Results 1 to 2 of 2

Thread: Những Sinh Vật Lạ (sưu tầm)

  1. #1
    Moderator lait's Avatar
    Join Date
    Feb 2010
    Posts
    1,173

    Default Những Sinh Vật Lạ (sưu tầm)

    Phát hiện các sinh vật biển mới

    Các khoa học gia Úc lần đầu tiên chụp được các loài sinh vật biển kỳ lạ bằng camera ở độ sâu hàng trăm mét dưới mặt biển, tại khu rặng san hô Great Barrier Reef.
    Các nhà nghiên cứu từ Viện Não Queensland sử dụng camera đặt dưới lòng biển, ở độ sâu 1400m dưới mặt nước biển, với điều khiển từ xa.
    Giáo sư Justin Marshall cho biết họ đã chụp được ảnh những con cá mập sáu mang, cá vây chân (trong ảnh), cá dầu… và rất nhiều sinh vật biển khác chưa được xác định.
    Dự án, mang tên Deep Australia, sử dụng các loại camera đặc biệt chụp trong điều kiện ánh sáng thấp. Đây là lần đầu tiên dự án này được triển khai tại Úc.
    Giáo sư Marshall cho biết khu Osprey Reef là một phần của Khu Bảo tồn San hô Biển “có tầm quan trọng đặc biệt”.Ông nói: "Chúng tôi đơn giản không biết các sinh vật nào sống dưới đó, và các camera của chúng tôi giờ đây có thể ghi lại sự sống cùng những hành vi tại sinh quyển lớn nhất ở Úc, là biển sâu”.
    Các khoa học gia nói công việc nghiên cứu trở nên cấp thiết hơn sau các vụ tràn dầu gần đây, ảnh hưởng tới khu Great Barrier Reef, và do tác động của tình trạng ấm nóng toàn cầu.
    Giáo sư Marshall nói các camera này giờ sẽ được gửi sang Vịnh Mexico, nơi xảy ra thảm họa tràn dầu lớn, để theo dõi tác động đối với đời sống đại dương tại đó.

    Chùm ảnh
    Các nhà khoa học ở Viện Não Queensland (Queensland Brain Institute, QBI) thuộc Đại học Queensland, Úc đã sử dụng thiết bị công nghệ cao để khám phá những sinh vật biển kỳ lạ chưa từng được ghi nhận trước đây bên dưới dải san hô ngầm Osprey Reef.

    Theo QBI, bằng cách sử dụng thiết bị lặn biển điều khiển từ xa, các nhà khoa học đã quay phim được cá mập có 6 mang từng sống thời tiền sử, cá dầu khổng lồ, nhiều loài cá và động vật giáp xác khác chưa từng được biết đến ở độ sâu 1.400 m của dải san hô ngầm Osprey Reef, cách khoảng 350 km về phía đông bắc của thành phố Cairns, bang Queensland, Úc.

    Một loài cá vảy chân khác, nó đang thể hiện khả năng phát quang sinh học. Theo các nhà khoa học, ánh sáng rực huyền bí đó được tạo ra bởi vi khuẩn sống trên cá

    Giáo sư Justin Marshall, công tác tại Đại học Queensland cho biết: “Osprey Reef là một trong nhiều dải san hô ngầm thuộc Khu bảo tồn San hô biển (Coral Sea Conservation Zone) được Chính phủ Liên bang Úc quan tâm bảo tồn ở mức cao. Do đó, Osprey Reef là nơi được chúng tôi ưu tiên tìm hiểu hệ sinh thái và môi trường sống của các loài”.

    Các nhà nghiên cứu đã quay được đoạn phim tuyệt vời về loài ốc anh vũ thuộc chi Ốc anh vũ (Nautilus), lớp Chân đầu (Cephalopoda), ngành Động vật thân mềm (Mollusca). Nó là loài rất cổ xưa, từng sống cách đây hàng triệu năm, do vậy nó còn được gọi là “hóa thạch sống”, có quan hệ họ hàng với mực và bạch tuộc.

    “Trong số những sinh vật chúng tôi phát hiện, một số loài chúng tôi đã hy vọng tìm thấy chúng, một số loài nằm ngoài mong đợi của chúng tôi và có một số loài khác hiện chúng tôi chưa xác định chúng thuộc loài nào”, giáo sư Justin Marshall bày tỏ.

    Sứ mệnh nghiên cứu trên nằm trong Dự án có tên gọi “The Deep Australia” với sự tài trợ của Hội đồng Nghiên cứu Úc (Australian Research Council). Giám đốc Dự án Kylie Greig, nói: “Cuộc thám hiểm tại độ sâu gần 2.000 m ở dải san hô ngầm Osprey Reef sẽ giúp chúng tôi làm sáng tỏ những sinh vật biển sâu tiến hóa qua từng giai đoạn thời gian như thế nào”.

    “Ngoài ra, chúng tôi cũng nghiên cứu cách thích nghi độc đáo cho tới những thách thức của những sinh vật biển sâu khi sống trong môi trường cạnh tranh lạnh buốt và không có ánh sáng mặt trời”, cô Kylie Greig cho biết.

    Giáo sư Marshall cho biết nghiên cứu các sinh vật biển sâu ở dải san hô ngầm Osprey Reef càng trở nên khẩn cấp hơn bởi sự cố tràn dầu trong thời gian gần đây đã ảnh hưởng đến hệ sinh thái khu vực, và mối đe dọa đa dạng sinh học ngày càng tăng do trình trạng ngày càng ấm lên và axit hóa đại dương trên thế giới”.

    Dưới đây là những sinh vật biển kỳ lạ ở dải san hô ngầm Osprey Reef. Ảnh: Đại học Queensland.

    Vẻ đẹp màu đỏ-hồng ngọc của loài sứa Atolla, nó có thể phát quang sinh học rực rỡ để cảnh báo những động vật ăn thịt.


    Một loài sứa biển sâu khác, sứa Peraphilla.


    Cá vảy chân (anglerfish) thu hút con mồi bằng cách lúc lắc những cái râu trên đầu của nó.
    Loài động vật trông như quả cầu phát sáng thuộc nhóm động vật giáp xác chân hai loại (amphipod) Phronima, nó có thể sản suất chất keo sệt tựa như cái thùng bao quanh cơ thể.

    Loài động vật có màu sắc sặc sỡ thuộc nhóm động vật giáp xác chân kiếm (copepod) Sapphirina. Hầu hết chúng sống trôi nổi, có thể được tìm thấy trong môi trường nước ngọt và nước mặn.


    Loài động vật đẳng túc (isopod) trông như con nhện với nhiều chân dài gai góc.

    Cá rắn Chauliodus sloani - một trong những động vật săn mồi dữ tợn nhất vùng biển sâu.

    (Theo abc)

    Last edited by lait; 07-31-2010 at 12:25 AM.



  2. #2
    Moderator lait's Avatar
    Join Date
    Feb 2010
    Posts
    1,173

    Default Re: Những Sinh Vật Lạ (sưu tầm)

    Người lai cá sấu 100%

    Ngày 9/11/1993, tuần báo World Weekly News cho chạy dòng tít lớn ngay trên trang nhất “Phát hiện sinh vật nửa người nửa cá sấu trong đầm lầy Florida”, kèm theo đó là bức
    ảnh quái nhân gây “cơn sốt” hầm hập cho dư luận Mỹ một thời.“Lại thêm một sinh vật chưa đi hết chặng đường tiến hóa. Quái nhân có đầu và nửa cơ thể trên giống người, còn nửa thân dưới đích thực là của loài bò sát - đã bị bắt sống khi đang nằm phơi nắng gần khu vực đầm lầy Big Cypress” - bài báo lá cải mở đầu bằng giọng hùng hồn.

    “Có thể khẳng định, sinh vật này là một trong số những tổ tiên của loài người, trên đường tiến hóa đã “lạc hướng” sang ngã rẽ khác để có hình thù kỳ dị như ngày hôm nay”.



    (Ảnh: Happydeathinc)

    Bài báo cũng trích dẫn đôi lời phân tích từ một nhân vật được gọi là “Tiến sĩ Simon Shute”: “Tôi thật sự bất ngờ trước kích thước hộp sọ của nó, chắc hẳn bộ não bên trong cũng lớn ngang ngửa với não người... Người ta cũng đang ráo riết tìm kiếm xem liệu còn sinh vật nửa người nửa cá sấu nào khác còn hiện hữu nữa không, bởi nếu không có cộng đồng giống loài thì chẳng sinh vật riêng lẻ nào có thể tồn tại lâu được”.


    Các bài báo về Người cá sấu trên tuần báo World Weekly News từ năm 1993-1997

    Một bài báo trên Arab News số ngày 3/3/2000Nhưng dù sao, World Weekly News cũng chỉ là một tờ báo lá cải. Để nghe câu chuyện xác thực nhất về người cá sấu, theo đồn đại của dân tình, phải tìm đến Viện bảo tàng tư Marsh's Free ở Long Beach, Washington.
    Ông bà Marsh chạm trán Jake lần đầu tiên vào năm 1967, khi ấy Jake chỉ còn là cái xác khô được một tay buôn bán đồ cổ chuyên nghiệp gạ gẫm với giá 750 USD.
    Đưa Jake về bảo tàng, ông Junior Marsh cũng không ngờ sẽ được nghe nhiều chuyện hay ho về người cá sấu đến thế, phần lớn là lời kể của khách tham quan.


    Ông bà chủ Bảo tàng Marsh's Free ở Long Beach

    Một đôi vợ chồng già ở Kelso cho biết họ đã từng tận mắt chiêm ngưỡng Jake tại 1 lễ hội ở Texas. Màn biểu diễn năm ấy không có gì đặc biệt, Jake trả lời các câu hỏi của khán giả tò mò bằng những cái gật đầu ra hiệu “Đúng” hoặc “sai”.
    Còn theo lời kể của một khách tham quan khác, hồi còn sống Người cá sấu còn có sở thích hút xì gà và hay lân la tới các nhà thổ ở New Orleans để giải trí. Thậm chí hắn còn mặc váy dài lượt thượt và xuất hiện thường xuyên trong 1 câu lạc bộ ở San Francisco dưới cái tên Người cá Minnie.
    Ngày nay, xác khô của Jake chiếm một vị trí khá khiêm tốn trong bảo tàng Marsh’s Free, bên cạnh những nhân vật khác “đình đám” không kém như cừu 8 chân, lợn 2 đầu...



    (Ảnh: Happydeathinc)



Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts