Thiếu chất sắt thường không thể hiện qua triệu chứng và nguyên nhân chính yếu là ăn thiếu dinh dưỡng và mất máu !


Trẻ sơ sinh, dùng nhiều sữa các loại từ sữa bò, ít nhất các loại không có bổ xung chất sắt, thường bị ảnh hưởng mạnh hơn các trẻ sơ sinh bú sữa mẹ. Sữa bò có chứa ít chất sắt hơn sữa mẹ và có tỉ lệ hấp thụ tương đối thấp. Trái với những ý kiến thông thường người ăn kiêng (ăn thực vật) không bị mắc bịnh thiếu chất sắt nhiều hơn người ăn uống bình thường !

Hiện người ta đang tranh luận không rõ người chỉ ăn trứng sữa rau cỏ có bị ảnh hưởng nhiều hơn người chỉ ăn rau cỏ không thôi vì các sản phẩm từ sữa bò không chỉ có ít chất sắt mà còn giống như trứng có tác dụng cản trở sự hấp thụ chất sắt của cơ thể. Thông thường người ta cho rằng vì lý do đó nên thịt bê có màu lạt (nhạt): khi ở một độ tuổi nhất định, người ta chỉ cho con bê ăn toàn sữa , mặc dù trong tự nhiên thì chúng đã bắt đầu ăn cỏ. Con bê vì thế không thể tiếp cận với nguồn sắt từ cỏ và các loại lá và chúng trở nên thiếu máu ! Màu thịt chủ yếu lệ thuộc vào chất myoglobin. Các tế bào cơ bắp, khác với erythrocytes, không nhất thiết phải tái tạo sau 120 ngày, vì vậy hàm lượng myoglobin của tế bào cơ bắp sẽ không thay đổi trong một thời gian dài. Ngoài ra màu thịt còn lệ thuộc các yếu tố khác như sự sắp xếp hệ thống gene, tuổi đời, hoạt động cơ thể và độ tuổi khi làm thịt.
Xuất huyết thường xảy ra với đàn ông và phụ nữ trong hệ thống bao tử , đường ruột, ngoài ra xuất huyết vì ung thư. Với phụ nữ trẻ, thì kinh nguyệt là nguyên nhân của việc thiếu chất sắt. Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu cho sắt có thể tăng đến gần 100%. Ngoài ra việc hiến máu định kỳ cũng khiến nhu cầu về sắt tăng cao. Cứ hiến khoảng ½ lít máu là chúng ta sẽ mất đi khoảng 250 mg sắt.

Triệu chứng và các bịnh kèm theo
- Da và màng da nhờn
Trắng bệch, nhợt nhạt
Móng chân móng tay: dễ gãy, rạn nứt , móng tay võng xuống thay vì no tròn
Plummer Vinson Syndrome
Rạn nứt, viêm khóe miệng
Rụng tóc
- Hệ thần kinh
Nhức đầu
Choáng váng
Thiếu tập trung
Tâm lý bất ổn
Mệt mỏi
- Máu huyết
Hiện tượng thiếu chất sắt
Khó thở

Phương pháp kiểm tra
Để xác định việc thiếu chất sắt người ta sẽ kiểm tra hàm lượng Ferritin trong máu. Kiểm tra chất sắt trực tiếp không thích hợp vì mức giao động cao không thích hợp.

Điều trị
Dùng nhiều thực phẩm có chất sắt.
Để tránh tình trạng này nên dùng nhiều loại thực phẩm có chứa chất sắt. Khi hàm lượng sắt trong thực phẩm đủ để cung cấp cho cơ thể thì khong nên dùng thêm các viên sắt bổ xung (thực phẩm chức năng) , sẽ xảy ra việc quá liều lượng ! Thường hay xảy ra tình trạng ngộ độc chất sắt khi lơ là để trẻ em nuốt quá nhiều viên sắc. Với hàm lượng từ 500 – 1000 mg có thể gây ngộ độc đối với trẻ em. 2.000 đến 3.000 mg sẽ gây chết người. Chỉ cần 20 – 30 viên sắt có chứa 100mg trong mỗi viên là đủ gây chết người. Lượng sắt này không bao giờ đạt đến được nếu chúng ta chỉ dùng thực phẩm bình thường.

Hấp thụ sắt tốt hơn
Một nghiên cứu của Ấn Độ với 54 trẻ em chuyên ăn rau cỏ, thiếu chất sắt , chứng minh được khả năng hấp thụ sắt của chúng ta sẽ cao hơn khi dùng chung với vitamin C. Họ đã cho trẻ em, không thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày, uống thêm vào buổi trưa và tối, mỗi bữa 100mg vitamin C trong vòng 60 ngày. Nhóm có dùng thêm vitamin C, tình trạng hemoglobin tốt hơn nhiều so với nhóm không uống thêm vitamin C. Một số trẻ thì thì lại khỏi hẳn.

100 mg Vitamin C có trong 200 ml nước cam tơi vắt. 100 g Broccoli hoặc chỉ cần vài lát ớt chuông đỏ là đủ, thật ra chỉ cần một nửa số lượng vitamin trên cũng đủ để tăng khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể. Tuy nhiên việc tiêu thụ thực phẩm có chất sắt và uống vitamin C cần xảy ra trong vòng vài tiếng liền nhau, tốt nhất là ăn và uống vitamin c cùng trong bữa ăn !

Các chất hỗ trợ hấp thụ sắt
- Vitamin C
- Acid táo , acid nho, acid chanh , ngoài ra còn có dấm
- Đường trái cây (fructose) và các loại đường khác, cho dù tác dụng không cao bằng
Chung chung, các loại trái cây , rau củ quả đều có khả năng hỗ trợ sự hấp thụ

Các chất ngăn trở việc hấp thụ sắt của cơ thể
- Tannin (có trong trà và cà phê)
- Phytin acid (có trong các loại ngũ cốc, trong các loại đậu có vỏ )
- Các chất sơ, tuy nhiên không ảnh hưởng nhiều như người ta nghĩ
- Các chất chưa xác định trong trứng các loại

Dùng thuốc
Thiếu máu có thể trị bằng các viên sắt bổ xung. Các viên này có chứa sắt giá trị 2 (Fe2+), với hàm lượng từ 50-100 mg / viên và nên dùng lúc bụng đói , cách xa các bữa ăn từ 1 đến 2 viên trong ngày. Tác dụng phụ của các loại viên sắt này đôi khi là đau bụng. Nên thử nhiều loại khác nhau để tránh việc gây tác dụng phụ trên. Ngoài ra khi đi đại tiện phân sẽ có màu đậm (đen) trong thời gian dùng thuốc, vì cơ thể hấp thụ chất sắt rất chậm. Nếu không thích hợp với chất sắt hoặc sắt không được hấp thụ tốt theo đường ruột, chúng ta có thể truyền sắt trực tiếp vào máu. Có nhiều loại sắt có thể dùng cho cách này như Sắt gluconat hoặc Fe(+3) Hydroxid Saccharose complex (4- 300 mg sắt / cho một lần truyền.

Nguồn sắt cho người không ăn thịt
Đối người ăn thịt bình thường, thì sắt có chứa trong thịt, xúc xích và gan, sữa và trứng ngăn sự hấp thụ chất sắt của cơ thể.
Những người không ăn thịt phải tìm các nguồn sắt trong các loại thực phẩm khác. Có rất nhiều loại thực vật có chứa hàm lượng sắt cao như Coriander, parsley , tiêu đen, quế, các loại hạt có vỏ, các loại hạt chứa chất dầu (mè ). Thí dụ trong các loại hạt đậu trắng và đậu nành, 100 kcal chúng ta có hàm lượng sắt nhiều gấp 8 lần so với thịt bò, trong quế có đến gấp 20 lần