Page 4 of 5 FirstFirst 12345 LastLast
Results 61 to 80 of 82

Thread: NGUỒN LIỆU TRƯỜNG CHAY

  1. #61
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 61. NGUỒN LIỆU TRƯỜNG CHAY


    Kỷ nguyên mới cho một thế giới thuần chay hữu cơ

    Nguồn: Do Vegetarian House, San Jose, California, Hoa Kỳ (Nguyên văn tiếng Anh)





    Vào ngày 21 tháng 11, Kim niên 4 (2007), đội thâu hình Hippy Gourmet (Người Sành Ăn) đến Vegetarian House (Nhà Hàng Chay) để quay một tiết mục về nấu ăn cho chương trình truyền hình nổi tiếng của họ. Việc này đã thu hút sự chú ý của đài NBC, một trong những đài truyền hình lớn ở Hoa Kỳ, và họ cũng đã đến để lấy tin.

    Hippy Gourmet & NBC quay phim tiết mục nấu ăn tại Vegetarian House
    Vegetarian House do Thanh Hải Vô Thượng Sư thành lập vào năm 1994 là nhà hàng chay hữu cơ duy nhất ở vùng South Bay của California, đã mang lại nguồn cảm hứng cho Hippy Gourmet đến quay phim. Chương trình truyền hình này du hành khắp thế giới làm nổi bật các món ăn quốc tế, hữu cơ, nông nghiệp bền vững, năng lượng thay thế và những người tạo nên sự khác biệt cho một thế giới tốt đẹp hơn.

    NBC trình chiếu phóng sự này trên tin buổi tối trong phần ‘Chuyển Xanh’. Ðài nhấn mạnh cách Vegetarian House tạo sự chuyển tiếp từ một nhà hàng thuần chay trở thành một nhà hàng thuần chay hữu cơ. Ðài cũng chiếu cách Vegetarian House đạt được chứng nhận thương nghiệp xanh cho việc tái chế rác, năng lượng hữu hiệu và dụng cụ có thể phân hủy.

    Hippy Gourmet quay phim tiết mục nấu ăn tại Vegetarian House

    Trong vòng chỉ vài phút phóng sự tường trình được chiếu trên truyền hình, điện thoại bắt đầu reo với nhiều người phấn khởi hỏi về nhà hàng chúng tôi. Trong tuần lễ sau đó, nhiều khách hàng đến để thưởng thức các món ăn tuyệt hảo, kể cả thị trưởng của San Jose, Chuck Reed. Tất cả nhân viên của Vegetarian House đều tràn đầy tình thương và lực gia trì của Sư Phụ, mà chúng tôi chia sẻ với các thực khách mới và cũ của chúng tôi.

    Trong những kinh nghiệm làm chương trình này, người nấu bếp Bruce Brennan, người điều khiển chương trình Hippy Gourmet và nhà sản xuất, James Ehrlich, trở nên vô cùng cảm kích Vegetarian House và giáo lý của Thanh Hải Vô Thượng Sư.

    Ehrlich giải thích: "Chúng tôi đã du hành khắp thế giới và chương trình của chúng tôi đang ở trong mùa thứ 8, đến với 9 triệu gia đình mỗi tuần! ... Tôi sẽ đặt Vegetarian House có lẽ là một trong 3 nhà hàng chay đứng đầu thế giới không những về món ăn chay mà còn về toàn bộ các món ăn". Ehrlich nói thêm: "Tôi nghĩ có một thành phần bí mật ở Nhà Hàng Chay và đó là điều chúng tôi đã khám phá qua một số chuyến du hành xuyên Tuscany và một số chuyến qua rừng mưa Amazon. Chúng tôi đã phát hiện một điều dường như giống nhau, nếu quý vị muốn biết, ở khắp các nhà hàng ngon nhất và các đầu bếp xuất sắc nhất trên thế giới, và thành phần đó là tình thương. Khi có tình thương và phương diện tâm linh, quý vị cảm nhận những gì người ta truyền vào thức ăn và quý vị biết là hương vị sẽ đến từ đó".

    Vicky Nguyễn, phóng viên của đài NBC
    Tiết mục dài nửa tiếng của Hippy Gourmet tại Vegetarian House sẽ được trình chiếu ở Hoa Kỳ vào đầu tháng 3, 2008. Chúng tôi xin cảm ơn James Ehrlich và Bruce Brennan đã tạo nên một chương trình truyền hình xuất sắc và giới thiệu nhà hàng thuần chay hữu cơ của chúng tôi đến thế giới. Chúng tôi cũng cảm ơn đài NBC News và cô Vicky Nguyễn cho bài phóng sự tuyệt vời và hữu ích. Xin Thượng Ðế gia hộ tất cả được sống trong hạnh phúc, hòa hợp và tình thương.

    Để xem tường thuật của Truyền Hình Vô Thượng Sư về cuộc phỏng vấn này, xin viếng: http://video.godsdirectcontact.net/magazine/NEWS448.php

    Trang mạng Vegetarian House của San Jose: www.vegetarianhouse.us

    trackback : http://www.suprememastertv.com/bbs/t...veg_data_au/62



  2. #62
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 62. NGUỒN LIỆU TRƯỜNG CHAY


    Phim Hòa Lan về nạn thay đổi khí hậu tiết lộ chăn nuôi súc vật là nguyên nhân chính

    Nguồn: Do Ban báo chí Hòa Lan (nguyên văn tiếng Anh)





    Văn phòng khoa học của Ðảng cho Thú vật, cũng được biết với tên Tổ chức Nicolaas G. Pierson, đang chuẩn bị phát hành một cuốn phim tài liệu vào mùa xuân này về sự thay đổi khí hậu mang tên "Meat the Truth" (Thịt sự thật). Tổ chức này muốn cuốn phim này được xem như tiếp nối sau cuốn phim của Al Gore "Một sự thật phũ phàng". Trong khi "Một sự thật phũ phàng" giải thích những vấn đề gây ra bởi tình trạng hâm nóng toàn cầu, nhưng không nêu lên nguyên nhân lớn nhất - chăn nuôi súc vật.

    "Meat the Truth" trình bày rõ ràng rằng việc chăn nuôi súc vật để sản xuất thịt và sữa là nguyên nhân gây ra tình trạng hâm nóng toàn cầu nhiều hơn khí thải từ tất cả xe cộ trên thế giới hợp lại. Xuất hiện trong bộ phim là những tài tử, nhà văn và chính trị gia Hòa Lan nổi tiếng, cũng đã chia sẻ quan điểm của họ về trường chay. Bằng chứng khoa học từ Tổ chức Lương Nông của Liên Hiệp Quốc (FAO) cũng được trình bày, với những tài liệu chứng minh về những ảnh hưởng lớn lao của chăn nuôi gia súc trên khí hậu và môi trường của chúng ta.

    Một số sự thật được nhắc đến trong cuốn phim là:

    Số lượng thán khí thải của một con bò trong một năm bằng với lái một chiếc xe chạy 70.000 cây số.

    Một người trường chay lái xe Hummer SUV thì thân thiện môi sinh hơn một người ăn thịt đi xe đạp.

    Nếu mọi người ở Hòa Lan không ăn thịt một ngày mỗi tuần, thì lượng thán khí giảm bớt sẽ bằng với mục tiêu của chính phủ Hòa Lan cho tất cả gia đình trong suốt một năm.

    Số lượng phân gia súc tạo ra hàng năm tại Hòa Lan bằng 70 lần trọng lượng của phân mỗi một người trong nước.

    Tại Nam Mỹ, khoảng 400 triệu mẫu đất trồng đậu nành được dùng để nuôi gia súc. Nếu lượng đậu nành này dùng để cho loài người tiêu thụ thì chỉ cần 25 triệu mẫu để nuôi cả thế giới.

    Các khoa học gia của Ðại học Vrije, Amsterdam, đã đóng góp khả năng chuyên môn của họ cho những người làm phim để trình bày thông tin này. Vào đoạn cuối của cuốn phim, khán giả được cung cấp những lời khuyên để làm cách nào có thể tạo một sự khác biệt trong việc đối phó với nạn thay đổi khí hậu.

    Ðã có nhiều hưởng ứng khắp thế giới cho cuốn phim này, mà được dự định phát hành trong hai ngôn ngữ Hòa Lan và Anh. Chúng tôi cầu chúc "Meat the Truth" mọi thành công. Mong phim này được đón nhận nồng nhiệt như một đóng góp giá trị cho sự hiểu biết của chúng ta vì sao trường chay phải được bao gồm như một trong những giải pháp để cứu mạng sống trên hành tinh xinh đẹp này.

    Tham khảo: www.partijvoordedieren.nl (Hòa Lan)

    trackback : http://www.suprememastertv.com/bbs/t...veg_data_au/63




  3. #63
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 63. NGUỒN LIỆU TRƯỜNG CHAY


    Nuốt sống địa cầu – Phim hay với thông điệp quan trọng

    Nguồn: Do Ban báo chí Anh Quốc (nguyên văn tiếng Anh)





    "Nuốt sống địa cầu" là một phim tài liệu ngắn gọn do Hội Trường chay Anh Quốc và Hội Trường chay Âu Châu thực hiện, với lời tường thuật của người trường chay nổi tiếng trên thế giới là thành viên của ban nhạc Beatles, ngài Paul McCartney. Cuốn phim cũng được mở đầu với lời giới thiệu của cố tổng thống Slovenia, tiến sĩ Janez Drnovsek.

    "Nuốt sống địa cầu" minh họa rõ ràng những hậu quả về môi sinh gây nên bởi hoạt động của con người, và ảnh hưởng của việc ăn thịt đối với địa cầu xinh đẹp, quý báu của chúng ta. Bằng chứng khoa học giờ đây được đưa ra bởi Liên Hiệp Quốc và Ủy ban Liên chính phủ về Thay đổi Khí hậu xác nhận, mô tả rõ ràng sự thật rùng rợn rằng việc ăn thịt là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng hâm nóng toàn cầu, và cũng gây ra vô số hậu quả khốc hại cho địa cầu. Cuốn phim cho biết địa cầu đã hiện hữu trong sự quân bình sinh thái qua 4 ngàn triệu năm, và chỉ trong 200 năm vừa qua, từ khi bắt đầu cuộc cách mạng kỹ nghệ, địa cầu mới bị tổn hại nặng nề; và cho thấy thực tế thảm khốc là kỹ nghệ thịt đã mang lại nhiều tai họa trên địa cầu. Sự đốt rừng và chất thải thú vật đóng góp rất nhiều vào sự thải thán khí trong bầu không khí quí báu của chúng ta.

    Về khía cạnh sức khỏe con người và thú vật, "Nuốt sống địa cầu" cho biết việc ăn thịt đã gây ra nhiều chứng bệnh, bao gồm nhiều loại bệnh ung thư, BSE (bò điên) và đau tim.

    Cuốn phim cũng cho thấy những bạn thú đồng cư của chúng ta rất xinh đẹp, thông minh và dễ thương, chúng cũng thể nghiệm tình thương, sự đau đớn, buồn khổ và hạnh phúc. Và nhân loại đã tàn nhẫn cắt ngắn đời sống của những bạn thú phi thường này một cách không thương tiếc, trong khi chúng chỉ ước ao sống hòa bình và hòa thuận không khác gì chúng ta.

    Thông điệp tối hậu của cuốn phim "Nuốt sống địa cầu" nói rằng việc ăn thịt tạo nên hậu quả vô cùng bất lợi cho con người, thú vật và những bộ phận sinh thái khác của địa cầu, tất cả chỉ vì những thực phẩm có nguồn dinh dưỡng không cần thiết cho chúng ta! Do đó, bằng cách đổi sang trường chay hay thuần chay, chúng ta có thể nhanh chóng cải thiện sức khỏe, đồng thời duy trì một địa cầu lành mạnh, an vui và sạch sẽ hơn trong sự hài hòa với các bạn thú đồng cư. Chúng ta phải hành động tức thời để duy trì địa cầu cho các thế hệ tương lai, và các bạn thú của chúng ta sẽ vô cùng tri ơn!

    Nếu quý vị muốn chấm dứt sự đau đớn và khổ sở mà các bạn thú xinh đẹp phải chịu đựng hàng ngày, và tối hậu là cứu vãn địa cầu, xin xem cuốn phim "Nuốt sống địa cầu," và chuyển sang ăn chay!


    Tổ chức từng hợp tác với tiến sĩ Drnovsek để sản xuất phim này đã chiếu cuốn phim trên trang mạng của tổ chức, với phụ đề 18 ngôn ngữ khác nhau, xin viếng:

    www.GlobeTransformer.org

    Ngoài ra, cuốn phim này cũng có tại:
    http://www.youtube.com/profile_video...tvapuri&page=1

    trackback : http://www.suprememastertv.com/bbs/t...veg_data_au/64



  4. #64
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 64. NGUỒN LIỆU TRƯỜNG CHAY


    Trẻ Em Có Chỉ Số Thông Minh Cao Hơn Thường Là Người Ăn Chay

    Nguồn: Ban Báo Chí Hoa Kỳ (Nguyên văn Anh ngữ)





    Các khoa học gia tại Đại học Southampton ở Anh quốc đã nghiên cứu dinh dưỡng của hơn 8.000 người ở tuổi 30, có chỉ số thông minh được đo khi họ được 10 tuổi. Kết quả cho thấy một tương quan khẳng định giữa chỉ số thông minh và cơ hội ăn chay.

    Khoa học gia hàng đầu Tiến sĩ Catherine Gale giải thích rằng những trẻ em thông minh hơn, và hiển nhiên sẽ giữ trí thông minh đó khi được 30 tuổi, dường như thường là người ăn chay vào tuổi đó hơn là những người ít thông minh hơn. Điều này kiên định với các nghiên cứu khác, cho thấy những người thông minh hơn có khuynh hướng ăn thức ăn lành mạnh hơn và tập thể thao nhiều hơn.

    Nguồn: http://www.reuters.com/article/healt...52462620061215

    trackback : http://www.suprememastertv.com/bbs/t...veg_data_au/65



  5. #65
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 65. NGUỒN LIỆU TRƯỜNG CHAY


    Ủng Hộ Quốc Tế Cho Ngày Không Thịt

    Nguồn: Sưu tập từ bản tin Truyền Hình Vô Thượng Sư (Nguyên văn Anh ngữ)


    Từ năm 1985 vào ngày đầu mùa xuân (tại Bắc Bán Cầu), Phong trào Cải cách Nông súc (FARM) đã tổ chức các sinh hoạt giáo dục thường dân, cổ động những lợi ích của trường chay. Những lễ hội về đời sống ẩm thực chay và từ bi này được gọi là "Ngày Không Thịt." Năm nay, vì việc thu hồi 143 triệu cân Anh thịt bò của USDA gần đây, hành động lớn nhất của loại này trong lịch sử, hàng ngàng công dân quan tâm khắp thế giới tổ chức Ngày Không Thịt đầy thông tin và có tính cách giáo dục, cổ vũ bạn bè và láng giềng của họ chuyển sang ăn chay vì lợi ích sức khỏe của con người và của tinh cầu. 25 quốc gia khắp thế giới kể cả 50 tiểu bang của Hoa Kỳ tham dự vào sinh hoạt 2008 này.

    Sáng lập viên của Phong trào Cải cách Nông súc, Tiến sĩ Alex Hershaft trình bày những lý do sau đây để lấy thịt ra khỏi đời sống: “Lý do đầy thuyết phục nhất dĩ nhiên là sức khỏe của con người. Một số nghiên cứu trong ba thập niên vừa qua đã chứng tỏ rằng tiêu thụ thịt chắc chắn được nối liền với những sự kiện đang gia tăng liên quan đến bệnh kinh niên như bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường, tai biến mạch máu não. Lý do quan trọng nhất kế tiếp là điều chúng ta đang tạo cho tinh cầu này, thí dụ như hâm nóng toàn cầu. Việc sản xuất thịt chịu trách nhiệm đến 18% của tất cả khí thải nhà kính và kỹ nghệ chăn nuôi cũng đang phá hại môi trường sống hoang dã, nguồn cung cấp nước, không khí chúng ta thở. Và kế đó, lý do đã thúc đẩy nhiều nhà hoạt động chúng ta kể cả chính tôi, là sự tàn ác kinh khủng đang gây ra cho thú vật nuôi để làm thực phẩm trong xí nghiệp chăn nuôi và lò sát sinh ngày nay.”

    Tường thuật về Ngày Không Thịt được phát hình trên Truyền Hình Vô Thượng Sư với các phóng viên quốc tế phỏng vấn những người tham dự từ khắp thế giới, gồm có Đại Hàn, Ba Tây, Bảo Gia Lợi, Formosa, Jordan, Costa Rica, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác. Trong khi kỷ niệm Ngày Không Thịt, hàng ngàn người đã có cơ hội để khám phá thức ăn chay có thể ngon ra sao và để thảo luận sự quan trọng của thức ăn hàng ngày của chúng ta khi thức ăn ảnh hưởng chúng ta và địa cầu. Một người tham dự, Dirk Twine của Viện Y tế Tổng thể Imani, Georgia, Hoa Kỳ, đã nói như: “Nghe nói rằng số thực phẩm chúng ta nuôi thú vật ăn tại Hoa Kỳ đúng ra sẽ nuôi được cả thế giới. Nếu chúng ta từ bỏ việc ăn thịt và đưa nguồn thực phẩm đó, chúng ta đưa đến những quốc gia có người đang đói, chúng ta có thể giúp thế giới rất nhiều.”

    Ông Howard Lyma, một người chủ trại chăn nuôi của thế hệ thứ tư nổi tiếng về quyển sách của ông Người Chăn Bò Điên, khuyến khích mọi người ngưng ăn thịt vì lợi ích vào Ngày Không Thịt. Nhiều năm về trước, ông Lyman đã đi từ người chăm gia súc và điều hành máy cho bò ăn đến trở thành người hoạt động thuần chay, một thay đổi ông công nhận đã cứu mạng sống ông. Ông hiện là một diễn giả và tác giả nổi tiếng thế giới, du hành khắp thế giới để chủ trương việc chuyển sang dinh dưỡng thuần chay. Gần đây ông đã nói chuyện với Truyền Hình Vô Thượng Sư về Ngày Không Thịt, nói: “Tôi ca tụng Ngày Không Thịt Vĩ đại Hoa Kỳ bởi vì tôi tin tôi đã cứu sinh mạng mình. Tôi tán dương ngày này bởi vì tôi muốn người khác nhìn vào đó và nói: ‘Tôi có thể nắm lấy tương lai trong tay mình và có thể sống lâu hơn, có thể sống mạnh khỏe hơn, và Thượng Đế biết được, điều này tốt hơn cho tinh cầu và tốt hơn cho thú vật.’”

    Tại Luân Đôn, Anh quốc, Cố vấn Alexis Rowell của Camden, một thành viên thuộc Ủy ban Văn hóa và Kiểm tra Môi sinh của quốc gia, cũng kêu gọi mọi người áp dụng dinh dưỡng chay. Trong cuộc phỏng vấn bằng điện thoại với Truyền Hình Vô Thượng Sư, Cố vấn Rowell nói: “Hãy cắt giảm thịt và bơ sữa bởi vì như vậy sẽ có vô số lợi ích vê sức khỏe và môi sinh. Các khoa học gia về khí hậu thay đổi của thế giới cũng không ngoại lệ, nói rằng chúng ta sẽ phát hiện rất khó để phòng tránh khí hậu thay đổi nếu chúng ta không hành động trong vài năm sắp tới.”

    Hiện nay càng có nhiều người ý thức về sự góp phần của ngành chăn nuôi vào bệnh tật lẫn khí hậu thay đổi, nhiều nghiên cứu cho thấy ăn chay là một phong trào đang phát triển. Giáo sư toán học Tiến sĩ Richard H. Schwartz, Chủ tịch Hội Người Ăn chay Do Thái Bắc Mỹ, tính toán những yếu tố liên quan đến sự sinh tồn toàn cầu và gần đây nói với Truyền Hình Vô Thượng Sư. Trong cuộc phỏng vấn, ông tóm tắt những lý do để chuyển sang dinh dưỡng bằng thực vật, nói rằng những người quan tâm với việc sử dụng hữu hiệu tài nguyên của chúng ta nên chuyển sang ăn chay vì dinh dưỡng thịt tiêu dùng rất nhiều tài nguyên hơn. Giáo sư nói thêm rằng chiến tranh và bạo lực trên thế giới cũng do dinh dưỡng lãng phí và việc sử dụng tài nguyên không hữu hiệu, bao gồm: “Đó là lý do tôi nghĩ ra ý kiến rằng khẩu hiệu phong trào hòa bình và khẩu hiệu phong trào trường chay là một và giống nhau.”

    Những lý do để chuyển sang dinh dưỡng không thịt có vô số và đầy thuyết phục, và trong khi mừng Ngày Không Thịt toàn thế giới, nhiều người đã nói và đang đổi sang dinh dưỡng chay lành mạnh hơn và nhiều lợi ích cho môi sinh và các bạn thú. Hãy hy vọng khuynh hướng về ăn chay này phát triển theo hàm mũ và nhiều người khắp thế giới áp dụng lối sống chay từ ái, lành mạnh, và cứu địa cầu càng nhanh càng tốt.

    Để xem tường trình đặc biệt về Ngày Không Thịt phát hình trên Truyền Hình Vô Thượng Sư, xin bấm vào trang mạng sau đây: http://www.suprememastertv.com/bbs/b...l=&url=link1_0

    trackback : http://www.suprememastertv.com/bbs/t...veg_data_au/66



  6. #66
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 66. NGUỒN LIỆU TRƯỜNG CHAY


    Một Trăm Lẻ Một Lý Do ĐỂ ĂN CHAY

    Con người - Đất đai - Không khí - Nước - Năng lực - Thú vật - Sức khỏe


    CON NGƯỜI

    Mỗi năm tại Anh quốc, thực phẩm chúng ta cho gia súc ăn đủ để nuôi 250 triệu người trong khi 30 triệu người trên thế giới chết vì đói.

    20 người ăn chay có thể sống từ mảnh đất cần để nuôi một người ăn thịt.

    Mỗi 3 giây đồng hồ có một đứa trẻ trên thế giới chết vì đói.

    Nếu người Hoa Kỳ giảm tiêu thụ 10% thịt, sẽ có dư 12 triệu tấn lúa mì, đủ để nuôi 60 triệu người (dân số của Anh quốc).

    Nếu tất cả người Hoa Kỳ đổi sang ăn chay, sẽ có dư thóc lúa đủ để nuôi 600 triệu người (dân số của Ấn Độ).

    Việc tăng cường trong việc chăn nuôi đã di tản 1 triệu người dân khỏi vùng đất truyền thống của họ, chẳng hạn người dân bản xứ ở miền nam và trung Mỹ, thổ dân ở bắc Mỹ và người Tô Cách Lan ở Anh quốc, việc này vẫn đang tiếp tục hiện nay.

    Những người bị di tản khỏi vùng đất của họ đến thành phố không chịu nổii vì thiếu ăn, bệnh tật, ký sinh trùng & những bệnh tật nhân cơ hội này có.

    Tại những quốc gia chưa phát triển, 1 trong 10 trẻ sơ sinh chết trước khi đầy một tuổi.

    Anh quốc nhập cảng 46 triệu lúa mì từ những quốc gia chưa phát triển để chăn nuôi thú vật.

    Vì chăn thú vật quá nhiều, 850 triệu người phải sống trên đất đe dọa bởi sa mạc hóa & hơn 230 triệu người đã sống trên đất quá giống sa mạc đến nỗi họ không thể duy trì sự tồn tại của họ & trực diện với tình trạng đói khát.

    1 tỷ người Tây phương ngốn thịt và các sản phẩm sữa để cho 1 tỷ người trở nên ốm yếu mỗi ngày và 3,5 tỷ người rất gần với hoàn cảnh nguy hiểm.

    ĐẤT ĐAI

    Nếu họ tiếp tục giải tỏa các khu rừng ở Mỹ để chăn thú vật như tỷ lệ hiện tại, trong 50 năm sẽ không còn rừng nữa.

    1 mẫu đất sản xuất được 165 cân Anh thịt bò hay 20.000 cân Anh khoai tây.

    8/10 đất đai canh tác tại Anh quốc được sử dụng để trồng thức ăn nuôi gia súc (14.732.000 mẫu Anh).

    Để sản xuất 1 cân Anh thịt bò, phải mất 16 cân Anh đậu nành có nhiều chất đạm.

    Từ năm 1945 ở Anh quốc chúng ta đã mất 95% đồng cỏ hoa, 50% rừng cỏ xưa, 40% rừng cây thạch nam, 50% đầm lầy và 224,000 cây số hàng rào cây, tất cả vì chăn nuôi động vật.

    Áp lực đối với đất đai do chăn nuôi để lấy thịt dẫn đến 6 tỷ tấn đất bị soi mòn mỗi năm ở Hoa Kỳ.

    Nếu mọi người đổi sang ăn chay, có tới 90% đất dùng cho việc chăn nuôi gia súc có thể được lấy đi để trồng lại rừng và các hoạt động thư giãn, v.v.

    25% rừng ở Trung Mỹ đã bị tiêu hủy để dùng làm đồng cỏ cho gia súc gặm kể từ năm 1960.

    Giữa năm 1966-1983 38% rừng mưa Amazon đã bị tiêu hủy để làm đồng cỏ cho gia súc.

    90% số trại chăn nuôi gia súc được thành lập trên đất rừng thưa đã phá sản trong vòng ít hơni 8 năm vì đất đai trở nên cằn cỗi vì mất dưỡng chất và chăn súc vật quá nhiều.

    Chăn thả quá mức tàn phá đất đai và tăng tình trạng sa mạc, chỉ ở Hoa Kỳ gần 430 triệu mẫu đất đã bị giảm 25-50% trong sản lượng từ khi bắt đầu chăn bò.

    Một phân Anh tầng đất mặt cần 200-1000 năm để hình thành - nhưng ở Hoa Kỳ họ đã mất khoảng 1/3 tầng đất mặt tốt nhất trong 200 năm (7 phân Anh) vì chăn nuôi thú vật.

    Đất đai sẽ bị mất do mực nước biển gia tăng vì nạn hâm nóng toàn cầu do việc chăn nuôi thú vật.

    KHÔNG KHÍ

    Việc hủy diệt rừng mưa của nông dân chăn nuôi bò đang hủy hoại lá phổi của hành tinh và giảm khả năng cung cấp dưỡng khí của thế giới cho chúng ta.

    1 tỷ 300 triệu bò nuôi trên thế giới thải ra 60 tấn mêtan mỗi năm (mêtan là một loại khí nhà kính và dẫn đến việc hâm nóng toàn cầu).

    Việc đốt rừng, đồng cỏ và chất thải từ việc chăn nuôi thú vật thoát ra 50-100 triệu tấn mêtan mỗi năm.

    Kết hợp các con số này, 25% khí thải methane đến từ việc chăn nuôi thú vật (không bao gồm hàng tỷ cừu, heo và gia cầm do đó thật sự là con số rất cao).

    Phân bón dùng để trồng trọt nuôi gia súc thoát ra khí nitrous oxide, được cho là chịu trách nhiệm cho 6% hiệu ứng nhà kính.

    Phân bón, thuốc diệt cỏ dại và thuốc trừ sâu phun trên cây sẽ đi vào bầu khí quyển tạo ra một dung dịch hỗn hợp chất gây ung thư độc hại.

    CFC bị thoát ra vào trong không khí từ những máy làm lạnh dùng để lưu trữ thịt đang phân hủy, sữa và bơ - CFC đang hủy hoại tầng OZONE.

    Amoniac từ nước tiểu thú vật cũng làm ô nhiễm khí quyển.

    Thán khí thoát ra từ việc đốt dầu và xăng trong xe tải, tàu thuyền, lò sát sinh, trại sản suất bơ sữa, nhà máy sản xuất v.v... có liên quan với việc sản xuất thịt và bơ sữa.

    Khí thải ra từ các nhà máy hóa chất lớn vốn sản xuất phân bón, thuốc diệt cỏ dại hoặc các hóa chất dùng trong nông nghiệp khác cũng nhiễm độc khí quyển của chúng ta.

    NƯỚC

    25 ga-lông nước để sản xuất 1 cân Anh lúa mì và 2500 ga-lông để sản xuất 1 cân Anh thịt.

    Nông súc ở Anh quốc mang lại 200 triệu tấn slurry (phân lỏng) mỗi năm, phần lớn cuối cùng chảy vào các dòng sông.

    Nước máu thải từ lò sát sinh cuối cùng cũng chảy vào các dòng sông.

    Tại Hoa Kỳ, mỗi hai người mang lại 12.000 cân Anh chất thải mỗi giây, trong khi nônga súc mang lại 250.000 cân Anh.

    Chất nitrates và thuốc trừ sâu dùng trên cây trồng để nuôi gia súc cuối cùng cũng chảy vào các dòng sông.

    Ở Anh quốc chăn nuôi để lấy thịt và sữa sử dụng 70 lít nước mỗi ngày cho mỗi con vật hoặc tổng cộng 159 tỷ 250 triệu lít mỗi năm.

    Nước sử dụng để sản xuất 10 cân Anh thịt bò bít-tết tương đương với mức dùng nước trung bình cho cả một hộ gia đình trong nguyên một năm.

    Sự khô cạn nguồn dự trữ nước ngầm để trồng trọt nuôi gia súc và cung cấp cho lò sát sinh sẽ dẫn đến sự thiếu hụt nước nhiều hơn nữa.

    Tầng chứa nước ngầm ở thung lũng San Joaquin tại Hoa Ky đang bị tháo nước ở mức 500 tỷ ga-lông một năm để sản xuất thịt.

    18% tổng số đất nông nghiệp trên thế giới được dẫn thủy nhập điền và khi toàn cầu bị hâm nóng (một phần do chăn nuôi thú vật), sẽ phí tốn 200 triệu Mỹ kim để có thể giữ cho những hệ thống này hoạt động.

    Nước dùng để sản xuất 1000 cân Anh thịt bê đủ để làm nổi một tàu khu trục chiến đấu.

    Nước thải từ nhiều bộ phận của công nghệ thịt và sữa chảy vào các dòng sông và từ đó chảy vào biển làm ô nhiễm biển và khuyến khích sự phát triển của tảo khổng lồ.

    NĂNG LỰC

    Cần 60 calorie xăng dầu để sản xuất 1 calorie năng lượng từ thịt, trong khi trồng thóc lúa và đậu để trực tiếp nuôi con người sản xuất được 20 calorie từ mỗi calorie nhiên liệu (đó là hiệu quả hơn 1200 lần).

    Chăn nuôi để lấy thịt và sữa dùng hàng tỷ ga-lông dầu để chạy máy kéo, làm nhiên liệu cho tàu và xe tải (để chuyên chở thức ăn cho gia súc và động vật), bơm hàng tỷ ga-lông nước để tưới ruộng và chạy lò sát sinh, máy làm lạnh để phòng tránh thú vật chết không bị mục rữa và cung cấp năng lực cho nhà máy nước cống để dọn sạch một sô ô nhiễm bị mang lại.

    Gia súc chỉ đổi 6% năng lượng lấy vào (chủ yếu là thóc lúa và đậu nành) thành thịt, 94% còn lại là bị lãng phí như nhiệt, sự hoạt động (đó là lý do họ giữ nhiều thú vật trong chuồng rất kín) tóc, xương, phân, v.v.

    1 cân Anh thịt bò mất 1 ga-lông xăng dầu để sản xuất.

    Một gia đình bốn người ăn thịt bò trong một năm sử dụng xăng dầu đủ để chạy xe hơi trong 6 tháng (đương nhiên tùy theo mình lái xe bao nhiêu).

    Nếu toàn bộ phí tổn sinh thái của thịt được truyền qua tới người tiêu dùng - giá sẽ tăng gấp bốn lần (ít nhất).

    EC dành hàng trăm triệu để trợ cấp cho việc sản xuất thú vật dẫn đến cả hồ sữa thừa và cả núi thịt và bơ thừa. Số tiền này có thể tốt hơn nên dùng để khuyến khích việc sản xuất trái cây, rau quả và lúa mì hữu cơ.

    Tại Hoa Kỳ vào năm 1979, 145 triệu tấn hoa màu được dùng để nuôi gia súc, chỉ để sản xuất 21 triệu tấn thịt thú vật - cái giá của vụ mùa bị phí là 20 tỷ Mỹ kim.

    Giữa năm 1950 và 1985 sản xuất thóc lúa ở Âu châu và Hoa Kỳ tăng lên ồ ạt nhưng 2/3 đã dùng để nuôi gia súc.

    70% tổng số thóc lúa dùng để nuôi gia súc.

    Ăn nhiều thịt động vật, trứng, sữa và bơ là một sự xa xỉ mà hầu hết dân số thế giới không có đủ khả năng.

    THÚ VẬT

    Câu cá bằng lưới trôi (và loại lưới hiện đại khác) làm suy yếu và phá hủy hệ sinh thái do sự giết chóc bừa bãi hàng tỷ sinh vật biển và phá hoại đáy biển.

    Lưới cá của các ngư dân giết động vật khác gấp 10 lần số cá họ mong bắt được.

    Cá mắc lưới chết một cách chậm và đau đớn vì ngạt thở.

    Mỗi năm 15 tỷ động vật sống trên cạn bị giết làm thức ăn và không biết bao nhiêu sinh vật biển với số lượng lớn hơn nhiều (bao gồm cả 1000 con cá heo vô tình bị bắt).

    Gà bị nhét vào lồng cùng với đến 3 con gà khác, chúng không thể sải cánh và nhiều con thậm chí không đứng dậy được.

    Gà trống con không hữu dụng (bởi vì nó không đẻ trứng) bị bỏ khí độc hay nghiền nhão trong khi chị em của nó bị bỏ nhốt chuồng.

    Gà con bị cắt mỏ không được dùng thuốc tê để phòng ngừa làm tổn thương tới con khác trong khi bị giữ trong tình trạng tù túng phản tự nhiên - việc làm này tương đương với móng tay của bạn bị kéo ra mà không dùng thuốc tê.

    Phương pháp chăn nuôi hiện đại dùng kích thích tố tăng trưởng và ánh sáng nhân tạo có nghĩa là nhiều con gà phát triển xương mạnh hơn, dẫn đến bị nứt xương và gãy chân.

    Lợn nái bị buộc trong chuồng 1,3 x 1 mét trên sàn xi-măng hay sàn gỗ - thậm chí không thể xoay ra sau.

    Gia cầm được nuôi để làm thịt bị giữ trong chuồng nóng không có cửa sổ, với khoảng 20-30,000 con trong mỗi chuộng Chúng sống trong một diện tích từ 10 đến 20 phân vuông, ẩu đả vì quá đông là việc thông thường và như gà vỗ béo thường bị khổ vì chứng ung nhọt.

    Chuồng nóng như thiêu dùng ánh sáng nhân tạo 23 tiếng một ngày để làm nhanh tốc độ tăng trưởng.

    Thú vật bị chuyên chở từ xí nghiệp chăn nuôi đến lò giết mổ trong xe tải chở quá nhiều mà không được cho ăn uống - đưa đến bị tinh thần căng thẳng, chấn thương và tử vong – người ta thường lờ đi các điều kiện hợp pháp.

    95% gia cầm bị thương tích trước khi bị giết, & 30% chịu khổ vì gãy xương.

    Vấn đề với phương pháp gây bất tỉnh có nghĩa là nhiều con vật bị cắt cổ trong khi vẫn còn thức tỉnh (khoảng 6% thú nuôi hoặc 200.000 con mỗi năm) & rồi bị nhúng vào nồi nước sôi (để tróc lông vũ, lông cứng, v.v...) một lần nữa, trong lúc vẫn còn có ý thức.

    Có 4000 con thú chết phọt máu ra mỗi phút trong lò giết mổ thú ở Anh quốc.

    Da bê đến từ những con bê mới sinh được 2 tuần lễ.

    Bò được nuôi từ cơ phận còn lại của những con bò và cừu khác xay nhuyễn – kết quả người ta nghĩ bệnh BSE (bệnh bò điên) trong gia súc tại Hoa Kỳ là do chúng bị cho ăn những viên ny-lông đã tái chế.

    Bò chỉ cho sữa 10 tháng sau khi chúng có bê con - cho nên chúng cứ bị làm thụ tinh nhân tạo đều đặn để giữ cho chúng tiếp tục có thai và làm sữa – bê con bị lấy đi (thường chỉ 12 tiếng sau khi sinh) để làm thịt hoặc xuất cảng ra chỗ làm bê trong sọt.

    Bò thường sống đến 20 năm nếu sống tự nhiên, nhưng chúng bị giết thịt sau 5 đến 7 năm khi lượng sữa chúng sản xuất bắt đầu ít đi.

    Ở Anh, thú vật bị giết bằng cách trước tiên bị giựt điện hoặc bị đánh vào bằng một cái súng giựt điện (nghĩa là một cú điện giựt bắn vào đầu chúng) trước khi chúng bị cắt cổ & thảy vào nồi nước sôi – tất cả những điều này xảy ra trên đường sản xuất trong khi con vật bị treo ngược đầu từ một cái băng tải hàng – đây là xí nghiệp chăn nuôi.

    “Thú vật là những nô lệ không may mắn & nạn nhân của tính tàn bạo nhất của loài người” – John Stewart Mill (nhà triết học).

    Bê con để làm thịt bị giam trong những cái chuồng trong bóng tối, không thể cử động và bị nuôi bằng máu heo, sô-cô-la và sữa khô (chúng ta uống sữa tươi đầy đủ của mẹ chúng).

    Bò thường sản xuất 5 lít sữa mỗi ngày cho bê con của chúng – sống dưới hệ thống tăng cường của xí nghiệp chăn nông hiện đại, chúng sản xuất từ 25 đến 40 lít sữa mỗi ngày – do đó gây cho bầu ngực bị sưng và viêm – với tốc độ đó, không bao lâu chúng bị kiệt sức.

    Các khu vực đất lớn bị độc canh để trồng trọt dùng để nuôi thú – những vùng này là sa mạc hoang dã càng ngày càng giúp cho ít giống vật hơn.

    SỨC KHỎE

    Người ăn chay có 20% tỷ lệ tử vong thấp hơn từ đủ nguyên nhân (nghĩa là họ sống thọ hơn & không thường bị bệnh).

    Thịt đầy những dấu ấn thuốc kháng sinh, kích thích tố, độc tố mang lại bởi sự căng thẳng và hóa chất tồn đọng của thuốc trừ sâu đã trở thành cô đặc từ hoa màu chúng đã ăn.

    Cá chứa rất nhiều kim loại nặng & những chất ô nhiễm khác – nhiều chất trong đó bắt nguồn từ nông trại.

    Tổ chức Sức khỏe Thế giới khuyến khích chúng ta nên ăn loại thức ăn có ít chất béo bão hòa, đường, muối & và nhiều chất sợi – chính là những thứ chúng ta có khi ăn thuần chay.

    Nông súci có đến 50% chất béo bão hòa trong cơ thể.

    Những người ăn chay giảm được 24% nguy cơ bị bệnh tim & người ăn thuần chay giảm được 57% (bệnh tim là chứng giết người nhiều nhất ở Vương quốc Anh, nó gây nên 50% tử vong).

    Bệnh béo phì rất hiếm trong những người ăn chay, béo phì có liên hệ đến nhiều chứng bệnh.

    Người ăn chay & thuần chay có áp huyết & mức cholesterol thấp hơn – mức độ cao có liên quan với chứng đau tim, đột quy & hư thận.

    Người ăn chay có 50% ít nguy cơ bị chết vì tiểu đường hơn.

    Người ăn chay có 40% ít nguy cơ bị ung thư hơn dân chúng thường vì họ tiêu thụ nhiều sinh tố A, C và E hơn.

    Người ăn chay ít nguy cơ phát triển sạn thận và sạn mật hơn.

    80% thực phẩm bị ngộ độc là do thịt bị nhiễm trùng (phẩn, vi trùng, v.v...) vì tất cả thịt chỉ là thể xác đang bị mục rữa – hầu hết chỗ còn lại là do vi khuẩn salmonella trong trứng.

    Chứng loãng xương là do việc mất canxi trong xương, chủ yếu là do lượng lưu huỳnh trong thịt và chất đạm cazein trong sữa khiến canxi bị mất đi trong đường tiểu – những quốc gia có số tiêu thụ thịt và bơ sữa nhiều nhất là những xứ có mức độ xương giòn cao nhất.

    50% dân số không có chất xúc tác để tiêu hóa sữa đúng cách & chứng dị ứng sữa có liên hệ tới bệnh suyễn và bệnh eczema chàm.

    Người ăn thịt có tỷ lệ bị bệnh mất trí gấp đôi người ăn thuần chay và ăn chay trường – có người còn nghĩ rằng bệnh liệt rung cũng liên quan đến việc ăn thịt.

    Lòng đỏ trứng cô đọng nhiều chất béo bão hòa và lòng trắng có nhiều chất đạm albumin có lên quan tới việc lọc canxi vào trong nước tiểu. Bơ có 80% chất béo bão hòa, kem có 40% chất béo bão hòa và phomai có 25 đến 40% chất béo bão hòa.

    Người ăn thịt dễ bị ung thư ruột hơn người ăn chay gấp 2.5 lần.

    Giấy ny-lông dùng để gói thịt trong siêu thị & hàng thịt có chứa hóa chất liên hệ đến sự giảm số lượng tinh trùng trong người nam.

    Người Trung Hoa (sống hầu hết bằng cách ăn chay) tiêu thụ 20% nhiều calorie hơn người Mỹ, nhưng người Mỹ mập hơn đến 20%.

    Trong số 2.100.000 người tử vong ở Hoa Kỳ vào năm 1987, 1.500.000 vụ có liên quan đến thức ăn (nghĩa là thịt và bơ sữa)

    VÀ TÔI CÒN TIẾP TỤC NỮA !

    Nếu quý vị đã đọc tới đây, chúng tôi hy vọng quý vị bắt đầu thấy công nghệ thịt và sữa là phần đóng góp chính của nỗi khốn khổ trên hành tinh này. Công nghệ này tiêu hao sức khỏe của dân chúng thuộc các quốc gia giàu có, khiến người dân ở các quốc gia nghèo chết đói, còn hành hạ và tiêu hủy hàng tỷ thú vật hàng năm và trong khi ấy còn là nguyên tố chính trong việc tiêu hủy môi trường - vậy công nghệ thịt và sữa nói gì đây để tự bảo chữa mình?

    Vâng, điểm thực tế duy nhất của họ thường là “Thịt ngon” - một cách thẳng thắng cho những ai thưởng thức thịt – nhưng lại còn dồi dào các lựa chọn thơm tho khác (cứ nhìn lại một số lớn các món ăn chay trong nghệ thuật nấu ăn Ấn Độ - một trong những cách nấu nướng lâu đời và phức tạp nhất thế giới) và nếu quý vị thật sự thèm thịt và sữa, bây giờ có đầy các món lành mạnh khác không có động vật – hãy tìm tại các siêu thị và tiệm thức phẩm lành mạnh. Vì vậy chúng tôi hy vọng quý vị sẽ đồng ý điểm thú vị thống thiết đó để cân nhắc mọi dấu hiệu và rồi nói rằng “vâng tôi biết quý vị đúng về môi trường và sức khỏe và thú vật – nhưng tôi chỉ thích thit.”

    trackback : http://www.suprememastertv.com/bbs/t...veg_data_au/67



  7. #67
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 67. NGUỒN LIỆU TRƯỜNG CHAY




    NGUỒN LIỆU TRƯỜNG CHAY

    Nuôi trẻ em thuần chay






  8. #68
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 68. NGUỒN LIỆU TRƯỜNG CHAY


    Dinh Dưỡng Chay Cho Thanh Thiếu Niên do Bác sĩ Reed Mangels viết

    Càng ngày càng có nhiều thanh thiếu niên chọn không ăn thịt, gà, hoặc cá. Họ đang trở thành người ăn chay. Thanh thiếu niên trường chay thường gặp nhiều áp lực – áp lực từ cha mẹ lo lắng cho sức khỏe của họ, và áp lực từ trong chính họ để tiếp tục theo con đường họ đã chọn.

    Bí Quyết Của Dinh Dưỡng Chay Lành Mạnh Là Ăn Nhiều Loại

    Có lẽ những câu hỏi thường được nêu lên nhiều nhất đối với thanh thiếu niên ăn chay là sự đầy đủ dinh dưỡng trong lựa chọn thức ăn của họ. Người ở mọi lứa tuổi đều có thể thưởng thức thực phẩm chay. Bí quyết của dinh dưỡng chay lành mạnh là ăn nhiều loại. Cũng như cha mẹ sẽ lo lắng nếu bạn chỉ ăn bánh mì bơ-gơ, họ cũng nhất định lo lắng nếu bạn chỉ ăn khoai tây và gỏi. Thức ăn chay lành mạnh và đa dạng gồm có trái cây, rau cải, rau nhiều lá xanh, sản phẩm bằng lúa mì nguyên chất, các loại hạt, và rau đậu. Một số người ăn chay cũng ăn sản phẩm bơ sữa và/hoặc trứng.

    Thanh thiếu niên trường chay cũng có nhu cầu dinh dưỡng như những thanh thiếu niên khác. Từ 13 tới 19 tuổi là thời gian tăng trưởng và thay đổi nhanh đặc biệt. Trong những năm này, nhu cầu dinh dưỡng rất cao. Những dưỡng chất bạn có lẽ sẽ đặt câu hỏi nhiều nhất là chất đạm, chất canxi, chất sắt, và sinh tố B12.

    Còn Chất Đạm Thì Sao?

    Thanh thiếu niên trường chay ở Bắc Mỹ ăn nhiều thức ăn khác nhau ít khi gặp trường hợp thiếu chất đạm miễn là thức ăn của họ có đủ năng lượng (calories) để hỗ trợ sự tăng trưởng. Chất đạm đến từ sữa bò và phô-mai ít chất béo; tuy nhiên, đậu hạt, bánh mì, ngũ cốc, các loại hạt, bơ đậu phộng, đậu hủ, và sữa đậu nành cũng là một số thực phẩm đặt biệt có nhiều chất đạm. Chỉ có trái cây, chất béo, và rượu không cung cấp nhiều chất đạm, và vì thế một dinh dưỡng chỉ gồm những thực phẩm này sẽ gặp phải trường hợp thiếu chất đạm.I

    Không cần phải kế hoạch nhiều kết hợp thực phẩm để có được đủ chất đạm hay axít amino (thành phần chất đạm). Ăn pha lẫn chất đạm từ nhiều rau cải trong suốt cả ngày sẽ cung cấp đầy đủ axít amino.

    Những Dưỡng Chất Quan Trọng Khác Cho Thanh Thiếu Niên Trường Chay

    Đặc biệt trong tuổi niên thiếu, chất canxi được dùng để phát triển xương. Mật độ xương được xác định trong thiếu niên và người thành niên trẻ; do đó điều quan trọng là phải ăn ít nhất ba món có chất canxi trong thức ăn mỗi ngày. Sữa bò và sản phẩm bơ sữa có chứa chất vôi. Tuy nhiên có nhiều thức ăn khác cũng có chất vôi như là đậu hủ được chế biến với canxi sulfate, rau lá xanh bao gồm cải lá xanh, cải đắng, cải xoăn, cùng sữa đậu nành và nước cam đã bổ sung chất canxi.

    Thanh thiếu niên trường chay cần khá nhiều chất sắt. Bằng cách ăn nhiều thức ăn đa dạng, người trường chay sẽ có đủ chất sắt, trong khi tránh được chất béo dư thừa và cholesterol tìm thấy trong thịt đỏ như là thịt bò hoặc thịt heo. Để tăng số lượng chất sắt hấp thu từ bữa ăn, nên ăn thực phẩm có sinh tố C trong mỗi bữa ăn . Cam quýt và nước trái cây (ví dụ, nước cam), cà chua, và bông cải xanh đều có nhiều sinh tố C. Những thức ăn có nhiều chất sắt gồm có bông cải xanh, nho khô, dưa hấu, rau dền, đậu đen, mật mía, đậu garbanzo, và đậu rằng.

    Sinh tố B12 là một sinh tố chỉ những người ăn thuần chay (người trường chay không ăn bơ sữa, trứng, thịt, cá, và gia cầm) mới cần phải thêm thức ăn của họ. Một số ngũ cốc và sữa đậu nành đã bổ sung các dưỡng chất có sinh tố B12 (xem nhãn hiệu). Men dinh dưỡng nhãn hiệu T-6635 Ngôi Sao Đỏ (với công thức chay) cũng có sinh tố B12.

    Những Giai Đoạn Lành Mạnh Để Đạt Trọng Lượng Lý Tưởng
    Nhiều thanh thiếu niên quan tâm về giảm cân hay lên cân. Muốn giảm cân, hãy nhìn vào dinh dưỡng của bạn. Nếu dinh dưỡng có rất nhiều thức ăn ngọt hoặc chất béo, hãy thay thế bằng trái cây, rau cải, thóc lúa, và rau đậu. Nếu dinh dưỡng dường như đã lành mạnh, hãy cố gắng vận động thêm -- thí dụ như đi bộ, chạy bộ hay bơi lội.

    Nếu bạn muốn lên cân, bạn sẽ cần ăn nhiều thức ăn hơn. Có thể ăn thường xuyên hơn hoặc ăn thực phẩm có nhiều năng hơn và thấp trọng lượng hơn. Cố gắng ăn ít nhất ba lần mỗi ngày dù muốn giảm cân hay lên cân. Khó ăn được đầy đủ thực phẩm bổ dưỡng nếu bạn chỉ ăn một bữa mỗi ngày.

    Nếu bạn cảm thấy không thể kiểm soát sự ăn uống của mình hoặc bạn giảm cân rất nhiều, bạn nên thảo luận với bác sĩ của bạn.

    Thức Ăn Nhanh Dành Cho Người Bận Rộn

    Với sự yêu cầu từ trường học và các hoạt động bên ngoài, có thể dường như không có đủ thời gian để ăn. Đây là một vài món ăn làm nhanh hoặc không cần chuẩn bị. Một số thức ăn này có thể tìm được trong nhà hàng thức ăn nhanh - kiểm tra xem thực đơn.

    Táo, cam, chuối, nho, đào, mận, trái cây khô, bánh mì vòng và bơ đậu phộng, cà-rốt hoặc cần tây, bắp rang, bánh quy xoắn, bánh pizza với phô-mai đậu nành, taco đậu hoặc burritos, gỏi, sữa chua đậu nành, sữa đậu nành, bánh gạo, bánh mì kẹp, cà rem cây.

    Dinh Dưỡng Chay Lợi Ích Sức Khỏe Của Bạn, Môi Trường, và Cả Thú Vật!

    Sự ăn chay đại diện cho hướng đi khẳng định để đạt được một thế giới trong sạch hơn và từ bi hơn, giảm nghèo trên thế giới, và cải tiến sức khỏe cá nhân. Nếu bạn quan tâm đến môi trường, hãy xét lại ảnh hưởng phủ định của việc sản xuất thịt đối với rừng mưa nhiệt đới, sự ổn định của đất đai, và phẩm chất của không khí và nước. Nếu bạn quan tâm tới quyền lợi của thú vật, hãy nghĩ đến hàng triệu con gà và thú vật khác bị giết để làm thực phẩm mỗi năm ở Hoa Kỳ và hoàn cảnh sống của những thú vật này. Nếu bạn quan tâm tới sức khỏe cá nhân, hãy lưu ý đến việc người ăn chay nói chung ít nguy cơ hơn người ăn thịt đối với bệnh tim, cao áp huyết, một số dạng ung thư và bệnh béo phì.

    Ấn bản điện tử này từ cuốn sách nhỏ của chúng tôi được phân phối miễn phí trên mạng lưới điện tử và dịch vụ thương mại trực tuyến do:

    The Vegetarian Resource Group
    P.O. Box 1463
    Baltimore, MD 21203
    (410) 366-8343

    Hãy xem thư mục của chúng tôi để biết thêm danh sách đầy đủ về sách vở, nhãn dán đuôi xe, và bưu thiếp.

    Một Số Người Ăn Chay Nổi Tiếng

    Clara Barton, Lisa Bonet, Albert Einstein, Daryl Hannah, Janet Jackson, Howard Jones, Tony LaRussa, Prince, Linnea Quigley, Paul McCartney, Natalie Merchant, Monie Love, Phylicia Rashad, và Tom Scholz, chỉ kể một số người!

    Bài Luận Thi VRG Hàng Năm

    Nhóm VRG tổ chức một cuộc thi làm luận hàng năm cho trẻ em ăn chay trường. Nộp lên một bài luận từ 2 đến 3 trang về bất cứ khía cạnh nào của dinh dưỡng chay. Bài nộp phải được gửi đi trước hoặc trong ngày 1 tháng 5 năm nay. Phần thưởng là một trái phiếu tiết kiệm trị giá $50.

    Sách Nhỏ Miễn Phí Có Sẵn Theo Yêu Cầu

    Gửi VRG một phong bì tự đóng dấu địa chỉ với một con tem hạng nhất (trừ khi được xác định dưới đây) cho mỗi quyển sách sau đây.

    Vegetarianism in a Nutshell
    Vegan Diets in a Nutshell
    Una Dieta Vegetariana (sách ăn chay tiếng Tây Ban Nha)
    What is Animal Rights?
    Vegetarianism and the Environment bài viết
    Hints for Starting a Vegetarian/Animal Rights/Environmental Group at Your School or College (xin đặt 2 con tem hạng nhất trên phong bì tự đóng dấu địa chỉ cho sách này)

    Vegetarian Resource Group Là Gì ?

    Chuyên gia y tế của chúng tôi, nhóm hoạt động, và nhà sư phạm hợp tác với doanh nghiệp và cá nhân để mang đến sự thay đổi lành mạnh cho trường học, nơi làm việc, và cộng đồng của bạn. Chuyên viên dinh dưỡng và bác sĩ hỗ trợ trong sự phát triển của những xuất bản liên quan đến dinh dưỡng và trả lời các câu hỏi cho thành viên và nhà báo về dinh dưỡng chay. Nhóm Vegetarian Resource Group là tổ chức bất vụ lợi. Hỗ trợ tài chính chủ yếu đến từ lệ phí thành viên, quyên tặng, và sách bán.

    Nội dung của bài viết này, như với tất cả ấn phẩm của The Vegetarian Resource Group, không có ý định cung cấp lời khuyên y tế cá nhân. Lời khuyên y tế nên được lấy từ một chuyên gia y tế có bằng cấp.

    Cho thắc mắc hoặc phê bình về bài viết này, xin viết vrg@vrg.org.

    trackback : http://www.suprememastertv.com/bbs/t...veg_data_au/69



  9. #69
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 69. NGUỒN LIỆU TRƯỜNG CHAY


    Đường và các chất làm ngọt khác : Những thứ này có chứa thành phần động vật không ?

    Do Caroline Pyevich viết


    Đường tinh chế

    Một số người ăn chay tránh dùng đường tinh chế vì trong quá trình chế biến, người ta có thể dùng than xương để tẩy trắng. Một máy lọc bằng than được kích hoạt, đôi khi làm bằng than xương, để tẩy trắng đường qua quá trình hấp thụ. Trong khi dụng cụ lọc bằng than xương được một số công ty chế biến đường lớn dùng, nhưng không phải được dùng để sản xuất tất cả loại đường tinh chế.

    Có hai loại đường tinh chế ở Hoa Kỳ là đường củ cải và đường mía. Đường mía chủ yếu được trồng ở Florida, California, Louisiana, Hạ Uy Di, và Texas. Đường củ cải được trồng tại các tiểu bang trong vùng trung địa của Hoa Kỳ. Thật ra phần lớn đường mía được nhập cảng.

    Theo những nhà sản xuất đường củ cải, đường củ cải và đường mía có dinh dưỡng tương tự nhau, và người ta thường không nếm được sự khác biệt giữa hai loại. Cả hai đều làm từ sucrose. Sự sản xuất và bán hàng của mỗi loại đường cũng gần tương tự nhau.

    Công ty tinh chế đường củ cải không bao giờ dùng bộ lọc bằng than xương vì loại đường này không cần phương pháp tẩy trắng. Đường củ cải có thể được tinh chế với bộ lọc ép và hệ thống trao đổi ion. Đường củ cải rất thông dụng ở Trung Mỹ vì được trồng ở vùng này. Nó thường có nhãn hiệu là “Granulated Sugar.” Đường củ cải trở nên ngày càng thịnh hành ở Hoa Kỳ vì chính phủ liên bang trợ cấp cho công nghệ này.

    Gần như tất cả nhà máy tinh chế đường mía đều cần dùng một bộ lọc đặc biệt để tẩy trắng đường và để hấp thụ những chất vô cơ. Quá trình tẩy trắng này xảy ra vào cuối tiến trình tinh chế. Chất tẩy có thể là than xương, hạt than, hoặc một hệ thống trao đổi ion. Hạt than được làm từ gỗ hoặc than, và hệ thống trao đổi ion không cần dùng thành phần động vật (2).

    Xương bò là loại duy nhất dùng làm than xương. Theo Hội Chế biến Đường và nhiều công ty sản xuất đường lớn, tất cả những con bò này đã chết vì “lý do tự nhiên” và không đến từ kỹ nghệ làm thịt ở Hoa Kỳ. Than xương không thể được sản xuất hoặc mua ở Hoa Kỳ (3).

    Than xương đến từ xương gia súc ở A Phú Hãn, Á Căn Đình, Ấn Độ, và Pakistan. Loại xương tẩy trắng bằng ánh sáng mặt trời, được các chuyên gia tiếp thị người Tô Cách Lan, Ba Tây và Ai Cập mua và bán cho kỹ nghệ chế biến đường ở Hoa Kỳ sau khi xương được dùng bởi kỹ nghệ làm gelatin trước (4).

    Xương được nấu lên đến nhiệt độ rất cao, để gây sự thay đổi thể chất trong cấu tạo của xương. Xương trở thành than nguyên chất trước khi được dùng trong công ty tinh chế.

    Đường tinh chế không có chứa thành phần xương, và do đó nó được chứng nhận là chính đáng. Than xương chỉ khử các chất không tinh khiết từ đường, nhưng không trở thành một phần của đường.

    Những miếng than xương, giống như hạt than, có thể dùng vài năm. Chúng phải được rửa liên tục để lấy đi cặn đường. Các công ty dùng than xương cho biết tro có thể rẻ tiền hơn và hữu hiệu hơn những chất lọc khác (4).

    Nhiều công ty tinh chế đường mía dùng than xương. Domino, nhà máy chế biến đường lớn nhất, dùng than xương trong quá trình tinh lọc. Công ty tinh chế mía Savannah Foods, nhà máy sản xuất đường lớn thứ nhì, cũng dùng than xương. Đường California và Hạ Uy Di áp dụng bộ lọc bằng than xương cùng với hạt than và bộ lọc trao đổi ion. Tất cả công ty này dùng than xương trong quá trình tinh lọc đường vàng, đường bột (đường trộn với bột bắp) và đường trắng.

    Một số công ty tinh chế đường mía không dùng than xương. Đường Tinh Chế, nhà sản xuất Đường Jack Frost, tuyên bố họ dùng hạt than thay vì than xương vì lý do kinh tế. Đường Crystal ở Florida là một loại đường mía không đi qua xương. Mặc dù đường Crystal ở Florida có màu rơm, những chất không tinh khiết vẫn đã được loại bỏ.

    Một số nhãn hiệu trên gói đường có vẻ như cho biết sản phẩm này là đường sống, nhưng tất cả các loại đường thương mại đều đã trải qua quá trình tinh lọc. Đường sống thật sự không thể được mua bán cho người tiêu dùng ở Hoa Kỳ vì theo tiêu chuẩn FDA, đường đó không thích hợp để được người ta tiêu thụ.

    Đường Turbinado là một sản phẩm được chế biến bằng cách tách riêng tinh thể đường mía sống trong một máy ly tâm và rửa chúng bằng hơi nóng. Theo Đường Domino, đường turbinado không đi qua bộ lọc than xương vì người ta muốn giữ màu nâu của đường.

    Đường tinh chế gồm có nhiều giai đoạn, bao gồm phần lọc sạch và một bước đầu tiên mà xi-rô đường được thêm vào. Những tác nhân lọc sạch là calcium hydroxide, phosphoric acid, và polyacrylomite. Đường dùng trong xi-rô đầu tiên là một loại đường sống trung gian chưa đi qua bộ lọc than xương.

    Nếu lý do duy nhất để bạn không tiêu thụ đường tinh chế là vì việc dùng than xương, thì bạn nên nghĩ đến mua loại đường chưa đi qua tro. Đường củ cải tinh chế, không bao giờ dùng than xương, thường được dán nhãn là đường cát. C & H chế tạo một loại đường chưa đi qua than xương. Nó được đề nhãn là Washed Raw Sugar. Đường mía, đôi khi dùng than xương, được phân biệt bằng cách ghi là đường mía trên bao bì.

    Mật mía

    Một trong những sản phẩm phụ của đường tinh chế là mật mía. Mật mía được loài người tiêu thụ chỉ đến từ đường mía. Một số mật mía được chế tạo bằng cách trực tiếp đun sôi đường mía.

    Nhiều phân hạng mật mía tương xứng với hương vị và trình độ của quá trình làm mật mía. Mật mía đen là loại mật mía hạng thấp nhất được làm ra vì phẩm chất đắng của nó. Tất cả mật mía trong thực phẩm được phân hạng đều đã bị khử lưu huỳnh. (6)

    Mật mía từ đường củ cải không thích hợp để người ta ăn vì quá đắng. Mật mía từ đường củ cải được dùng để nuôi bò sữa và gia súc. Xi-rô được thêm vào thức ăn của chúng để làm nó ngọt hơn chút. Mật mía bằng đường củ cải còn được bán cho các công nghệ làm men (1).

    Xi-rô từ mật mía được loài người tiêu thụ chưa đi qua máy lọc than xương hoặc máy lọc than nào. Khoảng 95% mật mía bị lấy ra trước khi đường đi qua bộ lọc than xương hoặc lọc than. Tất cả mật mía đã đi qua tro được dùng trong thức ăn cho thú vật hoặc để làm men. Các công ty chế biến mật mía thường mua sản phẩm đầu tiên của họ từ nơi tinh chế đường rồi họ tiếp tục tinh chế xi-rô thêm. Họ không dùng bất cứ bộ lọc tro nào vì họ không muốn khử đi màu nâu của đường (5).

    Đường vàng căn bản là đường tinh chế có thêm mật mía trong đó. Đường vàng được chế tạo bởi công nghệ làm củ cải dùng mật mía, nhưng mật mía này chưa đi qua than xương. Công ty chế biến đường mía dùng than xương sẽ dùng than xương để tinh chế đường vàng (6).

    Xi-rô Cây Thích

    Xi-rô cây thích là một chất làm ngọt khác đôi khi làm người ăn chay thuần bận tâm. Quá trình làm xi-rô cây thích đòi hỏi một tác nhân giảm bọt từ xi-rô bằng cách thêm một chút chất béo vào trong chất lỏng.

    Quy trình truyền thống để giảm bọt trong xi-rô cây thích dùng mỡ. Trước kia, những nhà sản xuất địa phương treo mỡ lợn trên ống xi-rô cây thích để mỡ nhỏ giọt xuống xi-rô. Những nhà sản xuất khác dùng sữa, kem hoặc bơ. Nếu các sản phẩm động vật được dùng trong hình thức mỡ heo hoặc sữa, thì số lượng rất ít. Ví dụ, từ tám đến mười ga-lông xi-rô cần ¼ muỗng cà-phê kem hoặc một giọt bơ lớn bằng hạt đậu.

    Dầu thực vật là một tác nhân giảm bọt. Có thể cho một chút vào đầu một cây gỗ và nhúng vào phần bọt của xi-rô cây thích. Đa số nhà sản xuất xi-rô cây thích hiện dùng dầu thực vật hay tổng hợp giảm bọt thay vì mỡ heo.

    Một loại giảm bọt thương mại (gọi là Atmos300K) gồm có monoglycerides và diglycerides. Theo WITCO, nhà sản xuất loại giảm bọt này, thì những glycerides này lấy từ nguồn gốc thịt hay rau quả. Một nhãn hiệu chất giảm bọt hàng đầu khác, Reynolds Magic Syrup Defoamer, cũng có thành phần acetylated monolycerides.(7)

    Các thương hiệu xi-rô cây thích nổi tiếng cho bánh kếp, như Mrs. Butterworths hay Log Cabin thường có 2-5% xi-rô cây thích. Xi-rô bắp là thành phần chính của đa số xi-rô cho bánh kếp. Xi-rô cây thích nguyên chất sẽ có một lớp nhãn và tuyên bố “100% xi-rô cây thích nguyên chất.” (8)

    Muốn xác định xem một nhãn hiệu xi-rô nào đó có gốc từ động vật hay rau quả thì có thể khó khăn. Đa số xi-rô không dùng mỡ heo, ngoại trừ một số sản phẩm có quy mô nhỏ. Thương hiệu được chứng nhận là kosher, như Spring Tree hay Cây thích Groves, chắc không có sản phẩm động vật trong chất giảm bọt của họ. Holsum Foods, nhà sản xuất xi-rô cho bánh kếp, cũng dùng dầu thực vật để làm tác nhân giảm bọt, và các sản phẩm của họ được dán nhãn của những hệ thống làm thực phẩm như Dominick, Supervalue và Superfine.

    Màu Đường Thắng

    Màu Đường Thắng không phải là mùi vị, đó là tác nhân làm màu thực phẩm. Màu đường thắng được dùng trong đa số sản phẩm có màu nâu. Hai hãng tiêu thụ chất màu nhiều nhất là Côca Côla và Pepsi. Màu đường thắng cũng được dùng trong bánh mì lúa mạch đen và bánh mì pumpernickel, ngũ cốc, trà đá, xi-rô, thức ăn chó và bột bánh kếp.

    Màu đường thắng được dựa trên nguyên liệu carbohydrate. Đa số nhà sản xuất màu đường thắng thích sử dụng glucose xi-rô để làm chất carbohydrate đầu tiên. Glucose xi-rô gần như là dextrose nguyên chất. Trong khi glucose xi-rô của Hoa Kỳ thường là xi-rô bắp, cũng có thể được làm từ khoai tây, lúa mì hoặc các nguồn khác.

    Màu đường thắng không có thành phần động vật. Mặc dù lactose (một loại đường từ sữa) là một trong những chất phản ứng carbonhydrate nguyên chất dùng được, chúng tôi được Sethness, công ty làm màu đường thắng lớn nhất trên thế giới, cho biết rằng lactose không được dùng bởi bất cứ hãng sản xuất màu đường thắng nào trên thế giới. Gần như tất cả kỹ nghệ bắt đầu quy trình bằng glucose xi-rô. Màu đường thắng được miễn không cần giấy chứng nhận của chính phủ, có nghĩa là nó được chấp thuận làm thành phần của thực phẩm có thể cho vào thức ăn mà không cần sự cho phép của chính phủ.

    Chất carbonhydrate đầu tiên phản ứng với hóa chất như axít ăn được, chất kềm và muối. Sau đó nó được đun nóng lên, rồi bị ép, và đi qua quá trình làm cháy. Sản phẩm cuối cùng là một chất lỏng có màu cháy, và làm ra màu rất nhiều. Chẳng hạn, theo một chuyên viên làm màu đường thắng, một muỗng cà phê màu đường thắng sẽ được dùng trong cả lọ nước Pepsi.

    Đường củ cải hoặc đường mía tinh chế có thể được dùng để làm màu đường thắng, nhưng đó không phải là phương pháp thông dụng. Đường chỉ được dùng vào dịp lễ Quá Hải, khi luật Do Thái không cho phép sử dụng xi-rô bắp. Các sản phẩm có màu đường thắng làm từ đường tinh chế sẽ được dán nhãn như thế (9).

    Thư Mục

    1. Western Sugar, phỏng vấn riêng tháng 7, năm 1996.
    2. Refined Sugar Inc., phỏng vấn riêng tháng 7, năm 1996.
    3. The Sugar Association, phỏng vấn riêng tháng 7, năm 1996.
    4. Domino Sugar, phỏng vấn riêng tháng 7, năm 1996.
    5. Malt Products, phỏng vấn riêng tháng 7, năm 1996.
    6. California and Hawaiian Sugar, phỏng vấn riêng tháng 7, năm 1996.
    7. Richards of Ohio (cây thích), phỏng vấn riêng tháng 7, năm 1996.
    8. Proctor Maple Research Center, phỏng vấn riêng tháng 7, năm 1996.
    9. Sethness, phỏng vấn riêng tháng 7, năm 1996.

    Caroline viết bài này trong khi làm thực tập với Nhóm Tài Liệu Ăn Chay

    Những dòng dưới đây xuất hiện trong mục Tạp Chí Ăn Chay sau này:

    Chú thích của ban biên tập: Vào tháng ba/tháng tư năm 1997, của Vegetarian Journal, Chúng tôi đã in bài báo về đường và các chất làm ngọt khác. Trong bài báo đó, chúng tôi có nói rằng đường củ cải thường được dán nhãn hiệu "Granulated Sugar" hoặc "fine granular sugar." Chúng tôi cũng nói rằng đường mía được phân biệt là "đường mía" trên bao bì. Trong khi những lời này là đúng, có thể làm một số độc giả lạc lối. Do sự diễn dịch sai lầm về những câu nói này, chúng tôi đã liên lạc nhiều nhà sản xuất đường để nói rõ vấn đề. Đây là điều Công ty Đường Domino, Savannah Foods & Industries, Inc., California & Hawaiian Sugar Co., và Florida Crystal Co. nói: Chữ "Granular Sugar" và "fine granular sugar" có thể áp dụng cho đường đến từ củ cải hoặc đường mía. Sự chế biến đường mía, nhưng không phải đường củ cải, thường liên hệ việc tẩy đường bằng xương than bò. Thứ hai, không có điều cần thiết hợp pháp mà nguồn đường xuất hiện trên nhãn hiệu. "Đường" là đủ. Nhà sản xuất phải được liên lạc hầu xác định nguồn đường và phương pháp chế biến. Tuy nhiên, chúng ta có thể nói rằng đường củ cải thịnh hành hơn ở trung tây (nơi củ cải được trồng) hơn bất cứ nơi nào khác ở Hoa Kỳ.

    Tạp chí Vegetarian Journal phát hành ở đây không phải là toàn bộ, nhưng đây là những trích đoạn từ tạp chí được phát hành. Bất cứ ai muốn xem toàn bộ quyển tạp chí, xin đăng ký để xem tạp chí.

    trackback : http://www.suprememastertv.com/bbs/t...veg_data_au/70



  10. #70
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 70. NGUỒN LIỆU TRƯỜNG CHAY


    Sự tiêu thụ thịt chế biến ở Hoa Kỳ và bệnh tật

    Nguồn: Food Democracy


    “Chỉ 1 oz thịt chế biến mỗi ngày tăng nguy cơ ung thư bao tử 15% đến 38%.” Tài liệu: Larsson SC, Orsini N, Wolk A. Tiêu thụ thịt chế biến và nguy cơ ung thư bao tử: phân tích tổng hợp. J Natl Cancer Inst. 2006 Aug 2;98(15):1078-1087.

    Mỗi 1,7 oz thịt chế biến được tiêu thụ mỗi ngày nâng cao nguy cơ ung thư ruột đến 21%. Tài liệu: Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới/Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ. Thức Ăn, Dinh Dưỡng, Hoạt Động Thể Chất, và Cách Phòng Ngừa Bệnh Ung Thư: Quan điểm Toàn cầu. Washington, DC: AICR, 2007.

    Một nghiên cứu tại Đại học Harvard gồm hơn 40.000 chuyên gia sức khỏe đã cho thấy người ăn hotdog, xúc-xích Ý, thịt ba rọi xông khói, hoặc xúc-xích hai đến bốn lần mỗi tuần tăng nguy cơ bệnh tiểu đường 35%. Những ai ăn các sản phẩm này nhiều hơn năm lần mỗi tuần chịu nguy cơ tăng 50%. Tài liệu: Van Dam RM, Willett WC, Rimm EB, Stampfer MJ, Hu FB. Tiêu thụ chất béo và thịt liên quan đến nguy cơ bệnh tiểu đường loại hai trong con người.

    http://www.cancerproject.org/media/p...eatsGM08SM.pdf

    trackback : http://www.suprememastertv.com/bbs/t...veg_data_au/71



  11. #71
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 71. NGUỒN LIỆU TRƯỜNG CHAY


    Ẩm thực lành mạnh cho đời sống: Những lựa chọn thực phẩm để phòng ngừa ung thư và sinh tồn

    Nguồn: cancerproject.org


    Các bạn có sẵn sàng để bắt đầu hưởng những lợi ích đầy lực lượng của dinh dưỡng chay chưa?

    Hãy bắt đầu bây giờ bằng cách thỉnh xin một bản MIỄN PHÍ của Healthy Eating for Life>.

    Một số thay đổi thức ăn có một hiệu quả phòng ngừa cho nhiều loại ung thư. Ăn thêm nhiều rau quả giàu chất sinh tố, thí dụ, tăng cường hệ miễn nhiễm và giúp đánh gục các tế bào ung thư. Để giúp phòng ngừa bị bệnh ung thư, cũng thông minh để trán ăn thịt, sản phẩm bơ sữa, và thức ăn chiên. Chọn, rau đậu, lúa gạo, rau cải, và trái cây giàu chất sợi giúp giữ nhiều loại ung thư ở xa. Thức ăn thực vật cũng chứa rất nhiều chất chống ung thư được gọi là phytochemicals. Những thực tế này đều hướng về sự chọn lựa dinh dưỡng chay để giúp phòng ngừa ung thư và cải tiến sự sinh tồn khi bị ung thưl. Các nghiên cứu về trường chay cho thấy rằng tỷ lệ tử vong từ bệnh ung thư chỉ là khoảng phân nửa đến ba phần tư của toàn thể dân số.
    Hoặc tải xuống bản sao Healthy Eating for Life (PDF).

    Nội dung:

    Tạo Dựng Sức Mạnh Chống Ung Thư
    Bảo Vệ DNA Của Bạn Khỏi Bị Thiệt Hại
    Thực Phẩm và Miễn Nhiễm
    Thực Phẩm và Kích Thích Tố
    Ung Thư Ngực: Cách Phòng Ngừa
    Chất Béo và Hiệu Ứng Kích Thích Tố
    Bao Nhiều Chất Béo Là Quá Nhiều?
    Những Hợp Chất Carcinogenic trong Thịt Được Nấu Chín
    Các Yếu Tố Khác
    Ung Thư Tử Cung và Buồng Trứng: Prevention
    Ung Thư Tuyến Tiền Liệt: Cách Phòng Ngừa
    Ung Thư Ruột: Cách Phòng Ngừa
    Thức Ăn Chay: Đầy Lực Lượng Cho Sức Khỏe
    Thử Bốn Nhóm Thực Phẩm Mới
    Đặt Sự Đổ Lỗ Một Bên
    Những Giai Đoạn Để Phòng Ngừa Ung Thư
    Sống Qua Được Ung Thư
    Ung Thư Ngực: Sự Sinh Tồn
    Ung Thư Tử Cung và Buồng Trứng: Sự Sinh Tồn
    Ung Thư Tuyến Tiền Liệt: Sự Sinh Tồn
    Ung Thư Ruột: Sự Sinh Tồn
    Phương Pháp Ba Giai Đoạn Để Chuyển Sang Ăn Chay
    Bí Quyết Để Chuyển Sang Ăn Chay
    Tham khảo
    Công thức nấu

    trackback : http://www.suprememastertv.com/bbs/t...veg_data_au/72



  12. #72
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 72. NGUỒN LIỆU TRƯỜNG CHAY


    Sự thật về ung thư - Tiêu thụ thịt và nguy cơ ung thư

    Nguồn: cancerproject.org


    Cancer Facts - Meat Consumption and Cancer Risk

    The World Health Organization has determined that dietary factors account for at least 30 percent of all cancers in Western countries and up to 20 percent in developing countries. When cancer researchers started to search for links between diet and cancer, one of the most noticeable findings was that people who avoided meat were much less likely to develop the disease. Large studies in England and Germany showed that vegetarians were about 40 percent less likely to develop cancer compared to meat eaters.1-3 In the United States, researchers studied Seventh-day Adventists, a religious group that is remarkable because, although nearly all members avoid tobacco and alcohol and follow generally healthful lifestyles, about half of the Adventist population is vegetarian, while the other half consumes modest amounts of meat. This fact allowed scientists to separate the effects of eating meat from other factors. Overall, these studies showed significant reductions in cancer risk among those who avoided meat.4 In contrast, Harvard studies showed that daily meat eaters have approximately three times the colon cancer risk, compared to those who rarely eat meat.

    A number of hypotheses have been advanced to explain the connection between meat consumption and cancer risk. First, meat is devoid of fiber and other nutrients that have a protective effect. Meat also contains animal protein, saturated fat, and, in some cases, carcinogenic compounds such as heterocyclic amines (HCA) and polycyclic aromatic hydrocarbons (PAH) formed during the processing or cooking of meat. HCAs, formed as meat is cooked at high temperatures, and PAHs, formed during the burning of organic substances, are believed to increase cancer risk. In addition, the high fat content of meat and other animal products increases hormone production, thus increasing the risk of hormone-related cancers such as breast and prostate cancer.

    In 1997, the American Institute for Cancer Research (AICR) published a review of the major studies on food, nutrition, and cancer prevention. For cancers of the breast, prostate, kidney, and pancreas, it was determined that red meat (beef, pork, or lamb) consumption possibly increased cancer risk. For colorectal cancer, a review of the literature determined that red meat probably increased cancer risk and that processed meat, saturated/animal fat, and heavily cooked meat possibly increased risk.5

    Carcinogenic Compounds in Cooked Meat

    Heterocyclic Amines

    HCAs, a family of mutagenic compounds, are produced during the cooking process of many animal products, including chicken, beef, pork, and fish. Even meat that is cooked under normal grilling, frying, or oven-broiling may contain significant quantities of these mutagens.6,7,8 The longer and hotter the meat is cooked, the more these compounds form. In some studies, grilled chicken has formed higher concentrations of these cancer-causing substances than other types of cooked meat.9

    The major classes of heterocyclic amines include amino-imidazo-quinolines, or amino-imidazo-quinoxalines (collectively called IQ-type compounds), and amino-imidazo-pyridines such as PhIP. IQ-type compounds and PhIP are formed from creatine or creatinine, specific amino acids, and sugars.10 All meats (including fish) are high in creatine, and HCA formation is greatest when cooking meat at high temperatures, as is most common with grilling or frying. Consumption of well-done meat and PhIP has been associated with increased risk of breast cancer and colon cancer, as discussed in greater detail below. A recent case-control study at the University of Utah that included 952 subjects with rectal cancer and 1205 controls found that men and women with the highest consumption of processed or well-cooked meat had an increased risk of rectal cancer.11

    Polycyclic Aromatic Hydrocarbons

    Grilling or broiling meat over a direct flame results in fat dropping on the hot fire and the production of polycyclic aromatic hydrocarbon-containing flames. Polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) adhere to the surface of food, and the more intense the heat, the more PAHs are present.5 They are widely believed to play a significant role in human cancers.12 A fairly consistent association between grilled or broiled, but not fried, meat consumption and stomach cancer implies that dietary exposure to PAHs may play a role in the development of stomach cancer in humans.5

    Breast Cancer

    Countries with a higher intake of fat, especially fat from animal products, such as meat and dairy products, have a higher incidence of breast cancer.13,14,15 In Japan, for example, the traditional diet is much lower in fat, especially animal fat, than the typical western diet, and breast cancer rates are low. In the late 1940s, when breast cancer was particularly rare in Japan, less than 10 percent of the calories in the Japanese diet came from fat.16 The American diet is centered on animal products, which tend to be high in fat and low in other important nutrients, with 30 to 35 percent of calories coming from fat. When Japanese girls are raised on westernized diets, their rate of breast cancer increases dramatically. Even within Japan, affluent women who eat meat daily have an 8.5 times higher risk of breast cancer than poorer women who rarely or never eat meat.17 One of the proposed reasons is that fatty foods boost the hormones that promote cancer.

    The consumption of high-fat foods such as meat, dairy products, fried foods, and even vegetable oils causes a woman’s body to make more estrogens, which encourage cancer cell growth in the breast and other organs that are sensitive to female ___ hormones. This suggests that, by avoiding fatty foods throughout life, hormone-related cancer risk decreases. A 2003 study, published in the Journal of the National Cancer Institute, found that when girls ages eight to ten reduced the amount of fat in their diet—even very slightly—their estrogen levels were held at a lower and safer level during the next several years. By increasing vegetables, fruits, grains, and beans, and reducing animal-derived foods, the amount of estradiol (a principal estrogen) in their blood dropped by 30 percent, compared to a group of girls who did not change their diets.18

    Harvard researchers recently conducted a prospective analysis of 90,655 premenopausal women, ages 26 to 46, enrolled in the Nurses’ Health Study II and determined that intake of animal fat, especially from red meat and high-fat dairy products, during premenopausal years is associated with an increased risk of breast cancer. Increased risk was not associated with vegetable fats.19

    In addition, researchers at the Ontario Cancer Institute conducted a meta-analysis of all the case-control and cohort studies published up to July 2003 that studied dietary fat, fat-containing foods, and breast cancer risk. Case-control and cohort study analyses yielded similar risk results, with a high total fat intake associated with increased breast cancer risk. Significant relative risks for meat and saturated fat intake also emerged, with high meat intake increasing cancer risk by 17 percent and high saturated fat intake increasing cancer risk by 19 percent.20

    Several studies show meat intake to be a breast cancer risk factor, even when confounding factors, such as total caloric intake and total fat intake, are controlled.21,22 Part of the reason may be that meat becomes a source of carcinogens and/or mutagens, such as HCAs, that are formed while cooking meat at high temperatures. A review of HCAs showed that certain HCAs are distributed to the mammary gland and that humans can activate HCAs metabolically.23 As a consequence, frequent meat consumption may be a risk factor for breast cancer.21

    Colorectal Cancer

    As with breast cancer, frequent consumption of meat, particularly red meat, is associated with an increased risk of colon cancer.24,25 Total fat and saturated fat, which tend to be substantially higher in animal products than in plant-derived foods, and refined sugar, all heighten colon cancer risks. At Harvard University, researchers zeroed in on red meat, finding that individuals eating beef, pork, or lamb daily have approximately three times the colon cancer risk, compared to people who generally avoid these products. 25,26 A review of 32 case-control and 13 cohort studies concluded that meat consumption is associated with an increase in colorectal cancer risk, with the association being more consistently found with red meat and processed meat.12 And, in the recently published Cancer Prevention Study II, involving 148,610 adults followed since 1982, the group with the highest red meat and processed meat intakes had approximately 30 to 40 percent and 50 percent higher colon cancer risk, respectively, compared to those with lower intakes.27 In this study, high red meat intake was defined as 3 ounces of beef, lamb, or pork for men and 2 ounces for women daily, the amount in a typical hamburger. High processed meat intake (ham, cold cuts, hot dogs, bacon, sausage) was defined as 1 ounce eaten 5 or 6 times a week for men, and 2 or 3 times a week for women—the amount in one slice of ham. In addition, earlier studies have also indicated that those consuming white meat, particularly chicken, have approximately a threefold higher colon cancer risk, compared to vegetarians.28

    Secondary bile acids are probably part of the problem. In order to absorb fat, the liver makes bile, which it stores in the gallbladder. After a meal, the gallbladder sends bile acids into the intestine, where they chemically modify the fats eaten so they can be absorbed. Unfortunately, bacteria in the intestine turn these bile acids into cancer-promoting substances called secondary bile acids. Meats not only contain a substantial amount of fat; they also foster the growth of bacteria that cause carcinogenic secondary bile acids to form.

    Cooking methods that promote the formation of HCAs are believed to play a significant role in colorectal cancer risk. A case-control study in North Carolina that analyzed meat intake by level of doneness, cooking method, and estimated intake of HCAs in 620 colon cancer patients and 1038 controls, found that not only was red meat intake positively associated with colon cancer risk, but also pan-frying was the riskiest way to prepare meat due to high HCA formation.29 Confirmation of the link between frying and colorectal cancer risk was adduced in the review mentioned above, where high frying temperature was found to increase colon cancer risk almost twofold, and rectal cancer risk by 60 percent.12

    Prostate Cancer

    Prostate cancer is one of the leading cancers among men in the U.S., and researchers have explored a number of possible dietary factors contributing to prostate cancer risk. These include dietary fat, saturated fat, dairy products, and meat, as well as dietary factors that may decrease risk, such as the consumption of carotenoids and other antioxidants, fiber, and fruit. As with breast cancer risk, a man’s intake of dietary fat, which is abundant in meat and other animal products, increases testosterone production, which in turn increases prostate cancer risk. One of the largest nested case-control studies, which showed a positive association between prostate cancer incidence and red meat consumption, was done at Harvard University in an analysis of almost 15,000 male physicians in the Physicians’ Health Study.30 Although this study primarily analyzed plasma fatty acids and prostate cancer risk, the authors found that men who consumed red meat at least five times per week had a relative risk of 2.5 for developing prostate cancer compared to men who ate red meat less than once per week. The most comprehensive dietary cohort study on diet and prostate cancer risk reported on nearly 52,000 health professionals in Harvard’s Health Professionals Follow-Up Study, which completed food frequency questionnaires in 1986.31 The report, based on 3 to 4 years of follow-up data, found a statistically significant relationship between higher red meat intake and the risk of prostate cancer, with red meat as the food group with the strongest positive association with advanced prostate cancer. These and other study findings suggest that reducing or eliminating meat from the diet reduces the risk of prostate cancer.32

    Other Cancers

    Although not as extensively studied as breast, colon, and prostate cancer risk, a number of studies have concluded that meat consumption may play a significant role in kidney and pancreatic cancer risk. Three of eight case-control studies examining the relationship between renal cell carcinoma and meat consumption found a statistically significant increase in risk with a high consumption of meat. In addition, a prospective study in Japan found that people consuming meat daily had higher death rates from kidney cancer than those eating meat less frequently.5

    Pancreatic cancer is relatively uncommon, yet it is frequently fatal, with fewer than 20 percent of cases surviving for one full year. Daily meat intake has been shown to be associated with increased pancreatic cancer risk in a number of prospective, cohort, and case-control studies.5 Some of these studies have singled out beef and pork consumption and have concluded there is a higher risk for pancreatic cancer with a higher intake of these foods.5 Dietary fat, saturated fat, and protein intake has not demonstrated a relationship with pancreatic cancer risk, however. This finding implies that cooking methods, and possibly HCA and PAH formation in cooked meat, might explain the association as well as some of the inconsistencies in data that show a relationship between meat in the diet and pancreatic carcinogenesis.5

    Conclusion

    Two themes consistently emerge from studies of cancer from many sites: vegetables and fruits help to reduce risk, while meat, animal products, and other fatty foods are frequently found to increase risk. Consumption of dietary fat drives production of hormones, which, in turn, promotes growth of cancer cells in hormone-sensitive organs such as the breast and prostate. Meat is devoid of the protective effects of fiber, antioxidants, phytochemicals, and other helpful nutrients, and it contains high concentrations of saturated fat and potentially carcinogenic compounds, which may increase one’s risk of developing many different kinds of cancer.

    Vegetarian diets and diets rich in high-fiber plant foods such as whole grains, legumes, vegetables, and fruits offer a measure of protection.5 Fiber greatly speeds the passage of food through the colon, effectively removing carcinogens, and fiber actually changes the type of bacteria that is present in the intestine, so there is reduced production of carcinogenic secondary bile acids. Plant foods are also naturally low in fat and rich in antioxidants and other anti-cancer compounds. Not surprisingly, vegetarians are at the lowest risk for cancer and have a significantly reduced risk compared to meat-eaters.33

    References

    1. Thorogood M, Mann J, Appleby P, McPherson K. Risk of death from cancer and ischaemic heart disease in meat and non-meat eaters. Br Med J 1994; 308:1667-70.
    2. Chang-Claude J, Frentzel-Beyme R, Eilber U. Mortality patterns of German vegetarians after 11 years of follow-up. Epidemiology 1992;3:395-401.
    3. Chang-Claude J, Frentzel-Beyme R. Dietary and lifestyle determinants of mortality among German vegetarians. Int J Epidemiol 1993;22:228-36.
    4. Barnard ND, Nicholson A, Howard JL. The medical costs attributable to meat consumption. Prev Med 1995;24:646-55.
    5. World Cancer Research Fund. Food, nutrition, and the prevention of cancer: A global perspective. American Institute of Cancer Research. Washington, DC: 1997.
    6. Skog KI, Johansson MAE, Jagerstad MI. Carcinogenic heterocyclic amines in model systems and cooked foods: a review on formation, occurrence, and intake. Food and Chem Toxicol 1998;36:879-96.
    7. Robbana-Barnat S, Rabache M, Rialland E, Fradin J. Heterocyclic amines: occurrence and prevention in cooked food. Environ Health Perspect 1996;104:280-8.
    8. Thiebaud HP, Knize MG, Kuzmicky PA, Hsieh DP, Felton JS. Airborne mutagens produced by frying beef, pork, and a soy-based food. Food Chem Toxicol 1995;33(10):821-8.
    9. Sinha R, Rothman N, Brown ED, et al. High concentrations of the carcinogen 2-amino-1-methyl-6-phenylimidazo-[4,5] pyridine [PhlP] occur in chicken but are dependent on the cooking method. Cancer Res 1995;55:4516-19.
    10.Jagerstad M, Skog K, Grivas S, Olsson K. Formation of heterocyclic amines using model systems. Mutat Res. 1991 Mar-Apr;259(3-4):219-33.
    11.Murtaugh MA, Ma KN, Sweeney C, Caan BJ, Slattery ML. Meat Consumption patterns and preparation, genetic variants of metabolic enzymes, and their association with rectal cancer in men and women. J Nutr. 2004 Apr;134(4):776-784.
    12.Norat T, Riboli E. Meat consumption and colorectal cancer: a review of epidemiologic evidence. Nutr Rev. 2001 Feb;59(2):37-47.
    13.Armstrong B, Doll R. Environmental factors and cancer incidence and mortality in different countries, with special reference to dietary practices. Int J Cancer 1975;15:617-31.
    14.Carroll KK, Braden LM. Dietary fat and mammary carcinogenesis. Nutrition and Cancer 1985;6:254-9.
    15.Rose DP, Boyar AP, Wynder EL. International comparisons of mortality rates for cancer of the breast, ovary, prostate, and colon, and per capita food consumption. Cancer 1986;58:2363-71.
    16.Lands WEM, Hamazaki T, Yamazaki K, et al. Changing dietary patterns. Am J Clin Nutr 1990;51:991-3. 17.Hirayama T. Epidemiology of breast cancer with special reference to the role of diet. Prev Med 1978;7:173-95.
    18.Dorgan JF, Hunsberger SA, McMahon RP, et al. Diet and ...hormones in girls: findings from a randomized controlled clinical trial. J Natl Cancer Inst 2003;95:132-41.
    19.Cho E, Spiegelman D, Hunter DJ, et al. Premenopausal fat intake and risk of breast cancer. J Natl Cancer Inst 2003;95:1079-85.
    20.Boyd NF, Stone J, Vogt KN, Connelly BS, Martin LJ, Minkin S. Dietary fat and breast cancer risk revisited: a meta-analysis of the published literature. Br J Cancer. 2003 Nov 3;89(9):1672-85.
    21.De Stefani E, Ronco A, Mendilaharsu M, Guidobono M, Deneo-Pellegrini H. Meat intake, heterocyclic amines, and risk of breast cancer: a case-control study in Uruguay. Cancer Epidemiol Biomarkers Prev 1997;6(8):573-81.
    22.Matos EL, Thomas DB, Sobel N, Vuoto D. Breast cancer in Argentina: case-control study with special reference to meat eating habits. Neoplasma 1991;38(3):357-66.
    23.Snyderwine EG. Some perspectives on the nutritional aspects of breast cancer research. Food-derived heterocyclic amines as etiologic agents in human mammary cancer. Cancer. 1994 Aug 1;74(3 Suppl):1070-7.
    24.Singh PN, Fraser GE. Dietary risk factors for colon cancer in a low-risk population. Am J Epidemiol 1998;148(8):761-74.
    25.Giovannucci E, Rimm EB, Stampfer MJ, Colditz GA, Ascherio A, Willett WC. Intake of fat, meat, and fiber in relation to risk of colon cancer in men. Cancer Res 1994;54(9):2390-7.
    26.Willett WC, Stampfer MJ, Colditz GA, Rosner BA, Speizer FE. Relation of meat, fat, and fiber intake to the risk of colon cancer in a prospective study among women. N Engl J Med 1990;323:1664-72.
    27.Chao A, Thun MJ, Connell CJ, et al. Meat consumption and risk of colorectal cancer. JAMA 2005;293:172-82.
    28.Fraser GE. Associations between diet and cancer, ischemic heart disease, and all-cause mortality in non-Hispanic white California Seventh-day Adventists. Am J Clin Nutr 1999;70(suppl):532S-8S.
    29.Butler LM, Sinha R, Millikan RC, Martin CF, Newman B, Gammon MD, Ammerman AS, Sandler RS. Heterocyclic amines, meat intake, and association with colon cancer in a population-based study. Am J Epidemiol. 2003 Mar 1;157(5):434-45.
    30.Gann PH, Hennekens CH, Sacks FM, Grodstein F, Giovannucci EL, Stampfer MJ. Prospective study of plasma fatty acids and risk of prostate cancer. J Natl Cancer Inst. 1994 Feb 16;86(4):281-6.
    31.Giovannucci E, Rimm EB, Colditz GA, Stampfer MJ, Ascherio A, Chute CC, Willett WC. A prospective study of dietary fat and risk of prostate cancer. J Natl Cancer Inst. 1993 Oct 6;85(19):1571-9.
    32.Kolonel LN. Nutrition and prostate cancer. Cancer Causes Control. 1996 Jan;7(1):83-44.
    33.Phillips RL. Role of lifestyle and dietary habits in risk of cancer among Seventh-day Adventists. Cancer Res 1975;35(Suppl):3513-22.

    trackback : http://www.suprememastertv.com/bbs/t...veg_data_au/73



  13. #73
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 73. NGUỒN LIỆU TRƯỜNG CHAY


    Tiêu Thụ Thịt Đỏ Chế Biến Tăng Nguy Cơ Ung Thư Đáng Kể

    Nguồn: cancerproject.org


    Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ và Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới gần đây phát hành một tường trình mới toàn diện về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, và ung thư. Tường trình do hội đồng nghiên cứu gia khắp thế giới viết, xem duyệt hơn 7.000 nghiên cứu quy mô lớn, và bao gồm 10 đề nghị lối sống mới và dinh dưỡng để phòng ngừa ung thư.Tường trình phát hiện rằng ngay cả một phần nhỏ rượu và thịt đỏ được chế biến có thể tăng nguy cơ ung thư đáng kể, và không có thịt chế biến nào tuyệt đối an toàn. Mỗi 1,7 oz thịt chế biến được tiêu thụ mỗi ngày, tăng 21% nguy cơ ung thư ruột già. Tường trình còn tìm ra rằng chất béo cơ thể dư thừa tăng nguy cơ bệnh ung thư ruột, thận, tuyến tụy, thực quản, tử cung, cũng như ung thư ngực tiền mãn kinh.
    Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới/Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ. Thực phẩm, dinh dưỡng, hoạt động thể chất, và phòng ngừa ung thư: một quan điểm toàn cầu. Washington DC: AICR, 2007.

    trackback : http://www.suprememastertv.com/bbs/t...veg_data_au/74



  14. #74
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 73. NGUỒN LIỆU TRƯỜNG CHAY


    Dinh Dưỡng Chay cho Trẻ Em : Đúng từ Khởi Đầu

    Nguồn: Physicians Committee for Responsible Medicine

    Eating habits are set in early childhood. Choosing a vegetarian diet can give your child—and your whole family—the opportunity to learn to enjoy a variety of wonderful, nutritious foods.

    Children raised on fruits, vegetables, whole grains, and legumes grow up to be slimmer and healthier and even live longer than their meat-eating friends. It is much easier to build a nutritious diet from plant foods than from animal products, which contain saturated fat, cholesterol, and other substances that growing children can do without. As for essential nutrients, plant foods are the preferred source because they provide sufficient energy and protein packaged with other health-promoting nutrients such as fiber, antioxidant vitamins, minerals, and phytochemicals.

    Complete Nutrition for Children
    Vegetarian diets provide excellent nutrition for all stages of childhood, from birth through adolescence. Of course, an infant’s nutritional needs are best met by his or her mother’s breast milk. It’s nature’s way of boosting the baby’s immunity as well as his or her psychological well-being.

    Doctors recommend introducing solid foods in the middle of the first year of life. The best weaning foods are soft plant foods such as ground, cooked cereals, mashed fruits, and well-cooked vegetables. Given a chance, toddlers and young children usually enjoy a wide variety fruits, vegetables, grains, and legumes—even more so if they are involved in the preparation. School-aged children are often curious about where their food comes from and delight in learning how to cook, visiting farmers’ markets, and gardening. Adolescents raised on a vegetarian diet often find they have an easy time maintaining a healthy weight and have fewer problems with acne, allergies, and gastrointestinal problems than their meat-eating peers.

    Some studies suggest that the growth of vegetarian children is more gradual than that of non-vegetarians—in other words, vegetarian children grow a bit more slowly at first, but they catch up later on. Final heights and weights for vegetarian children are comparable to those of meat-eating children. Interestingly, breast-fed babies also grow more slowly than bottle-fed babies. Somewhat less rapid growth during the early years is thought to decrease disease risk later in life.

    On the other hand, diets rich in animal protein, found in meat, eggs, and dairy products, appear to reduce the age of puberty, as shown in a 2000 study from the Harvard School of Public Health, which found that girls who consumed higher levels of animal protein compared to vegetable protein between 3 and 8 years of age went through menarche earlier. Nature may well have designed the human body to grow up more gradually, to reach puberty later, and to last longer than most people raised on omnivorous diets experience.

    In a 1980 study in Boston, researchers measured the IQs of vegetarian children. Some of the children were following a macrobiotic diet, a few were Seventh-day Adventists (many of whom follow a plant-based diet), and the rest were from families that had simply decided to go vegetarian. On intelligence testing, the kids were considerably above average, with a mean IQ of 116. Now, the diet may have had nothing to do with their intelligence. Rather, these vegetarian families were better educated than the average meat-eating family, and it is probably the parental education, rather than a dietary effect, that was reflected in their children’s measured intelligence. However, this study should reassure vegetarian parents who wonder whether animal products contain something necessary for brain development. Clearly, they do not.

    Perhaps the most important consideration for feeding children is this: Lifelong dietary habits are established at a young age. Children who acquire a taste for chicken nuggets, roast beef, and French fries today are the cancer patients, heart patients, and diabetes patients of tomorrow. Children who are raised on whole grains, vegetables, fruits, and legumes will have a lower risk of heart disease, stroke, diabetes, cancer, and many obesity-related illnesses compared to their counterparts raised on the average American diet. Because of this, they will also tend to live years longer.

    Nutrient Needs
    The complex carbohydrates found in whole grains, beans, and vegetables provide the ideal energy to fuel a child’s busy life. Cultivating a taste for brown rice, whole wheat breads and pastas, rolled oats, and corn, as well as the less common grains barley, quinoa, millet, and others, will boost the fiber and nutrient content of a child’s diet. In addition, steering children away from sweets, sugary drinks, highly processed baked products, and overly sweet cereals will help them avoid overeating and gaining unwanted weight.

    Naturally, children need protein to grow, but they do not need high-protein, animal-based foods. Many people are unaware that a varied menu of grains, beans, vegetables, and fruits supplies plenty of protein. The “protein deficiencies” that our parents worried about in impoverished countries were the result of starvation or diets restricted to very few food items. Protein deficiency is extremely unlikely on a diet drawn from a variety of plant foods.

    Very young children may need a slightly higher fat intake than adults do. Healthier fat sources include soybean products, avocados, and nut butters. Soy “hot dogs,” peanut butter and jelly sandwiches, seasoned veggie burgers, and avocado chunks in salads, for example, are very well accepted. However, the need for fat in the diet should not be taken too far. American children often have fatty streaks in the arteries—the beginnings of heart disease—before they finish high school. In contrast, Japanese children traditionally grew up on diets much lower in fat and subsequently had fewer problems with diabetes, heart disease, obesity, and other chronic diseases.

    Parents will want to make sure their child’s diet includes a regular source of vitamin B12, which is needed for healthy blood and nerve function. Deficiencies are rare, but when they happen, they can be a bit hard to detect. Vitamin B12 is plentiful in many commercial cereals, fortified soy and rice milks, and nutritional yeast. Check the labels for the words cyanocobalamin or B12. Children who do not eat these supplemented products should take a B12 supplement of 3 or more micrograms per day. Common children’s vitamins contain more than enough B12. Spirulina and seaweed are not reliable sources of vitamin B12.

    The body also requires vitamin D, which children and parents are happy to know can be obtained by simply playing outdoors in the sun. Fifteen to twenty minutes of daily sunlight on the hands and face is enough sun exposure for the body’s skin cells to produce the necessary vitamin D. Children in latitudes with diminished sunlight may need the vitamin D found in multivitamin supplements or fortified non-dairy milks.

    For calcium, beans, dried figs, sweet potatoes, and green vegetables, including collards, kale, broccoli, mustard greens, and Swiss chard, are excellent sources. Fortified soymilk and rice milk and calcium-fortified juices provide a great deal of calcium as well. In addition, eating lots of fruits and vegetables, excluding animal proteins, and limiting salt intake all help the body retain calcium.

    Growing children also need iron found in a variety of beans and green, leafy vegetables. The vitamin C in vegetables and fruits enhances iron absorption, especially when eaten together with an iron-rich food. One example is an iron-rich bean burrito eaten with vitamin C-rich tomato salsa. Few people are aware that cow’s milk is very low in iron and can induce a mild, chronic blood loss in the digestive tract, which can reduce iron and cause an increased risk of anemia.

    Infants
    Again, the best food for newborns is breast milk. When breast-feeding is not possible, commercial soy formulas are nutritionally adequate. There is no need for infants to be raised on cow’s milk formulas. In addition to containing colic-inducing proteins that bother many children, cow’s milk is a common cause of allergies. Unfortunately, immune responses to milk proteins are implicated in insulin-dependent diabetes and even in Sudden Infant Death Syndrome. Soy formulas are commonly used in all hospital nurseries, although they can occasionally be allergenic as well. Soymilk sold in grocery stores for adults is not the same as soy baby formula, however, and is not adequate for infants.

    Infants do not need any nourishment other than breast milk or soy formula for the first half year of life, and they should continue to receive breast milk or formula at least throughout their first 12 months. Breast-fed infants also need about two hours a week of sun exposure to make vitamin D—a great motivator for Mom to get back into a walking routine. Some infants, especially those who are dark-skinned or who live in cloudy climates, may not make adequate amounts of vitamin D. In these cases, vitamin D supplements may be necessary.

    At about 5 to 6 months of age, or when baby’s weight has doubled, other foods can be added to the diet. Pediatricians often recommend starting with an iron-fortified cereal because, at about 4 to 6 months, infants’ iron stores, which are naturally high at birth, begin to decrease. Add one simple new food at a time, at one- to two-week intervals.

    The following guidelines provide a flexible plan for adding foods to your baby’s diet.
    5 to 6 Months

    Introduce iron-fortified infant cereal. Try rice cereal first, mixed with a little breast milk or soy formula, since it is the least likely to cause allergies. Then, offer oat or barley cereals. Most pediatricians recommend holding off on introducing wheat until the child is at least 8 months old, as it tends to be more allergenic.
    6 to 8 Months

    Introduce vegetables. Potatoes, green beans, carrots, and peas are all good choices. They should be thoroughly cooked and mashed.
    Introduce fruits. Try mashed bananas, avocados, or strained peaches, or applesauce.
    Introduce breads. By 8 months of age, most babies can eat crackers, bread, and dry cereal.
    Introduce protein-rich foods. Also by about 8 months, infants can begin to eat higher protein foods like tofu or beans that are well cooked and mashed.
    Children and Teens
    Children have high calorie and nutrient needs, but their stomachs are small. Offer your child frequent snacks, and include some less “bulky” foods like refined grains and fruit juices. Do limit juices, however, since children may fill up on them, preferring their sweetness to other foods.

    Teenagers often have high energy needs and busy schedules. Keeping delicious, healthy snack choices on hand and guiding teens to make lower-fat selections when eating out will help to steer them away from dining pitfalls that often cause weight gain and health problems for adolescents. Caloric needs vary from child to child. The following guidelines are general ones.

    FOOD GROUPS
    Whole Grains

    Whole grains include breads, hot and cold cereals, pasta, cooked grains (such as rice and barley), and crackers.
    One serving equals 1/2 cup of pasta, grains, or cooked cereal, 3/4 to 1 cup of ready-to-eat cereal, 1/2 bun or bagel, or 1 slice of bread.
    Vegetables

    Dark green vegetables” include broccoli, kale, spinach, collard greens, turnip greens, mustard greens, beet greens, bok choy, and Swiss chard.
    Other vegetables” refers to all other vegetables, fresh or frozen, raw or cooked.
    One serving of vegetables equals 1/2 cup cooked or 1 cup raw (unless an amount is specified).
    Legumes, Nuts, Seeds, and Non-Dairy Milks

    Legumes include any cooked bean such as pinto, kidney, lentils, split peas, black-eyed peas, navy beans, and chickpeas, as well as soy products, such as tofu, veggie burgers, soy “hot dogs” or sandwich slices, and tempeh.
    One serving of legumes equals 1/2 cup of beans, tofu, or other item (unless an amount is specified).
    Non-dairy milks include breast milk and soy formula for infants and toddlers, and rice-, soy-, and other vegetable-based milks for children at least 1 year of age. Choose fortified soymilk, such as Westsoy Plus, Enriched VitaSoy, or Edensoy, whenever possible, or use other fortified vegetable-based milks.
    One serving of non-dairy milk equals 1 cup.
    Nuts include whole or chopped nuts, nut butters, whole seeds, and seed butters.
    One to two servings of nuts may be included in a healthy diet, but they are optional. One serving of nuts or nut butters equals 1 tablespoon.
    Fruits

    Fruits include all fruits, fresh or frozen, raw or cooked, and fruit juices.
    One serving equals 1/2 cup cooked fruit, 1/2 cup fruit juice, 1/4 cup dried fruit, or 1 piece of fruit (unless an amount is specified.)
    Daily Meal Planning for Children and Teens
    1- to 4-Year-Olds
    Whole Grains, Breads, Cereals: 4 servings
    Vegetables: 2-4 tablespoons dark green vegetables , 1/4 to 1/2 cup other vegetables
    Legumes, Nuts, Seeds, Non-Dairy Milks: 1/4 to 1/2 cup legumes, 3 servings breast milk, soy formula, soymilk, or other non-dairy milk
    Fruits: 3/4 to 1 1/2 cups

    5- to 6-Year-Olds
    Whole Grains, Breads, Cereals: 6 servings
    Vegetables: 1/4 cup dark green vegetables , 1/4 to 1/2 cup other vegetables
    Legumes, Nuts, Seeds, Non-Dairy Milks: 1/2 to 1 cup legumes , 3 servings soymilk or other non-dairy milk
    Fruits: 1 to 2 cups

    7- to 12-Year-Olds
    Whole Grains, Breads, Cereals: 7 servings
    Vegetables: 1 serving dark green vegetables , 3 servings other vegetables
    Legumes, Nuts, Seeds, Milks:2 servings legumes , 3 servings soymilk or other non-dairy milk
    Fruits: 3 servings

    13- to 19-Year-Olds
    Whole Grains, Breads, Cereals: 10 servings
    Vegetables: 1-2 servings dark green vegetables , 3 servings other vegetables
    Legumes, Nuts, Seeds, Non-Dairy Milks: 3 servings legumes , 2-3 servings soymilk or other non-dairy milk
    Fruits: 4 servings
    Be sure to include a source of vitamin B12, such as any typical children’s multivitamin or vitamin-fortified cereals or soymilk.

    SAMPLE MENUS
    Ages 1 to 4 years
    Breakfast: Oatmeal with applesauce, calcium-fortified orange juice
    Lunch: Hummus (chickpea and sesame seed butter spread) on crackers, banana, soymilk, carrot sticks
    Dinner: Corn, mashed sweet potatoes, steamed kale, soymilk
    Snacks: Peach, Cheerios, soymilk

    Ages 4 to 6 years
    Breakfast: Whole grain cereal with banana and soymilk, orange wedges
    Lunch: Tofu-Egg Salad Sandwich, apple juice, carrot sticks, Oatmeal Cookie
    Dinner: Baked beans with soy “hot dog” pieces, baked potato, spinach, soymilk, fruit salad
    Snacks: Trail mix, graham crackers, soymilk

    Ages 7 to 12 years
    Breakfast: Strawberry-Banana Smoothie, toast with almond butter, calcium-fortified orange juice
    Lunch: Hearty Chili Mac, green salad, bread
    Dinner: Steamed broccoli with nutritional yeast, steamed carrots, Oven Fries, apple crisp, soymilk
    Snacks: Popcorn, figs, soy “ice cream”

    Ages 13 to 19 years
    Breakfast: Bagel with apple butter, banana, calcium-fortified orange juice
    Lunch: Bean burrito with lettuce, tomato, and guacamole, rice, baked tortilla chips and salsa
    Dinner: Braised broccoli, carrots, yellow squash, and mushrooms, Peanut Butter Spaghetti, cucumber salad, soymilk
    Snacks: Hummus and baby carrots, fruit smoothie, Luna or Clif Bar

    RECIPES
    Strawberry-Banana Smoothie
    Hearty Chili Mac
    Bean Burritos
    Oatmeal Cookies
    Tofu-Egg Salad Sandwich
    Apple Crisp
    Peanut Butter Spaghetti
    Hummus

    Oven Fries
    Makes 4 1-cup servings
    2 russet potatoes (about 1 pound)
    2 teaspoons olive oil
    1 teaspoon paprika
    1/4 teaspoon salt
    Preheat oven to 450°F. Line a 9-by-13-inch (or larger) baking dish with baking parchment or foil. Scrub potatoes, but do not peel. Cut into fries or wedges. Place in a large bowl and toss with oil, paprika, and salt. Spread potatoes in a single layer in the baking dish and bake until tender when pierced with a fork, about 30 minutes.

    For more information on healthy eating for children, please visit…
    www.HealthyEatingSeries.com — look for Healthy Eating for Life for Children by PCRM’s expert panel of doctors and nutritionists in bookstores
    www.StrongBones.org — order your free copy of Parents’ Guide to Building Better Bones
    www.HealthySchoolLunches.org — get information on how to improve food offerings in public and private schools

    Source from PCRM (Physicians Committee for Responsible Medicine)

    trackback :

    http://www.suprememastertv.com/bbs/t...veg_data_au/75



  15. #75
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 75. NGUỒN LIỆU TRƯỜNG CHAY


    Phòng ngừa & đảo ngược bệnh tim

    Nguồn: Physicians Committee for Responsible Medicine

    Preventing and Reversing Heart Disease

    If you are interested in speaking in your community about the role of vegan diets in the prevention and treatment of heart disease, please feel free to use this Preventing and Reversing Heart Disease lecture as a template for your discussion. To request literature to accompany you discussion, please contact literature@pcrm.org or 202-686-2210, ext. 346.

    Are there aspects of your health you would like to change? Perhaps you might like to lose a few pounds, bring your cholesterol down, or get away from medicines.

    I am here today to talk about some surprising ways to keep a healthy heart—not through prescript-xions or bypass surgery, but through simple changes to the menu.

    If all the parts of your circulatory system—the veins, arteries and capillaries—were placed end to end, they would stretch for more than 60,000 miles. That's more than two times around the earth! But one tiny blockage could bring all 60,000 miles to a halt. Doctors use many medicines and surgical procedures to keep the system running.

    But back in 1990, a major shift began in medical practice. That was the year that a young doctor in California published a study that set out to test whether heart disease could not simply be prevented, but might actually be reversed. And he wanted to see if it could be done, not with surgery or drugs, but with diet and lifestyle changes alone.1 This notion was inconceivable to some. After all, heart disease was a one-way street unless it was treated with cholesterol-lowering drugs, heart pills, and when needed, open-heart surgery.

    Dr. Dean Ornish, a Harvard-trained physician, studied 47 patients in the San Francisco Bay Area, all of whom had significant heart disease. That is, the coronary arteries that brought blood and oxygen to their hearts were starting to narrow, pinching off blood flow and threatening the viability of the heart. Some had already had heart attacks. He assigned half of the patients to a control group that received the standard care that doctors usually prescribe, meaning a diet centered on “lean” meat, poultry, and fish, along with various medications and the usual advice not to smoke.

    The remaining patients were assigned to a very different program. They were asked to follow four steps:

    A low-fat, vegetarian diet
    Brisk walking for a half-hour per day or an hour three times per week
    No smoking
    Stress management exercises
    He used a vegetarian diet, because cholesterol and saturated fat are found mainly in animal products. So the prescribed diet excluded red meat, poultry, and fish, virtually eliminating cholesterol and animal fat. It reduced all sources of fat, including vegetable oils. But Dr. Ornish used no drugs at all—not even cholesterol-lowering drugs. The program consisted only of simple diet and lifestyle changes.

    One year later, all patients had an angiogram—a special x-ray that reveals the blockages in the coronary arteries, and the results were compared to the same sort of test done at the beginning of the study. The results made medical history. The control-group patients, who had been following the more traditional medical routine, had not generally improved. In fact, the blockages in their coronary arteries were worse, on average, than at the beginning of the study. They still had chest pain and still needed medications. That was not news. Despite typical heart treatments, heart disease usually worsens as time goes on.

    For the patients in the experimental group, however, the story was very different. Chest pain began to disappear within weeks. Their cholesterol levels dropped dramatically. And their coronary arteries, which had been gradually closing off, year after year, were actually starting to reopen. In fact, the effect was so great that angiograms showed clear evidence of reopening in 80% of patients in the first year.

    These results were published in The Lancet in 1990 and gave doctors a new tool for reversing heart disease. The program cost much less than surgery, was surprisingly easy to follow, and could help keep patients healthy over the long run. The only “side effects” were good ones: the average patient lost 22 pounds in the first year!

    A Cleveland Clinic surgeon, named Caldwell Esselstyn, used the same type of diet for severely ill heart patients.Some of the patients had been told they had less than a year to live. But of the 17 patients who stuck to the program, there was not a single cardiac event over the next 12 years! They were alive and well—and had reversed their disease.

    Think of what this means.

    Three-thousand Americans have heart attacks every day,2 40 percent of which are fatal. Those who survive often go on to have another heart attack later on.

    Every day, nearly 2,600 Americans die of some type of cardiovascular disease, including heart attacks, strokes, and kidney disease caused by blockages in the arteries to the kidney. This means one death every 34 seconds.3

    But this need not happen. In fact, a quick survey of cultures around the world shows that heart disease is not inevitable. It can be prevented and, as we have learned, even reversed.

    But first, what is heart disease?

    Common heart disease is the growth of small raised areas – little bumps, if you will--on the inside of arteries. These bumps are called plaques and are composed of cholesterol, fat, and cells overgrowing from the artery’s muscle layer. These plaques start forming in young adulthood—sometimes even in childhood. It takes major changes to make them retreat. But it can indeed be done.

    By now you might be asking, “Is this happening to me?” Well, let me walk you through how to size up your risk of a heart attack.

    Here are the major risk factors:

    High cholesterol levels. Do you have a total cholesterol level above 200? If so, you are at risk. But, as we’ll see in a minute, we will set an even stricter cholesterol goal—around 150. We’ll talk more about these numbers in a bit.
    High blood pressure. Ideally, your blood pressure should be less than 120 over 80.
    Excess weight. Sixty-five percent of the American adult population is overweight or obese. Extra weight increases the risk of heart disease, as well as high blood pressure, high cholesterol, and type 2 diabetes.
    Diabetes. Both type 1 and type 2 diabetes heighten your risk.
    Smoking. Do you smoke? Smoking wreaks havoc on your blood vessels and heart, making heart disease that much more probable.
    Sedentary lifestyle. The American Heart Association classifies sedentary lifestyle as a major risk factor.
    Family history of heart disease. If heart disease runs in your family, it could mean that you share genes that increase the risk for heart problems. Or, it could also mean that you share recipes that increase your risks, too, if you catch my meaning.
    There are other factors that are not necessarily as decisive as the ones I’ve just mentioned, but can be contributors as well:

    Chronic stress, and a so-called “type A” personality—that is, a person who is chronically impatient and bossy.
    Age: Men 45 years and older and women 55 years and older are at higher risk. However, the risk may have nothing to do with age, but with a longer time following a bad diet, smoking, or other unhealthy habits.
    Gender: Men are more likely to have heart disease than women early in life. However, women catch up after menopause. Cardiovascular disease is the leading cause of death for both men and women in the United States.
    If you have more than one of these risk factors, this is the perfect time to consider making some changes. And that’s why I’m here today – to show you how.

    Okay, I know my risks. What do I do? How do I select foods that bring my cholesterol down and get my heart into shape?

    Let’s focus on cholesterol for a moment.

    In Framingham, Massachusetts, the Framingham Heart Study has spent many decades tracking who gets heart attacks and who doesn’t. Among its key findings is that the lower your cholesterol, the lower your risk of heart problems. While some authorities consider 200 mg/dl to be the boundary between desirable levels and high levels, the Framingham Study showed that a level of 190 is actually better than 200. And 180 is better than 190. And your risk drops as your cholesterol drops, until you reach a cholesterol of about 150. In decades of research, not a single person in the Framingham Heart Study with a cholesterol level below 150 had a heart attack. So, ideally, our cholesterol levels would remain under 150, based on this research, as opposed to the arbitrary goal of 200.

    The 200 goal for cholesterol was set because it is a nice round number that is very close to the American average. The problem is, about one-third of the heart attacks in the U.S. occur in people with cholesterol levels under 200. We need to set our sights on lower levels.

    To bring your cholesterol down, the first step is to know where cholesterol is and to avoid it.

    Now, cholesterol is not the same as the fat you see around the edge and running all through a raw piece of meat. If you had cholesterol on the tip of your finger it would look and feel like wax. It is a raw material made in the cells of all animals, including the human animal. It is used to make cell membranes and hormones, among other functions.

    But particles of cholesterol are microscopic. It lurks in the cell membranes of the muscle cells that make up a chicken breast or salmon filet, and is not the same as the fat you see in raw meat. Surprisingly, it mainly resides in the lean portion of meats.

    Cholesterol in the foods you eat raises your cholesterol level, and animal products are the only significant source of cholesterol in the diet.

    But here is the thing to remember:

    When you eat animal products, you are ingesting that animal’s cholesterol—in the cell membranes of animal cells you are eating—which is then added to the cholesterol that you naturally produce. It’s easy to know where cholesterol is found: All animal products contain cholesterol.

    It’s in chicken, fish, and, of course, burgers. Dr. William Castelli, the former director of the Framingham Heart Study, used to say, “When you see the Golden Arches, you’re on the road to the Pearly Gates.”

    Cholesterol is different from fat. But fat is an even bigger problem. Saturated fat stimulates your body to make more cholesterol.

    Saturated fats are sometimes called “bad fats.” Their name comes from the fact that the fat molecule is completely covered with hydrogen atoms—that is, saturated with them. If it is not covered with hydrogens, it is called unsaturated. Saturated fats stimulate your liver to make more cholesterol, while unsaturated fats do not.

    Luckily, you don’t have to be a chemist to identify saturated fats. They are easy to spot because they are solid at room temperature. Unsaturated fats are liquids. To picture the difference, imagine a frying pan full of hot bacon grease. Pour it into a jar, and what happens? As it gradually cools down, it turns into a waxy solid. Vegetables oils, on the other hand, are liquid at room temperature, which is a sign that they contain less saturated fat. Animal products contain substantial amounts of fat, especially saturated fat. In contrast, nearly all fruits, vegetables, whole grains and beans are very low in fat overall, with little saturated fat.

    Okay, let’s compare some foods. It may surprise you to know that chicken has essentially the same cholesterol content as beef. Remember, cholesterol is mainly in the lean portion, and is not the same as fat.

    But chicken’s fat content is nothing to brag about either. Here are the numbers:

    [Table of fat content]

    The leanest beef is about 29 percent of calories from fat. Skinless chicken breast is not much lower, at 23 percent. Fish vary. Some are lower and some, such as salmon, are higher. Some salmon varieties come in at around 50 percent fat. All fish products contain significant amounts of cholesterol, too. Shellfish are among the highest, beating out both beef and chicken.

    A single egg packs in about 213 mg of cholesterol–the most concentrated cholesterol in any common food.

    So the best way to lower your cholesterol is to avoid animal products. And now it becomes clear why Dr. Ornish’s study used a vegetarian diet to reverse heart disease. Plants contain essentially no cholesterol and no animal fat.

    Some doctors still recommend “chicken and fish” diets. But these diets are not very effective. They lower the amount of “bad cholesterol” in your blood by about 5 percent. A vegetarian diet typically has about four times more power, lowering your “bad cholesterol” by a good 20 percent.

    We now have the most powerful tools yet for gaining control over the health of our hearts. So let me show you how to translate this into meals you’ll love—and that will love you back.

    You can start by making some simple changes in your current favorite meals.

    Let’s start with breakfast. Maybe you enjoy a bowl of cereal with milk in the morning. Well, try a high fiber cereal such as old-fashioned oatmeal with soy milk or rice milk; add some cinnamon and raisins for extra flavor. Not only are you getting the cholesterol and animal fat out, but you are boosting your fiber intake as well. If bacon or sausage is your thing, check out the vegetarian versions next time you’re at the grocery store. They pack in plenty of protein while bringing no animal fat to the table. And of course, there’s always an abundance of fruit available which offers up lots of fiber, vitamins and antioxidants.

    How about lunch or dinner? Lentil soup, a vegetable stew, a sandwich made with a good bread, sliced tomatoes, lettuce, and vegetarian deli slices, which nowadays you’ll find at any grocery store. You may think that eating out for lunch would be a challenge. But finding vegetarian dishes can be effortless. Every Italian restaurant would gladly make you spaghetti with tomato sauce. If you’re going fast-food, skip the burger and have the veggie burger instead. At a Mexican restaurant, skip the meat taco, and try the bean burrito.

    Let me give you five quick tips for making the change easy:

    First, explore. Take a minute or two and see if you can come up with a day’s worth of meals that are totally vegetarian, and that you would actually like to eat. Experiment a little. Check out the vegetarian cookbooks at the library or bookstore, and try some new recipes.

    Second, stock your shelves with healthy foods, and eliminate temptation. The best way to not be tempted by bacon for breakfast or a chocolate cheesecake at dinner is not to have it at home.

    Third, try transitional foods. Veggie hot dogs, veggie burgers, and vegetarian deli slices may not be the pinnacle of fine cuisine, but they are very handy. And they will help you as you make the transition into vegetarian foods.

    Fourth, do a three-week test. After you’ve chosen some meals you know you’ll like, pick out a three-week period in which every meal is one of the meals you know you like and that are entirely vegetarian. You’ll experience what it is like to be on a totally healthy diet. Your taste buds will surprise you, too—you’ll soon come to prefer the lighter taste.

    Fifth, don’t be the lone ranger. If you engage your friends and family in a diet experiment, the process of change is that much more fun. And they will benefit as much as you will.

    The most powerful way to stay healthy is to put the right fuel in your body. That means a menu filled with high-fiber, low-fat, vegetarian foods. With some simple mealtime ideas and a few tips on how to jump into a healthier way of eating, you will be equipped, not only to save your own life, but to spread a lifesaving message that will help your loved ones as well.

    REFERENCES

    1. Ornish D, Brown SE, Scherwitz LW, et al. Can lifestyle changes reverse coronary heart disease? Lancet. 1990;336:129-33.

    2. National Heart, Lung, and Blood Institute. “Morbidity and Mortality: 2002 Chart Book on Cardiovascular, Lung, and Blood Diseases.” Bethesda, MD: National Institutes of Health, 2002.

    3. American Heart Association. Heart Disease and Stroke Statistics – 2005 Update. Dallas, Texas: American Heart Association; 2005

    trackback :

    http://www.suprememastertv.com/bbs/t...veg_data_au/76



  16. #76
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 76. NGUỒN LIỆU TRƯỜNG CHAY


    Dinh Dưỡng Chay cho Thời Kỳ Thai Nghén

    Nguồn: Physicians Committee for Responsible Medicine

    Pregnancy means eating for two. But it helps to remember that one of you is very small. So while you will need more nutrition, your overall diet will not be dramatically different from your normal eating pattern.

    Calorie needs increase only modestly during pregnancy. In the first trimester, no additional calories are needed at all. However, an extra 340 calories are needed per day in the second trimester, and an additional 452 calories are needed per day in the third trimester.1 All pregnant women need to choose their meals wisely. It is important to eat foods that are rich in nutrients, but not high in fat or sugar, or excessive in calories.

    A vegetarian diet, based on nutritious whole foods, is a healthful choice for any pregnant woman. Use the chart below to plan your meals.

    Whole Grains, Breads, Cereals
    9 or more servings
    Serving = 1 slice of bread, 1/2 bun or bagel,
    1/2 cup cooked cereal, rice, or pasta,
    3/4–1 cup ready-to-eat cereal

    Vegetables
    4 or more servings
    Serving = 1/2 cup cooked or 1 cup raw vegetables
    Choose at least one dark green vegetable daily

    Fruits
    4 or more servings
    Serving = 1/2 cup cooked, 1 cup raw,
    1 piece of fruit, 3/4 cup fruit juice, 1/4 cup dried fruit

    Legumes, Soy Products, Nondairy Milks
    5–6 servings
    Serving = 1/2 cup cooked beans, tofu, or tempeh;
    8 ounces fortified soymilk or other nondairy milk;
    3 ounces meat analogue

    Nuts, Seeds, Wheat Germ
    1–2 servings
    Serving = 2 tablespoons nuts or seeds,
    2 tablespoons nut butter, 2 tablespoons wheat germ

    *Be sure to include a reliable source of vitamin B12, such as many prenatal vitamins or fortified nondairy milk or cereal.

    Nutrients
    To make certain that you are getting adequate nutrition, pay particular attention to the following nutrients.

    Calcium: The Dietary Reference Intake (DRI) for calcium during pregnancy is the same as before pregnancy, 1000 mg/day for women ages 19-50,2 due in part to increased maternal calcium absorption.

    Just as it was before pregnancy, getting enough calcium on a vegetarian diet is easy. In fact, calcium absorption from plant foods is often superior to that of dairy products.3 Good sources of calcium include tofu and soy beans, dark green leafy vegetables, bok choy, broccoli, beans, figs, sunflower seeds, tahini, almond butter, calcium-fortified nondairy milk, and calcium-fortified cereals and juices. If these foods are included in the diet every day, calcium needs are easily met.

    Essential fatty acids: Alpha-linolenic acid (ALA) is an essential fatty acid and an important component of the diet. ALA converts in the body into omega-3 fatty acids (DHA and EPA).

    The Institute of Medicine has set the adequate intake (AI) for ALA at 1.1 g/day for women ages 19-50 and 1.4 g/day during pregnancy.1 ALA can be found in a number of vegetarian foods. Flaxseeds and flaxseed oil are the most concentrated sources; however, ALA is also found in canola and walnut oils, walnuts, and soybeans.

    An important factor in essential fatty acid status for vegetarians is the ratio of omega-6 to omega-3 fatty acids. The World Health Organization recommends a ratio of 5:1 to 10:1 for proper conversion of ALA into DHA and EPA.4 The lower the ratio of omega-6 to omega-3 fatty acids, the better the conversion. Omega-6 fatty acids are found in seeds, nuts, grains, legumes, and green leafy vegetables, as well as in high concentrations in certain vegetable oils (corn, soybean, safflower, cottonseed, sesame, and sunflower).

    The fatty acid that is often discussed regarding vegetarian pregnancy is DHA. DHA has been shown to be lower in the plasma and umbilical cord of babies born to vegetarian mothers.5 Since vegetarians don’t consume any preformed DHA in the diet, they must convert it from ALA. It certainly is possible to meet omega-3 fatty acid needs on the vegetarian diet by consuming enough sources of ALA, balanced by not having too many omega-6 fatty acids. However, if a vegetarian woman is concerned about DHA, microalgae-based supplements are available, marketed under the name Neuromins.

    Folate: Folate, or folic acid, is necessary to help prevent neural tube defects and serves other functions as well. Folate is especially important in the first weeks of pregnancy, and it is therefore important that all women of childbearing age get adequate amounts daily. As its name (derived from the word “foliage”) implies, its natural source is leafy greens. Legumes are also rich in folate. Because diets can be erratic, it is prudent to take a multiple vitamin or other supplement that provides at least 400 μg/day. Many breakfast cereals and other grain products are now fortified with folate. During pregnancy, 600 μg/day of folate is needed.6

    Iron: Iron needs increase during pregnancy to aid in the development of the fetus and placenta and to maintain increased maternal blood volume. The DRI for women ages 19-50 is 18 mg/day, increasing to 27 mg/day during pregnancy.7 Iron needs may be greater for those on a vegetarian diet because of less efficient absorption of iron from nonanimal sources.8 Iron supplements (or prenatal vitamins containing iron) are often prescribed for women on any kind of diet, as it is difficult for any woman to meet increased needs through diet alone.

    Vegetarian women should include iron-rich plant foods daily, in addition to taking their prescribed vitamins or supplements. Iron supplements should not be taken at the same time as tea, coffee, or calcium supplements. Dairy products decrease iron absorption and should be avoided. Iron sources include whole and enriched grains, legumes, nuts, seeds, dark green vegetables, dried fruit, and blackstrap molasses. Including vitamin C-rich foods at meals can increase absorption of iron from these sources.

    Protein: The DRI for women ages 19-50 is 46 g/day, increasing to 71 g/day during the second and third trimesters of pregnancy (25 grams more than pre-pregnancy needs).1 This is a greater increase than previously recommended; however, it is still easy to meet these protein needs on a vegetarian diet. DRIs are intended to cover the needs for 97.5 percent of the population, so actual needs for most individuals may be slightly lower than this.

    Protein sources on a vegetarian diet include whole grains, beans and legumes, soy products, vegetables, and nuts and seeds. A balanced vegetarian diet, providing adequate calories and including these foods, will likely meet protein needs.9 The meal-planning chart above provides plenty of protein for pregnancy.

    Vitamin B12: Vitamin B12 needs increase only slightly during pregnancy, increasing from 2.4 μg/day for women ages 19-50 to 2.6 μg/day during pregnancy.6 Vitamin B12 is found in fortified foods, such as fortified cereals, meat substitutes, nondairy milk, and nutritional yeast. Be certain to check the labels to find out which foods are fortified. Seaweed and foods like tempeh are generally not good sources of vitamin B12. To be sure of getting adequate B12, it is prudent to take a prenatal vitamin containing vitamin B12 or to take a vitamin B12 supplement.

    Vitamin D: Although vitamin D needs during pregnancy are the same as before pregnancy (5 μg per day),2 it is important to both mother and baby to ensure adequate intake. Vitamin D is made in the body as the result of exposure to sunlight. For many people, 5 to 15 minutes per day of sun between the hours of 10 a.m. and 3 p.m. on the arms and legs or hands, face, and arms during the spring, the summer, and the fall is sufficient to meet vitamin D needs.10

    This nutrient is poorly supplied in all diets unless people use foods that are fortified with it. Many brands of ready-to-eat cereals and nondairy milks are fortified with vitamin D. Pregnant women who don’t regularly spend time in the sun, live in northern latitudes, or have darker skin will want to be sure to include fortified foods in their diet. Many prenatal vitamins contain adequate amounts of vitamin D as well.

    Zinc: Zinc needs increase during pregnancy. The DRI for women ages 19-50 is 8 mg/day and increases to 11 mg/day during pregnancy.7 Needs for women following a vegetarian diet may be higher, however, because of lower absorption of zinc on a plant-based diet.8

    Zinc is often included in prenatal vitamins. In addition, zinc is found in legumes, nuts, whole grains, and cereals. Zinc absorption from plant-based sources can be increased by including sprouted grains, beans, or seeds and yeast-raised breads in the diet, soaking and cooking legumes, and combining zinc sources with acidic ingredients such as lemon juice or tomato sauce.

    A note about dietary supplements: Your doctor may recommend a supplement to ensure you are meeting your vitamin/mineral needs. Most prenatal vitamins will be adequate to cover your needs. If you are interested in taking any additional dietary supplements, including herbal or botanical supplements, talk to your doctor. Many herbal supplements have not been adequately tested for safety in pregnancy.

    Menu Ideas
    Plan meals around nutritious whole grains, beans, fruits, and vegetables. Add sesame seeds, wheat germ, or nutritional yeast for flavor and nutrition.
    Cooked leafy green vegetables are a powerhouse of nutrition. Add them to soups and casseroles.
    Snack on dried fruits and nuts to boost your intake of iron and other important trace nutrients.
    Sample Menu Plan for Pregnant Women
    Breakfast

    1 cup ready-to-eat cereal topped with 1/4 cup raisins and 1 cup fortified soymilk
    2 slices whole-wheat toast with 2 tablespoons almond butter
    3/4 cup calcium-fortified fruit juice

    Lunch

    Sandwich with 1/2 cup baked tofu, 2 slices whole-grain bread and lettuce
    2 cups tossed salad with herbs and lemon juice
    1 piece fruit

    Dinner

    1 cup red beans and 1/2 cup rice
    1/2 cup cooked broccoli with nutritional yeast
    1 cup spinach salad
    1 cup fortified soymilk

    Snacks

    2 tablespoons nuts
    1 cup mixed fruit
    4 whole-wheat crackers

    *Be sure to include a reliable source of vitamin B12, such as many prenatal vitamins or fortified nondairy milk or cereal.

    Guidelines for Good Health During Pregnancy
    Begin a healthful diet before you become pregnant. Your body stores of nutrients support the early growth and development of your baby.

    Maintain a steady rate of weight gain. Aim for about 2 to 4 pounds total during the first trimester and then about 1 pound per week during the second and third trimesters. If you were at a normal weight before you became pregnant, the recommended weight gain overall is 25 to 35 pounds. However, if you were underweight before pregnancy, you should gain 28 to 40 pounds, and if you were overweight, you should gain 15 to 25 pounds. Women carrying twins should gain 35 to 45 pounds.11

    See your health care provider regularly.
    Do not consume alcohol or use tobacco products during pregnancy.

    If you choose to consume caffeinated beverages, limit caffeine intake to <300 mg per day (the amount in about 3 cups of coffee).

    Exercise during pregnancy is often beneficial to both mother and baby. Talk to your doctor about an appropriate exercise plan for you.

    Limit empty calories found in highly processed foods and sweets. Make your calories count!

    Breastfeeding
    The guidelines for breastfeeding mothers are similar to those for pregnant women. Milk production requires even more calories than pregnancy, so you will need to boost your food intake a little bit. During the first six months of breastfeeding, you need 500 calories more than you did before you became pregnant. This drops to 400 additional calories during the second six months of breastfeeding. Protein needs are the same as during the second and third trimesters of pregnancy (an additional 25 grams per day over pre-pregnancy needs).1

    References
    1. Food and Nutrition Board, Institute of Medicine. Dietary reference intakes for energy, carbohydrate, fiber, fat, fatty acids, cholesterol, protein, and amino acids (macronutrients). Washington, DC: National Academy Press; 2005.
    2. Food and Nutrition Board, Institute of Medicine. Dietary reference intakes for calcium, phosphorus, magnesium, vitamin D, and fluoride. washington, DC: National Academy Press; 1997.
    3. Keller JL, Lanou A, Barnard ND. The consumer cost of calcium from food and supplements. J Am Diet Assoc. 2002;102(11):1669-1671.
    4. Food and Agriculture Organization of the United Nations, World Health Organization. Fats and oils in human nutrition: report of a joint expert consultation. Rome: Food and Agriculture Organization of the United Nations; 1994. FAO Food and Nutrition Paper, No. 57.
    5. Reddy S, Sanders TA, Obeid O. The influence of maternal vegetarian diet on essential fatty acid status of the newborn. Eur J Clin Nutr. 1994;48(5):358-368.
    6. Food and Nutrition Board, Institute of Medicine. Dietary reference intakes for thiamin, riboflavin, niacin, vitamin B6, folate, vitamin B12, pantothenic acid, biotin, and choline. Washington, DC: National Academy Press; 1998.
    7. Food and Nutrition Board, Institute of Medicine. Dietary reference intakes for vitamin A, vitamin K, arsenic, boron, chromium, copper, iodine, iron, manganese, molybdenum, nickel, silicon, vanadium, and zinc. Washington, DC: National Academy Press; 2000.
    8. World Health Organization, Food and Agriculture Organization of the United Nations. Vitamin and mineral requirements in human nutrition. 2nd ed. Rome: World Health Organization and Food and Agriculture Organization of the United Nations; 2004.
    9. Messina VK, Mangels R, Messina M. The dietitian's guide to vegetarian diets: issues and applications. 2nd ed. Sudburg, Mass: Jones and Bartlett Publishers; 2004.
    10. Holick MF. The vitamin D epidemic and its health consequences. J Nutr. 2005;135(11):2739S-2748S.
    11. Food and Nutrition Board, Institute of Medicine. Nutrition during pregnancy.
    Washington, DC: National Academy Press; 1990.

    trackback :

    http://www.suprememastertv.com/bbs/t...veg_data_au/77



  17. #77
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 77. NGUỒN LIỆU TRƯỜNG CHAY


    Chất Béo Thặng Dư Trong Cơ Thể Gây Ung Thư

    Nguồn: American Institute for Cancer Research (AICR)

    Liên lạc: Glen Weldon: 202-328-7744 x312
    Shannon Campbell: 202-328-7744 x235
    AICR Cell: 202-253-4340

    Bài Tường Trình Đáng Kể: Chất Béo
    Thặng DưTrong Cơ Thể Gây Ra Ung Thư

    Hội Đồng Cũng Ngụ Ý Thịt Đỏ, Thịt Chế Biến và Rượu
    Hoa Thịnh Đốn -- Hiện nay bằng chứng về chất béo thặng dư trong cơ thể tăng nguy cơ phát triển ung thư mạnh hơn trước kia, theo bài tường trình đáng kể phát hành hôm nay do Viện Nghiên cứu Ung Thư Hoa Kỳ (AICR) và Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Thế giới (WCRF). Bằng chứng liên quan việc uống rượu, ăn thịt đỏ và thịt chế biến được xem là tăng nguy cơ bệnh cũng cho thấy đáng tin.

    Theo bài tường trình tại cuộc họp báo Hoa Thịnh Đốn phát hành hôm nay - Thực phẩm, Dinh dưỡng, Thể dục, và Phòng ngừa bệnh Ung thư: Một Quan điểm Toàn cầu – là một sự thấu hiểu sâu sắc nhất từ trước đến nay được phát hành về bằng chứng nối kết nguy cơ bệnh ung thư với thức ăn, vận động thân thể và thể trọng. Kết quả của một tiến trình 5 năm gồm 9 nhóm khoa học gia độc lập khắp thế giới, cùng hàng trăm nhà bình duyệt, và 21 chuyên gia quốc tế đã xem duyệt và phân tích lại hơn 7,000 nghiên cứu trên phạm vi lớn, tường trình bao gồm 10 điều khuyên về phòng ngừa bệnh ung thư. Tường trình này có trên mạng www.dietandcancerreport.org.

    Thành viên hội đồng chuyên môn, Bác sĩ y khoa W. Phillip T. James, phát biểu tại cuộc họp báo hôm nay cùng bài tuờng trình 517 trang xuất bản ngày 1 tháng 11: “Phát hiện chính yếu nhất của bài tường trình rằng chất béo thặng dư trong cơ thể làm gia tăng nguy cơ nhiều loại ung thư. Trọng lượng thân thể là nguyên do được chúng tôi chú trọng và quan tâm trước nhất.”

    Chất Béo Trong Cơ Thể Liên Hệ Đến Sáu Loại Ung Thư

    Phát hiện rằng bằng chứng hiện đang thuyết phục rằng chất béo thặng dư trong cơ thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột già, thận, tuyến tụy, ung thư tuyến về thực quản và nội mạc tử cung, cũng như ung thư ngực sau thời kỳ mãn kinh, bản tường trình khuyên mọi người nên cố gắng giữ trong phạm vi thể trọng lành mạnh (18,5 đến 24,9) theo biểu đồ BMI trong suốt đời sống đã trưởng thành. Tường trình còn đề nghị thêm là nên giữ thân thể càng thon gọn càng tốt trong phạm vi đó.

    Lời khuyên này nghiêm ngặt hơn Viện Nghiên cứu Ung Thư Hoa Kỳ – hoặc đa số tổ chức khác -- đã đưa ra trước đây về thể trọng và phản ảnh bằng chứng vững mạnh hơn mà đã xuất hiện vài năm vừa qua. Khi bản tường trình của Viện Nghiên cứu Ung Thư Hoa Kỳ xuất bản lần đầu vào năm 1997, chỉ có bằng chứng kết nối chất béo trong cơ thể với ung thư nội mạc tử cung được cho rằng đáng tin.

    Ông James nói: “Lời đề nghị này phản ảnh những gì khoa học đang cho chúng ta biết. Ngay cả số lượng nhỏ chất béo thặng dư, nhất là ở vùng bụng, sẽ tạo thêm phần nguy hiểm.”

    Bởi vì bằng chứng bệnh lên cân càng ngày càng nhiều, bản tường trình mới đề nghị hai lời khuyên dựa theo bằng chứng về cách tránh chất béo thặng dư trong cơ thể. Trước tiên, bản tường trình kêu gọi giới hạn tiêu thụ “thực phẩm tạo năng lượng,” nhất là thức ăn chế biến có nhiều đường, hoặc ít chất sợi, hoặc nhiều chất béo. Thịt bơ-gơ, khoai tây chiên, sinh tố sữa, và bánh ngọt, cũng như nước ngọt là những thức ăn được đăng trên bản tường trình.

    Kế đến, bản tường trình kêu gọi nên vận động thân thể ít nhất 30 phút mỗi ngày. Bằng chứng cho thấy rằng vận động thân thể mang lại nhiều lợi ích trong việc giảm nguy cơ bệnh ung thư đồng thời duy trì được một trọng lượng lành mạnh, mà đó cũng là cách để phòng bệnh.

    Hội Đồng Ủy Ban Thúc Đẩy Giới Hạn Việc Ăn Thịt Đỏ

    So với năm 1997, khi Viện Nghiên cứu Ung Thư Hoa Kỳ phát hành bản tường trình toàn cầu đầu tiên có liên hệ đến việc ăn uống và bệnh ung thư, sự ước lượng mới tìm thấy bằng chứng nối kết thịt đỏ (bò, heo, and trườu) đếu bệnh ung thư đường ruột đáng tin hơn một thập niên trước đó. Do đó, hội đồng chuyên gia của Viện Nghiên cứu Ung Thư Hoa Kỳ khuyên nên giới hạn việc ăn thịt đỏ xuống 18 oz mỗi tuần. Nếu dùng hơn số lượng đó, bằng chứng cho thấy mỗi 1,7 oz thịt đỏ ăn trong ngày sẽ làm tăng sự nguy cơ bệnh ung thư đến 15%.

    Lời khuyên về thịt chế biến càng nghiêm khắc hơn. Dựa vào những bằng chứng đáng tin, hội đồng ủy ban khuyên chúng ta nên tránh dùng những loại thịt chế biến như ba rọi, “ham,” xúc-xích và những thịt ăn trưa. Sau khi nghiên cứu thận trọng tất cả những bằng chứng, hội đồng ủy ban không tìm được một mức tiêu thụ thịt chế biến nào có thể được xem chắc chắn là an toàn trọn vẹn. Nếu mỗi ngày tiêu thụ 1,7 oz thịt chế biến thì nguy cơ bị bệnh ung thư đường ruột tăng lên đến 21%.

    Ông James nói: “Đó là lý do chúng tôi khuyên mọi người nếu phải ăn thịt chế biến, thì nên để dành vào những dịp đặc biệt, như thịt “ham” vào lễ Giáng Sinh, hoặc xúc-xích vào dịp thi đấu bóng chày.”

    Trong một lời đề nghị khác, hội đồng ủy ban khuyên nên có những bữa ăn gồm rau cải và trái cây không tinh bột. Những thức ăn bằng thực vật này có thể ăn chung với gà, cá và trứng hơn là với thịt đỏ.

    Ông James nói: “Chúng tôi đề nghị nên ăn 5 khẩu phần rau quả mỗi ngày hoặc nhiều hơn, bởi vì giống như việc vận động thân thể, chúng giúp rất nhiều trong việc chống bệnh ung thư. Có lẽ bằng chứng cho thấy thực vật tự nó giúp giảm nguy cơ ung thư, và “thức ăn ít năng lượng” sẽ giúp duy trì được một trọng lượng lành mạnh, mà yếu tố này đã tạo ảnh hưởng lớn về nguy cơ bị ung thư.”

    Uống Rượu Có Liên Quan Đến Bệnh Ung Thư

    Hội đồng chuyên gia Viện Nghiên cứu Ung Thư Hoa Kỳ đã phát hiện được bằng chứng thuyết phục rằng uống rượu có liên hệ đến ung thư miệng, cổ họng, thanh quản, thực quản, cũng như ung thư đường ruột cho phái nam, còn phái nữ thì bị ung thư trước và sau thời kỳ mãn kinh. Thêm vào đó, uống rượu có thể gây ra ung thư gan và ung thư đường ruột trong phái nữ.

    Ông James nói: “Điều đó không quan trọng cho dù bạn đang bàn về rượu, bia, hay tinh thần, khi nói đến ung thư, thậm chí một chút rượu cũng tăng nguy cơ cho bạn. Xét về bằng chứng đề nghị rằng một chút rượu có thể bảo vệ chống bệnh tim, tuy nhiên, ban hội đồng đã quyết định khuyên bạn nên hạn chế hơn là tránh uống.”

    Toàn bộ đề nghị cho biết: “Nếu uống rượu, hãy hạn chế uống không nhiều hơn 2 ly một ngày đối với phái nam và 1 ly một ngày đối với phái nữ.” Sự khác biệt này có liên hệ với việc phân biệt cấu tạo cơ thể trong hai phái.

    Những Lời Khuyên Mô Hình Cho Cuộc Sống

    Mặc dù quan trọng như nhau, những đề nghị khác liên quan đến dân số đặc biệt hoặc hạn chế:

    Những người lo ngại về nguy cơ bị ung thư dạ dày nên giảm dùng muối.

    Những người hiện tìm thuốc bổ để bảo vệ khỏi bệnh ung thư nên thay vào đó cố gắng tìm dưỡng chất để được bảo vệ từ thực phẩm nguyên chất.

    Các bà mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ khi thực dụng và trẻ sơ sinh nên được nuôi bằng sữa mẹ.
    Để giảm nguy cơ tái phát, người thoát hiểm ung thư nên thực hiện theo những lời khuyên để phòng chống bệnh ung thư.

    Ông James nói: “Bệnh ung thư có thể phòng ngừa. Có những thay đổi bạn có thể thực hiện trong cuộc sống hàng ngày nhằm giảm cơ hội bệnh ung thư phát triển.”

    Ông chỉ ra rằng, cùng nhau thực hiện, những lời đề nghị phác thảo một lối sống rõ ràng và vững chắc nhằm nuôi dưỡng một cuộc sống lành mạnh lâu dài hơn.

    “Hãy ăn thêm nhiều rau quả và thức ăn ít năng lượng mỗi ngày, như vậy sẽ để lại ít chỗ trống để ăn thịt. Tuy nhiên, hãy cắt bỏ những thứ không cấn thiết mỗi khi có thể làm được.”

    Ông nói, hoàn thành những thay đổi này vào mức dinh dưỡng và hoạt động, bạn sẽ trở nên ngày càng thon gọn, đó là lời khuyên đầu tiên của chúng tôi.

    Ông James nói: “Đây là một mô hình sống với tiềm năng cứu hàng triệu người. Nếu những lời khuyên này được áp dụng khắp thế giới, khoa học gia ước tính điều đó có thể phòng ngừa khoảng một phần các trường hợp ung thư trên toàn cầu.”

    Đề Nghị Để Phòng Ngừa Ung Thư

    1. Càng thon gọn càng tốt trong phạm vi trọng lượng thân thể bình thường.
    2. Hoạt động thể chất như một phần của đời sống hàng ngày.
    3. Giới hạn ăn thực phẩm nhiều năng lượng. Tránh thức uống nhiều đường.
    4. Ăn phần lớn những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật.
    5. Giới hạn ăn thịt đỏ và tránh thịt chế biến.
    6. Hạn chế uống rượu.
    7. Giới hạn dùng muối. Tránh ngũ cốc bị mốc (thóc, lúa) hoặc hột (rau đậu).
    8. Nhằm đáp ứng nhu cầu chất bổ dưỡng thông qua chỉ riêng dinh dưỡng.

    Đề Nghị Đặc Biệt Cho Dân Số

    9. Các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, trẻ em được nuôi bằng sữa mẹ.
    10. Những người được thoát hiểm bệnh ung thư nên thực hiện theo những đề nghị để phòng ngừa bệnh ung thư.

    Và hãy luôn nhớ rằng - đừng hút thuốc hay nhai thuốc lá.

    * * *

    Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ (AICR) là một tổ chức từ thiện về ung thư ủng hộ nghiên cứu về dinh dưỡng và ung thư, đồng thời giáo dục công chúng về những hệ quả. Tổ chức đã đóng góp hơn 82 triệu Mỹ kim cho cuộc nghiên cứu có sáng kiến được thực hiện tại các trường đại học, bệnh viện và trung tâm nghiên cứu khắp quốc gia. Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ cũng ung ứng rất nhiều chương trình giáo dục để giúp hàng triệu người Hoa Kỳ học thay đổi dinh dưỡng cho nguy cơ ung thư thấp hơn. Chương trình Đĩa Thức ăn Hoa Kỳ Mới đoạt giải thưởng của Viện xuất hiện trong tập quảng cáo, hội thảo và trên trang mạng, www.aicr.org . AICR là thành viên của Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Thế giới

    trackback :

    http://www.suprememastertv.com/bbs/t...veg_data_au/78



  18. #78
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 78. NGUỒN LIỆU TRƯỜNG CHAY


    The Canadian Journal of Dietetic Practice and Research Highlights

    Vegetarian Diets: Position of Dietitians of Canada and the American Dietetic Association


    The number of people who are adopting a vegetarian diet is on the increase - in Canada it is estimated that about 4% of the adult population chooses a vegetarian eating style. According to a joint position of Dietitians of Canada and the American Dietetic Association published in the June issue of the Canadian Journal of Dietetic Practice and Research (2003;64(2):62-81), appropriate planned vegetarian diets are healthful and nutritionally adequate for people of all stages of the lifecycle. A vegetarian diet also provides health benefits in the prevention and treatment of certain diseases. Registered Dietitian and DC member Vesanto Melina co-authored this position along with American colleagues.

    The DC / ADA position details the most current science regarding key nutrients and how to obtain them through a vegetarian diet. Numerous health benefits are also cited - lower levels of saturated fat, cholesterol, and animal protein and higher levels of carbohydrates, fiber, magnesium, potassium, folate and antioxidants such as vitamins C and E.

    Vegetarians have been reported to have healthier body weight than non-vegetarians, as well as lower rates of death from heart disease, lower blood cholesterol levels and lower rates of high blood pressure, type 2 diabetes and prostate and colon cancer.

    To take the guess-work out of vegetarian meal planning, ensuring that food choices are well-balanced, the authors of the position paper have also devised a Food Guide for North American Vegetarians. The new Guide uses the familiar framework of Canada's Food Guide to Healthy Eating and the US Food Guide Pyramid in making recommendations for numbers and kinds of food choices that would fit a completely plant-based or a lacto-ovo vegetarian eating style. The Guide is also described in the June issue of the Canadian Journal of Dietetic Practice and Research (2003;64(2): 82-86.

    For more information on this article, or to interview the lead author, contact the DC Central Information Office at (416) 596-0857 or email us at media@dietitians.ca

    trackback :

    http://www.suprememastertv.com/bbs/t...veg_data_au/79



  19. #79
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 79. NGUỒN LIỆU TRƯỜNG CHAY


    Meat Consumption and Cancer Risk

    Nguồn: PLoS.org

    Meat Consumption and Cancer Risk
    Jeanine M. Genkinger, Anita Koushik*

    Funding: The authors received no specific funding for this article.

    Competing Interests: The authors have declared that no competing interests exist.

    Citation: Genkinger JM, Koushik A (2007) Meat Consumption and Cancer Risk. PLoS Med 4(12): e345 doi:10.1371/journal.pmed.0040345

    Published: December 11, 2007

    Copyright: © 2007 Genkinger and Koushik. This is an open-access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License, which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

    Abbreviations: AARP, formerly known as the American Association of Retired Persons; FFQ, food frequency questionnaire; NIH, National Institutes of Health

    Jeanine M. Genkinger is at the Department of Oncology, Division of Cancer Genetics and Epidemiology, Lombardi Comprehensive Cancer Center, Georgetown University, Washington, D. C., United States of America. Anita Koushik is at the Département de médecine sociale et préventive, Université de Montréal, and Axe Santé des populations, Centre de recherche du CHUM, Montreal, Quebec, Canada.

    *To whom correspondence should be addressed. E-mail: anita.koushik@umontreal.ca

    These authors contributed equally to this work.

    The large international variation in incidence rates of cancer, together with findings from migrant studies, suggest that environmental factors such as diet are associated with cancer risk. The intake of meats, such as beef, varies 3-fold across the world—consumption is highest in developed countries (23 kg/capita) compared to less developed countries (6 kg/capita) [1]. Based on Richard Doll and Richard Peto's work in 1981, it has been estimated that approximately 35% (range 10%–70%) of cancer can be attributed to diet, similar in magnitude to the contribution of smoking to cancer (30%, range 25%–40%) [2].

    Meat consumption in relation to cancer risk has been reported in over a hundred epidemiological studies from many countries with diverse diets. The association between meat intake and cancer risk has been evaluated by looking both at broad groupings of total meat intake, and also at finer categorizations, particularly intakes of red meat, which includes beef, lamb, pork, and veal, and also more specifically processed meats, which includes meats preserved by salting, smoking, or curing.

    Although the association of cancer and meat intake may be partially explained by high-energy or high-fat (“westernized”) diets, of greater interest is a possible direct role of potentially carcinogenic compounds that are found in meats, including N-nitroso compounds, heterocyclic amines, or polycyclic aromatic hydrocarbons. N-nitroso compounds are broad-acting potent carcinogens in animal models [3] and include nitrosamines, which require metabolic activation to be converted to a carcinogenic form, and nitrosamides, which do not require activation. Similarly, heterocyclic amines are classified as mutagens and animal carcinogens [4–8]. These compounds and others present in meats (salts, nitrates, nitrites, heme iron, saturated fat, estradiol) have been theorized to increase DNA synthesis and cell proliferation, increase insulin-like growth factors, affect hormone metabolism, promote free radical damage, and produce carcinogenic heterocyclic amines [9–16], all of which may promote the development of cancer.

    Linked Research Article
    This Research in Translation article discusses the following new study published in PLoS Medicine:

    Cross AJ, Leitzmann MF, Gail MH, Hollenbeck AR, Schatzkin A, et al. (2007) A prospective study of red and processed meat intake in relation to cancer risk. PLoS Med 4(12): e325. doi:10.1371/journal.pmed.0040325

    Using data from a large cohort study, Amanda Cross and colleagues found that both red and processed meat intakes were positively associated with cancers of the colorectum and lung.

    Colorectal Cancer
    The malignancy most extensively studied in relation to meat intake has been colorectal cancer. In ecological studies, correlations between international per capita meat intakes and colon cancer incidence (r > 0.85) and mortality (r > 0.70) rates have been high [17,18]. Similarly, raised colorectal cancer risks in relation to both red and processed meat intakes have been observed in case-control and cohort studies. A 1997 review of these studies, sponsored by the World Cancer Research Fund and the American Institute for Cancer Research, concluded that the intake of red meat probably increases the risk of colorectal cancer, while processed meat possibly increases colorectal cancer risk [19]. A similar consensus was reported by the Colon Cancer Panel at the World Health Organization consensus conference [20] and the Working Group on Diet and Cancer of the Committee on Medical Aspects of Food and Nutrition Policy [21]. In recent meta-analyses of colorectal cancer that included studies published up to 2005 [22–24], summary associations indicated that red meat intakes were associated with 28%–35% increased risks while processed meats were associated with elevated risks of 20%–49%.

    Other Types of Cancer
    Additionally, a large number of studies have examined the association between meat intake and stomach cancer risk. In a recent meta-analysis, positive associations were observed between processed meat consumption and stomach cancer risk, although the results from case-control versus cohort studies were heterogeneous [25]. Fewer studies with less consistent associations have been reported for cancers of the bladder [26,27], breast [28,29], endometrium [30], glioma [31], pancreas [32–34], prostate [35], and renal cell [36]. There has been even less research on the association between meat intake and cancers of the lung [37,38], esophagus [39], _ cavity [40,41], ovary [42–44], cervix [45], and liver [41]. Most of the studies examining these sites have been case-control, and some of the earlier studies lacked adjustment for energy intake or body mass index, two key potential confounders.

    A New Study of Multiple Cancer Sites
    In this issue of PLoS Medicine, Amanda Cross and colleagues present their findings from a large prospective cohort study on the association between red and processed meat intake and cancer at several sites [46]. Their analysis is based on the prospective National Institutes of Health (NIH)-AARP (formerly known as the American Association of Retired Persons) Diet and Health Study and includes almost 500,000 men and women in the United States, among whom over 53,000 incident cancers occurred.

    For colorectal cancer, a 24% increased risk with red meat consumption of 62.5 g/1,000 kcal and a 20% increased risk with processed meat consumption of 22.6 g/1,000 kcal was observed among both men and women, which is similar in magnitude to the summary relative risks observed in previous meta-analyses [22–24]. The researchers also found that increasing intakes of red meat were significantly associated with elevated risks of 20%–60% for cancers of the esophagus, liver, and lung. For processed meats, a 16% increased risk of lung cancer was observed. Red and processed meat intake was associated with an increased pancreatic cancer risk in men only.

    The results from the NIH-AARP Diet and Health Study corroborate previous findings for colorectal cancer. However, a positive association with stomach cancer, which has been seen mostly in previous case-control investigations, was not observed in the NIH-AARP Diet and Health Study. Relative risks for stomach cancer have been primarily null in previous cohort studies compared to case-control studies, and thus the NIH-AARP Diet and Health Study results for stomach cancer are consistent with previous cohort studies.

    Five Key Papers in the Field
    Larsson et al, 2006 [22] A meta-analysis of epidemiological studies of meat and colorectal cancer that used a prospective design, which is less susceptible to recall and selection biases.

    Larsson et al., 2006 [25] A thorough qualitative and quantitative review of case-control and cohort studies on stomach cancer, with a focus on intake of processed meat, which may contain higher levels of carcinogenic compounds compared to other meats.

    Missmer et al., 2002 [28] In this study, meat intake and breast cancer risk were examined by pooling the original primary data from eight prospective cohort studies, allowing for the analysis of various exposures and population subgroups. A pooled analysis is less susceptible to publication bias compared to meta-analyses of the published literature.

    Sinha R (2002) An epidemiologic approach to studying heterocyclic amines. Mutat Res 506–507: 197–204. This article describes the development of a database to estimate intakes of heterocyclic amines, a potentially important contributor to the association between meat and cancer risk, from food frequency questionnaire data.

    Sinha R, Norat T (2002) Meat cooking and cancer risk. IARC Sci Publ 156: 181–186. A general overview of the association between meat and cancer risk, with a special emphasis on cooking techniques.

    In Cross and colleagues' study, higher consumption of meat was positively associated with risk of cancer of the lung, liver, esophagus, and pancreas, similar to the findings from some [32,37–40,47–52] but not all [33,41,53–58], previous case-control and cohort studies. An inverse association with endometrial cancer was observed in the NIH-AARP Diet and Health Study, which is in contrast to the positive association reported in the recent meta-analysis by Elisa Bandera et al. [30]. This meta-analysis was based on 16 case-control studies, among which recall and selection biases cannot be ruled out.

    Strengths and Weaknesses of the New Study
    The NIH-AARP investigation is based on high-quality prospective dietary information obtained using a validated food frequency questionnaire (FFQ) with 124 items [59]. The analyses were conducted using only baseline FFQ data covering recent intakes; thus, changes in intakes of meat and other nutrients over time, as well as lifetime consumption patterns, could not be evaluated in the NIH-AARP study. Additionally, because the NIH-AARP study measured adult red and processed meat intake, it may not have captured the relevant exposure time for carcinogenesis, which may have occurred in childhood, adolescence, or early adulthood.

    Nonetheless, in this study, diet was measured prior to diagnosis of cancer; thus, a cancer diagnosis would not have influenced the reporting of meat intake, minimizing the potential for recall bias. Additionally, the potential for selection bias was minimized as the cohort follow-up rate was very high (more than 95%). Furthermore, the NIH-AARP investigation is based on high-quality prospective measurement of other important environmental factors (e.g., smoking, body mass index), a long follow-up time (8.2 years), and a large number of cases of cancer. Because of the large population size, the NIH-AARP Diet and Health Study was able to prospectively analyze several rare cancer sites, including brain, laryngeal, non-Hodgkin lymphoma, pancreatic, pharyngeal, renal, and thyroid. The great variation in red and processed meat intake among the NIH-AARP population allowed for the examination of these specific cancer sites to be conducted with relatively sufficient power, thus greatly adding to the dearth of prospective literature to date on these rare cancers.

    In interpreting the findings from studies of meat intake and cancer, it should be noted that individuals who consume a diet high in red and processed meat typically also consume large amounts of foods such as butter, potatoes, refined grains, and high-fat dairy, all components of a westernized diet [60]. Thus red and processed meat intake might not be solely responsible for higher cancer risk. Additionally, meat intake is usually correlated with higher energy intakes [61,62] and obesity [63], so residual confounding may be present. Research aimed at understanding how foods and nutrients interact to promote or prevent carcinogenesis may provide a better understanding of potential etiological pathways and may explain some of the heterogeneity of published results.

    Next Steps in Research
    Further knowledge would be gained from research examining differences in particular subtypes of specific cancers. For example, different histologies or cancer subsites, such as estrogen-receptor-negative breast cancers or cardia gastric cancers, may be more strongly associated with dietary risk or preventive factors. Similarly, risk variation according to specific genotypes at polymorphic sites, for instance in genes involved in the metabolism of carcinogenic compounds in meat, may add further to our understanding of the role of meat consumption in cancer risk.

    In addition to investigating intakes of food items or groups (i.e., red or processed meat), future research should also examine particular nutrients within meats (e.g., iron) or carcinogenic components (e.g., heterocyclic amines, nitrosamines) that are created as a result of certain cooking techniques, particularly among the rarer and less studied cancers. Other factors, such as animal raising and feeding practices (exogenous _ steroids are used in farm-raised animals in the US and banned in the farming industry in the European Union), may also contribute to cancer risk [64,65]. Few studies have examined these practices in their analyses, which may explain some of the inconsistency in results across studies.

    Conclusion
    In summary, red and processed meat intake appears to be positively associated with risk of cancer of the colon and rectum, esophagus, liver, lung, and pancreas in a new, large US cohort study of 500,000 men and women. However, this study provided little support for an association with other cancer sites. Current dietary guidelines recommend selecting meats that are lean, low-fat, or fat-free [66], thus promoting limited consumption of red and processed meats. Overall, the strongest risk factors for cancer in the US are smoking and obesity [67]. However, understanding the complex interaction of diet with smoking and obesity, and how specific foods and nutrients are metabolized, may provide further clues into the etiology and, most importantly, the prevention of cancer.

    References
    Delgado CL (2003) Rising consumption of meat and milk in developing countries has created a new food revolution. J Nutr 133: 3907S–3910S. Find this article online
    Doll R, Peto R (1981) The causes of cancer: quantitative estimates of avoidable risks of cancer in the United States today. J Natl Cancer Inst 66: 1191–1308. Find this article online
    Lijinsky W (1999) N-nitroso compounds in the diet. Mutat Res 443: 129–138. Find this article online
    Ohgaki H, Hasegawa H, Kato T, Suenaga M, Sato S, et al. (1985) Carcinogenicities in mice and rats of IQ, MeIQ, and MeIQx. Princess Takamatsu Symp 16: 97–105.
    Ito N, Hasegawa R, Sano M, Tamano S, Esumi H, et al. (1991) A new colon and mammary carcinogen in cooked food, 2-amino-1-methyl-6-phenylimidazo[4,5-b]pyridine (PhIP). Carcinogenesis 12: 1503–1506. Find this article online
    Ito N, Hasegawa R, Shirai T, Fukushima S, Hakoi K, et al. (1991) Enhancement of GST-P positive liver cell foci development by combined treatment of rats with five heterocyclic amines at low doses. Carcinogenesis 12: 767–772. Find this article online
    Ghoshal A, Preisegger KH, Takayama S, Thorgeirsson SS, Snyderwine EG (1994) Induction of mammary tumors in female Sprague-Dawley rats by the food-derived carcinogen 2-amino-1-methyl-6-phenylimidazo[4,5-b]pyridine and effect of dietary fat. Carcinogenesis 15: 2429–2433. Find this article online
    Weisburger JH, Rivenson A, Reinhardt J, Aliaga C, Braley J, et al. (1994) Genotoxicity and carcinogenicity in rats and mice of 2-amino-3,6-dihydro-3-methyl-7H-imidazolo[4,5-f]quinolin-7- one: an intestinal bacterial metabolite of 2-amino-3-methyl-3H-imidazo[4,5-f]quinoline. J Natl Cancer Inst 86: 25–30. Find this article online
    Norrish AE, Ferguson LR, Knize MG, Felton JS, Sharpe SJ, et al. (1999) Heterocyclic amine content of cooked meat and risk of prostate cancer. J Natl Cancer Inst 91: 2038–2044. Find this article online
    Gann PH, Hennekens CH, Sacks FM, Grodstein F, Giovannucci EL, et al. (1994) Prospective study of plasma fatty acids and risk of prostate cancer. J Natl Cancer Inst 86: 281–286. Find this article online
    Allen NE, Appleby PN, Davey GK, Key TJ (2000) Hormones and diet: low insulin-like growth factor-I but normal bioavailable androgens in vegan men. Br J Cancer 83: 95–97. Find this article online
    Habito RC, Montalto J, Leslie E, Ball MJ (2000) Effects of replacing meat with soyabean in the diet on ___ hormone concentrations in healthy adult males. Br J Nutr 84: 557–563. Find this article online
    Ngo TH, Barnard RJ, Cohen P, Freedland S, Tran C, et al. (2003) Effect of isocaloric low-fat diet on human LAPC-4 prostate cancer xenografts in severe combined immunodeficient mice and the insulin-like growth factor axis. Clin Cancer Res 9: 2734–2743. Find this article online
    Weinberg ED (1996) The role of iron in cancer. Eur J Cancer Prev 5: 19–36. Find this article online
    McCord JM (1998) Iron, free radicals, and oxidative injury. Semin Hematol 35: 5–12. Find this article online
    Daxenberger A, Ibarreta D, Meyer HH (2001) Possible health impact of animal oestrogens in food. Hum Reprod Update 7: 340–355. Find this article online
    Rose DP, Boyar AP, Wynder EL (1986) International comparisons of mortality rates for cancer of the breast, ovary, prostate, and colon, and per capita food consumption. Cancer 58: 2363–2371. Find this article online
    Armstrong B, Doll R (1975) Environmental factors and cancer incidence and mortality in different countries, with special reference to dietary practices. Int J Cancer 15: 617–631. Find this article online
    World Cancer Research Fund, American Institute for Cancer Research Expert Panel (1997) Food, nutrition and the prevention of cancer: a global perspective Washington (D. C.): American Institute for Cancer Research.
    Scheppach W, Bingham S, Boutron-Ruault MC, Gerhardsson de Verdier M, et al. (1999) WHO consensus statement on the role of nutrition in colorectal cancer. Eur J Cancer Prev 8: 57–62. Find this article online
    United Kingdom Department of Health (1998) Nutritional aspects of the development of cancer Norwich: Her Majesty's Stationery Office.
    Larsson SC, Wolk A (2006) Meat consumption and risk of colorectal cancer: a meta-analysis of prospective studies. Int J Cancer 119: 2657–2664. Find this article online
    Norat T, Lukanova A, Ferrari P, Riboli E (2002) Meat consumption and colorectal cancer risk: dose-response meta-analysis of epidemiological studies. Int J Cancer 98: 241–256. Find this article online
    Sandhu MS, White IR, McPherson K (2001) Systematic review of the prospective cohort studies on meat consumption and colorectal cancer risk: a meta-analytical approach. Cancer Epidemiol Biomarkers Prev 10: 439–446. Find this article online
    Larsson SC, Orsini N, Wolk A (2006) Processed meat consumption and stomach cancer risk: a meta-analysis. J Natl Cancer Inst 98: 1078–1087. Find this article online
    Steinmaus CM, Nunez S, Smith AH (2000) Diet and bladder cancer: a meta-analysis of six dietary variables. Am J Epidemiol 151: 693–702. Find this article online
    Michaud DS, Holick CN, Giovannucci E, Stampfer MJ (2006) Meat intake and bladder cancer risk in 2 prospective cohort studies. Am J Clin Nutr 84: 1177–1183. Find this article online
    Missmer SA, Smith-Warner SA, Spiegelman D, Yaun SS, Adami HO, et al. (2002) Meat and dairy food consumption and breast cancer: a pooled analysis of cohort studies. Int J Epidemiol 31: 78–85. Find this article online
    Cho E, Chen WY, Hunter DJ, Stampfer MJ, Colditz GA, et al. (2006) Red meat intake and risk of breast cancer among premenopausal women. Arch Intern Med 166: 2253–2259. Find this article online
    Bandera EV, Kushi LH, Moore DF, Gifkins DM, McCullough ML (2007) Consumption of animal foods and endometrial cancer risk: a systematic literature review and meta-analysis. Cancer Causes Control 18: 967–988. Find this article online
    Huncharek M, Kupelnick B, Wheeler L (2003) Dietary cured meat and the risk of adult glioma: a meta-analysis of nine observational studies. J Environ Pathol Toxicol Oncol 22: 129–137. Find this article online
    Larsson SC, Hakanson N, Permert J, Wolk A (2006) Meat, fish, poultry and egg consumption in relation to risk of pancreatic cancer: a prospective study. Int J Cancer 118: 2866–2870. Find this article online
    Lin Y, Kikuchi S, Tamakoshi A, Yagyu K, Obata Y, et al. (2006) Dietary habits and pancreatic cancer risk in a cohort of middle-aged and elderly Japanese. Nutr Cancer 56: 40–49. Find this article online
    Nothlings U, Wilkens LR, Murphy SP, Hankin JH, Henderson BE, et al. (2005) Meat and fat intake as risk factors for pancreatic cancer: the multiethnic cohort study. J Natl Cancer Inst 97: 1458–1465. Find this article online
    Dagnelie PC, Schuurman AG, Goldbohm RA, Van den Brandt PA (2004) Diet, anthropometric measures and prostate cancer risk: a review of prospective cohort and intervention studies. BJU Int 93: 1139–1150. Find this article online
    Faramawi MF, Johnson E, Fry MW, Sall M, Zhou Y (2007) Consumption of different types of meat and the risk of renal cancer: meta-analysis of case-control studies. Cancer Causes Control 18: 125–133. Find this article online
    Alavanja MC, Field RW, Sinha R, Brus CP, Shavers VL, et al. (2001) Lung cancer risk and red meat consumption among Iowa women. Lung Cancer 34: 37–46. Find this article online
    Sinha R, Kulldorff M, Curtin J, Brown CC, Alavanja MC, et al. (1998) Fried, well-done red meat and risk of lung cancer in women (United States). Cancer Causes Control 9: 621–630. Find this article online
    Gonzalez CA, Jakszyn P, Pera G, Agudo A, Bingham S, et al. (2006) Meat intake and risk of stomach and esophageal adenocarcinoma within the European Prospective Investigation Into Cancer and Nutrition (EPIC). J Natl Cancer Inst 98: 345–354. Find this article online
    Levi F, Pasche C, Lucchini F, Bosetti C, La Vecchia C (2004) Processed meat and the risk of selected digestive tract and laryngeal neoplasms in Switzerland. Ann Oncol 15: 346–349. Find this article online
    Tavani A, La Vecchia C, Gallus S, Lagiou P, Trichopoulos D, et al. (2000) Red meat intake and cancer risk: a study in Italy. Int J Cancer 86: 425–428. Find this article online
    Kushi LH, Mink PJ, Folsom AR, Anderson KE, Zheng W, et al. (1999) Prospective study of diet and ovarian cancer. American Journal of Epidemiology 149: 21–31. Find this article online
    Bertone ER, Rosner BA, Hunter DJ, Stampfer MJ, Speizer FE, et al. (2002) Dietary fat intake and ovarian cancer in a cohort of US women. Am J Epidemiol 156: 22–31. Find this article online
    Larsson SC, Wolk A (2005) No association of meat, fish, and egg consumption with ovarian cancer risk. Cancer Epidemiol Biomarkers Prev 14: 1024–1025. Find this article online
    Ziegler RG, Brinton LA, Hamman RF, Lehman HF, Levine RS, et al. (1990) Diet and the risk of invasive cervical cancer among white women in the United States. Am J Epidemiol 132: 432–445. Find this article online
    Cross AJ, Leitzmann MF, Gail MH, Hollenbeck AR, Schatzkin A, et al. (2007) A prospective study of red and processed meat intake in relation to cancer risk. PLoS Med 4: e325. doi:10.1371/journal.pmed.0040325. Find this article online
    Deneo-Pellegrini H, De Stefani E, Ronco A, Mendilaharsu M, Carzoglio JC (1996) Meat consumption and risk of lung cancer; a case-control study from Uruguay. Lung Cancer 14: 195–205. Find this article online
    Castellsague X, Munoz N, De Stefani E, Victora CG, Castelletto R, et al. (2000) Influence of mate drinking, hot beverages and diet on esophageal cancer risk in South America. Int J Cancer 88: 658–664. Find this article online
    Ward MH, Sinha R, Heineman EF, Rothman N, Markin R, et al. (1997) Risk of adenocarcinoma of the stomach and esophagus with meat cooking method and doneness preference. Int J Cancer 71: 14–19. Find this article online
    Takezaki T, Gao CM, Wu JZ, Ding JH, Liu YT, et al. (2001) Dietary protective and risk factors for esophageal and stomach cancers in a low-epidemic area for stomach cancer in Jiangsu Province, China: comparison with those in a high-epidemic area. Jpn J Cancer Res 92: 1157–1165. Find this article online
    Bahmanyar S, Ye W (2006) Dietary patterns and risk of squamous-cell carcinoma and adenocarcinoma of the esophagus and adenocarcinoma of the gastric cardia: a population-based case-control study in Sweden. Nutr Cancer 54: 171–178. Find this article online
    Anderson KE, Sinha R, Kulldorff M, Gross M, Lang NP, et al. (2002) Meat intake and cooking techniques: associations with pancreatic cancer. Mutat Res 506–507 225–231.
    De Stefani E, Munoz N, Esteve J, Vasallo A, Victora CG, et al. (1990) Mate drinking, alcohol, tobacco, diet, and esophageal cancer in Uruguay. Cancer Res 50: 426–431. Find this article online
    Castelletto R, Castellsague X, Munoz N, Iscovich J, Chopita N, et al. (1994) Alcohol, tobacco, diet, mate drinking, and esophageal cancer in Argentina. Cancer Epidemiol Biomarkers Prev 3: 557–564. Find this article online
    Launoy G, Milan C, Day NE, Pienkowski MP, Gignoux M, et al. (1998) Diet and squamous-cell cancer of the oesophagus: a French multicentre case-control study. Int J Cancer 76: 7–12. Find this article online
    Levi F, Pasche C, Lucchini F, Bosetti C, Franceschi S, et al. (2000) Food groups and oesophageal cancer risk in Vaud, Switzerland. Eur J Cancer Prev 9: 257–263. Find this article online
    Lyon JL, Slattery ML, Mahoney AW, Robison LM (1993) Dietary intake as a risk factor for cancer of the exocrine pancreas. Cancer Epidemiol Biomarkers Prev 2: 513–518. Find this article online
    Michaud DS, Giovannucci E, Willett WC, Colditz GA, Fuchs CS (2003) Dietary meat, dairy products, fat, and cholesterol and pancreatic cancer risk in a prospective study. Am J Epidemiol 157: 1115–1125. Find this article online
    Thompson FE, Midthune D, Subar AF, Kipnis V, Kahle LL, et al. (2007) Development and evaluation of a short instrument to estimate usual dietary intake of percentage energy from fat. J Am Diet Assoc 107: 760–767. Find this article online
    Hu FB (2002) Dietary pattern analysis: a new direction in nutritional epidemiology. Curr Opin Lipidol 13: 3–9. Find this article online
    Ledikwe JH, Blanck HM, Kettel Khan L, Serdula MK, Seymour JD, et al. (2006) Dietary energy density is associated with energy intake and weight status in US adults. Am J Clin Nutr 83: 1362–1368. Find this article online
    Ledikwe JH, Blanck HM, Khan LK, Serdula MK, Seymour JD, et al. (2006) Low-energy-density diets are associated with high diet quality in adults in the United States. J Am Diet Assoc 106: 1172–1180. Find this article online
    Newby PK, Muller D, Hallfrisch J, Qiao N, Andres R, et al. (2003) Dietary patterns and changes in body mass index and waist circumference in adults. Am J Clin Nutr 77: 1417–1425. Find this article online
    Matthews KH, Bernstein JJCB, (2003) International trade of meat/poultry products and food safety issues. In Buzby JC, editor International trade and food safety: economic theory and case studies Available: http://www.ers.usda.gov/Publications/AER828/. Accessed 12 November 2007.
    European Commission Health and Consumer Protection Directorate General (2002) Opinion of the Scientific Committee on Veterinary Measures Relating to Public Health on Review of previous SCVPH opinions of 30 April 1999 and 3 May 2000 on the potential risks to human health from hormones residues in bovine meat and meat products. Available: http://ec.europa.eu/food/fs/sc/scv/outcome_en.html. Accessed 12 November 2007.
    United States Department of Health and Human Services and the Department of Agriculture (2005) Dietary Guidelines for Americans, 2005. Available: http://www.health.gov/dietaryguideli...nt/default.htm. Accessed 12 November 2007.
    American Cancer Society (2005) Cancer Facts and Figures 2005. Available: http://www.cancer.org/docroot/STT/co...gures_2005.asp. Accessed 12 November 2007.

    trackback :

    http://www.suprememastertv.com/bbs/t...veg_data_au/80



  20. #80
    Junior Member
    Join Date
    Feb 2010
    Posts
    1

    Default Re: NGUỒN LIỆU TRƯỜNG CHAY

    Cám ơn Nhím Hoàng Kim chia sẻ bài "Nuốt Sống Địa Cầu".
    Trên VietNamAnChay.blogspot.com hôm nay cũng có nói về phim tài liêu này. Hy vọng sẽ có thể thêm người chú ý hơn về những tài liệu cứu giúp Địa Cầu.

Page 4 of 5 FirstFirst 12345 LastLast

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts