Results 1 to 3 of 3

Thread: QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT Ngọt Ngào

  1. #1
    Senior Member
    Join Date
    Dec 2008
    Posts
    171

    Default QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT Ngọt Ngào

    Không ai mà không biết Quán Thế Âm Bồ Tát - vị Bồ tát có nguyện lực rất lớn là cứu độ chúng sanh. Ngài cứu độ chúng sanh bằng gì? Thưa, đó là Bồ đề tâm bao la như biển rộng, như núi ngàn...

    Chúng ta hãy lắng nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết pháp:


    B Ồ Đ Ề T Â M - L Ố I V À O Đ Ạ I T H Ừ A



    Seated Kuan Yin Bodhisattva, from the Nelson Atkins Museum of Art
    Kansa City, Missouri, Photograph by Jamison Miller
    Liao Dynasty (A.D. 907-1125)


    Giọng đọc Phạm Thuỳ Dương
    Audio: http://www.supload.com/music/Pham-Th...0RA1SGZAQ.html

    Bồ đề tâm, sự ước nguyện bi mẫn đạt được Phật Quả vì tất cả những người khác, là lối vào con đường Đại thừa. Khi bạn nuôi dưỡng Bồ đề tâm, thì cho dù bạn có thể không thực hiện được chút tiến bộ nào trên con đường, bạn vẫn trở thành một con người Đại thừa, còn giây phút Bồ đề tâm suy hoại thì mặc dù bạn có thể có được những chứng ngộ cao tột, bạn đã rớt xuống khỏi hàng ngũ Đại thừa. Ngài Shantideva (Tịch Thiên, tác giả Nhập Bồ Tát Hạnh, do Cố Ni Sư Thích Nữ Trí Hải dịch sang tiếng Việt) nói rằng vào giây phút bạn phát triển Bồ đề tâm, thì mặc dù bạn có thể đang ở một cảnh giới thấp của sinh tử, bạn sẽ được gọi là một Bồ Tát, một đứa con của chư Phật. Kết quả của Bồ đề tâm là bạn sẽ có thể tịnh hóa các sự tiêu cực rất dễ dàng và có thể thực hiện được các mục đích của bạn. Bạn sẽ không bị thương tổn do những chướng ngại và tác hại, bởi nếu có năng lực Bồ đề tâm này, bạn thấy những người khác còn quan trọng và quý báu hơn cuộc đời của chính bạn. Khi những tinh linh ác hại nhận ra được điều này, họ ngại ngần khi hãm hại bạn. Như kết quả của Bồ đề tâm, nếu bạn có thể tịnh hóa những tiêu cực và tích tập các kho tàng công đức vĩ đại, thì bạn sẽ gặp được những thuận cảnh cần thiết cho sự tiến bộ nhanh chóng trên con đường. Bồ đề tâm và lòng bi mẫn chính là những nguồn mạch và nền tảng của mọi điều tốt lành trong thế giới này và Niết bàn. Bạn nên coi Bồ đề tâm là bản chất sự thực hành của bạn và đừng để nó chỉ nằm ở một bình diện trí thức; bạn chớ hài lòng với sự thực hành Bồ đề tâm của bạn nếu như nó bao gồm đơn thuần sự trì tụng một ít câu kệ vào lúc bắt đầu một thời khóa thiền định. Bạn phải nỗ lực phát triển nó trải qua sự chứng nghiệm.

    Trích @: http://www.thuvienhoasen.org/conduon...othuong-00.htm

    Con Đường Đến Tự Do Vô Thượng
    Đức Đạt Lai Lạt Ma
    Liên Hoa Việt dịch.



  2. #2
    Senior Member
    Join Date
    Dec 2008
    Posts
    171

    Default VĂN KHUYẾN PHÁT BỒ ĐỀ TÂM

    Đức Đức Đạt Lai Lạt Ma dạy rằng Bồ Đề Tâm là lối vào Đại Thừa. Cuốn sách này của Hòa Thượng Tuyên Hóa có thể giúp bạn phát Bồ Đề Tâm.





    Quan Yin, photo by Stephcarter

    VĂN KHUYẾN PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
    ĐẠI SƯ THẬT HIỀN soạn
    HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA lược giảng


    Đọc @: http://www.dharmasite.net/kpbdtv_ml.htm

    Nghe audio @: http://dharmasound.net/?type=files&p..._Bo_De_Tam_Van

    Một phần hay từ cuốn sách:

    Từng nghe, cửa chính yếu để vào đạo thì sự phát tâm làm đầu: Tôi thường nghe người ta nói rằng. Nói cái gì ? Nói nếu muốn tu hành học đạo, thì con đường chính yếu quan trọng của nó là gì ? Nhất định trước cần phải phát tâm Bồ đề, đây mới là điều quan trọng nhất. Việc khẩn cấp tu hành thì sự lập nguyện đứng trước: Tu hành thì điều quan trọng nhất cần phải hiểu là gì ? Ðó là cần phải phát nguyện, nếu không phát nguyện thì không thể tu hành ; dù nói rất nỗ lực tu hành, cũng đều là giả. Vì ngay cả nguyện chúng ta còn không dám phát, thì còn tu đạo gì ? Bạn nói tu đạo chính là đang gạt người vậy ! Nếu chân chánh muốn tu hành, tại sao không dám phát nguyện ? Vì thế nói, tu hành thì sự lập nguyện đứng trước, trước cần phải lập một nguyện.

    Nguyện lập thì có thể độ chúng sanh: chúng ta đã có nguyện lực, có nghĩa là đã có thuyền bè, mới có thể độ người. Nếu không có thuyền, thì làm sao có thể độ người, đưa người đến bờ bên kia ? Nguyện giống như chiếc thuyền vậy. Nếu chúng ta không có nguyện, thì dù nói: "Tôi tu hành, tôi tu hành" A ! Nhưng đến lúc đó thì quên mất không còn nhớ nữa. Vì thế lập nguyện đứng trước, đã có nguyện hộ trì, mới có thể hóa độ chúng sanh. Tâm phát thì Phật đạo có thể thành: Nếu ông đã phát tâm Bồ đề thì mới có đủ tư cách thành Phật ; nếu không phát tâm Bồ đề, thì không có cơ hội thành Phật. Cho nên, điều này rất vô cùng khẩn thiết, vô cùng quan trọng.

    Nếu không phát tâm rộng lớn, không lập cái nguyện vững bền kiên cố: Nếu như ông không phát tâm rộng lớn, mà cứ hẹp hòi, nhỏ mọn. một chút thiệt thòi cũng không chịu, cũng không thể xả bỏ. Còn phải lập nguyện kiên cố vững bền nhất ; nguyện này tôi đã trình bày, thì nhất định cần phải làm như thế, không thể thay đổi, đó gọi là nguyện kiên cố vững bền, nếu không phát tâm rộng lớn, không lập nguyện kiên cố vững bền, thì dù trải qua nhiều kiếp như số vi trần, cũng vẫn y nhiên ở trong vòng luân hồi: thì dù có trải qua nhiều kiếp như số vi trần, cũng không thể thoát ra vòng luân hồi. Luân hồi, chính là lục đạo luân hồi – thiên đạo, nhân đạo, a tu la là tam thiện đạo; và địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh là tam ác đạo. Vẫn phải xoay chuyển trong vòng luân hồi ; dù cho là làm việc lành nào, hoặc là sanh thiên, hoặc làm người hưởng phước báu cũng không có ý nghĩa gì, vẫn y nguyên ở trong vòng luân hồi ! Dù có tu hành cũng chỉ là uổng công lao nhọc: Tuy ăn chay, tụng kinh, niệm Phật, nhưng bất luận chúng ta cố gắng bỏ ra bao nhiêu công phu, đều là uổng công lao nhọc một cách vô ích, rất cực khổ ; chúng ta tu pháp môn gì, cũng không phải cứu cánh.

    Nên kinh Hoa nghiêm nói: "Nếu quên mất tâm Bồ đề mà tu các pháp lành, gọi đó là nghiệp ma": Vì thế Kinh Hoa Nghiêm nói : Nếu như quên mất tâm Bồ đề, dù có tu các pháp lành, cũng là tu các nghiệp thiên ma ở sáu cõi trời Dục giới". Vì vô minh của mình chưa đoạn, tâm dâm dục chưa đoạn, tu các pháp này đều là tạo nghiệp thiên ma. Quên mất tâm Bồ đề chính là niệm không thanh tịnh. Nếu niệm thanh tịnh chính là tâm Bồ đề, tâm niệm không thanh tịnh chính là ma nghiệp. Quên mất mà còn như thế, huống chi chưa phát ư?: Quên mất tâm Bồ đề, dù tu các pháp lành, cũng đều là ma nghiệp, huống hồ là chưa phát ư ! Nếu không phát tâm Bồ đề, thì chúng ta có thể tu cái gì ? Tu cái gì cũng đều là ma nghiệp.

    Cho nên muốn học Như lai thừa thì trước phải phát Bồ tát nguyện, không thể chậm trễ vậy: Vì thế cho nên chúng ta muốn học Phật pháp, muốn học Phật thừa, nhất định trước phải phát nguyện lực Bồ tát. Nếu chúng ta không phát nguyện lực này, thì thường xoay chuyển trong hang động của ma, cứ lui tới trong hang động của ma. Vì thế tâm Bồ đề này, chúng ta không thể chờ đợi, không thể nói rằng : "Chúng ta sau này sẽ phát Tâm Bồ đề, lập nguyện Bồ tát!". Không thể như thế được ! Chúng ta nhất định phải ngay hiện tiền lập tức phát tâm Bồ đề, hành Bồ tát đạo, mới có thể vượt ra vòng luân hồi, liễu thoát sanh tử !

    Last edited by Sông Xanh; 01-07-2009 at 03:46 AM.

  3. #3
    Senior Member
    Join Date
    Dec 2008
    Posts
    171

    Default CỘI NGUỒN CỦA BỒ ĐỀ TÂM




    C Ộ I N G U Ồ N C Ủ A B Ồ Đ Ề T Â M



    Lotus, photo by Pat McMullen

    Giọng đọc Phạm Thuỳ Dương

    Audio: http://www.supload.com/music/Pham-Th...0GNN5Y9HO.html


    Theo quan điểm của Phật giáo, chúng ta đã trải qua rất nhiều chu kỳ sống-chết từ rất lâu trước khi hành tinh này tồn tại. Vì vậy những kiếp trước của chúng ta là vô số kể, kiếp trước của những con người tồn tại là những người đã sinh ra chúng ta. Vậy thì, nguyên nhân thúc đẩy tạo ra trạng thái Bồ Tát là nhận thức ra rằng mọi người đã là mẹ của chúng ta trong quá khứ.

    Lòng yêu thương –tử tế mà mẹ chúng ta dành cho chúng ta trong kiếp này thật khó mà đền đáp. Mẹ chúng ta đã trãi qua nhiều đêm không ngủ để mà chăm sóc chúng ta khi chúng ta vẫn còn là một đứa bé không tự lo liệu được. Mẹ chúng ta đã cho chúng ta ăn, nuôi nấng chúng ta và sẵn lòng hy sinh mọi thứ kể cả mạng sống của mình để mà cứu lấy chúng ta. Khi chúng ta suy niệm về sự hy sinh và công lao của mẹ chúng ta, chúng ta nên nghĩ rằng tất cả mọi người trong cuộc sống này đã từng đối đãi với chúng ta theo cách đó và mọi người đã từng có một lúc nào đó trong quá khứ bất tận là mẹ của chúng ta và đã đối đãi với chúng ta bằng lòng yêu thương – tử tế vô bờ bến. Suy nghĩ như vậy làm cho chúng ta thêm cảm kích. Đây chính là nguyên nhân thúc đẩy chúng ta đạt tới trạng thái Bồ Tát.

    Trích @: http://www.thuvienhoasen.org/tamlongrongmo-00.htm

    Tấm Lòng Rộng Mở
    Đức Đạt Lai Lạt Ma
    Lê Tuyên biên dịch
    Lê Gia hiệu đính

    Nếu bạn nghĩ rằng bạn sẽ đạt được giác ngộ hay bồ đề tâm trong vòng vài ngày hoặc vài tháng, và nếu bạn nghĩ rằng bạn sẽ được khai ngộ sau khi tham gia một khóa thiền trong ba năm và ba tháng, thì bạn nhầm. - Đức Đạt Lai Lạt Ma


Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts