vị đọc sách của Sư Phụ thì đó là tức khắc khai ngộ cho nên quyển sách đó mới gọi là "Tức khắc khai ngộ" . Tại sao khai ngộ ? Bởi vì ngày trước không ngộ được nhiều việc , như vậy bây giờ vừa mới đọc sách thì hiểu rõ ngay . Hiểu biết và chứng ngộ khác nhau . Muốn chứng ngộ phải cần đi Thọ Tâm Ấn , Thọ Tâm Ấn rồi có thể chứng ngộ , đọc sách có thể khai ngộ .

Hôm nay có người đến nói với Sư Phụ , Đài Bắc có rất nhiều người đến nghe kinh . Trong số những người ấy có 1 người lúc nhìn thấy Sư Phụ liền có thể nghiệm , nhìn thấy được cảnh giới rất đẹp . Đó là sự thật , đó tức là chứng ngộ hiểu không ? Tuy nhiên có rất ít người như vậy , ở đây có người khi nghe Sư Phụ giảng kinh cũng chứng ngộ . Ví dụ như nhìn thấy được ánh sáng , thấy được cảnh giới hay là nhìn thấy được Sư Phụ phát ra ánh sáng , nhìn thấy Phật Bồ Tát , nhìn thấy Long Thần Hộ Pháp ... đó cũng là 1 thứ chứng ngộ .

Chứng ngộ là gì ? Đó là đưa đẳng cấp phàm phu của chúng ta lên cao 1 chút , để chúng ta có thể lên đến 1 cảnh giới cao hơn . Những loại chúng sinh khác không giống với chúng ta , quý vị không nhất định phải đi Tây Phương ; Tây Phương ở nơi đây (Sư Phụ chỉ vào mắt trí huệ) , bên trong của chúng ta biến đổi thì chúng ta sẽ phối hợp được với những đẳng cấp cao hơn , đến lúc đó chúng ta có thể thấy được , hiểu ý của Sư Phụ không ? Ví dụ như ếch có thể bơi trong nước và đi trên đất liền nhưng cá thì không được , rùa cũng thể ở 2 nơi , trên đất và dưới nước . Chúng ta là người cũng vậy , có người chỉ có thể ở thế giới Ta Bà thôi , họ không thể đến những cảnh giới cao hơn nhưng có người có thể đến thế giới Phật , hiểu không ?


VẤN : Làm thế nào để xóa bỏ sự cách biệt giữa cha và con ?


ĐÁP : Đây chuyện gia đình của quý vị nhưng Sư Phụ có thể nói cho quý vị biết là làm con người phải hiếu thảo , bất luận cha chúng ta có làm gì sai cũng không được phê bình , không thể dùng đầu óc đơn giản của chúng ta mà phán đoán cha mẹ , như vậy sự ngộ nhận sẽ không thể giải quyết . Vì chúng ta còn trẻ , không thể hiểu được vấn đề của người lớn . Có lúc , cha mẹ muốn chúng ta tốt , bảo chúng ta đừng làm cái này , đừng làm cái nọ , chúng ta cảm thấy tức giận . Sau đó sẽ không thèm trả lời , cha mẹ cũng sẽ không nói chuyện với chúng ta nữa . Sự chia cách mỗi lúc 1 tăng lên , nếu như muốn trở nên gần gũi thì hãy nên nói chuyện trở lại , phải nên hiếu thảo 1 chút , hiểu không ? Nhưng cha mẹ có những lúc không nhất định hoàn toàn đúng , có những lúc lo lắng quá nhiều cho rằng con cái còn nhỏ cho nên lo rất nhiều , cũng có cảm thấy như bị ép bức . Nếu muốn chung sống với nhau thì không nên xâm chiếm vào chuyện của người khác vì sẽ làm cho người ấy khó chịu , họ muốn cách biệt , họ muốn che đậy lại cho nên tạo ra cái không khí không hòa nhã , không thoải mái , 2 người càng cách biệt nhưng việc này cũng có quan hệ tới nhân quả . Chúng ta là cha mẹ , con cái , chồng vợ đều do nhân quả nên mới ở chung với nhau , khó mà ngăn cản được . Tốt hơn cả là tu Pháp Môn Quán Âm về sau vĩnh viễn sẽ không còn trở lại làm vợ chồng , con cái với nhau nữa .

Nhím Hoàng Kim
07-26-2007, 08:33 PM
VẤN : Sư Phụ từng nói , những người thọ Tâm Ấn không còn là những người bình thường nữa , không nên tùy tiện đảnh lễ những người bình thường , nhưng trong Kinh Pháp hoa có một vị Thường Bất Khinh Bồ Tát , gặp người là đảnh lễ , như vậy giải thích ra sao ?


ĐÁP : Có thể lúc đó vị ấy chưa học Pháp môn Quán Âm , chớ không nhất định là đảnh lễ bất cứ người nào . Nhưng tại quý vị hỏi chuyện này ở đây . Có những việc làm có thể công khai , có những việc không thể công khai . Theo học với Sư Phụ , Sư Phụ mới có thể nói những chuyện thần thánh cho quý vị nghe . Những người không thích học với Sư Phụ , họ tự tại , quý vị không thể nói chuyện bậy bạ ở đây , ép buộc họ nghe những chuyện đó , có người không thích nghe , nếu quý vị nói như vậy , họ sẽ tức giận , họ sẽ hỏi tại sao ? Ý của Sư Phụ không phải là không được đảnh lễ , nhưng Sư Phụ dạy cho học trò của Sư Phụ đảnh lễ Phật của chính mình chứ không phải đảnh lễ cái nhục thể ? Nếu đảnh lễ cái nhục thể đó , chúng ta sẽ biến thành cái đẳng cấp rất thấp , đồng thời cũng làm người đó trở nên kiêu ngạo , chúng ta tạo nghiệp chướng , lại phạm tội , hiểu ý của Sư Phụ không ?

Nhím Hoàng Kim
07-27-2007, 08:58 PM
THUYẾT PHÁP TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN ĐẠI

Đài Bắc , Ngày 5 tháng 3 , 1988




VẤN : Sau khi Tu Học Pháp Môn Quán Âm , làm thế nào để ấn chứng được sự câu thông với Phật Bồ Tát ?


ĐÁP : Sẽ biết được ngay , ấn chứng được ngay . Bây giờ rất khó nói , lúc quý vị ấn chứng tự nhiên sẽ biết . Ví dụ : lúc quý vị uống nước , mọi người ai cũng nhìn thấy nhưng không biết được nước đó lạnh hay nóng , chỉ có chính quý vị mới biết được . Nước trong ly của Sư Phụ hiện giờ không nóng .(mọi người cười vỗ tay)


VẤN : Tu như thế nào mới có thể câu thông với Phật Bồ Tát ?


ĐÁP : Tu Pháp Môn Quán Âm , lúc khai ngộ cũng giống như cánh cửa được mở vậy . Ví dụ mặt trời ở bên ngoài , khí hậu ấm áp cũng ở bên ngoài , chúng ta làm thế nào để thấy được mặt trời ? Chúng ta cần phải mở cửa ra . Cũng giống như vậy , mở cửa Phật , chúng ta sẽ thấy Phật , hiểu không ? (mọi người vỗ tay)


VẤN : Nếu như đã kết hôn rồi và sắp sửa sinh con , như vậy làm thế nào để sự tu hành trọn vẹn ?


ĐÁP : Không sao cả , quý vị vẫn cứ tu hành , em bé đã sắp đến rồi , chúng ta không thể bảo nó đừng đến (mọi người cười) . Dù cho quý vị có tu hay không tu , em bé cũng sẽ đến , đây là 2 việc không có liên quan với nhau . Mỗi ngày quý vị ăn cơm , em bé vẫn cứ đến , mỗi ngày quý vị tu hành , em bé vẫn cứ đến , tu hành và em bé đến không có liên hệ với nhau . Học trò của Sư Phụ trên 90% đều là người tại gia , họ tu hành rất tốt , cảnh giới rất cao , Sư Phụ rất vui , bây giờ báo cáo cho quý vị biết .


VẤN : Xin hỏi làm thế nào để được Bồ Đề thường trụ ?


ĐÁP : Cần phải đến đất Phật mới có thể được Bồ Đề thường trụ , ở đây không thể thường trụ , thế giới Ta Bà rất là vô thường , (mọi người vỗ tay) Sư Phụ có thể đưa quý vị đến nơi Bồ Đề thường trụ . Sau khi Thọ Tâm Ấn , chiếu theo lời chỉ dạy của Sư Phụ , những người mỗi ngày Tu Pháp Môn Quán Âm đều có thể đi đến nơi Bồ Đề thường trụ . Về điểm này Sư Phụ tuyệt đối bảo chứng , nếu quý vị muốn ở lại nơi đây trường sanh bất lão thì Sư Phụ không thể bảo chứng .


VẤN : Nhục thân chứng Phật là như thế nào ?


ĐÁP : Nhục thân không thể chứng Phật nhưng cần phải có nhục thân mới có thể chứng Phật . Điều này không thể nói một cách đơn giản , quý vị hiểu không ? (có người đáp : hiểu) . Ví dụ như ăn cơm không phải là máu , thần kinh không phải là não bộ nhưng sau khi chúng ta ăn cơm mới có máu vào não bộ , mới có thể làm việc , không có ăn cơm thì không có máu . Tuy nhiên , cơm cũng không phải là máu , cơm không thể biến thành máu , sau khi ăn no , chạy qua hệ thông tiêu hóa trong thân thể mới có thể thành máu , hiểu không ?

Nhím Hoàng Kim
07-30-2007, 07:56 PM
VẤN : Trẻ em lúc mấy tuổi mới có thể được truyền Tâm Ấn ?

ĐÁP : Nếu như cha mẹ đều thọ Tâm Ấn , trẻ em bắt đầu sáu tuổi có thể thọ Tâm Ấn một nửa ; mười hai tuổi được quyền thọ toàn Tâm Ấn ; nếu như cha mẹ của bé đều không thọ Tâm Ấn , trẻ em phải đợi đến mười tám tuổi mới có thể được toàn Tâm Ấn . Trẻ em sáu tuổi bởi còn quá nhỏ , chưa biết giáo lý , nếu như nó nhìn thấy quá nhiều cảnh giới , không biết phải xử trí thế nào , vạn nhất cảnh giới tu hành mỗi ngày mỗi cao , về sau đến trường học gặp những hoàn cảnh phức tạp của thế tục , nó sẽ không biết phải làm thế nào , bởi vì nó ở thiên đường quen rồi , lúc trở lại thế giới Ta Bà , cảm thấy rất dơ bẩn , không muốn đến trường học (mọi người cười), hiểu ý không ? Nó cần phải lưu lại cái thế giới này , Sư Phụ không thể dẫn nó đi đến cảnh giới cao chơi ngay . Cho nên em bé sáu tuổi có cha mẹ đã được truyền Tâm Ấn , Sư Phụ chỉ truyền cho nó một nửa , bởi vì muốn nó từ từ học .


VẤN : Em bé sơ sinh sau khi uống sữa bắt đầu ăn chay , có ảnh hưởng đến sự phát triển không ?


ĐÁP : Không . Có những em bé bắt đầu ăn chay từ trong bụng mẹ , chúng nó không hề có vấn đề gì trở ngại , huống chi là sinh ra rồi mới ăn chay . Trong số học trò đã thọ Tâm Ấn của Sư Phụ , có những em đã ăn chay từ lúc còn trong bụng mẹ , cũng không có vấn đề gì . Sư Phụ đi thăm chúng nó , nhìn thấy trong bệnh viện những em bé lớn nhất , mập nhất , hồng hào nhất là những em bé của học trò đã được truyền Tâm Ấn . Lúc sinh ra đứa bé đã mập , đỏ hồng và đẹp đẽ làm cho bác sĩ rất kinh ngạc , cảm thấy kỳ lạ tại sao những em bé ăn chay lại lớn như vậy ? (Mọi người cười)

Nhím Hoàng Kim
08-12-2007, 10:16 AM
VẤN : Vợ chồng chúng tôi đã quyết định muốn xin truyền Tâm Ấn , nhưng có đứa con mười ba tuổi , làm thế nào để chỉ dạy cho nó đến thọ Tâm Ấn ?


ĐÁP : Hãy từ từ , nếu như nó thích , có thể đưa nó đến thọ Tâm Ấn , nếu không thích thì hãy từ từ , chúng ta không thể ép buộc trẻ em , trẻ em cũng có quyền tự do lựa chọn của nó ; nhưng nếu chúng ta tu hành tốt , phát ra nhiều ánh sáng , lòng từ bi của chúng ta sẽ cảm hóa được nó , từ từ nó sẽ cải biến . Nếu như nó muốn thọ Tâm Ấn thì rất tốt ; nếu như nó không muốn , thế giới này có rất nhiều trẻ em , không phải chỉ có chúng ta mới có trẻ em , không tu thì cũng chẳng hề gì .


VẤN : Tổ tiên đã chết có thể đến phá những người hậu đại , điều này có thật không ?


ĐÁP : Thực ra cũng có những hoàn cảnh như vậy xảy ra , có những tổ tiên tương đối láu lỉnh (mọi người cười), nhưng chúng ta tu Pháp Môn Quán Âm thì việc này sẽ không xảy ra nữa , bởi vì sau khi thọ Tâm Ấn , năm đời tổ tiên đều được siêu sanh , tổ tông không còn ai đến phá , chúng ta không cần phải lo nghĩ gì nữa .

Nhím Hoàng Kim
08-15-2007, 08:19 PM
VẤN : Làm thế nào để tiêu trừ nghiệp chướng ?


ĐÁP : Tu Pháp Môn Quán Âm (Mọi người vỗ tay). Chỉ có con đường này , tu Quán Âm tất cả mọi thứ đều được tiêu trừ , bệnh hoạn tiêu trừ , luân hồi đời đời kiếp kiếp cũng tiêu trừ , tổ tiên năm đời cũng tiêu trừ , ý của Sư Phụ muốn nói là được siêu sanh (Mọi người vỗ tay).


VẤN : Nghiệp Chướng có thể có thể dùng công đức một trả một hay không ?

ĐÁP : Những nghiệp chướng thô lậu có thể dùng phương pháp thô lậu để trả , nhưng những nghiệp chướng vi tế không thể dùng phương thức vật chất để tiêu trừ . Ví dụ kiếp trước quý vị thiếu một người nào đó một vạn đồng , sau khi chết đi , nếu không thọ Tâm Ấn , không có tu Pháp Môn Quán Âm , về sau phải trở lại thế giới này , bởi vì quý vị không có Sư Phụ trả giúp cho quý vị một vạn đồng đã thiếu ấy . Trước khi quý vị trả tiền cho người ta rất có thể còn phải bị bệnh , phá sản , gặp phải rất nhiều điều không thuận lợi , cho nên phải mau bố thí một vạn đồng hoặc hai vạn đồng , một thời gian ngắn sau sẽ tự nhiên hết , những thứ này là những nghiệp chướng thô lậu , bởi vì thiếu người ta tiền , quý vị dùng tiền trả cho họ là được rồi .

Lục Tổ Huệ Năng sau khi kế thừa y bát , có rất nhiều người ghen ghét Ngài , một đêm có một người muốn đến giết Ngài , nhưng Lục Tổ Huệ Năng đã biết trước được , Ngài biết kiếp trước đã thiếu người đó bao nhiêu tiền , Ngài đặt tiền trên giường và viết một tấm giấy : "Tôi chỉ thiếu quý vị tiền , tôi không thiếu mạng của quý vị". Người ấy đến đọc thì sợ hãi , không dám giết Ngài . Lục Tổ Huệ Năng bởi vì kiếp trước thiếu người đó tiền cho nên người đó mới tìm giết Lục Tổ . Nếu như Lục tổ Huệ Năng không biết nhân quả , không lấy tiền trả cho họ thì đã tạo ra tình trạng án mạng rồi .

Vô minh là thế đó , có khi kiếp trước chúng ta thiếu người khác một món tiền nhỏ , tới khi họ tới đòi , chúng ta không biết người đó là ai , cũng không biết rằng bổn phận mình phải trả cho họ , lúc tái sanh thì quên đi những việc của kiếp trước , cho nên không trả lại cho người ta . Không phải chúng ta cố ý không trả , nhưng khi họ tìm đến giết chúng ta , vì họ cũng vô minh , nên không biết được tại sao lại giết chúng ta , kết quả từ một món tiền nhỏ lại biến thành một sát nghiệp trọng đại . Về sau chúng ta lại trở lại giết họ , giết đi giết lại , đời đời kiếp kiếp , cứ như vậy luân luân hồi hồi , chỉ vì một vài đồng .

Từ câu chuyện của Lục tổ Huệ Năng chúng ta thấy được nghiệp chướng thật đáng sợ như thế nào , chỉ thiếu người ta một số tiền nhỏ mà thôi , thì đã có người đến muốn giết , nếu như Lục Tổ Huệ Năng không phải là một vị minh sư , có thể hiểu biết được nghiệp chướng của kiếp trước , Ngài không thể xử lý mau như vậy , rất có thể đã bị người đó giết , chỉ vì mấy đồng , hiểu ý không ?

Cho nên thế giới Ta Ba thật đáng sợ , không phải chúng ta thiếu người ta thì chúng ta chỉ việc trả là xong , vấn đề là chúng ta không biết phải trả làm sao , cho nên mới bị bệnh , hoặc bị người ta giết , bị người ta hại , chúng ta không biết được tại sao ? Điều này thật là phiền phức . Lục Tổ Huệ Năng là một vị thiền sư đại khai ngộ , cũng giống như Phật , kết quả chỉ vì vài đồng mà thiếu chút nữa bị người ta giết . Còn những người phàm phu chúng ta phải làm thế nào ? Chúng ta không thể nói chúng ta làm việc tốt là đủ rồi , rất có thể vẫn chưa đủ . Lục Tổ Huệ Năng không làm điều gì sai , Ngài đã thành Phật rồi , vậy mà có người vẫn muốn đòi nợ Ngài , họ không phải đến lấy một cách lén lút mà lại còn muốn giết Ngài , hiểu không ? Cho nên không biết nghiệp chướng ở đâu là một chuyện rất phiền phức .

Nhím Hoàng Kim
08-17-2007, 06:53 PM
VẤN : Nếu muốn tăng gia phước báu , phải làm thế nào ?


ĐÁP: Vừa rồi Sư Phụ đã giảng qua , có hai phương pháp : Một là giải thoát Tam Giới , một là lưu lại thế giới Ta Bà . Quý vị muốn tăng gia phước báu để làm gì ? Có phải muốn ở lại không ? Nếu như muốn ở lại đây , thì đừng có hỏi Sư Phụ , Sư Phụ không muốn quý vị ở lại nơi này , cho nên không muốn nói cho quý vị nghe (Mọi người vừa cười vừa vỗ tay).


VẤN : Tại sao có người nói động vật cũng có thể tu hành ?


ĐÁP : Vâng , Sư Phụ cũng nói như vậy , Sư Phụ đã giảng qua nhiều lần rồi , rất có thể quý vị vẫn chưa được nghe qua , Sư Phụ lại giảng thêm lần nữa . Động vật làm thế nào để tu hành ? Ví dụ con bò , Sư Phụ có thể kể ra ba lý do tu hành của nó : Thứ nhất nó chỉ ăn cỏ mà thôi ; thứ hai nó cung cấp sữa cho chúng ta uống ; thứ ba khi nó làm việc và già đi , người ta đem giết nó , dùng thịt để ăn , dùng da và lông để làm các vật dụng , những đồ trên thân của con bò đều không bị lãng phí , đó là pháp môn tu hành của nó . Sau khi tu tu xong nó mới có thể đảm nhận một thứ chúng sinh cao đẳng hơn , nó đã bố thí trọn vẹn , sau đó làm con voi lớn , lúc làm voi đi đánh giặc để cho người ta ngồi trên lưng , hoặc chuyên chở rất nhiều hành lý . Sau khi làm voi , rất có thể trở lại làm rồng biết bay , làm những chúng sinh cao đẳng hơn . Sau khi làm rồng rất có thể làm thiên nhân hoặc làm người . Sau đó thành Bồ Tát , thành Phật , hiểu không ? Nếu như ai muốn làm động vật , muốn biết động vật tu hành như thế nào , thì đừng học Pháp Môn Quán Âm , đợi đến đời sau rất có thể làm động vật , sẽ tu pháp môn của động vật (Mọi người cười và vỗ tay). Nhưng Sư Phụ cảnh cáo quý vị trước , pháp môn động vật rất là khổ , e sợ rằng quý vị chịu không nổi , tu pháp môn của người đã khổ như vậy rồi , huống chi tu pháp môn của động vật ? Cho nên tốt nhất là học pháp môn của Phật , dùng thân người để tu pháp môn của Phật , cũng là Pháp Môn Quán Âm , về sau chúng ta mới có thể vượt qua cái thân người này , mới có thể thành Phật . Bởi vì chúng ta đã làm qua tám vạn bốn ngàn loài chúng sinh , đã tu rất nhiều pháp môn động vật . Bây giờ chúng ta được làm người là cao nhất , lên nữa là thế giới của Phật Bồ Tát , nếu như chúng ta không vượt qua giai đoạn của người , sẽ trở lại luân hồi , hiểu không ? Cũng giống như chạy xe trên xa lộ vậy , đã đến lối ra mà không ra , thì phải tiếp tục đi thành một vòng lớn , đợi một lúc sau khi lại đến lối ra đó , nhưng nếu phân tâm hoặc vì nói chuyện với người khác lại quên đi không lái ra , như vậy lại phải đánh thêm một vòng nữa , hiểu không ? Cũng giống như vậy , chúng ta chỉ có xuyên qua cửa người mới có thể ra đi , mới có thể đến nơi cửa Phật , cho nên cửa người rất quí báu , nếu như lần này không ra , đợi lần sau trở lại phải luân hồi một vòng lớn nữa . Quý vị đã tu qua mấy kiếp rồi (mọi người cười), rất có thể kiếp sau quý vị lại tu trở lại , không quan hệ gì , thói quen này rất tốt (Sư Phụ phát âm tiếng Đài Loan , mọi người cười).

Nhím Hoàng Kim
08-19-2007, 08:45 AM
VẤN : Tu hành tịnh tọa , nhất định phải có phương pháp sao ?


ĐÁP : Giữa các phương pháp có rất nhiều khác biệt , tịnh tọa của chúng ta có Pháp Môn Quán Âm , có minh sư chỉ đạo , bên trong có những thể nghiệm cao đẳng , có khai ngộ , còn những phương pháp tịnh toạ khác là ngồi sai , tuy đều là tịnh tọa nhưng phương pháp và kết quả không giống nhau , không tu Pháp Môn Quán Âm đều là ngồi sai , ngồi thiền và ngồi sai (chữ ngồi thiền và ngồi sai có giọng phát âm gần giống nhau trong tiếng Trung Hoa) ý nghĩa không giống nhau , quý vị đừng cho rằng Sư Phụ không biết tiếng Trung Hoa , nói sai Sư Phụ biết (Mọi người cười)


VẤN : Thưa Sư Phụ , con đã quy y Nhất Quán Đạo , nếu như muốn thọ Tâm Ấn cầu giải thoát có tội không ?


ĐÁP : Không có tội . Quý vị vẫn có thể tiếp tục tin vào Nhất Quán Đạo , không hề gì . Sư Phụ không bảo quý vị quy y theo Sư Phụ , Sư Phụ chỉ dạy cho quý vị một con đường để cho quý vị biết phải đi như thế nào . Nhất Quán Đạo là Nhất Quán Đạo , Pháp Môn Quán Âm là Pháp Môn Quán Âm , quý vị chỉ cộng thêm Pháp Môn Quán Âm mà thôi .

Tin vào Nhất Quán Đạo rất tốt , Sư Phụ sẽ chỉ dạy cho quý vị làm thế nào để trở thành một tín đồ tốt của Nhất Quán Đạo (Mọi người vỗ tay). Cho dù quý vị quy y với Sư Phụ cũng không có pháp danh gì , cũng không thay đổi bất cứ hoàn cảnh gì , Sư Phụ không bảo quý vị mỗi ngày đến lạy Sư Phụ , đem hoa đem tiền đến cùng dường , về sau biến thành tín đồ Phật Giáo , cho quý vị một cái pháp danh gì , không có . Quý vị vẫn giống như trước vậy . Không cần sửa đổi điều gì cả , chỉ cần mỗi ngày tu hành hai tiếng rưỡi đồng hồ , còn những thời gian khác , quý vị muốn đi tìm những người bạn Nhất Quán Đạo của quý vị thì đi tìm , muốn đi chùa lạy bái thì cứ đi , nhưng quý vị cần phải ngồi thiền hai tiếng rưỡi đồng hồ . Ví dụ như trước đây quý vị là bác sĩ , bây giờ muốn đá banh cũng được , có quan hệ gì đến nghề bác sĩ đâu ? Có hiểu không ?

Nhím Hoàng Kim
08-20-2007, 08:24 PM
VẤN : Tu hành có nhất định phải thiền định không ?


ĐÁP : Phải thiền định . Hầu hết những đại sư đều khai ngộ trong lúc ngồi thiền , cho nên tu Pháp Môn Quán Âm cần phải ngồi thiền , ví dụ như chúng ta muốn học Anh Văn thì cũng bắt đầu từ A , B , C ; không phải học đánh vần tiếng Trung Hoa thì nói được tiếng Anh (Mọi người cười).


VẤN : Mọi người ai cũng có thể lên thiên đường phải không ?


ĐÁP : Có thể , nhưng không phải ai cũng muốn lên thiên đường , cho nên có rất nhiều người làm chuyện ác , không nghe lời khuyến cáo của thiện tri thức , không muốn tu hành , những người đó không thể nào lên thiên đường . Thiên đường cũng có rất nhiều loại , Thế Giới Thứ Nhất , cũng là nơi của A Tu La , nơi đó cũng có thiên đường , quý vị muốn lên tiểu thiên đường cũng được . Nhưng nếu muốn lên thiên đường cao nhất , thì cần phải tu Pháp Môn Quán Âm , muốn lên những thiên đường nho nhỏ , thì làm việc tốt là đủ rồi . Làm việc thiện sẽ được nhân thiên phước báu , sau chết sẽ được lên trời . Ví dụ như bố thí rất nhiều , rất tôn kính Phật , lạy những Phật quá khứ ... hoặc làm những người tốt , những người lương thiện , đều được đi lên thiên đường . Nhưng đây không phải là nơi cao nhất , vì một thời gian sau lại phải trở lại luân hồi .

Pháp Môn Quán Âm mà Sư Phụ dạy , không phải là pháp môn lên thiên đường , mà đây là pháp môn liễu thoát sanh tử , về sau quý vị muốn đi tiểu thiên đường cũng được , muốn qua đại thiên đường cũng được , bất cứ thế giới nào cũng là của quý vị . Đó là mục đích của Pháp Môn Quán Âm . Nhưng đến lúc đó , chúng ta không tham cái thành quả này , bởi vì toàn cả vũ trụ , tất cả mọi thứ đều là của chúng ta . Chúng ta còn muốn ham gì nữa ? Hiểu không ?

Nhím Hoàng Kim
08-26-2007, 06:04 PM
VẤN : Thưa Sư Phụ , khi con lớn lên làm thế nào mới tìm được Sư Phụ , cùng với Sư Phụ tu hành ? (Mọi người vừa cười vừa vỗ tay).


ĐÁP : Sư Phụ nghe thật cảm động , tuổi vẫn còn nhỏ như vậy , mà tâm đạo đã cao như thế . Chúng ta làm người thật không đơn giản . Bởi vì lúc còn nhỏ đã bị cha mẹ trói buộc , muốn tu hành cũng không được , cho nên đừng có trở lại làm người , hãy mau tu học Pháp Môn Quán Âm để về sau mọi người đều đi Tây Phương là tốt nhất .

Bây giờ tuy quý vị đã gặp được Sư Phụ , nhưng không thể tu hành , rất có thể bởi vì tuổi còn nhỏ , cha mẹ không đồng ý , nhưng đến khi quý vị trưởng thành rất có thể Sư Phụ đã ra nước ngoài hoặc đã vãng sanh , đây là những hoàn cảnh đáng buồn . Nhưng nếu quý vị có lòng Sư Phụ sẽ tìm đến quý vị (mọi người vỗ tay), quý vị không tìm được Sư Phụ cũng không sao , mỗi ngày cầu Sư Phụ , Sư Phụ sẽ nhất định đi tìm quý vị , tuy tìm không được nhục thân của Sư Phụ , nhưng lúc quý vị vãng sinh , hóa thân của Sư Phụ sẽ đến tìm quý vị , đưa quý vị lên . Lúc đó là lúc là lúc an toàn nhất , cha mẹ không thể ngăn trở quý vị , chỉ có hai thầy trò chúng ta mà thôi , chỉ cần quý vị có tấm lòng thành thì đừng lo sợ , tuy nhiên cần phải cố gắng làm người tốt , cố gắng ăn chay .

Nhím Hoàng Kim
09-02-2007, 09:02 AM
VẤN : Xin hỏi Xá Mạng Luận và Nhân Định Thắng Thiên làm sao phân biệt ?


ĐÁP : Rất đơn giản . Mỗi người chúng ta đều có nghiệp chướng , cho dù không có nghiệp chướng , thế giới này cũng sẽ đem lại nghiệp chướng cho chúng ta , hiểu không ? Ví dụ chúng ta bị rớt vào trong vũng bùn , bất luận trước đây chúng ta sạch sẽ như thế nào , nhưng bây giờ trở nên rất dơ dáy , tuy nhiên chúng ta có thể sửa đổi , có thể tìm một người ở bên ngoài bên ngoài vũng lầy đến kéo chúng ta lên , đưa chúng ta về tắm rửa thì chúng ta sẽ trở nên sạch sẽ . Bây giờ chúng ta đã có nghiệp chướng , nếu như vẫn tiếp tục như vậy mà sống , đương nhiên chúng ta không thể thoát ly khổ ải , chúng ta không thể thoát ly nghiệp chướng . Nếu chúng ta có minh sư , họ có thể giúp chúng ta rửa sạch nghiệp chướng , giúp chúng ta xử lý cuộc sống , nghiệp chướng mỗi ngày một ít , mỗi lúc mỗi không có thêm nghiệp chướng , đến khi chúng ta qua đời , sẽ được vĩnh viễn liễu thoát sinh tử , đó là vận mạng đã được sửa đổi , vẫn cứ tiếp tục sống như vậy thì sống như cái bánh xe chuyển hoài , vĩnh viễn chuyển hoài không ngừng .

Nhím Hoàng Kim
09-07-2007, 05:33 PM
VẤN : Thời gian khai ngộ có phải đã được chủ định không ?


ĐÁP : Phải mà không phải . Chúng ta tự có quyền lựa chọn , mọi người ai cũng có Phật tánh , nhưng không phải ai cũng muốn thành Phật , bởi vì họ chọn những con đường khác nhau , có người lại không muốn lựa chọn ; tuy mỗi người đều có một tài sản giống nhau , một năng lực giống nhau , một trí huệ giống nhau , nhưng phải coi chúng ta có sử dụng không . Đó là quyền của họ , do đó chúng ta tự mình quyết định , không có ai cưỡng bách chúng ta . Phật Bồ Tát chỉ có thể đến chỉ đạo cho chúng ta , họ không thể ép buộc chúng ta đến học với họ , tuy là họ rất muốn dạy chúng ta khai ngộ , nhưng nếu chúng ta từ chối , vậy Phật Bồ Tát phải làm sao ? Cũng giống như nam chúng có thể kết hôn nhưng không phải vị nam chúng nào cũng đều muốn kết hôn . Không phải mỗi một nữ chúng muốn kết hôn . Có người muốn làm tỳ kheo , họ lựa chọn những con đường không giống nhau . Cũng giống như vậy , chúng ta mỗi người ai cũng có thể lựa chọn mau sớm được khai ngộ thành Phật , nếu như chúng ta không đi tìm minh sư lại không tu hành , sẽ không được khai ngộ , không phải bởi vì có người nói : "Quý vị có thể khai ngộ" thì mình cứ ở đó đợi , không chịu cố công tìm thầy học đạo . Không phải như vậy , chúng ta phải tự động đi tìm kiếm người có chìa khóa để có thể giúp chúng ta mở cửa ; đi tìm người có thể giúp chúng ta khai ngộ , có hiểu ý của Sư Phụ không ?

Khai ngộ đó là chuyện của chúng ta , thành Phật cũng là năng lực cơ hữu của chúng ta , nhưng cần phải tu hành để nó phát triển ; chẳng qua lúc ban đầu cần có người giúp đỡ . Ví dụ như muốn nói tiếng Anh , chúng ta ai cũng có năng lực cơ hữu để nói tiếng Anh ; chẳng qua lúc ban đầu cần có một vị thầy Anh văn dạy chúng ta luyện tập 'A B A , How are you ? Fine , thank you' ... sau đó chúng ta cứ theo phương pháp của thầy mỗi ngày luyện tập , về sau nhất định sẽ nói được tiếng Anh , người nói đó nhất định là chúng ta , nhưng lúc ban đầu cần phải có thầy chỉ đạo .

Cũng cùng ý như vậy , thành Phật là quyền lợi trời sinh của chúng ta , nhưng chúng ta cần phải đi tìm một vị có thể dạy chúng ta thành Phật . Sư Phụ dùng một cái ví dụ tương đối đơn giản để so sánh : Có một vị hoàn tử , tuy trời sinh cho họ sẽ trở thành quốc vương , nhưng vì tuổi còn nhỏ , không biết mình là quốc vương , họ cần phải đi học với rất nhiều thầy , sau khi học xong rồi họ mới có thể làm quốc vương , bởi vì tuổi học còn nhỏ , không hiểu biết được mình là quốc vương tương lai .

Nhím Hoàng Kim
09-09-2007, 09:04 PM
VẤN : Nếu là những người đã từng gặp Ngài , đã từng nghe Ngài giảng kinh , vạn nhất người đó có chuyện cầu xin , nhìn tấm hình của Ngài , có thể liên lạc trong tâm của họ hay không ?


ĐÁP: Được , nhưng vấn đề là quý vị có thể nhìn thấy Sư Phụ đang liên lạc với quý vị không ? Sư Phụ đương nhiên có thể liên lạc với quý vị , nhưng quý vị có thể liên lạc với Sư Phụ không ? Bởi vì quý vị không tu Pháp Môn Quán Âm , không thọ Tâm Ấn , cho nên không thể liên lạc trực tiếp . Không phải Sư Phụ không nhìn thấy quý vị , nhưng quý vị không nhìn thấy Sư Phụ , hiểu ý không ?

Ví dụ hóa thân của Sư Phụ đến nhà quý vị , làm sao quý vị có thể thấy được ? Mắt thịt khác với mắt trí huệ , Sư Phụ dùng hóa thân đến , không phải dùng nhục thể đến cho nên quý vị phải dùng mắt Phật mới thấy được , muốn thấy được Phật đương nhiên phải dùng mắt Phật , cái nhục thể này không phải là nơi cao nhất , vì một thời gian sau lại phải trở lại luân hồi .

Pháp Môn Quán Âm mà Sư Phụ dạy , không phải là pháp môn lên thiên đường , mà đây là pháp môn liễu thoát sanh tử , về sau quý vị muốn đi tiểu thiên đường cũng được , muốn qua đại thiên đường cũng được , bất cứ thế giới nào cũng là của quý vị . Đó là mục đích của tu Pháp Môn Quán Âm . Nhưng đến lúc đó , chúng ta không tham cái thành quả này , bởi vì toàn cả vũ trụ , tất cả mọi thứ đều là của chúng ta . Chúng ta còn muốn ham gì nữa ? Hiểu không ?

Nhím Hoàng Kim
09-13-2007, 03:28 PM
VẤN : Trong kinh Phật có nói quá trình thành Phật có tám vạn bốn ngàn pháp môn , nhưng Sư Phụ nói chỉ có tu Pháp Môn Quán Âm mới được thành Phật . Tại sao ?


ĐÁP : Bởi vì tám vạn bốn ngàn pháp môn chúng ta đã tu xong rồi , bây giời là pháp môn của người , đây là pháp môn cuối cùng . Tu Pháp Môn Quán Âm mới có thể thành Phật , có hiểu ý không ? Tám vạn bốn ngàn pháp môn là pháp môn của đá , cỏ cây , trùng , dế , bươm bướm , bò ngựa , ngạ quỉ ... Ý chỉ tám vạn bốn ngàn loài chúng sanh . Ví dụ như Sư Phụ muốn làm vị bác sĩ thì cần phải học mười mấy năm mới có thể thành bác sĩ ; trước đó còn phải học tiểu học , sau lại tốt nghiệp trung học , cuối cùng tốt nghiệp đại học , lúc này đã học xong bác sĩ rồi . Đối với con người đây là con đường cuối cùng để học làm bác sĩ , hiểu ý không ?

Nếu như quý vị không tin rằng đây là con đường cuối cùng của quý vị , có thể đi về nhà ngủ , nếu tin có thể học với Sư Phụ , không hề gì , Sư Phụ truyền pháp đều miễn phí , trước và sau khi truyền Tâm Ấn đều không lấy tiền của quý vị . Sau khi thọ Tâm Ấn , quý vị đi đi lại lại gặp Sư Phụ đều không có gì trở ngại . Sư Phụ không có buộc một ai , cũng không bảo quý vị quy y , không có điều kiện gì cả , chỉ cần ngồi thiền . Làm Phật Bồ Tát không thể sống vào thịt của chúng sanh , nếu không chúng sanh nhìn chúng ta sẽ sợ , không dám đến gần chúng ta và nói đây là Phật ăn thịt , là sát sanh Bồ Tát (Mọi người cười). Cho nên chúng ta không nên ăn thịt của chúng sanh , ý là như vậy .

Nhím Hoàng Kim
09-23-2007, 10:50 AM
THUYẾT PHÁP TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN ĐẠI ,

Đài Bắc , Ngày 16 Tháng 3 Năm 1988


VẤN : Chánh Pháp là gì ?

ĐÁP : Chánh pháp là chỉ lúc một vị Phật còn tại thế , đối với Ngài và đệ tử của Ngài mà nói thì thời đại đó là Chánh Pháp . Khi Ngài đã ra đi , đệ tử của Ngài lạy tượng của Ngài để tượng niệm , lúc đó gọi là Tượng Pháp . Cuối cùng những vị cao đồ của Ngài cũng đã khuất đi , chỉ còn tượng của Ngài và những giáo lý bên ngoài được lưu lại , không có giáo lý bên trong , lúc đó được gọi là Mạt Pháp . Không phải vì Phật Thích Ca còn tại thế mới gọi là Chánh Pháp , đối với Phật Thích Ca và đệ tử của Ngài mà nói , ngày hôm nay cũng không phải là Mạt Pháp , hiểu không ? Đối với Sư Phụ mà nói thì là Chánh Pháp , đối với đồng tu của chúng tôi mà nói thì là Chánh Pháp , lúc Phật Thích Ca giảng cho đệ tử của Ngài nghe , đối với chúng tôi không có quan hệ gì .

Vì vậy quý vị nghĩ sao về Mạt Pháp ? Cuộc sống của chúng ta so với ngày trước sung sướng hơn , nếu Mạt Pháp tốt như vậy thì càng nên mạt Pháp hơn một chút . Ngày hôm nay chúng ta phát minh ra rất nhiều cơ khí , các loại máy bay , đời sống thật dễ chịu , còn có rất nhiều người ngồi thiền . Lúc Phật Thích Ca còn tại thế , có lẽ không có nhiều người ngồi thiền như vậy , tại sao ? Bởi vì hiện nay qua hệ thống truyền thanh và báo chí , mọi người đều được thông tin , nên rất nhiều người đến để nghe kinh , đến học ngồi thiền .

Hiện nay có rất nhiều người học nhiều phương pháp ngồi thiền khác nhau , có người ngồi thiền vì muốn thân thể được khoẻ mạnh , có người ngồi thiền vì muốn tinh thần được minh mẫn , có người ngồi thiền vì muốn có một sức lực mạnh mẽ , có thể làm việc nhiều hơn , có những sinh viên đại học cũng ngồi thiền , hy vọng đầu óc được sáng suốt hơn , lúc ở trường có thể làm bài vở giỏi hơn . Tuy các phương pháp ngồi thiền nói trên không giống nhau , nhưng đối với họ đều rất hữu ích , cho nên đối với Sư Phụ mà nói , hiện tại cũng là Chánh Pháp .

Nhím Hoàng Kim
10-02-2007, 03:09 PM
VẤN : Sư Phụ nói Lục Tổ truyền Vô Tướng Pháp là Pháp Môn Quán Âm , nhưng Phật giáo Đài Loan là do các tôn phái từ Đại Lục truyền sang , tại sao Pháp Môn Quán Âm ở Đài Loan lại bị thất truyền ?



ĐÁP : Sư Phụ không biết , quý vị cần phải hỏi chính mình , rất có thể ngày trước ở Đài Loan không có cao đồ , không có những đệ tử thâm hiểu đạo , không đạt được đằng cấp của Ngài Huệ Năng , cho nên Pháp mới bị đứt đoạn , hiểu không ? Ví dụ như Sư Phụ hiện nay đang tại thế , Sư Phụ có truyền Pháp Môn Quán Âm , vạn nhất Sư Phụ vãng sanh , không tìm được đệ tử giỏi , Pháp Môn Quán Âm sẽ bị thất truyền , rồi sau đó biến thành Tượng Pháp , qua một thời gian thời Tượng Pháp sẽ biến thành thời Mạt Pháp , hiểu ý không ? Lúc đó Đài Loan sẽ không có Pháp Môn Quán Âm . Nếu Sư Phụ có một người đệ tử sang Mỹ tu hành rất giỏi , có thể truyền pháp , như vậy đột nhiên nước Mỹ có được Pháp Môn Quán Âm ; vạn nhất có một người truyền đạo , lại trở về đây truyền Pháp , lúc đó người Đài Loan sẽ hỏi gì ? (Mọi người cười).

Nhím Hoàng Kim
10-06-2007, 09:37 AM
VẤN : Tại sao lại phải luân hồi ?



ĐÁP : Bởi vì chúng ta thích luân hồi . (Mọi người cười và vỗ tay .) Quý vị thấy đó mọi người đều vỗ tay , chúng ta đã biết được nguyên nhân rồi . Sư Phụ đến Đài Loan dạy Pháp Môn Quán Âm , bảo quý vị không nên luân hồi , quý vị lắc đầu nói : "Không muốn học". Điều này chứng tỏ quý vị thích luân hồi , luân hồi vui hơn , phải không ? (Mọi người đáp : Không phải .) Phật Bồ Tát rất tự tại , quý vị muốn làm gì thì làm , muốn giải thoát thì đi với Sư Phụ , không muốn giải thoát thì luân hồi , đó là một việc rất đơn giản . (Sư Phụ cười .)

Nhím Hoàng Kim
10-09-2007, 07:03 PM
VẤN : Thế giới của chúng ta được sinh ra như thế nào ?



ĐÁP : Nếu quý vị học Pháp Môn Quán Âm với Sư Phụ thì vấn đề này tương đối dễ hiểu hơn . Vạn nhất quý vị không thích đi thế giới Tây Phương Cực Lạc , cũng không thích đi thế giới của Đông Phương Dược Sư Phật , cũng không thích Thiên Quốc của Giêsu Kitô , cũng không thích Ala của Mohamet , quý vị chỉ thích Sư Phụ , điều này chỉ là giả thử mà thôi , vì cho rằng Sư Phụ tương đối hợp ý với quý vị , vì thích được ở một bên với Sư Phụ , cho nên quý vị nói với Sư Phụ rằng : "Sau này Ngài đi đến đâu , chúng tôi sẽ theo Ngài đến đó ." Nếu là như vậy Sư Phụ sẽ tạo ra một cái thế giới để quý vị ở , cũng như cất chùa vậy . Ví dụ ngày trước chỉ có một mình Sư Phụ và hai , ba người đệ tử , chúng tôi chỉ mướn một căn phòng , hiên giờ người xuất gia rất nhiều , Sư Phụ cần phải cất những căn phòng lớn hơn cho họ ở .

Cũng cùng một ý , nếu quý vị thích , Sư Phụ sẽ cất một cái thế giới để quý vị ở , hiểu không ? Phật Thích Ca có nói về thế giới Tây Phương Cự Lạc có câu chuyện của Phật A Di Đà , quý vị còn có nhớ không ? Ngài nói : "Lúc Phật A Di Đà chưa thành Phật vẫn còn là một người tu hành giống như chúng ta vậy ." Lúc Ngài tu hành , Ngài phát ra rất nhiều lời nguyện , Ngài nói : "Sau khi tôi thành Phật , đất nước của tôi rất nghiêm trang và đẹp đẽ , sẽ không nghe bất kỳ một tiếng khổ nào , cũng không phân biệt nam nữ , không có Tam Đồ Khổ , mọi nơi đều là những cung điện huy hoàng . Đây là một miền đất thật đẹp đẽ , một cảnh giới an vui ."

Sau khi Ngài thành Phật , quả nhiên có một nơi như vậy , đó là do chính Ngài tạo ra , 'Nhất Thiết Vi Tâm Tạo'. Thế giới của Phật cũng là do chúng ta tạo ra , chúng ta thích thứ gì thì sẽ được thứ đó , nhưng cũng cần phải coi cái đẳng cấp tu hành của chúng ta , nếu tu hành không cao , không đủ lực lượng , lời nguyện của chúng ta sẽ không thực hiện mau như vậy và cũng không được hoàn mỹ như vậy .

Ví dụ chúng ta muốn có được một cái cung điện lưu ly rất rộng và rất đẹp , nhưng chúng ta tu hành không tốt , nó sẽ trở thành rất nhỏ , (mọi người cười), mà cũng không phải là lưu ly , mà là đất sét (Mọi người cười). Cung điện bằng đất sét cũng là cung điện , nhưng nó không được đẹp đẽ , không đủ hoàn mỹ . Bất luận chúng ta muốn gì , đều cần phải dùng lực lượng của chính mình mới có thể tạo ra , lực lượng của chính mình cần phải tu hành mới có , sau khi tu hành chúng ta có thể lấy cái lực lượng hoàn mỹ của chính mình ra dùng . Cái lực lượng vạn năng hoàn mỹ này mọi người chúng ta đều có , đó là chúng ta , về điểm này chúng ta nên tin tưởng .

Thượng Đế cũng là chúng ta , Ngài tồn tại ở bên trong của chúng ta . Muốn tìm Thượng Đế phải hướng về bên trong mà tìm , muốn tìm Phật phải hướng về bên trong mà tìm . Tìm bên ngoài là hướng ngoại , là ngoại đạo , bởi vì đạo là ở bên trong , chúng ta hướng ngoại tức là ngoại đạo . Ngoại đạo không phải là chỉ những người xấu , nhưng là do chúng ta bị mê lạc , ý muốn nói sức chú ý của chúng ta hướng về bên ngoài không hướng về bên trong . Phần đông chúng ta đều hướng về bên ngoài mà cầu khẩn , tìm những vật vô thường không hoàn mỹ , cho nên mới tạo thành cái thế giới vô thường không hoàn mỹ này .

Nhím Hoàng Kim
10-12-2007, 02:27 PM
VẤN : Tại sao có địa ngục ?



ĐÁP : Bởi vì có thiên đàng nên cần có địa ngục , có người thích địa ngục , có ai thích địa ngục không ? (Không có ai thích địa ngục .) Có địa ngục là bởi vì chúng ta làm sai , tư tưởng không sạch sẽ , cho nên chúng ta tạo nên địa ngục .

Ví dụ như có một ngày có một người đối xử với quý vị không tốt , quý vị tức giận nói rằng : "Tôi trù cho anh ta bị quỷ bắt , bị quỷ đánh ..." Nếu như lúc đó quý vị rất tức giận , oán hận rất nặng , lời trù đó sẽ trở thành sự thật , hiểu không ? Người bị trù sau khi chết đi thật sự sẽ bị quỷ đến bắt và đánh . Sau khi người ấy bị quỷ bắt và đánh , lòng rất oán hận , cũng trù lại đối phương như vậy . Qua một thời gian chính người ấy lại gặp phải cái địa ngục mà chính người ấy đã tạo ra . Cái địa ngục được tạo ra như vậy , đây cũng là 'Nhất Thiết Vi Tâm Tạo'. Cho nên nếu chúng ta không thích địa ngục , thì không nên trù người khác ở địa ngục , hiểu không ? Khổng Tử cũng nói cùng một đạo lý như vậy 'Kỷ Sở Bất Dục , Vật Thi Ư Nhân' (Vật mà mình không thích , thì đừng nên cho kẻ khác .)

Nhím Hoàng Kim
10-14-2007, 03:23 PM
VẤN : Tại sao tôi thường làm những việc mà tôi không nên làm , tôi không muốn làm những việc đó , nhưng sao tôi vẫn cứ làm ?



ĐÁP : Bởi vì lực lượng của chúng ta không đủ , đại đa số chúng ta đều rất yếu ớt , không có biện pháp không chế hoàn cảnh của mình , tâm lực của chúng ta không đủ can cường , không thể tạo ra những hoàn cảnh tốt , tuy nói rằng 'Nhất Thiết Vi Tâm Tạo' (Tất cả đều do tâm tạo), nhưng chúng ta không huấn luyện lòng của chính mình , không cho nó cái lực lượng cao cường , cho nên ngay cả chúng ta muốn có những cung điện lưu ly thật đẹp , thật huy hoàng , kết quả lại trở thành một ngôi nhà đất sét nho nhỏ , nguyên do là chúng ta tu hành không đủ .

Nhím Hoàng Kim
10-16-2007, 05:24 PM
VẤN : Thật tướng của thế giới có phải là quang minh không ?



ĐÁP : Ý của quý vị có phải là nếu chúng ta sau khi khai ngộ , sẽ nhìn thấy được thật tướng của thế giới rất đẹp đẽ phải không ? (Mọi người cười : Vâng). Thế giới vốn rất quang minh , bởi vì chúng ta không quang minh , cho nên nhìn thấy thế giới rất dơ dáy . Mọi thứ đều do cách nhìn của chúng ta , do trình độ tu hành của chúng ta như thế nào . Thí dụ Phật Thích Ca có nói trong kinh điển rằng : "Thế giới của tôi rất đẹp đẽ", lúc đó đệ tử của Ngài là Xá Lợi Phất không tin , Phật Thích Ca mới dùng đại thần thông cho vị ấy coi , lập tức thế giới Ta Bà biến thành rất đẹp đẽ , bởi vì thế giới vốn rất đẹp , nhưng vì thiên nhãn của chúng ta chưa mở cho nên nhìn không thấy . Cũng giống như một người mang cái kiếng đen , bất luận người ấy nhìn nơi nào cũng đều thấy đen , nếu như mang kiếng hồng , nhìn ra ngoài tất cả đều là màu hồng .

'Thiên hạ vốn vô sự', một người tu hành nếu đã đạt được cảnh giới quang minh , họ sẽ hiểu rằng mọi chúng sinh đều là Phật , không có một việc gì đặc biệt phải làm , cũng không có một thứ gì phải đặc biệt di động , nhưng vì chúng sinh không biết họ là Phật , cho nên các chư Phật mới bận rộn như vậy (Sư Phụ cười). Chúng sinh nói rằng : "Ngài đã nhìn thấy Phật , xin Ngài chỉ cho tôi , Phật của tôi ở đâu ? Xin Ngài tìm dùm tôi". Đến lúc đó Phật mới bận rộn vì chúng sinh , tự họ không có công việc , mọi thứ đều do chúng sinh mang đến , hiểu không ?

Nhím Hoàng Kim
10-17-2007, 08:20 PM
VẤN : Thường Quang Tịnh Thổ , có phải là cảnh giới cao nhất không ?



ĐÁP : Không phải , cảnh giới cao nhất không phải là Tây phương , nhưng đạt được Tây Phương Tịnh Thổ là tốt lắm rồi .



VẤN : Học Pháp Môn Quán Âm có phải thề nguyện gì không ?



ĐÁP : Không , không cần phải thề gì , nhưng cần phải phát tâm tu hành cầu giải thoát . Quý vị không phải ở nơi đó nói rằng : "Tôi phát nguyện", sau đó không làm được , chứng minh rằng quý vị làm không được . Cho nên nếu thật sự phát nguyện , tốt nhất đừng để người khác nghe được , vạn nhất chúng ta làm không được cũng không ai biết (Mọi người cười). Tu hành là trách nhiệm cá nhân của quý vị , quý vị phát nguyện tu hành , đó là trách nhiệm của mình , không phải cho Sư Phụ nghe , như vậy vô ích .

Nhím Hoàng Kim
10-18-2007, 07:50 PM
VẤN : Tại sao chỉ có thân người mới có thể thoát ly luân hồi ?



ĐÁP : Bởi vì pháp luật của vũ trụ là như vậy , pháp luật của tu hành là như vậy , Sư Phụ không biết phải nói sao . Bò ăn cỏ , người ăn cơm , thỏ thích ăn cà rốt (carrot), vũ trụ đã an bài xong hiểu không ? Động vật không thể tu Pháp Môn Quán Âm , đợi đến khi tu thành 'người' mới có thể tu Pháp Môn Quán Âm , đây là pháp luật của vũ trụ . Ví dụ chúng ta thành niên mới có thể kết hôn , đây là thường thức cơ bản của pháp luật , hai mươi tuổi mới là tuổi thành niên , mới có thể đến pháp viện kết hôn . Pháp luật còn qui định mười tám tuổi mới có quyền tuyển cử , nếu chúng ta muốn ứng cử tổng thống , cũng cần phải có những tư cách đặc biệt . Ví dụ như ít nhất cũng phải tốt nghiệp đại học , hiểu rõ tình thế chánh trị , giúp ích cho quốc gia , có ảnh hưởng tốt ... Cũng giống như vậy , lúc chúng ta làm người mới có được những phẩm chất hoàn mỹ , mới có được đầy đủ trí huệ , mới hiểu được Thậm Thâm Vi Diệu Pháp , hiểu không ? Còn động vật , chúng ta không có cách nào dạy chúng tu hành , tuy chúng nó hiểu biết chút ít nhưng cũng quá ít ỏi , chúng cũng có cảm giác nhưng không thể tự sửa đổi , nó không biết sám hối , cũng không biết tu hành . Chỉ có người mới hoàn mỹ , người là cao nhất , trong hoàn cảnh này mới có thể hòa hợp với vũ trụ .

Nhím Hoàng Kim
10-19-2007, 04:09 PM
VẤN : Chúa Giêsu đắc đạo tại Ấn Độ , nhưng tại sao Ngài không nói 'Lục Đạo Luân Hồi' ?


ĐÁP : Ngài có nói . Nhưng có thể là những lời khai thị đó đã không được viết ra . Ngài chỉ nói cho đồ đệ của Ngài nghe , sau đó thì Ngài vãng sanh mất rồi . Ngài chỉ giảng pháp hơn ba năm mà thôi , làm sao có thời gian nói được nhiều ? Sư Phụ đến Đài Bắc năm 1983 bây giờ là 1988 , đã năm năm rồi nhưng Sư Phụ nói được bao nhiêu lời ? Bây giờ mới bắt đầu ra giảng kinh , đại đa số quý vị đều nghe tên của Sư Phụ lần đầu , phải vậy không ? Một thời gian năm năm cũng không làm được gì , huống chi là ba năm ? Ngay cả 'Nhất đạo' giảng cũng không được , huống chi là giảng 'Lục đạo' (Sư Phụ cười). Quý vị ép gấp quá (Mọi người cười). Chúa Giêsu Kitô vừa mới mở miệng liền bị người ta giết , thật là tội nghiệp . Truyền pháp là một việc rất nguy hiểm , Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn ở Trung Quốc cũng nói cho Huệ Năng điều này . Ngài nói : "Người truyền pháp từ xưa đến nay , sanh mạng đều ở nơi nguy hiểm , có thể so sánh sanh mạng như sợi tơ". Phật Thích Ca vì truyền pháp tại Ấn Độ , người Ấn Độ tương đối lương thiện , đời đời kiếp kiếp đều tu hành , rất tôn trọng Minh Sư , tôn trọng Phật tại thế , cho nên Ngài mới sống lâu như vậy , nếu như Ngài ở Do Thái truyền pháp , rất có thể Ngài gặp vận mạng như Chúa Giêsu Kitô vậy .

Nhím Hoàng Kim
10-20-2007, 04:31 PM
VẤN : Tôi là tín đồ Thiên Chúa Giáo , tôi tuyệt đối tin tưởng rằng Chúa Giêsu Kitô ăn chay , nếu không thì Ngài không thể nào đạt được đạo , nhưng tại sao lúc Ngài truyền pháp , không nói ra vấn đề ăn chay ?



ĐÁP : Có , trong Thánh Kinh có nhiều nơi nói , sách của Sư Phụ cũng có viết , quý vị đọc mười điều răn của Thiên Chúa Giáo thì rõ . Điều một là không sát sanh , cũng giống như chúng ta vậy , sát sanh có hai thứ . Một là tự mình giết , gọi là trực tiếp giết . Hai là gián tiếp giết , người khác giết mà chúng ta ăn cũng là giết , nếu như chúng ta không ăn thì ai giết ? Giả thử cả thế giới đều ăn chay , động vật sẽ rất tự tại , chúng có thể mở tiệc mời chúng ta cùng ăn cơm với chúng (mọi người cười), phải không ? (Mọi người đáp : Phải).

Nhím Hoàng Kim
10-21-2007, 08:53 AM
VẤN : Trong Cựu Ước Sáng Thế Kỷ 9 , Chương 3 nói : "Phàm những động vật có sinh mạng , đều là thực phẩm của các ngươi". Nhưng một câu khác lại nói : "Phàm các sinh vật trong thịt có máu , các ngươi không được ăn". Xin hỏi sự mâu thuẩn này làm sao giải thích ?



ĐÁP : Chúng ta có thể giải thích rất đơn giản : Nguyên do là vì phiên dịch sai . Thứ nhất , Thượng Đế không có nói bất cứ động vật gì quý vị đều có thể ăn . Ngài nói rất rõ ràng , những cây cỏ và rau quả là những thực vật mà Ngài tạo ra cho nhân loại dùng , và còn nói mỗi một động vật , đều có những thực vật đặc biệt tạo ra cho chúng dùng . Thánh Kinh viết rất rõ ràng , không hiểu sao khi phiên dịch thành tiếng Trung Hoa lại biến thành như vậy . Sư Phụ chưa bao giờ coi qua một quyển Thánh Kinh nói rằng bất cứ động vật nào quý vị đều có thể ăn . Sư Phụ đọc qua tiếng Đức , tiếng Việt Nam , tiếng Anh , tiếng Pháp dều không nói như vậy , mà nói rằng : "Mỗi một thứ động vật ta đều tạo những loại thức ăn đặc biệt , tạo những loại thực vật đặc biệt để chúng nó ăn". Sư Phụ đã đọc qua ba bốn thứ tiếng , không thể đọc sai , chỉ có phiên dịch thành tiếng Trung Hoa mới biến thành như vậy (Mọi người vỗ tay).