PDA

View Full Version : SÁCH VẤN ĐÁP - PHÁP MÔN QUÁN ÂM



Pages : 1 2 3 4 5 [6] 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Nhím Hoàng Kim
09-18-2008, 07:48 PM
VẤN : Tại sao Hội Phật Giáo Trung Quốc đốt sách của Sư Phụ ? http://img77.imageshack.us/img77/1421/honghieusk4.gif (http://imageshack.us)


ĐÁP : Tại sao lại hỏi ta ? (Mọi người vừa cười , vừa vỗ tay). Đó là chuyện của Hội Phật Giáo Trung Quốc , quý vị hỏi sai người rồi . Cần phải đi hỏi những người bên ấy (Mọi người vỗ tay). Nhưng Sư Phụ có thể nói cho quý nghe một vài việc , để quý vị yên tâm . Thật ra chuyện đốt sách này cũng không có gì , chỉ là ngộ nhận thôi , cần phải chịu khổ mới có thể truyền pháp được .

Truyền pháp không phải là một chuyện vui và thuận tiện . Người truyền pháp nhận lấy những áp lực rất lớn từ bốn phương tám hướng đưa đến , từ cộng nghiệp của chúng sinh ra , mỗi lần Sư Phụ đi giảng kinh , chịu nhận lãnh những áp lực hữu hình và vô hình rất nặng , không phải chỉ có những người bên ngoài ngộ nhận phỉ báng Sư Phụ mà thôi . Nhưng những chuyện đã qua , hãy để cho nó qua đi , không nên nhắc lại (Mọi người vỗ tay).

Nhím Hoàng Kim
09-19-2008, 03:23 PM
VẤN : Sư Phụ đã từng nói phần trên trán là tịnh độ , có mắt trí huệ , có thể liễu thoát sinh tử . Nhất Quán Đạo cũng có nói đến cánh cửa sinh tử ở giữa hai mắt , theo đó mà nói cánh cửa sinh tử cũng chưa phải là cứu cánh sao ?


ĐÁP : Rất nhiều người biết đến mắt trí huệ , không phải chỉ có Nhất Quán Đạo , đây chỉ được kể là một trong những pháp môn mà thôi . Từ cổ chí kim đều nói nhiều đến Đại Pháp Nhãn Tạng , cũng phải tu Pháp Môn Quán Âm mới có thể rửa sạch được những nghiệp chướng của chúng ta . Không phải chỉ mở mắt trí huệ là đủ , mỗi ngày chúng ta đều tạo những nghiệp chướng mới , những nghiệp chướng này cộng với định nghiệp trong cuộc đời này của chúng ta và những sự cộng nghiệp của những người chung quanh chúng ta , đều cần phải dùng âm lưu để rửa sạch . Cho nên tu Pháp Môn Quán Âm là pháp môn độc nhất vô nhị (Mọi người vỗ tay).

Nhím Hoàng Kim
09-20-2008, 05:53 PM
VẤN : Chúng tôi hiện nay có tràng hạt , có thể dùng không , dùng như thế nào ?


ĐÁP : Quý vị có thể đeo nó trên cổ , như Sư Phụ vậy (Mọi người cười). Xâu chuỗi này là do người ta tặng cho Sư Phụ , Sư Phụ đeo nó trên cổ , trông rất nghiêm trang , rất đẹp đẽ , cũng giống như chúng ta mặc quần áo vậy , nếu không mặc thì để chỗ khác , nó không có làm hại gì cho quý vị . Trên thân thể của chúng ta có đồ trang sức rất nhiều , thêm một xâu chuỗi có quan hệ gì ? Có phải không ?

Nhím Hoàng Kim
09-21-2008, 10:43 AM
VẤN : Không ngồi thiền chỉ tu sửa những hành vi tham , sân , si như vậy có kể là tu hành không ? http://img77.imageshack.us/img77/1421/honghieusk4.gif (http://imageshack.us)


ĐÁP : Nếu chúng ta có thể trị được tham , sân , si thì có thể kể là tu hành , nhưng không phải đơn giản như vậy . Phật Thích Ca Mâu Ni cũng cần phải tu đến sáu năm ; Lục Tổ Huệ Năng tu đến mười sáu năm ; Bồ Đề Đạt Ma ngồi nhìn bức tường chín năm ; Chúa Giêsu tu mười chín năm . Quý vị muốn tu như thế nào ? Mọi người đều tu Pháp Môn Quán Âm , còn quý vị muốn trị tham , sân , si mà thôi , có ích lợi không ? Còn nữa , mỗi ngày chúng ta tạo ra những nghiệp chướng mới và định nghiệp của cuộc đời này , cùng cộng nghiệp của chúng sinh , và những nghiệp chướng đời đời kiếp kiếp của chúng ta đã tạo ra , những thứ này chúng ta nhìn chưa thấy được , làm sao bây giờ có thể tu trị tham , sân , si mà thôi ? Đây chỉ trị được một khoảng thời gian mà thôi , bởi vì đời người nhiều nhất là một trăm năm . Khi nói đến tám vạn bốn ngàn pháp môn là chỉ đến tám vạn bốn ngàn loài chúng sanh , mà đời đời kiếp kiếp qua chúng ta đã làm xong bổn phận của rất nhiều loài chúng sanh , tạo ra rất nhiều nghiệp chướng , nếu chỉ tu có một trăm năm thật ra không có ích lợi gì nhiều , cho nên chỉ muốn dứt tham , sân , si thì không đủ (Mọi người vỗ tay).

Nhím Hoàng Kim
09-21-2008, 07:15 PM
VẤN : Những hình Phật in trên giấy , có thể dán trong phòng của người độc thân được không ? Có những Pháp Sư nói không được vì trong phòng thay quần áo , như vậy đối với Phật Bồ Tát là bất kính , vì vậy mà không thân cận với chúng ta , có phải như vậy không ? http://img77.imageshack.us/img77/1421/honghieusk4.gif (http://imageshack.us)


ĐÁP : Đúng , mà cũng không đúng . Bởi vì Phật là vô sở bất tại , không phải quý vị dán bức hình của Ngài thì Ngài mới tồn tại , Phật không phải là cái hình ảnh ấy . Hình ảnh ấy là đại biểu cho Phật , nếu chúng ta tôn kính Phật thì bất luận ở nơi nào cũng đều tôn kính , lúc thay quần áo cũng tôn kính . Nhưng vạn nhất nếu lúc quý vị thay quần áo không tôn kính Phật , thì đừng dán ở nơi ấy (Mọi người cười). Cái này cần phải coi tấm lòng của quý vị , Sư Phụ nghĩ rằng tấm lòng của quý vị mới quan trọng . Nếu quý vị dán hình Phật ở nơi nào , có thể thức tỉnh và phát triển Bồ Đề tâm của chúng ta , để chúng ta muốn tu hành , muốn có lý tưởng cao quý , thì dán ở nơi đó . Nếu dán ở trong phòng , nhưng nhìn quen rồi , coi như không có vậy , quên mất lý tưởng tu hành cao nhã , như vậy thì đừng nên dán , hiểu ý của Sư Phụ không ? Nhưng lúc nhìn Phật , cần phải kỳ vọng tự mình mau mau thành Phật , như vậy thành Phật mới có ích lợi , không phải dán ở một nơi nào đó rồi lễ bái , cầu khẩn điều gì .

Nhím Hoàng Kim
09-22-2008, 02:58 PM
VẤN : Làm thế nào phân biệt âm gian và dương gian ? Thế giới có quỷ không ? http://img77.imageshack.us/img77/1421/honghieusk4.gif (http://imageshack.us)


ĐÁP : Có quỷ không ? (Moi người đáp : Có). Họ nói có thì có (Mọi người cười). Âm gian và dương gian là muốn chỉ những thế giới không giống nhau , vũ trụ có rất nhiều thế giới , có thế giới của Phật , có thế giới của ma , một số người gọi thế giới này là dương gian , nếu lúc chết đi đến thế giới u u , ám ám , thì chúng ta gọi đó là âm gian . Những người tu Pháp Môn Quán Âm , không có âm gian và cũng không có dương gian , chúng tôi đi 'Phật gian', được không ? (Mọi người cười và vỗ tay nhiệt liệt).

Nhím Hoàng Kim
09-23-2008, 03:08 PM
Vấn : Phật Bồ Tát hóa thân đến thế giới Ta Bà làm người , chân thể của các Ngài có thể vẫn còn ở tại nguyên bản hay không ? http://img77.imageshack.us/img77/1421/honghieusk4.gif (http://imageshack.us)


Đáp : Chúng ta thành Phật sẽ biết ngay , hỏi nhiều như vậy để làm gì ? Tuy nhiên Sư Phụ trả lời rằng : "Đúng mà cũng không đúng". Nếu như chân thể của các Ngài ở thế giới quá cao thì không thể nào hiểu được hoàn cảnh ở đây . Nhưng chân thể của các ngài là vô sở bất tại , sau khi truyền Tâm Ấn , chân thể sẽ lập tức trở về nguyên gốc , sau khi câu thông được với chân thể thì có thể ra đi được rồi . Ví dụ khi chúng ta muốn qua Mỹ làm việc , thì cần phải đến Mỹ trước , thành lập một cái văn phòng , để lại nhiều người làm việc , thiết lập một đường dây điện thoại , lấy một bản hiệu , mọi thứ đều hợp pháp , qua tháng sau thì về Đài Loan truyền mệnh lệnh đến Mỹ quốc , chỉ huy những nhân viên ở đó làm việc , những người ấy cần phải đến Mỹ quốc trước , hiểu ý của Sư Phụ không ?

Thân thể của các vị Đại Sư tuy là ở nơi đây , nhưng họ đã tự tại rồi , ăn uống vui chơi đối với họ không có nghĩa lý gì . Cho nên Sư Phụ mới nói , thân thể của họ có ở đây mà không có ở đây . Ví dụ lúc Sư Phụ giảng kinh nó có ở đây , nhưng có lúc nó cũng không có ở đây . Bây giờ có ở đây không ? (Mọi người đáp : Có). Nếu quý vị nhìn thấy mặt của Sư Phụ hồng hồng thì hiểu rằng nó có ở đây . Nếu mặt của Sư Phụ trắng trắng , thì không còn ở đây nữa (Moi người cười).

Nhím Hoàng Kim
09-24-2008, 04:18 PM
VẤN : Thánh nhân của các tôn giáo , có phải do Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác hóa thân đến không ? http://img77.imageshack.us/img77/1421/honghieusk4.gif (http://imageshack.us)


ĐÁP : Phải , mà cũng không phải . Đây là sự thật , không phải Sư Phụ nói đùa . Chúa Giêsu Kitô có phải là Phật không ? Sau đó lại hỏi đẳng cấp của Bồ Đề Đạt Ma là gì ? Như vậy chúng ta hỏi chừng nào mới hết ? Có phải vậy không ? Không nên cả ngày đều lo chuyện của người khác , chuyện của mình còn lo chưa xong , lại đi lo chuyện của người khác , nhiều khi còn thấy không đủ , lại lo thêm chuyện Do Thái , Ấn Độ . Điều tra đẳng cấp của người ta để làm gì ? Những điều này không có quan hệ đến chúng ta , đừng nên lo nhiều lắm , có thể bị nhức đầu (Mọi người cười và vỗ tay). Mỗi ngày đều niệm tâm vô sở trụ , mà lại đi trụ khắp mọi nơi . Đài Loan chỗ ở không hết , mà đi ra nước ngoài ở , như vậy không phải là tâm vô sở trụ .



http://img404.imageshack.us/img404/204/hinhsp3ct6.jpg (http://www.suprememastertv.com/au/)

Nhấn chuột vào hình để xem :)

Nhím Hoàng Kim
09-25-2008, 06:49 PM
VẤN : Có những người vừa lúc mới sinh ra , làm điều gì cũng không thuận lợi , tuy có cố gắng làm việc nhưng kết quả chỉ hoài công vô ích . Thưa hỏi những người này nên dùng thái độ như thế nào để sống hết quãng đời còn lại ? http://img77.imageshack.us/img77/1421/honghieusk4.gif (http://imageshack.us)


ĐÁP : Sống ngày qua ngày là tốt nhất (mọi người cười), rất có thể ngày mai sẽ không còn như vậy nữa , tu hành nhiều về sau các nhìn sẽ đổi khác . Nói rõ cho quý vị hay , những người tu hành không phải sinh ra đều được thuận lợi , không phải ai cũng như Phật Thích Ca Mâu Ni có cuộc sống thuận lợi như vậy . Quý vị nhìn thấy Lục Tổ Huệ Năng có khổ không ? Chúa Giêsu Kitô ngày trước làm nghề thợ mộc .

Lúc nhỏ Sư Phụ cũng không có gì thuận lợi , quý vị thấy Sư Phụ rất nhỏ người , bởi vì lúc nhỏ Sư Phụ đã thích làm việc , rất thích giúp đỡ người khác , nhìn thấy những người trong nhà bận rộn Sư Phụ chịu không nổi , Sư Phụ cùng với họ làm việc . Tuy gia đình khá giả , nhưng Sư Phụ ăn rất ít , họ ăn thịt rất nhiều , Sư Phụ không thích , lại tìm không ra thức ăn chay , cho nên ăn chuối , ăn trái cây , ăn cơm trắng , nhìn thứ gì chay thì ăn thứ ấy . Cho nên quý vị thấy Sư Phụ không có lớn , bởi vì Sư Phụ làm việc nhiều mà ăn ít . Cuộc sống của Sư Phụ kể là không thuận lợi , nhưng Sư Phụ không phàn nàn gì cả , Sư Phụ rất vui , bởi vì Sư Phụ giúp đỡ được nhiều người , hiểu rõ được sự đau khổ của chúng sinh , hiểu rõ được những cảnh ngộ của người nghèo , và những cảnh khổ đau của họ . Sư Phụ thấy cuộc sống của chính mình rất đầy đủ , thuận hay không thuận là do cách nhìn của mỗi người khác nhau mà thôi .

Ví dụ chúng ta nghe nói những người nghèo mỗi ngày cơm không đủ ăn , áo không đủ mặc , bởi vì chính họ tự cảm thấy không đủ , họ đương nhiên phàn nàn , họ không thấy đầy đủ , nên cảm thấy rất đau khổ . Nhưng những người đệ tử xuất gia ở với Sư Phụ , mỗi ngày ăn cơm thấy rất là đầy đủ , rất tự tại , rất giàu có , nhưng không có ai có tiền cả , chỉ có Sư Phụ có tiền mà thôi (Mọi người cười). Nhưng tiền của Sư Phụ dùng cho việc hoằng pháp , in sách , in kinh , bố thí ... dùng để thông báo cho quý vị biết bao giờ Sư Phụ sẽ đến giảng kinh . Bất luận làm việc gì , cũng đều là lợi ích của chúng sinh , ngoài việc hằng pháp , giảng kinh , Sư Phụ không có đi đâu , không dùng tiền nhiều . Đồ đệ của Sư Phụ có gì Sư Phụ cũng có như vậy . Sư Phụ không cảm thấy khổ , hiểu không ?

Cho nên những người tu hành nhìn thấy đau khổ thành vui vẻ ; những người không tu hành , dù vui bao nhiêu cũng không cảm thấy đầy đủ , rất hoan nghênh quý vị đến tu hành , sau đó cách nhìn của chúng ta sẽ đổi khác . Không nhất định phải sửa đổi cuộc sống của chúng ta , sau khi tu hành cách nhìn sẽ thay đổi , chúng ta tự nhiên biến thành tự tại , ở đâu cũng vui vẻ , có bao nhiêu cũng thấy đầy đủ , đó là sự lợi ích của tu hành .

Nhím Hoàng Kim
09-26-2008, 04:06 PM
VẤN : Trong quá trình học Phật đôi khi có những thể nghiệm vui , nhưng bị mất đi rất mau , thưa hỏi vì sao vậy ? Làm thế nào để có thể tiếp tục duy trì ? http://img77.imageshack.us/img77/1421/honghieusk4.gif (http://imageshack.us)


ĐÁP : Chúng ta không nên chấp vào lúc vui , thế giới này không phải ngày nào cũng vui , nhưng họ có thể cam chịu được , vui hay không vui đối với họ mà nói đều như nhau . Cho nên chúng ta nhìn thấy Phật Thích Ca Mâu Ni sau khi thành Phật vẫn bị đau đầu , đau bụng , vẫn phải chịu những sự phỉ báng của người khác . Lúc những người đồ đệ không nghe lời , Ngài cũng tức giận ; những người xuất gia tu hành không tốt , Ngài cũng la rầy họ , giáo dục họ rất nghiêm khắc . Chúa Giêsu Kitô cũng vậy , không phải cuộc sống của Ngài mỗi ngày đều sung sướng , nhưng tâm hồn bên trong của Ngài rất vui vẻ , hiểu không ? Mặc dù chịu đựng được những hoàn cảnh bên ngoài không vui , nhưng vẫn được chưa kể là đẳng cấp cao , khi đạt được đẳng cấp cao , sẽ không còn cảm thấy vui hay không vui nữa , tình trạng như thế nào thì như thế ấy .

Ví dụ bây giờ Sư Phụ đang ở trên núi , chúng tôi không có chùa chiền , đất cũng là mượn của chính phủ , chúng tôi chỉ tạm dựng lên một căn nhà , không đủ để che sương gió , bây giờ vào lúc mùa đông , trên núi vừa ẩm vừa lạnh , có hai đệ tử vừa từ nước Mỹ đến , hai cô ấy chịu không nổi , ở hai đêm liền chạy xuống núi . Bởi vì trên núi không có điện , giả sử có điện , còn có thể dùng máy sưởi lại không có phòng để cư ngụ , cả hai đều cư ngụ trong một thư viện nhỏ được tạo bằng những miếng sắt vụn che lại , bên trong ngoại trừ một số kinh điển , chỉ có thể chứa được một cái giường , nhưng đây là một căn phòng tốt nhất ở trên núi rồi , là một nơi ấm áp nhất , có thể che gió che mưa , đó là một căn phòng riêng biệt .

Chúng tôi là những người xuất gia đều nằm ngủ dưới đất , nam chúng và nữ chúng ở mỗi người một căn lều , chính giữa là một đại điện dùng để ngồi thiền , bất luận là lúc ngủ , ngồi thiền , viết kinh , làm việc , giảng kinh đều ở trong căn lều được che bằng những tấm vải bố lớn . Mùa đông trên núi rất lạnh , chúng tôi không phải là gỗ đá , đương nhiên cũng cảm thấy lạnh (mọi người cười), nhưng vẫn có thể tiếp tục sống , lạnh thì lạnh . Có lúc Sư Phụ hỏi những người xuất gia rằng : "Hôm nay thật là lạnh , quý vị làm sao mà sống được ?" Họ đáp : "Cứ như vậy mà sống".

Cho nên tốt xấu chỉ là một cách nhìn mà thôi , hiểu không ? Chúng ta quên rồi , huấn luyện mình đến bất cứ vào một hoàn cảnh nào , cũng đều có thể sống được . Nóng thì nóng , lạnh thì lạnh , lòng mình biết là được rồi . Có lúc họ hỏi Sư Phụ : "Hôm nay thật lạnh , Sư Phụ cảm thấy thế nào ?" Sư Phụ nói : "Biết lạnh thì được rồi , lại còn cảm thấy thế nào nữa ?"

Cũng như quý vị uống nước đá lạnh vậy , biết được đá lạnh là được rồi , có gì mà đáng nói , hai vị đồ đệ từ Mỹ đến không phải họ phàn nàn , họ sống tại nước Mỹ quen rồi , mùa đông nhà nào cũng có máy sưởi , khi lên đến trên núi , vừa lạnh lại vừa mưa , rất ẩm thấp , không có nơi tốt để ở , lại không có điện , buổi tối vừa đen vừa tối , bởi vì buổi tối chúng tôi ngồi thiền không cần điện , cho nên có điện cũng không ích lợi gì (Mọi người cười). Đương nhiên những hoàn cảnh như vậy họ chịu không nổi . Cho nên khổ không phải là khổ , chỉ là do cách nhìn và thói quen mà thôi , hiểu không ? Tại Núi Hy Mã Lạp Sơn ở Ấn Độ , hiện tại có rất nhiều người tu học Yoga , họ đi trên tuyết không cần giầy dép . Quý vị biết , tuyết ở Hy Mã Lạp Sơn rất dầy và rất nhiều , vào tháng mười hai , tuyết chưa tan , nhưng có những người tu Yoga , họ không mặc quần áo , chỉ mặc có một cái quần ngắn , họ đi qua đi lại giữa trời đầy tuyết , thân thể hồng hào khoẻ mạnh , rất đẹp và rất tráng kiện . Bởi vì họ tu luyện , họ đem cái nhiệt lượng tiềm ẩn trong người phát huy đến cực độ vì vậy họ không còn cảm thấy lạnh nữa . Những người đến đó tham quan mặc quần áo rất dầy , nhưng vẫn còn thấy lạnh . Cho nên khổ hay không khổ , đó chỉ là cách nhìn của cá nhân , có liên quan đến trình độ tu hành .

Nhím Hoàng Kim
09-27-2008, 08:30 PM
VẤN : Tu Pháp Môn Mật Tông , hình ảnh của thượng sư xuất hiện trong trí óc , đó là ảo tưởng hay là thật ? http://img77.imageshack.us/img77/1421/honghieusk4.gif (http://imageshack.us)


ĐÁP : Có thể là ảo tưởng , cũng có thể là thật . Quý vị cần phải hỏi thầy của quý vị , ông ấy lẽ ra phải nói cho quý vị biết làm thế nào phân biệt thật giả . Những đồ đệ tu Pháp Môn Quán Âm của chúng tôi đều biết làm thế nào để phân biệt thật giả . Nhưng Sư Phụ cũng có thể nói cho quý vị một vài điều , bất luận chúng ta học thứ gì , cũng đều dùng kinh điển thời xưa so sánh , trong kinh điển có ghi lại cần phải được thấy gì mới được kể là khai ngộ , chúng ta cũng cần phải có những thể nghiệm tương tự mới đúng .

Trong Phá Tướng Luận của Bồ Đề Đạt Ma có giảng , nhìn thấy được ánh sáng của Phật có thể tiêu trừ được nghiệp chướng luân hồi sanh tử đời đời kiếp kiếp , chúng ta cần phải hỏi chính mình , có phải nhìn thấy được ánh sáng ấy không ? Phật Thích Ca Mâu Ni trong Kinh Lăng Nghiêm có giảng về Pháp Môn Quán Âm , muốn tìm thấy tự tánh , cần phải dùng âm lưu . Bồ Tát và chúng sinh đều dựa vào cái âm lưu này đi lên đất Phật . Chúng ta tự hỏi chính mình , đã có thể nghiệm được cái âm lưu này chưa ? Trong Thánh Kinh cũng có nói đến âm thanh , trên sách của Sư Phụ cũng giảng rất rõ ràng .

Bất luận chúng ta học pháp môn nào của bất cứ thầy nào , nếu như không hợp với điều ghi lại của kinh điển , không đạt được ấn chứng , chúng ta cần phải biết , dù cho họ nói những gì , rất có thể không phải là chánh đạo , ngoài ra , coi thầy của chúng ta có được thiên vạn ức hóa thân không , sẽ biết được ông ấy là thật hay giả , bởi vì Phật Thích Ca Mâu Ni có được thiên vạn ức hóa thân .

Hóa thân là gì ? Nghĩa là bất luận ở nơi đâu chúng ta tu hành , thầy của chúng ta đều có thể đến nơi ấy , hai mươi bốn tiếng đồng hồ ở cùng với chúng ta , lúc chúng ta gặp khó khăn , Ngài lập tức giúp đỡ . Chúng ta ngã xuống , Ngài lập tức nâng chúng ta lên . Chúng ta có vấn đề gì khó khăn , Ngài lập tức giúp chúng ta giải quyết , đó là công việc của hóa thân . Nhưng đại đa số các vị Sư Phụ chỉ có nhục thân mà không có hóa thân , không thể giúp đệ tử . Cho nên những người đệ tử tu hành với các vị thầy đó thì không sao , bởi vì không có được hóa thân bảo hộ .

Một vị sư phụ chân chánh thì có được ngàn vạn ức hóa thân , ở bất cứ nơi nào ngài cũng có thể bảo hộ chúng ta , ở bất cứ nơi nào ngài cũng hiện diện , ngài là vô sở bất tại , chúng ta có thể nhìn thấy ngài giống như chúng ta nhìn thấy một người bạn vậy . Lúc ngồi thiền cũng có thể nhìn thấy , lúc tai nạn cũng có thể nhìn thấy , cho dù chúng ta nhìn không thấy , nhưng các bạn đồng tu có nhiều người thấy được , như vậy cũng có thể tin được , cũng được kể là an toàn . Bởi vì đẳng cấp không cao , rất có thể không nhìn thấy được hóa thân , thấy được hóa thân mới biết phân biệt được thật giả , nếu không , đời đời kiếp kiếp có rất nhiều pháp môn và nhiều tôn phái làm cho người đời bối rối , làm cho người đời không thể nào phân biệt được rõ ràng .

Bất luận chúng ta học với một vị pháp sư nào , tuy chúng ta chưa thấy được hóa thân của họ sáng như thế nào , chưa thấy được ngàn vạn ức hóa thân của họ nhưng ít ra tự mình có thể cảm nhận thấy được tấm lòng nhân ái của chính mình được mở ra và lòng từ bi của mình ngày càng phát triển , trí huệ mỗi lúc càng mở ra , cảm thấy mình càng lúc càng an nhiên , tự tại , vui vẻ , phiền não mỗi lúc lại càng ít . Nếu được cải biến những điều trên , biểu thị rằng chúng ta tu trên con đường chánh đạo . Nếu không chúng ta học rất nhiều thứ chỉ làm rắc rối cho mình , uổng phí thời giờ . Quý vị cũng không cần hỏi Sư Phụ , Sư Phụ không muốn phê bình bất cứ người nào , quý vị có thể dựa vào thước đo của những điều Sư Phụ vừa nói , để phán đoán pháp môn của quý vị đang học là thật hay là giả , để coi đẳng cấp sư phụ của quý vị như thế nào .

Nhím Hoàng Kim
09-28-2008, 10:54 AM
VẤN : Trời vừa sáng , từ một nơi xa xôi tiếng chuông vọng lại , mỗi lúc một rõ , tiếp đó Phật Bồ Tá xuất hiện , con nằm trên giường thăm hỏi Phật Bồ Tát , cảm thấy trong lòng rất là vui vẻ , thưa hỏi Sư Phụ đó là Phật đến hay là ma đến ? http://img77.imageshack.us/img77/1421/honghieusk4.gif (http://imageshack.us)


ĐÁP : Điều này chính quý vị cũng có thể biết được , nếu quý vị học với một vị pháp sư , người ấy lẽ ra phải bảo quý vị làm thế nào để phân biệt thật giả . Ví dụ nếu họ không có nói , biểu thị rằng pháp môn của họ chưa hoàn mỹ . Bởi vì muốn dạy người , đầu tiên cần phải biết rằng làm thế nào để phân biệt Phật hay Ma , nếu chính mình không phân biệt được , không thể dạy người , cho nên cái pháp môn ấy không được an toàn . Lúc Sư Phụ dạy người , đều dạy họ làm thế nào để phân biệt thật giả , tu Pháp Môn Quán Âm sẽ biết được ai là Phật ? Ai là ma ? Quý vị không phải ai cũng đều học Pháp Môn Quán Âm , nhưng có người vì kiếp trước tu hành , cho nên bây giờ có lúc cũng có thể gặp được Phật Bồ Tát , điều này là một điềm rất tốt . Nhưng cần phải biết rõ rằng những gì mình thấy là thật hay giả , nếu là thật , chúng ta cảm thấy rất dễ chịu , lòng cảm thấy như thương yêu . Vạn nhất nếu nhìn thấy tình trạng ấy , càng lúc càng buồn bã , hoặc cảm thấy tâm thần kỳ lạ , tư tưởng có lúc bối rối thì đó là giả (Mọi người vỗ tay).

Nhím Hoàng Kim
09-30-2008, 05:32 PM
VẤN : Khi nhìn thấy những người không kể gì đến đạo lý thì lòng rất dễ bị nổi giận , làm thế nào tu dưỡng chính mình ? http://img77.imageshack.us/img77/1421/honghieusk4.gif (http://imageshack.us)


ĐÁP : Tại sao lại giận người ? Nhìn thấy chó , chó cũng không nói đến đạo lý , quý vị cũng giận nó sao ? (Mọi người vừa cười vừa vỗ tay). Bởi vì lòng phân biệt của chúng ta quá nặng , cho rằng người ấy không có tu hành , "ta" đang tu hành , đó là ngã chấp . Chúng ta không nên phê bình người , mọi người đều tự tại , thế giới rất tốt , tốt xấu là do chính mình phân biệt , chúng ta tốt thì được rồi , người khác không nói đến đạo đức là chuyện của họ , chúng ta không nên lo đến chuyện của người khác , tu hành không tốt mới trở nên như vậy , tu hành tốt không để ý đến bề ngoài của người khác . Tu hành nhiều sẽ thay đổi , nội tâm cảm thấy rất thanh thản , không lo chuyện người khác nhiều . Chúng ta mỗi ngày lo chuyện của mình không hết , lại còn có thời giờ lo cho người khác sao ? (Mọi người vỗ tay).

Nhím Hoàng Kim
10-02-2008, 03:53 PM
VẤN : Học sinh của tôi không nghe lời , phải làm sao ? http://img77.imageshack.us/img77/1421/honghieusk4.gif (http://imageshack.us)


ĐÁP : Đây là vấn đề của mỗi vị thầy , học trò của Sư Phụ cũng không nghe lời , làm sao đây ? (Mọi người cười). Sư Phụ muốn hỏi quý vị , rốt cuộc quý vị lại hỏi Sư Phụ trước (Mọi người cười). Nếu học sinh không nghe lời thì thôi , chỉ cần chúng ta cố gắng làm tròn trách nhiệm chức vị thầy của mình thì được rồi , vậy mới đúng ý nghĩa là thầy . Bởi vì cá tính của mỗi người không giống nhau , trình độ và sự suy nghĩ không giống nhau , chúng ta không nên cưỡng ép người khác nghe lời chúng ta , nếu họ nghe lời thì tốt , nếu không nghe lời thì từ từ dạy họ , không cách nào khác , quý vị phải biết làm thầy không phải là chuyện dễ dàng .

Nhím Hoàng Kim
10-03-2008, 07:52 PM
VẤN : Giải thoát là gì ? Làm thế nào từ trong sanh , lão , bệnh , tử mà có thể giải thoát được ? http://img77.imageshack.us/img77/1421/honghieusk4.gif (http://imageshack.us)


ĐÁP : Thọ Tâm Ấn chính là giải thoát . Trước khi Sư Phụ giảng kinh , quý vị đã nghe những thể nghiệm của những đồng tu , họ hiện giờ được giải thoát , lúc còn ở trên cõi đời này họ có thể viếng thăm thế giới Tây Phương Cực Lạc , lúc còn tại thế mà họ đã có thể nhìn thấy cảnh giới của Phật , họ biết được sau khi họ chết , có những đất Phật đẹp đẽ đang đợi họ , tuy họ đang ở tại thế mà đã giải thoát rồi , họ cảm thấy rất vui vẻ , rất tự tại , không còn đau khổ nữa . Cho dù như vậy mỗi ngày họ vẫn phải lái xe tắc xi , bởi vì định nghiệp không thể thay đổi , điều này họ cũng đã biết , cho nên họ vẫn săn sóc vợ con của họ , tuy họ rất thích xuất gia , nhưng Sư Phụ không bảo họ phải rời nhà , rời gia đình để theo Sư Phụ xuất gia , định mệnh của họ là như vậy , họ cần phải thanh toán định nghiệp của cuộc đời này , nhưng họ đã được giải thoát .

Tình trạng của giải thoát là như vậy , lúc tại thế có thể biết được còn có những thế giới khác mà đến , hiểu không ? Không phải bị cột chặt vào cái thế giới này , không phải bị đời đời kiếp kiếp nhận lãnh cái cảnh giới ô uế này . Họ biết được rằng , sau khi rời khỏi cái thế giới này họ sẽ được vui vẻ , thậm chí họ chờ không nổi . Nhưng bởi vì hiện tại vẫn còn trách nhiệm , không thể đi được , nếu không ngày mai được ra đi , là họ vui sướng nhất . Ở nước Mỹ , Sư Phụ có đọc một quyển sách , trong ấy có nói đến một số người sống lại sau khi chết , họ nói rất nhiều thể nghiệm , có người nói lúc họ chết , nhìn thấy được có những người thân thể đầy ánh sáng đến đưa họ lên những cảnh giới cao , người có ánh sáng ấy nói với họ rằng : "Nghiệp chướng của quý vị chưa có tiêu trừ , công việc ở thế giới Ta Bà ngươi làm chưa xong , bài vở cũng chưa học xong , cần phải trở lại hoàn thành những trách nhiệm chưa xong ấy". Người ấy liền bị rớt xuống , trở lại làm người . Lúc họ trở về , khóc đến mấy tuần lễ , bởi vì họ đã nhìn thấy được những cảnh giới đẹp đẽ , nhưng lại phải trở về cái thế giới đau khổ dơ dáy này . Quý vị nếu đọc được quyển sách này sẽ hiểu .

Lúc đồng tu của chúng tôi nhìn thấy Tây Phương Cực Lạc , là đã được giải thoát , cho dù chưa nhìn thấy cũng đã được giải thoát , bởi vì họ biết rằng , sau khi vãng sinh họ sẽ đến được nơi ấy , họ không bị luân hồi sinh tử . Đó là tình trạng của giải thoát , Sư Phụ cũng đã giải thoát rồi , quý vị có tin không ? (Mọi người nhiệt liệt vỗ tay).

Nhím Hoàng Kim
10-04-2008, 04:29 PM
VẤN : Con ngồi trên những băng ghế phía trước nghe kinh , lúc Sư Phụ chưa vào hội trường , con cảm thấy có một luồng ánh sáng cực mạnh chiếu vào thân thể con . Lúc Sư Phụ lên trên đài giảng kinh , con cảm thấy trên thể của Sư Phụ có những luồng ánh sáng vô hình cực mạnh chiếu vào trán con . Thưa hỏi cái cảm ứng này có phải cùng Phật tương ứng không ? http://img77.imageshack.us/img77/1421/honghieusk4.gif (http://imageshack.us)


ĐÁP : Quý vị cảm thấy dễ chịu không ? Nếu là dễ chịu thì đúng rồi . Thể nghiệm của chúng ta vốn không được nói cho người khác biết , nhưng vì quý vị đã nói ra , Sư Phụ nói cho quý vị nghe . Có rất nhiều người cũng có thể nghiệm này , không phải chỉ có một mình quý vị mà thôi . Có rất nhiều em bé , người lớn , nam , nữ , lão , ấu đều biết . Bởi vì những người tu hành đều có từ trường , họ có lực gia trì , những người may mắn có thể nhìn thấy , còn cảm thấy được lực lượng của họ , chúng ta gọi là "Tức khắc khai ngộ". Có rất nhiều người thể nghiệm được , nhìn thấy được pháp thân , liền chứng ngộ . Được một vị minh sư tại thế nhìn một mắt liền được chứng ngộ , không nhất định phải thọ Tâm Ấn , cái tình trạng mà quý vị vừa thấy đó là một thứ chứng ngộ , nhìn thấy hiện tượng của siêu thế giới , thành thật chúc mừng quý vị .

Nhím Hoàng Kim
10-05-2008, 10:16 AM
VẤN : Có cần phải bỏ hết mọi thứ để hết lòng tu hành không ? http://img77.imageshack.us/img77/1421/honghieusk4.gif (http://imageshack.us)


ĐÁP : Thật ra cần phải như vậy , nhưng không cần phải xuất gia (mọi người cười), ở nhà cũng có thể hết sức tu hành , một bên làm việc , một bên ngồi thiền , trả nghiệp chướng của chúng ta , hoàn thành nhiệm vụ của chúng ta . Trách nhiệm của thế tục khi đã trả xong , nếu muốn xuất gia , thì có thể xuất gia , nếu còn nhiệm vụ , cần phải tiếp tục ở lại làm cho xong .

Nhím Hoàng Kim
10-05-2008, 06:54 PM
VẤN : Tôi nghĩ rằng Pháp Môn Quán Âm rất khó tu , nếu không tại sao từ xưa đến nay Trung Quốc chỉ có Ngài là vị minh sư duy nhất đến dạy chúng tôi Pháp Môn Quán Âm ? http://img77.imageshack.us/img77/1421/honghieusk4.gif (http://imageshack.us)


ĐÁP : Tại sao từ cổ chí kim chỉ có một người ? (Mọi người cười). Nhị Tổ Huệ Khả , Tam Tổ Tăng Xán , Tứ Tổ Đạo Tín , Ngũ Tổ Hoàng Nhẫn , Lục Tổ Huệ Năng , ngoài ra còn có rất nhiều vị thiền sư như Hoàng Bích , Bách Trượng ... không phải chỉ có một vị mà thôi . Nhưng vì chúng sanh không chịu tu hành , cho nên các pháp phái mới bị gián đoạn .

Tuy Ấn Độ là thánh Địa tu hành , rất nhiều người ăn chay , rất nhiều người lương thiện , cũng biết được cần phải tu hành , nhưng Phật Thích Ca Mâu Ni lúc còn tại thế , cũng độ không quá mấy vạn người mà thôi , Ngài nổi danh như vậy , nổi danh đến bây giờ , cũng không thể độ hết người Ấn Độ . Lục Tổ Huệ Năng cũng vậy , chỉ có mấy ngàn người theo Ngài học , lại còn phải chịu nhiều sự phỉ báng của sư huynh Thần Tú . Chúa Giêsu Kitô ra hoằng pháp chỉ có ba năm , liền bị người ta đóng đinh mà chết . Cho nên không phải là không có minh sư , bất cứ vị Đại Sư nào , khi đến thế giới Ta Bà đều gặp rất nhiều khó khăn và nguy hiểm , cũng giống như phải bơi trong dòng nước dơ dáy , mới có thể cứu được những người sắp bị chết chìm , và chính họ thiếu chút nữa cũng bị chết chìm theo , bởi bên trong nước đầy những chất độc , chính họ phải bơi vào những vùng nước vừa độc vừa sâu thẳm , mới có thể đem người sắp chết chìm lên bờ , chính vì vậy mà họ bị độc của vùng nước dơ , có lúc có thể bị chết đi .

Cho nên các vị thánh nhân đời đời kiếp kiếp khi đến thế giới Ta Bà rất khó sống được , quý vị đọc lịch sử thì biết , bất cứ vị minh sư nào cũng đều bị phỉ báng , cũng đều bị người hãm hại , bị người giết hại . Lục Tổ Huệ Năng , đức Phật Thích Ca Mâu Ni , Chúa Giêsu Kitô cũng không tránh khỏi . Ở Ấn Độ có rất nhiều vị Đại Sư bị người dùng những hình phạt vô cùng đau đớn để tra tấn , lại bị người phỉ báng , bị rất nhiều người ngộ nhận , rất ít người hiểu rõ và tin họ . Không phải chỉ có người ngoài phỉ báng và ngộ nhận , ngay cả chính học trò của họ cũng phỉ báng họ nữa .

Trong học trò của Sư Phụ , cũng có người phỉ báng Sư Phụ , nhưng cũng không phải là chuyện lạ gì , cũng giống như Đề Bà Đạt Đa là đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni , cũng là người anh em bà con thân thuộc , lại là người phỉ báng Phật nhiều nhất , Chúa Giêsu Kitô bị người đóng đinh là vì ai , quý vị có biết không ? Đó là một trong những môn đồ của Ngài đi mật báo , cho các quan lại thời đó biết Chúa Giêsu Kitô là ai , nên mới đến bắt Ngài đi .

Quý vị không cần hỏi Sư Phụ , tại sao Trung Quốc không có người học Pháp Môn Quán Âm ? Sự thật trên thế giới có rất nhiều người không tu hành , cho nên mới nói chúng sinh rất khó độ , có phải vậy không ? Sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo , Ngài vốn không muốn độ chúng sinh , chuẩn bị đi Niết Bàn , hưởng thụ đẳng cấp sung sướng của Ngài . Quý vị nếu muốn độ chúng sinh , cần phải sớm tu hành thành Phật , thì tự mình sẽ biết , không cần phải hỏi Sư Phụ . Độ chúng sinh là một công việc vô cùng khó khăn , bị áp lực rất nặng nề , và cũng rất đau khổ , không phải sau khi thành Phật là một chuyện rất đẹp đẽ . Nhưng cũng rất tốt , họ sẽ chịu đựng được , họ nhìn thấy đau khổ cũng như không đau khổ vậy , hiểu ý Sư Phụ không ? Cũng như lúc còn nhỏ , chúng ta chỉ có thể cầm được những món đồ nhẹ , nhưng lúc trưởng thành , cho dù cầm những món đồ nặng hơn , cũng không cảm thấy gì , có phải vậy không ?

Nhím Hoàng Kim
10-06-2008, 05:24 PM
VẤN : Đại Thế Chí Bồ Tát tu Niệm Phật Viên Thông , Quán Âm Bồ Tát tu Pháp Môn Quán Âm , đây là hai cái pháp môn khác nhau , tại sao Sư Phụ nói tất cả pháp môn đều là Pháp Môn Quán Âm ? Ngoại trừ cảnh giới của Sư Phụ rất cao , nếu không tại sao hai vị Bồ Tát lúc ấy không biết được mình đang tu pháp môn gì ? http://img77.imageshack.us/img77/1421/honghieusk4.gif (http://imageshack.us)


ĐÁP : Họ biết nhưng chúng ta không biết , vì chúng ta phân biệt , cho nên mới loạn ngôn . Trong quyển kinh tập thứ nhất của Sư Phụ có nói , tất cả các pháp môn vốn đều là Pháp Môn Quán Âm , bên trong đều chứng minh rất rõ ràng . Lục Tổ Huệ Năng tuy Ngài không nói Ngài học Pháp Môn Quán Âm , nhưng Ngài nói Ngài tu 'Pháp Môn Kim Cang', 'Pháp Môn Vô Tướng', Ngài xử dụng những danh xưng khác nhau , thành thử người hậu thế vì những danh xưng khác nhau ấy mà ngộ nhận , tranh chấp và đả kích nhau .

Nhím Hoàng Kim
10-07-2008, 07:41 PM
VẤN : Những vị đệ tử theo Sư Phụ tu Pháp Môn Quán Âm , nếu bị chồng hoặc vợ phản đối , Sư Phụ có thể âm thầm cảm hóa vợ hoặc chồng được không ? http://img77.imageshack.us/img77/1421/honghieusk4.gif (http://imageshack.us)


ĐÁP : Được , nhưng cũng không được (Mọi người cười). Bởi vì Sư Phụ có thể làm bất cứ chuyện gì , nhưng không thể xen vào tư tưởng của người khác , cần phải để họ tự trưởng thành . Sư Phụ có nói qua , tuy là cha mẹ chúng ta biết làm những bài vở ở trường học , nhưng các người con không biết , khi chúng nó về nhà hỏi quý vị , quý vị chỉ có thể giúp một ít mà thôi , nhưng không thể giúp nó làm bài từ đầu đến cuối , sau đó giao bài cho thầy hoặc cô giáo , vì như vậy nó có thể đạt được hạng nhất cũng vô ích , người con vẫn cứ ngu (mọi người cười), cho nên chúng ta không thể làm như vậy , phải không ? Cũng cùng một hoàn cảnh , quý vị tự tu hành , sẽ tự phát ra bầu không khí cảm hóa , dễ chịu . Các từ trường ánh sáng của quý vị , sau đó sẽ cảm hóa người nhà , hiểu ý của Sư Phụ không ? Cho nên chúng ta cần rất nhiều người tu hành . Giả sử nói Sư Phụ có thể cảm hóa bất cứ người nào , vậy Sư Phụ ở nhà tu hành , chiếu ánh sáng đến khắp mọi nơi trên thế giới là được rồi (mọi người vỗ tay), không cần phải đi truyền Tâm Ấn , có phải vậy không ? (Mọi người vỗ tay).

Nhím Hoàng Kim
10-08-2008, 05:04 PM
VẤN : Có phải các pháp sư ở Đài Loan đều không có trí huệ ? Nếu không tại sao họ không đưa hết chúng con đến đây để học Pháp Môn Quán Âm với Sư Phụ ? Hay là chúng con không có trí huệ , bị truyền thống trong quan hệ sư đồ buộc chặt không dám đi học ? Theo con được biết , có một vị đồng tu đã từng thọ Tâm Ấn với Sư Phụ , tu hành rất tinh tấn , nhưng sau đó bị các vị pháp sư dùng giáo lý kinh Phật khuyên trở lại . Vì vậy xin Sư Phụ từ bi , có thể liên lạc với các vị pháp sư ở Đài Loan để cảm thông không ? http://img77.imageshack.us/img77/1421/honghieusk4.gif (http://imageshack.us)


ĐÁP : Sư Phụ vừa mới nói qua , không thể xen vào tư tưởng của người khác , quý vị thấy những nhà thôi miên , nhìn qua có phải là vĩ đại hơn Sư Phụ không ? Họ chỉ cần dùng mắt nhìn quý vị , quý vị có thể bay được lên không trung , họ bảo quý vị làm gì , quý vị làm như vậy , lúc ấy họ hoàn toàn khống chế ý thức của quý vị , đầu óc của quý vị . Người bị thôi miên , cho dù đem họ cắt đến chảy máu họ cũng không biết , trong lúc thôi miên , họ nói rất nhiều ngôn từ nhưng lúc tỉnh dậy , chính họ cũng không biết đã nói gì .

Sư Phụ tuy có thể làm được những điều này , nhưng không thể làm được , bởi vì chúng ta không thể xen vào nhân quả của người khác , chúng ta không thể xen vào quá trình trưởng thành tự nhiên của người khác , hiểu không ? Cũng giống như em bé vậy , nó từ từ tự nhiên trưởng thành , làm sao quý vị có thể dùng kim chích vào để cho nó lớn nhanh ? Như vậy không có tự nhiên . Các vị pháp sư khác muốn học thì tự nhiên đến học , Sư Phụ không thể cưỡng ép bất cứ ai tu hành . Mọi người đều có quyền của chính họ , có ý chí tự do của chính họ , có năng lực phán đoán riêng , có đạo tâm riêng , nếu họ cảm thấy con đường lựa chọn của họ là đứng đắn , như vậy cứ để họ đi theo con đường đó . Vạn nhất nếu cảm thấy không đủ , và thân tâm còn mở rộng , thật tình tin tưởng Sư Phụ , muốn cầu giải thoát thật sự , họ tự nhiên sẽ đến tìm Sư Phụ .

Bởi vì Sư Phụ đi mọi nơi giảng kinh , sách cũng ra hai ba quyển , bất cứ ai có một chút trí huệ đọc sẽ hiểu , không nên bắt buộc người nào , cũng không nên gõ cửa nhà ai mà nói : "Quý vị đến đây nói chuyện với tôi một chút" (Mọi người cười). Mọi người đều tự tại , ai muốn tu thì tu , đời đời kiếp kiếp đều có người tu , cũng như có người không tu , có người tin cũng như có người không tin ; có người thành Phật , cũng có người thành ma , mọi người đều có quyền năng lựa chọn con đường cho chính mình đi .

Quý vị không nên để ý đến những vị pháp sư ấy ra sao , hoặc những học trò nào bị người ta kéo đi , đó là vấn đề liên quan người khác , cũng không phải là lỗi pháp sư , hiểu không ? Chúng ta không nên trách cứ một người nào , bất cứ một việc gì đều có nhân duyên , bất cứ việc gì đều có điểm tốt của nó , chúng ta không nên để ý người khác , lo cho mình là tốt rồi . Nhìn lại mình có tin tưởng vào Sư Phụ không ? Mỗi ngày có tu Pháp Môn Quán Âm không ? Chính mình có thu nhận được sự lợi ích không ? Nếu có lòng tin , có tu hành , có lợi ích , chúng ta tìm được sự chứng minh cho chính mình . Không nên để ý đến chuyện của người khác , bởi vì quý vị không còn nhiều thì giờ rảnh rỗi , chúng ta tu hành còn sợ không kịp thời gian , hà huống lại đi lo chuyện của người khác (Mọi người vỗ tay).

Nhím Hoàng Kim
10-09-2008, 04:39 PM
VẤN : Có phải trong đời sống hằng ngày đi , đứng , nằm , ngồi đều là thiền ? Hay là cần phải có những tư thế đặc biệt mới có đạt được hiểu quả của sự ngồi thiền ? http://img77.imageshack.us/img77/1421/honghieusk4.gif (http://imageshack.us)


ĐÁP : Không cần có tư thế gì đặc biệt cả . Khi chúng ta biết được pháp môn , tu hành đến một trình độ nào đó , trong đời sống hằng ngày đi , đứng , nằm , ngồi đều là thiền . Cho nên chúng ta vừa mới nghe một vị đồng tu một bên người ấy lái xe một bên thấy được cảnh giới . Lúc đó mắt người ấy vẫn mở , nhưng vì hạ ý thức của người ấy đã sửa đổi , không phải chỉ lúc ngồi mới có thể thấy được cảnh giới . Những người vừa mới tu hành cần phải ngồi mới định được , ngồi còn không định , huống chi đi , đứng , nằm , ngồi thì làm sao mà định ? Hiểu ý của Sư Phụ không ? Có một số người ở một nơi có thể ngồi rất ổn định , nhưng tâm vẫn cứ loạn . Cho nên cần phải tu hành , huấn luyện mình đến một trình độ nào đó , chúng ta mới có thể đi , đứng , nằm , ngồi đều là thiền . Nếu không chúng ta chỉ lập lại những lời của cổ nhân , còn tự mình không có thể nghiệm .

Nhím Hoàng Kim
10-10-2008, 02:56 PM
VẤN : Có người nói Sư Phụ là hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát , thưa Sư Phụ , Ngài nghĩ thế nào ? http://img77.imageshack.us/img77/1421/honghieusk4.gif (http://imageshack.us)


ĐÁP : Quý vị cần phải đi hỏi người ấy , tại sao họ lại nói như vậy ? Chính Sư Phụ chưa bao giờ nói như vậy , càng không thể nói Sư Phụ có những lực lượng gì , nhưng mỗi người đều thấy Sư Phụ một cách khác nhau , tùy theo đẳng cấp của họ mà nhìn thấy Sư Phụ khác nhau . Cho nên hôm qua có người đến hỏi Sư Phụ : "Chúa Giêsu Kitô chưa thành Phật phải không ?" Sư Phụ trả lời : "Khi quý vị thành Phật thì mới có thể phán đoán được", bởi vì sau khi thành Phật chúng ta thấy ai cũng đều là Phật .

Nhím Hoàng Kim
10-11-2008, 08:33 PM
VẤN : Nếu xuất gia rồi lại hoàn tục , nhưng chưa có thọ giới , có tội không ?


ĐÁP : Không có , tại sao lại có tội ? Xuất không được thì trở về (Mọi người cười và vỗ tay).


VẤN : Lúc tu hành đem ý niệm tập trung vào con mắt thứ ba , huyết khí có bị xông lên làm cho đầu óc bị say xẩm chóng mặt không ?


ĐÁP : Đồng tu của chúng tôi không bị những vấn đề đó . Nếu có những tình trạng như vậy là vấn đề riêng của quý vị . Nếu quý vị tu không đúng có thể đến hỏi Sư Phụ , Sư Phụ sẽ dạy cho quý vị phương pháp chính xác . Không phải pháp môn sai , có khi lúc Sư Phụ truyền pháp , quý vị không có nghe rõ ràng , một bên nghe , một bên ngủ (Mọi người cười). Nếu tu hành có vấn đề gì , cần phải viết thư cho Sư Phụ hoặc hỏi Sư Phụ . Sư Phụ ở lại Đài Loan là để giúp đỡ quý vị , bất cứ câu hỏi nào có liên quan đến tu hành đều có thể hỏi .

Nhím Hoàng Kim
10-12-2008, 08:14 AM
VẤN : Các vị linh mục và giáo hữu của Thiên Chúa Giáo , lúc họ vãng sanh đi đâu ? Đạt được những đẳng cấp gì ?


ĐÁP : Điều này phải coi họ có thật sự là tín đồ Thiên Chúa Giáo không ? Hôm qua Sư Phụ nói rất rõ ràng , Chúa Giêsu Kitô nói : "Ta là ánh sáng của thế giới , bất cứ ai tin tưởng vào ta sẽ không bị đi vào nơi u ám". Nếu chúng ta vẫn còn ở nơi u ám , thì có nghĩa rằng chúng ta chưa thật sự là tín đồ của Thiên Chúa Giáo , không thật sự là tín đồ của Thiên Chúa Giáo thì vẫn còn là 'giáo đồ thế giới'. Phàm là công dân của thế giới đều phải chịu luật nhân quả , tùy theo tiền kiếp của chúng ta làm điều gì tốt , làm điều gì xấu , Diêm Vương sẽ tự nhiên sắp đặt , hiểu ý của Sư Phụ không ? Không phải chúng ta ở một giáo đường nào đó ký tên , nhận lễ rửa tội , chúng ta sẽ trở thành tín đồ Thiên Chúa Giáo , không có đơn giản như vậy đâu . Muốn làm con cái của Thượng Đế cần phải giống như Thượng Đế vậy , cần phải có ánh sáng , có lòng từ bi , bác ái . Thượng Đế rất là sáng , nếu tự thân của chúng ta đen tối , làm thế nào có thể nói con cái của Thượng Đế ? Rất có thể chúng ta là con cái của Thượng Đế nhưng là những đứa con rất dơ bẩn , cần phải dùng ánh sáng và âm lưu để rửa sạch , sau đó chúng ta mới thật sự là tín đồ của Thiên Chúa Giáo .

Nhím Hoàng Kim
10-13-2008, 07:57 PM
VẤN : Nếu người nhà phản đối ăn chay , hoặc vì liên quan đến công việc làm , hoặc vì thói quen không sửa đổi được , không bỏ thịt được , làm thế nào để khắc phục để được thọ Tâm Ấn ? http://img77.imageshack.us/img77/1421/honghieusk4.gif (http://imageshack.us)


ĐÁP : Từ từ , nếu người nhà chưa thông cảm , hoặc vì chính mình bỏ không được thì đừng nên thọ Tâm Ấn . Sư Phụ không có gấp cũng không hối thúc ai . Chính quý vị phải cố gắng lo liệu việc của gia đình ? Chúng ta ăn chay , họ cũng có thể ăn mặn , mọi người ăn chung với nhau một cách hòa bình . Chúng ta có thể tự mình nấu ăn , đừng nên làm phiền người khác . Rất có thể lúc đầu họ phản đối , nhưng chúng ta dùng thái độ nhu hòa và thuận thảo để đối xử , về sau họ sẽ từ từ cảm thông . Mọi người đều tự tại , muốn ăn chay thì ăn , muốn ăn thịt thì ăn , khi lo liệu những vấn đề trong nhà cần phải dùng tình thương , như vậy chúng ta sẽ không có nhiều trở ngại .

Nhím Hoàng Kim
10-14-2008, 04:25 PM
VẤN : Sư Phụ có thể cho chúng tôi thấy một số thần thông , hoặc cảm ứng của Phật Bồ Tát ? Như vậy chúng tôi sẽ có lòng để tu hành ? http://img77.imageshack.us/img77/1421/honghieusk4.gif (http://imageshack.us)


ĐÁP : Phật Bồ Tát không có thi triển bất cứ thần thông nào , nhưng thần thông của các Ngài là lớn nhất . Chỉ khi nào quý vị có lòng thành tâm thì mới có cảm ứng , cho dù bây giờ Sư Phụ thi triển thần thông quý vị cũng không nhìn thấy . Khi một người bị nhốt vào một căn phòng tăm tối thì làm sao người đó có thể thấy được bên ngoài có người ca hát , nhảy múa , hoặc lái xe đạp ? Hiểu ý của Sư Phụ không ? Bất luận bên ngoài người ta ca hát hoặc nhảy múa như thế nào , nếu chúng ta bị nhốt vào trong căn phòng nhỏ , thì chỉ thấy được đen tối , không thấy gì khác nữa . Nhưng những người tu hành tốt , ở nơi đây cũng có thể thấy được . Quý vị vừa rồi nghe qua có người nói đến thể nghiệm của họ , ở nơi đây có họ nhìn thấy ánh sáng của Sư Phụ rất lớn , cũng thấy được Sư Phụ có lực gia trì ... Như vậy quý vị đến bao giờ mới thấy được (Mọi người cười). Sư Phụ không phải cố ý thi triển thần thông cho người đó coi , mỗi ngày Sư Phụ đều như vậy , hai mươi bốn tiếng đồng hồ đều như vậy , nếu quý vị nhìn không thấy , vậy thì đẳng cấp của quý vị tương đối thấp (Mọi người vỗ tay).

Nhím Hoàng Kim
10-15-2008, 03:38 PM
VẤN : Chủ yếu của Kinh Pháp hoa là gì ? http://img77.imageshack.us/img77/1421/honghieusk4.gif (http://imageshack.us)


ĐÁP : Giảng về Pháp Môn Quán Âm . Trong phẩm 'Pháp Sư Công Đức' có nói : "Người Pháp Sư thật sự có một ngàn hai trăm nhĩ căn công đức , cho dù chỉ dùng tai thường cũng có thể nghe được tiếng trống , tiếng sấm , tiếng chuông ...", đó đều là những âm thanh nội tại , còn có thể nghe được âm thanh từ thiên đàng đến địa ngục . Trong phẩm 'Phổ Môn' cũng có giảng Pháp Môn Quán Âm , tu Pháp Môn Quán Âm có thể nhìn thấy được Quán Âm Bồ Tát , sẽ đạt được âm thanh bên trong , Phạm Âm , Hải Triều Âm , Thắng Bỉ Thế Gian Âm ..., đó đều là giới thiệu về Pháp Môn Quán Âm . Đôi khi Phật Thích Ca cũng thuận tiện giảng pháp cho người khác nghe , hiện tại cũng có người nói đến thể nghiệm của họ như nghe được Phạm Âm , Hải Triều Âm , Thắng Bỉ Thế Gian Âm , và nhìn thấy được Quan Thế Âm Bồ Tát ... Những điều này là những thể nghiệm bên trong của người Thọ Tâm Ấn lúc ấy họ viết ra thành một quyền kinh .

Nhím Hoàng Kim
10-16-2008, 07:47 PM
VẤN : Lúc Ngài chưa xuất gia , mục tiêu của cuộc sống của Ngài là gì ? Sau khi xuất gia có cải biến nhiều không ? http://img77.imageshack.us/img77/1421/honghieusk4.gif (http://imageshack.us)


ĐÁP : Có mà cũng không có , bởi vì trước khi xuất gia , Sư Phụ đã tu hành , đã muốn giải thoát rồi , hiểu không ? Nhưng khi tu Pháp Môn Quán Âm mới hiểu rõ thêm là có được thân người thật là quý báu . Mục đích đời sống con người là giải thoát , cần phải hiểu rõ ràng mình là ai ? Hiểu rõ được rằng chúng ta chính là Phật , cho nên sau khi xuất gia cũng không có thay đổi nhiều , nhưng sự suy nghĩ có thay đổi , hiểu biết cục diện rộng lớn hơn , không phải xuất gia rồi mới hiểu , trước khi Sư Phụ xuất gia đã hiểu rồi , xuất gia chỉ là để độ chúng sinh tiện lợi hơn . Lục Tổ Huệ Năng trước khi xuất gia , đã lãnh bình bát ra đi . Thần Tú xuất gia hơn ba mươi năm , theo Sư Phụ của ông mỗi ngày , nhưng Thần Tú không đạt được đẳng cấp cao . Người chủ nhân thật sự ở bên trong chúng ta không phải vì xuất gia mới giải thoát , lúc chưa xuất gia người chủ nhân ấy đã giải thoát rồi . Ngài là bất sanh bất diệt , không đục không trong , không tăng không giảm , vĩnh viễn tồn tại .

Nhím Hoàng Kim
10-17-2008, 08:46 PM
VẤN : Nhà Phật có đề ra sự phân biệt nam tướng , nữ tướng , có phải là trọng nam khinh nhữ không ? Nếu có người tích tụ công đức có thể chuyển nữ thành nam không ? http://img77.imageshack.us/img77/1421/honghieusk4.gif (http://imageshack.us)


ĐÁP : Có thể , nhưng phải trở lại đầu thai một lần nữa . Cho nên Sư Phụ khuyên quý vị nam nữ đều chuyển thành vô tướng thì tốt hơn , không nam không nữ (Mọi người đều vỗ tay). Nếu có người cầu Bồ Tát để cho họ biến thành nam chúng , như vậy người ấy phải trở lại một lần nữa . Quý vị đối với cái thế giới này thật lạc quan quá , Sư Phụ sống ở đây một lần là đã cảm thấy chịu không nổi , quý vị còn muốn trở lại một lần nữa thì tấm lòng nhẫn nại của quý vị quả thật cao cường (Mọi người cười). Nếu thật sự muốn trở lại lần nữa , thì cần phải tích tụ rất nhiều phước báu mới có thể chuyển nữ thành nam , nhưng chúng ta cũng không nên suy nghĩ nhiều về thế giới này . Cũng có những quốc gia trọng nam khinh nữ , có những quốc gia trọng nữ khinh nam , cho nên rất khó nói .

Nhà Phật không có trọng nam khinh nữ , thậm chí trong kinh Pháp Hoa có nói Long Nữ mới có tám tuổi đã được thành Phật , có phải vậy không ? (Mọi người đáp : Phải). Xưa nay chưa có bộ kinh nào nói qua nam chúng có thể thành Phật sớm như vậy , cho nên nữ chúng hay hơn nam chúng , có phải vậy không ? (Mọi người vỗ tay). Chúng ta đều ngộ nhận kinh Phật , Phật làm gì có nam nữ ? Mọi người đều có Phật tánh cho dù cây cỏ gỗ đá cũng có Phật tánh , nam chúng nữ chúng đều có Phật tánh như nhau . Sư Phụ nói một tin vui cho quý vị , trong số đồ đệ của Sư Phụ có rất nhiều nữ chúng đẳng cấp của các cô ấy rất cao , không nhất định là nam chúng mới cao . Sư Phụ nói điều này là vốn cho quý vị vui một chút , chúng ta không nên coi nhẹ chính mình , phải tôn trọng chính mình thì người khác mới tôn trọng chúng ta . Nếu chúng ta không tôn trọng chính mình thì sẽ không có ai tôn trọng chúng ta . Chính mình còn không có lòng tự tin thì không có ai có thể giúp chúng ta có lòng tự tin . Nếu chúng ta không nhận thấy rằng mình vĩ đại thì sẽ không ai nhận thấy chúng ta có lòng vĩ đại , hiểu ý của Sư Phụ không ? Cho nên không có nam không có nữ , mọi người đều có Phật tánh mà thôi .

Nhím Hoàng Kim
10-18-2008, 06:39 PM
VẤN : Sư Phụ có thể truyền Pháp Môn Quán Âm ở nơi đây không ? Có gì trở ngại không ? http://img77.imageshack.us/img77/1421/honghieusk4.gif (http://imageshack.us)


ĐÁP : Sẽ bị trở ngại . thứ nhất , giờ giảng kinh đã sắp hết rồi (Mọi người cười). Thứ hai , ở đây có rất nhiều người chưa chuẩn bị , họ không muốn tu Pháp Môn Quán Âm , Sư Phụ không thể cưỡng ép người ta tu hành . Nếu quý vị muốn tu với Sư Phụ thì cần phải định thời gian , Sư Phụ sẽ dạy những người thành tâm cầu Pháp , những người thích thì đến nghe , không thích thì đi về .

Lúc truyền Pháp phải chuẩn bị rất nhiều việc . Khai ngộ rất mau nhưng cũng cần dạy quý vị phải làm thế nào , hiểu không ? Con đường tu hành rất dài , lúc gặp chướng ngại cần phải làm sao ? Gặp Phật hay ma thì có cách nào phân biệt thật hay giả ? Làm thế nào để xử lý ? Cho nên không phải là chuyện đơn giản .

Khai ngộ rất mau , ở nơi đây có thể tức khắc khai ngộ , nhưng trách nhiệm của Sư Phụ rất lâu dài , cần phải săn sóc học trò cho đến khi nào thành Phật mới thôi , lúc ấy trách nhiệm của Sư Phụ mới hoàn thành (Mọi người vỗ tay).

Một số cha mẹ nuôi con cái của mình nhiều nhất là hai mươi mấy năm mà thôi , nhưng Sư Phụ nuôi học trò phải đến mấy đời , nuôi đến khi nào chúng nó thành Phật , chứ không phải chỉ giúp quý vị khai ngộ là đủ rồi . Sư Phụ có rất nhiều việc phải làm , cần phải bồi dưỡng niềm tin của quý vị , trưởng dưỡng trí huệ của quý vị , làm mở rộng sự khai ngộ của quý vị , chỉ dạy quý vị , giúp đỡ và xử lý những chướng ngại của quý vị , thanh tịnh hóa thân , khẩu , ý của quý vị , nhưng thời gian truyền Tâm Ấn phải cần mấy tiếng đồng hồ .

Nhím Hoàng Kim
10-21-2008, 08:47 PM
VẤN : Chúa Giêsu Kitô đề xướng lòng bác ái , nhưng Phật Giáo không những không nói đến bác ái , ngược lại còn nói ái là nguyên nhân khổ của chúng sinh , là nguồn gốc của sinh tử , thưa hỏi lòng từ bi của nhà Phật và lòng bác ái của Cơ Đốc Giáo có gì khác nhau ? http://img77.imageshack.us/img77/1421/honghieusk4.gif (http://imageshack.us)


ĐÁP : Không có gì khác nhau . Từ bi là bác ái ; bác ái là gì ? Ái này không phải là ái tình , mà là ái tâm . Đối với mọi người đều có lòng bảo hộ , có lòng bình đẳng , có lòng săn sóc , có lòng trìu mến , không phải ái tình của nam nữ . Hai điều đó hoàn toàn không giống nhau . Bác tức là quảng bác , quảng đại , bất cứ người nào chúng ta cũng đều thương , cho dù động vật , cỏ cây , hoa đá chúng ta đều thương , đó tức là bái ái . Từ bi cũng như vậy , ý của từ bi là đối với bất cứ chúng sinh nào chúng ta đều có lòng khoan dung , có lòng bác ái , có lòng từ bi . Cho nên nói có lòng bác ái , có lòng từ bi đều cùng một nghĩa , không có chuyện gì khác nhau .

Nhím Hoàng Kim
10-22-2008, 03:40 PM
VẤN : Sau khi học Pháp môn Quán Âm với Sư Phụ , sống trong xã hội vẫn làm việc kiếm tiền , phát triển sự nghiệp , kết hôn sinh con , nuôi dưỡng con cái , có phải cũng được giải thoát không ? http://img77.imageshack.us/img77/1421/honghieusk4.gif (http://imageshack.us)


ĐÁP : Vẫn được giải thoát . Trong số đồ đệ của Phật Thích Ca có rất nhiều người tại gia , trong đó có Duy Ma Cật Đại Sư là một vị cư sĩ , nhưng đẳng cấp của Ngài cũng không khác Phật bao nhiêu .

Nhím Hoàng Kim
10-23-2008, 04:55 PM
VẤN : Trong lịch sử không ít người niệm Phật vãng sanh , tu pháp Tịnh Độ có được những thành quả như vậy không ? http://img77.imageshack.us/img77/1421/honghieusk4.gif (http://imageshack.us)


ĐÁP : Theo Sư Phụ biết , niệm Phật không có vãng sanh . Vừa rồi đồng tu của chúng tôi có nói họ cùng với Quảng Khâm Lão Hòa Thượng học niệm Phật năm năm , nhưng không được gì cả . Vừa học với Sư Phụ chỉ có năm tiếng đồng hồ , liền thấy được Tây Phương . Quý vị tự lựa chọn thì tốt hơn , không nên hỏi nhiều lời . quý vị muốn nhìn thấy Tây Phương , bây giờ có thể thấy được , không phải đợi đến chết rồi mới thấy . Ví dụ có một người lúc họ còn sống không có tiền , đến khi chết rồi đương nhiên cũng không thể có tiền . Nếu như có một người chủ đến nói với quý vị : "Bây giờ anh giúp tôi làm việc , đến lúc chết rồi tôi sẽ giao hết tất cả tiền cho anh". Như vậy quý vị có muốn không ? Đương nhiên không muốn , chúng ta muốn mỗi tháng lãnh tiền , như vậy mới có thể sống được , hiểu không ? Pháp môn của Sư Phụ "có làm thì có tiền", không phải đợi tới vãng sanh mới đưa hết cho quý vị (Mọi người vỗ tay).

Pháp môn Tịnh Độ là để làm cho người ta qua thì giờ , trong Khai Thị Lục của Quảng Khâm Lão Hòa Thượng nói chính ông ta cũng không phải tu niệm Phật nhưng ông cũng dạy người ta niệm Phật . Khi có người hỏi ông : "Niệm Phật có thể thấy Phật không ?" Ông trả lời : "Không". Ông là vị Pháp sư niệm Phật rất nổi tiếng vừa mới qua đời , cho nên chúng ta mới biết được . Nếu như thời gian của chuyện này qua quá lâu , chúng ta sẽ không biết họ đã tu những gì . Sư Phụ cũng có dạy người niệm A Di Đà Phật . Nhưng chính Sư Phụ một câu cũng không niệm (Mọi người cười). Bởi vì người ta thích niệm A Di Đà Phật , hy vọng rằng Sư Phụ dạy họ niệm (Mọi người cười). Bởi vì người ta thích niệm A Di Đà Phật , hy vọng rằng Sư Phụ dạy họ niệm , nên Sư Phụ nói : "Được , quý vị thích niệm thì niệm không sao cả".

Ví dụ Sư Phụ đi thăm các vị đệ tử lúc thọ giới , giới trường bên ngoài có rất nhiều vị cùng Pháp sư đang thọ bát , các vị Pháp sư cho rằng đó là truyền thống , không phải là họ không có tiền . Pháp Sư ở Đài Loan là người có tiền nhất , những người mặc áo vàng ấy đi thọ bát , Sư Phụ cũng tôn kính họ , cúng dường họ . Có những người hành khách ở bên cạnh thấy vậy cũng muốn được cúng dường , Sư Phụ cũng không có lòng phân biệt , cũng cúng dường cho họ . Ngày hôm sau Sư Phụ lại đến , những người hành khất ấy , khi gặp thấy Sư Phụ liền kêu : "Sư Phụ , tôi ở nơi đây , tôi muốn tiền". Sư Phụ bảo họ : "Sư Phụ cho tiền quý vị không có ích lợi nhiều , quý vị cần tu hành mới tốt , quý vị có thể niệm Phật A Di Đà , quý vị có thể cầu Quán Thế Âm Bồ Tát , nên niệm nhiều Quán Thế Âm Bồ Tát , rất có thể đời sau trở lại không phải đau khổ như vậy".

Nhưng những người hành khất ấy cứ một mực phàn nàn , họ nói rằng cuộc đời của họ ngày lại ngày quá khổ . Sư Phụ nói : "Rất có thể là quý vị không có tu hành , cho nên mới gặp phải những sự đau khổ ấy . Bây giờ quý vị thành tâm niệm Phật , hoàn cảnh rất có thể tốt hơn phần nào , tâm linh có thể thấy an ủi hơn một chút". Sư Phụ cũng dạy họ niệm Phật nhưng họ không niệm , họ chỉ niệm 'tiền' mà thôi (Mọi người cười).

Cho nên quý vị không nên nói Sư Phụ không dạy người ta niệm Phật , Sư Phụ không những dạy người ta niệm Phật , mà còn dạy người ta niệm Kinh Địa Tạng Vương , niệm Phẩm Phổ Môn . Lúc Sư Phụ ở Bành Hồ , có một người đàn ông muốn thọ Tâm Ấn , bởi vì thân thể ông bịnh hoạn , sắp sửa lâm chung nên muốn cầu thọ Tâm Ấn . Lúc Sư Phụ đi gặp ông , thì ông sắp sửa vãng sanh rồi , Sư Phụ cũng không muốn để cho ông thất vọng , liền truyền Tâm Ấn cho ông . Lúc truyền Tâm Ấn mặt ông vàng như nghệ , thọ Tâm Ấn vừa xong thì khuôn mặt ông lập tức trở nên hồng hào , những nét đau khổ cũng trở nên dễ chịu , thật yên lặng nhẹ nhàng rời khỏi thế giới này . Nhưng vợ của ông ấy không tin chuyện truyền Tâm Ấn , vẫn tiếp tục ăn thịt . Cô ấy hỏi Sư Phụ rằng : "Chồng tôi đã chết rồi , bây giờ tôi phải làm sao để giúp ông ấy ra đi được dễ dàng ?" Sư Phụ nói : "Mỗi ngày cô niệm Kinh Địa Tạng Vương , niệm bao nhiêu lần cũng được , sau đó hồi hướng cho chồng của cô".

Sư Phụ dạy cô ấy như vậy , không phải vì để độ chồng của cô ấy , chồng của cô ấy đã độ xong rồi , bây giờ phải độ cho người vợ này . Bảo cô ấy niệm kinh Địa Tạng Vương , bởi vì bên trong có nói đến nhân quả , tả những sự khủng khiếp của địa ngục . Có thể lúc cô ấy niêm xong sẽ cảm thấy lo sợ rồi muốn tu hành , như vậy niệm kinh Đại Tạng Vương mới có hữu ích , hiểu ý của Sư Phụ không ? (Mọi người vỗ tay). Cho nên quý vị không nên cho rằng Sư Phụ chỉ dạy Pháp Môn Quán Âm , Sư Phụ tùy theo hoàn cảnh mà dạy , đối với nhu cầu nào thì dạy thứ ấy , nhưng rất hữu ích .

Nhím Hoàng Kim
10-25-2008, 11:04 AM
VẤN : Mỗi ngày ngồi thiền hai tiếng rưỡi , nếu vì vậy mà ngủ không đủ thì có ảnh hưởng đến sức khoẻ không ? http://img77.imageshack.us/img77/1421/honghieusk4.gif (http://imageshack.us)


ĐÁP : Không , nhưng cũng cần phải ngủ đầy đủ . Chúng ta có thể giảm thiểu thời gian nói điện thoại , giảm thiểu thời gian uống cà phê và nói chuyện gẫu , như vậy mỗi ngày sẽ dành được rất nhiều thời gian . Nếu đã biết được pháp môn , bất cứ lúc nào cũng có thể tu hành , ở trên xe công cộng cũng có thể tu hành , đi đường cũng có thể tu hành , lúc làm việc cũng có thể tu hành , đi đường cũng có thể tu hành . Chúng ta có rất nhiều thời giờ , nhưng rất tiếc chúng ta lại lãng phí mà không biết cách dùng ? Mỗi ngày chúng ta nói rất nhiều lời , nếu dùng máy thu âm ghi lại những lời nói ấy , mỗi tối đem ra nghe , quý vị sẽ phát hiện hầu hết những lời nói đều là những chuyện vô ích , có phải vậy không ? Những khoảng thời gian này đều kể là phí mất rồi , chúng ta nên để dành mỗi ngày hai tiếng rưỡi đồng hồ để tu hành .

Chúng ta nuôi cái thân thể này nhiều nhất là 100 năm , mỗi ngày phải làm việc tám tiếng đồng hồ , nhưng không phiền hà một chút nào mà lại thích thú làm . Nhưng muốn nuôi dưỡng lin hồn của chúng ta , muốn vĩnh viễn giải thoát , không phải trở lại để nhận lãnh cái đau khổ của sanh , lão , bệnh , tử tu hai tiếng rưỡi đồng hồ thì đã cảm thấy quá nhiều , tìm mọi lý do để khước từ . Như vậy không thương yêu chính mình , đối với mình không có từ bi , coi trọng nhục thể này hơn linh thể . Bây giờ quý vị có thể biết được tại sao ít người tu Pháp Môn Quán Âm , bởi vì chúng sinh đã lầm đường đến mức độ này , cho dù tốt đối với chính mình cũng không muốn tu (Mọi người vỗ tay).

Nhím Hoàng Kim
10-26-2008, 07:48 AM
VẤN : Vì giới luật cho nên ăn chay , nhưng thực vật cũng có sinh mạng , vậy tại sao không phải là sát sanh ? http://img77.imageshack.us/img77/1421/honghieusk4.gif (http://imageshack.us)


ĐÁP : Mỗi lần giảng đều hỏi cùng một câu hỏi . Được , vậy quý vị chết đói là xong (mọi người cười), ai không muốn ăn thì để họ tự tại . Quý vị nói thực vật có sinh mạng , về điểm này Sư Phụ cũng đồng ý , nhưng dù là như vậy Tâm Ấn xong không lẽ lại chịu chết sao , bởi vì không được ăn bất cứ thứ gì . Chúng ta không thể tu khổ hạnh đến mức độ này , như vậy là mê tín . Chúng ta cần phải bảo hộ cái thân thể này trước khi thành Phật , muốn như vậy thì trong hoàn cảnh không thể tránh được chúng ta cố gắng lựa chọn cái sát nghiệp nhỏ nhất ; cũng như chúng ta không muốn thiếu người khác năm vạn đồng , chỉ thiếu năm trăm đồng là được rồi . Không phải vì không muốn thiếu người khác thì hoàn toàn không ăn , nếu như việc làm ăn buôn bán chưa có đủ mà không đi mượn tiền mà dùng , vậy sẽ bị chết đói . Sự thật ra khi chúng ta chưa ăn bất cứ thứ gì , chỉ một chút cử động thì đã sát sanh rồi . Khi ta hít thở , rửa tay , giặt quần áo , tắm rửa , đi bộ đều là sát sanh . Sư Phụ không muốn nói nhiều , chỉ muốn bảo quý vị tu hành cần phải tu trung đạo , không nên thái quá .

Nhím Hoàng Kim
10-26-2008, 06:59 PM
VẤN : Làm thế nào để Bồ Đề Trường Thọ ? http://img77.imageshack.us/img77/1421/honghieusk4.gif (http://imageshack.us)


ĐÁP : Chúng ta cần phải tìm đến nó , sau đó giữ lấy nó , như vậy nó mới có thể cùng với chúng ta trường thọ . Nhưng giữ lấy được Bồ Đề không phải là chuyện đơn giản , cần phải tu Pháp Môn Quán Âm , mở trí huệ (Mọi người vỗ tay).


VẤN : Tôi chưa làm điều gì sai nhưng tại sao ngủ lại không được ? Khi chỉ nghe một âm thanh nhỏ liền giựt mình tỉnh thức , thưa Sư Phụ tôi cần phải giải quyết như thế nào ?


ĐÁP : Vậy tu Pháp Môn Quán Âm là thích hợp nhất (Mọi người vỗ tay). Chúng ta không nên ngủ nhiều , ngủ không được thì tốt nhất , thức dậy ngồi thiền là tốt nhất , tu hành sợ nhất là ngủ quá nhiều . Nếu vì ngủ không được , đem thời gian này dùng để tu hành là hay nhất , cũng như Tái Ông mất ngựa vậy .

Nhím Hoàng Kim
10-27-2008, 05:58 PM
VẤN : Chúa Giêsu nói : "Chúng ta là con của Thượng Đế". Trong câu nói 'Thượng Đế' và 'con' có phải chỉ lòng phân biệt không ? Theo như Phật nói : "Chúng sanh đều có Phật tánh", dường như có sự khác biệt , xin Sư Phụ khai thị . http://img77.imageshack.us/img77/1421/honghieusk4.gif (http://imageshack.us)


ĐÁP : Không có khác biệt , bất cứ chúng sanh nào cũng đều có Phật tánh , Phật nói bất cứ chúng sinh nào đều là con cái của Thượng Đế đều có cùng một ý nghĩa . Phật Thích Ca nói bất cứ chúng sinh nào cũng đều có Phật tánh , Ngài không có nói rằng bất cứ chúng sinh nào đều là Phật , có Phật tánh chưa phải là Phật , cần phải tu hành mới có thể thành Phật . Cũng giống như chúng ta là con cái của Thượng Đế , ý nghĩa cũng như nhau . Cho nên chúng ta cần phải tu hành , tu hành sau này mới nhận biết được Thượng Đế .

Nhím Hoàng Kim
10-29-2008, 04:14 PM
THUYẾT PHÁP TẠI THỰC CHIẾM ĐƯỜNG

Đài Bắc , Ngày 8 Tháng 4 Năm 1988

VẤN : Nông phu vì trồng rau quả cho chúng sinh nên phải dùng thuốc trừ sâu , như vậy có phạm giới không ? http://img77.imageshack.us/img77/1421/honghieusk4.gif (http://imageshack.us)


ĐÁP : Nếu Sư Phụ nói có , như vậy mọi người sẽ bị chết đói thì sao ? Trong những hoàn cảnh thật sự không thể tránh , thì vẫn cứ tiếp tục làm . Pháp luật của vũ trụ này là như vậy , vì sinh tồn có thể sát hại những chúng sinh nhỏ , tuy nhiên cần phải trả nghiệp chướng này . Thế giới này là một thế giới sát hại lẫn nhau . Mỗi một phút , mỗi một giây chúng ta đều có sát sanh , nói chuyện , hít thở , rửa tay , đi , đứng , nằm , ngồi đều sát sanh . Không phải chúng ta thích sát sanh , nhưng khoa học ngày hôm nay cũng đã chứng minh dù ở trên một diện tích rất nhỏ , cũng chứa đựng hằng hà sa số chúng sinh , hiểu ý của Sư Phụ không ? Cho nên đừng có hỏi dùng thuốc trừ sâu có sát sanh không , cho dù một người ngồi yên ở một nơi cũng đã sát sanh rồi .

Chúng ta cần phải cố gắng tránh , không nên cố sát sanh . Ví dụ nói chúng ta có đậu để ăn , trong đậu có rất nhiều chất đạm , vì thế không nên giết bò , giết gà , chúng ta có thể dùng đậu vàng , đậu đen , đậu đỏ , đậu xanh ... để thay thế chất đạm , không nên giết loài vật để ăn . Có thể tránh được thì tránh . Nhưng cơm thì nhất định phải ăn , cả thế giới đều dựa vào cơm để sống . Nếu không dùng thuốc trừ sâu , thu hoạch không tốt , chúng ta sẽ không có cơm ăn , thế giới sẽ bị nạn đói , mọi người cũng sẽ bị chết đói . . Nhưng những người cần phải dùng thuốc trừ sâu , cũng có thể tu hành , và càng nên tu hành nhiều hơn , để trả những nghiệp chướng ấy . Không phải chỉ có những người làm ruộng mới tu hành , những người ăn cơm cũng cần phải trả nghiệp chướng cho người nông phu . Cho nên quý vị không nên lo lắng lắm , có rất nhiều người phải trả một phần nghiệp chướng của quý vị , trong đó bao gồm Sư Phụ (Mọi người cười).

Nhím Hoàng Kim
10-31-2008, 07:31 PM
VẤN : Giáp giết Ất , là nhân quả hay là định nghiệp ? http://img77.imageshack.us/img77/1421/honghieusk4.gif (http://imageshack.us)


ĐÁP : Là nhân quả cũng là định nghiệp . Nhân quả tức là định nghiệp , ý là trước đây có nhân quả , cho nên bây giờ nhất định phải trở thành như vậy . Thí dụ nói nhân quả này chú định trong một đời nào đó chúng ta sẽ nhất định giết một người , thì cuộc đời sau người ấy trở lại sẽ giết chúng ta . Giết đi giết lại một hồi cảm thấy chán (mọi người cười), cho nên không còn muốn vui chơi nữa , trong ấy có một người nói : "Được , tôi tha thứ cho anh". Như vậy sẽ không còn sự tàn sát lẫn nhau nữa , về sau không phải trở lại và như vậy vòng oan oan tương báo sẽ không còn tồn tại , việc làm này ở bất cứ phương diện nào cũng tốt . Cho nên bất cứ tôn giáo nào cũng dạy chúng ta nên tha thứ cho kẻ thù , đó là vì nguyên cớ này , bởi vì chúng ta muốn thoát khỏi oán hận , liễu thoát sanh tử .