Page 2 of 4 FirstFirst 1234 LastLast
Results 21 to 40 of 62

Thread: THIẾU NƯỚC và Ô NHIỄM

  1. #21
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Re: THIẾU NƯỚC và Ô NHIỄM



    20. Các rặng núi sẽ giảm bớt nguồn nước trong tương lai - 17 tháng 4 , 2008

    Theo một nghiên cứu mới bởi Đại học Berne của Thụy Sĩ, con người phụ thuộc ngày càng nhiều hơn vào nguồn nước từ các rặng núi, vì khí hậu thay đổi khiến nhiều khu đất thấp khô hơn.

    Tuy nhiên, ảnh hưởng của nạn hâm nóng toàn cầu cũng làm cho tuyết tan, cho nên bây giờ các rặng núi có ít nước hơn lúc trước. Những yếu tố này đang gây khó khăn cho nông dân, là người tùy thuộc vào nguồn nước để trồng thực phẩm.

    Chúng tôi chân thành cám ơn khoa học gia ở Đại học Berne, đã kêu gọi chúng ta lưu tâm đến sự quan trọng tối hậu của các nguồn nước. Mong thông điệp của quý vị khích lệ tất cả chúng ta tiến đến hành động bền vững để cứu căn nhà địa cầu này.

    http://www.earthtimes.org/articles/s...--feature.html

    http://www.suprememastertv.com/au/wa...d=387&page=4#v



  2. #22
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Re: THIẾU NƯỚC và Ô NHIỄM


    Hạn hán làm gạo biến mất khỏi Úc Đại Lợi - 20 tháng 4, 2008

    Theo sau 6 năm hạn hán liên tục, Nhà máy Deniliquin tại đông nam Úc Đại Lợi, từng là hãng lớn nhất ở Nam Bán cầu, đóng cửa tiệm. Là một nhà máy xay từng sản xuất gạo cho khoảng 20 triệu người, sự đóng cửa này được xem là yếu tố lớn gây nên giá gạo tăng vọt gần đây. Hạn hán dẫn đến sự đóng cửa, được biết là do nạn hâm nóng toàn cầu.

    Xin tri ân các khoa học gia, đã đưa ra ánh sáng vấn đề nghiêm trọng này và làm việc tích cực để giảm bớt tình trạng khẩn cấp toàn cầu. Xin Thượng Đế gia trì nỗ lực tận tụy của quý vị được thành công trong việc giảm thiểu nạn thiếu thực phẩm thế giới.

    http://www.suprememastertv.com/au/wa...d=388&page=4#v


    23

  3. #23
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Re: THIẾU NƯỚC và Ô NHIỄM


    Tây Ban Nha đối diện hạn hán nặng nhất từ 70 năm - 22 tháng 4, 2008

    Bộ Môi sinh Tây Ban Nha tường trình hạn hán kỷ lục năm nay, với các hồ chứa nước quốc gia trung bình chỉ còn 1/2, và một số hồ chứa hoàn toàn cạn khô. Cộng thêm vào nạn hạn hán này là việc các hồ chứa ở Tây Ban Nha vẫn chưa hồi phục từ 12 tháng khô nhất được ghi nhận cho quốc gia - từ tháng 10 năm 2004 đến tháng 9 năm 2005.

    Xin thiên đàng gia trì cho Tây Ban Nha và mọi vùng đất bị hạn hán với rất nhiều mưa. Cầu mong các hành động của chúng ta cho sự cân bằng sinh quyển hành tinh sẽ có lại đầy đủ nước cho nhu cầu của mọi người.

    http://www.suprememastertv.com/au/wa...d=389&page=4#v


    24

  4. #24
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Re: THIẾU NƯỚC và Ô NHIỄM


    Hâm nóng hoàn cầu có thể gây nên nhiều hạn hán hơn tại Ấn Độ - 23 tháng 4, 2008

    Giám đốc Học viện Khí tượng Nhiệt đới ở Ấn Độ, B. N. Goswami, tuyên bố rằng hâm nóng hoàn cầu gây nên băng tan ở Greenland và Bắc Cực, có thể ảnh hưởng mùa màng tại Ấn Độ. Ông giám đốc giải thích rằng sự tan băng này làm yếu đi sự vận chuyển “luồng nhiệt” ở Đại Tây Dương, giảm nhiệt độ khí quyển và khiến cho các đợt gió mùa yếu hơn. Ông Goswami kêu gọi các nhà luật pháp Ấn Độ ủng hộ khởi xướng hoàn cầu để giảm thải thán khí và khí mêtan, hầu ngăn nạn hâm nóng hoàn cầu.

    Chúng tôi tri ân Giám đốc Goswami cho tiếng nói rõ ràng và quan tâm. Mong tất cả chúng ta nghe và hành động bây giờ để ổn định tình trạng hầu hồi phục mùa màng dồi dào cho tất cả.

    http://www.suprememastertv.com/au/wa...d=390&page=4#v



    25

  5. #25
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Re: THIẾU NƯỚC và Ô NHIỄM


    Hạn hán ở nam Úc Đại Lợi có liên quan đến sự thay đổi khí hậu - 4 tháng 5, 2008

    Nghiên cứu gần đây bởi Tổ chức Khoa học và Nghiên cứu Liên bang (CSIRO) đề nghị rằng miền nam của quốc gia đang ngày càng thiếu hụt nước trầm trọng hơn, khi hệ thống khí áp cao cận nhiệt đới đang được củng cố bởi hâm nóng hoàn cầu.

    Tiến sĩ Wendy Craik, trưởng điều hành của Ủy ban Vùng chảo Murray Darling, tuyên bố: “Nghiên cứu cho thấy có dấu hiệu rõ ràng rằng các đợt hạn hán hiện nay tương quan với các tiên đoán về lượng mưa giảm sút ở miền nam Úc Đại Lợi.”

    Chúng tôi tri ân các khoa học gia đáng kính, cho nghiên cứu đầy dữ kiện này về ảnh hưởng rộng lớn của hâm nóng hoàn cầu. Chúng tôi cầu rằng tất cả công dân thế giới mau chóng áp dụng lối sống bền vững để ngăn thay đổi khí hậu toàn cầu.

    http://www.suprememastertv.com/au/wa...d=391&page=4#v


    26

  6. #26
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 27. THIẾU NƯỚC và Ô NHIỄM


    Zimbabwe ước tính bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi nạn hâm nóng toàn cầu - 24 tháng 5, 2008

    Từng kinh nghiệm từ năm 1987 sáu năm đạt kỷ lục ấm nhất, với hạn hán xuyên suốt tất cả mười vụ mùa, sự thay đổi khí hậu đang mang lại những hậu quả tàn phá khốc liệt. Ông Mutsa Chasi của Cơ quan Quản lý Môi trường trong quốc gia, nói: “Với dự đoán rằng năng suất nông nghiệp ở Zimbabwe có thể giảm tới 30% do khí hậu ngày càng khắc nghiệt hơn, sự thay đổi khí hậu là một trong những thử thách về sự an toàn thực phẩm nghiêm trọng nhất của thế kỷ 21 tại xứ này.”

    Ông Chasi, chúng tôi tri ân sự đánh giá thẳng thắn về những thử thách đang trực diện Zimbabwe do nạn hâm nóng toàn cầu. Chúng tôi xin cầu nguyện cho dân tộc Zimbabwe có đầy đủ dinh dưỡng trong khi chúng ta tìm cách hồi phục sự cân bằng của bầu sinh quyển quan trọng.

    http://allafrica.com/stories/200805220560.html

    http://www.suprememastertv.com/au/wa...d=392&page=4#v



  7. #27
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 28. THIẾU NƯỚC và Ô NHIỄM


    Khí hậu thay đổi khiến thời tiết Chí Lợi càng khắc nghiệt hơn - 26 tháng 5, 2008

    Mưa lớn gây lũ lụt ở Chí Lợi cuối tuần qua chỉ trong vòng mấy tháng, sau khi hạn hán khiến các giếng nước trong quốc gia cạn khô và nước uống khẩn cấp phải được phân phát bởi chính phủ. Lũ lụt tại vùng thung lũng trung phần quốc gia hiện nay là một trong những trận lũ tệ hại nhất trong nhiều thập niên, khiến 15.000 người phải di tản và đóng cửa mỏ đồng lớn nhất thế giới. Khoa học gia lưu ý rằng hiện tượng thời tiết khắt khe như hạn hán và lũ lụt ở Chí Lợi có liên quan đến việc thay đổi khí hậu, mà thường ảnh hưởng một cách không cân xứng, đến những quốc gia thải ít khí nhà kính hơn.

    Chúng tôi xin cầu nguyện người dân Chí Lợi hồi phục nhanh chóng và kêu gọi các chính phủ và công dân có biện pháp để bảo vệ sự cân bằng của khí hậu.

    http://news.bbc.co.uk/2/hi/americas/7418242.stm
    http://www.offnews.info/verArticulo....ntenidoID=8572
    http://www.reuters.com/news/video?vi...me=Environment
    http://www.enn.com/ecosystems/article/31573

    http://www.suprememastertv.com/au/wa...d=393&page=4#v



  8. #28
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 29. THIẾU NƯỚC và Ô NHIỄM


    Các thành phố California hạn chế nước - 26 tháng 5, 2008

    Như một phần của kế hoạch khẩn cấp để tiết kiệm nước, cư dân ở quận Contra Costa và Alameda, tọa lạc gần Cựu Kim Sơn, California, Hoa Kỳ sẽ được yêu cầu giảm tiêu thụ 20% nước. Sự hạn chế đã có hiệu lực sau hai năm hạn hán và mùa xuân khô nhất trong lịch sử khiến mực nước xuống thấp kỷ lục.

    Đa tạ chính quyền California, về những biện pháp để bảo tồn nguồn nước cho mọi người. Xin cầu nguyện California được ban phước với các trận mưa hiền hòa khi chúng ta nỗ lực làm việc để cứu tinh cầu khỏi ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu.

    http://www.sfgate.com/cgi-bin/articl...HOR210N6T9.DTL
    http://www.sfgate.com/cgi-bin/articl...MNVE10KVE0.DTL
    http://www.signonsandiego.com/news/s...asnowpack.html
    http://www.suprememastertv.com/au/wa...d=394&page=4#v



  9. #29
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 30. THIẾU NƯỚC và Ô NHIỄM


    Hâm nóng toàn cầu sẽ tạo nhiều hạn hán trong tiểu bang Texas trên mức độ thảm khốc - 27 tháng 5, 2008

    Khám phá của tổ chức Môi sinh Texas có trụ sở tại Hoa Kỳ, tiết lộ rằng nạn hâm nóng hoàn cầu sẽ gây nên hạn hán ở tiểu bang Texas với cấp độ thảm khốc.

    Điều phối viên của nhóm, ông Jere Locke, kêu gọi Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế giải quyết hâm nóng hoàn cầu bằng cách giảm thải thán khí xuống 350 phần mỗi triệu (ppm), với việc xây cất các trại năng lượng mặt trời trên khắp Texas, dùng làm nguồn năng lượng không ô nhiễm. Ông tuyên bố rằng thán khí trong không khí của thế giới hiện nay được đo lường là 387 ppm, với mức cô đặc 450 ppm được tiên đoán bởi các chuyên gia, là sẽ làm chìm tất cả các thành phố ven biển.

    Chúng tôi xin cảm tạ nhóm Bảo tồn Thiên nhiên và Môi sinh Texas, đã thẳng thắn lên tiếng về hiểm họa cho hiện tại và tương lai, gây ra bởi nạn hâm nóng hoàn cầu. Xin thiên đàng ban trí huệ cho chúng ta để thực hiện biện pháp khẩn cấp hầu bảo đảm tương lai tươi sáng cho mọi loài trên hành tinh.


    http://www.suprememastertv.com/au/wa...d=395&page=4#v



  10. #30
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 31. THIẾU NƯỚC và Ô NHIỄM


    Bờ biển trung phần Việt Nam có nguy cơ trở thành sa mạc - 28 tháng 5 , 2008

    Bờ biển nam trung phần ở Âu Lạc (Việt Nam) có nguy cơ bị sa mạc hóa. Tường trình từ Viện Kỹ thuật và Khoa học Nông nghiệp cũng như Tổ chức Thực phẩm và Nông nghiệp (FAO), cùng với UNESCO, tuyên bố rằng trên 1/2 của tổng số 3 triệu hecta bao gồm các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận thuộc bờ biển nam trung phần của Âu Lạc (Việt Nam) hiện được xem là “đất bỏ hoang.”

    Đất đai ở đó trở thành sa mạc bởi vì hạn hán khắc nghiệt cũng như nạn phá rừng, và sử dụng tài nguyên thiên nhiên thái quá. Ba vùng khác bị nguy hiểm tương tự cũng được nhận diện năm nay. Âu Lạc (Việt Nam) đang nỗ lực để ngăn chặn thêm tiến trình sa mạc hóa, với ngân sách thường niên khoảng 620 triệu Mỹ kim dành cho các hoạt động như trồng cây và điều hành tài nguyên, hầu ngăn chận tiến trình sa mạc hóa. Mong tường trình như vầy đánh thức lương tâm chúng ta về sự thật rằng hâm nóng hoàn cầu thay đổi địa cầu chúng ta thật mau lẹ. Xin cầu cho các nỗ lực giảm sa mạc hóa được thành công, để bảo tồn và hồi phục đất đai quý báu ở Âu Lạc và các quốc gia khác.


    http://www.suprememastertv.com/au/wa...d=396&page=4#v



  11. #31
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 32. THIẾU NƯỚC và Ô NHIỄM


    70% tổng lượng nước dùng để sản xuất thực phẩm : tường trình mới - 29 tháng 5 , 2008

    Tiết kiệm nước bằng cách cứu xét việc tiêu thụ thực phẩm. Viện Nước Quốc tế Stockholm vừa phát hành một báo cáo mới tên là “Tiết kiệm nước từ cánh Đồng tới Bàn ăn.” Các khám phá của viện đã được trình lên Liên Hiệp Quốc để giải thích sự cần thiết phải tiết kiệm nước hầu đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của tổ chức là giảm nạn đói trên thế giới.

    Jan Lundqvist, đồng tác giả bài tường trình, Viện Nước Quốc tế Stockholm: Chúng ta phải xem xét thêm về những gì đang diễn ra từ cánh đồng đến bàn ăn. Từ nơi sản xuất thực phẩm đến nơi chúng ta ăn, có rất nhiều điều xảy ra. Và có rất nhiều sự tổn thất và lãng phí trong quá trình này.

    XƯỚNG NGÔN VIÊN: Jan Lundqvist thuộc Viện Nước Quốc tế Stockholm là đồng tác giả của báo cáo phát biểu rằng 70% tổng số nước đi vào việc sản xuất thực phẩm, trong khi mức sử dụng của cư gia là 10% và các kỹ nghệ khác là 20%. Hơn nữa, trung bình 1 người dân thành phố tiêu thụ đến 3.000 lít nước mỗi ngày chỉ cho thực phẩm.

    Jan Lundqvist: Trên mỗi đầu người với thu nhập gia tăng và mức sống được cải thiện, người dân sẽ đòi hỏi loại thực phẩm hao tốn nhiều nước hơn.

    XƯỚNG NGÔN VIÊN: Cần đến 2.000 lít nước để sản xuất 1 kg lúa mì và đến 20.000 lít nước để sản xuất 1 kg thịt bò. Người tiêu dùng có thể giúp tiết kiệm nước bằng cách hạn chế nhu cầu về loại thực phẩm hao tốn nhiều nước như thịt.

    Jan Lundqvist: Ngụ ý chính là cỏ khô cho gia súc và việc nuôi ăn gia súc đòi hỏi rất nhiều nước để trồng vụ mùa, cỏ khô hoặc cỏ mà các con bò đang ăn.

    XƯỚNG NGÔN VIÊN: Tránh lãng phí thực phẩm với hậu quả là gây ô nhiễm tại các bãi đất, là một cách dễ dàng khác để bảo tồn rất nhiều nước. Cám ơn Viện Nước Quốc tế Stockholm và mọi người đóng góp vào báo cáo đầy thông tin này. Mong mỗi người chúng ta sử dụng sáng suốt nguồn nước quý báu của tinh cầu tại tư gia và trong siêu thị.

    http://www.suprememastertv.com/au/wa...d=397&page=4#v



  12. #32
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 33. THIẾU NƯỚC và Ô NHIỄM


    Ethiopia : Liên Hiệp Quốc dành ra 13 triệu Mỹ kim cho nạn nhân hạn hán - 5 tháng 6, 2008

    Cơ quan Liên Hiệp Quốc gửi hàng cứu trợ đến nạn nhân hạn hán ở Ethiopia. Ước tính có khoảng 126.000 trẻ em ở miền trung Ethiopia đang gặp nguy hiểm do thiếu thực phẩm. Để đáp lời, Quỹ Hưởng ứng Nhân đạo của Liên Hiệp Quốc (HRF) đã cấp 7,2 triệu Mỹ kim để mua thực phẩm và thuốc men.

    Đây là khoản bổ sung cho số tiền 5,5 triệu Mỹ kim được cung cấp trước đó cho các dự án khác liên quan đến hạn hán. Các quốc gia chính tặng tiền cho việc cứu trợ của UN HRF là Na Uy, Hòa Lan, và Anh. Xin chân thành biết ơn HRF của Liên Hiệp Quốc và các quốc gia tham gia. Xin Thiên Đàng ban ân cho việc làm từ bi của quý vị. Thật phấn khởi khi thấy các quốc gia hợp tác để hỗ trợ những người mà tính mạng đang bị ảnh hưởng bởi các tình trạng liên quan đến sự thay đổi khí hậu.


    http://www.suprememastertv.com/au/wa...d=398&page=4#v



  13. #33
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 34. THIẾU NƯỚC và Ô NHIỄM


    Nhiều nơi của Bờ Đông đang thiếu nước - 5 tháng 6, 2008

    Hạn hán ở Úc Đại Lợi lan đến tiểu bang Tasmania. Khi ảnh hưởng của hâm nóng toàn cầu tiếp tục được ghi nhận trên khắp quốc gia Úc Đại Lợi, các vùng ven biển của tiểu bang đảo cực nam của quốc gia hiện đang trải qua đợt hạn hán tệ nhất trong lịch sử được ghi lại.

    Hội đồng thành phố của Glamorgan Spring Bay ở Tasmania có thể sắp sửa tuyên bố tình trạng khẩn cấp, vì mực nước Sông Prosser trong vùng dự kiến chỉ có thể cung cấp nước cho 70 ngày nữa. Thị trưởng Bertrand Cadart tuyên bố: “Chúng tôi cầu nguyện cho một cơn mưa thật lớn.”

    Chúng tôi xin cùng ông và người dân Tasmanian cầu nguyện với nhau, thưa Thị trưởng Cadart. Xin trời mưa ban phước lành rải lên Úc Đại Lợi, khi chúng ta hành động mau lẹ để cứu hành tinh thoát khỏi ảnh hưởng thay đổi khí hậu.

    http://www.suprememastertv.com/au/wa...d=399&page=4#v



  14. #34
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 35. THIẾU NƯỚC và Ô NHIỄM


    Miền đông nam Tây Ban Nha thành đất sa mạc - 6 tháng 6, 2008

    Nạn hâm nóng toàn cầu biến miền nam Tây Ban Nha thành đất sa mạc khô cằn. Trong tỉnh Murcia, các gia đình được phân phát chỉ 30% lượng nước mà họ thường nhận được, khi nguồn nước địa phương eo hẹp dần và nước đến từ miền bắc Tây Ban Nha giảm sút do sự thiếu hụt trong vùng.

    Các nông gia đang cố gắng thích nghi bằng cách trồng mùa màng dùng ít nước hơn. Barbara Helferrich, phát ngôn viên cho Ban Giám đốc Môi sinh của Liên Hiệp Âu Châu, nói rằng: “ Nước sẽ là vấn đề môi sinh trong năm nay. Vấn đề này thật khẩn cấp và ngay tức thời.”

    Chúng tôi cầu nguyện cho người dân Tây Ban Nha được gia trì với mưa và các biện pháp bảo tồn để tăng thêm nguồn nước nuôi dưỡng đời sống. Mong chúng ta cố gắng sống bền vững hơn vì lợi ích của chính đời sống mình và các láng giềng trên hành tinh.


    http://www.suprememastertv.com/au/wa...d=400&page=4#v



  15. #35
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 36. THIẾU NƯỚC và Ô NHIỄM


    Vụ lúa mì ở A Phú Hãn dự kiến sẽ giảm sút do sự thay đổi khí hậu - 13 tháng 6, 2008

    Tình trạng mưa ít và hạn hán sẽ làm giảm đáng kể việc sản xuất lúa mì ở A Phú Hãn trong năm nay. Với tình trạng bất an toàn thực phẩm hiện nay, số người dễ bị ảnh hưởng ước tính sẽ tăng lên đến 3,5 triệu người.

    Việc sản xuất lúa mì dự đoán sẽ giảm xuống 0,7 triệu tấn, chỉ còn lại khoảng ¾ số lượng bình thường của loại ngũ cốc này trong nước. Với nền nông nghiệp giúp nâng đỡ việc sinh kế của khoảng 2/3 dân số A Phú Hãn, những điều kiện thời tiết bất lợi này sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của nhiều gia đình cũng như nguồn thực phẩm của họ.

    Cầu nguyện cho sự hổ trợ mau chóng được gửi đến để giúp đồng bào A Phú Hãn, và tăng tốc mọi nỗ lực làm ngưng ảnh hưởng của việc thay đổi khí hậu vì lợi ích của tất cả những người khó khăn.

    http://www.irinnews.org/Report.aspx?ReportId=78642 http://www.cattlenetwork.com/Content...ntentID=228571 http://www.irinnews.org/Report.aspx?ReportId=78715 http://www.gulf-times.com/site/topic...1&parent_id=23

    http://www.suprememastertv.com/au/wa...d=401&page=4#v



  16. #36
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 37. THIẾU NƯỚC và Ô NHIỄM


    Các dòng sông ở Úc đang bên bờ vực không thể hồi phục - 19 tháng 6, 2008

    Một báo cáo của Ban Quản lý Nguồn tài nguyên của Lưu vực sông Murray-Darling ở nam Úc đang cảnh báo chính phủ Úc rằng trừ khi đợt hạn hán hiện tại kết thúc và một lượng mưa lớn đổ xuống trước tháng 10 này, vùng đầm lầy Coorong và nhiều phần ở phía nam Sông Murray và Darling sẽ bị thiệt hại lâu dài và không thể hồi phục. Chính phủ liên bang Úc hiện đang nghĩ đến biện pháp cấp bách hơn qua việc mua nước để bổ sung cho hệ thống sông ngòi.

    Xin bày tỏ sự lo lắng cho việc phục hồi của vùng đầm lầy Coorong và Sông Murray-Darling. Cầu xin Thiên Đàng ban mưa xuống và mong chính phủ Úc hành động mau lẹ để giúp cung cấp nước rất cần thiết cho các dòng sông này.

    http://www.abc.net.au/news/stories/2...tion=australia,


    http://www.suprememastertv.com/au/wa...d=402&page=4#v



  17. #37
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 38. THIẾU NƯỚC và Ô NHIỄM


    Ghana nâng cao ý thức công cộng về nạn hâm nóng hoàn cầu - 26 tháng 6 , 2008

    Tại một hội thảo về khí hậu thay đổi ở Ghana , Chủ tịch Hạ Nghị viện , Ebenezer Begyina Sekyi-Hughes , nói rằng tất cả các lãnh vực cần phải cùng nhau thông tin cho công chúng biết về tầm quan trọng sống còn của việc bảo tồn môi sinh . Ông nói : “Khí hậu thay đổi rõ ràng là hiểm họa lớn nhất đang trực diện nhân loại trong các năm tới . Tại đây ở Ghana , năm 2007 hạn hán trầm trọng dẫn đến đất đai nứt nẻ , tiếp theo là trận lũ lụt khổng lồ , gây ra sự tàn phá cho sản phẩm nông nghiệp và những tài sản khác với mức chưa từng có . Do đó , chúng ta không thể ngồi yên mà không quan tâm , và đây là thời điểm chúng ta phải giáo huấn công chúng về vấn đề này.”

    Chúng tôi vô cùng tri ân Chủ tịch Sekyi-Hughes , đã khích lệ việc nâng cao ý thức về khí hậu thay đổi cho mọi tầng lớp trong xã hội ở Ghana . Chúng tôi chúc ông và đồng bào của ông điều tốt lành nhất trong việc cộng tác để hồi phục quân bình thiên nhiên và vẻ đẹp xanh tươi ở Ghana .

    http://www.suprememastertv.com/au/wa...d=403&page=4#v

  18. #38
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 39. THIẾU NƯỚC và Ô NHIỄM


    Các chuyên gia thủy học lo lắng về hậu quả xã hội của sự thay đổi khí hậu - 27 tháng 6 , 2008

    Mức độ thường xuyên và nghiêm trọng của bão tố và lụt lội ở nhiều nơi do khí hậu thay đổi cũng đã ảnh hưởng đến việc phân phối nước trên thế giới , hoặc thủy học trên Địa Cầu . Khoa học gia hiện e ngại rằng tình trạng khan hiếm nước ở các quốc gia khô hơn sẽ trầm trọng hơn , dẫn đến sự xung đột nhiên liệu . Việc này đã bắt đầu ở một số vùng . Hai khoa học gia môi sinh người Na Uy giải thích như sau :

    Tiến sĩ Ånund Killingtveit , Đại học Khoa học và Kỹ thuật , Na Uy : Thủy học là một điều quan trọng vì nhiều nơi hiện có rất ít nước , nhất là Lưu vực sông Nile . Có rất nhiều xung đột mà có lẽ quý vị đã biết ở Lưu vực sông Nile . Có một sự cạnh tranh ở đó .

    Tiến sĩ Knut H. Alfsen , Trung tâm Nghiên cứu Khí hậu và Môi sinh Quốc tế , Na Uy : Chúng ta đang phân phối lại nguồn nước trên thế giới . Sông băng tan chảy sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước của hàng tỷ , hàng tỷ người và họ phải di chuyển vì không thể sống nơi không có nước . Cho nên , chúng ta đang tạo ra hoặc đang sắp đặt một cuộc xung đột xã hội trên quy mô lớn . Điều này đe dọa rất nhiều đối với sự bền vững trên tinh cầu .

    XƯỚNG NGÔN VIÊN : Ngoài ra , còn có hàng triệu người bị di tản vì môi sinh , với con số đã tăng tới mức chưa từng thấy là 37 triệu người hồi năm ngoái , theo lời của Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) . Tiến sĩ Killingtveit và Alfsen sẽ nói về sự cấp bách hành động trước khi có thêm nhiều xã hội và quốc gia bị ảnh hưởng bất lợi .

    Tiến sĩ Ånund Killingtveit : Chúng ta phải bớt đi xe , bớt sử dụng than đá .

    Tiến sĩ Knut H. Alfsen : Dùng nguồn tài nguyên ở địa phương , cố giảm thiểu việc chuyên chở , cố mua hàng hóa được sản xuất và trồng tại địa phương .

    XƯỚNG NGÔN VIÊN : Cám ơn nghiên cứu về thủy học của các khoa học gia như Tiến sĩ Killingtveit và Tiến sĩ Alfsen của Na Uy . Mong nguồn nước thiết yếu được bảo tồn và chu trình cung cấp nước được ổn định để người dân trên thế giới có thể sinh sống khỏe mạnh , an toàn và hòa bình .

    http://www.suprememastertv.com/au/wa...d=404&page=4#v

  19. #39
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 40. THIẾU NƯỚC và Ô NHIỄM


    Tập trung vào nguồn nước và sự phát triển bền vững - 6 tháng 7 , 2008

    Hội nghị chuyên đề về Nước ở Cannes thường niên được tổ chức hàng năm tại Palais des Festivals et des Congrès of Cannes , Thủ đô Nước Thế giới , trên Bờ biển Azur tuyệt mỹ ở Pháp . Đây là buổi hội họp của 3.000 nhà lãnh đạo , khoa học gia , và chuyên gia từ 78 quốc gia khác nhau và Liên Hiệp Quốc . Hội nghị chuyên đề lần 10 trong năm nay chú trọng vào nguồn nước và sự phát triển nền vững khi trực diện với việc thay đổi khí hậu .

    Mme Pascale-Vaillant , Đại biểu môi sinh tại Cannes : Thành phố Cannes hoàn toàn tin tưởng rằng tương lai con cháu chúng ta cũng như tương lai của Địa Cầu phụ thuộc vào tốc độ của sự quyết tâm mạnh mẽ đối với môi sinh .

    XƯỚNG NGÔN VIÊN : Chủ đề thảo luận chính là nông nghiệp , tức là ngành tiêu thụ nguồn nước lớn nhất thế giới .

    Ông Khan : Với người thích ăn cơm , thì chỉ cần dùng khoảng 2.000 lít nước để sản xuất 1 kí-lô gạo . Và nếu quý vị sản xuất các thực phẩm như thịt bò , thì với 1kg thịt phải tốn khảng 10.000 lít nước .

    XƯỚNG NGÔN VIÊN : Phóng viên đài Truyền Hình Vô Thượng Sư đã tham vấn các chuyên gia tham dự về tác động của việc sản xuất thịt trên mức tiêu thụ nước .

    Tiến sĩ Janos J. Bogardi , Giám đốc Đại học Liên Hiệp Quốc - Viện Môi sinh và An toàn của con người : Câu trả lời là đúng , nếu chúng ta ăn bớt thịt lại , cắt giảm những thứ tiêu thụ nhiều năng lượng hoặc thải ra khí mê-tan thì khí hậu sẽ tôn vinh điều này , dĩ nhiên là trong một thời gian dài .

    XƯỚNG NGÔN VIÊN : Quyển sách bán chạy nhất thế giới của Thanh Hải Vô Thượng Sư “Các Bạn Chim Trong Đời Tôi” cũng được tặng cho sáng lập viên Hội nghị chuyên đề về Nước ở Cannes , Tiến sĩ Raoul-Caruba .

    Tiến sĩ Raoul-Caruba , Đồng sáng lập viên Cannes Water Symposium , Giám đốc Network Méditéranéen Unesco : Mỗi lần thấy một chú chim , tôi luôn tự bảo mình rằng đó là sứ giả của tương lai , sứ giả của hy vọng . Nên , hãy cùng bảo vệ mọi loài ; đó là nhiệm vụ , là cam kết của chúng ta , và trên hết , đây là tất cả di sản mình có thể để lại cho con cháu .

    Tiến sĩ Raoul-Caruba : Mỗi ngày có 30.000 trẻ em trên thế giới thiệt mạng do các căn bệnh có liên quan đến nguồn nước như bệnh lỵ , sốt rét , v.v… Nên , cứ mỗi 10 ngày lại có một đợt “sóng thần” trên thế giới và không ai nói về điều này . Tôi nghĩ Hội nghị chuyên đề Quốc tế về Nước có nhiệm vụ mang mọi người lại với nhau để cùng thảo luận . Nhưng đây cũng là vai trò rất quan trọng có liên quan đến giới truyền thông . Mọi người , cần biết là mọi vấn đề liên quan tới nguồn nước đều sẽ là vấn đề của chúng ta sau này .

    XƯỚNG NGÔN VIÊN : Cám ơn mọi tham dự viên của Hội nghị chuyên đề về Nước ở Cannes 2008 cho sự quan tâm và nỗ lực chân thành . Cầu mong tất cả chúng ta hợp tác bảo tồn nguồn nước quý báu của Địa Cầu để mọi người có thể sống an khang ngay bây giờ và nhiều thế hệ về sau .

    http://www.suprememastertv.com/au/wa...d=405&page=4#v

  20. #40
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 41. THIẾU NƯỚC và Ô NHIỄM


    Úc Đại Lợi chịu đựng thêm nóng và hạn hán khắc nghiệt do nạn khí hậu thay đổi - 10 tháng 7 , 2008

    Tường trình mới từ các khoa học gia hàng đầu của Úc Đại Lợi tiên đoán rằng quốc gia cần sửa soạn cho hạn hán tăng gấp đôi và sóng nhiệt tăng gấp 10 lần do khí hậu thay đổi . Tường trình cho thấy rằng mực nước mưa giảm dần kể từ thập niên 1950 , và các vùng trong quốc gia bị ảnh hưởng bởi sóng nhiệt có thể tăng lên từ 5% mỗi năm đến 95%. Khám phá này phù hợp với những dữ kiện của Giáo sư Ross Garnaut , là người đã cảnh cáo rằng Úc Đại Lợi cần thi hành khẩn cấp các chính sách giảm thải khí nhà kính vào năm 2010 , hoặc sẽ chứng kiến sự hủy diệt của San Hô ngầm Great Barrier , các vùng đất ẩm ở Kakadu và Murray-Darling , là đồng bằng nông nghiệp của quốc gia .

    Chúng tôi tri ân tất cả khoa học gia đáng kính cho tài liệu về ảnh hưởng của khí hậu thay đổi đối với anh chị em Úc Đại Lợi . Mong tất cả chúng ta hợp tác mau lẹ để ngăn cản ảnh hưởng tai hại của sự hâm nóng trên khắp hoàn cầu .

    http://www.guardian.co.uk/environmen...change.drought

    http://www.suprememastertv.com/au/wa...d=406&page=4#v

Page 2 of 4 FirstFirst 1234 LastLast

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts