Page 4 of 10 FirstFirst 12345678 ... LastLast
Results 61 to 80 of 191

Thread: VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN MỚI NHẤT VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU

  1. #61
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 62. VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN MỚI NHẤT VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU




    VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU

    Ngôi sao Hollywood Leonardo DiCaprio mang thông điệp xanh đến Hồng Kông.





  2. #62
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 61. VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN MỚI NHẤT VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU


  3. #63
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 63. VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN MỚI NHẤT VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU


  4. #64
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 64. VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN MỚI NHẤT VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU




    VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU

    Nhà báo Gia Nã Đại kêu gọi đánh thuế thịt. - 27 tháng 3 , 2008





  5. #65
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 65. VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN MỚI NHẤT VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU




    VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU

    Á Căn Đình cấm bóng điện tròn . - 28 tháng 3 , 2008





  6. #66
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 66. VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN MỚI NHẤT VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU




    VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU

    Californians to use less water to save salmon - 13 Jun 2009





  7. #67
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 66. VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN MỚI NHẤT VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU


  8. #68
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 67. VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN MỚI NHẤT VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU




    VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU

    Các thềm băng ở Nam Cực đang sụp đổ . - 30 tháng 3 , 2008





  9. #69
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 68. VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN MỚI NHẤT VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU


  10. #70
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 69. VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN MỚI NHẤT VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU


  11. #71
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 70. VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN MỚI NHẤT VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU


  12. #72
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 71. VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN MỚI NHẤT VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU


  13. #73
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 72. VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN MỚI NHẤT VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU


  14. #74
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 73. VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN MỚI NHẤT VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU




    VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU

    Quan sát thời tiết từ phía Tây của Nam Cực . - 5 tháng 4 , 2008


    Quan sát thời tiết từ phía Tây của Nam Cực.

    Trong hai thập niên qua, Trạm Vua Sejong ở Nam Hàn, phía Tây của Nam Cực, đã giám sát mô hình thay đổi môi sinh tại Nam Cực. 11 cơ sở và 2 đài quan sát thời tiết của trạm, tọa lạc trên Đảo Vua George ở Bán đảo Barton, phía Tây Bắc Cực, đã tổ chức nhiều chuyến thăm cho hàng chục khoa học gia mỗi năm. Với mùa hè tan chảy đang đến gần, cũng như nhiều trạm nghiên cứu khác trong vùng, họ đang truy cập thông tin cập nhật.

    Truyền Hình Vô Thượng Sư đã liên lạc với Trạm Vua Sejong ở Bắc Cực qua điện thoại trong hội nghị truyền hình để tìm hiểu các quan sát trực tiếp của các khoa học gia về sự thay đổi khí hậu trong thời gian họ ở tại đây.

    Khí hậu thay đổi ảnh hưởng chim cánh cụt: http://www.iar.org.uk/globalnews/art...vival_300.html

    Tiến sĩ Hong Jong-Guk, Khoa học gia trưởng của trạm Vua Sejong: Theo quan sát của chúng tôi, Marian Cove, nơi gần trạm chúng tôi nhất, tường băng đá của Marian Cove đã rút lui hơn 1 km trong 50 năm qua. Tôi đã ở đây 3 tháng và chính tôi thấy rằng, ngay cả trong thời gian này, tường băng đá đã rút lui nhiều mét. Nếu đến đây, quý vị có thể cảm nhận thấy sự thay đổi khí hậu thật sự hết sức nghiêm trọng so với trước đây. Nếu thấy tường băng đá tan chảy, quý vị biết nạn hâm nóng toàn cầu đang phát triển rất nhanh. Để làm chậm quá trình hâm nóng toàn cầu càng nhiều càng tốt, các ngành công nghiệp cần phải tránh dùng nhiên liệu hóa thạch, và nhiều lối sống phải được thay đổi.

    Tiến sĩ Kim Myung-Gwang, khoa học gia khí quyển, trạm Vua Sejong: Thật sự là kể từ lúc bắt đầu quan sát thời tiết, nhiệt độ trung bình ở vùng này liên tục tăng lên.

    Bán đảo Barton tương đối ôn hòa, nơi Trạm Vua Sejong tọa lạc, thường là điểm hấp dẫn vào mùa hè của nhiều loài; do đó thu hút nhiều nhà sinh vật đến nghiên cứu. Dù vậy, năm nay, các khoa học gia kinh ngạc về sự vắng mặt rõ rệt của nhiều loài vật trên đất liền và dưới biển.

    Ông An Dae-Seong, Nhà sinh vật học, trạm Vua Sejong: Trong trường hợp của Nam Cực, số lượng sinh vật trôi nổi đã sụt giảm rất nhiều, liên quan đến việc thay đổi khí hậu. Tài liệu cho thấy trước đây có nhiều loài nhuyễn thể ở đây, nhưng ngày nay, số lượng loài này đã giảm xuống rất nhiều. Khi quý vị để ý các loài vật như chim cánh cụt, hải cẩu, chúng hầu như không có ở chung quanh như năm ngoái.

    Chỉ riêng năm nay, tường băng đá ở đây đã sụp xuống 50 mét so với năm ngoái. Khi thấy điều này quý vị sẽ phải suy nghĩ. Băng đá hiện nay đang sụp đổ quá nhiều. Nếu nhìn ảnh chụp từ trên không cách đây 10 năm, tường băng đá đã hiện diện ngay trước trạm của chúng tôi, nhưng giờ thì ở rất xa, nghĩa là rất nhiều tường băng đã sụp đổ.

    Tiến sĩ Hong Jong-Guk, Khoa học gia trưởng của trạm Vua Sejong: Thưa quý khán giả của đài Truyền Hình Vô Thượng Sư trên thế giới, để làm chậm nạn hâm nóng toàn cầu đang gia tăng nghiêm trọng hiện nay, và để giữ môi sinh lành mạnh cho thế hệ kế tiếp, xin luôn lưu ý trong cuộc sống thường ngày hầu tiết kiệm năng lượng và không thải nhiều vật liệu gây ô nhiễm môi sinh.

    Cám ơn các khoa học gia ở Trạm Vua Sejong cho việc liên lạc xuyên lục địa của quý vị hầu cung cấp thông tin quan trọng này. Xin Thiên Đàng bảo vệ mọi người hiện đang ở Nam Cực trong việc giám sát những ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu. Cầu nguyện cho thế giới cùng hành động mau lẹ để khôi phục sự cân bằng của bầu sinh quyển sinh đẹp.

    Phi cơ chạy bằng hyđrô bay cao lên trời.

    Phi cơ chạy bằng tế bào nhiên liệu hyđrô được hãng Boeing chế tạo gần đây đã hoàn tất trôi chảy 3 chuyến bay thử nghiệm ở phi trường gần Madrid, Tan Ban Nha. Phi cơ nhỏ gồm hai chỗ, chạy bằng cánh quạt là chiếc được lái đầu tiên chạy bằng tế bào hyđrô với pin hỗn hợp xăng điện để giúp cất cánh lúc đầu. Phi cơ này hiện có thể bay đến 45 phút và đang được phát triển để cung ứng một thay thế không khí thải cho ngành hàng không. Tế bào nhiên liệu hyđrô chỉ thải nhiệt và hơi nước. Quả là tin tuyệt vời! Kỹ thuật rõ ràng đã cất cánh về phía bầu trời trong và xanh hơn. Chúng tôi hết sức phấn khởi trông đợi thấy nhiều người có thể vui hưởng việc du hành bằng phi cơ không thải khí.

    http://news.bbc.co.uk/2/hi/technology/7330311.stm

    An toàn thực phẩm và nước tại Cộng hòa Gambia tùy thuộc vào chính sách thay đổi khí hậu mới.

    Giống như nhiều quốc gia cận sa mạc Sahara ở Phi châu, Gambia, và nhất là nông dân của họ, cảm nhận ảnh hưởng của hâm nóng toàn cầu tăng cường với mỗi năm. Nói riêng, những vấn đề hiện thời trong ngành sản xuất thức ăn đang nghiêm trọng hơn.

    Truyền Hình Vô Thượng Sư đã có cơ hội thảo luận về an toàn thức ăn và nước của xứ này trong tương lai với Giám đốc tài nguyên nước của Gambia, Ông Pa Ousman Jarju, trong hội nghị thay đổi khí hậu quốc tế tại Vọng Các đã kết thúc vào thứ sáu. Ông Jarju là đại biểu của Gambia đến Cơ quan Phụ trợ Thi hành, Công ước về Thay đổi Khí hậu Liên Hiệp Quốc.

    Ông Pa Ousman Jarju, Giám đốc Tài nguyên Nước tại Gambia: Đại biểu Gambia, Cơ quan Bảo trợ về Thực hiện Liên Hiệp Quốc, Công ước về Khí hậu Thay đổi

    Ông Pa Ousman Jarju, Giám đốc Tài nguyên Nước tại Gambia: Thành phố thủ đô gần như khoảng một mét trên mực nước biển, nên dễ bị nguy hiểm khi mực nước biển dâng cao. Chúng tôi cũng đang cảm nhận sự ảnh hưởng, vì nếu quý vị nhìn vào mô hình mưa trong ba thập niên qua, sẽ thấy lượng mưa đang giảm, nhiệt độ đang tăng 0,4 độ mỗi thập niên, chúng tôi hiện có mùa mưa ngắn hơn, và tình trạng khô hạn cũng tăng trong những năm qua. Cho nên chúng tôi cảm nhận sự ảnh hưởng và điều này cũng dẫn đến sự thiếu an toàn thực phẩm.

    Tháng 12 vừa qua, chính phủ Gambia đệ trình kế hoạch hành động toàn quốc cuối cùng tới Liên Hiệp Quốc phác thảo những cách để thích nghi với sự thay đổi khí hậu trong tương lai.

    Ông Pa Ousman Jarju, Giám đốc Tài nguyên Nước tại Gambia: Một trong những dự án là để có một hệ thống báo hiệu trước có thể thật sự cho các nông dân biết thời gian đúng để gieo hạt, và lúc nào trời sẽ mưa. Chúng tôi là xứ nhiệt đới, được cung ứng với ánh sáng mặt trời. Vì thế chúng tôi đang dùng năng lượng tái tạo để bơm nước, để cung cấp nguồn nước, để cung cấp nước cho các cộng đồng nông thôn. Chúng tôi có thể có đến 140 cộng đồng hiện nay đang được lợi ích từ nước sạch qua hệ thống bơm bằng năng lượng mặt trời.

    Khi Gambia làm việc để chuẩn bị khu vực nông nghiệp của họ trong việc đối phó với những thay đổi môi sinh, ông Jarju nhấn mạnh điều quan trọng là mọi công dân cần phải làm những thay đổi dài hạn trong lối sống của họ bao gồm sự điều chỉnh trong lối dinh dưỡng.

    Ông Pa Ousman Jarju, Giám đốc Tài nguyên Nước tại Gambia: Chúng tôi thật sự cần thay đổi lối sống của mình, bởi vì đây thật sự là những gì góp phần tạo nên mức khí thải lớn hơn, và sự thay đổi khí hậu. Chế độ dinh dưỡng của chúng ta cũng cần thay đổi. Nếu chúng ta đổi sang ăn chay, điều đó sẽ giúp đỡ rất lớn. Chúng tôi sẵn sàng để cứu tinh cầu.

    Chúng tôi ca ngợi nỗ lực của ông Pa Ousman Jarju và tất cả đại biểu của hội nghị thay đổi khí hậu Liên Hiệp Quốc. Với ân điển của thiên đàng, cầu nguyện rằng Gambia và tất cả quốc gia Phi châu sẽ phát triển những biện pháp thay đổi khí hậu hữu hiệu để bảo vệ công dân của họ và vẻ đẹp lộng lẫy của lục địa này.

    Khí hậu thay đổi có thể đem bệnh tật do sức nóng đến Vương quốc Anh.

    Một tường trình gần đây từ các bác sĩ của Hội Y khoa Anh (BMA) tuyên bố rằng hâm nóng hoàn cầu có thể đem đến bệnh tật như bệnh sốt rét vào Vương quốc Anh, cũng như các rối loạn gồm có ung thư da và ngất vì nóng, do sự gia tăng các đợt sóng nhiệt. BMA khuyên bảo rằng Dịch vụ Y tế Quốc gia của Anh nên sửa soạn chương trình đề phòng và chữa trị cho những rắc rối về sức khỏe nghiêm trọng này. Chúng tôi tri ân các bác sĩ của Hội Y khoa Anh, đã lên tiếng quan tâm, vì sự an toàn của công chúng. Chúng tôi cầu rằng con người và chính phủ trên thế giới hợp tác để hạn chế sự thay đổi khí hậu, và bảo vệ tương lai chúng ta.

    http://www.reuters.com/article/healt...72612820080402

    Khoa học gia Bắc Cực vội vã thu góp các dự liệu cuối cùng của mùa đông.

    Mùa xuân tại Bắc Cực trong những năm gần đây đến khoảng hai tuần sớm hơn một thập niên trước, vì tuyết tan chảy. Vì lý do này, tuần rồi là lúc mà các khoa học gia hoạt động tích cực nhất để thâu góp những thông tin có giá trị từ vùng băng đá và tuyết của Bắc Cực. Hai Cực Bắc và Nam của địa cầu là yếu tố quyết định quan trọng của thay đổi khí hậu. Chúng còn chứa “dữ liệu băng đá” quan trọng của các thay đổi khí hậu quá khứ và hiện tại.

    Truyền Hình Vô Thượng Sư đã yêu cầu Tiến sĩ Gregory Flato tại Đại học Victoria ở British Columbia, Gia Nã Đại, giải thích một số những dấu hiệu về việc thay đổi khí hậu tại Bắc Cực.

    Tiến sĩ Gregory M. Flato – Trung tâm Gia Nã Đại về Mô hình Khí hậu và Phân tích, Đại học Victoria, Gia Nã Đại

    Tiến sĩ Gregory M. Flato: Khi khí hậu ấm lên, khi chúng ta đưa thêm khí nhà kính vào khí quyển, phần khí quyển gần bề mặt địa cầu ấm lên, nhưng sự ấm lên đó không đồng đều trên toàn cầu. Nhiệt độ ấm hơn ở vĩ độ cao, nhất là tại Bắc Cực, so với vĩ độ thấp, và lý do là băng đá và tuyết của biển ở vĩ độ cao rất phản chiếu, phản chiếu ánh sáng mặt trời và làm mát khí hậu, trong khi ở những vĩ độ thấp hơn thì bề mặt tối hơn. Bây giờ khi quý vị bắt đầu làm ấm khí hậu, tại bề mặt tươi sáng đó, băng đá và tuyết bắt đầu tan chảy, và để lộ bề mặt tối ở bên dưới, dù là đại dương hay đất liền. Bề mặt tối đó hấp thụ nhiều bức xạ mặt trời, làm ấm khí hậu thêm nữa và rồi làm tan chảy thêm nhiều băng đá.

    Tiến sĩ Flato ước tính rằng dựa vào các đo lường tối thiểu của mùa hè, khu vực bao bọc băng đá của Bắc Cực đã giảm ở tốc độ 8% trong 30 năm qua. Trong 5 năm vừa qua, tuy nhiên, tốc độ này đã tăng đáng kể. Diện tích bề mặt giảm với mức báo động là 40% trong chỉ một mùa hè năm qua, vào năm 2007.

    Tiến sĩ Gregory M. Flato: Trong mùa hè trung bình diện tích là khoảng 9 triệu cây số vuông. Và mùa hè vừa qua đã xuống đến khoảng 5 triệu, hơn 5 triệu một chút. Đó là một mức giảm rất lớn của khoảng gần phân nửa.

    Năm nay, Bắc Băng Dương giữa miền bắc Gia Nã Đại và Đông Siberia gần như hoàn toàn không còn đá vào mùa hè, là mức tan biến thậm chí còn nhanh hơn mô hình khí hậu mà Tiến sĩ Flato dự đoán.

    Tiến sĩ Gregory M. Flato: Chúng ta ở vào tình trạng mà chúng ta chưa thật sự kinh nghiệm trước đây.

    Các khoa học gia vẫn còn nhiều câu hỏi chưa giải đáp về Bắc Cực. Nhưng qua sự điều tra cùng sưu tập và diễn giải tỉ mỉ các tài liệu, họ đang hiểu biết rõ ràng hơn mỗi ngày. Chúng tôi tri ân hàng trăm nhà nghiên cứu như Tiến sĩ Flato, mà sự tận tụy đã đặt họ vào vai trò tiên phong trong các cuộc nghiên cứu này. Mong chúng ta đáp ứng lòng tận tụy của họ với hành động để giải quyết vấn đề khẩn cấp này và khôi phục sự cân bằng mỏng manh của địa cầu.

    http://www.thestar.com/sciencetech/article/350846
    http://environment.newscientist.com/...s-earlier.html

    trackback : http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/102



  15. #75
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 74. VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN MỚI NHẤT VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU




    VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU

    Giá thực phẩm tăng nhanh sau các vụ mùa giảm sút. - 6 tháng 4, 2008


    Giá thực phẩm tăng nhanh sau các vụ mùa giảm sút.

    Trên khắp các quốc gia nơi con người tiêu thụ gạo hàng ngày, giá gạo đã tăng quá cao, gây nên bất an rộng lớn. Giới hạn xuất cảng được thi hành tại các quốc gia sản xuất gạo như Ấn Độ, Trung Hoa, Âu Lạc (Việt Nam), và Ai Cập. Trong khi đó, các quốc gia tùy thuộc vào sản phẩm này phải đương đầu với giá thực phẩm tăng cao. Yếu tố chính của sự thiếu hụt toàn cầu này là thời tiết khắc nghiệt do sự thay đổi khí hậu, với hậu quả là các mùa gặt giảm sút.

    Tại hội nghị gần đây về thay đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc ở Thái Lan, các đại biểu từ Mali, Niger và Guinea-Bissau lên tiếng về sự liên hệ rõ ràng giữa nạn hâm nóng hoàn cầu và sản xuất thực phẩm, ngay trong quốc gia họ.

    Ông Boubacar Sidiki Dembele, Cố vấn Kỹ thuật, Bộ Môi sinh Mali: Sa mạc hóa liên quan rất nhiều tới sản xuất canh nông, khi mưa giảm thiểu, khi đất đai bắt đầu cằn cỗi, và khi chúng ta không thể sản xuất hữu hiệu thực phẩm canh nông chủ yếu cho con người, và những việc tương tự.

    Theo bài tường trình của Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO), giá gạo đã tăng đến 70% trong năm vừa qua.

    Ông Boubacar Sidiki Dembele, Cố vấn Kỹ thuật, Bộ Môi sinh Mali: Chúng tôi đang trải nghiệm ảnh hưởng tai hại của việc thay đổi khí hậu hiện nay. Những điều này ảnh hưởng tệ hại đến thực phẩm chủ yếu như gạo, kê và các sản phẩm khác.

    Giảm mưa và thiếu nước là các ảnh hưởng thật sự của sự thay đổi khí hậu. Nhiều chính phủ Phi châu đang ưu tiên hóa một chính sách thích nghi toàn quốc hầu bảo đảm sự sinh tồn của quốc gia họ.

    Ông Alexandre Cabral, đại biểu Liên Hiệp Quốc từ Guinea-Bissau: Chúng tôi sẽ nghiên cứu các yếu điểm, hầu đưa ra những chọn lựa cụ thể để thích nghi với việc thay đổi khí hậu trong lãnh vực nước, canh nông, sức khỏe, và đất lở vùng ven biển.

    Ông Saley Hassane, Tổng thư ký, Hội đồng Quốc gia Niger về Phát triển Môi sinh và Bền vững: Chúng ta phải phát triển, sử dụng kỹ thuật sạch không ô nhiễm.

    Các đại biểu được hỏi cảm tưởng về việc ăn chay như một phần của giải pháp.

    Ông Alexandre Cabral, đại biểu Liên Hiệp Quốc từ Guinea-Bissau: Ăn chay sẽ giúp bảo tồn và cũng rất tốt đối với sức khỏe con người. Những món chúng ta ăn hiện nay gây béo phì. Rất tốt nếu chúng ta đổi sang ăn chay.

    Ông Saley Hassane, Tổng thư ký, Hội đồng Quốc gia Niger về Phát triển Môi sinh và Bền vững: Câu hỏi về việc ăn chay không phải là vấn đề, ít nhất là ở Phi châu, bởi vì đa số người, từ truyền thống của họ, đã quen không ăn thịt. Có những bộ lạc không bao giờ ăn thịt từ lúc lọt lòng. Trong xã hội truyền thống, con người đã quen ăn rau cải rồi. Và phần lớn khí thải là từ gia súc.

    Ông Boubacar Sidiki Dembele, Cố vấn Kỹ thuật, Bộ Môi sinh Mali: Trong một vài nền văn hóa ở Phi châu, chúng tôi quen dành riêng thứ sáu, là ngày không ăn thịt. Nếu chúng tôi kéo dài luôn bảy ngày trong tuần, điều đó không quá khó khăn đối với chúng tôi.

    Ông Saley Hassane, Tổng thư ký, Hội đồng Quốc gia Niger về Phát triển Môi sinh và Bền vững: Ở Phi châu, chúng tôi ráng ăn đậu nành.

    Đa số các quốc gia Phi châu thải thán khí thấp, tuy thế đất đai của họ gánh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của sự thay đổi khí hậu. Khi những viên chức này tiếp tục làm việc tích cực để thực hiện những gì mà hoàn cảnh đòi hỏi, cả 3 đều nhấn mạnh đến sự cần thiết để hợp tác mau chóng.

    Ông Saley Hassane, Tổng thư ký, Hội đồng Quốc gia Niger về Phát triển Môi sinh và Bền vững: Thế giới đang bị nguy hiểm. Chúng ta cần cứu hành tinh ngay bây giờ. Ngay lập tức. Mọi người, thế giới đã trở thành một làng duy nhất. Chúng ta phải cứu làng này.

    Chúng tôi xin chuyển lời tri ân sâu xa đến các đại biểu từ Mali, Niger và Guinea-Bissau, đã lên tiếng ủng hộ hành động cấp bách và lối dinh dưỡng chay bền vững. Cầu xin Thượng Đế hướng dẫn mọi quốc gia hành động mau chóng để bảo đảm thực phẩm đầy đủ cho tất cả, và một tương lai tươi sáng cho địa cầu chúng ta.

    http://news.bbc.co.uk/2/hi/business/7328087.stm
    http://in.reuters.com/article/busine...BrandChannel=0
    http://news.bbc.co.uk/2/hi/south_asia/7324596.stm

    Đỉnh băng đá tan rã có thể gia tăng hoạt động núi lửa.

    Nghiên cứu chung của các khoa học gia Anh và Iceland tiết lộ rằng các đỉnh băng tan rã bởi nạn hâm nóng hoàn cầu, có thể gia tăng hoạt động núi lửa ở nhiều nơi như Núi Erebus của Nam Băng Dương, Quần đảo Aleutian và các núi lửa khác ở Alaska. Sự thay đổi trọng lượng bề mặt vì đỉnh băng đá mỏng đi, gây áp lực địa chất bên trong vỏ của núi lửa, làm tăng thêm cơ hội bùng nổ. Đa tạ các nghiên cứu gia của Anh và Iceland cho những khám phá quan trọng này. Chúng tôi cầu cho mọi người cùng nỗ lực hầu ngăn chận tình trạng hâm nóng, đó là mối quan tâm về các núi lửa này.

    http://timesofindia.indiatimes.com/M...ow/2925485.cms

    Uganda đang căng thẳng vì nạn hâm nóng hoàn cầu.

    Hai năm hạn hán trầm trọng ở vùng đông bắc của Uganda đã gây nạn đói rộng lớn và khiến hơn 1 triệu người ở những vùng như Karamoja phải đi tìm thực phẩm. Alix Loriston, phó giám đốc Chương trình Thực phẩm Quốc tế của Liên Hiệp Quốc, nói: “Khí hậu thay đổi có một ảnh hưởng mạnh mẽ ở đây. Karamoja hiện đang trong tình trạng khẩn cấp.” Mùa thu năm ngoái, lũ lụt khiến cho 400.000 người lâm cảnh vô gia cư và cuốn đi mùa màng cần thiết. Thưa Liên Hiệp Quốc, chúng tôi xin cùng quý vị lên tiếng quan tâm về Uganda Chúng tôi cầu cho anh chị em ở Uganda được an toàn. Mong sao cộng đồng quốc tế hành động nhanh chóng để đảo ngược tiến trình thay đổi khí hậu hầu tránh ảnh hưởng tai hại thêm nữa cho đời sống quý báu.

    http://timesofindia.indiatimes.com/E...ow/2925179.cms

    Việc dùng thuốc trừ sâu bọ làm giảm số chim hót ở châu Mỹ.

    Trong các năm gần đây, nhu cầu về trái cây và rau cải trái mùa, khiến nhiều vùng di trú vào mùa đông ở châu Mỹ La Tinh bị biến đổi thành khu hoạt động canh nông tràn đầy thuốc trừ sâu bọ. Sinh học gia, Tiến sĩ Rosalind Renfew, khám phá rằng khoảng nửa số chim hót “bobolink” ở Bolivia bị nhiễm loại thuốc trừ sâu bọ hiện bị cấm ở Âu châu và Hoa Kỳ Hậu quả là, hơn 50 loại chim đang biến dần.

    Thưa Tiến sĩ Renfew và các khoa học gia kính mến, chúng tôi tri ân sâu xa các nghiên cứu và công bố của quý vị về tình cảnh của các bạn chim muông của chúng ta. Cầu mong chính phủ và nông dân hợp tác thực hành các hành động thân thiện với sinh thái để bảo vệ mọi đời sống.

    http://www.independent.co.uk/news/wo...es-804547.html

    trackback : http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/103



  16. #76
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 75. VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN MỚI NHẤT VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU




    Các hồ vùng tây bắc Gia Nã Đại chịu ảnh hưởng báo động về thay đổi khí hậu.

    Giáo sư Lance Lesack thuộc Đại học Simon Fraser tại Gia Nã Đại, nói rằng trong 30 năm qua, 45.000 hồ nước trong vùng châu thổ Mackenzie thuộc Địa phận Tây bắc của Gia Nã Đại có mực nước dâng cao trung bình là 60%. Giáo sư Lesack cho rằng mực nước dâng cao thêm là do băng đá Bắc cực tan rã, rồi sau đó bị đẩy vào bờ bởi các trận gió bão lớn.

    Toán của Tiến sĩ Lesack cũng đang nghiên cứu tầng đất đóng băng vĩnh cửu ở vùng này, lớp đất hiện đang tan rã, dẫn đến sự thải thán khí và khí mê-tan. Tại hội nghị thay đổi khí hậu gần đây ở Vancouver, lãnh tụ Đảng Tự do Stéphane Dion đã nói về khí độc mê-tan, là loại khí nhà kính phát sinh từ việc con người tiêu thụ thịt, sản xuất bởi kỹ nghệ chăn nuôi.

    Ông Stéphane Dion, lãnh tụ Đảng Tự Do của Gia Nã Đại: Các động vật mà chúng ta đang ăn thải rất nhiều khí mê-tan vào không khí, và mê-tan là loại khí nhà kính nặng hơn so với thán khí.

    Có nhiều cách khác nhau để giảm khí mê-tan, nhưng cuối cùng, chúng ta cần phải thay đổi hành vi của mình một chút và thay vào đó là lựa chọn bánh pizza chay (thuần chay).

    Ông Dion cũng khẳng định giải pháp thay đổi khí hậu có thể được thực hiện bởi chính phủ.

    Ông Stéphane Dion, lãnh tụ Đảng Tự Do của Gia Nã Đại: Một chính sách môi sinh tốt phải tập trung vào không khí, nước sạch, môi trường tự nhiên mà chúng ta cần phải bảo vệ. Quý vị thấy là nhiều độc tố đang ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Chúng ta cần loại bỏ các chất này khỏi thị trường và sự thay đổi khí hậu.

    Xin tri ân Tiến sĩ Lance Lesack và ông Stéphane Dion đáng kính cho công tác quan trọng trong việc đóng vai trò chính hầu giải quyết nạn hâm nóng toàn cầu. Chúc người dân Gia Nã Đại và mọi người trên thế giới cùng hành động để có thể hạn chế ảnh hưởng xa hơn của sự thay đổi khí hậu.

    Gấu koala và loài vật khác đang gặp nguy hiểm do khí hậu thay đổi.

    Nghiên cứu gần đây cho thấy khi mực độ thán khí trong không khí cao hơn, chất đạm trong lá cây khuynh diệp giảm đi. Không những thế, chất tannin, một chất độc, lại tăng lên. Nhà động vật học, Tiến sĩ Jane De Gabriel, khám phá thấy tỷ lệ sinh sản của đại thử Úc có đuôi chổi dường như có liên hệ trực tiếp đến lượng chất đạm trong lá khuynh diệp. Tiến sĩ De Gabriel nói: “Điều này cho thấy rằng trong các vùng mà mức độ dinh dưỡng không đầy đủ, thú vật sẽ không thể sinh sản thành công. Điều xảy ra sau đó là sự diệt chủng của loài thú hoang.” Chúng tôi cảm tạ Tiến sĩ De Gabriel và các nghiên cứu gia khác, đã giúp chúng ta lưu ý đến dữ kiện báo động này. Mong sự hòa hợp sinh thái cung cấp hoàn cảnh thích hợp để tất cả động vật và thực vật phát triển dồi dào.

    http://www.theaustralian.news.com.au...-11949,00.html

    Liberia lên kế hoạch cho hệ thống cảnh báo thời tiết mới giúp thích nghi với sự thay đổi khí hậu.

    Tại hội nghị của vùng tuần trước tại Addis Ababa, Ethiopia, Michel Jarraud, tổng thư ký Tổ chức Thời tiết Thế giới của Liên Hiệp Quốc, cho biết việc phát triển của các quốc gia Phi châu như Liberia sẽ được trợ giúp rất nhiều nhờ các dự đoán cải tiến về thời tiết và cảnh báo thiên tai sớm.

    Ông Benjamin Karmorh, Jr., là phó giáo sư của Cơ quan Bảo vệ Môi sinh ở Liberia. Ông sẽ trò chuyện với Truyền Hình Vô Thượng Sư về tình hình thời tiết bấp bênh ở Liberia.

    Ông Benjamin Karmorh, Jr.: Phó giáo sư, Cơ quan Bảo vệ Môi sinh tại Liberia, Cơ quan Thẩm quyền Quốc gia về Cơ chế Phát triển Sạch dưới Nghị định thư Kyoto

    Ông Benjamin Karmorh, Phó Giáo sư, Cơ quan Bảo vệ Môi sinh tại Liberia: Liberia là quốc gia kém phát triển nhất. Mức khí thải của chúng tôi không đáng kể. Nhưng, trong số các quốc gia khác, các nước kém phát triển nhất, chúng tôi bị xếp vào hàng dễ bị ảnh hưởng nhất do tác động của sự thay đổi khí hậu.

    Trong những năm gần đây, Liberia đã gánh chịu nhiều trận mưa thất thường, nạn xói mòn và lũ lụt ở vùng duyên hải ngày càng tăng.

    Ông Benjamin Karmorh: Phần lớn các sự kiện liên quan đến khí hậu thường xảy ra hàng năm, đặc biệt là lũ lụt. Vì lũ lụt nên cơ sở hạ tầng bị phá hủy, sự sống bị tàn phá. Mực nước gia tăng mang theo bệnh tật.

    Do nạn hâm nóng toàn cầu khiến khí hậu khó có thể dự đoán được, Liberia đang tăng cường nỗ lực bảo vệ người dân và vụ mùa thông qua hệ thống cảnh báo khí hậu sớm.

    Ông Benjamin Karmorh: Chúng tôi đang cố gắng thiết lập một hệ thống cảnh báo sớm để có thể tư vấn cho nông dân lúc nào nên gieo hạt, lúc nào không. Với lời khuyên như vậy, nông dân có thể làm theo và đến cuối mùa, ít ra việc thu hoạch của họ cũng sẽ được cải thiện.

    Hàng triệu người sinh sống ở các quốc gia ven biển khác tại Tây Phi cũng gánh chịu tình trạng khó khăn như Liberia. Ông Karmorh sẽ chia sẻ thông điệp này thay mặt chính phủ người dân Liberia.

    Ông Benjamin Karmorh: Với quý khán giả ngoài kia, việc thay đổi khí hậu là có thật. Thay đổi khí hậu không còn là vấn đề môi sinh nữa, mà là vấn đề phát triển, kinh tế và toàn cầu. Chúng ta cần phải sẵn sàng hợp tác để cứu vãn tinh cầu. Bất cứ gì quý vị có thể làm ngoài kia trong cộng đồng, trong quốc gia của mình, điều quan trọng là mọi người cùng làm để cắt giảm khí thải nhà kính, cùng hợp tác để tăng cường khả năng của các quốc gia dễ bị tổn thương như đất nước chúng tôi; để cuối cùng chúng ta có thể chống chọi với sự thay đổi khí hậu, và có thể thích nghi với sự thay đổi khí hậu. Vì như chúng tôi đã nói sự sống đã bị hủy diệt, cơ sở hạ tầng đang bị tàn phá, hệ thống nông nghiệp và chuyên chở đang bị phá hỏng. Hầu như mọi lãnh vực đều đang bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi khí hậu. Hậu quả là rất to lớn. Thời gian sắp hết. Điều quan trọng bây giờ là chúng ta làm bất cứ gì có thể làm để cứu tinh cầu khỏi bị tàn phá thêm nữa.

    http://www.afrol.com/articles/28478

    trackback : http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/104



  17. #77
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 76. VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN MỚI NHẤT VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU




    VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU

    Âu châu phát triển hệ thống cảnh báo sóng thần - 8 tháng 4 , 2008



    Âu châu phát triển hệ thống cảnh báo sóng thần .

    Các cơn sóng thần thậm chí còn lớn hơn đợt ảnh hưởng miền Đông Nam Á châu vào năm 2005 cũng đã xảy ra ở Âu châu. Cơn sóng lớn nhất được biết đã giáng một bức tường nước cao 10 tầng lầu vào Ý cách đây khoảng 8.000 năm, và ảnh hưởng hầu hết vùng Địa Trung Hải. Các khoa học gia tại Đại học Cambridge ở Anh đã nhận biết một đường nứt không thấy trước đây đã gây ra một đợt động đất và sóng thần cứ mỗi 800 năm. Họ tiên đoán đợt kế tiếp sẽ xảy ra vào thế kỷ này ở phía Đông Địa Trung Hải. Na Uy, Băng Lan, Tây Ban Nha, Pháp, Monaco và các quốc gia ở phía Tây Địa Trung Hải cũng được cho biết là có nguy cơ bị sóng thần. Dự án Thay đổi và An toàn hơn của Ủy ban Âu châu đang được điều phối bởi Đại học Bologna ở Ý đã được giao nhiệm vụ nhận biết rủi ro về sóng thần ở Âu châu cũng như thiết lập hệ thống cảnh báo sớm.

    Chân thành cám ơn Ủy ban Âu châu đã hành động nhằm bảo vệ sự an cư của người dân. Cầu xin hồng ân Thiên Đàng bảo vệ và giúp nhân loại nhanh chóng chuyển sang các biện pháp bền vững hầu tránh thiên tai trong tương lai trên tinh cầu.

    http://ec.europa.eu/research/star/in....cfm?p=32_main, http://www.iht.com/articles/ap/2006/...an_Tsunami.php, http://www.livescience.com/environme...t_tsunami.html, http://environment.newscientist.com/...ern-italy.html

    Các bác sĩ cảnh cáo về vấn đề sức khỏe gây ra bởi khí hậu thay đổi.

    Các bác sĩ thuộc Môi sinh Úc Đại Lợi vừa phát hành bài tường trình giải thích ảnh hưởng trầm trọng của nạn thay đổi khí hậu đối với sức khỏe con người, từ các bệnh tật do thời tiết nóng bức và cực đoan, đến sự gia tăng dị ứng và bệnh truyền nhiễm bởi muỗi. Bác sĩ Graeme Horton, đồng tác giả bài tường trình, nói: “Thay đổi khí hậu đã là một sự thật trong phòng đợi và giải phẫu của chúng tôi – và sắp trở nên một thách đố lớn cho hệ thống y tế của chúng tôi trong thập niên tới.”

    Xin tri ân sâu xa Bác sĩ Horton vàc các Bác sĩ thuộc Môi sinh Úc Đại Lợi, đã báo động chúng ta về ảnh hưởng tai hại của nạn hâm nóng hoàn cầu. Qua ân điển của Thượng Đế và các nỗ lực tức khắc, mong cư dân trên thế giới được ban cho sức khỏe lành mạnh và đầy sức sống.

    http://green.yahoo.com/news/afp/2008...tewarming.html

    trackback : http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/105



  18. #78
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 77. VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN MỚI NHẤT VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU




    Nạn hâm nóng toàn cầu gây nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng .

    Trường Cao đẳng Y sĩ Gia đình Ontario, Gia Nã Đại báo cáo rằng ngay cả nhiệt độ tăng nhẹ cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đặc biệt là với trẻ em, các cao niên, và người sẵn có vấn đề về sức khỏe. Các bác sĩ Gia Nã Đại được khích lệ phát triển tài chuyên môn về các loại bệnh mới lạ, bởi những trường hợp như bệnh sốt rét và sốt xuất huyết đang xảy ra thường hơn trên khắp thế giới và có thể truyền sang du khách. Cám ơn Trường Cao đẳng Y sĩ Gia đình Ontario đã cảnh báo chúng ta về những rủi ro sức khỏe nghiêm trọng do hâm nóng toàn cầu gây nên. Cầu cho con người ở mọi nơi được Thượng Đế dẫn dắt đến lối sống bền vững hơn vì sự an cư to lớn hơn cho tất cả.

    http://news.xinhuanet.com/english/20...nt_7935093.htm, http://www.innovations-report.de/htm...ht-106049.html

    Hai người thiệt mạng vì bệnh bò điên được tường trình ở Tây Ban Nha.

    Trong vùng miền trung của Castilla-Leon, bộ y tế tường trình rằng hai người qua đời vì bệnh Creutzfeldt-Jakob biến thái (vCJD,) một dạng bệnh bò điên trên người. Bộ y tế Tây Ban Nha tuyên bố rằng một tường trình khác về tử vong vì vCJD cũng đã xảy ra ở Madrid năm 2005.

    Chúng tôi tri ân Tây Ban Nha đã thẳng thắn đăng tin này và báo động công dân về các hiểm họa sức khỏe thường-nghiêm trọng gây ra do ăn thịt. Chúng tôi cầu rằng tất cả công dân quốc tế sẽ sớm đổi sang dinh dưỡng ăn chay hay thuần chay, vừa khỏe vừa bền vững. Chúng tôi cũng xin gửi lời phân ưu sâu xa đến gia đình và người thân của những ai bị ảnh hưởng bởi vCJD.

    http://news.bbc.co.uk/2/hi/europe/7334875.stm

    Ngân hàng Thế giới cho biết nguồn thực phẩm dự trữ trên toàn cầu ở mức thấp đáng báo động.

    Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Robert Zoellick vừa cho biết sự đi lệch hướng trong việc dùng các vụ mùa cho nhiên liệu sinh học, sự thay đổi lối dinh dưỡng, cùng với nhu cầu thực phẩm gia tăng đã giảm kho dự trữ thực phẩm trên toàn cầu xuống mức thấp nguy hiểm. Ông Zoellick dự đoán giá cả thực phẩm sẽ cao hơn ít nhất là trong 2 năm nữa, dẫn đến thêm nhiều nạn đói và thiếu dinh dưỡng ở quốc gia đang phát triển hay thậm chí ở các khu vực đô thị hóa nơi có thể có nhiều thực phẩm nhưng người dân không thể mua nổi.

    Cám ơn chủ tịch Zoellick đã cảnh báo cho chúng ta về tình cảnh khốc liệt mà đồng bào trên toàn cầu đang trực diện. Mong các quốc gia trên thế giới khuyến khích người dân áp dụng dinh dưỡng trường chay hay thuần chay để sử dụng bền vững và hữu hiệu hơn nguồn ngũ cốc của chúng ta.

    http://www.presstv.ir/Detail.aspx?id...d=3510212(Mike

    Thay đổi khí hậu gây rủi ro lũ lụt lớn hơn cho Anh và Pháp.

    Các khoa học gia tin rằng môi sinh đang thay đổi đã ảnh hưởng đến Jet Stream và Gulf Stream, mang khí hậu ướt át hơn rất nhiều đến Đông Bắc Âu châu. Các nhà lập mô hình thời tiết như Tiến sĩ Peter Stott và Trung tâm Thay đổi Khí hậu Hadley ở Vương quốc Anh ước tính lượng mưa có thể cao hơn 20-30% vào thế kỷ tới. Cường độ mưa cũng có thể tăng thêm, tương tự như thời tiết mùa hè trước ở Anh với lượng mưa trong một tháng trút xuống trong một ngày. Các khoa học gia về khí hậu đang kêu gọi chính phủ hành động mau lẹ nhằm củng cố cơ sở hạ tầng để đối phó với khả năng lũ lụt cao hơn.

    Xin cảm kích sâu xa các nhà khí hậu học cho nghiên cứu giúp chúng ta hiểu rõ hơn các thay đổi thời tiết đang gây ảnh hưởng. Cầu nguyện cho mọi quốc gia có bước tiến mau lẹ giúp bảo vệ sự sống của loài người và thú vật khỏi ảnh hưởng của nạn hâm nóng toàn cầu.

    http://www.independent.co.uk/environ...in-458348.html, http://www.telegraph.co.uk/news/main...nrflood329.xml, http://www.iht.com/articles/2007/09/...iness/farm.php, http://www.cosis.net/abstracts/EAE03...03-J-11808.pdf, http://archive.greenpeace.org/climat...eport/4-1.html, http://www.france24.com/en/20080312-...nce-atmosphere, http://query.nytimes.com/mem/archive...619C946196D6CF, http://news.bbc.co.uk/2/hi/europe/1242811.stm,

    trackback : http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/106



  19. #79
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 78. VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN MỚI NHẤT VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU




    Tình trạng thiếu thực phẩm được cảm nhận trên toàn cầu .

    Từ Mễ Tây Cơ đến Ai Cập, Trung Quốc, tình trạng thiếu thực phẩm đang ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của người dân ở hàng tá quốc gia. Gạo là thực phẩm chủ yếu của khoảng nửa số dân trên thế giới. Với sản lượng mùa màng giảm và lượng thực phẩm dự trữ trên toàn cầu ở mức thấp nhất kể từ năm 1980, giá cả leo thang là điều không tránh khỏi.

    Phóng viên đài Truyền Hình Vô Thượng Sư trên toàn thế giới sẽ tường trình về vấn đề thực phẩm toàn cầu.

    Chủ nhà hàng tại Anh quốc: Hầu hết các ruộng lúa đều bị ngập lụt nên giá cả đã tăng hơn gấp đôi; từ 16, 17 bảng Anh cho 20 kí-lô đến 35, 40 bảng cho 20 kí-lô.

    Hôm qua, người đứng đầu Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc, Jacques Diouf, đã kêu gọi cuộc họp thượng đỉnh gồm nhiều lãnh đạo thế giới để thảo luận về điều ông gọi là tình trạng thiếu thực phẩm toàn cầu “khẩn cấp.” Các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Cam Bốt đã hạn chế việc xuất cảng gạo. Âu Lạc (Việt Nam), nhà xuất cảng gạo lớn thứ ba, đang dự tính cắt giảm xuất cảng xuống 11%.

    Tiến sĩ Opawadee Khemtong - Giáo sư về Nông nghiệp, Đại học Mở Sukhothai Thammathirat, Thái Lan

    Tiến sĩ Khemtong, giáo sư về nông nghiệp tại Thái Lan: Việt Nam là quốc gia thứ nhì, có lẽ là sau Thái Lan, về sản xuất và xuất cảng gạo tới thị trường thế giới. Họ trực diện với vấn đề hâm nóng toàn cầu nên không thể sản xuất để xuất cảng.

    Người tiêu thụ tại Âu Lạc (Việt Nam): Theo tôi được biết thời gian gần đây thì tất cả mọi giá đều tăng cả nhưng riêng với gạo hôm nay tăng quá nhanh. So với từ trong năm tới giờ thì cứ vài ngày nó lại tăng nửa giá cho nên ảnh hưởng rất lớn đến mọi cái sinh hoạt của riêng tôi và toàn xã hội.

    Trong lúc đó, các nhà nhập cảng đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ các quốc gia sản xuất gạo lân cận, với quan tâm chung về sản lượng mùa màng giảm sút do hạn hán và lũ lụt. Sau cùng, ảnh hưởng của thay đổi khí hậu ở các nông trại xa xôi đã được người tiêu dùng ở Hồng Kông cảm nhận.

    Ảnh hưởng của khí nhà kính có gây thêm thiên tai làm sản lượng vụ mùa giảm sút không?

    Người bán gạo tại Hồng Kông: Đó là điều họ nói.

    Họ là ai?

    Người bán gạo tại Hồng Kông: Các nhà cung cấp gạo. Họ nói rằng thu hoạch đã bị sụt giảm, mất mùa ở Úc và Nam Dương. Hiện giờ, các nhà cung cấp cũng hết thực phẩm dự trữ.

    Các chuyên gia nói giải pháp giúp xoa dịu sự thiếu gạo và các loại ngũ cốc khác là giảm nhu cầu tiêu thụ thịt, vì một số lượng gạo khổng lồ hiện bị sử dụng để nuôi thú lấy thịt.

    Người tiêu thụ tại Thành phố Mễ Tây Cơ: Thật tệ khi gạo được dùng cho ngành chăn nuôi – việc này làm cạn kiệt thiên nhiên.

    Người chủ tiệm thực phẩm chay tại Hồng Kông: Có rất nhiều lý do để giá cả leo thang, không riêng yếu tố nào có thể giải thích cho tất cả. Nhưng chúng ta có thể tập sống xanh hơn và giúp chính mình. Việc này rất hữu ích.

    Ý quý vị nói giúp đỡ chính mình là nghĩa gì?

    Người chủ tiệm thực phẩm chay tại Hồng Kông: Nghĩa là ăn uống bổ dưỡng hơn và tiêu dùng lành mạnh hơn. Bởi vậy, ăn chay là xanh hơn, có rất nhiều ảnh hưởng dây chuyền. Hãy ăn chay (thuần chay), trân quý mọi loại ngũ cốc, sử dụng nguồn tài nguyên cân nhắc hơn, và tinh cầu sẽ lành mạnh hơn.

    Do tình trạng khẩn cấp của nạn hâm nóng toàn cầu, quý vị có sẵn sàng ăn ít thịt hơn và áp dụng lối ăn chay (thuần chay)?

    Người tiêu thụ tại Formosa (Đài Loan): Dĩ nhiên tôi sẽ làm vậy! Tôi cũng quan tâm đến giá cả nữa. Về cơ bản, thịt đắt hơn thực phẩm chay (thuần chay).

    Xin cầu nguyện cho xã hội cùng hợp tác hầu bảo đảm sự an toàn cho những người dễ bị thiệt thòi nhất khi chúng ta tìm cách giúp việc sản xuất thực phẩm trở lại bình thường.

    Liên Hiệp Quốc liên kết thay đổi khí hậu và bệnh tâm thần.

    Một tường trình mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói rằng thời tiết khắc nghiệt và thiên tai gia tăng gần đây, do bởi khí hậu thay đổi có thể dẫn đến đủ thứ vấn đề căng thẳng tinh thần và thậm chí tự tử. Một nghiên cứu theo sau trận lũ lụt năm ngoái ở Anh, cho thấy con người bị rối loạn tinh thần hậu- chấn thương, dù 1 năm sau. Đối với các nông gia sống tại vùng hạn hán ở Ấn Độ, áp lực tài chánh thường ảnh hưởng đến quan hệ trong gia đình.

    Chúng tôi xin gửi vô vàn tình thương đến tất cả những nạn nhân thiên tai liên quan đến khí hậu. Xin Thượng Đế bảo vệ và hướng dẫn quý vị qua thời điểm gay go này, khi chúng ta tìm cách giải quyết nạn khí hậu thay đổi.

    http://timesofindia.indiatimes.com/C...ow/2934822.cms

    Nhà lập pháp ở Đức ủng hộ ăn ít thịt.

    Nghị viên Quốc hội Đức và chủ tịch của Đảng Xanh, Renate Künast, lên tiếng ủng hộ việc thay đổi đường lối canh nông để ngừng thay đổi khí hậu. Một phần trong sự thay đổi được đề nghị bởi bà Künast là giảm tiêu thụ các sản phẩm làm từ thịt và sữa.

    Chúng tôi tri ân Nghị viên Künast, cho sự nhận thức vai trò quan trọng của đường lối canh nông bền vững. Mong mọi người đổi sang ăn chay (thuần chay) mau lẹ để hồi phục cân bằng sinh quyển của chúng ta.

    http://www.schrotundkorn.de/2008/200804b03.html
    http://www.renate-kuenast.de/

    trackback : http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/107



  20. #80
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 79. VIỆC CẦN LÀM NGAY - TIN MỚI NHẤT VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU




    Các viên chức của WHO kêu gọi lưu ý đến “các siêu thành phố” dễ bị tổn thương .

    Do hâm nóng toàn cầu, các thành phố thấp như Manila tại Phi Luật Tân và Calcutta tại Ấn Độ đặc biệt rất dễ bị lũ lụt từ các sông và đại dương, theo như lời của Tổ chức Y tế Thế giới. Tiến sĩ Shigeru Omi, giám đốc vùng Tây Thái Bình Dương, cho thấy rằng vùng này đã bị ảnh hưởng hết sức nặng nề. Thêm hàng triệu người có thể đối diện bệnh tật và đói khát, nếu các vùng phì nhiêu và đông dân của Á Châu tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa, mực sông chảy, hoặc rất nhiều sâu bọ.

    Chúng tôi chân thành tri ân Tổ chức Y tế Thế giới, cho báo động kịp thời này. Mong chúng ta hành động lập tức để bảo vệ đời sống và căn nhà địa cầu quý báu.

    Số trái cây và rau cải thải bỏ bên Anh tính bằng 1/3 tổng số thực phẩm tươi được mua.

    Chương trình Hành động cho Tài nguyên Lãng Phí (WRAP) của Vương quốc Anh cho biết rằng 40% số rác thải thực phẩm từ cư gia, tổng cộng lên đến 15 triệu tấn thán khí thải. Trên 4 triệu trái táo bị vứt đi mỗi ngày, 5,1 triệu khoai tây, 2,8 triệu cà chua, và 1,6 triệu trái chuối. Chuyên gia kỹ nghệ đề nghị mua số lượng ít hơn và tủ lạnh nhỏ hơn.

    Chúng tôi cám ơn WRAP, đã giúp nhắc nhở chúng ta tiết kiệm và thận trọng hơn khi mua thức ăn. Chúng tôi cầu rằng mọi người sẽ mua sắm thận trọng hơn.

    Bờ biển Tô Cách Lan bị xói mòn do thay đổi khí hậu.

    Chính phủ Tô Cách Lan phát hành một tường trình kể rằng 740 dặm bờ biển bị xói mòn, cùng với mực nước biển dâng cao, biển động nhiều hơn, và mùa đông ẩm ướt hơn. Nước nhiều axít hơn cũng dường như đang làm hại thú hoang. Richard Lochhead, bộ trưởng nội các của sự vụ nông thôn và môi sinh, nói về tình trạng khẩn cấp này rằng: “Đây là những gì đang xảy ra, và chúng ta phải hành động.”

    Bộ trưởng Lochhead, chúng tôi xin gởi lời tri ân đến ông về lời đề nghị hành động mau chóng. Cầu nguyện cho cư dân ở ven biển Tô Cách Lan được bảo vệ an toàn và sự hòa hợp sinh thái sớm hồi phục cho môi sinh đại dương quý vị.

    trackback : http://www.suprememastertv.com/bbs/tb.php/sos_au/108



Page 4 of 10 FirstFirst 12345678 ... LastLast

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts