Page 27 of 40 FirstFirst ... 71723242526272829303137 ... LastLast
Results 521 to 540 of 785

Thread: ✿ SÁCH KHAI THỊ - Các bài thuyết giảng của Thanh Hải Vô Thượng Sư

  1. #521
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default HẮC BẠCH THẦN THÔNG





    Bố thí cũng là một thứ bạch thần thông , bởi vì làm cho người khác vui sướng . Dùng lực lượng của chúng ta chúc người khác vui vẻ , giúp đỡ kẻ khác . Làm cho người từ bần cùng trở thành sung túc , làm cho người đói khát trở nên ấm no . Cho nên đây cũng là một thứ bạch thần thông , nghe hiểu không ? Mỗi ngày chúng ta nên thí triển thứ thần thông đó . Quý vị đừng tưởng rằng quý vị không biết hắc bạch thần thông là gì ? Đương nhiên là có biết , nhưng chỉ không biết cách xử dụng mà thôi . Hôm nay Sư Phụ nói rõ nên dùng bạch thần thông .

    Nếu chúng ta muốn tu bạch thần thông , vẫn còn là dùng "Ý"để tu . Dùng "Ý" là như thế nào ? Tức là cố ý làm thứ thần thông nào đó . Cố ý làm cho người này ấm no , cố ý lấy tiền của mình cho người ta , cố ý để cho người đó khỏi chết đói hay là cố ý họa những thần chú ... Dù sao bạch thần thông cũng còn là thứ thần thông cố ý thí triển .

    Tu Pháp Môn Quán Âm là một thứ thần thông tối cao vô vi , xuất từ tự nhiên , thân khẩu ý hoàn toàn đều không dùng , có hiểu không ? Thí dụ quý vị mới đến đây , liền cảm thấy vui vẻ , hoặc hết bịnh liền , tai nạn được tiêu trừ , hay là thấy Sư Phụ đến cứu quý vị ... Những điều này không phải do Sư Phụ cố ý làm . Sư Phụ hoàn toàn không dùng thân khẩu ý . Sư Phụ vẫn có thể ở đây giảng kinh , ngủ nghỉ , ăn cơm hoàn toàn như bình thường vậy . Nhưng bất cứ Sư Phụ làm gì đều có ích lợi cho quý vị .

    Bởi vì Sư Phụ không ở trong thân khẩu ý , Sư Phụ không dùng thứ "Thần thông cố ý", không cần phải họa bùa chú gì , hay là dùng "Ý" để thí triển thần thông . Hễ dùng đến tư tưởng là còn trong phạm vi bạch thần thông .

    Thần thông của Sư Phụ , quý vị truy không ra , cũng rờ không thấy . Có người đến đây , ước mong Sư Phụ làm nước bùa cho uống , nhưng Sư Phụ không làm gì hết . Nếu quý vị đem nước đến cho Sư Phụ gia trì , Sư Phụ cũng không gia trì gì . Sư Phụ không biết gia trì là gì ? Nhưng bệnh của quý vị tự nhiên sẽ hết . Đó là quý vị tự cứu mình . Sư Phụ không có gì để gia trì . Cả con người của Sư Phụ đều đi mất rồi , còn gia trì cái gì ? Không có ai gia trì gì hết . Nhưng bởi vì quý vị thích , cho nên Sư Phụ cũng hàng thuận chúng sanh .

    Đương nhiên sức gia trì không phải không có . Quý vị cũng tự biết sức gia trì này rất có ích , rất lợi hại . Nhưng Sư Phụ không làm gì hết , hoàn toàn là "Vi vô vi", làm nhưng không làm , có hiểu không ?

    Sư Phụ mới nói bố thí cũng là một thứ bạch thần thông có thể làm cho người nghèo trở thành giàu , làm cho người gần chết đói được ấm no . Trị bệnh cho người ta cũng là một thứ bạch thần thông cố ý . Bởi vì phải tập trung tư tưởng , hay họa bùa , dùng phương pháp gì đó để tiếp xúc với thân thể bệnh nhân , bệnh mới hết . Dùng bạch thần thông đương nhiên rất lợi ích cho người , nhưng sau này vẫn phải thanh trừ nghiệp chướng này , không cách nào sạch sẽ mà ra đi , hiểu không ?

    Vì sao có nghiệp chướng ? Bởi vì chúng ta xen vào nhân quả của người đó , cho nên phải trả sạch . Rất có thể chúng ta bị bệnh một thời gian , thậm chí bị mất mạng để trả sạch nghiệp chướng này . Đương nhiên , vì chúng ta có hảo ý , muốn giúp đỡ người , muốn cứu bệnh người ta , chứ không phải có ý hại người , nhưng ý nghĩ cứu bệnh này vẫn còn trong "Ý", vẫn chưa phải là lực lượng siêu Tam Giới , bất cứ mình dùng ý gì , tốt hay xấu , dù là dùng cây kim may áo , cũng phải trả sạch , dùng một xu cũng phải trả sạch .

    Cho nên đẳng cấp tối cao là không cần gì hết . Không cần gì hết nhưng là gì cũng có , có hiểu không ? Quý vị thấy rất nhiều người đại tu hành chân chính , dường như họ sống đời sống rất khắc khổ . Thí dụ như Tôn Giả Mật Lạc Nhất Ba , khi Ngài tu hành trong núi cao ở Tây Tạng , đôi lúc không có thực phẩm để ăn , không có y phục để mặc , nhưng Ngài vẫn vui sướng , không phải Ngài tự cố ý trừng phạt mình , mà là Ngài đã đạt tới đẳng cấp đó , cả thế giới Ngài cũng không cần . Nếu quý vị vẫn còn cảm thấy cần điều gì , tức là quý vị vẫn còn bị ảnh hưởng nhân quả của thế giới này . Nếu chúng ta đều không cần bất cứ những gì chúng ta đang có hoặc đang sử dụng , nhân quả sẽ không có . Bất cứ dùng vật gì đều nên biết đó là Sư Phụ bên trong cho mình . Cần phải từ bên trong , dùng mọi vật từ bên trong nhìn thế giới chứ không phải nhìn từ bên ngoài . Đa số người khổ vì nghiệp chướng , bởi vì tư tưởng của chúng ta đều hướng ngoại . Chúng ta biến thành bị động chứ không phải chủ động , có hiểu ý Sư Phụ không ? Nếu như thật sự muốn được an vui , thì phải trở thành một người chủ động , không phải bị động .



  2. #522
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default HẮC BẠCH THẦN THÔNG


    Chủ động là gì ? Tức là hành động từ lực lượng bên trong này , nương vào lực lượng bên trong này mà nhìn thế giới . Lực lượng bên trong là lực lượng của chính mình , cũng như Sư Phụ thường nói "Lực lượng của Sư Phụ", có hiểu không ? Vì quý vị còn chưa phát triển hoàn toàn lực lượng của mình , nên chỉ còn cách mượn lực lượng của Sư Phụ ; còn chưa kiếm được tiền , thì có thể mượn một ít tiền của Sư Phụ để dùng . Đợi khi quý vị tự mở tiệm , kiếm được nhiều tiền rồi thì khỏi cần dùng tiền của Sư Phụ nữa . Bây giờ thì cứ tạm dùng không sao . Mới khởi đầu thì có thể nương vào lực lượng của Sư Phụ , sau này quý vị sẽ dùng lực lượng của mình . Thật ra lực lượng của Sư Phụ cũng là lực lượng của quý vị , nhưng vì quý vị còn chưa biết , cho nên mượn lực lượng của Sư Phụ để dùng .

    Nhờ vào lực lượng tối cao bên trong này mà xử thế , chúng ta sẽ không bị ảnh hưởng . Nương vào sự đối đãi của thế giới để hành xử , chúng ta sẽ gặp nhiều phiền toái . Thế giới là gì ? Thế giới mà quý vị nhìn thấy có phải loạn lắm không ? Việc gì cũng không chỉnh tề , đều là nằm trong sanh , lão , bệnh , tử , khổ . Nếu mỗi ngày chúng ta đều nhìn những tình trạng đó , chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng , có hiểu ý Sư Phụ không ? Thí dụ có một người bị bệnh truyền nhiễm , mỗi ngày chúng ta lại quá gần họ , quá lo cho họ , nếu không cẩn thận , không bảo vệ mình , chúng ta cũng sẽ bị truyền nhiễm , cũng sẽ mắc bệnh .

    Nếu nhờ vào lực lượng bên trong để sống , chúng ta sẽ thành người chủ động . Chúng ta nói chúng ta đã tìm được bản lai diện mục hay là tìm được chủ nhân của mình . Nó "Tìm được chủ nhân của mình" có nghĩa là nhờ vào lực lượng này . Nhưng nếu không nhận biết lực lượng này làm sao nương vào , có hiểu không ? Cho nên "Tâm Ấn" tức là được Sư Phụ lo cho mình , cho mình biết lực lượng này nằm ở đâu , làm sao mỗi ngày có thể dùng lực lượng này . Chúng ta dùng càng nhiều càng giàu có . Thí dụ trong ngân hàng chúng ta có rất nhiều tiền , nhưng mỗi ngày không xài tới , chúng ta sẽ lấy gì để sống ?

    Đồng ý nghĩa đó , bên trong của chúng ta tuy có lực lượng lớn , nhưng chúng ta không biết nó nằm ở đâu ? Cũng không biết mỗi ngày nên sử dụng như thế nào ? Đối với chúng ta như thế đương nhiên là vô dụng . "Tâm Ấn" tức là được Sư Phụ dạy mình cách sử dụng , dạy mình cách xài tiền của mình để . Nếu vẫn chưa đủ dùng , Sư Phụ có thể cho quý vị mượn thêm một chút tạm dùng . Tuy nói là cho mượn , nhưng không cần trả lại , kể cả tiền lời cũng không trả , bởi vì Sư Phụ dùng không hết . Nếu như quý vị thật sự cần , có thể mượn Sư Phụ , bao nhiêu cũng được . Vì phú ông không sợ nghèo , không sợ lỗ vốn , cũng không sợ bị phá sản .

    Sư Phụ mới nói Pháp Môn Quán Âm không phải là hắc thần thông , cũng không phải là bạch thần thông . Tu pháp môn trong Tam giới , mới nói đến hắc thần thông . Còn tu Pháp Môn Quán Âm không dùng "Ý". Nhưng chúng ta có thể dùng trí huệ hay trí thức mỗi ngày trực diện với xã hội , sẽ tốt cho mình và cho cả thế giới . Nếu như chúng ta mỗi ngày nghĩ chuyện xấu , cho rằng người này nên chết , người nọ nên phá sản , thì thế giới đương nhiên sẽ không tốt . Đó tức là hắc thần thông , có hiểu không ?

    Cho nên tu hành càng nhiều càng nên cẩn thận , chỉ nên nghĩ chuyện tốt . Tu Pháp Môn Quán Âm tự nhiên sẽ đem lại lợi ích cho chúng sanh , tự nhiên sẽ lợi ích cho gia đình , quốc gia và thế giới . Sau khi thọ pháp người tu Pháp Môn Quán Âm chỉ cần tu hành chân chính , y theo lời chỉ dạy của Sư Phụ , mỗi ngày ngồi tọa thiền ít nhất là hai tiếng rưỡi đồng hồ thì bất cứ mình đi đến đâu chỗ đó cũng sẽ thay đổi , toàn là phước báu . Bởi vì lực lượng Sư Phụ sẽ đi theo quý vị , có hiểu không ? Thí dụ có một ống nước , có một dòng nước lớn , chảy qua bất cứ ống nước nào đến đâu , chúng ta chỉ cần nối tiếp vào là có nước . Cho dù có nối xuyên qua sa mạc cũng được , nước vẫn là nước . Trong sa mạc cũng có thể bắt thêm nhiều ống nước để xài .



  3. #523
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default HẮC BẠCH THẦN THÔNG


    Tu Pháp Môn Quán Âm cũng như nước chảy và ống nước vậy . Nếu như ví Sư Phụ là giòng nước chảy . Tuy rằng quý vị chưa thành giòng nước , nhưng ít ra cũng có thể như ống nước vậy , bất cứ nối tiếp đến đâu , người ta đều có nước uống , không nhất định phải chạy đến ngọn nước mới có nước uống . Dùng ống nước tiếp nối là được rồi , có hiểu ý của Sư Phụ không ? Lúc đó không cần cầu nguyện tự nhiên nước chảy đến ; không cần cầu Thượng Đế giúp đỡ , cũng khỏi cần đi lấy nước hay làm "Nước nhân tạo", chỉ cần nối ống nước là có nước để xài , có phải không ? Ống nước rất rẻ , ống nước tức là mỗi ngày tọa thiền hai tiếng rưỡi đồng hồ , rất rẻ .

    Một ngày có hai mươi bốn tiếng , chúng ta đã cho thế giới hai mươi hai tiếng , chỉ dành cho mình có mười phần trăm của thời gian , vậy mà cũng làm không được sao ? Chỉ có người dại mới không làm được , thân khẩu ý đều cho thế giới hết , cả ngày chỉ quan sát thế giới này , coi người nào tốt , người nào xấu , người nào khổ , người nào vui , người nào nghèo , người nào bệnh . Cả ngày thờ phụng họ , về nhà thì lo cho vợ có đủ y phục không , con có đói không ... 24 tiếng đồng hồ đều lo thờ phụng người khác .

    Cho dù quý vị nói rằng quý vị thờ phụng mình cũng không đúng . Bởi vì lúc quý vị ăn cơm , cũng nghĩ đến chuyện làm ăn , bị phiền não làm rối loạn . Ăn cơm cũng không chính thực là ăn cơm . Lúc ngủ cũng ngủ không yên giấc , vẫn còn nghĩ đến việc làm hôm nay , nghĩ đến ông chủ hôm nay không vui , hôm nay làm việc không tốt ... Cho nên quý vị không thật sự thờ phụng mình . Suốt 24 tiếng đồng hồ đều bị thế giới này quấy nhiễu , bị thế giới này ràng buộc , bị thế giới này giam hãm . Cả ngày bị thế giới bó buộc , nhưng mình lại không biết điều này , có hiểu không ?

    Sư Phụ dạy quý vị "bế quan" hai tiếng rưỡi đồng hồ , quý vị cho rằng quá nhiều . "Bế quan" hai tiếng rưỡi đồng hồ không muốn , lại muốn nhốt hai mươi bốn tiếng đồng hồ . Thật quá dại , có hiểu không ? Sao nghe mà không có phản ứng gì hết vậy ? Quý vị thật chẳng có đầu óc khôi hài chút nào (Mọi người cười). Bây giờ mới gượng cười , có phải làm bộ cười để Sư Phụ vui không ?

    Mỗi ngày quý vị "bị nhốt" hai mươi bốn tiếng đồng hồ , bận rộn trong mồ hôi , nước mắt , mà không cảm thấy khổ . Sư Phụ bảo quý vị tìm hai tiếng rưỡi đồng hồ "bế quan" để lo cho mình , vun bồi cho mình , trưởng dưỡng cho mình , tu tịnh thân khẩu ý của mình để ngày mai lại tiếp tục thờ phụng thế giới . Nhưng quý vị lại tìm cớ , chê khổ quá , không có thì giờ tọa thiền . Như vậy là quá lười , và suốt hai mươi bốn tiếng đồng hồ trong ngày chỉ dùng để thờ phụng thế giới .

    Thật ra cũng chẳng có gì để thờ phụng , cùng lắm là để cho no bụng , có áo mặc mà thôi . Những thứ khác thì chẳng có nghĩa gì , phải vậy không ? Cho dù cả đời mình chỉ thờ phụng một người , mỗi ngày đem sơn trân hải vị cho ăn , lấy y phục đẹp nhất cho mặc , mình còn có thể cho người đó thêm gì nữa . Một trăm năm sau người đó cũng phải ngủ trong lữ quán vĩnh viễn , có phải không ? Ngủ ở đó vĩnh viễn không trở lại . Sư Phụ nói ngôi mồ là lữ quán vĩnh viễn đó .

    Ở Đài Loan loại quán này rất nhiều . Đất ít người đông , đi đâu cũng đều nhìn thấy các lữ quán vĩnh viễn này rất đẹp . Có lúc Sư Phụ nói với người xuất gia : "Nếu chúng ta không có chỗ ở , Đài Loan có nhiều nhà (mồ mã) có thể ở được , cho nên không thành vấn đề , quý vị đừng có lo". Thật vậy , nếu như không có chỗ , chúng ta có thể đến đó ở . Chúng ta cắt cỏ cho họ , người trong mộ sẽ rất mừng . Thấy người xuất gia đến đó tu hành , họ sẽ được phước báu , họ sẽ vui mừng , cho nên không thành vấn đề . Rủi không có chỗ ở thật , chúng ta sẽ đến những nơi này tạm trú .

    Quý vị đừng tưởng rằng Sư Phụ sợ không có chỗ ở . Sư Phụ chỉ sợ quý vị không có đạo tràng thì không đến nghe kinh . Còn riêng Sư Phụ thì không sợ ở nơi nghĩa địa . Nhưng vì quý vị đông quá , Sư Phụ mới phải tìm chỗ , cho nên tóc của Sư Phụ đã có một cọng tóc bạc rồi (Mọi người cười). Trước kia chưa từng có , bây giờ Sư Phụ mới tìm được một cọng , hình như là một cọng rưỡi (Mọi người tiếp tục cười). Vì quý vị quá nhiều người nên tóc của Sư Phụ cũng biến thành trắng . Nếu không cuộc sống của người xuất gia là giản tiện nhất .



  4. #524
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default HẮC BẠCH THẦN THÔNG


    Sư Phụ đi đâu , đệ tử xuất gia theo đó , không cần gì hết . Chúng tôi không cần "điện", không cần "đèn". Nơi nào cũng có nước . Ở Đài Loan nơi nào cũng có nguồn nước . Chúng ta chỉ cần nối một ống nước , hứng một ít đem về là xài được rồi . "Ở" thì có lữ quán vĩnh viễn - nghĩa địa . Chúng ta có thể tìm loại nhà thượng hạng đó để ở . Có loại nhà này còn đẹp hơn nhà thường . Quý vị có thấy chưa ? Có người tốn một triệu đồng để cất một ngôi mộ , còn Sư Phụ không có một triệu để mua đất .

    Đối với người xuất gia , chỗ ở không thành vấn đề . Người xuất gia khi gặp tình trạng này , phải làm sao ? Họ đều đã học xong : Không có tiền làm sao sống , không có áo quần làm sao tự may vá , không có cơm ăn làm sao tìm rau cải ăn , không có người cúng dường nên làm sao sống độc lập , không có chỗ ở nên làm sao tìm . Chúng tôi đều học xong rồi , không cần quý vị cúng dường cũng có thể sống được .

    Quý vị cúng dường là cúng dường chính mình . Đừng tưởng rằng quý vị cúng dường đồng tu hay Sư Phụ . Cho nên lúc cúng dường đừng nên lớn tiếng khoa trương . Chưa cúng dường mà cả nước đã biết rồi : "Tôi" đem một trăm ngàn cúng dường Sư Phụ , lúc nào đó "Tôi" lái xe đến đón Sư Phụ . Những việc này đều không cần thiết . Quý vị đang cúng dường mình đó .

    Sư Phụ cần gì đâu ? Mỗi ngày ăn một bữa , tối đa là hai buổi , ba buổi , ăn như mèo . Quý vị cúng dường ai vậy ? Sư Phụ đâu có cần quý vị cúng dường . Bố thí cũng không có gì để bố thí , cúng dường cũng không có gì để cúng dường , tất cả đều là cúng dường mình . Không có đạo tràng quý vị không thể đến thăm Sư Phụ , không thể đến nghe kinh . Nếu như Sư Phụ ở tại nghĩa địa , gặp thời tiết tốt như hôm nay , quý vị có thể đến nghe kinh . Nhưng gặp lúc mưa bão thì quý vị không thể đến thăm Sư Phụ . Cho nên quý vị cúng dường tiền , mua đất cất đạo tràng đều là vì quý vị . Mọi người nên biết điểm này .

    Sư Phụ đâu cần những thứ này . Quý vị hồi giờ chưa nghe Sư Phụ nói : "Sư Phụ gần mua đất rồi , quý vị lại phải tận lực cúng dường". Có từng nghe Sư Phụ nói như vậy chưa ? Nhất định là không . Sư Phụ rất mắc cở , ghét nhất là hễ mở miệng là nói đến tiền . Sư Phụ cũng không nghĩ đến những chuyện đó .

    Có người vì nghe Sư Phụ nói Sư Phụ là người tu hành rất cao , nghĩ gì có đó , nên hỏi Sư Phụ : "Sao Sư Phụ không nghĩ đến tiền ?" Sư Phụ nghe qua mà rợn người cả mấy tiếng đồng hồ (mọi người cười), gần muốn ói . Sư Phụ nói thật với quý vị , Sư Phụ không ngờ có người hỏi Sư Phụ như vậy , lại là "Đệ tử" của Sư Phụ . Thật như là "đất" vậy (Mọi người cười), không có trí huệ !

    Sư Phụ làm sao nghĩ đến tiền được ? Sư Phụ đối với vấn đề tiền bạc vốn không có ý niệm gì . Quý vị có biết câu chuyện Sư Phụ đi ngân hàng không ? Sư Phụ không biết đếm tiền , đem tiền đến ngân hàng cho họ đếm . Bởi vì quá nhiều tiền , không dễ gì đếm . Người làm trong ngân hàng nói : "Sư đem bao nhiêu tiền đến ? Sao không đếm trước ?" Sư Phụ nói : "Quý vị có máy đếm tiền , nên đếm mau hơn". Họ nói : "Sư đừng làm như vậy , người khác sẽ gạt sư ! Sư nói đại khái có chín trăm ngàn , rốt cuộc là một triệu mấy . Nếu có người lấy số tiền dư đó thì làm sao ?" Sư Phụ nói : "Không đâu ! Lấy đi thì thôi . Đó cũng là tiền của người Đài Loan , lấy tiền của người Đài Loan cho người Đài Loan dùng , với Sư Phụ đâu có quan hệ gì ?"



  5. #525
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default HẮC BẠCH THẦN THÔNG


    Quý vị không có đạo tràng đó là cộng nghiệp của người Đài Loan . Không liên hệ gì với Sư Phụ . Còn có đạo tràng lớn là phước báu của quý vị . Mọi người có thể đến nghe kinh , cũng không có quan hệ gì đến Sư Phụ . Có liên hệ gì đến Sư Phụ không ? (Mọi người trả lời : Không có). Cho nên việc cúng dường không liên hệ gì với Sư Phụ cả . Lúc bố thí đừng có nghĩ "Tôi" bố thí , cúng dường cũng đừng phóng đại , những việc đó không có gì cả , bằng không Sư Phụ sẽ nổi da gà , rất có thể sẽ trả tiền lại cho quý vị .

    Cúng dường phải không để tâm vào đó mới có thể cúng dường , có hiểu không ? Không thể chấp trước vào tiền . Nếu không thì khỏi cúng dường , Sư Phụ không cần . Bây giờ tiền nhiều quá xài không hết , đợi khi nào xài hết rồi tính sau (Mọi người vỗ tay). Sự thật Sư Phụ không muốn nói chuyện này . Có lúc Sư Phụ không có tiền , quý vị làm sao biết được ? Khi Sư Phụ có tiền , nếu không nói ra , quý vị cũng không biết , có phải không ? Sư Phụ không nói những việc này , bởi vì Sư Phụ không để tâm ở đó .

    Lúc thuyết pháp , vì sự lợi ích của chúng sanh , cho nên mới nói ra một chút , nếu không Sư Phụ làm sao nghĩ đến tiền ? Vị đệ tử này tưởng rằng Sư Phụ tu hành rất cao , nghĩ gì có đó , cho nên đề nghị Sư Phụ nghĩ đến tiền . Sư Phụ muốn vậy cũng được , hễ nghĩ là có liền , không phải không có . Nhưng Sư Phụ không thể nào nghĩ được .

    Lúc đói mới nhớ đến ăn cơm phải không ? Khi một người gần chết đói , họ nghĩ gì ? Nhất định là nghĩ đến rau và bánh mì , muốn đồ ăn có phải không ? Nhưng khi đã ăn no rồi , cho dù là sơn trân hải vị cũng không muốn . Lúc mình khát nước , mình nghĩ đến gì ? Tìm cái gì để uống . Nếu như đã uống lên đến cổ họng rồi , cho dù người khác đem rượu nho thượng hạng , hay là nước uống gì cao quý nhất trên thế giới cho mình , mình cũng không có hứng thú để uống nữa , có hiểu ý của Sư Phụ chưa ?

    Cho nên người nghĩ đến tiền , phải là người thích tiền nên mới có thể nghĩ đến tiền . Người đệ tử này hỏi nhưng lại quên mất điều này . Không ưa thích , làm sao nghĩ ? Ăn cơm no rồi làm sao nghĩ đến cơm ? Sư Phụ làm sao nghĩ đến tiền ? Sư Phụ mới nghe là muốn buồn nôn . Không phải vì câu hỏi , mà buồn nôn vì tại sao người đệ tử nghĩ Sư Phụ như vậy ? Sư Phụ không thể nghĩ . Nếu như miễn cưỡng nghĩ đến sẽ rất đau khổ . Cũng như mình đã ăn no rồi , nhưng có người đánh mình , ép mình phải ăn thêm , không ăn sẽ bị giết , như vậy mình sẽ cảm thấy rất đau khổ .

    Nói chuyện lạc đề quá rồi , bây giờ quên mất phải nói gì ? Già quá rồi . Có người nói Sư Phụ là Cổ Phật , quá cổ rồi . Cho nên thường quên mất nên nói gì ? (Mọi người cười). Lúc nãy nói về hắc thần thông và bạch thần thông . Nhưng Pháp Môn Quán Âm là pháp môn siêu thần thông . Đại khái Sư Phụ đã nói xong về hắc bạch thần thông . Bây giờ có thể nghỉ ngơi một chút . Quý vị có muốn hỏi gì không ? Có người nào muốn thí triển hắc thần thông hay là bạch thần thông cho Sư Phụ coi không ? Vị này (Sư Phụ chỉ một đồng tu ở Cơ Long) còn muốn tu thần thông không ? Mỗi ngày tu thần thông gì ? Hắc hay là bạch ? (Vị đồng tu trả lời : Không biết). Mỗi ngày quý vị đều thí triển hắc bạch thần thông , chỉ tại không biết đó thôi .



  6. #526
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default HẮC BẠCH THẦN THÔNG


    Sư Phụ phát cho quý vị quyển nhật ký tu hành là để cho quý vị tự kiểm điểm coi lực lượng của hắc bạch thần thông đã thi triển tới mức độ nào , có hiểu không ? Coi thử mỗi ngày mình thi triển bao nhiêu hắc thần thông , bao nhiêu bạch thần thông . Viết nhật ký tu hành là ý đó . Nếu không quý vị sẽ làm loạn bậy , tự mình không biết , không kiềm chế được mình . Làm việc xấu tức là hắc thần thông ; làm việc tốt tức là bạch thần thông , có hiểu chưa ? Không ai có thể nói không biết thần thông là gì . Người nào cũng biết cả , chỉ có không thể tự kiềm chế , không thể dùng vào chỗ tốt , dùng hắc thần thông nhiều hơn bạch thần thông cho nên tự hại đến mình .

    Hại người rồi , hậu quả đó sẽ đến thân mình . Đời đời kiếp kiếp chúng ta khổ vì sanh , lão , bệnh , tử , là vì tự dùng hắc thần thông quá nhiều , không biết được bạch thần thông . Biết hắc thần thông quá nhiều , đời sống của chúng ta càng khốn khổ . Nếu như có người sống rất khổ sở , quá đau khổ , chúng ta nói người đó nghiệp chướng quá nặng .

    Nghiệp chướng là gì ? Tức là hậu quả xấu do mình đã tạo , bây giờ trở lại hỏi thăm mình , có hiểu ý của Sư Phụ không ? Nhưng vì mình đã quên , cho nên cảm thấy rất đau khổ và than phiền . Nếu như mình biết được đó là tình trạng xưa kia tạo ra thì đương nhiên sẽ không còn than phiền trách móc nữa . Nhưng đa số người không có túc mạng thông , họ đã quên mất hết .

    Túc mạng thông là gì ? Là có thể thấy được quá khứ . Nếu như mình đến thế giới Thứ Hai sẽ thấy được đời sống quá khứ . Nhưng đến thế giới Thứ Năm mới có thể thấy được tương lai . Cho nên đa số thầy bói chỉ có thể nói được lúc nào mình sẽ chết , lúc nào phát tài , lúc nào lỗ vốn , lúc nào kết hôn , chỉ có thế thôi , cùng lắm chỉ nói được tương lai trong vài năm sắp tới , hay là chuyện sẽ xảy ra trong kiếp này mà thôi . Những việc khác họ đều không biết , và cũng không thể bói khi mình chết rồi sẽ đi đâu , có hiểu không ?

    Rất ít người có thể bói được tình trạng sau khi vãng sanh . Cho dù biết đi nữa cũng chỉ có thể nói sơ qua lúc đó sẽ ra sao . Thí dụ chỉ nói được : "Bây giờ người này đã xuống địa ngục , hay lên thiên đàng rồi". Cùng lắm chỉ thế thôi , không biết được người đó sau này sẽ ra sao , cũng không biết được người đó lên thiên đàng rồi sẽ làm gì ? Hay là ở địa ngục làm gì ? Càng không thể biết được lúc nào sẽ rời thiên đàng , lúc nào ra khỏi địa ngục . Chuyện này rất ít người biết được . Chỉ có khi nào đến cảnh giới Thứ Năm , chuyện gì cũng biết hết . Nhìn quá khứ , hiện tại , vị lai như đọc sách vậy , coi từng trang một .

    Người ở cảnh giới Thứ Năm tuy có thể thấy được quá khứ , hiện tại , vị lai , kiếp nào cũng thấy được , nhưng họ không nói ra , vì nói ra sẽ ảnh hưởng tới sự tu hành và năng lực tu hành của chúng ta . Thí dụ mỗi ngày tọa thiền tu hành , nhưng Sư Phụ cho mình biết : "Kiếp trước anh là vị bạo quân nào đó ..." mình sẽ đau khổ , có phải không ? Nếu như Sư Phụ nói : "Kiếp trước con là Tây Thi hay là Dương Quí Phi ..." nhưng bây giờ mình lại xấu như thế này , dáng như Đông Thi (Mọi người cười). Tâm trạng mình sẽ giống như mùa đông , rất bực bội , lạnh lùng , khó chịu , có phải không ? Mình sẽ chấp vào thời xưa lúc còn là Tây Thi .

    Vì vậy các Đại Sư đều không nói đến những chuyện này . Nếu như mình muốn biết , đợi tu đến cảnh giới Thứ Năm sẽ rõ . Sau khi vượt qua thế giới Thứ Ba và thế giới Thứ Tư đến thế giới Thứ Năm , mình sẽ biết được quá khứ , hiện tại , vị lai của mình . Mình có thể quyết định cuộc đời của mình . Thí dụ mình muốn trở lại thế giới Ta Bà độ chúng sanh hay lên đến thế giới Thứ Sáu , Bảy , Tám , Chín , Mười , Mười Một , Mười Hai , Mười Ba ... thế giới vô lượng vô biên để chơi . Lúc đó mình sẽ thành chủ động , không còn bị động nữa , có hiểu không ?

    Đa số người không tu Pháp Môn Quán Âm , hoặc người không có tu hành , đều bị thế giới này "động", cho nên gọi là "bị động", có hiểu không ? Bị phù thủy dùng hắc thần thông hãm hại , bị các thầy bùa khác dùng hắc thần thông cứu , hay bị kẻ khác dùng hắc thần thông hại cho bệnh , rồi đến chỗ nào đó có thầy pháp dùng bạch thần thông chữa bệnh .



  7. #527
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default HẮC BẠCH THẦN THÔNG


    Sư Phụ cũng từng kể qua vị thầy Việt Nam quy y của Sư Phụ , người em gái của vị thầy này chuyên chữa bệnh cho người khác . Cô là người xuất gia biết trị rất nhiều thứ bệnh , có nhiều thần thông . Nhưng hiện giờ cô không còn dùng thần thông để cứu bệnh nữa , bởi vì chỉ cứu được thân người trong một khoảng thời gian , không thể cứu linh hồn một cách vĩnh viễn . Cho dù dùng bạch thần thông cứu người cũng gặp rất nhiều phiền phức , phải xen vào nhân quả của người khác , gánh nghiệp chướng cho người ta . Cho nên bây giờ cô đều khuyên người ta đi gặp bác sỹ .

    Chúng sanh bị động rất đau khổ . Đôi lúc không có tiền cũng cảm thấy rất khổ , không có đồ ăn ngon , không có y phục tốt để mặc cũng cảm thấy rất đau khổ , có phải không ? Nhưng Hòa Thượng Quảng Khâm lúc ở trong núi , lại là người vui sướng nhất . Tuy rằng Ngài chẳng có tiền , áo quần lại rách rưới , cũng không có đồ ăn , cả mấy tuần hay mấy tháng không thấy một người ; chỉ có khỉ , cọp , rắn , chim sống chung , nhưng Ngài lại là người vui sướng nhất .

    Sau này Ngài về độ chúng sanh mới gặp đủ thứ khổ , có hiểu không ? Ngài không muốn ăn nhưng đệ tử cứ ép Ngài ăn , rất đau khổ , có phải không ? Trước khi vãng sanh Ngài có nói : "Nếu như ăn bữa cơm này mà phải ở lại một tuần lễ , Ta không muốn ăn".

    Quý vị coi , Ngài "thương và cưng thế giới" này nhiều như vậy đó , cho dù ở lại một tuần lễ Ngài cũng không chịu , cho nên cương quyết không ăn . Còn người phàm chúng ta cứ ép nhục thể của Đại Sư lưu lại , làm như vậy không cần thiết . Nếu Ngài đã có cao đồ kế nối rồi , thì cũng như Ngài ở lại thôi .

    Bây giờ tùy quý vị muốn tu hắc hay là bạch cũng được . Sư Phụ nói hết rồi . Mỗi ngày quý vị muốn tu gì thì tu . Nhưng Sư Phụ khuyên quý vị tốt nhất là tu Pháp Môn Quán Âm , không có đen , cũng không có trắng . Âm lưu bên trong tự nhiên sẽ rửa sạch thế giới này , cũng sẽ rửa sạch nghiệp chướng của chúng ta . Lực lượng của âm lưu tự nhiên sẽ sửa chữa thế giới .

    Sửa chữa mình tức là sửa chữa thế giới . Bởi vì "Nhất thiết vi tâm tạo", có hiểu không ? Lão tử cũng nói như vậy . Ngài nói : "Được cái 'Nhất' này rồi , tất cả đều sẽ có . Thế giới sẽ biến thành tốt". Có phải Ngài đã nói như vậy không ? Sư Phụ thông ngôn không đủ hay . Nhưng quý vị đọc Đạo Đức Kinh sẽ rõ (Đạo Đức Kinh , chương 39).

    Được "Nhất" nghĩa là gì ? Tức là Phật Tánh , được Thiên Quốc bên trong , được bản lai diện mục của mình , hay lực lượng của mình . Âm lưu này tức là bản lai diện mục của mình , là lực lượng của mình . Bây giờ chúng ta chỉ quán được một chút , chưa phải là lớn nhất , còn có đẳng cấp cao hơn . Bản lai diện mục của chúng ta rất đa dạng , hiểu không ? Có người chỉ học có một khía cạnh nhỏ thì thành thầy bùa . Nếu như học một chút khía cạnh tốt , thì trở thành bạch thần thông . Nếu học toàn bộ thì thành Phật hay Giêsu Kitô , thành Lão Tử ..., có hiểu ý Sư Phụ chưa ? Chúng ta nên thành con người hoàn mỹ .

    Con người hoàn mỹ là gì ? Nếu là một người tại gia , thì nên lo cho gia đình , yêu nước , làm tròn bổn phận , trách nhiệm của chúng ta . Nhưng cũng nên bớt thời giờ để nhận biết đại Đạo này mới được coi là con người hoàn mỹ . Con người hoàn mỹ rất dễ thực hiện , không phải chỉ có Phật Thích Ca Mâu Ni mới có thể làm được . Chúng ta cũng có thể làm được ; chỉ cần tu theo Sư Phụ là được .

    Chúng ta không bỏ rơi thế giới này , cũng không phải thiếu chăm sóc cho gia đình . Vẫn phải lo cho chồng vợ , cũng vẫn phải làm việc , chỉ có thông minh một chút . Biết mỗi ngày nên dành dụm mười phần trăm thời gian , để sửa chửa thân khẩu ý này , sửa chữa vũ trụ của chúng ta , sửa chữa tâm của chúng ta , để sau này thế giới sẽ biến đổi tốt . Bởi vì "Nhất thiết vi tâm tạo". Đã là "Nhất thiết vi tâm tạo" vậy chúng ta không tu sửa tâm của mình thì còn tu sửa cái gì ?

    Nhưng đa số người đều hướng ngoại , tưởng rằng nên cải biến xã hội này , nên đánh giặc ... mới có thể làm cho thế giới hòa bình , vui sướng . Thật ra càng đánh giặc càng tệ , càng cải biến càng không tốt , có phải như vậy không ? Đời đời kiếp kiếp đều có rất nhiều người muốn cải biến xã hội của chúng ta , nhưng vẫn chưa có gì thay đổi , tốt đẹp hơn . Vì sao ? Bởi vì tự của họ không thay đổi . Người Trung Hoa đều biết đạo lý của Khổng Tử , rất nhiều người cũng có đọc qua Luận Ngôn , Đại Học Trung Dung , nhưng lại không làm được . Cho nên thế giới vẫn loạn . Trung Quốc cũng không có hòa bình .

    Tu thân trước , sau đó mới coi sóc gia đình , trị quốc , bình thiên hạ . Không tu thân không thể cai quản gia đình . Một gia đình loạn động , hai gia đình loạn động , nhiều gia đình loạn động , quốc gia cũng sẽ trở nên loạn . Quốc gia loạn động , đương nhiên thế giới không hòa bình . Cho nên tu thân là điều quan trọng nhất , là căn bản nhất . Không tu thân thì khoan nói trị quốc , cũng khoan nói bình thiên hạ , vì càng trị sẽ càng loạn . Khổng Tử đã nói rõ như vậy , nhưng không có người nào làm được .



  8. #528
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default HẮC BẠCH THẦN THÔNG


    Quý vị tưởng rằng mình có tu thân . Tu thân gì đâu ? Mỗi ngày dùng thuốc bổ để tu , nhưng là bổ thịt , bổ cái nhục thể này . Chỗ này hở thì vá ; chỗ kia có bệnh thì đi mổ để chữa . Có người mắc bệnh phổi thì ăn phổi heo . Họ tưởng rằng như vậy là bổ phổi . Đầu óc có bệnh thì ăn óc bò hay ăn óc heo . Họ tưởng cho như vậy là bổ óc . Nếu như có người có bệnh tim , không biết chừng ăn tim heo để bổ , có phải vậy không ? (Có người đáp : Phải). Sư Phụ nói đại mà cũng đúng chứ ? (Mọi người cười).

    Những điều này đều do Sư Phụ tự nghĩ ra , chưa có xét chứng . Nhưng Sư Phụ nghĩ như thế cũng có lý do . Vì thuở nhỏ mẹ của Sư Phụ thường đem rất nhiều thứ , như gan , phổi , cật , tim ..., nấu chung với mì cho Sư Phụ ăn . Bà nói ăn món này bổ hết toàn thân (Mọi người cười). Hễ bà mới xào , Sư Phụ liền chạy ra xa hai cây số , vì Sư Phụ không dám ngó . Làm sao mà bổ cho được ? Cho nên Sư Phụ rất ốm . Sư Phụ mới nhìn thấy là đã hết hồn rồi . Quá khủng khiếp cho nên Sư Phụ không dám nhìn .

    Có người cho rằng ăn tim bổ tim , ăn phổi bổ phổi ; dù muốn bổ cũng nên bổ cho đúng cách một chút , vì đó là tim của động vật , không phải của con người . Quý vị muốn bổ tim người , nên ăn tim người mới đúng (Mọi người cười). Muốn bổ phổi phải bổ cho rõ . Quý vị có dám giết người để ăn không ? Thật ra cũng không cần giết người , trong mộ có nhiều lắm (Mọi người cười). Nghe thấy có rùng rợn không ? Đã ăn tim heo được sao không ăn tim người được ?

    Tình trạng chết của heo cũng như con người , cũng đều là thịt . Muốn bổ thân của mình phải dùng thân người để bổ , sao lại lấy thịt động vật để bổ ? Như vậy sẽ càng lúc càng giống động vật sao ?

    Quý vị thương cái gì sẽ biến thành cái đó , có biết không ? Quý vị xem những người nuôi vịt hay chó , có phải càng lúc càng giống những con thú đó hay không ? Có ai coi qua chưa ? (Có người đáp : Có). Ăn thịt động vật rồi cũng sẽ càng giống chúng , như thế mệt lắm .

    Nếu như muốn bổ người , phải ăn thịt người . Như vậy vấn đề thiếu đất làm nghĩa địa ở Đài Loan sẽ được giải quyết (Mọi người cười). Nếu như không dám ăn thịt người , sao lại dám ăn thịt heo ? Cũng đều là thịt hết . Ăn thịt người tối thiểu cũng gần gũi với chúng ta hơn , quen thuộc hơn , cũng là thân thể giữa người và người , cấu tạo cũng giống nhau , chỉ khác biệt nam nữ mà thôi . Nhưng vấn đề này cũng có thể giải quyết , nam giới ăn thịt nam giới , nữ giới ăn thịt nữ giới là được rồi (Mọi người cười).

    Sư Phụ góp ý là sau này quý vị đừng ăn thịt heo . Muốn bổ thật nên đến nghĩa địa ăn đồng loại của mình . Sư Phụ chỉ nói đùa ! Nếu quý vị thật muốn ăn thịt mà không thấy rùng mình thì cứ ăn . Đã ăn được thịt heo , đương nhiên cũng ăn được thịt người . Ăn thịt người cũng như ăn thịt thân nhân của chúng ta vậy . Đâu có gì khác ? Ăn thịt heo , bò đáng lý ra không có ngon . Cho nên quý vị mới bỏ nhiều gia vị như thế , có phải không ? (Mọi người đáp : Phải). Nếu như ăn thịt của chúng nó ngon thật , quý vị khỏi cần nấu nướng , cứ xẻo thịt ra ăn là được rồi . Nhưng vì ăn như vậy không ngon , rất gớm , rất dơ , nên chỉ còn cách rửa sạch trước , lấy thêm nhiều gia vị ướp một lúc cho mùi hôi bay mất rồi mới ăn , có hiểu không ? Mùi còn lại chỉ là mùi ớt , ngũ vị hương , tiêu ..., không còn mùi của heo nữa , lúc đó quý vị mới ăn được .

    Cho nên đừng nói với Sư Phụ "Ăn thịt rất ngon", đó là tự gạt mình . Nếu như cá ăn ngon , lúc cá bị bắt từ biển lên là tươi nhất , sao không ăn ? Đợi đem về nhà rửa sạch , mổ trong xẻo ngoài , chặt bỏ đầu đuôi , cắt ra thành từng khúc như Sô-cô-la (mọi người cười), chẳng còn thấy hình dáng như cá nữa , rồi thêm vào muối , ngũ vị hương , tỏi , hay là những gia vị khác . Nấu xong rồi chẳng còn là ăn cá mà là ăn đồ gia vị .

    Cho nên đừng nói với Sư Phụ "Ăn cá ngon lắm", không có gì là ngon đâu ! Nếu như bảo quý vị bắt cá sống ăn , quý vị đâu dám ăn , có phải không ?

    Gà , vịt hay chim cũng vậy thôi , cũng rất bẩn . Cho nên quý vị mới rửa sạch như vậy . Nấu cả mấy tiếng đồng hồ , hay là chưng , nướng cho đến khi biến hình , không còn nhận ra đây là miếng thịt heo , nhìn giống như miếng bánh , coi thấy đẹp lắm ! Có người còn bỏ thêm màu , màu đỏ màu xanh rất đẹp mắt . Làm như vậy mới bán được , có phải không ? Trong nhà hàng , họ nhuộm vịt thành màu đỏ , heo cũng nhuộm thành màu đỏ , càng đỏ người ta càng thích mua . Như thế có ý gì ? Nghĩa là những thứ này thật ra chẳng ngon , có hiểu không ?



  9. #529
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default HẮC BẠCH THẦN THÔNG


    Còn cơm trắng , chúng ta chỉ cần rửa một chập , rồi nấu chín là ăn được , không cần thêm muối cũng ngon . Có người chỉ ăn cơm thôi , có thấy thơm không ? Rau cũng vậy , dù không thêm muối cũng có thể ăn sống được . Nhưng ngày nay người trồng rau dùng quá nhiều thuốc trừ sâu , hay phân bón , rau không được sạch nên mới cần nấu chín . Cho nên người Trung Hoa có thói quen là nhất định nấu rau thật chín . Sự thật rau có thể ăn sống . Ít có loại rau nào không ăn sống được . Rau vốn rất sạch , rất ngon , có mùi thơm , lại có rất nhiều sinh tố .

    Trái cây cũng vậy , không cần thêm gia vị nhân tạo , có thể ăn ngay được (Sư Phụ cầm trái lê cắn ăn). Thật là ngon ! (Mọi người cười). Nếu Sư Phụ bắt con chim cũng ăn như vầy , quý vị sẽ nghĩ ra sao ? Hay Sư Phụ bắn một con chim từ trời rơi xuống đất , hả miệng cắn ăn , quý vị có cảm thấy ớn kinh không ? (Mọi người đáp : Ghê lắm). Tại sao vậy ? Bởi vì hạ ý thức chúng ta cũng biết đó là thực phẩm không đúng . Nhưng bị người ta gạt cho đến giờ nên không thể thay đổi . Quên rằng con người vốn ăn chay . Nhưng cũng không phải quên thật . Nếu như thật sự quên , khi thấy có người ăn sống động vật , làm sao biết ghê sợ ? Có hiểu ý của Sư Phụ không ?

    Vì sao quý vị cảm thấy ăn sống một con chim và ăn trái lê khác nhau ? Bởi vì hạ ý thức biết rằng ăn động vật không tốt , ăn trái cây mới đúng . Sư Phụ ăn rau sống cũng không cảm thấy rùng mình , có thấy không ? (Mọi người đáp : không). Đem cà rốt cho Sư Phụ ăn (Sư Phụ ăn và mọi người). Nói gì là làm liền . Như vậy quý vị mới cảm thấy có khác nhau . Nếu như bây giờ đưa con gà sống cho Sư Phụ ăn , Sư Phụ cầm lên ăn liền , quý vị có cảm thấy tốt không ? (Mọi người đáp : không tốt). Đương nhiên là không tốt , thấy khủng khiếp lắm phải không ? (Mọi người đáp : Phải).

    Nhưng đa số người đem gà rửa sạch , nhổ lông , chặt đi tứ chi , biến thành một miếng nhỏ như đậu hũ , rồi thêm chút muối , ngâm trong gia vị (mọi người cười), nấu hai , ba tiếng sau là có thể tự gạt mình nuốt xuống rồi đó .

    Cà rốt là cải sống nhưng ăn ngon miệng . Vì sao ? Vì đó là thức ăn của chúng ta . Chúng ta có thể ăn , và cũng nên ăn , nên có cảm giác rất quen thuộc , không có gì đáng ngạc nhiên , cũng không cảm thấy khủng khiếp . Nhưng khi ăn động vật , chúng ta cảm thấy rất không tốt , nhưng không hiểu vì sao lại ăn . Bởi vì cha mẹ ăn , đời đời kiếp kiếp xã hội đều ăn , nên mình cũng ăn . Nếu mình không ăn , mọi người sẽ thấy mình kỳ cục . Vì mọi người mình mới ăn . Quý vị đều biến thành "bị động", không thể chủ động , có hiểu không ?

    Quý vị không thể phán đoán mình ăn gì . Không hiểu vì sao ăn rồi cảm thấy gớm mà rốt cuộc vẫn cứ tiếp tục ăn . Cảm thấy rất tự nhiên (Sư Phụ cắn một miếng cà rốt) như vậy lại không dám ăn . Đó đều là vì áp lực . Quý vị đã biến mình thành thỏ con ! (Mọi người cười). Bị áp lực gia đình , bạn bè , quốc gia , xã hội và thế giới , nên trở thành không được tự tại .

    Quý vị nam chúng đừng tưởng rằng mình là đại trượng phu . Không có lớn gì đâu ! Rất nhỏ , tiểu trượng phu ! (Mọi người cười). Bởi vì vợ con không cho quý vị ăn chay , quý vị không dám ăn ; cha mẹ ép quý vị ăn thịt , quý vị ăn ngay ; làm ăn với bạn bè trong xã hội , quý vị đều ăn thịt uống rượu , không ăn không được .

    Bởi vì công việc làm ăn còn quan trọng hơn mạng sống , còn quan trọng hơn tư tưởng tự tại , hơn lực lượng độc lập nên quý vị đã quên mất chính mình , bán linh hồn cho xã hội , cho công việc buôn bán . Quý vị không phải là chủ nhân . Việc làm là chủ nhân của quý vị . Quý vị không phải là ông chủ , sự làm ăn và bạn bè đồng nghiệp mới biến thành chủ nhân của quý vị . Bởi vì họ nói gì , quý vị nghe nấy . Chỉ cần họ đưa cho quý vị thứ tiền không có cảm tình , quý vị liền ưng chịu hết , uống rượu OK , ăn thịt OK , uống thuốc độc cũng OK .

    Rượu thịt đều là thuốc độc nên chúng ta cũng cảm thấy không đúng . Cho nên mới rửa thịt cho sạch , xẻo thành từng miếng dài , làm như bánh vậy , tự gạt mình . Rồi chiên , rồi thoa lên màu xanh xanh đỏ đỏ , bỏ tất cả gia vị vào mới nuốt xuống được . Điều đó cho thấy những món ăn này đáng lý ra không nên ăn . Nhưng cà rốt thì có thể ăn liền , không cần thêm gia vị . Cơm cũng vậy , cà , trái cây , tất cả rau cải đều như vậy .



  10. #530
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default HẮC BẠCH THẦN THÔNG


    Bây giờ Việt Nam lọt vào tay cộng sản , Sư Phụ không thể về Việt Nam . Nhưng Sư Phụ không có thù ghét cộng sản . Tất cả đều là nhân duyên tạo thành . Chiến tranh đối với Sư Phụ chẳng là gì . Bây giờ Sư Phụ không muốn về Việt Nam nữa , Sư Phụ không muốn về . Không phải không thích , nhưng về đó để làm gì ? Không thể làm được gì , hiểu không ? Sư Phụ thích chủ động , làm chủ lấy mình , muốn nói gì thì nói , bởi thế Sư Phụ thích nước tự do .

    Họ muốn trở thành cộng sản , đó là chuyện của họ . Nhưng nếu muốn Sư Phụ cũng làm cộng sản thì không được , có hiểu không ? Như vậy là kiềm chế người ta . Sư Phụ không muốn bị ai kiềm chế , nên mới không về chứ không phải thù hận họ .

    Nếu nhìn xa từ khía cạnh nhân quả sẽ thấy . Đó hoàn toàn không phải lỗi họ . Chúng ta đời đời kiếp kiếp làm sai nên mới tạo thành bầu không khí này , thành tình trạng cộng sản , bây giờ phải gánh nghiệp chướng , có hiểu không ? Nhưng đó không phải là nghiệp chướng của Sư Phụ mà là nghiệp chướng của họ , cho nên Sư Phụ không muốn trở về .

    Ở Việt Nam có dãy núi rất lớn , gọi là "Trường Sơn", rất dài , từ miền nam chạy dài đến miền bắc . Núi sông thăm thẳm , có người ẩn cư trong đó tu hành , chỉ có vài bộ đồ , đem giống lên gieo , trồng rau ở đó , chỉ ăn rau thôi , không có cơm .

    Trường hợp này có thật . Vị thầy thứ nhất của Sư Phụ có nói cho Sư Phụ nghe như vậy . Thân nhân của thầy trốn trên núi tu hành chỉ có một hai bộ đồ , không có muối , không có cơm , không có hương liệu , vị tinh , ngũ tân , ớt ..., không có gì hết . Họ hái rau luộc chín rồi ăn . Ngày nào cũng như vậy . Cả đời đều ăn như vậy , họ không cần bỏ thêm gì vào . Vì họ ăn rau , có hiểu không ?

    Việt Nam trước kia cũng có rất nhiều người tu hành như vậy . Không phải họ muốn tự trừng phạt , hay là cố ý tu khổ hạnh , mà tình trạng tự nhiên biến thành như vậy . Họ rất tự tại , có gì ăn đó , họ không coi trọng cũng không tự ép mình tu khổ hạnh . Nếu họ tự cưỡng ép mình tu khổ hạnh , họ sẽ không được gì , mà sẽ biến thành "Phật khổ", "Phật quá khổ" (Mọi người cười). Làm người như chúng ta đã quá khổ rồi , nếu như thành Phật còn khổ như vậy , ai muốn thành Phật ? Sư Phụ không muốn thành Phật khổ , chỉ muốn thành Phật vui vẻ . Nếu hoàn cảnh không đáng như vậy , mà lại cưỡng ép mình tu khổ hạnh , đó là làm bộ .

    Dựa vào ngoại cảnh để tu thì thành "Phật bên ngoài", không thể trở thành "Phật bên trong", không thể được Phật Tánh . Thí dụ mình có nhiều tiền , có thể tự lập kiếm tiền sinh sống , người nhà cũng không can thiệp vào việc tu hành của mình . Nhưng mỗi ngày mình cố ý ăn rất ít , cố ý để cho mình gầy ốm , để người khác thấy mình sẽ tán thán "Giống như một vị đại tu hành" (Mọi người cười). Như vậy kết quả sẽ biến thành thế nào ? Biến thành "Phật gầy", "Phật đói", "Phật khó coi", như vậy đâu được .

    Rất có thể họ tu khổ hạnh là vì hoàn cảnh như thế . Vả lại họ rất tự tại . Tuy khổ nhưng không cảm thấy khổ . Trường hợp Hòa Thượng Quảng Khâm cũng vậy , lúc Ngài tu trên núi không cảm thấy khổ . Không phải Ngài cố ý tu khổ hạnh , có hiểu ý của Sư Phụ không ? Chúng ta tu hành đạt đến trình độ đó đã thoát qua khổ ải rồi .



  11. #531
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default HẮC BẠCH THẦN THÔNG


    Cho nên khổ cũng không khổ gì . Nếu như cố ý trừng phạt mình , nhất định sẽ tu không tiến bộ hay sẽ đi vào tà Đạo . Thí dụ hiện giờ chúng ta còn có chỗ tốt để ở , Sư Phụ không ở , lại bảo đệ tử ở chung trong ống cống . Như thế quý vị cảm thấy như thế nào ? Có phải sẽ nghĩ : "Vị hòa thượng đó điên rồi . Có chỗ tốt không ở lại ra cống ở". Nếu làm như vậy để thành Phật , thì không thành được đâu . Nếu như có , cũng là thành "Phật khổ". Không ai muốn theo "Phật khổ" tu . Phật nên vui vẻ mới đúng .

    Có gì dùng đó là người tự tại . Không nên vì muốn được gì đó , rồi cố ý biến đổi tình trạng mình . Nên thế sẽ thành hối lộ , có hiểu không ? Đó cũng là một thứ hắc thần thông . Bởi vì họ dùng "Ý" của họ để cưỡng ép lực lượng tự nhiên này . Cưỡng ép ông trời nghe lời chúng ta : "Nếu trời không cho tôi thành Phật , tôi sẽ chết đói". Cũng như trẻ nhỏ vậy , không cho kẹo chúng không chịu làm bài , hay đi ngủ . Hối lộ Phật cũng không thể thành Phật . Có người lấy tiền hối lộ cảnh sát . Có người tu hành dùng lực lượng "Ngã chấp" cưỡng ép Phật Bồ Tát cho họ mau thành Phật . Như vậy đều không được .

    Chúng ta tu Pháp Môn Quán Âm rất tự nhiên , có phải không ? Càng lúc càng không muốn ăn gì hết . Người tại gia cũng cảm thấy , nếu thật sự tu hành , khỏi cần tu khổ hạnh , tự niên sẽ không còn lưu luyến , có hiểu không ? Ăn cơm cũng không cảm thấy mùi vị gì hết . Tuy rằng đôi lúc cũng thấy ngon , nhưng càng ngày càng ăn ít , ngủ cũng ít lần ... Tu hành càng nhiều càng hời hợt với chuyện thế gian . Có gì mặc đó , không chê bai như trước kia . Cho dù ngày mai lìa đời cũng không sao , có phải không ?

    Vì sao chúng ta thích thế giới này nhiều như vậy ? Bởi vì chúng ta chưa biết được trên thế giới này không có gì làm cho chúng ta vui vẻ . Chúng ta thường tưởng rằng có một người chồng hay vợ sẽ được sung sướng . Chúng ta thử các phương pháp , chỉ vì muốn tìm sự sung sướng , tham sân si cũng vì lý do đó , có hiểu ý Sư Phụ không ? Đó cũng không phải tham sân si thật . Có câu "Phiền não tạo Bồ Đề" là ý đó .

    Vì sao chúng ta thích nữ chúng ? Bởi vì chúng ta tưởng rằng nói chuyện với họ , sẽ được vui vẻ một chút . Vì sao chúng ta thích nam chúng ? Bởi vì tưởng rằng nói chuyện với họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn , nên nghĩ rằng khi kết hôn rồi , đời sống nhất định sẽ thay đổi , sẽ vui sướng hơn . Không ngờ hai , ba năm sau thì khác hẳn . Những cảm tưởng đó toàn là gạt người , đều là ngoại biểu mà thôi , có hiểu không ?

    Hay chưa kết hôn hay trước khi đính hôn , người bạn trai nói : "Ôi ! Tóc em đen mướt , đẹp quá !" Khi kết hôn ba , bốn năm sau lại nói : "Bữa nay ăn cơm không ngon . Sao lại có một cọng tóc rớt trong đó ? Dơ quá !" (Mọi người cười). Trước khi kết hôn sẽ thường khen : "Em đẹp quá , mày cong , mắt phượng", kết hôn vài năm sẽ thành : "Ngày nào cũng thoa cái này làm gì ? Đánh phấn mãi vẫn là bà già (mọi người cười), vì đợi bà đánh phấn tha son , phải mất hai tiếng đồng sau mới có thể ra khỏi cửa . Nếu như bà xuất gia thì tốt nhất" (Mọi người cười).

    Lúc đó không biết chừng quý vị chạy đến khóc than với Sư Phụ : "Con muốn xuất gia", như vậy Sư Phụ cũng không nhận đâu (Mọi người cười). Nếu như đánh phấn thoa son đến hai tiếng đồng hồ mới có thể ra khỏi cửa cũng không thích hợp để xuất gia . Người theo Sư Phụ xuất gia phải lanh lẹ . Tánh của Sư Phụ thì mau mắn , nếu Sư Phụ muốn ra ngoài , chỉ cần năm phút là chẩn bị xong . Người nào theo không kịp , Sư Phụ sẽ để lại trung tâm , không bao giờ chờ . Như vậy đã thành thói quen rồi .

    Sư Phụ ra ngoài rất mau , nhưng Sư Phụ rất sợ nổi danh . Nổi danh quá nhiều sẽ rất mệt , chịu không nổi . Hiện giờ mỗi ngày đều ăn cà rốt và lê , vậy làm sao có thể thâu nhiều học trò được ? Chắc có lẽ sau này nên uống rượu ăn thịt mới đủ sức (Mọi người cười). Bởi vì quý vị đều nói rằng ăn thịt mới có sức lực , ăn cà rốt không có sức lực , có phải vậy không ? (Mọi người đáp : Không phải).

    Sư Phụ nói đùa với quý vị đó ! Bây giờ nói về chuyện tự tại . Đã muốn tự tại , sao Sư Phụ còn dạy quý vị ăn chay ? Tự tại là được rồi , sao không thể ăn thịt ? Chúng ta có thể tự tại , nhưng đừng hại đến những chúng sanh khác , nên để chúng cũng được tự tại , quý vị có hiểu ý Sư Phụ không ? Thí dụ một người hút thuốc , họ thích hút thuốc là quyền của họ , nhưng họ không thể ép người khác ngửi mùi thuốc , có hiểu không ? Cho nên nói người hút thuốc rất ích kỷ .

    Người ăn thịt cũng vậy . Họ rất "Tự tại", muốn ăn thịt thì ăn , không nghĩ rằng ăn thịt là hại đến những sanh mạng của những chúng sanh khác . Lúc chúng bị giết rất là đau khổ , có lời không thể nói và không ai cứu mạng chúng . Cho nên có con vật biết chảy nước mắt khi bị giết . Ăn thịt động vật rất là ích kỷ . Chúng ta được tự tại , điều này không có gì là không đúng . Nhưng cũng nên để cho những chúng sanh khác được tự tại . Chúng muốn sống thì để cho chúng sống , không thể bắt chặt đầu , ăn thịt chúng , có hiểu không ? Chúng sẽ oán trách , sẽ kháng cự , sẽ la ó . Nhưng chúng ta không hiểu , cũng không nghe . Trách chúng sao không nói tiếng người , nói tiếng "gà" tiếng "bò" tôi làm sao hiểu , nên giết chúng không sao . Ai bảo chúng không nói tiếng Đài Loan ? Cho dù loài vật biết nói tiếng Đài Loan , biết nói tiếng Quan Thoại , quý vị cũng không muốn nghe , vì đã quen thói sát sanh rồi .

    Sự tự tại này khác với sự tự tại thuần thật rồi . Tự tại không phải là ích kỷ . Tự tại là riêng chúng ta tự tại , không bị bất cứ việc gì ràng buộc hay trở ngại , cũng không lưu luyến gì cả . Nhưng cũng để chúng sanh khác được tự tại , không ép chúng chết sớm , không cưỡng bách chúng vào bụng chúng ta . Có thể trong bụng chúng ta rất đẹp , nhưng chúng không thích ở trong đó . Chúng ta không thể ép chúng đến ở . Chúng thích ở bên ngoài , tự nhiên hơn , bay đi đây đi đó , chạy tới chạy lui , giỡn đùa với vợ chồng , con cái cũng như chúng ta thích đi chơi với người nhà vậy . Cho nên "Tự tại" không thể nói rằng ăn thịt cũng như ăn chay vậy . Điều này hoàn toàn khác nhau .

    Thôi ! Hôm nay nói quá nhiều , hơn hai tiếng rồi , có hỏi gì không ? Có ai phản đối không ? Sư Phụ nói đều trúng hết , có phải không ? (Mọi người đáp : Phải). Ở đây trả lời "Phải", về nhà cũng phải làm theo . Mỗi ngày nên thiền nhiều , quán âm nhiều , ít xem tivi , nên nhìn bản lai diện mục của mình cho nhiều .



  12. #532
    Junior Member
    Join Date
    Jun 2009
    Posts
    1

    Default Re: Các Bài KHAI THỊ

    ................................X

  13. #533
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default CÔN TRÙNG ĂN RẮN






    Quyển 4 : Bài 4

    CÔN TRÙNG ĂN RẮN

    Sư Phụ Thanh Hải Thuyết Giảng Tại
    Trung Tâm Tịnh Tọa Vô Lượng Quang , Đài Loan

    Ngày 7 tháng 6 năm 1987


    Tuần trước nói về sâu , tuần này nói về côn trùng . Quý vị đều biết rắn chứ ? Ở đây có một con rắn thường bò vào đây . Nếu như không chận chỗ hở , ngày nào nó cũng đến . Mỗi lần chúng tôi tắt đèn tọa thiền là nó vào . Lần nào cũng vậy , bây giờ không cho nó vào nữa .

    Có một hôm , Sư Tổ của Sư Phụ cùng đệ tử đi chơi , gặp một con rắn đang thoi thóp trên núi . Nó còn cựa quậy , chưa chết hẳn . Trong thân nó có rất nhiều thứ côn trùng bò ra , vừa ăn thịt nó , vừa bò ra ngoài . Quý vị từng thấy tình trạng này chưa ? Nếu như chưa thấy qua cũng có thể tưởng tượng được . Con rắn đó đương nhiên rất đau khổ , chết cũng không chết được mà sống cũng không nổi . Rất nhiều côn trùng từ trong thân nó bò ra .

    Trong kinh Phật cũng có ghi chép chuyện sâu ăn sư tử . Ngụ ý nói Phật giáo đồ hay các vị hòa thượng làm hư Phật giáo . Phật Thích Ca Mâu Ni có tiên tri , Ngài nói vào thời mạt pháp có rất nhiều sâu từ trong mình sư tử chui ra . Như thế dễ phá hoại hơn , vì những thú vật khác không thể bắt sư tử ăn . Chỉ có sâu sinh trong mình sư tử mới có thể ăn nó . Đợi chút nữa hay là ngày khác sẽ nói tiếp , bây giờ nói chuyện côn trùng ăn rắn .

    Những côn trùng đó từ đâu đến ? Đương nhiên là từ trong mình con rắn sanh ra , rồi ăn thịt nó , mắt nó . Nhìn thấy rất rùng rợn và đau đớn . Đệ tử của Sư Tổ thấy cảnh đó , đương nhiên rất khó chịu , mới hỏi Sư Phụ của họ : "Có cách nào để cải biến tình trạng này không ?" Sư Tổ mới nói với họ : "Đừng có biến đổi . Đó là nhân quả của chúng . Con rắn này xưa kia là vị thầy xấu , vị minh sư giả , nên khiến cho nhiều người không thể giải thoát , khiến cho nhiều người lầm vào tà đạo . Vị minh sư giả đó chết rồi biến thành con rắn , còn những côn trùng là học trò , bây giờ đến báo thù . Cả hai bên đều không thể giải thoát . Nhưng những đệ tử đó hận vị minh sư giả hại họ không giải thoát được , nên đến ăn đầu óc , thịt của nó". Vì vậy nếu chúng ta bày người ta tu bậy bạ , hậu quả rất đáng sợ .

    Quý vị đều biết rằng , lúc truyền Tâm Ấn , Sư Phụ đã căn dặn quý vị đừng có dạy người khác , đợi khi thành Sư Phụ rồi hãy dạy người , hoặc khi nào Sư Phụ bảo quý vị làm , quý vị mới có thể làm . Sư Phụ cũng thường bảo quý vị : "Sư Phụ không phải là minh sư". "Minh" là gì ? Cũng đâu có gì "Minh" đâu ! "Sư" tức là "thất", bởi vì mất tóc (ý nói xuống tóc), nên thành "Sư" ! (Mọi người cười).

    Ở Việt Nam , hễ người nào xuống tóc là bị tôn xưng là "Sư". "Ông sư" tức là chỉ hòa thượng già . Họ gọi người xuất gia là "Sư", cũng như mình ở đây gọi "hòa thượng" hay "Tỳ Kheo Ni", nhưng rất ít . Họ đều gọi là "Sư", Sư Cô là chỉ "Tỳ Kheo Ni". "Sư Phụ" tức là chỉ tỳ kheo , hay nói gọn chỉ xưng "Sư" mà thôi .

    Sư Phụ thường nói Sư Phụ nhận đệ tử hoàn toàn bởi vì thầy của Sư Phụ bảo Sư Phụ nhận . Sư Phụ vốn không muốn , cho nên bây giờ cũng không muốn . Nếu như trong quý vị ai muốn công việc này , có thể lãnh được , Sư Phụ sẽ trao đổi ngay lập tức .

    Trên thực tế , làm Sư Phụ đâu có gì thích thú , đừng thấy người ta đãnh lễ Sư Phụ , tưởng rằng Sư Phụ rất sung sướng . Không phải đâu , Sư Phụ chẳng thích chút nào . Nhưng có số người rất thích làm "Sư Phụ". Họ không xuất gia , không có học bao nhiêu , nhưng rất thích làm thầy người khác .

    Trong hành đệ tử của Sư Phụ , cũng có vài người như vậy . họ vốn bị ma nhập rất trầm trọng . Đối với những người đó , Sư Phụ vốn không muốn dạy . Nhưng không muốn cũng không được . Đã thọ Bồ Tát Giới , hành Bồ Tát Đạo thì không thể có tâm phân biệt . Cho nên quý vị thấy có nhiều người không đáng cho Sư Phụ dạy chút nào , nhưng Sư Phụ vẫn dạy họ . Có lúc quý vị than phiền với Sư Phụ : "Sao phải dạy những người bị nhập đó ? Họ chưa có đủ trình độ mà". Hồi đó người học trò này bị ma nhập rất trầm trọng gần chết , đến cầu cứu với Sư Phụ nên tình trạng bị ma nhập mới bớt một chút ; bớt xong lại liền trở về dạy người , càng dạy càng tệ .

    Có học trò nói với Sư Phụ : "Con nghe nói có một số đồng tu theo người đó học , niệm chú gì đó , càng niệm đẳng cấp càng xuống , rớt đến đẳng cấp rất thấp . Vị đồng tu này đẳng cấp vốn rất cao , có thể lên cảnh giới trên gặp Bồ Tát và Sư Phụ , cũng có thể đến cảnh giới rất cao để chơi . Nhưng từ khi tụng niệm thứ chú đó , càng tụng đẳng cấp càng xuống thấp , thấp đến nỗi rơi vào địa ngục A Tu La".

    Quý vị có biết vị này tụng chú gì không ? Đó là chú Lăng Nghiêm và các bài chú khác . Họ nói cần tụng chú Lăng Nghiêm , chú siêu độ , chú vãng sanh và nhiều thứ chú khác . Chú vốn được lắm , nhưng tại người truyền pháp bị ma nhập , đương nhiên truyền nhiễm cho đệ tử ; nên càng tụng càng tệ , càng tụng đẳng cấp càng thấp , sau này cùng xuống địa ngục .

    Sư Phụ nói để quý vị hay : "Muốn siêu độ chúng sanh không phải là chuyện dễ". Họ cho rằng , họ tu Pháp Môn Địa Tạng Vương , vì Địa Tạng Vương ở địa ngục . Nếu như quý vị muốn tu pháp môn đó , đương nhiên cũng sẽ xuống địa ngục (Mọi người cười). Vấn đề là chúng ta có phải là Địa Tạng Vương không ? Có phải Địa Tạng Vương Bồ Tát truyền pháp cho chúng ta không ? Có lực lượng của Ngài ở đó không ? Nếu như chúng ta tu hành thành đạt quả vị nào đó , bất cứ là quả vị A La Hán hay là quả vị Bồ Tát , có thành quả rồi mới có lực lượng , mới có thể phát nguyện xuống địa ngục hay lên thiên đàng , hay là đến thế giới nào đó cứu người . Lúc đó đương nhiên sẽ làm được . Bây giờ tu hành còn chưa thành tựu gì đã thích được người khác tôn kính , thuyết giảng bậy bạ khắp nơi , dạy rất nhiều người , càng dạy đẳng cấp càng rớt xuống , có rất nhiều quỷ ma đến quấy nhiễu , muốn phước báu của họ , nhưng phước báu của họ không đủ nên càng ngày càng bệnh .



  14. #534
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default CÔN TRÙNG ĂN RẮN


    Có một hôm những người đệ tử theo học pháp môn đó đến thăm Sư Phụ . Sư Phụ mới nhìn đã giật mình . Bởi vì xưa kia mấy người này thường đến thăm Sư Phụ , mặt mày họ sáng sủa , không có chuyện gì hết . Nhưng cách một khoảng thời gian lâu không đến thăm Sư Phụ , lại theo những người kia học rồi thì khác hẳn . Cho nên khi Sư Phụ mới thấy họ , Sư Phụ đã giật mình .

    Bây giờ họ đã lành bệnh vì biết được sự lợi hại của việc tu hành , cũng biết là mình lầm , không dám tụng nữa . Tự do đã thể nghiệm được kết quả . Họ nói với Sư Phụ : "Con vĩnh viễn không dám tụng nữa . Bây giờ mới biết Sư Phụ là tối cao . Chúng con đã thật sự hiểu biết pháp môn của Sư Phụ . Pháp Môn Quán Âm mới là pháp môn tối cao". Hiện giờ họ rất vui mừng , không dám theo học với người đó nữa .

    Cho nên khi quý vị còn chưa đắc Đạo , đừng đi dạy người khác . Làm như vậy chỉ dạy cho mình mà thôi . Đó là sự thật . Nếu như chúng ta chưa được nhiều công đức , đẳng cấp cũng không cao thì đừng đi dạy người . Để rồi hại người hại mình . Nếu như chúng ta dùng "ngã chấp" dạy người thì càng tệ nữa . Sau này không những gánh nghiệp chướng của họ , mà còn gánh nghiệp chướng của chúng sanh vô hình nữa .

    Nhưng gánh nghiệp chướng cho họ chưa chắc đã cứu được họ . Bởi vì nghiệp chướng của họ quá nhiều , gánh một chút cũng không có ý nghĩa gì . Đã không giúp ích mà còn hại mình nữa . Chỉ có biển cả mới có thể rửa hết tất cả đồ dơ . Nếu chúng ta chỉ có một , hai ly nước , chỉ rửa được một chút dơ . Không những không giúp ích , ngược lại còn làm cho nước càng lúc càng dơ . Dùng ly nước dơ nhỏ này , rửa bất cứ vật gì cũng không sạch . Dù là biển cả , lúc mới bắt đầu rửa đồ dơ , cũng bị nhiễm dơ , nhưng chỉ trong chốc lát , qua một thời gian sau , sẽ trở lại sạch sẽ .

    Cho nên , mặc dù các đại sư gánh nghiệp chướng của chúng sanh , họ cũng có chuyện chứ không phải là không , nhưng sẽ qua rất mau . Gánh nghiệp chướng của người khác là làm lợi ích cho người khác . Đối với bản thân của Sư Phụ không có chút chướng ngại gì , tuy cũng có chút ảnh hưởng , nhưng không quan trọng . Còn những người không đủ công đức phước báu , tự mình chưa đủ dùng , còn đi giúp đỡ người khác , đương nhiên là hai bên đều thiếu nhau .

    Sư Phụ thấy thầy của Sư Phụ , Sư Ông , Sư Tổ , vì cứu nhiều người , cho nên đôi lúc cũng bị bệnh . Thí dụ , không có lý do mà cũng bị ho , cổ họng cũng đau , hay bụng không được khoẻ ... Đó đều là để tiêu hóa nghiệp chướng của chúng sanh . Trong lúc tiêu hóa , thân thể đương nhiên bị ảnh hưởng , bị mệt hay bị bệnh .

    Sư Phụ nghe nói đôi khi Sư Ông của Sư Phụ bệnh rất nặng , dường như dậy không nổi . Nhưng đến lúc Ngài thuyết pháp , Sư Ông liền ra thuyết pháp như không có chuyện gì vậy . Thuyết pháp xong , về đến nhà lại ngã xuống . Sư Ông đã cho mình tạm tự do một chút , tạm rời bệnh một chút , vì cần phải như vậy . Đợi thuyết pháp xong , về nhà vẫn phải bệnh trở lại .

    Cũng như lúc Sư Phụ thuyết pháp cần phải mặc bộ y phục Hải Thanh màu vàng . Khi về phòng cởi ra mới thấy dễ chịu . Nếu như cả ngày mặc bộ y phục này khó mà chịu nổi . Sư Phụ vốn không thích mặc bộ này , nhưng nếu mặc trong giây lát thấy cũng vui , không có gì đặc biệt . Quý vị từ xa đến , Sư Phụ vì lễ phép nên mới mặc y phục đó cho chính thức một chút và để biểu lộ lòng tôn kính của Sư Phụ . Bận y phục đẹp là vì tôn kính quý vị . Nếu không Sư Phụ mặc đồ ngủ chạy tới chạy lui cũng không sao . Cho nên mỗi lần có người đến , Sư Phụ mặc áo dài ra nói chuyện với quý vị , để bày tỏ lòng tôn kính của Sư Phụ .

    Có lúc nhuốm bệnh là bệnh giả , bởi vì không phải bệnh của mình , bởi vì không phải bệnh của mình , mà là bệnh của người khác bỏ vào mình , cũng như băng keo dính lên mình vậy . Đôi lúc Sư Phụ nhìn người nào đó , cảm thấy khó chịu . Nhưng có người mới thấy Sư Phụ đã cảm thấy thoải mái . Bởi vì hai bên trau đổi nhau (Mọi người cười). Cũng như làm ăn vậy . Họ đem nghiệp chướng đến mua phước báu của Sư Phụ . Sư Phụ là người chuyên bán phước báu . Hễ quý vị có nghiệp chướng là có thể đến mua (Sư Phụ cười). Cho nên quý vị cảm thấy thoải mái , còn Sư Phụ thấy khó chịu . Nhưng cũng không sao , dù sao cũng phải có người thâu rác .

    Trong xã hội này có người chuyên đổ rác . Trong vũ trụ cũng vậy , trong sự tu hành cũng thế , cần phải có người phụ trách dọn dẹp rác . Cho dù ngày thường quý vị nấu cơm rồi , cũng phải làm công việc rửa chén , rửa nồi hay quét nhà . Nhưng nếu muốn tiêu hóa nghiệp chướng , cần phải qua một khoảng thời gian . Không phải có thể tiêu hoá liền . Nếu không sẽ không công bình . Nhân quả là nhân quả , bất luận thế nào cũng không thể tránh khỏi .



  15. #535
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default CÔN TRÙNG ĂN RẮN


    Có người nói Sư Phụ : "Con mới thấy Sư Phụ , bệnh liền khỏi hẳn . Bây giờ hết , bệnh kia cũng hết". Sư Phụ nói : "Phải rồi ! Sư Phụ đã biết , không cần nói nữa , nói tiếp Sư Phụ sẽ ngưỡng mộ" (Sư Phụ cười). Lại có lúc có người đến mách : "Con tọa thiền không định được". Sư Phụ nói : "Được rồi ! Bây giờ đi thiền đi". Rốt cuộc người đó định được . Khi người đó định rồi , tâm của Sư Phụ lại không định được (Mọi người cười). Cho nên khi người đó nói : "Hồi nãy con thiền rất tốt". Sư Phụ nói : "Thôi đủ rồi , nói nữa Sư Phụ sẽ rất ngưỡng mộ . Khi quý vị thiền định được , Sư Phụ lại 'không định', nực dễ sợ". Thật ra cũng chẳng sao . Đây vốn là chuyện thường .

    Khi chúng ta lấy nước rửa chén hay lau nhà , có phải nước đó sẽ trở nên dơ không ? Quý vị lau nhà đều biết rằng nước đó sẽ càng lúc càng dơ . Nước này vốn sạch , nhưng vì bỏ vải lau nhà vào đó , bụi bặm của căn phòng đều ở trong đó , ắt nước sẽ dơ lắm . Nhưng chỉ cần chúng ta đổ nước dơ đó vào nước đang chảy , không bao lâu sẽ không còn thấy chỗ dơ đó nữa , có phải không ? Khi chúng ta mới bắt đầu đổ nước dơ xuống , chỗ đó cũng dơ một chút , nhưng qua một chập thì hết , trở lại sạch như trước . Vì nước rất nhiều , phân tán hết đồ dơ , nên chỉ trong chốc lát là hết dơ .

    Có chỗ họ đổ rác xuống biển , nhưng chúng ta cũng thấy biển không bị dơ . Có thể lúc mới đổ xuống thấy có dơ một chút , sau đó không thấy dơ nữa , có phải không ? Cùng tình trạng đó , một vị Sư Phụ phải có rất nhiều nước . Nếu bị dơ cũng có thể tự rửa lấy , một chập sau là hết dơ , có hiểu ý Sư Phụ không ? (Mọi người đáp : Hiểu).

    Cho nên quý vị đừng tưởng làm Sư Phụ là ngon lắm , là có nhiều điểm tốt . Thật sự chẳng có gì . Nhưng không có gì tốt cũng phải làm . Nếu như chúng ta làm việc gì cũng bởi vì quá tốt , quá thích mới làm , thì có gì đáng nói ? Thí dụ chúng ta rất thích người đó , bởi vì người đó đối xử tốt với chúng ta , thì đâu có gì đáng nói ? Giêsu Kitô đã từng nói : "Nếu mình chỉ thích hay kính thương người anh em hay thân nhân của mình , nhưng lại sân hận với kẻ địch , thì đâu có gì đáng nói ?" Như vậy có phải giống một người tu hành không ?

    Đối với người tu hành , cho dù người có nghiệp chướng rất nặng cũng phải cứu . Tại Đài Loan , có nhiều người sát sanh đã mấy năm , đánh cá hơn mấy chục năm hoặc bán cá bán thịt hơn mấy chục năm , cuối cùng đều đến thọ pháp . Có người khuyên với Sư Phụ : "Đừng truyền Tâm Ấn cho những người đó . Họ thật không xứng đáng . Mỗi lần Sư Phụ truyền Tâm Ấn cho họ rồi đều bị mệt gần chết". Tuy nghiệp chướng của họ rất nặng , nhưng truyền Tâm Ấn vẫn phải truyền . Chỉ cần họ sám hối , đổi nghề là được rồi . Sư Phụ không thể có tâm phân biệt .

    Đài Loan hơi nhỏ , không dễ kiếm việc làm , đôi khi để giải quyết vấn đề sinh sống , vì cầu sanh tồn , nên nhiều người bất đắc dĩ phải làm những công việc mà họ không ưa thích . Sau đó họ cũng hối hận , muốn quay về tu hành ; nhưng nghiệp chướng vẫn còn . Ngoại trừ công đức thật lớn , còn không thì không thể nói : "Tôi hối hận rồi , từ nay về sau tôi không dám làm nữa", là xong chuyện . Tưởng rằng như vậy nghiệp chướng có thể tiêu trừ . Không dễ như vậy đâu ; phải dùng nước mới có thể rửa sạch những chỗ dơ đó . Cho nên muốn làm Sư Phụ cần phải có năng lực tiêu hóa nghiệp chướng của chúng sanh . Nếu không thì chỉ cần dạy họ niệm A Di Đà Phật là đủ rồi , đừng có khoe khoang dạy người ta những gì khác .

    Hồi nãy nói chuyện người đó . Người này học theo vị Sư Phụ , bảo người ta nhìn mắt của anh (Mọi người cười). Quý vị đã biết là ai rồi , Sư Phụ không cần nói ra . Lúc Sư Phụ qua Đức , tình trạng của người nầy rất xấu , xuýt tí nữa là chết . Mỗi ngày để băng thâu âm của Sư Phụ trên mình , đi cũng nghe , ngủ cũng nghe , cứ giữ chặt cuộn băng không dám để xuống , coi như gần chết rồi . Bởi vì lúc đó ma quỷ đến quá nhiều . Người này trước kia đi siêu độ thứ đó .

    Sau khi truyền Tâm Ấn , Sư Phụ bảo anh ta đừng đi siêu độ nữa . Anh ta vẫn không nghe nên rốt cuộc bị ma bắt . Sau này anh ta sợ rồi , không dám làm nữa . Bất cứ ở đâu anh ta cũng cầm băng thâu âm của Sư Phụ . Tứ phía để đầy hình của Sư Phụ . Còn gọi điện thoại sang Đức nói nhất định sẽ qua gặp Sư Phụ , bởi vì gần chết rồi . Dù tốn bao nhiêu tiền , bất cứ có chuyện gì hay phiền phức gì cũng nhất định đến gặp Sư Phụ . Anh ta chịu hết nổi rồi . Nhưng Sư Phụ bảo : "Đừng qua Đức . Chùa ở đây chỉ có một người nữ , qua đó bất tiện lắm . Đợi vài ngày nữa Sư Phụ về". Bởi vì anh ta là đàn ông , nên Sư Phụ bảo anh ta đừng qua .

    Nhờ vậy mà anh ta sống . Khi anh ta gọi điện thoại cho Sư Phụ , liền cảm thấy bớt một chút . Đợi Sư Phụ về Đài Loan , anh ta theo học một thời gian ngắn mới bình phục hẳn trở lại . Nhưng mới bị Sư Phụ khảo một chút đã bỏ đi . Chúng ta tu hành đều bị "ngã chấp" cản trở , gây chướng ngại cho nên không thể tiến bộ .



  16. #536
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default CÔN TRÙNG ĂN RẮN


    Cho đến bây giờ anh ta vẫn như thế , cứ tiếp tục bày người ta bậy bạ . Càng dạy càng tệ , chỉ thấy chỗ tối đen của địa ngục , không có một thứ gì tốt . Nghe nói bây giờ anh ta muốn trở lại , nhưng Sư Phụ không chịu nữa . Bởi vì Sư Phụ mệt quá . Con người phiền phức như vậy , thà để "Sư Phụ của anh"chăm lo .

    Địa Tạng Vương là người chăm lo địa ngục . Đó là công việc của Ngài . Ngài ngụ tại đó và chuyên dạy chúng sanh ở địa ngục . Hiện giờ chúng ta ở cõi Ta Bà , chưa xuống qua địa ngục , tu cái đó làm gì ? Công việc của địa ngục đã có người làm , chúng ta khỏi cần từ đây đi xuống địa ngục để dạy người . Phước báu chưa đủ , chưa có thể làm như vậy được .

    Chú Lăng Nghiêm cũng vậy , người tại gia tốt nhất là đừng có tụng niệm để tránh gặp nhiều phiền phức . Người xuất gia tụng chú Lăng Nghiêm cũng có chuyện . Thân khẩu ý của người xuất gia sạch hơn người tại gia , vì họ đã buông bỏ thế giới này rồi , nên ít nhất họ cũng có công đức đó , huống chi còn có Thiên Long Bát Bộ bảo hộ họ . Bởi vì họ chính thực muốn cầu Đạo , cho nên họ có tụng cũng chưa đến nổi nào . Họ đại diện Phật tụng niệm chứ không phải dùng "ngã chấp" đi siêu độ người ta . Nếu như họ còn nghĩ "Ta siêu độ chúng sanh" thì cũng sẽ gặp phiền phức .

    Tại Đài Loan những người như vậy rất nhiều , nên đều bị điên cuồng . Những người đó khi đến chỗ Sư Phụ , đã mù đầu rồi , khó dạy lắm . Họ sẽ ảnh hưởng đến những người khác , làm cho bầu không khí biến thành không tốt . Thậm chí toàn Đài Loan đều bị thứ ma quỷ và âm khí đó ảnh hưởng . Cho nên muốn ở đây dạy người không phải là chuyện dễ , sẽ có nhiều phiền phức .

    Thông thường bất cứ Sư Phụ đi đâu thuyết pháp đều có chuyện . Không có một chỗ mới nào không có chuyện . Ở Đài Loan cũng có chuyện . Đến Bành Hồ , Đài Nam cũng vậy . Hễ có nhiều người đến nghe kinh là có chuyện . Nếu chỉ có ít người đến nghe kinh thì không sao .

    Đó là vì ma quỷ chịu không nổi . Cung điện của chúng bị rúng động , đổ vỡ , không có chỗ ở , cho nên rất nôn nóng , rất căng thẳng . Chúng phải lợi dụng những người không đủ phước báu , hay những người tâm không đơn thuần đến nhiễu loạn nhiệm vụ của Sư Phụ . Muốn làm mù mờ và phá hoại giáo pháp của Sư Phụ . Nhưng không có dễ như vậy đâu . Hễ Đài Loan có nhiều người muốn tu hành , có nhiều người tâm đơn thuần , trong sạch , chúng không thể phá được .

    Bởi vì một người tu hành có thể lợi ích hàng trăm hàng ngàn người . Bây giờ Đài Loan có hai triệu người . Giả sử một người tu hành thì có một ngàn người được lợi ích , thì phải truyền Tâm Ấn cho hai ngàn người mới được . Cho nên quý vị phải nổ lực về nhà quảng cáo (Mọi người cười). ... Đợi đủ hai ngàn người , thì Sư Phụ không thâu nhận nữa (Mọi người cười).

    Sư Phụ của Sư Phụ nói : "Nếu một người mỗi sáu tháng có thể dẫn hai người đến thọ pháp thì mười năm hay hai mươi năm sau , toàn thế giới sẽ thọ pháp hết". Bởi vì nó sẽ tăng trưởng mà ! Nếu một người dẫn hai người đến . Sau này hai người đó mỗi người lại dẫn hai người khác đến , thì lẽ dĩ nhiên cuối cùng tất cả đều được thọ pháp hết . Chỉ cần mỗi sáu tháng có hai người , mỗi ba tháng có một người là được rồi . Quý vị về thử coi , ba tháng có thể dẫn được bao nhiều người , "từ từ" làm công việc này để "mau mau" làm xong (Mọi người cười). Bởi vì đây là thời mạt pháp , thời giờ hơi có phần gấp rút .

    Hòn đảo này rất nhỏ , nhìn trên bản đồ thật là nhỏ . Có lúc Sư Phụ nghĩ , sao lại có chỗ nhỏ như vậy , còn làm nhiều việc ồn ào náo nhiệt nữa ? Chỗ nhỏ như vậy mà có người ở , có người thuyết pháp , có người bắt động vật ăn , có người cất chùa lớn như vậy , làm rất nhiều việc .

    Nhìn trên bản đồ quốc tế , gần như không thấy Đài Loan đâu cả . Tuy không thấy được , mà "ngã chấp" lại rất lớn . Còn lớn hơn hòn đảo này . Sư Phụ rất ít thấy người không có "ngã chấp". Bởi vì cái "ta" này quá lớn , cho nên không dễ dạy . Ngoài ra còn có nhiều thứ giáo lý rất trái lệch . Thí dụ như bảo người ta đừng tu gì hết , nhất thiết đều không không , buông bỏ hết là được rồi . Buông bỏ cái gì ? Nếu như đã là "không không" rồi , còn bỏ cái gì nữa ? Nếu như sau khi tu hành "không không" hết , sao còn tụng kinh niệm Phật ? Sao còn dạy người ta thứ gì đó ? Còn cất rất nhiều chùa như thế để làm gì ? Đã đều là "không không" mà !

    Người càng muốn cất chùa lớn càng biết nói "không không"; Càng biết nói : "Là người buông bỏ hết tất cả", lại càng biết cất chùa lớn (Mọi người cười). Người càng bảo người ta bỏ xuống , thì càng chấp vào nhiều đệ tử , muốn kéo nhiều người đến chùa của họ hơn . Nếu nghe nói đệ tử quy y với thầy khác họ liền chịu không nổi , cả ngày ở đó dậm chân khóc la giống như trẻ con : "Ta không chịu ! Con không thể làm như vậy . Con đã theo ta học mấy chục năm rồi còn đi nghe Sư Thanh Hải thuyết pháp ?" Đó là cái "không không" mà họ nói . Khi Sư Phụ gặp vị Pháp Sư đó có khuyên vị đó nên để ý đến sức khoẻ , bởi vì vị rất ốm lại có bệnh . Vị đó trả lời : "Người xuất gia không lo cái thân vô thường này . Có bệnh thì có bệnh , khoẻ mạnh thì khoẻ mạnh 'Tâm vô sở trụ'". Nhưng nếu như đệ tử đi thọ pháp thì không được , cứ khóc la . Lúc đó "không không" biến thành hữu hữu rồi . "Không chấp trước" biến thành "Bị cột chặt" (Mọi người cười). Cả ngày la ó hoài . La đến nỗi các đệ tử chịu hết nổi và chính mình cũng chịu hết nổi .



  17. #537
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default CÔN TRÙNG ĂN RẮN


    Đó là cái miệng nói mà tâm làm không được . Nghe người ta nói như vậy , thì học nói theo như vậy : "Tất cả đều là không không , tâm vô sở trụ". Đó đều là học thuộc kinh Kim Cang . Dùng miệng nói ra mà thôi . Tự mình chẳng tu chút nào . Mới mở miệng , người ta đã biết đẳng cấp của mình ở đâu . Nếu như nói "Ưng vô sở trụ", người xuất gia muốn làm sao thì để họ làm . Sao đệ tử đi chỗ khác học , Pháp Sư này cứ la ó cả ngày ? Vì sao lại gây nhiều phiền phức cho đệ tử và người khác ? Cho nên đó đều là miệng nói mà thôi . Trên thực tế tự mình không làm được .

    Cho nên tốt nhất đừng có dạy người . Chưa thành tựu đẳng cấp Đại Sư , nên mới tham đệ tử như thế . Thành Đại Sư rồi thì không còn thích nữa . Đáng dạy thì dạy , không đáng dạy thì không dạy . Sư Phụ vốn dĩ không muốn dạy người , nhưng vì cần làm nên phải làm . Cho nên không có "ưa thích", cũng không có "không ưa thích". Nhưng Sư Phụ dạy những đệ tử bị ma nhập đã mấy năm rồi , họ vẫn không nghe , nên Sư Phụ rất mệt , không thể dạy được thì thôi , tâm từ bi cũng có hạn . Có lúc cũng nên để chúng đi học bài vở của chúng .

    Phật Bồ Tát không xen vào nhân quả của người ta . Tụng thứ gì siêu độ , hay tụng chú Lăng Nghiêm , là xen vào việc của người ta . Bởi vì ma quỷ không đến hỏi mình , cũng không có bảo mình làm gì cho chúng , tự mình gây phiền phức , tức là xen vào chuyện của người ta .

    Thí dụ mình làm hòa thượng , người khác thỉnh mình đến tụng kinh thì mình đi . Nếu như vì truyền thống cho rằng tụng kinh là công việc của hòa thượng , như vậy còn được . Nhưng rũi như mục đích làm việc không rõ ràng , cũng sẽ đem phiền phức cho mình , thậm chí có thể xuống địa ngục . Nếu vì tiền mà tụng kinh cũng sẽ có rất nhiều nghiệp chướng . Nếu như chúng ta làm vì muốn cứu khổ chúng sanh , muốn an ủi chúng sanh , như vậy mới có phước báu . Nhưng trong tâm nếu còn muốn có phước báu , thì không còn gì là phước báu . Phước báu sẽ rất hữu hạn .

    Bất cứ chúng ta làm việc gì với thái độ "Vô ngã" không phải dễ dàng . Bởi vì chúng ta tưởng rằng chúng ta đã "Vô ngã" rồi . Thật ra chỉ "tưởng rằng" mà thôi , sự thật không phải vậy . Đợi đến ngày nào , quý vị rất tự nhiên không làm gì , nhưng người khác nhìn mình liền hết bệnh , hay là khai ngộ liền mà mình không có động tay , lúc đó mới thật là "Vô ngã".

    Bây giờ vẫn còn là "Ta nghĩ ta vô ngã" cho nên mình làm việc gì , mình sẽ nghĩ : "Đây là Sư Phụ làm , không phải tôi làm , 'ta' không thể kêu ngạo . Nhưng Sư Phụ bảo tôi làm , chứng tỏ 'ta' là một người tốt , 'ta' còn được lắm !"

    Như vậy vẫn còn có một chút ngã chấp vi tế bởi vì vẫn còn "Ta nghĩ" mà ! Nghĩ và chứng khác nhau . Tin và thể nghiệm cũng khác nhau . Quý vị mới bắt đầu tu hành nên Sư Phụ phải dạy quý vị từ từ . Trước hết bỏ cái "Ngã" xuống đã , bất cứ làm việc gì , đừng nên nghĩ là ta làm . Từ từ huấn luyện đầu óc mình , nhưng như thế vẫn chưa phải thật là "Vô ngã". Bởi vì còn phải huấn luyện , còn phải nghĩ "Không phải ta làm". Vẫn còn là "Ta nghĩ" ta không làm .

    "Vô ngã" chính thật là cảnh giới của Bồ Tát . Họ không cần làm gì mà người ta tự nhiên vẫn được lợi ích . Quý vị thường nghe nói , lúc người ta đến thăm Sư Phụ , tự nhiên hết bệnh . Đó không phải là Sư Phụ hiện thần thông gì . Nếu quý vị nói như vậy là phỉ báng Sư Phụ ; Sư Phụ chẳng làm gì hết . Cũng như nước , mình muốn uống thì uống , nước không có cố ý làm nước cho mình uống , cũng không cố ý để cho mình uống , bởi vì nước là nước . Lửa cũng vậy , khi mình lạnh mà gần lửa thì cảm thấy thoải mái . Nó không có cố ý để mình cảm thấy thoải mái . Nó tức là lửa , hể mình đến gần nó thì thấy nóng , nó cũng không có lòng cố ý làm mình nóng , không cố ý làm gì cả . Lửa làm việc của lửa ; là như vậy . Nếu như chúng ta cũng làm ở trình độ đó , chúng ta mới thật sự là "vô ngã".



  18. #538
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default CÔN TRÙNG ĂN RẮN


    "Vô ngã" cũng có rất nhiều đẳng cấp . Lúc mới bắt đầu , vẫn còn là "Vô ngã" nho nhỏ . Tu hành rồi càng ngày càng tốt , càng ngày càng cao , càng rộng lớn . Sau này chúng sanh nào cũng lợi ích . Lúc đó đẳng cấp đã siêu vượt Tam Giới . Đến thế giới Thứ Năm mới có thể dạy người . Còn không chỉ đem rắc rối cho mình , gây đem phiền phức cho người khác thôi .

    Giả sử chúng ta nhận thấy mình đến chỗ nào gia trì người ta , đến chỗ nào đó cứu bệnh . Nếu còn ưa thích cứu bệnh cho người khác là vẫn còn cái "Ngã". Tuy rằng quý vị thấy Sư Phụ truyền pháp , thật sự Sư Phụ cũng không truyền pháp gì . Sư Phụ thường nói " Vô pháp khả truyền", nhưng không có Sư Phụ thì không có pháp , chỉ vậy thôi .

    Pháp này tự nhiên mà ra . Nếu quý vị cảm thấy có lợi ích gì , cũng đều là tự nhiên hết . Sư Phụ không cố làm gì hết . Nếu như quý vị đến thưa với Sư Phụ : "Con bây giờ khổ cực quá !" Sư Phụ tuyệt đối không chúc quý vị càng lúc càng khổ cực , không thể có như vậy .

    Sư Phụ đương nhiên hy vọng quý vị vui vẻ một chút . Sư Phụ cũng có lòng chúc phúc đó . Bởi vì thấy quý vị thật tội nghiệp . Nếu có thể vui vẻ một chút , Sư Phụ cũng sẽ rất vui mừng . Tuy rằng có tâm đó , nhưng không cố ý làm thần thông để cho quý vị bớt khổ hơn , không có chuyện đó . Đó chỉ là tâm từ bi , không phải là thần thông . Thấy người ta đau khổ , Sư Phụ cũng cảm thấy đau khổ . Vì cái cảm giác "đau khổ giống như vậy" cho nên sẽ chịu cái khổ của đối phương , sẽ cho họ một chút phước báu . Tất cả từ "tâm từ bi tự nhiên" mà ra (tâm từ bi này khác hẳn với cảm tình của nhân loại), cho nên có thể lợi ích người khác .

    Nhưng phải có lực lượng mới có lợi ích ; không có lực lượng thì dù có từ bi cũng vô dụng . Nếu mình không có tiền , có người đến nói : "Tôi gần chết đói rồi !" mà mình không có cơm , thì tuy mình rất thông cảm nhưng cũng không thể cho họ được gì . Nếu như mình có tiền thì có thể cho . Người tu Pháp Môn Quán Âm không cần nghĩ gì đặc biệt , người cần tự động được hữu ích , không muốn cũng không được .

    Sự việc này khác với tiền . Mình có thể cất tiền và khóa lại , có thể bỏ trong túi hay bỏ vào ngân hàng , không ai có thể động đến . Nhưng phước báu tu hành không phải như vậy . Hễ mình vào liền lấy được , sẽ được ảnh hưởng tốt , không cần nói gì , không muốn cũng không được . Đương nhiên mình nhất định sẽ cần tới phước báu tu hành . Nó có ích cho mình , sao không cần nó được ? Nhưng mình cũng không cần nghĩ đến "muốn hay không muốn", ích lợi cho mình sẽ đến . Trừ phi người có nghiệp chướng quá nặng . Họ tự nhốt họ lại nên phước báu không vào được . Thứ người đó đương nhiên không cách nào nhận được ích lợi . Nếu không bất cứ người nào muốn đến lấy gì là có thể lấy đó .

    Bây giờ quý vị về đọc kinh Kim Cang , nhất định sẽ hiểu hơn trước . Độ chúng sanh nhưng không có chúng sanh bị độ ; bố thí nhưng không bố thí , vậy mới là bố thí ; cứu bách bệnh nhưng "không cứu bệnh", đó mới thật là cứu bệnh . Cứu bệnh không phải cứu bệnh của thân thể này mà thôi . Cứu "bệnh vô minh" mới là cứu bệnh hay nhất .

    Cho nên chúng ta xưng tán Phật Thích Ca Mâu Ni là Đại Y Vương , bởi vì bệnh gì Ngài cũng cứu được . Nhưng Ngài không phải dùng thần thông gì cứu . Ngài tức là thần thông , Ngài biến thành thần thông . Bất cứ người nào muốn gì , sẽ có đó . Đó tức là công đức vô lượng vô biên , công đức gì dùng cũng không hết . Như vậy mới là Thiên Nhân Đạo Sư .

    Trong kinh điển cũng có nói , chúng ta phải chọn thiện tri thức , đồng tu tốt để gần gũi , đừng làm bạn với những người giết heo hay sát sanh , có phải không ? Nhưng Phật Bồ Tát lại đi làm bạn với những người đó . Cho nên đừng hỏi Sư Phụ : "Sao phải truyền Tâm Ấn cho họ ?"

    Trong bức họa cuối cùng của Thiền Tông Thập Ngưu Đồ , cũng có nói : "Người giết heo hay là người trộm cướp là bạn của ta". Bởi vì đến lúc đó họ không còn tâm phân biệt . Họ không lo gì hết . Công đức của họ dùng không hết . Bất cứ người nào đến lấy cũng được . Mình muốn năm trăm đồng họ cho mình năm trăm đồng . Minh muốn năm ngàn đồng họ cũng sẽ cho năm ngàn đồng . Mình muốn năm mươi ngàn đồng , họ cũng có thể cho năm mươi ngàn đồng . Minh muốn bao nhiêu họ sẽ cho bấy nhiêu . Bởi vì họ dùng không hết . Họ cũng không hỏi vì sao mình muốn nhiều như vậy .



  19. #539
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default CÔN TRÙNG ĂN RẮN


    Giêsu Kitô cũng vậy , Ngài từng thâu nhận một cô kỹ nữ làm đệ tử . Những đệ tử khác rất giận . Tín đồ cũng rất giận . Họ trách Giêsu Kitô : "Tại sao Ngài có thể nhận thứ người đó làm đệ tử , cho người đó trở thành đồng tu ?" Họ tưởng rằng họ hay lắm cho nên Giêsu Kitô mới nhận họ làm đồ đệ . Họ ngạo mạn hơn , tự cho mình ngon lành lắm . Nhưng bây giờ cô kỹ nữ này cũng có thể làm đồ đệ của Giêsu Kitô , thật là quá tệ . Sau này họ không có thể ra ngoài nói : "Tôi tốt nhất . Sư Phụ của tôi cũng là tốt nhất . Đoàn thể của tôi đều là Thánh Nhân". Bởi vì trong đoàn thể có thêm một cô kỹ nữ . Cho nên họ đều than oán với Giêsu Kitô (Phật Thích Ca Mâu Ni cũng nhận một cô kỹ nữ "Ma Đăng Già" làm đệ tử).

    Giêsu Kitô nói : "Nếu như nghiệp chướng của ngươi là năm mươi cân , ta có thể tha thứ cho ngươi . Nghiệp chướng của những người khác là năm ngàn cân , ta cũng có thể tha thứ cho họ . Có quan hệ gì đến ngươi ?" Thí dụ cho quý vị năm trăm đồng , cho người kia năm ngàn đồng ; chỉ cần mọi người vừa ý là được rồi . Lại thí dụ quý vị thiếu Sư Phụ năm trăm ngàn đồng , Sư Phụ không cần quý vị trả , Sư Phụ chịu bỏ qua ; Người kia thiếu Sư Phụ năm ngàn đồng , Sư Phụ cũng chịu bỏ qua , không cần người kia trả . Có quan hệ gì đến quý vị ? Tất cả đều là tiền của Sư Phụ , Sư Phụ muốn cho bao nhiêu thì cho .

    Lại thí dụ , quý vị là một phú ông . Người này thiếu quý vị hai trăm đồng , người kia thiếu quý vị hai ngàn đồng , người khác thiếu quý vị hai triệu . Có một ngày quý vị quyết định không muốn lấy tiền về bởi vì quý vị thấy họ không có khả năng trả hết , liền nói : "Thôi quên hết đi ! Xé giấy thiếu nợ của mấy người đi !" Tiền của quý vị vẫn còn rất nhiều . Người thiếu hai trăm đồng cũng không cần đố kỵ với người thiếu hai triệu đồng vì đều là tiền của phú ông , không phải tiền của họ .

    Đồng tình trạng đó , lúc Phật Thích Ca Mâu Ni , cũng từng độ những người nghiệp chướng rất nặng . Có một người đã từng giết hết chín mươi chín người rồi , cuối cùng còn muốn giết Phật Thích Ca Mâu Ni để gom đủ một trăm người . Bởi vì sư phụ của vị này đã dạy trước buổi trưa phải giết đủ một trăm người mới có thể thành Phật . Không ngờ rằng cũng có thứ Sư Phụ bày người ta giết người mới có thể thành Phật . Vị đó nghe lời sư phụ mình nên rất nôn nóng , đã gần trưa rồi mà chưa tìm được người thứ một trăm , nên khi thấy Phật liền muốn giết Ngài . Phật lợi dụng cơ hội này quay ngược lại cứu người này .

    Đáng lẽ đối với những người sát sanh , chúng ta không dám gần gũi , vì sợ liên luỵ , hay sợ nghiệp gánh nghiệp chướng . Nhưng Phật Bồ Tát không sợ . Sư Phụ chưa phải là Phật Bồ Tát , quý vị đừng nên tin Sư Phụ là Phật Bồ Tát . Nhưng Sư Phụ cũng học theo Phật Bồ Tát . Chết rồi thì thôi , Sư Phụ không sợ bị liên lụy .

    Bởi vì chúng sanh cũng như Sư Phụ vậy . Họ có nghiệp chướng , cũng như Sư Phụ có nghiệp chướng vậy , có gì đáng sợ ? Nhưng phải có đẳng cấp "Vô ngã", mới có thể làm như vậy được . Nếu như còn có tâm phân biệt thì không được , sẽ bị nghiệp chướng bao vây .

    Hồi nãy Sư Phụ nói đến chuyện anh chàng chưa đạt được đẳng cấp gì , lại bị ma nhập , còn bảo người ta nhìn mắt anh . Nếu như quý vị nhìn biết người đó , sẽ thấy mắt của anh ta như thế nào (Mọi người cười). Có số người bị anh ta dạy đến nói với Sư Phụ : "Sư Phụ , lúc con nhìn mắt của anh ta thấy dễ sợ quá . Nhưng nhìn mắt của Sư Phụ cảm thấy rất thoải mái".

    Thông thường Sư Phụ rất ít nói đến những chuyện này , thường chỉ nói có liên quan đến lý luận triết học mà thôi , bởi vì đa số quý vị đều là người mới . Nếu như toàn thể đều là đệ tử đã được truyền Tâm Ấn , Sư Phụ đương nhiên sẽ dạy một chút về phương diện tu hành . Nhưng mỗi lần đều có người mới đến , cho nên phần lớn đều nói lý luận . Thí dụ nói "Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác", "Thiền là gì ?", "Vì sao phải tu Pháp Môn Quán Âm ?" ..., không có cơ hội nói về quan hệ tu hành của thầy trò .

    Thường thường quý vị đến thường dẫn theo thân nhân hay bạn bè , cho nên Sư Phụ không tiện nói . Có lúc Sư Phụ cũng đặc biệt , dành chút thời gian để chuyên lo cho đồng tu mà thôi . Nhưng họ vẫn cứ quên , cứ đem một , hai người đến nghe kinh . Có người mới đến , những "bí mật" tu hành Sư Phụ cũng không thể hé lộ , cho nên nói ra không thoải mái . Bây giờ lợi dụng ba tháng kiết hạ an cư , nói nhiều một chút về tu hành . Đè cái "Ngã chấp" xuống một chút , còn không thì tu không được . Muốn dạy người thật không phải chuyện dễ .



  20. #540
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default CÔN TRÙNG ĂN RẮN


    Có một ngày Sư Ông của Sư Phụ truyền Tâm Ấn cho một người , bởi vì người đó đến xin Ngài truyền pháp cho . Người đó trước kia hình như đã từng đánh cướp ngân hàng , hay đã từng giết người . Nói tóm lại là người phạm trọng tội . Người này do một đệ tử giới thiệu . Người đệ tử giới thiệu này là một đệ tử rất tốt .

    Lúc đó Sư Ông của Sư Phụ nói với người đệ tử đó : "Con có thể giới thiệu một trăm người thường khác , nhưng đừng giới thiệu người này". Nhưng vị đệ tử không biết chuyện , vẫn cứ tiếp tục cầu Ngài truyền Tâm Ấn cho bạn mình . Người đó cũng cứ ôm chân của Ngài không để cho Ngài đi và nói : "Nếu con không được truyền Tâm Ấn thì con không đi". Cuối cùng Sư Ông truyền Tâm Ấn cho người này . Sau khi truyền pháp rồi , Sư Ông của Sư Phụ rơi xuống sông gần bị chết đuối . Có thể nói là đã chết đuối rồi , sau đó mới sống lại . Bởi vì nghiệp chướng của người đó quá sâu . Sư Ông của Sư Phụ tuy không chết , nhưng cũng phải chết vài tiếng đồng hồ (trong lòng sông).

    Cho nên không phải làm một vị Đại Sư là không có chuyện . Có nhiều chuyện lắm . Học trò càng nhiều càng có nhiều chuyện . Nhưng đó là công việc của họ . Họ không có lo chi cho nhiều . Hễ gặp chuyện , họ sẽ rửa sạch . Nhưng đối với một đứa nhỏ , còn chưa biết đi thì đừng có chạy . Làm sao quá gấp rút được ?

    Nếu như vì lòng từ bi , thấy người ta không thể học pháp môn của Sư Phụ . Bảo họ ăn chay họ không ăn , đọc sách Sư Phụ họ không hiểu hay là không thích đọc , nhưng hình như họ rất muốn tu hành , chỉ hơi lười mà thôi , thì làm sao đây ? Cứ bảo họ niệm A Di Đà Phật , tiếp tục tin tôn giáo của họ . Dù có muốn dạy người , họ cũng phải thích mới được . Họ có hứng thú mới dạy , họ có hứng thú chúng ta mới nói , không nên cưỡng ép người ta tin . Hễ ép người ta là không được .

    Các thiền sư đời trước đều dạy học trò nên tự nỗ lực , tự tìm cơ hội , ráng tu hành để tìm Đạo . Họ không thể nói : "Ta tu giùm cho". Nếu mình đặt câu hỏi , họ liền nói : "Không phải". Có lúc họ không trả lời để cho mình tự tìm giải đáp .

    Vì mình ráng làm , cố sức làm , tự mình mới có kết quả , không ai có thể làm giùm mình . Cho nên đừng cưỡng ép người khác tu hành . Ép người tu hành cũng không tốt . Tự mình phải có tâm Đạo , phát tâm cầu Đạo , phát tâm muốn hiểu về sanh tử . Ăn cơm , ngủ nghỉ cũng đều nghĩ tới vấn đề này . Bất cứ đi đến đâu , hay bất cứ lúc nào cũng chỉ muốn cầu Đạo mà thôi . Lúc đó mới có thể hiểu được , không thể để cho người ta ép mình tu hành .

    Tại đây , có lúc học trò làm biếng , Sư Phụ cũng rất khó chịu . Nhưng Sư Phụ không thể ép buộc quý vị tu hành . Tuy rằng Sư Phụ cũng la cũng ép , nhưng không có ích , vẫn phải coi quý vị tự tu , phải có khát vọng : "Làm sao tôi mới có thể liễu thoát sanh tử ? Vì sao tôi vẫn chưa thể hoàn toàn hiểu được Phật tánh của tôi ? Sao tôi còn nhiều phiền não ? Sao tôi còn nhiều vô minh ?" Chỉ khi nào mình khát vọng , mới có thể tìm được giải đáp .

    Không thể mỗi ngày phải có Sư Phụ thúc quý vị tu hành . Nếu như quý vị đến đây ở , nhưng lại lười biếng không tu hành , Sư Phụ sẽ đuổi quý vị . Sư Phụ không thể mỗi ngày bắt quý vị tu hành , cũng không thể dùng quy luật ép người ta tu hành . Thí dụ quy định lúc nào nên tọa thiền , lúc nào nên ngủ , lúc nào nên nghĩ đến giải thoát , lúc nào nên nghỉ ngơi ..., không thể như vậy .



Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts