Kỹ thuật vườn ươm chè cành, chè hạt/Khoa học và kỹ thuật




- Chọn vườn sản xuất hom giống từ những vườn chè cành 4 - 6 tuổi có sẵn trong sản xuất là những giống chè ưu tú hiện nay ở Lâm Đồng: PH1, TB11, TB14;

- Quản lý và chăm sóc vườn chè giống;

- Đốn tạo hình: thời vụ đốn chậm hơn vườn sản xuất búp một tháng để cắt hom;

- Tỉa cành

+ Tháng 2-3: Sửa bằng mặt tán

+ Tháng 3-4: Đợi mầm mới mọc lên hái búp một hai lần giữa tán (để lại 1-2 lá chừa). Để cho các búp rìa tán mọc đồng đều.

+ Khi hom được 4-5 tháng cắt hom vào tháng 6-10. Tập trung tháng 8-9.

- Bấm ngọn: Trước khi cắt hom 15-20 ngày bấm ngọn để tập trung dinh dưỡng cho hom cắt tỉa cành yếu, phun thuốc diệt sâu bệnh.

- Bón phân:

+ Phân hữu cơ: 4-5 kg/gốc: 3 năm bón một lần.

+ Phân hóa học: bón 10g Urê + 20g Super lân + 10g KCl/gốc/lần. Bón 4 lần vào các tháng 2, 5, 7, 9.

- Sản lượng hom: 300 - 400 hom/bụi.

II- KỸ THUẬT VƯỜN ƯƠM CHÈ CÀNH

1. Yêu cầu địa điểm:

- Chất đất: Đất có cấu tượng xốp, ít chất hữu cơ, có độ chua thích hợp pH = 4,5 - 5,5 thoáng khí, giữ ẩm nhưng không bí.

- Địa hình: bằng phẳng hay hơi thoải.

- Nguồn nước: chủ động tưới nước.

- Thuận tiện giao thông.

2. Thời vụ: Từ tháng 6-12 đều ươm tốt, tập trung tháng 8-10.

Điều kiện để cành chè giâm mọc tốt nhất:

- Nhiệt độ không khí : 24-270C, nhiệt độ đất cao: 29-310C.

- ẩm độ không khí cao: 82-84 %, tưới nước đầy đủ.

3. Vô bầu PE: Dùng túi PE có kích thước 12 x 18 cm, 1/3 bầu phía dưới đục hai hàng 16 lỗ, đường kính 0,5 cm, cách nhau 3 cm.

Đất phơi ải, bừa kỹ đập nhỏ, qua rây 1 cm. Dồn 2/3 bịch hỗn hợp: 70% đất mặt (30% phân hữu cơ hoai mục), 1/3 bịch phía trên là đất cái (lấy ở độ sâu hơn 30cm) làm môi trường cắm hom. Dồn chặt xếp 11-12 bịch mỗi hàng.

- Có thể nhồi túi bằng đất cái đỏ hoặc nâu đỏ, khi hom mọc rễ sinh trưởng tốt, mới bón phân vô cơ, đỡ tốn công nhồi hai lớp đất.

Xếp luống theo hướng đông - tây.

4. Làm mái che: cao 1,8 - 2m, lợp bằng cỏ tranh, xung quanh che các phên tranh.

5. Chọn hom chè: cành chè đúng tiêu chuẩn có 4-5 tháng tuổi, dài 50-60cm, có 8-10 lá, đường kính gốc 4-6mm. Đã bấm ngọn trước hai tuần, đoạn trên xanh đậm, đoạn giữa đang chuyển từ xanh sang nâu, không sâu bệnh, nách lá có mầm chè mới nhú. Cắt cành lúc trời râm mát.

Nếu vận chuyển xa, phải bảo quản trong túi nilon dày, kích thước 80 x 100 cm.

6. Cắt hom: Nhát cắt nhẵn, không làm dập, sây sát vỏ hom. Nhát cắt song song với phiến lá, cách mầm trên 0,5 cm. Nhát cắt dưới cách nhát cắt trên 3,5-4 cm. Vê hết nụ chè trên hom. Hom cắt xong thả vào xô nước cho tươi và đưa đi cắm.

Tiêu chuẩn phân loại hom:

- Loại 1: Hom có một lá, mầm dài dưới 5 cm.

- Loại 2: hom có một lá, mầm dài trên 5cm, ngắt ngọn.

- Loại 3: hom có đường kính dưới 4mm. Cắm riêng từng loại hom để chăm sóc và phát triển đồng đều.

7. Cắm hom: Tưới đất ẩm 80-85% trước khi cắm hom một ngày. Cắt hom xong cắm ngay, hom cắm thẳng đứng, xuôi theo chiều gió, nén chặt gốc.

Nên cắm vào đất hoặc cát ẩm 15-20 ngày rồi mới nhổ lên cắm vào bịch, loại bỏ những hom héo, hom không có mô sẹo.

8. Tưới nước: Điều tiết nước để vườn ươm luôn luôn đủ ấm:

- Từ 1-15 ngày: tưới 2-4 lần /ngày. 1 lít nước/m2/lần, tưới bằng bơm phun.

- Từ 15-30 ngày: hai ngày một lần, 1,5 lít nước/m2/lần.

- Từ 30-60 ngày: ba ngày tưới một lần : 1,5 lít nước/m2/lần.

- Từ 60-90 ngày: bốn ngày tưới một lần: 2 lít nước/m2/lần.

- Từ 90-120 ngày: năm ngày tưới một lần: 2 lít nước/m2/lần.

- Từ 120-180 ngày: 7-10 ngày tưới một lần: 3 lít nước/m2/lần.

Trong quá trình tưới, có thể kết hợp tưới rãnh, tùy điều kiện thời tiết khí hậu, có thể tăng hay giảm số lần tưới để đảm bảo đủ ấm cho từng giai đoạn.

9. Điều chỉnh ánh sáng:

- Tháng đầu: che kín rãnh, luống và xung quanh, chiều tối mở phên che rãnh, đến sáng đậy lại.

- Tháng thứ 2: yêu cầu ánh sáng tán xạ :10-20%.

- Tháng thứ 3: dỡ bỏ 1/4 giàn che.

- Tháng thứ 4: dỡ bỏ 1/3 giàn che.

- Tháng thứ 5: dỡ bỏ 1/2 giàn che.

- Tháng thứ 6: dỡ bỏ 3/4 giàn che.

Trước khi trồng một tháng, dỡ bỏ hoàn toàn giàn che bấm ngọn những cây có chiều cao hơn 25cm.

10. Bón phân: sau khi ươm hai tháng, cây ra rễ, bón phân thúc NPK bằng cách hòa nước (không bón rải trực tiếp). Lượng phân tính cho 100 bầu là:

- Sau hai tháng: 5g 2g 3g

- Sau bốn tháng: 7g 3g 5g

- Sau năm tháng: 9g 4g 7g

- Sau tám tháng: 12g 5g 8g

- Sau mười tháng: 15g 6g 9g

Cách bón: hòa phân vào nước, nồng độ 1%, dùng xoa tưới lên mặt lá, sau đó tưới nước lã cho sạch phân trên lá.

Chú ý: nhổ cỏ, phòng trừ sâu bệnh thường xuyên, mỗi tháng một lần, kết hợp với vê nụ .

- Dặm hom: dặm bằng hom cắm trong cát đã nảy mầm.

- Dồn phân loại cây con: sau ba tháng, phân loại cây con dồn cây cùng cỡ lại với nhau để có chế độ chăm sóc riêng, tạo cho cây con phát triển đồng đêu.

- Ngắt ngọn: chỉ ngắt ngọn những cây có chiều cao hơn 25cm. Trước khi trồng một tháng giúp cây phân cành sớm khi đưa ra trồng cây con đồng đều.

- Đưa cây con đi trồng: cây con được 8-10 tháng tuổi trở lên, đường kính cổ rễ 4-6 mm có 6-8 lá thật trở lên.

III- KỸ THUẬT CHỌN GIỐNG CHÈ HẠT

Cần tuyển chọn các giống chè tốt hiện nay tại Lâm Đồng: chè Shan, chè Assam, chè Trung du lá lớn: có năng suất búp bình quân: 4-6 tấn búp/ha/năm.

- Tiêu chuẩn vườn chè lấy hạt giống: vườn chè lấy hạt giống phải được chăm sóc tốt, sinh trưởng khỏe, năng suất cao, phẩm chất tốt, ít sâu bệnh.

- Phân bón cho một gốc chè lấy quả:

+ Phân hữu cơ: 4-5 kg/gốc: ba năm bón một lần.

+ Phân hóa học: bón 50g urê + 150g super lân +50g KCl: bón vòng quanh tán, xới lấp. Bón một lần vào tháng 1-2.

- Hái quả: khi quả đủ độ chín sinh lý. Quả giống hái xong để tạm nơi râm mát, nếu vận chuyển đi xa cần được che nắng.

+ Quả rải mỏng, bóc lấy hạt xử lý đem trồng ngay. Chọn hạt giống đủ tiêu chuẩn: hạt giống chè Shan có đường kính 12 mm trở lên, Trung du là 10 mm.

+ Nếu chưa trồng kịp cần trộn lẫn hạt với cát khô mát, và rải mỏng, trên lớp phủ cát khô 5cm. Trước khi gieo ngâm hạt trong nước lạnh 12 giờ. Lấy hạt chìm đem gieo.