Page 4 of 6 FirstFirst 123456 LastLast
Results 61 to 80 of 108

Thread: THANH HẢI VÔ THƯỢNG SƯ và PHÁP MÔN QUÁN ÂM - Tác giả : LƯU THỊ KỲ NAM

  1. #61
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default ĐẶC ĐIỂM CỦA MINH SƯ TẠI THẾ


    CHƯƠNG 5
    ĐẶC ĐIỂM CỦA MINH SƯ TẠI THẾ


    Kinh Thánh nói "Ánh sáng đó là ánh sáng thật , đã đến thế gian để soi sáng mọi người . Ngài đã vào trong thế gian , nhưng thế gian chẳng nhận biết Ngài". Giăng 1:9-10. Thật vậy , vị Minh sư là người mang ánh sáng của Thượng đế đến giải thoát cho chúng ta , nhưng khi Ngài xuất hiện bằng nhục thể của một con người , rất khó cho chúng ta nhận ra Ngài , vì Ngài trông cũng không khác gì một con người bình thường . Tuy nhiên có một số đặc điểm có thể chúng ta nhận ra Ngài :

    1 - Các Ngài cho chúng ta biết rằng chúng ta chứa đựng lực lượng vĩ đại của Thượng đế bên trong , và chúng ta cũng có khả năng trở thành Minh sư như các Ngài . Đức Phật nói "Ta là Phật đã thành , các con là Phật sẽ thành". Chúa Giêsu nói với người Do Thái : "Há chẳng phải trong Thánh thư của các ngươi có chép : Ta nói : các con là Thiên chúa sao ? " Giăng 10:34.

    "Ta là cây nho , các con là cành nho". Giăng 15:5.

    "Ai tin Ta sẽ làm việc Ta làm và người ấy sẽ làm những việc lớn hơn nữa". Giăng 14:12.

    "Osho nói : - Ta là Phật , các ngươi cũng là Phật nhưng chưa nhận ra . Hôm qua ta còn say ngủ nhưng nay đã thức . Hôm nay các con còn say ngủ nhưng ngày mai sẽ thức . Khi tỉnh thức các con sẽ nhận ra tính Phật của mình". (Trích từ bài "Chu Dịch" của Nguyễn đình Phong).

    "Việc đầu tiên Phật làm sau khi giác ngộ là quì xuống tạ ơn Dipankara Buddha (Nhiên Đăng Phật). Ba ngàn năm trước , sau khi nghe Dipankara giảng pháp , Gautama cúi xuống lạy . Trước sự ngạc nhiên của Gautama , Dipankara cúi xuống lạy Gautama .

    Gautama hỏi : - Ngài là Phật nên con cúi lạy , nhưng tại sao Ngài cũng cúi lạy con ? Dipankara trả lời : - Ta là Phật nhưng con cũng là Phật tuy con chưa nhận ra . Cúi lạy con là ta cúi lạy Phật tính của con vậy". (Trích từ bài "Chu Dịch" của Nguyên đình Phong).

    Vô Thượng Sư Thanh Hải nói : "Pháp môn của Sư Phụ dạy cho quý vị trở thành Minh sư , chứ không phải chỉ thờ phụng Minh sư thôi . Cho nên quý vị đừng tôn sùng Sư phụ , Sư phụ không cho đệ tử tôn sùng Sư phụ . Sư phụ chỉ dạy họ tìm sự vĩ đại của họ ở đâu , đi tìm chân giá trị của họ để trở thành Minh sư . Nếu quý vị nghĩ là Sư phụ vĩ đại thì Sư phụ sẽ dạy quý vị trở nên giống như Sư phụ vậy".

    "Ông thầy hay vị Minh sư không phải là người mà quý vị lệ thuộc vào , nhưng từ những người nầy quý vị mới học hỏi được kinh nghiệm và trí huệ , rồi sau đó tự một mình quý vị bước đi . Nếu vị thầy là người xứng đáng , họ nên dạy học trò theo cách nầy . Điều tối hậu là bên trong vị Minh sư và bên trong của quý vị , qua vị Minh sư quý vị sẽ tìm được điều tối hậu".

    "Quý vị phải nương tựa vào chính lực lượng của quý vị để có thể biết được sự vĩ đại của chính mình . Sư Phụ chỉ chỉ ra con đường cho quý vị mà thôi . Cho dù Sư phụ có vĩ đại đến mức độ nào chăng nữa , quý vị cũng không hưởng được lợi ích gì nếu quý vị không cố gắng khám phá ra sự vĩ đại của chính mình và sử dụng nó".

    "Công việc của đệ tử là tu tập để trở thành Minh sư , vì vậy quý vị không nên mãi là đệ tử của Sư phụ . Quý vị thậm chí cũng không cần phải làm đệ tử của Sư phụ bởi vì quý vị thật ra đã là Minh sư , nhưng vì quý vị không biết điều nầy mà thôi . Cho nên công việc của Sư phụ là để chỉ cho quý vị biết làm cách nào để nhận thức lại chính mình , có thế thôi".



  2. #62
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default ĐẶC ĐIỂM CỦA MINH SƯ TẠI THẾ


    "Những Minh sư đến đây không phải vì muốn chúng ta ca ngợi , vinh danh Ngài , mà là muốn giúp đỡ cho chúng ta biết được chúng ta là ai , và chúng ta và họ đều như nhau . Nếu chúng ta đi theo bước chân giống như họ , thì chúng ta sẽ thấy sự vĩ đại của chúng ta và họ đều như nhau".

    2 - Vị Minh sư tại thế là người không những tán thán Pháp môn Quán Âm , mà Ngài còn có quyền năng truyền Tâm Ấn cho đệ tử , tái sinh linh hồn của đệ tử , và cho đệ tử bằng chứng của sự khai ngộ : sự tự thể nghiệm Âm thanh và Ánh sáng bên trong của Thượng đế .

    Vô Thượng Sư Thanh Hải nói : "Còn về lực lượng của thầy , lúc thọ Tâm Ấn quý vị có thể biết được phần nào . Sau một thời gian tu hành , quý vị tự tịnh hóa chính mình thì sẽ được hiểu thêm , khi trí huệ khai mở quý vị sẽ nhận thức được sự vĩ đại của vị Minh sư . Để nhận ra vị Minh sư chân chính , không phải chỉ trong một ngày , nhưng quý vị có thể biết chút ít qua thể nghiệm mà vị nầy đã cho quý vị trong khi giao tiếp hoặc lúc truyền Tâm Ấn".

    "Một vị thầy phải có thể cho chúng ta 'sanh mạng', không để cho chúng ta đời đời kiếp kiếp luân hồi sinh tử , vị đó có thể dẫn chúng ta giải thoát , chỉ cho chúng ta tìm được Sư phụ của mình (Phật tính , bản lai diện mục , linh hồn), như vậy mới gọi là thầy . Nếu không thầy chỉ là một thứ tên để xưng hô chứ không có lực lượng thật sự của một Chân sư . Tôn xưng Cha vì người đó như người cha , có thể sanh trở lại chân thể của chúng ta , để cho chúng ta vĩnh viễn không chết".

    3 - Các Ngài đều nói rằng chúng ta không cần đi đâu cả để tìm Phật , tìm Thượng đế . Bởi vì Thượng đế không ngự trong những đền thờ hay trong những hình tượng làm bằng bàn tay của con người , mà Thượng đế thực sự ngự trị trong chính cái đền thờ thân thể của chúng ta . Các Ngài cũng không dạy chúng ta tu khổ hạnh , nhịn ăn , đi hành hương , lạy sông , lạy núi , lạy tượng ...

    Phật giáo nói "Phật tại tâm", chúng ta nên nội quan quán chiếu để tìm ra vị Phật bên trong của mình . Kinh Thánh nói rõ ràng là Thượng đế ngự trị bên trong chúng ta và khuyên chúng ta đừng thờ lạy những hình tượng làm bằng vàng , đồng , đá , gỗ bên ngoài :

    "Những người còn lại , tức là những người không bị giết bởi những tai hoạ ấy , vẫn không ăn năn công việc của tay họ . Họ vẫn không từ bỏ sự thờ lạy các quỷ và các thần tượng làm bằng vàng , bằng bạc , bằng đồng , bằng đá , bằng gỗ là những thứ không thể thấy được , không thể nghe được và không thể đi được". Khải Huyền 9:20.

    "Anh chị em há chẳng biết mình là đền thờ đức Chúa trời và đức Thánh linh của đức Chúa trời đang ngự trị trong anh em sao ?" I Côrinhtô 3:21.

    "Người ta sẽ không nói : ở đây hay là ở đó , vì nước Đức Chúa Trời ở trong ngươi". Luca 17:21.

    "Nhưng đền thờ mà Ngài muốn nói đó là để chỉ về ngôi đền thờ của thân thể Ngài". Giăng 2:21.

    "Kìa nhà của đức Chúa trời ở giữa loài người , và Ngài sẽ ngự trong họ". Khải Huyền 21:3.

    "Đức Chúa Trời là đấng dựng nên vũ trụ nầy và mọi vật trong đó . Đấng chúa tể của trời và đất nầy không ngự trong các đền thờ do tay loài người làm nên . Ngài cũng không cần con người sùng bái Ngài bởi những bàn tay của họ". Công Vụ 17:24-25.

    "Đừng thờ thần tượng như một số người trong vòng họ đã thờ". I Côrinhtô 10:7.

    "Vậy xin anh em hãy lánh xa sự thờ thần tượng". I Côrinhtô 10:14.



  3. #63
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default ĐẶC ĐIỂM CỦA MINH SƯ TẠI THẾ


    Trong kinh Cựu Ước , điều Răn thứ hai của Đức Chúa Trời nói : "Ngươi chớ làm tượng chạm , cũng đừng quỳ lạy và hầu việc chúng . Con người không được phép làm tượng của người nào hay một vật gì , ở trên Trời hay dưới đất ; cũng không được quỳ lạy trước các hình tượng đó và không phục vụ hay dâng lễ vật cho các hình tượng". Xuất Êdíptôký 20:4-5.

    Trong cuốn The Ocean Of Love , Minh sư Kabir cho biết Kal , Giáo chủ Tam giới sẽ tạo nên kinh Vệ đà , Shastras , Simritis và nhiều kinh điển khác để người ta chỉ chú ý đến những thứ nầy , mà quên đi việc quan trọng là đi tìm vị Minh sư tại thế .

    Ngài tiết lộ tất cả ba vị thần Brahma , Vishnu và Shiva sẽ đặt nhiều cạm bẫy và từ miệng họ sẽ truyền bá kiến thức và giáo lý của lực lượng Ma vương để giam cầm chúng ta trong Tam giới . Họ sẽ làm cho linh hồn sùng bái đền thờ , những tượng , những hòn đá và sẽ bị bận rộn vào việc đi hành hương , nhịn ăn ... Tất cả thế giới sẽ sùng bái , thờ lạy Thượng đế xuyên qua việc giết người hay thú vật để cúng tế hay cúng quỷ thần .

    Ngài cũng nói Kal sẽ làm cho những linh hồn bị cột chặt vào những việc nầy , sẽ đặt ra những việc như tu khổ hạnh , hy sinh như giết người hay vật để tế thần , tạo ra những nghi lễ hàng ngày , đặt ra những luật lệ về đạo đức và nhiều thứ bẫy khác nữa để những linh hồn bị lầm lạc , không thể nhận ra vị Minh sư tại thế .

    4 - Vị Chân sư luôn luôn là người cho chứ không phải là người nhận . Ngài không bao giờ sống nhờ vào tiền bạc , tài sản của bất cứ người nào , hoàn toàn không nhận sự cúng dường của bất cứ ai cho sự tiêu xài riêng tư của Ngài , cho dù là đệ tử của Ngài . Ngài tự lo liệu lấy bằng cách làm việc để kiếm sống như tất cả mọi người .

    Nhìn vào tấm gương sống của Ngài , đệ tử của Ngài cũng phải tự lực cánh sinh để không bị lệ thuộc vào thế gian và mắc nợ thế gian . Căn cứ vào câu "Phật cho , Ma lấy", chúng ta có thể nhận ra vị Chân sư nhờ vào đặc điểm chỉ cho mà không lấy của Ngài . Nhưng đặc điểm nầy đôi khi lại làm cho những người phàm phu khó lòng hiểu nổi ; vì đã quen với với sự lợi dụng của người đời nên họ đâm ra nghi ngờ , nghĩ rằng làm gì có chuyện chỉ cho mà không nhận . Thánh Phao Lồ nói : "Tôi không ham bạc vàng hay áo quần của ai hết . Anh chị em đã biết rõ là đôi tay nầy đã làm việc để cung cấp nhu cầu của tôi và những người đi với tôi . Chúa Giêsu chính Ngài đã phán 'Ban cho có phước hơn nhận lãnh'."

    Vô Thượng Sư Thanh Hải nói : "Ít nhất người nầy không muốn thứ gì từ quý vị , đó là dấu hiệu an toàn , quý vị có thể bỏ đi bất cứ lúc nào mà không bị thiệt hại gì".

    "Những Minh sư không nhận cúng dường để dùng vào việc riêng tư . Họ sinh sống bằng những gì do chính tay của họ làm ra . Đây là điều kiện tiên quyết vì Thượng đế chỉ cho mà không lấy".

    Các Ngài đến để hy sinh , dâng hiến và phụng sự cho con người , chứ không phải để được hiến dâng và phục vụ . Chúa Giêsu nói : "Vì Con Người đến không phải để được phục vụ , mà để phục vụ và phó mạng sống mình làm giá chuộc nhiều người". Mác 10:45.



  4. #64
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default ĐẶC ĐIỂM CỦA MINH SƯ TẠI THẾ


    5 - Các Ngài dùng trí huệ , sự khai ngộ , tình thương , lý luận của Ngài để thuyết phục chúng ta . Ngài không dùng thần thông hay bất kỳ sự dụ dỗ nào để lôi kéo chúng ta ngoại trừ trong rất ít trường hợp , Ngài phải dùng thần thông vì một lý do đặc biệt nào đó .

    Rarain Dass viết : "Chúa Giêsu đã cố gắng tránh những việc biểu diễn thần thông nơi công chúng . Ngài dặn rằng : 'Hãy coi chừng , đừng nói với ai điều gì ... Nhưng người ấy (Một người bị bịnh phung được chữa lành khi Ngài đưa tay chạm vào người ấy) đi ra rao báo cho nhiều người và đồn rao chuyện này ra , đến nổi Ngài không thể vào thành một cách công khai được'. Mác 1:44-45.

    'Khi đám đông tụ lại càng đông hơn , Chúa Giêsu bắt đầu phán : Thế hệ nầy là một thế hệ gian tà , họ đòi xem một dấu lạ , nhưng họ sẽ không được ban cho dấu lạ nào , ngoại trừ dấu lạ của Giôna . Vì Giôna đã trở thành một dấu lạ cho dân Ninie thế nào thì Con Người cũng sẽ thành một dấu lạ cho thế hệ nầy thế ấy'. Luca 11:29-30.

    Dĩ nhiên những đệ tử sau khi thọ Tâm Ấn với vị Minh sư và tiến bộ bên trong sẽ nhận được rất nhiều bằng chứng về những phép lạ nầy".

    Vô Thượng Sư Thanh Hải nói : "Những người tu pháp môn Quán Âm phải vì trí huệ mà đến , với giáo lý của Sư Phụ phải hiểu cho rõ ràng , tin tưởng Sư Phụ mà đến , tin tưởng pháp môn Quán Âm mà đến , chứ không phải vì những lý do khác , có hiểu ý của Sư Phụ không ?

    Cho nên Sư Phụ không cho quý vị (đệ tử) dùng bất cứ một diệu kế nào , bất cứ thần thông nào , mưu kế nào để thu hút người khác đến . Sư Phụ cũng không cho phép quý vị dùng thần thông để cứu bịnh cho người , không cho quý vị coi bói toán ... Nếu như Sư Phụ muốn pháp môn Quán Âm truyền ra rất mau , chỉ cần sử dụng thần thông cứu bịnh thì cả Đài Loan sẽ chạy đến , hà tất phải dùng pháp môn bói toán cỏn con của quý vị . Sư Phụ có rất nhiều pháp môn để sử dụng , nhưng Sư Phụ học Phật rất tự tại , ai muốn đến thì đến , Sư Phụ không dùng bất cứ diệu kế nào để lôi cuốn người khác".

    "Phật Bồ Tát không cố ý độ người hay dùng thần thông quyến rũ người khác hay làm những gì đặc biệt . Tình trạng nầy tự nhiên mà có , nếu như còn cố ý là vẫn chưa phải là Đạo . Nếu như Sư Phụ còn phải đi lấy nước cho quý vị uống , nghĩa là Sư Phụ vẫn chưa phải là nước . Nếu Sư Phụ là nước , quý vị sẽ biết liền . Chúng ta chỉ đụng vào thân thể sẽ ướt liền , cảm thấy mát liền , cũng có thể vốc lên uống".

    6 - Dù bị người đương thời chống đối và phỉ báng dữ dội , Ngài vẫn thẳng thắn , kiên trì , dũng cảm và nhẫn nhục để hoàn thành sứ mạng Thượng Đế giao phó cho Ngài . Vô Thượng Sư Thanh Hải nói : "Các Minh sư rất kiên tâm , dũng cảm và chịu đựng . Tâm chịu đựng chân chính là bất luận người khác phỉ báng điều gì vô lý , vẫn tiếp tục hoằng pháp . Không phải gặp phỉ báng thì chùn chân thoái bước , không phải hễ người ta nói chúng ta là ngoại đạo thì lập tức trốn chạy , cho rằng người ta nói như vậy tôi rất e ngại , không dám đi giảng kinh nữa . Không thể như vậy được , tán thán và phỉ báng đều như nhau , người ta phỉ báng lại càng nên tiếp tục hoằng pháp nữa .



  5. #65
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default ĐẶC ĐIỂM CỦA MINH SƯ TẠI THẾ


    Những người phỉ báng cũng là Phật , Bồ tát , sự cản trở của họ cũng là trợ giúp , tại sao vậy ? Vì có thể gạt những người không xứng đáng ra bên ngoài . Họ nghe một chút ít phê bình bên ngoài thì tin liền người nầy người kia là ngoại đạo , những người đó căn bản không đáng được dạy dỗ , dạy họ sẽ rất phiền . Nghe người ta phê bình một câu là lập tức tin theo , không có trí huệ phân biệt chuyện thị phi . Những người đó đương nhiên là bị cản ở bên ngoài . Họ sẽ đi quảng cáo người nầy người kia là ngoại đạo ... Những người ưa nghe chuyện nhảm lập tức sẽ tin ngay , tự nhiên không muốn đến nghe kinh , tự nhiên không muốn đến học đạo . Cho nên những người phỉ báng cũng rất đỡ rất nhiều , không phải nói làm như vậy là xấu , nghịch lại Sư phụ , mà là Sư Phụ rất cám ơn những người đó , nhưng vì họ không phỉ báng trước mặt Sư phụ nên Sư phụ không có cơ hội cám ơn họ .

    Độ chúng sinh là một chuyện không đơn giản , căn cơ chúng sinh bất đồng , cần phải dạy dỗ mỗi người một cách riêng . Lúc Phật còn tại thế mở hội Pháp hoa , có năm ngàn người rời khỏi pháp hội của Ngài , cũng phỉ báng Ngài . Ở Ấn độ hơn hai ngàn năm về trước cũng đã vậy rồi , huống chi hiện tại . Cho nên những người phỉ báng tức là Bồ tát , quý vị đừng ra ngoài công kích họ".

    Người đời chống đối , phỉ báng các Ngài vì nhiều lý do :

    - Lý do thứ nhứt là vì họ không nhận ra Ngài và không hiểu được giáo lý của Ngài . Chúa Giêsu nói : "Khi một người nghe ta rao giảng về đạo của Nước Trời mà không hiểu , thì ác quỷ đến cướp giật đi những gì đã gieo vào lòng người ấy . Đây là hạt giống đã rơi trên mặt đường". Mathiơ 13:19.

    Phật Thích Ca sau khi thành Đạo đã có ý muốn nhập Niết bàn , vì Ngài nghĩ rằng việc đắc pháp của Ngài thật là sâu xa , người đời khó mà hiểu được , chỉ có Phật mới hiểu được Phật mà thôi . Bởi vì tâm trí họ bị che lấp bởi tham sân si , tà kiến , kiêu mạn , tà mê , còn vì bạc phước độn căn , không đủ trí huệ . Nhưng nhờ lúc ấy có Đại Phạm Vương đến xin ; vì lòng từ bi , Ngài đã ở lại truyền bá pháp môn Quán Âm , giải thoát sinh tử luân hồi cho những người đến với Ngài lúc ấy .

    Vô Thượng Sư Thanh Hải nói : "Bị phỉ báng là chuyện tự nhiên bởi hai người không cùng trí huệ , hiểu biết như nhau , hướng nhìn cũng khác nhau . Phật Thích Ca đã từng nói ngoài Phật ra hoặc những Bồ tát đẳng cấp cao , không ai có thể hiểu được Phật . Những loại trí huệ vô lượng vô biên nếu chúng ta không đạt được , không vận dụng trí huệ nầy , thì làm sao chúng ta hiểu được".

    "Mỗi lần có một vị giáo chủ ra đời , giáo lý của Ngài dạy thông thường người khác không chịu chấp nhận . Chân lý đã thất truyền lâu rồi , người đời sau đều chỉ nghe người ta nói mà thôi , tự mình không thể nghiệm cho nên tưởng rằng Ngài dạy những thứ gì khác , liền phỉ báng".



  6. #66
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default ĐẶC ĐIỂM CỦA MINH SƯ TẠI THẾ


    - Lý do thứ hai là vì Ngài luôn nói sự thật , và không nói để làm vừa lòng người nghe . Ngài nói thẳng những hình thức bên ngoài như nghi lễ , thờ cúng những tượng , hành hương , nhịn ăn , khổ hạnh ... đều không dẫn chúng ta đến việc giải thoát , hãy đến với các Ngài khi các Ngài còn tại thế để được dẫn dắt về nhà . Những gì Ngài nói không giống như những gì chúng ta thường làm , thường nghe nên chúng ta cho rằng Ngài là ngoại đạo .

    Bình thường các Ngài không bao giờ muốn nói về địa vị tâm linh của mình , nhưng nếu có người hỏi , Ngài phải nói sự thật . Thí dụ như có người hỏi Ngài có phải là đấng Cứu rỗi , Phật , Thánh không . Ngài sẽ trả lời phải , và khi nói ra sự thật nầy những hiểm nguy , rắc rối sẽ đến với Ngài ; bởi vì người không tin sẽ cho rằng Ngài kiêu mạn nên phỉ báng hay tìm cách giết hại Ngài .

    Trong một buổi thuyết pháp , có người hỏi Vô Thượng Sư Thanh Hải có phải Ngài là đấng Cứu rỗi không . Ngài trả lời : "Nếu tôi trả lời phải , tôi có bị đóng đinh không ? Còn nếu tôi trả lời không thì tôi đến đây để làm gì ?"

    Thật ra Minh sư là những người khiêm tốn nhất thế gian . Vô Thượng Sư Thanh Hải nói lúc các Ngài đắc đạo , phản ứng đầu tiên của các Ngài là rất ngạc nhiên , vì thấy rằng tất cả chúng sanh đều là Phật , là Thánh , tại sao họ lại không biết !

    Đọc bài thơ sau đây của Vô Thượng Sư Thanh Hải , chúng ta sẽ cảm nhận được tâm trạng của Ngài cũng như các Minh sư khác khi thành đạo . Lúc ấy , các Ngài thấy "không có chúng sanh để cứu độ", vì biết rằng tất cả chúng sanh đều là Phật , là Thánh .

    Sắc Không

    Bước một bước là trở về nguyên thủy ,
    Lùi một ly là trở lại trần ai !
    Thì vẫn vậy năm qua và tháng lại
    Khác gì đâu thế tục với liên đài ...

    Ta vẫn ngỡ Niết bàn là thế thế ,
    Nào ngờ đâu lầm lạc đã bao ngày !
    Phút khai ngộ ngỡ ngàng đâu tứ đại
    Hề càn khôn ! Một giấc mơ dài !

    Mới rõ Phật bốn mươi năm lặng lẽ
    Tổ Đạt Ma cũng chẳng thốt một lời .

    Rồi mai đây về đâu mà giải thoát ,
    Chúng sanh đâu mà độ khỏi luân hồi .



  7. #67
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default ĐẶC ĐIỂM CỦA MINH SƯ TẠI THẾ


    - Lý do thứ ba người đời chống đối vị Minh sư vì họ hoang mang , nghĩ rằng nếu pháp môn Quán Âm là chánh pháp tại sao không truyền công khai cho đại chúng , mà chỉ truyền cho đệ tử trong vòng bí mật .

    Có hai loại giáo pháp : Một loại là Hiển giáo (exoterics), giáo lý bên ngoài , được công khai truyền bá trong công chúng (ngoại giáo công truyền). Đó là những lời thuyết pháp trước công chúng của vị Minh sư hay kinh điển , sách vỡ của Ngài . Loại thứ hai là Mật pháp (esoterics), được vị thầy truyền trực tiếp và bí mật cho đệ tử (nội giáo bí truyền) khi Ngài còn tại thế .

    Các tôn giáo chỉ có hiển pháp mà không có mật pháp , Pháp môn Quán Âm bao gồm cả hai : vừa có giáo lý của Minh sư bên trong , vừa có Mật pháp do Ngài truyền đạt bên trong .

    Trong Kinh Pháp Bảo Đàn của Phật giáo , Ngũ Tổ biết Huệ Năng là người có căn duyên , ngộ đạo nên muốn truyền pháp Quán Âm cho Huệ Năng : "Hôm sau Tổ lén đến nhà giã gạo , lấy gậy gõ lên cối ba cái rồi bỏ đi . Huệ Năng hiểu ý Tổ , nên canh ba vào thất . Tổ dùng áo cà sa che lại không cho người thấy , rồi truyền phép Đốn ngộ giáo cho Huệ Năng".

    Ngũ tổ đã phải "lén" đến nhà giã gạo , và vì không muốn cho người khác biết nên phải dùng tín hiệu "lấy cây gậy gõ lên cối ba lần", lại "lấy áo cà sa che lại không cho người thấy" khi truyền pháp .

    Ngũ Tổ nói với Huệ Năng : "Còn pháp thì lấy tâm truyền tâm , khiến cho người tự mình sáng tỏ , tự mình hiểu biết . Từ xưa chư Phật chỉ truyền cái bổn thể (bổn tánh , Phật tánh) là cội rễ của các pháp và chỉ trao 'kín' cái bổn tâm mà thôi".

    Bồ Đề Đạt Ma đã dùng phép Đốn Ngộ , dùng tâm truyền tâm "trực chỉ nhơn tâm , kiến tánh thành Phật", bí mật truyền ngoài các giáo lý phổ thông "giáo ngoại biệt truyền". Đây là chủ yếu của phái Bát Nhã Thiền tông , thuộc về Đại Đạo , là chánh pháp của Phật giáo . Kinh Thánh cũng nói rằng đây là mạt pháp , chỉ truyền cho những người được lựa chọn khi chúa Giêsu còn tại thế : "Cha Ta đã trao mọi sự cho Ta . Không ai biết rõ Con ngoài Cha , cũng không ai biết rõ Cha ngoài Con , và kẻ Con chọn (đệ tử) để giải bày cho". Laca 10:22. "Ta đã cho các người (môn đồ) biết những bí mật của Thiên Quốc , nhưng đối với những người ngoài (người chưa thọ pháp với Ngài), thì vẫn phải dùng ẩn dụ mà nói , để họ xem mà không thấy , lắng tai mà không nghe và không hiểu chi hết". Luca 8:10, Mác 4:11-12. Đệ tử của chúa Giêsu cũng phải thực hành pháp môn trong bí mật : "Nhưng khi người cầu nguyện , hãy vào phòng riêng , đóng cửa lại rồi cầu nguyện với Cha ngươi ở nơi kín nhiệm đó , và Cha ngươi là đấng thấy trong chỗ kín nhiệm đó sẽ thưởng cho ngươi". Mathiơ 6:6.



  8. #68
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default ĐẶC ĐIỂM CỦA MINH SƯ TẠI THẾ


    7 - Có một vài dấu hiệu khi vị Minh sư tại thế xuất hiện ; đó là sự ồn ào , phỉ báng và chống đối của người đời , và có khi Ngài cố tình gây ra những việc như vậy . Minh sư Huzur Baba Sawan trong cuốn Philosophy of the Masters (Triết lý của các Minh sư), ấn bản tiếng Anh lần đầu tiên năm 1973 tại Ấn độ viết :

    "Bất cứ khi nào những vị Phật , Thánh hay những Đấng thiêng liêng xuất hiện , đôi khi Ngài tạo nên một bầu không khí làm cho những người trí óc còn phàm phu không ưa và rất khó chịu . Sở dĩ Ngài làm như vậy để những người nô lệ của thế giới nầy và những kẻ chỉ biết tôn thờ tiền bạc , thường bu quanh Ngài như ruồi , sẽ tản đi nơi khác , để cho những người thành tâm cầu đạo không bị làm phiền . Chính Ngài cố ý gây nên những chỉ trích , phê bình đó .

    Chẳng lẽ không có ai giữ cửa cho các Ngài sao ? Dĩ nhiên phải có người gác cửa , để những người phàm phu không thể chen chân vào được . Những hành động phỉ báng và những người phỉ báng chính là những hộ pháp cho các Ngài , ngăn cản không cho những người không xứng đáng đến gần Ngài .

    Minh sư Nanak nói bất cứ khi nào vị Minh sư xuất hiện , Ngài thường bị những người theo những hình thức bên ngoài của các tôn giáo phê bình và chỉ trích . Chỉ có một số ít người theo Ngài , và rồi họ cũng bị người đời chỉ trích , gièm pha . Người ta sẽ quên di sự hội nhập với Dòng Âm Lưu nội tại , mà chỉ đọc những chữ viết hay quỳ gối đọc những lời cầu nguyện . Người ta sẽ tụng niệm những tên của các Minh sư , mà không biết đến con đường cứu rỗi bên trong".

    8 - Vị Minh sư có biện tài vô ngại . Bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bất luận việc gì , Ngài đều có thể trả lời một cách nhanh chóng , thông suốt và rõ ràng ; trong lời nói của Ngài có sức mạnh của một sự tin chắc và chúng ta có thể cảm nhận được . Bởi vì sự hiểu biết của Ngài không đến từ kinh điển , sách vở , kiến thức thế gian , nhưng đến từ chân lý và trí huệ của Thượng đế . Chúa Giêsu nói : "Chúng ta nói điều chúng ta biết , chúng ta làm chứng điều chúng ta thấy , thế mà các ngươi không chịu nhận những lời chứng của Ta". Giăng 3:11.

    Vô Thượng Sư Thanh Hải nói : "Không thể chứng minh được nhiều một người sau khi khai ngộ . Quý vị nhìn thấy Phật Thích Ca có gì khác những người Ấn độ khác không ? Không có , quý vị đi Ấn độ sẽ thấy phần đông những người Ấn độ đều giống như Phật Thích Ca vậy . Một số người Do thái cũng giống như Chúa Giêsu vậy . Sau khi họ khai ngộ , có thể chúng ta nhận không ra , nhưng lúc chúng ta nói chuyện hoặc là đặc câu hỏi với họ , họ trả lời một cách lưu loát , nhanh chóng , không cần phải suy nghĩ . Bất cứ câu hỏi gì họ cũng có thể trả lời , từ điểm nầy chúng ta biết được họ có một thứ gì khác thường bên trong . Nếu họ truyền pháp cho chúng ta , chúng ta có một chút ấn chứng thể nghiệm của khai ngộ giống như kinh điển đã nói vậy , thì chúng ta có thể kết luận người đó đã được khai ngộ . Không theo học với người đó thì chúng ta sẽ không hiểu được nhiều . Càng học với họ chúng ta càng biết được người đó vĩ đại như thế nào . Nếu chỉ đứng ngoài nhìn vào thì họ cũng giống như người bình thường mà thôi".



  9. #69
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default ĐẶC ĐIỂM CỦA MINH SƯ TẠI THẾ


    9 - Trong lúc Ngài đang thuyết pháp hay nói chuyện , nếu chúng ta có một thắc mắc nào đó nhưng chưa kịp hỏi , tự nhiên sau đó Ngài sẽ giải đáp cho chúng ta .

    10 - Khi ở trong sự hiện diện của Ngài , chúng ta cảm thấy bị lôi cuốn đến Ngài một cách mãnh liệt . Chúng ta ngây ngất đắm chìm trong niềm hạnh phúc , an lạc và tình thương lai láng tỏa ra từ Ngài . Chúng ta không muốn xa Ngài dù chỉ một bước , không muốn rời mắt khỏi Ngài dù chỉ một giây . Tại sao lại lạ lùng như vậy ? Đây chỉ là luật đồng tánh tương ứng với nhau . Ngài chứa đựng cái ái lực bao la của Thượng Đế bên trong ; ái lực nầy sâu đậm gấp triệu lần so với tình yêu cha mẹ , con cái hay nam nữ thường tình . Cho nên cái ái lực nhỏ của chúng ta sẽ bị cái ái lực lớn của Ngài hấp dẫn , như sắt bị hút bởi nam châm , như con thiêu thân lao mình vào ánh sáng , như ong bướm bị quyến rũ bởi mật ngọt , hương hoa .

    Trong kinh Thánh , Mary Magdalene rất thương yêu chúa Giêsu : "Mary lấy một cân dầu cam tùng nguyên chất rất quý giá xức chân đức chúa Giêsu , rồi lấy tóc mình mà lau . Mùi thơm ngào ngạt tỏa ra khắp nhà". Giăng 12:3 , Luca 7:37-38. Sự quý trọng và tình thương thắm thiết của Bà dành cho Ngài đã làm cho những người phàm phu ngộ nhận , vì họ không thể nào hiểu được tình yêu thiêng liêng và sâu đậm giữa đệ tử với vị Minh sư .

    Vô Thượng Sư Thanh Hải nói : "Một người khai ngộ có tình yêu rộng lớn hơn nên lôi cuốn được nhiều người . Mọi người cảm thấy được an tâm , thương mến và bảo bọc . Người đời không hiểu được điều nầy ; họ nhìn chúa Giêsu hay các bậc giác ngộ khác với cặp mắt tầm thường , tham lam và phàm phu".

    "Minh sư đạt được ái lực của siêu thế giới rồi , khi ra ngoài mọi người cảm thấy hình như ta có cái gì hấp dẫn , dễ thương không thể diễn tả được , và họ chỉ muốn nhìn chúng ta , theo sau chúng ta . Chúng ta chỉ cần nhìn họ một lần , mọi người cũng cảm thấy dễ chịu rồi , khỏi cần ta nói thương yêu họ . Ái lực nầy thuộc siêu Tam giới vượt khỏi tình yêu nam nữ , tình phụ mẫu , khiến kẻ địch cũng bị cảm động".

    Cũng sức hấp dẫn mãnh liệt nầy từ vị Minh sư , người đời không thể nào hiểu nổi , nên cho rằng có lẽ vị thầy bỏ bùa hay làm pháp thuật để câu hồn . Nếu Ngài bỏ bùa hay câu hồn thì sẽ bỏ hết cho tất cả mọi người , tại sao chỉ "câu" có một thiểu số mà thôi ? Trong số hàng tỷ dân trên thế giới , bao nhiêu người may mắn đã đến với Ngài ? Trong số những người đến dự những buổi thuyết pháp của Ngài , chỉ có một số ít xin thọ pháp với Ngài mà thôi .

    Ngoài ra thông thường mục đích của người bỏ bùa là để lấy tiền bạc , tài sản của người bị bùa hay lợi dụng họ điều gì đó . Vị Minh sư không bao giờ lấy tiền bạc hay lợi dụng đệ tử để làm bất cứ điều gì cho cá nhân Ngài . Sau khi thọ Tâm Ấn , mỗi đệ tử về nhà tự tu . Vị thầy thậm chí không biết mặt hay danh tánh họ , không cần biết họ ở đâu , cũng không màng để ý đến nhứng thứ bên ngoài như giàu nghèo , tốt xấu , học thức hay vô học ... Nhưng bên trong Ngài biết rõ từng người , vì sau khi thọ pháp hai linh hồn đã được kết hợp với nhau .

    Hơn nữa , khi nhìn một người bị bỏ bùa chúng ta sẽ biết ngay , họ trông thất sắc , thất thần , ngơ ngáo , hôn trầm . Chúng ta hãy nhìn những người đã thọ Tâm Ấn xem thần sắc họ như thế nào , họ có tươi sáng hơn xưa không , có sáng suốt không , có vẫn làm ăn sinh sống đàng hoàng như một người bình thường không ? Hãy quan sát và nhận xét , chúng ta sẽ có câu trả lời .

    Vô Thượng Sư Thanh Hải nói : "Tại sao Trời không cứu nổi mình , quý vị có hiểu không ? Tại vì con người là một chúng sanh cao nhất trong vũ trụ . Chúng sanh không muốn Trời đến là Trời cũng không dám đến . Chúng sanh không cầu là Phật không độ được . Quý vị rất cao quý , rất vĩ đại ; nếu quý vị không cho phép , không có ông Phật nào độ được hết . Cho nên đừng nói là Sư phụ dụ dỗ , dùng bùa ngãi . Dùng sao được ?"

    Chúng ta có ngạc nhiên không khi một đoàn thể bị cho là tà đạo , trong khi họ giữ giới luật rất nghiêm minh và thiền định mỗi ngày theo giáo pháp tất cả các Minh sư tự cổ chí kim đã truyền dạy . Trong Lục Độ Ba La Mật của Phật giáo có bố thí , trì giới , nhẫn nhục , tinh tấn , thiền định , trí huệ . Những người tu pháp môn Quán Âm là những người thực sự thực hành Lục Độ nầy . Đức chúa Giêsu đã thiền định bốn mươi ngày trước khi Ngài thành Thánh , đức Phật cũng đã thiền định bốn mươi chín Ngài trước khi Ngài thành chánh quả . Nếu các Ngài không hành thiền trước thời gian đó , làm sao các Ngài có thể ngồi một lúc lâu đến bốn mươi hay bốn mươi chín ngày ?

    Chúng ta hãy bình tâm nhận xét cẩn thận , hãy theo pháp của vị Minh sư và đừng nhìn vào những hiện tượng bên ngoài của Ngài . Tà hay không tà rất dễ thấy . Có thể trong tâm linh chúng ta không nhận ra Ngài , chưa biết được sự vĩ đại của Ngài , nhưng chúng ta cũng có thể nhận ra Ngài qua những đặc điểm kể trên .

    Chúng ta cũng có thể nhận xét Ngài qua gương sống đầy tình thương , vị tha và tinh thần hy sinh cao cả của Ngài , cũng như qua những giới luật (không sát sanh , không nói dối , không trộm cướp , không tà dâm , không cờ bạc , không hút thuốc , không uống rượu , không xì ke , ma túy) mà Ngài đòi hỏi đệ tử của Ngài phải tuân theo .



  10. #70
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default PHÁP MÔN QUÁN ÂM DÒNG ÂM LƯU NỘI TẠI (NGÔI LỜI , DIỆU ÂM)




    CHƯƠNG 6
    PHÁP MÔN QUÁN ÂM
    DÒNG ÂM LƯU NỘI TẠI
    (NGÔI LỜI , DIỆU ÂM)


    Các Minh Sư tự cổ chí kim đã ca ngợi pháp môn Quán Âm "Quan Yin method" là loại yoga cao đẳng nhất trong tất cả các loại yoga ; bởi vì thực tập môn nầy sẽ dẫn đến việc giải thoát sinh tử luân hồi , đưa linh hồn về hội nhập với đấng Tối cao .

    Đức tin vào Thượng đế và con đường của các Minh sư không phải là tôn giáo (non-denomination). Pháp môn Quán Âm là một ngành khoa học tâm linh (spiritual science) hay ngành khoa học của linh hồn (soul science). Pháp môn nầy được vị Minh sư truyền cho đệ tử lúc Ngài còn tại thế .

    Con đường của các Minh sư vì vậy không có những lễ nghi , hình thức bên ngoài , không có tu sĩ , đền thờ , nhịn ăn , khổ hạnh , hành hương ... mà chỉ có sự thực hành thiền dòng Âm lưu và ánh sáng bên trong của Thượng đế . Bất cứ ai , không phân biệt chủng tộc , địa vị xã hội , giàu nghèo , học thức hay không ... cũng đều có thể vào pháp môn .

    Các Minh sư gọi pháp môn Quán Âm bằng nhiều tên khác nhau , nhưng giáo lý của các Ngài cũng như cách thực tập pháp môn nầy từ cổ chí kim không bao giờ thay đổi . Vì pháp môn nầy không phải do con người hay bất cứ vị Minh sư nào đặt ra , mà đây là con đường thiêng liêng đã có từ xa xưa của đấng Tối Cao . Lục Tổ Huệ Năng nói : "Giáo pháp (pháp mạch) là do bậc Thánh xưa truyền lại , chẳng phải tự trí của Huệ Năng". Thánh kinh nói : "Như Ngài đã phán trước qua miệng của các Tiên tri Thánh của Ngài đã có từ xưa". Luca 1:70.

    Chân lý , Lẽ Thật hay Sự Thật (the Truth) thường được đề cập trong các kinh điển không phải là những danh từ trống không để chúng ta bàn cãi , lý luận bằng lý trí của con người . Chân lý là sự thị hiện của Thượng đế (God's manifestation) trong thân thể con người , là "Dòng Âm Lưu nội tại" (the inner Sound Current) có quyền năng đưa chúng ta về lại đấng Tối Cao .

    Dòng Âm lưu được đề cập rất nhiều trong kinh điển của các tôn giáo , nhưng phần đông những tín đồ của các tôn giáo không biết nó là gì . Dòng Âm lưu được gọi bằng nhiều tên khác nhau như Âm nhạc Thiên đường (the Heavenly Music), Nhạc Trời (the Audible Life Stream), Nội Âm (the Shab), Âm thanh Vĩnh cửu (The Eternal Sound), Âm nhạc Vũ trụ (Music of the Sphere), Logos (Thánh từ) ...

    Các nhà Huyền học Ba tư gọi nội âm nầy là Shaghi-i-Sultan-ui-Azkar . Kinh Koran gọi là Kalma , Isme-i-Azam , Bang-i-Asmani , Kalam-i-Illahi , có nghĩa là Âm nhạc Thiên đường . Kinh Vệ đà gọi là Nad hay Udgit . Kinh Adi Granth của Đạo Sikhs gọi là Nam , Ram Nam , Hari Nam , Gurbani , Bani and Dhun ...

    Phật giáo gọi là Dòng Âm Lưu là Phật Âm , Nước Cam Lồ ... Thiên chúa giáo gọi là Ngôi Lời (the Word), Đức Thánh Linh (the Holy Ghost), Nước Nguồn Sống (the Living Water), Thần Ngôn Thiên Chúa ... Lão giáo gọi nội âm nầy là Tào , Đạo .



  11. #71
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default PHÁP MÔN QUÁN ÂM DÒNG ÂM LƯU NỘI TẠI (NGÔI LỜI , DIỆU ÂM)


    Tất cả những tên nầy chỉ là những danh từ chúng ta có thể nói hoặc viết ra , nhưng cái Nội Âm thần thánh , thiêng liêng âm vang trong mỗi chúng ta , chúng ta không thể nói hay viết ra được . Những danh xưng do con người đặt ra luôn thay đổi với thời gian và tùy theo người muốn nói đến chúng bằng cách nầy hay cách khác , nhưng dòng Âm lưu nội tại thuộc về Thượng đế , vĩnh viễn trường tồn và bất biến . Danh xưng chỉ là những cái vỏ trống rỗng , trong khi chính dòng Âm Lưu mới là Chân lý , tinh túy của Thượng đế bên trong .

    Có khi nào chúng ta tự hỏi tại sao những đền thờ của các tôn giáo , người ta thường thắp đèn và đổ chuông , đánh trống , đánh coòng , đánh phèn la ... Chắc phải có cái gì bên trong giống nhau , nên họ đã làm thành những biểu tượng bên ngoài tương tự như vậy . Đạo Sikhs và Ấn độ giáo rung chuông , đánh coòng và thắp đèn trong những ngôi đền của họ . Thiên chúa giáo cũng đổ chuông trên nóc giáo đường và thắp đèn cầy trong nhà nhà thờ . Trong những ngôi chùa của Phật giáo cũng đánh chuông , gõ mõ ...

    Minh sư Charan Singh nói : "Những tiếng chuông reo vang ở những gác chuông nhà thờ và những ngôi đền Ấn độ giáo có ý nghĩa gì ? Đây là một câu hỏi mà có một lần người ta đặt ra với một giáo sĩ Ấn độ giáo và một thầy cả , và cả hai vị nầy chỉ lắp bắp mà không thể trả lời thỏa đáng được . Những sách vở , kho tàng độc nhất của những tu sĩ và thầy cả , phần lớn đều im lặng về đề tài nầy . Có một số ít đề cập đến , nhưng những học giả lại không hiểu được một cách thấu đáo vì không có sự dẫn dắt của một vị Chân sư còn tại thế".

    Những tiếng chuông , tiếng coòng , tiếng trống bên ngoài chỉ là những nhắc nhở về tiếng chuông , tiếng coòng , tiếng trống , những Âm thanh bên trong . Những ngọn nến bên ngoài chỉ là những biểu tượng (symbols) cho Ánh sáng bên trong của Chân thể chúng ta .

    Mỗi tôn giáo có những hình thức , lễ nghi riêng biệt khác nhau , nhưng tinh túy nằm tận cùng trong mỗi tôn giáo đều giống nhau . Khi chúng ta tu pháp môn Quán Âm , chúng ta sẽ biết rằng tất cả các tôn giáo đều bắt đầu từ một nguồn cội . Nguồn cội đó là Sự Thật hay Chân lý của vũ trụ : Dòng Âm lưu và ánh sáng nội tại , mà vị Giáo chủ của mỗi tôn giáo ban cho đệ tử của Ngài khi Ngài còn tại thế .

    Trong cuốn The Path (Con Đường) xuất bản năm 1969 , Minh sư Charan Singh viết : "Chúng ta thấy những gì xảy ra trên thế giới nầy ? Những người tưởng nhớ Thượng Đế gọi Ngài là Wah-i-Guru bắt đầu tự gọi họ là những người đạo Sikhs ; những người nhớ Ngài như là Allah gọi họ là những người Hồi Giáo ; trong khi những người nhớ Ngài như là Ram gọi họ là những người Ấn Độ Giáo . Chúng ta trở nên quá hẹp hòi đến nổi chúng ta khó có thể đối mặt với nhau dù chúng ta đều có cùng một đấng Cha lành .

    Nếu chúng ta thấm nhập dòng tâm thức của chúng ta với Tên Thật nầy , tất cả những bất đồng , tranh chấp , dị biệt sẽ chấm dứt . Chúng ta thực sự không có tôn phái hay quốc gia nào . Những sự xung đột chỉ kéo dài khi chúng ta bị điếc không nghe được Âm nhạc của Tên Thật nầy".



  12. #72
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default PHÁP MÔN QUÁN ÂM DÒNG ÂM LƯU NỘI TẠI (NGÔI LỜI , DIỆU ÂM)


    Nguyễn Hoài Vân trong bài "Sáng Thế Ký Đọc Bởi Một Người Việt Nam" đăng trong Thế Kỷ 21 viết : "Tử Thư nói : Thấy 'ánh sáng', ánh sáng nền tảng , màu trắng của Đại Nhật Như Lai (Vairocana). Vị Phật của Chân Không (Phật Tổ Tối Cao , Thượng Đế) nầy là khởi điểm của tất cả , từ đó mà thị hiện thành vạn pháp . Sáng thế ký cũng đặt ánh sáng ở điểm khởi thủy của sự tác thành vạn vật . Trong Tử Thư , nếu người chết thấy 'ánh sáng nguyên thuỷ' mà nhận ra rằng mình không thực có , mà chỉ là sự thị hiện của ánh sáng ấy , thì liền hòa nhập với đức Đại Nhật Như Lai (Chân Không) và được giải thoát .

    Trong các kinh nghiệm 'gần chết sống lại' (near death experience), người ta cũng thường ghi nhận việc nhìn thấy ánh sáng . Trong truyền thống Ky Tô giáo thì người ta nguyện người chết được đặt trong ánh sáng như trong đoạn kinh Requiem Aeternam , phỏng theo Esdras , tôi dịch thoát như sau :

    Trong giấc ngủ muôn đời
    Xin dang tay đón người
    Đặt người trong Ánh sáng
    Nguồn sáng của Bầu Trời

    Được chan hòa trong ánh sáng , người chết trở về điểm khởi thủy , nơi chỉ còn Thiên chúa , để qua Ánh sáng ấy , trực diện với Ngài và (hy vọng) nhận biết Ngài , để được giải thoát .

    Tôi có từng đọc Nguyễn Kết trong Thế Kỷ 21 , cho rằng nếu bạn leo được lên một hạt quang tử (photon) và duy chuyển với tốc độ của ánh sáng , thì bạn sẽ không còn thấy thời gian trôi nữa , không còn quá khứ , vị lai mà chỉ còn hiện tại , giây lát , lúc nào cũng là lúc nầy . Bạn sẽ thấy 'Big Bang' và tận thế cùng lúc . Đức Phật đản sanh và nước Pháp thắng giải túc cầu thế giới 2006 trong một khoảng khắc duy nhất . Bạn cũng sẽ được trực diện với Thiên chúa , ít nhứt là lúc Ngài tuyên bố : Ánh sáng hãy hiện hữu".

    Khi chúng ta nhập định vào trong Ánh sáng và Âm thanh mầu nhiệm của Thượng đế , những ảo tưởng của tâm trí về thời gian và không gian của thế giới vật chất sẽ không còn hiện hữu . Lúc đó sẽ không có ở đây hay ở đó , không còn quá khứ hay tương lai mà chỉ còn Chân Như , không đến mà cũng không đi , ở một nơi nhưng đồng thời cũng ở mọi nơi , ở mọi nơi nhưng đồng thời cũng ở một nơi . Đó là đẳng cấp tâm thức đồng nhất thể với Thượng đế .

    Từ thế giới vật chất lên những tầng tâm linh cao hơn có năm giai đoạn chánh ; ở mỗi giai đoạn hay mỗi cõi có những Âm thanh riêng cho cõi đó . Vì vậy có năm Âm thanh chính cho năm cõi tâm linh . Bất cứ hành giả nào đi vào con đường Quán Âm cũng sẽ nhận được những Âm thanh nầy cho đến khi bước vào cõi vĩnh cửu , không sanh không diệt các Minh sư gọi là Thiên quốc , Niết bàn , Tuyệt đối , Sach Khand hay Radha Soami Lok .

    Trong thực tế dòng Âm lưu chỉ là một vì nó bắt nguồn từ Thượng đế và nó là Thượng đế . Nhưng ở mỗi cõi khác nhau , dòng Âm lưu thị hiện thành những âm thanh khác nhau . Cũng như khi một dòng nước chảy xuống từ núi cao chúng ta nghe tiếng thác đổ . Khi nó chảy qua những khe đá , chúng ta nghe tiếng suối reo róc rách . Khi nó chảy qua đồng bằng , chúng ta nghe tiếng cuồn cuồn của một con sông . Khi nó chảy ra biển , chúng ta nghe tiếng sóng vỗ ầm ầm . Vị Minh sư tại thế sau khi truyền Tâm Ấn cho đệ tử , sẽ đem dòng thần thức của đệ tử đi qua những cõi nầy , hòa nhập linh hồn họ với năm Tên Thực hay Âm thanh thần thánh và dẫn họ về lại Ngôi Nhà của Thượng đế .


    Last edited by Nhím Hoàng Kim; 06-20-2009 at 11:11 AM.

  13. #73
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default PHÁP MÔN QUÁN ÂM DÒNG ÂM LƯU NỘI TẠI (NGÔI LỜI , DIỆU ÂM)


    Chúng ta hãy cùng nhau đọc lại kinh điển của các tôn giáo để tìm hiểu về dòng Âm Lưu nội tại nầy , để nhận biết rằng tất cả các tôn giáo đều bắt nguồn từ pháp môn Quán Âm .

    Hầu hết những kinh điển của các tôn giáo lớn trên thế giới đều chỉ dạy chúng ta hãy quay vào bên trong để tìm lại Thiên Quốc hay quốc độ của mình .

    Lão Tử nói : "Từ vô lượng kiếp đến nay , ta nhờ xem tâm mà đắc đạo".

    Socrates nói : "Chúng ta không thấy được chúng ta thật sự là gì . Tất cả những gì chúng ta thấy được chỉ là cái bóng của chúng ta mà thôi".

    Nhà bác học Einstein nói : "Không có cái gì sinh ra cũng như không có cái gì biến mất , mà chỉ có sự thay đổi của trạng thái vật chất".

    Pháp môn Quán Âm là pháp môn giúp chúng ta tìm thấy lại cái "tâm", cái Chân thể "không sinh ra cũng như không biến mất" của mình , để có thể nhận biết lại "chúng ta thật sự là gì" mà các bậc thiện tri thức đã nói ở trên .

    Nguyễn văn Thọ viết rong bài "Ra Đời Vào Đạo", Hoa Sen số 32 : "Đọc lịch sử đức Phật ta thấy Ngài đã thụ pháp với Đại Sư Arada Kalama về học thuyết tiền Samkya (đại khái là phép nội quan quán chiếu).

    Đạo Lão với những chủ trương : 'Thiên tại nội , nhân tại ngoại' (Nam Hoa kinh), hoặc 'Đi ra ngoài là cầu cạnh vào ngoại vật để mong hoàn thành ; nội quan quán chiếu là thấy trong tâm có đầy đủ tất cả' (Liệt Tử , Xung Hư Chân kinh). Mục đích của đạo Lão là chỉ vẽ cho ta nội giáo chân truyền . Nho giáo chủ trương cả vạn vật ở trong ta . Mạnh tử cũng nói quay vào trong mà tìm đạo ấy .

    Tất cả đều chủ trương nội giáo . Có điều lạ là theo đà thời gian , tất cả các đạo giáo lớn đều biến từ 'nội giáo chân truyền' thành 'ngoại giáo công truyền'. Vì thấy làm như vậy mới có người theo".

    "Có điều lạ là đạo nào cũng cho mình là Chân đạo , còn đạo khác là tà đạo ; mặc dù chính bản chất của mình vốn là tà đạo . Tà đạo vì không nhìn ra được Chân bản thể của con người , chân thể của vũ trụ , chân giá trị của con người , mục đích chân chính của cuộc tiến hóa quần sinh . Ngoại đạo vì chỉ biết những lễ nghi hình thức hời hợt bên ngoài , chạy theo những phù phiếm , phiến diện bên ngoài , mà ù cạc về những điều trọng yếu , những lý sự tiềm ẩn bên trong vũ trụ và con người".



  14. #74
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default PHÁP MÔN QUÁN ÂM DÒNG ÂM LƯU NỘI TẠI (NGÔI LỜI , DIỆU ÂM)


    "Đại Đạo tâm linh chỉ có một mục đích duy nhứt là thành Phật , thành Trời chứ không chủ trương lại Phật , lạy Trời , làm tôi tớ cho Trời , cho Phật . Nó không có lễ nghi , hình thức , không chủ trương xì xụp van vái . Nó chỉ có một mục đích duy nhứt là giúp con người tìm ra cái Bản thể thần linh siêu việt nơi mình . Chúng ta muốn gọi nó là gì cũng được : là Tuyệt đối , là Allah ... nhưng đừng bao giờ quên nó , xa lìa nó".

    "Thực ra từ trước đến nay , dù nói xa nói gần , tôi vẫn thường đề cập đến cái Đại Đạo tâm truyền ấy ; khi thì tôi gọi đó là Đại Đạo , khi thì tôi gọi đó là Tinh hoa các tôn giáo , khi thì tôi gọi là đạo Huyền Đồng . Cái Đạo nầy thật ra nó đã tiềm ẩn sẵn trong lòng mọi người , tôi chỉ muốn khơi động nó lên , chứ thực ra nó đã có từ muôn thuở .

    Cái Đạo nầy bắt đầu có từ khi mà Bản thể vô biên tế của vũ trụ nầy bắt đầu phóng phát , tán phân , bắt đầu hình hiện thành quần sinh vũ trụ . Khi đã phóng phát , tán phân thành quần sinh vũ trụ nầy rồi , thì Đại thể vô biên , linh minh huyền diệu ấy lại tiềm ẩn sẵn trong lòng sâu của vũ trụ , quần sinh và con người .

    Như vậy vũ trụ , quần sinh và con người có hai bình diện : Một là bình diện Bản thể , duy nhất bất khả phân , thường hằng vĩnh cửu , siêu tuyệt , tuyệt đối . Tùy cung cách trình bày , cảm nhĩ của các bậc Thánh hiền mà bản thể ấy mang nhiều danh hiệu như : Hư , Vô , Vô cực , Thái cực , Chân Tâm , Chân như , Thượng đế , Allah , Trời , Jehovah , Elohim , Atman , Niết bàn , Nước Trời ... Đó cũng là cõi Thiêng , siêu sinh tử , siêu không gian , siêu thời gian .

    Hai là bình diện Hiện tượng , hình tướng biến thiên , đa tạp , lệ thuộc vào vòng hình danh , sắc , tướng , không gian , thời gian , vòng duyên nghiệp , sinh tử , luân hồi , có danh mà không có thực , phù du , hư ảo , như những áng mây bồng bềnh trên khung trời thẳm , hay như những bọt bèo biến hiện trên mặt trùng dương vô biên , vô tận . Đây là thế giới của cá nhân , cá tính , của những gì vô minh , hư ảo . Đây là 'nước thế gian' theo danh từ Tân Ước , hay 'cõi tục', hồng trần tục lụy , bể khổ bến mê nói theo kiểu Á Đông .

    Khi đã nhìn rõ được hai phương diện nầy , tự nhiên một câu hỏi được nêu lên : Giữa cái khổ và cái lạc , cái biến và cái hằng , cái giả và cái chân nói trên , chúng ta sẽ chọn cái gì ? Dĩ nhiên là ta phải chọn cái Thường Hằng , vĩnh cửu , cái gì là chân thực , cái gì là quang minh chính đại , cái gì là lý tưởng .

    Tất cả những phương tiện dẫn từ Phù sinh đến Trường sinh , từ hiện tượng tới Bản thể , đó gọi là Đại Đạo , vì nó là con đường duy nhất mà nhân loại bắt buộc phải băng qua để tiến tới trường sinh , vĩnh cửu .

    Khi một người tiến từ phù sinh lên trường sinh , từ hiện tượng vào tới Bản thể , thì sự kiện ấy được mệnh danh là giải thoát , nhập Niết bàn , phối Thiên , đắc Đạo , thực hiện Tự tính (Self-Realization), thực hiện Thượng đế (God-Realization)".

    "Đại Đạo Tâm linh" ông Nguyễn văn Thọ đề cập đến , chính là con đường dẫn dắt đến sự liễu ngộ Chân thể của mình và liễu ngộ Thượng đế . Đại Đạo Tâm linh vì vậy cũng là một danh xưng khác để gọi Pháp môn Quán Âm , bởi vì pháp môn Quán Âm cũng dẫn đến cùng một cứu cánh .



  15. #75
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default PHÁP MÔN QUÁN ÂM DÒNG ÂM LƯU NỘI TẠI (NGÔI LỜI , DIỆU ÂM)


    Muốn chuyển hóa tâm thức từ phù sinh , vô thường thành Bản thể hay Chân Ngã (Self) trường sinh , vĩnh cửu , con đường duy nhứt của chúng ta là phải dựa vào dòng Âm lưu nội tại .

    Minh sư Nanak , Giáo chủ của đạo Sikhs nói : "Chính Diệu Âm đem đến sự vinh hiển trong Thượng Đế . Không dâng hiến cho Diệu Âm , không một người nào có thể được cứu rỗi . Bao lâu mà chúng ta chưa khám phá được Diệu Âm , bóng tối của vô minh trong chúng ta sẽ không tiêu tan , chúng ta sẽ không thể nào nhận biết Thượng Đế . Người hoàn hảo là người thấm nhập trong Diệu Âm . Chỉ cần một ánh lửa Diệu Âm của Thượng Đế do Minh Sư châm vào , mọi tội lỗi tồn kho của chúng ta đều tiêu tán".

    "Nếu người tìm đạo một lần được nối với Âm thanh bên trong , Âm thanh đó sẽ không bao giờ rời bỏ người đó và người đó sẽ về lại với Thượng Đế . Nhờ Ân sủng của vị Chân sư , chúng ta được sống trong từ trường của dòng Âm lưu và dòng Âm lưu sẽ kéo chúng ta lên với Thượng Đế . Nương vào dòng Âm lưu chúng ta sẽ tìm ra hướng Ngôi Nhà thật sự của chúng ta , nương vào Ánh sáng , chúng ta được dẫn dắt lên trên con đường tìm về Nguồn Cội".

    Minh sư Kabir Sahib nói : "Giống như một đống cỏ khô bị đốt thành tro bụi vì một ngọn lửa , tất cả mọi tội lỗi của chúng ta sẽ đều bị thiêu huỷ khi Diệu Âm đi vào trong chúng ta . Khi chúng ta thực hành thiền quán Diệu Âm , tất cả mọi tội lỗi của chúng ta sẽ được rửa sạch . Sự vinh hiển thực sự nằm trong Diệu Âm ; ngay cả một người cùi , da lở lói vì nhiễm trùng cũng được ban ân điển nếu người đó câu thông với Diệu Âm . Diệu Âm của các Minh sư không ở bên ngoài , nó hiện hữu bên trong thân thể của chúng ta".

    Minh sư Swami Ji nói : "Diệu Âm đốt sạch tất cả những nghiệp chướng tích lũy từ đời đời kiếp kiếp . Diệu Âm làm cho chúng ta hòa nhập với Thượng Đế".

    Dòng Âm lưu là lực lượng của Thượng đế , đã sáng tạo và nuôi dưỡng toàn thể vũ trụ . Lão tử nói : "Tào (Đạo) đã lập nên thế giới".

    Trong cuốn The Path , Minh sư Charan Singh viết : "Dòng Âm Lưu , Ngôi Lời hay Diệu Âm đã sáng tạo vũ trụ . Một khi Thượng Đế thu hồi lại lực lượng bên trong đã nuôi dưỡng tất cả mọi vật , vũ trụ sẽ bị lâm vào sự hủy diệt (dissolution) và đại hủy diệt . Toàn thể vũ trụ bao gồm năm thành phần là Đất , Nước , Gió , Lửa và Linh khí Ê-te . Tất cả mọi thứ chúng ta thấy trong thế giới nầy đều có một hay nhiều hơn những thành phần nầy . Tất cả năm thành phần nầy đối nghịch nhau nhưng chúng được hòa hợp với nhau và nuôi dưỡng bởi lực lượng của Dòng Âm Lưu nầy .

    Khi lực lượng bên trong nầy bị rút lại , nước sẽ làm tan vỡ đất , lửa sẽ làm khô nước , không khí sẽ làm tiêu tán lửa và linh khí ê-te sẽ thiêu hủy không khí , tất cả thế giới sẽ bị tan rã . Thân thể chúng ta bao gồm năm thành phần đó , khi chúng ta còn có Dòng Âm Lưu nầy bên trong chúng ta , chúng ta còn sống trong thế giới nầy , nhưng khi lực lượng của Dòng Âm Lưu nầy bị lấy đi , thân thể của chúng ta sẽ chết và tan rã . Năm thành phần sẽ trở về tụ hợp với nguồn cội của chúng ta và chúng ta không còn hiện hữu nữa".

    "Những nhà Minh triết và Thấu thị của Ấn Độ cổ xưa nói trong kinh Vệ Đà : nhờ vào Akash-Bani (Âm thanh Thần thánh), thế giới đã được sáng tạo . Kinh Koran nói Kalma (Âm Thanh) đã sáng tạo mười bốn tầng trời . Triết lý Trung hoa xa xưa cũng nói Tào (Đạo , Âm Lưu) đã lập nên thế giới .

    Các Minh sư của đạo Sihks cũng đề cập đến sự quan trọng của Dòng Âm Lưu nầy . Arjan Dev , Minh sư thứ năm của Đạo Sihks nói : 'Tất cả mọi sinh vật lớn hay nhỏ , tất cả các tầng Trời đều phải dựa vào lực lượng của dòng Âm lưu'. Amar Das , Minh sư thứ ba của Đạo Sihks nói : 'Tất cả mọi thứ chúng ta thấy trên thế giới đều là do sự sáng tạo của Diệu Âm . Những người không biết đến Diệu Âm đều là những người mù và điếc . Không có Diệu Âm thì không có hy vọng nào , chúng ta không thể được cứu rỗi cũng như thoát khỏi bánh xe sinh tử luân hồi . Người nào không tìm kiếm Thượng Đế bên trong mà tìm bên ngoài sẽ không tìm được Diệu Âm và sẽ bị đắm chìm trong đau khổ .

    Những người tìm Diệu Âm bên ngoài thân thể sẽ không tìm thấy nó . Nếu một vật nằm trong nhà , làm sao chúng ta có thể tìm thấy nó nếu chúng ta cứ tìm kiếm bên ngoài ?" Các Minh sư Ấn độ gọi pháp môn Quán Âm là "Surat Shab Yoga". Trong tiếng Phạn , Yoga có nghĩa là sự hội nhập , Surat là dòng thần thức , linh hồn hay Phật tính , và Shab có nghĩa là Dòng Âm lưu nội tại .

    Surat Shab Yoga là pháp môn thực hành việc hội nhập linh hồn với Âm thanh và ánh sáng bên trong của Thượng đế . Âm thanh và Ánh sáng sẽ giúp chúng ta tìm lại Chân ngã của mình , liễu ngộ Thượng đế và thành đồng nhất với Ngài .

    Pháp môn Quán Âm không phải là một con đường mù quán , dị đoan , tin tưởng vào một cái gì không có thực và không chứng minh được . Nó là một ngành khoa học tâm linh , nhờ vào Âm thanh và Ánh sáng bên trong , hành giả có thể chứng nghiệm được trong chính cái phòng thí nghiệm thân thể của mình .

    Vô Thượng Sư Thanh Hải nói : "Pháp môn Quán Âm rất là nhanh . Đời đời kiếp kiếp nghiệp chướng gì cũng tiêu hết , tiêu lập tức , tiêu liền , nhứt định là phải thành công thôi , không có cách gì mà không thành công hết . Những người nào tu pháp môn Quán Âm mà không thành Phật , thì chuyện đó không thể có được . Cũng như bây giờ đem hai cục kẹo để gần hai cục kẹo mà nói không thể nào thành bốn , thì điều đó không thể có được . Tu pháp môn Quán Âm cũng như vậy , không thể nào không thành công , không thể nào không tiến hóa tâm linh , không thể nào không khai ngộ được cả".



  16. #76
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default PHÁP MÔN QUÁN ÂM TRONG PHẬT GIÁO


    CHƯƠNG 7
    PHÁP MÔN QUÁN ÂM TRONG PHẬT GIÁO


    Trong các kinh điển Phật giáo , chư vị Phật , Bồ Tát đều tán thán Pháp môn Quán Âm , các Ngài đều dạy chúng ta hãy quay vào bên trong để tìm lại Phật tánh hay bản lai diện mục của mình . Phật Thích Ca nói : "Hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh xưa nay chẳng sanh , chẳng diệt , bởi vì mê ngộ nên có thăng trầm".

    Trong "Lục Độ Ba La Mật" của Phật giáo , ngoài bốn pháp tu đầu là bố thí , trì giới , nhẫn nhục , tinh tấn , còn có thiền định và trí huệ . Có thiền định mới phát sinh trí huệ , hai phép nầy đi đôi với nhau . Nhưng thiền đinh cũng phải đúng pháp môn mới có thể mở cánh cửa trí huệ tiềm tàng trong chúng ta , và chính trí huệ nầy sẽ đưa chúng ta đến bờ giải thoát . Trong tiếng Phạn "Thiền định" gọi là Dhyana và "Trí huệ" (Wisdom) gọi là Prajna (Bát nhã). "Bát nhã ba la mật" tiếng Trung Hoa gọi là "Trí huệ đáo bỉ ngạn (Trí huệ đến bờ bên kia)". Đây là hai phép cao nhất trong sáu pháp tu của chư vị Phật , Bồ tát , còn được gọi là "thiền Ba la mật" (Dhyana paramita). Thiền Ba la mật , phép tu mở Trí huệ để vượt qua biển sanh tử luân hồi và trở thành Minh sư (Phật , Thánh), chính là Pháp môn Quán Âm mà các Minh sư trong quá khứ đã tán thán , và Vô Thượng Sư Thanh Hải đang truyền bá ngày nay .

    Trong Phật giáo , Pháp môn Quán Âm đã được gọi bằng nhiều danh từ khác nhau : Đại đạo , Đốn ngộ , Kiến tánh thành Phật , Đà-ra-ni , Kim Cang , Viên giác , Nhĩ căn viên thông , Phản văn văn tự tánh , Phổ độ ...

    Phật giáo cũng đã dùng rất nhiều danh từ khác nhau để chỉ Chân ngã "Self" hay linh hồn của chúng ta : bản lai diện mục , Phật tánh , tự tánh , bổn lai chân tánh , bổn thể , Phật tâm , bổn tâm , Diệu âm , Kim Cang tâm , tự tâm , trực tâm , Chân Phật , thanh tịnh pháp thân ...

    Thiền sư Hoàn thượng Minh Trực , một dịch giả của Pháp Bửu Đàn Kinh viết trong phần Lời Tựa : "Ngày xưa Đạt Ma Tổ sư qua Đông độ cũng đã dùng Chánh pháp Nhãn tàng mà đặng quả Niết bàn . Phép phối hiệp Nhãn và Tâm là phép Thiền định tập trung thần quang mà chiếu vào tâm khiếu , gọi là hồi quang phản chiếu . Tu hạnh nầy thì lìa khỏi ngũ trược , các sự phiền não trần lao không làm rối tự tâm . Thế là đắc cảnh chân không , phát đại Trí Huệ mà chứng quả Chánh chơn giác hay là Niết bàn Diệu tâm vậy . Kinh gọi phản bổn hoàn nguyên , chính là chỉ chỗ bí quyết nầy .



  17. #77
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default PHÁP MÔN QUÁN ÂM TRONG PHẬT GIÁO


    Như Lai Chánh pháp Nhãn tàng với Niết bàn Diệu tâm là bí quyết của Tổ , Tổ tương truyền bằng tâm , ngoài các giáo lý phổ thông , cho nên gọi là 'giáo ngoại biệt truyền'. Ấy là phép huyền diệu nhiệm mầu thuộc về Đại Đạo (Grand Symbol), là cang yếu của Phật pháp di truyền trong phái Bát Nhã Thiền tông vậy".

    "Chánh pháp Nhãn tàng (mở Mắt Huệ để thấy ánh sáng) hiệp với Niết bàn Diệu tâm" cũng chính là Pháp môn Quán Âm , bởi vì khi truyền pháp Quán Âm hay truyền Tâm Ấn , vị Minh sư nối kết "Diệu Tâm" (linh hồn) với ánh sáng bên trong .

    Ngày nay một số Phật tử đến chùa thỉnh khăn "Đà-Ra-Ni" để đắp mặt cho người thân đã qua đời , và áo "Kim quang" để mặc cho họ , với hy vọng họ sẽ được siêu thoát . Đây là những hình thức bên ngoài còn rơi rớt lại của Pháp môn Quán Âm ngày xưa . Áo Kim quang là biểu tượng của Ánh sáng bên trong và khăn Đà Ra Ni là biểu tượng của Âm thanh bên trong , vì chữ "Dhara" (đà-ra) trong tiếng Phạn có nghĩa là Âm thanh . Kinh Viên Giác nói : "Nầy các thiện nam , Vô Thượng Pháp Vương có một pháp môn Đại Đà Ra Ni gọi là Viên Giác , từ đó lưu xuất tất cả thanh tịnh Chơn như , Bồ đề , Niết bàn và Ba La Mật , dạy dỗ cho các Bồ tát".

    Muốn được giải thoát , chúng ta phải tìm đến vị Minh sư tại thế để Ngài truyền pháp môn Quán Âm . Từ đó chúng ta sẽ thực sự cảm nhận Âm thanh và ánh sáng nội tại , chứ không phải làm những hình thức bên ngoài . Âm thanh và ánh sáng bên trong mới có năng lực tiêu trừ nghiệp chướng , giúp cho linh hồn giải thoát , về hội nhập với Phật Tổ Tối Cao .

    Việc thực hành pháp môn Quán Âm gồm có hai phần : thiền quán Âm thanh và Ánh sáng nội tại . Kinh điển Phật giáo nói rất nhiều về hai thị hiện nầy của Thượng đế hay Phật Tổ Tối Cao . Trong kinh Pháp Hoa , phẩm Pháp Sư Công Đức nói "Tai Thanh tịnh" có thể nghe những Diệu Âm bên trong như tiếng chuông , tiếng trống , tiếng phèn la , Âm nhạc Phạm thiên ... Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm có đề cập đến Diệu Âm , Quán Thế Âm , Hải triều Âm , Phạm Âm (tiếng Om là một trong những Phạm Âm) và Thắng bỉ thế gian âm .

    Trong kinh Lăng Nghiêm , để đáp lại lời yêu cầu của đệ tử A Nan , Phật Thích Ca bảo hai mươi lăm vị Bồ Tát hãy bày tỏ những chỗ viên thông trong pháp tu của họ . Các Ngài nói nhờ vào pháp môn thiền quán Âm thanh và Ánh sáng bên trong mà được thành chánh quả . Xin trích dẫn một vài thí dụ trong kinh :

    - Ngài Ma Ha Ca Diếp nói rằng kiếp trước Ngài ở thế gian , được thọ pháp với Phật Nhựt Nguyệt Kim Quang mà được ngộ nhập vào trong ánh sáng : "Cứ thấp đèn nối bóng quang minh".

    "Thân của tôi thường viên mãn tụ cái sắc kim quang , hễ cổi áo ra thì ánh sáng chiếu cả mặt trời". Ý câu nầy muốn nói Ngài tu pháp môn Quán Âm nên thấy ánh sáng phát ra toàn thân . Kinh Thánh nói "Khi mắt ngươi còn lại một , thân thể ngươi sẽ tràn đầy ánh sáng".

    - Bồ tát A Na Luật Đà nói nhờ pháp Nhãn căn (Mắt trong) Lạc kiến chiếu minh mà được vào viên thông : "Pháp ấy toàn là công phu xây cái thấy lại mà thấy Tự tánh", tức là quay vào bên trong để thấy ánh sáng của Phật tánh .



  18. #78
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default PHÁP MÔN QUÁN ÂM TRONG PHẬT GIÁO


    - Bồ tát Xá Lợi Phất nói nhờ pháp Nhãn thức (Mắt trong) mà "tri kiến quang minh cực điểm". Khi Ngài thấy ánh sáng rực rỡ thì trí huệ khai mở "soi tỏ đến chỗ cực sâu xa , bất kể sự gì cũng được minh liễu".

    - Bồ tát Phổ Hiền nói nhờ nơi Nhĩ thức (Tai trong) "Tôi chỉ dùng nhĩ thức mà phân biệt chỗ biết , chỗ thấy của chúng sanh", nên được thông suốt hết "soi khắp pháp giới mà đặng phần tự tại".

    - Bồ tát Lưu Ly Quang Vương Tử nói nhờ nơi "Phong đại" mà được vào chánh định : "Xét cái lực của gió nguyên không nương đâu , mà tôi ngộ được tâm Bồ Đề vào chỗ chánh định".

    "Cho nên tam thiên đại thiên thế giới cùng bao nhiêu chúng sanh , trong đó có khác nào như một cái vò nhốt trăm vạn muỗi mòng , vo vo kêu loạn trong khoảng rộng , càng sanh cuồng cáo". Ngài Lưu Ly đã tiết lộ những Diệu Âm như tiếng gió , tiếng của nhiều côn trùng , và Ngài cũng thấy được ánh sáng của tự tánh bên trong : "Thân tâm tôi phát khởi quang minh".

    Kinh Thánh cũng nói về tiếng gió bên trong : "Chớ ngạc nhiên về điều Ta nói với các ngươi . Các ngươi phải được sanh lại . Gió muốn thổi đi đâu thì thổi . Ngươi nghe tiếng Gió nhưng không biết Gió từ đâu đến và sẽ đi đâu . Ai sinh ra bởi đức Thánh linh (NGôi Lời , Diệu Âm) thì cũng như vậy". Giăng 3:7-8.

    - Bồ tát Đại Thế Chí nói nhờ kiến đại cái tánh Phật bên trong mà ngộ nhập : "Tôi dùng cái hương quang niệm Phật mà trang nghiêm cái tánh Phật trong thân tâm tôi ... lấy cái tâm niệm Phật mà chứng đặng vô sanh nhẫn". Ngài nói hằng hà sa số kiếp về trước , Ngài được Phật Siêu Nhựt Nguyệt Quang dạy ngài pháp "niệm Phật chánh định". Niệm Phật chánh định có nghĩa là khi hành giả hành thiền vào chánh định , sẽ kiến tánh Phật của mình , sẽ giao tiếp được với vị Phật bên trong , chứ không phải là miệng niệm bên ngoài . Khi đã câu thông với vị Phật của mình , chúng ta mới tưởng nhớ đến Ngài như lời thuyết dụ của Siêu Nhựt Nguyệt Quang Phật : "Như hai người đều nhớ nhau , hai cái nhớ đều khắn khít , thì chắc là gặp thấy nhau".

    Bồ tát còn nói : "Hễ niệm thì có Phật , niệm đâu thì Phật đó , cảnh Tây phương thường ở nơi tâm , chẳng cần mượn phương tiện , mà tâm đặng mở tỏ". Khi chúng ta "niệm Phật" cũng vào được chánh định và có kết quả như Bồ tát "hễ niệm thì có Phật , thấy được cảnh Tây phương trong tâm", thì đó mới là "Niệm Phật chánh định". Cho nên "niệm Phật" ở đây muốn nói đến việc kiến tánh Phật bên trong của mình , chứ không phải miệng niệm bên ngoài .

    Ngài nói "Gần Phật nhiễm Phật rồi thì tâm cũng thành Phật , cũng như gần hương nhiễm hương rồi thì thân cũng thành hương". Khi chúng ta chưa bao giờ gần Phật , trông thấy Phật , làm sao chúng ta có thể hình dung ra Ngài để nhớ nhung , quán tưởng . Cho nên "gần Phật" có nghĩa là gặp được vị Chân sư tại thế , và nhờ đó chúng ta cũng có thể thành Phật như Ngài "Tâm cũng thành Phật , thân cũng thành hương".



  19. #79
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default PHÁP MÔN QUÁN ÂM TRONG PHẬT GIÁO


    Nếu để ý , chúng ta thấy tên của những vị Phật như Đại Nhật Như Lai , Nhựt Nguyệt Kim Quang , Siêu Nhật Nguyệt Quang đều có chữ "nhựt , nguyệt", ý muốn chỉ đến ánh sáng của chư vị Phật .

    - Sau khi hai mươi bốn vị Bồ tát tường thuật về pháp môn của mình rồi . Quán Thế Âm Bồ Tát liền đứng dậy đảnh lễ dưới chân Đức Thế Tôn và bạch rằng :

    "Bạch Thế Tôn ! Tôi nhớ hằng hà sa số kiếp về trước , có một vị Phật ra đời hiệu Quan Âm . Tôi nhờ Phật đó phát Bồ đề tâm . Phật đó dạy tôi theo nơi Nghe (Văn), Nghỉ , Tu mà vào chỗ chánh định . Khi những trần cảnh sở đối đã diệt , bỗng nhiên tôi vượt khỏi thế gian và không bị tam giới ràng buộc nữa . Chỉ thấy mười phương tròn sáng , liền được công đức thù thắng : trên hiệp tâm bản Diệu giác của chư Phật trong mười phương và đồng với Như lai một từ lực , dưới hiệp với chúng sanh trong sáu đường .

    Mỗi người tu mỗi pháp khác nhau , còn riêng tôi thì chỉ do chỗ đặng căn bản viên thông , chỉ tại nơi môn 'Nhĩ căn phát diệu' rồi tu thân tâm mầu nhiệm , ngâm bọc tất cả pháp giới . Do tôi tu tập cái tánh bổn diệu của 'Nhĩ căn viên thông', sau khi cái bản căn đã được thanh tịnh rồi thì tôi dạo chơi các thế giới (Những cảnh giới tâm linh vi tế bên trong). Nay Phật hỏi viên thông , thì tôi chỉ do một cửa , nơi căn Lỗ Tai soi tròn chính định , nên tùy tâm thị hiện các nơi đều tự tại ; thế thì nguyên nhơn thiệt do cái tướng vào Dòng (dòng Âm Lưu nội tại) mới nhập được chỗ chính định , thành tựu đạo Bồ Đề bậc nhứt . Thầy của tôi là Quan Âm Như Lai khen tôi khéo đặng cái pháp môn viên thông , nên ở giữa Đại Hội thọ ký cho tôi là Quán Thế Âm . Bởi tôi xem nghe mười phương đều được tròn sáng nên cái danh Quán Thế Âm của tôi khắp cả mười phương thế giới".

    Nhờ tu pháp "Nhĩ căn viên thông", nghe Âm thanh bằng tai trong , tức pháp môn Quán Âm , Bồ tát Quán Thế Âm đạt được tần số chấn động lực với Phật Tổ Tối Cao "đồng với Như Lai một từ lực", thành đồng nhất thể với tất cả vạn vật trong vũ trụ "Hiệp với chúng sang trong sáu đường". Pháp thân Ngài bao trùm tất cả pháp giới , trở thành vô sở bất tại , có thể hiện hữu cùng khắp mọi nơi "tôi dạo chơi các thế giới", và có thể thị hiện bất cứ nơi nào "tùy tâm thị hiện các nơi đều tự tại".

    Vô Thượng Sư Thanh Hải nói : "Kinh điển không phải là cốt tủy của bất cứ tôn giáo nào , chỉ là cách chỉ dẫn để tìm cốt tủy tôn giáo đó mà thôi . Tu pháp môn Quán Âm không phải chỉ niệm Phật Quán Âm thôi . Niệm Quán Âm là một việc tu nhỏ , ở dưới , sơ cấp , niệm Quan Thế Âm Bồ tát để cầu Ngài giúp đỡ . Còn cao cấp Quán Thế Âm Bồ tát là mình biến thành cùng với Quan Thế Âm Bồ tát , cùng với Ngài thành một , vạn vật đồng nhất thể . Từ đó mình có thể nghe được tiếng kêu cứu của tất cả mọi người".



  20. #80
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default PHÁP MÔN QUÁN ÂM TRONG PHẬT GIÁO


    Những đoạn sau đây trong kinh Lăng Nghiêm đã đề cập đến Diệu Âm , Ánh sáng cùng những linh ảnh bên trong : "Đang lúc Phật phóng quang (ánh sáng) thì những rừng cây , ao , đầm đều diễn tiến Pháp Âm (Diệu Âm). Ánh sáng giao dệt như lưới tơ báu , các đại chúng trong hội đều được nghe thấy (Âm thanh , Ánh sáng) cái điều chưa từng có và đắc pháp Kim Cang Tam Muội cả .

    Liền trong khi ấy , Trời rưới bông sen bá bảo xanh vàng trắng đỏ xen lộn mười phương hư không , thanh sắc bảy thứ báu , các tướng núi sông , đất liền nơi cõi Ta Bà nầy đều ẩn mất , chỉ thấy vi trần quốc độ trong mười phương hiệp lại thành một cõi và nghe Phạm Âm phúng tụng , ca vịnh tự nhiên vang rền .

    Lúc đó đức Phật mới bảo Bồ tát Văn Thù Sư Lợi , trong hai mươi lăm pháp tu hành của hai mươi lăm vị Bồ tát đó , pháp nào hợp với căn của A Nan , và sau khi đức Phật tịch diệt rồi , chúng sanh cõi nầy muốn vào bực Bồ tát , cầu đạo Vô Thượng thì nên dùng pháp môn nào cho dễ thành tựu . Bồ tát Văn Thù thưa rằng Ngài chọn pháp "Nhĩ căn viên thông".

    Ngài nói tất cả các vị Phật nhiều như bụi vi trần của quá khứ , hiện tại và vị lai đều nhờ pháp môn Nhĩ căn viên thông mà đạt được Đạo . Các bậc Bồ tát , các người tu học trong đời hiện tại và vị lai cũng đều phải nương vào pháp môn nầy để đến Niết bàn . Phật Thế Tôn đã đem pháp môn nầy cứu đời mạt kiếp . Chính Ngài cũng chứng quả từ pháp môn nầy chứ không phải chỉ có Phật Quán Thế Âm . Ngài nguyện để lại pháp nầy cho người sau cứ nương theo đó mà hành , đừng nghi hoặc , vì đó là phương tiện dễ thành tựu nhất . Nên Ngài cũng đem dạy cho A Nan và những kẻ trầm luân thời Mạt kiếp làm căn bản tu hành để viên thông siêu thoát .

    Chúng ta thấy tai của các vị Phật và Bồ tát được người ta tạc hoặc phát họa rất lớn . Tai lớn để ám chỉ việc nghe âm thanh bên trong , chứ không phải khi các Ngài thành Phật rồi tai của các Ngài dài lớn thêm ra .

    Trong kinh Lăng Nghiêm , đức Phật nói : "Hình hài tan rã nhưng tánh Nghe chẳng mê , còn hoài . Nếu bỏ được tâm sanh diệt , chẳng chạy theo các trần cảnh sở đối , chỉ giữ nguyên tánh chơn thường mà xoay các căn soi trở vào trong , thì tánh thể thường quan thị hiện sáng tỏ (ánh sáng), căn , trần và thức tâm đều tiêu lạc". "Tánh Nghe" là khả năng "Nghe" của linh hồn hay Phật tính ; bởi vì linh hồn có hai tính năng : nghe Âm thanh (Surat , hearing faculty) và thấy ánh sáng (Nirat ,seeing faculty).

    Đức Thế Tôn nói rằng nên hiểu rõ cái Chân tánh của mình xưa nay là Phật , trong tâm có Phật . Trong chúng ta ai cũng có Phật tánh , cho nên chúng ta không cần phải cầu xin , lễ bái bên ngoài mà hãy quay vào bên trong để tìm lại Phật tánh của mình qua sự giúp đỡ của vị Minh sư tại thế .

    Trong kinh A Di Đà , Minh sư Thích Ca nói với ngài Xá Lợi Phất : "Cõi nước của đức Phậtt A Di Đà thường trỗi những Âm nhạc cõi trời ... Có những làn gió hiu hiu thổi rung các hàng cây báu , cùng những mạng lưới báu , phát ra những tiếng vi diệu , ví như trăm nghìn thứ âm nhạc đồng thời trỗi lên". Đoạn kinh nầy đã tiết lộ những Diệu Âm của thế giới tâm linh bên trong : tiếng chim hót , tiếng gió thổi , tiếng vi diệu của nhiều thứ âm nhạc cõi trời đồng thời trỗi lên . Kinh Thánh cũng có nói đến tiếng của nhiều nhạc khí trỗi lên cùng một lúc .

    Trong Đại Thừa Kim Cang kinh , Bồ tát Văn Thù Sư Lợi xin đức Phật cho biết vì sao gọi là kinh Kim Cang . Đức Thế Tôn nói : "Kim Cang là Tánh (Phật tánh) của mình , còn kinh là tâm (bổn tâm) của mình , nếu người nào rõ tâm của mình , thấy Tánh mình , người nầy tự trong người có kinh , nên sáu căn thường hiện ra sáng suốt , chói lòa (ánh sáng) trời đất , đầy đủ công đức như cát sông Hằng". Khi một người kiến tánh Phật của mình , câu thông được với ánh sáng bên trong sẽ thấy hào quang hiện ra chói lòa .


    Email : luukynam@yahoo.com

Page 4 of 6 FirstFirst 123456 LastLast

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts