Results 1 to 9 of 9

Thread: Tình Thương và Lòng Ăn Chay

  1. #1
    Senior Member
    Join Date
    Jan 2008
    Posts
    216

    Default Tình Thương và Lòng Ăn Chay



    http://www.youtube.com/watch?v=FJqO4HbolQk



    Khi còn trẻ, tôi sống gần một lò sát sanh. Mỗi ngày vào lúc sáng sớm, tôi nghe tiếng kêu la của những con heo khi bị hành hạ và bị đâm chết bằng ngọn giáo. Nghe tiếng kêu khóc thảm thiết của chúng, tôi không thể nào chịu nổi. Mặc dầu đã bịt tai, nhưng cảnh tượng giết chóc tàn nhẫn vẫn hiện ra trong đầu.

    Dĩ nhiên, đối với tôi, từ kinh nghiệm này, ăn thịt heo là một điều ghê khiếp. Mặc dầu nhiều người đời thích thịt heo bởi họ cảm thấy nó thơm ngon sau khi đã được xào nấu, nêm, ướp, họ không biết được cảm giác sợ hãi mà những con heo phải chịu khi thịt gan bị mổ xẻ một cách tàn nhẫn. Tôi hy vọng rằng mình có thể luôn luôn tự cảnh giác và suốt đời sẽ không bao giờ ăn thịt!

    Có lần tôi nghe một người đồ tể nói rằng loài trâu biết khi nào nó sắp bị giết. Những giọt nước mắt lặng lẽ rơi ngay lập tức. Trông chúng thật tội nghiệp! Và điều gì xảy ra khi chim bồ câu bị giết thịt? Người giết dùng hai tay siết cổ bồ câu cho đến khi nó ngột thở chết dưới nước. Loài vật chết trong sợ hãi, thù hận, và đau đớn. Thật ra, súc vật cũng như chúng ta, cũng sợ chết. Nếu hiểu được rằng tất cả chúng sinh trên thế giới bẩm sinh đều muốn sống, nếu thấy được mọi sự như chúng thấy, chúng ta sẽ không muốn làm hại chúng.

    Khi nhận thấy được sự tàn bạo của loài người đối với súc vật, tôi đã ngừng ăn thịt và bây giờ đã trường chay. Tôi cố phát triển tình thương trong tim và thăng hoa chính mình về phương diện tâm linh. Hiện nay chúng ta dễ tìm tiệm chay hơn lúc xưa. Nếu muốn ăn tiệm, bạn có thể dễ dàng tìm thấy một nhà hàng chay tại nhiều nơi. Hơn nữa thức ăn cũng thơm ngon, nhiều chất bổ dưỡng, và tốt cho sức khỏe.

    Từ lúc ăn chay trường, tôi ngày càng trở nên nhẫn nại và tha thứ hơn, không còn thù hận hay có ý muốn trả thù trong lòng. Có lẽ đó là do thức ăn đã ảnh hưởng lớn đến cách suy nghĩ của tôi. Tôi cũng phải cảm ơn sự gia trì của Sư Phụ.

    Ðứa con gái tò mò của tôi hỏi rằng: "Tại sao có những Phật tử ăn chay? Tại sao có người ăn trứng mà mẹ không ăn? Có gì khác biệt không? Mẹ thuộc về tông phái nào?" Tôi trả lời tôi không ăn thịt là vì lòng yêu thương đối với chúng sinh và vì trứng cũng có sự sống, nên tôi không ăn.

    Tôi hy vọng một ngày nào đó tất cả mọi người đều sẽ bỏ thịt và trứng để trở thành trường chay. Chúng ta hãy phát triển tình thương và lòng bác ái để đối xử với tất cả chúng sinh.



    http://www.SupremeMasterTV.com
    Last edited by xuanthu; 04-13-2008 at 09:01 AM.

  2. #2
    Senior Member
    Join Date
    Jan 2008
    Posts
    216

    Default Re: Tình Thương và Lòng Ăn Chay



    http://www.youtube.com/watch?v=FJqO4HbolQk


    Phẩm chất của tình thương vô điều kiện

    Thanh Hải Vô Thượng Sư khai thị, Áo Quốc, ngày 27 tháng 5, 2007 (nguyên văn tiếng Anh)

    Tình thương vô điều kiện là một lực lượng rất thăng hoa, quý vị phải cố gắng để được như vậy, nhưng tôi không thể dạy quý vị điều đó, tôi không thể. Quý vị phải tự làm lấy. Tôi không thể ép quý vị có tình thương vô điều kiện. Rồi quý vị sẽ nói: "Ðược rồi, ta cho món này với tình thương vô điều kiện", nhưng không phải vậy. Nó phải chân thật từ trong tâm. Mỗi lần sau khi làm điều gì vô điều kiện, thật sự vô điều kiện, mà không nghĩ đến báo đáp, chỉ vì lợi ích của người nhận, quý vị sẽ tức khắc được một số khám phá hoặc thể nghiệm tốt hoặc một số ý kiến khai ngộ hoặc có điều gì hé ra cho mình mà trước giờ chưa từng hé lộ. Hoặc sự gia trì, niềm phúc lạc hay hạnh phúc từ sự bảo hộ của thiên đàng, hoặc ân sủng thiêng liêng ? quý vị sẽ cảm nhận được.

    Tôi không thể dạy quý vị điều này. Tôi chỉ có thể nói quý vị nên như vậy, nhưng không thể dạy quý vị. Tùy vào nghiệp chướng, tùy vào quyết tâm của quý vị muốn hành thiện; tùy vào quyết tâm quý vị muốn có lại sự gia trì mình đã mất. Nếu quý vị thật sự quyết tâm thì tâm quý vị cũng sẽ tự động thay đổi và rồi quý vị sẽ trở thành vô điều kiện vào một điểm nào đó. Hoặc quý vị sẽ trở thành vô điều kiện từ điểm đó và rồi đời quý vị sẽ thay đổi. Tất cả những lời giảng này là về tình thương vô điều kiện, nhưng tôi không thể giúp quý vị làm điều đó. Tôi thậm chí không thể cho quý vị tình thương vô điều kiện của quý vị, bởi vì nó là của quý vị. Quý vị dùng đến hay không là tùy quý vị.

    Tình thương vô điều kiện là khi quý vị làm mà không nghĩ là mình vô điều kiện. Quý vị chỉ tự động làm và thiên đàng sẽ phán xét quý vị. Hãy cố gắng vô ngã vào bất cứ lúc nào, huấn luyện bản thân, để rồi một ngày nó sẽ thành thật; nó sẽ trở thành tự động. Cứ huấn luyện bản thân trong bất cứ hành động vô ngã nào có thể làm. Sẵn lòng tử tế như tôi đã dạy quý vị. Tôi làm điều này không phải vì muốn ân điển thiên đàng, vì Thượng Ðế. Tôi chỉ làm vì nó mang niềm hân hoan đến người khác, và tôi cảm nhận được những gì họ cảm nhận, vì tôi có thể nhận diện mình với người đó.

    Không phải như tôi là người có khả năng siêu linh hoặc như tôi có thiên nhãn nên thấy được, tôi không phải đang nói đến loại kiến thức đó. Tôi chỉ là biết tất cả, như người thâu ngân cảm thấy thế nào cả ngày dài trong siêu thị chuyển động cánh tay nhấc lên những món vật nặng, như là một kiện nước suối lớn, hoặc một bình sữa lớn hay gì đó. Cô ta phải cầm lên, quét qua máy và để sang phía bên kia, và đôi khi phải nhấc lên để vào túi ny-lông cho người nào đó. Hoặc nâng vật gì lên để quét qua máy và tất cả những điều đó, cô ta làm suốt ngày. Tôi biết điều đó. Tôi biết cô ta sẽ cảm thấy đau đớn, nhưng không phải ai cũng biết điều này, mặc dù nó rõ ràng như bàn tay quý vị ở đây. Quý vị không biết điều đó nhưng tôi biết. Ðó là tại sao tôi nói tôi biết tất cả mọi điều. Và tôi biết người tài xế tắc xi cảm thấy thế nào trong cuộc sống tẻ nhạt hằng ngày để nuôi hai con và cho chúng vào đại học, và cả người mẹ ở nhà, giúp một số thân nhân ở Kosovo, hoặc Phi châu, hoặc bất cứ nơi xuất xứ nào của anh ta. Và nhiều tài xế tắc xi tôi gặp, họ là người ngoại quốc đến Âu châu. Tôi biết được cảm giác của họ. Tôi tự nhiên biết, và có sự cảm thông với tất cả những người này. Ðó là tại sao tôi nói với quý vị tôi biết tất cả. Tôi thương họ là từ đó.

    Ðơn thuần làm vì lợi ích của chúng sanh khác

    Bất cứ những gì tôi cho họ đều thuần túy là tình thương, chỉ để làm cuộc sống họ tốt hơn, ít nhất là cho ngày hôm đó. Tôi chuyện trò với họ, hỏi han về cảm giác của họ trên mảnh đất này, và họ sẽ kể cho tôi nghe mọi điều: "Ồ, rất là khó khăn, ngôn ngữ, lúc mới đến rất khó khăn, bây giờ vẫn cảm thấy như người xa lạ ở đây. Người ta không nghĩ mình là người Pháp, không nghĩ mình là người Anh." Anh ta kể tôi nghe tất cả những cảm xúc, những khó khăn gia đình những cảm giác thâm sâu bên trong, mọi điều. Và tôi chắc chắn rằng anh ta sau đó có cảm giác dễ chịu hơn. Cảm thấy như trút xuống gánh nặng. Không phải tôi chỉ cho anh ta tiền hoa hồng; tôi cho anh ta tình thương, đôi tai thông cảm, chia sẻ niềm cảm thông với anh. Bởi vì tôi biết anh ta ra sao, cảm giác thế nào. Tôi tự nhiên biết. Tôi không muốn khoe khoang với quý vị, nói rằng đó là một loại tình thương vô điều kiện. Nhưng đó là tình thương vô điều kiện. Tôi làm chỉ vì họ, không phải cho tôi. Ðôi khi tôi thà ngồi đó yên lặng tọa thiền, cũng tốt cho anh ta. Nhưng đối với anh ta, sự giúp đỡ thực tế là chỉ nói chuyện với anh ta, và cho anh tiền hoa hồng hậu hỷ nữa. Hoặc tôi cứ để anh ta nói và tôi cứ thiền. Nhưng tôi lắng nghe, hiểu không? Anh ta biết tôi đang lắng nghe, và điều đó giúp đỡ anh.

    Ðây chỉ là một thí dụ. Cho nên bất cứ điều gì quý vị làm cho người khác, hoàn toàn là vì muốn họ cảm thấy nhẹ nhàng, vì hạnh phúc của chính họ ? đó là tình thương vô điều kiện. Thậm chí không suy tính sẽ có phần thưởng từ thiên đàng hoặc có được ân điển bởi tình thương vô điều kiện ? đó là tình thương vô điều kiện. Nhưng quý vị phải làm. Quý vị phải huấn luyện lại chính mình. Quý vị có nó ở bên trong. Quý vị là Thượng Ðế. Quý vị thánh thiện. Quý vị từ Thượng Ðế, quý vị có ít nhất một số phẩm chất từ Thượng Ðế. Quý vị là tình thương đó. Chỉ cần huấn luyện lại mình thôi. Ðược không? Huấn luyện lại mình vào bước chân thiêng liêng này. Ði về hướng đó, và rồi từ từ quý vị sẽ nhớ: "À, nó là như vậy". Quý vị sẽ làm một cách tự động, và quý vị không khỏi có cảm giác yêu thương đối với muôn loài, mọi sinh vật quý vị gặp.

    Loài vật vô tư như trẻ thơ và có phẩm cách của một sinh vật từ Thượng Ðế

    Tôi thương tất cả những con thú chung quanh mà tôi thấy ? con sóc, con vịt ; ồ, chúng thật xinh đẹp trong mắt tôi, thật là dễ thương, dễ thương. Và chúng đến gõ cửa nhà tôi mỗi ngày tìm thức ăn, nhưng chúng gõ với sự vô tư của một trẻ thơ và phẩm hạnh của một tạo vật của Thượng Ðế. Chúng không giống như ăn xin. Chúng bước đi với đầu ngẩng cao đến cửa của tôi, mong chờ tình thương, biết rằng chúng sẽ được tình thương. Cho nên chúng rất tự tin, với một thái độ rất an tâm. Chúng không đến xin thức ăn, không, không, không. Chúng biết rất rõ tôi cảm thấy thế nào về chúng, và điều gì chúng nhận được từ tôi. Và chúng rất tự tin rằng bất cứ những gì chúng nhận được là tình thương thuần khiết, sự tôn trọng thuần khiết, và không gì khác. Tôi cũng thật sự tôn trọng chúng nữa. Thế nên chúng vào ? Ồ, thật quý phái! Như vương giả vậy. Ðôi khi tôi đùa, thay vì nói Công tước gì đó, tôi gọi là Công tước Vịt Reedlington, chẳng hạn như vậy, cả tấn loài lông vũ kế bên bờ hồ của tôi. Cho nên tôi gọi chàng là Công tước Vịt Reedlington, và vịt mái, Nữ công tước Vịt, thay vì Nữ công tước. Công tước Vịt và Nữ công tước Vịt Reedlington ? Tôi đặt cho chúng những tên hoàng gia. Tôi chỉ có toàn hoàng gia quanh tôi, không gì khác. Tôi có cả một quốc toàn hoàng tộc, một lữ đoàn thật đẹp của Ngài này, Nữ công tước kia, Công chúa này và Hoàng tử nọ, bởi vì đó là cung cách của chúng.

    Chúng đến với tôi không như người ăn xin, thậm chí cũng không như trẻ nhỏ chờ mẹ, mà như một sinh vật của Thượng Ðế, với sự vô tư đơn thuần của trẻ thơ, chúng chẳng nghi ngờ gì là tôi thương chúng, và sẽ cho chúng thức ăn. Trong tâm chúng không chút nghi ngờ. Và chúng không khiêm nhường, không có cảm giác thấp hèn khi nhận những gì tôi cho. Chúng cảm thấy việc này là bình thường. Chúng thích trao đổi qua phương tiện vật chất như bánh mì, hoặc ngũ cốc hay trái cây, rau cải. Chúng thích cải xà-lách. Một số thiên nga ăn cải xà-lách hoặc có khi chúng tôi trồng cỏ linh lăng, cải xà-lách, hoặc đậu phụng, rồi tôi cho chúng ăn. Tôi tìm người nghiên cứu xem chúng thích gì rồi tôi cho chúng những món đó. Nhưng chúng không đến như ăn xin hoặc cảm thấy hổ thẹn. Rất có phẩm cách từ đầu đến cuối, thật đẹp.

    Cho nên nếu quý vị cho ra điều gì với tình thương vô điều kiện, người hoặc chúng sinh tiếp nhận không cảm thấy hổ thẹn, không thấy thấp hèn, không cảm thấy như đi xin hay đi nhận. Họ không cảm thấy như vậy, chỉ cảm thấy có tình thương ? tình thương trải rộng và tình thương trao đổi, hoặc tình thương luân chuyển, hoặc tình thương qua lại. Họ không cảm thấy như họ cần bánh mì này, cần tiền hoa hồng này, không như vậy. Họ chỉ thấy sung sướng. Và họ cảm thấy có phẩm cách vì tôi không trao ra với thái độ một người cho, hiểu không, ngay cả đối với tài xế tắc xi hoặc bất kỳ ai. Tôi cho với lòng kính trọng. Và tôi thật sự kính trọng. Cho nên thú vật cảm nhận được sự tôn trọng, và người nào tôi cho sô-cô-la hoặc tiền hoa hồng, họ cảm thấy được tôn trọng. Bởi vì trước đó tôi phải chắc rằng, ngay cả nếu loài người cũng không cảm nhận nhiều, tôi phải chắc họ biết rằng việc làm của họ tốt, họ đang làm rất giỏi. Tôi cám ơn họ rất nhiều cho việc giữ phi trường sạch sẽ, cho một chuyến đi rất thoải mái, cho chiếc tắc xi rất sạch sẽ, cho sự kiên nhẫn, cho việc lái xe mỗi ngày như vậy, và cho việc làm một người cha tốt kiếm tiền để chăm sóc gia đình. Và tôi cho anh ta biết rằng anh ta xứng đáng với những gì tôi cho, và anh ta chỉ nhận điều anh ta xứng đáng. Nhưng tôi thật sự tôn trọng việc làm của anh ta. Không có tài xế tắc xi, cho dù có cả triệu Mỹ kim, tôi có thể đi bộ hàng trăm dặm không? Không có gì giúp được quý vị nếu không có tài xế tắc xi ở đó. Cho nên tôi phải chắc chắn là họ hiểu được tất cả điều đó trước ? bằng cách trò chuyện, không phải giảng giải, hay dạy dỗ mà là trò chuyện với nhau. Rồi họ cảm thấy rằng tôi tôn trọng họ. Hoặc đối với thú vật cũng vậy; chúng biết rằng tôi tôn trọng chúng và yêu thương chúng rất nhiều. Cho nên chúng đến với phẩm cách tự nhiên, và chờ ở đó. Hoặc gõ cửa, hoặc đến bên cửa và nói với con chó. Chúng cảm thấy rất tự nhiên.

    Cho nên, tình thương vô điều kiện sẽ khiến người ta cảm thấy có phẩm cách, xứng đáng và được thương yêu. Và đó là điều chúng ta nên cống hiến cho người ta, không phải chỉ tiền bạc hoặc lời nói tử tế. Có một hiệu quả như vậy, nếu quý vị trao đổi với tình thương và sự tôn trọng thật sự. (Mọi người vỗ tay) Tôi không thể dạy quý vị, quý vị phải tự làm lấy. Và có lẽ quý vị đang làm, cho nên rất tốt. Ðó là điều nhiều người quý vị làm, tôi nghĩ. Như vậy tốt. Hãy tiếp tục làm. Dù lúc đầu quý vị làm với dụng ý, cứ tiếp tục làm. Ít nhất là người kia được lợi ích! Và về sau, nó trở thành tự động, quý vị cũng không nghĩ đến nữa. Mọi việc đều cần tập luyện, giống như chạy xe đạp. Ban đầu quý vị khổ sở, trầy chân, bầm khuỷu tay, hay cứ té lên té xuống. Nhưng về sau quý vị chạy một cách tự động. Quý vị thậm chí còn đứng cả trên yên và làm vài trò xiếc! Nếu quý vị tiếp tục thực hành, quý vị sẽ trở thành xuất sắc. Quý vị đã có sẵn tình thương trong tâm. Cứ dùng lại nó. Huấn luyện lại bản thân. Học lại cách dùng tình thương này. Ban rải và cho ra. Cho càng nhiều quý vị càng có nhiều. Chỉ như vậy. Và quý vị không thể ngưng; về sau quý vị không thể ngưng thương yêu những gì quý vị thấy. Quý vị bây giờ đã đang làm, đã bắt đầu thương người nhiều hơn, thương bông hoa, thương tất cả động vật, hơn trước đây, bởi vì quý vị thấy chúng với ánh mắt khác, ánh mắt khai ngộ, ánh mắt trìu mến của thánh nhân. Và ở mức độ nào đó, quý vị đã là thánh nhân rồi, trình độ khác của quả vị thánh. Cho nên cứ tiếp tục. Làm nhiều hơn. Bất cứ cơ hội nào để bày tỏ tình thương, cứ làm. Và rồi quý vị sẽ có nó, và rồi tình thương sẽ bao gồm tất cả trở lại, và quý vị sẽ khôi phục lại tình thương vô điều kiện của mình, toàn bộ trở lại, 100%. Và đó là cách để làm. Ðó là cách được nhiều ân điển hơn. Bởi vì không phải quý vị làm để được ân điển, mà đó chỉ là kết quả tự nhiên.


    http://www.SupremeMasterTV.com

  3. #3
    Senior Member
    Join Date
    Jan 2008
    Posts
    216

    Default Re: Tình Thương và Lòng Ăn Chay



    http://www.youtube.com/watch?v=FJqO4HbolQk



    Thanh Hải Vô Thượng Sư khai thị, Tây Hồ, Formosa,
    Ngày 3 tháng 11, 1995 (Nguyên văn tiếng Anh) Băng thâu hình số 511

    Có một câu chuyện về một người kia ở nước Chu. Ông tên là Tiến. Một hôm ông tổ chức một phiên chợ lớn để cúng dường các vị địa thần. Hàng ngàn người đến tham gia hội chợ, và họ cũng nấu nướng, ăn uống vui chơi này kia kia nọ rất là nhiều.

    Rồi một vị khách đến cho ông Tiến một loại cá và loại chim rất hiếm, và một tổ yến hiếm có. Ở Trung Quốc, cái đó rất đắt và được xem như rất là bổ dưỡng. Loài yến phải nhổ bọt của chúng để làm tổ. Khi người ta đến cướp tổ, nó phải tiếp tục làm tổ khác. Nhưng tới lúc đó thì nó không còn nước bọt và cơ thể không đủ dinh dưỡng để tiết ra nước bọt nữa. Cho nên nó tiếp tục tiết nước bọt ra cho đến khi chảy máu. Nước bọt trên tổ khi đó sẽ trở thành màu đỏ máu. Nhưng tổ đỏ còn đắt tiền hơn là tổ trắng. Và đó là cách người ta ăn yến.

    Cho nên hãy cẩn thận: không phải tất cả thức ăn chay đều là thực vật. Dù mình không giết chim, nhưng chúng chết vì đau khổ, đói khát, thiếu dinh dưỡng thì cũng vậy thôi. Bởi vì khi đến mùa, chúng phải làm tổ sẵn sàng cho chim con. Ðó là phản ứng tự nhiên của loài chim. Nếu chúng ta lấy tổ đi, chúng sẽ làm tổ mới. Như vậy, chúng cứ tiếp tục tiết ra, rồi lại tiết ra nước bọt cho đến khi tổ được hoàn thành. Có thể tổ chưa làm xong hoặc có thể đã làm xong, nhưng phải trả giá bằng mạng sống hoặc sức khỏe quý báu của chúng. Chúng có thể kiệt sức, và khi bầy chim con ra đời sẽ không còn ai chăm sóc. Dĩ nhiên, con người có ở đó, họ sẽ "chăm sóc" cho bầy chim non bằng cách bỏ chúng vào bao tử ấm của họ và giữ chúng mãi mãi. Những chuyện này thường xảy ra.

    Bây giờ, tại Chợ Phiên của ông Tiến, khi có người cống hiến thứ hiếm hoi như là tổ yến có máu đỏ, hay một loại cá quý, ông Tiến rất cảm động và vui mừng. Có lẽ ông là một người có địa vị cao trong xã hội, nếu không, đã không thể có được buổi hội chợ như vậy và đã không có nhiều người đến viếng như vậy. Nên ông rất cảm động và vui mừng, thở ra một hơi dài, nói rằng: "Ô! Thượng Ðế thương chúng ta quá. Hãy xem những thứ Ngài ban cho chúng ta mỗi ngày để dùng bữa. Ngài sinh ra đủ loại thú vật để thỏa mãn cơn đói và khẩu vị của chúng ta."

    Mọi người nghe ông ca ngợi Thượng Ðế như vậy, ai ai cũng vỗ tay khen và đồng ý. Nhưng trong số quan khách có một cậu bé, chỉ 12 tuổi thôi. Có lẽ nó là người ăn chay, có lẽ nó chỉ là một đứa nhỏ 12 tuổi mới thọ Tâm Ấn trọn pháp từ Thanh Hải Vô Thượng Sư (Mọi người cười). Nó đứng lên nói: "Thưa ngài, những gì ngài nói là không phải". Ông rất ngạc nhiên, sững sờ. Ông hỏi cậu bé: "Mày nói sao, ta nói không phải à? Mày có ý kiến gì khác, thằng nhỏ này? Mày biết gì?"

    Cậu bé nói: "Thầy tôi dạy khác, thầy tôi nói rằng: ỔTất cả chúng sinh trên thế gian đều bình đẳng. Thượng Ðế sinh ra muôn loài với cùng một tình thương, cùng một tài năng và mục đích sáng tạo.Ỗ Cho nên không một ai trong thế gian này tốt hơn bất kỳ chúng sinh nào khác. Thượng Ðế tạo nên những chúng sinh khác nhau với những mục đích và nguyên nhân khác nhau. Nếu ngài nói rằng tất cả những chúng sinh như cá, chim, trâu bò v.v... là để cho chúng ta ăn thịt bởi vì Thượng Ðế sinh chúng ra cho chúng ta ăn thịt thì tôi nghĩ rằng ngài sai! Bởi vì hãy xem loài muỗi: chúng chích và hút máu chúng ta. Và hãy xem loài sư tử và cọp: chúng ăn thịt loài người. Vậy ngài có nghĩ rằng Thượng Ðế cũng sinh ra con người cho muỗi, cọp và sư tử ăn chăng?" Ngài - nhân vật rất quan trọng kia - không biết phải trả lời như thế nào.

    Có một câu chuyện về một người kia ở nước Chu. Ông tên là Tiến. Một hôm ông tổ chức một phiên chợ lớn để cúng dường các vị địa thần. Hàng ngàn người đến tham gia hội chợ, và họ cũng nấu nướng, ăn uống vui chơi này kia kia nọ rất là nhiều.

    Rồi một vị khách đến cho ông Tiến một loại cá và loại chim rất hiếm, và một tổ yến hiếm có. Ở Trung Quốc, cái đó rất đắt và được xem như rất là bổ dưỡng. Loài yến phải nhổ bọt của chúng để làm tổ. Khi người ta đến cướp tổ, nó phải tiếp tục làm tổ khác. Nhưng tới lúc đó thì nó không còn nước bọt và cơ thể không đủ dinh dưỡng để tiết ra nước bọt nữa. Cho nên nó tiếp tục tiết nước bọt ra cho đến khi chảy máu. Nước bọt trên tổ khi đó sẽ trở thành màu đỏ máu. Nhưng tổ đỏ còn đắt tiền hơn là tổ trắng. Và đó là cách người ta ăn yến.

    Cho nên hãy cẩn thận: không phải tất cả thức ăn chay đều là thực vật. Dù mình không giết chim, nhưng chúng chết vì đau khổ, đói khát, thiếu dinh dưỡng thì cũng vậy thôi. Bởi vì khi đến mùa, chúng phải làm tổ sẵn sàng cho chim con. Ðó là phản ứng tự nhiên của loài chim. Nếu chúng ta lấy tổ đi, chúng sẽ làm tổ mới. Như vậy, chúng cứ tiếp tục tiết ra, rồi lại tiết ra nước bọt cho đến khi tổ được hoàn thành. Có thể tổ chưa làm xong hoặc có thể đã làm xong, nhưng phải trả giá bằng mạng sống hoặc sức khỏe quý báu của chúng. Chúng có thể kiệt sức, và khi bầy chim con ra đời sẽ không còn ai chăm sóc. Dĩ nhiên, con người có ở đó, họ sẽ "chăm sóc" cho bầy chim non bằng cách bỏ chúng vào bao tử ấm của họ và giữ chúng mãi mãi. Những chuyện này thường xảy ra.

    Bây giờ, tại Chợ Phiên của ông Tiến, khi có người cống hiến thứ hiếm hoi như là tổ yến có máu đỏ, hay một loại cá quý, ông Tiến rất cảm động và vui mừng. Có lẽ ông là một người có địa vị cao trong xã hội, nếu không, đã không thể có được buổi hội chợ như vậy và đã không có nhiều người đến viếng như vậy. Nên ông rất cảm động và vui mừng, thở ra một hơi dài, nói rằng: "Ô! Thượng Ðế thương chúng ta quá. Hãy xem những thứ Ngài ban cho chúng ta mỗi ngày để dùng bữa. Ngài sinh ra đủ loại thú vật để thỏa mãn cơn đói và khẩu vị của chúng ta."

    Mọi người nghe ông ca ngợi Thượng Ðế như vậy, ai ai cũng vỗ tay khen và đồng ý. Nhưng trong số quan khách có một cậu bé, chỉ 12 tuổi thôi. Có lẽ nó là người ăn chay, có lẽ nó chỉ là một đứa nhỏ 12 tuổi mới thọ Tâm Ấn trọn pháp từ Thanh Hải Vô Thượng Sư (Mọi người cười). Nó đứng lên nói: "Thưa ngài, những gì ngài nói là không phải". Ông rất ngạc nhiên, sững sờ. Ông hỏi cậu bé: "Mày nói sao, ta nói không phải à? Mày có ý kiến gì khác, thằng nhỏ này? Mày biết gì?"

    Cậu bé nói: "Thầy tôi dạy khác, thầy tôi nói rằng: ỔTất cả chúng sinh trên thế gian đều bình đẳng. Thượng Ðế sinh ra muôn loài với cùng một tình thương, cùng một tài năng và mục đích sáng tạo.Ỗ Cho nên không một ai trong thế gian này tốt hơn bất kỳ chúng sinh nào khác. Thượng Ðế tạo nên những chúng sinh khác nhau với những mục đích và nguyên nhân khác nhau. Nếu ngài nói rằng tất cả những chúng sinh như cá, chim, trâu bò v.v... là để cho chúng ta ăn thịt bởi vì Thượng Ðế sinh chúng ra cho chúng ta ăn thịt thì tôi nghĩ rằng ngài sai! Bởi vì hãy xem loài muỗi: chúng chích và hút máu chúng ta. Và hãy xem loài sư tử và cọp: chúng ăn thịt loài người. Vậy ngài có nghĩ rằng Thượng Ðế cũng sinh ra con người cho muỗi, cọp và sư tử ăn chăng?" Ngài - nhân vật rất quan trọng kia - không biết phải trả lời như thế nào.


    Cậu bé nói tiếp: "Thầy tôi dạy rằng: ‘Trên thế gian này, tất cả mọi chúng sinh đều bình đẳng. Nhưng hầu hết con người dùng trí thông minh, sức mạnh và tính gian xảo để làm hại và lợi dụng các chúng sinh yếu đuối và ít làm hại hơn họ. Vậy thôi!’ Chúng ta không thể nói rằng Thượng Đế tạo ra bất cứ chúng sinh nào để cho mình ăn thịt hoặc lợi dụng". Dĩ nhiên nhân vật rất quan trọng kia và tất cả những nhân vật kém quan trọng hơn trong bàn tiệc ngậm câm.

    Tôi nghĩ một số các trẻ em của chúng ta một ngày nào đó cũng sẽ nói cùng những lời này ở một nơi nào đó, có thể trong Tòa Bạch Cung [Sư Phụ và đại chúng cười] Nói đùa thôi! Có thể không phải là Tòa Bạch Cung, có thể là trong "Nhà Xanh", "Nhà Hồng" hay "Nhà Vàng". Đa số trẻ em chúng ta ngày nay cũng rất thông minh. Đôi khi chúng nói thẳng những điều chúng nghĩ hoặc những điều chúng học hỏi được tại đây mà không sợ mất lòng ai.

    Ngược lại, người lớn chúng ta, những kẻ thông minh hơn, mạnh hơn, những người lớn đầy đủ trí khôn đôi khi lại sợ không lên tiếng. Ngay cả trong gia đình, chúng ta sợ không dám nói rằng chúng ta theo Sư Phụ Thanh Hải, trì năm giới tốt lành và ăn chay từ bi. Bởi vì chúng ta sợ người khác chế diễu, sợ người khác tránh xa, không làm bạn với mình nữa. Chúng ta sợ địa vị của mình bị lung lay, sợ ông chủ không đối xử tốt nữa. Chúng ta sợ vợ mình sẽ không yêu thương nữa, sợ con cái sẽ nghĩ rằng mình điên. Chúng ta sợ bạn bè sẽ bỏ, sợ mọi người xem thường, coi mình như điên khùng hoặc người đến từ một hành tinh xa lạ.

    Chúng ta sợ đủ thứ chuyện, thậm chí còn sợ tiệm bán thịt bây giờ sẽ nhìn mình bằng cặp mắt khác mỗi khi đi ngang qua. Chúng ta sợ tất cả mọi thứ, bởi vì chúng ta đã học một cách phủ định rằng tất cả những gì khác lạ sẽ làm người khác tránh xa. Nhưng chưa chắc đã như vậy. Nếu chúng ta tạo nên một sự khác lạ nhưng tốt đẹp, rực rỡ, có thể người khác sẽ theo. Bằng không, tại sao sống khác người nếu chúng ta sợ như vậy? Thôi thì cúi đầu, lạy lục mọi người và sống theo cách của họ cho rồi. Như vậy chúng ta sẽ được yên ổn, có thể là vĩnh viễn, bởi vì chúng ta sẽ vĩnh viễn ở đây. Rồi mãi mãi sẽ được yên ổn với tất cả các chúng sinh này, nhưng có thể là không yên ổn với thú vật. Lúc đó đi đâu chúng ta cũng sẽ bị chó sủa, ngay cả bò cũng có thể húc chúng ta.

    Tôi đã thấy rất nhiều hình ảnh những con bò trong trường đấu. Đôi lúc, khi nào nó húc được người đấu bò là nó húc dữ lắm -- về luôn Thiên Đàng. Chúng ta có thể nói đó là nghiệp chướng. Thành thử, nếu ai cũng can đảm được như cậu bé 12 tuổi này (đây là câu chuyện có thật) thì tôi nghĩ thế giới sẽ tốt đẹp hơn. Chúng ta sẽ có thêm huynh đệ, bớt đổ máu, bớt bạo động, bớt chiến tranh và bớt đàm đạo hòa bình. Vì hòa bình tự nhiên sẽ có.

    Chúng ta sẽ không phải bỏ nhiều tiền vào những khách sạn năm sao ở Geneva, cả những phi cơ riêng, người hộ vệ và "hộ vệ người", rượu sâm-banh và trứng cá muối. Chúng ta không phải phí nước bọt đàm đạo hòa bình, khi hòa bình thật sự đến với hành tinh của mình. Nếu mọi người theo con đường của các bậc thánh nhân, theo con đường bất bạo động từ trong ra ngoài ngay khi còn bé, thì tất cả con cái chúng ta sẽ giống như đứa nhỏ trong câu chuyện này. Bởi vì thế nào cũng có ngày con người trên thế giới sẽ chán những chuyện chiến tranh, đánh nhau và bạo động. Thế nào cũng có ngày họ phải ngồi lại với nhau, chấm dứt tất cả những chuyện vô nghĩa này.

    Thật là hổ thẹn khi con người chúng ta thậm chí không thể nói chuyện với nhau bằng ngôn ngữ của chính mình. Chúng ta hạ mình thấp xuống đẳng cấp thú vật, rồi hay dùng thú vật để chửi bới người khác, như là "Đồ chó má, đồ súc sinh" này kia kia nọ. Nhưng thú vật đâu có tệ như vậy; thậm chí chúng cũng không tệ hại như một số người trong chúng ta. Thú vật đôi khi đánh nhau vì đói. Chúng ăn thịt và giết nhau vì đói. Nhưng sau khi đã no nê, chúng thuần lại, không làm hại gì ai.

    Đôi khi thú vật đánh nhau, nhưng để bảo vệ giống loài của nó. Nhưng đôi khi con người chúng ta đánh nhau với bất cứ người nào: láng giềng, con cái, bất kỳ ai, bởi vì chúng ta không thể dàn xếp được những dị biệt qua ngôn ngữ hoặc sự hòa giải hay đường lối hòa bình của một người quân tử. Đối với chúng ta rất khó. Cho nên nghĩ cho kỹ thì một số thú vật có rất, rất nhiều phẩm tính tốt, đôi khi còn tốt hơn cả chúng ta. Loài chó rất trung thành, giống ngựa rất có tình có nghĩa, và loài bò rất lành. Bò chỉ cho mà không đòi hỏi gì cả ngoại trừ chút đỉnh cỏ khô. Tôi không biết chúng ta có quyền hành hay phẩm cách dũng mãnh gì không mà xem thường thú vật như vậy, lúc nào cũng coi chúng thấp kém hơn loài người.

    Cho nên nếu chúng ta cứ tiếp tục cư xử theo như cách con người thế gian đang cư xử bây giờ, bằng cách gây chiến tranh và tất cả mọi chuyện đều được dàn xếp qua súng đạn, máu thịt, mạng sống con người, này kia kia nọ, thì tôi không nghĩ là chúng ta có đủ phẩm cách, quyền hạn để nhìn thẳng vào mắt của loài vật, đừng nói chi tới chuyện xem thường chúng. Cho nên chúng ta hãy hy vọng và dạy dỗ con cái bằng tấm gương tốt. Hãy để chúng can đảm, thẳng thắn và thành thật, như đứa nhỏ trong câu chuyện này. Đó là bổn phận của quý vị; quý vị phải làm gương tốt cho chúng.

    http://www.SupremeMasterTV.com
    Last edited by xuanthu; 04-17-2008 at 06:02 PM.

  4. #4
    Senior Member
    Join Date
    Jan 2008
    Posts
    216

    Default Re: Tình Thương và Lòng Ăn Chay






    Do sư tỷ Chi-ai, Ðài Bắc, Formosa

    Ngày kia, một đôi thằn lằn đến viếng nhà tôi. Không những chúng chạy lăng xăng làm tôi ngạc nhiên mà còn đi vệ sinh khắp mọi nơi. Không biết làm sao, tôi đành phải dọn đồ dơ của chúng mỗi ngày. Lúc đầu, tôi tức giận và thiếu kiên nhẫn, nhưng tôi không thể bắt chúng vứt ra ngoài bằng cách dùng ly giống như bắt muỗi. Cho nên tôi đành phải để chúng ở trong nhà.

    Hai con thằn lằn chạy rất nhanh, tự động sống trong nhà tôi mà không cần xin phép chủ. Dĩ nhiên, tôi phải nhận chúng vô điều kiện mà còn phải tiếp chúng như thượng khách. Ðiều này khiến tôi nhớ đến pháp Quán Âm, cũng không phải trả tiền. Cho nên tôi không khỏi mỉm cười thông cảm. Cùng lúc, tôi nhận thấy mình phải đối xử với chúng như con cháu trong nhà, bằng cách bày tỏ tình thương và lòng kiên nhẫn, tựa như Sư Phụ đối với chúng ta, những đứa con của Ngài. Dần dần, tôi nhận thấy hai con thằn lằn này rất dễ thương, đẹp và thân thiện! Khi tôi mở băng Sư Phụ, chúng luôn luôn lắng nghe, thích đến nỗi lặng yên không cử động trong suốt thời gian đó.

    Khi tôi ráng nói chuyện với chúng bằng tình thương và lòng kiên nhẫn, chúng hiểu liền. Ví dụ như tôi bảo chúng phải đi vệ sinh vào giấy mà tôi đã trải sẵn sàng thay vì phóng uế khắp nơi. Tôi thật ngạc nhiên vì chúng làm đúng như tôi bảo! Từ đó, tôi thích chúng hơn. Không những chúng cảm nhận được tình thương của tôi mà còn nhận ra giọng tôi nữa, chào đón tôi bằng hai chữ "tặc tặc". Chúng thật dễ thương! Bằng cách này, chúng tôi đàm thoại với nhau trong niềm thông cảm.

    Rồi một hôm, con thằn lằn nhỏ bịnh, tôi rất lo lắng khi thấy nó há hốc mồm ra thở. Chỉ còn cách là tôi đặt nó trên bàn trước hình Sư Phụ, và mở băng Sư Phụ tán Phật. Con thằn lằn nhỏ bé chăm chú nhìn hình Sư Phụ tựa như nó đã biết Ngài. Sau một hồi, nó thật sự lành bịnh, chạy nhảy tung tăng trở lại, rồi biến dạng nhanh như chớp.

    Sư Phụ thật là vạn năng và vô sở bất tại, chăm sóc cho mọi chúng sinh và đồng một thể với chúng sinh. Sau đó một thời gian, con thằn lằn mẹ chết. Nó rất khôn ngoan tìm đúng chỗ tốt nhất để ra đi -- nó nằm chết yên lặng trên sàn nhà trước tấm hình lớn của Sư Phụ. Chắc nó biết Sư Phụ sẽ trông nom cho nó. Bình thường, chúng hay nằm sau hình hay sau tranh Sư Phụ. Chắc chúng cảm nhận được tình thương và chấn động êm dịu của vị Minh Sư tại thế. Thật là những người bạn thú khôn ngoan và đáng mến!

    Từ khi đôi thằn lằn thứ nhất đến nhà tôi ở, đã có thêm hai thế hệ sau đó ra đời. Chuyện ly kỳ nhất là cặp thằn lằn cha mẹ này biết dạy mấy thằn lằn con chỗ đi "vệ sinh", và chuyện này đã khiến tôi cười sung sướng! Tôi cám ơn những con thằn lằn đáng yêu đó với tất cả tấm lòng, vì chúng đã mang đến cho tôi không biết bao nhiêu nguồn vui và dạy tôi biết yêu thương và kiên nhẫn. Bây giờ tôi đã hiểu sâu xa hơn rằng "tình thương" không phải chỉ là xóa bỏ biên giới giữa con người với nhau, mà còn có nghĩa là cùng sống hòa thuận giữa người, vật, cây cỏ, và tất cả những chúng sinh khác trong vũ trụ. Xin cảm tạ Sư Phụ đã dạy chúng con những bài học đáng giá qua tất cả những gì hiện hữu trong môi trường sống của chúng con. Ðối với con, đây là bài học hay nhất và cũng là món quà tặng tình thương.



    http://www.SupemeMasterTV.com

  5. #5
    Senior Member
    Join Date
    Jan 2008
    Posts
    216

    Default Re: Tình Thương và Lòng Ăn Chay



    Tôn trọng mạng sống của loài vật
    như của chính mình


    Thanh Hải Vô Thượng Sư khai thị,
    Trung tâm Duisburg, Dusseldorf, Đức Quốc,
    ngày 31 tháng 12, 2006 (nguyên văn tiếng Anh)



    Hãy để hòa bình xảy ra trong năm nay, năm Hợi. Heo là sinh vật rất hòa bình. Heo chỉ ăn rồi ngủ, ngủ rồi ăn. Còn ai hòa bình hơn vậy nữa? Heo thậm chí cũng không có mỏ như chim để mổ ai cả. Nếu muốn đào gì thì nó dùng mũi. Phải là một cái mũi rất tài! Nó có thể dùng mũi đào đất, đá, đủ thứ, với cái mũi mềm của nó. Có lẽ cũng chẳng mềm gì. Quý vị có bao giờ sờ mũi heo không? (Đ: Dạ, cứng lắm.) Cứng sao? (Đ: Phải.) Trông đâu có cứng. Nhìn giống như mô thịt thôi, lại hồng nữa. Những loại heo màu trắng hay màu nhạt, nhìn mũi hồng rất mềm mại. Loại heo màu đen thì mũi cũng đen. Thật ngộ. Không, không phải vậy. Có những con heo đen nhưng mũi trắng hoặc là nửa trắng, nửa hồng, nửa đen. Heo thật dễ thương. Người ta nói loài heo thông minh lắm, thông minh hơn chó nữa. Quý vị có thể tưởng tượng giết một sinh vật đẹp như vậy, hiền hòa và thông minh như vậy, rồi ăn vào bụng? Eo ơi! Tiêu chuẩn đạo đức con người nhiều khi thật không tốt chút nào. Không cao thượng. Ý nói mình phải kiếm ai ngang hàng với mình chứ!

    Loài người là vậy; họ đi đánh nhau, rồi lại đánh luôn những chúng sinh thiếu tự vệ hoặc nhỏ bé hơn. Nhưng nếu quý vị nghe được loài vật nói chuyện, quý vị sẽ không dám làm, vì loài vật là chúng sinh. Chúng biết nói chuyện với nhau và chúng có tình cảm. Chúng cũng giống như mình, chỉ là hình dáng khác nhau, vậy thôi. Chúng ở đây là để tô điểm cho thế giới cũng như chúng ta có nhiều loại hoa khác nhau vậy. Thử tưởng tượng buồn cười tới mức nào nếu đóa hoa này lớn hơn, có màu sắc hay là hình dáng khác, rồi nhìn đóa hoa nhỏ nói rằng: "Ồ, mi vô dụng, ta ăn mi!" Nghe có tức cười không, có ngớ ngẩn không – và không thể nào tưởng tượng được! Cũng vậy, loài người chúng ta, trông lớn con hơn một số loài vật, nhưng như vậy không có nghĩa là chúng ta nên ăn thịt chúng. Còn voi thì sao? Chúng to lớn hơn chúng ta. Nếu chúng tới ăn thịt mình thì mình có thích hay không? Trong trí của voi thì chúng lớn hơn, có phải không? Và chúng khác với chúng ta. Đối với chúng thì chúng ta nhìn rất khác. Trong mắt của voi thì chúng ta trông rất kỳ quặc. Nếu quý vị hỏi một con voi có muốn kết hôn với một người trong chúng ta không, nó sẽ trả lời "Không!" Nó sẽ nói: "Trông anh kỳ quặc; mũi của anh kỳ quá!" Hiểu không? (Khán giả: Dạ.) Cho nên, vậy không có nghĩa là voi đến ăn thịt chúng ta; đối với chúng, chúng ta vô dụng. Ngôn ngữ mình nói, chúng không hiểu. Chúng ta nhỏ con, không giúp gì được cho chúng; chúng vẫn sống phây phây đâu cần chúng ta. Trong rừng già hay sống ở đâu, chúng không cần tới chúng ta, và cũng có thể ăn thịt được chúng ta. Nhưng dù đói thế nào, voi cũng không làm hại chúng ta bởi vì bên trong voi có tình thương, biết phải trái.

    Thú vật sống hài hòa và giúp đỡ chúng ta


    Khi một con voi chết, cả bầy đứng quanh buồn rầu một hồi lâu. Nếu voi con gặp hiểm nguy, như lúc những con thú khác muốn tấn công, thì cả bầy voi bao quanh con voi con đó làm thành một vòng đai mạnh mẽ chặn kẻ thù và bảo vệ voi con. Nếu quý vị xem nhiều cuốn phim chiếu ở Phi Châu – người ta làm những cuốn phim này – quý vị sẽ biết voi có trí thông minh. Và nếu có lực lượng siêu linh, quý vị có thể nói chuyện với voi. Lúc đó quý vị sẽ biết chúngï là những chúng sinh với tất cả trí thông minh, tất cả tình thương, tất cả sự cương quyết, y như chúng ta! Vậy chúng ta có thể nào ăn thịt chúng sinh khác và gọi mình là con người nhân ái? Làm vậy là chúng ta không có tình thương hoặc ít nhất cũng không biết tình thương thật sự là gì. Ngày nay có rất nhiều dữ kiện nói về việc thú vật bị giết như thế nào. Sự tàn ác ấy cũng đủ làm cho mỗi người trên tinh cầu này rơi lệ, đau lòng và thề nguyền sẽ vĩnh viễn không bao giờ làm hại một con vật nào ở địa cầu và sẽ không bao giờ đụng tới miếng thịt nữa. Thấy được điều đó, họ sẽ biết rằng đối xử một chúng sinh khác như vậy là không thể được. Chúng ta gọi thú vật là man rợ, khinh thường thú vật, nhưng đa số chúng không ăn thịt mình, không hại mình. Chúng sống hài hòa với mình, nhiều con còn giúp mình nữa. Thí dụ, nếu quý vị đang ở trên biển và gặp nguy nan, thì cá heo, cá voi sẽ giúp quý vị đưa quý vị đến chỗ an toàn. Và chó thậm chí còn cứu người lạ, nếu nó trông thấy. Vậy thì làm sao có thể nói rằng thú vật không có trí khôn? Có những người không dám liều mạng để cứu một người khác. Nhưng chó, ngay cả những con chó không được huấn luyện, nó cũng làm, dù là người lạ. Mới đây, có một con chó cứu một bé trai sắp chết chìm, mà cậu bé đó là người lạ đối với nó. Con chó đó không được huấn luyện để đi cứu người như vậy, nhưng cậu bé đó sắp chết đuối, đang kêu cứu, và con chó nhảy đại xuống, cho cậu bé nắm vào người nó, rồi bơi vào bờ. Ai dạy nó làm như vậy? Dù được dạy đi nữa, nó cũng nhỏ hơn một con người; sao nó lại có thể liều mạng như vậy? Đó chỉ là một trong những ví dụ.

    Một con chó nữa tên là Shana. Nó kéo hai ông bà lão trở về nhà với nó. Một người nó kéo trên lưng, còn người chồng bám vào chân vợ. Nó kéo cả hai đi xuyên qua một đường hầm để về nhà, dưới cây cối và dưới tuyết. Tôi thưởng cho nó một áo khoác anh hùng! Tôi thiết kế một cái đặt biệt cho Shana – áo anh hùng Shana! (Vỗ tay) Còn con chó kia tên là Zion – cũng được một cái áo anh hùng với tên nó trên áo. Đây là đặc biệt, vì tôi muốn tuyên dương chúng. Tôi muốn cả thế giới biết rằng thú vật thật sự là những chúng sinh với trái tim, máu huyết và khối óc, trí thông minh, tình thương và lòng từ bi, một số còn hơn đa số chúng ta nữa! Tôi muốn cả thế giới biết rằng thú vật phải được tôn trọng, hoặc ít ra cũng là để làm bạn, chứ không phải để giết hại hay hiếp đápï. (Xin xem chuyện của hai con chó này trong Bản Tin 181)

    Lòng tử tế thể hiện từ thú vật
    là nguồn cảm hứng cho cuộc đời chúng ta



    Chúng ta phải cao thượng hơn, từ bi hơn, thương yêu và bảo vệ kẻ yếu đuối, cần thiết. Chúng ta mạnh mẽ, to lớn, sao lại có thể đi hiếp đáp một con chó nhỏ hoặc ăn thịt một con heo nhỏ hay một con gà bé bỏng, cướp đi sự sống của chúng trong khi chúng không làm hại gì mình cả?

    Ngay cả những con thú lớn hơn chúng ta cũng không ăn thịt chúng ta vì kích thước của chúng. Bò không bao giờ tấn công người. Bò rất hiền hòa. Tôi nghĩ đã đến lúc cả thế giới phải tỉnh ngộ điều này và làm con người cao thượng mà đáng lẽ chúng ta nên làm. Sao ta có thể hiếp đáp, hành hạ những chúng sinh yếu đuối, hiền lành như vậy? Gà cũng dễ thương như bất cứ loài chim quý nào quý vị mua ở trong tiệm. Thật vậy, gà rất dễ thương và biết trả lời quý vị. Có lần tôi có một con gà và một con thỏ. Anh thỏ rất mến cô gà, cô ta làm gì là nó bắt chước làm theo. Trước đó hai đứa không quen biết nhau, nhưng khi chú thỏ biết nàng gà rồi là anh chàng bắt đầu thương, lúc nào cũng muốn gần bên. Loài thỏ không nhảy cao lắm, không biết leo lên bàn, nên khi thấy gà làm vậy, anh chàng ở dưới thấp, không biết làm sao. Nhưng vì tôi có cái bục như ghế đẩu, rồi một cái bàn thấp nữa, trước tiên nó nhảy lên ghế đẩu, rồi từ ghế đẩu đó nhảy lên chiếc ghế cao hơn, để được đến gần gà. Thật là thông minh!

    Vì những đệ tử Trung Hoa thích ăn mì gói, họ nghĩ chắc gà cũng thích mì gói. Cho nên có lần họ cho gà đó ăn mì gói, loại mì khô, và con gà ăn. Anh thỏ nhìn, nhìn: "Mi ăn thì ta cũng ăn!" Không biết thỏ có bao giờ ăn mì gói trong đời không! Nó cũng già lắm rồi, chứ đâu phải mới sinh ra hôm qua. Nhưng nó cũng đến ăn mì gói. Gà ăn gì là thỏ đến ăn cái đó. Khi nó ở cạnh tôi, dĩ nhiên là tôi cho nó ăn cà rốt, rau sống, v.v..., và nó cũng ăn. Nhưng nếu ăn với gà thì gà ăn gì nó ăn nấy. Không cần biết là gì nó đều ăn! Không cần nhìn nhãn hiệu, cứ ăn thôi. Nó rất tha thiết với con gà đó. Cứ chạy lăng xăng quanh cô nàng, cọ mình vào cánh nàng, muốn hôn nàng, này nọ. Nhưng gà không chịu! Luôn luôn nhảy lên đâu đó cao hơn rồi nhìn xuống anh chàng ở dưới. Nhưng không bao lâu thì anh kia cũng lên theo. Hai bên rất thắm thiết. Đâu có ai dạy chú thỏ như vậy, chạy theo gà; không ai dạy nó gì cả.

    Rồi có một con dê hôn con gà của tôi. Chuyện này có thật; chúng tôi không có sửa phim hay làm gì đặc biệt, không có. Con dê tới hôn con gà. Con gà bằng lòng để cho nó hôn; đâu phải chúng đã là bạn bè hay gì trước đó. Tôi đã có con gà đó một thời gian rồi, con dê thì tới từ một nông trại gần đó. Và nó tự nhiên đến hôn con gà. Và gà này ăn chuối hay bất cứ món gì tôi cho.


    Chúng ta vẫn có thể hưởng thụ
    mọi thứ trên tinh cầu
    mà không cần phải làm hại chúng sinh



    Ước gì tôi có thể làm cho cả thế giới hiểu rằng thú vật cũng giống như chúng ta. Chúng thật sự giống như chúng ta! Cũng như mấy đóa hoa này đây: (Sư Phụ cầm lên một bình hoa trên bàn) Trên đời này có những thứ khác nhau, để cho có nhiều màu sắc. Cho nên trong vườn, thí dụ, mình có nhiều loại hoa khác nhau – hình dạng khác nhau, tên gọi khác nhau và màu sắc khác nhau – chỉ để cho thế giới này tươi đẹp, màu sắc. Nếu chỉ có một loại hoa thôi thì sẽ không đẹp như vậy; mình không thể làm thành một bó hoa muôn màu. Nhưng nhìn này, có phải tuyệt vời biết mấy nếu cắm thêm nhiều màu vào đây? Đủ màu sặc sỡ! Chúng tạo thành hoa viên của thế giới cho chúng ta thưởng thức. Cũng vậy, Thượng Đế tạo ra những sinh loại khác nhau để chúng ta có thể hợp chung lại với nhau thành sống động và nhiều màu sắc.

    Tôi ước có thể làm cho tất cả loài người trên thế giới hiểu được tình cảm và ngôn ngữ của loài vật. Tôi ao ước có thể làm tất cả những điều đó để không ai làm hại một con vật nhỏ nào nữa và không ai nghĩ tới việc ăn thịt của những con vật vô tội nữa. Ước gì tôi có thể làm được. Ước gì cả thế giới hiểu được rằng chúng ta phải thương yêu, tôn trọng thú vật và vui với chúng cũng giống như vui hưởng một hoa viên muôn màu muôn sắc với nhiều bông hoa khác nhau, cây cối khác nhau và rau trái khác nhau. Chúng ta phải vui hưởng tất cả những gì trên tinh cầu này nhưng ít nhất đừng làm hại chúng sinh, bởi vì chúng có cảm giác. Chúng cử động, nói chuyện qua ánh mắt, theo cách riêng của chúng. Làm sao quý vị có thể tới một chúng sinh đang cử động, rồi chặt đầu, hay là chặt chân, cắt cổ rồi làm chúng tắt thở như vậy?

    Nếu muốn bắt kịp với những hành tinh khác trong thái dương hệ và trong vũ trụ, thì chúng ta phải thay đổi lối sống của mình. Chúng ta phải sống và để kẻ khác sống. Chúng ta phải thương yêu đồng đều mọi chúng sinh hoặc ít nhất cũng để chúng yên thân. Chúng đâu có đòi hỏi quý vị điều gì. Chim trên trời không đòi hỏi quý vị điều gì; cá dưới biển còn không đến gần quý vị! Sao lại tới đó bới chúng lên rồi ăn thịt hay giết chúng? Chúng thoi thóp khi sắp chết như vậy. Thật khủng khiếp!

    Chúng ta có tất cả trí thông minh, tất cả trí huệ và tất cả những công cụ mà Thượng Đế đã ban cho mình để sinh tồn. Chúng ta không cần giết để sống. Chúng ta đã phí phạm quá nhiều tài nguyên chỉ để giết, không những trong chiến tranh mà còn trong việc nuôi súc vật để ăn thịt. Chúng ta làm hao tổn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bởi vậy mới có nạn đói khắp nơi. Mỗi một người còn đang ăn thịt đều chịu trách nhiệm cho nạn đói trên thế giới. Thậm chí không phải là tôi nói điều này, mà là những nghiên cứu gia trên thế giới, những người thông minh nhất làm nghiên cứu và có những dữ kiện và chứng minh khoa học nói như vậy. Chừng nào chúng ta chưa bỏ thói quen ăn thịt này, chừng đó chúng ta vẫn còn làm hại địa cầu; rồi hậu quả là hại chính mình, con cái mình trong tương lai. Cho nên, tất cả chúng ta phải chuyển sang ăn chay càng sớm càng tốt. (Vỗ tay)





    http://www.SupremeMasterTV.co

  6. #6
    Senior Member
    Join Date
    Jan 2008
    Posts
    216

    Default Re: Tình Thương và Lòng Ăn Chay



    http://www.youtube.com/watch?v=FJqO4HbolQk

    ĂN CHAY KHÔNG CÓ CHẤT ĐỘNG VẬT LÀ GÓP PHẦN BẢO VỆ ĐỊA CẦU CỦA CHÚNG TA ĐƯỢC
    TỒN TẠI





    120 - Cochineal : Từ côn trùng
    161 - Xanthophylls : Có thể từ lòng đỏ trứng
    252 - Sodium Nitrate : Từ động vật
    322 - Lecithin : Có thể từ động vật
    422 - Glycerine : Có thể từ mỡ động vật
    441 - Gelatine : Từ da động vật
    471 - Glycerides : Từ Glycerine ( 422 )
    472 - Esters Glycerol : Từ Glycerine ( 422 )
    473 - Sucrose Ester : Từ Glycerine ( 422 )
    474 - S- Glycerides : Có thể từ mỡ động vật
    475 - Polyglycerol : Có thể từ mỡ động vật
    477 - Glycol Ester : Có thể từ mỡ động vật
    491 - Sorbitan : Có thể từ mỡ động vật
    492 - Span 65 : Có thể từ mỡ động vật
    542 - Bone Phosphate : Từ xương động vật
    570 - Stearic Acid : Có thể từ mỡ động vật
    572 - Mg Stearate : Có thể từ mỡ động vật
    627 - Disodium : Từ cá
    631 - Di-inosinate , Bonito : Từ cá và thịt
    635 - Mixt .627 & 631 : Từ cá và thịt
    920 - L- Cysteine : Từ lông động vật / chim
    1518 - Triacetin : Từ Glycerine ( 422 )
    1520 - Pro - Glyrol : Từ Glycerine ( 422 )
    Rennet : Từ bao tử của bò





    http://www.SuprememasterTV.com

  7. #7
    Senior Member
    Join Date
    Jan 2008
    Posts
    216

    Default Re: Tình Thương và Lòng Ăn Chay




    http://www.youtube.com/watch?v=PPQFYfIPEn0





    Từ tháng 2 năm 1953 tới mùa thu năm 1959 , gia đình tôi nuôi một con chó tên là Mực . Người nó to lớn , mạnh khỏe , lông dài , màu đen , trông như một con sư tử dữ ; cho nên không mấy ai dám đến gần khi nó ngồi trước cửa nhà tôi . Nghe nói những con chó khác cũng sợ nó . Tuy bề ngoài có vẻ như vậy , nhưng đối với tất cả những người khách tới nhà , nó rất thân thiện , luôn luôn vẫy đuôi với họ . Một người không thể phán đoán được Mực qua bề ngoài của nó .

    Thật ra , Mực là một con chó tử tế vô cùng . Không bao giờ đánh nhau với những con chó khác , và cũng không bao giờ cắn người hoặc ăn hiếp những con vật nhỏ hơn . Cả gia đình tôi thương nó lắm , đối đãi với nó như người trong nhà vậy . Sau khi nó qua đời , cha tôi rất buồn , nói rằng : "Mực rất là thông minh , đáng yêu . Nó biết đi nhiều bước bằng hai chân sau !"

    Trong thời gian Mực sống với chúng tôi , chỉ có một lần , khi nó hãy còn là một con chó nhỏ , nó bị tôi phạt vì tội bò vô bếp . Nhưng nó không bao giờ phạm lỗi đó nữa , và trở thành một trong những người bạn tốt nhất của tôi . Nó biết rõ con đường tôi về nhà , thỉnh thoảng sau 9 giờ tối tôi mới về ; nó chạy bốn , năm kilô mét đường để đón tôi . Có lần nó đến gặp tôi , nhảy chồm lên người , làm tôi hoảng hồn vì không thấy nó đang tiến tới . Rồi nó đứng thẳng lên , dùng hai bàn chân ôm , hôn tôi liên tục . Tôi cho nó đồ ăn ngon rồi dặn nó không được tới gặp tôi kiểu đó . Từ đó về sau nó không khi nào làm vậy nữa . Trái lại , nó chạy vòng quanh , cho biết rằng nó đang có mặt muốn gặp tôi . Tôi đi đâu là nó theo đó , có khi cả 15 kilô mét đường , tôi bảo nó quay về , nó vẫn không chịu . Sau đó tôi cho nó một miếng đồ ăn , cố gắng dụ nó về , rồi nó mới miễn cưỡng đi , thỉnh thoảng ngoảnh lại nhìn . Tôi sợ nó bị nguy hiểm vì đường sá đông đúc .

    Thật tội nghiệp cho Mực phải sống cực khổ và gặp nhiều hoàn cảnh thương tâm . Mùa xuân năm 1959 , Trung Hoa Đại Lục gặp nạn đói trầm trọng , thực phẩm thiếu thốn cùng cực . Nhiều gia đình bị đói , bữa này ăn là bữa sau không còn gì cả . Mực lúc bấy giờ đã sống trong gia đình chúng tôi được nhiều năm , cho chúng tôi thấy đức tính tốt của nó trong thời gian này . Nó biết đây không phải là lúc đòi hỏi được nâng niu , chiều chuộng . Không như trước , Mực không hề đụng vào đồ ăn dư trước mặt nó , trừ khi nó được phép ăn . Khi gia đình ngồi dùng bữa quanh chiếc bàn nhỏ , thấp lè tè, nó đứng một bên yên lặng , nhìn chúng tôi ăn . Tuy miệng đang rỏ rãi , nhưng nó vẫn không xin . Nếu là con chó khác , có lẽ nó đã lẹ làng tới ăn ngấu nghiến những miếng đồ ăn rơi dưới đất , nhưng đó không phải là lề lối của Mực . Nó rất thông hiểu khiến cha mẹ tôi không khỏi xót xa ! Có đói thế nào đi nữa , nó cũng không bao giờ ăn cái mà nó không được phép ăn . Vì thế Mực là một con chó rất thật thà và trung thành đối với những chủ nhân nghèo nàn của nó .

    Mực ngày càng gầy , tính hung bạo của nó ngày càng giảm , cha mẹ tôi thấy đau lòng , bèn gửi nó đi ở nhà của một người khác khá giả hơn để nó không phải chịu cảnh khổ với chúng tôi . Nhưng Mực đáng yêu kia thương nhớ chúng tôi , đã không chịu ăn uống gì cả trong thời gian ở đó . Không bao lâu sau , nó một mình lẽo đẽo trở về . Mực là một thí dụ điển hình cho câu tục ngữ của người Hoa : "Chó không bao giờ bỏ chủ nghèo". Thế là nó sống với chúng tôi qua những tháng ngày cực khổ .

    Để giúp gia đình thoát khỏi tình trạng nghèo nàn và cái chết đang đe dọa , cha tôi rời quê Jiaodong lên một vùng xa xôi miền tây bắc kiếm ăn . Khi ông rời nhà với hành trang trên vai , Mực biết chuyến đi của cha sẽ dài lâu . Nó buồn bã theo chân . Cha tôi bảo nó phải về , nhưng nó nhất định không nghe . Đây là lần đầu tiên nó không vâng lời chủ .

    Thế là cha rời làng ra đi với Mực . Nó theo cha suốt quãng đường tới trạm xe buýt , nơi dừng lại của những chuyến xe chở hành khách sang các quận khác . Cha không muốn nhìn thấy Mực buồn bã và bảo nó trở về ; thậm chí ông phải hét lên , nhưng Mực vẫn không đi . Khi bước lên xe buýt , ông nghĩ Mực sẽ không theo ông được nữa vì nó đã yếu lắm rồi . Đường từ quê tôi lên quận dài hơn 30 kilô mét và trải toàn bằng đá và cát . Tuy nhiên , ngoài sự tưởng tượng của cha tôi , khi ông xuống xe buýt với hành trang thì ô kìa , Mực đang chạy tới ! Ông không cầm được nước mắt . Mực trung thành tới mức đó ! Khi cha đưa tay ra đón và Mực đặt bàn chân của nó lên , ông thấy chân nó đang rướm máu vì đã chạy sau xe buýt quá xa !

    Trong khi đợi chuyến xe lửa theo như hành trình đã định , cha bảo Mực trông chừng hành lý để ông vào cửa tiệm gần đó mua hai cái bánh nướng . Khi trở lại cho Mực ăn bánh , ông nhận thấy nó đã già lắm rồi , chỉ còn vài cái răng . Cha bèn xẻ bánh ra từng miếng nhỏ , nước mắt đầm đìa vừa đút ăn cho Mực ; nó buồn quá cũng khóc theo . Sau khi xe lửa tới trạm , Mực không thể đi theo , và buồn bã thất thểu trở về .

    Nạn đói càng ngày càng trầm trọng , và cha lo cho gia đình một cách khó khăn vất vả , tuy vậy Mực vẫn bám chúng tôi . Thế rồi một hôm , khi trời vào thu năm 1959 , Mực chịu đói và chết bên cạnh một cái lỗ trước cửa nhà chúng tôi . Nghe tin Mực chết , cha trở về ngay và chôn nó dưới gốc cây Thiên Giới . Chúng tôi cầu chúc Mực vĩnh viễn được lên Thiên Đàng cùng với cây đó . Trong khi hoàn cảnh nghèo đói đã cướp đi nhiều sinh mạng , cái chết của Mực đối với nhiều người cũng chỉ là một chuyện nhỏ nhặt , tầm thường . Nhưng Mực là nhân vật tốt nhất trong gia đình nghèo khổ chúng tôi . Nó đã canh chừng , bảo vệ chúng tôi một cách trung thành , và lưu lại trong lòng mọi người những kỷ niệm không thể nào quên . Chúng tôi yêu thương đức tính cao thượng của nó , đặc biệt trong thời gian trầm trọng nhất của nạn đói , bởi vì không bao giờ Mực đòi hỏi thức ăn !

    Tất cả những chuyện này xảy ra khi tôi còn nhỏ , và đã cho tôi một sự hiểu biết thâm sâu về bản chất cuộc đời . Làm thân người , đáng lẽ chúng ta phải là loài cao cả nhất , chúng ta không hơn gì loài chó nếu không hiểu rằng thực hành tình thương và trung thành là một điều cần thiết . Như Sư Phụ đã nói , mỗi loài mà Thượng Đế sinh ra đều có một giá trị riêng của nó , và giá trị của Mực thì không bao giờ tả xiết . Trong khi viết lại câu chuyện này , tôi có thể hiểu được sự đau buồn của cha mẹ trước cái chết của Mực . Bây giờ họ vẫn còn thương nhớ nó , biết rằng họ mang ơn nó biết bao . Cha mẹ tôi thường nhắc nhở chúng tôi qua câu chuyện của Mực rằng : dù đời sống có khó khăn cách mấy , chúng ta vẫn phải kiên trì và ăn ở trung thành . Đó là bài học mà chúng tôi đã học được từ Mực.

    http://www.SuprememasterTV.com



  8. #8
    Senior Member
    Join Date
    Jan 2008
    Posts
    216

    Default Re: Tình Thương và Lòng Ăn Chay





    Thực hành phẩm chất cao thượng để giúp nó tăng trưởng


    Thanh Hải Vô Thượng Sư khai thị, Thiền Tam Âu Châu, Ba Lê, Pháp Quốc,
    ngày 22 tháng 2, 2007 (nguyên văn tiếng Anh)





    Phẩm chất Cao thượng giống y như Chỉ số Thông minh, mình có thể tập luyện, và tăng trưởng nó. Phẩm chất Nhân bản thường là được ban cho mình. Phẩm chất Cao thượng cũng dược ban cho mình trước khi mình chào đời. Tùy theo những gì quý vị có từ kiếp trước, thì đây là những gì còn lại, và đó là điều quý vị được. Không phải là thiên đàng thiên vị cho ông Smith hay bà Mueller từ Hamburg. Điều này khác. Không phải như vậy. Cho nên, giả sử người nào đó chỉ có 3% Phẩm chất Cao thượng từ kiếp trước. Tại sao? Bởi vì trước kia họ chỉ là một người rất bình thường, đơn giản; không làm điều gì tốt, hoặc không cảm nhận gì về ai cả, không cảm thấy thương yêu hay từ bi đối với ai. Có lẽ là vì họ không bị đòi hỏi phải như vậy, hoặc có lẽ họ không quen biết với một nhóm người có lòng từ bi, và do đó họ không có sự thôi thúc trong lòng hoặc không được dạy dỗ huấn luyện bởi những người đó, bằng cách kết giao với họ, cho nên Phẩm chất Cao thượng của họ không lên cao hơn như vậy. Hoặc họ không tiếp xúc với hoàn cảnh nào gợi lên lòng từ bi của họ.

    Giả sử quý vị có từ bi trong tâm, nhưng chưa bao giờ nhìn thấy hoàn cảnh nào cần phải biểu lộ lòng từ bi của mình. Không có gì đánh động tâm hồn quý vị, tại vì quý vị không thấy có gì đau khổ hết. Cho nên, làm sao có lòng từ bi được? Vì vậy, ngay cả Thượng Đế, Phật, con của Thượng Đế, cũng phải xuống đây để có thể thấy được. Trên thiên đàng, không cần những điều gì như vậy. Đâu đâu cũng lạc phúc, sung sướng, an hòa. Cho nên nếu muốn phát triển lòng từ bi thì chỉ có trên thế gian này, trong thế giới vật chất này, hoặc dưới địa ngục, có thể, nếu quý vị sống nổi dưới đó, giống như một luật sư đi vào trong tù mà không bị ảnh hưởng bởi nơi đó.

    Giả sử anh đó hay cô đó trong quá khứ đã làm súc sanh, có thể là một con thú với Phẩm chất Cao thượng thấp, như loại thú săn mồi, phải giết để sống. Những loại thú đó có Phẩm chất Cao thượng thấp hơn loài thú khác. Những con vật rất hiền hòa như voi chẳng hạn, có 30% Chỉ số Cao thượng! Cho nên, muốn phát triển Phẩm chất Cao thượng, chỉ cần lấy những gì mình có, "vốn liếng", vốn liếng mình đã có trước khi sinh ra đời. Nó ở với quý vị từ lúc quý vị chào đời, và sẽ tiếp tục ở với quý vị. Nhưng trừ phi quý vị sử dụng nó để gia tăng hoặc nhân lên thì nó sẽ không tăng nhiều hơn 3% hoặc 4%, hay phần trăm nào quý vị đã có lúc chào đời.

    Đa số người chỉ có 3, 4, 5% Chỉ số Cao thượng. Tại sao? Bởi vì đó là những gì họ có lúc được sinh ra. Họ được sinh ra như vậy, sau đó không có cơ hội phát triển. Họ có thể phát triển được. Mình càng ở trong hoàn cảnh mủi lòng của người thiếu thốn, người đau khổ, mình càng thấy động lòng từ bi. Và rồi mình muốn làm gì đó cho người đó, hoặc cho con vật đó, hoặc tình huống đó, và rồi đó là cách Phẩm chất Cao thượng tăng trưởng, giống như tiền lời trong nhà băng. Quý vị có vốn liếng, chỉ để vào nhà băng không làm gì hết, hoăïc quý vị có thể đầu tư. Quý vị có thể làm thương mại với số đó, và rồi nó sẽ gia tăng.

    - Cho nên Phẩm chất Nhân bản và Phẩm chất Cao thượng có thể phát triển được. Phẩm chất là bẩm sinh, nhưng có thể phát triển được, như mọi thứ khác, càng dùng thì mình càng có nhiều. Thật khôi hài! Không phải là càng dùng là càng hết. Không phải vậy. Không giống như tiền bạc, khi quý vị càng cho thì càng không còn. Nhưng đây không phải là những điều vật chất. Những điều này, quý vị càng dùng, thì càng có nhiều hơn. Thánh nhân phát triển từ người bình thường. Cho nên là như vậy. Không phải người nào cũng được sinh ra với 300% Chỉ số Cao thượng. Nhiều quý vị chỉ có 3, 4, 5, 6, 10%... hoặc 15, 20, hoặc 30%. Vậy là tốt lắm rồi. Nhưng quý vị đang phát triển nó; khác là ở chỗ đó. Bởi vì quý vị tiếp xúc với giáo lý này, cũng giống như sự bồi dưỡng cho Phẩm chất Cao thượng vậy. Nếu tiếp xúc với một số những hoàn cảnh khác, Phẩm chất Cao thượng của quý vị có lẽ ít hơn, hoặc có lẽ đứng yên một chỗ. Nếu quý vị tiếp xúc với giáo lý cao thượng và biết làm thế nào, và đi ra làm, thì nó thật sự trở thành sự thật. Có thể lúc đầu quý vị không cảm thấy gì bao nhiêu, nhưng nó sẽ trở thành thật. Bởi vì nếu quý vị động lòng trước đau khổ, quý vị thật sự muốn làm một điều gì đó, và tình thương trong tâm quý vị thật sự được đánh thức. Đó là lúc Phẩm chất Cao thượng bắt đầu nảy mầm và ngày một tăng trưởng.

    - Nhưng trong lúc này, ít nhất quý vị cũng nên làm gì đó. Dù không thấy động lòng bao nhiêu, thí dụ quý vị đặt mình vào trường hợp người đó, như nếu quý vị là ngươi đang khổ kia, quý vị sẽ muốn có gì? Rồi sự việc rất rõ ràng. Nếu một người là nạn nhân động đất và bị thương, dĩ nhiên họ cần thuốc men. Hoặc họ mất đi nhà cửa, dĩ nhiên họ muốn ít nhất một chiếc lều. Họ muốn nước uống, quần áo, bởi vì họ đã mất hết rồi. Đặt mình vào vị trí họ, quý vị sẽ biết rõ ràng phải làm gì và cảm thấy thế nào. Cho dù không cảm nhận y như người gặp nạn, quý vị cũng bắt đầu đồng hóa với nhau. Quý vị sẽ thành một thể với nhau, và rồi quý vị sẽ càng cảm nhận được nhiều hơn những gì người khác cảm nhận. Nhưng Thượng Đế sẽ ngăn bớt ở một mức độ nào đó, để quý vị không quá đau khổ. Bằng không, nếu quý vị đau khổ như mọi người khác, quá mức, quý vị sẽ không chịu nổi cảm giác bên trong.

    Nếu một người chỉ ở trong địa vị từ lúc được sinh ra hoặc từ sự kế thừa, hay từ truyền thống, thì điều đó không phát triển Phẩm chất Cao thượng hoặc lòng từ bi của họ. Lòng từ bi và Phẩm chất Cao thượng phải ở trong đời sống thật, hành động thật, tiếp xúc thật với đau khổ. Không phải một mình mình, nhưng nếu thấy người khác đau khổ, thì điều gì đó sẽ được thức tỉnh bên trong quý vị: tình thương trong sạch, vô điều kiện, một tình thương chân thật. Lúc đó Phẩm chất Cao thượng của quý vị sẽ phát triển. Cho dù quý vị không làm gì bao nhiêu hoặc không thể làm gì cho người đau khổ đó, nhưng lòng thương cảm, lòng ao ước được làm gì đó để giảm thiểu sự đau khổ của người đang ở trước mặt mình, đó đã là một sự bồi dưỡng có khả năng rất tốt cho Phẩm chất Cao thượng của quý vị. Cho nên đừng sợ đau khổ, và đừng sợ giúp người khác, bởi vì đó chỉ là tốt cho quý vị thôi.


    http://www.SupremeMasterTV.com


    Go Veg - Be Green - Save the Planet !




  9. #9
    Senior Member
    Join Date
    Jan 2008
    Posts
    216

    Default Re: Tình Thương và Lòng Ăn Chay

    Tình thương của thú vật
    Do sư tỷ đồng tu Wang, Trung Hoa Lục địa (nguyên văn tiếng Trung Hoa)





    Go Veg - Be Green - Save the Planet !


    "Ðại Hoàng" - con chó trung thành và nhiệt tình



    Mùa thu năm 1969, tôi được gửi đến vùng thôn quê sống một mình trong một cư xá sinh viên ở một nông trại. Tôi không thể về nhà thường xuyên như những bạn học khác, vì cần phải kiếm thêm điểm làm việc để giúp đỡ gia đình đang gặp khó khăn tài chánh. Là con gái ở lứa tuổi 17-18, tôi cảm thấy cô đơn không người giúp đỡ, chỉ sống có một mình trong năm căn cư xá lớn. Thật may mắn là trong nhà người quản lý nông trại có nuôi con chó vàng lớn, nó thường đến chơi với tôi. Con chó có bộ lông vàng óng, nó không những trông rất đẹp mà còn rất cảm thông. Chúng tôi gọi nó là "Ðại Hoàng". Nó dường như hiểu được cảm xúc của tôi. Khi tôi vui, nó nhảy nhót chung quanh; khi tôi buồn, nó ngồi yên lặng cạnh bên. Ðôi lúc, khi tôi đi làm về, nó chạy một quãng xa để đón tôi. Lúc rảnh rỗi, tôi thường nói chuyện và chơi với nó. Ðại Hoàng cho tôi niềm an ủi và giúp tôi vượt qua khoảng thời gian khó khăn này.

    Giây phút cảm động nhất xảy ra ngày tôi lên xe lửa về nhà. Cư xá nội trú của chúng tôi cách trạm xe lửa hơn 30 cây số, nhưng Ðại Hoàng đã đi bộ suốt quãng đường để đưa tôi đến nhà ga. Tôi ngồi xuống vỗ về chào tạm biệt nó, nhưng nó không chịu ra về. Sau khi tôi lên xe lửa, Ðại Hoàng vẫn yên lặng nhìn tôi. Khi xe lửa sắp rời ga, tôi nhìn ra cửa sổ vẫy tay, bảo nó đi về nhà. Nhưng Ðại Hoàng bắt đầu chạy theo xe lửa. Khi xe lửa bắt đầu chạy nhanh, Ðại Hoàng càng chạy nhanh hơn. Cuối cùng, bóng của nó mờ dần trong khoảng xa. Nước mắt ràn rụa, tôi ước chi được nhảy ra khỏi xe lửa chạy về với Ðại Hoàng! Tôi vô cùng cảm động. Tôi biết thú vật có tình cảm, nhưng không bao giờ nghĩ rằng Ðại Hoàng lại là người bạn nhiệt tình đến như vậy.

    Hơn 30 năm đã trôi qua, nhưng hình ảnh ngày hôm đó vẫn in rõ trong tâm trí. Tôi thường kể câu chuyện này cho các con nghe, để chúng hiểu rằng "thú vật là bạn tốt của con người", và để chúng hiểu được lòng thành tâm và nhân từ của thú vật.



    http://www.SupremeMasterTV.com



Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts