Photo by Ayleung

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM
NĂM MƯƠI LOẠI ẤM MA
TUYÊN HÓA THƯỢNG NHÂN Giảng

Đọc SẮC ẤM @: http://www.dharmasite.net/KinhLangNg...AmMa_SacAm.htm
Đọc THỌ ẤM @: http://www.dharmasite.net/KinhLangNg...AmMa_ThoAm.htm

(Sắc thọ tưởng hành thức, mỗi thứ có 10. Trên là sắc và thọ. Tưởng, hành và thức chưa được dịch.)

MƯỜI LOẠI CẢNH GIỚI SAI BIỆT CỦA THỌ ẤM

2- CHO MÌNH BẰNG PHẬT

KINH VĂN:

Lại nữa A Nan, người thiện nam kia, khi ở trong trạng thái định này thấy sắc ấm tan rã, hiểu rõ thọ ấm. Lúc ấy cảnh giới thù thắng hiện ra, cảm kích quá phần. Trong trạng thái như thế, bỗng sanh dõng mãnh vô hạn, tâm quá mạnh mẽ, cho mình bằng Phật, nói có thể vượt qua ba a-tăng-kỳ kiếp chỉ trong một niệm.

GIẢNG:

Lại nữa, A Nan người thiện nam kia bao gồm tất cả những thiện nhân đang tu Đạo, khi ở trong trạng thái định này, thấy sắc ấm tan rã, thấu rõ thọ ấm. Trong năm uẩn, biết rõ sắc ấm đã tiêu rồi và cũng hoàn toàn minh bạch thọ ấm. Lúc ấy cảnh giới thù thắng hiện ra, cảm kích quá phần. Một cảnh tượng hết sức đặc thù hiện ra trong tâm người ấy, cho nên ông ta rất là cảm kích. Nhưng thái quá thì đồng như bất cập. Không có gì khác biệt giữa người đi quá mục tiêu và người không đến kịp đích, cả hai đều không hợp với nghĩa trung đạo. Ví như khi đi du lịch nếu ông đi vượt quá nơi ông muốn đến thì cũng đồng như ông đi chưa đến vậy. Trong trạng thái này, trong cảnh giới định như thế, người ấy bỗng sanh tâm dõng mãnh vô hạn, tâm quá mạnh mẽ, dõng mãnh tinh tấn một cách đáng sợ chưa từng có, cho mình bằng Phật, nói rằng Đức Phật và ta như nhau, nói rằng có thể vượt qua ba a-tăng-kỳ kiếp chỉ trong một niệm. Cho rằng có thể vượt qua a-tăng-kỳ kiếp thứ nhất, thứ hai, thứ ba chỉ trong một niệm. Do đó y nói y là Phật, không những tuyên bố chính mình là Phật, mà nó còn nói mọi người là Phật. Những người như thế đã rơi vào tà tri tà kiến. Thực sự là mỗi người đều có sẳn một Đức Phật trong tâm, nhưng phải nhờ công phu tu tập mới nhận được ra Phật tánh. Ngay cả khi quyết tâm tu hành, cũng không thể trở thành Phật chỉ trong một niệm mà phải cần thời gian rất lâu xa. Dù thời gian ấy có thể rút ngắn lại nhờ hiểu biết và thực hành đúng Chánh Pháp, vẫn khó có thể thành Phật chỉ trong một niệm. Người ấy tu hành nhưng không được Thiện tri thức hướng dẫn chỉ dạy mà tự mình lại không có trí huệ; cho nên, dù có tu tập cần khổ, tinh tấn cho mấy đi nữa, ông ta chỉ tăng rưởng tà tri tà kiến mà thôi. Tự thấy rằng trải qua một thời gian tu tập lâu dài như vậy mà không thành Phật, nên tuyên bố mình là Phật, nói là mình đã thành Phật rồi. Đây là tình trạng “sánh mình bằng Phật”. Tình trạng này xảy ra khi thọ ấm tan rã. Y nói rằng y đồng như chư Phật. Thực ra chỉ một niệm sai lầm đó, ông ta đã bị ma nhập vào.

KINH VĂN:

Đây gọi là “quá nôn nóng muốn hoàn hảo công phu.”Nếu nhận biết thì không sai lầm. Trạng thái đó không phải là chứng Thánh. Nếu biết rõ như vậy và duy trì sự sáng suốt thì trạng thái ấy tự sẽ tiêu mất. Nhưng nếu nghĩ là Thánh, liền có ma cuồng (cuồng ma) nhập vào tim gan. Khi gặp người sẽ khoe khoang về mình. Người ấy trở thành cực kỳ ngã mạn, đến mức trên không còn thấy chư Phật, dưới không thấy có ai. Mất đi chánh định, từ đó đọa lạc.

GIẢNG:

Nay đang nghe giảng kinh Thủ Lăng nghiêm. Bây giờ chúng ta đã đến chương rất quan trọng nói về năm mươi trạng thái ma sự được phát sanh từ ngũ ấm. Nếu người tu mà không hiểu năm mươi trạng thái ngũ ấm ma này, thì sẽ dễ dàng đi lạc. Nếu quý vị không nhận biết được cảnh giới của ấm ma, thì sẽ hồ đồ mà khoác lác khoe khoang hoặc cho mình là phi thường. Do vậy tôi khuyên quý vị nên khuyến khích bà con bạn bè của mình đến nghe giảng phần năm mươi trạng thái ngũ ấm ma này, để họ biết được từng loại cảnh giới khi tu hành.

Đây gọi là “quá nôn nóng muốn hoàn hảo công phu”. Trạng thái này xảy ra như một kết quả nỗ lực của ông trong khi tu hành. Vì hậu quả thái quá từ sự chuyển hóa bên trong tự tánh khiến ông trở nên dõng mãnh như vậy. Người tu phát tâm dũng mãnh thì được, chẳng phải sai gì. Ông phát tâm dũng mãnh tinh tấn tiến về phía trước thì đúng đó, nhưng không được sanh tâm ngã mạn. Không nên nói: “Ta là Phật!” Ông là Phật rồi thì sao? Phật thì thuyết ba tạng, mười hai phần kinh. Ông đã thuyết được mấy tạng, mấy phần kinh? Ngay như thấu hiểu, ông cũng không đặng? Vậy mà tự cho mình là Phật rồi sao? Làm sao có chuyện ấy chớ! Nếu Phật thuyết ba tạng, mười hai phần kinh, tất cả kinh điển, mà ông một tạng không biết, một phần không thông thì sao thành Phật? Ngay cả khi ông có thể thông hiểu từng đạo lý và giảng giải rành mạch ba tạng, mười hai phần, thì cao nhất là ông có thể gọi mình là một đệ tử của Đức Phật chứ không thể xưng là Phật được! Vì cảm thấy trên thế giới ai cũng cung kính Phật nên y muốn làm Phật. Rằng: “Chết rồi, cũng sẽ được người cúng dường”. Kỳ thật, chết rồi, chôn xuống đất, biến thành tro, thứ gì cũng chẳng còn!

Nếu nhận biết thì không sai lầm. Hoàn toàn tốt đẹp nếu có được sự tinh tấn dõng mãnh như thế. Miễn ông hiểu rằng: Đó chỉ là một cảnh giới mà thôi, đó không có nghĩa là đã chứng quả Thánh. Không phải là chứng Thánh. Nếu ông nhận rõ như vậy và duy trì sự sáng suốt, lâu dần trạng thái ấy sẽ tự tiêu mất. Nhưng nếu nghĩ mình là Thánh. Nói rằng: Ồ đây nghĩa là ta đã thành Phật. Liền bị ma cuồng ngông nhập vào tâm. Nên quý vị thấy đó, nếu quý vị không nhận biết năm mươi trạng thái ngũ ấm ma, thì làm sao mà quý vị thành Phật được? Loại ma này là loại ma ngông cuồng, cống cao, ngã mạn. Khi nó len luồng vào tâm ông, chiếm hữu ông, nó tống khứ linh hồn của ông ra ngoài, thay vào đó là “ma vương tại đường”, ma vương thay thế và trở thành linh hồn của ông.

Khi gặp người bất luận người nào, liền khoe khoang về mình, cho mình là đúng và người khác đều sai. Người ấy dèm pha bôi nhọ người khác và tự tán dương mình. Mọi người đều sai trái hết thảy chỉ có riêng mình ông ta là đáng trọng thôi. Y cho rằng y đã thành Phật rồi.

Người ấy trở nên cực kỳ ngã mạn đối với mọi người, đến mức trên không còn thấy có Phật nữa. Vì sao? Vì ông ta cho chính mình là Phật. Và dưới không thấy người. Ông ta cũng không thấy có người. Thế thì hắn ta thấy cái gì? Hắn nói mọi người đều là Phật, chính hắn cũng là Phật, là vô thượng, chẳng có vị Phật nào ở trên hắn nữa. Hắn là Phật và tương lai tất cả sẽ thành Phật theo hắn, cho nên hắn “dưới không thấy người”. Mất đi chánh định, từ đó đọa lạc. Những người như vậy nhất định sẽ đọa.

Đôi dòng về Hòa thượng Tuyên Hóa (1918 - 1995): Khi được Lão hòa thượng Hư Vân truyền pháp, Ngài được ban pháp hiệu là Tuyên Hóa. Hòa thượng Tuyên Hóa được Hòa thượng Hư Vân truyền Pháp trước khi rời Trung Hoa đến Hương Cảng rồi sang Hoa Kỳ. Do đó, Hòa thượng Tuyên Hóa là tổ thứ bốn mươi lăm từ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tổ thứ mười tám tại Trung Hoa, tổ thứ chín dòng thiền Quy Ngưỡng, và là Sơ Tổ tại Tây Phương.
---------------------------------

THE SHURANGAMA SUTRA
THE FIFTY SKANDHA DEMONS
COMMENTARY by THE TRIPITAKA MASTER HSUAN HUA

http://www.cttbusa.org/shurangama1/s...a_contents.asp

A section from volume 8:

THE FEELING SKANDHA

2- HE PRAISES HIMSELF AS BEING EQUAL TO THE BUDDHAS

SUTRA:

Further, Ananda, in this state of samadhi, the good person sees the disintegration of the form skandha and understands the feeling skandha. At that time he has a sublime vision and is overwhelmed with gratitude. In this situation, he suddenly evinces tremendous courage. His mind is bold and keen. He resolves to equal all Buddhas and says he can transcend three asamkhyeyas of eons in a single thought.

COMMENTARY:

Further, Ananda, in this state of samadhi, the good person, which includes all good people who are cultivating the Way, sees the disintegration of the form skandha and understands the feeling skandha. Among the five skandhas, he knows that the form skandha is gone, and he is quite clear about the feeling skandha. At that time he has a sublime vision and is overwhelmed with gratitude. A very special and rare vision appears in his mind, and he feels excessively grateful for it. However, excess is as bad as insufficiency. There is little difference between going too far and not going far enough. Neither is in accord with the Middle Way. For example, while traveling, if you go beyond your destination, it is the same as if you had not arrived at all.

In this situation, in this state of samadhi, he suddenly evinces tremendous courage. His mind is bold and keen, fearlessly vigorous. He resolves to equal all Buddhas, saying, "The Buddha and I are the same." And he says he can transcend three asamkhyeyas (limitless numbers) of eons in a single thought. He says that he can transcend the first, second, and third asamkhyeyas of eons in the space of a single thought. Therefore, he says he is a Buddha. Not only does he say he is a Buddha, he says everyone is a Buddha. Such a person has fallen prey to wrong knowledge and views. It's true that everyone is potentially a Buddha, but one has to cultivate in order to realize Buddhahood. Even when one cultivates, it is not possible to become a Buddha in a single thought. It takes a long time. Although the time can be shortened if one understands the Buddhadharma and practices according to it, one still cannot attain Buddha-hood in a single thought. This person cultivates, but he lacks wisdom and does not have a good and wise advisor to instruct him. Although he works hard at cultivation, he develops wrong views along the way. Seeing that such a long time has passed without his becoming a Buddha, he simply states that he is a Buddha. This is the experience of "praising oneself as the equal of the Buddhas" that occurs during the breakdown of the feeling skandha. He says he is the same as all Buddhas. Actually, with that one mistaken thought, he is already possessed by a demon.

SUTRA:

This is called 'being too anxious to excel in cultivation.' If he understands, then there is no error. This experience does not indicate sagehood.If he realizes that and remains unconfused, then after a time it will disappear. But if he considers himself a sage, then a demon of insanity will enter his mind. As soon as he sees someone, he will boast about himself. He will become extraordinarily haughty, to the point that he recognizes no Buddha above him and no people below him. Lacking proper samadhi, he will certainly fall.

COMMENTARY:

In the lecture on the Shurangama Sutra, we have now reached the very important section on the fifty kinds of deviant states caused by the five skandhas. If people who cultivate do not understand these fifty skandha demons, they will easily go astray in their cultivation. If you can recognize the states of these skandha demons, then you will not get carried away with reckless boasting and assume that you are an extraordinary individual. Therefore, I invite you to encourage your relatives and friends to come listen to this section on the fifty skandha demons, so they will know about the states which occur in cultivation.

This is called "being too anxious to excel in cultivation." This state occurs as a result of your efforts in cultivation. Because of this overexertion resulting from transformations within your own nature, you become courageous. There is nothing wrong with courage and vigor if you use them to advance in your cultivation of the Buddhadharma. But you must not become conceited and say, "Oh! I'm a Buddha myself" So you're a Buddha? The Buddha spoke the three treasuries and the twelve divisions of the canon. How many treasuries and divisions have you spoken? You don't even understand them, yet you say you are a Buddha. Isn't that absurd? The Buddha spoke the entire canon, and you haven't spoken even a single treasury or division of the canon, so how can you claim that you have become a Buddha? Even if you could explain the treasuries and divisions and understand their principles, at best you could call yourself a disciple of the Buddha, not a Buddha. But this person, feeling that everyone in the world reveres the Buddha, wants to be a Buddha, too, so that after he dies, people will make offerings to him. Actually, after death he will be buried in the ground. He will turn to dust and nothing will be left of him. If he understands, then there is no error. It is all right to have such courage, as long as you understand that it is merely a state and does not mean you have become a sage. This experience does not indicate sagehood. If he realizes that and remains unconfused then after a time it will disappear.

But if he considers himself a sage, saying, "Oh, this means I've become a Buddha!" then a demon of insanity will enter his mind. So you see, if you do not even recognize the fifty skandha demons, how can you become a Buddha? This demon is one of arrogance, pride, and conceit. It bores into his mind and takes possession of him, driving out his soul. The demon king takes over and acts as his soul. As soon as he sees someone, no matter who the person is, he will boast about himself and how he is right and everyone else is wrong. He denigrates others to exalt himself. They are all in the wrong, and he alone is honored; he thinks he has become a Buddha!

He will become extraordinarily haughty toward everyone, to the point that he recognizes no Buddha above him. There are no Buddhas above. Why? Because he's a Buddha himself. And he sees no people below him. Then what does he see? He says that everyone is a Buddha, that he himself is a Buddha, and that there is no Buddha above him. He himself is Buddha, and in the future everyone will become a Buddha along with him. That is why he sees no people below. Lacking the proper state of samadhi, he will certainly fall.

Venerable Master Hsuan Hua (1918 - 1995): Before leaving China and Hong Kong for the United States, the Master received the Dharma transmission from Elder Master Hsu Yun. Thus, the Master is the forty-fifth Patriarch from Shakyamuni Buddha, the Eighteenth Patriarch in China, the Ninth Patriarch of the Wei Yang Lineage, and the First Patriarch in the West.