Inner radiance, photo by Jimuni

KINH
ĐẠI PHẬT ĐẢNH
NHƯ LAI MẬT NHƠN
TU CHỨNG LIỄU NGHĨA
CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH
THỦ LĂNG NGHIÊM

TUYÊN HÓA THUỢNG NHÂN giảng thuật

(Download xuống mới đọc được)

TLN1: http://www.bodehai2.com/media/KinhTh...ghiem/TLN1.doc
TLN2: http://www.bodehai2.com/media/KinhTh...ghiem/TLN2.doc
TLN3: http://www.bodehai2.com/media/KinhTh...ghiem/TLN3.doc
TLN4: http://www.bodehai2.com/media/KinhTh...ghiem/TLN4.doc
TLN5: http://www.bodehai2.com/media/KinhTh.../TLN5_dICH.doc
TLN6: http://www.bodehai2.com/media/KinhTh...LN_6_dICH1.doc

AUDIO TLN1: http://www.lotuspro.net/MP3/Thulangnghiem-TH.htm

Một phần từ TLN3:

TRUNG ĐẠO vs HÍ LUẬN : CHẲNG KHÔNG & CHẲNG CÓ vs TỰ NHIÊN & NHÂN DUYÊN

[SCROLL DOWN TO SEE THE ENGLISH TRANSLATION]

Kinh văn:

Vì sao Như Lai bác bỏ cả hai nghĩa nhân duyên tự nhiên? Nay con không biết nghĩa đó như thế nào?

Giảng:

"Bạch đức Thế tôn, ngài đã nói rằng mọi thứ trên thế gian đều được sinh ra và tạo thành do nhân duyên hòa hợp của tứ đại. Tại sao bây giờ Thế tôn nói rằng nhân duyên, tự nhiên đều là sai lầm?" Sự cố chấp của A-nan thật là sâu nặng. Trước đây ông đã được nghe Đức Phật giảng giải về lý nhân duyên và tự nhiên. Cơ bản đó là giáo lý quyền thừa, pháp phương tiện, là phương tiện thiện xảo; pháp ấy chưa phải là pháp chân thật. Bây giờ Đức Phật mới giảng giải pháp môn chân thật, mà A-nan lại chẳng dám tin. A-nan đã tin chắc vào pháp môn phương tiện Đức Phật đã giảng trước đây, đến nỗi bây giờ A-nan phải nghi ngờ cả pháp chân thật. Nên A-nan hỏi, "Vì sao Như Lai bác bỏ cả hai nghĩa nhân duyên tự nhiên? Bạch Thế tôn, ngài vừa phê phán lý nhân duyên và tự nhiên, và tuyên bố rằng thuyết ấy sai lầm. Vậy có mâu thuẫn với chính lời của Như Lai chăng? Ngài đang phá hủy đạo lý do chính ngài đã lập ra. Ngài đang bác bỏ tiền đề do chính ngài đã nêu ra. Nay con không biết nghĩa đó như thế nào? Bây giờ con không hiểu nghĩa nầy như thế nào. Nghĩa ấy thuộc về pháp môn gì? Con thật chưa hiểu ra."

Kinh văn:

Xin Thế tôn rủ lòng thường xót, chỉ bày cho chúng sinh nghĩa rốt ráo Trung đạo, không còn các điều hí luận.

Giảng:

"Xin Thế tôn rủ lòng thường xót – Nay con chỉ mong Thế tôn đem lòng từ bi thương xót chúng con, những chúng sinh hữu tình– chỉ bày cho chúng sinh nghĩa rốt ráo Trung đạo, pháp môn thẳng tắt. Chúng con ước mong được nghe giảng giải giáo lý chân thật, giáo pháp không còn các điều hí luận."

Thế nào là nghĩa 'hí luận?' Tất cả các pháp môn quyền thừa và lý thuyết của ngoại đạo đều được gọi là hí luận. Giáo pháp đang được giảng giải bây giờ, Thật pháp, được gọi là nghĩa rốt ráo của Trung đạo (Trung đạo liễu nghĩa). Trung đạo là không rơi vào không, chẳng rơi vào có. Thuyết tự nhiên của hàng ngoại đạo rơi vào chấp không. Thuyết nhân duyên lại thuộc về có. Bây giờ cái chẳng không chẳng có đã được giải nghĩa; đó là nghĩa rốt ráo của Trung đạo, là pháp môn vượt qua mọi hí luận.

Hòa thượng Tuyên Hóa (1918-1995): Khi được Lão Hòa thượng Hư Vân truyền pháp, Ngài được ban pháp hiệu là Tuyên Hóa. Hòa thượng Tuyên Hoá được Hòa thượng Hư Vân truyền Pháp trước khi rời Trung Hoa đến Hương Cảng rồi sang Hoa Kỳ. Do đó, Hòa thượng Tuyên Hoá là tổ thứ bốn mươi lăm từ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tổ thứ mười tám tại Trung Hoa, tổ thứ chín dòng thiền Quy Ngưỡng, và là Sơ Tổ tại Tây Phương.
----------------------------------

THE SHURANGAMA SUTRA, Volume 3
COMMENTARY by THE TRIPITAKA MASTER HSUAN HUA

http://www.cttbusa.org/shurangama1/s...a_contents.asp spontaneity

MIDDLE WAY vs IDLE THEORIES: NEITHER EMPTINESS & NOR EXISTENCE vs SPONTANEITY & CAUSE-CONDITION

Sutra:

“Why does the Thus Come One reject causes and conditions and spontaneity as well? I do not know how to understand your meaning now.

Commentary:

“Buddha, you’ve said that everything in the world comes forth from and is created from the causes and conditions of the mixing and uniting of the four elements. Why is it now that you say that causes and conditions and spontaneity are all incorrect?” Ananda’s attachments are quite strong. In the past he has heard the Buddha explain the principle of causes and conditions. Basically that was a provisional teaching, a provisional, clever expedient; it was not true and actual. Now the Buddha explains the true and actual dharma door, and Ananda does not believe it. He firmly believes in the expedient dharma door that the Buddha explained in the past, and in turn he doubts the true and actual dharma door. So he asks, “Why does the Thus Come One reject causes and conditions and spontaneity as well? Buddha, you have criticized causes and conditions and spontaneity and ____ounced them incorrect. Isn’t that contradicting yourself? You are destroying the very principles which you yourself established. You are refuting your own thesis. I do not know how to understand your meaning now. I don’t see what principle this is now. What dharma door does it belong to? I don’t understand.”

Sutra:

“Please be so compassionate as to instruct us living beings in the final meaning of the Middle Way: in the dharmas which are not idle theories.”

Commentary:

Please be so compassionate - I now only hope that the Buddha will sympathize with us, bring forth compassion towards us living beings - as to instruct us living beings in the final meaning of the Middle Way, in the dharma door which does not joke around. We want an explanation of the truth, of the dharmas which are not idle theories.

What is meant by “idle theories?” All the dharma doors of the provisional vehicle and of the teachings of the externalist sects are called “idle theories.” The present explanation of the real vehicle, the explanation of the true and actual dharma door, is called the final meaning of the Middle Way. The Middle Way does not fall into emptiness, nor does it fall into existence. The spontaneity taught by externalist sects falls into emptiness. Causes and conditions belong to existence. Now it is neither emptiness nor existence that is being explained; it is the final meaning of the Middle Way, a dharma door which is not an idle theory.

Venerable Master Hsuan Hua (1918 - 1995): Before leaving China and Hong Kong for the United States, the Master received the Dharma transmission from Elder Master Hsu Yun. Thus, the Master is the forty-fifth Patriarch from Shakyamuni Buddha, the Eighteenth Patriarch in China, the Ninth Patriarch of the Wei Yang Lineage, and the First Patriarch in the West
.