Page 2 of 2 FirstFirst 12
Results 21 to 24 of 24

Thread: Bạn Có Biết ?

  1. #21
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Bạn Có Biết ?




    Tiền Kiếp Và Kim Sanh Của Con Heo

    Trích từ "Duyệt Triệt Thảo Đường Bút Ký",
    thời Càn Long nhà Thanh .
    Do Kỷ Hiểu Lan


    Có một vị tăng lữ cao niên , mỗi lần đi ngang lò sát sanh , lão đều tự dưng sa lệ , và rồi nhắc đến chuyện tiền kiếp của mình :

    Câu chuyện hơi dài dòng , tôi chỉ nhớ có hai tiền kiếp . Kiếp thứ nhất , tôi làm đồ tể chuyên sát sanh , hơn ba mươi tuổi thì qua đời . Linh hồn tôi bị mấy sứ giả âm phủ tóm đi , bỏ vào địa ngục . Quan thẩm phán trách tôi tội sát sanh quá nặng , giải hồn tôi đến chuyển luân của âm phủ nhận quả báo ác khổ . Tôi chỉ thấy mơ mơ màng màng , thần thức đâu đó , như say rượu , như nằm mơ , đầu óc nóng vô cùng , vừa cảm thấy mát mẻ đôi chút , thì đã nằm trong chuồng lợn , chuyển kiếp thành con heo .

    Từ lúc dứt sữa , chỉ thấy người ta cứ đem thức ăn dư hôi thối cho ăn . Trong lòng tuy biết những thứ này dơ bẩn , muốn nhịn không ăn , nhưng lại đói quá chịu không nổi , ngũ tạng lục phủ như bị thiêu đốt rất khó chịu , bất đắc dĩ phải ăn để sống . Rồi tôi dần dần hiểu được ngôn ngữ của heo , nói chuyện với các bạn heo , mới biết rất nhiều heo vẫn nhớ tiền kiếp của mình , chỉ vì làm thân súc sanh , ngôn ngữ bất đồng với loài người , không thể câu thông vậy thôi . Lúc sắp bị làm thịt , cũng hiểu được phần nào , đa số phát ra những tiếng kêu sầu khổ , nước mắt tuôn tràn .

    Thân thể của heo nặng nề và khó đi . Mùa hạ rất sợ nóng , phải ngâm mình trong sình để được mát . Tuy nhiên nguyện vọng này cũng thường không được hưởng trọn . Lông dầy , cứng và thưa , mùa đông rất sợ lạnh , nhìn những con chó hoặc cừu có lông dày như tấm thãm , thật sướng như tiên còn gì .

    Đến sắp lúc bị tóm đi làm thịt . Tuy biết là khó tránh cái chết , nhưng cứ vùng vẫy , muốn kéo dài thời gian tử hình . Chẳng mấy chốc bị đồ tể tóm được , bị đạp lên mình , cổ họng bị cột lại , bốn cái giò bị cột bằng dây , xiết chặt đến tận xương , đau như dao cắt . Rồi chúng tôi được đưa đi bằng thuyền hoặc xe , nhiều con heo chen chúc nhau , xương sườn đụng nhau như bị gẫy , mạch máu chảy không điều hòa , bụng phình như sắp bị tung ra . Có khi mấy con bị sâu lưng lại bằng cây tre và khiêng đi , đau muốn chết .

    Đến lò sát sanh liền bị vứt dưới đất . Tôi thấy thớt dao bày bên tay trái , nồi nước sôi lớn đang bốc khói bên tay phải . Nghĩ đến những con dao và nước sôi tát lên mình sẽ đau khủng khiếp , cả người tôi run rẩy lên . Có khi nghĩ đến mình sắp bị chặt ra thành từng mảnh , không biết sẽ biến thành nồi canh của nhà bếp nhà nào , thật thảm thiết tuyệt vọng .

    Lúc tôi sắp bị làm thịt , cảm thấy kinh hãi và xây xẩm khi bị đồ tể tóm lấy . Bốn cẳng đều mềm nhũng , tâm rúng động , hồn phách như sắp bay ra từ đỉnh đầu . Khi tôi được đặt trên miếng thớt , thấy lưỡi dao óng ánh , không dám nhìn thẳng vào nữa , chỉ nhắm mắt chờ bị giết . Đồ tể lấy dao rạch ở cổ trước , đâm lưỡi dao vào cho máu đổ ra trong thau , thật đau đớn không ngôn ngữ nào tả xiết , muốn chết ngay cũng không được , chỉ biết kêu la thê thảm , đến máu chảy hết , bị đâm một phát vào tim , đau nhói đến tâm can , không còn phát ra tiếng kêu được nữa , thần thức từ từ rời xa và trở nên ngẩn ngơ , như lúc mới chuyển kiếp , say mê như nằm mơ .

    Phải qua một thời gian rất lâu , nhìn lại thấy hồn phách mình thì đã đến âm phủ rồi . Quan thẩm phán thấy trong quá khứ hãy còn có làm một số việc lành , mới xử cho làm người trở lại . Cho nên kiếp này , gặp con heo này sắp bị mổ , tôi thấy rất thương tiếc , nghĩ đến người giết nó sau này cũng sẽ chịu số mệnh bị giết lại ; và nhớ đến những đau khổ mình đã gánh chịu trong quá khứ , ba thứ ưu tư triền miên trong tâm thức , chả biết vì sao nước mắt đã tuôn rơi tự bao giờ .

    Ông đồ tể nghe lão nói đến đây , tức thì vứt bỏ lưỡi dao , đổi làm nghề bán rau .


    Tin Đồn Dí Dỏm : HEO CŨNG SÂN SI

    Có một ông đồ tể vừa chết đi , thì cách nhà ông khoảng 4 , 5 cây số có sinh ra một con heo . Con heo này có thói quen hay về nằm nhà ông đồ tể này , đuổi cũng không đi . Người chủ của nó bắt nó về , tự nó lại chạy đến , nên phải nhốt nó lại , không cho nó chạy lung tung . Ông nghi con heo này do ông đồ tễ kia chuyển kiếp .

    Lại có một ông đồ tễ sau chết đi , một năm rưỡi sau , vợ hắn muốn lấy người khác . Vừa mặc áo cưới đẹp leo xuống thuyền , bỗng một con heo từ đâu chạy đến , trợn tròn đôi mắt bực tức nhìn cô dâu , cắn rách tả tơi cái váy của cô dâu , còn muốn cắn chân cô dâu . Mọi người vội vàng giải cứu cô dâu , đẩy con heo xuống nước . để thuyền có thể nhổ neo mà đi . Ngờ đâu con heo vùng vãy từ nước nhảy lên , chạy dọc bờ theo thuyền . Vừa lúc đó trời có gió , con thuyền mới có thể căng buồng mà đi , con heo mới thất vọng bỏ đi . Người ta cũng nghi con heo này do ông đồ tể chuyển kiếp , vì thấy vợ mình dám lấy người khác , mới nổi cơn lôi đình .

    Lại có một ông đồ tể đang mổ heo , vừa lúc heo chết thì vợ hắn sinh ra đứa con gái . Vừa sinh ra thì con gái khóc nghe y như tiếng heo kêu . Kêu được 3 , 4 ngày thì đứa bé chết . Chuyện này cũng có thể chứng minh là con heo vừa bị mổ đã chuyển kiếp thành đứa bé gái .


    77

  2. #22
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Bạn Có Biết ?




    Một Buổi Chiều
    Trên Giòng Sông Chao Phraya


    Sư huynh Ngô Bội Nguyên , Bangkok , Thái Lan , ghi chép


    Để đáp lại sự khoản đãi ân cần trước đây của Sư Phụ , đại úy phi công Boonchai từ Chiang-Mai cùng với ông Min và bạn gái ông Min đồng thỉnh mời Sư Phụ đến dự buổi dạ tiệc . Trước bữa tiệc , Sư Phụ đã tặng món quà tất niên cho ông bà chủ , và Sư Phụ cũng được tặng lại một món quà đặc biệt - huy hiệu đệ nhất đẳng của phi công . Đây là một huy hiệu cao nhất dành riêng cho những viên phi công ưu tú . Món quà này do đích thân đại úy Monohai tận tay trao tặng .

    Nhà hàng này do ông Min và bạn gái của ông , cô Done , sáng lập . Chính cô đã xuống bếp nấu những món ăn chay Thái Lan , vừa chua vừa cay , món nào cũng có hương vị riêng . Sư Phụ khen các món ăn chay Thái Lan rất đặc biệt . Cô chủ đã đích thân xới cơm , chan canh , dâng nước , khoản đãi Sư Phụ như một vị thượng khách . Sư Phụ đã cảm động trước sự ân cần khoản đãi , lễ độ và chu đáo của họ .

    Chuyện trò hàn huyên một hồi , có người nhắc đến con đường Sư Phụ đến là con đường kẹt xe nhất tại Bangkok . Ông Min nói ai cũng biết đây là con đường kẹt xe nhất , nhưng chỉ kẹt có hai ngày mà thôi ! Ai cũng lấy làm lạ và hỏi : "Tại sao vậy . Rõ ràng là ngày nào cũng kẹt mà !" Ông Min nói một cách khôi hài rằng : "Một ngày là ngày mưa , còn ngày kia là ngày không mưa !" Mọi người như vỡ lẽ ra cười vang . Sư Phụ nói Ngài tưởng là một ngày làm việc và một ngày không làm việc , khiến cho mọi người lại cười vang .

    Nhằm ngày cuối tuần , hôm sau không phải đi làm , mọi người sau khi dùng cơm xong đã kéo nhau đến nhà hàng Đông Phương bên dòng sông Chao Phraya để uống trà .

    Ông Boonchai và ông Min đều là phi công , họ đã hỏi Sư Phụ về ý nghĩa của những giấc mơ ? Sư Phụ cười nói : "Nếu như nằm mơ tỉnh dậy không nhớ mình đã mơ thấy gì thì tương đối tốt hơn." Ông Min nói có lúc ông thấy mình đang bay bị rớt xuống , nhưng vì trách nhiệm nên vẫn cứ bay . Ông Minh nói ông không thể ngưng bay vì những giấc mơ này Sư Phụ trả lời thẳng rằng : "Đúng vậy ! Không thể ngưng bay chỉ vì chuyện đó." Cuộc vui nào rồi cũng chóng tàn , trong tiếng cười vui vẻ , mọi người ngỏ lời từ giã . Các thân hữu ước mong sớm có ngày lại được diện kiến Sư Phụ .



    79

  3. #23
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Bạn Có Biết ?




    Bến Đò Thương Tâm

    Cô Mười Ba

    Có một lần , Sư Phụ cùng chúng tôi xem bộ phim "Vua Càn Long Du Giang Nam", trong đó có một đoạn vua Càn Long yêu thương một cô gái Giang Nam xinh đẹp . Không ngờ vì triều đình bận việc , nhà vua không ngừng bị hối thúc phải hồi kinh , không thể tiếp tục ở lại được nữa . Vua Càn Long trong lòng nhớ nhung người mình đã thương yêu , nghĩ đủ mọi cách để mang cô cùng trở về kinh đô , thậm chí có lúc không màng đến sự an toàn của ngài , đã tiết lộ thời gian của chuyến thuyền , mong chờ cô đến để hội ngộ , rồi nghĩ cách đem lên thuyền đưa vào kinh thành . Tôi đã quên mất vì lý do gì , giai nhân cuối cùng không xuất hiện . Khi chiếc thuyền từ từ rời xa , vua Càn Long đứng trước mũi thuyền tuyệt vọng quay lại nhìn. Nước hồ xanh trong, phản chiếu bóng hình của nhà vua với nỗi ưu sầu câm nín . Máy chiếu hình ngừng lại giữa cảnh của một chiếc thuyền lẻ loi ở tận chốn chân trời . Ở đây , chúng tôi đã nghe Sư Phụ nhẹ nhàng thố lộ : "Cảnh này sao quen thuộc quá ? Ôi , giống quá ! Tôi thật sự hiểu được cảm giác đó ... Tôi hình như đã từng trải qua rồi ! Quý vị có cảm giác như vậy không ?" Trong lời nói của Sư Phụ đầy tuyệt vọng .

    Sư Phụ cũng đã từng kể qua một thí dụ , có một ông vua quyết định bỏ ngai vàng để đi tầm đạo . Cả hoàng hậu , cung phi , hoàng gia thân thích đều muốn đi theo vua . Không ngờ trên đường đi gặp rất nhiều khảo nghiệm . Hoàng thái hậu mệt đừ , rồi đến hoàng hậu quỵ ngã . Dù thấy họ gục ngã và lần lượt ngừng lại , nhà vua vẫn tiếp tục cất bước . Dù xót thương cho họ , nhưng ông vẫn phải tiến bước và chỉ những người có thể theo được mới tiếp tục đi theo ông .

    Trong một lần Thiền Thất , Sư Phụ hỏi mọi người : "Quý vị đã sẵn sàng cùng Sư Phụ trèo non vượt biển chưa ?" Mọi người chắp tay thưa với Sư Phụ : "Dạ rồi !" Lời nói còn vang vang bên tai , nhiều người đã bắt đầu rơi rớt lại phía sau hay gục ngã trên đường . Có người vẫn còn dậm chân tại chỗ , đã lặng lẽ bế quan chốn phàm trần .

    Người thân của gia tộc Quán Âm , đừng để Sư Phụ vì chúng ta mà cảm nhận nỗi thương tâm câm nín tại bến đò nào đó một lần nữa !



    97

  4. #24
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Bạn Có Biết ?






    Sự thật đàng sau
    những nạn nhân chiến tranh


    Thanh Hải Vô Thượng Sư khai thị tại Tây Hồ , Formosa ,
    ngày 11 tháng 8 , 1991 (nguyên văn tiếng Trung Hoa)
    Băng thâu hình số 187 Phần II


    Ma có thật mà địa ngục cũng có thật . Tuy nhiên , tất cả đều do tâm tạo . Tùy theo kiếp này hay kiếp trước chúng ta đã làm gì , thì chúng ta sẽ chứa chấp cùng bầu không gian hay cùng kỳ vọng đó lúc từ trần . Sau khi qua đời , chúng ta sẽ bị đông lại trong cảnh giới mà mình đã quen biết lúc còn sống . Thỉnh thoảng quý vị cũng thấy trên báo chí hay truyền hình có đăng tin về những cuộc khảo cứu về những người chết bất đắc kỳ tử , hay những người bị quân lính giết hay thình lình mất mạng trong cuộc chiến . Hiển nhiên là họ bị rơi vào trạng thái bàng hoàng vì không có chuẩn bị tinh thần . Sợi dây bạc bị đứt đột ngột , hoàn toàn không ngờ , nên họ không chấp nhận được chuyện đó . Họ dường như bất chợt bị đông lại ở một cảnh giới nào đó , giống như là bị mắc kẹt trong một cái thùng , không sao thoát ra được . Do đó họ nghĩ rằng mình vẫn còn đang đánh trận , vẫn còn trong quân đội , tiếp tục hò hét đánh giặc mỗi ngày , ai cản đường cản xá là họ giết . Họ sẽ thấy ảo ảnh , thấy người nào cũng cho là kẻ thù của mình . Cứ đánh trận hoài . Những người chết ngoài mặt trận hay những người chết bất đắc kỳ tử thật đau khổ vô cùng . Không có Minh sư , họ không bao giờ thoát ra khỏi cảnh giới đó . Trường hợp tự sát cũng vậy . Những cảm giác bối rối , đau buồn mà một người có trong giờ phút tự tử vẫn còn theo người đó sau khi chết . Cái chết không giải thoát một người khỏi sự đau khổ , không bao giờ ! Cũng giống như chúng ta nếu nhỏ không học hành đàng hoàng thì lớn lên sẽ không thể nào thành người có học thức được . Cho nên bầu không khí chiến tranh là kinh khủng nhất . Nhiều hồn ma không thoát ra được cảnh giới của họ . Nếu , sau một thời gian rất lâu , những linh hồn này thoát ra được cảnh giới ấy và đầu thai lại làm người , họ thường có khuynh hướng sống cuộc đời giống vậy , đánh nhau , hay nóng nảy tức giận . Thế giới này làm hại rất nhiều người . Cho nên hầu hết những nhà tu hành đều chống chiến tranh , nhưng họ không thể biểu lộ quan điểm của họ một cách công khai . Nếu phản đối hoài thì lại thành giống như làm cách mạng , rồi bị hiểu lầm hay bị cho là làm vì lý do chính trị . Tuy nhiên , trong lòng họ vẫn phản đối chiến tranh , vì chiến tranh không tốt cho con người . Dù là lý do gì cũng không tốt . Không tốt cho con người ; thậm chí chết cũng không an .



    174

Page 2 of 2 FirstFirst 12

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts