Âm nhạc rất được đề cao ở Trung Quốc thời cổ đại. Tại sao vậy? Bởi vì âm nhạc hay có thể làm hài hòa môi trường xung quanh và tạo nên tính cách con người.
[IMG]htt p://tin180.com/wp-content/blogs.dir/7/files/2010/12/Tranh-but-long-Trung-Quoc-Hoa-nhac-do_Tin180.com_001.jpg[/IMG]

Tranh bút lông Trung Quốc ‘Hòa nhạc đồ’ của Chương Thúy Anh


Trong bức tranh này, một khu vườn được bao quanh bởi những rặng trúc, phiến đá và lan can bằng cẩm thạch. Giữa khu vườn, ba mỹ nữ đang hòa tấu nhạc cổ truyền Trung Quốc. Cô gái ngồi bên trái đang chơi sáo, cô gái ngồi quay lưng lại đang thổi tiêu, còn cô gái ngồi bên phải đang chơi đàn hạc Trung Quốc, hay “cổ cầm”. Cảnh tượng lung linh, tiết trời dễ chịu, âm thanh du dương. Tên của bức tranh “Hòa nhạc đồ” có nghĩa là các nhạc cụ hòa tấu cùng với nhau. Ngoài ra, nó còn hàm nghĩa về sự hài hòa giữa ba cô gái, sự hài hòa của họ là hòa điệu với thiên nhiên.

Họa sĩ Chương Thúy Anh đã tặng bức tranh “Hòa nhạc đồ” này cho Tổng thống Ukraina như một món quà, với hy vọng rằng người dân Ukraina sẽ hạnh phúc, có một cuộc sống hài hòa không có chiến tranh, và hòa bình sẽ luôn ở bên họ.

Dịch từ: zhengjian.org