Results 1 to 4 of 4

Thread: Chủ Nghĩa Xã Hội – Lý Tưởng Hay Ảo Tưởng?

  1. #1
    Senior Member
    Join Date
    Jan 2008
    Posts
    654

    Default Chủ Nghĩa Xã Hội – Lý Tưởng Hay Ảo Tưởng?

    Chủ Nghĩa Xã Hội – Lý Tưởng Hay Ảo Tưởng? (phần 1)



    2008.02.27
    Trà Mi, phóng viên đài Á Châu Tự Do

    Trà Mi hân hạnh được đón tiếp quý vị và các bạn trong chuyên mục Diễn Đàn Bạn Trẻ, nhịp cầu thảo luận-giao lưu của thanh niên trong và ngoài nước, phát thanh sáng Thứ Tư hàng tuần.

    Như đã hẹn với quý vị từ tuần trứơc, Diễn đàn hôm nay, Trà Mi sẽ mời quý vị cùng bước qua một chủ đề thảo luận mới để ghi nhận quan điểm của giới trẻ về "Chủ nghĩa xã hội: lý tửơng hay ảo tưởng?"

    Xin được giới thiệu sự tham gia của 5 người bạn trẻ lần đầu tiên góp tiếng với chương trình: Phượng, Hải, và Tuấn Anh ở Miền Nam, bạn Minh từ Miền Trung, và bạn Quốc - một du sinh đang học tập tại Pháp.

    Phượng : Mình tên Phượng, mình đang sống ở Miền Nam.
    Hải : Mình là Hải, mình cũng đang ở Miền Nam.
    Minh : Tôi tên Minh, ở Miền Trung.
    Tuấn Anh : Mình là Tuấn Anh. Mình sống ở Miền Nam.
    Quốc : Mình là Hưng Quốc, du học sinh ở Paris (Pháp).

    Trà Mi : Cảm ơn tất cả các bạn đã dành thời gian tham gia vào chương trình ngày hôm nay. Để ghi nhận ý kiến của người trẻ, những quan điểm, những sự hiểu biết của người trẻ về chủ nghĩa xã hội - ảo tưởng hay lý tưởng, thì trước tiên nói về chủ nghĩa xã hội thì xin các bạn cho biết sự hiểu biết của các bạn về chủ nghĩa xã hội như thế nào. Theo chỗ các bạn được hiểu thì chủ nghĩa xã hội là gì?

    Hưng Quốc : Cái này xin cho em có ý kiến trước được không ạ?

    Trà Mi : Xin mời Quốc.

    Hưng Quốc : Trước hết em muốn làm rõ chủ nghĩa xã hội mà chúng ta bàn ở đây là chủ nghĩa xã hội gì, bởi vì chủ nghĩa xã hội chung nhất vốn là hình thái đối lập với chủ nghĩa tư bản nhưng mà trong quá trình phát triển của mình thì hiện giờ đang có rất nhiều cái mô hình của chủ nghĩa xã hội phát sinh từ đó. Mô hình chủ nghĩa xã hội thì bao gồm là chủ nghĩa xã hội dân chủ, chủ nghĩa xã hội mác xít, chủ nghĩa xã hội thậm chí là vô chính phủ, chủ nghĩa xã hội không tưởng chẳng hạn. Đó thì mình nên thống nhất trước khi chúng ta bàn.

    Trước hết em muốn làm rõ chủ nghĩa xã hội mà chúng ta bàn ở đây là chủ nghĩa xã hội gì, bởi vì chủ nghĩa xã hội chung nhất vốn là hình thái đối lập với chủ nghĩa tư bản nhưng mà trong quá trình phát triển của mình thì hiện giờ đang có rất nhiều cái mô hình của chủ nghĩa xã hội phát sinh từ đó. Mô hình chủ nghĩa xã hội thì bao gồm là chủ nghĩa xã hội dân chủ, chủ nghĩa xã hội mác xít, chủ nghĩa xã hội thậm chí là vô chính phủ, chủ nghĩa xã hội không tưởng chẳng hạn. Đó thì mình nên thống nhất trước khi chúng ta bàn.

    Hưng Quốc
    Trà Mi : Trà Mi xin tập trung vào cái mô hình ở Việt Nam đang đi theo. Theo chỗ các bạn được hiểu thì chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, cái đặc điểm cũng như cái tính chất của nó ra sao?

    Hải : Em có ý kiến được không chị Trà Mi?

    Trà Mi : Mời Hải.

    Hải : Chủ nghĩa xã hội theo như em ở Việt Nam thì em cảm thấy đó là một xã hội công bằng , dân chủ, người dân làm chủ ạ.

    Hưng Quốc : Theo nhận xét của em thì không chính xác bởi vì chủ nghĩa xã hội theo khái niệm được dùng ở Việt Nam thì được coi như một giai đoạn trước khi tiến lên chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam, và cái mục tiêu của chủ nghĩa cộng sản là gì? Là xoá bỏ mọi giai cấp và công hữu hoá mọi tư liệu sản xuất, thì đó là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.

    Trà Mi : Với ý kiến của Quốc đưa ra thì các bạn khác có ý kiến nào khác không?

    Minh : Tôi cũng đồng ý với ý kiến của Quốc.

    Trà Mi : Anh Minh đồng ý. Vâng. Thế còn anh Tuấn Anh?

    Tuấn Anh : Trong trường, từ lớp 12 đến đại học thì mình được học như vậy đó.

