PDA

View Full Version : SÁCH VẤN ĐÁP - PHÁP MÔN QUÁN ÂM



Pages : 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 [12] 13 14 15

Nhím Hoàng Kim
11-23-2009, 04:17 PM
http://img18.imageshack.us/img18/2489/hspn01.jpg


Vấn : Nghe nói những thần tượng ở trong chùa đều có những vong linh trú ngụ trong đó , xin hỏi những vong linh đó thuộc về thế giới nào ?


Đáp : Rất có thể là thế giới A tu la , thuộc Thế Giới Thứ Nhất . Sư Phụ không muốn nói nhiều , nói ra quý vị sẽ sợ hãi , tốt nhất là không nên nói những chuyện này . Sư Phụ chỉ có thể giảng cho đệ tử của Sư Phụ nghe thôi , sau khi quý vị được thọ Tâm Ấn , Sư Phụ sẽ trả lời những câu hỏi này . Nơi đây tốt nhất là không nên trả lời , bởi vì ở Đài Loan có rất nhiều chùa , nếu như Sư Phụ nói thật , sẽ có rất nhiều người chịu không nổi , cho nên Sư Phụ không nói .

Nhím Hoàng Kim
11-24-2009, 08:11 PM
Vấn : Trên thế giới này còn có pháp môn khác mà hiệu quả truyền pháp cũng giống như Pháp Môn Quán Âm ?


Đáp : Không có ! Pháp Môn Quán Âm là Pháp Môn Quán Âm , các pháp môn khác là các pháp môn khác . Tu hành những pháp môn khác phải trải qua một thời gian khá lâu , rất có thể cũng được khai ngộ , giống như tu Pháp Môn Quán Âm vào ngày thứ nhất vậy , nhưng không chắc chúng ta thoát khỏi đẳng cấp này , cũng không nhất định là sẽ đạt được quả vị rất cao ; về điểm này nếu muốn hiểu rõ , cần phải đọc Kinh Lăng Nghiêm . Phật Thích Ca Mâu Ni nói : "Muốn thành Phật chỉ có tu Pháp Môn Quán Âm , đây là con đường cuối cùng để thành Phật", những con đường khác chỉ có thể đưa chúng ta đến ngoài cửa mà thôi , muốn bước vào trong , chỉ có một con đường , bất luận quý vị đi từ đâu đến , đều cần qua cánh cửa ấy , mới có thể nhìn thấy Sư Phụ bên trong . Pháp Môn Quán Âm là con đường cuối cùng , cánh cửa cuối cùng đó .

Nhím Hoàng Kim
11-25-2009, 06:49 PM
Vấn : Hôm qua Sư Phụ nói Phật Thích Ca Mâu Ni tu Pháp Môn Quán Âm , tại sao các vị cao tăng trong lịch sử không có nghe nói đến pháp môn này ?


Đáp : Có , họ có tu Pháp Môn Quán Âm , trong sách Bí Quyết Để Được Tức Khắc Khai Ngộ - Khai Thị I , Sư Phụ có dẫn chứng , tất cả các pháp môn vốn đều là Pháp Môn Quán Âm , tất cả các môn phái thuở ban đầu đều từ Pháp Môn Quán Âm mà ra , tất cả các giáo chủ đều dạy Pháp Môn Quán Âm , nhưng vì chúng ta không hiểu , nên mới phân biệt , hiểu rõ rồi thì không còn phân biệt nữa .

Nhím Hoàng Kim
11-29-2009, 08:44 PM
Vấn : Sư Phụ đã nghiên cứu sâu sắc các tôn giáo , cho rằng tất cả các tôn giáo vốn không có sự phân biệt , tại sao lại lựa chọn con đường thí độ và mặc áo cà sa của Phật Giáo ?


Đáp : Bởi vì trước đây Sư Phụ rất ngu , không hiểu đạo lý , bây giờ tuy hiểu rồi , nhưng đã mặc tăng phục xuất gia của Phật Giáo , thì cứ tiếp tục mặc , nếu như đổi qua đổi lại rất mệt , vì dù có thay đổi như thế nào , cũng chỉ là một người mà thôi . Nhưng rất có thể sau này Sư Phụ sẽ đổi , đợi đến khi Sư Phụ có chút đỉnh tiền , Sư Phụ sẽ mua nhiều quần áo hơn , một ngày mặc áo xanh , một ngày mặc áo đỏ , để quý vị coi . Quý vị hãy ráng nhẫn nại một thời gian . Bây giờ Sư Phụ không có tiền , đợi đến khi Sư Phụ có tiền , chỉ cần quý vị thích , Sư Phụ sẽ mặc nhiều loại y phục khác nhau , còn bây giờ Sư Phụ mặc bộ đồ này cũng chẳng sao . Con người cũng vậy , khai ngộ là ở bên trong không phải ở bên ngoài . Khai ngộ không phải vì quần áo mới có được . Sau khi khai ngộ , bối cảnh cuộc sống của chúng ta như thế nào , thì cứ tiếp tục như thế đó . Ví dụ quý vị theo Sư Phụ thọ Tâm Ấn học đạo , Sư Phụ không có kêu quý vị phải cạo đầu , tóc của quý vị vẫn có thể để dài cho đẹp , để những thẩm mỹ viện có việc làm ; không cần phải thay đổi gì cả , hiểu không ? Cũng giống như vậy , hình dáng của Sư Phụ bây giờ không cần phải sửa đổi , trước đây Sư Phụ như thế nào , bây giờ vẫn tiếp tục như vậy , hiểu không ? Đổi đi đổi lại cũng chỉ là một mà thôi . Cũng không phải Sư Phụ đặc biệt lựa chọn Phật Giáo , nhưng Sư Phụ vốn xuất thân từ một gia đình Phật Giáo , về sau lại gặp rất nhiều pháp sư Phật Giáo , học rất nhiều kinh điển của Phật Giáo , khi Sư Phụ đi Ấn Độ lại gặp pháp sư Phật Giáo , Sư Phụ cạo đầu , nhân duyên là thế đó . Lúc ban đầu đã như thế nào , bây giờ vẫn tiếp tục giữ gìn như vậy . Quý vị không nhất thiết phải giống Sư Phụ , quý vị là tín đồ của Thiên Chúa Giáo , trước đây quý vị như thế nào , thì bây giờ cũng giống như trước vậy , không cần phải sửa đổi , hiểu ý của Sư Phụ không ? Y phục chẳng qua là bề ngoài mà thôi , Sư Phụ đã mặc tăng phục Phật Giáo rồi , bây giờ lại tiếp tục mặc . Nếu như quý vị không thích , Sư Phụ có thể lập tức cởi bỏ , nhưng quần áo bên trong của Sư Phụ rách rưới sẽ khó coi (mọi người cười), sợ quý vị không thích , nói Sư Phụ không lễ phép , không tôn kính quý vị , cho nên Sư Phụ mới dùng bộ áo cà sa che nó lại , cho dễ coi hơn , hiểu không ? (Mọi người vỗ tay).

Nhím Hoàng Kim
12-02-2009, 09:04 PM
Vấn : Tiếng Phạn "Bát Nhã Ba La Mật" có nghĩa là gì ?


Đáp : Đại trí huệ , ý nói là trí huệ chân chính , bản lai diện mục , đạo , bản tâm , Thượng Đế , hoặc là thánh linh , đều cùng một ý nghĩa .


Vấn : Sư Phụ , Ngài tu theo tông nào ?


Đáp : Pháp Môn Quán Âm , không có tông gì cả .


Vấn : Tôi bình thường ăn chay , nhưng vạn nhất nếu đi ra nước ngoài không thể trì chay , có thể nhập gia tùy tục , đợi đến khi trở về nước rồi ăn chạy được không ?


Đáp : Quý vị có thể bảo đảm rằng mình còn sống để trở về nước không ? (Mọi người cười). Tu hành không nên mượn cớ , bây giờ ngay cả trên phi cơ , cũng có thể ăn chay được , ở bệnh viện người ta cũng nấu chay cho quý vị ăn . Đại sư Huyền Trang đi Ấn Độ mới thật là khó khăn , lúc đó người ta không biết ăn chay là gì ? Đại lục Trung Quốc không có bao nhiêu người biết ăn chay , cho nên ăn chay thật không dễ dàng . Nhưng bất luận gặp phải trăm ngàn vạn khổ nào , Ngài cũng ăn chay . Quý vị đọc Tây Du Ký thì sẽ hiểu , Ngài đã trải qua bao nhiêu khó khăn mới đến được Ấn Độ , từ Trung Quốc đến Ân Độ đều dùng chay , một chút thịt cũng không ăn , cho dù có một ngày , Ngài ở tại một ngôi chùa của đạo gia , có hai vị Đạo Đồng đem nhân sâm đến cho Ngài dùng , và nói với Ngài : "Dùng nhân sâm quả sẽ được trường thọ , ăn một quả có thể sống bốn ngàn năm". Nhân sâm quả bề ngoài giống như em bé vậy , Ngài nhìn rồi không muốn ăn , sợ quá . Nhân sâm quả chỉ có hình dáng giống em bé , Ngài đã không dám ăn , huống chi là ăn thịt ? Ở thế kỷ thứ hai mươi này , cho dù đi vòng quanh thế giới , vẫn có thể tìm được thức ăn chay ; cho nên đừng mượn cớ để ngã mặn , cần phải tìm cách tu hành , tịnh hóa thân khẩu ý , và vun bồi phong độ của một vị Phật Bồ Tát , đừng có tìm cách làm phàm phu . Muốn làm phàm phu thật ra quá dễ không cần phải lựa lời gì cả . Tu hành cần phải khác với người phàm phu một chút mới được kể là tu , mới có thể nói chúng ta hành Bồ Tát Đạo , thọ Bồ Tát Giới . Nếu chúng ta từ sáng đến tối chỉ tìm cớ ăn chơi hưởng lạc , thì không cần phải nói gì cả ; vì nói ra sẽ làm người khác cảm thấy áy náy giùm cho quý vị .

Nhím Hoàng Kim
12-05-2009, 11:31 PM
Vấn : Tôi được nghe một đệ tử đã thọ Tâm Ấn với Sư Phụ nói , những người đã thọ Tâm Ấn không được ở cùng một phòng với người chưa truyền Tâm Ấn . Nếu như vợ đã được Tâm Ấn , chồng cũng thọ Tâm Ấn , sau đó cả nhà đều phải Tâm Ấn nêu không thì không được sống chung với nhau , mọi người phải cách xa nhau ?


Đáp : Không có , có thể nói đùa cho vui , hoặc là quý vị nghe sai . Nếu như không thể cùng sống với những người chưa được truyền Tâm Ấn trong một phòng , thì hôm nay Sư Phụ ở đây nói chuyện để làm gì ? Trong số quý vị hiện diện chỉ có một số nhỏ đã thọ Tâm Ấn , nếu như Sư Phụ không thể ở cùng với quý vị , thì đã phải vội vã đi về rồi , phải không ?

Đương nhiên là không phải , đây chỉ là ngộ nhận . Mọi người đều được tự tại , muốn Tâm Ấn thì Tâm Ấn , muốn ăn chay thì ăn chay , muốn theo Sư Phụ học , không học cũng chẳng hề gì . Thiên hạ vốn vô sự , không ai có thể ép buộc người nào Tâm Ấn ; cho dù là chồng vợ cũng không nhất định phải tu một phương pháp ; nếu như không cùng tin tưởng vào một vị Sư Phụ , cũng không nên bắt buộc . Sư Phụ đều dạy đệ tử của Sư Phụ không nên bắt ép bất cứ ai , dù là chồng , vợ , con cái , cha , mẹ , cũng không nên dùng bất cứ ám thị nào để cưỡng bức người khác tin tưởng cùng pháp môn với mình , một đạo lý với mình .

Chúng ta có thể dùng phương pháp hợp lý lẽ để nói cho họ nghe , có thể thảo luận , cũng giống như Sư Phụ giảng kinh vậy , để mọi người cùng tham khảo . Nếu mọi người tin tưởng , có thể tự tại đến thọ Tâm Ấn , Sư Phụ không dùng tình cảm để ép buộc người khác , hoặc dùng ngụy kế nào để cưỡng bức người khác tu hành , vì làm như vậy là không được . tu hành cần phải trong tâm phát xuất ra . Nếu có duyên , tự nhiên chúng ta sẽ biết , sẽ tin tưởng giáo lý của Sư Phụ , không ai có thể cản trở chúng ta được , như vậy mới được kể là tu hành chân chánh , hiểu không ?

Trung quốc có câu : "Tứ hải giai huynh đệ", mọi người đều có Phật Tánh , tại sao không thể sống chung với người chưa Tâm Ấn ? Như vậy là lòng phân biệt quá nặng , người tu Pháp Môn Quán Âm sẽ không như vậy . Quý vị đừng nói vậy , mọi người đều như nhau , chẳng qua con đường lựa chọn không giống nhau mà thôi ; cùng sống chung một căn nhà , nhưng có những thể nghiệm khác nhau , có những cảm giác bên trong khác nhau mà thôi , chứ không phải là không sống chung với nhau được . Nếu như không thể sống chung , thì chúng ta sẽ đi đâu đây ? Đài Loan nhỏ quá , khó mà có được một lúc hai căn nhà .

Nhím Hoàng Kim
12-06-2009, 01:34 PM
Vấn : Thưa hỏi Đại Sư , Phật Giáo thường nói đến pháp môn phương tiện và lại nói tùy duyên , nhưng theo sự hiểu biết của tôi , những người tu tại gia của Phật Giáo rất ít trường chay , nhưng những tín đồ của Nhất Quán Đạo chỉ cần phát tâm , thì mọi người có thể thanh khẩu thọ chay . Điều này có thể nói rằng ăn chay không khó khăn , nhưng nếu gặp chướng ngại này , có phải vì họ quá nhấn mạnh đến pháp phương tiện và tùy nhân duyên không ?


Đáp : Phải , Sư Phụ nói thật cho quý vị hay , vì đoàn thể Phật Giáo , mà chúng ta biết , không đủ chân thành , không đủ nghiêm trang , một bên tu hành , một bên hưởng thụ thế giới . Sư Phụ không hiểu rõ Nhất Quán Đạo tu gì , nhưng họ có thể ăn chay , ít nhất đã biểu lộ được tấm lòng thành . Muốn tu cần phải thật sự buông bỏ một số việc ; muốn tu hành chân thành , không phải một chân ở nơi này , một chân ở nơi kia , đợi sau khi vãng sanh , một chân ở thế giới này , một chân ở Tây Phương , như vậy làm sao được ? Lúc đó không đi Tây Phương được , lại không được sống ở thế giới này , như vậy sẽ rơi vào của hai bên (Mọi người cười). Nếu chúng ta tự xưng là tu hành chân chánh , hãy nhìn thử người xưa tu như thế nào , thì chúng ta cần phải tu như thế đó . Phật Thích Ca Mâu Ni nói không nên sát sanh , cũng bảo người cần ăn chay , chính Ngài cũng ăn chay ; chúng ta tự xưng là tín đồ Phật Giáo biết rằng giới luật của Bồ Tát trong kinh Phạm Võng có nói đến việc ăn chay , vậy tại sao lại không ăn chay ? Lại phỉ báng những người bên Nhất Quán Đạo ? Nhìn họ ăn chay cũng đã thấy rất lương thiện rồi . Chúng ta nói là tín đồ Phật Giáo , có Đại Thừa , có Tiểu Thừa , lại thọ Bồ Tát Giới , từ sáng đến tối niệm Phật rất ồn ào , nhưng ăn chay lại không ăn , lại còn đi phỉ báng người khác , thật là chuyện không công bình , phải vậy không ? (Mọi người đáp : "Phải" và vỗ tay).

Nhím Hoàng Kim
12-10-2009, 07:38 PM
Vấn : Khai ngộ và thần thông có quan hệ gì với nhau ? Phạm vi của thần thông là như thế nào ?


Đáp : Không có quan hệ gì , khai ngộ không nhất định là có thần thông , có thần thông không nhất định là khai ngộ , chỉ như vậy thôi . Những người phù thủy cũng có thần thông , những người tu Hắc thần thông (ma thuật) cũng có thần thông , nhưng không nhất định họ được khai ngộ . Những người khai ngộ cũng không nhất định có thần thông , nhưng tu Pháp Môn Quán Âm thứ gì cũng có (Mọi người vỗ tay). Sư Phụ vốn không muốn nói điều này , nhưng đã nói một nửa rồi thì tiếp tục nói thêm (mọi người cười), có lúc Sư Phụ tiết lộ rất nhiều việc .

Nhím Hoàng Kim
12-21-2009, 05:54 PM
Vấn : Tại sao những người tu hành cuối cùng đều muốn đến thế giới Tây Phương cực lạc ? Không nghe ai nói về Đông Phương hoặc những thế giới khác ?


Đáp : Tây phương là nơi mà những người Trung Quốc quý vị đặc biệt muốn đi , những tín đồ Thiên Chúa giáo thì muốn đi Thiên Quốc , họ không biết Tây Phương là gì ? Những tín đồ Đạo Giáo thì muốn đi lên Thiên Cung của họ , họ cũng không biết thế giới Tây Phương cực lạc là gì ? Không phải ai cũng muốn đi đến cùng một nơi , cũng không phải những người tu Tịnh Độ , đều muốn đi Tây Phương . Sư Phụ không muốn đi Tây Phương , xin lỗi , nếu quý vị muốn thì tự mình đi (Mọi người cười).

Nhím Hoàng Kim
12-28-2009, 08:11 PM
Vấn : Điều quan trọng nhất của học Phật có phải là niềm tin không ?


Đáp : Không phải , chưa tìm được Phật thì tin cái gì ? Nếu như quý vị chưa nhìn thấy đứa con gái của người láng giềng , làm sao quý vị tin rằng quý vị sẽ cùng cô ấy kết hôn ? Ít nhất cũng phải biết rằng người láng giềng đó có con gái , hiểu không ? Muốn thật sự tin tưởng Phật , cần phải gặp Phật trước đã , hoa khai kiến Phật rồi , mới có thể ngộ vô sanh . Không phải ở nơi đây biện luận , cũng không thể nói "Tôi tin Phật" là đủ rồi . Tin Phật là gì ? Có gặp được Ngài không ? Hình dáng của Ngài như thế nào ? Cần phải hiểu rõ Phật , sau đó mới có thể tin . Nhìn được hình dáng của Ngài một chút , biết được phẩm chất của Ngài , lực lượng của Ngài , chúng ta mới có thể tin tưởng , nếu không , tức là mê tín .

Nhím Hoàng Kim
01-02-2010, 05:45 PM
Vấn : Tâm bình thường đối với những người học Phật mà nói , có thể là quan trọng không ?


Đáp : Chưa đạt tới thì hỏi làm gì ? Vì chưa đạt tới tâm bình thường , chưa biết tâm bình thường là gì , nên mới đặt câu hỏi này . Nếu như không biết tâm bình thường là gì thì cần phải tu , sau đó mới có thể biết được . Lúc đó có thể nói nó là quan trọng hay không .

Vấn : Hiện tại có rất nhiều chùa chiền cúng vái các vong linh bị phá thai , thế giới này thật sự có vong linh không ? Có cần phải đi lạy họ không ?


Đáp : Tốt nhất là không nên làm chuyện kỳ cục này . Dù có vong linh hay không , chúng ta cũng không có cách nào chứng minh , phải không ? Giả sử Sư Phụ nói có , cũng không chắc chắn quý vị tin . Nhưng quan trọng nhất là chúng ta không nên sát sanh . Giết một sinh mạng yếu ớt là vô cùng tàn nhẫn ; chúng ta là bậc đại trượng phu không nên sát hại những chúng sanh yếu đuối đó , bao gồm động vật và con cái của chính mình . Hài nhi có máu quyết của quý vị , quý vị cần phải nuôi nấng nó , nếu không thể nuôi dưỡng được , thì đem cho nó cho những người có thể nuôi được . Ở Đài Loan có cô nhi viện , và rất nhiều chùa có thể nuôi được ; cũng có thể đem đến cho Sư Phụ , Sư Phụ một bên giảng kinh , một bên có thể đút sữa cho nó uống (Mọi người cười và vỗ tay). Sát sanh là chuyện không nên làm , không cần phải hỏi có vong linh không , cần phải hỏi chính mình có nên sát sanh không ? Dĩ nhiên là không nên , bất cứ tôn giáo nào cũng đều nhấn mạnh không nên sát sanh , về điểm này mọi người đều hiểu rõ .

Nhím Hoàng Kim
01-04-2010, 09:17 PM
Vấn : Pháp Môn Quán Âm có phải là một môn phái của Lục Tổ Huệ Năng không ?


Đáp : Ông đạt được pháp môn này , không phải là pháp môn của ông . Pháp Môn Quán Âm không phải là tài sản cá nhân của một người nào , mọi người ai cũng có thể có , chỉ vì không biết đến mà thôi . Nhưng nếu có người biết , họ có thể dạy chúng ta tu như thế nào .


Vấn : Vừa rồi nghe Sư Phụ nói , phải có con mắt tốt mới nhìn thấy rõ ràng , thưa hỏi Sư Phụ "con mắt" Ngài nói là chỉ cái gì ?


Đáp : Thiên nhãn , mắt trí huệ , mắt vô hình , mắt thứ ba , không phải mắt thịt .


Vấn : Nếu Tâm Ấn , tu Pháp Môn Quán Âm , mỗi ngày có nên niệm kinh sớm tối không ? Điều này có bắt buộc không ?


Đáp : Được , nhưng không bắt buộc (Mọi người cười).

Nhím Hoàng Kim
01-09-2010, 11:32 AM
Vấn : Những người xuất gia của Nhật Bổn và Thái Lan đều không ăn chay , họ không phải là Phật sao ? Những người xuất gia Đài Loan ăn chay thì có thể thành Phật sao ?


Đáp : Cả hai đều không thể (Mọi người cười). Không phải là ăn chay có thể thành Phật , vì ăn chay mà thành Phật thì con bò cũng có thể thành Phật (Mọi người cười). Nhưng ăn thịt thì càng không thể thành Phật (Mọi người vỗ tay). Trong Kinh Lăng Nghiêm , Phật Thích Ca Mâu Ni giảng rất rõ ràng , Ngài nói : "Những người ăn thịt sẽ tạo một bầu không khí quỉ quái , từ bầu không khí này sinh ra rất nhiều quỉ dạ xoa , họ sẽ ăn thịt của chúng sanh", những điều chúng ta nhìn thấy được là chiến tranh , đó cũng là quỉ dạ xoa , ăn thịt chúng ta có nghĩa là làm cho chúng ta mất đi sinh mạng . Cho nên chúng ta đừng nên trách cứ vì sao có chiến tranh , đó là do chúng ta tạo ra . Chúng ta tạo nên bầu không khí không tốt , tạo nghiệp chướng sát sanh . Bất luận ở trong hoàn cảnh nào mà sinh mạng mất đi đều là quả báo của sát sanh . Có nhân thì có quả , trồng cam đương nhiên có cam , trồng táo nhất định được táo , trồng độc dược nhất định có độc dược .

Nhím Hoàng Kim
01-15-2010, 04:30 PM
Vấn : Có người nói tổ tiên xấu , có thể ảnh hưởng đến con cháu vì do quan hệ của nhân quả , thưa hỏi tại sao tội lỗi của tổ tiên lại để cho đời sau của họ gánh chịu ? Lẽ ra người của đời này cần phải nhận quả báo của đời này như vậy mới có thể thức tỉnh họ .


Đáp : Đây là do quan hệ của huyết thống , cho nên chúng ta mới nhận quả báo , tại sao vậy ? Sư Phụ đưa ra một ví dụ , giả sử tổ tiên của chúng ta vì sát sanh nên có được tài sản , và người trong gia đình cũng cùng hưởng tài sản . Sau đó chúng ta trưởng thành nhờ tiền và cơm của họ , tuy chúng ta không sát sanh , nhưng chúng ta cũng từ sát nghiệp mà ra , nghiệp chướng này đương nhiên chúng ta cũng phải gánh chịu . Đây không phải là chuyện thần bí . Giả sử cha mẹ của chúng ta đi ăn cướp tiền của ngân hàng về nuôi dưỡng chúng ta , có một ngày cảnh sát đến bắt cha mẹ của chúng ta , chúng ta cũng sẽ bị liên lụy , vì mỗi ngày chúng ta cũng dùng tiền này ; cho nên muốn thanh toán phải cực khổ đi kiếm tiền để trả lại cho người ta . Phàm phu không tu hành đều như vậy , do đó ác nghiệp của tổ tiên có thể ảnh hưởng đến chúng ta .

Nhím Hoàng Kim
01-17-2010, 08:59 PM
Vấn : Trong lúc trả lời câu hỏi , Sư Phụ có nói : "Trợ niệm , quán định , gia trì , đều là dựa vào tha lực , Sư Phụ không tán đồng", nhưng tu hành cần phải tìm minh sư , tìm môn phái , như vậy không phải dựa vào tha lực sao ?


Đáp : Không phải là tha lực , Minh Sư chỉ dùng chìa khóa giúp chúng ta khai mở lực lượng của chính mình , nhưng chính chúng ta cũng cần phải tu mới đạt được , hiểu không ? Không phải như trợ niệm vậy , trợ niệm là hoàn toàn dựa vào lực lượng của một người cho người khác , tự mình không cố gắng , hiểu không ? Hiểu ý của Sư Phụ không ? Những điều này rất phức tạp , lúc rảnh rỗi Sự Phụ sẽ nói lại .


Vấn : Khai ngộ nhất định phải có Minh Sư chỉ điểm sao ? Nếu là cần , vậy Minh Sư của Phật Thích Ca Mâu Ni là ai ?


Đáp : Ngài có sáu vị Minh Sư , Sư Phụ nói để quý vị rõ , không có Minh Sư không có ai có thể giải thoát được . Phật Thích Ca Mâu Ni có nói : "Trăm ngàn vạn kiếp mới có thể gặp được một vị Minh Sư một làn , nếu không tìm được Minh Sư , không thể giải thoát", kinh điển nói rất rõ ràng . Chúa Giê Su Ki Tô cũng có nói : "Không có ai có thể đến được Thiên Quốc , trừ khi xuyên qua ta", ý nghĩa của Ngài là muốn nói đến cái "Ta" của một vị Minh Sư , chứ không phải chỉ cái "Ta" phàm phu , không phải Giê Su Ki Tô có cái ngã chấp . Ý của Ngài là lúc Ngài còn tại thế , lực lượng của Ngài có thể giúp người đi giải thoát .

Nhím Hoàng Kim
01-23-2010, 02:58 PM
Vấn : Làm thế nào để ấn chứng phương pháp tu hành của chúng ta là chính xác nhất ?


Đáp : Lúc mới đầu có thể tham khảo kinh điển trước , coi thử pháp môn đó có giống như kinh điển đã nói tới hay không ; thể nghiệm tu hành của pháp môn này có giống như thể nghiệm của thánh nhân thời xưa không , thì có thể biết được là có chính xác không . Sau đó chúng ta lại coi thử càng tu có phải mình càng nhẹ nhàng , càng tu càng vui vẻ , càng tu càng thanh thản , càng tu càng có tình thương , có trí huệ hơn không . Nếu là phải , thì có thể xác định rằng pháp môn tu hành của chúng ta là chính xác .


Vấn : Không biết được nghiệp lực của tiền kiếp , như vậy không thể biết được nghiệp chướng của đời này , cho nên việc chúng ta cần phải làm trong đời này là cần phải tu hành , nhưng tại sao tôi càng nghiên cứu lại càng không hiểu ? Càng không thể vượt qua ?


Đáp : Bởi vì nghiên cứu , tham khảo , chỉ là bề ngoài mà thôi , muốn liễu thoát sanh tử cần phải có thể nghiệm bên trong . Có một tấm nàn che đậy trí huệ của chúng ta lại , đem cảnh giới thiên đường của chúng ta dấu kín . Nếu chúng ta không có Minh Sư giúp mở tấm màn này , chúng ta vĩnh viễn sẽ không nhìn thấy được những cảnh giới khác , vĩnh viễn không đạt được trí huệ . Nếu chỉ tham khảo kinh điển , thì không thể nào bộc phá được , muốn mở tấm màn này , muốn mở cánh cửa này , cần phải có một phương pháp , chúng ta gọi là chìa khóa , không giống như những chìa khóa bình thường , mà là chìa khóa vô hình , để mở cánh cửa vô hình . Cửa trí huệ vừa mở , chúng ta sẽ hiểu ngay ; nếu không mở cánh cửa này , chúng ta vĩnh viễn chỉ là phàm phu .

Nhím Hoàng Kim
01-27-2010, 05:53 PM
Vấn : Niết Bàn có gì hay ?


Đáp : Thế giới có gì hay ? Thế giới này có gì hay ? (Mọi người cười vỗ tay).


Vấn : Không làm việc nhưng chuyên tâm nghĩ về Phật , như vậy có giúp ích gì cho xã hội quốc gia không ?


Đáp : Nếu không khai ngộ , Sư Phụ nghĩ rằng không giúp ích gì .


Vấn : Cho dù có rất nhiều pháp môn , làm thế nào để biết được pháp môn nào là thích hợp với mình nhất ? Nếu như là quan hệ của nhân duyên , làm thế nào để hiểu rằng nhân duyên của mình đã đến ?


Đáp : Quý vị có thể thử coi pháp môn đó có tốt với quý vị không , quý vị có thể tu . Nếu quý vị muốn thành Phật , muốn thật sự liễu thoát sanh tử , vĩnh viễn không trở lại thế giới này , vậy Sư Phụ có Pháp Môn Quán Âm .


Vấn : Phật Giáo nói nhân quả , tự mình tu tự mình được , Phật cũng nói không thể tiêu trừ định nghiệp , tại sao Phật Giáo vẫn làm những chuyện như quán đỉnh , trợ niệm ? Như vậy không phải là ngược lại với nhân quả sao ?


Đáp : Quý vị đi hỏi họ , Sư Phụ không làm những chuyện này , đừng hỏi Sư Phụ (Mọi người cười). Sư Phụ không dùng niệm kinh , tụng kinh để tiêu trừ nghiệp chướng cho bất cứ ai , bởi vì Phật không có dạy Sư Phụ làm như vậy . Quý vị hãy đi hỏi những vị pháp sư đó , vì Sư Phụ không tin dùng những phương pháp này để tiêu trừ nghiệp chướng . Họ cho rằng làm như vậy mới là Phật giáo , còn Sư Phụ nói không cần phải tụng kinh . Họ nói Sư Phụ là ngoại đạo , Sư Phụ không biết phải nói sao , Sư Phụ chỉ có một mình , còn họ có rất nhiều người , quý vị đừng hỏi Sư Phụ tại sao ? Sư Phụ sợ rồi , phát run lên được (Sư Phụ cười , mọi người vỗ tay).

Nhím Hoàng Kim
02-06-2010, 10:13 AM
Vấn : Muốn được khai ngộ thành đạo có nhất định phải tìm Minh Sư không ? Cư sĩ Duy Ma Cật có Minh Sư không ? Thầy của Phật Thích Ca Mâu Ni là ai ?


Đáp : Sao Ông lại không có Minh Sư ? Quý vị đọc kinh sao mơ hồ vậy ? Sư Phụ của Đại sư Duy Ma Cật chính là Phật Thích Ca Mâu Ni ? . Phật Thích Ca Mâu Ni có sáu vị Minh Sư ; lúc Ngài thành Phật , các vị Sư Phụ của Ngài đều đã vãng sanh , cho nên Ngài không thể đến viếng họ . Còn nữa , sau khi Ngài thành Phật , cũng giống như các vị Sư Phụ của Ngài vậy , không cần phải nói . Sau khi thành Phật không có lời gì để nói , không còn những cử chỉ lễ phép hời hợt bề ngoài phải biểu lộ . Về phương diện vật chất thế tục này , có thể làm mà cũng không cần phải làm , những điều này không phải là chuyện quan trọng . Điều quan trọng nhất là đi độ chúng sanh , để những người khác cũng có thể khai ngộ , thành Phật giống như Ngài . Làm như vậy thì các vị thầy của Ngài mới vui lòng ; không nhất định phải đi thăm họ , hoặc là cúng dường họ , mới làm hài lòng các vị Sư Phụ của Ngài .

Nhím Hoàng Kim
02-10-2010, 08:59 PM
http://img42.imageshack.us/img42/9847/hspn79.jpg

http://img16.imageshack.us/img16/3965/a10yi.jpg

Quyển 2 : Bài 21

THUYẾT PHÁP TẠI HỘI QUÁN XÃ GIÁO

Đài Trung , Ngày 29 Tháng 5 Năm 1988

Vấn : Làm sao nhận thức được sức gia trì của Sư Phụ ? Có thể cung thỉnh Sư Phụ gia trì cho thính chúng ở hiện trường này không ? Nương nhờ vào sức gia trì của Sư Phụ mỗi một người ở đây sẽ được lương thiện hơn và từ bi hơn ?


Đáp : Sư Phụ đã giảng kinh ba ngày , quý vị cũng đem sách của Sư Phụ về nhà xem , nếu như có vị nào lòng từ bi vẫn chưa phát triển , Sư Phụ cũng không có biện pháp nào hơn .


Vấn : Trong bài sơ lược tiểu sử của Sư Phụ có nói : "Chỉ có xuất gia mới có cơ hội để thực hiện trọn vẹn lục độ". Như vậy những người tại gia vĩnh viễn sẽ không thể tu hành lục độ sao ? Không thể thành Phật độ chúng sanh sao ?


Đáp : Đó là sự suy nghĩ của Sư Phụ lúc chưa xuất gia . Sơ lược tiểu sử là nói lại những chuyện đã qua , để quý vị hiểu rõ tại sao Sư Phụ xuất gia . Bây giờ sự suy nghĩ của Sư Phụ không như vậy nữa . Nhưng cuộc sống của người xuất gia tương đối dễ dàng được tự tại hơn , do đó muốn thực hành lục độ cũng dễ dàng hơn , không bị trách nhiệm của gia đình , xã hội , ràng buộc . Lúc Sư Phụ còn tại gia , tiền của Sư Phụ kiếm được thường đem đi bố thí hết . Người chồng của Sư Phụ rất rộng rãi , giữa ông và Sư Phụ không có một bí mật gì , khi ông về nhà nếu thấy ngân khoảng của Sư Phụ không còn nữa , thì âm thầm đem tiền bỏ vào trương mục cho Sư Phụ . Có lúc Sư Phụ thấy hôm nay tại sao lại có nhiều tiền ? Liền vội vã đem tiền giúp đỡ người khác . Tuy người chồng rất bao dung , nhưng khi Sư Phụ cho nhiều tiền quá , ông cũng hỏi : "Tại sao em cho người ta nhiều tiền quá vậy ?" Bây giờ thì Sư Phụ muốn cho bao nhiêu cũng không có ai nói , đệ tử của Sư Phụ cũng không dám nói gì . Sư Phụ thấy người nào cần thì lập tức cho , Sư Phụ muốn cho bao nhiêu thì cho bấy nhiêu , đệ tử đều tán đồng . Có chồng thì không dễ gì được tán đồng như vậy , bởi vì họ còn phải nghĩ đến gia đình của chính họ , còn có vợ và cha mẹ phải săn sóc , con cái phải nuôi nấng , bạn bè thân thuộc phải trợ giúp , và rất nhiều ngày lễ như sinh nhật , húy nhật , lễ tạ ơn mẹ , tạ ơn cha , lễ nhi đồng , ngày tết ... để chi tiêu . Những người có gia đình , cho dù muốn tự tại cũng không thể tự tại , có lúc chúng ta muốn giúp một người nào , nhưng gia đình của chúng ta có người bị bệnh không thể đi được .

Xuất gia thì tự tại hơn , quý vị thấy thì rõ , giả sử Sư Phụ có chồng con , có một gia đình cố định , quý vị làm sao có thể muốn đến gặp Sư Phụ thì đến ; muốn ngồi thiền với Sư Phụ thì ngồi ; nếu Sư Phụ có một căn nhà cố định , thì quý vị làm sao có thể tùy tiện đến nhà của Sư Phụ ngồi thiền ? Nhà của Sư Phụ có hạn , chứa không hết , hiểu không ? Sư Phụ đã xuất gia , nên muốn đi đâu thì đi , có thể ở tại bờ sông , nơi đó rộng rãi , mọi người ai muốn đến thì đến , căng một chiếc lều là có thể ở cùng với Sư Phụ , cùng ăn một món đồ với Sư Phụ , hai mươi bốn tiếng đồng hồ ở chung với Sư Phụ cũng chẳng hề gì , không bị chồng đố kỵ , không có người hỏi Sư Phụ : "Tại sao Cô lại có nhiều nam chúng ở bên cạnh vậy ?" Hiểu ý của Sư Phụ không ? (Mọi người vỗ tay).

Những đệ tử của Sư Phụ đều có cùng một lý tưởng với Sư Phụ , họ sẽ không ganh tị , quý vị càng năng đến , họ càng vui thích . Còn vợ chồng thì không như vậy (Sư Phụ dùng tiếng Đài Loan phát âm , mọi người cười), ít nhiều nhất định sẽ có vấn đề . Cho dù vợ chồng không có vấn đề ganh tị , thì hàng xóm láng giềng hoặc bạn bè thân thuộc sẽ phê bình rằng : "Vợ chồng của quý vị không tốt , chỉ biết săn sóc người ngoài mà không săn sóc người thân của chính mình , như vậy là chúng ta có vấn đề rồi , phải không ?"

Cho nên Sư Phụ mới nói người xuất gia tương đối tự tại hơn . Nhưng điều này cũng cần phải coi cuộc sống của mỗi cá nhân , có người tại gia cũng rất tự tại , họ có thể làm việc này rất tốt ; rất có thể họ may mắn , gia đình và bạn bè thân thuộc cởi mở ; rất có thể mọi người cùng tu hành và có cùng một lý tưởng . Những tình trạng như vậy rất hi hữu , nhưng không phải là không có . Có người tại gia tu rất tốt , đẳng cấp cũng rất cao ; vợ chồng song tu , giúp đỡ lẫn nhau . Trong số học trò của Sư Phụ , họ cũng không khác gì người xuất gia , chỉ không mặc quần áo như người xuất gia thôi , lý tưởng của họ cũng giống như của người xuất gia vậy , giới luật của họ cũng giống như của người xuất gia , đến đạo tràng của Sư Phụ đương nhiên ăn uống cũng giống như người xuất gia , cho nên xuất gia và tại gia đều như nhau , phải coi "tâm" của chúng ta mới là quan trọng (Mọi người vỗ tay).

Nhím Hoàng Kim
02-15-2010, 08:37 PM
Vấn : Xuất gia là gì ?


Đáp : Xuất gia tức là siêu Tam Giới , xuất ra khỏi Tam Giới mới thật sự được gọi là xuất gia . Không phải rời khỏi một căn nhà nhỏ , sau đó dọn vào một căn nhà đồ sộ hơn ; đem mái tóc uốn cong biến thành đầu trọc là đủ , như vậy không nhất định gọi là xuất gia . Những người siêu Tam Giới mới thật sự là những người xuất gia (Mọi người vỗ tay).


Vấn : Nếu như tất cả mọi người đều xuất gia với Sư Phụ , không có người lập gia đình nối dõi hậu thế , như vậy kinh Phật làm thế nào để truyền đi ?


Đáp : Không cần truyền bá kinh Phật , nếu như không có ai lập gia đình , không có nối truyền hậu thế , tất cả đều xuất gia , tất cả đều lương thiện , đều siêu Tam Giới , lúc đó còn có chúng sanh nào đâu để quý vị truyền kinh Phật (Mọi người cười và vỗ tay). Vì rất ít người xuất gia , đa số đều muốn nối truyền hậu thế , cho nên cần phải lưu truyền kinh Phật , phải đi hoằng pháp , đánh thức đạo đức của đại chúng , bảo họ hãy sớm trở về căn nhà thật của linh hồn . Nếu không , thì chẳng cần thiết có người xuất gia và truyền bá kinh điển nữa ? Thế giới này lúc đó sẽ biến thành thế giới Tây Phương Cực Lạc . Nhưng nếu quý vị nghĩ như vậy là nằm mộng , hãy nhìn có bao nhiêu người xuất gia thì biết ngay (Mọi người cười và vỗ tay).

Nhím Hoàng Kim
02-17-2010, 07:03 PM
http://img214.imageshack.us/img214/9844/hsp34.jpg

Vấn : Làm sao Sư Phụ biết được mình đã thành "Đạo" ? Có gì để chứng minh là mình đã đắc đạo ?


Đáp : Sư Phụ không có nói là Sư Phụ đắc đạo , ấy là do quý vị nghĩ rằng Sư Phụ đắc đạo (Mọi người cười và vỗ tay).


Vấn : Lúc ban đầu , khi Phật Thích Ca Mâu Ni truyền tâm pháp cho Tôn Giả Ca Diếp , có nói đến câu "Chánh Pháp Nhãn Tạng", cái nhãn tạng này bây giờ nằm ở vào con mắt nào ?


Đáp : "Chánh Pháp Nhãn Tạng" tức là Phật nhãn , mở Phật nhãn tức là "Chánh Pháp Nhãn Tạng", hiểu không ? Nhãn Tạng cũng giống như Như Lai Tạng vậy .


Vấn : Nếu trước đây đã có pháp sư hoặc là những người đã tu qua Mật Tông , bây giờ có thể tu Pháp Môn Quán Âm không ?


Đáp : Tại sao lại không , càng tốt , trước đây học A B C , bây giờ tại sao lại không thể học trung học ? Mọi người đều có thể tu , những người trước đây chưa tu pháp môn nào cũng còn có thể tu , những người đã tu qua nhiều pháp môn khác lại còn có thể tu hơn , có thể bù đắp vào những nơi thiếu sót , có gì mà không tốt .

Nhím Hoàng Kim
02-20-2010, 12:49 AM
Vấn : Công đức vô lượng vô biên là gì ? Làm thế nào để được ngọn nguồn của vô lượng vô biên phước báu ?


Đáp : Công đức vô lượng vô biên ở bên trong của chúng ta , đó là lực lượng vạn năng của chúng ta , là năng lực tạo hóa của chúng ta , là Phật tánh của chúng ta . Nếu chúng ta hoàn toàn hiểu biết trí huệ này , đó tức là chúng ta tìm được công đức vô lượng vô biên của mình . Vì không thể đo , không thể lượng biết được nó to lớn như thế nào , cho nên nói vô lượng vô biên . Muốn tìm được ngọn nguồn công đức vô lượng vô biên này , cần phải tu Pháp Môn Quán Âm , pháp môn chuyên môn giúp người tìm cái ngọn nguồn này .


Vấn : Đối với pháp môn niệm Phật , Sư Phụ có cách nhìn ra sao ?


Đáp : Hôm qua Sư Phụ có giảng qua , đọc truyện ái tình không thể sinh ra em bé , cần phải lập gia đình mới được . Cũng giống như vậy , niệm mà thôi không đủ , cần phải nhìn thấy Phật mới được .

Nhím Hoàng Kim
02-24-2010, 10:30 PM
Vấn : Nếu như tôi thành Phật , tôi đạt được giải thoát , đối với sự đau khổ của nhân loại ở thế giới này có ý nghĩa tích cực gì không ? Không phải bố thí là quan trọng hơn sao ? Xin Sư Phụ dựa vào Phật giáo để chứng minh .


Đáp : Cho dù chúng ta có khai ngộ hay không khai ngộ , bổn phận làm người là cần phải giúp đỡ đồng loại của chúng ta (bao gồm động vật), bởi vì cùng ở chung một địa cầu . Cho nên nói tới đồng loại , không có nghĩa chỉ có nhân loại mới là đồng bào của chúng ta ; đồng loại tức là ở cùng một thế giới . Cho nên giúp đỡ người hay giúp đỡ loài vật là bổn phận của chúng ta . Lẽ ra không nên nói những chuyện này , không nên đem nó thành chuyện lớn , hiểu không ? Bố thí là điều phải làm , là chuyện quá đơn giản , ngay cả một em bé cũng biết bố thí , và giúp đỡ người . Lúc còn tiểu học thầy giáo đã dạy , gặp người mù chúng ta phải dẫn họ qua đường , còn gặp người già cả chúng ta phải đối đãi ra sao . Những chuyện này chỉ là chuyện nhỏ .

Dù cho chúng ta có tu hành hay không , chúng ta đều phải giúp đỡ đồng loại của chúng ta . Điều này lẽ ra không nên nói , cũng không nên khoa trương , càng không nên để người khác biết tới . Chúa Giê Su Ki Tô nói : "Khi quý vị giúp đỡ một người , tay mặt bố thí , đừng để tay trái biết", đó mới thật sự là bố thí .

Lời nói của Chúa Giê Su Ki Tô cũng giống như kinh Kim Cang vậy , "Bố thí nhưng không bố thí mới thật sự là bố thí". Không giống như một số người ngày hôm nay , mới bố thí có chút đỉnh tiền thì đăng báo thật lớn , bố thí càng nhiều tên tuổi càng lớn , làm như vậy có giống như buôn bán không ? Dùng tiền để mua danh lợi . Bố thí lẽ ra phải âm thầm , nhìn thấy người nào cần thiết , lập tức đem đến cho ; bố thí rồi thì quên đi , mặc nó ra sao thì ra ; bố thí không nên có một mục đích gì , không để cho ai biết , cũng không nên cho ai hiểu rõ , và không cần người ta ca ngợi , đó mới thật sự là bố thí , nếu không chúng ta sẽ thâu thập nghiệp chướng vào .

Trước đây Sư Phụ có nói qua , vũ trụ của nhân quả rất đáng sợ . Ví dụ chúng ta trồng một cây hoa , nó sẽ nở ra rất nhiều hoa , phải vậy không ? Chúng ta trồng một hạt giống , nó sẽ thành một thân cây ; trên cây kết rất nhiều quả . Nhân quả cũng giống như vậy , chúng ta trồng một cây cam , về sau mỗi năm chúng ta sẽ thu gặt được rất nhiều cam , không phải trồng một hạt cam rồi chúng ta chỉ nhận được một trái cam mà thôi . Cho nên cần phải cẩn thận . Nếu chúng ta làm một việc tốt , chúng ta sẽ gặp được phước báu . Làm chuyện xấu sẽ gặp ác báo đến phiền phức chúng ta .

Cũng cùng một hoàn cảnh , nếu chúng ta bố thí cho một người nào đó một đồng , thì không nên nói ra , như vậy một đồng bố thí đó mới được kể . Nếu chúng ta đem chuyện bố thí một đồng nói cho người nghe , thì một đồng bố thí đó không còn kể nữa ; vạn nhất chúng ta lại đem chuyện bố thí này nói cho một người khác nữa nghe , chúng ta không những không còn bố thí mà ngược lại còn thiếu người bố thí ấy một đồng ; càng nói cho nhiều người nghe , càng thiếu người đó nhiều tiền , cho nên bố thí phải cẩn thận . Chúng ta chỉ bố thí 1,2 vạn đồng , nhưng đem tên tuổi của chúng ta viết ra cho mọi người đều đọc , khi mọi người đọc được , là chúng ta thiếu tiền rất nhiều , cho nên rất đáng sợ . Bố thí mà không cẩn thận thì biến thành thâu thập nghiệp chướng , vừa đáng sợ vừa tội nghiệp . Không những phí tiền mà còn thiếu người ta tiền , như vậy không những không có phước báu mà lại có nghiệp chướng . Bố thí như vậy không giống như Kim Cang nói . Nhưng ngày nay một số người rất điên đảo , đây không phải là đạo lý của Phật . Học Phật cần phải học cho rõ ràng , hiểu cho rõ ràng , không hiểu thì đi hỏi người , như vậy chúng ta làm việc mới không gặp trở ngại .

Sư Phụ ít khi muốn nói chuyện bố thí vì Sư Phụ nghĩ rằng bố thí là chuyện lẽ ra ai cũng phải làm . Có lúc chúng ta thấy loài vật không có thức ăn , chúng ta còn đem cho chúng ăn , huống chi nhìn thấy con người gặp khó khăn , nếu chúng ta có dư đồ vật , lập tức phải đem đến cho họ , không nên để cho ai biết . Chúng ta đem thức ăn đến cho chim ăn có đăng báo không ? (Mọi người cười). Cho người đồ vật cũng giống như cho chim vậy , không nên để cho ai biết , hiểu không ? (Mọi người vỗ tay).

Nhím Hoàng Kim
02-28-2010, 10:11 PM
Vấn : Đối với tôn giáo và tư tưởng triết học , Đại sư đều có đọc qua và có nghiên cứu , làu thông tỏ tường . Xin hỏi đại sư , đối với tôn giáo của thế giới tương lai , Ngài có cái nhìn như thế nào về cơ hội vạn giáo hợp nhất ?


Đáp : Đây là một kỳ vọng rất tốt , nhưng chúng ta có làm được không ? Thực tế , cần phải coi khả năng hợp tác của mỗi người . Không có chuyện gì là tương lai cả , Sư Phụ nói rõ cho quý vị hay . Chúng ta phải lo hiện tại , mới biết được tương lai . Bây giờ mỗi ngày chúng ta đều làm việc tốt , sau này nhất định sẽ được tốt . Nếu như hiện tại có lúc làm tốt , có lúc làm không tốt , thì tương lai cũng có lúc tốt , lúc không tốt ; thế giới xưa nay đều là vậy .

Nhím Hoàng Kim
03-07-2010, 05:09 PM
Vấn : Quán âm của Pháp Môn Quán Âm , có phải là một thứ pháp phương tiện không ? Trên kinh điển có nói : "Nếu có chúng sanh quốc độ nào mà cần phải dùng một thân Phật mới độ thoát họ được thời Bồ Tát Quán Thế Âm liền hiện thân Phật mà thuyết pháp cho họ nghe". Cho nên nơi nào cũng có thể thấy được Phật Quán Thế Âm , các pháp đều là Pháp Môn Quán Âm , không biết quan niệm của đại sư như thế nào ?


Đáp : Phải mà cũng không phải . Sư Phụ đã giảng qua , Pháp Môn Quán Âm không phải là một thứ pháp môn , mà là pháp môn vô tướng , nhưng Sư Phụ cũng không nói rằng là pháp môn vô tướng là không có gì cả . Như vậy thì mọi người đến đây học cái gì ? Nếu như không có gì cả mọi người sẽ cảm thấy rất vô vị và bỏ đi , hiểu không ? Nhưng Sư Phụ cũng không thể nói Pháp Môn Quán Âm là một pháp môn , bởi vì không có cách nào nói khác hơn được , cho nên mới nói pháp môn , nếu không thì có pháp môn gì để nói ? Bên trong của mỗi người đều có , Sư Phụ đã giảng qua rồi , vạn vật vũ trụ đều ở bên trong của chúng ta , như vậy thì cần phải học pháp môn gì nữa , Quán Âm không phải là một pháp môn , mà là một lực lượng giúp chúng ta mở cánh cửa trí huệ ; cho chúng ta hiểu , biết mình có bảo tàng gì , như vậy mà thôi . Vì mọi người đang tìm kiếm một pháp môn , cho rằng cần phải tìm một phương pháp tu hành ; vì muốn bàn luận với chúng sanh cho nên ngôn ngữ mới nói rằng : "Pháp Môn Quán Âm", nếu không cũng không có pháp môn gì . Mọi người vốn đều đã có , chỉ đợi Sư Phụ mở cánh cửa để quý vị bước vào nhìn thấy tài sản của chính mình , về sau đi đứng nằm ngồi đều là thiền , bất cứ vật gì cũng đều là Pháp Môn Quán Âm . Những điều này cần phải tu lâu mới hiểu rõ , không phải học kinh điển là đủ rồi . Vạn nhất để kinh điển gây cản trở thì không thể khai đại ngộ .

Nhím Hoàng Kim
03-10-2010, 05:29 PM
Vấn : Sự khác biệt của Phật Giáo Đại Thừa và Phật Giáo Tiểu Thừa ở chỗ nào ?


Đáp : Ý nghĩa của Phật Giáo Đại Thừa là khi thật sự đạt được nội tâm , đến lúc đó gọi là Đại Thừa . Có được lực lượng rất lớn , có thể giúp đỡ được vô số chúng sanh cùng giải thoát . Tiểu Thừa là đọc thể nghiệm , đọc kinh , lạy Phật , niệm những thể nghiệm của các vị thánh nhân quá khứ hoặc hiện tại mà tự mình không có đạt được . Khi nói đến kinh điển thường thường là chỉ những thể nghiệm mà các vị thánh nhân quá khứ viết ra . Vừa rồi Sư Phụ có nói đến cảnh giới của thế giới Tây Phương Cực Lạc , trên kinh điển có ghi chép rõ ràng , quý vị đọc kinh Quán Vô Lượng Thọ thì biết , những gì Sư Phụ nói đều là thực cả . Cảnh giới đó là thể nghiệm tu hành của một người viết ra , Sư Phụ có khá nhiều đệ tử tu Pháp Môn Quán Âm , cũng có những thể nghiệm tương tự , thậm chí có lúc so với những cảnh giới ghi trên kinh điển ấy , còn đẹp hơn và sống động hơn , bởi vì dùng ngôn ngữ của ngày nay viết ra rõ ràng hơn .

Có người đến Tây Phương nhìn thấy cảnh giới khác , không phải chỉ những cảnh giới ghi trên kinh điển mà thôi ; còn có người đi cảnh giới đông phương nữa . Đây chỉ là chuyện nhỏ ; thế giới Tây Phương Cực Lạc chỉ là một cảnh giới nhỏ , được kể là một bộ phận nhỏ trong vũ trụ . Còn có rất nhiều cảnh giới đẹp hơn ở đó , quý vị nào chưa có đi qua , nếu muốn đi cần phải tu Pháp Môn Quán Âm .

Nhím Hoàng Kim
03-11-2010, 06:47 PM
Vấn : Phật giáo truyền bá đến nhiều quốc gia khác nhau , nhưng dường như Phật pháp của các quốc gia này so với giáo lý và phương thức thành Phật của Sư Phụ có dạy có vẻ khác nhau , như vậy cuối cùng họ có thể thành Phật không ?


Đáp : Sư Phụ đã giảng qua rồi , tất cả chỉ do sự hiểu lầm . Một người niệm A Di Đà Phật , một người niệm kinh Pháp Hoa , một người niệm kinh Niết Bàn , một người tu niệm kinh Kim Cang ... mỗi người đều tu pháp môn của chính mình , nhưng bởi vì không có minh sư , không có một pháp môn chính xác , mọi người đoán bậy rồi tu bậy . Nhưng cũng chẳng hề gì , tất cả đều tự tại ; muốn tu gì thì tu , còn có thành Phật hay không , là một việc rất đáng hoài nghi . Bởi vì Phật Thích Ca không có tu như vậy , Ngài nói Ngài tu Pháp Môn Quán Âm , về điểm này chúng ta cần phải hiểu rõ ràng .

Nhím Hoàng Kim
03-11-2010, 07:21 PM
Vấn : Cảnh giới của Trang Tử Đạo Gia là Nhất Thiết Vô Ngại , cảnh giới này có điểm gì khác với khai ngộ của Phật Giáo .


Đáp : Tự tại vô ngại là cảnh giới cao nhất , nhưng không phải chỉ dùng miệng nói thì biết được , cần phải đắc "Đạo" mới hiểu rõ . Khai ngộ khác với nhất thiết vô ngại , khai ngộ chỉ là chuyện nhỏ , đạt được đẳng cấp cao nhất mới là cứu cánh .


Vấn : Đã được giác ngộ , đã được thấy người thật của chúng ta , tại sao còn phải tịnh tọa hai tiếng rưỡi ? Người thật của chúng ta đã được tịnh rồi , tại sao vẫn cần phải tịnh tọa ?


Đáp : Bởi vì đầu óc của chúng ta mỗi ngày đều quên mất , cho nên cần phải mỗi ngày đánh thức nó . Lại nữa , mỗi ngày chúng ta đều tạo ra những nghiệp chướng mới , cần phải tu hành mới rửa sạch được . Ví dụ thân thể của chúng ta vốn rất sạch sẽ , nhưng mỗi ngày chúng ta sống với những hoàn cảnh vật chất , cho nên mỗi ngày cần phải tắm rửa . Thân thể đã như vậy , huống chi bên trong của chúng ta ? Vì chúng ta vẫn còn ở tại thế giới Ta Bà , không phải ở Tây Phương Cực Lạc , cho nên mỗi ngày cần phải rửa nghiệp chướng bên trong , cũng giống như mỗi ngày chúng ta rửa sạch những bụi bậm ở bên ngoài vậy (mọi người vỗ tay), nhưng cũng có người cho dù ở Tây Phương Cực Lạc , cũng cần phải tiếp tục tu hành cho đến khi thành Phật .

Nhím Hoàng Kim
03-12-2010, 10:14 AM
Vấn : Những người ăn chay tại sao lại không thể ăn trứng ?


Đáp : Bởi vì trứng cũng từ động vật mà ra , vả lại bên trong của trứng vốn đã có sinh mạng , cho dù trứng không có thụ tinh , cũng có mầm sống , nếu không , làm sao trứng nở ra con ? Bởi vì bên trong đều có chứa một nửa âm một nửa dương hợp lại mới có thể trở thành sinh mạng , cho dù trứng không có thụ tinh , ăn rồi cũng kể là sát sanh . Còn nữa , trứng chuyên môn hút âm khí , không hút dương khí , cho nên các vị thầy phù thủy dùng trứng hút quỷ hút ma đến , nếu chúng ta ăn trứng , cũng sẽ hút âm khí vào thân thể của mình , sự tu hành do đó sẽ có chướng ngại . Cho nên không được ăn trứng .

Nhím Hoàng Kim
03-12-2010, 11:12 AM
Vấn : Chúng ta lạy Phật tuy không phải là lạy Phật tự tánh , nhưng cũng cần phải phát huy tinh thần từ bi vĩ đại của Phật Đà , để cho Phật tánh của chúng ta hiện hữu ra , tại sao Ngài dạy người ta không nên lạy Phật ?


Đáp : Sư Phụ không có bảo quý vị đừng lạy Phật , nhưng Sư Phụ nói lạy Phật không thể thành Phật . Cần phải biết trước Phật là ai , sau đó mới lạy . Cần phải lạy Phật chân chánh . Vừa rồi Sư Phụ giảng rất rõ ràng , tại sao bây giờ còn hỏi như vậy ? Dường như vừa rồi quý vị ngủ gục , phải vậy không ? (Mọi người cười).

Nhím Hoàng Kim
03-13-2010, 01:34 PM
Vấn : Đệ tử của Sư Phụ viết thư phản đối việc hội Phật Giáo đốt sách , chuyện đã xảy ra rồi , cần phải chấm dứt , không nên để đệ tử làm những chuyện vô nghĩa ấy .


Đáp : Điều này quý vị phải đi hỏi hội Phật Giáo tại sao lại đốt sách , không nên hỏi chúng tôi . Hỏi những người gây chiến tại sao làm như vậy ? Những người gây ra nhân mới là quan trọng , chớ không phải kết quả là quan trọng . Tuy những người kháng nghị là đệ tử của Sư Phụ , nhưng họ không phải là Sư Phụ . Nhìn thấy người ta đốt sách của Sư Phụ mình , đương nhiên họ có phản ứng , đây là chuyện tự nhiên , không nên trách cứ họ , nếu trách thì phải trách cứ kẻ gây ra chuyện ? Ví dụ quý vị cầm một con dao chém một vết trên thân thể người khác , sau đó kẻ bị chém ấy la lên nói : "Tại sao người lại chém ta ?" Không lẽ quý vị vì vậy mà trách cứ người kêu la này sao ? Cần phải trách cứ kẻ cầm dao chém người mới đúng , phải vậy không ? Như vậy mới hợp lý , tại sao mọi người đều trách người kháng nghị , mà không trách kẻ cầm dao kia (Mọi người vỗ tay).

Lúc chuyện đốt sách xẩy ra , Sư Phụ khuyên đệ tử của Sư Phụ đừng có làm gì ồn ào , nhưng Sư Phụ cũng cần phải có thời giờ . Lúc đó Sư Phụ không có mặt , chúng nó nhận tin tức sớm hơn Sư Phụ , nên tự ý đi phản đối , rồi mới báo cáo lên Sư Phụ , Sư Phụ muốn cản cũng không kịp . Về chuyện này chúng tôi không để ý đến nữa , người của hội Phật Giáo cũng nên bỏ qua . Chúng tôi đã tha thứ chuyện đốt sách , vốn là lỗi của họ ; họ phải nhận thức được lỗi lầm của mình , không nên từ sáng đến tối đi công kích những nạn nhân vô thế lực như chúng tôi . Kẻ gây chiến đầu tiên là hội Phật Giáo , chúng tôi chỉ là nạn nhân .

Lẽ ra Sư Phụ không nói , nhưng lần nào cũng có người hỏi cái chuyện này . Càng nói càng làm người ta phát ngấy , đây không phải là cách đàm luận của kẻ đại trượng phu . Sư Phụ không thể tưởng tượng rằng ở thế kỷ hai mươi này lại còn có một hành động dã mang như đốt sách vậy , Sư Phụ không muốn nói những chuyện vô vị ấy nữa . Chúng ta mong rằng về sau mọi người không nên hỏi những chuyện này nữa , Sư Phụ phải giảm sự tôn kính của mình xuống mới có thể nói được , nghe hiểu không ? (Mọi người nhiệt liệt vỗ tay).

Nhím Hoàng Kim
03-13-2010, 01:50 PM
Vấn : Thường nghe nói có người thấy được Phật Bồ Tát , xin hỏi có phải họ thật sự nhìn thấy Phật Bồ Tát không ?


Đáp : Có người trước đây đã tu hành qua , nên bây giờ tự nhiên họ nhìn thấy được cảnh giới . Nhưng nếu không có minh sư tiếp tục chỉ dạy , thì họ sẽ dừng lại ở nơi đó , hoặc là lúc nhìn thấy cảnh giới ấy , chính họ cũng không biết là thật hay giả . Sư Phụ có phương pháp để giúp quý vị phân biệt thật giả , tuy nhiên quý vị không có Sư Phụ chỉ đạo tốt nhất không nên chấp vào cảnh giới ấy .

Phương pháp thứ nhất là khi nhìn thấy Phật Bồ Tát như không nhìn thấy vậy ; phương pháp thứ hai là khi nhìn thấy Phật Bồ Tát , thì chúng ta coi thân Ngài có ánh sáng không , coi mắt Ngài có tỏa ra ánh sáng từ bi bác ái không , Ngài đối xử với chúng ta có từ bi không ? Ngài muốn bảo vệ chỉ dạy chúng ta và không có ý hãm hại chúng ta ? Còn nữa , lúc nhìn thấy Phật Bồ Tát có cảm thấy dễ chịu không ? Nếu lúc tỉnh dậy cảm thấy dẽ chịu , đó là thật , họ không hãm hại chúng ta ; nếu chúng ta nhìn thấy Phật Bồ Tát , không những không có ánh sáng mà ánh mắt lại rất hung ác , lại làm cho cơ thể của chúng ta khó chịu , đó là ảo tưởng . Đây là một việc dễ dàng phán đoán , phải không ?

Nhím Hoàng Kim
03-19-2010, 09:28 PM
Vấn : Pháp Môn Quán Âm là gì ? Có thể giải thích một cách đơn giản không ?


Đáp : Pháp Môn Quán Âm là một phương pháp làm cho chúng ta câu thông được với lực lượng vạn năng của mình , biến thành đồng một thể ; chúng ta sẽ tìm thấy chủ nhân của chính mình , tìm thấy Thượng Đế hoặc Phật Tánh , hay lực lượng của tạo hóa .


Vấn : Chúng ta khuyên chúng sanh không nên sát sanh và phải ăn chay , nhưng muỗi , ruồi , gián ... những động vật làm hại cho sức khoẻ chúng ta phải làm sao ?


Đáp : Hiện nay gia đình nào cũng có cửa lưới ngăn chặn muỗi . Nếu như trong nhà và chung quanh dọn dẹp sạch sẽ , có vệ sinh , ruồi , muỗi , gián sẽ không có nhiều như vậy . Chúng ta biết ruồi , muỗi , gián , đều từ những môi trường thiếu vệ sinh mà sinh ra , nếu như chúng ta giữ gìn bên trong và bên ngoài sạch sẽ , thì sẽ không phải sát sanh nhiều . Vạn nhất không thể tránh được , vì muốn bảo vệ thân người , cũng cần phải cố gắng xem xét từng trường hợp . Tốt nhất là tránh sát sanh . Bất cứ chúng sanh nào cũng đều giống như chúng ta , lực lượng bên trong của chúng giống y như lực lượng bên trong của chúng ta , hoàn toàn như nhau không có gì khác biệt . Cho nên sát sanh tức là giết hại một bộ phận của chính chúng ta , cần phải hiểu vạn vật đồng nhất thể , nếu chúng ta phá hoại bất cứ thứ gì , có nghĩa là chúng ta phá hoại cái đồng một thể , cái đồng một thể đó chính là bên trong của chúng ta .

Nhím Hoàng Kim
03-21-2010, 02:37 PM
Vấn : Từ trên mặt chữ mà đọc thì Bồ Tát thấp hơn Phật , nhưng tôi nghĩ rằng Bồ Tát cũng có thể thành Phật , như vậy có đúng không ?


Đáp : Đúng , có lúc Phật biến thành Bồ Tát . Phật là gì ? Phật là một vị Minh Sư tại thế , quý vị có thể cho rằng Ngài đã cùng vũ trụ đồng một thể , Ngài có thể đi Niết Bàn đồng một thể với Thượng Đế , đó cũng là Phật . Nhưng khi Ngài ở tại địa vị tối cao này , không thể giúp đỡ chúng sanh , nên Ngài xuống một cấp thành Thánh Nhân . Thánh Nhân Bồ Tát có nhục thể , như vậy mới hiểu rõ sự đau khổ của chúng sanh , mới có thể câu thông và nói chuyện với họ , sau đó mới cứu họ về nhà , đó cũng là Phật . Quán Thế Âm Bồ Tát , Địa Tạng Vương Bồ Tát đều là Phật , chúng ta đọc kinh điển đều rõ , các Ngài đều là hóa thân của Cổ Phật . Cho nên chúng ta đừng có để ý đến định nghĩa của Phật và Bồ Tát . Phật và Bồ Tát đều như nhau , nhưng vì công việc khác nhau , cho nên có danh xưng khác nhau .

Nhím Hoàng Kim
03-22-2010, 06:41 PM
Vấn : Những người trì thập trai , có thể thọ Tâm Ấn không ?


Đáp : Không , cần phải giữ trường chay .


Vấn : Ăn rau xào chung trong thịt có phạm giới không ?


Đáp : Ăn rau xào chung trong thịt không được , đừng có mượn cớ , ăn chay thì ăn chay , còn ăn rau trong thịt để làm gì ? Giả sử quý vị muốn đến thế giới Tây Phương Cực Lạc của A Di Đà Phật mà quý vị ăn rau trong thịt (Thức ăn này không phải là thịt cũng không phải là chay). Cho nên quý vị không thể sống tại Tây Phương , cũng không thể sống tại thế giới Ta Bà (Mọi người cười). Lúc đó quý vị treo ở giữa giống như quần áo vậy , lên xuống không được (Mọi người vỗ tay).

Nhím Hoàng Kim
03-25-2010, 09:16 PM
Vấn : Thân thể suy nhược , muốn ăn táo đen ngâm trong rượu có được không ?


Đáp: Ăn táo đen là đủ rồi , không nên ăn táo đen đã ngâm trong rượu , ngâm rượu vô ích .


Vấn : Tôi đã từng tu qua Nhất Quán Đạo và cũng đã phát lời nguyện , như vậy có thể tu Pháp Môn Quán Âm không ?


Đáp : Tại sao lại không ? Tu Pháp Môn Quán Âm chỉ cần mỗi ngày ngồi thiền hai tiếng rưỡi , và ăn chay trường là được rồi . Quý vị vẫn tiếp tục sống chung với Nhất Quán Đạo , không nhất định phải theo Sư Phụ , chỉ cần cố gắng làm tròn trách nhiệm của quý vị là mỗi ngày ngồi thiền hai tiếng rưỡi . Như vậy không có gì xung đột với Nhất Quán Đạo . Ngược lại có thể trong lúc ngồi thiền sớm gặp được Tế Công Hoạt Phật .

Sư Phụ không bảo quý vị sau khi được truyền Tâm Ấn phải rời bỏ đoàn thể của Nhất Quán Đạo , cũng không bảo quý vị phỉ báng hay phản đối họ chuyện gì , chỉ cần mỗi ngày ngồi thiền hai tiếng rưỡi , trì Ngũ Giới cho rõ ràng là đủ rồi . Không nhất định phải đến gặp Sư Phụ mỗi ngày , cũng không cần phải cúng dường hay cung phụng Sư Phụ , có thể tiếp tục cúng dường đoàn thể tôn giáo của quý vị , tham gia hoạt động của họ , chẳng hề gì . Phương pháp thành Phật nhanh chóng là để quý vị càng được vui vẻ , rất có thể quý vị còn gặp được Phật Bồ Tát sớm hơn những người trong đoàn thể Nhất Quán Đạo . Nếu Nhất Quán Đạo biết quý vị vui sướng như vậy , chắc họ không phản đối !

Giáo lý của Sư Phụ dạy người ta làm chuyện đạo đức , dạy quý vị ăn chay , giữ ngũ giới : không trộm cướp , không uống rượu , không tà dâm , không sát sanh , không vọng ngữ . Sư Phụ có dạy điều gì phản lại Nhất Quán Đạo không ? (Mọi người đáp : Không có !) Như vậy chúng ta là những người bạn tốt với nhau , bạn giúp đỡ bạn là phải rồi , quý vị không nên lo sợ chuyện phát nguyện , hiểu không ? Nhất Quán Đạo muốn người ta phát nguyện tu hành đời đời kiếp kiếp , không rời xa đạo , phải không ? Sư Phụ cũng dạy quý vị không rời xa đạo , cũng như nhau cả , không nên quá chấp hiểu không ? Nếu như Sư Phụ không dạy ngược lại với họ ; mà cùng một đạo lý thì sao lại sợ ? Quý vị tu Pháp Môn Quán Âm chỉ là bổ túc thêm mà thôi (Mọi người nhiệt liệt vỗ tay). Cảm ơn tấm lòng quý mến của quý vị , cảm ơn mọi người đã ủng hộ . (Sư Phụ xuống đài - chấm dứt buổi thuyết pháp.)

Nhím Hoàng Kim
03-29-2010, 09:02 PM
http://img717.imageshack.us/img717/9373/hspn028.jpg

http://img16.imageshack.us/img16/3965/a10yi.jpg

Quyển 2 : Bài 22

THUYẾT PHÁP TẠI TRUNG TÂM VĂN HÓA

Đài Trung , Ngày 9 Tháng 6 Năm 1988


Vấn : Khẳng định mình là Phật có phải là Phật không ?


Đáp : Không phải . Đương nhiên chúng ta là Phật , nhưng chúng ta cũng cần phải khai khẩn Phật điền của chúng ta . Ví dụ Sư Phụ là nông phu , Sư Phụ làm chuyện của nông phu , nhưng mỗi ngày Sư Phụ cần phải khai khẩn ruộng của Sư Phụ để trồng cây , lấy hoa quả bán cho người , để mọi người đều thấy , như vậy Sư Phụ mới được coi là nông phu , phải không ? (Mọi người cười). Vị Phật trưởng thành mới có năng lực của Phật , hiểu không ? Ví dụ Ngài có thể đưa người giải thoát , có thể truyền pháp cho người để thành Phật . Sau khi thành Phật , thần thông quảng đại , lực lượng bất khả tư nghị , muốn cứu ai thì cứu , muốn đưa người nào lên thiên đường hoặc đi Tây Phương đều được cả , từ địa ngục muốn cứu người lên thiên đường , chỉ cần một chớp nhoáng là có thể làm được .

Phàm là liễu thông kinh điển , biện tài vô ngại , chuyện gì cũng biết , lại có thiên vạn ức hóa thân , vô sở bất tại , không có một nơi nào Ngài không có , bất cứ thời khắc nào chúng ta cầu Ngài , Ngài đều đến , đó mới được kể là Phật . Nếu như quý vị có những năng lực vừa mới nói đó , vậy thì chúc mừng ; nếu như chưa có , thì phải tu Pháp Môn Quán Âm (Mọi người cười).

Nhím Hoàng Kim
03-30-2010, 07:42 PM
Vấn : Mỗi người đều có một siêu ngã phải không ? Sư Phụ có thể nhìn thấy được linh khí của người khác không ?


Đáp : Phải , mỗi một người đều có một siêu ngã , nhưng mỗi siêu ngã đều khác nhau , vì sự hiểu biết không giống nhau , chứ không phải mỗi siêu ngã không giống nhau ; chúng ta hiểu như thế nào thì chúng ta như thế đó . Ví dụ có một vị hoàng tử , lúc còn nhỏ không biết địa vị hoàng tử của mình ; càng lớn càng biết được lực lượng của mình , địa vị của mình , khi trở thành quốc vương , vị hoàng tử đó sẽ hiểu mình là quốc gia chi bảo . Vị hoàng tử đó vốn là quốc vương tương lai , quả vị của hoàng tử là quốc vương , nhưng vì còn nhỏ quá nên chưa hiểu ; sau này trưởng thành càng lúc vị hoàng tử đó càng hiểu , vì trong hoàng cung đã được huấn luyện thành quốc vương , mọi người đều gọi vị hoàng tử là quốc vương , được mọi người tôn trọng , về sau sẽ càng hiểu ngôi vị của mình .

Nếu như có thể nhìn được linh khí của người khác thì rất mệt , người nào cũng có màu đỏ , xanh , đen , hay màu cà phê . Đừng có coi , coi cũng vô ích , coi rồi thấy sợ . Có người linh khí rất đen (có người cười), có người màu cà phê , có người màu đỏ , rất khó coi .

Nhím Hoàng Kim
03-31-2010, 08:21 PM
Vấn : Nếu như cho rằng Pháp Môn Quán Âm là pháp môn duy nhất thành Phật , như vậy có phải là ngã chấp không ?


Đáp : Tại sao lại ngã chấp ? Ngã chấp có quan hệ gì đến Pháp Môn Quán Âm ? Giả sử nói y học là một phương thức duy nhất để có thể trở thành bác sĩ , như vậy có phải ngã chấp không ? Quý vị đến trường đại học y khoa mới có thể tốt nghiệp bác sĩ , như vậy có phải ngã chấp không ? Không phải , đây là một sự khẳng định mà thôi , xuyên qua thể nghiệm của chính bản thân Sư Phụ , xuyên qua thể nghiệm của rất nhiều đồng tu , sau đó mới ấn chứng được như vậy , hiểu không ? Cũng như trong khoa học , thí nghiệm rất nhiều lần cho thấy rằng H2O có thể biến thành nước , mọi người thí nghiệm đều đi đến kết quả như vậy , cho nên mới khẳng định nói H2O là công thức cúa nước , như vậy có phải ngã chấp không ? (Có người đáp : Không phải). Cho nên đừng có hỏi bậy (Mọi người vừ cười , vừa vỗ tay).

Nhím Hoàng Kim
04-02-2010, 01:17 AM
Vấn : Trong hoàn cảnh nào thì có thể sát sanh ?


Đáp : Quý vị đang tìm cớ để sát sanh (Có người cười). Lúc quốc gia chiến tranh , pháp luật quốc gia quy định , tất cả nam chúng đều phải đi quân dịch ; lúc địch quân đến , chúng ta phải giết họ , đó là pháp luật của quốc gia , trong hoàn cảnh đó chúng ta giết địch không có tội . Những người quân nhân nhận mệnh lệnh không có nghiệp chướng , nhưng người ra lệnh có nghiệp chướng . Ngoài trừ những trường hợp này , bất cứ hoàn cảnh sát sanh nào cũng đều có tội (Mọi người cười và vỗ tay).