Results 1 to 11 of 11

Thread: Pháp Môn Quán Âm - Sư Phụ Khai Thị

  1. #1
    Member .GreenRose's Avatar
    Join Date
    May 2009
    Posts
    58

    Default Pháp Môn Quán Âm - Sư Phụ Khai Thị


    THIỀN THẬT SỰ


    Thanh Hải Vô Thượng Sư khai thị
    tại thiền thất, ý Lan, Formosa
    Ngày 12-18 tháng 8, 1988 (Nguyên văn tiếng Trung Hoa)



    Lúc tọa thiền tất cả quý vị đều chấp vào thể nghiệm ánh sáng, cho đó là thể nghiệm tu hành thật sự, còn những thể nghiệm thấy bên ngoài lúc không tọa thiền là không tính. Nhưng thật ra, lúc đó quý vị thật sự thiền, bởi vì "thiền ở trong mọi sự." Thiền không phải chỉ có ngồi yên một chỗ chỉnh đốn chính mình. Cách đó không đúng bởi vì lúc ấy chúng ta thiền với cái ngã, cho nên mới không có thể nghiệm. Chúng ta nên thiền một cách tự nhiên để chứng ngộ.

    Nếu quý vị ngồi thiền thanh thản, tự nhiên giống như là nhìn tôi, đó là thiền thật sự. Chúng ta có nghe một câu chuyện nói về một người kia trở nên khai ngộ trong khi bửa củi, và một trường hợp khác về một người nữa được khai ngộ sau khi nghe vài lời nói từ một vị Minh Sư đắc đạo. Vậy thôi. Tại sao quý vị không có thể nghiệm sau hàng giờ ngồi thiền bực bội? Ðó là vì quý vị thiền với cái ngã, với đầu óc. Quý vị chú ý quá mức; thúc đẩy mình quá nhiều, cho nên bị vướng mắc, lo âu. Thành thử quý vị không có thể nghiệm. Ðó không phải là thiền thật sự, mà chỉ là một thứ tập luyện mà thôi.

    Thiền thật sự, nó xảy ra bất cứ lúc nào. Bởi vậy cho nên có người được thể nghiệm tốt trong lúc ngủ hoặc trong lúc chăm chú nhìn tôi. Ðó là thiền, vì lúc đó quý vị trụ tâm. Quý vị tập trung bởi vì đang sung sướng được gặp tôi, hay được nghe tôi nói, và trong lúc đó quý vị bỏ những thiên kiến qua một bên. Ðó có phải là lúc quý vị thiền không? Ðó là lúc quý vị có được một thể nghiệm bình thường.

    Giả sử quý vị ngồi đó, cặp lông mày đan lại, nghĩ rằng: "Ta muốn thiền. ồ! tại sao mình không có thể nghiệm? Sao nó chưa tới? ồ! chừng nào nó tới?" (Khán giả cười). Quý vị dục dã chính mình, vội vã muốn thể nghiệm khai ngộ. Nhưng những thể nghiệm này không bao giờ gấp gáp. Khi nào nó đến thì đến, khi nó muốn đi thì đi. Nó không ràng buộc vào một cái gì; như kinh Kim Cang có nói: "Khai ngộ tới khi chúng ta không chấp vào một cái gì cả". Chúng ta nên theo mẫu mực này để đạt được khai ngộ.

    Khi quý vị chăm chú nhìn tôi trong một tâm trạng rất đơn thuần trong trắng không một chút xao động, quý vị sẽ có tất cả những thể nghiệm mà quý vị nên có. Một số quý vị, trong lúc nghe tôi thuyết pháp, trông thấy hội trường biến thành một thế giới đầy ánh sáng vô cùng rực rỡ. Ðó là Tịnh Thổ. Ðó là ý nghĩa của câu nói: "Tịnh Thổ ở ngay trước mặt chúng ta." Thế giới này là vật chất, nhưng khi tập trung về tâm linh, nó trở thành Tịnh Thổ ngay lập tức, và ma quỷ có thể thành thánh nhân theo con mắt chúng ta.

    Một số quý vị than phiền với tôi rằng sau khi cộng tu quý vị không có thể nghiệm tốt. Thật ra, đó là bởi vì cái ngã của quý vị đi ra và tình thương của quý vị giảm xuống. Ðồng tu không ảnh hưởng tới quý vị. Không nên trách người, mà phải tự xét mình. Bởi vậy cho nên tôi không thích những người than phiền; tôi không nói ra đấy thôi. Những người này muốn tôi trách người khác, nhưng tôi sẽ không thiên vị.

    Một số quý vị lúc nhìn tôi, đầu óc đủ mọi thứ chuyện. Nhìn giống như không nhìn. Như vậy đừng nhìn thì hơn. Mặc dầu quý vị nhìn tôi nhưng nhiều chuyện xảy ra trong đầu quý vị. Quý vị thắc mắc không biết có nên niệm Hồng Danh không, giống như muốn đuổi tôi vậy. (Khán giả cười). Nếu nhớ niệm lúc nhìn tôi tức là quý vị muốn đuổi tôi cho lẹ; làm tôi khó chịu. Quý vị nên nhìn tôi như một đứa trẻ đã lâu không được gặp cha mẹ, như vậy quý vị sẽ có thể nghiệm bên trong, những cái tốt nhất mà quý vị có thể được.

    Không nên nghĩ rằng chúng ta chỉ thiền lúc nhắm mắt, ngồi đó bất động, cặp lông mày đan lại. Không, không! Ðó chỉ là tập thôi. Chúng ta ngồi yên lặng để bày tỏ lòng thành. Mặc dầu đôi khi ngồi không được bình yên, nhưng chúng ta vẫn cứ tiếp tục. Chúng ta đợi Thượng Ðế trong lúc thiền. Có khi những lúc thành tâm chúng ta thấy thể nghiệm, nhưng có khi chúng ta không tập trung được và nói rằng: "À! thành tâm hay không thành tâm thì bây giờ mình cũng chỉ làm được có bấy nhiêu đó thôi. Xin Thượng Ðế hãy giúp con."

    Thành ra chúng ta nên thiền mỗi ngày, coi đó như là một bổn phận, giống như ăn lúc mình không muốn ăn. Chúng ta nên tập thói quen nghĩ tới Thượng Ðế ngay khi ngủ dậy ban sáng và nghĩ tới Thượng Ðế nữa sau khi xong việc và về nhà ban tối. Bởi vì mỗi ngày bận rộn không thể nghĩ tới Thượng Ðế một cách thành khẩn, thành ra, nên thiền lúc sáng sớm sau khi ngủ dậy, rồi một lần nữa buổi tối sau khi về nhà. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là chúng ta có thể hoàn toàn nghĩ tới Thượng Ðế, mà chỉ làm hết sức mình mà thôi. Chúng ta cũng làm như thế trong khi làm việc.

    Cho nên, nghe một Minh Sư Khai Ngộ thuyết pháp là một sự gia trì, một phước báu vĩ đại nhất. Bởi vì chúng ta được nhìn Minh Sư liên tục hai hay ba tiếng đồng hồ, được chấn động lực của Ngài nâng cao, hoặc nghiệp xấu của chúng ta được gội rửa một phần nào bởi Hào Quang của họ, rồi sau đó chúng ta sẽ có thể nghiệm bên trong. Như khi quý vị tới, không được nhìn tôi liên tục hai, ba tiếng đồng hồ, nên không được nhiều gia trì như trong một buổi giảng pháp. Ðược nhìn một vị Minh Sư Khai Ngộ một lúc hai, ba giờ đồng hồ là một phước báu vô cùng lớn lao! Không phải người nào cũng có cơ hội này. Một thoáng nhìn trong hàng hà sa số năm cũng đủ, huống chi là hai tới ba tiếng đồng hồ! Chúng sinh ở những tinh cầu khác không bao giờ được thấy hay được nghe một Minh Sư Khai Ngộ. Họ không có sự tiếp xúc nào với một Minh Sư. Thành thử, quý vị nên nắm lấy cơ hội gặp gỡ Chân Sư trong đôi ba giờ. Nhiều người, đồng tu hay không phải đồng tu, có thể nghiệm khai ngộ trong những buổi thuyết giảng của tôi.

    Cho nên, thiền không phải chỉ có ngồi. Thiền là khi chúng ta tập trung với tất cả lòng thành. Bởi vậy nên quý vị có thể nghiệm khi đang làm việc. Ðôi khi trong lúc thiền chúng ta không có thể nghiệm và cảm thấy thất vọng, vì chúng ta thiền với cái ngã. Ðó không phải là cách thiền tự nhiên. Nhưng không sao. Quý vị vẫn được phước báu. Chỉ cần thiền thành tâm. Kết quả không quan trọng.

    Nói quý vị nghe tại sao trong lúc thiền quý vị không có thể nghiệm bên trong. Bởi vì lúc đó quý vị không hoàn toàn thoát khỏi những ràng buộc, chấp nhứt và quý vị không thật sự tập trung. Chúng ta tưởng chúng ta có tập trung, và chúng ta cau mày, thắc mắc: "Tại sao hóa thân Sư Phụ không đến?" Lòng thành tâm, sự mong mỏi khác với ràng buộc, chấp nhứt. Tuy nhiên cũng khó cho những người mới phân biệt được sự khác nhau giữa hai cái. Không sao, chỉ cần làm hết sức mình. Miễn cố tình ngồi thiền và nghĩ tới Minh Sư là được tính điểm, dù quý vị thiền giỏi hay không, bị phân tâm hay không. Nỗ lực của quý vị sẽ được ghi xuống và quý vị sẽ được nâng cao, dù thế nào đi nữa. (Mọi người vỗ tay)

    Thí dụ như quý vị làm việc cho người bán quần áo. Ðôi khi không có khách hàng, quý vị ngồi đó ngủ gật. Nhưng ông chủ vẫn trả lương thời gian quý vị ở đó. Lúc khác quý vị bận cả ngày, ông chủ cũng trả lương bấy nhiêu. Miễn sao đến tiệm là được lãnh lương mỗi tháng. Thiền cũng giống như vậy. Quý vị nên tọa thiền, bất kể thể nghiệm. Nỗ lực của quý vị sẽ được ghi xuống và tôi sẽ "trả lương" quý vị một ngày nào đó, cho quý vị có tiền trả "vé" đi Thiên Ðàng. (Khán giả vỗ tay.)





    130

  2. #2
    Member .GreenRose's Avatar
    Join Date
    May 2009
    Posts
    58

    Default Re: Pháp Môn Quán Âm - Sư Phụ Khai Thị

    Tình Thương Thật Sự


    Thanh Hải Vô Thượng Sư khai thị
    tại thiền thất, ý Lan, Formosa
    Ngày 12-18 tháng 8, 1988 (Nguyên văn tiếng Trung Hoa)



    Tôi nóng giận hay không quý vị cũng không nên phiền lòng. Giận dữ phát sinh từ sự phân biệt của con người. Cái "giận" của tôi không phải là giận thật. Sự "thương" của tôi cũng không phải là thương bình thường. Ðó chỉ là cái mà quý vị tạo ra bởi đầu óc phân biệt của quý vị. Tâm trí quý vị có sự chấp nhứt, nên mới nói rằng có xấu và có tốt, người hiền lành, dịu dàng. Thật ra trong vũ trụ không có gì nghiêm trọng cả. Nếu tôi thật sự nóng giận thì tại sao quý vị có thể nghiệm tốt khi bị tôi rầy?

    Khi một người thật tình giận dữ, người đó sẽ làm cho kẻ khác thấy sợ, tức, và lo lắng, bất an cả ngày. Khi quý vị cãi nhau với người chồng hay vợ, hoặc khi họ tức giận, quý vị không thấy bất an, khó chịu sao? (Khán giả: Dạ) Khi tôi giận quý vị thì sự việc không như vậy, quý vị được thể nghiệm tốt. Thế có nghĩa đó không phải là giận thật sự. Sau khi tôi giận, nhiều quý vị được thể nghiệm tốt. Cho nên "tức giận" chắc là có trong tám vạn bốn ngàn pháp môn. (Khán giả cười.)

    Thành ra, quý vị đừng quan tâm tới sự tức giận của tôi. Khi nào phải giận thì tôi giận. Ðó là một phương pháp đúng được sử dụng trong thời điểm đúng. Nếu không, quý vị lệ thuộc vào "tấm lòng yêu thương" của tôi rồi bị ràng buộc vào đấy, khi tọa thiền, ngồi mà đầu óc ngổn ngang, tu hành biếng nhác, như vậy tu cái gì? Nhưng ngay sau khi tôi la, tâm trí quý vị lắng xuống, âm thầm sám hối, trong lòng xin tôi giúp đỡ. Lúc đó tâm quý vị mới ổn. Thành ra, không nên buồn mỗi khi tôi rầy la quý vị. Ðó là một trong những pháp môn mà tôi phải dùng thôi.

    Nhiều khi tôi không muốn tức giận bởi vì tôi sợ quý vị không chịu nổi. Cho nên mỗi lần tôi đều cầu Thượng Ðế, Bồ Tát, cầu Sư Phụ bên trong: "Nếu họ không tu hành tốt, hãy để tất cả nghiệp chướng lên người con. Ðừng để họ bị khiển trách, dù chỉ một lời la mắng. Xin đừng để họ chịu khổ đau." Nhưng vẫn không hiệu nghiệm. Thượng Ðế muốn tôi dùng "pháp môn giận dữ". Tôi không thể làm gì khác hơn.

    Tôi không muốn quý vị nghe một lời quở trách nào, cho quý vị tu hành với tâm hồn bình thản, hưởng thụ thể nghiệm bên trong mà không bị la rầy hay đánh đập. Ðó là kỳ vọng của tôi, nhưng không được. Ngày nào tôi cũng cầu. Chỉ cầu chuyện này thôi. Mỗi khi thấy quý vị khổ là tôi cầu: "Hãy đem tất cả nghiệp chướng của họ cho con và để họ thanh thản tâm hồn. Cho họ những thể nghiệm tốt dù con phải chịu đau đớn nhiều thế nào đi nữa." Tuy nhiên, lời ước đó không bao giờ trở thành sự thật bởi vì chúng ta vẫn sống trong thế giới này, và sự việc không xảy ra như vậy. Một người không thể chịu tất cả nghiệp chướng của người khác ở trần gian.

    Tôi không muốn quý vị đau khổ. Nhưng quý vị nên hiểu rằng theo đuổi việc tu hành ở thế giới ta bà này tốt hơn cho chúng ta. Nơi đây có hỷ, nộ, ái, ố làm cho chúng ta hăng say, hứng thú. Chúng tôi nghe nói trên một số Thiên Ðàng chúng ta không thể tiến bộ nhanh chóng, nơi đó chỉ có hạnh phúc mà thôi. Khi tôi không la quý vị hoặc không tức giận, quý vị thấy như Thiên Ðàng, sự tu hành của quý vị trở nên hời hợt. Nó trở thành không đáng chú ý, một chuyện thường nhật, không lý thú. Do đó quý vị không tu giỏi. Nhưng nó sẽ khác nếu quý vị bị thả vào thế giới A-tu-la hay thế giới ta bà, và bị la rầy. Lúc đó quý vị sẽ tiến bộ lẹ hơn.

    Trên Thiên Ðàng không có sự la mắng, đánh đập, trong khi thế giới này có hỷ, nộ, ái, ố. Nhưng như vậy không có nghĩa là chúng ta chỉ được thể nghiệm thế giới ta bà vì đang sống ở đây. Không! Ðôi khi quý vị thấy những cảnh giới khác hoặc Thiên Ðàng, hoặc thấy Tịnh Thổ ở hội trường thuyết pháp. Ðó là sự nhận thức bên trong, thể nghiệm bên trong. Không phải là quý vị đi bằng thể xác tới một nơi nào đó cao hơn. Cảnh giới Thiên Ðàng ở trong tâm, khi quý vị vui sướng và không bị ai la mắng, cấm đoán hay phản đối. Ðó là Thiên Ðàng. Cho nên, không thể tu hành tốt ở Thiên Ðàng được. Tôi phải tạo nên một cảnh giới vật chất cho quý vị. Sau khi sự nóng giận của tôi không còn nữa, tất cả quý vị được thể nghiệm tốt. Tôi là người duy nhất mệt mỏi. Khi la quý vị, tôi phải rơi xuống cùng một cảnh giới như quý vị -- thế giới vật chất, để có thể nâng quý vị lên.


    Cho nên không phải lúc quý vị chết tôi mới đến nâng quý vị lên. Không! Bất cứ giờ phút nào cũng có mọi cảnh giới: Ðịa Cầu, Tịnh Thổ và Thiên Ðàng. Tùy bên trong chúng ta cảm thấy thế nào. Khi thấy ánh sáng tức là quý vị đang ở Tịnh Thổ. Nhưng khi đẳng cấp quý vị rơi xuống, hoặc bị tôi la, quý vị trở về cảnh giới vật chất. Khi quý vị ra khỏi thân thể đi Tịnh Thổ vĩnh hằng thì không cần phải la rầy quý vị; nhưng quý vị nên tu hành đàng hoàng bây giờ thì mới được đến Tịnh Thổ vĩnh hằng.

    Giả sử tôi chết được vì quý vị, xuống địa ngục vì quý vị, tôi sẽ sẵn sàng. Nhưng không làm được. Tôi chỉ có thể làm một nửa hoặc hai phần ba, không thể lấy tất cả giùm quý vị. Không phải là tôi muốn la rầy quý vị. Không, tôi không muốn. Nếu chịu đau khổ cho quý vị được để quý vị hạnh phúc và tu hành giỏi, tôi rất muốn. Tôi luôn luôn ao ước được làm điều đó. Khi khổ, tôi cầu nguyện khổ thêm nữa. Một mình tôi chịu bao nhiêu cũng không sao, miễn là có lợi cho chúng sinh và quý vị cảm thấy tâm hồn thoải mái hơn và tu hành tốt.

    Cho nên, đừng cảm thấy phiền lòng trước sự nóng giận của tôi. Một mình tôi chịu được. Nếu trong cuộc bế quan này quý vị tiến bộ thì sự chịu đựng của tôi rất đáng. Nếu phải khóc trong đau đớn tôi cũng không màng. Tôi chịu được dù cái khổ ấy có tăng lên gấp bội. Quý vị sẽ không thấy quý nếu tôi cư xử với quý vị bình thường hoặc để cho quý vị thảnh thơi quá mức. Tôi phải dùng nhiều phương pháp khác nhau để mà dạy quý vị.

    Quý vị ai cũng biết câu nói: Thầy nghiêm túc thì học trò giỏi. Tôi quan tâm tới sự tiến bộ của quý vị, cho nên tôi nghiêm khắc. Bây giờ quý vị đã hiểu câu này. Ða số hoàn cảnh ở đời làm cho quý vị hư hỏng, làm quý vị thoái hóa rồi luân hồi. Quý vị muốn tôi nuông chiều sao? Quý vị đã được chiều chuộng bởi những lời khen tặng ngoài kia, bị lừa dối bởi những câu nói ngọt ngào của kẻ khác và bị ràng buộc bởi tình cảm con người. Quý vị muốn tôi đối xử quý vị kiểu đó nữa hay sao?

    Quý vị nên hiểu thương thật sự là như thế nào. Không phải dùng lời ngon tiếng ngọt hay tình cảm con người để ràng buộc người khác, mà cho quý vị thật sự tập luyện, rửa quý vị khỏi những nghiệp chướng tối đen, và giúp quý vị khôn lớn trở thành một người đáng yêu, có tinh thần trách nhiệm. Những người ngày nào cũng chỉ trách móc, than thở, là họ chỉ nghĩ tới bản ngã của họ mà quên đi lực lượng vạn năng ở bên trong. Thật sự chúng ta không cần gì cả. Có thể bây giờ quý vị còn cần một chút vì chưa đủ lớn khôn. Nhưng phải biết rằng những cái đó không quan trọng. Chúng ta không cần những lời ngon ngọt. Sao trưởng thành được nếu lúc nào cũng lệ thuộc vào những thứ ngọt ngào bên ngoài nhìn thì có vẻ thân thiện lắm? Nếu không thể chịu được những lời la mắng tức là chúng ta vẫn còn bị trở ngại và ràng buộc vào những lời ngon ngọt.

    Thỉnh thoảng tham gia bế quan chắc chắn là có lợi cho quý vị. Mỗi Trung Tâm nên có một nơi yên lặng cho đồng tu có thể đến cộng tu hoặc tổ chức thiền nhất hay thiền nhị mỗi tuần. Quý vị tọa thiền cả ngày ở chỗ này, xem băng hay nghe băng của tôi. Quý vị sẽ thật sự tiến bộ và sẽ thấy mình khác ra trong vài tháng. Nếu quý vị thật tình tuân theo luật lệ hành thiền và tổ chức thiền nhất hay thiền nhị ở Trung Tâm địa phương mỗi tuần, cũng rất có lợi. Tôi không cần phải có mặt. Thật ra tôi có mặt mỗi khi quý vị nghĩ đến tôi.

    Quý vị sẽ thấy mình khác như thế nào sau khi tu nhiều. Lúc đó quý vị sẽ sung sướng, cảm thấy phấn khởi, biết rằng tu hành quả là lợi ích. Tuy nhiên, nếu quý vị tu hành cẩu thả, lười biếng sẽ không có lợi, rồi một ngày nào đó quý vị sẽ bỏ cuộc bởi không thấy kết quả tốt để làm cho mình hứng khởi. Cũng như một anh học trò sau khi học một năm ở trường không được lên lớp, rồi nghĩ rằng: "À, học hành vô ích. Học một năm rồi mà chẳng được gì cả!" Những học trò kia lên lớp cao, họ sẽ trở thành người có học vấn, sau khi tốt nghiệp có thể làm luật sư, bác sĩ. Họ có thể giúp người và giúp chính họ. Họ sẽ cảm thấy tự tin, sung sướng bởi họ đã gặt hái được một cái gì đó trong khi học. Nếu chúng ta tu hành biếng nhác thì cũng giống như những người học trò lười kia không tốt nghiệp được, rồi chúng ta sẽ cảm thấy tu hành không có lợi.



    130

  3. #3
    Member .GreenRose's Avatar
    Join Date
    May 2009
    Posts
    58

    Default Re: Pháp Môn Quán Âm - Sư Phụ Khai Thị

    CÁCH QUÂN BÌNH ÂM DƯƠNG



    Có một ký giả hôm nay tới phỏng vấn tôi ,

    Ông hỏi: "Tà lực hay lực âm từ đâu tới?"

    Tôi trả lời: "Từ Thượng Ðế." Tôi trả lời: "Từ Thượng Ðế."

    "Sao lại có thể như vậy được?"

    "Kinh Thánh nói rằng ‘Thượng Ðế sinh ra vũ trụ và tất cả mọi thứ. Không có cái gì mà không phải do Thượng Ðế sinh ra’.

    Thành thử nếu Thượng Ðế không sinh ra tà lực thì ai sinh ra?"

    "Sư Phụ nói đúng. Nhưng tại sao Thượng Ðế lại sinh ra lực lượng âm?"






    Tôi bảo ông ta rằng lực âm rất có lợi cho chúng ta, nếu mình biết cách chuyển hóa nó thành một lực có lợi. Thí dụ như điện cũng rất nguy hiểm. Chúng ta sẽ bị giựt và có thể bị chết nếu nó chạy vào người hoặc chúng ta tới gần chỗ có điện lực cao. Nhưng nếu biết cách xài điện, chúng ta sẽ không bị gì cả. Tiền bạc cũng xui khiến nhiều người phạm pháp, phạm giới, làm những hành vi tội lỗi. Tuy nhiên, nếu biết cách dùng đồng tiền thay vì làm nô lệ cho nó, tiền cũng rất có lợi cho chúng ta. Thay vì bị tiền sai khiến, chúng ta sẽ sử dụng và làm chủ đồng tiền. Nếu ngược lại thì chúng ta không thể sống mà không có tiền. Có những người rất ham tiền ham bạc, có thể đi trộm cướp, giết người, hoặc tìm kiếm những thủ đoạn không tốt để được thêm tiền. Lúc đó, tiền bạc trở thành xấu. Tuy nhiên, nếu biết cách dùng thì nó sẽ trở thành tốt.

    Lấy ví dụ điện, chẳng hạn. Ðiện có hai cực; chỉ khi nào âm cực và dương cực nối lại với nhau thì mới sinh ra dòng điện. Cũng vậy, có hai loại lực ở thế giới này. Về phía dương thì có lực của Thượng Ðế gồm yêu thương, từ bi, hỷ xả, và lực lượng lợi ích. Về phía âm thì có lực của Ma Vương buộc con người vào thế giới này và khảo tính tham, sân, si, trí huệ và sức mạnh qua nhiều chướng ngại. Nói về nguồn gốc của nó thì lực này không tốt cũng không xấu, nhưng nó trở thành tốt hay xấu tùy theo cách sử dụng của chúng ta. Lực âm giúp chúng ta tập vượt qua và biến nó trở thành một điều lợi ích.

    Tất cả những Minh Sư Khai Ngộ -- Phật Thích Ca Mâu Ni, Chúa Giê Su, Mohammed, Socrates, và Plato cùng những vị khác đã xuống trần dạy dỗ loài người làm sao để vượt lên khỏi lực âm, lực bên tả, và làm sao phối hợp nó lại với lực dương. Người Trung Hoa chúng ta gọi đó là "âm dương hòa hợp". Có cả hai âm và dương tốt hơn. Tại sao? Loài người chúng ta có thiếu âm và dương không? Không, nhưng có lẽ chúng ta có quá nhiều âm và quá ít dương. Chúng ta không quân bình, dễ dàng trở thành giống như lá cuốn theo chiều gió không có một quyết định gì riêng cho mình. Nếu theo con đường của trần gian, theo tham, sân, si và những ham muốn, tức là chúng ta đang đi theo con đường âm, lực tà. Lúc đó, Minh Sư Khai Ngộ khuyên chúng ta nên lấy thêm một số dương. Nếu không, chúng ta sẽ nghiêng về phía tả nhiều quá, sẽ có quá nhiều âm và sẽ vĩnh viễn bị cái âm này trói buộc.


    Minh Sư khai ngộ giống như thợ nước hay thợ điện

    "Dương" là gì? Ðó là lực lượng khẳng định, lực tình thương và lòng từ bi, sáng tỏ, minh bạch, hỷ lạc, được bổ sung bởi lực lượng gia trì. Nó tới từ "trên", trong khi lực âm tới từ thế giới, hay từ "dưới". Một cái kéo chúng ta lên trong khi cái kia lôi chúng ta xuống. Trên Thiên Ðàng, hay nơi các thiên thần cư ngụ, có rất nhiều dương, cho nên thiên nhân không biết đau khổ là gì, nói chi tới hiểu nỗi lòng của những người đau khổ. Trong thế giới này, chúng ta có quá nhiều đớn đau, phiền não. Sự khổ lụy lúc nào cũng có trong đầu óc. Chúng ta nghĩ rất ít về hạnh phúc, chúng ta không có nhiều tư tưởng về hạnh phúc bởi rất ít giờ phút vui tươi, trong khi giờ phút đau buồn thì lại có nhiều.

    Nói ví dụ như: Chúng ta làm việc mỗi ngày hơn tám tiếng, mười tiếng đồng hồ. Khi về tới nhà chỉ được hưởng một vài chén cơm. Vui trong khi dùng bữa, nhưng phải làm mười tiếng đồng hồ để đổi lấy giờ phút đó. Khi sung sướng bên cạnh chồng hay vợ, chúng ta gọi đó là đang ở Thiên Ðàng, nhưng chúng ta quên rằng có biết bao nhiêu bổn phận kèm theo hạnh phúc đó. Hai mươi, ba mươi, bốn mươi năm dài sau khi lấy nhau, chúng ta phải có bổn phận đối với người đó và con cái. Từ sáng tới chiều, chúng ta làm việc cực nhọc kiếm tiền mua đồ ăn, quần áo và chăm sóc con cái cho tới khi chúng hai mươi, hai mươi lăm hay ba mươi tuổi. Vậy vẫn chưa xong. Sau này, khi chúng lập gia đình rồi có con có cái, chúng mang tới cho mình săn sóc. Thành ra, trong thế giới này, những giây phút thần tiên hay thời gian hạnh phúc rất hiếm. Chúng ta phải bỏ ra biết bao nhiêu công sức về thể xác cũng như tinh thần, sau đó mới được một chút niềm vui. (Vỗ tay)

    Tại sao phải kiếm dương? Làm cách nào kiếm được? Chúng ta không hạnh phúc bởi vì có quá ít dương; làm việc mệt đừ nhưng được rất ít phút giây sung sướng. Lúc truyền Tâm Ấn, tôi giúp quý vị mở nguồn năng lực dương ra. Chúng ta có thể so sánh sự việc này với hai vòi nước, một cái là nước lạnh, cái kia là nước nóng. Vòi nước lạnh là lực âm và vòi nước nóng là lực dương. Khi hai vòi nước được vặn lên, nước lạnh và nước nóng chảy vào nhau, chúng ta có thể tắm sung sướng, dễ chịu mà không bị cảm. Chúng ta sẽ ít bịnh về phần thân thể, sẽ thêm tinh thần, sức lực để đối diện tương lai cũng như đối diện với tất cả những phiền muộn thế gian, công việc làm và bổn phận. Nếu khỏe thì có lẽ tắm lạnh mỗi ngày không sao, nếu không thì có thể nguy hiểm tới tính mạng.

    Chúng ta có quá nhiều khổ đau, bất mãn ở thế giới này. Cũng giống như đã tắm nước lạnh lâu rồi, chúng ta rất thèm được tắm nước ấm. Bởi vậy tôi tới đây để cho quý vị biết còn một vòi nước nóng nữa. Mở nó ra cùng với vòi nước lạnh, quý vị sẽ cảm thấy dễ chịu rất nhiều. Quý vị sẽ không ngã bịnh một cách dễ dàng. Nếu có bịnh thì cũng thấy khỏe ra chứ không phải nặng hơn. Tuy nhiên, cái vòi bây giờ đang nghẹt. Vòi có đó, nước có trong ống, nhưng vòi bị nghẹt. Cứ để cho tôi sửa, quý vị sẽ có nước xài ngay lập tức. Lúc truyền Tâm Ấn, tôi giống như thợ nước hay thợ điện. Tôi nối dây điện giúp quý vị rồi quý vị có điện. Tôi sửa vòi nước giùm quý vị rồi quý vị có nước. Sau khi tắm nước lạnh nhiều quá mỗi ngày, tôi lo quý vị ngã bịnh rồi chữa hoài không khỏi.





    132

  4. #4
    Member .GreenRose's Avatar
    Join Date
    May 2009
    Posts
    58

    Default Re: Pháp Môn Quán Âm - Sư Phụ Khai Thị


    TU HÀNH KHÔNG LỖ VỐN


    Có người sẽ phản đối rằng: "Không, không! Tắm nước lạnh rẻ hơn." Vâng, tôi đồng ý, nhưng cuối cùng quý vị có thể phải trả tiền bác sĩ, thuốc men nhiều hơn! Có người nói rằng: "Tôi không muốn thọ Pháp với bà. Luân hồi đối với tôi không sao. Tôi chịu nổi những khổ đau trong thế giới đầy dối trá này. Tôi không muốn đi Thiên Ðàng bởi vì làm vậy thì phải ăn chay trường, rắc rối quá! Tôi không bỏ thịt được vì thịt rất ngon."

    Hoặc có thể họ nói rằng: "Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm! ồ, khó quá! Nhiều luật lệ rắc rối, mất công quá. Phải trả giá quá cao để được truyền Tâm Ấn; tôi không muốn!" Tuy nhiên, quý vị nên biết rằng bị thiêu trong hỏa ngục còn đau đớn hơn nữa, khổ hơn là trì giới và bỏ ăn thịt cá bây giờ.

    Người khác có thể than phiền rằng: "Tôi không thể thọ Pháp và thiền ngày hai tiếng. Thà để hai tiếng đồng hồ đó đắm say trong lạc thú cuộc đời. Tôi chỉ cần biết hiện tại. Có ai biết được tương lai?" Chúng ta biết được tương lai! Khi chết sám hối thì quá trễ. Sẽ không có ai đi theo chúng ta. Những giờ phút vui thú đó chỉ gây thêm phiền não. Thí dụ như tất cả thịt, cá, rượu chúng ta hưởng thụ, sau này sẽ mang lại những khó chịu về thể xác. Nhà thương đầy dẫy những người ăn thịt, uống rượu; người ăn chay hiếm khi nào ngã bịnh. Và khi chết, tất cả nghiệp chướng sẽ đi theo chúng ta; không người nào có thể theo chúng ta được, ngay cả bạn bè, giòng họ.

    Nếu chúng ta tu hành với một vị Minh Sư Khai Ngộ, thọ Tâm Ấn và tu pháp Quán Âm cùng với vị hôn phối của mình thì không những chúng ta được sống trong hạnh phúc gia đình ở kiếp này mà còn sống với nhau vĩnh viễn. Chúng ta hy sinh mỗi ngày một, hai tiếng ngồi thiền với nhau thì chúng ta sẽ được ở bên nhau mãi mãi. Như vậy không đáng hơn sao? (Vỗ tay) Chắc chắn là không lỗ vốn! Tu hành với tôi, quý vị chỉ gặt hái lợi ích mà thôi, không mất mát gì cả.

    Luật lệ âm dương là nếu có quá nhiều âm, chúng ta sẽ bị vướng trong cảnh giới âm này. Ðây là nhân quả. Gieo âm thì sẽ có âm. Nếu gieo dương thì sẽ đi Thiên Ðàng. Tuy nhiên, nếu trưởng dưỡng cả hai, quân bình âm dương, phối hợp khẳng định với phủ định, chúng ta sẽ trở thành một chúng sinh rất quân bình -- một thánh nhân. Một vị thánh không chỉ có dương mà gồm cả hai, âm và dương. Ðiều này có thể thấy được trong dấu hiệu của Ðạo Giáo, nửa âm, nửa dương, với một dấu chấm của âm trong dương và một dấu chấm của dương trong âm. ý nghĩa nó là như vậy. Một tín đồ Ðạo Giáo, một người đã chứng ngộ Chân Lý, nên có cả hai âm và dương, thay vì chỉ có dương hay chỉ có âm. Nếu người đó toàn là dương thôi thì họ không nhận thấy được những phẩm tính âm của chúng sinh. Người đó không thể nhẫn chịu chúng sinh và hiểu được nỗi lòng của họ. Người đó không thể câu thông được với kẻ khác và không thể làm vơi bớt khổ đau của những người này. Nếu nghiêng về phía âm nhiều quá thì họ cũng chỉ như chúng ta mà thôi, ăn uống, ham vui, vô minh, không khai ngộ, và bất lực; không thể nào giúp được chúng ta.

    Lực lượng dương hay lực lượng cứu rỗi ngự bên trong chúng ta. Ðó là ý nghĩa của câu "vốn bản thiện". Bây giờ chúng ta đang bị mắc kẹt ở đây, bị nghiệp chướng che mờ và không thể thấy gì bên ngoài những cái này. Nếu có một người khai mở được lực lượng dương và sửa chữa giùm, chúng ta sẽ được lợi. Cái đó là truyền Tâm Ấn. Minh Sư giúp đồng tu hay đệ tử phát hiện ra tình thương và lòng từ bi của họ, sau đó lực lượng thương yêu này sẽ săn sóc cho họ mỗi ngày. Chúng ta những người đạo Công Giáo gọi đó là "Thượng Ðế"; biết lực tình thương từ ái này tức là biết Thượng Ðế vậy.




    132

  5. #5
    Member .GreenRose's Avatar
    Join Date
    May 2009
    Posts
    58

    Default Re: Pháp Môn Quán Âm - Sư Phụ Khai Thị


    MẮT VÔ THƯỢNG



    Nếu muốn nhìn thấy Bản Lai Diện Mục, Phật Tánh của mình, chúng ta phải nhìn qua một con mắt khác, qua một tri giác khác. Con mắt này chúng ta kêu bằng mắt huệ hay Phật nhãn, mắt thiên đàng, hay người theo đạo Công Giáo gọi là mắt đơn (một con mắt). Chúa Giê Su nói rằng: "Nếu mắt con là một, toàn thân con sẽ đầy ánh Sáng." Như vậy có nghĩa là gì? Mình có nên chập hai mắt lại với nhau làm nó thành một giống như mấy người mắt lé không? Không, dù làm cũng không thấy ánh sáng. Thành thử con mắt đề cập trong Kinh Phật, trong Kinh Thánh và trong những kinh điển khác không phải là mắt phàm, mà là con mắt bên trong trí huệ, bên trong biển tâm thức của chúng ta. Thật ra không có mắt nào cả. Nhưng vì nhìn thấy được mọi thứ từ Thiên Ðàng tới địa ngục, từ thế giới này lên đến cõi Phật nên chúng ta gọi nó là con mắt. Cho nên muốn khai mở con mắt này chúng ta phải có một người nào đó chỉ cho mình, cũng giống như muốn biết lái xe, chúng ta cần một người nào đó đã biết lái xe để giúp cho mình.




    133

  6. #6
    Member .GreenRose's Avatar
    Join Date
    May 2009
    Posts
    58

    Default Re: Pháp Môn Quán Âm - Sư Phụ Khai Thị

    NGUỒN VUI VĨNH CỮU



    Cội nguồn duy nhất để có hạnh phúc là ở bên trong. Mỗi khi tọa thiền, phải ráng tiếp xúc với cội nguồn đó. Nó chỉ là một trung tâm nho nhỏ ở trong cái kêu bằng bộ óc. Nói về phương diện thể xác thì nó nằm ở đó, ngay bên trong não bộ. Mỗi một dây thần kinh nhỏ, mỗi trung tâm có một trách nhiệm cho một công việc gì đó trong con người chúng ta -- về tâm lý, về tình cảm và về thể xác. Một cái khác nữa có trách nhiệm về tâm linh đối với sự khai ngộ và hạnh phúc vĩnh cửu. Có một trung tâm nhỏ, ở gần giữa óc của chúng ta, nói về phương diện thể xác. Từ chỗ này (Sư Phụ chỉ tay vào giữa trán) và chỗ này (đỉnh đầu) đi vô trong khoảng hai phần ba đầu. Ðó là trung tâm của mắt huệ, thật sự ở trong đó.

    Thành thử mỗi lần nhìn bằng mắt huệ tức là quý vị đang cố gắng tiếp xúc với trung tâm ấy. Thậm chí dù chỉ một đôi lần tiếp xúc được chỗ đó, một vài giây thôi cũng đủ cho quý vị cảm thấy khác ngay lập tức. Một tia sáng thoáng qua thật lẹ là cảm thấy tâm hồn vui sướng rất lâu. Dĩ nhiên quý vị không thể tiếp xúc với trung tâm đó hoài hoài được, hoặc không phải lúc nào cũng biết rằng mình đang tiếp xúc với trung tâm đó. Nhưng mình đang tập mà. Tập hoài rồi sẽ thành Minh Sư. Ðó là công việc của chúng ta. Tôi vẫn còn phải làm. Tôi cần hạnh phúc ấy để "đối phó" với tất cả quý vị chứ! Nếu không có năng lực vui sướng này cung cấp một cái gì đó mỗi ngày để tôi tiếp tục làm việc thì chắc là tôi chết mất.

    Mình không thể nào cho mãi, cho mãi được. Quý vị sẽ bị tiêu hao nếu cho đi với cái ngã của mình hay bằng sức người bình thường. Sự tu hành do đó sẽ xuống dốc, quý vị sẽ trở thành xấu xa, chua chát. Vì những chuyện như vậy mà nhiều người gọi là "đạo sư" trở thành người xấu, chua xót, mất danh giá sau một thời gian. Có lẽ mới đầu họ cũng rất trong sạch, rất thánh thiện và rất là đạo hạnh. Nhưng bởi vì pháp môn tu hành của họ không đúng, không đưa họ hướng về trung tâm bố thí mãi mãi, an vui tự tại vĩnh viễn ấy (Sư Phụ chỉ tay vào trung tâm của mắt huệ), họ cho tất cả những gì họ đang có với tất cả những ý định tốt, rồi ngã quỵ. Họ không chịu nổi đủ thứ cạm bẫy, những cám dỗ, những áp lực ngoài xã hội và mọi hoàn cảnh xung quanh.

    Nhưng mấy người này rất là tội nghiệp. Nếu những người như vậy thì chúng ta phải thương họ nhiều hơn, bởi vì họ không tự mình đứng dậy nổi mà còn bắt chạy. Thành thử họ thất bại. Vì lý do đó mà tôi cứ nhấn mạnh hoài, rằng quý vị phải thiền. Không phải để thành đệ tử giỏi; không, mà để cứu chính mình.





    133

  7. #7
    Member .GreenRose's Avatar
    Join Date
    May 2009
    Posts
    58

    Default Re: Pháp Môn Quán Âm - Sư Phụ Khai Thị

    THƯƠNG SÚC VẬT NHƯ THƯƠNG MÌNH


    Thanh Hải Vô Thượng Sư khai thị tại Florida, Hoa Kỳ Ngày 6 tháng 6 năm 2001 (Nguyên văn tiếng Anh)






    Nếu nuôi chó, quý vị phải đối với nó giống như đối với chính mình -- sạch sẽ, thức ăn và tình thương. Nó giống như người trong gia đình, có điều là bề ngoài nó khác. Mỗi lần đưa nó ra tiêu tiểu ngoài cỏ, chúng ta phải dọn. Hoặc phải có sẵn miếng ny lông để hứng, như vậy mới không truyền qua đất, bệnh tật dơ dáy sang người khác hay sang những con chó khác. Nếu chó quý vị bệnh, rồi nó đi tiêu đi tiểu khắp mọi nơi, mấy con chó khác dẵm lên, rồi cũng mắc bệnh theo. Thành ra, mỗi lần mình mang nó ra ngoài tiểu tiện hay đại tiện, khi đem nó vô nhà lại, chúng ta nên rửa sạch sẽ mình mẩy nó. Tôi sẽ chỉ cách quý vị làm sao.

    Thí dụ, lấy một cái khăn lau trong nhà bếp hay bất cứ cái khăn nào. Cái này (Sư Phụ cho mọi người nhìn chiếc khăn Ngài đang cầm) nhỏ quá, chỉ dùng làm mẫu thôi. Khăn lau bếp chắc chắn hơn, không bị rách. Trên mình chó, quý vị phải rửa sạch tất cả mọi chỗ vì nó có thể có mùi hôi hám. Rửa hết mình mẩy, lau trên lau dưới, vân vân. Mới đầu rửa chân cho nó. (Sư Phụ lau con chó xù) Rồi rửa bàn chân nó, rồi cả bốn bàn chân, rồi cả chỗ phóng uế. Xong xuôi nó mới được vô nhà. Bởi vì lúc đó, nếu có vi trùng, bệnh tật gì thì nó cũng đã được rửa sạch sẽ rồi. Tôi dùng nước chanh, nhưng quý vị có thể dùng mấy thứ khác.
    Dùng nước chanh hoặc nước giấm lau nhà để khỏi có chất hóa học trong nhà. Vì chó ngủ dưới sàn, nó liếm sàn mỗi khi ăn uống làm rớt thức ăn. Nếu ăn đồ ăn từ chỗ quý vị rửa bằng nước hóa học, chúng sẽ chết hoặc mắc bịnh. Rồi quý vị lại phải bỏ hết tiền bạc, hoặc thời giờ ra để trả tiền bác sĩ, hoặc quý vị bỏ nó ra đường.

    Ðây là vấn đề đối với rất nhiều người. Họ phạt chó của họ vì sự ngu muội, bất cẩn, thiếu tình thương của chính họ. Thành thử nhiều con chó bị bỏ vào nhà nhốt gia súc khi hoàn toàn không phải là lỗi tại nó, mà đó là lỗi lầm, sự ngu muội của con người. Nhiều người không đáng được nuôi chó. Ðôi khi lái xe ngoài đường, tôi thấy những xe cam nhông không mui (pickup) dưới sức nóng mùa hạ của Florida; người ta để hai ba con chó trong cái sàn không có mái đằng sau xe cam nhông. Không có gì cho nó bám, chỉ có sắt, kẽm. Khi nóng quá nó chạy lung tung, nhiều khi rơi xuống phía sau.

    Có thể là chúng nó đã quen rồi. Không biết nó phải chịu quen như vậy bao lâu. Nhưng có thể về tới nhà nó bị nhức đầu. Chúng không thể cho người biết rằng chúng đang bị nhức đầu. Nếu bị ngồi trong xe cam nhông đó, suốt thời gian lâu như vậy, quý vị cũng phải đau đầu luôn. Thậm chí quý vị còn có tóc dài, bự, che đầu. Mấy con chó này thật tội. Có con tóc ngắn, có con không có tóc. Mỗi lần nhìn thấy như vậy, tôi nghĩ loài người không xứng đáng được nuôi chó. Loài chó rất tình nghĩa, rất tử tế, trung thành. Chúng có thể chết vì quý vị, xả thân vì quý vị mỗi khi nguy hiểm. Bản tính canh gác của nó trở dậy, và nó sẽ chết vì quý vị, bất kỳ lúc nào, không tiếc nuối!
    Nhưng có những người không đáng được nuôi chó, thật như vậy. Thành thử, tôi xót dạ vô cùng mỗi lần thấy người nào đối xử với thú vật kiểu này. Ðồng thời, nếu ai nói quý vị là thú vật, là chó, đó là một câu chửi. Có nghĩa là quý vị thấp kém, tệ hại, ngu si, dốt nát. Nhưng quý vị có thể tưởng tượng có ai ngu hơn chúng ta đôi khi không?

    Một số người chúng ta rất ngu xuẩn. Dĩ nhiên có những con chó được nuôi để sống ngoài trời. Nhưng cũng phải chăm sóc cho chúng không bị bọ chét. Có những loại thuốc ngừa bọ; không tốn bao nhiêu. Mỗi tháng một lần, có thể dùng thuốc trừ sâu, trừ bọ, nó sẽ không phải khổ. Mỗi tháng một lần thôi. Hoặc là có những loại xà bông gội trừ bọ chét, đại khái như vậy. Nhưng phòng bệnh tốt hơn là giết. Chúng ta không muốn giết. Ngay cả sâu, bọ, mình cũng không muốn giết.



    Thành ra, phòng ngừa bằng cách giữ gìn chó sạch sẽ, khỏe mạnh. Bởi vì ngoài kia, mặc dù cỏ thấy có vẻ sạch sẽ, nhưng nhiều khi cũng có vi trùng, sâu bọ, hoặc trứng sâu dính trong đó. Rồi, nếu mang chó vô nhà, nhà sẽ dơ giống y như ngoài kia vậy. Quý vị nhiều người cũng đi giày vô nhà, chó mắc bệnh cũng vì lẽ đó. Không phải giày dơ, mà quý vị đem những chất từ bên ngoài làm giày quý vị dơ. Rồi lại mang vô nhà. Ðôi khi, bánh xe cũng dính những thứ như phân, nước tiểu của một con chó bệnh ngoài kia. Rồi quý vị đem vô nhà, chó nhà mình liếm sàn nhà hoặc liếm giày rồi mắc bịnh.

    Thành thử, nếu quý vị muốn nuôi loài vật trong nhà, phải làm sao cho nhà cửa sạch sẽ đến nỗi mình có thể ngủ dưới sàn, sạch đến nỗi mình có thể liếm sàn nhà và cảm thấy dễ chịu. Quý vị có thể lau nhà bằng nửa giấm, nửa nước. Năm mươi, năm mươi. Lau bằng nước đó khắp mọi nơi để khử trùng, làm sạch mùi. Ðể lỡ chó có tiểu chỗ đó, nó cũng không ngửi thấy. Bởi vì nếu nó ngửi mùi nước tiểu, kỳ sau nó sẽ tiểu chỗ đó nữa.

    Mấy điều này chỉ là ví dụ thôi. Nhưng nếu muốn nuôi súc vật, quý vị phải tìm hiểu trước cách săn sóc cho nó. Cũng phải nghiên cứu xem con vật đó có thích hợp với tính nết, lối sống của mình hay không. Ðó là một trong những lý do tại sao con người bỏ chó, bỏ mèo của họ, bởi vì hai bên không hợp. Họ nuôi một con chó nghịch ngợm trong khi họ yếu ớt, như mấy cụ già, không thể lo được. Hoặc một con chó ở dơ mà họ không biết tập cho nó, không biết cách đối phó vấn đề. Hay là một con chó rất thích chơi mà sống với người không thích chơi hoặc không có thời giờ để chơi. Thế là họ bỏ nó bởi vì họ nghĩ rằng con chó đó hư, hư, hư.

    Thành ra có nhiều loại chó hoặc thú vật thích hợp cho quý vị. Nhưng cũng phải tìm hiểu, nghiên cứu trước, coi chăm sóc cho con chó hay con mèo đó có bận rộn quá cho mình không. Nếu nhiều việc quá thì đừng nên đem nó về. Quý vị phải thành thật, vậy thôi. Không phải rằng quý vị không thương thú vật đồng đều, mà phải biết cách thương và biết con nào để mà thương, để tình thương đừng trở thành phiền phức rồi trở thành đau khổ cho cả hai bên. Bởi vì kỳ rồi, quý vị nào đó cho đi một con chó của tôi, sau đó để nó chạy mất, rồi bị lạc, làm tôi thương xót nó rất lâu.

    Cho nên, nếu muốn nuôi một con vật, quý vị phải cam kết, dù chuyện gì xảy ra đi nữa. Và nếu làm không được thì phải kiếm cho nó một chỗ ở tốt. Ðợi đến khi nào tìm được một nhà tư nhân tốt. Ðể rao vặt trong tiệm thú vật. Họ sẽ kiếm một gia đình tốt cho chó của quý vị. Cho chứ đừng có bán. Tặng nó cho người khác như một người bạn, một món quà. Thế nào cũng có người thích. Quý vị có thể tả tính tình của nó; nó thích cái gì và nó không thích cái gì. Thế nào cũng có một người hợp với loại chó đó. Họ sẽ đem nó về kịp lúc.

    Ðừng cho chó vào nhà trú gia súc vì người ta sẽ giết nó trong vòng một ngày. Có khi xảy ra như vậy! Không phải lúc nào cũng là một ngày, nhưng cũng từ một ngày tới một tuần. Tối đa là hai tuần. Cho nên, ở đó là sẽ không sống bao lâu nữa. Nếu quý vị muốn điều đó xảy ra thì cũng được. Nhưng phải biết rõ ràng. Tôi muốn quý vị biết rằng thú vật của quý vị có thể bị giết nhanh chóng trong vòng một ngày trong nhà trú gia súc. Nhưng cũng có những nhà trú "không giết". Quý vị cũng có thể đem thú vật tới cho những nhà trú như vậy. Tả lại tất cả những gì về tính tình của nó để về sau nhà trú họ có thể tìm được người thích hợp, ưa chuộng loại tính tình như vậy.

    Thế nào cũng ra giải pháp. Ðừng bỏ thú vật của mình bởi vì nó cũng là chúng sanh như mình. Ðôi khi nhìn vào mắt một con vật, quý vị nhận thấy: "Hai ta là bình đẳng. Hai ta như nhau." Cảm giác đó sẽ rúng động châu thân, cho quý vị một sự khai ngộ không bao giờ mơ tưởng. Tôi đã nói thú vật có thể dạy quý vị -- bông hoa, cây cối, mọi thứ cũng vậy. Thấy nó ngoan không! (Sư Phụ nói con chó xù đang ngủ trong lòng) Ai nỡ bỏ rơi một con chó như vầy? Nó đầy tình thương.




    134

  8. #8
    Member .GreenRose's Avatar
    Join Date
    May 2009
    Posts
    58

    Default Re: Pháp Môn Quán Âm - Sư Phụ Khai Thị

    TIỀN ĐẠO HẬU ĐỜI






    Không phải dễ cho chúng ta rời bỏ thế giới này bởi vì ở đây có rất nhiều cái đẹp. Nhiều người rất muốn từ bỏ thế gian nhưng họ không làm được bởi vì nhiều thứ diễm lệ mà thoạt nhìn là họ mê ngay. Nếu chưa thấy những cảnh giới đẹp đẽ hơn thì đương nhiên chúng ta sẽ nghĩ rằng thế giới này là đẹp nhất; cho nên bỏ nó đi không phải là chuyện dễ.

    Nhưng không sao, chúng ta đã tu pháp Quán Âm, một ngày nào đó chúng ta sẽ biết thế giới nào thật sự đẹp. Có thể chúng ta vẫn không biết, nhưng có những đồng tu biết. Sau khi nghe họ tả lại, chúng ta cảm thấy một lực lượng làm chúng ta hứng khởi, thúc dục mình tu và muốn được giống như họ.

    Có người viết thư cho tôi nói rằng: "Thưa Sư Phụ, xin Ngài lấy lại lực gia trì này. Sau khi thiền thất, lực gia trì mạnh quá dường như không thể đương đầu nổi với thế gian." (Cười) Như vậy có phải là ngu hết cỡ nói rồi không? (Khán giả: Dạ) Có những người cầu Sư Phụ, hy vọng được thêm một chút gia trì, nhưng lại có những người cảm thấy lực gia trì mạnh quá, muốn tôi lấy lại. Tại sao tôi phải lấy lại sự gia trì?

    Sức gia trì không điều khiển được. Ðâu phải tôi nhấn nút chỗ này là quý vị được gia trì. Không phải như vậy. Quý vị muốn tôi lấy lại, nhưng tôi sẽ không lấy lại! (Sư Phụ và đại chúng cười.) Khi đã cho rồi là cho rồi. Có gì đâu mà lấy lại? Ðâu phải giống như bò ựa lên cỏ đã nuốt để nhai lại đâu!

    Lực gia trì rất quý. Rất ít người truyền được. Dù muốn đem cả thế giới này để đổi quý vị vẫn không được, vậy mà ở đây quý vị lại bảo tôi lấy lại! Nếu tôi lấy lại thì quý vị thiền mà không được gì cả, thậm chí còn đau khổ hơn bây giờ nữa. Bởi vì trước đó quý vị không có thể nghiệm thăng hoa, cảm thấy không bám víu, không quyến luyến trần gian. Bây giờ quý vị đã thể nghiệm được điều này và thấy nó rất tốt. Nếu tôi thật tình đem nó đi, quý vị sẽ thấy khổ hơn là trước khi tu. Hồi đó quý vị không biết hạnh phúc là gì và có thể tiếp tục sống. Nhưng bây giờ đã biết hạnh phúc rồi, quý vị không thể nào sống nổi nếu bị mất đi.

    Có lần tôi kể cho quý vị nghe chuyện một người đàn bà Ấn Ðộ được rất nhiều sức gia trì. Có lẽ lúc đó bà mới đi thiền thất trở về. Mỗi ngày bà cảm thấy rất hoan hỉ. Mỗi lần làm bánh chapati (bánh mì Ấn Ðộ mỏng và tròn), bà đều té xuống không biết gì cả; hồn bay ra, bỏ thân thể lại. Bột rơi vãi tứ tung, mình mẩy dính bột, trở thành trắng. Ðồ đạc rải rác chung quanh, nồi phía trước, đũa đằng sau. Quý vị có biết tình trạng đó không? Hay là không ai biết?

    Rồi ông chồng đói bụng về tới nhà thấy vợ mình nằm đó. Không có bánh ăn. Bơ nằm chỗ này, sữa đổ chỗ kia. Mỗi ngày đều xảy ra như vậy. Ông ta tưởng vợ lười biếng, ngủ quá nhiều. Thế là ông đánh đập vợ. Bà vợ đi gặp thầy khóc lóc: "Sư Phụ ơi, xin Sư Phụ lấy lại sức gia trì." Giống như anh đồng tu ngu của mình! Bà ấy năn nỉ mấy lần, nói rằng: "Ngày nào con cũng bị chồng đánh đập. Con chịu không nổi nữa rồi. Sư Phụ hãy nhìn vết bầm đầy người con."

    Ông thầy trả lời: "Con phải chịu chứ. Sức gia trì quý hơn, con có thể nhập định bất cứ lúc nào. Không mấy người được như vậy đâu." Vì Âm Thanh bên trong bà ấy rất mạnh, mỗi khi Âm Thanh tới là hồn bà được kéo ra, để thân thể lại. Thân thể chúng ta giống như bộ đồ. Linh hồn đi ra cũng giống như một người cởi đồ ra bỏ lại. Tuy nhiên, bà ta nói: "Nhưng con không thể chịu nổi, gia đình không yên ổn. Mỗi ngày chồng về nhà đều đánh con. Xin Sư Phụ hãy lấy lại sức gia trì." Ông thầy trả lời: "Thôi được, ta sẽ lấy lại."

    Sau khi thầy lấy lại lực gia trì, tình trạng càng không chịu nổi. Người đàn bà tới khóc lóc nữa: "Sư Phụ ơi, bây giờ càng tệ hơn. Trước kia còn đỡ. Dù bị chồng đánh đập, nhưng thỉnh thoảng con vẫn được nhập định. Bây giờ, dù ông không đánh, nhưng con không nghe thấy Âm Thanh bên trong nữa. Không có gì cả! Không thể như vậy được!" Quý vị biết đệ tử nào cũng vậy mà, ưa gây rắc rối cho thầy. Ông thầy nói: "Ði đi, không được mang phiền phức đến đây. Hôm nay muốn, ngày mai lại không muốn. Không thể như vậy được. Ðây đâu phải là chuyện giỡn." Người đàn bà ra về, tiếp tục chịu đựng rất nhiều. Ðương nhiên, thầy của bà ấy vẫn lo lắng, chăm sóc cho bà khi bà qua đời. Nhưng sau ngày hôm đó, cả đời bà không còn ý nghĩa gì nữa cả, không còn thể nghiệm, không có gì hết! Ðó là vì bà ấy coi thế gian quan trọng hơn là việc tu hành!

    Thành thử trong sự tu hành, chúng ta không thể cắt đi, đổi lại. Chúng ta nên nhận thức rằng thế giới này là vô thường; tất cả những thú vui, tức giận, buồn bã, sung sướng, đau khổ cũng vậy. Chúng ta không nên làm mất kho tàng vĩnh cửu để đổi lấy những thứ vô thường. Chúng ta nhận sự gia trì, nhập định trong lúc thiền, và có trí huệ. Những cái này là quý nhất, không thể đổi nó để lấy bất cứ gì khác ở đời.

    Nhiều đồng tu hồi xưa bị hăm dọa; lịch sử cho thấy những người tu hành đôi khi không được an toàn lắm. Khi Chúa Giê Su Ki Tô còn sống, đệ tử của Ngài bị hăm dọa, trừng phạt. Thí dụ như, người ta ném đá, đánh, giết, dùng những cách man ri mọi rợ để trừng trị những ai theo Chúa Giê Su, tu khổ hạnh. Nhưng họ vẫn nhất định, cương quyết tu hành, sẵn sàng chết vì Chân Lý. Ở Ấn Ðộ ngày nay cũng vậy. Nhiều nhà tu bị người khác hiểu lầm, bị áp bức, đe dọa, quấy nhiễu, trừng phạt, nhưng họ vẫn tiếp tục công việc tu hành của họ.

    Cách đây không lâu, những người theo đạo Sikh cũng bị một vài chính phủ, vua chúa đàn áp, nhiều người bị giết. Nhưng họ không dao động, vẫn tiếp tục tu hành. Một vị minh sư thuộc giáo phái Hoa Sen ở Nhật cũng bị đe dọa, đàn áp, đuổi đi, khi ông thuyết pháp trước công chúng. Một vài vệ tử của ông cũng bị sát hại bởi những người nắm quyền hành, nhưng số còn lại vẫn không chùn bước.

    Chính phủ Formosa ở đây rất tử tế, cho dân chúng quyền tự do tín ngưỡng, lại còn hay hơn nữa là họ được bảo vệ bởi luật pháp. Nhưng quý vị đã biết tôi cũng bị tai họa như thường. Những gì quý vị biết chỉ là một phần rất nhỏ lộ ra. Có nhiều cái quý vị không biết và tôi cũng không nói ra. ý nói là dù chúng ta bị những vấn đề phiền não ở thế giới ta bà, nhưng chúng ta vẫn không nên đem phước báu, sự may mắn của mình trong việc tu hành đổi lấy những tiện nghi, dễ chịu về vật chất ở đời, bởi vì nó quá ư quý báu!

    Chúng ta nên chịu đựng bất kỳ những khó khăn hay phiền não nào mà chúng ta gặp phải trong sự tu hành. Phải coi tất cả nghịch cảnh như những bài khảo để đo lường lòng can đảm, đức tin của mình. Mỗi khi tình trạng đó tới, chúng ta không nên lùi bước, không để lòng tin lay chuyển, khóc lóc, than phiền. Người tu hành gì mà kỳ vậy? Không có lòng can đảm, hành động như một đứa con nít.

    Khi tu hành, chúng ta nên kiểm thảo chính mình thay vì để ý tới người khác. Coi mình can đảm tới mức nào, lòng tin của mình có mạnh hay không. Không cần nhìn người khác coi họ tu giỏi hay dở thế nào. Nội nhìn mình cũng đủ mệt rồi. Mỗi ngày chúng ta lo làm sao cho lòng can đảm của mình, hạnh kiểm, đạo đức của mình được giống như một người vĩ đại, đừng để đức tin trong Ðạo của mình bị thuyên giảm, dao động, hay bị phá hủy. Ðó là trách nhiệm của mình.

    Ðồng tu nào đặt Chân Lý trên hết, thế gian thứ nhì, chắc chắn họ sẽ giải thoát, bất kể việc tu hành của họ tiến mau hay chậm, hoặc họ có thể nghiệm nhiều hay ít. Ðo lường cách đó là hay nhất. Thế giới hiện hữu chỉ để trói buộc con người. Tất cả những thú vui, buồn, giận, đau khổ, sung sướng ở đời này chỉ là để thử lòng tin, sự can đảm, thái độ của mình là một người vĩ đại, đức tin của mình trong Ðạo.

    Nếu người nào tu hành lè phè cũng được thành Thánh thì rẻ quá. Như vậy Thánh nhân là gì nếu cũng giống như một người bình thường? Nếu người nào cũng có thể thành Thánh được dù họ không biết nhẫn nhục, không làm được gì cả, không qua khỏi những bài khảo, thì Thánh giỏi ở chỗ nào? Sao họ xứng đáng được sự tán dương của con người và của thiên nhân? Sao họ có thể xứng đáng làm "Thiên nhân đạo sư" hay làm "Từ Phụ Tứ Chủng Sanh"?

    Cho nên, nếu quý vị muốn thành Thánh, nên hiểu rõ ràng rằng tất cả những hoàn cảnh không thuận lợi đều là để thử chúng ta. Mình phải tiếp tục can đảm sống. Dù có đau đớn rất nhiều, vài ngày nữa rồi cũng bớt. Ðêm có dài nhất, tối tăm nhất cũng chỉ tới sáng hôm sau là hết. Ðêm không thể kéo dài mãi mãi; khổ đau cũng vậy. Từ nhỏ chúng ta đã học bài học này rồi là không một hoàn cảnh đớn đau nào kéo dài mãi được. Ngay cả tình trạng đau khổ nhất cũng chẳng bị quá lâu. Tình trạng sung sướng lại còn qua mau hơn nữa. Thành thử thế giới này không có gì để mà bám víu, không có gì để mà quyến luyến!

    Chỉ có một cái vĩnh cửu, đó là Âm Thanh bên trong. Nó luôn luôn hiện hữu và chăm sóc cho chúng ta mỗi ngày. Sau một thời gian chúng ta sẽ tiến lên và sống nơi vĩnh cửu đó, một nơi không có ngày, đêm, không có xuân, hạ, thu, đông, cũng không có đau khổ như ở đây. Nhưng khi tôi nói như vậy, có lẽ người nào đó sẽ nghĩ rằng: "Thế thì mỗi ngày giống nhau, chán quá!" Không có chán đâu! Nó chán là bởi vì đầu óc chúng ta vẫn còn ở đẳng cấp của thế giới ta bà, chúng ta không thể tưởng tượng được là có một cảnh giới như vậy. Cho nên sau khi đọc Kinh A-Di-Ðà, có người hỏi tôi: "Ai muốn sống ở cảnh giới đó?" Tôi trả lời rằng: "Cảnh giới đó không chán như quý vị tưởng tượng đâu."

    Chỉ khi nào tự mình thể nghiệm, chúng ta mới biết được thế giới Cực Lạc và muốn sống ở đó. Nếu không, chỉ nghe người khác nói thôi, chúng ta không thể hiểu. Khi Phật Thích Ca còn tại thế, Ngài có một người đệ tử là một bà hoàng hậu. Vì là hoàng hậu nên bà được hưởng những cái đẹp đẽ nhất, những tình trạng sung sướng nhất ở đời. Tuy vậy, khi viếng thăm Tây Phương Cực Lạc, bà ước ao được ở lại, và nói với Phật Thích Ca rằng: "Sau khi chết, con lên đó sống được không?" Chỗ bà thấy đẹp như vậy đó!





    135

  9. #9
    Member .GreenRose's Avatar
    Join Date
    May 2009
    Posts
    58

    Default Re: Pháp Môn Quán Âm - Sư Phụ Khai Thị

    Trân Quý Giá Trị Của Tâm Ấn






    Nói quý vị hay chuyện này, với những người mới vô. Tôi không biết Tâm Ấn có ý nghĩa gì đối với quý vị, nhưng đối với tôi nó rất ý nghĩa. Không phải quý vị ngồi đó, nghe lời chỉ dẫn mà vẫn còn dùng dằng trong lòng không biết tôi có xứng đáng cho quý vị nhận làm Thầy hay không, hoặc buổi Tâm Ấn này có xứng cho quý vị chấp nhận không. Nó không phải như vậy. Nó là cơ hội một triệu năm chỉ có một lần. Tôi không biết nó có nghĩa gì đối với quý vị, nhưng quý vị nên biết tôi phải làm việc nhiều như thế nào, trước và sau khi truyền Tâm Ấn cho quý vị.

    Không phải quý vị chỉ có ngồi phễnh ra đó rồi thắc mắc là có nên ở lại với tôi hay đi. Ở lại hay đi thì đó là vấn đề của quý vị, là sự lựa chọn, là quyền của quý vị. Tôi không hề có ý định trói buộc quý vị, muốn giữ quý vị, hoặc muốn làm bất cứ cái gì đối với quý vị, về thể xác, tinh thần cũng như tâm linh. Tôi chỉ đứng một bên làm một người bạn vô điều kiện, khi nào cần thì quý vị đến, nếu quyết định đi thì quý vị đi.

    Thọ Tâm Ấn chỉ có nghĩa đó đối với quý vị. Giống như đi "chọn hàng". Bởi vì đầu óc quý vị quá tệ hại, không thể nhận ra sự khác biệt giữa kim cương thật và thủy tinh. Cho nên, quý vị giằng co, không biết nó có nghĩa là gì; thật tình là không biết.

    Ít nhất, lúc chết quý vị sẽ biết, biết Tâm Ấn có nghĩa là gì. Lúc đó sẽ không có ai ở bên cạnh, không ai có thể đi theo quý vị, không tiền bạc nào mua được quyền thế cho quý vị, không địa vị nào có thể che chở quý vị khỏi ngọn lửa địa ngục. Lúc đó Minh Sư là người duy nhất đến với quý vị. Lúc đó quý vị mới biết.

    Làm việc gì cũng phải làm cho hết lòng, như vậy mới được kết quả trọn vẹn. Nếu không thì không được gì cả. Dù đó là lúc truyền Tâm Ấn, nếu quý vị chỉ ngồi đó nghĩ đến người thầy cũ, vị Phật quá khứ, hoặc bất kỳ cái gì trong quá khứ thì sẽ không được gì cả ở đây. Rồi hỏi tôi tại sao không được. Thắc mắc tại sao mình tới đây, con đường này đúng hay sai.

    Quý vị sẽ tiếp tục hỏi như vậy suốt đời, nếu cứ làm kiểu đó. Không ai có thể trả lời đủ được. Thời giờ của quý vị rất quý báu, thời giờ của tôi cũng vậy. Nếu thời giờ của quý vị không quý báu thì thời giờ của tôi quý báu. Tôi không có thời giờ đi xe buýt, máy bay khắp mọi nơi cho vui; không phải tới đây cho quý vị muốn gặp lúc nào thì gặp, lượn qua lượn lại muốn làm gì thì làm, rồi vô đây trách móc là không được gì cả, không biết tại sao mình vô đây, tại sao ngồi đây, tại sao làm cái này, cái kia, cái nọ. Quý vị đòi tôi phải làm tất cả cho quý vị, mà quý vị không làm gì cả, dù chỉ có một việc là vô đây ngồi!

    Chúng tôi tổ chức tất cả cho quý vị; thậm chí quý vị không phải tổ chức cái gì. Quý vị không làm gì cả; không có gì phải làm. Nấu ăn người ta cũng nấu cho. Thế mà quý vị cũng không làm, dù một trách nhiệm nhỏ. Vậy quý vị nghĩ sao hả? Thấy vậy có được không? Nghĩ như thế sẽ được Trời Phật gia trì sao? Quý vị nghĩ quý vị được đủ thứ, còn tôi phải làm mọi chuyện, vậy mà một số quý vị vẫn chỉ trích như thường.

    Hồi xưa, nếu muốn tìm Minh Sư hay bất kỳ vị thầy nào, quý vị biết phải làm sao không? Thậm chí bây giờ, nếu muốn vào đại học, quý vị phải trả tiền. Nếu quý vị không trả thì phụ huynh phải trả. Nếu họ không trả trực tiếp thì họ trả thuế chính phủ, rồi chính phủ trả lương thầy cô. Quý vị phải tới đó ghi danh, thi cử này nọ. Tốn rất nhiều thời giờ phiền phức.

    Quý vị hay hỏi: Tại sao tôi không ra thuyết pháp, cứu nhân loại. Cứu có dễ không? Hôm nay, tại buổi Tâm Ấn, quyền năng tối cao của Thượng Ðế đã ở tại đây, đã hiện diện, vậy mà vẫn không lay động nổi một số người! Chỉ có lửa địa ngục mới có thể đốt được. Khó quá! Trái tim một số người cứng vô cùng, tới nỗi trước sự hiện diện của Thượng Ðế, trước lực lượng của Thượng Ðế, họ vẫn không động lòng!

    Nghĩ tới đó mà tôi sợ! Tôi kinh hoàng khi nghĩ con người cứng như vậy đó! Cứng đến độ Quyền Năng Tối Thượng cũng không thể lay động được họ. Bởi vậy thế giới mới như vầy. Thành ra, đừng hỏi tôi tại sao có chiến tranh, có tai họa, có chém giết. Ông Trời đáng thương phải làm sao? Quyền lực này có thể làm núi lở, có thể làm biển cạn, có thể làm nguyên cả vũ trụ vỡ tan thành cát bụi. Vậy mà vẫn không thể làm động lòng trái tim của một số người! Thật là đáng sợ, chúng ta đã trở thành như vậy!

    Quý vị thường bảo tôi đi tới đây, tới đó, nói chuyện, ở lại với quý vị, cứu bạn bè bà con giòng họ của quý vị, làm việc này việc kia. Nếu tôi từ chối, quý vị cảm thấy: "Tại sao Sư Phụ không làm việc của bà ấy? Tại sao bà ấy không có lòng từ bi, sao không thương loài người? Họ đã khổ lắm rồi", này kia kia nọ. Nếu làm được thì tôi đã làm rồi. Nếu Chúa Giê Su làm được, Ngài đã làm xong xuôi rồi, không cần phải đợi tới chúng ta. Nếu Chúa Giê Su cứu được thế giới thì Ngài đã làm rồi. Nếu Ðức Phật cứu được thế giới thì đã không tới phiên tôi, không tới phiên quý vị.

    Thấy khó không? Bởi vì chúng ta quá hãnh diện, quá cao mạn, nghĩ rằng mình biết nhiều, mình biết kinh điển này, kinh thánh kia... biết hết những cái đó, thuộc lòng tất cả. Chúng ta hãnh diện với sự hiểu biết ngu muội của mình rồi tưởng rằng mình biết hết. Thế nên khi người nào muốn dạy chúng ta điều gì mới, chúng ta từ chối hoặc bắt lỗi họ. Chúng ta muốn chỉ trích hoặc cho người khác thấy rằng mình hay, mình giỏi, rằng mình biết tất cả, biết nhiều hơn người kia. Nhưng chúng ta chỉ tự làm hại mình, chận con đường về bến tự do, chận con đường đi đến sự hiểu biết thật sự. Chúng ta tưởng tất cả những gì quảng cáo là vật thật rồi hãnh diện về nó.




    135

  10. #10
    Member .GreenRose's Avatar
    Join Date
    May 2009
    Posts
    58

    Default Re: Pháp Môn Quán Âm - Sư Phụ Khai Thị

    Khai Ngộ Sẽ Tới Khi Tinh Thần Thư Thả




    Tắm Trong Biển Tình Thương



    Tôi rất vui mừng được gặp quý vị hôm nay. Chắc là vì hôm nay quý vị tốt, là những người tốt. Bởi vì nhiều khi những người không tốt lắm tới, tôi cũng cảm thấy. Hôm nay có lẽ quý vị đang ở trong tâm trạng tốt, tinh thần bay bổng. Chỉ cần tâm hồn mình thư thả, nhẹ nhàng thì mọi thứ sẽ đến. Hãy để lòng mình thanh thản; nên nhớ Kinh Thánh có nói rằng: "Ðừng lo ngày mai, bởi vì Thượng Ðế sẽ chăm nom mọi thứ, kể cả ngọn cỏ, cánh hoa ngoài ruộng." Sao Ngài lại không săn sóc cho quý vị? Quý vị là con cái do Ngài sinh ra theo hình dáng của Ngài. Quý vị tràn đầy tình thương, lực gia trì của Ngài, suốt ngày, 24 trên 24, ngay cả 25 trên 24, nhiều lần như vậy. Chỉ cần tĩnh lặng và cảm nhận bên trong. Tĩnh lặng thì quý vị sẽ cảm thấy.

    Lấy ví dụ, gió đang hiu hiu thổi, rất là dễ chịu, nhưng quý vị cứ dằng co, chống chọi nói rằng: "Ta muốn gió; ta muốn gió; ta đang nóng!" Càng phấn đấu, càng đổ mồ hôi hột, quý vị càng nóng bực, khó chịu. Rồi lại mệt mỏi, thậm chí có thể lăn ra chết -- trước sự hiện diện của gió!

    Mấy con chó của tôi cũng vậy. Thành thử quý vị đừng là chó nhé! (Khán giả cười) Khi một con chó mới tới, nhất là chó con, lúc nào nó cũng thở hổn hển: "Hà, hà, hà!". Lúc nào cũng muốn tôi làm một cái gì đó, luôn luôn muốn quanh quẩn bên tôi. Tôi đã có mặt ngay tại đó rồi mà nó vẫn cứ bám chân, cản trở lưu thông. Ðôi khi, thí dụ như, tôi bỏ nó trong phòng với tất cả đồ chơi của nó và một chỗ rộng, rất rộng để chơi. Có nước, đủ mọi thứ. Vậy mà nó vẫn phải luẩn quẩn ở cửa vào, lúc nào cũng thở hổn hển, rỏ dãi, đổ mồ hôi, la ó -- không vì một lý do gì cả! Ðáng lẽ nó phải nghỉ ngơi thư thả. Bỏ nó vào sọt cũng làm tôi đau khổ, nhưng chỉ có khi nào nó hư, một thời gian thôi. Với mục đích huấn luyện, hoặc mỗi khi nó bịnh, để nó nghỉ ngơi thay vì nhảy lung tung hao tổn sức lực. Thành thử tôi cho nó nguyên một phòng rộng hơn cả phòng tôi. Tôi đối đãi với nó tối thiểu cũng giống như tôi, nhiều khi còn tốt hơn bản thân tôi nữa. Chó được ăn trước tôi, chúng ăn trái cây, đủ mọi thứ. Tôi gọt vỏ trái cây và rau quả cho chúng ăn. Thậm chí tôi không làm như vậy cho chính tôi! Ða số là không, nếu đệ tử hoặc người nào đó không có trái cây gọt sẵn sàng, tôi không ăn. Họ đem lên cả rổ, rồi lại đem xuống, hy vọng một ngày nào đó tôi sẽ trông thấy mà ăn.

    Nhưng không bao giờ tôi nhìn trái cây, không bao giờ muốn. Tôi không nghĩ tới trái cây. Bây giờ nuôi chó thì tôi gọt trái cây mỗi ngày cho chó con ăn. Ðối đãi với nó tử tế hơn cả chính tôi. Nhưng nó hay lo lắng, chạy lung tung chỗ cửa, rồi leo lên leo xuống liên tục, mệt đừ, mồ hôi mồ kê, nước dãi. Trông khổ sở để được cái gì? Tôi đã bảo rồi: "Bây giờ ta đang bận; ở lại đây, một chốc nữa ta sẽ dẫn ra ngoài nếu mi ngoan." Nhưng không đâu, nó gây trở ngại cho chính nó, làm tùm lum đủ thứ chuyện, tiểu khắp nơi -- không phải chỗ được phép, không phải chỗ riêng -- thế là càng bị phạt, không bao giờ được ra ngoài.

    Ðây cũng là vấn đề của chúng ta. Lúc nào, ngay tại chỗ, cũng có sự hiện diện của Thượng Ðế, luôn luôn như vậy. Nếu Thượng Ðế không có ngay tại đây, bây giờ, thì Thượng Ðế không bao giờ ở đâu cả. Nếu Thượng Ðế không biết quý vị muốn gì tức là Thượng Ðế chẳng biết gì cả. Như vậy Ông là một người ngu; không cần thờ phượng hay đi tìm ồng làm gì. Thành ra, quý vị hãy để tinh thần mình thư thả, hãy biết rằng Thượng Ðế là toàn tri toàn giác, và những gì thật tình cần thì quý vị cứ xin. Tôi luôn luôn biết quý vị đang ở đây, nếu quý vị để tự nhiên một chút thì tôi sẽ tới. Nếu tôi cảm nhận được bầu không khí thảnh thơi của quý vị thì có thể tôi sẽ cảm thấy lôi cuốn mà tới chỗ này. Bởi tôi rất thích có một bầu không khí mát mẻ như vậy. Lúc đó có lẽ tôi sẽ từ từ đi về hướng quý vị và hỏi quý vị câu gì đó, rồi chúng ta có thể trở thành hai người đàm thoại tâm đầu. Chúng ta có thể bàn những điều mà có lẽ chúng ta không bao giờ mơ tưởng rằng mình sẽ có ngày bàn tới -- thay vì túm lấy tôi được hai giây đồng hồ, bị rầy, rồi để đuôi giữa hai chân bỏ chạy như con chó. Quý vị không phải là chó; xin lỗi, nói đừng giận. Nhưng quý vị cũng có đuôi ở một chỗ nào đó; một số quý vị có! (Sư Phụ và mọi người cười)

    Dầu sao cũng phải nên để tâm hồn mình thư thả; chuyện gì xảy ra sẽ xảy ra. Nhiều quý vị hay như vậy. Tu hành không phải giống như chuyện làm ăn bên ngoài mà phải leo lên đầu lên cổ nhau để chiếm đoạt sự vẻ vang. Quý vị không cần phải giựt lợi lộc của người bên cạnh để mà được. Tất cả những gì quý vị làm ngoài kia để được chú ý, để vẻ vang hay thành công, hãy bỏ xuống trước khi đi qua cổng. Nếu muốn làm kiểu đó, làm bận rộn, phiền hà người khác vì quyền lợi của mình thì khi nào đi ra quý vị có thể lượm lên. Nhưng đã vào trong đây rồi thì phải để lòng mình thư thả. Nên nhớ quý vị là một Thánh Nhân hay một vị Thánh tương lai, hãy ăn ở cư xử như một Thánh Nhân. Quý vị cao thượng, quý vị tốt, được bảo vệ, che chở, được thương yêu, để ý tới, được hoan nghênh, tiếp đón, và được chăm sóc -- 24 trên 24. Quý vị là những người mà thế giới nên kính trọng. Sống như vậy thì quý vị sẽ trở thành như vậy.




    136

  11. #11
    Member .GreenRose's Avatar
    Join Date
    May 2009
    Posts
    58

    Default Re: Pháp Môn Quán Âm - Sư Phụ Khai Thị

    Hãy Dùng Trí Huệ Của Mình



    Thanh Hải Vô Thượng Sư khai thị
    tại thiền thất, ý Lan, Formosa
    Ngày 12 tháng 8 năm 1988 (Nguyên văn tiếng Trung Hoa)





    Khi tự lập tự cường, chúng ta biết được khả năng, trí thông minh, những khuyết điểm của mình và do đó biết được cách xử dụng, đối phó với những cái đó. Nếu không, chúng ta sẽ không có cơ hội để dùng trí huệ, và vì thế nó có thể bị hao mòn. Hoàn cảnh khó khăn, khó chịu hoặc không hoàn hảo là những hoàn cảnh có lợi cho chúng ta nhiều nhất.

    Không nên nghĩ rằng tu hành chỉ có ngồi xếp bằng, thiền định. Không, không đúng! Làm như vậy chúng ta không thể xử dụng trí huệ của mình, mà trí huệ chỉ có ý nghĩa khi nào chúng ta dùng nó. Giả sử quý vị sống như vầy: Lên núi ở, khóa mình trong thiền định, và được đưa lên những cảnh giới thật cao, thấy những thể nghiệm đẹp, rồi sau khi thiền xong, ăn uống, rồi trở lại những cảnh giới cao của mình. Sống kiểu đó có lợi ích gì cho xã hội về mặt vật chất? Không! Trí huệ của quý vị có lợi ích cho ai? Không! Người ta nói rằng làm việc cũng là một loại thiền; ăn, ngủ cũng vậy.

    Khi quý vị làm việc, Sư Phụ bên trong của quý vị làm việc, không phải thể xác này. Thành thử, khi làm việc, chúng ta nên biết và nên nhớ rằng Sư Phụ bên trong của mình luôn luôn đang làm việc với đôi tay của mình. Lấy ví dụ, nếu chúng ta thấy chỗ này không có nước, nhưng có nhiều người cần dùng nhà tắm, Sư Phụ bên trong sẽ tìm giải pháp. Chỗ này cần phải mở rộng ra, cỏ chỗ kia cần phải cắt, và cần phải làm thêm phòng tắm, thêm nhiều vòi nước.




    137

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts