Năm 1968, biết cơ duyên đã đến, Ngài nói :"Một đóa hoa sẽ nở ra năm cánh." Mùa hè năm ấy, Ngài chủ trì Pháp hội giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm trong 96 ngày. Khi Pháp hội kết thúc, quả nhiên có năm người Mỹ xin xuất gia với Ngài.

The First American Sangha: Bhikshus (Tỳ khưu - nam) Heng Chyan, Heng Jing, and Heng Shou, and Bhikshunis (Tỳ khưu ni - nữ) Heng Yin and Heng Ch'ih

KINH
ĐẠI PHẬT ĐẢNH
NHƯ LAI MẬT NHƠN
TU CHỨNG LIỄU NGHĨA
CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH
THỦ LĂNG NGHIÊM

TUYÊN HÓA THUỢNG NHÂN giảng thuật


TLN1: http://www.bodehai2.com/media/KinhTh...ghiem/TLN1.doc
TLN2: http://www.bodehai2.com/media/KinhTh...ghiem/TLN2.doc
TLN3: http://www.bodehai2.com/media/KinhTh...ghiem/TLN3.doc
TLN4: http://www.bodehai2.com/media/KinhTh...ghiem/TLN4.doc
TLN5: http://www.bodehai2.com/media/KinhTh.../TLN5_dICH.doc
TLN6: http://www.bodehai2.com/media/KinhTh...LN_6_dICH1.doc

AUDIO TLN1: http://www.lotuspro.net/MP3/Thulangnghiem-TH.htm


Một phần từ TLN1:

THIỀN - THỦ LĂNG NGHIÊM ĐẠI ĐỊNH

Xa-ma-tha[1] là tiếng Phạn, Hán dịch là tịch tĩnh. Tuy vậy, đó là sự “tịch tĩnh” do nỗ lực gắng sức dụng công mà có được, hành giả đạt được loại định lực này bằng cách đè nén, đình chỉ tâm ý thức, không cho phát khởi vọng tưởng. Nên đó không phải là định rốt ráo. Đó chỉ là pháp môn phương tiện của hàng Nhị thừa mà Đức Phật giảng dạy vào thời kỳ đầu tiên.

Tam-ma (samāpatti)[2] là tiếng Phạn, Hán dịch là “quán chiếu”, chẳng hạn quán chiếu mười hai nhân duyên hoặc quán pháp Tứ diệu đế.

Thiền-na: tiếng Phạn là (dhyāna), Hán dịch là “tư duy tu” nghĩa là dụng tâm để tư duy và quán tưởng, cũng gọi là tu “chỉ quán.” Hành giả dùng tâm để theo dõi sự đến và đi, sinh và diệt của ý tưởng. Rất giống pháp tu “chỉ quán” của tông Thiên thai, chủ trương tam chỉ, tam quán: quán không, quán giả, quán trung. Cơ bản giáo lý vốn không sai khác, nhưng pháp quán này không thể so sánh được với Thủ-lăng-nghiêm đại định.

Thiền-na[3] là tĩnh lự. Nay tu theo pháp tĩnh tọa, cũng còn được gọi là thiền na. Nhưng tu theo thiền-na có pháp triệt để và cũng có pháp không triệt để. Hàng Tiểu thừa dùng tâm thức để tu thiền, nhưng thức tâm vốn là đối tượng của sinh diệt, nên pháp tu này không kiên cố.

Quý vị sẽ hỏi:
– Vậy thì chúng tôi nên tu theo pháp gì?
– Tu theo pháp Thủ-lăng-nghiêm đại định.
– Làm sao để có thể tu tập theo pháp Thủ-lăng-nghiêm đại định?

Kinh văn sẽ dần dần giải thích rõ ràng. Nếu quý vị tham dự pháp hội giảng kinh và hiểu rõ được ý kinh, thì quý vị sẽ biết được phải tu tập thế nào để có được Thủ-lăng-nghiêm đại định. Quý vị không nên để mình bị rơi vào trạng thái bàng hoàng lơ lững. Đó là khi quý vị không biết mình phải bắt đầu từ chỗ nào.

[1] Śamatha 奢摩他. Ý dịch là Chỉ quán 止觀, định huệ 定慧, tịch chiếu 寂照, minh tịnh 明靜. Còn gọi xá-ma-tha 舍摩他, xa-ma-đà 奢摩陀. Một trong các tên gọi của thiền định. Ý dịch là chỉ 止, tịch tĩnh 寂靜, năng diệt 能滅.

[2] Samāpatti: Tam-ma-bát-để 三摩鉢底, Tam-ma-bạt-đề 三摩拔提. Ý dịch là Chí 至, chánh thọ正受, chánh định hiện tiền正定現前, do viễn ly hôn trầm, trạo cử, khiến cho thân tâm có được trạng thái an hoà bình đẳng.

[3] Dhyāna禪那. Ý dịch là Khí ác棄惡, công đức tòng lâm功德叢林, tư duy tu思惟修. Tân dịch là Tịnh lự靜盧