    Trà Mi : Đó là những lý thuyết mà các bạn được hiểu về chủ nghĩa xã hội và các bạn được biết chủ nghĩa xã hội. Thế còn về mặt thực tế thì áp dụng trên tình hình thực tế ở Việt Nam hiện nay thì các bạn thấy chủ nghĩa xã hội từ lý thuyết cho tới thực tế thì nó có những điểm nào được thực thi hay nó có hiệu quả như thế nào và nó được áp dụng ra sao tại Việt Nam từ bấy đến nay? Anh Tuấn Anh có ý kiến gì không?

    Tuấn Anh : Theo mình biết thì trước đây từ chế độ tư hữu nhà nước đánh tư sản, từ cái tư hữu trở thành công hữu. Nhưng bây giờ nhà nước lại bán, cổ phần hoá nhiều công ty, như vậy là bắt đầu từ tư thành công và bây giờ từ công biến thành tư, thì mình không hiểu sau này khi trở thành xã hội chủ nghĩa thì nó có từ cái tư trở thành cái công lại hay không?

    Trà Mi : Đó là nhận xét của anh Tuấn Anh. Thế còn anh Minh, anh thấy là từ lý thuyết cho tới thực tế ở Việt Nam thì chủ nghĩa xã hội được áp dụng ra sao? Tính hiệu quả cũng như tính thực thi như thế nào?

    Minh : Nói chung, theo tôi hiện giờ lý thuyết và thực tiễn nói chung còn cách rất xa. Mình có thể thấy rõ ràng nếu theo những người cộng sản người ta định nghĩa thì phải mấy trăm năm nữa. Nhưng mà theo tôi nghĩ thì những người cộng sản hiện giờ họ đang nhập nhằng, họ đang phân vân đường đi, một bên là mong muốn cải cách kinh tế nhà nước, tức là chuyển từ công sang tư hữu thì họ vấp phải sự phản kháng bên trong đảng cộng sản đó vì có nhiều luồng tư tưởng. Cho nên mặc dù con đường đi, theo quan điểm của tôi thì cải cách từ công hữu sang tư hữu là đúng mà con đường nó đi hiện giờ rất chậm.


    AFP PHOTO
    Trà Mi : Xin mời Quốc phát biểu ý kiến.

    Hưng Quốc : Với em thì câu hỏi này đặt ra rất là khó bởi vì chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thì trước đây là mô hình Liên Xô làm lý tưởng xây dựng chủ nghĩa cộng sản, nhưng mà sau khi Liên Xô và Khối Đông Âu sụp đổ thì hiện giờ cái chủ nghĩa xã hội mình đang theo con đường thị trường và chỉ là cái định hướng xã hội chủ nghĩa mà thôi, nghĩâ là chúng ta chưa thực sự ở trong chủ nghĩa xã hội và thực chất là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội còn rất xa mới đạt được.

    Trong tình hình như thế này thì con đường đi lên như thế nào đó thì ngay bản thân các nhà lãnh đạo trong nước cũng như người dân thì cũng rất là mù mờ và chưa biết con đường đi lên đó nó như thế nào. Vì thế theo em nghĩ thì cái chủ nghĩa xã hội đó luôn luôn là lý tưởng thôi, mà hiện giờ để thực hiện nó như thế nào thì mọi người đang rất là phân vân và cũng không biết nếu tiếp tục con đường đi như thế này thì tiếp theo sẽ đưa đất nước tới như thê nào.

    Trà Mi : Phượng có ý kiến gì không?

    Phượng : Theo em thì trong cái quá trình mà qua độ đi tới thì thực sự mình chưa trải qua giai đoạn chế độ tư bản nên cái nền kinh tế cũng chưa có được đảm bảo khi mà bước lên theo định nghĩa cho nên em cũng thấy vấn đề rất là khó khăn nhưng em tin là xã hội chủ nghĩa sẽ làm được. Em tin là có một ngày nào đó nhà nước sẽ đưa ra con đường đúng đắn hơn, đưa những chính sách đúng đăn hơn để đất nước hoàn thiện hơn. Em chỉ biết vậy thôi.

    Hưng Quốc : Bạn Phượng, bạn ở Việt Nam, bạn có thể cho biết rõ hơn cái con đường mà đảng có thể vẽ ra hoặc cái con đường mới đó nó có hình thái như thế nào, làm thế nào để đạt được mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, tiếp theo là gì? Thì các bạn có thể đưa ra ý kiến về vấn đề này.

    Phượng : Bây giờ đất nước còn nhiều khó khăn, tình trạng tham nhũng rất là nhiều, thì mình nghĩ là cái này có thể là trọng điểm cần phải được giải quyết. Mình muốn là các nhà lãnh đạo hoặc là nghiêm khắc hơn đối với những người tham nhũng, tham ô, vì nmình biết rằng có những người dân rất là vất vã, làm rất là cực khổ mới ra đồng tiền mà tại sao có những người chỉ ngồi một chỗ lại ăn trên mồ hôi nước mắt của người dân lao động.

    Có những lúc mình đi ra đường nhìn những người vất vã bên cạnh những bộ phận ăn chơi rất là xa hoa thì mình muốn có một sự công bằng. Nhưng mà thực sự mình cũng không biết phải làm thế nào để có sụ công bằng đó. Mình chỉ có nghĩ được là giảm bớt tình trạng tham ô hiện nay thì là một điều rất là tốt.

    Trà Mi : Đó là ý kiến của Phượng. Mời anh Minh .

    Minh : Ý muốn của Phượng hơi khó thực hiện tại vì hiện nay những người trong đảng cộng sản họ nắm trong tay mọi quyền hành. Hầu như là mọi quyền hành pháp, lập pháp, toà án nói chung là họ nắm. Ví dụ nếu tham nhũng diễn ra ở cấp cao, đụng tới những nhân vật thân cận hya những người cấp cao thì họ bao che, họ cấm báo chí nói tớí. Và mình thấy trên mấy diễn đàn báo chí thì mình cũng biết điều đó. Thí dụ những tờ báo phanh phui một vụ tham nhũng đăng được một hai kỳ thì bị dừng lại, thì đó rõ ràng là có chỉ đạo ở phía trên. Nói chung là chống tham nhũng trong thể chế một đảng là rất khó.

    Phượng : Đó chỉ là ý muốn thôi. Mình hy vọng đến một ngày nào đấy thì sẽ đạt được.

    Trà Mi : Mời Hải .

    Hải : Theo em nhận xét thì Việt Nam đang trong quá trình lên chủ nghĩa xã hội quá độ đó chị. Chưa có cái gì gọi là hoàn thành cả nhưng mà em cảm thấy rằng đó là một bước phát triển rất là triển vọng. Ví dụ như xã hội ta ngày xưa thì tham nhũng tham ô rất là nhiều nhưng mà ngày nay càng ngày càng khác nhau. Ví dụ như về an ninh, về kinh tế hay bất cứ mặt nào cũng đều đi lên. Đó là một sự lãnh đạo rất là sáng suốt của đảng và nhà nước ta. Và em nghĩa rằng cái chủ nghĩ xã hội ở nước Việt Nam ta bây giờ đang có một xu hướng tiến đến gần cái ý định mà người ta gần đạt tới rồi đó chị.

    Trà Mi : Với nhận xét của Hải thì các bạn khác có đồng tình hay có phản đối gì không?

    Hưng Quốc : Theo ý kiến của bạn Hải thì qua quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội, tiếp cận chủ nghĩa xã hội thì đảng và nhà nước đã đạt rất nhiều thành công, nhưng mà theo mình thì lại có một mâu thuẫn ở đây. Trước hết chủ nghĩa xã hội là gì? Là cái bước để chuẩn bị chuyển lên chủ nghĩâ cộng sản và chủ nghĩa cộng sản đề cao nhất là cái công bằng và xoá bỏ giai cấp, công hứu hoá các tư liệu xản xuất, vậy ngày nay cái mà chúng ta nhìn thấy là gì?

    Là tư hữu hoá tư liệu sản xuất bằng cách cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước này, bằng cách là thị trường chứng khoán này, tất cả những cái đó thì hình như là nó đi ngược mục tiêu của chủ nghĩa xã hội và không phải là những cái mục tiêu cơ bản mác xít . Cái mục tiêu của chủ nghãi xã hội theo tư tưởng của Mác là phải xoá bỏ cái tư hữu mà hiện giờ chúng ta lại đi ngược lại bằng cách chúng ta lại tư hữu hoá, vậy thì có phải chúng ta đang ngày càng xa rời dần chủ nghĩa xã hội không hay là chúng ta đang tiếp cận ?

    Minh : Tôi hiểu ý kiến anh Quốc rồi. Ý anh nói là đảng đang nói một đường làm một nẻo, tức là nói như thế này mà làm ngược lại.

    Trà Mi : Xin mời ý kiến anh Quốc.

    Hưng Quốc : Không phải đảng nói một đàng làm một nẻo, mà chúng ta hiện giờ đang bị lầm lẫn, xã hội đang bị lẫm lẫn. Cái chủ nghĩa xã hội hiện giờ đang là mô hình phổ biến trên thế giới là chủ nghĩa xã hội dân chủ. Chủ nghĩa xã hội dân chủ chấp nhận tư hữu hoá, chập nhận sống chung với chủ nghĩa tư bản, chấp nhận các giá trị nhân bản của xã hội. Đấy là mô hình phổ biến.

    Và như các bạn đã học ở các trường đại học trong chương trình khoa học xã hội rất là đề cao mô hình của các nước Bắc Âu, hoặc là Pháp hoặc là Đức, bởi vì đó cũng là mô hình của chủ gnhĩâ xã hội. Vậy thì liệu chúng ta có phải đang đi trên con đường của chủ nghĩa xã hội đó không? Nghĩa là hiện giờ chúng ta gần như là đi ngược lại tiêu chí của chủ nghĩa xã hội do Mác đề ra.

    Trà Mi : Xin mời ý kiến của các bạn khác bổ sung thêm.

    Theo em thì trong cái quá trình mà qua độ đi tới thì thực sự mình chưa trải qua giai đoạn chế độ tư bản nên cái nền kinh tế cũng chưa có được đảm bảo khi mà bước lên theo định nghĩa cho nên em cũng thấy vấn đề rất là khó khăn nhưng em tin là xã hội chủ nghĩa sẽ làm được. Em tin là có một ngày nào đó nhà nước sẽ đưa ra con đường đúng đắn hơn, đưa những chính sách đúng đăn hơn để đất nước hoàn thiện hơn. Em chỉ biết vậy thôi.

    Phượng
    Tuấn Anh : Mình thì không có tìm hiểu về các chủ nghĩa nhiều đâu, nhưng ở cái xã hội nào thì mình nghĩ nó cũng có tham nhũng, chế độ nào cũng vậy từ trước tới nay vẫn có, nhưng mình nghĩ cái quan trọng nhứt là đối với một xã hội thì cái mức sống tối thiểu nhứt cho mỗi người dân thì nên đề cập đến thì dụ một số nghị định mới ban ra cấm hàng rong, cấm xe ba bánh, nếu làm một cách đột ngột như vậy thì mình nghĩ sẽ đấy những người đó đi vô con đường khác, chẳng hạn như họ đi ăn cướp, thì cái đó là một khả năng rất lớn.

    Mình không hiểu chiều sâu chủ nghĩa lắm, nhưng mình nghĩ thì có nghĩa anh làm gì thì làm nhưng mà cái mức sống tối thiểu của người dân thì cần nên bảo đảm thì lúc đó anh đã thành công rất nhiều so với tất cả chế độ khác.

    Trà Mi : Anh Tuấn Anh không bàn nhiều đến chủ nghĩâ xã hội mà anh chỉ nói đến đời sống người dân làm thế nào để năng cao hơn, phải không?

    Nhưng mà bây giờ trở lại với câu hỏi mà Quốc đặt ra, tức là chúng ta nhìn thấy cái đặc điểm tiêu biểu nhứt của chủ nghĩa xã hội là làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu, thứ hai là mọi quyền lực thuộc về nhân dân, và thứ ba là sở hữu tài sản thuộc về nhân dân để tiến lên công bằng xã hội.

    Thì với 3 đặc điểm đó, các bạn thấy chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã đáp ứng được 3 đặc điểm tiêu biểu nhứt của chủ nghãi xã hội tiền đề hay chưa?

    Tuấn Anh : Tôi có ý kiến một chút nghe.

    Trà Mi : Dạ. Mời anh.

    Tuấn Anh : Các bạn trong diễn đàn này từng tìm hiểu các giai đoạn lịch sử đất nước của 10 năm đầu sau giải phóng chưa? Tức là từ năm 1975 dến năm 1985-1986, thời điểm trước đổi mới. Không biết các bạn có thường tìm hiểu thời điểm lịch sử đó hay là nghe qua người lớn nói về giai đoạn đó hay chưa? Cái giai đoạn đó rõ ràng là đảng cộng sản đã phạm nhiều sai lầm.

    Nếu có điều kiện tìm hiểu thì ta sẽ thấy được, ví dụ như là thủ tiêu, đánh tư sản, thủ tiêu chế độ tư hữu. Rõ ràng cái giai đoạn đó nó đẩy đất nước suýt rơi vào thảm hoạ cho dân tộc mình. Và chính người cộng sản trong giai đoạn đó họ cũng thấy những sai lầm phần nào đó của học thuyết Mác, ví dụ xây dựng chủ nghĩâ xã hội bằng công hữu hoá làm người ta sợ đi xuống.

    Trà Mi : Cái sai lầm của quá khứ thì đảng cũng đã nhìn nhận và sửa sai thì bây giờ chúng ta chỉ nói về tình hình hiện tại và hưóng tới tương lai, thưa anh. Đường hướng nhà nước đang đi hiện tại thì anh thấy là đúng hay chưa, hay là có hiệu quả, có tính khả thi hay chưa?

    Tuấn Anh : Theo quan niệm của tôi thì là đúng, nhưng chưa đủ, nghĩa là cải cách của nhà nước hiện nay còn chậm, rất chậm, nó có nhiều lực cản bên trong, tức là về tư tưởng có những đảng viên mang đường lối cũ, tư tưởng cũ và họ không muốn cải cách. Thứ hai là do bộ máy nhà nước mình quá cồng kềnh.

    Trà Mi : Thế thì theo ý của anh thì để thúc đẩy quá trình cải cách nhanh hơn thì cần phải có những điều kiện như thế nào?

    Tuấn Anh : Chuyện này nói chung là rất khó.

    Trà Mi : Những khó khăn đó là gì? Và làm cách nào tháo gỡ được những trở ngại. Cuộc hội luận của chúng ta sẽ tiếp tục trong buổi tái ngộ vào giờ này sáng Thứ Tư tuần sau. Mong quý vị đừng quên giờ hẹn với Diễn Đàn nhé. Trà Mi thân ái kính chào.

    Quý vị và các bạn muốn tham gia, hoặc góp tiếng, với "Diễn đàn bạn trẻ", xin email về vietweb@rfa.org hoặc để lại lời nhắn cho chúng tôi qua hộp thư thoại (202) 530 -7775, kèm theo số phone, chúng tôi sẽ liên lạc lại. Từ Việt Nam và các nước khác gọi vào Mỹ, xin bấm số 001 trứơc dãy số (202) 530-7775.

    Tiếng Việt

  2. #2
    Senior Member
    Join Date
    Jan 2008
    Posts
    654

    Default Re: Chủ Nghĩa Xã Hội – Lý Tưởng Hay Ảo Tưởng?

    Chủ Nghĩa Xã Hội – Lý Tưởng Hay Ảo Tưởng? (phần 2)



    2008.03.06
    Trà Mi, phóng viên đài Á Châu Tự Do

    Trà Mi kính chào tái ngộ cùng quý vị và các bạn trong chuyên mục Diễn Đàn Bạn Trẻ, nhịp cầu thảo luận-giao lưu của thanh niên trong và ngoài nước, phát thanh sáng Thứ Tư hàng tuần.

    Ngân hàng Techcombank ở Hà Nội hôm 28-2-2008. Photo AFP
    Trong phần đầu cuộc thảo luận xoay quanh chủ đề "Chủ nghĩa xã hội lý tưởng hay ảo tửơng?" tuần trứơc, các bạn trẻ tham gia chương trình đã trao đổi những kiến thức và sự hiểu biết khác nhau về chủ nghĩa xã hội và các đặc điểm tiêu biểu của nó.

    Nhận xét của thế hệ trẻ về mô hình chủ nghĩa xã hội áp dụng tại Việt Nam như thế nào? Tính hiệu quả của nó ra sao? Đó cũng là nội dung chính của phần tranh luận tiếp theo giữa 3 sinh viên tại phía Nam là Tuấn Anh, Phượng, Hải, với ngừơi bạn trẻ tại miền Trung tên Minh, cùng Hưng Quốc, một du sinh đang học tập tại Pháp. Mời quý vị theo dõi trong chương trình hôm nay.

    Trà Mi : Với những đặc điểm của chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đã cùng nhau phân tích từ lần gặp gỡ tuần trước thì các bạn nghĩ rằng chủ nghĩa xã hội áp dụng ở Việt Nam là lý tưởng sẽ đạt được hay là ảo tưởng không bao giờ với tới? Xin mời Hải.

    Hải : Em nghĩ đó là một lý tưởng, chị. Thứ nhất là biết bao nhiêu con người đã đổ xương máu ra vì nó. Thứ hai nữa, em là người Việt Nam, em phải yêu nước Việt Nam, mà chủ nghĩa xã hội là lý tưởng của người Việt Nam thì đó cũng là lý tưởng của em. Qua cái cách làm việc, cái cách dẫn dắt của đảng và nhà nước ta, cái nước Việt Nam càng ngày càng phát triển đi lên như vậy đó, em mới rút ra rằng đó là một lý tưởng để mà đạt đến. Nhưng mà mặc dù rằng chưa đạt tới , nhưng mà sẽ đạt tới.

    Trà Mi : Bạn khác có ý kíên nào?

    Phượng : Em cũng thấy như bạn đó, dù là bây giờ còn rất nhiều khó khăn nhưng mà em nghĩ cuộc sống đi lên bây giờ đang ngày càng được cải thiện. Ngay cả bản thân em, em cũng thấy là cuộc sống cang ngày càng đầy đủ hơn, đựoc đi học, ít nhất là được đầy đủ hơn trước. Em cũng đồng ý với ý kiến của bạn Hải.

    Trà Mi : Với chủ nghĩa xã hội là mọi quyền lực thuộc về người dân, không thuộc về một nhóm hay thành phần nào trong xã hội cả, thì liệu Việt Nam có đạt được điều đó không? Cái thứ hai là mọi sở hữu tài sản thuộc về nhân dân để tiến lên một xã hội công bằng, cái lý tưởng mà các bạn đang mong mỏi đó thì liệu có cơ may mình sẽ đạt được việc đó hay không?

    Em nghĩ đó là một lý tưởng, chị. Thứ nhất là biết bao nhiêu con người đã đổ xương máu ra vì nó. Thứ hai nữa, em là người Việt Nam, em phải yêu nước Việt Nam, mà chủ nghĩa xã hội là lý tưởng của người Việt Nam thì đó cũng là lý tưởng của em. Qua cái cách làm việc, cái cách dẫn dắt của đảng và nhà nước ta, cái nước Việt Nam càng ngày càng phát triển đi lên như vậy đó, em mới rút ra rằng đó là một lý tưởng để mà đạt đến. Nhưng mà mặc dù rằng chưa đạt tới , nhưng mà sẽ đạt tới.

    Hải
    Phượng : Nếu mình có niềm tin thì em tin là mình sẽ làm được đó chị.

    Trà Mi : Nhưng mà có những cơ sở để tạo cái niềm tin đó vững chắc hay không? Xin mời anh Minh.

    Minh : Theo thiển ý của tôi thì không thể nào thủ tiêu chế độ tư hữu được. Tại vì thủ tiêu tư hữu thì xã hội không còn động lực nữa. Nếu mà nói cái xã hội chủ nghĩa là lý tưởng thì chuyện đó không thể nào đạt được.

    Chúng ta thử quay lại thời gian trước, tài sản của chung không ai khóc, cha chung không ai khóc hết. Của chung mà, đâu có ai giữ đâu! Cải tạo chủ nghĩa tư hữu phát triển một cách triệt để, việc phải làm là cải cách khu kinh tế nhà nước.

    Khi nào cải cách khu kinh tế nhà nước đạt đến một mức độ nào đó thì nó dẫn tới những vấn đề về chính trị, biến đổi chính trị, từng bước tiến tới dân chủ hơn. Thí dụ như là khu vực tư nhân càng phát triển mạnh thì họ sẽ đòi hỏi những quyền lợi hơn, thì dụ như quyền tham gia vào những quyết định chính trị. Lúc đó thì xã hội sẽ cởi mở hơn, người ta sẽ đạt tới xã hội lý tưởng hơn, chứ không phải là xã hội mà theo những người cộng sản.

    Trà Mi : Nhà nước Việt Nam cương quyết đi theo chủ nghĩa xã hội, nhưng mà với tình hình hiện tại, để uyển chuyển hơn thì họ bắt đầu chuyển qua kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì các bạn hiểu điều này như thế nào? Và cái hướng tới mà Việt Nam vẫn đi theo xã hội chủ nghĩa thì liệu sự kiên trì đó có hiệu quả hay không. Mời ý kiến của Quốc.

    Hưng Quốc : Theo ý kiến của em thì cái lý tưởng của chủ nghĩa xã hội là lý tưởng thực sự và hiện giờ lý tưởng đó đang thành hiện thực đối với cả rất là nhiều người dân trên thế giới; điển hình là các nước tư bản tiên tiến ở Bắc Âu, ở Pháp, ở Đức, thì họ đã đạt được cái lý tưởng đó. Nhưng mà cái lý tưởng của chủ nghĩa hội đó đã đạt được như thế nào thì đó là mọi người có sự công bằng, mọi người lao động đều có bảo hiểm về y tế, về xã hội, về trợ cấp, về an sinh rất là tốt.

    Mọi người đều công bằng, bình đẳng trước pháp luật, trong khi những người chủ tức là những người tư bản đó thì họ cũng phải chịu rất là nhiều những cái chế tài của xã hội chứ không thể nào họ bóc lột người làm thuê như trước đây nữa. Vậy có phải đây là cái xã hội Việt Nam hiện giờ đang hướng tới hay không?

    Như ý kiến bạn Hải nói rằng cái lý tưởng của chúng ta hiện giờ là lý tưởng mác xít thì nếu mà chúng ta tiếp tục đi theo con đường hiện nay thì đó mãi mãi chỉ là ảo tưởng mà thôi. Bởi vì như các anh đã chứng minh rằng cái tư hữu là không thể xoá bỏ, vì vậy nếu muốn xây dựng thành công cái chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thì chúng ta cần phải đi theo cái mô hình gọi là xã hội dân chủ.

    Xã hội dân chủ nghĩa là ở đó mọi người chấp nhận cái quyền của nhà nước, nhưng mà các người dân lao động, giai cấp công nhân, giai cấp nông dân có những cái quyền cơ bản của mình, trong đó ít nhất là quyền lương tối thiểu, các chế độ bảo hiểm, chế độ an sinh, thì đấy là mô hình xã hội lý tưỏng mà hiện giờ đã đạt được ở các nước trên thế giới mà chúng ta có thể nhìn ra được cái đó là cái mô hình, chứ còn hiện giờ nếu chúng ta tiếp tục dò dẫm đi theo cái mô hình như hiện nay, theo cái chủ nghĩa mác xít đưa ra cái khẩu hiệu là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tức là chúng ta đi theo về cái hướng tư hữu hoá thì cái đó ngày càng rời xa cái lý tưởng ban đầu. Và nếu chúng ta cứ nói như thế thì đó chỉ là ảo tưởng mà thôi.

    Trà Mi : Các bạn khác có ý kiến nào phản biện lại không?

    Minh : Tôi có đọc tài liệu nói như thế này: xã hội chủ nghĩa hiện nay nó không còn là xã hội chủ nghĩa mà nó chỉ là chủ nghĩa tư bản. Và các nước tư bản chủ nghĩa hiện nay không còn là tư bản chủ nghĩa nữa mà nó chính là xã hội chủ nghĩa. Mình phải hiểu như thế nào? Là những nước tu bản hiện nay họ đạt tớí xã hội hoàn hảo mà chính người cộng sản hằng mơ ước.

    Trong khi những nước xã hội chủ nghĩa hiện nay do đi theo những chính sách sai lầm nên hậu quả là họ chưa thể nào đạt tới. Chính vì họ nhận ra sai lầm đó nên họ phải thay đổi mô hình đó để làm sao đạt tới trình độ phát triển của các nước tư bản hiện nay.

    Trà Mi : Vâng. Ý kiến của anh Quốc và anh Minh đưa ra là chủ nghĩa xã hội dân chủ là một sự thành công mà tất cả các nước tiên tiến bây giờ trên thế giới đang đạt đến. Nếu như Việt nam đi theo cái mô hình đó thì nó sẽ là lý tưởng. Còn nếu như Việt nam đi theo cái mô hình chủ nghĩa xã hội - tiền đề của mác xít đó, thì sẽ là ảo tưởng. Xin mời ý kiến của Hải. Hải có ý kiến phản biện không?

    Hải : Cái chủ nghĩa xã hội mác xít gì đó thì em cũng không được biết, nhưng mà theo em cảm thấy rằng cái chủ nghĩa xã hội bây giờ là chủ nghĩa xã hội vươn lên là đi lên, thì cứ con đường nào tốt đẹp thì chúng ta sẽ đi lên thôi.

    Còn về mác xít sai lầm thì đảng và nhà nước ta luôn kịp thời sửa sai, mặc dù đó là sai lầm nhưng luôn luôn sửa sai. Cho nên cái chủ nghĩa xã hội không phải là ảo tưởng mà nó là một lý tưởng đó chứ, đang phấn đấu vươn lên, vươn lên một con đường tốt, một con đường công bằng, dân chủ.

    Trà Mi : Thế thì thực tại trong xã hội Việt Nam hiện nay thì các bạn có cảm thấy là mình đang hưởng thụ sự công bằng cho tất cả mọi người dân, từ tầng lớp cao cho tới tầng lớp thấp trong xã hội đều được sự công bằng dân chủ hay chưa?

    Tuấn Anh : Theo ý tui thì cái đó còn hạn chế nhiều mặt chứ còn như ví dụ những quyền cơ bản là quyền bầu cử, quyền lập hội, tự do báo chí thì người dân chưa có quyền đó, phải theo cái khuôn khổ do nhà nước ấn định.

    Tôi có đọc tài liệu nói như thế này: xã hội chủ nghĩa hiện nay nó không còn là xã hội chủ nghĩa mà nó chỉ là chủ nghĩa tư bản. Và các nước tư bản chủ nghĩa hiện nay không còn là tư bản chủ nghĩa nữa mà nó chính là xã hội chủ nghĩa. Mình phải hiểu như thế nào? Là những nước tu bản hiện nay họ đạt tớí xã hội hoàn hảo mà chính người cộng sản hằng mơ ước.

    Minh
    Hải : Bạn nói như vậy cũng đúng thôi, nhưng mà xã hội nào cũng đâu có hoàn thiện đâu, có nhiều mặt này nhiều mặt kia, nhưng mà em thấy bây giờ cũng rất là công bằng rồi. Có làm mới được hưởng, không làm thì làm sai mà được hưởng. Người ta tham ô, ngưòi ta không làm, người ta ăn trên đầu trên cổ người khác, vẫn có đó chứ, nhưng mà đó chẳng qua chỉ là một số người nào đó thôi, chứ thật ra thì đảng và nhà nước ta luôn tiến tới con đường là công bằng, không có tham ô, hối lộ.

    Trà Mi : Ý kiến của Hải tiến tới có nghĩa là hiện bây giờ mình cũng chưa đạt được, phải không?

    Hải : Dạ đúng rồi đó chị. Đúng là chưa đạt được nhưng mà sẽ đạt được, mình đang dần dần thay đổi bộ máy đó, dần dần sự công bằng sẽ rõ nét hơn, mặc dù rằng có một số mặt đang là hạn chế như anh ta mới nói đó.

    Trà Mi : Vâng. Hải nhìn nhận là đang có một số mặt hạn chế và nếu như mình thay đổi thì mình sẽ dần vươn lên và sẽ đạt đựoc, thì theo Hải cần phải có những điều kiện như thế nào để giúp cho sự thay đổi này nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn?

    Hải : Em thì lại không biết phải thay đổi ở chỗ nào để vươn lên. Cái đó là do bộ máy nhà nước ta, còn em thì chưa đủ trình độ.

    Hưng Quốc : Thế mình hỏi bạn một câu. Bạn nói cuộc sống ngày càng được cải thiện, vậy thì ở Việt Nam hiện giờ đang có một chế độ trợ cấp cho người thất nghiệp hay không, hoặc là cho người già, đau yếu? Đấy là những cái đã có ở những nước tư bản theo chủ nghĩa xẫ hội dân chủ, thì hiện giờ Việt Nam đã có chưa? Và nếu mà chưa có thì cần phải có những điều kiện gì để làm được cái điều đó?

    Phượng : Bây giờ ở Việt Nam có rất nhiều chương tình như là "Ngôi nhà mơ ước", tặng quà, tặng tiền cho những người nghèo khó, thì rất là nhiều hành động nhân ái. Tuy rằng không phải nhà nước đứng ra làm nhưng mà cũng có ự bảo trợ của nhà nước ở trong đó, thì mình nghĩ những cái điều bạn nói cũng chưa có nhiều, nhưng mà đã xuất hiện và dĩ nhiên là một ngày nào đó sẽ đạt được.

    Hưng Quốc : Như vậy là bạn đang lầm lẫn hoạt động từ thiện và cái mục tiêu của cả một xã hội. Một xã hội đặt ra, đấy không phải là một hoạn động từ thiện mà đấy là mục tiêu, là cái điều mà xã hội phải làm. Không phải nhân dân xin ai điều đó cả mà nhân dân được quyền hưởng cái quyền cơ bản đó. Nghĩa là một người thất nghiệp không phải là bị nhà nước bỏ rơi, mà người thất nghiệp cần phải có mức sống tối thiểu, ít nhất là họ có thể duy trì cuộc sống của họ.

    Hải : Đã có rồi đó anh. Nhà nước đã bắt đầu đưa chương trình những người thất nghiệp đã có tiền lương thất nghiệp rồi đó anh. Còn những chương trình giúp đỡ người nghèo thì cái đó không phải là từ thiện đâu anh mà là nhà nước tài trợ cho những chương trình, thí dụ như

    Phượng : Như Phượng vừa mới nói, không ai khác, chính nhà nước tạo điều kiện cho người ta có thể giúp đỡ người khác. Mình nghĩ bây giờ tuy nhà nước chưa có một cái - Đấy là người dân có quyền được hưởng, nhưng mà (nhà nước) đã tạo điều kiện cho người dân. Mình tin một ngày nào đó thì cái điều này sẽ đạt được.


    AFP PHOTO
    Còn bây giờ đang dân dần tìm đến. Không phải là từ thiện là xin cho n hư bạn vừa nói mà mình nghĩ cái điều đó là quan tâm của nhà nước. Có thể là nhà nước không có đủ. Bây giờ kinh tế nhà nước chưa có được vững mạnh như ở các nước dân chủ khác, tại vì người ta đã trải qua thời kỳ tư sản nên nhà nước người ta lớn mạnh rồi.

    Còn nền kinh tế Việt Nam rất là thường mà Việt Nam làm được đến như thế thì thực sự là một điều đáng khâm phục. Ngay cả các nước khác cũng thế, tức là các nước tư sản khác vẫn còn rất là nhiều các tình trạng khác nhau, đâu phải là người thất nghiệp có thể được trợ cấp thật, nhưng mà bạn có chắc là tất cả những mảnh đời ở các nước khác người ta đều được hay không? Theo mình nghĩ thì Việt Nam rất là tốt đẹp.

    Trà Mi : ý kiến phản biện của Quốc.

    Hưng Quốc : Mình đã nói rằng ngay cả những nước đã đạt đựợc lý tưởng xã hội dân chủ cũng không phải là không có vấn đề. Nhưng ở đây mọi người cần phải hiểu rằng khi lòng chúng ta hướng đến chủ nghĩa xã hội tức là nhà nước phải đảm bảop những quyền lợi cơ bản của nhân dân chứ không phải là nhà nước ban cho nhân dân cái quyền đó, và đó là điều kiện nhà nước cần phải làm. Và phải làm bằng cách nào thực thi sự công bằng.

    Tại sao hiện giờ xã hội số phần trăm người dân Việt Nam đang sống dưới mức một dôla một ngày là rất nhiều, trong khi tại sao lại có người giàu lên một cách bất thường, họ mua những cái xe hàng triệu đôla. Vậy, muốn thực thi sự công bằng thì chúng ta cần phải có một cơ chế, cơ chế ở đây là cơ chế về thuế, cơ chế về sự đảm bảo. Đấy, tất cả đều phải cần thiết chế luật.

    Họ cần phải có luật. Thí dụ người ở hoàn cảnh nào, hoàn cảnh nào thì chúng ta cần phải giúp đỡ, chứ không phải nói một cách đơn giản là nhà nước tài tợ cho người này, tài trợ cho người kia. Cái đó tất cả mọi người đều phải đựoc huởng.

    Nếu chúng ta còn nghèo, dất nước chúng ta chưa phát triển như các nứơc khác, chưa giàu như các nước khác, nhưng chúng ta phải làm hết sức trong khả năng của chúng ta, như thế chúng ta mới gọi là xây dựng chủ nghĩa xã hội chứ không thể như hiện giờ các bạn có biết cái tình trạng các cô dâu quá bần cùng thành ra họ phải đi lấy chồng ở Đài Loan hay là họ đi lấy chồng Hàn Quốc, đó thực sự là nỗi sỉ nhục đối với cả người Việt Nam.

    Tại sao người Việt Nam phải chịu đựng những cái điều đó? Nếu mà có một thiết chế xã hội công bằng, nhân đạo hơn, tạo điều kiện cho những người đó thì xã hội hoàn toàn có thể cải thiện được đời sống của nhân dân. Đó là cái mục tiêu, cái lý tưởng mà một chủ nghĩa xã hội cần phải đạt tới.

    Trà Mi : Ý kiến của Tuấn Anh và của anh Minh thì như thế nào? Các anh ủng hộ ý kiến của Quốc hay các anh ủng hộ ý kiến của Hải và Phượng? Các bạn trong nước Hải và Phượng cảm thấy là sự công bằng của chủ nghĩa xã hội như vậy là quá đủ và nàh nước đang có làm mặc dù là chưa có mấy thành quả. Còn ý kiến của Quốc là vẫn còn kém xa so với mục tiêu phát triển của những nước khác. Vậy ý kiến của Minh và Tuấn Anh thì sao? Mời anh Minh .

    Minh : Tôi đồng ý với ý kiến của anh Quốc. Đúng là xã hội Phương Tây họ phát triển đó là do trải qua kinh tế tư bản, phúc lợi xã hội ngày càng đạt tới sự hoàn hảo, gần như hoàn hảo, hoàn hảo là nó có được tự do. Nhà nước can thiệp dần dựa trên những biến động xã hội, ví dụ như công nhân đình công vì lương thấp thì nhà nước buộc phải thay đổi thế nào.

    Cái mô hình xã hội đó luật pháp ngày một hoàn thiện thêm để làm sao đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội, từ đó những vấn đề của xã hội nó đạt tới trình độ ổn định, chứ nó không đơn giản như sự làm từ thiện như bên Việt Nam mình hiện giờ. Bây giờ nó chỉ đơn giản là nhà nước tạm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn thôi chứ nó không phải là mô hình. Còn các nước Phương Tây hiện giờ mô hình xã hội hoàn hảo của họ đã đạt tới. Cái khác nhau nằm ở chố đó.

    Trà Mi : Cuộc trao đổi giữa các bạn trẻ của chúng ta còn nhiều phần tranh luận sôi nổi khác nữa. Mời quý vị và các bạn đón theo dõi trên Diễn đàn vào mỗi buổi sáng Thứ Tư. Chúng tôi cũng mong nhận được ý kiến đóng góp của quý vị thính giả tham gia cùng các bạn trẻ về đề tài này.

    Quý vị và các bạn muốn tham gia, hoặc góp tiếng, với "Diễn Đàn Bạn Trẻ", xin email về vietweb@rfa.org hoặc để lại lời nhắn cho chúng tôi qua hộp thư thoại (202) 530 -7775, kèm theo số phone, chúng tôi sẽ liên lạc lại. Từ Việt Nam và các nước khác gọi vào Mỹ, xin bấm số 001 trứơc dãy số (202) 530-7775.

    Đến đây, Diễn đàn xin kính chào tạm biệt quý thính giả và hẹn tái ngộ vào sáng Thứ Tư tuần sau. Trà Mi kính chào.

    Tiếng Việt

  3. #3
    Nhím Lang Thang VietLang's Avatar
    Join Date
    Jan 2005
    Location
    Động Nhím Nương
    Posts
    19,100

    Default Re: Chủ Nghĩa Xã Hội – Lý Tưởng Hay Ảo Tưởng?

    Theo VL thì nó hoang tưởng và giả tưởng hơn. Có điều chủ thuyết Dân Chủ và Cộng Hòa cũng không khá hơn bao nhiêu. Lý do là con người ta thánh thiện rất ít mà đồi bại thì nhiều. Quyền lực, tiền tài và danh vọng càng cao bao nhiêu thì sự thối nát càng nặng bấy nhiêu. Do đó độc tài, độc đảng chẳng mấy khi tốt. Thể chế Cộng Hòa (Republic) và Dân Chủ (Democracy) là để giảm thiểu cái thối nát và để quân bình quyền lực. Nhưng cũng vì thế mà xảy ra nạn hai bên kèn cựa, bôi nhọ và đá giò lái lẫn nhau (như ở Mỹ).


    "Dân Chủ là một thể chế rất tồi bại, nhưng nó là thể chế tốt nhất mà con người ta có được." Winston Churchill.
    Chú ý: Đọc kỹ Nội Quy trước khi đặt câu hỏi. Xin đừng Spam, nếu spam account sẽ lập tức bị khóa. Cách cám ơn tốt nhất là giúp người khác những gì mình được giúp.


    Tên: Ngô Nhân Kiệt
    Tự là Đằng Giang
    Bút hiệu Việt Lang
    Pháp danh Trúc Vượng


    Những bạn nào muốn liên lạc với Admin Việt Lang có thể liên lạc trực tiếp qua Facebook Việt Lang để trao đổi

  4. #4
    Senior Member
    Join Date
    Jan 2008
    Posts
    654

    Default Re: Chủ Nghĩa Xã Hội – Lý Tưởng Hay Ảo Tưởng?

    Dzạ đúng Lang quân, dẫu sao phải có nhiều đảng có canh tranh, tự khắc cạnh tranh tốt ng dân dễ dàng chọn được đảng nào phục vụ tốt hơn cho xã hôi , thx op

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts