Page 1 of 3 123 LastLast
Results 1 to 20 of 58

Thread: PHÁ RỪNG

  1. #1
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default PHÁ RỪNG


    Nạn phá rừng đóng một vài trò chủ yếu trong khí hậu thay đổi . Hơn 300 chuyên gia nói : “Nếu bị mất rừng , chúng ta mất đi sự chống lại khí hậu thay đổi.” Nhưng sự phá rừng Amazon tăng 69% do nhu cầu thịt trong vòng tháng 8 năm 2007 và tháng 8 năm 2008 . Đến nay ngành chăn nuôi là yếu tố con người dùng đất nhiều nhất .

    - Ngành sản xuất gia súc sử dụng 70% tất cả đất nông nghiệp và 30% diện tích đất bề mặt của thế giới .

    - 70% đất rừng trước đây tại Amazon hiện bị dùng làm đồng cỏ để chăn thả và trồng vụ mùa nuôi súc vật bao phủ một vùng đất lớn còn lại .

    - 20% đất đồng cỏ bị thoái hóa do chăn thả quá mức , đất nén , và xói mòn .

    Nguồn : FAO , 2006 ; Goodland R. et al , 1999





    "Vạn vật đều có điều gì đó . Giống như cây cối ở đó để mang lại dưỡng khí đến địa cầu . Nếu không có cây , chúng ta bị chết . Thật vậy , chúng ta sẽ chết . Chúng ta chết nếu không có cây cối . Nước sẽ ít đi bởi vì không có cây cối để thu hút nước và để giữ nước ở đó .


    Cho nên , vạn vật trên địa cầu này , bao gồm chúng ta , tương quan với nhau và giúp lẫn nhau để tạo đời sống ở đây thoải mái và có thể sống được , sung túc . Nhưng nếu không biết điều đó , chúng ta tự giết mình . Mỗi lần đốn một cái cây hoặc giết một thú vật , chúng ta giết chết một phần nhỏ của bản thân mình."

    - Thanh Hải Vô Thượng Sư - 6 tháng 6 , 2001– Florida , Hoa Kỳ


    PHÁ RỪNG


    Prince Charles pledges to protect the world’s rainforests. Prince Charles revealed his plans to lead a campaign to unite the efforts of global leaders to stop deforestation, a major contributor to carbon emissions. He has lined up a series of events in the coming months in the hope of making significant progress by his 60th birthday this year on November 14. We deeply appreciate the boundless energy and leadership of Your Royal Highness to protect our precious rainforests. May your noble goals be met with the very best outcome for the sake of all earth’s inhabitants.

    trackback :

    http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/350



  2. #2
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 2. PHÁ RỪNG


    World fells trees at ‘alarming’ rate, experts say - 06 Feb 2008

    Deforestation playing a major role in climate change. More than 300 experts made a declaration at the December summit in Bali where they stated, “If we lose the forests, we lose the fight against climate change.” They are recommending a global plan to counteract the deforestation that has already claimed forestlands throughout the world.

    Thank you, concerned leaders of the planet, for your call to action in preserving our vital trees. May the life-sustaining lungs of our Earth be restored through immediate protective steps of global governments and citizens.

    trackback :

    http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/351



  3. #3
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 3. PHÁ RỪNG


    Catholic bishop blasts Brazil on Amazon destruction - 9 Feb 2008

    Roman Catholic Bishop calls for rainforest preservation in Brazil. A senior Roman Catholic bishop encouraged the Brazilian government to implement policies that would reduce Amazon deforestation, which saw a 25% increase between August and December of 2007.

    Bishop Guiherme Antonio Werlang stated, “We cannot ignore deforestation by loggers who violate the country’s laws and threaten tribal Indians and others who depend on the Amazon rainforest.”

    With respect, Your Eminence, we thank you for your call to protective action for the Amazon rainforests. We have faith in God that with united efforts we can preserve the beautiful lungs of our Earth

    trackback :

    http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/352



  4. #4
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 4. PHÁ RỪNG


    Deforestation May Make Humans More Vulnerable To Infection - 14 Feb 2008

    Study finds deforestation puts marginalized populations at a greater risk of infection. A University of Michigan investigation in the US evaluated the patterns of infection in Costa Rica, and found a connection between socio-economic status, deforestation and El Niño weather patterns.

    Researcher Dr. Luis Fernando Chaves stated, "Contrary to what was previously believed, the more forest you have, even in a marginal population, the more protected you are against the disease."

    We are grateful for your research, Dr. Chaves and the University of Michigan. May God endow us with the ability to preserve our wondrous planet and protect lives.

    trackback :

    http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/353



  5. #5
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 5. PHÁ RỪNG


    Sự mất đi rừng Nam Dương gây hại khí hậu , nguy hiểm đến thú vật - 1 tháng 3, 2008

    Mức thán khí thải chỉ từ một tỉnh ở Nam Dương vượt hơn cả các quốc gia kỹ nghệ tân tiến . Tổ chức Quốc tế Rộng lớn cho Thiên nhiên (WWF) gần đây ấn hành tường trình về tỉnh Riau ở Nam Dương , nơi mà trên 25 năm qua đã đưa vào bầu không khí một số lượng khí thải nhà kính khổng lồ qua việc làm mất đi 65% các khu rừng xanh tươi và đầm gỗ mục cổ xưa .

    Ngoài thán khí thải , là kết quả của hoạt động sản xuất giấy và dầu dừa , việc đốn rừng khiến thú hoang ở vùng này bị nguy hiểm rất lớn . Cám ơn Tổ chức Quốc tế Rộng lớn cho Thiên nhiên , qua báo cáo quan trọng và kịp thời này .

    Chúng tôi cầu nguyện con người trên thế giới sẽ hợp tác làm việc để ngăn chặn sự phá hủy tại những địa điểm như Riau và cứu vãn các nơi sinh thái bảo tồn sự sống trên toàn cầu .

    trackback :

    http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/354



  6. #6
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 6. PHÁ RỪNG


    Rừng mưa Amazon sẽ bị thu hẹp một nửa trong 20 năm tới - 1 tháng 3, 2008

    Các khoa học gia Anh cho biết rừng mưa Amazon có thể bị thu hẹp một nửa trong 20 năm tới. Báo cáo của nhà sinh thái rừng nhiệt đới, Tiến sĩ Daniel C. Nepstad và các đồng khoa học gia gần đây trong Hội Trao đổi Triết học Hoàng gia Anh, cho thấy nếu mức độ phá rừng hiện nay vẫn không được kiểm tra, 55% diện tích rừng mưa Amazon ở Nam Mỹ có thể tiêu tan do bị đốn chặt, hạn hán, hỏa hoạn trong 2 thập kỷ tới.

    Trong tiến trình này, 15 – 26 tỷ tấn thán khí sẽ thoát ra vào không khí, làm nghiêm trọng thêm vấn đề hâm nóng toàn cầu. Cám ơn Tiến sĩ Nepstad, các khoa học gia đáng kính và Thượng Đế gia hộ quý vị cho nghiên cứu hết sức giá trị này.

    Mong việc bảo tồn và các biện pháp bảo vệ khác giúp làm giảm mức độ phá rừng để rừng mưa Amazon vĩ đại trở lại trạng thái lộng lẫy, nguyên sơ.



  7. #7
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 7. PHÁ RỪNG


    Với tốc độ đốn cây phá rừng hiện tại , Nigeria có thể mất hết các khu rừng - 31 tháng 3 , 2008

    Kabiru Yammama, lãnh tụ của Hội đồng Bảo tồn Rừng quốc gia của Nigeria cho biết rằng phần lớn các khu rừng của miền Bắc quốc gia đã bị đốn phá, và 35% vùng đất trồng trọt trong vùng này đã biến thành sa mạc. Ông tuyên bố: “Xét đến tốc độ mà các cây bị đốn xuống và không có nỗ lực nào để hồi phục... tất cả các rừng của Nigeria sẽ biến mất vào năm 2020.” Xin thiên đàng ban ân cho ông Yammama, qua lời kêu gọi nhiệt tình để bảo vệ cây cối nâng đỡ sự sống của quốc gia ông. Chúc Nigeria sớm hồi phục tình trạng xanh tươi sum sê qua sự bảo tồn tức khắc và tái trồng các khu rừng thiết yếu.

    http://afp.google.com/article/ALeqM5...wornY5BJ6lQNjA

    http://www.suprememastertv.com/au/de...d=356&page=2#v



  8. #8
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 8. PHÁ RỪNG


    Khí hậu thay đổi ảnh hưởng Âu Lạc (Việt Nam) - 29 tháng 4 , 2008

    Với hai trong số vùng châu thổ phì nhiêu ở độ thấp nhưng lớn nhất trên thế giới, và 3.200 cây số bờ biển, địa hình Âu Lạc cũng đối diện hiểm họa lớn lao của nạn hâm nóng hoàn cầu.

    Ngân hàng Quốc tế báo động về chứng cớ khoa học cho thấy rằng, ảnh hưởng của mực nước biển dâng cao do khí hậu thay đổi có thể gây nên thảm họa. Hậu quả tàn khốc của hâm nóng hoàn cầu như lũ lụt, hạn hán và thời tiết cực đoan cùng với mất mùa đã được cảm nhận trên khắp quốc gia.

    Chủ tiệm mì, Âu Lạc (Việt Nam): Có năm nay thời tiết khác, mọi năm chỉ mưa vài ba ngày, năm nay mưa hết tháng hai, thời tiết thất thường. Nhiều nhà lân cận trong khu vực này, rất nhiều người bị thiếu ăn.

    Nữ nhân viên bán hàng tại tiệm thuốc, Âu Lạc (Việt Nam): Lạnh suốt hơn một tháng, cây cỏ chịu không được, lúa cũng vậy.

    Từ Ấn Độ đến Thái Lan, từ Trung Quốc đến Âu Lạc, địa lục Á Châu đang đối diện với cơn khủng hoảng lớn, khi khí hậu thay đổi ảnh hưởng trầm trọng đến thực phẩm chủ yếu là gạo. Đài Truyền hình Vô Thượng Sư tường trình từ miền Trung Âu Lạc, nói với những người bị ảnh hưởng nặng nhất, là các nông dân.

    Nông dân: Mọi lần thu hoạch khoảng 350 ký đến 400 ký trên một sào. Nay thì ít có đám đạt 300 ký trên một sào. Còn nói về vật giá thì leo thang, thí dụ trước đây một kg lúa giá 2.200 đồng. Hôm nay lên giá một ký lúa giá 5.500 đồng.

    Xuất cảng gạo dự kiến sẽ bị hạn chế đến tháng 6. Như các quốc Á Châu khác, môi sinh ở Âu Lạc cũng đang bị đe dọa bởi sự phá rừng quá nhanh. Giáo sư Đại học Oxford, Norman Myers, thuyết viên chính tại hội nghị Tuần Lễ Lâm Nghiệp Á Châu-Thái Bình Dương ở Hà nội, tuyên bố rằng việc phá rừng tập thể đại biểu cho điều mà ông gọi là: “sự khủng hoảng kinh hãi.”

    Nông dân: Khí hậu ô nhiễm gây ra đủ thứ bệnh, cây cối không phát triển được. Nạn ở đây mấy năm trước là chặt rừng, phá rừng, đốt rừng.

    Một yếu tố gây phá rừng là việc gia súc ăn cỏ quá nhiều. Thêm vào đó, chất cặn bã thải từ các trại nuôi heo, nuôi gà, tàn hại sức khỏe của đất đai ven biển và đại dương, ảnh hưởng đến nguồn nước uống. Để bảo vệ sức khỏe, công dân Âu Lạc (Việt Nam) nói rằng ngăn cản tiêu thụ thịt sẽ giúp giảm nhẹ sự hâm nóng toàn cầu.

    Chủ tiệm mì: Rất nhiều thông tin về sự hâm nóng toàn cầu, thành ra bây giờ là cái vấn đề mà mọi người mình dùng thực vật mình nuôi sống mình hàng ngày thì thấy nó tốt hơn là động vật, thì cái nguồn lúa gạo là nguồn chính, mà khi mà cái thời tiết cũng như là cái thiên tai lụt lội nó làm ảnh hưởng đến vấn đề mà sinh hoạt; Tình hình khí hậu thì bây giờ thì mưa thì mưa quá mưa, còn nắng thì nắng quá nắng.

    Nữ nhân viên bán hàng tại tiệm thuốc: Chẳng hạn như bây giờ là, đừng nói chi lắm lúa thất bát nè, thiếu ăn nè. Thứ hai là nạn lũ lụt vô cớ nó không theo mùa. Bây giờ mình bảo vệ môi trường môi sinh; cho nên mình nghĩ là nên ăn chay là hơn.

    Chúng tôi cầu nguyện cho dân tộc Âu Lạc (Việt Nam), nhất là những gia đình trong vùng nông nghiệp. Mong sao đất nước yêu kiều của quý vị và tất cả các quốc gia đang đối phó những thách đố của khí hậu thay đổi, được gia trì để nhanh chóng hồi phục sự hòa hợp sinh thái.

    http://news.yahoo.com/s/afp/20080327...a_080327053004
    http://www.upiasiaonline.com/Economi...ast_asia/1309/
    http://edition.cnn.com/2008/BUSINESS....ap/index.html

    http://www.suprememastertv.com/au/de...d=357&page=2#v



  9. #9
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 9. PHÁ RỪNG


    Sản xuất thịt tiếp tục là nguyên do chính của nạn phá rừng ở Ba Tây - 16 tháng 5 , 2008

    Trong tam cá nguyệt đầu tiên của năm 2008, hai tiểu bang Ba Tây Mato Grosso và Para, nơi mà 70% rừng đang bị phá hủy, hiện chứng kiến gần gấp 3 lần diện tích bị tàn phá, so với cùng thời vào năm ngoái. Luis Laranja, Điều phối gia của Chính sách Nông nghiệp thuộc Quỹ Quốc tế cho Thiên nhiên (WWF) ở Ba Tây, ước đoán 50 triệu hécta của rừng mưa trước đây hiện nay dùng cho bò ăn cỏ. Sau khi đất này không còn dùng cho bò ăn cỏ được nữa, và được đổi sang trồng đậu nành, thì khoảng 80% số mùa màng này sẽ được dùng để nuôi gia súc hầu sản xuất thịt.

    Chúng tôi thành tâm tri ân WWF và tất cả những người góp phần cảnh cáo chúng ta về nguy tai của rừng mưa Amazon. Chúng tôi cầu các chính phủ trên thế giới giúp Ba Tây thật sự đảo ngược lại chiều hướng phá rừng, gây ra bởi ngành chăn nuôi và việc trồng mùa màng để nuôi gia súc lấy thịt.

    http://www.newkerala.com/one.php?act...lnews&id=59952, http://www.mariri.net/content/view/3...g/issues/feed/, http://www.greenpeace.org/raw/conten...the-amazon.pdf

    http://www.suprememastertv.com/au/de...d=358&page=2#v



  10. #10
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 10. PHÁ RỪNG


    Bờ biển trung phần Việt Nam có nguy cơ trở thành sa mạc - 28 tháng 5 , 2008

    Bờ biển nam trung phần ở Âu Lạc (Việt Nam) có nguy cơ bị sa mạc hóa. Tường trình từ Viện Kỹ thuật và Khoa học Nông nghiệp cũng như Tổ chức Thực phẩm và Nông nghiệp (FAO), cùng với UNESCO, tuyên bố rằng trên 1/2 của tổng số 3 triệu hecta bao gồm các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận thuộc bờ biển nam trung phần của Âu Lạc (Việt Nam) hiện được xem là “đất bỏ hoang.”

    Đất đai ở đó trở thành sa mạc bởi vì hạn hán khắc nghiệt cũng như nạn phá rừng, và sử dụng tài nguyên thiên nhiên thái quá. Ba vùng khác bị nguy hiểm tương tự cũng được nhận diện năm nay. Âu Lạc (Việt Nam) đang nỗ lực để ngăn chặn thêm tiến trình sa mạc hóa, với ngân sách thường niên khoảng 620 triệu Mỹ kim dành cho các hoạt động như trồng cây và điều hành tài nguyên, hầu ngăn chận tiến trình sa mạc hóa.

    Mong tường trình như vầy đánh thức lương tâm chúng ta về sự thật rằng hâm nóng hoàn cầu thay đổi địa cầu chúng ta thật mau lẹ. Xin cầu cho các nỗ lực giảm sa mạc hóa được thành công, để bảo tồn và hồi phục đất đai quý báu ở Âu Lạc và các quốc gia khác.



  11. #11
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 11. PHÁ RỪNG


    Nạn phá rừng phải ngưng để hạn chế thán khí thải - 3 tháng 6 , 2008

    Tường trình mới của Ủy ban Âu Châu kêu gọi Nam Dương ngừng phá rừng. Tường trình tuyên bố rằng Nam Dương là một trong các quốc gia thải khí nhà kính lớn nhất thế giới vì phá rừng và đốt than bùn, đa số để đáp ứng cho nhu cầu của thế giới về bột giấy, giấy và dầu cây cọ.

    Với ảnh hưởng rõ rệt của nạn hâm nóng hoàn cầu cũng như hỗn hợp thật sự đặc biệt của đời sống thực vật và động vật ở vùng Sumatra, Ủy ban Âu Châu kêu gọi Nam Dương tạo khởi xướng chấm dứt phá rừng, bao gồm việc sử dụng chương trình mậu dịch thán khí. Xin tri ân Ủy ban Âu Châu cho tiếng nói rõ ràng và quyết tâm để kiềm chế nạn hâm nóng hoàn cầu.

    Chúng tôi cầu cho Nam Dương tức khắc bảo vệ các khu rừng và đất than bùn, là bộ phổi tối quan trọng của địa cầu và là nhà của quá nhiều tạo vật từ Thượng Đế.



  12. #12
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 12. PHÁ RỪNG


    Greenpeace - Tàn phá rừng Amazon để sản xuất thịt - 10 tháng 6 , 2008

    Tường trình của Ba Tây xác nhận thịt là động lực chính gây ra nạn phá rừng Amazon. Bài tường trình của Amigos da Terra ở Ba Tây (Hội Bạn Hữu của Địa Cầu), “Thế giới Nông súc,” tìm thấy rằng nuôi nông súc là yếu tố chính của nạn phá rừng Amazon.

    Tường trình tuyên bố: “Trên thực tế, nếu có yếu tố nào khác có thể liên quan đến sự biến đổi và thay thế các hoạt động nông nghiệp, thay đổi cách sử dụng đất đai trong vùng Amazon, thì đó là hậu quả chủ yếu của việc chăn nuôi.

    Đó là móng của của các nông súc ở ven rừng, nơi mà ảnh hưởng của sự đầu tư và thay đổi trong cách tiêu thụ thực phẩm và năng lượng, được cảm nhận rõ rệt.” Chúng tôi tri ân Amigos da Terra, cho tường trình rõ ràng rằng sản xuất thịt là lý do hàng đầu gây nên nạn phá rừng Amazon.

    Chúc chúng ta hành động với Tốc độ của Thượng Đế cứu bộ phổi tối hậu và không thể thay thế được của hành tinh.

    Tải xuống trọn bài tường trình: Thế giới trâu bò: Một giai đoạn mới trong việc thuộc địa hóa gia súc của người Ba Tây tại rừng Amazon (2008)

    http://www.suprememastertv.com/au/de...d=361&page=2#v



  13. #13
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 13. PHÁ RỪNG


    Mất mát về đa dạng sinh học cũng làm hại con người - 23 tháng 6 , 2008

    Qua bao năm, khoa học gia kêu gọi thế giới lưu ý về tốc độ báo động của thú vật bị tuyệt chủng, hiện nay tăng từ 100 đến 1.000 lần nhanh hơn tốc độ tự nhiên. Trong một phỏng vấn qua điện thoại, nhật báo hàng đầu của Ái Nhĩ Lan, tờ Ái Nhĩ Lan Độc Lập, nêu lên các khám phá của tổ chức bảo tồn WWF, rằng 1/3 tổng số các loại thú vật đã bị mất kể từ thập niên 1970, và thỉnh ý kiến Thanh Hải Vô Thượng Sư về chiều hướng đáng lo này cũng như nguyên nhân.

    Thanh Hải Vô Thượng Sư: Hành động của chúng ta khiến quá nhiều thú vật trên hành tinh bị mất đi. Khoa học gia đã chứng minh. Cho nên tất cả chúng ta biết rằng việc đánh cá thái quá, săn bắn thái quá, ô nhiễm môi sinh là lý do hâm nóng hoàn cầu và làm giảm số thú vật trên hành tinh. Nhiều lời khuyến cáo để ngừng các hành động đó thường không ai nghe. Thật là đáng tiếc. Chúng ta nên bảo vệ các loài sinh vật, bởi vì khi bảo vệ chúng, chúng ta bảo vệ sinh thái. Sinh thái liên quan đến sức khỏe của chúng ta, sức khỏe của hành tinh và của nhân loại.

    XƯỚNG NGÔN VIÊN: Thật vậy, phá rừng bất cẩn, dùng đất đai không bền vững, và bây giờ khí hậu thay đổi đưa đến thêm sự bất ổn của đất đai, không khí và nước – tất cả các thứ mà con người phụ thuộc hoàn toàn vào đó cho các hoạt động sinh sống.

    Chúng con xin cảm tạ Thanh Hải Vô Thượng Sư đã quan tâm sâu xa về tất cả tạo vật của Thượng Đế xứng đáng được bảo vệ trong lúc này. Khi sự tương quan giữa vạn vật trên địa cầu trở nên rõ ràng hơn với chúng ta, mong rằng tất cả sẽ được khích lệ để làm việc tích cực hơn vì sự sinh tồn.

    Chúng tôi cũng xin cám ơn nhật báo Ái Nhĩ Lan Độc Lập đã quan tâm đến môi sinh và cung cấp tài liệu hầu độc giả có thể hành động xây dựng để bảo tồn hành tinh này.

    Để đọc toàn bộ buổi phỏng vấn Thanh Hải Vô Thượng Sư, xin xem tờ đặc san mới kèm trong nhật báo Ái Nhĩ Lan Độc Lập tên “Địa Cầu.” Tờ báo này sẽ được bán tại tất cả các CỬA TIỆM, QUẦY BÁO, VÀ PHI TRƯỜNG QUỐC GIA TRONG ÁI NHĨ LAN VÀ TRÊN KHẮP ANH QUỐC VÀO THỨ BA, NGÀY 24 THÁNG 6, 2008.

    http://www.reuters.com/article/envir...80124020080514

    http://www.suprememastertv.com/au/de...d=362&page=2#v



  14. #14
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default

    14. PHÁ RỪNG

    Mức Tàn Phá Rừng Amazon Tăng 69% Do Nhu Cầu Về Thịt - 1 tháng 9, 2008

    Viện Nghiên cứu Không gia Quốc gia, giám sát sự phá rừng Amazon, đã báo cáo rằng trong thời gian một năm giữa tháng 8, 2007 đến tháng 8, 2008, có hơn 4.820 cây số vuông rừng Amazon đã bị mất. Nguyên nhân chính được viện dẫn là nhu cầu gia tăng về thịt bò và đậu nành. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ tường trình rằng 74% vụ mùa đậu nành toàn cầu được dùng để nuôi thú vật.

    Chúng tôi cảm kích nỗ lực của Ba Tây và các nơi khác để giảm việc phá rừng. Chúng tôi cũng cầu nguyện mọi người khắp thế giới nhận biết ảnh hưởng tai hại của việc sản xuất thịt và chuyển sang lối dinh dưỡng chay cứu tinh cầu.

    http://news.yahoo.com/s/ap/20080830/...ial_Report.pdf

    http://www.suprememastertv.com/au/de...d=363&page=2#v



  15. #15
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default

    15. PHÁ RỪNG

    Nạn phá rừng có liên quan đến sự gia tăng các căn bệnh do muỗi lây truyền - 11 tháng 9, 2008

    Trích dẫn một nghiên cứu của Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc, cho thấy 7,3 triệu héc-ta rừng bị mất mỗi năm từ năm 2000 đến 2005, các nghiên cứu gia ở Đại học Tây Úc đã cảnh báo về khả năng gia tăng các căn bệnh do muỗi lây truyền. Trích dẫn một thí dụ từ thời La Mã cổ, nói về việc bệnh sốt rét gia tăng liên quan đến việc đốn cây, các khoa học gia cho biết hiện nay có rất nhiều trường hợp cho thấy sự lặp lại của hiện tượng này.

    Xin chân thành cám ơn các khoa học gia Úc đã nhấn mạnh một khía cạnh khác của mối liên kết và ảnh hưởng của hành động chúng ta trên mọi sự sống. Cầu nguyện cho mọi người nhận ra sự cần thiết bảo vệ và bảo tồn cây xanh quý báu, lá phổi của tinh cầu.

    http://www.newkerala.com/topstory-fullnews-19918.html

    http://www.suprememastertv.com/au/de...d=364&page=1#v



  16. #16
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default

    16. PHÁ RỪNG

    Khỉ bị đe dọa nhiều hơn là được dự kiến - 15 tháng 9, 2008

    Tiến sĩ Russell Mittermeier, Chủ tịch của Hội Bảo tồn Quốc tế kiêm trưởng viên Liên hiệp Quốc tế cho Bảo tồn Thiên nhiên, tường trình rằng gần một nửa tất cả loài khỉ và khỉ đột hiện đang bị đe dọa tuyệt chủng, vì những hành động như phá rừng và săn bắn để lấy thịt. Điều này cho thấy sự gia tăng báo động là gần 10%, so với nghiên cứu thực hiện mới 5 năm trước đây. Tiến sĩ Mittermeier tuyên bố: “Chúng tôi có dữ kiện vững chắc cho thấy tình trạng nghiêm trọng hơn những gì mình tưởng tượng rất nhiều.” Ông nói tiếp rằng 304 loài khỉ tinh tinh, khỉ da cam, vượn, và vượn cáo có thể biến mất, trừ khi hành động hữu hiệu được thực hiện để duy trì nơi sống và bảo vệ các bạn thú đó.

    Chúng tôi cảm tạ Tiến sĩ Mittermeier và các đồng nghiệp, qua sự nhận xét chu đáo và quan tâm cho những họ hàng gần nhất và bạn thú yêu dấu của chúng ta. Xin thiên đàng ban hòa bình giữa con người và thú vật để bảo tồn đóng góp đặc biệt của tất cả chúng sinh trên địa cầu.

    http://www.enn.com/wildlife/spotlight/37847, http://www.primate-sg.org/ram.htm

    http://www.suprememastertv.com/au/de...d=365&page=1#v



  17. #17
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default

    17. PHÁ RỪNG

    Hành động hợp pháp về rừng là chiến thắng của người Ấn Độ ở Paraguay - 16 tháng 11, 2008

    Paraguay bảo vệ rừng mưa cho người dân bản xứ. Bộ trưởng Môi sinh của Paraguay tuyên bố hủy bỏ giấy phép đã cấp cho một công ty có mục tiêu phá rừng để nuôi gia súc, theo sau hành động hợp pháp được thực hiện bởi các nhóm ủng hộ môi sinh để bảo tồn rừng, là nhà của người dân bản xứ Totobiegosode.

    Người Totobiegosode là dân du mục mà hầu như không liên lạc với thế giới bên ngoài. Khoảng 6.000 hécta đất đai mà người dân này sinh sống đã bị mất riêng trong năm nay, khiến nhiều gia đình bị chia cách. Chúng tôi xin hoan nghênh quyết định công bằng của vị Bộ trưởng Môi sinh và quốc gia Paraguay. Cầu mong tất cả chúng ta cố gắng bảo tồn sự cân bằng của các kho tàng như vậy, bởi rừng mưa là nơi cư trú cho dân bản xứ và những chúng sinh tuyệt diệu khác trên hành tinh chúng ta.



  18. #18
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default

    18. PHÁ RỪNG

    8,6 triệu Mỹ kim tài trợ mới cho rừng nhiệt đới - 18 tháng 11, 2008

    Đề xướng mậu dịch bền vững giúp đỡ rừng nhiệt đới. Được thành lập đầu tiên bởi Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Gỗ Nhiệt đới Quốc tế (ITTO) là tập hợp của hơn 50 quốc gia xuất – nhập cảng gỗ nhiệt đới. Trong phiên họp lần thứ 44 gần đây của ITTO tại Yokohama, Nhật, tổ chức đã tuyên bố trợ cấp cho chương trình trị giá 3,5 triệu Mỹ kim để giảm nạn phá rừng và thoái hóa đất ở các nước nhiệt đới, và cấp 5,1 triệu Mỹ kim cho các dự án bảo tồn nguồn tài nguyên rừng nhiệt đới qua việc sử dụng và buôn bán bền vững. Chân thành cám ơn Tổ chức Gỗ Nhiệt đới Quốc tế đã nỗ lực bảo vệ các khu rừng nhiệt đới.

    Mong tinh cầu chúng ta tiếp tục được ban nhiều cây xanh quan trọng giúp bổ sung bầu không khí và mang lại màu sắc cho Địa Cầu.



  19. #19
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Re: PHÁ RỪNG

    19. PHÁ RỪNG

    Macedonia trồng 6 triệu cây xanh trong một ngày - 26 tháng 11, 2008

    Macedonia trồng 6 triệu cây xanh. Để tham gia khởi xướng “Ngày Cây xanh – Trồng Tương lai” trong nước, nhiều người dân Macedonia đã dành ngày nghỉ và tình nguyện tham gia trồng 6 triệu cây xanh trong nỗ lực khôi phục các khu rừng trong nước sau nhiều trận cháy rừng gây tàn phá. Tham dự viên bao gồm 1.800 binh lính đã trồng 200.000 cây xanh ở 14 nơi suốt cả ngày. Xin khen ngợi thành tựu “xanh” đoàn kết của Macedonia! Thiên Đàng gia trì tất cả tham dự viên đang cùng làm việc sát cánh bên nhau hầu thắp sáng tương lai của quý quốc.



  20. #20
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Re: PHÁ RỪNG

    20. PHÁ RỪNG

    Sắc lệnh của tổng thống bảo vệ rừng mưa Ba Tây - 28 tháng 11, 2008

    Rừng mưa ở vùng duyên hải của Ba Tây được bảo vệ. Tổng thống Ba Tây Luiz Inacio Lula da Silva vừa ký sắc lệnh cho một dự án giúp khôi phục 20% diện tích rừng mưa ở Ba Tây từng nằm dọc vùng duyên hải Đại Tây Dương. Hiện chỉ còn lại 7% trong 1,3 triệu cây số vuông diện tích rừng mưa ban đầu ở vùng duyên hải.

    Sắc lệnh trên bao gồm nhiều chương trình khích lệ tài chính đối với sự phát triển của các doanh nghiệp thân thiện sinh thái nào giúp trồng cây gây rừng và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý báu này. Cám ơn tổng thống đã có quyết định giúp dẫn dắt đất nước hướng tới tương lai bền vững và thương yêu Địa Cầu. Mong sự lãnh đạo sáng suốt của ông đạt được thành công “xanh” phát triển.

    http://www.suprememastertv.com/au/de...d=584&page=1#v



Page 1 of 3 123 LastLast

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts