Results 1 to 7 of 7

Thread: HÒA THƯỢNG BỬU THẮNG THIỀN SƯ KHAI THỊ TRỰC CHỈ THIỀN

  1. #1
    Member
    Join Date
    Aug 2011
    Posts
    75

    Default HÒA THƯỢNG BỬU THẮNG THIỀN SƯ KHAI THỊ TRỰC CHỈ THIỀN


  2. #2
    Member
    Join Date
    Aug 2011
    Posts
    75

    Default Re: HÒA THƯỢNG BỬU THẮNG THIỀN SƯ KHAI THỊ TRỰC CHỈ THIỀN


  3. #3
    Member
    Join Date
    Aug 2011
    Posts
    75

    Default Re: HÒA THƯỢNG BỬU THẮNG THIỀN SƯ KHAI THỊ TRỰC CHỈ THIỀN


  4. #4
    Member
    Join Date
    Aug 2011
    Posts
    75

    Default Re: HÒA THƯỢNG BỬU THẮNG THIỀN SƯ KHAI THỊ TRỰC CHỈ THIỀN


  5. #5
    Member
    Join Date
    Aug 2011
    Posts
    75

    Default Re: HÒA THƯỢNG BỬU THẮNG THIỀN SƯ KHAI THỊ TRỰC CHỈ THIỀN

    KHAI THỊ THIỀN TRỤC CHỈ
    Hòa Thượng Thiền Sư Bửu Thắng
    ĐÈ TÀI 1 : TRỰC CHỈ THIỀN
    LỜI TÁC BẠCH
    Nam-Mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật
    Kính bạch Hòa-Thượng Thiền-Sư
    Kính thưa toàn thể chư Đại-Đức Tăng và quý Phật-tử.
    Hôm nay được một đại duyên hạnh-phúc lớn lao, cho chư
    Tăng, Ni và các Phật tử quy tựu nơi Đạo-tràng Huệ-Quang này,
    cũng vì với tâm thiết tha cầu pháp Vô-Thượng của Đức Phật nghìn xưa.
    Nay được Hòa-Thượng là chủ trì chùa Bửu-Minh tại Gò-Công,
    Hòa-Thượng không nài tuổi già sức yếu, không từ khó nhọc đã
    quang lâm về nơi Đạo-tràng Huệ-Quang này, thật là hạnh-phúc lớn lao cho hiện tiền Tăng, Ni và quý Phật tử. Hòa-Thượng đã là ẩn tu từ lâu, ít có ai được biết Hòa-Thượng trên con đường hành đạo giải-thoát như thế nào. Nhưng được may mắn gặp gỡ được Hòa-Thượng có tâm truyền Thiền-Đạo của NhưLai, nên chư vị nơi đây cũng là những người hữu duyên, hữu hạnh,
    được quang lâm về đây mới được thính pháp, để được nghe những lời chỉ giáo của Hòa-Thượng.
    Về thân-thế của Hòa-Thượng, về lai lịch của Hòa-Thượng thì
    hôm nay trong Đạo-Tràng này xin miễn giới-thiệu. Bởi vì chỉ mong nơi đạo pháp của Hòa-Thượng ban bố mà thôi, rồi sau đây tất cả sẽ hiểu được những gì trên đường hành-đạo của Hòa-Thượng.
    Giờ đây tôi xin thay mặt cho toàn thể Phật tử, cũng như chư
    Đại-Đức Tăng, Ni thành tâm tha thiết cung thỉnh Hòa-Thượng khai thị cho một con đường đạo thẳng tắt tu hành sớm được giải-thoát, sớm được giác ngộ thấy được chơn tâm bản tánh của mình.
    Ở nơi Đạo tràng này đã có nhiều Thiền-Sư, nhiều Pháp-Sư
    hướng dẫn cho các Phật tử trên con đường hành đạo, cũng có biết tu tập Thiền-Định, cũng có những phương-tiện tu tập giải-thoát nhiều, nhưng mà cái lòng khao khát của chư Tăng, Ni cũng như các Phật tử ở đây vẫn còn mong mỏi, nghĩ rằng trong Phật-Pháp còn có một cái đạo pháp vi diệu nào mà chư Hòa-Thượng đã lãnh thọ, một cái bí truyền bí pháp nào mà chưa được duyên khai mở, thì nơi đây cung thỉnh Hòa-Thượng khai thị Thiền-Trực-Chỉ cho toàn thể ở đây đặng ân-triêm pháp nhủ.
    Mặc dù cũng có những vị nói đến Thiền Như-Lai, cũng có nói
    đến Thiền Tổ-sư nhưng mà Thiền-Trực-Chỉ để rồi trực được NhưLai Tri-kiến để thấy được chơn tâm bản tánh của mình trong hiện tại này tu nhất kiếp được ngộ nhất thời là cái sự mong mỏi của toàn thể.
    Ngưỡng mong Hòa-Thượng từ mẫn bất từ lao nguyện bố-thí
    pháp nhủ cho toàn thể hiện chúng đây được ân triêm pháp nhủ.
    HÒA THƯỢNG BỬU THẮNG KHAI THỊ
    LỜI PHÂN TÁCH CỦA HÒA THƯỢNG BỬU THẮNG
    Nam-Mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni
    Đức Phật nói : “Vạn sự tùng nhơn-duyên sanh, vạn sự tùng
    nhơn-duyên diệt”. Từ không có đến mà nó đến mới thiệt là cái nhơn của tiền kiếp tu nhơn mà chờ quả hiện tại, rồi hiện nay đây đó, nó kết quả đây, nhơn quả đồng thời trong này gieo vị lai kiếp đó thì kêu là mật nhơn. Trong giáo Phật nói mật-nhơn, chánh-nhơn mà nếu trong mật nhơn này không đặng nó không kết thành mật-quả, cái nhơn hữu lậu nó phải tu dầu cực khổ đến đâu, nấu cát hỏng bao giờ thành cơm. Còn cái mật nhơn thì nó phải đi đến mật quả. Nên vì cái nhơn-duyên ngày nay cũng nhờ ơn huệ phước
    đức của Phật và Hòa-Thượng, vì đạo đức cái nhơn-duyên nó từ lâu xa đời kiếp nó mới kết thành hiện-tại. Rồi từ hiện-tại cái nhơnduyên đây nó từ lâu xa đời kiếp vị-lai nó phải có cái nhơn-duyên, nếu hỏng có hỏng được nên vì vậy tùng nhơn-duyên mà sanh nhơnduyên, vậy tùng chỗ nhơn-duyên này tôi xin phântách, phân tách là cái gì?
    Đức Ngũ Tổ muốn dùng tiếng Thiền-ngữ mà hỏi đức Lục Tổ, đạo nhà ngươi tỏ thông hay chưa, hiểu hay chưa mà đến đây muốn cầu thành Phật? mượn cái tiếng Thiền-Ngữ đó, mây chuyển bên Nam mà mưa bên Bắc. Ý hỏi tỏ hay chưa ! Thông hiểu hay chưa, thì Tổ nói cái đạo tôi đã tỏ hiểu rồi mà thiếu người phân tách, cũng như gạo đã trắng rồi mà thiếu người vừng dùm tôi thôi. Nên đây tôi xin đem cái nguồn Thiền từ Tổ Tổ tương truyền, tâm tâm tương ấn, đặng mà để khai thị cho bao nhiêu ThiệnTri-Thức đặng ngộ nhập vào Như-Lai Tri-Kiến. Xin từ nhơn-duyên đặng phát sanh ra đây. Bây giờ nhơn duyên đây tôi sẽ phân tách hai cái lối Thiền.
    1- Như-Lai Thiền: Tu Tứ-Thiền Tứ-Định, đó là cái tướng của Như-Lai đưa nhà tăng phải vào Thiền, Giáo, Luật, lấy cái luật giới làm đầu tiên cho tròn cái giới-luật tinh-nghiêm, rồi sẽ vào qua giáo là giáo pháp, rồi từ cái pháp tu đó cũng đứng đầu sào, nào là Phật sợ mình nhiễm trần, nào sợ tiếc xác thân nên mới để cho giáo pháp, giáo pháp quán thân bất-tịnh. Cái giáo là đứng đầu sào thôi, đó là Như-Lai-Thiền để đặng đưa chúng sanh vào tướng NhưLai Thôi.
    2- Trực-Chỉ-Thiền: là Thiền tánh của Như-Lai cái Trực-Chỉ Thiền không có lối tu tướng, dạ trong từng sát na nào nó cũng ở trong Thiền-Trực-Chỉ hết, dạ hỏng ai thấy chỗ đó được, dầu người cõi trời dùng thiên nhãn cũng không thấy nữa, cái đó chỗ sâu kín, chỗ đó huệ nhãn của mình mình thấy mà thôi, chớ ngoài ra không có tướng. Còn có phát cái tướng nào thì ở trong 10 cõi đều ngó thấy. Chư Thiên hay quỷ thần đều ngó thấy, còn chỗ không phát tướng không bao giờ thấy được. Nên Trực-Chỉ-Thiền nó hỏng tu, hỏng có tướng mà trong chỗ nào nó cũng Trực chỉ hết ( yếu huyệt quan trọng ).
    3- Chữ Trực-Chỉ là gì? là dừng ngay ở trong chúng sanh, phải dừng chúng sanh tức nó lòi Phật hà, chứ Phật ở đâu màkiếm? mà Phật ở đâu mà tìm? Phật khai viễn cho ông Phật nầy tu
    hạnh nầy thành, ông Bồ-Tát kia tu hạnh kia mà đắc, đặng cho chúng sanh lấy cái tướng đó mà tu theo.
    4- Tổ hiển cận Tổ nói: “Ông Phật của ngươi đấy, ngươi phải cứu ông Phật của ngươi ra khỏi vỏ triền, ngươi đừng vô tình mà giết ông Phật của ngươi”. Cho nên vì vậy Tổ hiển cận, mà vì chỗ hiển cận quá gần thấy hỏng được nên Tổ mới nói bổn lai diện mục, đạo ở trước con mắt mình, nó quá gần cũng như mí con mắt nó nằm dính con mắt mà không thấy mí con mắt. Còn một chỗ quá xa thấy hỏng được, chỗ quá gần thấy hông được, từ đi, đứng, nằm, ngồi ông Phật có theo mình hết mà mình không biết, dạ, không biết chỗ đó nên vô tình mình giết ông Phật của mình, nên vì vậy Tổ mới đem Thiền Trực Chỉ ra
    .
    5- Trực-Chỉ là gì? Là dừng ngay! Dừng ngay cái gì?
    dừng ngay chỗ chúng sanh, ở chỗ chúng sanh mà mình không khởi cái chúng sanh đó tức là mình không còn chúng sanh nữa. Mình khởi cái thức chỗ nào thì nó vào chỗ nấy, mình khởi thức ThinhVăn thì cái quả Thinh-Văn sau phải trở lại tu nữa. Mình khởi cái thức Duyên-Giác chữa qua cái lớp đó phải trở lại nữa rồi lên một từng nữa lại khởi Bồ tát sơ phát tâm thì nó cũng kẹt trong cái địa đó nữa.
    6- Còn Trực-Chỉ-Thiền là dừng ngay nó không còn các
    địa mà dừng là dừng cái gì ? dừng thiện ác, mà dừng thiện ác ở đây ai làm chứng, trong giáo làm chứng qua Thiền Tổ truyền đạo cho Huệ Minh và truyền đạo cho Tiết Giảng Như-Lai Tri-kiến Tổ nói bất tư thiện bất tư ác, ngươi hỏng nên nghĩ nhớ đến các điều ác và điều thiện thì “giữ mạ thời” liền chỗ đó là Trực-Chỉ, dừng ngay chỗ đó tức là chỗ đó không còn dính thiện ác thì 10 cái thiện trong cái địa đó nó không có lại đó mà chịu hưởng phước, mà 10 cái ác không có gieo cái nhơn ác mà thập ác nữa. Còn 5 cái địa nữa đó là: Tài, sắc, danh, thực, thùy mà địa 25 là địa ngũ rất khó khăn phải tu cho hết ngủ, làm chủ khi thức được rồi còn ngủ thì giao cho nó hà, dạ giao cho nó, làm ban ngày được bao nhiêu mà tối ngủ nó cắt túi hết. Nên vì vậy Trực-Chỉ là dừng ngay chỗ thiện ác mà bên giáo phải để là:
    “Tứ pháp quảng vô-biên nguyện kim hồi hướng diệc như thị”.
    Bên giáo phải lấy Khai, Thị, Ngộ, Nhập làm căn bản, Thủ, Xả, Gia, Giảm làm căn bản. Làm sao là Thủ, Xả, sao là Gia, Giảm, hễ tu định nó dư thì nó sanh ra trầm, còn tu huệ nó dư thì nó sanh ra phù phải gia giảm, lấy chỗ gia giảm nó có tăng có giảm mà ngự chế nó không còn cho tăng giảm nữa, cũng như bên nây nó nặng quá thì chế cái nầy đem qua bên đây cho hai cái nó đồng nhau, hễ nó đồng nhau tức bất tăng bất giảm Kim-Cang, thị Kim-Cang thì nó bày tánh Phật ra hà, cái tánh không còn thăng trầm nặng nhẹ, cái tánh không còn bị sanh diệt nữa thì lòi cái Phật-Tánh của mình ra hà. Nó hết trầm bên nây thì nó phù bên nây, hết phù bên nây thì nó trầm bên nây, sanh diệt mãi mãi, vì cái nhơn sanh diệt mà phải chịu cái quả sanh-tử luân-hồi.
    Cái Trực-Chỉ-Thiền là đưa chúng sanh chỗ nầy, chúng sanh thị Phật chớ hỏng ai hết. Bởi vậy cho nên trong bộ Pháp-Hoa Phật mới khai Quyền, hiển Thiệt .Thường-Bất-Khinh Bồ-Tát hói: các ông là Phật vị lai, tại mình là Phật vẫn giết Phật của mình, mình hỏng có thức tỉnh lại, vạn duyên mình hỏng chịu phóng hạ, mình có bao nhiêu kết hoài thì chẳng khác nào một người lầm mê đi kiếm cái đứng, ôm cái chạy mà đi kiếm cái đứng không bao giờ có cái đứng ở đâu mà kiếm. Bây giờ dừng lại đừng chạy thì nó lòi cái đứng ra đây. Nên Trực-Chỉ nhơn tâm Kiến-Tánh thành Phật, dạ ngay liền và trong Trực-Chỉ-Thiền đây là Phật, Phật ở đâu? Phật do tâm mình.
    Trong giáo Tổ có nói: :Trực tâm thị đạo tràng”, trực ngay vào
    cái tâm đây là Đạo tràng rồi đó, nó không bị cái sanh diệt, không có cái sanh diệt nổi chìm thì đường sanh tử cũng như mơ mộng chớ nó không có gì là khó. Thì “trực tâm thị Tịnh-Độ” trực ngay cái tâm, dừng chỗ thiện ác thì nó không dính hai cái tâm, mười quả thiện và mười quả ác nữa thì cảnh đó là cảnh Tịnh-Độ duy-tâm, chớ Tịnh-Độ ở đâu mà kiếm.
    Nên vì vậy chỗ đó ngày nay tôi xin phân tách, cái dòng Thiền Trực-Chỉ nó cũng đi bốn con đường đi vào , bên giáo thì Khai, Thị,Ngộ, Nhập mà tỏ nhập tri kiến mà không biết Phật ở đâu mà nhập, hỏng biết năng sở chỗ nào, xứ nào, sở nào. Còn bên Thiền cũng vào trong tứ pháp Trực, Tri, Nhận, Nhập, cái chỗ lối khẩu truyền nầy hỏng có biên trong giáo, vẫn khẩu truyền mà dạy tu Trực-Tri, hay trực ngay chỗ đó, dừng ngay thiện ác thì mình biết ngay chỗ này, nó hỏng còn dính thiện ác thì nó có cái Phật tánh, chớ Phật tánh hỏng có dính thiện ác hay phi thiện ác, thì mình nhập vào chỗ đó là Phật-Tri-Kiến liền đó.
    Nên vì vậy, đây một đại sự nhơn duyên đức Phật có nói, dầu
    cho gánh một gánh bông đi qua trong biển lửa mà không cháy một cọng, thì Phật cho là dễ, còn đặng nghe cái chỗ Thiền-Tông Mật Chỉ chuyện đó khó lắm.
    Nhưng các Thiện-Tri-Thức ơi! Đây cũng sở hữu thiện căn từ
    duyên lành muôn kiếp ở đâu đó ươm rắm cái hột giống Bát nhã rồi, nên kiếp nầy mới có tùng nhơn duyên hộ ngộ, đặng gặp đây, thì cái chuyện đây nó hỏng phải ngẩu nhiên đâu, rồi vị lai kiếp nó từ Mật nhơn nầy, nó đi đến thành Mật quả. Mà nhớ lấy hột giống nhơn, mà cái nhơn sanh diệt, mà tu dộng đầu xuống đất như ngoại đạo hay treo một giò, nói rằng khổ hạnh mà thành đạo, cái đó hỏng có thành. Cái đạo do nơi Giác chớ hỏng phải lấy khổ hạnh làm.
    Bởi vậy trong Thủ-Lăng-Nghiêm có nói:
    “Giác mê mê diệt, giác bất sanh mê,
    Cuồng tánh tự yết, yết tức Bồ đề,
    Hà tạ cù lao, khởi lỵ tu chứng”
    Người khi mê ở đâu đem lại mà có mê như vầy như Diển-Nhã
    Đạt-Đa khi ảnh thấy cái mê này ảnh sợ, ảnh thấy cái mê nầy ảnh hết cuồng rồi cái mê nầy nó sẽ đi đâu? Hồi nảy nó ở đâu tới, rồi bây giờ nó đi đâu? Cho nên cái mê chỗ đó chẳng khác nào con đường sanh tử của mình, mình nhận lầm chỗ đó là có, chớ nó hỏng có, hễ nó hết mê rồi nó lòi giác hà. Hết tánh cuồng là hết mê muội đó thì nó lòi tánh Bồ-Đề ra. Hễ giác mê mê diệt, giác bất sanh mê hà.
    Chữ giác là biết, biết mê nó hết hà, mà khi mê hết rồi thì đâu có
    sanh lại cái mê nữa. Cũng như trái chuối chát thì nó chưa ngọt mà hễ nó ngọt thì hỏng có trở lại chát nữa đâu các Thiện-Tri-Thức ơi!
    Nó lên được cái địa nầy rồi thì nó lên địa kia, nó lên địa nầy chớ
    đâu bao giờ lên đây rồi trở sụp xuống. Nó ngọt rồi đi đến thiệt ngọt chớ không trở lại cái chát.
    Cho nên chữ Phật là giác, giác là gì? Giác là biết cái mê của
    mình nhận lầm từ cái chỗ tu đừng có để nó hướng mình vào cái chỗ lạc hướng thì chỗ đó kêu chánh nhơn thì nó đi đến chỗ chánh quả.
    Nên Trực-Chỉ-Thiền chỗ đó chia ra làm bốn bực: Trực, Tri, Nhận, Nhập. Đây tôi xin nhắc lại các Thiện-Tri-Thức nên dò trong giáo kinh làm bản đồ như cây số, làm rõ bản đồ chỉ rõ đường đi tới đâu biết tới đó. Thiền -Tông, tông chỉ Trực-Chỉ đó là bỏ lớp vỏ lòi lớp da.
    1-Trực-Chỉ: Trực-Chỉ là cái gì? Dừng sáu căn, mà dừng được năm căn tướng Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, vừa thấy thì vừa
    nhiễm, vừa nghe thì vừa ưa, nó có cái tướng thì dừng ngay, chỉ năm cái căn đó rồi, còn một cái căn ý nữa nó hỏng có tướng, nó phát khởi vô thường, nó muốn phát chừng nào nó phát.
    Nên Trực-Chỉ là dừng năm căn có tướng, còn Ý chỉ là nên đề phòng căn ý đó nghe.
    2- Ý chỉ: rõ ràng đề phòng cái ý-Chỉ, đương ngồi đây hà hỏng tu thì thôi, mà tu rồi nó nhớ đâu hỏng biết, cho ai mượn gì đâu ba năm trước nó bắt nhớ thiệt ngặt vô cùng, nên ngừa nó kêu là ý chỉ.
    Ý-Chỉ nó muốn chỗ đó phải dừng ngay ở đó , thì tức sáu căn nó dứt, mà sáu căn nó dứt chưa phải rồi đâu, cũng như miếng đất cày bừa dọn sạch sẽ cỏ rác rồi nhưng có hạt giống hà, nó rồi hết cỏ rác nhưng hột giống chưa có lấy đâu kết quả.
    Mà bây giờ Ý chỉ phải giữ gìn nó mãi, thì chẳng khác nào chú lính còn mắc kẹt giữ chú tù, kể cho mình là người lính khỏi tù,
    mất nó thì mình ở tù, nó đứng ngào nắng thì mình cũng ngoài nắng thì còn cái ý giữ nó, là hai cái Chỉ.
    3- Diệu chỉ:
    Chỉ thứ ba phải vào Diệu-Chỉ, Diệu-Chỉ không còn giữ cái ý nầy nữa, mà bỏ cái ý nầy cũng không được nữa dạ chỗ đó mắc hà, khởi không giữ cũng bị dính không giữ, mà khởi giữ cũng bị dính giữ, nên nó thuộc qua chữ diệu rồi.
    Chữ Diệu đó nó không có cái gì của mình khởi mà có, hễ mình khởi có nó không phải diệu, không khởi mà nó có trong đó nó mới diệu, đó là Diệu-Chỉ, rồi mới tới Mật-Chỉ.
    4- Mật chỉ:
    Bốn cái chỉ nầy Thiền-Trực-Chỉ nó đưa lên từ từ
    mà nó đưa vào nhập Phật-Tri-Kiến là cái Bổn tánh của mình, mà cái chỉ nầy từ đâu làm chứng đây, Đức Tông-Bổn là vị Thiền có nói:
    “Sơn cư phong cảnh tự thiên-nhiên
    Đại đạo chi chiêu tại mục tiền”.
    Cái đạo nó trước con mắt hà, ông Phật tánh nằm bên mình như
    mí con mắt và con mắt mà mình hỏng thấy.
    “Bất thức Tổ tông thông Mật-Chỉ”, tại mình hỏng rõ, tại mình không hiểu tông chỉ của Tổ chỉ vào chỗ đó, Mật-Chỉ chỗ đó nên
    “Đồ lao niệm Phật dữ tham Thiền”,
    luống công mà ngồi vậy thôi còm lưng niệm Phật hoài, mà sao hỏng thấy ông Phật ổng trả lời ở đâu? Mà người tham Thiền tham cách nầy xét cách kia rồi, miết rồi không thấy gì hết.
    Còn Trực-Chỉ-Thiền hỏng phải như vậy, sát-na Tam-Muội giải quyết liền đây, dạ liền đây, hễ té đây đứng dậy cũng tại chỗ nầy, đứng rồi tôi hết té hà. Hễ còn chúng sanh là khai, thị, ngộ, nhập chúng sanh tri kiến giả, thì mình thấy còn chúng sanh đây hà, còn bây giờ không có khai thị ngộ nhập chúng-sanh Tri-Kiến tức nó nhập Phật-Tri-Kiến chớ nó không có đi đến ngõ nào mà kiếm.
    Cũng như ví dụ mình làm giấy chứng minh nhân dân có hai cái vòng ngéo, hỏi ông già còn sống hay chết? Nói dạ thưa với Thầy ông già tôi không sống, không sống thì biên chết, không sống thì biên chết chớ đi đâu? Còn không chết là biên sống. Nó có chúng sanh là hỏng có Phật, mà không có chúng sanh là Phật ở trong nầy chớ đâu có mất.
    Nên vì vậy Đức Phật mới dùng tiếng chuông mà khai Đức A-
    Nan chỗ có với không, chỗ còn với mất, chỗ thường và chỗ đoạn đặng chỉ vào chơn không, không có mất còn nhơn duyên, nó có thì nghe, không có không nghe chớ mất chỗ nào nói rằng không có nghe, sau lại đánh lại có nghe, hồi nảy sao không có bây giờ lại có, nên ông Phật thì khai lối nầy cũng vào chỗ chơn không, không có mất.
    Còn Tổ, Mã-Tổ nhéo mũi Bách-Trượng hỏi: Bầy đó gì vậy?
    Dạ thưa bạch Tổ bầy chim.
    Hỏi bay đâu vậy?
    Dạ bay đâu hỏng biết mà bay mất.
    Tổ nói sao để mất đi, nó đâu có mất, nó không ở đây thì ở kia,
    chớ đâu có mất.
    Tổ vặn mũi Bách-Trượng, Tổ Bách-Trượng đau quá cái thức
    không còn khởi thức thứ sáu nữa, nó lòi cái nầy ra chỗ đó.
    Nên Tổ Bách-Trượng nói ta bị vặn cái mũi ba ngày mồ hôi nó
    còn ra, nhờ chỗ đó mà ta nhập được, nhờ chỗ đó nên không khởi
    thức thứ sáu nữa ( Độc-đầu-thức ).
    Nên vì vậy Phật bên đây đánh tiếng chuông, Tổ bên kia vặn cái lỗ mũi. Ông Phật của mình bản lai diện mục gần bên mình hễ Khai, Thị, Ngộ, Nhập Phật Tri-Kiến giả, chúng sanh là thị Phật. Cho nên còn tu cũng còn chúng sanh nữa, chớ không phải tôi tu Đại thừa là hết chúng sanh, còn tôi tu Thiền Vô-Vi, Vô-Vi cũng còn chúng sanh nữa. Như-Lai Tri-Kiến không có tu, dạ hỏng có tu hà.
    Nên trong bên giáo để dạy chỉ cho chúng sanh vào tu Chỉ và tu Quán, Như-Lai nào chỉ, Như-Lai nào quán “Như Lai giả dĩ vô sở tùng lai diệc vô sở khứ cố danh Như Lai dã”. Đức Như-Lai không có từ đâu mà đi lại đây, mà cũng không có từ đâu mà đến đây. Nó không có lối tu mà đem lại chỗ năng sở để tìm cầu, mà mình lấy cái chỗ tìm cầu là chỗ chúng sanh còn đây, để dạy tu cái giáo nên bị mắc kẹt.
    Ngày nay tôi xin phân tách hai cái Thiền của Phật, hỏng nói ngoại đạo Thiền và phàm phu chi cái đó của người ta hỏng nên nói, mình trong nhà Thích tử thì trong nhà mình nói, trong họ mình nói. Các Thiện-Tri-Thức ơi đừng có nói chuyện của người ta rồi họ buồn họ nói giờ nói chuyện của tôi, dạ thưa không có, nói chuyện của mình.
    Nên Phật mới đưa ra giáo pháp đặng người tu Thiền, giáo, luật. Luật là giới luật, làm ông Tăng đây y áo như Phật, luật là cái tướng của ông Phật Như-Lai rồi cũng ngồi kiết-già kiết ấn, có Thiền tướng nó đưa vào Thiền-Tánh là Trực-Chỉ.
    Nên Thiền-Trực-Chỉ chỗ nào cũng không có tướng tu, mà chỗ nào cũng đều tu hết. Các Thiện-Tri-Thức nghe đến chỗ nầy có học được chưa? Nếu chưa được cứ nên hỏi, nếu trong chỗ nầy nhập cho được liền, nên Phật có nói: “Dục cầu kiến Phật đản kiến chúng sanh”, phải đoạn chúng sanh hỏng cho nó dính nữa thì nó lòi Phật ra hà. Chớ nước hết đục nó lóng rồi nó thành nước trong, còn nước chửa lóng nó còn đục ,nước trong đâu có.
    Cho nên vì vậy đó các Tổ lại hiển cận mà đem cái dòng Thiền Trực-Chỉ, đặng khai-hóa chúng-sanh là thị Phật, chớ không phải chúng-sanh là chúng-sanh đâu, tại nhơn-duyên chỗ nào, thức khởi chỗ nào thì nó vào chỗ nấy, tôi có khai cái Thiền-Trực-Chỉ trong băng đó. “Sanh viết ký tử viết quy”. Sanh ở chỗ nào thác vào chỗ đó đà, cũng như mình thức đây, thì đây thôi tôi ở chùa Bửu-Minh rồi bây giờ tôi ngủ tôi bỏ xác thân nầy tôi hỏng biết, dạ gặp ai hỏi ông ở đâu. Dạ tôi ở Bửu-Minh Gò-Công vậy đó. Có phải sống ở chỗ nào tôi vào chỗ nấy hay không? Cái thức mình tu chỗ nào thì nó vào chỗ đó chớ không có muốn mà được, hễ thích tu phước thì nó vào tu phước mà hưởng chớ muốn không có được. Nhè lấy hột lúa năng ……. Làm bột nếp bao giờ được, nó phải lấy cái Chánh nhơn, Duyên nhơn, Liễu nhơn. Chánh nhơn nó mới thành chánh quả.
    Nên Phật không cho lấy khổ hạnh mà tu, mà cũng không cho giải đải hà. Không cho khổ hạnh tới từ thức thứ sáu nó khởi khổ hạnh là đắc quả, dạ không khổ hạnh mà đắc quả cái gì. Thí dụ nghe cái máy nầy nó phải ráp đi từ một đến bốn, mà tôi ráp bốn trước rồi một tôi ráp sau, ráp đến bao nhiêu cũng không được, dạ hỏng được, chắc mình thiếu khổ hạnh, dạ đứng một…… dạ cũng hỏng được. Bây giờ có người biết chỗ ráp từ số một đi lần đến số hai vậy đó dạ được rồi. Vậy chỗ đó không vì khổ hạnh mà được, dạ bỏ khổ hạnh cũng không được.
    Nên vì vậy trong Thiền-Tông có nói: “Theo quy bị cũ” không dây nó bị trói ở trong cái tướng phải có, chớ không phải bỏ một pháp nào mà dọc ngang vậy, đó là quần ma ngoại đạo. Cái đạo Như-Lai phải có Giới, có Luật, có Giáo, có Pháp rồi nó lên từ GiớiLuật nó lên Giáo pháp, nó lên Thiền.
    Dạ thưa tu Thiền không có chỗ tu, dạ không có chỗ tu nghe Thiện tri thức, dạ mà chỗ nào cũng tu hết đó. Nó khó chỗ đó chỗ nào trong sát na cũng tu hà. Dạ còn Thiền-Như-Lai nói còn Ngọ tôi tu còn Mùi tôi hết tu, dạ mãn giờ Ngọ rồi hết tịnh rồi, dạ 12 giờ nó tịnh 4 giờ còn 8 giờ không tịnh thì sao? Còn Thiền Trực chỉ không phân tách ra sát-na nào không tu hay sát-na nào tu hết đó. Chỗ đó kêu đoạn tâm đoạn hột giống sanh tử.
    Nên vì vậy trong Thiền-Trực-Chỉ tôi mới khai ông Tuệ-Trung
    Thượng-Sĩ làm chứng.
    “Tâm sanh hề sanh tử sanh”,
    Hễ tâm mình còn sanh pháp tu, đó là sanh diệt trong nầy còn khởi là đường sanh tử phải còn.
    “Còn tâm diệt thì sanh tử diệt”,
    Nó hết mê lầm rồi, còn bịnh thì còn thuốc, còn không còn tu đây, như người không tu, dạ hỏng phải đà, cũng như người nầy không có giữ giới. Còn các Thiện tri thức chay lạt nảy giờ đâu còn gì nữa đâu, đâu có khởi sanh ra vọng niệm mà đặng phá giới, thì cái giới nó bị trong cái định nó nhiếp rồi cái định nó giữ cho cái giới rồi nên không còn giữ giới đặng giữ cái định nè. Giữ cái định nầy đây hỏng cho nó tán loạn thì cái tán loạn không có thì giới nào bị phá nên giữ định tức là giữ giới mà nhưng giữ định còn mắc kẹt giữ định.
    Cho nên Thiền, Giáo, Luật nói đưa qua giáo, giáo pháp phải tu định bao nhiêu pháp của nhà Phật đều tu định, tu chỉ hết ráo. Dầu Sổ-Tức quán, hay là Bạch-Cốt quán, hay Từ-Bi quán, hay Bất-Tịnh quán, là quán cho cái tâm để ngăn cái dục vọng đều tu Chỉ hà, tu cái định chỗ đó, mà tu như vậy đó nhe, trong dòng Thiền-Trực-Chỉ các Tổ kêu là Càn-Huệ-Địa, cái huệ bị khô bao nhiêu cái huệ nầy vào giữ cái định nầy hoài huệ nầy bị gò bó hỏng phát ra được, nó bị khô cái huệ đó nghe, lối đi nghiêng có một bên hà. Vẫn tu cái định nầy hỏng cho nó vọng mà nó hỏng sanh, nhưng cái huệ nó hỏng phát đây nè.
    Còn Thiền-Trực-Chỉ nó không phải tu như vậy, hễ nó dừng hỏng cho thiện và ác hai bên, hỏng cho chinh nhau tức nó Bình- Đẳng-Tánh-Trí tâm không bịnh rồi, còn khởi ý là A-Lại-Da thức tàng chứa, hết khởi cái ý thức nó trở qua trí huệ Bát Nhã, là Như Lai đó là nhập Phật-Tri-Kiến, còn khởi cái đó còn chúng sanh Tri-Kiến nên các Thiện-Tri-Thức có ngộ nhập nghe cái chỗ nầy kịp chưa?
    Còn có hoài nghi gì các Thiện-Tri-Thức phải hỏi. Đây là một bực Thiện tri thức dìu dắt cùng nhau người trước dắt người sau chớ không có gì hết đó, dắt người sau cho đến giải thoát thôi nghe không. Hễ còn khởi tu đó thì thị vọng động, mà không khởi tu cũng bị nữa bị dính một bên.
    Nên vừa chừng mươi rày ở Bửu-Minh từ các tỉnh nó đổ qua Thiền Mỏ-Cày, Bến-Tre, Cần-Thơ nó đổ qua liền liền thì có một người đó nói.
    Dạ thưa Hòa-Thượng nghe nói Hòa-Thượng tu hết ngủ, dạ trong đó có phương-pháp nào tu? Tôi nói dạ hỏng có, dạ chú Thới biết hả, chú ở với tôi chú biết nói có pháp nào tu, dạ ông Phật không có nói cái đó, dạ ông Tổ cũng không có nói, không phải vậy. Vậy ông hỏi không phải phải làm sao?
    Tôi nói ví dụ cho ông nghe, như ông đương buồn ngủ hết sức buồn ngủ, không hề dằn được, rồi có một đứa con nó chạy về ba ơi, bà nội và bà ngoại mấy chị với mấy anh xe lật chết hết rồi, mới thấy ở ngoài, rồi buồn ngủ ông nó còn không? Hỏng có nữa chắc hỏng còn buồn ngủ nữa thì bên đây quá buồn, quá rầu nó hết buồn ngủ,
    Còn bên đây nhập Phật-Tri-Kiến được đó, thì nó hỏng còn Chúng-sanh Tri-Kiến nữa, thì chẳng khác nào một gả say kia khi tỉnh lại rồi đặng cục ngọc ở trong búi tóc, quá sức vui cho nên nó không có ngủ, Nhờ chỗ đó nó sanh ra Pháp-Hỷ-Thực mừng quá dạ lấy đó mà nó nuôi cái bản thân nầy, dạ thức chừng ba đêm dạ nó đau gan hay đau phổi. Các Thiện-Tri-Thức nghe chỗ đó chưa? Quá buồn rầu nên ngủ không được, còn quá mừng vui cũng không được nữa, nên vì chỗ đó nên phải tu tập.
    Cho nên vì vậy Tổ mới nói: “Ngọ thử pháp môn đó nhử tập tánh”, dầu có đặng pháp môn Thiền người ta chỉ cho mình mà mình không có ráng mà tập tu, để rồi cái chuyện đó cũng không có đặng kết quả đâu.
    Nên ngày nay đại sự nhơn-duyên mới đặng nghe, trong Tứ Thập Nhị Chương Phật có nói: “Cái nghe mà chưa từng nghe mà đặng nghe mới thiệt nghe”, chưa từng nghe mà được nghe chỗ đó mới thiệt nghe, bởi vì xưa nay đâu có nghe đến tới chỗ nầy. NhưLai Tri-Kiến mà cho nên bên trong giáo là nó đưa đi đến chỗ đó đầu sào, đến đó nó đưa đến cái quả Tiểu thừa rồi thôi hà, dầu bộ kinh nào cũng nói đến chỗ vô sanh rồi thôi. Dạ nên vì chỗ đó trong cái Thiền chúng sanh đều có Phật hết đó, rồi tại mình hỏng biết, nên vì vậy mà ngày nay bần Tăng mạn phép, xin đem những lời và ý kiến của Phật Tổ xin đem ra đây, các Thiện-Tri-Thức cũng là con của đức Phật chung khổ lắm mới đi tu, biết sanh, già, bịnh, tử, đặng mà nương nhau dìu dắt, chớ bần Tăng không dám cho rằng hoằng-pháp lợi sanh.
    Bần Tăng cũng như con chim én mà thấy trong kinh Pháp-Hoa Phật nói: “Tam giới vô an du như hỏa trạch”. Ba cõi không an du như ở trong nhà lửa, nhưng ngày nay sức nhỏ của mình mà cái lòng vị tha nó không nhỏ, thôi ta bay xuống biển ta nhúng cái thân rồi bay lên đám lửa hồng rồi dủ, dủ, dủ, vẫy cho nước nó xuống đặng nó nhỏ tắt được bao nhiêu nó tắt, nhưng dầu nó không tắt như lòng của ta, cũng như chí nguyện của ta. Nói vậy là đủ rồi chứ có bao nhiêu nó hút hết, rồi nó dủ hết thôi chớ giờ làm sao?
    Nên vì chỗ đó là vì bổn phận của mỗi người, nó tùy cái nhơn duyên thiện căn sở hữu hết đó. Chớ không phải không có Nhơn, không có Duyên đâu các Thiện-Tri-Thức ơi! Không biết cách ấm đời trước ở đâu ( đời trước ở đâu mà nó cách ấm ) rồi bây giờ không biết đây cái cách ấm đó như thế nào, như người tối ngủ trong 10 giờ nằm chiêm bao rồi khi thức dậy rồi qua 3 giờ nó nằm chiêm bao thứ nhì nó không nhớ chiêm bao hồi 10 giờ, cũng một đêm nầy mà nó không nhớ cách ấm.
    Nên vì vậy đây cái nhơn-duyên đồng hành đến đây, từ muôn kiếp xa xôi mới có chỗ đó. Phật đã nói: từ nhất Phật, nhị Phật, tam, tứ, ngũ Phật chủng chủng thiện căn, nó có duyên lành từ một kiếp Phật, hai kiếp, ba kiếp có ươm rắm cái giống Bát-Nhã Thiền rồi, nên ngày nay dầu đến đến đây các vị Thiện-Tri-Thức mà nhiếp được cái Thiền-Trực-Chỉ nầy, mới lấy được một hạt giống, hai hạt giống đưa vào Tạng thức, dầu nó chưa có đặng đầy đủ mà nhưng có gieo hạt giống trong đó rồi, qua vị lai kiếp dạ nó lên hạt giống nầy, nó lên chẳng khác nào lần đầu mình lấy có một miếng lúa giống nầy gieo
    khoảng gây giống ra nó lên nhiều kiếp nhỏ, nó kết thành nhiều. Nếu không có lấy hạt giống này sao cho nó kết thành chánh nhơn được?
    Nên vì chỗ đó phải mượn đặt tên cho nó là Bát-Nhã, mượn cái tên
    Bát-Nhã là gì? Phật có cho hạt giống không sanh, không diệt là gì? Là Phật. Còn hột giống sanh diệt là chúng-sanh, cái tên để phân cách cho biết đây là chúng sanh. Chỗ nầy không có chúng sanh nên vì vậy phải cần hiểu cái hướng.
    Ngày nay bần-Tăng muốn đem cái hướng của Phật là vạn duyên mình phóng hạ rồi, các Thiện-Tri-Thức đã bỏ hết rồi, hỏng còn ham muốn sung sướng như đời nũa, cái ăn ngày nay phải ăn chay ăn lạt vậy là hết có ham rồi, van duyên nó hạ mà Trực-Chỉ hướng thượng rồi đó, hướng theo Phật pháp tăng, mà nó chưa Hướng Thượng Nhất Lộ, nó còn bị ngăn che chỗ đó, mới hướng thượng thôi.
    Nên đây muốn để cho bao nhiêu Thiện-Tri-Thức đừng có một cái nghi và đừng có đi lạc một cái hướng , hướng tây đây mà chụp đi lại hướng đông làm sao mà có được , cứ đi ngay chổ đó đi hoài sẽ tới , đừng có bị nó làm cái hướng đó ,như bần tăng muốn đem một cái chỗ chánh-nhơn và đừng bị lạc hướng cứ trong cái chổ chánh hướng mà đi có ngày sẻ tới , từ một kiếp tới vô-lượng kiếp mà từ người ta nói từ một kiếp tới vô-lượng kiếp nó lâu quá , còn hỏng tu nó vô lượng kiếp nào rồi làm sao , nó sanh tử luân hồi rồi làm sao đây , cho nên nhờ cái chổ đó vì có thiện căn nhơn duyên từ muôn kiếp lâu xa đến đây mới đến chổ này chớ không phải không mà có đâu
    .
    Thôi đến đây các Thiện-Tri-Thức có nghi cái gì, các Thiện-TriThức hỏi tôi giải bày dùm cho .
    Câu hỏi : Xin Hòa-Thượng từ-bi chỉ dạy pháp nào để nhập ThánhHiền ,vô thánh vẫn còn chưa nhập , vẫn còn sanh-tử vậy xin HòaThượng chỉ dạy .
    Trả lời: Nên lúc nào để Minh-Tâm Kiến-Tánh , trong Kiến-Tánh
    thứ nhất để Kiến-Tánh khởi tu ,bỏ ác làm thiện , rồi từ thiện nầy lên đến thiện kia .
    Còn kiến tánh thứ nhì để Kiến-Tánh không tu , dạ còn tu còn ô nhiễm nên chổ bí yếu tôi nói đó , là dùng câu tham quán để cho các thiện tri-thức mình có về nên tham quán chổ đó .Chỗ này Phật nói hỏng tu hỏng đến Bát-Nhã , mà tu cũng hỏng đến Bát-Nhã nữa các Thiện-Tri-Thức, tu không đến Bát-Nhã còn ôm lấy cái này máng vào mà ,còn cái này máng vào nó không có cái được .
    Thôi tôi xin thí-dụ : nếu không tu làm sao đặng định , làm sao dứt vọng , các Thiện-Tri-Thức tôi xin đem chổ này ,nảy giờ các ThiệnTri-Thức có dục vọng không , không có dục vọng mà nảy giờ các thiện tri-thức có tu định không , dạ cũng không có há dạ hỏng có, mắc nghe đây , thấy đây , Tri-Kiến nơi đây , thì đâu có dùng pháp gì để tu-định mà nảy giờ định tuốt rồi thấy không ? Phải trực-nhập trực-kiến nhơn tâm đi , nảy giờ đã định rồi , mà không hay , nảy giờ hỏng dùng pháp gì đoạn trừ ngăn mà nó hỏng có đó , hỏng dùng pháp đoạn , hỏng bỏ hỏng trừ mà nó hỏng có . nảy giờ hỏng có dùng pháp gì để định mà nó đã tịnh nảy giờ .
    Cho nên đừng hiểu lầm rằng đầu thượng thêm đầu ,tuyết thượng gia sương . Đã mọc cái đầu trong cái tịnh mà nó dính cái động máng vô đây, giờ ngọ tôi tu tịnh , dạ ông Phật nào mà tịnh giờ ngọ , còn giờ mùi đi đâu , đừng có hiểu lầm , trong sát-na nào cũng vẫn tịnh , nảy giờ đây không khởi pháp tịnh mà nảy giờ nó tịnh tuốt , đó chỗ đó mới chơn tịnh , cái gì mình không khởi tịnh mà nó tịnh mới chơn ,còn mình khởi tịnh đó là như khởi, như sanh chớ không phải nó tự như.
    Nên vì chỗ cái không đó tại mình khởi mà nó không , chớ không
    phải khi không mà nó không mới chơn không . Nên nảy giờ không có vọng mà không có dùng phương-pháp trừ vọng diệt vọng , nó hỏng có vọng chổ đó thiệt ngộ không , hồi nảy giờ không có dung phương-pháp tu tịnh mà nó tịnh tuốt nảy giờ .
    Cho nên các tổ nói: các ngươi có cái chon-tịnh, chơn-thường chơn lạc, chơn ngã của các ngươi, các ngươi bỏ đi chạy theo cái thường , lạc, ngã, tịnh , lúc thì thường, lúc thì lạc , chạy theo mãi sanh diệt xoay vần là sanh tử của các ngươi ôm con đường sanh tử chớ đâu ai buộc các ngươi . các ngươi có cái chơn-thường nó không dính với cái thường và cái vô-thường . Còn một lát thường một lát đoạn hoài hà , dạ thưa bây giờ tới giờ ngọ , dạ thưa tôi tịnh rồi mùi làm sao? Mùi để nó ở đâu ? rồi Thân để nó ở đâu?
    Cho nên Trực-Chỉ-Thiền đó, nó ở trong sát-na nào nó cũng ở trong Trực-Chỉ dừng ngay , mắt thấy hỏng cho nhản căn để nhiễm nó trở lại mắt đó là mắt Phật , còn nhiễm là mắt chúng-sanh rồi , nên cái Trực-Chỉ-Thiền là nó dừng năm căn : nhãn, nhỉ, tỷ, thiệt, than, còn cái ý căn vô hình để ý-chỉ , năm cái này rồi không có nữa thì theo ý chỉ, nhưng còn theo cái ý mà theo giữ đó , giữ nó thì cũng như mình còn khởi ý này “ lục căn tài động bị vân già “ thức thứ sáu còn trong này mà dùng nó thì không bao giờ được nó , phải sang dần qua con số thứ ba là Diệu-Chỉ , mà Diệu-Chỉ còn Pháp hay sao ? Hễ còn Pháp trong đó tức là còn bịnh , dạ còn bịnh, bịnh hết pháp không còn, thuốc không còn nữa nó mới nhập Phật chỗ đó kêu Mật-Chỉ, chỗ đó không có chỗ tu và không có chỗ không tu.
    Nên chỗ đó các vị Tổ nói : “Phật cũng không mà chúng sanh cũng không có”, bị có chúng sanh tương đối có Phật. À mầy hỏng ráng tu cho thành Phật đó, là mầy thành chúng sanh, đặng nó thấy có ông Phật đó nó ráng nó tu. Còn đến cái chỗ mà hiểu rồi đó thì nó còn tham vọng chỗ đó nó còn bị ô nhiễm. Cái tánh Phật không có ô nhiễm, dạ còn tu là chửa có phải vào Như-Lai Tri-Kiến đâu.
    Thôi tôi xin trình bày chỗ đó, bao nhiêu Thiện-Tri-Thức có nghi chỗ gì thì tôi giải thích cho, còn thôi đến đây nó vậy được rồi thì thôi cái nhơn duyên nầy đến đây đó thì chỗ nhơn duyên ngày mai nó còn nhơn duyên nữa tôi sẽ khai thêm hai lớp Thiền nữa từ Diệu-Chỉ cho tới Mật- Chỉ.
    Trực chỉ và Ý chỉ nó có tướng, như cái bông nó ra cái nụ, còn cho tới Diệu-Chỉ, Mật-Chỉ đó có cái bông nó nở, nó nở trong đó rồi nó có hương vị trong đó của nó rồi, tôi sẽ khai lần từ lớp thì cái người tu Thiền muốn vào tới cái tủy đó thì cũng như cái vỏ xoài gọt đi là một, rồi tới ruột xoài ăn hết là hai, rồi phá hột xoài cứng đó là ba, nó lòi cái tủy nằm ở trỏng là bốn, nó lên không tại cái đó, sống chết tại cái đó đó.
    Còn cái vỏ xoài là nó để trợ duyên mà thôi , hỏng có cái vỏ xoài
    nó thúi hỏng bao bọc được , hột giống nó lên nó nhờ tại hột giống , chớ không phải trấu mà mình chấp một bên tánh bỏ bên tướng hạnh đó , thì nói không phải tại trấu , tội sai lấy trấu chụm lấy gạo gieo , dạ nó không lên bị không ai ngăn che sự mưa nắng , nếu nó quá nắng rồi chịu không nổi nó kinh , mà mưa quá nó úng .
    Cho nên vì vậy Phật phải khai Thiền , giáo, luật , lấy cái tướng
    đặng nó ngăn che hết tất cả lần hồi mới vào trong cái tâm, rồi vô được trong tâm , Phật có nói quá rõ ràng tại mình không có học thức cho đến
    “ Vạn Pháp tùng tâm sanh , vạn pháp tùng tâm diệt “
    mà tâm sanh các duyên sanh , tâm diệt các duyên diệt .
    Hễ còn sanh cái bịnh bón này mới có ông tổ chế vị thuốc xổ chứ , mà con người không có bịnh bón chế thuốc xổ làm chi ? nên vì chổ đó , tôi xin thưa các Thiện-Tri-Thức như vậy đó , rồi cái nhơn-duyên nếu còn gặp gỡ thì tự các Thiện-Tri-Thức, do các Thiện-Tri-Thức mà gặp tui , muốn gặp thì tôi có ,còn không muốn gặp thì thôi ,, rồi sau tôi sẽ khai hai lớp Thiền đặng mà ngộ nhập chỗ đó biết ngõ mà vào , chớ không biết làm sao mà vào .
    Lời Hòa-Thượng bạch tiếp :
    Bạch Hòa-Thượng , Hòa-Thượng giảng nảy giờ chắc trong đạichúng cũng có những người hiểu cách này , hiểu cách khác ,có người hiểu sâu cũng có người hiểu chưa sâu được , nhưng tóm ý lại của Hòa-Thượng là muốn cho toàn thể đây ngộ nhập vào cái chỗ mà không khởi thức , Thức chỗ nào thì vào chỗ nấy , vì hồi nảy tới giờ tất cả chúng-ta tu đều dùng cái thức tâm mà tu cả . Do đó nên không ngộ nhập được cái tự-tánh của mình là Như-Lai Tri-Kiến .
    Do đó nên hôm nay Hòa-Thượng nói tuy là lớp lang trước sau
    như vậy , mà cũng là muốn chỉ cho từ nơi cái thức của mình , mê mà khởi thức thành ra chúng-sanh , mà mình không khởi thức thì chính đó là tự-tánh sẵn-sàng của mình .
    Nhưng mà Hòa-Thượng nói vậy thì các vị tu từ lâu , vẫn thấy
    mình dùng cách này cách kia để cho định-tâm mà sao cũng không thấy định được , không có an tâm được , mà bây giờ nói mình đừng khởi thức ,mà làm sao không khởi thức được ? do đó nên vẫn còn nghi , rồi còn những vị nào còn nghi thì hỏi để rồi chính nơi đó mình mới có ngộ được , có nghi rồi mới có ngộ được .
    Nhưng mà Hòa-Thượng có nói rằng , dầu rằng mình biết có pháp
    bằng cách tu chỉ tu quán đi nửa vẫn được định , nhưng cái định đó vẫn còn mắc kẹt trong cái định cũng chưa phải là đến cái ThiềnTrực-Chỉ , vẫn chưa nhập vào Như-Lai Tri-Kiến được , như vậy cũng vẫn còn sanh-tử mà thôi , cho nên Hòa-Thượng dạy nảy giờ để giải quyết những việc sanh-tử đó tự nơi mình .” Tâm sanh hề sanh tử sanh, tâm diệt hề sanh-tử diệt “ . tất cả chỉ quy về tự tâm hết,người nhận được nơi tự tâm của mình đó thì phải nghe được cái lý Thiền-Trực-Chỉ, còn mình đương khởi niệm dụng ý tu cái này tìm cái kia , thấy cái này là thiền , thấy cái kia là định cái nọ là chỉ là quán hay là các Pháp này pháp kia , còn một pháp còn một pháp thì tâm mình còn sanh-tử mà thôi.
    Nên vị nào ở nơi đây còn có sự nghi-ngờ nào , đưa lên ý- kiến để Hòa-Thượng hiểu biết qua rồi có duyên sẻ giải thích cho để hết nghi, nương đó mà tìm sự tu trở về trong tự-tánh mình cho mau lẹ,cái đó là sự mong mỏi của Hòa-Thượng muốn cho tất cả mọi người đều được lợi ích chung. Nơi đây có vị nào muốn hỏi ý-kiến nào thì xin mời .
    Một vị Thiện-Tri-Thức bước ra đãnh lễ và thưa hỏi :
    “Xin HòaThượng chỉ cho chỗ nào tu và chỗ nào không tu?
    .
    Trả lời :
    Dạ, ông tu rồi đó , chỗ ông hỏi tôi là Trực-Chỉ-Thiền đó , trực ngay chỗ đó , ông không khởi chúng-sanh thì lòi Thiền-Trực-Chỉ là Phật đó ,Trong sanh-tử mà mình dừng sanh-tử thì mình tránh sanh-tử, còn trong sanh-tử mình vẫn sanh-tử là mình bị dính rồi , phải bất sanh bất tử nghe chưa , nhớ lấy của ông rồi mà ông không hay đó .
    Thôi đến đây ba lần mà các vị không có nghi , thời Pháp đà viên mãn cầu Mười Phương Đức Phật gia hộ .
    Nam Mô A-Di-Đà- ( HẾT Đề tài 1 )

  6. #6
    Member
    Join Date
    Aug 2011
    Posts
    75

    Default Re: HÒA THƯỢNG BỬU THẮNG THIỀN SƯ KHAI THỊ TRỰC CHỈ THIỀN

    HÒA THƯỢNG THIỀN SƯ BỬU THẮNG KHAI THỊ
    ĐỀ TÀI II :TRỰC TÂM THỊ TỊNH ĐỘ
    LỜI TÁC BẠCH
    Kính Bạch Hòa Thượng Thiền Sư Kính thưa Chư Đại Đức, Tăng và toàn thể quý Phật tử. Hôm qua Hòa-Thượng đã từ mẫn khai Thiền-Trực-Chỉ cho Chư Đại-Đức Tăng, Ni và quý phật tử để ngay nơi đây mà trực nhập vào Như-Lai Tri-Kiến của mình. Nhưng xét thấy giáo lý thậm thâm phần nhiều các Phật tử nhận thấy Pháp Thiền không có pháp tu. Không có pháp nào ngoài tâm thể, mà tâm thể cũng không ngoài một pháp nào, Do đó nên trong lý Chơn-Không. Diệu-Hữu đó các Phật tử khó mà lãnh hội và khó mà hành trì. Bởi vì không có nắm được một tướng nào, một pháp nào để mà tu tập được. Hôm nay xin cung thỉnh Hòa-Thượng từ mẫn vì trong đại chúng, vì cơ duyên hiện tại vì căn cơ nơi đây xin Hòa-Thượng khai thị pháp môn nào, phương tiện nào, để cho các Phật tử lãnh hội và nắm vững được tiến tu lên một bước sâu xa vào trong định tánh, từ đó xin HòaThượng khai-thị tiến lên để trực nhập Như-Lai chơn tánh của mình. Ngưỡng mong Hòa-Thượng từ-bi mẫn nạp Nam-Mô A-Di-Đà Phật Nam .
    HÒA THƯỢNG THIỀN SƯ BỬU THẮNG KHAI THỊ :
    -Mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật
    Nhơn buổi hôm nay nhớ lợi trong kinh của Phật thường nói: “Vạn sự tùng nhơn-duyên sanh, vạn sự tùng nhơn-duyên diệt” Nên mới có một cái cơ duyên để phân tách chỗ sanh-diệt, đặng mà vào chỗ tri-kiến bất sanh bất diệt, mà ngày hôm qua tôi đã khai Thiền-Trực Chỉ nghĩa là “dừng ngay” hỏng có chỗ nào chỗ pháp tu hết, mà chỗ nào cũng đều tu hết, nó hỏng có căn bản chỗ nắm.
    Nên buổi hôm nay cũng khai Thiền mà “Trực-Tâm”, Trực-Tâm phải có cái Tâm, còn Trực-Chỉ dừng mà hỏng biết dừng ở đâu, còn đây trực mà trực Tâm. Vì trong Pháp-Bửu-Đàn Đức Lục Tổ có nói: “Trực-Tâm thị đạo tràng hà” trực ngay đó là cái tâm mình đây là đạo tràng chớ hỏng đâu mà kiếm, còn hễ trực ngay chỗ đó thì tâm Tịnh-Độ hà. Cái Tịnh-Độ đó có ở bên cạnh Phật có nói trong kinh Di-Đà dẫn hóa Tây-Phương nhưng đó là cái quả, chúng sanh vẫn mong cầu nơi đó mà hỏng có cái nhơn làm sao có cái quả. Nên Phật thì khai viễn nói quả bên kia, còn Tổ hiển cận thì chỉ nhơn nơi đây.
    Nên vì vậy đề tài hôm nay tui lấy chữ “DUY-TÂM LÀ TỊNH-ĐỘ” làm đề tài đặng để cho ngộ nhập vào cái tâm tịnh của mình, mà hai chữ Tịnh-Độ đừng tưởng nơi Tịnh-Độ kia là quốc độ Tịnh-Độ.
    Nên Tổ mới hiển cận nói Tịnh-Độ là nơi tâm Tịnh-Độ, nếu ta trực ngay cái tâm ta đã tịch-diệt rồi, đạo tràng rồi đó tức là Phật độ chúng-sanh rồi. Chúng-sanh không còn phát khởi nữa, nó hỏng còn tướng ngã, nhơn, nó hỏng còn cái tướng bỉ, thử nữa thì đó là Phật độ chúng-sanh rồi. Còn nếu ta hỏng trực cái tâm ta thì nó hỏng đặng vào đạo tràng thì đó tức là chúng-sanh độ Phật hà, nó có hai lẽ đó, hễ ngộ thì Phật độ chúng sanh mà mê thì chúng sanh độ Phật. Phật ở đâu mà chúng sanh độ? Ông Phật tánh của mình bị chúng sanh nó làm chủ rồi, cho nên nó độ nó đưa ông Phật của mình đi ra theo chúng-sanh rồi.
    Cho nên hễ mê là chúng-sanh độ Phật hà, nó độ tuốt ông Phật của mình mà mình quên ông Phật của mình để chúng sanh nó độ tuốt nó dắt đi, còn ngộ thì Phật độ chúng-sanh, khi ta đã tỏ rồi thì phải trực ngay cái tâm của mình đây là “Duy Tâm Tịnh-Độ, bổn tánh Di-Đà”, cái tâm mình tịnh tức “Hà Kỳ tâm tịnh tức Phật-Độ tịnh”
    Nên chữ Tịnh-Độ nầy đây do hiển cận nơi mình, mình độ chúng sanh là độ chúng sanh mà không độ chúng sanh là chúng sanh độ Phật, thì trong sát-na gian chỗ Tri-Kiến đó phải trực tâm. Hễ biết trực tâm tức là chúng-sanh độ Phật, mà hỏng biết tịnh tâm đó là Phật bị chúng sanh độ rồi nên vì vậy trong hai cái pháp: Một là Thiền, hai là Tịnh. Thiền là vào Trực-Chỉ-Thiền là Bát-Nhã hỏng năng hỏng sở, hỏng xứ, hỏng nội, hỏng ngoại, hỏng đầu, hỏng đuôi chỗ nào cũng là Thiền hết. Hỏng có chỗ nắm, nên ngày nay bần tăng xin đem khai cái thuyết Đại Thừa Tịnh-Độ đặng có chỗ nắm là trực tâm, hễ hà kỳ tâm tịnh tức Phật-Độ tịnh hà, mình hỏng tịnh thì hỏng có ông Phật nào được độ hết. Hễ mình tịnh đó rồi ông Phật-Độ Tịnh nơi mình đây hà, mà dầu không cầu cũng còn nữa. Nên vì chỗ đó Phật nhiều khi thí dụ mình vẫn đi đi không có cầu mà bóng mặt trời cũng vẫn theo mình chớ hỏng có mất hỏng có cầu mà gieo cái nhơn tịnh rồi cái quả tịnh nó có, còn mình cầu đến cái quả tịnh mà nhơn tịnh hỏng có rồi làm sao?
    Nhơn hỏng có mà muốn quả không bao giờ có. Mà nhưng đây trong sáu chữ Di-Đà là để lấp bằng con đường lục đạo mà bí yếu nó có hai chữ hà. Trung đạo là hai chữ Di-Đà thôi, có hai chữ Di-Đà hà, biết niệm hai chữ Di-Đà là cũng như cái chui chày nắm rút thì bao nhiêu đều ở chỗ nào cũng gom lợi chỗ hai chữ Di-Đà. Chữ Di nghĩa là gì? Chử Di ngoài tiếng niệm nói Di, Di, Di, Đà, Đà, Đà còn vào tâm chữ Di đó là “Đạo giả bất khả tu du lị dã”, viết là Di từ trong một phút một giây nào ta hỏng có lìa cái niệm của ta với Phật đó là chữ Di rồi. Đó là niệm chữ Di rồi đây, mà Tổ đã nói trong Thiền là “Tiền niệm Vô-Sanh tức tâm, mà hậu niệm bất diệt tức Phật”. Lấy hai chữ tức tâm và tức Phật đây, ta hỏng có lìa một niệm thì tức là chỗ nầy là Di đây. Rồi Minh-Tâm, Kiến-Tánh riết là Đà, chừng đó tâm tánh đã sáng-suốt không còn bị một chúng sanh nào xâm nhập vào thì cõi tự tâm mình “Duy-Tâm Tịnh-Độ thẳng thừa đương, Bổn tánh Di-Đà là do tự giác” chớ hỏng có ông Phật Di-Đà nào đâu ở ngoài tâm mình dầu có là ổng ở bển mà mình hỏng phải Di-Đà tự tâm mình thì làm sao được.
    Nếu hỏng có nhơn, hỏng có đến quả được. Nên vì vậy trong Thiền, giáo, luật chia làm ba, trong luật giới bước đầu đi vô phải giữ giới luật mà tu. Tu cái tướng đó, dầu sao hỏng biết mà người đã có công hy sinh với cuộc đời thọ giới, trì trai hy sinh một đời với Phật-Pháp. Đó là giới nhưng ôm chỗ giới đứng chỗ đó hoài, dạ bị chết chỗ giới. Nó lần qua bên giáo là kinh mà trong giáo kinh là gì? Trong kinh đó nó có cái pháp, từ pháp Tiệm cho đến Pháp Đốn, từ Pháp Quyền cho đến Pháp Thiệt, phân tách ra nào là Quyền, Thiệt, Đốn, Tiệm, có Quyền, có Thiệt, có Đốn, có Tiệm, có chậm, có mau, và hai phải có Thủ, Xá, Gia, Giảm. Cái chỗ tu phải biết chỗ đó mới tu được, là sao Thủ, sao Xả, sao Gia, sao Giảm? Nếu mà chấp niệm Phật mà cái định nó dư quá thì nó bị trầm, dạ trầm chút cái ngủ à, thì phải xả cái định bớt đi gia cái huệ vô, cũng như nước nóng quá dừng có châm vô nước nóng nữa, châm nước mát vô đó giảm cái kia mà gia cái nọ. Phải biết trong cái thủ, xả, gia, giảm, rồi phải biết quyền, thiệt, đốn, tiệm. Cái chỗ khai quyền là để hiển thiệt, chỗ nói pháp tiệm đây là lần đi đến pháp đốn.
    Rồi qua kinh Đại-Thừa là nói chỗ Tác, Chỉ, Nhậm, Diệt, trong bốn cái cửa vào đó để mặc muốn vào cửa nào đều cũng đến chỗ hết, tùy theo cái nhơn duyên tùy theo khả năng. Nếu người tu mà hỏng biết chỗ thủ, xả, gia, giảm thì tức nó hỏng bị trầm thì bị phù. Vì Đức Phật có nói chỗ nầy chỉ quá rõ ràng mà hễ định mà thiếu Huệ là tăng trưởng tà kiến. Người thiếu tu Định đó mà vẫn ăn học hoài cho thông-minh đó nó sanh tà kiến à, tính toán hay lắm, hỏng có ai mà định lấy cái tâm mình được. Còn định đa mà huệ thiểu tăng trưởng vô-minh, định dư mà thiếu huệ nó sanh vô-minh trong đó, bị hỏng có tri-kiến được cái phải và quấy, thì trong nầy nó phát nghi ngờ hoài, rồi Tri-Kiến sai lầm chỗ đó nó sanh ra vô-minh.
    Nên vì vậy phải biết trong chỗ niệm Phật,Giáo pháp của Thiên-Thai giáo quán phải lập giáo môn đó để “Tam chỉ và tam quán” còn bên niệm Phật đây có ba phương pháp là “Tam trì” nên người trước khi vào Thiền phải biết phát, chế, xả. Nếu bữa hôm qua coi vô nó niệm Phật, bữa hôm nay nó hỏng niệm nó muốn ngán nó muốn ngủ hoài, thì phải dùng cái pháp phát cũng như con ngựa nó hỏng chịu đi phải gia vô roi kêu là phát mà nếu nó phát quá, mọi khi nó đi năm trung đạo nó vừa rồi nay nó phát tới mười thì phải chế nó lợi, chế nó thôi để nó phát hoài nó lật cái xe chết rồi làm sao? Chế nó lại, phát, chế, xả, phải hiểu trong ba cái pháp đó mới biết vào tu Thiền hay tu Định, phải biết ba cái đó được là một yếu tố để trợ duyên cho đường tu, chớ còn trong Phật tánh hỏng có cái đó.
    Vậy các Thiện-Tri-Thức ôi! Chúng ta từ lăn lộn trong sáu nẻo luân hồi, xuống lên ba cõi nó biết bao nhiêu là chịu một cái cách ấm, nó đóng dầy chặc lắm, cái đó là cái chúng-sanh nó bám níu ở chỗ nầy từ muôn kiếp, nay cách nầy mai cách kia mà tu gỡ đến nó, chớ còn Bát-Nhã nó hỏng có cái đó. Bởi Bát-Nhã nó hỏng sanh, hỏng diệt hỏng có nhiễm, hỏng cấu, hỏng tịnh, Bát-Nhã như tánh nước vậy, nó ở trong chúng-sanh, nó hòa-quang tiếp vật với chúng-sanh mà nó hỏng có nhiễm. Ví dụ tánh nước mà để cái màu vàng vô nó cũng vàng , nhưng nó hỏng có phân tách, nó hòa hợp vàng nhưng lóng rồi chất màu vàng nó xuống dưới, mà nước chất trong nó trả về chất nước trong, nó hỏng có ô nhiễm mà dầu để màu đỏ nó cũng tùy thuận chúng duyên vô quái ngại nước nó cũng đó hà. Mà Nhưng lóng rồi cái đỏ nó xuống , nước trong nó cũng trả về nước trong nó hỏng có ô nhiễm. Cho nên khi mỗi người mà còn tu dùng pháp môn đây, lấy tâm nầy mà trị tâm kia nên phải có chỗ trực tâm biết ngay chỗ đó, mà hễ trực biết tâm đó là đạo tràng mà hỏng biết trực tâm, nó hỏng biết cái cảnh nào nó cũng có đủ trong đó hết. Nên vì vậy phải Tam trì, tam trì trước khi muốn vô Mật-Trì, MậtTrì là chỗ mật kín, niệm sáu chữ phật cũng được, hay là niệm một chữ cũng được. Đừng nói niệm nhiều là hay mà niệm ít là dở. Chỗ đó sanh ra cái vọng niệm. Cần cái niệm nầy để ngăn cái niệm kia , miễn có cái niệm làm căn bản đây mà ngăn cái chúng-sanh kia nó hỏng vào được . Niệm chữ Phật là vào Mật-Trì kín đáo hết sức niệm nhặt, thì trong đó nếu nó chịu thì thôi, mà hễ Mật-Trì nhỏ quá nó muốn hôn trầm thì hỏng được rồi đa, mình phải tự biết , tự tri, tự kiến phải xoay cái thế lợi liền không thôi nó trầm, phải đổi lại Kim-Cang trì niệm hơi trọng trọng vừa cái lỗ tai vừa nghe chớ hỏng có ra tiếng, còn MậtTrì thì hỏng có hơi ra nữa mà nó bị trầm nữa đổi qua Cao-ThinhTrì , niệm cho sáu căn nó nghe đặng nó hết cái trầm đó đi. Nam-Mô A-Di-Đà Phật , Nam-Mô A-Di-Đà Phật, , Nam-Mô A-Di-Đà Phật, đặng nó nghe nó không còn ở trong cái trầm nữa, rồi nó nhựt nhựt tân, nó tay đổi liền liền chớ hỏng đặng trong một chỗ nào. Nếu Kim-Cang trì nó chịu thì thôi, hỏng chịu thì phải Cao 44 thinh trì mà cao thinh trì nó hết trầm rồi mà Cao-Thinh-Trì hoài làm sao nó vào cái Định, trả lợi nó là Kim-Cang trì là vừa niệm vừa nghe của thức mình thôi, mà vừa niệm vừa nghe trong một phút của mình đó, mà thấy nó hỏng có trầm nữa trả về Mật trì chỗ sâu kín.
    Nhớ một chữ Phật thôi, rồi một chữ Phật đó lần tới dứt cái thức thứ sáu là Độc-Đầu ý-thức hỏng còn nhớ nữa mới nhập đưa vào trong Như-Lai tánh, chỗ đó là vô niệm, Niệm tức chánh đó. Cái tâm không còn niệm nữa mà nó đưa vào trong Bát-Nhã tánh, cái chỗ đó mới chánh à, hễ còn niệm còn tu nó chữa đặng rốt-ráo, còn niệm còn tu tức người còn bịnh, còn uống thuốc mà chưa có phải giải-thoát , hỏng uống thuốc thì nó bịnh mà uống thì nó hỏng bịnh chưa có giải-thoát.
    Cho nên vì vậy Tổ mới đưa con người từ chỗ niệm đến vô niệm, mà muốn đến Vô-Niệm phải từ Hữu niệm, thì phải thấy từ hữu niệm đứng đó sao được phải đưa đến Vô-Niệm . Tổ nói: “ Vô- Niệm tức chánh, hữu niệm, niệm thành tà” trong cái niệm nầy đó: “ tà giả là tà dã” , nó còn ở lớp phần thịt nó chưa vào trong phần xương, còn Vô-Niệm đó không còn niệm mà ngăn đón chúng-sanh thì tức nó vào phần xương được nó mới vào phần tủy được, cho nên từ cái hữu niệm mà đi lần tới Vô-Niệm, còn cái niệm nầy để ngăn cái niệm chúng-sanh khởi.
    Nên vì vậy trong cái pháp Đại Thừa của pháp tịnh, cái pháp Vô-Thừa là cái pháp Thiền-Trực-Chỉ mà buổi qua tui đã khai Thiền trực chỉ chỗ nào cũng là Thiền hết mà chỗ nào cũng chúng-sanh hết. Hễ tỏ chỗ nào nầy đây thì chúng sanh là phật mà hỏng tỏ thì phật là chúng sanh hà. Dạ chúng sanh nó độ phật rồi, còn tỏ ngộ thì chỗ nào phật cũng độ chúng sanh hết. Nên vì vậy ngày nay tui phải lấy cái tâm làm căn bản phải trực tâm, rồi trực tâm không có cũng hỏng được nếu trực tâm một mình nó còn vị kỉ sao? Phải phát tâm bi, thương người cũng như mình khổ não, đó là phát bi tâm để dìu dắt người tu cùng giải-thoát như mình vậy, mà muốn phát bi tâm phải phát thâm-tâm cho thâm sâu dắt người đến chỗ sâu kín, dạ ông phật ổng bị đi chơi lâu quá hà, móc ổng ra khó dữ à, chớ đừng có tưỡng nói chúng-sanh là Phật chỗ đó nghe nói vậy là rồi.
    Vàng ở trong đất mà hỏng có dùng cái phương-pháp , phương-pháp là cái quặng để lọc vàng đó thì làm sao có vàng? Mà đừng có nghĩ là vàng trong quặng, nhờ có quặng mới có vàng . Còn phật của mình nó thành phật mau lắm à, mà bao nhiêu cái nghiệp của mình từ lâu xa trở lại đây nó đóng dày quá nên phải có pháp môn tu lần. Nên vì vậy hôm nay tui đem đề tài đức phật có nói: “ Nhứt cú, nhứt kệ thành Phật-Đạo” từ tu một bài kệ cũng thành Phật liền. Bài kệ là bài kệ gì? Hết trong tâm tàng bài kệ gì ?
    Đây tui xin nhắc lại sáu lần, 260 chữ phật nhắc sáu bận, như vậy sợ chúng sanh quên bài kệ là “ Ma ha bát nhã ba la mật”. Một khoảng thứ nhứt phật có nói phải Hành thâm Bát Nhã ba la mật đa là một nghe, mà Bồ Đề bát nhã ba la mật đa sợ mình nghi đó, mà Bồ Tát hữu tình hay vô tình cũng tu nơi bát nhã nầy mới chứng quả đa nghe. Rồi tam thế chư phật cũng y nơi Bát Nhã ba la mật đa nữa. dạ phật ba đời cũng từ chỗ nầy mà ra chớ hỏng đâu mà xuất à. Nên vì vậy mà phật dặn một lần chót nữa phải Cố tri bát nhã ba la mật đa. Nên ta thấy lợi ích nầy ta mới cố thuyết. Bát-Nhã ba la mật đa, là nhứt kệ giai thành Phật đạo là một câu. Câu kệ đó là “ Ma-Ha Bát-Nhã ba la mật ” đó là Thiền-Trực-Chỉ đưa vào trong Bát-Nhã, chúng sanh là thị phật chớ hỏng ai là phật hết. Chớ đừng kiếm ông phật ở ngoài, ông phật của ổng, ổng thành, mà mình kiếm ổng hỏng làm mình thành được, mà mình kiếm ông hoài thì mình cũng chết vậy hà, mình phải cứu ông phật của mình . Còn nhứt cú là gì? Trong kinh Di-Đà Phật có nói : „ nhứt cú di đà Vô biệt niệm‟ một câu Di-Đà niệm Phật đây hỏng có cho cách, mà hỏng có cách thì „ Bất lao đàn chỉ đáo Tây phương‟ . Mà sao niệm phật nầy nó không vọng niệm mà đến Tây phương ? cảnh tây phương là cảnh không có vọng niệm, hỏng có tướng ngã, nhơn hỏng có sanh diệt, hỏng có chỗ thị phi thì mình nhập vào cái Như-Lai Thanh-Tịnh thì chỗ đó là cảnh tây-phương của mình. Duy tâm tịnh độ thẳng thùa đương, bổn tánh di đà do tự giác‟. Nên mình phải trực ngay tâm mình là phật ngay của mình đây, chớ còn hỏng có trực cái tâm của mình đó là kiếm ở ngoài đó dạ hỏng có được à, cái chuyện đó là chuyện của người ta. Dạ ông có tu mấy ông tu ông đặng chứ tui đâu có đặng ông, còn chẵng qua tui trợ duyên tui giúp đỡ tui cúng dường mà tui cầu cái phước thôi hà, nó còn cái hữu lậu sanh-diệt, còn cái tu mới vô lậu.
    Nên phương-pháp tu tịnh nó là Đại-Thừa mà nó còn cái thừa, còn cái tâm.
    Còn Thiền-Trực-Chỉ là Vô-Thừa chỗ nào cũng hết, mà chỗ nào cũng trực hết nhưng sợ con người nó thiếu Bát-Nhã nó nhập vào chỗ đó nó tu hỏng nổi. Nên bần tăng mới hạ xuống một bực phải có thừa là đại thừa phải tu tịnh, Dạ niệm ông Phật nào cũng được ông Phật hõng có ngã nhơn mà, niệm ông Phật nào cũng được mà tới hỏng niệm ông Phật, dùng sổ tức quán cũng được đặng ngăn cái vọng tâm mà thôi, mà ngăn vọng tâm được nó trả về tịnhtâm là Phật rồi đó chớ đừng có nghĩ niệm ông Phật nầy hay hơn ông Phật kia. Hễ hỏng niệm thôi có niệm cái khởi nhơn ngã hà, dạ ông Phật nầy quí hơn ông Phật nọ, dạ hỏng có cái đó, phương-pháp niệm Phật để ngăn vọng tâm hỏng cho nó phát cái tâm sanh diệt. Vì vậy Phật dùng sổ tức để kềm cái tâm hay là quán thân bất-tịnh đặng cho cái tâm mình không, hay Bạch-cốt quán, hay từ-bi quán, thập lục quán nó hỏng nhớ cái kia để ngăn nó thôi. Nên vì vậy phải có căn bản nơi tâm mình , Trực ngay tâm chỗ đó là Đạo tràng, trực ngay tâm đó là Tịnh-Độ mà hỏng trực đó dạ cũng độ vậy, hỏng trực đó, hỏng có đạo tràng đó, chúng sanh nó độ Phật rồi. Nên đừng nói Phật độ chúng-sanh, coi chừng chúng-sanh nó độ Phật à. Bần Tăng xin nhắc chỗ đó lợi đôi ba bận, các Thiện-Tri-Thức ôi ! nên nhớ chỗ đó là điểm huyệt Chỗ tu à. Phật thì độ chúng-sanh. Nói tui tu Phật mà, vậy ông Phật độ chúng-sanh . dạ phải coi chừng chúng sanh nó độ Phật nghe. Chúng-sanh nó độ Phật à, nhớ được chỗ đó thì tức là mình mới đi đến Vô-Thượng Bồ-Đề. Còn mình nhơn cái trực tâm nầy đó, dạ thưa hỏng biết đo đi đến ngõ nào trôi dạt. Nên vì vậy để „ nhứt cú Di-Đà vô biệt niệm ‟ có chữ Di-Đà thôi hà, cần yếu có chữ Di-Đà hà. Mà tui quyết nó tui có chữ Di thôi „ Đạo giả giả bất khả tu du lị dã, khả lị phi đạo dã‟ thiết là Di. Trong một giây hay một phút tôi không có vọng niệm thì chữ Di-Đà niệm rồi mà ai đã làm chứng đây ? là Tổ đã làm chứng đây à. Tổ nói : „Tiền niệm vô-sanh tức tâm, hậu niệm bất-diệt tức Phật‟. Cái niệm trước ngộ cái cảnh là năm cái căn của mình, Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt,Thân, nó hỏng nhiễm mà niệm sau nó hỏng giết Phật của mình nó hỏng mất. Mình phải thấy ông Phật tánh của mình thì tức phật nơi đây chớ đâu, còn bây giờ mà mình hỏng có trực ngay cái tâm đó thì sáu cảnh nầy nó dẫn dắt mình, thì tức đường lục đạo đó mở có mình chớ hỏng có đi đâu, ai độ mình hết ráo, dạ hỏng có nổi.
    Nên vì vậy muốn đi đến chỗ vô thừa Bát-Nhã thì phải tu Định trước rồi nó sanh phát Huệ sau.Nếu mà bỏ Định ham cầu Huệ thì Phật có nói rồi : „Dục kiến mỹ ốc tiên trúc kỳ cơ‟ Muốn xây cái từng nhà ở trên cao mà hỏng chịu đắp cái nền nó sụp hà, Dạ sụp đỗ. Xây cái nền tảng cho cái Định rồi đến cái cảnh nào cái tâm nó đã Định rồi mà phát cái vọng khởi nó phát hỏng được. Còn mà thiếu cái Định đó đến cái cảnh nào lợi duyên nó phát lợi, bị mình thiếu tu Định đây nè, rồi nó phát ra hà, dạ nó sụp đỗ, nó sụp đỗ rồi ông chủ nhà ở trỏng ổng hỏng sống được đâu. Nên vì vậy muốn cất cái nhà cho cao phải xây cái nền ở dưới cho chắc, mà hỏng chịu xây nên đó mà muốn cất cho cao chừng nào nó sụp chết đi .
    Nên Phật có nói Giới rồi mới định, mới huệ chớ, chớ đâu có nói Giới rồi Huệ Định nó có thứ tự. hễ tu giới rồi trong tâm nó hết cái vọng, thì Định nó nhiếp rồi, Định nó nhiếp cái giới rồi thì ta cũng không còn giữ giới nữa. Ta giữ cái Định bị cái định nó nhiếp cái giới giữ cái Định hỏng có động, hỏng có động lấy đâu phạm giới.
    Cho nên nó qua từ giai đoạn phải vào cái giới rồi, rồi phải lìa cái giới nó vô trong cái Giáo pháp tu cái Định, rồi từ cái Định mà ôm cái định đó hoài nó bị trầm, thì chỗ đó Phật có ví dụ như người gánh bông, mà tới gặp gánh chỉ hỏng chịu bỏ đặng gánh gánh Chỉ, cứ chấp khư cái gánh bông nầy, hồi nảy tôi hái từ trái rồi đổi tôi hỏng chịu đổi, bỏ tui tiếc lắm, rồi đổi gánh Chỉ cũng hỏng chịu đổi nữa. Rồi gặp tới gánh Bạc cũng hỏng chịu, tới gánh vàng cũng hỏng chịu là người khư khư chỗ đó mà tu, thì tức là tự mình giết mình chớ hỏng ai giết mình hết . Nó phải sang số hoài, tâm nó hỏng được trụ chỗ nào, Rằng tu chỗ đó hay là không tu chỗ đó. Nên trước khi mà thiếu cái Định mà tu Huệ đó. Ví dụ như chiếc ghe nó có năm mà đánh lái buồm dư tới mười chiếc ghe nó chìm bị sức bọc gió mau quá chạy hỏng kịp nó chút mũi nó chìm còn sức chiếc ghe mười mà đánh lái buồm có ba nó kéo ghe hỏng nổi, nó bọc gió hỏng nổi mà kéo chiếc ghe rồi nó đứng đó nó cũng bị sóng nhận chìm, nó rẽ sóng hỏng nổi. Nên vì vậy nó phải có pháp, Phát, Chế, Xả nên thấy lúc mà tu cái Định nó dư đó thì liền mình phải chế giảm nó đổi qua, chớ chế nó thì nó bớt cái Định mà phải sang qua cái Huệ. Chớ thôi ở chỗ đó huân tựu chỗ đó, nó nóng đốt chỗ đó quá sau nó sanh cuồng Thiền, Cuồng Thiền hỏng phải dễ đa nghe. Nên vì phải dùng Phát, Chế, Xả, là để điều trị khi nó phát quá hay nó trầm là phát, đặng phát mà nó phát là chế nó. Rồi chế cái chỗ Trầm rồi, chỗ phát nó vừa rồi xả hết ráo ở chỗ đó nó chịu rồi vừa rồi đó, chỗ đó trực tu thì dù đường xa bao lâu cũng tới. Nếu còn ngã thiên một bên thì nó phải vướng trong một bên Nên ngày nay phải nắm phương-pháp tu hành, bần Tăng khai Thiền bây giờ khai Tịnh, Thiền-Tịnh thôi chớ không có ngoài hai cái giáo pháp đó. Bao nhiêu lý kinh cũng đưa vào cái giáo mà thôi, đưa đến chỗ Tịnh mà thôi, tới đầu sào chỗ đó là để chứng chỗ Vô Sanh nhẫn chớ chữa có qua được bên Thiền. Tới đầu sào mắc kẹt hết, chứng Vô-Sanh pháp-nhẫn là cái quả tu của Tiểu-Thừa. Nên vì vậy Phật muốn đưa con người đến Đại Thừa, Phật mới quở Thinh văn, Duyên Giác, ta nói cho các ông nghe hồi nảy ta nói bao nhiêu người dữ với ác, chớ ác còn thua ngươi à, người vầy mấy ông dữ muốn giết Phật, các ngươi, giết Phật ngươi ráo mà. Ông tu được hỏng có cái đó, cái đó để người mới bắt dầu vào tập. Nếu hỏng có trong cái Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu nó đi tuốt rồi, nó đi luôn nên buộc nó vào được dầu cái gì cũng được, ngày 4 giờ, ngày đêm 4 giờ chỗ mới bước vô cái Định cái Thiền. Phật có nói : „ na già trụ tại Đinh ‟ đứng cũng Định „Na già Ngọa tại Định‟, nằm cũng Định. Vô hữu bất Định thời, hỏng có chỗ nào là hỏng Định, mà chỗ nào cũng Định thì hỏng có chỗ nào động, mà chỗ nào Định cũng hỏng có nữa đó à. Chứng đó mới lìa khỏi cái ý thức thứ sáu là Độc đầu thức, chớ không có độc đầu thức thứ sáu đó nó hỏng còn mang máng nơi mình phải giữ tu. Rồi điều thứ hai nữa trong đó vừa vô Thiền Tướng Như-Lai đó nó có cách, có cách tu à, có cách ngồi không biết mà trong cái ngồi Thiền-Tướng Tọa-Thiền có khi sau cái Định đã nhập được có khi một ngày nữa ngày, dạ sau hư gân hư cẳng, dạ bị bế khí, hư đau cái bụng đà, Bị lúc mà nhập Định đó cái tâm nó dồn lợi trong nầy nó không còn thở ở ngoài lớn nữa, bao nhiêu cái hơi nó dồn vô trong cái bụng đa nghe, nó đau bao tử à. Còn cẳng thì hỏng bị nhứt tê cũng bại nó cấn gân cả buổi. Cho nên phải có phương-pháp đặng mà chi ? Phương-pháp là khử trược lưu thanh tùy vận chuyển, nó bế tắt như đèn bị nghẹt, nó dùng phương pháp như lấy cây kim mà soi cho nó thông, chớ thôi ngồi nó dám cả giờ rồi mai nó định quen rồi đó ngồi hai giờ, dạ nó cấn gân sau nầy cái cẳng bị cái chứng đau bại, đau liệt rồi nói sao tui tu ông Phật ổng hỏng thương tui, hồi tu hỏng có vầy, tui tu riết vầy. Anh, nói phải à ! Tui hồi nảy hỏng có tu nó hỏng có, giờ tui tu ông Phật hỏng có thương mình nên tui cũng bị, rồi bà kia cũng nói phải à, tui cũng vậy thành ra trở lợi một cái ơn của phật mà mình làm nó sai rồi trở lại oán thù Phật thì tội dường bao, nên do nơi mình chớ hỏng phải do nơi Phật. Bây giờ bảy, tám người nói hồi nảy tui hỏng tu hỏng có, giờ tui tu nó liệt cẳng nè, ai cũng nói vậy hết ráo rồi thì nó trở lợi oán Phật quá, tại ông xúi tui mà ông nghĩ ông hỏng thương tui, ông ngồi một chỗ tui đem trái cây cúng ông ăn, ông hỏng cực mà dè tui vầy ông gạt chị em tui, riết thì người đau cái bụng, người thì đau cẳng thiệt ông hại tụi tui quá. Giờ thôi tui, thôi để tui xin nghỉ, tui tu lát đây hết đi à, giờ cà nhắc chớ lát hết đi, cái nầy hỏng phải chỗ ông Phật tại do nơi mình hành sai.
    Nên vì muốn đến cái Đạo đó. Tổ có nói : „ Dục tri thông đại đạo lý phải tu cầu minh triết nhơn ‟.
    Muốn hiểu cái lý đạo phải cầu người minh triết sáng tột người ta chỉ cho mình phải tu vầy, làm vầy, hành vầy, cơm chữa sôi chụm cho nở nang nè, chớ hỏng chụm nở nang cho nó sôi nó sình à. Rồi chừng nó cạn rồi mà chụm nở nang một lát nó khét đà, chừng đó hỏng có chụm nở nang nữa, nó phải đổi đời sai khác, chỗ đường tu không được nắm một chỗ đó tu có hại nghe. Còn „ Dục-Kiến Như-Lai diện tu cầu tự tại tâm ‟, chớ Đức Như-Lai nó ở trong bổn lai diện mục của mình trước con mắt chớ hỏng đâu mà kiếm. Nên Tổ thường nói đạo trước con mắt chớ đâu mà tầm, nhưng đạo trước con mắt mà bị mình hỏng được tự tại, hễ mở con mắt ra là công chuyện nó lu bu đến nhắm con mắt hà. Ông Phật nào hiện chỗ đó cho mình thấy, coi quá hễ mở con mắt ra công chuyện tới nhắm con mắt thôi hà hỏng có rảnh là hai cái dục. Rồi „ Dục cầu Vô-Thượng đạo tiên phải đoạn thế gian tình ‟. Muốn cầu đến Vô-Thượng Bồ Đề của phật thì trước phải dứt cái tình thế gian trước hết, dạ cái gì cũng có hết ráo mà rồi vô thượng Bồ Đề sau được, cái nào chứa cái nấy cái nào chứa vô thượng Bồ Đề ? Tổ thường nói : „ Phải tuyệt hậu mới tái tô‟. Có chết đi rồi mới có sống lại, giờ nó sống hồi 8 giờ, sống tuốt tới tối mà sống lại với ai ? Nó chết hồi 8 giờ sáng rồi tính 10 giờ đặng tẩn, mà nó cha may quá 8 giờ tối nó sống lợi. Nó có tuyệt hậu mới có tái tô., nó có tuyệt hậu cái ăn mặn thì tái tô nó lòi cái ăn chay, dạ ăn mặn còn ăn đủ ngày nào cũng ăn hết ráo, xin ông kêu tui ăn chay trường dùm, dạ cái chuyện đó hỏng có. Nó hỏng có cái nầy nó lòi cái kia hà, nó tuyệt cái nầy nó lòi cái kia, hết chúng sanh thì nó có phật hà.
    Phật thì vô sanh mà mình ở trong cái sanh hoài mà kiếm ông phật hỏng có. Nên Phật là đứng chúng-sanh là chạy, mà mình ôm cái chạy kiếm cái đứng nó hỏng có cái đó đâu, hỏng có, rồi mình lại cưỡng danh nói, cha chắc chạy chậm quá kiếm hỏng có, bây giờ chạy thiệt mau, dạ chạy mau chừng nào mất cái đứng chừng nấy. Bây giờ chỉ nghĩ muốn cái đứng khỏi cần chạy cần kiếm. Đừng chạy nữa, nó có cái đứng nơi đây hà, hỏng chạy nữa nó lòi cái đứng liền đây chớ hỏng đâu hết. mà mình ôm cái chạy kiếm cái đứng hoài bao giờ có cái đứng, là tại chỗ đó mình mê lầm nhận giả làm chơn, nhận không mà làm có. Vì Tổ nói tu như vậy chỉ : „ Sa trung cơ vọng cầu thúc bảo‟. Cực khổ như vầy là đem cái công khổ hạnh lấy cát mà nấu làm cơm, tui nấu công nhiều lắm, dạ công là công mà cát nó hỏng thành cơm đâu đừng có kể. Nên chỉ yếu phải trực tâm mà cái tâm thanh-tịnh, hễ : „Tâm tịnh cô ư dị đắc, tánh tàng vạn cảnh giai minh‟ Hễ tâm tịnh rồi thì việc gì cũng đặng hết, còn cái tâm nếu nó hỏng tịnh mà muốn cái gì cũng đặng hết làm sao mà có được ?
    Còn bên Thiền Tổ nói phải tuyệt hậu hết cái động đi, hết cái vọng đi thì nó lòi cái tịnh ra chớ gì ? nó tái tô nó lòi cái đó ra. Nên vì vậy phải dùng cái pháp niệm Phật để ngăn cái niệm của chúng-sanh, Phật mới khai quyền ở bển có đặng chúng sanh nó ham nó về bển, nào là Huỳnh-Kim, Vi địa trú dạ lục thời, xuất hòa nhã âm thời kỳ âm diễn xướng, các thứ chim nó kêu thôi nghe hay lắm, ở đây nghe mà nghe cái gì, bên nây nó gà kêu, chó sủa. Đặng nó muốn về bển đặng nó ngăn cái dòng dục vọng nó đây, ham chi cái chỗ tham muốn ở đây là bớt, cái cõi dục nầy nó bớt đi phật mới kêu là viễn. Còn tổ lại hiển cận : Duy tâm là Tịnh-Độ Bổn-Tánh Di-Đà. „ hà kỳ tâm tịnh tức Phật độ tịnh‟ Nên hai chữ Tịnh-Độ là duy-tâm hiểu hai chữ Tịnh-Độ, hễ mình hiểu đó là phật độ chúng-sạnh là mình, còn hỏng hiểu chúng-sanh nó độ phật rồi các thiện tri thức à. Chúng sanh nó độ phật mà, nhớ chỗ đó cái việc gì mà thầy dặn đôi ba bận chỗ đó coi chừng nghe. Vẫn thường hằng ngày nhập với chúng-sanh lặn lội với sáu căn coi chừng à, coi chừng nó độ ông phật mình à.
    Nên bởi vậy lời đây là lời thành thật của Bần Tăng thấy sao nói vậy à, nó rõ ràng mà, ối anh đừng lo để tui vô tui độ nó mà, vô nó uống rượu để tui độ nó ba hột tui kéo nó ra, dạ vô nói anh làm một chút anh bỏ làm chi uổng, thôi nó uống tui hỏng uống đâu cái say sưa tui bỏ lâu rồi, thì anh uống chi say nhắm chút cho vui với anh em, nhắm chút coi bộ ấy, rồi lậm làm tách nữa, làm riết ba bận đó coi bộ ổng cúp theo cái ông trước đó nghe hong.
    Nên Tổ nói té chỗ nào chõi chỗ đó đứng dậy, ở trong sanh tử mà mình đừng dính trong sanh tử nó mới thoát vòng sanh tử. sanh tử là cài gì ? sanh tử là ở trong sanh diệt mà mình không còn trong sanh diệt nữa đó, thì chính mình ở trong chỗ Bất sanh Bất diệt Tiện thị Niết Bàn là thoát sanh tử đó. Còn cái nầy nãy giờ tâm nó hỏng sanh mà nó diệt hỏng phải diêt mà gặp nó sanh tuốt đi đâu hỏng biết ông phật ở đâu nữa, nên coi chừng. Vì vậy cái Pháp môn Tịnh, Thiền, Tịnh là hai cái yếu điểm tu Thiền và tu Định. Tu Định nó còn cái thừa, còn cái cổ xe nó dùng chở từ đây tới kia Còn tu Thiền là Trực-Chỉ-Thiền nó thuộc Bát-Nhã nó hỏng còn kia đây nữa. Dạ chỗ nào cũng Thiền, chỗ nào cũng phật.
    Bởi vì nó ở trong chúng sanh mà không dính chúng sanh là Phật chớ đâu, nên chỗ nào cũng phật. Còn bên nây hỏng ở chỗ nào được sợ nó vô đây nó hỏng phải phật nó độ tuốt ông phật hà. Thôi trực tâm đi con nghe, vô đó phải giữ gìn trực tâm nghe con, trực tâm, nếu trực tâm mới thị đạo tràng, nó nắm được cái đạo tràng của nó rồi đặng nó đi vô nó hỏng sợ, còn cái kia buông lỏng nó sợ nó khổ nên phải lấy cái thừa từ cái cổ xe đây mà chở tới kia. Mà bây giờ muốn đến kia phải từ đây mới đi đến tu Định đó rồi mới có Huệ, Định Huệ, Giới Định Huệ.
    Nên trừ ra có lục Tổ trên đi xuống Ngài vô lãnh lấy cái pháp Thiền rồi đó nhưng mà Ngài trở ra phải thọ giới đó, ra gặp ẤnTông, Ngài nói giáo nói kinh, Thiền giáo đi xuống luật là Ngài truyền Giới Ấn-Tông chứng giới cho Hòa-Thượng lục Tổ đó. Còn mình đi vô phải đi Giới, đi thời ở ngoài đi vô trong, giới luật đi vô trong giáo Pháp, Giáo pháp từ ở dưới nầy đi lên trên từ từ mới được rồi lên tới chỗ đó mới sang qua Thiền.
    Nên vì chỗ đó tui phân tách hai môn Thiền-Định, Định đó là phương-pháp Định tâm, để tu mà vào phật khai cảnh Tây Phương.
    Còn Thiền đó nó hỏng có nói Tây Phương mà hỏng có nói Niết Bàn nữa, nói vậy hỏng có hay sao ? Hỏng có tướng gì, dạ có bởi vì Thiền Trực-Chỉ „ Niêm-Hoa vi tiếu‟ . Cái dòng Thiền đó truyền từ Đại Ca Diếp xuống tới đây đó, để Niết-Bàn Diệu-Tâm rồi là cái Nhơn nầy đến cái quả đó hà, khởi cầu khỏi tìm khỏi vọng. Hễ lấy giống dưa trồng thì chắc chắn khỏi cầu hai tháng nữa cắt dưa. Cho nên vì vậy hỏng có nói Niết-Bàn hay Tây-Phương cảnh nào hết, còn bên nây phải nói chỗ nầy, phải nhơn đến quả, có vậy thì bây giờ trong các Thiện tri thức ráng về tìm cầu trước phải tu về cái Định trước đi, phương pháp niệm Phật, rồi trong cái Thiền tướng phải có cách trong đó mới được. Ta chỉ dạy cho tu chớ, thiếu chỉ dạy sau nầy có một cái đau bịnh rồi nó làm cho con người nó uể oải hà, riết nó hỏng dám ngồi nữa nghe nói ngồi nó sợ hà, nó bị bịnh sau nghe tới ngồi nó sợ rồi thành ra bỏ cuộc rồi. Cho nên bất kì một việc gì phải có người đi trước hướng dẫn dạy mình, mà hễ thiếu người đó đa nghe thì cái chuyện đó chắc bảo đảm cái kết cuộc khó kết đà, khó kết. Nên các tổ thường ví dụ : „ Học đạo mà hỏng thầy như leo cây mà tìm cá‟ kiếm cá đâu mà leo lên cây kiếm ở trển hoài, ở trong đó muốn kiếm cá phải người biết chỉ con cá lớn ở trong nước đục, nước sình mới có chớ kiếm chỗ nước trong xanh con cá lớn nó khôn nó hỏng có ở nữa nghe , nó ý tứ tới như vậy nữa à. Còn cái nầy leo lên cây mà kiếm cá, dạ không tui kiếm mà, tui kiếm riết phải được, ở đâu trển mà kiếm ? Nên vì vậy hôm nay tui xin khai „ Nhứt cú di đà vô biệt niệm, bất lao đàn chỉ đáo tây phương‟ . Tu một câu nầy là đặng cái tâm tịnh tức là vào cõi tịnh hà, khới có luân hồi lục đạo . Còn nhứt kệ qua Thiền-Trực-Chỉ là „ Ma ha Bát Nhã ba la mật‟ một câu nầy nó vào siêu thoát ở trong Đại Thừa.Còn nhứt cú câu nầy đặng cái quả vị hà, đều cái quả vì nó hơi nhít chút cũng đồng đến đạo tràng mà những vị đi trước khổ hạnh hơn ta ngồi ở trên chút, còn mình nhỏ chút, thượng tọa kế chút chớ nó hỏng mất, hỏng có mất à Nên cố gắng các Thiện-Tri-Thức ôi ! Đây là những lời thành thật hai cái huyệt Thiền-Tịnh mà bần Tăng là một người đi trước hỏng lẽ ra khỏi cái bẩy rồi mà để bao nhiêu người mắc bẩy hay sao cho nên Phật mới chia tam thừa Tiểu-Thừa như con dê bị mắc bẩy rồi nó xúc bẩy nó chạy hỏng dám ngó lợi ối ai chết ai thấy kệ mình thoát thân mình thôi. Còn qua Duyên-Giác thừa là Trung-Thừa là con Nai nó xúc bẩy ra rồi nó tính mở bẩy mà hỏng dám nó đi đứng hoài hà, muốn gở hỏng dám gở mà đi hỏng nở đi, đó thầy phân tách chỗ đó đó . Còn Đại thừa đó nghe như Bạch Ngưu chi xa thoát ra khỏi bẩy quay trở lợi mở bẩy liền, dầu ta phải vào cái vô-gián địa-ngục ta cứu bao nhiêu người chúng-sanh thoát khổ thì ta vẫn cứ như thường hà. Ta đã hy sinh cái thân nầy vô lượng kiếp, chúng sanh đây là người ruột thịt của ta, cha mẹ anh em ta thì phải vào đó ta cứu người đó, dầu phải tan thân nầy ta có một thân mà ta cứu được bao nhiêu thì ta cũng hỏng có tiếc gì? Nên vừa ra khỏi bầy thì vào bẩy mở bẩy. Còn hai chú kia chú thì đi hỏng đành, mà vô thì hỏng dám vô nó đứng nó ngó hà chú Duyên-Giác đó. Xe đó là xe gì? Xe Nai còn chú xe dê nó thoát rồi hỏng dám ngó lại miễn ra khỏi thì thôi hà ai ở đó chịu chịu, nên vì vậy trong ba thừa, Phật đem ví dụ quá sức hay . Mà một bạch ngưu chi xa thì đâu có còn cái gì, cái chỗ đó là chỗ gì? Là chỗ hoằng pháp lợi sanh báo phật ân đức, biết bao nhiêu chúng-sanh nầy là tiền thân với ta nào đây anh em với ta ruột thịt ta bao nhiêu đây tiền duyên ngày trước đây kiếp nào cũng là trong vòng đạo đức của ta , ở chỗ nào đây ? rồi nó làm cái thân nó đi nó cách ấm đây, nó hỏng có nhớ chớ ở chỗ nào đây? Nó hỏng có Nhơn-duyên mà quả nay làm sao mà có, nó có cái quả ngày nay là do hỏng thấy cái nhơn gieo ngày hôm kia dưới đất. Nên đây là mọi người nhơn-duyên hết, còn lâu xa biết đâu người đời tiền thân bà con ruột thịt với ta. Nên vì vậy lấy đâu làm chứng, Đức Phật thấy cái xương Đức Phật khóc, Đức-Phật lạy “ Dĩ văn di chứng”. Đức A-Nan hỏi lý do nào Phật thấy xương nầy Phật khóc, Phật lạy nói A-Nan ôi biết đâu vô lượng kiếp cái thân nầy là tiền 56 thân cha mẹ của ta Phật nói rõ ràng . Nên cái chú tiểu thừa chú dê nầy đây, chú đặng chú thì thôi hà, chú chạy dông chú hỏng dám ngó lợi nữa. Rồi thôi nói thì nói chú đã thành rồi chú nào cũng được đi chạy luôn thì hỏng nở chạy mà vào gở hỏng dám vào đứng ngó đó hà, tội nghiệp hết sức. Thôi đến đây thời tịnh độ là tu tịnh kết thúc trong hai thời Thiền và Tịnh, ngày hôm qua là Thiền ngày nay là Tịnh, một thời đến đây tui xin Đức Phật mười phương gia hộ công đức nầy tất cả nhơn sanh đồng tu đồng chứng .
    Lời cảm Tạ Của Viện-Chủ Tu-Viện Huệ-Quang
    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
    Hôm nay, được Hòa-Thượng khai-thị cho phương-pháp có hướng tu có pháp rõ ràng, để cho toàn thể quý vị đây được lãnh thọ tinh tấn hành trì chuyên danh trì niệm Tịnh cũng là Thiền, và Thiền hôm qua cũng để phổ cập Tịnh hôm nay. Trong Tịnh có Thiền trong Thiền có tịnh Hòa-Thượng đã chỉ dạy cho tất cả không ngoài Chơn Tâm. Bổn tánh của con người các vị đồng có. Công đức quý giá vô lượng này toàn thể Chư Tăng cũng như Quý Phật tử lãnh hội được đã gieo trồng rồi hạt giống Trí-Huệ Bát Nhã. Từ Hạt giống nầy là nhơn nó sẽ kết thành quả Bồ Đề Viên mãn. Vậy để tỏ lòng tri ân Hòa-Thượng một lần nữa tôi xin toàn thể đứng dậy đồng đãnh lễ Hòa-Thượng. Chí tâm đãnh lễ Thiền-sư Hòa-Thượng tam bái mời tất cả đồng hồi hướng. Nam Mô A Di Đà Phật.
    ( Hết đề tài 2 )

  7. #7
    Member
    Join Date
    Aug 2011
    Posts
    75

    Default Re: HÒA THƯỢNG BỬU THẮNG THIỀN SƯ KHAI THỊ TRỰC CHỈ THIỀN

    HÒA THƯỢNG THIỀN SƯ BỬU THẮNG KHAI THỊ
    ĐỀ TÀI II :TRỰC TÂM THỊ TỊNH ĐỘ
    LỜI TÁC BẠCH
    Kính Bạch Hòa Thượng Thiền Sư Kính thưa Chư Đại Đức, Tăng và toàn thể quý Phật tử. Hôm qua Hòa-Thượng đã từ mẫn khai Thiền-Trực-Chỉ cho Chư Đại-Đức Tăng, Ni và quý phật tử để ngay nơi đây mà trực nhập vào Như-Lai Tri-Kiến của mình. Nhưng xét thấy giáo lý thậm thâm phần nhiều các Phật tử nhận thấy Pháp Thiền không có pháp tu. Không có pháp nào ngoài tâm thể, mà tâm thể cũng không ngoài một pháp nào, Do đó nên trong lý Chơn-Không. Diệu-Hữu đó các Phật tử khó mà lãnh hội và khó mà hành trì. Bởi vì không có nắm được một tướng nào, một pháp nào để mà tu tập được. Hôm nay xin cung thỉnh Hòa-Thượng từ mẫn vì trong đại chúng, vì cơ duyên hiện tại vì căn cơ nơi đây xin Hòa-Thượng khai thị pháp môn nào, phương tiện nào, để cho các Phật tử lãnh hội và nắm vững được tiến tu lên một bước sâu xa vào trong định tánh, từ đó xin HòaThượng khai-thị tiến lên để trực nhập Như-Lai chơn tánh của mình. Ngưỡng mong Hòa-Thượng từ-bi mẫn nạp Nam-Mô A-Di-Đà Phật Nam .
    HÒA THƯỢNG THIỀN SƯ BỬU THẮNG KHAI THỊ :
    -Mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật
    Nhơn buổi hôm nay nhớ lợi trong kinh của Phật thường nói: “Vạn sự tùng nhơn-duyên sanh, vạn sự tùng nhơn-duyên diệt” Nên mới có một cái cơ duyên để phân tách chỗ sanh-diệt, đặng mà vào chỗ tri-kiến bất sanh bất diệt, mà ngày hôm qua tôi đã khai Thiền-Trực Chỉ nghĩa là “dừng ngay” hỏng có chỗ nào chỗ pháp tu hết, mà chỗ nào cũng đều tu hết, nó hỏng có căn bản chỗ nắm.
    Nên buổi hôm nay cũng khai Thiền mà “Trực-Tâm”, Trực-Tâm phải có cái Tâm, còn Trực-Chỉ dừng mà hỏng biết dừng ở đâu, còn đây trực mà trực Tâm. Vì trong Pháp-Bửu-Đàn Đức Lục Tổ có nói: “Trực-Tâm thị đạo tràng hà” trực ngay đó là cái tâm mình đây là đạo tràng chớ hỏng đâu mà kiếm, còn hễ trực ngay chỗ đó thì tâm Tịnh-Độ hà. Cái Tịnh-Độ đó có ở bên cạnh Phật có nói trong kinh Di-Đà dẫn hóa Tây-Phương nhưng đó là cái quả, chúng sanh vẫn mong cầu nơi đó mà hỏng có cái nhơn làm sao có cái quả. Nên Phật thì khai viễn nói quả bên kia, còn Tổ hiển cận thì chỉ nhơn nơi đây.
    Nên vì vậy đề tài hôm nay tui lấy chữ “DUY-TÂM LÀ TỊNH-ĐỘ” làm đề tài đặng để cho ngộ nhập vào cái tâm tịnh của mình, mà hai chữ Tịnh-Độ đừng tưởng nơi Tịnh-Độ kia là quốc độ Tịnh-Độ.
    Nên Tổ mới hiển cận nói Tịnh-Độ là nơi tâm Tịnh-Độ, nếu ta trực ngay cái tâm ta đã tịch-diệt rồi, đạo tràng rồi đó tức là Phật độ chúng-sanh rồi. Chúng-sanh không còn phát khởi nữa, nó hỏng còn tướng ngã, nhơn, nó hỏng còn cái tướng bỉ, thử nữa thì đó là Phật độ chúng-sanh rồi. Còn nếu ta hỏng trực cái tâm ta thì nó hỏng đặng vào đạo tràng thì đó tức là chúng-sanh độ Phật hà, nó có hai lẽ đó, hễ ngộ thì Phật độ chúng sanh mà mê thì chúng sanh độ Phật. Phật ở đâu mà chúng sanh độ? Ông Phật tánh của mình bị chúng sanh nó làm chủ rồi, cho nên nó độ nó đưa ông Phật của mình đi ra theo chúng-sanh rồi.
    Cho nên hễ mê là chúng-sanh độ Phật hà, nó độ tuốt ông Phật của mình mà mình quên ông Phật của mình để chúng sanh nó độ tuốt nó dắt đi, còn ngộ thì Phật độ chúng-sanh, khi ta đã tỏ rồi thì phải trực ngay cái tâm của mình đây là “Duy Tâm Tịnh-Độ, bổn tánh Di-Đà”, cái tâm mình tịnh tức “Hà Kỳ tâm tịnh tức Phật-Độ tịnh”
    Nên chữ Tịnh-Độ nầy đây do hiển cận nơi mình, mình độ chúng sanh là độ chúng sanh mà không độ chúng sanh là chúng sanh độ Phật, thì trong sát-na gian chỗ Tri-Kiến đó phải trực tâm. Hễ biết trực tâm tức là chúng-sanh độ Phật, mà hỏng biết tịnh tâm đó là Phật bị chúng sanh độ rồi nên vì vậy trong hai cái pháp: Một là Thiền, hai là Tịnh. Thiền là vào Trực-Chỉ-Thiền là Bát-Nhã hỏng năng hỏng sở, hỏng xứ, hỏng nội, hỏng ngoại, hỏng đầu, hỏng đuôi chỗ nào cũng là Thiền hết. Hỏng có chỗ nắm, nên ngày nay bần tăng xin đem khai cái thuyết Đại Thừa Tịnh-Độ đặng có chỗ nắm là trực tâm, hễ hà kỳ tâm tịnh tức Phật-Độ tịnh hà, mình hỏng tịnh thì hỏng có ông Phật nào được độ hết. Hễ mình tịnh đó rồi ông Phật-Độ Tịnh nơi mình đây hà, mà dầu không cầu cũng còn nữa. Nên vì chỗ đó Phật nhiều khi thí dụ mình vẫn đi đi không có cầu mà bóng mặt trời cũng vẫn theo mình chớ hỏng có mất hỏng có cầu mà gieo cái nhơn tịnh rồi cái quả tịnh nó có, còn mình cầu đến cái quả tịnh mà nhơn tịnh hỏng có rồi làm sao?
    Nhơn hỏng có mà muốn quả không bao giờ có. Mà nhưng đây trong sáu chữ Di-Đà là để lấp bằng con đường lục đạo mà bí yếu nó có hai chữ hà. Trung đạo là hai chữ Di-Đà thôi, có hai chữ Di-Đà hà, biết niệm hai chữ Di-Đà là cũng như cái chui chày nắm rút thì bao nhiêu đều ở chỗ nào cũng gom lợi chỗ hai chữ Di-Đà. Chữ Di nghĩa là gì? Chử Di ngoài tiếng niệm nói Di, Di, Di, Đà, Đà, Đà còn vào tâm chữ Di đó là “Đạo giả bất khả tu du lị dã”, viết là Di từ trong một phút một giây nào ta hỏng có lìa cái niệm của ta với Phật đó là chữ Di rồi. Đó là niệm chữ Di rồi đây, mà Tổ đã nói trong Thiền là “Tiền niệm Vô-Sanh tức tâm, mà hậu niệm bất diệt tức Phật”. Lấy hai chữ tức tâm và tức Phật đây, ta hỏng có lìa một niệm thì tức là chỗ nầy là Di đây. Rồi Minh-Tâm, Kiến-Tánh riết là Đà, chừng đó tâm tánh đã sáng-suốt không còn bị một chúng sanh nào xâm nhập vào thì cõi tự tâm mình “Duy-Tâm Tịnh-Độ thẳng thừa đương, Bổn tánh Di-Đà là do tự giác” chớ hỏng có ông Phật Di-Đà nào đâu ở ngoài tâm mình dầu có là ổng ở bển mà mình hỏng phải Di-Đà tự tâm mình thì làm sao được.
    Nếu hỏng có nhơn, hỏng có đến quả được. Nên vì vậy trong Thiền, giáo, luật chia làm ba, trong luật giới bước đầu đi vô phải giữ giới luật mà tu. Tu cái tướng đó, dầu sao hỏng biết mà người đã có công hy sinh với cuộc đời thọ giới, trì trai hy sinh một đời với Phật-Pháp. Đó là giới nhưng ôm chỗ giới đứng chỗ đó hoài, dạ bị chết chỗ giới. Nó lần qua bên giáo là kinh mà trong giáo kinh là gì? Trong kinh đó nó có cái pháp, từ pháp Tiệm cho đến Pháp Đốn, từ Pháp Quyền cho đến Pháp Thiệt, phân tách ra nào là Quyền, Thiệt, Đốn, Tiệm, có Quyền, có Thiệt, có Đốn, có Tiệm, có chậm, có mau, và hai phải có Thủ, Xá, Gia, Giảm. Cái chỗ tu phải biết chỗ đó mới tu được, là sao Thủ, sao Xả, sao Gia, sao Giảm? Nếu mà chấp niệm Phật mà cái định nó dư quá thì nó bị trầm, dạ trầm chút cái ngủ à, thì phải xả cái định bớt đi gia cái huệ vô, cũng như nước nóng quá dừng có châm vô nước nóng nữa, châm nước mát vô đó giảm cái kia mà gia cái nọ. Phải biết trong cái thủ, xả, gia, giảm, rồi phải biết quyền, thiệt, đốn, tiệm. Cái chỗ khai quyền là để hiển thiệt, chỗ nói pháp tiệm đây là lần đi đến pháp đốn.
    Rồi qua kinh Đại-Thừa là nói chỗ Tác, Chỉ, Nhậm, Diệt, trong bốn cái cửa vào đó để mặc muốn vào cửa nào đều cũng đến chỗ hết, tùy theo cái nhơn duyên tùy theo khả năng. Nếu người tu mà hỏng biết chỗ thủ, xả, gia, giảm thì tức nó hỏng bị trầm thì bị phù. Vì Đức Phật có nói chỗ nầy chỉ quá rõ ràng mà hễ định mà thiếu Huệ là tăng trưởng tà kiến. Người thiếu tu Định đó mà vẫn ăn học hoài cho thông-minh đó nó sanh tà kiến à, tính toán hay lắm, hỏng có ai mà định lấy cái tâm mình được. Còn định đa mà huệ thiểu tăng trưởng vô-minh, định dư mà thiếu huệ nó sanh vô-minh trong đó, bị hỏng có tri-kiến được cái phải và quấy, thì trong nầy nó phát nghi ngờ hoài, rồi Tri-Kiến sai lầm chỗ đó nó sanh ra vô-minh.
    Nên vì vậy phải biết trong chỗ niệm Phật,Giáo pháp của Thiên-Thai giáo quán phải lập giáo môn đó để “Tam chỉ và tam quán” còn bên niệm Phật đây có ba phương pháp là “Tam trì” nên người trước khi vào Thiền phải biết phát, chế, xả. Nếu bữa hôm qua coi vô nó niệm Phật, bữa hôm nay nó hỏng niệm nó muốn ngán nó muốn ngủ hoài, thì phải dùng cái pháp phát cũng như con ngựa nó hỏng chịu đi phải gia vô roi kêu là phát mà nếu nó phát quá, mọi khi nó đi năm trung đạo nó vừa rồi nay nó phát tới mười thì phải chế nó lợi, chế nó thôi để nó phát hoài nó lật cái xe chết rồi làm sao? Chế nó lại, phát, chế, xả, phải hiểu trong ba cái pháp đó mới biết vào tu Thiền hay tu Định, phải biết ba cái đó được là một yếu tố để trợ duyên cho đường tu, chớ còn trong Phật tánh hỏng có cái đó.
    Vậy các Thiện-Tri-Thức ôi! Chúng ta từ lăn lộn trong sáu nẻo luân hồi, xuống lên ba cõi nó biết bao nhiêu là chịu một cái cách ấm, nó đóng dầy chặc lắm, cái đó là cái chúng-sanh nó bám níu ở chỗ nầy từ muôn kiếp, nay cách nầy mai cách kia mà tu gỡ đến nó, chớ còn Bát-Nhã nó hỏng có cái đó. Bởi Bát-Nhã nó hỏng sanh, hỏng diệt hỏng có nhiễm, hỏng cấu, hỏng tịnh, Bát-Nhã như tánh nước vậy, nó ở trong chúng-sanh, nó hòa-quang tiếp vật với chúng-sanh mà nó hỏng có nhiễm. Ví dụ tánh nước mà để cái màu vàng vô nó cũng vàng , nhưng nó hỏng có phân tách, nó hòa hợp vàng nhưng lóng rồi chất màu vàng nó xuống dưới, mà nước chất trong nó trả về chất nước trong, nó hỏng có ô nhiễm mà dầu để màu đỏ nó cũng tùy thuận chúng duyên vô quái ngại nước nó cũng đó hà. Mà Nhưng lóng rồi cái đỏ nó xuống , nước trong nó cũng trả về nước trong nó hỏng có ô nhiễm. Cho nên khi mỗi người mà còn tu dùng pháp môn đây, lấy tâm nầy mà trị tâm kia nên phải có chỗ trực tâm biết ngay chỗ đó, mà hễ trực biết tâm đó là đạo tràng mà hỏng biết trực tâm, nó hỏng biết cái cảnh nào nó cũng có đủ trong đó hết. Nên vì vậy phải Tam trì, tam trì trước khi muốn vô Mật-Trì, MậtTrì là chỗ mật kín, niệm sáu chữ phật cũng được, hay là niệm một chữ cũng được. Đừng nói niệm nhiều là hay mà niệm ít là dở. Chỗ đó sanh ra cái vọng niệm. Cần cái niệm nầy để ngăn cái niệm kia , miễn có cái niệm làm căn bản đây mà ngăn cái chúng-sanh kia nó hỏng vào được . Niệm chữ Phật là vào Mật-Trì kín đáo hết sức niệm nhặt, thì trong đó nếu nó chịu thì thôi, mà hễ Mật-Trì nhỏ quá nó muốn hôn trầm thì hỏng được rồi đa, mình phải tự biết , tự tri, tự kiến phải xoay cái thế lợi liền không thôi nó trầm, phải đổi lại Kim-Cang trì niệm hơi trọng trọng vừa cái lỗ tai vừa nghe chớ hỏng có ra tiếng, còn MậtTrì thì hỏng có hơi ra nữa mà nó bị trầm nữa đổi qua Cao-ThinhTrì , niệm cho sáu căn nó nghe đặng nó hết cái trầm đó đi. Nam-Mô A-Di-Đà Phật , Nam-Mô A-Di-Đà Phật, , Nam-Mô A-Di-Đà Phật, đặng nó nghe nó không còn ở trong cái trầm nữa, rồi nó nhựt nhựt tân, nó tay đổi liền liền chớ hỏng đặng trong một chỗ nào. Nếu Kim-Cang trì nó chịu thì thôi, hỏng chịu thì phải Cao 44 thinh trì mà cao thinh trì nó hết trầm rồi mà Cao-Thinh-Trì hoài làm sao nó vào cái Định, trả lợi nó là Kim-Cang trì là vừa niệm vừa nghe của thức mình thôi, mà vừa niệm vừa nghe trong một phút của mình đó, mà thấy nó hỏng có trầm nữa trả về Mật trì chỗ sâu kín.
    Nhớ một chữ Phật thôi, rồi một chữ Phật đó lần tới dứt cái thức thứ sáu là Độc-Đầu ý-thức hỏng còn nhớ nữa mới nhập đưa vào trong Như-Lai tánh, chỗ đó là vô niệm, Niệm tức chánh đó. Cái tâm không còn niệm nữa mà nó đưa vào trong Bát-Nhã tánh, cái chỗ đó mới chánh à, hễ còn niệm còn tu nó chữa đặng rốt-ráo, còn niệm còn tu tức người còn bịnh, còn uống thuốc mà chưa có phải giải-thoát , hỏng uống thuốc thì nó bịnh mà uống thì nó hỏng bịnh chưa có giải-thoát.
    Cho nên vì vậy Tổ mới đưa con người từ chỗ niệm đến vô niệm, mà muốn đến Vô-Niệm phải từ Hữu niệm, thì phải thấy từ hữu niệm đứng đó sao được phải đưa đến Vô-Niệm . Tổ nói: “ Vô- Niệm tức chánh, hữu niệm, niệm thành tà” trong cái niệm nầy đó: “ tà giả là tà dã” , nó còn ở lớp phần thịt nó chưa vào trong phần xương, còn Vô-Niệm đó không còn niệm mà ngăn đón chúng-sanh thì tức nó vào phần xương được nó mới vào phần tủy được, cho nên từ cái hữu niệm mà đi lần tới Vô-Niệm, còn cái niệm nầy để ngăn cái niệm chúng-sanh khởi.
    Nên vì vậy trong cái pháp Đại Thừa của pháp tịnh, cái pháp Vô-Thừa là cái pháp Thiền-Trực-Chỉ mà buổi qua tui đã khai Thiền trực chỉ chỗ nào cũng là Thiền hết mà chỗ nào cũng chúng-sanh hết. Hễ tỏ chỗ nào nầy đây thì chúng sanh là phật mà hỏng tỏ thì phật là chúng sanh hà. Dạ chúng sanh nó độ phật rồi, còn tỏ ngộ thì chỗ nào phật cũng độ chúng sanh hết. Nên vì vậy ngày nay tui phải lấy cái tâm làm căn bản phải trực tâm, rồi trực tâm không có cũng hỏng được nếu trực tâm một mình nó còn vị kỉ sao? Phải phát tâm bi, thương người cũng như mình khổ não, đó là phát bi tâm để dìu dắt người tu cùng giải-thoát như mình vậy, mà muốn phát bi tâm phải phát thâm-tâm cho thâm sâu dắt người đến chỗ sâu kín, dạ ông phật ổng bị đi chơi lâu quá hà, móc ổng ra khó dữ à, chớ đừng có tưỡng nói chúng-sanh là Phật chỗ đó nghe nói vậy là rồi.
    Vàng ở trong đất mà hỏng có dùng cái phương-pháp , phương-pháp là cái quặng để lọc vàng đó thì làm sao có vàng? Mà đừng có nghĩ là vàng trong quặng, nhờ có quặng mới có vàng . Còn phật của mình nó thành phật mau lắm à, mà bao nhiêu cái nghiệp của mình từ lâu xa trở lại đây nó đóng dày quá nên phải có pháp môn tu lần. Nên vì vậy hôm nay tui đem đề tài đức phật có nói: “ Nhứt cú, nhứt kệ thành Phật-Đạo” từ tu một bài kệ cũng thành Phật liền. Bài kệ là bài kệ gì? Hết trong tâm tàng bài kệ gì ?
    Đây tui xin nhắc lại sáu lần, 260 chữ phật nhắc sáu bận, như vậy sợ chúng sanh quên bài kệ là “ Ma ha bát nhã ba la mật”. Một khoảng thứ nhứt phật có nói phải Hành thâm Bát Nhã ba la mật đa là một nghe, mà Bồ Đề bát nhã ba la mật đa sợ mình nghi đó, mà Bồ Tát hữu tình hay vô tình cũng tu nơi bát nhã nầy mới chứng quả đa nghe. Rồi tam thế chư phật cũng y nơi Bát Nhã ba la mật đa nữa. dạ phật ba đời cũng từ chỗ nầy mà ra chớ hỏng đâu mà xuất à. Nên vì vậy mà phật dặn một lần chót nữa phải Cố tri bát nhã ba la mật đa. Nên ta thấy lợi ích nầy ta mới cố thuyết. Bát-Nhã ba la mật đa, là nhứt kệ giai thành Phật đạo là một câu. Câu kệ đó là “ Ma-Ha Bát-Nhã ba la mật ” đó là Thiền-Trực-Chỉ đưa vào trong Bát-Nhã, chúng sanh là thị phật chớ hỏng ai là phật hết. Chớ đừng kiếm ông phật ở ngoài, ông phật của ổng, ổng thành, mà mình kiếm ổng hỏng làm mình thành được, mà mình kiếm ông hoài thì mình cũng chết vậy hà, mình phải cứu ông phật của mình . Còn nhứt cú là gì? Trong kinh Di-Đà Phật có nói : „ nhứt cú di đà Vô biệt niệm‟ một câu Di-Đà niệm Phật đây hỏng có cho cách, mà hỏng có cách thì „ Bất lao đàn chỉ đáo Tây phương‟ . Mà sao niệm phật nầy nó không vọng niệm mà đến Tây phương ? cảnh tây phương là cảnh không có vọng niệm, hỏng có tướng ngã, nhơn hỏng có sanh diệt, hỏng có chỗ thị phi thì mình nhập vào cái Như-Lai Thanh-Tịnh thì chỗ đó là cảnh tây-phương của mình. Duy tâm tịnh độ thẳng thùa đương, bổn tánh di đà do tự giác‟. Nên mình phải trực ngay tâm mình là phật ngay của mình đây, chớ còn hỏng có trực cái tâm của mình đó là kiếm ở ngoài đó dạ hỏng có được à, cái chuyện đó là chuyện của người ta. Dạ ông có tu mấy ông tu ông đặng chứ tui đâu có đặng ông, còn chẵng qua tui trợ duyên tui giúp đỡ tui cúng dường mà tui cầu cái phước thôi hà, nó còn cái hữu lậu sanh-diệt, còn cái tu mới vô lậu.
    Nên phương-pháp tu tịnh nó là Đại-Thừa mà nó còn cái thừa, còn cái tâm.
    Còn Thiền-Trực-Chỉ là Vô-Thừa chỗ nào cũng hết, mà chỗ nào cũng trực hết nhưng sợ con người nó thiếu Bát-Nhã nó nhập vào chỗ đó nó tu hỏng nổi. Nên bần tăng mới hạ xuống một bực phải có thừa là đại thừa phải tu tịnh, Dạ niệm ông Phật nào cũng được ông Phật hõng có ngã nhơn mà, niệm ông Phật nào cũng được mà tới hỏng niệm ông Phật, dùng sổ tức quán cũng được đặng ngăn cái vọng tâm mà thôi, mà ngăn vọng tâm được nó trả về tịnhtâm là Phật rồi đó chớ đừng có nghĩ niệm ông Phật nầy hay hơn ông Phật kia. Hễ hỏng niệm thôi có niệm cái khởi nhơn ngã hà, dạ ông Phật nầy quí hơn ông Phật nọ, dạ hỏng có cái đó, phương-pháp niệm Phật để ngăn vọng tâm hỏng cho nó phát cái tâm sanh diệt. Vì vậy Phật dùng sổ tức để kềm cái tâm hay là quán thân bất-tịnh đặng cho cái tâm mình không, hay Bạch-cốt quán, hay từ-bi quán, thập lục quán nó hỏng nhớ cái kia để ngăn nó thôi. Nên vì vậy phải có căn bản nơi tâm mình , Trực ngay tâm chỗ đó là Đạo tràng, trực ngay tâm đó là Tịnh-Độ mà hỏng trực đó dạ cũng độ vậy, hỏng trực đó, hỏng có đạo tràng đó, chúng sanh nó độ Phật rồi. Nên đừng nói Phật độ chúng-sanh, coi chừng chúng-sanh nó độ Phật à. Bần Tăng xin nhắc chỗ đó lợi đôi ba bận, các Thiện-Tri-Thức ôi ! nên nhớ chỗ đó là điểm huyệt Chỗ tu à. Phật thì độ chúng-sanh. Nói tui tu Phật mà, vậy ông Phật độ chúng-sanh . dạ phải coi chừng chúng sanh nó độ Phật nghe. Chúng-sanh nó độ Phật à, nhớ được chỗ đó thì tức là mình mới đi đến Vô-Thượng Bồ-Đề. Còn mình nhơn cái trực tâm nầy đó, dạ thưa hỏng biết đo đi đến ngõ nào trôi dạt. Nên vì vậy để „ nhứt cú Di-Đà vô biệt niệm ‟ có chữ Di-Đà thôi hà, cần yếu có chữ Di-Đà hà. Mà tui quyết nó tui có chữ Di thôi „ Đạo giả giả bất khả tu du lị dã, khả lị phi đạo dã‟ thiết là Di. Trong một giây hay một phút tôi không có vọng niệm thì chữ Di-Đà niệm rồi mà ai đã làm chứng đây ? là Tổ đã làm chứng đây à. Tổ nói : „Tiền niệm vô-sanh tức tâm, hậu niệm bất-diệt tức Phật‟. Cái niệm trước ngộ cái cảnh là năm cái căn của mình, Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt,Thân, nó hỏng nhiễm mà niệm sau nó hỏng giết Phật của mình nó hỏng mất. Mình phải thấy ông Phật tánh của mình thì tức phật nơi đây chớ đâu, còn bây giờ mà mình hỏng có trực ngay cái tâm đó thì sáu cảnh nầy nó dẫn dắt mình, thì tức đường lục đạo đó mở có mình chớ hỏng có đi đâu, ai độ mình hết ráo, dạ hỏng có nổi.
    Nên vì vậy muốn đi đến chỗ vô thừa Bát-Nhã thì phải tu Định trước rồi nó sanh phát Huệ sau.Nếu mà bỏ Định ham cầu Huệ thì Phật có nói rồi : „Dục kiến mỹ ốc tiên trúc kỳ cơ‟ Muốn xây cái từng nhà ở trên cao mà hỏng chịu đắp cái nền nó sụp hà, Dạ sụp đỗ. Xây cái nền tảng cho cái Định rồi đến cái cảnh nào cái tâm nó đã Định rồi mà phát cái vọng khởi nó phát hỏng được. Còn mà thiếu cái Định đó đến cái cảnh nào lợi duyên nó phát lợi, bị mình thiếu tu Định đây nè, rồi nó phát ra hà, dạ nó sụp đỗ, nó sụp đỗ rồi ông chủ nhà ở trỏng ổng hỏng sống được đâu. Nên vì vậy muốn cất cái nhà cho cao phải xây cái nền ở dưới cho chắc, mà hỏng chịu xây nên đó mà muốn cất cho cao chừng nào nó sụp chết đi .
    Nên Phật có nói Giới rồi mới định, mới huệ chớ, chớ đâu có nói Giới rồi Huệ Định nó có thứ tự. hễ tu giới rồi trong tâm nó hết cái vọng, thì Định nó nhiếp rồi, Định nó nhiếp cái giới rồi thì ta cũng không còn giữ giới nữa. Ta giữ cái Định bị cái định nó nhiếp cái giới giữ cái Định hỏng có động, hỏng có động lấy đâu phạm giới.
    Cho nên nó qua từ giai đoạn phải vào cái giới rồi, rồi phải lìa cái giới nó vô trong cái Giáo pháp tu cái Định, rồi từ cái Định mà ôm cái định đó hoài nó bị trầm, thì chỗ đó Phật có ví dụ như người gánh bông, mà tới gặp gánh chỉ hỏng chịu bỏ đặng gánh gánh Chỉ, cứ chấp khư cái gánh bông nầy, hồi nảy tôi hái từ trái rồi đổi tôi hỏng chịu đổi, bỏ tui tiếc lắm, rồi đổi gánh Chỉ cũng hỏng chịu đổi nữa. Rồi gặp tới gánh Bạc cũng hỏng chịu, tới gánh vàng cũng hỏng chịu là người khư khư chỗ đó mà tu, thì tức là tự mình giết mình chớ hỏng ai giết mình hết . Nó phải sang số hoài, tâm nó hỏng được trụ chỗ nào, Rằng tu chỗ đó hay là không tu chỗ đó. Nên trước khi mà thiếu cái Định mà tu Huệ đó. Ví dụ như chiếc ghe nó có năm mà đánh lái buồm dư tới mười chiếc ghe nó chìm bị sức bọc gió mau quá chạy hỏng kịp nó chút mũi nó chìm còn sức chiếc ghe mười mà đánh lái buồm có ba nó kéo ghe hỏng nổi, nó bọc gió hỏng nổi mà kéo chiếc ghe rồi nó đứng đó nó cũng bị sóng nhận chìm, nó rẽ sóng hỏng nổi. Nên vì vậy nó phải có pháp, Phát, Chế, Xả nên thấy lúc mà tu cái Định nó dư đó thì liền mình phải chế giảm nó đổi qua, chớ chế nó thì nó bớt cái Định mà phải sang qua cái Huệ. Chớ thôi ở chỗ đó huân tựu chỗ đó, nó nóng đốt chỗ đó quá sau nó sanh cuồng Thiền, Cuồng Thiền hỏng phải dễ đa nghe. Nên vì phải dùng Phát, Chế, Xả, là để điều trị khi nó phát quá hay nó trầm là phát, đặng phát mà nó phát là chế nó. Rồi chế cái chỗ Trầm rồi, chỗ phát nó vừa rồi xả hết ráo ở chỗ đó nó chịu rồi vừa rồi đó, chỗ đó trực tu thì dù đường xa bao lâu cũng tới. Nếu còn ngã thiên một bên thì nó phải vướng trong một bên Nên ngày nay phải nắm phương-pháp tu hành, bần Tăng khai Thiền bây giờ khai Tịnh, Thiền-Tịnh thôi chớ không có ngoài hai cái giáo pháp đó. Bao nhiêu lý kinh cũng đưa vào cái giáo mà thôi, đưa đến chỗ Tịnh mà thôi, tới đầu sào chỗ đó là để chứng chỗ Vô Sanh nhẫn chớ chữa có qua được bên Thiền. Tới đầu sào mắc kẹt hết, chứng Vô-Sanh pháp-nhẫn là cái quả tu của Tiểu-Thừa. Nên vì vậy Phật muốn đưa con người đến Đại Thừa, Phật mới quở Thinh văn, Duyên Giác, ta nói cho các ông nghe hồi nảy ta nói bao nhiêu người dữ với ác, chớ ác còn thua ngươi à, người vầy mấy ông dữ muốn giết Phật, các ngươi, giết Phật ngươi ráo mà. Ông tu được hỏng có cái đó, cái đó để người mới bắt dầu vào tập. Nếu hỏng có trong cái Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu nó đi tuốt rồi, nó đi luôn nên buộc nó vào được dầu cái gì cũng được, ngày 4 giờ, ngày đêm 4 giờ chỗ mới bước vô cái Định cái Thiền. Phật có nói : „ na già trụ tại Đinh ‟ đứng cũng Định „Na già Ngọa tại Định‟, nằm cũng Định. Vô hữu bất Định thời, hỏng có chỗ nào là hỏng Định, mà chỗ nào cũng Định thì hỏng có chỗ nào động, mà chỗ nào Định cũng hỏng có nữa đó à. Chứng đó mới lìa khỏi cái ý thức thứ sáu là Độc đầu thức, chớ không có độc đầu thức thứ sáu đó nó hỏng còn mang máng nơi mình phải giữ tu. Rồi điều thứ hai nữa trong đó vừa vô Thiền Tướng Như-Lai đó nó có cách, có cách tu à, có cách ngồi không biết mà trong cái ngồi Thiền-Tướng Tọa-Thiền có khi sau cái Định đã nhập được có khi một ngày nữa ngày, dạ sau hư gân hư cẳng, dạ bị bế khí, hư đau cái bụng đà, Bị lúc mà nhập Định đó cái tâm nó dồn lợi trong nầy nó không còn thở ở ngoài lớn nữa, bao nhiêu cái hơi nó dồn vô trong cái bụng đa nghe, nó đau bao tử à. Còn cẳng thì hỏng bị nhứt tê cũng bại nó cấn gân cả buổi. Cho nên phải có phương-pháp đặng mà chi ? Phương-pháp là khử trược lưu thanh tùy vận chuyển, nó bế tắt như đèn bị nghẹt, nó dùng phương pháp như lấy cây kim mà soi cho nó thông, chớ thôi ngồi nó dám cả giờ rồi mai nó định quen rồi đó ngồi hai giờ, dạ nó cấn gân sau nầy cái cẳng bị cái chứng đau bại, đau liệt rồi nói sao tui tu ông Phật ổng hỏng thương tui, hồi tu hỏng có vầy, tui tu riết vầy. Anh, nói phải à ! Tui hồi nảy hỏng có tu nó hỏng có, giờ tui tu ông Phật hỏng có thương mình nên tui cũng bị, rồi bà kia cũng nói phải à, tui cũng vậy thành ra trở lợi một cái ơn của phật mà mình làm nó sai rồi trở lại oán thù Phật thì tội dường bao, nên do nơi mình chớ hỏng phải do nơi Phật. Bây giờ bảy, tám người nói hồi nảy tui hỏng tu hỏng có, giờ tui tu nó liệt cẳng nè, ai cũng nói vậy hết ráo rồi thì nó trở lợi oán Phật quá, tại ông xúi tui mà ông nghĩ ông hỏng thương tui, ông ngồi một chỗ tui đem trái cây cúng ông ăn, ông hỏng cực mà dè tui vầy ông gạt chị em tui, riết thì người đau cái bụng, người thì đau cẳng thiệt ông hại tụi tui quá. Giờ thôi tui, thôi để tui xin nghỉ, tui tu lát đây hết đi à, giờ cà nhắc chớ lát hết đi, cái nầy hỏng phải chỗ ông Phật tại do nơi mình hành sai.
    Nên vì muốn đến cái Đạo đó. Tổ có nói : „ Dục tri thông đại đạo lý phải tu cầu minh triết nhơn ‟.
    Muốn hiểu cái lý đạo phải cầu người minh triết sáng tột người ta chỉ cho mình phải tu vầy, làm vầy, hành vầy, cơm chữa sôi chụm cho nở nang nè, chớ hỏng chụm nở nang cho nó sôi nó sình à. Rồi chừng nó cạn rồi mà chụm nở nang một lát nó khét đà, chừng đó hỏng có chụm nở nang nữa, nó phải đổi đời sai khác, chỗ đường tu không được nắm một chỗ đó tu có hại nghe. Còn „ Dục-Kiến Như-Lai diện tu cầu tự tại tâm ‟, chớ Đức Như-Lai nó ở trong bổn lai diện mục của mình trước con mắt chớ hỏng đâu mà kiếm. Nên Tổ thường nói đạo trước con mắt chớ đâu mà tầm, nhưng đạo trước con mắt mà bị mình hỏng được tự tại, hễ mở con mắt ra là công chuyện nó lu bu đến nhắm con mắt hà. Ông Phật nào hiện chỗ đó cho mình thấy, coi quá hễ mở con mắt ra công chuyện tới nhắm con mắt thôi hà hỏng có rảnh là hai cái dục. Rồi „ Dục cầu Vô-Thượng đạo tiên phải đoạn thế gian tình ‟. Muốn cầu đến Vô-Thượng Bồ Đề của phật thì trước phải dứt cái tình thế gian trước hết, dạ cái gì cũng có hết ráo mà rồi vô thượng Bồ Đề sau được, cái nào chứa cái nấy cái nào chứa vô thượng Bồ Đề ? Tổ thường nói : „ Phải tuyệt hậu mới tái tô‟. Có chết đi rồi mới có sống lại, giờ nó sống hồi 8 giờ, sống tuốt tới tối mà sống lại với ai ? Nó chết hồi 8 giờ sáng rồi tính 10 giờ đặng tẩn, mà nó cha may quá 8 giờ tối nó sống lợi. Nó có tuyệt hậu mới có tái tô., nó có tuyệt hậu cái ăn mặn thì tái tô nó lòi cái ăn chay, dạ ăn mặn còn ăn đủ ngày nào cũng ăn hết ráo, xin ông kêu tui ăn chay trường dùm, dạ cái chuyện đó hỏng có. Nó hỏng có cái nầy nó lòi cái kia hà, nó tuyệt cái nầy nó lòi cái kia, hết chúng sanh thì nó có phật hà.
    Phật thì vô sanh mà mình ở trong cái sanh hoài mà kiếm ông phật hỏng có. Nên Phật là đứng chúng-sanh là chạy, mà mình ôm cái chạy kiếm cái đứng nó hỏng có cái đó đâu, hỏng có, rồi mình lại cưỡng danh nói, cha chắc chạy chậm quá kiếm hỏng có, bây giờ chạy thiệt mau, dạ chạy mau chừng nào mất cái đứng chừng nấy. Bây giờ chỉ nghĩ muốn cái đứng khỏi cần chạy cần kiếm. Đừng chạy nữa, nó có cái đứng nơi đây hà, hỏng chạy nữa nó lòi cái đứng liền đây chớ hỏng đâu hết. mà mình ôm cái chạy kiếm cái đứng hoài bao giờ có cái đứng, là tại chỗ đó mình mê lầm nhận giả làm chơn, nhận không mà làm có. Vì Tổ nói tu như vậy chỉ : „ Sa trung cơ vọng cầu thúc bảo‟. Cực khổ như vầy là đem cái công khổ hạnh lấy cát mà nấu làm cơm, tui nấu công nhiều lắm, dạ công là công mà cát nó hỏng thành cơm đâu đừng có kể. Nên chỉ yếu phải trực tâm mà cái tâm thanh-tịnh, hễ : „Tâm tịnh cô ư dị đắc, tánh tàng vạn cảnh giai minh‟ Hễ tâm tịnh rồi thì việc gì cũng đặng hết, còn cái tâm nếu nó hỏng tịnh mà muốn cái gì cũng đặng hết làm sao mà có được ?
    Còn bên Thiền Tổ nói phải tuyệt hậu hết cái động đi, hết cái vọng đi thì nó lòi cái tịnh ra chớ gì ? nó tái tô nó lòi cái đó ra. Nên vì vậy phải dùng cái pháp niệm Phật để ngăn cái niệm của chúng-sanh, Phật mới khai quyền ở bển có đặng chúng sanh nó ham nó về bển, nào là Huỳnh-Kim, Vi địa trú dạ lục thời, xuất hòa nhã âm thời kỳ âm diễn xướng, các thứ chim nó kêu thôi nghe hay lắm, ở đây nghe mà nghe cái gì, bên nây nó gà kêu, chó sủa. Đặng nó muốn về bển đặng nó ngăn cái dòng dục vọng nó đây, ham chi cái chỗ tham muốn ở đây là bớt, cái cõi dục nầy nó bớt đi phật mới kêu là viễn. Còn tổ lại hiển cận : Duy tâm là Tịnh-Độ Bổn-Tánh Di-Đà. „ hà kỳ tâm tịnh tức Phật độ tịnh‟ Nên hai chữ Tịnh-Độ là duy-tâm hiểu hai chữ Tịnh-Độ, hễ mình hiểu đó là phật độ chúng-sạnh là mình, còn hỏng hiểu chúng-sanh nó độ phật rồi các thiện tri thức à. Chúng sanh nó độ phật mà, nhớ chỗ đó cái việc gì mà thầy dặn đôi ba bận chỗ đó coi chừng nghe. Vẫn thường hằng ngày nhập với chúng-sanh lặn lội với sáu căn coi chừng à, coi chừng nó độ ông phật mình à.
    Nên bởi vậy lời đây là lời thành thật của Bần Tăng thấy sao nói vậy à, nó rõ ràng mà, ối anh đừng lo để tui vô tui độ nó mà, vô nó uống rượu để tui độ nó ba hột tui kéo nó ra, dạ vô nói anh làm một chút anh bỏ làm chi uổng, thôi nó uống tui hỏng uống đâu cái say sưa tui bỏ lâu rồi, thì anh uống chi say nhắm chút cho vui với anh em, nhắm chút coi bộ ấy, rồi lậm làm tách nữa, làm riết ba bận đó coi bộ ổng cúp theo cái ông trước đó nghe hong.
    Nên Tổ nói té chỗ nào chõi chỗ đó đứng dậy, ở trong sanh tử mà mình đừng dính trong sanh tử nó mới thoát vòng sanh tử. sanh tử là cài gì ? sanh tử là ở trong sanh diệt mà mình không còn trong sanh diệt nữa đó, thì chính mình ở trong chỗ Bất sanh Bất diệt Tiện thị Niết Bàn là thoát sanh tử đó. Còn cái nầy nãy giờ tâm nó hỏng sanh mà nó diệt hỏng phải diêt mà gặp nó sanh tuốt đi đâu hỏng biết ông phật ở đâu nữa, nên coi chừng. Vì vậy cái Pháp môn Tịnh, Thiền, Tịnh là hai cái yếu điểm tu Thiền và tu Định. Tu Định nó còn cái thừa, còn cái cổ xe nó dùng chở từ đây tới kia Còn tu Thiền là Trực-Chỉ-Thiền nó thuộc Bát-Nhã nó hỏng còn kia đây nữa. Dạ chỗ nào cũng Thiền, chỗ nào cũng phật.
    Bởi vì nó ở trong chúng sanh mà không dính chúng sanh là Phật chớ đâu, nên chỗ nào cũng phật. Còn bên nây hỏng ở chỗ nào được sợ nó vô đây nó hỏng phải phật nó độ tuốt ông phật hà. Thôi trực tâm đi con nghe, vô đó phải giữ gìn trực tâm nghe con, trực tâm, nếu trực tâm mới thị đạo tràng, nó nắm được cái đạo tràng của nó rồi đặng nó đi vô nó hỏng sợ, còn cái kia buông lỏng nó sợ nó khổ nên phải lấy cái thừa từ cái cổ xe đây mà chở tới kia. Mà bây giờ muốn đến kia phải từ đây mới đi đến tu Định đó rồi mới có Huệ, Định Huệ, Giới Định Huệ.
    Nên trừ ra có lục Tổ trên đi xuống Ngài vô lãnh lấy cái pháp Thiền rồi đó nhưng mà Ngài trở ra phải thọ giới đó, ra gặp ẤnTông, Ngài nói giáo nói kinh, Thiền giáo đi xuống luật là Ngài truyền Giới Ấn-Tông chứng giới cho Hòa-Thượng lục Tổ đó. Còn mình đi vô phải đi Giới, đi thời ở ngoài đi vô trong, giới luật đi vô trong giáo Pháp, Giáo pháp từ ở dưới nầy đi lên trên từ từ mới được rồi lên tới chỗ đó mới sang qua Thiền.
    Nên vì chỗ đó tui phân tách hai môn Thiền-Định, Định đó là phương-pháp Định tâm, để tu mà vào phật khai cảnh Tây Phương.
    Còn Thiền đó nó hỏng có nói Tây Phương mà hỏng có nói Niết Bàn nữa, nói vậy hỏng có hay sao ? Hỏng có tướng gì, dạ có bởi vì Thiền Trực-Chỉ „ Niêm-Hoa vi tiếu‟ . Cái dòng Thiền đó truyền từ Đại Ca Diếp xuống tới đây đó, để Niết-Bàn Diệu-Tâm rồi là cái Nhơn nầy đến cái quả đó hà, khởi cầu khỏi tìm khỏi vọng. Hễ lấy giống dưa trồng thì chắc chắn khỏi cầu hai tháng nữa cắt dưa. Cho nên vì vậy hỏng có nói Niết-Bàn hay Tây-Phương cảnh nào hết, còn bên nây phải nói chỗ nầy, phải nhơn đến quả, có vậy thì bây giờ trong các Thiện tri thức ráng về tìm cầu trước phải tu về cái Định trước đi, phương pháp niệm Phật, rồi trong cái Thiền tướng phải có cách trong đó mới được. Ta chỉ dạy cho tu chớ, thiếu chỉ dạy sau nầy có một cái đau bịnh rồi nó làm cho con người nó uể oải hà, riết nó hỏng dám ngồi nữa nghe nói ngồi nó sợ hà, nó bị bịnh sau nghe tới ngồi nó sợ rồi thành ra bỏ cuộc rồi. Cho nên bất kì một việc gì phải có người đi trước hướng dẫn dạy mình, mà hễ thiếu người đó đa nghe thì cái chuyện đó chắc bảo đảm cái kết cuộc khó kết đà, khó kết. Nên các tổ thường ví dụ : „ Học đạo mà hỏng thầy như leo cây mà tìm cá‟ kiếm cá đâu mà leo lên cây kiếm ở trển hoài, ở trong đó muốn kiếm cá phải người biết chỉ con cá lớn ở trong nước đục, nước sình mới có chớ kiếm chỗ nước trong xanh con cá lớn nó khôn nó hỏng có ở nữa nghe , nó ý tứ tới như vậy nữa à. Còn cái nầy leo lên cây mà kiếm cá, dạ không tui kiếm mà, tui kiếm riết phải được, ở đâu trển mà kiếm ? Nên vì vậy hôm nay tui xin khai „ Nhứt cú di đà vô biệt niệm, bất lao đàn chỉ đáo tây phương‟ . Tu một câu nầy là đặng cái tâm tịnh tức là vào cõi tịnh hà, khới có luân hồi lục đạo . Còn nhứt kệ qua Thiền-Trực-Chỉ là „ Ma ha Bát Nhã ba la mật‟ một câu nầy nó vào siêu thoát ở trong Đại Thừa.Còn nhứt cú câu nầy đặng cái quả vị hà, đều cái quả vì nó hơi nhít chút cũng đồng đến đạo tràng mà những vị đi trước khổ hạnh hơn ta ngồi ở trên chút, còn mình nhỏ chút, thượng tọa kế chút chớ nó hỏng mất, hỏng có mất à Nên cố gắng các Thiện-Tri-Thức ôi ! Đây là những lời thành thật hai cái huyệt Thiền-Tịnh mà bần Tăng là một người đi trước hỏng lẽ ra khỏi cái bẩy rồi mà để bao nhiêu người mắc bẩy hay sao cho nên Phật mới chia tam thừa Tiểu-Thừa như con dê bị mắc bẩy rồi nó xúc bẩy nó chạy hỏng dám ngó lợi ối ai chết ai thấy kệ mình thoát thân mình thôi. Còn qua Duyên-Giác thừa là Trung-Thừa là con Nai nó xúc bẩy ra rồi nó tính mở bẩy mà hỏng dám nó đi đứng hoài hà, muốn gở hỏng dám gở mà đi hỏng nở đi, đó thầy phân tách chỗ đó đó . Còn Đại thừa đó nghe như Bạch Ngưu chi xa thoát ra khỏi bẩy quay trở lợi mở bẩy liền, dầu ta phải vào cái vô-gián địa-ngục ta cứu bao nhiêu người chúng-sanh thoát khổ thì ta vẫn cứ như thường hà. Ta đã hy sinh cái thân nầy vô lượng kiếp, chúng sanh đây là người ruột thịt của ta, cha mẹ anh em ta thì phải vào đó ta cứu người đó, dầu phải tan thân nầy ta có một thân mà ta cứu được bao nhiêu thì ta cũng hỏng có tiếc gì? Nên vừa ra khỏi bầy thì vào bẩy mở bẩy. Còn hai chú kia chú thì đi hỏng đành, mà vô thì hỏng dám vô nó đứng nó ngó hà chú Duyên-Giác đó. Xe đó là xe gì? Xe Nai còn chú xe dê nó thoát rồi hỏng dám ngó lại miễn ra khỏi thì thôi hà ai ở đó chịu chịu, nên vì vậy trong ba thừa, Phật đem ví dụ quá sức hay . Mà một bạch ngưu chi xa thì đâu có còn cái gì, cái chỗ đó là chỗ gì? Là chỗ hoằng pháp lợi sanh báo phật ân đức, biết bao nhiêu chúng-sanh nầy là tiền thân với ta nào đây anh em với ta ruột thịt ta bao nhiêu đây tiền duyên ngày trước đây kiếp nào cũng là trong vòng đạo đức của ta , ở chỗ nào đây ? rồi nó làm cái thân nó đi nó cách ấm đây, nó hỏng có nhớ chớ ở chỗ nào đây? Nó hỏng có Nhơn-duyên mà quả nay làm sao mà có, nó có cái quả ngày nay là do hỏng thấy cái nhơn gieo ngày hôm kia dưới đất. Nên đây là mọi người nhơn-duyên hết, còn lâu xa biết đâu người đời tiền thân bà con ruột thịt với ta. Nên vì vậy lấy đâu làm chứng, Đức Phật thấy cái xương Đức Phật khóc, Đức-Phật lạy “ Dĩ văn di chứng”. Đức A-Nan hỏi lý do nào Phật thấy xương nầy Phật khóc, Phật lạy nói A-Nan ôi biết đâu vô lượng kiếp cái thân nầy là tiền 56 thân cha mẹ của ta Phật nói rõ ràng . Nên cái chú tiểu thừa chú dê nầy đây, chú đặng chú thì thôi hà, chú chạy dông chú hỏng dám ngó lợi nữa. Rồi thôi nói thì nói chú đã thành rồi chú nào cũng được đi chạy luôn thì hỏng nở chạy mà vào gở hỏng dám vào đứng ngó đó hà, tội nghiệp hết sức. Thôi đến đây thời tịnh độ là tu tịnh kết thúc trong hai thời Thiền và Tịnh, ngày hôm qua là Thiền ngày nay là Tịnh, một thời đến đây tui xin Đức Phật mười phương gia hộ công đức nầy tất cả nhơn sanh đồng tu đồng chứng .
    Lời cảm Tạ Của Viện-Chủ Tu-Viện Huệ-Quang
    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
    Hôm nay, được Hòa-Thượng khai-thị cho phương-pháp có hướng tu có pháp rõ ràng, để cho toàn thể quý vị đây được lãnh thọ tinh tấn hành trì chuyên danh trì niệm Tịnh cũng là Thiền, và Thiền hôm qua cũng để phổ cập Tịnh hôm nay. Trong Tịnh có Thiền trong Thiền có tịnh Hòa-Thượng đã chỉ dạy cho tất cả không ngoài Chơn Tâm. Bổn tánh của con người các vị đồng có. Công đức quý giá vô lượng này toàn thể Chư Tăng cũng như Quý Phật tử lãnh hội được đã gieo trồng rồi hạt giống Trí-Huệ Bát Nhã. Từ Hạt giống nầy là nhơn nó sẽ kết thành quả Bồ Đề Viên mãn. Vậy để tỏ lòng tri ân Hòa-Thượng một lần nữa tôi xin toàn thể đứng dậy đồng đãnh lễ Hòa-Thượng. Chí tâm đãnh lễ Thiền-sư Hòa-Thượng tam bái mời tất cả đồng hồi hướng. Nam Mô A Di Đà Phật.
    ( Hết đề tài 2 )

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts