Page 18 of 40 FirstFirst ... 81415161718192021222838 ... LastLast
Results 341 to 360 of 785

Thread: ✿ SÁCH KHAI THỊ - Các bài thuyết giảng của Thanh Hải Vô Thượng Sư

  1. #341
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default HỌC PHẬT LÀ PHẢI THÀNH PHẬT




    Bây giờ mình không chịu cực một chút , thì đời đời kiếp kiếp còn chịu nhiều cực khổ , cứ luân hồi hoài . Bữa nay mình giết nó , ngày mai nó lại giết mình . Giết tới giết lui nhiều quá , rồi thành chiến tranh để giết cho lẹ lẹ thêm một chút . Cũng như mỗi ngày người ta giết hằng hà sa số thú vật để cung ứng cho thị trường . Hàng vạn con bò , hàng vạn con heo bị giết trong một ngày .

    Có một người kể rằng ông qua nước Mỹ , đi ngang một cánh đồng . Buổi sáng thấy một đàn bò đen đen đỏ đỏ trên cánh đồng đó , buổi chiều về không còn con nào , đã vô lò sát sanh hết rồi , đem nướng , đem quay hết sạch .

    Thành ra mình đừng hỏi tại sao có chiến tranh . Không có Phật Trời nào làm những thảm cảnh này cho mình cả . Thảm cảnh là tự mình tạo ra . Thí dụ hôm kia ở San Francisco có động đất làm sập cầu . Tai nạn đó rất thê thảm , không phải nói chuyện này mình thấy sung sướng gì , nhưng phải nói . Quý vị có thấy trên TV chiếu cây cầu có hai từng không ? Nhưng tại sao từng dưới đất còn nguyên mà từng trên lại xập xuống ? Rõ ràng là người tới số chết thì dù ở đâu cũng chết . Tại sao khi đất động từng dưới còn nguyên mà từng trên lại xập xuống đè chết những người ở chính giữa ? Giải thích làm sao đây ?

    Mình không thể nói đó là ngẩu nhiên , có sự tính toán đàng hoàng thì đâu được gọi là ngẩu nhiên . Cho nên , tôn giáo thì nhiều , nhưng mình vẫn không được giải thoát tại vì mình không theo lời của vị giáo chủ đã chỉ dạy cho mình . Đừng nói là đạo Phật tốt hơn đạo Công Giáo hoặc Công Giáo tốt hơn đạo Phật . Những người tốt là những người biết trì giới , hành theo giới luật của tôn giáo mình làm theo .

    Tạo hóa đưa ra nhiều tôn giáo để phù hợp với ý thích của mỗi người , hiểu không ? Tất cả đều do trời đất sắp đặt . Trong kinh Phổ Môn có nói đức Quán Thế Âm Bồ Tát hiện ra dưới nhiều hình dáng để độ chúng sanh ; có khi ngài hiện ra là người Bà La Môn , có khi là người tu nữ , là phu nhơn , đại thần , đồng nam , đồng nữ .. , tùy theo trình độ , tùy theo duyên phận của chúng sanh , có phải vậy không ? Như vậy biết đâu Đức Chúa lại là Quán Thế Âm Bồ Tát , cho nên đừng nghĩ rằng đạo này tốt , đạo kia không tốt , không hay . Phẩm cách của mình , nhân cách của mình , đạo đức của mình là đáng nói , phải không ?

    Trong Kinh Thánh cũng dạy mình đừng sát sanh . Luật thứ nhất là không sát sanh , phải không ? Nhưng mình không hiểu , lại nghĩ rằng không sát sanh là không giết người thôi . Chúa đâu có nói không được giết người mà thôi đâu ; Chúa nói không được sát sanh . Sanh là sanh mệnh , mình lấy một sanh mệnh đi tức là sát sanh .

    Cũng như đạo Phật nói cấm sát sanh thôi , hiểu không ? Phật đâu có nói không được giết người đâu . Cấm sát sanh có nghĩa là cái gì cũng không được giết . Có người hỏi Sư Phụ : "Không được giết , nhưng nếu ăn mấy cái cây ngọn cỏ có phải là giết chúng không ?" Có , nhưng bứt một cọng cỏ khác với chặt đầu một con gà . Cây cỏ không cảm thấy đau đớn như loài vật . Hơn nữa , bứt đầu một cọng cỏ , cỏ sẽ mọc trở lại , thí dụ bứt một cây ngò , húng huế gì đó , mai chúng lại mọc thêm ra ba bốn cành , giúp cho cây tăng trưởng thêm . Nhưng nếu chặt một cái đầu con gà , nó không mọc thêm ba bốn cái đầu . Đó là sự khác biệt giữa thực vật và loài vật . Thực vật chứa tới 90% nước , nên cảm giác đau đớn không mạnh bằng loài vật . Loài vật lại không có cảm giác đau đớn bén nhậy bằng loài người . Con người có trí khôn , có linh hồn , có Phật tánh nhiều hơn . Nếu mình giết người thì tội nặng hơn .

  2. #342
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Ý Nghĩa Của Giới Luật


    2

    Ý Nghĩa Của Giới Luật

    Sư Phụ Thanh Hải giảng tại
    Santa Ana , California , U. S. A.
    Ngày 3 tháng 12 năm 1989


    Rất cám ơn quý vị về sự thành tâm mộ đạo và sự tiếp đón nồng hậu . Hôm qua ở Panama , ngủ ít , ăn uống cũng thất thường nên hơi mệt . Nếu có điều gì sơ sót , xin quý vị bỏ qua dùm .

    Một người thành Phật là tâm họ thành Phật , linh hồn họ thành Phật , trí huệ họ đã trở về với nguyên thủy , nhưng thân thể vẫn là thân thể của phàm phu , cho nên nhiều khi cũng mệt mỏi , bực bội . Có người hỏi Sư Phụ : "Sao mấy ông thầy tu khó tính quá vậy ?" Không phải tính họ khó mà gặp trường hợp đặc biệt , học trò hỏi nhiều quá , hỏi những câu không liên quan gì tới chuyện tu hành , nên ông thầy khó chịu . Nhưng nếu không có những vị thầy đó , e rằng Phật pháp có thể bị gián đoạn , cho nên mình vẫn phải kính trọng những vị tu hành . Không phải kính trọng Sư Phụ mà là những vị tu hành khác . Sư Phụ thì được kính trọng quá rồi , không dám ước mơ gì nữa , chỉ sợ không làm đầy đủ bổn phận của một người tu hành .

    Trước khi thuyết pháp , Sư Phụ cũng ráng cầu xin Trời Phật phù hộ cho buổi thuyết pháp đem lại lợi ích cho những người đến nghe , khỏi phụ công lao của những người thành tâm đến cầu đạo .

    Phật Pháp có nhiều giới luật mà người thường nghĩ rằng không thể giữ được vì khó quá . Khi xưa , trước khi Sư Phụ cạo đầu đi tu thì tu tại gia , ăn chay trường . Điều này thì dễ quá rồi . Đối với Sư Phụ ăn chay trường thì dễ . Đối với một số quý vị thì khó , khó không phải vì mình không muốn ăn và vì miệng mình không cho mình ăn , hoặc nhiều khi ông chồng không cho , bà vợ không nấu hay không biết nấu chay . Có nhiều trường hợp thật là rắc rối .

    Sống trên cõi đời này không có gì là không rắc rối . Thí dụ , Sư Phụ tự thú trường hợp của Sư Phụ , khi còn tu tại gia , gặp khó khăn ở chỗ nào , đặng quý vị biết không phải Sư Phụ từ trên trời rớt xuống làm một tu sĩ . Thứ nhất , mình phải tranh đấu với nhiều nhược điểm , tính tình phàm phu cùng những thói quen của mình . Như mới sanh ra mình chỉ uống sữa . Rồi lần lần cha mẹ bắt đầu đút thịt , đút cá , đút cơm ; lớn lên thành thói quen . Rồi đi thăm bạn bè , cùng nhau chén chú chén anh , tạo thành thói quen uống rượu . Rồi có dịp mời anh mời tôi , sinh ra thói quen hút thuốc . Hút rồi thì bỏ hơi khó . Vậy thôi . Không phải mình sinh ra đã là người biết uống rượu hút thuốc .

    Nên biết rằng những gì mình làm trong cõi đời này , mình nghĩ rằng không tốt , cũng bởi hoàn cảnh mà thôi . Từ hoàn cảnh , mình học những thói xấu chứ không phải mình là một người xấu , không phải mình sinh ra đã như vậy rồi . Sự lý luận , nhận xét này cho mình có hy vọng , hy vọng tìm lại bản tâm của mình , tìm lại tính hồn nhiên , sự trong sạch của mình .

    Hồi mà Sư Phụ chưa đi làm nghề thầy tu nầy , thì làm người tu tại gia . Ăn chay thì không nói làm gì . Thường thường người Phật tử tại gia chỉ đi chùa lạy Phật , cúng dường mấy ông thầy tu , cúng dường Phật hoa trái , mình ăn chay xong rồi đi về . Nhưng rồi có một ngày vị thầy thứ nhất của Sư Phụ , là một vị ni cô , bảo Sư Phụ thọ ngũ giới . Sư Phụ mới hỏi : "Thọ làm chi vậy cô ? Đã ăn chay rồi , mình ngon rồi". Thầy của Sư Phụ mới trả lời : "Chưa ngon đâu , thọ giới rồi mới ngon".

    Lúc thọ giới mới thấy sợ . Bình thường thì không thấy gì hết , một người Phật tử chân chánh đi chùa , lễ Phật , ăn chay , giúp đỡ mọi người , có chi mà phải thọ giới . Nhưng một người Phật tử chưa thọ giới thì chưa được coi là Phật tử chánh thức . Lúc đó Sư Phụ mới nghĩ : "Không sao , thọ thì thọ , ta ngon mà". Lúc thọ giới , ông thầy đập bàn cái "rầm" rồi hỏi : "Bây giờ có thọ giới được không ?", Sư Phụ giựt "thót" mình một cái , nhưng lại sợ mai mốt mình không thọ được .



  3. #343
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Ý Nghĩa Của Giới Luật


    Thông thường những người thọ ngũ giới thì ăn mặn cũng được , nhưng vì Sư Phụ ăn chay từ lâu nên không sao . Giới thứ nhất là không sát sanh , điều này thì dễ . Mình không giết người , giết vật , nhưng người ta giết rồi mình ăn thì đâu có sao . mình đâu có làm chuyện dơ dáy , để người khác làm đâu có sao . Có lẽ mọi người nghĩ như vậy nên cứ ăn mặn tiếp tục . Giới thứ nhất dễ quá , d' accord liền .

    Giới thứ hai là gì ? Không trộm cắp . À thế thì dễ quá .

    Giới thứ ba ? Không tà dâm , dễ quá rồi . Hơi dễ mà cũng hơi khó phải không ?

    Giới thứ tư là không nói dối và giới thứ năm là không uống rượu . Hai giới này Sư Phụ kẹt . Quý vị biết Sư Phụ kẹt chỗ nào không ?

    Hồi mình còn tại gia , người Việt Nam mình thường có mái tóc thẳng băng , nhưng lại đem làm cho quăn quăn lại . Còn nữa , mặt mình vốn trắng bệt bệt , lại thoa son thoa phấn lên cho có xanh xanh đỏ đỏ . Sư Phụ nghĩ rằng đó là nói dối . Thành ra khi ông thầy hỏi tới lần thứ ba , Sư Phụ ngồi làm thinh luôn . Ông thầy hỏi lần thứ nhất : "Được không ?" và đánh cái "rầm" xuống bàn . Người nào trả lời đủ ba lần là chứng tỏ mình quyết tâm thọ giới . Khi ông thầy hỏi lần thứ nhất , Sư Phụ còn ngồi suy nghĩ ; lần thứ hai , cũng còn đang tiếp tục suy nghĩ ; lần thứ ba , cũng còn đang tiếp tục suy nghĩ , Sư Phụ làm thinh luôn . Sư Phụ nghĩ rằng mình chưa đủ điều kiện nên chưa dám thọ giới . Cũng may là trước khi đi , Sư Phụ có hỏi vị ni cô đó : "Rủi có nhiều giới không thọ được thì sao ?" Vị ni cô cho biết : "Con thọ được giới nào thì nói thọ được , con không thọ được thì làm thinh". Thành ra mình nghĩ thôi cứ vô rồi mình làm thinh đâu có sao . Vì vậy Sư Phụ làm thinh hai giới . Phật tử đi thọ năm giới mà làm thinh hết hai giới thì còn được mấy giới ? Thôi làm thinh hết cho rồi , phải không ? Thọ làm chi cho mệt . Không hiểu sao ông thầy lại bắt mình thọ giới . Vị ni cô đó nghĩ rằng Sư Phụ đã ăn chay trường , lại hay giúp đỡ quý thầy quý cô rất nhiều trong vấn đề Phật pháp , nếu không thọ giới e mất mặt cô ấy .

    Ai cũng đều trọng danh dự , thích những gì có quy củ , nên ra ngoài thường nghe hỏi : "Cô thọ giới chưa ? Cô quy y chưa ? Quy y với ông thầy nào vậy ?" Nếu mình nói chưa quy y , chưa có ông thầy nào thì dường như người ta coi mình không phải là Phật tử , chỉ là Phật tử nửa chừng . Thành ra ni sư bảo Sư Phụ đi thọ giới .

    Mình biết mình chưa thọ giới được vì còn uống rượu mà . Lúc đó mình tuy có ăn chay , nhưng vẫn uống rượu . Mình nghĩ rằng ăn chay mà uống rượu đâu có sao , đâu có sát sanh đâu (Sư Phụ cười). Có uống nhưng không uống say vì lúc đó mình còn có gia đình . Ông bác sĩ bạn bè nhiều , mời về nhà hoặc tới nhà họ ăn uống . Nếu người ta rót ra mời mà mình không uống , dù một chút bia thôi chứ không phải thích uống rượu , thì hơi kỳ , hình như phong tục là vậy đó . Đối với người ngoại quốc hoặc những người không tu hành , uống một chút đỉnh đâu có sao miễn là đừng để cho sai . Không uống rượu lại sợ ông xã biết được , cho rằng giao tế thù tạc chưa được đầy đủ . Sư Phụ chưa bỏ được điều này , thành ra phải làm thinh ở hai giới cuối cùng .


  4. #344
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Ý Nghĩa Của Giới Luật


    Lúc đó Sư Phụ chưa hiểu giới luật là gì ? Cứ nghĩ rằng ăn chay là tốt , không uống rượu hoặc không thoa son phấn mới đúng là một người chân tu ; còn thoa son phấn chưa phải là người chân tu . Nhưng bây giờ Sư Phụ nghĩ khác một chút .

    Giới thứ nhất của Phật là không sát sanh , từ tiếng Phạn dịch ra là Non violence . Non violence có nghĩa là không dùng bạo lực . Rồi mình nghĩ rằng "không dùng bạo lực" có nghĩa là ai đánh mình mình cũng ngồi đó chịu trận , dù đổ máu dập mặt vẫn ngồi yên . Như vậy không đúng là luật . Luật là để bảo vệ con người chớ không phải con người bảo vệ luật . Thí dụ mình không được dùng bạo lực , nhưng có người đến đánh đập con cái mình , ăn cắp ăn trộm đồ đạt của mình , cưỡng bách vợ con mình mà mình làm thinh thì đâu có được . Mình phải dùng thân mình để bảo vệ những người đó . Một thí dụ khác , khi mình cứu người chết đuối , mình phải đánh vào gáy của họ để họ bất tỉnh . Nếu không làm vậy , có thể mình sẽ bị họ làm chết chìm . Người đang bị chìm rất tham sống , thấy mình tới là họ với họ chụp liền . Hành động này có thể làm mình bơi không được và do đó cả hai cùng chết đuối . Cho nên phải đánh vào gáy cho họ ngất đi . Trường hợp đó không phải là dùng bạo lực . Hoặc những chiến sĩ Việt Nam , vì quốc gia , vì đồng bào , vì muốn bảo vệ tổ quốc mà đánh giết . Hàng động của họ không thể coi là bạo lực . Không phải họ ham đánh , ham giết người , nhưng vì quyền lợi của đồng bào , của những người yếu đuối , của tổ quốc , nên họ dùng sức bình sanh của họ để bảo vệ những người này nhưng không có lòng thù hận . Hiểu chưa ?

    Giới thứ nhất cho mình biết không nên có lòng thù hận chớ không phải không được phản kháng . Bây giờ Sư Phụ biết thêm một chút . Ngày xưa Sư Phụ nghĩ không dùng bạo lực nghĩa là ai đánh mình mình ngồi đó chịu chết . Nhưng cũng có những vị tiên thánh hoàn toàn không dùng bạo lực ; ai đánh họ cũng ngồi yên . Thí dụ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hoặc Quán Thế Âm Bồ Tát , lúc các Ngài xuống trần , dù bị oan ức gì các Ngài cũng không phản kháng . Đức Giêsu Kitô cũng vậy , Ngài không có phản kháng .

    Cho dù mình có phản kháng hay không , mình vẫn có nghiệp chướng . Sống trên cõi đời này , lúc nào mình cũng tôn kính và thờ Phật , nhưng vẫn bị đau khổ luân hồi . Cho nên muốn tránh luân hồi , mình phải dùng Pháp cao hơn một chút , mình phải cùng Trời Phật biến thành một .

    Mình cùng với Phật biến thành một là thế nào ? Thí dụ được cùng với Phật Trời giao cảm . Làm sao giao cảm được ? Thí dụ trong kinh Phật có nói : "Năng lễ sở lễ tánh không tịch , Cảm ứng đạo giao năng tương nghị , Ngã thử đạo tràng như đế châu , Thập phương chư Phật ảnh hiện trung , Ngã thân ảnh hiện chư Phật hiện , Đầu diện tiếp túc qui mạng lễ".

    Nếu mình cùng với Phật Trời "Ngã thân ảnh hiện chư Phật tiền" thì mình có thể nói "Đầu diện tiếp túc qui mạng lễ" được . Mình thấy Phật rõ ràng thì mới đảnh lễ . Nhưng nhiều khi mình chưa thấy Phật rõ ràng , mình đảnh lễ mấy ông Phật gỗ , hoặc Phật đồng để nhớ lại những đức tánh của Phật Trời , những lúc tu hành Phật đã dùng phương pháp gì , phương tiện gì để thành Phật . Như vậy cũng được chớ không phải không .

    Nhiều khi Sư Phụ dạy học trò của Sư Phụ đừng có lạy Phật , đừng có lạy mấy ông Phật gỗ . Nhưng đó là một số người thôi , không phải người nào cũng vậy . Không phải Sư Phụ chống đối việc lạy Phật , đi chùa . Lạy Phật , đi chùa rất tốt . Nhưng có một số người đầu óc còn quá chấp vào việc lạy Phật gỗ , nên Sư Phụ mới nói : "Lạy mấy ông Phật này không có lợi ích gì cả". Với những người đó , nếu không nói vậy , họ không thể nào phá chấp được . Họ nghĩ rằng ông Phật là đó , là tượng gỗ hay tượng đồng đó . Quan niệm này rất là sai lầm phải không ? Một người thông minh bình thường không thể chấp nhận như vậy được . Nhưng vẫn có một số người nghĩ rằng ông Phật là đó , rồi cái gì cũng đem ra để đó cúng dường , cũng dòm ông Phật đó (Sư Phụ cười).


  5. #345
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Ý Nghĩa Của Giới Luật


    Mình đi lạy Phật là để tưởng niệm công đức của Phật , để nhắc nhở mình tu hành , chớ không phải lại đó rồi chấp vào ông Phật gỗ ngồi đó . Nếu vậy thế gian có rất nhiều vị Phật , vì mỗi chùa đều có rất nhiều vị Phật và mình khỏi phải đi Tây phương kiếm làm chi ; ở đây mua một ông Phật gỗ là đủ rồi .

    Mình nghe người nào đó nói có vị nào tu hành thành Phật , thành Bồ Tát , thành tiên , thì nghĩ rằng chỉ có một vị đó tu được mà thôi , chỉ có một vị Thích Ca Mâu Ni thôi hoặc chỉ có một vị Bồ Tát thôi . Đâu phải vậy .

    Nếu chúng ta nghe kinh Pháp Hoa sẽ thấy trong kinh có nói bất cứ thời gian nào cũng có Phật , Bồ Tát hiện ra để bảo vệ chánh pháp . Những vị Bồ Tát "tùng địa dũng xuất" đó từ đất sinh lên , để bảo vệ chơn lý , truyền bá chơn lý rộng ra , không bị thất lạc . Những vị từ đất sanh lên thành Bồ Tát là ai vậy ? Là mình chớ ai .

    Mình từ đất sinh ra , đâu phải từ trên trời rớt xuống . Mình sống ở trong cõi đời này phải kiếm một phương pháp nào để kiểm chứng xem mình có phải là những vị Bồ Tát từ đất sanh lên hay không ? Hoặc ít nhất mình cũng phải tìm xem có vị Bồ Tát nào từ đất sanh lên đặng mình theo học . Kinh Phật nói rõ ràng như vậy mà tối ngày mình cứ tới lạy mấy ông Phật gỗ , coi sao được phải không ? Tại sao mình không có khát vọng đi tìm mấy vị Bồ Tát sống đó , những vị Bồ Tát này có hằng hà sa số vậy đó . Hằng hà sa số nghĩa là nhiều như cát của sông Hằng .

    Lúc Sư Phụ sang Ấn Độ thấy sông Hằng rất lớn , rất dài ; như vậy đếm số cát trên sông ấy biết đến bao giờ mới hết . Phật đã nói thật rõ ràng mà mình không đi tìm thì thật là uổng . Nhưng mình phải tìm hiểu xem ý Phật nói như thế nào : "Bất cứ thời đại nào cũng có chúng sanh thành Bồ Tát hết". Bất cứ thời đại nào cũng có Phật tánh , Phật tánh không bao giờ chấm dứt . Chỉ cần một bí pháp nào đó , trong tích tắc mình được mở để thấy mình là ai .

    Sư Phụ cho rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh , tất cả chúng sanh đều bằng nhau , không khác gì . Cho nên , nếu quý vị nghĩ : "Trời ơi , sao cô ấy nói thành Phật ? Sao ông này nói thành Phật ?" Thành Phật thì thành , có gì đâu mà lạ ! Phật tại tâm mà tại sao không thành được ? Chỉ tại mình quên hoặc không muốn tìm hiểu , hoặc bị mặc cảm quá sâu đậm , cứ nghĩ rằng chỉ có ông đó làm được , bà đó giỏi hơn mình , mình không thể nào làm như họ được .

    Lúc bắt đầu thuyết pháp , Sư Phụ có nói với quý vị là Sư Phụ kẹt hai giới không giữ được . Nhiều khi Sư Phụ có thoa son phấn một chút cũng là vì xã hội bắt buộc , công việc mình làm bắt buộc , chứ chưa chắc mình đã muốn như vậy , hiểu không ? Đời sống bên ngoài chưa chắc đã ảnh hưởng tới đến tâm linh của mình . Nhưng lúc đó Sư Phụ kẹt vì chấp chứ không phải ông Phật chấp Sư Phụ . Nếu Sư Phụ muốn không nói dối , Sư Phụ có thể trừ được giới này . Nhưng Sư Phụ nghĩ rằng Sư Phụ không giữ được giới này vì Sư Phụ còn thoa xanh thoa đỏ và Sư Phụ nghĩ rằng đó là nói dối .

    Nhưng Sư Phụ nghĩ giới luật nào mình cũng quá chấp như vậy thì chừng nào mới tu được ? Nhiều khi mình không hiểu trình độ của mình , mình có mặc cảm , tự đè nén mình xuống . Đây không phải là tánh xấu . Tại sao mình lại có mặc cảm đó ? Có lẽ vì mình bị tẩy não nhiều quá rồi , nên thấy làm điều này là xấu , coi không được ; làm điều nọ là không tốt . Rồi mình cứ nghĩ là làm điều này xấu , là không tốt .

    Nếu phân tích rõ ràng tốt là gì , không tốt là gì sẽ thấy rằng tốt hay không là tùy thuôc vào mục đích của mình , không phải vào hành động mình làm . Thí dụ mình trang điểm cho thật đẹp mục đích là mê hoặc , phá hoại gia đình người ta , đặng ai thấy mình cũng khen mình đẹp , mình là hoa hậu thế giới . Đó là không tốt . Còn mình thoa thoa vậy vậy thôi , cũng như bao nhiêu người khác , đặng người ta thấy mình đẹp đẹp thì họ làm việc thoải mái , không khí tốt thêm một chút . Thế gian này đã không lấy gì làm đẹp đẽ mà mình còn làm xấu mình nữa thì đâu còn gì là chơn thiện mỹ , phải không ? Cho nên thoa một chút không sao .

    Nhưng lúc đó Sư Phụ chưa biết , Sư Phụ còn đi làm , còn có chồng . Nếu mình không chịu trang điểm cho đẹp , lỡ chồng mình đi ra ngoài kia là lỗi tại mình , hiểu không ? Thành ra quý vị cứ thoa tự nhiên (Sư Phụ cười). Mình phải bảo vệ hạnh phúc của mình . Ngoài kia ai cũng thoa mà mình lại không , làm xấu mình đi , rồi lỡ ông chồng ra ngoài kia làm sao ?

    Cho nên luật lệ là để bảo vệ xã hội , thí dụ để tránh trộm cắp . Nói thật với quý vị , nếu quý vị có đi ăn cắp , Phật cũng không giận quý vị đâu . Làm sao mà giận được ? Phật chỉ biết thương , làm sao biết giận được . Nhưng nếu mình đi ăn trộm , ăn cắp thì người ta bắt mình , cột mình lại , nhốt mình trong buồng giam , rồi người ta trừng phạt mình . Thế là khổ cho mình , chứ Phật không cấm cản gì cả . Luật nhân quả cấm cản mình .


  6. #346
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Ý Nghĩa Của Giới Luật


    Cho nên lạy Phật rất là tốt , mình lạy Phật để nhớ công đức của Phật , nhớ sự tu hành của Phật , nhớ sự tốt lành của Phật và nhớ những giới luật của Phật mà cố gắng tu hành . Điều này rất tốt . Nhưng phải nhớ rằng Phật muốn chúng sanh "liễu ngộ Phật tri kiến". Làm sao "liễu ngộ" ? Phật nói rằng chỉ có Phật mới hiểu Phật , hoặc chỉ những vị Bồ Tát cao cấp nhất mới hiểu Phật mà thôi . Cho nên muốn "liễu ngộ Phật tri kiến" tức là muốn hiểu rõ trí huệ thì mình phải thành Phật hoặc ít nhất thành Bồ Tát , mình mới hiểu được , phải không ? Cho nên khi Phật nói rằng ta ra đời là muốn chúng sanh hiểu được trí huệ của Phật , có nghĩa là ta ra đời bởi vì muốn làm cho chúng sanh thành Phật .

    Như vậy Phật ra đời không phải để chúng ta lễ bái , cúng dường , tham lợi lộc của chúng sanh ; Phật ra đời vì muốn chúng sanh hiểu biết Phật tánh của họ , hiểu biết rằng họ cũng có thể thành Phật . Cho nên sau khi Phật nhập Niết Bàn , ngài Ma Ha Ca Diếp , kế nghiệp Phật , tức là đã thành Phật rồi . Phải hiểu rằng không phải chỉ Phật Thích Ca Mâu Ni là người duy nhất thành Phật . Khi Ngài chưa nhập Niết Bàn , Ngài đã mời Ma Ha Ca Diếp lên ngồi một bên và nói cho các đệ tử biết : "Những gì ta tu được vị này cũng tu được hết , cũng giống như ta không khác". Điều này cho chúng ta thấy rằng tất cả mọi người đều có thể tu thành Phật , không phải Phật là một vị duy nhất . Đa số những người theo Phật đã quên mất điều này , nên khi nghe nói có một người nào thành Phật , thì giựt mình nói rằng : "Thành Phật ư ? Sao mà ăn nói ngược ngạo".

    Cho nên lúc Đức Phật Thích Ca Thành Phật họ mới không tin , cũng như lúc Giêsu Kitô nói : "Ta là con của Thiên chúa". Con của Thiên Chúa ý nói ta và Phật Trời đã hợp nhất rồi , bằng nhau rồi . Thiên Chúa có nghĩa là A Nậu Đa La Tam Niệu Tam Bồ Đề , là Phật Tổ tối cao , tức là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác , hoàn toàn giác ngộ sự chân chánh , biết chơn lý . Chỉ có người giác ngộ nhất là Phật Tổ tối cao , là A Nậu Đa La Tam Niệu Tam Bồ Đề , còn gọi là Thượng Đế tối cao . Chữ dùng có khác nhau một chút .

    Khi Đức Phật nói : "Ta thành Phât rồi", người ta không tin . "Làm sao anh thành Phật được ? Anh cũng người phàm giống như tôi thôi". Khi Đức Giêsu Kitô nói : "Ta là con của Thượng Đế , ta là chánh đẳng rồi" thì không có ai tin . Cũng có tin , nhưng đa số là không tin , nên mới đóng đinh ngài lên thập tự giá . Tại sao vậy ? Tại vì mình quên mất rằng Phật tại tâm , mình quên rằng Thánh Kinh cũng có nói : "Thiên đàng ở trong tâm". Đâu phải chỉ Phật mới nói mà mình nghĩ rằng chỉ Phật mới nghĩ tới chúng sanh . Thánh Kinh cũng nói y như vậy . Thánh Kinh còn nói rằng : "Thân thể này là một giáo đường và Chúa ngự trong ta". Phải vậy không ? Phật thì nói rằng : "Cái này (chỉ thân mình) là ngôi chùa".

    Mình quên , quên không biết đây là một ngôi chùa , quên không biết mình là Bồ Tát , là A La Hán , mình rất là cao quý . Bất cứ một vị Phật nào ra đời cũng nhắc nhở mình câu này : "Các con là Phật , đừng có quên , đừng có quên , đừng có quên". Đến khi mình muốn nhớ lại thì sao ? Rất dễ , mình chỉ cần khai ngộ thôi . Cũng như mình nằm chiêm bao , thấy nhiều ác mộng , nhưng năm phút sau mình thức dậy thì mộng cũng tan rồi . Rất là dễ dàng .


  7. #347
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Ý Nghĩa Của Giới Luật


    Tại sao có người tu với Sư Phụ thấy tiến bộ ? Thí dụ như vị vừa mới đọc diễn văn nói mới tu có một tháng thôi mà tiến bộ rất nhiều , tính tình cải biến , tình dục cũng bớt , ăn uống ngủ nghê cũng giảm , tham tiền bạc cũng giảm . Tại sao vậy ? Tại vì đã mở cánh cửa giác ngộ rồi , biết mình cao quý hơn tiền bạc , hơn ăn ngủ nghỉ , hưởng thụ của thế giới . Biết rồi , từ từ biết mình là ai , nên những tánh tình , tập quán dần dần bớt đi . Cũng như mặt trời ló dạng thì bóng tối phải lui đi , chỉ có vậy thôi , chứ không phải Sư Phụ có quyền lực , thần thông phép mầu gì biến ông đó thành Phật . Không phải . Ông ấy tự biến mình thật Phật , hiểu chưa ? quý vị tu hành phải hiểu trí huệ là của mình , Phật tánh là của mình . Cho nên Sư Phụ không nhận cúng dường , làm vậy Sư Phụ mắc cở lắm . Quý vị muốn cho hoa quả vì muốn biểu lộ lòng thành tâm , muốn tiếp đón Sư Phụ vui vẻ , nồng hậu , biểu lộ đồng bào Việt Nam ở Cali rất là thương mến Sư Phụ , chứ không phải Sư Phụ nghĩ rằng : "Chà , tôi đã thành Phật rồi , ai cũng cúng hoa cúng quả". Không phải vậy đâu , Sư Phụ rất mắc cở . Sư Phụ nghĩ rằng mình không có công lao gì hết , Sư Phụ thành Phật cũng là một chuyện tự nhiên , hoặc thành Bồ Tát hay thành cái gì cũng vậy . Mình học gì thì thành cái đó , có gì đâu mà phải cao ngạo . Thí dụ anh học bác sĩ trong mười mấy năm , có phải anh thành bác sĩ không ? Anh học luật mười mấy năm có phải sẽ thành luật sư không ? Nay mình học nghề Phật thì mình làm Phật , chớ có gì đâu ! (Mọi người cười và vỗ tay).

    Mình càng tu càng có trí óc sáng suốt . Khi trí óc sáng suốt của mình mở ra rồi sẽ chăm sóc , an bài cho đời sống của mình ngày một tốt hơn , sự hiểu biết càng ngày càng minh bạch , tất cả nghi vấn đều rõ ràng hơn . Trí óc của mình mở ra rồi , trí huệ của mình thông suốt chứ không phải ông Phật ông Trời nào cho mình . Ông Trời ông Phật cho mình , mình cũng cám ơn ; nhưng không phải ông ấy cho mình . Cũng như mình được ông thầy học y khoa chỉ dạy cho mình để mình thành bác sĩ , mình cũng cảm ơn ông thầy ; nhờ có ông bỏ công nhọc nhằn chỉ cho mình cách dùng thuốc , chữa bịnh , mà mình thành bác sĩ ; nhưng mình cũng phải tự học , phải nghiên cứu , rất thành tâm , thức đêm thức hôm học , thực tập nhiều mới thành bác sĩ , chớ đâu phải ông bác sĩ ấy đứng múa tay múa chân , miệng hú la hú la là mình thành bác sĩ đâu . Cho nên mình có thành bác sĩ , mình không phải lạy lục ông bác sĩ già đã chỉ cho mình . Mình phải biết cũng nhờ sức của mình mới thành được bác sĩ .

    Cũng y như vậy , mình học ông thầy nào vì mình muốn thành như ông thầy đó , chứ không phải làm nô lệ cho ông thầy đó . Mình học với Phật bởi vì mình muốn thành y như Phật , chớ không phải làm nô lệ cho Phật . Nếu mình không thành Phật , ông Phật buồn lắm , mình lạy bao nhiêu lạy ông ấy vẫn khóc . Thí dụ mình học với một ông Professor nào đó , học hoài không thành bác sĩ , hỏi ông thầy bác sĩ đó có mừng không ? Mỗi ngày mình cứ đem bánh hoa trái tới cúng dường ông ta và nói : "Ông tốt quá , ông hay quá , ông là vị bác sĩ duy nhất trên thế giới này". Mỗi ngày mình cứ lạy lục ông bác sĩ này hoài , ông ta có thích không ? Chắc chắn là không rồi . Ông ta muốn mình học thành tài để mai sau kế nghiệp của ông ta , cứu giúp hoặc dạy dỗ những người khác biết cách giữ gìn vệ sinh hoặc là chăm sóc chính mình hay chăm sóc người bệnh nhân khác . Như vậy ông bác sĩ đó mới vui , phải không ? Bây giờ mình có cho ông ấy bao nhiêu tiền ông ấy cũng không lấy . Ông bác sĩ muốn thấy người khác thành tài cứu người ta , ông bác sĩ mới rất mừng , không ăn nhằm gì hết .


  8. #348
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Ý Nghĩa Của Giới Luật


    Sư Phụ đi đâu cũng nói vậy thôi , Sư Phụ chỉ muốn nhắc quý vị đừng quên thành Phật . Muốn thành Phật , có phương pháp rất hiệu nghiệm . Thí dụ muốn thành Phật , mình phải học đường lối của người ta , cũng như mình muốn thành bác sĩ thì phải học đường lối thành bác sĩ , chớ có gì lạ đâu . Muốn học thành Phật thì kiếm đường lối thành Phật mà học . Nếu người này không biết thì mình kiếm người khác . Người khác không biết thì mình lại đi kiếm người khác nữa . Hỏi : "Ông có biết đường lối tu thành Phật không ?" Nếu họ không biết thì mình lại đi kiếm người khác nữa . Cũng như mình muốn học bác sĩ , mình phải hỏi có phải trường này là trường y khoa không ? Nếu không phải thì mình lại đi hỏi nữa . Ai cũng có thể thành bác sĩ mà tại sao mình không thể thành được .

    Cho nên , mình cũng tìm vị nào đó đã thành Phật rồi mình học thì tự nhiên thành Phật , chớ có gì đâu . Học rồi phải biết rằng tự mình thành Phật chớ không phải ông thầy nào cho mình thành Phật . Có nhiều tôn giáo rất tốt , nhưng vị thầy của tôn giáo đó chỉ truyền phần văn chương mà thôi . Truyền văn chương mà không truyền ý nghĩa của văn chương đó , cứ truyền vậy thôi . Rồi mình cũng học mà không rõ ý nghĩa . Thí dụ kinh Pháp Hoa có nói : "Thời đại nào cũng có hằng hà sa số Bồ Tát hiện ra để mà bảo vệ chân lý". Tại sao mình không đi kiếm ? Đầu óc mình không có một chút nghi vấn . Phật nói vậy thì những vị Bồ Tát này ở đâu ? Khát vọng của mình mỗi ngày là được gặp Phật Bồ Tát , nên mình mới đi lạy Phật , phải vậy không ? Có nhiều người , Sư Phụ biết , rất thành tâm muốn gặp Phật . Ít nhất họ cũng vái cho họ thấy Phật trong mộng . Mình đọc nhiều truyện về những vị Phật Bồ Tát rất là cảm động phải không ? Những câu chuyện về họ rất là phi phàm , xúc động khiến mình thấy thương và ước muốn được gặp họ một chút , phải vậy không ? Không biết quý vị làm sao , lần nào Sư Phụ đọc truyện cũng nghĩ vậy .

    Những vị được sống với Phật hằng ngày rất là phước báu , sao mà họ may mắn quá vậy ? Mỗi ngày họ được gần bên Phật , nghe Phật , thấy Phật . Còn mình từ hồi sanh ra sao chẳng thấy ai hết ? Như vậy là mình có lòng ham muốn . Nếu mình ham muốn thì mình phải đọc kinh . Đọc kinh thì thấy nói đời nào cũng có hằng hà sa số Phật Bồ Tát lại . Vậy sao mình không đi kiếm ? Nhưng không phải kiếm đâu xa , vì chính mình là Phật Bồ Tát hay ít nhất cũng là A La Hán . Muốn biết mình là ai , cứ khai ngộ là biết , không có gì là thần bí cả . Thành Phật là chuyện dĩ nhiên , thành Bồ Tát là chuyện dĩ nhiên .

    Nhiều khi mình từ trên những thế giới trên sanh xuống cõi trần này , vì mình muốn đem những sự quang minh , những sự tốt lành ban rải cho thế giới này , để cho người , vật nơi đây nâng cao trí huệ một chút . Mặc dầu mình không phải truyền pháp , có nhiều vị tu hành có những ánh sáng vô hình truyền ra từ thân thể . Mình càng tu , ánh sáng này càng lớn , càng dài , bao trùm vũ trụ . Người khác đi trong vùng ánh sáng của mình , tự nhiên sẽ được ánh sáng này cảm hóa , rửa sạch một ít sự u mê . Trí huệ của họ lần lần sáng suốt ; một ngày nào đó họ thành Phật , hiểu họ là Phật , chứ họ cũng không muốn thành Phật làm gì . Hoặc họ gặp một ông thầy cuối cùng chỉ cho họ bí quyết thành Phật hoặc tìm được Phật tánh của họ là họ thành Phật liền hoặc mấy năm sau sẽ thành .


  9. #349
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Ý Nghĩa Của Giới Luật


    Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tu 6 năm thì thành Phật , còn mình chậm lắm cũng chỉ 60 năm thôi chứ . Chứ không lẽ không thành sao . Nhưng đó là bí quyết gì thì mình phải đi kiếm . Bí quyết đó , ngày xưa Sư Phụ nghĩ là không có . Rất dễ , "Phật tại tâm" chứ ở đâu xa đâu mà tìm không ra . Tại mình hiểu câu nói đó một cách văn chương , mà không nghĩ rằng đúng thật là Phật tại tâm . Muốn biết Phật tại tâm là ở chỗ nào , mình khai ngộ là biết liền .

    Khi Sư Phụ dạy người khác "Phật tại tâm" thì họ cho rằng : "Làm gì có chuyện đó , chắc Sư Phụ gạt người ta". Gạt gì ? Phật cũng nói Phật tại tâm , chỉ cần có bí quyết là tìm ra chứ có gì đâu . Mình u minh , không hiểu câu nói đó thì cho rằng con người ta không thể nào thành Phật được . Hiểu ra thì thấy mình cũng có thể thành Phật được . Phật là gì ? Là trí huệ sáng suốt . Thí dụ khoa học bây giờ chứng minh mình mới chỉ dùng 5% sự sáng suốt của mình mà thôi , còn 95% là chưa dùng tới . Nếu mình khai thác hết 95% ấy thì mình thành Phật chứ có gì đâu . Bây giờ mình mới xử dụng 5% đầu óc của mình mà đã làm được nhiều việc , học nhiều ngôn ngữ , có thể dùng thần giao cách cảm . Mới dùng có 5% thôi , mà mình đã có nhiều thần thông , làm máy bay , chế điện thoại . Điện thoại là thiên nhĩ thông ; ngày xưa người ta dùng điện thoại vô hình , còn bây giờ người ta dùng điện thoại có giây . Không phải chỉ có một mình mình dùng thiên nhĩ thông này , mà tất cả mọi người đều có thể dùng . Điện thoại bây giờ còn tốt hơn thiên nhĩ thông nữa . Như vậy thần thông bây giờ hữu hiệu hơn ngày xưa nhiều .

    Mới chỉ dùng có 5% đầu óc của mình mà đã được rất nhiều thần thông như vậy . Bây giờ mình còn bay qua bay lại từ thế giới này sang thế giới kia nữa , bay qua những tinh cầu này , tinh cầu khác . Thử hỏi nếu mình xử dụng hết 95% phần sáng suốt còn lại , mình còn làm được những gì nữa ? Mình có thể làm được rất nhiều việc : Mình có thể biến thành thiên đàng , khai phá địa ngục , cứu tất cả những người nào tin tưởng mình lên thiên đàng của mình .

    Trong Kinh A Di Đà nói : "A Di Đà Phật lúc chưa thành Phật nói rằng khi tôi thành Phật rồi , thế giới của tôi sẽ vô cùng tốt đẹp , hoàn mỹ . Tất cả những người nào tin tưởng tôi , dù chỉ một niệm , tôi có thể cứu họ lên thế giới của tôi". Quả nhiên , ngài thành Phật rồi , thế giới của ngài như vậy . Tại sao vậy ? Tại vì ngài dùng trí huệ đã khai mở 100% của ngài biến ra một thế giới cực lạc . Không phải thế giới cực lạc tự nhiên có trước . Nếu có trước , Phật A Di Đà lên ở chật mất làm sao ? Thế giới đó đã có người trú ngụ , Phật A Di Đà làm sao lên làm giáo chủ cõi đó được ? Ngài làm giáo chủ được vì ngài xây dựng ra thế giới đó , rồi ngài đem những tín đồ của ngài lên đó ở . Quý vị có hiểu không ?

    Mình tu hành rồi thì cái gì mình cũng có , mình muốn gì có nấy . Dân chúng ở thế giới cực lạc muốn gì là có nấy , khỏi cần làm việc , muốn ăn gì có nấy , muốn bay đi đâu thì bay tới đó , mặc rất đẹp đẽ , không biết thống khổ là gì . Một tiếng khổ cũng không có huống chi là sự đau khổ .

    Thành Phật thì sức sáng tạo rất mạnh mẽ , không có gì là thần bí cả . Thí dụ , với 5% đầu óc của mình , mình phát minh ra được máy ảnh , chụp con người và hình ảnh vĩnh viễn tồn tại . Ngày xưa mình đâu có chụp được gì , phải dùng phương pháp hội họa vẽ hình . Bây giờ dùng điện thoại có thể liên lạc khắp năm châu thế giới , liên lạc bằng vệ tinh , lên hành tinh . Lên cung trăng mà còn nói chuyện được với người ở dưới này . Điều này cho thấy thần thông đã quảng đại như vậy . Nếu mình thành Phật thì còn quảng đại hơn .


  10. #350
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default


    Đức A Di Đà Phật chỉ cần một niệm là có thể kéo mình lên , là chuyện thường , không có gì là lạ hết . Mình có một đường giây điện thoại vô hình giao cảm với tất cả chúng sanh hoặc thành Quán Thế Âm Bồ Tát , tất cả mọi người ở đâu cầu ngài đều nghe được hết . Mình nghĩ chuyện thật lạ , không có gì lạ cả . Từ trường của họ phát ra thật lớn , trí huệ của họ càng ngày càng bao hàm khắp nơi . Càng tu mình càng biến thành rộng lớn , nên những người ở trong từ trường của mình nói gì mình đều nghe hết . Không phải dùng đầu óc phàm phu để nghe hiểu mà dùng sự giao cảm . Giao cảm cao hơn thần giao cách cảm . Với thần giao cách cảm , mình chỉ nghe được tiếng nói của một số người trong thế giới này mà thôi . Nhưng sự giao cảm của Phật bao hàm cả thế giới này . Cho nên Quán Thế Âm Bồ Tát có thể nghe tất cả tiếng kêu cứu của mọi người , dù ở đâu ngài cũng nghe được .

    Khi thành Bồ Tát hay thành Phật cũng y như vậy . Mình nói Phật có trăm ngàn ức hóa thân , cho nên mình kêu bất cứ ở đâu , Phật cũng hóa thân tới cứu . Nhưng không cần phải có Phật tới cứu bởi vì lúc nào ngài cũng ở đó rồi . Từ trường của ngài rất lớn , mình niệm một tiếng là từ trường đó biến thành thân thể , tự nhiên mình sẽ được giúp đỡ ngay lập tức . Còn đợi Phật ở đâu , nghe tiếng mình kêu cứu rồi mới hóa thân tới cứu thì chậm quá . Sợ đến lúc đó thì mình chết mất rồi . Cho nên gọi là "như lai". Như lai có nghĩa là ở đâu cũng thấy được ; còn ở đâu cũng nghe được là Quán Thế Âm Bồ Tát .

    Tu Pháp Môn Quán Âm không phải chỉ niệm Phật Quán Âm thôi . Niệm Quán Âm là một việc tu nhỏ , ở dưới , sơ cấp . Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát để cầu ngài cứu độ . Còn cao cấp Quán Âm Bồ Tát , cùng với ngài thành một , vạn vật đồng nhất thể . Từ đó mình có thể nghe được tiếng kêu cứu của tất cả mọi người , hiểu hết . Tùy trường hợp mà mình cứu chứ không phải mình cứu theo lời kêu cầu của họ . Thí dụ con nít muốn xin kẹo hoài , nhưng không phải lúc nào chúng muốn kẹo là mình cho kẹo . Mình phải coi trường hợp của từng em , nếu phải ăn cơm cho mau lớn thì mình từ chối cho kẹo , mà đưa món khác cho ăn .

    Cho nên nhiều khi mình cầu Phật Trời và nghĩ rằng không có linh . Linh chớ sao không . Nhưng đầu óc phàm phu của mình muốn điều này , Phật Trời lại cho thứ khác , nên mình nghĩ rằng Phật không cho mình . Ông chiều theo ý mình là mình chết , cũng như cứ cho con nít ăn kẹo hoài thì hư hết răng , lớn không được , nên phải cho ăn cơm , ăn rau , ăn trái , này kia kia nọ . Cũng như nhiều khi trẻ em chỉ muốn chơi mà không chịu học . Chúng muốn mình dẫn ra công viên chơi cầu tuột , đánh đu . Nhưng nếu mình nghĩ rằng mỗi ngày chơi như vậy thì đâu có học hành gì được , nên mình phải bắt chúng đi học . Phật Bồ Tát cũng vậy , các ngài đặt mình vào những trường hợp mình không muốn nên mình nghĩ rằng như vậy không tốt cho mình . Không phải vậy . Phật Bồ Tát trí huệ cao hơn mình , biết nhận định điều gì là tốt , và sẵn sàng giúp mình .

    Nếu mình muốn bí mật của Phật Bồ Tát dùng cách gì để cứu chúng sanh , dùng cách gì đặt mình vào trong đó , dùng cách gì để có thần giao cách cảm với toàn cõi vũ trụ , chỉ có cách là mình thành Phật mà thôi .

    Thật ra cũng không phải là thành Phật vì mình vốn đã là Phật rồi . Đúng ra mình chỉ cần khám phá ra Phật tánh của mình , hiểu chưa ? Trước khi mình xuống đây mình là Phật , nhưng vì một sứ mệnh nào đó , khi xuống đây , mình quên mất điều này . Bây giờ muốn nhớ lại cũng dễ lắm . Mình ngồi đó nhớ lại hoài thì ra . Muốn tìm lại trí nguyên thủy muôn đời của mình thì có một cách là tu pháp Phật . Pháp Phật đó Sư Phụ đã tu rồi , biết pháp này rất dễ , nếu quý vị nào muốn tu thì Sư Phụ cũng lượng sức mình hết lòng chỉ dạy . Đó cũng là mục đích của Sư Phụ khi đi khắp thế giới và cũng là mục đích của buổi nói chuyện ngày hôm nay .

    Cám ơn quý vị .


  11. #351
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default CHÂN LÝ CHỈ LÀ MỘT


    3
    CHÂN LÝ CHỈ LÀ MỘT

    Thanh Hải Vô Thượng Sư giảng tại Sunnyvale , California , U.S.A
    Ngày 10 tháng 12 , 1989


    Sư Phụ đọc trong sách của một người Mỹ , ông này đọc rất nhiều kinh sách của các tôn giáo lớn và chứng minh rằng tất cả các tôn giáo đều có tư tưởng lớn giống nhau . Sự giải nghĩa và bình luận nhiều khi không phải do chính vị giáo chủ đó nói , mà nhiều khi do học trò của họ sau này ; tuy không bằng thầy , kinh điển lại tràng giang đại hải . Nhưng những câu chính vẫn là những câu đúng đắn , chính tông của Phật hoặc của vị giáo chủ đó nói ra . Thí dụ những dẫn chứng sau đây trích từ đạo Thiên Chúa Giáo , đạo Khổng Giáo , Phật Giáo , Tân Đạo (Nhật Bổn), Ấn Độ Giáo (Bà La Môn), đạo Sikh .

    Đạo Thiên Chúa Giáo , (trang Thiên Quốc) Thiên Chúa Giáo nói : "Muốn tìm Thiên Quốc , không phải mình dòm đông dòm tây , dòm trên trời dưới đất mà thấy được , vì Thiên Quốc ở chính trong ta".

    Đạo Khổng nói như thế này : "Những người có trình độ trí huệ thấp , tìm Thiên cung ở bên ngoài , nhưng những người có trình độ trí huệ cao tìm Thiên cung ở bên trong".

    Đạo Phật nói : "Nếu chúng con còn nghĩ rằng đạo pháp ở bên ngoài chúng con , thì chúng con chỉ tìm được những đạo pháp chưa hoàn mỹ mà thôi . Phải tìm bên trong , tìm bên ngoài chưa đủ".

    Tân Đạo nói : "Đừng nhìn đến chân trời huyền diệu xa vời mà tìm Thượng Đế ; phải tìm Thượng Đế trong tim của mình , nghĩa là trong tâm của mình chứ không phải trong trong tim thịt này . Trong tâm trí huệ của mình".

    Đạo Ấn Độ : "Thượng Đế ở trong tâm tất cả mọi chúng sanh".

    Đạo Sikh : (đạo Sikh là đạo mới đây có một số người cuồng tín làm loạn , nhưng đạo nào cũng xảy ra chuyện này) "Tại sao anh phải vô rừng , vô núi mà tìm Phật tánh , tìm Thượng Đế ở đó anh sẽ không thấy gì đâu ; anh nên biết rằng mùi thơm của hoa là ở từ hoa mà ra ; vì vậy Thượng Đế cũng ở trong lòng , ngự trong tâm ta mà ra . Anh phải tìm Thượng Đế với tất cả lòng thành của anh ở nơi đó".

    Bây giờ ông ta so sánh về vấn đề kinh sách , những ý tưởng thâm diệu tiềm tàng trong kinh sách qua những đạo lớn .

    Thiên Chúa nói : "Những văn chương từ ngữ đã sát hại tư tưởng (sự tin), tinh thần của chữ . Sự thật huyền diệu của chữ đó làm sống động sự sống".

    Do Thái nói : "Tốt nhất là anh nên bỏ những văn từ đi để tìm sự thật ; có nghĩa là đọc kinh sách không hiểu thà bỏ đi tự mình tìm hiểu lấy không cần qua kinh điển".

    Đạo Hồi nói : "Kinh Koran được viết bằng bảy thứ tiếng địa phương , trong mỗi thứ tiếng có bảy câu , mỗi câu có hai thứ nghĩa ; nghĩa bên ngoài và nghĩa bên trong".

    Bà La Môn (Ấn Độ Giáo) : "Anh nên coi kinh sách , điều này không còn gì để nghi ngờ . Nhưng phải tìm cho tận nghĩa những chữ đằng sau chữ đó , những nghĩa thâm diệu ở đằng sau . Sau khi tìm ra ý nghĩa thâm diệu đó rồi anh hãy bỏ những chữ này đi ; cũng như mình lấy hạt gạo trắng ra rồi thì bỏ những cám vỏ đi , đừng có ăn".

    Đạo Hồi (chi nhánh thờ Thượng Đế , tìm Thượng Đế trong ta) : "Chủ trương ngồi thiền , đừng để cho mấy học giả dùng đầu óc phân tách các từ ngữ , định nghĩa một cách quá máy móc , tỷ mỉ . Những người có trí huệ họ tưởng niệm ý nghĩa trong lời nói nhiều hơn là phân tích định nghĩa của những từ ngữ đó".

    Phật Giáo nói : "Giáo ngoại biệt truyền không cần kinh điển". Văn chương thì sát hại , nhưng tinh thần văn chương thì làm sống lại .

    Đại khái như vậy còn nhiều lắm . Đây cũng là một vị đã khai ngộ nên mới tham cứu nhìn kinh sách , nhưng không có lòng phân biệt , lòng ghen ghét tị hiềm , không có đầu óc cực đoan , nghĩ đạo này hơn đạo kia , mà chỉ tìm những câu có ý nghĩa . Điều quan trọng là hiểu trung ý .

    Đọc xong những đoạn văn , bây giờ mình mới rút tỉa được những kinh nghiệm gì ? Tất cả tôn giáo vốn cùng nói lên một lý tưởng , ám chỉ một chân lý . Điều quan trọng nhất là tất cả các tôn giáo đều khuyên không nên chấp nhất vào văn tự , không cột trói mình vào những ngôn ngữ tầm thường mà phải tìm vô thượng thậm thâm vi diệu pháp . Kinh Pháp Hoa có nói : "Bá thiên vạn kiếp năng tao ngộ", nghĩa là một trăm , một ngàn , một vạn , một ức năm khó gặp một lần ? Bởi vì ý nghĩa vi diệu của kinh điển rất khó gặp , không phải những văn chương khó gặp .

    Trước khi có Phật Thích Ca ra đời đã có kinh điển rồi , thí dụ kinh Vệ Đà (Ấn Độ Giáo). Có vài người Ấn Độ Giáo ăn cắp kinh Phật , biến thành kinh của họ . Sự thật không phải vậy mà ngược lại , kinh Vệ Đà có trước kinh Phật . Đức Phật học kinh Vệ Đà , sau này đi tu với mấy ông Ấn Độ giáo rồi thành Phật ; chắc Ngài cũng tìm được minh sư .


  12. #352
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default CHÂN LÝ CHỈ LÀ MỘT


    Minh sư có hai loại : minh sư bên ngoài và minh sư bên trong . Minh sư bên ngoài là thế nào ? Gặp một vị nào đó mình cảm thấy kính phục , nghe họ nói chuyện , mình nghĩ trí huệ họ rất cao , biện tài vô ngại , chắc họ cũng khai ngộ chút đỉnh ; ít nhất có chút đỉnh mới nói được như vậy , giải thích được như vậy . Mình kính phục rồi ước mong được vị đó chỉ dạy cho mình cách thức để ít ra cũng bằng vị đó bây giờ . Sau này trí huệ mình khai mở chút ít , nhờ sự dẫn dắt của vị minh sư bên ngoài , mình tìm được vị minh sư của chính mình , là vị minh sư quan trọng hơn , đó là Phật tánh , Thiên Quốc hoặc Thượng Đế .

    Thượng Đế có gì đâu xa lạ . Đó là trí huệ hoàn mỹ của mình , không sai chạy đời đời kiếp kiếp , không mất , không còn , không dơ , không hư hoại . Do đó mới nói Thượng Đế ở trong lòng anh , trong tâm anh , Phật tánh ở trong tâm chúng ta . Nếu ông Thượng Đế là một người nào đó có hình có dạng , có chỗ ở đàng hoàng thì làm sao ở nổi trong tâm mình . Phật Tánh cũng là trí huệ hoàn mỹ sáng suốt nhất của mình . Nếu tìm được Phật Tánh trí huệ hoàn mỹ , đại trí huệ hoàng mỹ sáng suốt đời đời đó , kêu là mình thành Phật . Nhiều khi Phật nói , Phật Tánh là Đại Trí Huệ , nhiều khi Phật nói Phật tánh là Đạo . Phật giáo còn dùng nhiều tiếng khác nhau như vậy để ám chỉ một sự việc , huống chi những tôn giáo khác tại nhiều nước trên thế giới , nhiều thời đại khác nhau , họ dùng danh từ khác nhau nữa .

    Nhưng làm sao tìm trí huệ tột cùng của mình ? Phải nhắm vào bên trong , nhưng bằng cách nào ? Ngài Lục Tổ Huệ Năng nói : "Cắt đứt tất cả những trần cảnh bên ngoài đó kêu là thiền , tâm không loạn kêu là Định". Tại sao kêu cắt đứt tất cả trần cảnh bên ngoài mới đạt được định ? Tại mình đạt được sự yên ổn , yên ổn rồi mới có cơ hội suy nghĩ , mới nhận được trí huệ của mình . Trí huệ của mình chưa mất đi đâu . Tại mình quên thôi . Mỗi ngày mình cứ nhìn ra ngoài , thấy cô này đẹp , thấy ông kia đẹp trai , bà nọ có nhẫn hột soàn chói chói sáng sáng , làm mắt mình hoa lên . Tại mình quên dòm những sự việc cao thượng khác , những khía cạnh thường hằng khác . Vậy thôi có gì đâu .

    Phải cắt đứt trần cảnh bên ngoài tự nhiên mình nhận thức được mình là ai , có những điều đáng quý như thế nào , những trí huệ quý giá tột cùng ở đâu ? Một thí dụ rất dễ hiểu như quý vị nhiều khi bị đau đầu , đau bụng ; nhưng khi bà con hoặc người mình yêu quý lại thăm , gặp nhau mừng rỡ nói chuyện huyên thuyên , quên mất cả đau bụng . Một chút sau nhớ đến lại cảm thấy đau bụng trở lại mà nãy giờ quên mất . Hoặc nhiều khi mình ngồi coi ti vi , nhưng đầu óc mải nghĩ đến chuyện khác , lo âu khác , mình coi ti vi mà như không coi . Lúc đó mình hướng về nội tâm nhiều hơn , nên coi ti vi mà không thấy ; coi nhưng mà không coi , nghe nhưng mà không nghe .

    Tương tự như vậy , mỗi ngày mình nhìn trần cảnh bên ngoài hoài , đem trí huệ phán đoán những việc bên ngoài , mình không nghĩ là ai đang phán đoán sự việc đó . Trong một khoảnh khắc nào đó của một ngày , nếu lắng tâm xuống , mình mới biết rằng : À , người đó ở trong này , người đó là ai mình chưa biết , nhưng đến khi chết đi người đó bỏ thân xác này ra đi .

    Cho nên có khi nào mình nói "tôi" đâu . Mình nói "tay của tôi", "mũi của tôi". Đây là mũi của tôi mà thôi . Có nghĩa tôi là một người khác . Người Việt mình không lắm , cũng như mình nói "vợ củ tôi", "vợ" là một người mà "tôi" là một người khác . "Vợ của tôi" với "tôi" là hai người . Cho nên con người thật mà mình "có" đó không phải là người phàm phu .

    Mỗi ngày mình thâu thâp những nhận định sai lầm , những thành kiến từ ông bà cha mẹ hoặc được xã hội dạy dỗ ; nhưng có một người khác , hoàn toàn khác biệt với phong tục tập quán , dục vọng hay đòi hỏi của mình từ trước tới nay , đó là người thật của mình .


  13. #353
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default CHÂN LÝ CHỈ LÀ MỘT


    Một đứa nhỏ nếu sinh trưởng trong rừng , ở trong rừng hoài chắc sẽ không biết việc đòi hỏi một cô gái đẹp là gì . Tất cả dục vọng tội lỗi , mơ ước phàm phu không phải là mình , đó chỉ là tập quán mình học lóm người khác mà thôi . Con nít sinh ra có biết hút thuốc đâu . Quý vị có thấy đứa trẻ nào mới sinh ra đã biết hút thuốc không ? Cho nên đâu có ai có tội lỗi gì nhiều . Đâu có ai tội lỗi gì đâu . Đạo Nho có nói : "Nhân chi sơ tính bổn thiện", Phật nói : "Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh", hoặc : "Nghiệp chướng vốn là không".

    Nếu nói "Nghiệp chướng vốn là không", mình hy vọng một ngày nào đó sẽ phát hiện được "nghiệp chướng vốn là không" đó để trở về bản tánh thanh sạch của mình .

    Cho nên phải ngồi thiền là như vậy . Nếu mình niệm Phật lớn tiếng hoặc mình lạy Phật , đó chỉ là những hành động bề ngoài thôi . Tối ngày đi làm phải để ý đến máy móc , đến việc làm trong xưởng ; tối về nhà còn phải để ý tới ông Phật gỗ , để ý tiếng niệm Phật , rồi để ý kinh sách mình đọc nữa . Tất cả đều là bên ngoài thôi , thưa quý vị có phải không ? Mình bận rộn quá , cả ngày bận nói chuyện huyên thuyên , rồi vô chùa niệm lớn tiếng ồn ào hoặc vô giáo đường ca hát ; đứng làm dấu hoặc lạy Phật cũng là bận rộn không lúc nào yên tịnh . Phật nói đi đứng nằm ngồi đều là Phật , nhưng mình chỉ có đi đứng nằm , còn thiếu ngồi .

    Nhiều người hỏi tại sao mình phải ngồi thiền ? Cho tâm hồn mình lắng xuống rồi biết mình là ai . Trí huệ tột cùng chỉ phát hiện trong sự tĩnh lặng . Thí dụ quý vị muốn làm một việc gì quan trọng , có phải quý vị ngồi yên suy nghĩ không ? Đôi khi người ta ồn ào xung quanh làm mình bực bội , nghĩ không được . Mình tìm một chỗ vắng vẻ để suy nghĩ . Cho nên tại sao có nhiều người hút thuốc , nhiều người uống rượu ? Mình đừng nên trách móc la rầy họ , tại sao vậy ? Khi họ hút chất ni-co-tin làm cho tâm hồn họ trầm xuống một chút , tự nhiên họ nghĩ ra được nhiều chuyện khác . Cũng vì lẽ đó , mấy ông nhà văn hút thuốc , uống cà phê mà viết ra này kia , kia nọ được ; họ nhờ vào sự giúp đỡ của điếu thuốc đó , ly rượu đó để tạm quên những xô bồ bên ngoài , đặng tâm hồn họ lắng xuống , thoải mái một chút . Những người hút xì ke , ma túy đều như vậy . Mình nên tội nghiệp họ , không nên nguyền rủa , phỉ báng họ . Họ cũng là những con người đau khổ như mình , muốn tìm sự tĩnh lặng cho tâm hồn . Họ rất yêu thích những sự yên tĩnh , khoan khoái đó , dù chỉ là trong chốc lát . Tuy nhiên họ đã tìm sai đường , uống lầm thuốc .

    Nếu họ ngồi thiền được , dù là phương cách thiền nào có thể đem lại sự tĩnh lặng trong tâm hồn họ , tự nhiên họ không cần mấy thứ kia nữa . Cũng như con nít mà mình cho nó bú sữa mẹ hoặc sữa bò thiệt , nó lập tức nhả núm vú giả ra . Còn khi đói nhét cái gì nó cũng ngậm . Những người lầm đường lạc lối , vô minh , hút thuốc uống rượu ; nhưng có một ngày nào đó họ cũng thức tỉnh . Uống hoài càng nhiều càng mệt , thân thể càng tiều tụy , tinh thần càng suy nhược . Khi họ thức tỉnh , họ sẽ cầu nguyện Trời Phật , và Trời Phật sẽ giúp đỡ họ .

    Thật tình mà nói , không có người nào là tội lỗi cả . Tội lớn nhất là tội vô minh , không hiểu đường nào mà đi , không hiểu đâu là chân lý , và tìm những việc thay thế rẻ tiền . Sư Phụ nghĩ nếu xã hội này ai cũng hướng về chân lý , ai cũng ngồi thiền , dù là môn thiền gì , không cần biết mình tin theo tôn giáo nào , tự nhiên xã hội sẽ đẹp đẽ thêm , con người tự nhiên sảng khoái thêm ; rồi xứ của mình sẽ thành tịnh độ quốc .

    Tịnh độ hay không là do tim của mình chứ không phải do ngoại cảnh . Mọi người có thần thông rất lớn , có thể biến một nơi dơ dáy , ao tù nước đọng , thành cung điện huy hoàng ; dùng chân tay , dùng trí óc của mình , lập kế hoạch dựng lầu , khai quang , đổ đất trồng cây , cảnh vật sẽ đẹp ra .


  14. #354
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default CHÂN LÝ CHỈ LÀ MỘT


    Hôm qua Sư Phụ với mấy học trò tới làm việc tại chỗ mới mua . Chưa ai sửa soạn nên dơ dáy quá ; nhưng chỉ mất vài tiếng đồng hồ nơi đó đẹp thêm lên . Phải chi Sư Phụ ở thêm vài ngày nữa thì chỗ đó sẽ đẹp hơn nhiều .

    Thần thông bên ngoài có thể biến cải nơi u ám thành đẹp đẽ . Bên trong tâm hồn trí huệ mình còn có năng lực gấp trăm ngàn , vạn ức lần đó nữa . Nếu mình biết tập trung lực lượng đó lại , mình làm gì cũng được . Trong kinh Phật , Đức A Di Đà có nói là : Khi Ngài chưa thành Phật , có lập một lời nguyện rằng : "Khi nào tôi thành Phật , nước của tôi là nước tịnh độ , không có khổ đau , không có đàn bà , không có sanh tử luân hồi , ai cũng sống trong sự sung sướng". Như vậy nghĩa là thế nào ? Ngài thành Phật rồi , trí huệ của Ngài xây dựng lên thế giới cực lạc đó . Cũng như mình là ông kỹ sư , hoặc ông kiến trúc sư , mình có thể kiến tạo nhiều tòa nhà đẹp đẽ .

    Trí huệ của Phật cũng vậy . Khi thành Phật rồi , mình kiến tạo rất nhiều thiên quốc , hoặc Niết Bàn nơi cõi Phật để con cái , cha mẹ , bà con , anh em , hoặc tất cả những người mình thương yêu tới ở , mình không phải xa lìa những người mình yêu mến .

    Có người hỏi Sư Phụ rằng đi tu phải bỏ vợ bỏ con sao ? Đi tu mới là thương vợ thương con nhất . Tu mà tu theo pháp thiệt , theo chân lý , mai mốt mình ở xứ đẹp đẽ nào mình đem vợ đem con lên hết . Cũng như mình vượt biển để rồi mai này mình đem vợ con mình qua được , có ai cấm cản mình đâu .

    Đi tu đâu phải vì chán đời , không phải vì yếm thế , muốn ruồng bỏ cha mẹ , vợ con , anh em . Đi tu là để xây dựng cảnh giới vĩnh viễn đẹp đẽ , trường tồn và an lạc , để bà con anh em mình có thể cùng nhau hưởng thụ . Từ trước đến nay mình vẫn nghĩ , đi tu là bỏ nhà , bỏ vợ , bỏ con , bỏ hết , vĩnh viễn không gặp lại nữa , đó là sai . "Nhất nhân chứng đắc cửu huyền thăng". Thăng là ở gần gũi , sao lại ở xa xôi được . Cửu huyền thăng mà , vợ con thì khỏi nói , đem hết lên phải không .

    Cho nên , người nào thương vợ , thương con , thương bà con , thương anh em , đều phải tu Pháp Môn Quán Âm . Không nên nghĩ rằng : Tu là bắt quý vị xa bà con ; đâu phải . Điều này trái với pháp Phật : "Phật pháp bất ly thế gian pháp". Mình ở đây có tình cảm anh em , thì lên trên kia cũng có tình cảm . Mình tu đâu phải thành gỗ , đá , nước , lửa , nhưng sự thương yêu đó khác hơn , không dâm dục , không ghen ghét thù hằn , không chiếm hữu . Trên đó sống hòa đồng với những người bạn tốt , những người bạn rất lý tưởng , thương yêu nhau bằng một tình thương đầm thắm hơn , cao thương hơn , thoải mái hơn nhiều . Ở dươi này mới thương chút chút thôi , nhiều khi càng thương càng khổ , nếu ông này ghen bà này , bà này ghen bà kia . Mình mới tập thương , mới tập mà thôi . Cũng như trẻ con nít đang tập nói hai , ba tiếng mà thôi ; trước nó kêu ba ba , rồi kêu má má ; sau đó tập nói ba bốn tiếng đòi ăn bánh này , bánh kia . Nó mới tập thôi , nó mới nói được một phần ngôn ngữ của người mình dùng . Sau này càng ngày càng lớn , nó càng nói đúng đắng hơn , văn chương hơn .

    Cũng y như vậy , ở cõi đời này mình có cha mẹ , anh em , bà con , dòng họ , vợ chồng , con cái , là mình khởi sự học thương . Rồi từ đó mình học lần lên để thương thiệt , thương cho trọn vẹn , một trăm phần trăm . Sau này , mình biết tình thương là như thế nào . Học xong hoàn toàn rồi , mình kêu là thành Phật .

    Phật có lòng thương bác ái , bác là rộng lớn , thương tất cả mọi người , thương ai cũng như ai , thương một trăm người thì một trăm người đều nghĩ rằng : "Thầy thương tôi nhất". Đó cũng là sự đặc biệt huyền diệu về tình thương của Phật .

    Mình thấy ông thầy nào tu giỏi hoặc bà thầy nào tu hay , tuy không nói gì mà phật tử ùa chạy lại cả nhóm đông . Còn những vị khác tu hành kém cỏi , tướng mạo cũng trang nghiêm , chùa chiền cũng lớn , nhưng không ai muốn lại ; có đến rồi một chút cũng bỏ đi liền . Cúng dường qua loa cho trọn đạo Phật tử rồi bỏ đi , chẳng lưu luyến gì . Ông thầy đó đi đâu cũng mặc kệ , không thấy nhớ nhung gì nhiều . Bởi vì tình thương còn ít quá , gần giống như phàm phu , chứ không phải tình thương của Phật .

    Cho nên người phàm phu của mình thương ai cũng chỉ một hai người đó ; hoặc được nhóm đó thương mình , nhóm khác thì không , nhiều khi còn chịu không nổi , bởi vì tình thương còn nhỏ hẹp quá . Người ta cảm thấy như đứng bên ngoài tình thương của mình , người ta cảm thấy khó chịu vì không nhập vào được . Còn tình thương của Phật tỏa ra rộng lớn hơn . Vì vậy ở cõi sống này mình có vợ , có chồng , có con , có cái , không phải là điều xấu ; đó là trường học của mình , học tình thương . Mình phải hiểu rằng đây là bài học của mình , đừng nên chìm đắm trong tình thương đó , rồi nghĩ rằng : "Người đó là của mình". Nên nghĩ rằng : "Người đó là thầy mình , dạy cho mình bài học thương yêu", để từ đó mình phát triển lần lần , càng ngày càng phát triển , càng thương tất cả mọi người ra , như mình thương người đó vậy . Đó là mô hình thôi , là hình dáng cho mình biết sau này mình thương tất cả mọi người sẽ y như như thương vợ , thương con mình vậy . Cũng như ông kiến trúc sư muốn cất một cái nhà thương , một tòa nhà lớn , có phải ông ta làm mô hình trước không ? Một mô hình nhỏ nhỏ đẹp mắt , có phòng ốc , có lầu đài , có đủ thứ bông hoa , có công viên , giống y hình thiệt . Rồi từ đó thợ thuyền , nhân công , bắt đầu phát triền để làm phòng , từ phòng nhỏ làm lớn lên , thành lầu đài nguy nga lộng lẫy .


  15. #355
    Senior Member
    Join Date
    Jan 2008
    Posts
    216

    Default Re: Các Bài KHAI THỊ

    FEATURED SCROLLS :hello:


    Rất là hữu ích cho đời sống và tâm linh của mình. Mến mời các bạn vào nghe :cheer


    VEGETARIANISM in RELIGIONS




    http://www.suprememastertv.com/bbs/b...&url=link2_0#v







    Cứu người như cứu hoả
    Thương người như thương ta !

  16. #356
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default CHÂN LÝ CHỈ LÀ MỘT


    Cũng y vậy , tất cả tình thương , mình học được , nhận được , trên cõi thế gian này đều là những mô hình để mình tiến tới tình bác ái của Phật . Cho nên , đừng mê đắm trong đó , phải biết đó là bài học mà thôi . Không phải đi học với Phật rồi bỏ bê vợ con , hoặc là ghét bà con , cha mẹ ràng buộc mình . Ghét là không phải , ghét là trật rồi ; có ghét , có thương là trật rồi , mình phải biết mọi sự chỉ là bài học mà thôi .

    Cho nên , học với Sư Phụ rồi có bỏ bê cha mẹ , bà con gì đâu . Nhưng mình đi tu rồi , đừng nghĩ đến vấn đề vợ chồng nhiều . Cho nên sao cũng được , có vợ chồng rồi thì tiếp tục ; còn nếu như chưa có vợ chồng thì cứ tiếp tục không có , không nên gây ra phức tạp , khó chịu , tranh đấu trong lòng . Hoàn cảnh nào cũng được , quý vị chưa cạo đầu đi tu , thì khỏi cần , bởi lẽ vị ở bên cạnh mình cũng là Phật vậy , chứ có ai khác đâu . Họ xuống đây dạy dỗ mình , nhưng trong lúc dạy dỗ mình họ chưa có bằng cấp cao , họ dạy tiểu học , họ thương chút chút . Rồi mình muốn thương nhiều thì kiếm mấy vị bằng cấp cao hơn , họ thương rất nhiều người , họ có lòng bác ái , họ thành Phật rồi , họ đậu bằng Phật rồi , mình theo học . Học rồi mình bao bọc những người thương của mình , đâu phải học rồi mình thương mấy người kia mà bỏ bê gia đình con cái đâu . Gia đình con cái cũng là chúng sanh , cũng trong vòng tình thương đó , mình bỏ đi là trật rồi .

    Nhưng tại sao mình nói , những người xuất gia là cao quý ? Có lẽ kiếp trước , họ đã học bài học tình thương bác ái nhiều hơn mình rồi , cho nên , đời này họ nghĩ rằng không người nào là bà con của họ , không đặc biệt người nào là bà con của họ , mà tất cả đều là bà con của họ , nên họ có thể đối đãi bình đẳng với người khác trong xã hội , họ không lưu luyến , và cũng không có lòng chiếm hữu . Có lẽ họ đã học bài học tình thương này rộng lớn hơn bài của mình nên họ đi xuất gia được . Còn mình có rồi , mình bắt đầu học , mình học qua luôn ; học rồi mình giống như người xuất gia vậy . Mình khai ngộ , mình học rồi đạo đức mình sẽ giống như người xuất gia , có điều mình còn để tóc và ở nhà thôi ; nhưng chưa học thì không thể nói là bằng người xuất gia được . Học rồi tự nhiên bà con , cha mẹ , anh em mình cũng như những chúng sanh vậy , tình thương sẽ khác đi .

    Vì vậy có vị nói tình dục họ giảm xuống , mười phần còn lại một hai phần , là tại sao ? Bây giờ tình thương thành rộng lớn hơn rồi . Tình dục là một sự chiếm hữu , nhưng tình yêu là sự rộng lớn hơn , kính trọng nhau hơn , "Tương kính như tân", không còn muốn chiếm hữu , không còn muốn lợi dụng người đó để hưởng lạc . Có khác , tuy vẫn thương yêu nhau , vẫn ở chung với nhau , nhưng có sự kính trọng nhau hơn , tự nhiên cảm thấy người đó làm cho mình cảm thấy rất mãn túc , khỏi cần chiếm hữu .

    Tình dục là như thế nào ? Phát sinh từ lòng sợ sệt , muốn chiếm hữu người đó để cho người ta biết anh là của tôi , chị là của tôi , đi bậy bạ với người khác không được ; nhưng tình thương bao la hơn , như mình thương con cái mình , lớn hơn một chút là mình thương nhân loại .


  17. #357
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default SƯ PHỤ VIẾNG THĂM TRẠI TỴ NẠN HỒNG KÔNG


    SƯ PHỤ VIẾNG THĂM
    TRẠI TỴ NẠN HỒNG KÔNG


    Sư Phụ Thanh Hải giảng tại Trại Tỵ Nạn Hồng Kông


    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

    Thưa Sư Cô , quý vị Đại Đức ,

    Kính thưa quý vị đồng bào ,

    Xin mạn phép quý vị cho Sư Phụ nói một vài câu tiếng Anh cảm ơn những người cảnh sát ở đây (Sư Phụ nói tiếng Anh).

    Sư Phụ nói rằng : "Xin thay mặt cho quý vị đồng bào ở trại này , cảm ơn ông Trưởng Trại , ông Phó Trưởng Trại , tất cả những anh cảnh sát , những binh sĩ và những nhân viên trong trại này , đã nhẫn nại giúp đỡ đồng bào và cố gắng chịu đựng tất cả những khó khăn trong việc tổ chức cho hàng ngàn người . Đó không phải là một chuyện dễ dàng . Sư Phụ cũng xin cám ơn các vị đó đã cho chúng ta có cơ hội gặp gỡ ngày hôm qua và hôm nay . Sư Phụ tin rằng đồng bào không bao giờ quên những ơn nghĩa này ; và Sư Phụ xin thay mặt quý vị cảm ơn quý vị đó". Như vậy đó .

    Hôm nay gặp quý vị lần thứ hai , phải lần thứ hai không ?

    Sư Phụ rất vui mừng tưởng đâu không có được ngày này . Hôm trước ở trại kia , Sư Phụ vô không được . Hôm nay ở trại này , ông Trưởng Trại và ông Phó Trưởng Trại tốt , đã cho mình vô . Sư Phụ được dịp gặp đồng hương mình mấy tiếng để thỏa lòng mong ước .

    Từ khi Sư Phụ chia tay quý đồng bào ở trại hôm trước , về đi hoằng pháp khắp nơi , không lúc nào Sư Phụ quên được .

    Sư Phụ hỏi thăm : Nhận được táo , bánh kẹo thôi hả ? Có hả ? Chắc chia ra một hai ngày đó . Còn kinh sách có nhận được chưa ? Cũng chưa hả ? Thôi từ từ . Trại bên kia yêu cầu Sư Phụ cho thêm mấy cái hình đeo , hôm trước qua đây bị tịch thu , phải không ? Bên này có muốn không ? Vậy hả ? Để Sư Phụ nói bên đó họ phát chung . Nếu họ quên thì nhờ anh đại diện hỏi thử . Nhắc họ , đôi khi công việc nhiều , họ quên .

    Ở bên kia có nhờ Sư Phụ mua tượng Phật với chuông mõ , vì bên kia không có sư cô , bên này có sư cô . Sư Phụ có mua một ít rồi . Còn kinh sách , mai mốt về Sư Phụ lục lại , đem in rồi mới mang tới cho đồng bào được . Còn những vị bên Thiên Chúa Giáo , kinh điển có đầy đủ không ? Có đủ rồi hả ? Chắc khỏi cần Sư Phụ giúp chứ gì ? Thánh Kinh có đủ không ?

    Lẽ ra Sư Phụ đến sớm hơn một chút , sớm hơn một ngày , nhưng vì sắp xếp hơi lộn xộn , thành ra bây giờ mới đến được ; để quý vị bà con đợi lâu quá , xin đừng phiền Sư Phụ . Vấn đề hành chánh nhiều khi hơi khó khăn , tổ chức hơi khó khăn , đến đây cũng bị xét ba , bốn chỗ (Sư Phụ cười).

    Ngày hôm qua Sư Phụ đợi để thăm , lẽ ra hôm qua đi thăm trại này , quý vị biết không ? Nhưng hôm qua ở đây biểu tình , thành ra Sư Phụ nói để quý vị biểu tình cho ngon , Sư Phụ vô rủi quý vị cứ đi theo Sư Phụ , rồi không biểu tình , lại trách Sư Phụ thì sao ?

    Biểu tình trong trật tự thì đâu có sao . Mình diễn đạt tư tưởng của mình . Mình là người tự do mà , phải không ? Thành ra Sư Phụ nói với mấy ông cảnh sát để cho quý vị biểu tình chứ đâu có sao , biểu tình chứ làm gì đâu . Mình cũng phải bày tỏ sự thông cảm với đồng bào xấu số của mình một chút chứ .

    À , có một ít người Việt Nam và người Tàu (Hồng Kông) trong Hội của Sư Phụ cũng viết thơ bày tỏ cảm tưởng của họ về vấn đề này . Hôm qua truyền hình ở Mỹ có chiếu , Sư Phụ gọi điện thoại về Mỹ , nghe họ nói có thấy (người Việt Nam ở Mỹ có thấy) biểu tình ở đây . Ừ , nhanh lắm , truyền hình thế giới dùng satellite phải không ? Truyền bằng vệ tinh chứ không phải dùng điện thoại mà lâu . Nhiều báo chí hôm nay cũng có đăng , Sư Phụ báo cũng thấy nếu mình làm điều gì trong im lặng , trong hòa thuận thì thế giới họ kính trọng và chú ý . Thôi , kể sơ lược về vấn đề đó . Bây giờ Sư Phụ nói chuyện kinh A Di Đà .


  18. #358
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default SƯ PHỤ VIẾNG THĂM TRẠI TỴ NẠN HỒNG KÔNG


    Trước kia khi Đức Phật còn tại thế , có một vị hoàng hậu tên là Vi Đề Hi . Vi Đề Hi có một người con rất bất hiếu . Quý vị có đọc kinh Vô Lượng Thọ chưa ? (Có người trả lời : "Chưa"). Chưa hả ? Vô Lượng Thọ là kinh nổi tiếng của Phật giáo mà sao không đọc ? Cha , chắc là Phật tử rồi , tức là Phật chết . Tử là chết đó ! (Sư Phụ cười).

    Kinh A Di Đà có hai cuốn , kinh Vô Lượng Quang và Vô Lượng Thọ . Hai kinh khác nhau nhưng cùng một cốt chuyện . Trong kinh Vô Lượng Thọ kể chuyện vị Hoàng Hậu Vi Đề Hi , bị đứa con phản trắc nhốt trong ngục lạnh lẽo , tối tăm . Tiếng Việt kêu là lãnh cung , biết không ? Lãnh là lạnh lẽo , cung là cung cấm , không ai được vô . Bị nhốt trong đó , mỗi ngày vị Hoàng hậu đó rất buồn . Trong lãnh cung có một bàn đá rất lạnh , thật lạnh , bà đó ngồi thiền quán tưởng đến thầy của mình là Đức Thích Ca Mâu Ni Phật . Bà buồn quá , mới nghĩ rằng thế gian này thật đau khổ , phản trắc , vô thường ; con cái không có hiếu với cha mẹ , bạn bè chưa chắc đã trung thành , vợ chồng chưa chắc đã chung thủy , đã ở tới răng long tóc bạc với nhau . Vị Hoàng Hậu rất buồn , nên nghĩ ngợi như vậy . Lúc ngồi thiền , bà mới lạy với Đức Phật , là thầy của mình , xin sư phụ lại nơi ngục tối này thăm con một chút . Nhưng Đức Phật có đông học trò quá , ngài không hiện thân lại , mà hóa thân lại , quý vị hiểu không ?

    Những người thành Phật có thể hóa thân lại . Hóa thân là thế nào . Thí dụ mình có xác thân này , bằng da bằng thịt , khi mình thành Phật rồi , thí dụ Sư Phụ thành Phật rồi , có người nào thành tâm kêu cầu , Sư Phụ hóa thân ra giống như thân thiệt của Sư Phụ , thí dụ thôi nha , rồi tới nơi nào cũng được . Đi xuyên qua tường , qua vách , qua núi , qua non , qua ngục dầy , ngục lớn , ngục đen tối , không ăn nhằm gì hết . Đức Phật dùng hóa thân , dùng thần thông đó để hóa thân vô ngục thăm vị Hoàng Hậu đó . Hóa thân rồi mới dùng quyền lực tự tại của Ngài đem vị Hoàng Hậu lên xứ Tây Phương Cực Lạc thăm một chút . Thí dụ ở dưới đất đây, người nào có tiền , giàu có , mua một vé máy bay tặng cho người bạn qua Mỹ chơi , hoặc ở xứ nào nghèo , nhiều khi nghèo đâu có tiền , nhưng quen một người bạn giàu có là triệu phú , họ có thể mua vé máy bay cho mình đi . Cũng y như vậy , những vị thành Phật có phước báu rất nhiều , họ có thể dùng phước báu của họ đưa mình đi những thế giới khác chơi trong một chốc lát .

    Đi lên cõi thế giới Cực Lạc rồi , vị Hoàng Hậu thấy rằng cõi đó rất đẹp , không có người phản trắc , không có ai làm cho ai đau khổ . Thấy cảnh giới của Đức A Di Đà đẹp quá , sung sướng quá , bà mới ước ao rằng nếu bà mất đi thì bà xin được lên cõi đó . Bà mới hỏi Phật Thích Ca rằng : "Làm thế nào để con được lên cõi đó sống ? Con chán cõi Ta Bà rồi". Cõi Ta Bà là cõi mình đang sống đó , quý vị hiểu không ? Cõi này dơ dáy , phản bội , vô thường , đau khổ , không có gì sung sướng hết , cho nên vị Hoàng Hậu mới muốn lên đó ở luôn .

    Đức Phật Thích Ca mới nói rằng : "Được rồi , con về nhà mỗi ngày quán tưởng đến cảnh giới này . Đức Phật A Di Đà đã gặp con rồi , bây giờ con đã thấy Quán Âm Bồ Tát Đại Thế Chí rồi , thì về quán tưởng như vậy . Mỗi ngày tưởng nhớ hoài , tưởng nhớ cảnh giới này hoài , thì khi nào con rời bỏ cõi trần , con sẽ được lên ở trên cảnh giới Cực Lạc". Sau khi Vi Đề Hi trở về ngục tối , ngày nào bà cũng ngồi thiền nhớ lại cảnh A Di Đà đó .

    Có một ngày bà đang ngồi thiền thì vị hoàng tử , con của bà , tới . Tự nhiên , cảm thấy nhớ mẹ và hối hận , vị hoàng tử đó vô ngục , thấy mẹ mình đang ngồi nhập định . Nhập định là mình ngồi mà nội tâm của mình rất tĩnh lặng , mình không còn bị ảnh hưởng bởi ngoại cảnh làm mình đau buồn hay sung sướng nữa . Tâm tịnh rồi mình mới có thể giao thông với những thế giới cao cả hơn , đẹp đẽ hơn . Nhiều khi trí huệ của mình mở mang rất sáng suốt , thấy được nhiều chuyện mà trước kia mình chưa thấy , hiểu được những chuyện mà trước kia mình không hiểu . Đó kêu bằng nhập định . Vị hoàng tử đó thấy mẹ mình nhập định , tự nhiên cảm động , rồi mẹ con hòa hợp .

    Qua chuyện kinh Quán Vô Lượng Thọ , A Di Đà Phật cho chúng ta học được điều gì ? Từ đó mình suy nghiệm ra có hai loại quyền lực : một là quyền lực thế gian và một là quyền lực của Siêu thế gian , tức là phi phàm đó .

    Quyền lực của thế gian là quyền lực của những người cầm quyền , của những người kêu là cầm đầu chính phủ đó . Nhiều khi họ vì may mắn , nhiều khi do thời thế , do sự quỷ quyệt , mưu mô tham vọng , mà họ được lên cầm đầu một nước , chứ chưa chắc đã có đạo đức gì .


  19. #359
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default SƯ PHỤ VIẾNG THĂM TRẠI TỴ NẠN HỒNG KÔNG


    Muốn cầm đầu một nước nhiều khi không có gì là khó cả . Như mình nói ở Việt Nam "được làm vua , thua làm giặc", phải vậy không ? Nhiều khi có người nổi loạn bậy bạ , rồi được thì lên làm vua , còn không được thì kêu là giặc .

    Những người cầm quyền ở thế gian có quyền lực rất lớn , nhiều khi làm cho tất cả mọi người rung sợ . Nhưng quyền lực đó không tồn tại được bao lâu . Chẳng hạn như vị hoàng tử trong chuyện A Di Đà , làm một vị hoàng tử cướp ngôi cha lên làm vua mà không lo cho dân chúng , thì đâu có đúng là một ông vua . Chưa làm vua mà đã giết cha , hại mẹ thì làm vua có ích lợi gì cho ai . Chỉ được tiếng thôi , mà lại là tiếng xấu để đời . Cho nên quyền lực ở thế gian càng nghĩ càng đáng sợ . Nhiều khi có quyền lực , tự nhiên mình làm những chuyện rất tàn ác hoặc không tốt . Có quyền lực trong tay rất dễ hống hách , phải vậy không ? Dễ quên sự thông cảm với người khác , quên rằng người khác cũng có tim , có óc , có tình cảm , có đau khổ , có hy vọng như mình . Thành ra quyền lợi của thế gian rất nguy hiểm . Ít có người nào , không phải không có , chỉ có một số ít người nắm quyền lực của thế gian mà vẫn giữ được đạo đức con người , vẫn giữ được lòng nhân từ . Cho nên mình có hoặc không có quyền lực của thế gian cũng đừng lấy đó làm buồn . Bữa nay làm quan , mai làm tù là chuyện dễ xảy ra lắm , mình kêu là "lên voi xuống chó", phải không ? Điều này người Việt Nam hiểu nhiều hơn ai hết .

    Trước kia nhiều khi mình có quyền lực , mình có đầy đủ mọi thứ tiền hô hậu ủng , có tiền bạc , nhưng thời thế chuyển xoay , tự nhiên mình biến thành một người "helpless". Nghĩa là bất lực , rồi than thân trách phận , buồn bã đau khổ , nhiều khi muốn cứu người khác mà không sao cứu được . Cho nên người nào có trí huệ sáng suốt , ít mơ tưởng đến quyền lực của thế gian , có thì dùng , không có thì thôi , không mơ ước gì .

    Những người có trí huệ sáng suốt , nhìn xa hiểu rộng thích tìm giữ những gì kêu là lực lượng siêu thế gian . Thí dụ Đức Phật , khi thành Phật rồi , Ngài vô địa ngục như mình đi chợ vậy , khỏi cần ai mở cửa , không cần chìa khoá . Không có cảnh sát nào chận được , không công an nào cản được . Muốn vô là vô , muốn ra là ra , cũng chẳng ai biết nữa . Đó là quyền lực tối thượng của một người đã thành Phật . Đó là lý do tại sao rất nhiều người tôn trọng Phật . Tại vì Phật làm gì cũng được , không phải dùng thân thể này , làm mà không ai hay , làm mà không bị con mắt của thế gian thấy được . Nên không ai bắt bẻ được , bắt cũng chịu thôi , không có tang chứng gì hết (Sư Phụ cười). Thường thường Phật dùng những quyền uy này không phải để làm hại ai , nên cũng không bắt bẻ gì được , thường là để cứu người . Quyền lực phi phàm này , sau khi mình tu hành một thời gian , tu pháp môn nào đúng đắn , mình có thể đạt được , chứ không phải là chuyện không tưởng . Thí dụ mình học bác sĩ , mình học chừng ba , bốn năm , tuy chưa có bằng , nhưng mình cũng biết được rất nhiều thuốc men , đã biết chẩn mạch , biết nghe tim , nghe phổi , nhiều khi còn có thể phụ giúp với mấy ông bác sĩ đặng lấy kinh nghiệm mổ xẻ người ta . Sau này học thành tài , có thể mở phòng mạch , cứu rất nhiều bệnh nhân .

    Cũng giống như chuyện học ở thế gian , mình học Phật mà học đúng pháp thì cũng thành Thánh , thành Bồ Tát , thành Phật vậy thôi . Muốn học thành Phật thì học pháp nào ? Pháp Quán Âm giống như ngài Quán Thế Âm Bồ Tát vậy . Tất cả mười phương chư Phật đều học qua Pháp Môn Quán Âm thì mới thành Phật được . Điều này trong kinh Lăng Nghiêm có nói tới . Sau khi tu pháp này , Sư Phụ thấy rõ ràng như vậy . Đúng là pháp Phật .

    Khi thành Phật rồi , mình cũng có thần thông tự tại , mình có trí huệ sáng suốt , mình cũng có thể vượt qua nhân quả luân hồi , mình có thể cứu được bao nhiêu người khác cầu cứu tới mình , rồi mình có thể hóa thân đi trăm ngàn vạn ức nơi để cứu người khác . Pháp này vô cùng vô cùng mầu nhiệm , mà ai cũng có thể tu được . Thành ra từ khi Sư Phụ bị người Đài Loan khám phá , rồi người Ấn Độ khám phá , người Mỹ khám phá , họ lôi Sư Phụ ra truyền pháp tới nay thì đã có rất nhiều người , hàng ngàn hàng vạn người tu Pháp Quán Âm này . Người nào cũng có kết quả rất thâm diệu . Càng tu thì trí óc họ càng mở mang , tâm hồn họ càng thanh thản . Gặp bất cứ trở ngại nào , tai nạn gì , tinh thần họ cũng không giao động như hồi xưa . Kêu bằng có sự nhẹ nhàng hơn , bình tĩnh hơn , sáng suốt hơn . Mình càng bình tĩnh , càng sáng suốt thì mình càng có trí huệ , óc thông minh để mình đương đầu với nghịch cảnh , mình tìm được nhiều phương thức để đương đầu với những khó khăn .

    Thành ra tu có lợi ở chỗ đó . Mình có thể cạo trọc tóc đi tu , là hy sinh cuộc đời mình để cứu giúp những người khác , hoặc mình có thể ở nhà , tu tại gia , mình vừa coi sóc con cái , chồng mình , mình vừa tu , đều được cả .



  20. #360
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default SƯ PHỤ VIẾNG THĂM TRẠI TỴ NẠN HỒNG KÔNG


    Khi Đức Phật Thích Ca còn tại thế , ngài có bốn loại học trò :

    Loại thứ nhất là tỳ kheo . Tỳ kheo là những người nam mà cạo đầu xuất gia đi tu .

    Loại thứ hai là tỳ kheo ni , là những người nữ cạo đầu xuất gia đi tu .

    Còn hai loại nữa là : Ưu Bà Tắc và Ưu Bà Di là đồ đệ nam tại gia và đồ đệ nữ tại gia .

    Cho nên mình phải hiểu rằng xuất gia hay tại gia cũng tu được . Người nam cũng tu được mà người nữ cũng tu được . Nếu không Phật đâu có nhận người nữ đi tu phải không ? Trong kinh có một đoạn nói rằng trước kia không có người nữ xuất gia , mà sau này Đức Phật Thích Ca lại nói có người nữ xuất gia , tại sao vậy ? Tại vì xứ Ân Độ thời bấy giờ hay bây giờ cũng vậy , người nữ không được quyền một mình ra khỏi nhà . Lúc Sư Phụ qua Ấn Độ , người Ấn Độ nữ không bao giờ đi ngoài đường cái một mình , hễ đi là phải dẫn theo con cái hoặc anh chị em , bạn bè , cha mẹ . Xứ đó rất nghiêm ngặt , nếu một người đàn bà Ấn Độ đi ra ngoài một mình , người ta sẽ nhìn với cặp mắt khinh bỉ và nghĩ rằng chắc không phải con gái nhà lành .

    Thời Đức Phật là từ 2,600 năm về trước còn nghiêm ngặt hơn bây giờ , quý vị hiểu chưa ? Cũng như xứ Ả Rập vậy , phụ nữ ra ngoài là phải che mặt hết . Ấn Độ ngày xưa cũng vậy , ra ngoài là phải che mặt lại . Áo của người Ấn Độ vắt lên vai , có dư một tấm bên cạnh , đi ra ngoài họ lấy phần này che mặt lại (Sư Phụ cười). Bây giờ thì bớt rồi . Cho nên phải biết tại sao Đức Phật từ chối người nữ xuất gia , vì sợ phản ứng của xã hội quá mạnh mẽ . Mà quả thật như vậy , lúc Ngài nhận người nữ xuất gia , ai cũng phản đối hết . Nói tại sao Ngài lại bác bỏ luật lệ của xã hội , luật lệ của những người tu hành . Nhưng thứ nhất , vì lòng từ bi , nên Ngài bất chấp hết ; hai nữa , điểm quan trọng là người nữ xin xuất gia đầu tiên là người dì , em ruột của mẹ Ngài , làm sao Ngài từ chối được . Rồi A Nan Đà , vị đệ tử đầu tiên của Phật , phải xin Phật 3,4 lần nữa , nên Ngài không thể nào từ chối được . Vì vậy đừng nghĩ rằng tại sao Phật không cho người nữ đi tu , người nữ không bằng người nam . Làm gì có Phật nữ Phật nam , phải không ? Cho nên Phật mới nói : "Tất cả chúng sanh đều bình đẳng như ta không khác , tất cả chúng sanh đều có Phật tánh".

    Phật tánh này không sanh không diệt , không dơ không sạch , không tăng không giảm , làm gì có nam có nữ . Nam nữ là cái áo mình mặc bên ngoài , cũng như chị mặc áo đỏ , tôi mặc áo nâu , anh mặc áo xanh tôi mặc áo trắng . Hình dáng bên ngoài là bộ y phục bằng da , quý vị hiểu chưa ? Rồi mặc vào , mình đầu thai lên cõi này . Có người bận y phục người nam , có người bận y phục người nữ , có người bận y phục con chó , con mèo , con dê , con bò , con heo ... Đó là tất cả y phục mà linh hồn mình phải mặc vô để hoàn tất nhân quả của mình ở đời trước , hoàn tất nghiệp lực , nghiệp chướng , tham vọng , ước muốn của mình và những việc mình làm dở dang trong tiền kiếp .

    Khi nào mình thành Phật rồi , mình không còn là người nam hay nữ nữa , mà chỉ còn Phật tánh rất là minh bạch rõ ràng thôi . Phật tánh này ai cũng như ai cả . Cho nên những người thành Phật rồi , họ nhìn người nào cũng là Phật hết , họ rất cung kính .

    Ở Ấn Độ có một tục lệ như thế này , bất cứ người lạ nào tới nhà là anh phải đối đãi với người ta như đối với Thượng Đế vậy , như đối với một vị Phật sống tới nhà vậy . Anh có bao nhiêu phải đem ra và phụng sự người ta cho hoàn hảo , đối đãi với người ta như một vị thượng khách , một vị Phật tới nhà , một vị Thượng Đế giáng phàm . Tại sao vậy ? Tại vì có nhiều câu chuyện hồi xưa , ở bên Ấn Độ , có nhiều vị Phật , vị Thánh hóa thân như mấy người ăn mày ; không phải hóa thân , mà có nhiều vị tu ở Ấn Độ , họ mặc đồ tu , đi ra ngoài cầm bình bát đó , biết không ? Họ ăn xin từng ngày một , nhiều khi đi ngoài đường mà quần áo lam lũ , thành ra coi xất bất như một người ăn mày , nhưng quyền lực phi phàm của họ không ai thấy được .

    Cũng như Đức Phật của mình hồi xưa , tuy rằng Ngài thành Phật rồi nhưng Ngài vẫn bận bộ đồ trăm chỗ vá của một người tu hành , vẫn mỗi ngày đi khất thực như vậy . Khất thực tức là đi ăn xin đó , biết không ? Xin ăn không phải vì Ngài đói mà phải đi xin ăn . Ngài là một vị hoàng tử mà , nếu Ngài muốn thì cha của Ngài có thể cung cấp cho Ngài mỗi ngày đủ thực vật , phải không ? Nhưng Ngài muốn đi xin ăn như vậy để tỏ lòng khiêm nhượng , để cho chúng sanh biết rằng tất cả đều bình đẳng . Một vị Phật và một người phàm phu đều như nhau . Họ có thể bố thí cho một vị Phật và để cho những người có dịp bố thí được trồng nhân bố thí .



Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts