Results 1 to 3 of 3

Thread: VỌNG TƯỞNG VI TẾ RẤT KHÓ TRỪ

  1. #1
    Senior Member gioidinhhue's Avatar
    Join Date
    Mar 2009
    Location
    http://chuavanphat.org/
    Posts
    193

    Default VỌNG TƯỞNG VI TẾ RẤT KHÓ TRỪ

    [SIZE="<font size="4">4</font>"]VỌNG TƯỞNG VI TẾ RẤT KHÓ TRỪ

    Vọng tưởng có hai phần: thô và tế. Vọng tưởng thô ai cũng biết, bởi hành tướng nó rất rõ ràng. Còn vọng tưởng vi tế, người tu già dặn cũng phải e ngại.

    Người mới tu, chỉ có thể nhận biết được các vọng tưởng thô, khó lòng phát hiện được các vọng tưởng vi tế. Ví như một ao nước đục, khi bọt nổi lên mặt ao ta mới nhận thấy. Còn phần bọt nhỏ nhẹ từ dưới đáy ao, muốn thấy rõ nó, cần phải có một ao nước thật trong. Người tu hành lâu (thiền định hay các pháp môn khác), đến trình độ nước tâm trong lặng mới thấy biết được vọng tưởng vi tế.

    Bạch Thánh pháp sư, một buổi sáng từ nơi giường bước lại ghế ngồi, trong khoảng chừng ba giây đồng hồ, đã phát giác trong tâm mình nổi lên đến vài mươi vọng niệm sai biệt. Chừng ấy ngài mới chứng minh được lời nói trong kinh: "Một niệm có chín mươi sát na, một sát na có chín trăm sanh diệt." Đây là vọng tưởng thuộc loại vi tế.

    Quang Huệ và Giới Diễn là hai vị thiền sư đều ngộ Đạo. Một hôm trong khi đồng ngồi thiền, nơi tiềm thức của ngài Giới Diễn thoạt nổi lên một niệm sắc ái, ngài liền diệt trừ; song bên kia Quang Huệ thiền sư đã hay biết. Sau khi xuất định, ngài Quang Huệ làm bài kệ có ý trêu cợt ngài Giới Diễn. Giới Diễn thiền sư buồn thẹn, liền thâu thần nhập diệt.

    Ngài Quang Huệ hối hận, gọi đệ tử đến phó chúc rằng: "Bạn ta trong khi thiền định có một niệm sắc ái, sau tất lụy về sắc; vì phiền ta mà thị tịch, sau sẽ phá hoại Tăng bảo. Lỗi ấy một phần do ở nơi ta, nếu ta không theo hóa độ, tất sẽ mang lấy hậu quả!"

    Dặn dò xong, ngài cũng viên tịch theo luôn. Sau, Quang Huệ chuyển thân làm thiền sư Phật Ấn; Giới Diễn chuyển kiếp làm Tô Đông Pha. Đông Pha do kiếp trước có tu nên làm quan to trong triều, thông minh trí tuệ mà cũng đa tài đa tình. Ông có đến bảy người thiếp, và thường đem sự thông minh bác lãm của mình mà vấn nạn các vị thiền sư. Về sau Tô Đông Pha bị ngài Phật Ấn chiết phục, ông mới quay lại đường tu.

    Cho nên vọng tưởng vi tế, người tu lâu cũng phải e ngại là thế. Tiên đức có câu:

    Công phu không thiếu cũng không dư,

    Muôn kiếp tham si chữa dễ trừ!

    Vậy người tu khi có chút cảnh giới tốt chớ vội khoe khoang tự đắc, phải nhìn gương ngài Giới Diễn; và cũng đừng vội tự thị chê bai kẻ khác, mà phải xem gương Quang Huệ thiền sư.

    [/SIZE]
    Liên Trì đại sư nói: “Có thể thật sự niệm Phật, buông thân tâm, thế giới xuống, chính là đại bố thí. Chẳng khởi tham, sân, si nữa chính là đại trì giới. Chẳng kể thị phi nhân ngã, chính là đại nhẫn nhục. Chẳng gián đoạn, chẳng xen tạp chính là đại tinh tấn. Chẳng còn vọng tưởng rong ruổi chính là đại thiền định. Chẳng bị những ngã rẽ khác làm lầm lạc chính là đại trí huệ”.http://hinhdongphatgiao.org/

  2. #2
    Senior Member gioidinhhue's Avatar
    Join Date
    Mar 2009
    Location
    http://chuavanphat.org/
    Posts
    193

    Default Re: VỌNG TƯỞNG VI TẾ RẤT KHÓ TRỪ

    HỎI: Tôi rất thích pháp môn niệm Phật và thường niệm thầm danh hiệu Phật A Di Đà mỗi ngày. Có điều tâm của tôi hay nghĩ ngợi lung tung nên không thể niệm Phật lâu được. Mặt khác, tôi nhận thấy tính tình của mình khá thất thường hay nóng nảy, chân tay vụng về… và rất khổ tâm về những điều ấy. Mong quý Báo chỉ cho tôi phương cách để chuyển hóa những vọng tưởng, nóng nảy, hấp tấp nhằm tập trung hơn trong cuộc sống và niệm Phật được nhất tâm hơn. (CẨM DUNG, dungdung2412…@yahoo.com.vn)

    ĐÁP:Bạn Cẩm Dung thân mến!

    Bạn không nên quá lo lắng về tâm vọng tưởng của mình. Ai cũng suy nghĩ mông lung, tư tưởng phân tán chứ không phải riêng bạn mới có hiện tượng thiếu tập trung này. Tự thân bạn đã nhận ra tính tình hay thay đổi thất thường và khá nóng nảy của chính mình, đây là một điều kiện cần thiết trong tiến trình nhận diện và chuyển hóa.

    Hiện bạn đang bị thói quen lật đật, hấp tấp, phóng dật chi phối nặng nề nên trước tiên, bạn tự nhắc mình nên "chậm" lại trong tất cả các phương diện đời sống: Đi chậm, nói chậm, ăn chậm, làm chậm… một tí để cho chắc chắn. Bạn yên tâm vì "chậm" là sự vững chãi, đứng đắn của một tâm thức trưởng thành chứ không hề vì nó mà bị thua thiệt. Cần thực tập sự chú tâm (chánh niệm) trong tất cả mọi lời nói, cử chỉ và hành vi của mình. Vì hầu hết các hành động của bạn đều không có sự chú tâm (vừa làm vừa nghe nhạc say sưa, hay tay chân làm việc một đằng mà đầu óc suy nghĩ một nẻo…), mất chánh niệm nên bạn không thể tập trung để làm việc có hiệu quả như ý.

    Nếu bạn không sống "chậm" lại hay nói cách khác là không thiết lập chánh niệm trong cuộc sống thì khó có thể điều phục được tính khí thất thường, nóng nảy của mình. Sự khổ tâm về những giới hạn của bản thân là cần thiết, nhưng kiên trì thực tập chánh niệm để chuyển hóa thân tâm mới là điều thật sự cần thiết hơn. Những tâm tính thất thường nóng nảy của bạn hoàn toàn có thể chuyển hóa được nếu bạn biết chú tâm, có chánh niệm trong tất cả các biểu hiện nói năng và hành động.

    Bạn thích tu tập niệm danh hiệu Phật, theo chúng tôi, đây là duyên lành để chuyển hóa thân tâm của bạn hiệu quả nhất. Giai đoạn đầu, bạn cần tìm nơi thanh vắng ngồi yên để thực tập niệm Phật, nếu ở nhà thì lúc sáng sớm là tốt nhất. Bạn cần niệm Phật với tất cả lòng thành kính và sự chú tâm. Mỗi khi có vọng niệm khởi lên, bạn cần nhận diện vọng tưởng một cách rõ ràng (mà không suy tư theo nó) rồi tiếp tục niệm danh hiệu Phật. Kiên tâm trì niệm như vậy, lâu ngày vọng tưởng thưa dần, chánh niệm tăng trưởng, khả năng kiểm soát và làm chủ thân tâm ngày càng cao.

    Không thể ngày một ngày hai mà có thể chuyển hóa được toàn bộ tập khí vốn ăn sâu trong tâm thức từ nhiều đời. Do đó, sự chuyên cần và tinh tấn là hai yếu tố cực kỳ quan trọng để đưa đến thành công. Không ai có thể chuyển hóa đời mình ngoại trừ nỗ lực của chính mình, nên bạn phải cố gắng niệm Phật thật nhiều thì mới có thể chuyển hóa được vọng tưởng, phóng dật để trở thành người vững chãi, đứng đắn và thảnh thơi hơn.

    Chúc các bạn tinh tấn!
    Liên Trì đại sư nói: “Có thể thật sự niệm Phật, buông thân tâm, thế giới xuống, chính là đại bố thí. Chẳng khởi tham, sân, si nữa chính là đại trì giới. Chẳng kể thị phi nhân ngã, chính là đại nhẫn nhục. Chẳng gián đoạn, chẳng xen tạp chính là đại tinh tấn. Chẳng còn vọng tưởng rong ruổi chính là đại thiền định. Chẳng bị những ngã rẽ khác làm lầm lạc chính là đại trí huệ”.http://hinhdongphatgiao.org/

  3. #3
    Senior Member gioidinhhue's Avatar
    Join Date
    Mar 2009
    Location
    http://chuavanphat.org/
    Posts
    193

    Default Re: VỌNG TƯỞNG VI TẾ RẤT KHÓ TRỪ

    TÔI đây vốn thiệt là khùng,
    KHÙNG cho đến lúc tôi chung quan tài.
    CHẴNG hề nghĩ ngợi đúng sai,
    BIẾT ăn biết ngũ qua ngày vậy thôi.
    MẤT thì chuyện cũng đã rồi,
    CÒN thì còn đó chứ tôi chẳng gìn.

    NGƯỜI đời vốn thiệt thông minh,
    KHÔN lanh đến nổi thấy mình chẳng sai.
    CÒN thì sợ mất tối ngày,
    MẤT thì tìm cách ra tay lấy về.
    MỎI tâm lo đủ mọi bề
    MÒN hao tâm trí chẳng hề nghĩ ngơi.
    LO âu đến hết cuộc đời,
    ÂU lo cho đến thở hơi cuối cùng

    Bí Quyết Khống Chế Vọng Tưởng

    Hòa Thượng Tuyên Hóa

    Vạn Phật Thánh Thành mỗi năm đều có tổ chức vài Thiền-thất, mỗi thất là bảy ngày. Trước lễ vía A-Di-Ðà thì có một Phật-thất (7 ngày), rồi sau đó là liên tiếp ba Thiền-thất (21 ngày). Hằng năm, những người đến dự Thiền-thất đều tham gia từ đầu đến cuối, khiến công đức được viên mãn. Năm nay, hy vọng quý vị đến tham gia cũng giữ sự chung thủy, chẳng thối lui nửa chừng, bỏ Thiền-đường đi mất; bằng không thì công phu sẽ phải bỏ dở, lãng phí thời giờ, chẳng có sở đắc.

    Tư thế lúc ngồi cần phải ngay ngắn, thẳng lưng. Ðầu phải thẳng, không cúi xuống, không ngửa lui, không nghiêng trái, không quẹo phải. Sau đó, bắt tréo hai chân theo thế kiết-già-lấy chân trái bỏ lên ****i phải, kế đó lấy chân phải bỏ lên ****i trái-đó là tiêu chuẩn. Bởi vì tư thế kiết-già phu tọa khiến chúng ta dễ nhập Ðịnh, cho nên còn gọi là thế hàng ma tọa, thế kim-cang tọa, hay thế liên hoa tọa. Tư thế này có thể giúp tiêu trừ nghiệp chướng trong vô lượng kiếp, khiến liễu sanh thoát tử, tạo được vô lượng công đức.

    Lúc bắt đầu ngồi Thiền, quý vị cần phải luyện tập tư thế căn bản này. Kế đến, quý vị hãy điều chỉnh thân thể-mắt nhìn xuống chót mũi, từ mũi nhìn xuống miệng, từ miệng nhìn xuống tâm. Ðó là bí quyết để khống chế vọng tưởng. Sau đó mới điều hòa hơi thở-đừng mau, đừng chậm-hãy thở một cách tự nhiên. Lúc này quý vị mới tham cứu câu "Ai là kẻ niệm Phật?" Trải qua một thời gian lâu dài, việc tham Thiền sẽ có tác dụng.

    Việc dụng công tham Thiền cũng giống như "gà mẹ ấp trứng" vậy. Gà mẹ lúc nào cũng nghĩ đến gà con, cứ chuyên tâm hết lòng ấp trứng. Chẳng phải ấp được năm phút là chạy đi, rồi một lúc sau lại trở về ấp tiếp, ấp chưa tới năm phút lại chạy mất...; bởi làm như vậy thì vĩnh viễn không bao giờ trứng nở ra gà con đặng. Tham Thiền cũng thế-lúc nào cũng phải dụng công miên mật. Ðừng sợ đau lưng, đừng sợ nhức chân, đừng sợ khổ cực, đừng sợ gian nan. Hãy một lòng một dạ tham Thiền. Tham cái gì? Tham câu "Niệm Phật là ai?" Tham cho tới khi "sông cạn, núi cùng, nước dừng, đá hiện" thì lúc đó mới khai ngộ được.

    Tham Thiền lại cũng giống như "rồng ấp ủ hạt châu." Rồng lúc nào cũng ôm giữ bảo châu, chẳng hề lơ là hoặc không cẩn thận chú ý. Vì vậy, hạt châu ngày một sáng, còn rồng thì ngày đêm canh giữ hạt châu. Người tham Thiền cũng phải như thế-trong mỗi phút mỗi giây đều không khởi tạp niệm. Cổ nhân nói:

    "Nhất niệm bất sanh, toàn thể hiện."

    Nghĩa là khi một niệm không sanh khởi thì chân tâm, Phật-tánh hiện bày. Cũng có thể nói rằng:

    "Vọng niệm bất sanh, toàn thể hiện."

    Hễ vọng niệm không sanh khởi thì lúc ấy toàn thể sẽ hiện rõ. Khi ngừng bặt vọng tưởng, quý vị sẽ có cơ hội thành tựu.

    Người tham Thiền không nên nghĩ đến việc thành Phật, đừng để tâm tới chuyện khai ngộ, cũng chớ nghĩ tới chuyện đắc trí huệ. Cứ nỗ lực dụng công, cần cù chăm chỉ tu hành. Khi thời gian chín muồi thì sẽ khai ngộ. Ở trong Thiền-đường, quý vị cứ ngồi Thiền, xong lại đi kinh hành, rồi ngồi tiếp, xong lại đi kinh hành, rồi ngồi tiếp, xong lại đi tiếp... Cứ như vậy, tu một thời gian lâu dài thì quý vị sẽ có cơ hội thành tựu, bởi vì "cửu tọa hữu Thiền," ngồi lâu thì sẽ có Thiền.

    Tham Thiền lại cũng giống như "mèo rình chuột." Mèo phải định thần chú ý rình tại ổ chuột, chờ chuột chui ra là chụp ngay. Mèo không thể giải đãi; hễ tâm tán loạn thì không còn chú ý đặng. Người tham Thiền cũng thế-lúc nào cũng phải giữ chặt chánh niệm, không được sanh vọng niệm. Ðó là kiến thức vào Ðạo sơ cấp nhất của việc tham Thiền.

    Người tu Ðạo chớ xuống Nam-sơn cũng chớ lên Bắc-hải mà tìm Ðạo. Ðạo vốn ở ngay thân ta. Nếu quý vị có thể ngồi kiết-già phu tọa, chuyên tâm chú ý tham Thiền, thì đó là Ðạo. Không nên có tâm thích chuyện cao siêu diệu vợi, hướng tâm ra ngoài tìm Ðạo; vì như thế thì vĩnh viễn không tìm ra được đâu. Nếu quý vị bỏ cái gần kề để chạy đi tìm cái xa xôi, thì tới đâu quý vị cũng gặp toàn chuyện khó khăn, phiền toái. Ðó là tự mình chuốc lấy rắc rối, tự mình rước khổ vào thân!

    (Thiền-thất, 12/1980)
    --------------------
    Phàm trần hai chữ Có và Không
    Được mất , hơn thua ý tại lòng
    Một thoáng bay vèo khi nhắm mắt
    Có còn bên mình những gì Không ?
    Liên Trì đại sư nói: “Có thể thật sự niệm Phật, buông thân tâm, thế giới xuống, chính là đại bố thí. Chẳng khởi tham, sân, si nữa chính là đại trì giới. Chẳng kể thị phi nhân ngã, chính là đại nhẫn nhục. Chẳng gián đoạn, chẳng xen tạp chính là đại tinh tấn. Chẳng còn vọng tưởng rong ruổi chính là đại thiền định. Chẳng bị những ngã rẽ khác làm lầm lạc chính là đại trí huệ”.http://hinhdongphatgiao.org/

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts