Bí ẩn của giấc mơ là gì?

Có 3 chi tiết sau đây không phải ai cũng biết, nếu họ không phải là các chuyên viên trong ngành. Đó là mỗi người chúng ta hàng đêm nằm mơ từ 5 đến 7 lần. Một giấc mơ có thể kéo dài từ vài giây đến trên 1 tiếng đồng hồ (y hệt như xem phim màu đại vĩ tuyến!) và các giấc mơ về tình dục không phải lúc nào cũng phản ành chuyện dục tình, có thể nó lại đề cập tói một khía cạnh khác của cuộc đời bạn….

Bạn có khi nào tự hỏi: Giấc mơ có ý nghĩa gì trong đời sống?… mời bạn bắt đầu cuộc hành trình tìm hiểu qua bài viết nhỏ này…

Nằm mơ là chuyện xảy ra cho tất cả mọi người, ban đêm ngủ mà không nằm mơ mới là chuyện lạ! Khi bạn nhắm mắt lại một cách sinh học thì chỉ một thời gian sau một thế giớiù khác, “tâm lý” hơn mở ra trước mắt bạn. Chúng ta từ cuộc đời này bước sang “cuộc đời” khác, một thế giới của tiềm thức, của vô thức, của ẩn thức, của a-lại-da-thức… hay bất kỳ “thức” nào mà các chuyên viên nghĩ ra, điều chắc chắn là thế giới đó rất độc đáo, rất…xi nê ma ly kỳ hấp dẫn.

Có khi là bạn thấy mình đang đi đến vùng nào rất lạ lùng, có lúc không giống cảnh trên trái đất quá quen thuộc này, gặp gỡ nhiễu người hấp dẫn, dấn thân vào các thách đố sởn tóc gáy và có khi đêm nào... hên quá hên bạn thấy mình ăn nằm với các siêu sao màn ảnh hay nhạc rock danh tiếng hoàn vũ. Không cần có giấy mời, passport hay 1 triệu đô la mới làm được chuyện hay ho như thế. Mơ mà!
Rõ ràng chúng ta có 2 đời sống và không thể chối bỏ “đời sống ban đêm” của nhân loại. Chả là vì muốn biết bí mật các giấc mơ mà nhà phân tâm học Sigmund Freud phải bỏ ra một đời nghiên cứu các hình ảnh chỉ xuất hiệân khi chúng ta bắt đầu ngủ.

Tất cả các động vật hữu nhũ đều ngủ và nằm mơ, theo tiến sĩ Phyllis Koch – Sheras, tác giả nổi tiếng của quyển sách “The Dream Sourcebook”. Có một thuật ngữ mà bạn cần làm quen, đó là “Rapid Eye Movement” (REM) trong giai đọan đó giấc mơ xuất hiện. Theo tiến sĩ Charles McPhee, tác giả quyển “Ask the Dream Doctor” thì giấc mơ có tính sinh vật (biological). Giai đoạn dài nhất mà một con người có thể ngủ không có REM mà vẫn không dùng thuốc là 14 ngày, sau đó thì người đó lập tức ngủ và nằm mơ li bì đến nỗi không muốn thức giấc nữa!
Tiến sĩ McPhee nói: “Giấc ngủ có REM mang tính chất quan trọng sống còn, nó có vai trò chính trong sự tăng trưởng và giữ quân bình cho đời sống của động vật hữu nhũ. Các khoa học gia tin là REM không phải là mục tiêu của giấc ngủ mà chỉ là một hậu quả của chính nó. Não bộ được kích thích thường xuyên là để phục vụ cho cơ thể, nhưng nó lại tạo ra giấc mơ. Nói cách khác chúng ta nằm mơ vì chúng ta cần nó một cách sinh học, chứ không phải một cách tâm lý.”

Mơ giúp con người tập trung và có các xúc cảm một cách quân bình. Mơ còn là “nhịp cầu” giúp ta đi vào thế giới vô thức, một thế giới mà lúc… tỉnh ta không sao chạm tới được vì giới hạn quá lớn của các khả năng tâm lý và tâm linh (psychic) của chúng ta. Craig Webb, Giám Đốc điều hành trung tâm “DREAMS Foundation”, nói mơ là để giúp ta nhiều việc, thí dụ như học một kỹ năng mới, làm lành (vết thương tinh thần), buồn đau, sáng tạo, tiếp nối trí thức (spiritual connection) và giải quyết các vấn đề.

McPhee nói: “Mơ là phảøn ảnh của tư tưởng, tình cảm và ý thức của ta xảy ra trong lúc ta đang mơ.” Nếu bạn thường gấu ó, cãi nhau với chồng thì thế nào cũng có lần bạn sẽ nằm mơ thấy mình có một người chồng... khác, đẹp trai và dễ thương hơn “ông nội hiện tại” rất nhiều!

Webb nhận định là mơ cũng có thể là một “phương pháp suy tưởng kiểu khác”, có thề lắm lúc gợi cho ta nhiều ý hay đề áp dụng lúc… tỉnh lại. Đó là một thứ “la bàn bên trong”, tìm hiểu chúng kỹ có thể thấy ảnh hưởng lộ ra trong cuộc sống ban ngày.

Webb còn bảo bạn có thể tập luyện để trở thành một người nằm mơ tốt hơn (a better dreamer) nếu bạn quyết tâm như thế. Thí dụ buổi tối bạn hãy ăn mặc cho thật thỏa mái, xem thật ít TV và ăn uống buổi chiều cho vừa phải. Khi ngủ nếu bạn có thể tắt tất cả các “dụng cụ trần thế” có thể... lôi sùng sục bạn ra khỏi giấc mộng thiên thai như mấy cái điện thoại hay đồng hồ báo thức thì bạn sẽ nằm mơ… tốt hơn!

Tiến sĩ Koch-Sheras còn đi xa hơn khi bảo có thể điều khiển giấc mơ của mình. Trước khi ngủ bạn hãy nằm tập trung nghĩ đến các hình ảnh, các câu giải đáp, các phát hiện đặc sắc và các kinh nghiệm mà bạn muốn... đem vào giấc mơ tối nay. Ông nói: “có gì đâu, cứ relax và bảo với cái bộ phận đầu não nằm mơ” (your dreaming mind) hãy cho bạn cái mà bạn muốn. Rồi sau đó hãy chú ý với cái gì bạn “thấy” trong giấc mơ, hãy cố nhớ giấc mơ khi tỉnh giấc. Cứ nhớ cái bạn đã mơ và quy chiếu nó về thắc mắc đầu tiên của bạn. Chắc chắn sẽ có mối liên kết nào đó.”

Hãy thực tập để trở thành một người nằm mơ thành công. Chuyện này có vẻ khôi hài nhưng tiến sĩ McPhê lại rất nghiêm trang bảo bạn hãy làm một quyển “nhật ký” các giấc mơ. Hãy ghi lại ngay giấc mơ khi nó còn “nóng hổi như bánh mì mới ra lò”. CÁI CÁCH MÀ BẠN THỨC GIẤC TỪ MỘT GIẤC MƠ RẤT QUAN TRỌNG ĐỂ NHỚ LẠI NÓ. Ông bảo: “như là có một cái cửa sổ huyền nhiệm mà khi thức giấc, bạn lập tức hướng sự chú ý mình đến cái cánh cửa sổ đó thì bạn sẽ nhớ lại giấc mơ rất rõ. Bạn mất dịp may với “cánh cửa sổ” đó là bạn sẽ quên tuốt luốt giấc mơ, nhiều khi rất đẹp, của mình…

Theo “Women’s Health & Fitness” tháng 8 .2004