Page 1 of 3 123 LastLast
Results 1 to 20 of 43

Thread: MÔI TRƯỜNG và KHÍ HẬU THAY ĐỔI

  1. #1
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default MÔI TRƯỜNG và KHÍ HẬU THAY ĐỔI


    Các khoa học gia NASA phát hiện sự hâm nóng Bắc Cực gia tăng

    Của Paul Sisco
    Washington
    09 tháng 1, 2008

    Xem tường trình cảnh báo Bắc Cực / Windows Broadband - tải xuống
    Xem tường trình cảnh báo Bắc Cực / Windows Broadband
    Xem tường trình cảnh báo Bắc Cực / Windows Dialup - download
    Xem tường trình cảnh báo Bắc Cực / Windows Dialup

    Tài liệu vệ tinh gần đây từ cơ quan nghiên cứu không gian vũ trụ Hoa kỳ NASA cho thấy rằng băng biển Bắc Cực và Greenland đang tan với tốc độ nhanh hơn dự đoán trước đây. Paul Sisco phát thanh viên của VOA tường thuật.

    Bắc Cực đang tan

    Các khoa học gia khí hậu tại trung tâm chuyến bay không gian Goddard của NASA tại Greenbelt, Maryland, ngoại ô Hoa Thịnh Đốn nói rằng biển Bắc Cực có thể gần như không còn băng vào mùa hè năm 2013.

    Jay Zwally, khoa học gia dự án vệ tinh băng đá tại Goddard NASA nói: "Băng biển đang tan nhanh hơn tất cả mô hình dự đoán. Chúng ta không những có sự hâm nóng từ khí quyển mà còn có sự hâm nóng của biển đang ảnh hưởng quá trình tan băng này. Sự giảm diện tích băng này đã làm mọi người ngạc nhiên. Đây là sự xuất phát rõ ràng và điều này đang chỉ cho chúng ta thấy rằng có thể chúng ta đang tiến đến đỉnh điểm này."

    "Nếu bạn đẩy một vật như một cái ly chẳng hạn tới một điểm nào đó, nó sẽ quay trở lại, nhưng nếu bạn đẩy quá xa, vượt qua điểm đỉnh, nó sẽ đi mất," ông giải thích. "Bây giờ những gì đang xảy ra trong biển Bắc Cực là băng biển đang mỏng dần; diện tích biển đang giảm. Điều này mở đại dương ra đến nhiều sức nóng hơn từ mặt trời. Vì vậy gần như băng biển Bắc Cực hiện ở đỉnh điểm này, chỗ mà cho dù khí hậu không nóng nữa, dừng lại như hiện tại, phần lớn băng biển sẽ giảm và tan biến vào cuối mùa hè."

    "Cho đến năm 2006, vào tháng 9 chúng ta sẽ mất băng đá với tỷ lệ hơn 9% cho mỗi thập niên,” Mark Serreze, nghiên cứu gia cao cấp tại Trung tâm Tài liệu Băng Tuyết Quốc gia Hoa Kỳ tại Colorado nói. “Đó là tương đương khoảng 100.000 cây số vuông mỗi năm, mức này quả khán lớn. Những gì đã xảy ra trong năm 2007 vừa đánh một dấu chấm than cho vấn đề này."

    Ảnh vệ tinh của NASA giới thiệu Bắc Cực trong 30 năm qua

    Ảnh vệ tinh của NASA cho thấy băng biển trung bình tại Bắc Cực hơn 30 năm qua. Màu xanh lá cây chỉ vùng đã tan vào cuối mùa hè năm ngoái.

    Zwally nói có một biểu hiện rõ ràng rằng lượng còn lại đang tan mỏng. "Điều then chốt là điện tích còn lại hiện giờ mỏng hơn trước," ông đã nói. "Thường có rất nhiều băng đá ở đây dày 3, 4, 5, 6 mét và phần lớn chúng đã bị biến mất."

    Tất cả mô hình khí hậu đã thay đổi và có khả năng mà khuynh hướng tan chảy có thể dẫn tới kết quả ít nghiêm trọng hơn dự đoán.

    "Khả năng khác là nó có thể tệ hơn so với các mô hình đã dự đoán và đây là một ví dụ. Một ví dụ đặc biệt của băng biển Bắc Cực nơi điều đang xảy ra, điều chúng ta thấy bằng vệ tinh thật sự tệ hơn so với các mô hình đã dự đoán," ông nói thêm là các mô hình này dựa trên đo đạc và quan sát trên mặt đất .

    Nguồn:www.voanews.com

    http://www.suprememastertv.com/au/me..._id=2&page=1#v



  2. #2
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 2. MÔI TRƯỜNG và KHÍ HẬU THAY ĐỔI


    Mùa hè năm 2013 , Bắc Cực sẽ không còn băng

    Của Jonathan Amos
    Ký giả khoa học , Thông tin BBC , San Francisco


    Các khoa học gia Hoa kỳ đã công bố một trong những dự đoán gây sốc đó là sự biến mất của băng biển Bắc Cực.

    Những nghiên cứu mô hình mới nhất của họ đã cho thấy nước ở vùng cực bắc có thể sẽ không còn băng chỉ trong vòng 5-6 năm nữa.

    Giáo sư Wieslaw Maslowski nói tại cuộc họp Liên hiệp Địa vật lý Hoa Kỳ rằng các hình chiếu trước đây đã dự đoán thấp hơn các quá trìng đang tan băng hiện nay.

    Quá trình tan băng mùa hè năm nay đã làm giảm lớp băng bao phủ xuống 4,13 triệu cây số vuông, một quy mô nhỏ nhất của thời hiện đại.

    Đáng lưu ý là , điểm thấp gây choáng này thậm chí không kết hợp với mô hình vận hành của giáo sư Maslowski và nhóm của ông mà trong đó nó sử dụng tài liệu từ 1979 đến 2004 để ép tạo các hình ảnh của tương lai

    "Dự đoán của chúng tôi về sự thay đổi băng vào mùa hè năm 2013 là không tính đến hai cực tiểu của năm 2005 và 2007," nhà nghiên cứu từ trường đào tạo sau đại học Hải Quân tại Monterey, California, đã giải thích cho BBC.

    "Vì vậy thực tế cho thấy là, quý vị có thể tranh luận là dự đoán của chúng tôi vào năm 2013 là đã quá lỗi thời."

    Xem trọn bài viết:bbc.co.uk

    http://www.suprememastertv.com/au/me..._id=8&page=1#v



  3. #3
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 3. MÔI TRƯỜNG và KHÍ HẬU THAY ĐỔI


    Tỷ lệ băng tan gây sốc các chuyên gia về hâm nóng

    'Bắc Cực đang kêu thất thanh,' người ta nói vậy; người khác gọi năm 2007 là 'năm nước chảy'


    WASHINGTON – Quá trình tan băng liên tục của Bắc Cực đã tăng tốc độ lớn mùa hè năm nay, một dấu hiệu cảnh báo mà một số khoa học gia lo lắng là hâm nóng toàn cầu có thể vượt qua đỉnh điểm đáng lo ngại. Người ta thậm chí dự đoán rằng băng biển mùa hè sẽ tan biến trong vòng 5 năm.

    Lớp băng tại Greenland đã tan gần 19 tỷ tấn nhiều hơn mức cao trước đây, và lượng băng đá Bắc Cực vào cuối mùa hè chỉ bằng phân nửa của 4 năm trước đây, theo tài liệu vệ tinh của NASA nhận được bởi Hiệp hội báo chí.

    "Bắc Cực đang kêu cứu," Mark Serreze đã nói, khoa học gia kỳ cựu tại Trung tâm Tài liệu Băng Tuyết Quốc gia của chính phủ Hoa kỳ tại Boulder, Colorado.

    Băng biển nổi trên mặt nước, là dấu hiệu khí hậu quan trọng cũng như là nơi cư trú của hải mã và gấu trắng tại Bắc Cực. Về phần các lớp băng đá, giữ nước trên mặt đất nhưng sẽ làm dâng mực nước biển nếu nó bắt đầu tan chảy.

    Những thay đổi trong thời tiết vùng Bắc Cực, đặc biệt nhiệt độ ấm hơn, cũng có liên quan đến các vùng khác của thế giới.

    Tại Hoa Kỳ, một luồng gió đã bị suy yếu, di chuyển về phía nam, chạm với không khí ẩm từ vịnh Mễ Tây Cơ có thể gây ra ít mưa và tuyết ở một số vùng khác, kể cả miền Đông Nam bị hạn tấn công, một khoa học gia khí hậu trước kia của liên bang, hiện là lãnh đạo của viện nghiên cứu khí hậu bất vụ lợi Michael MacCracken đã nói. Một số vùng như Colorado, có thể sẽ bị nhiều mưa hoặc tuyết.

    Xem trọn bài, nguồn: www.msnbc.msn.com

    http://www.suprememastertv.com/au/me..._id=9&page=2#v



  4. #4
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 4. MÔI TRƯỜNG và KHÍ HẬU THAY ĐỔI



    MÔI TRƯỜNG và KHÍ HẬU THAY ĐỔI

    Băng mê-tan và hâm nóng toàn cầu


  5. #5
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 5. MÔI TRƯỜNG và KHÍ HẬU THAY ĐỔI



    Hâm Nóng Toàn Cầu Khí Mê-Tan
    Vượt Khả Năng Kiềm Chế


    Sự hâm nóng toàn cầu đang tăng được diễn tả trong bài viết số 1, có thể dẫn tới ảnh hưởng hâm nóng toàn cầu khí mê-tan vượt khả năng kiềm chế sự thoát khí mê-tan hiện được giữ trong băng khí mê-tan không ổn định tích tụ ở Bắc Cực mà do những ảnh hưởng hâm nóng toàn cầu gia tăng có thể làm mất tính ổn định.

    Các mẫu trọng tâm được lấy từ những lớp trầm tích cũ của đại dương được dùng để nghiên cứu những thay đổi của khí hậu đã xảy ra hàng chục triệu năm về trước. Bằng cách phân tích phạm vi các di tích hóa thạch khác nhau của sinh vật biển xảy ra trong các lớp trầm tích này, người ta có thể phát hiện những thay đổi trong nhiệt độ của nước biển và mức độ thán khí trong khí quyển xảy ra vào lúc các lớp được hình thành và lắng đọng lại. Những lớp này chứa cacbon từ thán khí trong khí quyển, đã bị hòa tan vào nước biển mà trong đó các sinh vật đã chiếm chỗ ngày nay.

    Từ những tài liệu này, cho thấy đã từng có một gian đoạn ngắn gồm chỉ vài trăm năm trong quá khứ địa chất khi nhiệt độ của địa cầu tăng lên nhanh chóng đã xảy ra đặt lên trên sự tăng giảm nhiệt độ trung bình về lâu dài. Đối với những giai đoạn ngắn hạn, nhiệt độ tăng lên đến 8 độ C xảy ra ở trên sự gia tăng dài hạn 5 đến 7 độ, làm cho nhiệt độ lên tới 15 độ C ấm hơn ngày nay. Sau đó nhiệt độ giảm trở lại xu hướng lâu dài, cả quá trình tăng giảm đó chỉ kéo dài vài trăm năm.

    Nguyên nhân gần như tương tự của sự hâm nóng toàn cầu xảy ra nhanh chóng trong thời gian ngắn là sự thoát khí mê-tan vào trong khí quyển. Khí mê-tan là khí nhà kính mạnh hơn thán khí gấp 60 lần, nhưng chỉ tồn tại trong khí quyển khoảng 10 năm và mất đi ảnh hưởng nhà kính của nó một cách nhanh chóng, trong khi đó thán khí tồn tại trong khí quyển 100 năm. Thán khí sẽ không có đủ số lượng để hâm nóng nhanh chóng, và nếu thán khí là nguyên nhân gây hâm nóng thì nhiệt độ sau khi được tăng lên sẽ tồn tại lâu dài hơn nhiều.

    Băng mê-tan xảy ra rộng rãi ngày nay trên toàn thế giới. Nó bao gồm khí mê-tan được lưu trữ trong dòng nước không ổn định tác động lớp trầm tích nếu khuấy động sự thoát khí mê-tan. Băng mê-tan xảy ra tại các châu thổ sông lớn như châu thổ sông Amazon và các vùng châu thổ xưa như Vịnh Mễ Tây Cơ. Các dòng sông lớn mang theo hàng triệu tấn phù sa chứa những chất thực vật nhằm tiếp tục mục rữa sau khi phù sa tích tụ trong châu thổ sông. Sự phân hủy kỵ khí này tạo ra khí mê-tan bị giữ trong phù sa dưới dạng băng mê-tan cho tới khi tình trạng nhiệt độ và áp xuất của nước thay đổi, có thể thoát ra khí mê-tan trong khối lượng lớn rất nhanh.

    Một dạng khác là băng mê-tan bị đông lạnh trong băng đá khi khí mê-tan bị giữ trong hỗn hợp nước và đá, thoát ra khí mê-tan khi trời ấm hoặc áp suất trên băng đá giảm xuống. Băng mê-tan dạng đông đá có thể chứa gấp 170 lần lượng khí mê-tan thường. Những băng mê-tan đông đá này chứa trong những lớp trầm tích dưới đáy biển của Bắc Băng Dương.

    Khí mê-tan cũng có thể bị giữ tại những lớp hàn băng phủ lên những lớp vật liệu thực vật không đông đá thấp hơn đang phân hủy và tạo ra khí mê-tan vẫn bị giữ bởi lớp hàn băng đông đá bên trên. Nếu lớp hàn băng sẽ tan chảy thì khí mê-tan trong những lớp bên dưới sẽ thoát vào khí quyển. Dựa vào những khu vực hàn bằng rộng lớn trên các vĩ độ bắc có một khả năng đáng kể cho khí mê-tan bị đóng giữ sẽ được thoát ra nếu lớp hàn băng tan chảy như hậu quả của hâm nóng toàn cầu.

    Nguyên lý về sự tăng giảm nhiệt độ nhanh chóng dựa vào hồ sơ địa chất từ 55 triệu năm về trước, là sự hâm nóng dần toàn cầu do vài nguyên nhân tự nhiên dẫn tới nhiệt độ tăng 5-7 độ C cao hơn trung bình (thí dụ cao hơn nhiệt độ ngày nay).

    Tại điểm này khí mê-tan bị giữ trong trầm tích băng mê-tan, bắt đầu thoát ra vào khí quyển và tăng tốc độ hâm nóng. Điều này sẽ dẫn đến sự hâm nóng nhiều hơn, thoát ra thêm nhiều khí mê-tan. Khi khí quyển ấm lên, nhiều dạng trầm tích khí mê-tan khác nhau sẽ bắt đầu thoát ra, và như vậy một chu kỳ thoát khí mê-tan dẫn đến hâm nóng gia tăng rồi lại đưa đến thêm nhiều khí mê-tan thoát ra từ các khu vực trầm tích khí mê-tan khác tại những nơi khác trên thế giới, hâm nóng toàn cầu sẽ thiết lập làm ảnh hưởng nhiều vùng khác nhau trên thế giới.

    Có một tấm ảnh thú vị về khối lượng khí mê-tan thoát ra khỏi tảng băng Bắc Cực, cho thấy rằng hiện tượng được mô tả ở trên có thể xảy ra. Cũng có những phạm vi ảnh hưởng của việc khoan dầu mỏ vô tình kích hoạt nhiều khí mê-tan thoát ra từ trầm tích thủy hợp. Một giả thuyết giải thích sự biến mất của các tàu thuyền tại nơi gọi là Tam giác Bermuda là họ đã bị nhận chìm trong một cơn thoát khí mê-tan bất ngờ làm giảm sức nổi của nước biển vì vậy tàu bị chìm.

    Vậy thì, khí mê-tan có đưa đến sự đe dọa ngày nay không? Chúng ta hãy cùng xem lại tình trạng. Chúng ta biết có băng mê-tan rộng lớn và các lớp hàn băng lắng đọng khắp thế giới. Chúng ta có bằng chứng mình đang ở giai đoạn đầu của hâm nóng toàn cầu mà có lẽ nó đang bị làm tệ hơn qua việc tiếp tục gom lại thán khí trong khí quyển do việc đốt nhiên liệu hoá thạch. Mô hình điện toán gần đây kết hợp với những tác động phản hồi về hâm nóng toàn cầu đã xảy ra gợi ý rằng vào khoảng năm 2050 chúng ta có thể bắt đầu mất những ảnh hưởng hữu ích của rừng mưa Amazon như một nơi hấp thu thán khí.

    Điều này có thể dẫn tới sự tăng nhiệt độ 5-8 độ C vào năm 2100. Đây sẽ là lãnh vực chưa được khám phá và không ai biết thật sự hiện tại các hệ thống môi sinh của thế giới sẽ thay đổi ra sao, nhưng chúng ta hiện có bằng chứng từ quá khứ địa chất. Dựa vào bằng chứng này, hâm nóng toàn cầu có thể khiến khí mê-tan thoát ra mà đã có lần bắt đầu tăng vọt. Đây sẽ là điều tệ nhất có thể xảy ra bởi vì một khi đã bắt đầu sẽ không có cách nào có thể ngưng sự kiện hâm nóng khí mê-tan toàn cầu vượt khả năng kiềm chế. Chúng ta CÓ THỂ giảm thán khí thải từ nhiên liệu hóa thạch nhưng KHÔNG THỂ giảm khí thải khí mê-tan một khi nó đã bắt đầu, sức mạnh tự nhiên khổng lồ diễn ra và thay đổi toàn thế giới của chúng ta. Điều này có lẽ sẽ dẫn đưa đến việc chỏm băng Nam Cực tan chảy, sẽ nâng cao mực nước biển lên 50 mét và sẽ thay đổi toàn bộ khí hậu của thế giới.

    Vậy chúng ta nên làm gì? Chúng ta nên cẩn thận và đừng mạo hiểm khởi động sự kiện chuỗi liên tục đã được mô tả ở trên. Để làm điều này, từ nay trở đi chúng ta phải giảm tổng lượng thán khí thải và áp dụng những biện pháp để bảo vệ sự hấp thu thán khí như rừng mưa Amazon. Đây là phần thứ ba của loạt bài viết này mô tả các diễn tiến đưa đến từ việc thán khí làm tăng hâm nóng toàn cầu trong vòng 100 năm tiếp theo. Nếu tất cả chúng ta tiếp tục đốt quá nhiều nhiên liệu hóa thạch như đang làm hiện nay thì chúng ta sẽ mạo hiểm khởi động sự kiện hâm nóng toàn cầu bởi khí mê-tan vượt khả năng kiềm chế không thể ngưng lại trong một tương lai có thể thấy được. Chỉ những mức giảm tuyệt đối lớn thán khí thải BÂY GIỜ sẽ tránh được nguy cơ này, vì thế mà cần Hydrogen BÂY GIỜ!

    Nguồn : www.hydrogen.co.uk

    http://www.suprememastertv.com/au/me...id=12&page=2#v

  6. #6
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 6. MÔI TRƯỜNG và KHÍ HẬU THAY ĐỔI


    Ấn hành ngày thứ tư , 22 tháng 2 , 2006 do CommonDreams.org

    Nóng hơn , Nhanh hơn , Tệ hơn

    do John Atcheson viết

    Trong vài tháng qua, sự phát biểu của giới khoa học thường hay bị kiềm chế đã thể hiện sự hoảng hốt khác thường khi đến với vấn đề hâm nóng toàn cầu.

    Chúng ta đã tranh luận từ “điều không chắc chắn” phía sau khoa học khí hậu tiến gần đến những cảnh báo kích động từ các khoa học gia điềm tĩnh về hậu quả thảm khốc và không thể tránh được như thế nào? Có hai nguyên nhân.

    Thứ nhất, không có bất kỳ sự không chắc chắn nào trong cộng đồng khoa học hơn thập niên qua. Một liên minh không trong sạch gồm các tập đoàn công ty nhiên liệu hóa thạch hàng đầu và các chính trị gia bảo thủ đã hỗ trợ tài chánh dồi dào cho cuộc vận động với thông tin sai lệch, đã tạo sự hoài nghi và tranh luận trên bề mặt gần như nhất trí của toàn giới khoa học. Ở đây họ được hậu thuẫn và tiếp tay bởi giới truyền thông thích tranh luận hơn là lẽ thật, và bởi chính quyền Bush, theo hệ thống cố gắng bóp méo giới khoa học và hăm dọa các nhà khoa học chính phủ tìm cách lên tiếng về vấn đề hâm nóng toàn cầu.

    Nhưng nguyên nhân thứ hai là cộng đồng khoa học đã thất bại trong việc đoán trước thỏa đáng và mô hình một số chu trình phản ứng xác thực, nó khuếch đại tỷ lệ và phạm vi thay đổi khí hậu do con người gây ra. Và trong trường hợp hâm nóng toàn cầu, những chu trình phản tác này có thể cho thấy một số hậu quả rất phủ định. Thực tế rõ ràng là chúng ta đang tiến nhanh đến – và có lẽ vượt qua – vài cao điểm mà có thể gây ra hâm nóng tinh cầu không thể cứu vãn.

    Trong một bài xã luận trên tờ báo Baltimore Sun phát hành ngày 15 tháng 12, 2004, tác giả đã vạch ra một cao điểm như vậy: chu trình phản ứng tự tăng cường trong đó nhiệt độ cao hơn khiến cho khí mê-tan – một loại khí nhà kính trữ lượng nhiệt mạnh mẽ (GHG) – thoát khỏi lớp băng được gọi là “clathrates,” làm tăng nhiệt độ, rồi gây ra thêm nhiều mê-tan thoát ra và v.v. Mặc dù có bằng chứng hùng hồn rằng chu trình này đã dẫn tới ít nhất hai sự kiện hâm nóng tột bực trong thời kỳ địa chất quá khứ, cộng đồng khoa học vẫn chưa chú ý về những hiện tượng băng đá mê-tan vào năm 2004. Ngay cả một số người bi quan đã có suy nghĩ tương tự, chúng tôi tin hoặc hy vọng rằng chúng ta có khoảng một thập niên trước khi điều gì đó giống như trong quá khứ xảy ra trở lại.

    Chúng ta đã sai.

    Vào tháng 8, 2005 một nhóm khoa học gia từ Đại học Oxford và Tomsk ở Nga đã công bố rằng một khối than bùn khổng lồ ở vùng Siberia, có kích thước bằng Đức quốc và Pháp quốc cộng lại đang tan chảy, thoát ra hàng tỷ tấn khí mê-tan như đã từng xảy ra trước đây.

    Lần trước địa cầu đã nóng lên đủ để tạo chu trình phản ứng này là 55 triệu năm về trước, vào thời kỳ được biết như là Thời kỳ Tối Đa Nhiệt Thế, khi hoạt động núi lửa tăng, thải ra đủ lượng khí thải nhà kính (GHG) để khởi động chuỗi thoát khí mê-tan tự tăng cường chính nó. Hậu quả của hâm nóng này đã gây ra sự hủy diệt hàng loạt và phải cần hơn 100.000 năm để địa cầu hồi phục.

    Dường như là chúng ta đang trên ven bờ vực sắp khởi động một sự kiện còn tệ hơn nhiều. Một hội nghị gần đây của Học viện Khoa học Tiến bộ Hoa Kỳ tại St Louis, James Zachos, chuyên gia hàng đầu về Thời kỳ PETM đã tường trình rằng khí nhà kính đang tích lũy trong khí quyển với tốc độ gấp 30 lần so với khí thải trong Thời kỳ PETM.

    Chúng ta có thể vừa chứng kiến sự trốn tránh giải quyết vấn đề lần đầu tiên này trong đó có thể chứng minh đây là một chuyến đi đến địa ngục trần gian không thể tránh khỏi.

    Có một chu kỳ phản tác rõ ràng khác mà chúng ta không thể lý giải. Chẳng hạn, sóng nhiệt ở Âu châu đã giết 35.000 người năm 2003 đồng thời hủy hoại các khu rừng Âu châu, gây ra việc thải thán khí, khí nhà kính chủ yếu, nhiều hơn là sự cách nhiệt – hoàn toàn đối ngược những giả thuyết được gắn vào các mô hình của chúng ta, cho rằng rừng có tác dụng hấp thụ thán khí dư thừa.

    Cùng một điều đang xảy ra với một số hệ thống sinh thái khác mà các mô hình và khoa học gia xem đó như là bể thán khí. Rừng mưa Amazon, rừng Bắc Cực (một trong những bể thán khí trên đất liền lớn nhất thế giới), và đất trồng tại các khu vực có nhiệt độ ôn hòa đều thải ra thán khí nhiều hơn là hấp thu vào, duyên do vì hâm nóng toàn cầu gây ra hạn hán, bệnh tật, hoạt động của sâu bọ và sự thay đổi trao đổi chất. Tóm lại, nhiều thứ chúng ta xem như vật hấp thu thán khí trong mô hình của chúng ta lại không có hấp thụ thán khí dư thừa; chúng bị bung ra và thải ra thán khí thừa.

    Những chỏm băng ở địa cực cũng đang tan chảy nhanh hơn các mô hình dự đoán, khởi động một chu trình phản ứng mới. Ít băng đá có nghĩa là nước biển rộng hơn, thu hút thêm sức nóng có nghĩa là càng ít băng đá, và v.v.

    Thậm chí tệ hơn, chúng ta quả thật đã xem thường tỷ lệ những sông băng lục địa đang tan chảy.
    Các mô hình thay đổi khí hậu đã dự đoán rằng sẽ cần hơn 1.000 năm để tảng băng Greenland tan chảy. Nhưng tại cuộc họp của AAAS ở St. Louis, Eric Rignot thuộc NASA đã trình bày những kết quả nghiên cứu chứng tỏ là thảm băng phủ trên Greenland đang bị tan vỡ và trôi vào lòng biển với mức độ tăng vọt, vượt xa hơn những gì các khoa học gia đã dự đoán, và mức độ này đang gia tốc mỗi năm. Nếu (hoặc Khi mà) thảm băng phủ trên Greenland tan chảy, mực nước biển sẽ dâng cao hơn 6 mét (21 bộ Anh) – đủ để tràn ngập hầu hết mọi hải cảng ở Hoa Kỳ.

    Ở những vùng biển Nam Cực, một chu trình phản tác khác có tiềm năng tàn phá đang diễn ra. Số lượng ruốc biển giảm nhanh xuống 80% trong vài năm qua do sự mất băng biển. Ruốc biển là một loài vật quan trọng nhất trong dây chuyền thức ăn biển, và chúng cũng hấp thu số lượng lớn thán khí từ khí quyển. Không ai đoán biết cái chết của ruốc biển, nhưng cả hai hâm nóng toàn cầu và sức khỏe của hệ sinh thái biển đều tai hại. Hiện trạng này, cũng vậy, sẽ có khả năng tự vun dưỡng chính nó, khi ít đi ruốc biển nghĩa là càng có nhiều thán khí trong khí quyển, do đó làm cho biển ấm hơn, và vì vậy băng đá ít đi, băng đá giảm nghĩa là càng có ít ruốc biển và tiếp tục như thế trong tình trạng nguy hại to lớn.

    Một trong các khoa học gia hành tinh ưu việt, James Lovelock, tin rằng trong tương lai không quá xa, loài người sẽ bị hạn chế chỉ còn lại tương đối vài cặp vợ chồng sinh sản duy trì nòi giống ở Nam Cực. Cách chức Giáo sư James Lovelock và xem ông như một người cuồng tưởng tuyên bố về sự tận diệt sẽ được thoải mái, nhưng đó sẽ là một lỗi lầm. Cách đây hơn một năm, vào phần kết thúc của cuộc hội nghị toàn cầu ở Exeter, Anh quốc, về chủ đề Tránh Nguy hiểm Do Thay đổi Khí hậu, các khoa học gia cảnh cáo rằng nếu chúng ta để nồng độ của khí thải nhà kính vượt quá 400 phần triệu, chúng ta rất có thể kích hoạt những hệ quả nghiêm trọng và không cứu vãn được. Chúng ta đã qua được điểm mốc quan trọng đó vào năm 2005 với chút ít sự báo trước và không ồn ào lắm.

    Điều khoa học không chắc chắn trong vấn đề hâm nóng toàn cầu không phải là về nếu việc đó đang xảy ra, bị gây ra do hoạt động của con người, hoặc cho dù sẽ “tốn kém” cho chúng ta nhiều đến nỗi không thể đối phó với nó bây giờ. Vấn đề hâm nóng toàn cầu hoàn toàn đã được xác định. Các khoa học gia hiện đang tranh luận xem có phải quá muộn để ngăn ngừa sự hủy hoại tinh cầu hay chăng, hoặc là chúng ta vẫn còn chút thời gian để ngăn chận những hệ quả tệ nhất của hâm nóng toàn cầu.

    Con cháu của chúng ta có thể tha thứ cho chúng ta về những món nợ chúng ta để lại cho chúng. Chúng có thể tha thứ chúng ta nếu nạn khủng bố vẫn còn dai dẳng, chúng có thể tha thứ chúng ta đã tiến hành chiến tranh thay vì theo đuổi hòa bình, chúng thậm chí có thể thứ lỗi cho chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội nhốt bóng ma hạt nhân trở lại trong lọ. Nhưng chúng sẽ khinh bỉ chúng ta tận xương và nguyền rủa thanh danh của chúng ta nếu để lại một thế giới với môi trường sống trơ trụi, khi chúng ta có năng lực để phòng tránh.

    Và con cháu của chúng ta sẽ có quyền làm như vậy.

    Bài viết của John Atcheson xuất hiện trong tờ báo Washington Post, Baltimore Sun, San Jose Mercury News, Memphis Commercial Appeal, cũng như trong nhiều tạp chí khác. Điện thư đến: atchman@comcast.net

    Nguồn : www.commondreams.org

    http://www.suprememastertv.com/au/me...id=13&page=2#v


  7. #7
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 7. MÔI TRƯỜNG và KHÍ HẬU THAY ĐỔI


    Hiện Tượng Thoát Khí Mê-tan : Quả Bom Hẹn Giờ

    Do John Atcheson viết

    Tường trình gần đây của Hội đồng Bắc Cực về những ảnh hưởng của hâm nóng toàn cầu tận phương bắc phác họa một bức tranh tàn nhẫn: lũ lụt toàn cầu, gấu Bắc Cực và nhiều động vật hữu nhũ biển khác bị tuyệt chủng, ngành thủy sản sụp đổ. Nhưng tường trình này không chú ý quả bom hẹn giờ bị chôn vùi dưới miền lãnh nguyên Bắc Cực.

    Có những số lượng khổng lồ khí nhà kính được tạo ra một cách tự nhiên dưới hình dạng những cấu trúc tinh thể đông đặc giống như nước đá trong những khu bùn lầy lạnh giá phía bắc và ở dưới đáy biển. Những tinh thể đông đá này, được gọi là lớp băng “clathrates,” chứa đựng 3.000 lần nhiều hơn khí mê-tan có trong khí quyển. Khí mê-tan 20 lần mạnh hơn khí nhà kính cũng như thán khí.

    Bây giờ đây là phần đáng kinh sợ. Nhiệt độ chỉ tăng lên vài độ cũng khiến cho những chất khí này bốc hơi và “bơm thẳng” vào bầu khí quyển, hiện tượng này sẽ làm tăng nhiệt độ thêm lên, và do đó sẽ thoát ra thêm nhiều khí mê-tan, gia tăng độ nóng địa cầu và biển, v.v. Có 400 tỷ tấn khí mê-tan bị ứ đọng trong lãnh nguyên Bắc Cực lạnh giá, đủ để khởi động phản ứng dây chuyền vừa nói trên, và Hội đồng Bắc Cực dự đoán sự tăng nhiệt độ toàn cầu đủ làm tan chảy những lớp băng “clathrates” và thải ra những khí mê-tan này vào trong bầu khí quyển.

    Một khi được kích hoạt, chu kỳ này có thể đưa đến hâm nóng toàn cầu vượt khả năng kiềm chế, những sự việc thậm chí giống như sự diệt vong mà các nhà tiên tri bi quan nhất nói đến.

    Có phải đó chỉ là một hình ảnh tưởng tượng khải huyền do các chuyên gia môi trường quá kích động bịa ra? Tiếc rằng không phải vậy. Bằng chứng hùng hồn về địa chất gợi ý cho biết đã có những sự kiện tương tự từng xảy ra ít nhất hai lần trước đây.

    Những đại họa gần đây nhất đã xảy ra khoảng 55 triệu năm về trước mà các nhà địa chất gọi là Thời kỳ Tối Đa Nhiệt Thế (PETM), khi khí mê-tan thoát ra tạo nên sự gia tăng nhiệt độ nhanh chóng và vô số người tử vong, hủy hoại khí hậu hơn 100.000 năm.

    Cha ông của những đại họa đó đã xảy ra 251 triệu năm trước đó nữa, vào cuối Kỷ Permian, khi một loạt khí mê-tan thoát ra gần như tiêu diệt mọi sự sống trên địa cầu.

    Hơn 94% sinh vật biển hiện lưu lại trong các mẫu hóa thạch đã biến mất bất ngờ khi lượng dưỡng khí xuống nhanh và sự sống bấp bênh ở ven bờ tuyệt chủng. Tiếp theo 500.000 năm sau đó, vài loài sinh vật biển phấn đấu để có được một vị trí sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt. Phải mất 20 triệu đến 30 triệu năm để thậm chí những đá ngầm san hô thô sơ tự hồi phục và các khu rừng mọc lại. Ở một vài khu vực, cần hơn 100 triệu năm để các hệ sinh thái vươn đến tính chất phát triển đa dạng trước đây.

    Nhà địa chất học Michael J. Bentone trình bày bằng chứng khoa học về bi kịch lịch sử trong một cuốn sách gần đây, “Khi Sự Sống Gần Tàn: Cuộc Hủy Diệt Lớn Nhất Từ Trước Đến Nay.” Như với Thời kỳ PETM, khí thải nhà kính, phần lớn thán khí bắt nguồn từ càng nhiều núi lửa hoạt động, hâm nóng địa cầu và biển cả cũng đủ để thải ra số lượng khổng lồ khí mê-tan từ lớp băng “clathrates” nhạy cảm này khiến khởi động chu kỳ hiệu ứng nhà kính vượt khả năng kiềm chế.

    Nguyên nhân toàn bộ sự tàn phá này là gì?

    Trong cả hai trường hợp, vào khoảng năm 2100, có một sự tăng nhiệt độ khoảng 10,8 độ F, khoảng phạm vi cao hơn đối với sự tăng nhiệt độ trung bình trên toàn cầu mà các mô hình ngày nay dự đoán có thể là từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch. Nhưng, những mô hình dự này có thể là việc nhỏ lại quyết định tình hình của điều bao quát vì người ta chưa bao gồm ảnh hưởng của sự thải khí từ băng cháy gây hâm nóng. Tệ hơn nữa, như Hội đồng Bắc Cực đã phát hiện, sự tăng nhiệt độ cao nhất từ khí thải khí nhà kính do con người tạo ra sẽ xảy ra trong vùng Bắc Cực, một khu vực có nhiều lớp băng “clathrates” không ổn định này.

    Nếu kích hoạt sự thoát khí mê-tan vượt khả năng kiềm chế này, sẽ không có cách cứu vãn. Không có việc làm lại. Một khi khởi động, nó dường như diễn ra tới cùng.

    Loài người dường như có khả năng thải số lượng thán khí có thể so sánh với hoạt động núi lửa đã khởi động những phản ứng dây chuyền này. Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, việc đốt nhiên liệu hóa thạch thải ra hơn 150 lần số lượng thán khí do núi lửa thải ra, gần tương đương với hơn 17.000 núi lửa lớn như núi lửa Kilauea của Hạ Uy Di.

    Và đó là quả bom nổ chậm mà Hội đồng Bắc Cực không hề chú ý.

    Con người sẽ gây ra sự thoát khí mê-tan do việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch như thế nào? Không ai biết. Nhưng vào lúc này điều đó có khả năng và rất có thể sẽ xảy ra, và với mỗi năm trôi qua điều đó trở nên rất có thể xảy ra khi chúng ta vẫn chưa có hành động ngăn chận.

    Vì vậy chúng ta quên đi mực nước biển dâng cao, chỏm băng đang tan chảy, thêm nhiều cơn bão dữ dội, thêm nhiều lũ lụt, sự hủy hoại môi trường sống và gấu Bắc Cực bị tuyệt chủng. Quên đi những cảnh báo rằng hâm nóng toàn cầu có thể biến các khu vực nông nghiệp chủ yếu của thế giới thành bãi sa mạc và gia tăng phạm vi bệnh tật nhiệt đới, mặc dù đây là việc chúng ta tin chắc sẽ xảy ra.

    Thay vào đó, hãy cùng vận động để đạt được chính sách ưu tiên của chính quyền Bush về vấn đề này. Chúng ta không thể để cho chính sách năng lượng ký kết lần đầu tiên bị thất bại đó lại là sự tuyệt chủng hàng loạt mọi sự sống trên địa cầu. Chúng ta phải hành động bây giờ.

    John Atcheson, một nhà địa chất học, đã từng giữ nhiều vị trí về chính sách trong các cơ quan chính phủ liên bang Hoa Kỳ.

    Bản quyền năm 2004 Baltimore Sun

  8. #8
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 8. MÔI TRƯỜNG và KHÍ HẬU THAY ĐỔI


    Ngày phát hành : 7 tháng 9 , 2006

    Liên lạc: Marie Gilbert
    marie.gilbert@uaf.edu 907-474-7412
    Đại học Alaska Fairbanks

    Các Hồ Nước Ở Siberia Thoát Hơi Khí Nhà Kính
    ‘Quả Bom Hẹn Giờ’

    FAIRBRANKS, Alaska -- những bọt khí đông đá ở các hồ Siberia đang thoát ra khí mê tan, một loại khí nhà kính, ở mức dường như là “năm lần cao hơn dự đoán trước đây” và giữ nhiệm vụ như phản hồi tích cực cho hâm nóng khí hậu, Katey Walter nói trong một bài viết phát hành hôm nay trong tạp chí Thiên Nhiên.

    Dự án của Walter là lần đầu tiên loại bọt khí này được định lượng chính xác. Walter, một nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ Năm Quốc tế về Bắc/Nam cực tại Viện Sinh học Bắc Cực của Đại học Fairbanks Alaska, nói: “Chúng tôi nhận thấy những ước tính trước đây đã bỏ sót một yếu tố rất lớn và quan trọng về khí thải của hồ - trong những bọt khí này là nguồn khí mê-tan chiếm ưu thế từ hồ.”

    Theo lời của Walter, sự tính toán của nhóm của cô tăng ước tính khí thải khí mê-tan hiện tại từ khu vực đầm lầy ơ phía bắc từ 10 đến 63%.

    Walter đã nghiên cứu một dạng lớp hàn băng đặc biệt ở Siberia, được gọi là quần thể băng đá, chứa khoảng 500 tỷ tấn thán khí, phần lớn trong dạng nguyên liệu thực vật chết từ thời xưa. Walter nói: “Nguyên liệu này đã được khóa kín trong lớp hàn băng từ cuối kỷ Băng Hà vừa qua. Bây giờ nó bị thoát ra dưới đáy hồ, cung cấp các loài vi khuẩn nhiều thức ăn từ đó chúng tạo ra khí mê-tan như phụ phẩm của sự phân hủy.”

    Walter nói: “Các mô hình lớp hàn băng báo trước sự tan chảy lớp hàn băng đáng kể trong thế kỷ này, đó có nghĩa là lớp hàn băng của quần thể băng đá giống như một quả bom hẹn giờ đang chờ nổ, vì băng vẫn tiếp tục tan, hơn 10.000 triệu tấn khí mê-tan có thể bị thoát ra vào khí quyển làm gia tăng nạn hâm nóng khí hậu. Đến nay, nguồn khí mê tan được nhận biết gần đây chưa từng có trong các mô hình khí hậu.”

    Sử dụng cảm biến từ xa, khảo sát trên không và những đo lường liên tục quanh năm, Walter và các đồng nghiệp đã khai triển một phương pháp mới đo nguồn bọt khí và dùng đo lường đó để xác định số lượng khí thải khí mê-tan từ hai hồ tan băng ở Bắc Siberia.

    Khi họ đi qua các hồ nước đông đá, họ sắp đặt địa điểm và các loại bọt khí mê-tan riêng biệt bị giữ trong băng đá. Với việc đặt bọt khí ở các điểm này và dưới nước, các nhà nghiên cứu có thể lấy được số đo lường mỗi ngày về lượng khí mê tan thoát ra bởi bọt khí.

    Walter sẽ tiếp tục công việc về khí mê-tan của cô cho dự án hậu tiến sĩ Năm Quốc tế về Bắc/Nam cực tại Viện Sinh học Bắc Cực của Đại học Fairbanks, sẽ cung cấp ước lượng quanh cực đầu tiên về khí thải khí mê-tan cho các hồ nước ở Bắc Cực, liên kết các cuộc điều tra tại hiện trường dựa trên tiến trình với những phân tích cảm ứng từ xa.

    ###

    Liên lạc:

    Katey Walter, nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ, Viện Sinh học Bắc Cực, Đại học Alaska Fairbanks, 907.424.5800 x222, ftkmw1@uaf.edu

    Marie Gilbert, viên chức thông tin công cộng, Viện Sinh học Bắc Cực, Đại học Alaska Fairbanks, 907.474.7412, marie.gilbert@uaf.edu

  9. #9
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 9. MÔI TRƯỜNG và KHÍ HẬU THAY ĐỔI


  10. #10
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 10. MÔI TRƯỜNG và KHÍ HẬU THAY ĐỔI



    Khí hậu thay đổi sẽ tác động ra sao với địa cầu chúng ta ? - chỉ dẫn từng độ

    Đây là tương lai của chúng ta - nhiều thành phố nổi tiếng bị chìm ngập , một phần ba thế giới là sa mạc , những nơi còn lại sống chật vật vì thực phẩm và nước ngọt . Richard Girling nghiên cứu sự thật phía sau khoa học khí hậu thay đổi .

    Xem trọn bài tại www.timesonline.co.uk

    BÁO ĐỘNG ĐỎ

    Nếu hâm nóng toàn cầu tiếp tục giữ tốc độ hiện tại , chúng ta có thể trực diện với sự hủy diệt . Vậy chính xác là điều gì sẽ xảy ra khi địa cầu nóng lên ? Đây là sự chỉ dẫn từng độ một

    Tăng 1 độ C

    Biển không còn băng hấp thu thêm nhiều nhiệt và tăng tốc hâm nóng toàn cầu ; nước sạch bị mất khỏi một phần ba bề mặt thế giới ; các bờ biển thấp bị ngập lụt

    Lynas nói : “Điều gây ấn tượng nhất là nhìn thấy con người cư xử ra sao một khi bề mặt của nền văn minh bị rách nát . Đa số nạn nhân là người nghèo và da đen , bị bỏ mặc để tự họ bảo vệ lấy mình khi cảnh sát cũng tham gia trong việc cướp bóc hoặc dọn sạch một khu vực . Bốn ngày trong cơn khủng hoảng , những nạn nhận sống sót bị dồn ép vào trong nhà vòm lớn của thành phố , sống cạnh các bồn cầu bị đầy tràn và thi thể thối rữa trong khi các băng đảng thanh niên dùng súng cướp lấy thức ăn và nước uống duy nhất sẵn có . Có lẽ cảnh tượng khó quên nhất là một chiếc máy bay trực thăng đáp xuống chỉ vài phút , với đội phi công ném những kiện thức ăn và nước xuống đất trước khi vội vã cất cánh đi như tại vùng chiến trận . Trong cảnh tượng gần giống như trại tỵ nạn của thế chiến thứ ba hơn là trung tâm đô thị Hoa Kỳ , các thanh niên đánh nhau giành nước khi các sản phụ và người già chỉ biết đứng nhìn không thôi . Tôi thiết nghĩ , đừng trách họ có hành động như vầy . Đó là những gì xảy ra khi người ta không còn hy vọng.”

    Cơ hội để tránh tăng một độ hâm nóng toàn cầu : không có .

    Tăng 2 độ C

    Nhiều người Âu châu bị chết vì cảm nhiệ t; các khu rừng bị hỏa hoạn tàn phá ; cây cối bị tác động mạnh bắt đầu thải thán khí thay vì hấp thu thán khí ; một phần ba các chủng loại đối diện sự tuyệt chủng

    Không chỉ các cộng đồng ven biển sẽ chịu khổ . Vì sông băng trên đỉnh núi tan chảy , người sẽ bị mất nguồn cung cấp nước . Toàn bộ tiểu lục địa Ấn Độ sẽ phải phấn đấu để được sinh tồn . “Khi các sông băng biến mất khỏi dải núi ngoại trừ đỉnh cao nhất , giòng nước chảy sẽ ngưng trợ lực các giòng sông lớn di chuyển nước sạch tối cần đến hàng trăm triệu người . Kết quả sẽ bị thiếu nước và có nạn đói , làm mất ổn định cho toàn vùng . Và lần này , chấn tâm sẽ không phải là Ấn Độ , Nê-pan hoặc Bangladesh , mà là Pakistan được trang bị bom nguyên tử.”

    Cơ hội để tránh tăng hai độ hâm nóng toàn cầu : 93% , nhưng chỉ nếu khí thải khí nhà được giảm 60% trong vòng 10 năm tới

    Tăng 3 độ C

    Khí các-bon thoát ra từ thực vật và đất trồng tăng tốc hâm nóng toàn cầu ; rừng mưa Amazon bị chết ; siêu bão đánh vào các thành phố ven biển ; nạn đói tại Phi châu

    Khi đất liền bị cháy , nước biển sẽ dâng cao . Ngay cả với sự tính toán lạc quan nhất , 80% băng biển Bắc Cực hiện nay sẽ biến mất , những băng đá còn lại không lâu sẽ biến mất theo . Nữu Ước sẽ bị lũ lụt ; thảm họa giáng xuống miền đông Anh quốc năm 1953 sẽ trở thành một sự kiện thường xuyên, và bản đồ của Hòa Lan sẽ bị Biển Bắc xóa nhòa . Khắp nơi , người đói sẽ sẽ di chuyển từ Trung Mỹ vào Mễ Tây Cơ và Hoa Kỳ , và từ Phi châu vào Âu châu , khi các đảng phát-xít tái xuất hiện sẽ được thắng phiếu qua việc hứa không cho họ vào .

    Cơ hội tránh tăng ba độ hâm nóng toàn cầu : yếu kém nếu mức tăng lên đến hai độ và kích hoạt sự phản hồi chu trình các-bon từ đất và cây cỏ .

    Tăng 4 độ C

    Sự tan chảy tầng đất đóng băng vĩnh cửu vượt khả năng kiềm chế tạo nên hâm nóng toàn cầu không ngưng được ; nhiều vùng Anh quốc trở thành không thể cư trú được vì ngập lụt ; vùng Địa Trung Hải bị bỏ hoang

    Một trong tất cả phản hồi nguy hiểm nhất hiện nay sẽ tác động , sự tan chảy tầng đất đóng băng vĩnh cửu vượt khả năng kiềm chế . Các khoa học gia tin rằng có ít nhất 500 tỷ tấn các-bon đang chờ để thoát ra khỏi băng Bắc Cực , dù chưa ai đặt một con số lên những gì nó sẽ thêm vào hâm nóng toàn cầu . Một độ ? Hai độ ? Ba độ ? Kim chỉ độ là điều đáng ngại .

    Cơ hội để tránh tăng bốn độ hâm nóng toàn cầu : yếu kém nếu mức tăng đạt đến ba độ và kích hoạt sự tan chảy tầng đất đóng băng vĩnh cửu vượt khả năng kiềm chế .

    Tăng 5 độ C

    Khí mê-tan từ đáy biển tăng tốc hâm nóng toàn cầu ; băng đá biến mất từ cả hai cực ; loài người di dân tìm lương thực và cố gắng vô vọng để sống như loài vật trên đất

    Lynas nói : “Nơi không có tỵ nạn , nội chiến và rơi xung đột chủng tộc hoặc các nhóm cộng đồng dường như là kết quả.” Tuy nhiên , chủ nghĩa sống còn cô lập có thể không thể thực hiện được như gọi điện thoại để có dịch vụ phòng . “Có bao nhiêu người trong chúng ta có thể thật sự đặt bẫy hoặc giết đủ thịt thú săn để nuôi gia đình ? Cho dù rất nhiều người đã thành công xoay sở để di tản đến vùng nông thôn , dân số thú hoang sẽ nhanh chóng thu nhỏ dưới áp lực . Hỗ trợ lối sống người săn bắt cần 10 đến 100 lần đất đai cho một người so với nhu cầu một cộng đồng nông nghiệp . Một giải pháp lớn cho chủ nghĩa sống còn sẽ mang đến một thảm họa tương lai cho sinh thái đa dạng khi những người đói giết và ăn bất cứ gì di động được.” Bao gồm , có lẽ , ăn lẫn nhau . Lynas nói : “Những người xâm chiếm sẽ không tử tế với dân cư khước từ cho họ thực phẩm . Lịch sử đưa ra giả thuyết rằng nếu kho dự trữ hàng được khám phá , người chứa hàng và gia đình họ có thể bị hành hạ và bị giết . Hãy đem so sánh kinh nghiệm hiện tại của Somalia , Sudan hoặc Burundi ngày nay , nơi có nhiều xung đột tranh chấp đất đai và thực phẩm khan hiếm là nguồn gốc của những cuộc chiến kéo dài giữa các bộ lạc và quốc gia.”

    Cơ hội để tránh tăng năm độ hâm nóng toàn cầu : không đáng kể nếu mức tăng đạt đến bốn độ và khí mê-tan bị giữ từ lòng biển thoát ra .

    Tăng 6 độ C

    Đời sống trên địa cầu kết thúc với bão tố khải huyền , lũ lụt lớn , cầu lửa khí hydrogen sulphide và khí mê-tan lan tràn khắp toàn cầu với sức lực của bom nguyên tử ; chỉ còn nấm sống sót

    “Trước tiên , một sự nhiễu loạn nhỏ khiến một bọc nước chứa khí bão hòa trôi lên mặt . Khi bọc nước nổi lên , bong bóng bắt đầu xuất hiện , như là khí bị phân hủy xì hơi ra với áp suất giảm – như là chai nước chanh bị tràn nước nếu nút chay bị mở ra quá nhanh . Những bong bóng này giúp bọc nước tiếp tục nổi lên trên nhanh hơn , tăng sức nổi xuyên qua nước . Khi bọc nước phóng lên , đạt đến sức nổ , kéo theo khối nước chung quanh . Trên bề mặt , nước bị bắn lên hàng trăm mét trong không trung như khí thải bắn vào trong khí quyển . Sức chấn động lan truyền ra ngoài tứ hướng , kích hoạt thêm nhiều vụ nổ gần đó.”

    Vụ nổ cũng là một hồi tiếp khẳng định khác trong tiến trình tăng tốc hâm nóng toàn cầu . Không giống thán khí , khí mê-tan là chất cháy . Lynas nói : “Ngay cả ở tập trung khí mê-tan trong không khí thấp 5% , hỗn hợp này có thể bốc cháy bởi sấm sét hoặc một vài tia lửa khác và gửi những cầu lửa tỏa khắp bầu trời.” Tác động sẽ rất giống như của bom không khí nhiên liệu do quân đội Hoa Kỳ và Nga dùng , được gọi là “bom chân không” đốt cháy những giọt nhiên liệu bên trên mục tiêu . Theo lời cơ quan tình báo trung ương Hoa Kỳ , “Những gì gần điểm bốc cháy đều bị phá sạch . Những người ở phía ngoài rất có thể chịu khổ nhiều nội thương , bao gồm vỡ màn nhĩ , bị chấn động nặng , phổi và nhiều nội tạng bị thoát vị , và có thể bị mù mắt.” Tuy nhiên , loại vũ khí chiến thuật như vậy là mồi nổ khi đối chiếu với hỗn hợp khí mê-tan không khí từ những vụ nổ trên biển . Các khoa học gia suy tính rằng những vũ khí này có thể “tiêu hủy gần như toàn bộ sự sống trên địa cầu” (251 triệu năm về trước , chỉ có một loại thú vật lớn trên mặt đất , loài lystrosaurus giống như heo , sống sót).

    Người ta ước tính rằng có một vụ nổ lớn trong tương lai có thể thải ra năng lượng tương đương với 108 tỷ tấn chất nổ TNT – 100.000 lần nhiều hơn kho vũ khí hạt nhân của toàn thế giới . Ngay cả Lynas, với tất cả tài sản khoa học của ông , không thể tránh sự tận cùng của Hollywood . “Không quá khó để tưởng tượng cơn ác mộng cuối cùng , với những vụ nổ khí mê-tan ngoài biển gần những trung tâm đông dân cư giết sạch hàng tỷ người , có lẽ trong vài ngày . Hãy tưởng tượng một cầu lửa ‘bom chân không’ phóng đến một thành phố , như Luân Đôn hoặc Đông Kinh , sóng nổ trải rộng ra từ trung tâm nổ với vận tốc và cường lực của một quả bom nguyên tử .

    Các tòa nhà bị san bằng , nhiều người bị chết cháy nơi họ đứng , hoặc bị mù điếc do sức nổ . Hãy hòa nhập vụ ném bom nguyên tử Hiroshima với cảnh sau trận bão Katrina ở New Orleans để có một vài ý kiến về một thảm họa như vậy có thể hình dung ra sao : những nạn nhân sống sót bị phỏng từ những thành phố trống vắng tranh giành thức ăn , lang thang khắp nơi.”

    Cơ hội để tránh tăng sáu độ hâm nóng toàn cầu : không có nếu mức tăng vượt khỏi năm độ , vào lúc tất cả phản hồi sẽ vượt khỏi sự kiềm chế

    Để xem trọn bài viết: www.timesonline.co.uk

    Sáu Độ : Tương lai của chúng ta trên địa cầu nóng hơn , của Mark Lynas , do HarperCollin phát hành vào ngày 19 tháng 3

    http://www.suprememastertv.com/au/ru...id=50&page=2#v

  11. #11
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 11. MÔI TRƯỜNG và KHÍ HẬU THAY ĐỔI




    Hâm nóng toàn cầu khí mê-tan vượt khả năng kiềm chế có thể xảy ra lần nữa trong tương lai gần , một nghiên cứu tường trình (Thiên Nhiên)

    Sự tay chảy khí mê-tan làm tan địa cầu đông đá

    - ABC đăng ngày 29 tháng 5 , 2008

    Hiện tượng thoát khí mê-tan nhanh chóng vào khí quyển của địa cầu 635 triệu năm về trước đã gây ra hâm nóng toàn cầu vượt khả năng kiềm chế , và có thể xảy ra lại trong tương lai gần , một nghiên cứu tường trình .

    Cuộc nghiên cứu , xuất hiện trong ấn bản của Thiên Nhiên tuần này , mang lại một hiểu biết sâu sắc trong những gì có thể xảy ra với khí quyển của địa cầu nếu trầm tích khí mê-tan bị đông đá ngày nay ở Gia Nã Đại , Siberia và Alaska bắt đầu tan chảy .
    . . . . .

    Sự tan chảy lớp băng clathrates đông đá trong vùng Bắc Cực có thể thoát ra hàng tỷ tấn khí mê-tan vào trong khí quyển .

    Sự quan tâm là có thể cần một mức tăng nhiệt độ khá nhỏ để bắt đầu thoát khí , sau đó sẽ khích hoạt vòng hâm nóng không thể ngưng được .

    Nếu sự kết thúc của quả cầu tuyết là một sự hướng dẫn , phản hồi tích cực , "một khi khởi đầu , hãy thay đổi khí hậu đến một trạng thái hoàn toàn khác biệt," ông nói .

    Xem trọn bài trên trang mạng ABC

    http://www.suprememastertv.com/au/ru...d=191&page=1#v

  12. #12
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 12. MÔI TRƯỜNG và KHÍ HẬU THAY ĐỔI


    Hơn 4,5 tỷ người có thể bị chết từ những nguyên nhân liên hệ với hâm nóng toàn cầu vào năm 2012

    Một nguyên lý khoa học gần đây gọi là "giả thuyết thủy học" nói rằng vòng hâm nóng toàn cầu trong lịch sử bị gây ra bởi chu trình hồi tiếp , nơi đó dạng mắt lưới khí mê-tan của lớp hàn băng tan chảy (còn được biết là "thủy học") kích thích hâm nóng toàn cầu địa phương , dẫn đến sự tan chảy dạng mắt lưới nhiều hơn và sự phát triển vi khuẩn .

    Nói cách khác , như miền tây Siberia , có 400 tỷ tấn khí mê-tan trong lớp hàn băng sẽ dần dần tan chảy , và khí mê-tan bị thoát ra sẽ tăng tốc băng tan . Ảnh hưởng của thậm chí vài tỷ tấn khí mê-tan bị thoát ra vào khí quyển mỗi năm sẽ rất thảm khốc .

    . . . . . . .

    Hâm nóng Toàn cầu vượt khả năng kiềm chế đúng thật báo hiệu thiêu đốt nhiều khu vực nông nghiệp thành bụi khắp thế giới vào năm 2012 , gây ra nạn đói toàn cầu , tình trạng hỗn loạn , bệnh tật , và chiến tranh trên tầm mức thế giới khi các lực lượng quân đội gồm có Hoa Kỳ , Nga và Trung Quốc , giao chiến để được kiểm soát những tài nguyên còn lại của địa cầu .

    Hơn 4,5 tỷ người có thể bị chết từ những nguyên nhân liên hệ Hâm nóng Toàn cầu vào năm 2012 , khi địa cầu tăng tốc độ vào một thảm họa vô cùng khủng khiếp .

    Toàn bộ bài viết trên trang mạng The Canadian

    http://www.suprememastertv.com/au/ru...d=193&page=1#v

  13. #13
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 13. MÔI TRƯỜNG và KHÍ HẬU THAY ĐỔI


    Bọt khí mê-tan từ các hồ nước tại Siberia tan chảy như một phản hồi khẳng định cho hâm nóng khí hậu (Thiên Nhiên)

    Những điều không chắc chắn lớn rộng trong ngân sách khí mê-tan trong khí quyển , một khí nhà kính quan trọng , giới hạn độ chính xác về dự đoán khí hậu thay đổi

    Những hồ nước tan băng ở Bắc Siberia được biết là thải khí mê-tan , nhưng cường độ về số lượng khí thải này vẫn không chắc chắn vì phần lớn khí mê-tan thoát ra qua bọt khí , có trong không gian và tạm thời biến đổi .

    Ở đây chúng tôi tường trình một phương pháp đo bọt khí mới và dùng nó để xác định số lượng khí thải khí mê-tan từ hai hồ tan băng ở Bắc Siberia . Chúng tôi cho thấy rằng bọt khí giải thích cho 95% khí thải khí mê-tan từ những hồ nước này , và dòng chảy khí mê-tan đó từ các hồ nước tan băng trong phạm vi nghiên cứu của chúng tôi có thể năm lần cao hơn ước tính trước đây ...

    Trọn bộ bài viết trên trang mạng Nature

    http://www.suprememastertv.com/au/ru...d=203&page=1#v

  14. #14
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 14. MÔI TRƯỜNG và KHÍ HẬU THAY ĐỔI


    Hồ nước lớn nhất và cổ xưa nhất của thế giới tại Siberia đang hâm nóng ở mức báo động

    Các khoa học gia khám phá , hồ nước lớn nhất và cổ xưa nhất của thế giới tại Siberia đang hâm nóng ở mức báo động .

    Hồ Baikal tại Siberia , chứa một phần năm của toàn bộ nước ngọt trên bề mặt địa cầu , đang bị hâm nóng ba lần nhanh hơn nhiệt độ không khí trung bình trên toàn cầu , theo một nghiên cứu đặc biệt 60 ngày về hồ này được đảm nhận bởi ba thế hệ khoa học gia của Nga .

    Sự tăng nhiệt độ đã gây ra những thay đổi đáng kể cho sinh thái của hồ nước và đe dọa sự sinh tồn của nhiều loài vật đặc hữu sống tại đó , phân nửa số đó không có hiện hữu nơi nào khác .

    Stephanie Hampton , một nhà sinh thái học tại Đại học California ở Santa Barbara , dẫn đầu cuộc phân tích tài liệu của hồ nước được ấn hành trong tạp chí Global Change Biology , nói : “Việc này thật chấn động khi thấy một mức tăng nhiệt độ nhanh như vậy trong khối nước sạch lớn nhất của thế giới.”

    John Smol , một chuyên gia về khí hậu ảnh hưởng của hệ sinh thái nước sạch tại Đại học Queen , ở Kingston , Ontario , nói : “Khoa học này thật kỳ diệu và rất quan trọng.” Năm vừa qua , Smol ấn loát một nghiên cứu cho thấy rằng những ao hồ nhỏ và cạn ở trên Bắc Cực đang khô cạn . Những khối nước nhỏ nhất định rất nhạy cảm với khí hậu thay đổi , ông nói , nhưng "ngay cả một hệ thống hồ nước khổng lồ như Hồ Baikal hiện đang bị ảnh hưởng bởi khí hậu thay đổi do con người tạo ra.”

    . . . .

    Toàn bộ bài viết trên trang mạng Love Earth

    http://www.suprememastertv.com/au/ru...d=204&page=1#v

  15. #15
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 15. MÔI TRƯỜNG và KHÍ HẬU THAY ĐỔI



    MÔI TRƯỜNG và KHÍ HẬU THAY ĐỔI

    Chu trình hồi tiếp khí mê-tan khẳng định


  16. #16
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 16. MÔI TRƯỜNG và KHÍ HẬU THAY ĐỔI


    Khí mê-tan thải ra ở Bắc Cực gây lo lắng không kiểm soát được nạn hâm nóng toàn cầu

    Các khoa học gia trên tàu nghiên cứu của Nga đi dọc bờ biển Siberia gần đây đã phát hiện một vùng biển rộng đang thải khí mê-tan ; với số lượng gấp 100 lần mức bình thường đối với khu vực này . Họ tin rằng lượng khí mê-tan dưới biển ở Bắc Cực đã được giữ lại nhờ tầng đất đóng băng vĩnh cửu mà hiện đang tan chảy khi Bắc Cực ấm lên mau chóng . Tiến sĩ Örjan Gustafsson của Đại học Stockholm , Thụy Điển trên chiếc tàu này đã cho biết : “Hôm qua , lần đầu tiên chúng tôi đã ghi nhận một vùng thải ra nhiều mê-tan đến nỗi loại khí này không có thời gian để tan vào nước biển mà sủi bọt khí mê-tan lên khỏi mặt biển.” Khí mê-tan thải ra vào không khí có hại gấp 72 lần thán khí , trong thời gian 20 năm , và do đó có thể làm tình trạng hâm nóng toàn cầu xảy ra mau hơn và sẽ khó kiểm soát hơn rất nhiều .

    Phim ảnh Thanh Hải Vô Thượng Sư : 25 tháng 12 , 2007 - Hội thảo Ba Lê

    Chúng ta phải cứu địa cầu này , để trước tiên chúng ta có thể ở . Bởi vì nếu băng đá đều tan chảy , nếu các cực đều tan chảy , và rồi nếu biển bị hâm nóng , thì hơi ngạt sẽ được thoát ra từ đại dương , và chúng ta sẽ bị tẩm độc bởi hơi ngạt từ đại dương . Rất nhiều hơi ngạt . Đủ giết chết mọi người .

    Nếu quý vị xem bài khai thị Tây Gia Ba , tôi đã cảnh báo rằng chúng ta phải thay đổi cách sống , bằng không thì quá muộn , đó là 10 hoặc 15 năm rồi . Hoặc trước đó , tôi thường nói về chúng ta phá rừng trên địa cầu ra sao , phải không ? Ăn thịt và mọi điều đó góp phần rất nhiều vào việc hủy hoại địa cầu , quý vị biết .

    Các khoa học gia nói nhiều điều . Bây giờ họ đang lắng nghe , nhưng tôi chỉ hy vọng họ thực hiện nhanh . Chỉ hành động . Tất cả chính phủ trên thế giới hiện thật sự tiếp nhận nghiêm túc . Chỉ là tôi lo lắng hành động có thể là quá chậm , chỉ vậy thôi .

    Vì băng đá phản chiếu mặt trời , quý vị thấy , cho nên gửi trở lại vào không gian , nhưng băng đá hiện tan chảy rất nhanh , không có đủ phản chiếu , và vì biển đã ấm , và vì biển ấm , làm tan chảy băng đá và vì băng đá tan chảy , biển ấm hơn . Quý vị hiểu ý tôi nó không , trong chu trình ?

    Theo cách đang diễn ra , nếu họ không sửa chữa , 4 hoặc 5 sau , chấm dứt . Không còn nữa . Điều này thật sự khẩn cấp .

    http://www.independent.co.uk:80/news...mb-938932.html
    http://www.sciencedaily.com/releases...0918192943.htm

    http://www.suprememastertv.com/au/ru...d=294&page=1#v

  17. #17
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 17. MÔI TRƯỜNG và KHÍ HẬU THAY ĐỔI


    Bắc Cực tan chảy ngay cả vào mùa đông

    Băng biển Bắc Cực tan chảy ngay cả vào mùa đông . Trong một nghiên cứu do Trung tâm Quan sát Cực thực hiện , tài liệu vệ tinh được sưu tập bởi nhà nghiên cứu Anh quốc Tiến sĩ Kathrine Giles đã phát hiệu rằng băng đá tiếp tục tan chảy trong lúc bình thường mùa đông ở Bắc Cực đông cứng .


    Thêm vào đó , nguyên nhân tan chảy rất đáng sợ . Bởi vì nhiệt độ không khí đủ lạnh để băng đá đông đặc , băng đá tan chảy qua mùa đông dường như là do dòng nước ấm hoặc thay đổi trong sự lưu thông của đại dương , có nghĩa là chỏm băng Bắc Cực có thể biến mất nhanh hơn dự đoán trước đây .

    http://www.timesonline.co.uk/tol/new...cle5014744.ece

    http://www.suprememastertv.com/au/ru...d=314&page=1#v

  18. #18
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 18. MÔI TRƯỜNG và KHÍ HẬU THAY ĐỔI


    Nghiên cứu mới về tầng đất đóng băng vĩnh cửu tiết lộ vấn đề hâm nóng toàn cầu lớn hơn - 16 tháng 11 , 2008

    Nghiên cứu mới về tầng đất đóng băng vĩnh cửu nêu lên nguy cơ hâm nóng toàn cầu vượt khả năng kiềm chế . Giáo sư Chien-Lu Ping và các đồng nghiệp ở Đại học Alaska , Hoa Kỳ , vừa đưa ra kết quả của nghiên cứu dài 10 năm , phân tích hơn 100 mẫu đất nằm sâu dưới 1 thước của lớp đất đóng băng ở Bắc Mỹ , hoặc tầng đất đóng băng vĩnh cửu . Họ phát hiện thấy chỉ riêng tầng đất đóng băng vĩnh cửu ở Alaskan và Gia Nã Đại thôi đã chứa 137 tỷ khí nhà kính , khoảng gấp 2 lần lượng khí ước đoán trước đó . Nếu nhiệt độ ở Bắc Cực tăng lên 2 – 3 độ thì có thể làm tan tầng đất đóng băng vĩnh cửu , phóng thích lượng khí tích trữ vào không khí và khiến nạn hâm nóng toàn cầu vượt khả năng kiềm chế .

    Cám ơn Tiến sĩ Chien-Lu Ping và đồng sự đã nỗ lực xác định sự đe dọa của tầng đất đóng băng vĩnh cửu hiện đang tan chảy . Với hồng ân của Thiên Đàng , mong chúng ta mau chuyển sang lối sống bền vững ủng hộ mọi sự sống trên tinh cầu yêu qu ý.

    Thanh Hải Vô Thượng Sư đã nói về ảnh hưởng của việc sông băng tan chảy trong hội nghị truyền hình với Trung tâm Seattle Washington , Hoa Kỳ , vào ngày 6 tháng 7 , 2008 :

    Hội nghị truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư tại Trung tâm Seattle , Washington , Hoa Kỳ – 6 tháng 7 , 2008

    Nếu không lạnh thì thậm chí tất cả các tầng đất , đó là các lớp bùn đông cứng , cũng sẽ tan chảy , và rồi khí từ tầng đất đóng băng vĩnh cửu cũng sẽ thoát ra . Đó là lý do có lẽ quý vị cảm thấy mệt mỏi hơn . Một vài nơi có thể có nhiều bệnh tâm thần hơn và đủ loại bệnh khác , và bệnh tật sẽ lan đến những nơi mà trước giờ chưa từng xảy ra . Như muỗi chẳng hạn , chúng di chuyển tới nhiều nơi khác nhau mà trước giờ chưa từng đến , vì khí hậu ấm hơn .

    Mọi người phải tham gia vào việc ăn chay và chấm dứt sát sinh , chấm dứt gây hại cho người khác và thú vật , và tiết kiệm năng lượng bằng mọi cách có thể làm , và chuyển xanh bất cứ nơi nào làm được . Vậy thì chúng ta vẫn còn có thể cứu vãn địa cầu .

    http://www.suprememastertv.com/au/ru...d=559&page=1#v

  19. #19
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 19. MÔI TRƯỜNG và KHÍ HẬU THAY ĐỔI


    Sự tăng mạnh khí mê-tan không thể giải thích đưa đến thêm nhiều lo lắng


    Sự tập trung khí mê-tan tại đài thiên văn Mauna Loa. Điểm tài liệu xám là sơ kết . Hình ảnh : NOAA .

    Thứ bảy , 8 tháng 11 , 2008 in Newsletter #11 by Chris Goodall

    Chúng ta dường như biết rất ít về khí thải khí mê-tan hơn chúng ta nghĩ . Sau một thập niên ổn định , tập trung khí mê-tan trong khí quyển đã tăng mạnh trong 18 tháng vừa qua .

    Công việc nghiên cứu lúc đầu đề nghị rằng sự tăng này đã được tập trung vĩ độ phía bắc của Bắc bán cầu và phù hợp với lượng khí thải lớn hơn sự suy giảm vật chất hữu cơ trong lớp hàn băng đang tan chảy hoặc từ sự tan chảy của băng biển Bắc Cực .

    Hiện giờ kết quả này đã nảy sinh thắc mắc của việc công bố một nghiên cứu mới cho thấy tập trung khí mê-tan đang tăng gần như ở mọi nơi . Vì khí mê-tan cần chút thời gian để khuếch tán khắp toàn cầu , công việc sau này cho thấy sự tăng trưởng khí mê-tan có thể không được trực tiếp vì khí thải tăng cường từ các nguồn sinh học .
    ........

    Cuộc tranh khoa học luận về nguyên nhân gây ra sự tăng khí mê-tan rất quan trọng , bởi vì điều đó gợi ý rằng chúng ta chưa có một mô hình tốt cho những gì xác định thay đổi trong sự tập trung khí . Một trong những lo lắng chính về hâm nóng toàn cầu là cuối cùng nó sẽ kích hoạt sự phun trào hàng triệu tấn khí mê-tan từ đáy biển sâu . (Điều này thường được biết là giả thuyết ‘súng clathrate’.)

    Khí độc hiện được khóa kín trong một liên kết ổn định với dòng nước cực lạnh dưới đáy đại dương . Sự tăng nhiệt độ thế giới liên tục sẽ cuối cùng khiến khí mê-tan vỡ tung từ ổ khóa hóa chất trong nước lạnh và nổi lên trên mặt biển . Điều này có lẽ đã xảy ra vào những lúc có sự hâm nóng nhanh chóng trong quá khứ xa xôi .

    Trọn bài trên carboncommentary.com

    http://www.suprememastertv.com/au/ru...d=574&page=1#v

  20. #20
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 20. MÔI TRƯỜNG và KHÍ HẬU THAY ĐỔI


    Nghiên cứu cực của Đại học Stockholm tạo nên làn sóng quốc tế

    Örjan Gustafsson , một phụ tá giáo sư tại ITM chuyển thông tin đến tạp chí Independent (Anh quốc) từ trên chiếu thuyền nghiên cứu của Nga Jacob Smirnitskyi qua điện thư : “Một khu vực rộng lớn chứa nhiều khí mê-tan thoát ra được tìm thấy . Tại các địa điểm trước đó , chúng tôi đã tìm thấy mức khí mê-tan hòa tan tăng .

    “Lần đầu tiên , chúng tôi dẫn chứng tài liệu về một lĩnh vực mà sự thoát khí quá mạnh đến nỗi khí mê-tan không có thời gian để hòa tan trong nước biển nhưng nổi lên trên mặt biển như bong bóng mê-tan.”

    Gustafsson , cùng với hai sinh viên học vị tiến sĩ từ ITM , Vanja Alling và Jorien Vonk , đã ở trên tàu Smirnitskyi 45 ngày như một phần của dự án Nghiên cứu Tảng băng Siberia Quốc tế (ISSS-08), cũng được các nghiên cứu từ Nga và Hoa Kỳ tham gia .

    Mục tiêu của cuộc thám hiểm là để hiểu rõ hơn dòng chảy khổng lồ gồm thán khí , vật chất và nước đi qua lãnh nguyên Siberia vào bên trong Bắc Băng Dương ảnh hưởng đến khí hậu ra sao .

    Như báo chí quốc tế tường trình , sự khám phá của đội này là mới lạ .

    Gustafsson nói : “Ý tưởng thông thường vốn là ‘nắp’ lớp hàn băng trên lớp trầm tích dưới biển trên tảng băng Siberia nhất định được đậy kín và giữ nhiều bể cạn chứa trầm tích khí mê-tan khổng lồ.”

    “Bằng chứng phát triển về sự thoát khí mê-tan trong vùng không thể đến này có thể đề nghị rằng nắp lớp hàn băng bắt đầu bị khoang thủng , vì vậy khí mê-tan rỉ ra.”

    Chỉ điều này có ý nghĩa cho địa cầu có thể quan trọng ra sao khi hàng triệu tấn khí mê-tan thoát ra từ bên dưới đáy biển Bắc Cực có thể tăng tốc hâm nóng toàn cầu nhanh chóng .

    Các đồng nghiệp và sinh viên tại ITM đã có thể đi theo những phát hiện của nhóm nghiên cứu Stockholm qua diễn đàn của họ : http://isss08.wordpress.com/ .

    Giáo sư Hans Borg và Trưởng phòng tại ITM nói : “Rất thú vị khi thấy công việc của họ được báo chí quốc tế chọn . Đây là nghiên cứu rất quan trọng và đại diện một đóng góp chủ yếu của Thụy Điển vào Năm Cực Quốc tế 2007-2008.”

    Năm Quốc tế Cực là một khởi xướng nghiên cứu khoa học lớn rộng gồm hơn 200 dự án và hàng ngàn khoa học gia từ hơn 60 quốc gia , phấn đấu để tạo những tiến bộ chủ yếu trong khoa học cực . Chương trình vận hành từ tháng ba 2007 đến tháng ba 2009.

    Những phát hiện sơ kết của Nghiên cứu Tảng Băng Siberia Quốc tế 2008 sẽ được xuất bản bởi Hiệp hội Địa vật lý Hoa Kỳ .

    Văn bản : Jon Buscal

    Cuộc thám hiểm nghiên cứu cực của Đại học Stockholm 2008 :

    http://www.su.se/english/research/expeditions

    Nghiên cứu cực của Đại học Stockholm trong báo chí quốc tế :

    www.independent.co.uk
    www.telegraph.co.uk
    www.dailymail.co.uk
    www.guardian.co.uk

    http://www.suprememastertv.com/au/ru...d=575&page=1#v

Page 1 of 3 123 LastLast

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts