-
Moderator
Món ăn 3 miền cho ngày TẾT(st)
Những món ăn ngày Tết ở Miền Tây Nam
*Trung tuần tháng Chạp, khắp xóm làng đã rộn lên tiếng chày giã gạo, nhịp nhàng từ sáng đến tốị Nhà nào cũng chọn nếp ngon, ngâm với men nấu rượu và củ thơm để đồ xôi, chuẩn bị quết bánh phồng. Ở miền sông nước, người ta có lệ hùn hạp, đổi công, các gia đình thay phiên nhau quết bánh.
Cánh thanh niên lĩnh nhiệm vụ cầm chày, phụ nữ thì đảo bánh, lo xửng hấp. Ổ bánh được đem ra cán mỏng, cắt thành khoanh tròn, áo nước đường rồi phơi khộ Khi ăn thì đem nướng, bánh phồng lên tròn trịa, hương thơm ngào ngạt. Các lò bánh tráng cũng hoạt động thâu đêm. Bánh tráng miền Tây đượm hương vị riêng vì có nước cốt dừa bổ sung vào bột gạọ Khi ăn có vị bùi, béo của dừa, bánh giòn, dày dặn và hấp dẫn.
Món chủ lực của vùng nông thôn Nam Bộ là bánh tét. Những gia đình giàu có, con cháu đông đúc thường gói đòn bánh rất lớn. Khi bóc ra, khoanh bánh tròn trịa nằm gọn trong đĩa kiểu trông rất đẹp mắt. Trung bình mỗi đòn có đường kính chừng 10 cm và nặng 1 kg. Người Nam Bộ thường dùng lá dứa băm nhuyễn, vắt lấy nước, trộn vào nếp để bánh có màu xanh. Mỗi lần gói bánh, ít cũng phải 30-40 đòn, tùy khả năng của mỗi gia đình. Người ta thường biếu nhau một cặp với dụng ý cầu chúc hạnh phúc đủ đôị Bánh này ăn cùng thịt và trứng vịt kho tàu, kèm với dưa giá, dưa cải.
Ngày Tết, người dân vùng này còn có món cá lóc hấp hay nướng, cuốn bánh tráng rất hấp dẫn và nhiều đặc sản miệt vườn khác. Thức uống kèm là loại rượu hảo hạng, thường là rượu gạo ngon. Mâm ngũ quả có đủ các sản vật của miệt vườn, ít nơi nào bì kịp: xoài, mãng cầu, đu đủ, vú sữa, quýt, nhãn... màu sắc rất hài hòạ Bàn thờ được điểm thêm hai trái dưa hấu lớn bên bộ đèn đồng.
Miệt vườn miền Tây không chỉ nổi tiếng với sản phẩm làm từ gạo và dừa mà còn có những loại mứt từ các loại khoai, bí, gừng... Miệt Chơn Thiện, Mỹ Tho (Tiền Giang) có loại bí đặc sắc to, chắc, ít ruột được chọn làm mứt. Món mứt của Mỹ Tho nổi tiếng bởi sự cầu kỳ khi chọn nguyên liệu và từng công đoạn chế biến, làm nên vị ngọt thanh, thơm, bùi.
Ngày Táo quân về trời, các cụ bắt đầu nhắc con cháu chọn cây tre tốt, cao để dựng nêụ Cây nêu cao độ 4 m, được bỏ nhánh, chừa đọt có lá, chờ đến 30 Tết mới dựng và mùng 7 thì hạ xuống. Sau ngày 23 tháng Chạp, người ta tranh thủ tát mương, chắt đìa, dỡ chà để bắt cá linh, lươn, ếch... đặc biệt là cá lóc, lươn được trữ trong lu đất, làm thức ăn cho mấy ngày Tết. Nhà cửa, phần mộ tổ tiên được quét vôi, trang hoàng lại từ 25 Tết.
Đêm 29, mọi người quây quần bên bếp lửa nồng ấm, canh chừng nồi bánh tét, vừa uống trà, vừa chuyện trò râm ran. Chiều 30, mọi nhà chuẩn bị mâm cỗ để cúng rước ông bà về chung vui với con cháu trong 3 ngày Tết. Tối 30, các thành viên ngồi bên tách trà thơm, chờ đón phút thiêng liêng của thời khắc giao thừạ Từ phút giao thừa trở đi, người ta kiêng cữ nhiều việc: cãi vã lớn tiếng, động đất, quét nhà, xách nước.
Người dân đồng bằng Nam bộ theo phong tục "mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thày". Cứ thế, gia đình nào cũng đưa con cháu về quê nội, ngoại rồi mới thăm thầy cô giáọ Những năm gần đây, họ thường tổ chức du xuân bằng thuyền trên sông Tiền. Cả gia đình hoặc 2, 3 gia đình thuê chung một thuyền. Có nhiều nhà khá giả, chơi Tết trên sông nước đến 2-3 ngàỵ
ST
-
Moderator
Re: Món ăn 3 miền cho ngày TẾT(st)
Cố Tết ba miền
Do điều kiện địa lý, thói quen trong ăn uống, mỗi vùng, miền trên đất nước ta có cách bày mâm cỗ Tết khác nhau.
Về căn bản mỗi miền có những thức ăn thường được dọn trên mâm cỗ mang tính truyền thống.
Theo phong tục thì ba ngày Tết của người Việt có ba sự gặp gỡ quan trọng. Đó là gặp gỡ các thần linh, thần linh này là những vị Tiên sư hay Nghệ sư, tức vị tổ đầu tiên dạy nghề cho gia đình, là Thổ công, vị thần giữ gìn đất đai nơi mình an cư và Táo quân, người trông coi bếp núc, sự no ấm trong gia đình.
Thứ hai là gặp gỡ tổ tiên, ông bà đã khuất, những người đã có công đức của dòng họ sẽ về sum họp cùng con cháu. Do đó chiều ba mươi Tết có tục lệ mọi nhà đều lo cúng kiếng để rước ông bà. Sau cùng là những người trong gia đình dù có làm ăn, bươn chải phương nào cũng phải về nhà để sum họp gia đình ba ngày Tết.
Cỗ Bắc
Mâm cỗ vùng đồng bằng Bắc bộ thường theo đúng bài bản. Có lẽ do ở sát cạnh một nền văn hoá ẩm thực lớn của người Trung Hoa, nên sự khắt khe để giữ truyền thống của mâm cỗ miền Bắc là có lý do. Mâm cỗ thường gồm 4 đĩa và 4 bát không kể đĩa xôi và bát nước mắm.
Bốn đĩa gồm hai đĩa thịt có thể là gà và heo, một đĩa nem thính, một đĩa giò lụa. Có thể thêm một đĩa giò mỡ (giò thủ hoặc thịt đông). Bốn bát gồm bát ninh, bát măng hầm giò heo, bát miến, bát mọc. Khi ăn chia làm hai giai đoạn, phần đầu ăn các món ở đĩa nhắm với rượu và xôi. Phần sau ăn cơm với các món ở bát. Đây là những yêu cầu căn bản của mâm cỗ, tuỳ gia đình có thể có thêm những món như nộm, xào, ngày Tết còn có những món ăn đặc trưng như bánh chưng, dưa hành. Tráng miệng có mứt sen, mứt quất, mứt gừng, chè kho.
Cỗ Trung
Những món ăn mâm cỗ miền Trung thường chú trọng nhiều đến tính bảo quản do thời tiết khí hậu miền này rất khắc nghiệt. Gồm những món ăn nguội như nem chua, tré, chả. Gỏi có gà bóp rau răm; vả, măng, mít trộn. Món nóng có nem lụi, bò nướng sả ớt. Thịt ngâm nước mắm, thịt phay, những món ăn thường được cuốn với bánh tráng, dưa kiệu.
Món chính để ăn với cơm có món quay, rán là sườn heo, gà. Món nấu có bò nấu thưng, củ cải kho nạc heo, thịt nạc rim, hon,…Và không thể thiếu món canh giò heo hầm, gà tiềm. Riêng bánh tét là thứ không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết ăn cùng dưa món. Đặc biệt miền Trung là vùng đất có nhiều món tráng miệng như các loại mứt gừng xăm, gừng khô, mứt màu hoa,... Bánh của vùng này có bánh tổ, bánh in, bánh thuẩn, bánh bột sắn, bánh ít, bánh đậu xanh sấy, cốm,… những thứ bánh này đa số bảo quản được dài ngày có thể dùng ăn dần cho đến ra giêng.
Cỗ Nam
Mâm cỗ miền Nam với những món nguội căn bản như chả, gỏi, nem, bì, lòng heo khìa, giò heo nhồi, lạp xưởng tươi, gỏi ngó sen,… Riêng gỏi gà luộc xé phay trộn củ hành, kiệu là món thường có trên mâm cỗ. Các món ngâm chua như lỗ tai heo ngâm giấm, tôm khô củ kiệu cũng được ưa chuộng. Tuỳ nhà còn có những món ăn mà lúc ông bà còn sinh tiền thích hoặc món ăn mang tính truyền thống của gia đình.
Sau những món khai vị là các món chính dùng để ăn với cơm như bò nấu đun, gà rim nước dừa tươi. Đặc biệt hầu như khắp nơi ở Nam bộ nhà nào cũng phải có nồi thịt kho nước dừa ăn với dưa giá và canh khổ qua hầm. Hai món này luôn phải có trong mâm cơm cúng ông bà ngày ba mươi Tết; theo như dân gian thì khổ qua là món ăn mong muốn sự cơ cực qua đi và đón chào năm mới tốt đẹp hơn. Tuy nhiên xét về mặt thực tế đây là món ăn mát, giải mỡ dầu, lưu trữ lâu trong hoàn cảnh thời tiết trong Nam rất nóng bức. Và đương nhiên phải có món bánh tét nhân mỡ ăn với củ cải ngâm nước mắm.
Sưu tầm
-
Moderator
Re: Món ăn 3 miền cho ngày TẾT(st)
Món ăn ngày Tết của người Huế
Khoảng 27-28 Tết, mọi nhà đều lo gói bánh tét, bánh chưng và các loại bánh khác. Bánh chưng chỉ gói độ vài đôi để bày lên bàn thờ cho đẹp, còn phần lớn là bánh tét được gói bằng lá chuối hột với gạo, đỗ, thịt và làm thành từng đòn như bó giò. Khi ăn phải bóc lá, cắt thành từng khoanh rồi sắp lên đĩa.
Ngoài bánh tét, bánh chưng, người Huế còn thích ăn một số bánh khác như bánh su sê (phu thê), bánh măng, bánh sen chấy, bánh dừa mận... Bánh su sê làm bằng bột sắn có nhân đậu xanh ngào đường với dừa hay tôm chấy (tôm chấy là tôm tươi được rang xát cho nhỏ tơi ra), gói lá dừa đem hấp cách thủy. Còn bánh sen chấy làm bằng hạt sen nấu chín, nhào với đường đem láng cho mỏng, nướng lên, cuộn tròn, để vào thẩu đậy kín để ăn dần. Bánh dừa mận thì dùng xôi nếp giã nhuyễn ngào với dừa và nước đường, đem cán mỏng, cắt thành miếng vuông vừa, bên ngoài bọc lớp mè (vừng) rang, gói lại bằng giấy bóng. Bánh măng thì làm bằng măng tươi thái chỉ đem rim kỹ với đường, nấu lẫn với bột nếp. Sau đó cắt miếng, phủ lớp bột hoàng tinh bên ngoài rồi bọc bằng giấy bóng.
Bánh su sê
Các món ăn mặn cũng được các mệ, các o xứ Huế chuẩn bị chu đáo từ vài hôm trước Tết. Trong các món ăn, dưa món là thứ không thể thiếu được trong mâm cỗ Tết của người Huế. Dưa món gồm dứa (thơm) và củ cải thái miếng đem phơi săn trộn với ớt chín, cà muối, đu đủ, tỏi, cà rốt, nước mắm và đường. Món này phải làm trước Tết độ vài tuần lễ cho ngấm. Tiếp đến là các món chả tôm, nem bò lụi, chả da, xà lách gân bò, chả tré, hành dầm dấm, chả lụa...
Hành dầm dấm là hành củ phơi nắng cho héo đem muối với đường trước Tết vài ba hôm, lúc ăn trộn thêm ớt và tỏi. Chả tré thì làm bằng thịt bò và thịt ba rọi rán vàng thái chỉ, trộn với riềng, ớt, tỏi, muối, đường, thính. Món này ăn với bánh tráng mè và rau ngò thơm. Còn muốn ăn tré chua thì gói chặt thành từng gói nhỏ bằng lá chuối hột, bên trong lót lá ổi. Để vài ba hôm, tré sẽ có vị chua. Nem bò lụi thì dùng bò nạc thật tươi giã nhuyễn trộn với hàn the, da heo, thính, đem viên thành từng viên, nướng vàng. Khi ăn dùng bánh tráng cuộn nem, xà lách, rau thơm, chuối chát non, khế, chấm với nước lèo. Nước lèo là một thứ nước chấm hỗn hợp gồm tương ngọt, nước mắm, hành phi, gan heo giã, nấu lẫn với hành, tỏi. Trước khi ăn còn rắc thêm lạc rang vàng giã nhỏ. Nem bò lụi cũng là một món ăn hỗn hợp của gần 20 thứ khác nhau.
Nem bò lụi
Một món ăn khác là chả tôm làm bằng tôm tươi lột vỏ giã nhuyễn, trộn mỡ, hàn the, lòng trắng trứng, cho tôm lên trên mặt lá chuối hấp chín ăn với dưa món và nước chấm. Muốn ăn chả tôm chiên thì sau khi hấp đem chiên chả lên ăn với rau sống. Ngoài ra, món tôm chua cũng là món ăn rất được người Huế ưa thích. Tôm được chọn làm món chua là loại tôm sống, tôm đồng. Tôm đem dầm rượu, cho vô thạp cùng với nước mắm, riềng và đường, đậy kỹ, đem đặt ngoài nắng chừng 5 hôm thì dùng được.
Chả tôm
Có thể chia món ăn Huế làm ba loại: chay, bình dân và ngự thiện. Ngự thiện là những món ngon vật lạ trong cung đình dành riêng cho vua chúa và hoàng thân quốc thích. Sau này, món ăn ngự thiện đã bình dân hóa như món tré nộm, chả giò, nem... Món chay là những món ăn đơn giản, với tài sáng tạo và bàn tay khéo léo của người phụ nữ Huế đã chế biến các loại thực vật bình thường như hoa chuối, nấm rơm, hạt sen, đậu phộng, tàu hũ, nước dừa, củ đậu... thành nhiều món ăn thơm ngon, lạ miệng để cúng vào buổi sáng đầu năm.
Rượu ở Huế phổ biến là rượu nếp và rượu thuốc đã được hạ thổ lâu ngày cho ngấm men và tăng thêm vị ngọt. Ngày Tết, người Huế rất thích uống trà. Nhiều loại hoa được ướp với trà để dùng như hoa nhài, hoa sen, hoa sói...
sưu tầm
Last edited by lait; 02-11-2010 at 05:05 AM.
-
Re: Món ăn 3 miền cho ngày TẾT(st)
Bạn muốn tìm kiếm những mon ngon mới lạ, không chán cho ngay tết để tăng thêm thú vị. Mình chia sẻ với các bạn một mon an ngay tet đang là xu hướng mới cho các gia đình trong những năm gần đây. Các bạn cùng khám phá nhé.
Posting Permissions
- You may not post new threads
- You may not post replies
- You may not post attachments
- You may not edit your posts
Forum Rules