Một số bài thuốc giải khát chữa bệnh trong mùa nóng



BS Quan Thế Dân


Mùa hè nắng nóng làm mất nhiều mồ hôi, khát nước. Để giải khát, người ta hay dùng các loại nước giải khát có gaz, có đá, cùng phẩm màu và chất ngọt nhân tạo. Nhiều khi uống no bụng rồi mà miệng vẫn còn khát; hoặc miệng đã khát thì người nổi đầy mụn nhọt. Sức nóng và ánh nắng mùa hè, Đông y gọi là nhiệt và thử, làm mất nước, đồng thời tổn thương phần âm; nhẹ thì người mệt mỏi, tiểu ít và đỏ, đại tiện táo bón. Nặng thì nhiệt xâm nhập tạng phủ bên trong cơ thể gây phát sốt. Mê sảng hoặc có khi lở loét miệng, chảy máu cam, trĩ chảy máu. Đông y có nhiều vị thuốc vừa giải khát vừa chữa bệnh, ta nên tùy trường hợp có thể ứng dụng để nâng cao sức khỏe.

Một số vị thuốc
- Lá tre, lá sen: vị nhạt, lạnh, có tác dụng trừ nhiệt, hạ sốt cao, an thần; lá sen còn trị say nắng.
- Rễ sậy, rễ cỏ tranh: vị ngọt lạnh, trừ nhiệt, hạ sốt, lợi tiểu. Rễ sậy giải khát nhanh; rễ cỏ tranh lợi tiểu, cầm máu mạnh.
- Sinh địa, mạch môn: vị ngọt, hơi đắng, tính lạnh, có tác dụng làm mát, bồi bổ phần âm, trị sốt kéo dài, trị táo bón, giải độc, nâng cao sức khỏe.
- Gạo tẻ: vị ngọt tính hòa hoãn, dùng nấu cháo loãng cho thêm chút muối có tác dụng giải nhiệt, giải khát, lợi tiểu, phục hồi sức khỏe khi mới ốm dậy sau sốt cao.
- Thạch cao: vị ngọt cay, rất lạnh. Là vị thuốc lạnh nhất của ông y, dùng trị các chứng sốt cao, vật vã nhiều.
- Cam thảo bắc, long nhãn, đại táo, mía: là những vị thuốc bổ, đồng thời tạo ra vị ngọt tự nhiên cho dễ uống.
Các vị thuốc trên tùy khả năng thực tế mà ta phối hợp thành bài thuốc nấu làm nước giải khát uống hàng ngày. Ngoài ra, có thể dùng một số công thức nước giải khát sau đây:
Một số bài thuốc
1. Bát bảo lương trà
Gồm 8 vị thuốc quý để làm mát, là công thức nước uống giải khát được người Hoa nấu bán dạo trong những khu phố cổ của Hà Nội xưa. Vào cái thời xa xưa ấy, người bán hàng nhẫn nại đẩy chiếc xe gỗ đi từ phố này qua phố khác, nồi nước thuốc còn bốc khói nghi ngút, trên nắp vung bày một cái khay có đủ cả 8 vị thuốc đã đun nhừ vừa vớt lên. Giữa trưa hè oi ả, uống một cốc nước đen sánh, thấy tỉnh cả người, bao nhiêu rôm sảy như bay đi cả. Sau này do sự xâm lấn của các loại nước giải khát có gaz "Bát bảo lương trà" đã vắng bóng dần, công thức thuốc vì thế cũng mai một. Tôi thử sưu tầm lại một công thức, có thể chưa đúng hẳn nguyên bản, để các bạn dùng thử, nấu với 2 lít nước.
Sinh địa 20g Cúc hoa 10g
Huyền sâm 20g Cảm thảo 10g
Mạch môn 10g ại táo 5 quả
Ngưu tất 16g Mía 1 tấm, chẻ nhỏ
2. Sâm lạnh
Thứ nước giải khát rất phổ biến ở các tỉnh phía Nam, mỗi nơi có một thành phần khác nhau, nhưng đều được gán cho cái tên rất kêu là "Sâm" - thời buổi làm ăn kinh tế thị trường mà; thậm chí tôi đã thấy có nơi còn quảng cáo cả "Sâm bí đao"! Nơi nào làm ăn còn chút uy tín thì chắc chắn phải có sinh địa mới tạo thành mùi thơm và vị đắng ngọt đặc biệt. Một công thức tương đối tốt:
Sinh địa 20g Rong biển 20g
La hán quả 20g Cúc hoa 20g
3. Bạch hổ thang
Mùa hè nắng nóng dễ mắc các bệnh sốt nóng, ngoài việc chẩn đoán và điều trị các nguyên nhân nhiễm khuẩn, có thể phối hợp bài thuốc để hạ sốt, chống mất nước, giúp phục hồi nhanh. Bài thuốc gồm các vị ngọt lạnh sinh vị âm, thanh vị hỏa, giải khát, trừ phiền.
Thanh cao (nướng) 50g Tri mẫu sao 15g
Cam thảo 8g Gạo tẻ 1 nắm
4. Tứ sinh thang
Gồm 4 thứ tươi, trị sốt cao, có chảy máu như chảy máu cam, tiểu ra máu, đại tiện táo bón trĩ chảy máu, hoặc phối hợp trị sốt xuất huyết. Bài thuốc có sinh địa, lá sen bổ âm, làm mát. Trắc bá diệp có tác dụng cầm máu rất tốt. Ngải cứu tính ấm làm lưu thông khí huyết, hạn chế bớt phần nào cái lạnh của 3 vị thuốc trên.
Sinh địa 12g
Sinh hà diệp (lá sen tươi) 20g
Sinh trắc bá diệp (lá trắc bá diệp tươi) 10 - 20g
Sinh ngải diệp (lá ngải cứu tươi) 12g.

(BS Quan Thế Dân khoa YHCT BV Thống Nhất)