Page 2 of 3 FirstFirst 123 LastLast
Results 21 to 40 of 57

Thread: MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG CAO

  1. #21
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 13. MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG CAO



    Bahrain nỗ lực để bảo tồn bờ biển - 19 tháng 3 , 2008

    Bahrain tăng gia nỗ lực để bảo tồn ven biển. Ủy ban Công cộng để Bảo vệ Tài nguyên Đại dương, Môi sinh, và Hoang thú của Bahrain đang phác họa một dự án để đảo ngược ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu. Nghiên cứu gần đây tìm thấy 10% của bờ biển Bahrain và 70 cây số vuông vùng đất liền bên trong có thể được bảo vệ khỏi mực nước biển dâng cao, nếu hành động tức khắc và hữu hiệu thực hiện bây giờ.

    Chương trình Môi sinh của Liên Hiệp Quốc (UNEP) ủng hộ nghiên cứu này và cam kết sẽ đóng góp tài chánh cho nỗ lực bảo tồn được đề nghị. Xin cám ơn Bahrain vô vàn, cho lòng quyết tâm duy trì và bảo tồn vẻ đẹp của đất nước quý quốc. UNEP, chúng tôi cũng tri ân và xin Thượng Đế gia trì quý vị cho sự trợ giúp quan tâm. Nỗ lực cộng tác của quý vị chắc chắn sẽ mang lại việc bảo đảm an toàn cho đời sống người dân Bahrain.



  2. #22
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 14. MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG CAO


    Charlottes cảnh báo về hâm nóng toàn cầu - 19 tháng 3 , 2008

    Báo cáo của Gia Nã Đại về ảnh hưởng của nạn hâm nóng toàn cầu cho cộng đồng hải đảo. Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Gia Nã Đại ấn hành báo cáo ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu, mực nước biển dâng cao, và nạn lở đất sẽ ảnh hưởng nền trên kinh tế và người dân ở các đảo quốc.

    Ông Graham Saul thuộc Mạng lưới Hành động Khí hậu Gia Nã Đại cho biết: “Gia Nã Đại đang trả giá cho sự thay đổi khí hậu về mặt môi sinh kinh tế, và trừ khi chính phủ hành động lập tức, những tác động tương lai sẽ rất thê thảm.” Ông Saul, và bộ Tài nguyên Thiên nhiên Gia Nã Đại, chúng tôi cám ơn quý vị đã nâng cao ý thức về ảnh hưởng của nạn hâm nóng toàn cầu đang xảy xa. Xin cầu nguyện cho sự an toàn và bảo vệ của Gia Nã Đại và người dân hải đảo khác trên toàn cầu.



  3. #23
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 15. MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG CAO


    Hâm nóng toàn cầu có thể dẫn đến việc di trú ồ ạt - 1 tháng 4 , 2008

    Nghiên cứu gần đây của tổ chức Hòa bình Xanh kết luận rằng mực nước biển dâng cao, nguồn nước uống giảm sút và mùa trăng thay đổi do thay đổi khí hậu có thể dẫn đến việc 125 triệu người Châu Á Thái Bình Dương thành vô gia cư vào thế kỷ tới. Ngoài ra, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc cũng lưu ý rằng các sự thay đổi khí hậu phần lớn có ảnh hưởng bất lợi cho quốc gia đang phát triển, làm tăng nguy cơ bị bệnh và khiến rất nhiều dân cư phải di tản. Xin cảm kích các nghiên cứu gia đã loan báo cho công chúng về thời gian khốc liệt sắp tới nếu không hành động ngay bây giờ nhằm khôi phục môi sinh. Cầu nguyện cho người dân trên thế giới lưu ý những cảnh báo này và mau đoàn kết hành động có trách nhiệm vì sinh quyển nâng đỡ sự sống này.

    http://www.dailytimes.com.pk/default...-3-2008_pg6_20

    http://www.suprememastertv.com/au/se...d=528&page=2#v



  4. #24
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 16. MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG CAO


    Mực nước biển dâng cao và khí hậu khắc nghiệt đang ảnh hưởng xã hội Timor Leste trên nhiều phương diện - 2 tháng 4 , 2008 .

    Mực nước biển dâng cao và khí hậu khắc nghiệt đang ảnh hưởng xã hội Timor Leste trên nhiều phương diện. Trên khắp quốc gia Timor và các phần khác của Nam Dương, nông dân chỉ gặt hái khoảng ½ sản lượng mùa màng, vì tình trạng khí hậu không ổn định. Hậu quả là hàng ngàn trẻ em bị thiếu dinh dưỡng trầm trọng. Tại Hội nghị Khí hậu Thay đổi ở Vọng Các hiện đang diễn ra tại Liên Hiệp Quốc ở Thái Lan, phóng viên Truyền Hình Vô Thượng Sư nói chuyện với ông Adao Soares Barbosa, Giám đốc Quốc gia cho Dịch vụ Môi sinh, về tình trạng của Timor Leste:

    Ông Adao Soares Barbosa, Giám đốc Quốc gia cho Dịch vụ Môi sinh, thành viên nhóm làm việc Liên Hiệp Quốc về khí hậu thay đổi: Như quý vị biết, chúng tôi là quốc gia mới nhất trên thế giới, nên chúng tôi cần hoàn cảnh kinh tế tốt, và cũng cần có môi sinh cùng hệ thống sinh thái bền vững. Khí hậu thay đổi đã ảnh hưởng quốc gia chúng tôi về nguồn nước, sản xuất canh nông, và đồng thời mất mát đa dạng sinh học, mất mát dụng cụ, nhất là những vùng dễ bị hạn hán và lũ lụt, và còn mực biển dâng cao nữa.

    XƯỚNG NGÔN VIÊN: Qua các phát triển về năng lượng bền vững, hy vọng rằng các quốc đảo như Timor Leste sẽ có thể giảm thiểu ảnh hưởng tai hại của nạn hâm nóng hoàn cầu.

    Ông Adao Soares Barbosa: Dường như lãnh vực năng lượng vẫn chưa phát triển nhiều trong quốc gia chúng tôi, nhưng trong tương lai, chúng tôi cần áp dụng năng lượng tái tạo tại Timor Leste, để chúng ta có thể cứu thế giới.

    XƯỚNG NGÔN VIÊN: Xin tri ân các lãnh tụ chính quyền của Timor Leste và các nơi khác, những người quan tâm về ảnh hưởng rộng của nạn hâm nóng hoàn cầu, khiến họ khởi sự hành động vì sự sinh tồn của người dân. Xin thiên đàng bảo vệ các cư dân của những vùng ven biển được an toàn và thoải mái trong thời gian thay đổi này.

    An toàn thực phẩm West Timore: http://news.bbc.co.uk/2/low/asia-pacific/6919730.stm,
    Khí hậu thay đổi Nam Dương: http://news.mongabay.com/2007/0430-indo.html ,

    http://www.suprememastertv.com/au/se...d=529&page=2#v



  5. #25
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 17. MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG CAO


    Các hồ vùng tây bắc Gia Nã Đại chịu ảnh hưởng báo động về thay đổi khí hậu - 7 tháng 4 , 2008

    Các hồ vùng tây bắc Gia Nã Đại chịu ảnh hưởng báo động về thay đổi khí hậu.

    Giáo sư Lance Lesack thuộc Đại học Simon Fraser tại Gia Nã Đại, nói rằng trong 30 năm qua, 45.000 hồ nước trong vùng châu thổ Mackenzie thuộc Địa phận Tây bắc của Gia Nã Đại có mực nước dâng cao trung bình là 60%. Giáo sư Lesack cho rằng mực nước dâng cao thêm là do băng đá Bắc cực tan rã, rồi sau đó bị đẩy vào bờ bởi các trận gió bão lớn.

    Toán của Tiến sĩ Lesack cũng đang nghiên cứu tầng đất đóng băng vĩnh cửu ở vùng này, lớp đất hiện đang tan rã, dẫn đến sự thải thán khí và khí mê-tan. Tại hội nghị thay đổi khí hậu gần đây ở Vancouver, lãnh tụ Đảng Tự do Stéphane Dion đã nói về khí độc mê-tan, là loại khí nhà kính phát sinh từ việc con người tiêu thụ thịt, sản xuất bởi kỹ nghệ chăn nuôi.

    Ông Stéphane Dion, lãnh tụ Đảng Tự Do của Gia Nã Đại: Các động vật mà chúng ta đang ăn thải rất nhiều khí mê-tan vào không khí, và mê-tan là loại khí nhà kính nặng hơn so với thán khí.

    Có nhiều cách khác nhau để giảm khí mê-tan, nhưng cuối cùng, chúng ta cần phải thay đổi hành vi của mình một chút và thay vào đó là lựa chọn bánh pizza chay (thuần chay).

    Ông Dion cũng khẳng định giải pháp thay đổi khí hậu có thể được thực hiện bởi chính phủ.

    Ông Stéphane Dion, lãnh tụ Đảng Tự Do của Gia Nã Đại: Một chính sách môi sinh tốt phải tập trung vào không khí, nước sạch, môi trường tự nhiên mà chúng ta cần phải bảo vệ. Quý vị thấy là nhiều độc tố đang ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Chúng ta cần loại bỏ các chất này khỏi thị trường và sự thay đổi khí hậu.

    Xin tri ân Tiến sĩ Lance Lesack và ông Stéphane Dion đáng kính cho công tác quan trọng trong việc đóng vai trò chính hầu giải quyết nạn hâm nóng toàn cầu. Chúc người dân Gia Nã Đại và mọi người trên thế giới cùng hành động để có thể hạn chế ảnh hưởng xa hơn của sự thay đổi khí hậu.



  6. #26
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 18. MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG CAO


    Bờ biển Tô Cách Lan bị xói mòn do thay đổi khí hậu - 11 tháng 4, 2008

    Chính phủ Tô Cách Lan phát hành một tường trình kể rằng 740 dặm bờ biển bị xói mòn, cùng với mực nước biển dâng cao, biển động nhiều hơn, và mùa đông ẩm ướt hơn. Nước nhiều axít hơn cũng dường như đang làm hại thú hoang. Richard Lochhead, bộ trưởng nội các của sự vụ nông thôn và môi sinh, nói về tình trạng khẩn cấp này rằng: “Đây là những gì đang xảy ra, và chúng ta phải hành động.”

    Bộ trưởng Lochhead, chúng tôi xin gởi lời tri ân đến ông về lời đề nghị hành động mau chóng. Cầu nguyện cho cư dân ở ven biển Tô Cách Lan được bảo vệ an toàn và sự hòa hợp sinh thái sớm hồi phục cho môi sinh đại dương quý vị.

    http://www.suprememastertv.com/au/se...d=531&page=2#v



  7. #27
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 19. MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG CAO


    Mực biển dâng cao hơn như đã được tiên đoán - 18 tháng 4, 2008

    Dựa theo nghiên cứu khoa học mới do một toán từ Vương quốc Anh và Phần Lan, cùng với các khám phá trước đây bởi nghiên cứu gia Đức, Stefan Rahmstorf, mực biển trung bình toàn cầu dự đoán sẽ dâng cao từ 0,8 thước đến 1,5 thước vào cuối thế kỷ này. Con số này cao hơn dự đoán của Ban Liên Chính phủ về Thay đổi Khí hậu (IPCC) trong bài tường trình ấn hành năm ngoái. Mực nước biển dâng cao sẽ ảnh hưởng lớn lao đến các quốc gia như Bangladesh, nơi mà 80% đến 90% đất đai chỉ cách biển chừng 1 thước.

    Xin đa tạ các khoa học gia đáng kính, cho tài liệu vô giá này. Cầu mong mọi quốc gia hành động để lập tức đảo ngược thay đổi khí hậu và hồi phục cân bằng sinh thái cho địa cầu.

    http://news.bbc.co.uk/2/hi/science/nature/7349236.stm

    http://www.suprememastertv.com/au/se...d=532&page=2#v



  8. #28
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 20. MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG CAO


    Mực nước biển dâng cao có thể khiến hàng trăm triệu người di tản - 25 tháng 4, 2008

    Khoa học gia thuộc Phòng Thí nghiệm Đại dương Vương quốc Anh tuyên bố trong tường trình mới, rằng họ tiên đoán mực nước biển toàn cầu có thể dâng cao từ 0,8 đến 1,5 thước vào cuối thế kỷ này. Những tính toán này có kể đến tốc độ băng đá tan nhanh trên khắp thế giới, do hâm nóng hoàn cầu. Ngân hàng Quốc tế dự đoán rằng lên đến 56 triệu người thuộc các quốc gia đang phát triển có thể trở thành dân tỵ nạn, khi mực nước đại dương dâng lên thêm 1 thước.

    Cám ơn các khoa học gia cho những khám phá tối hậu này về ảnh hưởng thay đổi đời sống của thay đổi khí hậu tiếp tục. Mong chính phủ cũng như cá nhân cùng hành động để ngăn hâm nóng hoàn cầu.

    http://www.edie.net/news/news_story....4531&channel=0 http://www.allheadlinenews.com/articles/7010721260

    http://www.suprememastertv.com/au/se...d=533&page=2#v



  9. #29
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 21. MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG CAO


    Làng ven biển Đông Ấn Độ đang đối diện nạn chìm - 3 tháng 5 , 2008

    Mực nước biển dâng cao do khí hậu thay đổi khiến cho hơn 100 gia đình từ các làng Satabhaya và Kanhupur phải đi sâu vào nội địa để tìm nơi trú ngụ. Mực nước được dự đoán sẽ tiến sâu vào làng Kanhupur ít nhất là 30 bộ riêng trong năm nay, và đã ngập lụt nhiều cư gia, đất đai nông nghiệp, một trường tiểu học, và 2 giếng nước được dùng bởi dân làng. Ở Satabhaya, ngôi đền lâu đời 800 năm tọa lạc 2 cây số cách bờ biển 10 năm trước đây, hiện đứng trong nước khi thủy triều lên.

    Chúng tôi gửi lời cầu nguyện cho sự bảo vệ và an toàn của những dân làng Ấn Độ bị ảnh hưởng. Mong tất cả chúng ta lập tức áp dụng lối sống bền vững vì lợi ích của đời sống chúng ta và của các anh chị em mình.

    http://southasia.oneworld.net/article/view/160270/1/

    http://www.suprememastertv.com/au/se...d=534&page=2#v



  10. #30
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 22. MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG CAO


    Cư gia ven biển Úc Đại Lợi bị đe dọa bởi mực biển dâng cao - 25 tháng 5 , 2008

    Một thăm dò chi tiết đầu tiên được thực hiện bởi chính phủ tiểu bang New South Wales, để xem xét bờ biển này cho thấy rằng hơn 1.600 cư gia gần Newcastle và Wyong hiện đối diện với hiểm họa do mực biển dâng cao do khí hậu thay đổi. Giai đoạn đầu trong bản đồ chụp từ trên không của tường trình này cho thấy nhà cửa, cao ốc, 73 cây số đường xá, 164 cây số vuông thuộc khu đất nhà ở, tất cả đều ít hơn 1 thước trên mực nước biển hiện nay. Tường trình nhận xét rằng sự thay đổi khí hậu phải được cứu xét trong mọi dự án xây cất và phát triển các vùng dọc theo bờ biển trong tương lai.

    Chúng tôi tri ân chính phủ New South Wales, đã nghiên cứu về ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu đối với cư dân. Cầu mong tài liệu và ý thức mới mẻ này khích lệ thêm nhiều hành động để ngăn hâm nóng toàn cầu, và bảo đảm an toàn cho những thế hệ tương lai.

    http://www.smh.com.au/news/environme...183103034.html

    http://www.suprememastertv.com/au/se...d=536&page=2#v



  11. #31
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 23. MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG CAO




    Mực nước biển tăng cao sẽ có ảnh hưởng tai hại đến đời sống ven biển Hoa Kỳ - 26 tháng 5 , 2008

    Một tường trình mới từ Liên bang Hoang thú Quốc gia miêu tả ảnh hưởng rất có thể xảy ra do mực nước biển dâng cao từ sự thay đổi khí hậu trong vùng Vịnh Chesapeake thuộc bờ biển đông Hoa Kỳ . Là một cửa sông lớn nhất Hoa Kỳ , Vịnh Chesapeake là địa điểm sinh thái quan trọng cung cấp nơi sinh sống cho trên 3.600 loại động vật và thực vật , bao gồm chim di trú và các loại thú hiếm như rùa biển . Nếu nước biển tiếp tục dâng cao , hậu quả sẽ bao gồm sự mất mát khoảng 60% vùng bãi biển và cửa sông cùng với hơn 160.000 mẫu đất trống . Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến hoang thú nữa .

    Chúng tôi rất biết ơn tường trình quan trọng này và cầu rằng nó sẽ giúp thế giới hành động mau lẹ để giải quyết hâm nóng toàn cầu Cầu mong cân bằng sinh thái tại nơi sinh sống của hải vật được hồi phục vì sự an toàn của mọi đời sống .

    http://www.sciencedaily.com/releases...0523083007.htm

    http://www.suprememastertv.com/au/se...d=537&page=2#v

  12. #32
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 24. MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG CAO


    Tân Tây Lan trợ giúp dân đảo Kiribati đối phó với nạn khí hậu thay đổi - 11 tháng 6 , 2008

    Vì mực nước biển dâng cao , khoảng 94.000 người sống trên quần đảo Kiribati nằm ở vị trí thấp , đã phải dời nhà . Tổng thống Kiribati Anote Tong đã bày tỏ lòng tri ân đối với sự trợ giúp của Tân Tây Lan , cho phép các gia đình Kiribati bị ảnh hưởng di trú và hy vọng các quốc gia khác sẽ hành động tương tự . Tân Tây Lan và Kiribati cũng ký tuyên ngôn chung để cung cấp Kiribati 30 triệu Mỹ kim cho các nỗ lực như dự án thành thị bền vững .

    Xin ca ngợi Tân Tây Lan và xin Thượng Đế gia trì cho sự trợ giúp của quý quốc đối với láng giềng thật sự bị ảnh hưởng vì thay đổi khí hậu. Cầu mong thế giới hành động với tốc độ của Thượng Đế để giải quyết hâm nóng toàn cầu tức khắc nhằm bảo đảm tương lai rực rỡ cho Trái Đất của chúng ta và cư dân .

    http://www.suprememastertv.com/au/se...d=539&page=2#v


  13. #33
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 25. MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG CAO


    Tốc độ hâm nóng của biển nhanh hơn là được dự kiến - 29 tháng 6 , 2008

    Một nghiên cứu mới bởi các khoa học gia Úc Đại Lợi và Hoa Kỳ khám phá rằng đại dương toàn cầu trong 40 năm qua đã bị hâm nóng nhanh hơn mức tường trình của IPCC vào năm 2007 . Sự hâm nóng mau lẹ hơn gây nên sự giãn nở , cùng với băng đá tan rã ở Bắc Cực , khiến cho dung tích nước tăng lên , có nghĩa là mực nước biển dâng cao . Mực nước dâng cao này đã ảnh hưởng nghiêm trọng và thậm chí làm chìm một số quốc đảo và các vùng châu thổ trên khắp thế giới . Nghiên cứu gia hàng đầu của Úc , Catia Dominguez , nói : “Đây là lần đầu tiên , chúng tôi có thể cung cấp tường trình đầy đủ về các tiến trình khiến mực nước biển toàn cầu dâng mau trong 4 thập niên qua , là một nan đề đã dẫn đến nhiều thảo luận khoa học từ tường trình IPCC 2001 , nhưng cho đến nay vẫn chưa có tiến bộ nào đáng kể.”

    Chúng tôi tri ân khoa học gia của Úc Đại Lợi và Hoa Kỳ , cho tường trình cập nhật này , giúp chúng ta nhận thức sự nghiêm trọng của hâm nóng toàn cầu . Mong tất cả chúng ta áp dụng lối sống thân thiện môi sinh để bảo tồn căn nhà địa cầu không thể thay thế này .

    http://www.itwire.com/content/view/18880/1066/

    http://www.suprememastertv.com/au/se...d=540&page=2#v

  14. #34
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 26. MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG CAO


    Khí Hậu Nam Cực Bị Ảnh Hưởng Trực Tiếp Bởi Sự Thay Đổi Nhiệt Đới - 15 tháng 8 , 2008

    Phân tích lõi băng đá được thực hiện bởi các nghiên cứu gia Eric Steig và David Schneider của Hoa Kỳ , lần đầu tiên khám phá mối liên hệ trực tiếp giữa thay đổi thời tiết nhiệt đới và nhiệt độ đôi khi lên xuống quá nhiều ở Nam Cực . Dự đoán rằng miền Tây Nam Cực đặc biệt ấm hơn khoảng 0,9 độ Celcius trong thế kỷ qua , cao hơn nhiệt độ trung bình toàn cầu , các khoa học gia tìm thấy nhiệt độ thay đổi này là kết quả trực tiếp của hiện tượng ở Thái Bình Dương như là ảnh hưởng El Niño . Tiến sĩ Schneider tuyên bố : “Khi miền nhiệt đới ấm lên , thì Tây Nam Cực cũng thế.” Với băng đá trung bình có độ dày trên 1 dặm , sự tan băng ở Nam Cực sẽ khiến mực nước biển dâng cao đến mức tai họa là từ 8 đến 16 bộ Anh .

    Các Tiến sĩ Steig , Schneider và đồng nghiệp , chúng tôi xin cảm tạ quý vị , đã chia sẻ kiến thức này về chu kỳ hâm nóng của Nam Cực . Chúng tôi cầu nguyện cho những hiểu biết này giúp chúng ta khẩn trương hơn trong các nỗ lực của mình để sống bền vững và ngăn ảnh hưởng khí hậu thay đổi .

    http://www.suprememastertv.com/au/se...d=541&page=2#v

  15. #35
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 27. MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG CAO


    Cơ Quan Môi Sinh Báo Động Về Bờ Biển Thụt Lùi Ở Anh - 25 tháng 8 , 2008

    Cơ quan này đang đưa ra dự đoán cho các vùng bờ biển ở đông và nam Anh quốc , khi các bờ biển này dễ bị xói mòn với khả năng mực nước biển dâng cao . Cựu bộ trưởng Nội các và hiện là trưởng cơ quan này , Ngài Smith nói : “Chúng ta hầu như chắc chắn không thể bảo vệ mỗi tấc đất nào của bờ biển – đây đơn giản là một việc không thể làm về cả hai mặt , tài chánh và kỹ thuật.” Cơ quan này do đó phác họa dự án phòng hờ , để di tản công dân có thể bị ảnh hưởng đến nơi an toàn hơn .

    Ngài Smith và Cơ quan Môi sinh của Vương Quốc Anh , xin cảm tạ ngài cho các nỗ lực giúp đỡ Anh quốc chuẩn bị đối phó những hậu quả của khí hậu thay đổi . Cầu mong mọi quốc gia đều thức tỉnh và lập tức làm việc với nhau hầu giảm khí thải nhà kính , để mực nước biển dâng cao được giảm thiểu và bờ biển được bảo vệ .

    http://www.independent.co.uk/news/uk...st-900638.html

    http://www.suprememastertv.com/au/se...d=542&page=2#v

  16. #36
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 28. MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG CAO


    Các Hình Ảnh Từ Vệ Tinh Cho Thấy Sự Tan Chảy Của 2 Trong Những Sông Băng Lớn Nhất Greenland - 28 tháng 8 , 2008

    Sông Băng Petermann rộng lớn , được khám phá gần đây là đã mất đi 11 dặm vuông băng đá nội trong 2 tuần , với vết nứt khổng lồ dài 7 dặm có thể dẫn đến sự mất mác của 1/3 sông băng này , hoặc 60 dặm vuông băng đá . Sông băng Jakobshavn ở miền bắc , sản xuất ít nhất 1/10 băng đá trôi trên Greenland , đã mất đi 3 dặm vuông kể từ mùa tan đá vừa qua , khiến mực nước biển dâng cao nhanh hơn do băng đá ở miền nam của Greenland tan chảy .

    Xin cảm tạ các nghiên cứu và khoa học gia cho báo động cấp bách này . Mong tất cả chúng ta mau lẹ có hành động hữu hiệu nhất để cung cấp sự quan tâm và nhân từ cần thiết hầu cứu vãn địa cầu quý giá của chúng ta .

    http://www.france24.com/en/20080822-...-lose-more-ice http://www.sciencedaily.com/releases...0820174714.htm http://news.yahoo.com/s/ap/20080821/...nland_glaciers

    http://www.suprememastertv.com/au/se...d=543&page=2#v

  17. #37
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 29. MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG CAO


    Mực Nước Biển Dâng Cao Đe Dọa Hàng Ngàn Người Ở Đảo Phía Nam Trung Quốc - 1 tháng 9 , 2008

    Khắp Đảo Vị Châu rộng 25 cây số vuông , các bãi biển , vùng duyên hải , và rừng đệm đang chìm ngập . Cơ quan Quản lý Môi sinh Hải dương Quốc gia cho biết các đợt thủy triều cao hiện đã dâng lên đến cửa sổ bên ngoài của khoảng 15.000 tư gia . Các chuyên gia cho rằng sự kiện này xảy ra là do nạn hâm nóng toàn cầu và hoạt động của con người như việc tàn phá rặng san hô gần đó . Do vậy , các quan chức chính phủ đã khởi sự nỗ lực bảo tồn bao gồm một lệnh cấm thu hoạch san hô cũng như một số cách đánh bắt cá .

    Xin đa tạ Cơ quan Quản lý Hải Dương , Trung Quốc và các quan chức địa phương cho sự quan sát cẩn thận và nỗ lực bảo vệ của quý vị . Với hồng ân Thiên Đàng , cầu mong người dân mau chóng áp dụng lối sống bảo vệ sinh thái để giúp ích cho tương lai của đảo Vị Châu và tinh cầu .

    http://news.xinhuanet.com/english/20...nt_9737577.htm

    http://www.suprememastertv.com/au/se...d=544&page=2#v

  18. #38
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 30. MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG CAO


    Mực Nước Biển Có Thể Dâng Cao Gấp Đôi Hoặc Ba So Với Các Dự Đoán Hiện Thời - 3 tháng 9 , 2008

    Một nghiên cứu mới bởi một nhóm nhà địa chất ở Đại học Wisconsin do Tiến sĩ Anders Carlson hướng dẫn , báo cáo rằng vỉa băng đá ở Greenland , mà hiện đang tan chảy do hâm nóng toàn cầu , có thể làm mực nước biển dâng cao đến 1/3 phân Anh mỗi năm .

    Thậm chí nếu nước biển chỉ tăng rất ít cũng có thể ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người . Một nghiên cứu tương tự của khoa học gia về khí hậu , Tiến sĩ Allegra LeGrande ở Đại học Columbia , Nữu Ước , cho thấy sự kiện băng tan trong thời kỳ băng đá trước đã xảy ra rất nhanh . Để sửa đổi quan niệm cho rằng từ ngữ “băng đá” có nghĩa là chậm chạp , Tiến sĩ LeGrande nói , “Bằng chứng mới này trong quá khứ , đi đôi với mô hình dự đoán về khí hậu trong tương lai , cho thấy băng đá không chậm chạp . Các vỉa băng trước đây đã phản ứng rất mau khi khí hậu thay đổi , cho thấy phản ứng tương tự có thể xảy ra trong tương lai.”

    Cám ơn các nghiên cứu đáng chú ý này của Tiến sĩ Carlson , LeGrande cùng các đồng nghiệp . Với hồng ân Thiên Đàng , mong hành động đảo ngược khuynh hướng hâm nóng toàn cầu của chúng ta giúp khôi phục sự cân bằng của bầu sinh quyển .

    http://www.inthenews.co.uk/news/scie...d-$1238629.htm
    http://www.whoi.edu/cms/files/acarls...7:06_12823.pdf http://www.theage.com.au/world/green...aster-20080831

    http://www.suprememastertv.com/au/se...d=545&page=2#v

  19. #39
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 31. MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG CAO


    Khí hậu thay đổi tạo nên những người tỵ nạn môi sinh tại vùng Sundarban - 16 tháng 9 , 2008

    Vì mực nước biển dâng cao , cư dân buộc phải rời bỏ vùng châu thổ lớn nhất thế giới , tọa lạc tại cửa của Sông Hằng bên Ấn Độ và Bangladesh , nơi mà vô số tiểu đảo từng là nhà của trên 4 triệu người . Với 2 đảo đã hoàn toàn chìm dưới nước , nghiên cứu được thực hiện bởi Trường Nghiên cứu Hải dương thuộc Đại học Jadavpur tại Kolkata cho thấy có thêm 12 đảo đang bị soi mòn đáng kể và thêm 6 đảo khác rất có thể bị nguy hiểm .

    Chúng tôi tri ân khoa học gia tại Đại học Jadavpur đã báo động đúng lúc này , về khí hậu thay đổi đe dọa các anh chị em đảo chúng ta . Cầu cho tất cả hành động quan tâm và có trách nhiệm nhanh chóng hồi phục cân bằng thiên nhiên của Địa cầu chúng ta .

    http://www.hindu.com/thehindu/holnus...0809141521.htm, http://en.wikipedia.org/wiki/Sundarbans

    http://www.suprememastertv.com/au/se...d=546&page=2#v

  20. #40
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default 32. MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG CAO


    Nghiên cứu dài 30 năm cho thấy các vùng vịnh ở Hoa Kỳ có nguy cơ bị lũ lụt nghiêm trọng - 7 tháng 10 , 2008

    Nghiên cứu gia báo cáo về nguy cơ lũ lụt mà Bờ Vịnh , từ Alabama đến Texas , Hoa Kỳ , đang trực diện , cho thấy mực nước biển dâng cao là yếu tố nguy hiểm chủ yếu . Tiến sĩ John Anderson , giáo sư khoa học về hải dương và Địa Cầu ở Đại học Rice , giải thích rằng các vùng vịnh này rất gần với mức lũ lụt xảy ra lần cuối cùng vào thời đại Holocene cách đây 9.600 năm . Quan tâm đặc biệt là sự quan sát từ nhiều nghiên cứu gần đây về việc mực nước biển dâng lên dọc Bờ Vịnh đã tăng gấp đôi trong thập kỷ qua . Đây là do nạn hâm nóng toàn cầu và việc xây đập nước đã ngăn cản dòng chảy tự nhiên của trầm tích vào các vịnh , do đó gây nguy hiểm cho các vùng đầm lầy bảo vệ vịnh .

    Chân thành cám ơn Tiến sĩ Anderson và các đồng nghiệp đã giúp chúng ta hiểu rõ về các hiểm họa liên quan đến sự thay đổi khí hậu ở Bờ Vịnh . Tất cả chúng ta hãy cùng mau hành động để khôi phục sự cân bằng tự nhiên của bầu sinh quyển .

    http://www.eurekalert.org/pub_releas...-bou100208.php

    http://www.suprememastertv.com/au/se...d=547&page=2#v

Page 2 of 3 FirstFirst 123 LastLast

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts