Results 1 to 2 of 2

Thread: Bà Ngô Đình Nhu - Trương Phú Thứ

  1. #1
    Senior Member delta's Avatar
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    1,697

    Default Bà Ngô Đình Nhu - Trương Phú Thứ

    Bà Ngô Đình Nhu




    Trương Phú Thứ


    Sau hơn 40 năm, đây là lần đầu tiên Bà Ngô Đình Nhu tiếp xúc với một người VN và qua cuộc chuyện trò này, chúng ta được biết một phần nào sự thực cuộc sống hiện tại của bà Ngô Đình Nhu, bài này trích từ nguyệt san Dân Chúa Mỹ Châu số 332, tháng 10/2004. Phần nhận xét xin dành cho người đọc.
    *****
    Tôi đến thăm Bà Ngô Đình Nhu vào lúc 2 giờ trưa ngày 16 tháng 3 năm 2002 tại kinh thành Paris của nước Pháp. Nắng êm dịu vừa lên sau buổi sáng ẩm ướt của những ngày đầu Xuân và Paris thì lúc nào cũng chật ních những người và xe. Thành phố có cả một kho tàng bảo vật và huyền thoại. Ở đây người đi bộ đầy đường với những tiệm ăn và quán cà phê nối tiếp chạy dài cả dẫy phố. Người Paris nhàn và ham muốn hưởng thụ, chậm chạp nhưng thon thẻ hơn người Seattle. Cuộc sống thư giãn chậm chạp của những ông Tây bà Đầm là niềm ước mơ của những người luôn phải vội vã lập cập với tốc độ từ sáng sớm đến nửa đêm ở Cali hay Texas.

    Bà Nhu ở một mình trong một đơn vị gia cư (apartment) của một tòa nhà mới xây gần tháp Eiffel. Nói là mới, để phân biệt với những chung cư san sát ở Paris đã được xây cả đến vài ba thế kỷ với những đường nét hoa văn cổ kính. Chung cư Bà Nhu ở có những nét kiến trúc đương đại giống như một cái hộp khổng lồ bằng kính, có lẽ đã được tạo dựng từ 30 đến 40 năm. Bà Nhu là sở hữu chủ hai (02) đơn vị gia cư ở trên tầng lầu thứ 11 của tòa nhà cao tầng ở khu vực có địa thế rất đẹp và đắt tiền nhất thủ đô Paris, ngay giữa cái nôi của văn hóa và chính trị thế giới. Nơi đây , một tấc đất chẳng biết giá tới mấy chục hay mấy trăm tấc vàng. Cả vùng này hầu như là nơi cư ngụ của các nhân viên và phái đoàn ngoại giao trên đất Pháp. Bà Nhu ở một đơn vị và cái thứ hai cho thuê để lấy tiền sinh sống. Đó là lợi tức duy nhất của Bà, cũng tiện tặn đủ sống và không cần nhờ vả đến các con. Bà sống ẩn dật, đi về lẻ loi thầm lặng đến nỗi một khuôn mặt quen thuộc của cộng đồng người Việt quốc gia ở Paris là cựu Trung Tướng Trần Văn Trung vẫn nghĩ là Bà Nhu sống ở bên Ý.

    Trên đường đến thăm Bà Nhu, tôi vẽ ra trong đầu óc qua hình ảnh của những chung cư đắt tiền ở New York hay San Francisco đã xem trên những tạp chí chuyên về địa ốc ở Mỹ và nghĩ là nơi cư ngụ của Bà Nhu chắc phải sang trọng lắm. Những apartment của Jacqueline Kennedy hay John Lennon ở New York và của các tay tài phiệt ở San Francisco gợi cho tôi một náo nức mong chờ. Các cụ mình ngày xưa vẫn nói "ăn cơm Tàu, ở nhà Tây" thì chắc là đã có một so sánh cẩn trọng. Tôi bước đi vội vàng với những lung linh nơi lãnh địa của giới thượng lưu. Những dòng họ quý tộc từ bao nhiêu đời cấu trúc nên vẻ hào nhoáng phong nhã của kinh thành Ánh Sáng và dân cư ngụ dù ở chân trời góc biển nào lưu lạc tới đây cũng được nhận lãnh ấn tích của người Paris.

    Chiếc thang máy nhỏ hẹp vừa đủ chỗ đứng cho một ông Mỹ quá khổ đưa tôi lên tầng 11 của tòa nhà cao tầng. Bà Nhu mở cửa đón khách trong chiếc áo kimono Nhật mầu xanh nước biển, khuôn mặt trang điểm kỹ lưỡng với giọng nói đặc Huế không vồn vã mà cũng chẳng quá lạnh nhạt. Bà Nhu sắp vào tuổi 80 nhưng rất khỏe mạnh. Bà đi đứng nhanh nhẹn, lưng thẳng, đôi mắt to và sáng. Có người nói từ năm 1963 đến nay Bà chẳng già đi chút nào. Thật ra đó chỉ là một lối nói để diễn tả sức khoẻ sung mãn của một người tuy đã nhiều tuổi đời nhưng vẫn giữ được vóc dáng linh hoạt và nét mặt không có những nếp nhăn theo thời gian. Tuy nhiên "cái già" cũng vất vưởng đâu đó trên khoé mắt vành môi. Khi Bà cười thì khuôn mặt trông rất tươi trẻ phô bầy bộ răng trắng vẫn còn đầy đủ trong tình trạng hoàn hảo.

    Chỗ ở của Bà Nhu tuy không nghèo nàn nhưng chẳng có gì đáng nói, ngay cả không bằng cái apartment mà tôi thuê mướn ở ngoại ô thành phố Seattle vào mùa Đông năm 1975 khi vừa đến Mỹ. Đơn vị gia cư của Bà Nhu rất tầm thường giống như những apartment rẻ tiền ở Mỹ với hai phòng ngủ và một diện tích nhỏ làm phòng khách. Phía tay trái lối đi từ cửa ra vào là nhà bếp. Trên tường phòng khách treo vài khung hình lớn có những tấm hình Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Đức Cha Ngô Đình Thục, Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu, cô trưởng nữ Ngô Đình Lệ Thủy và nhiều người thân tộc đã quá vãng. Khoảng trống phía bên tay phải là phòng khách có một bộ xa lông, bên cạnh kê bàn ăn với 6 cái ghế. Bộ bàn ghế này và vài cái tủ nhỏ kê ngoài phòng khách làm bằng gỗ gụ mầu đen với những nét chạm trổ VN quen thuộc. Bà Nhu cho biết trước kia thân sinh là Ông Bà Trần Văn Chương có một apartment ở Paris và những đồ đạc này được mang từ VN qua, lâu lắm rồi. Khi hai cụ thân sinh bán cái apartment đi thì cho Bà Nhu bộ bàn ăn và hai cái tủ nhỏ này. Tôi đã đọc mấy bài báo nói về khiếu thảm mỹ của Bà Nhu qua việc sắp xếp và trang hoàng Dinh Độc Lập. Giờ này được đứng ngay giữa cơ ngơi của riêng Bà mà chẳng thấy một "công trình" nào xem cho bắt mắt, có thể vì điều kiện tài chánh hay thời trưng diện của Bà đã qua.

    Đứng ở nhà bếp nhìn ra ngoài có cảm tưởng như tháp Effeil sát ngay bên cạnh khung cửa kính. Tôi tiếc thầm, phải như phòng khách mà được xếp đặt ở chỗ này thì đẹp biết bao. Ngồi đây nhâm nhi ly cà phê nhìn thiên hạ từ khắp nơi trên thế giới đổ xô đến chân tháp chờ lên thang máy nhìn cả kinh thành Paris. Ngày như đêm lúc nào cũng là hội hè đình đám. "Vui với cái vui của thiên hạ" chắc lòng mình cũng phần nào đỡ trống trảị. Có lẽ cũng vì vậy mà phòng ngủ bên cạnh nhà bếp có kê một bộ xa lông để bù đắp lại sự thiếu sót to lớn của người thiết kế khu chung cự. Phòng ngủ thứ hai là chỗ làm việc của Bà Nhu với đủ loại sách báọ. Cả đơn vị gia cư của một người sống lẻ loi một mình không có một cái giường nhỏ. Buổi tối Bà Nhu trải một cái chăn trên nền nhà, ở một chỗ nào đó trong căn hộ nhỏ hẹp để nghỉ qua đêm. Bà không ngủ trên giường nệm nên mặc dầu đã lớn tuổi mà vẫn giữ được lưng thẳng và đi đứng nhanh nhẹn mạnh dạn.

    Bà Nhu mời tôi ngồi trên một cái ghế ngay đầu bàn ăn cạnh khu phòng khách. Bà ngồi ghế đối diện, chân trái gác lên một chiếc ghế thấp hơn. Bà nói kỳ này khí hậu thay đổi bất thường nên cái chân hơi bị đau vì vết thương ngày trước. Bà Nhu bị gẫy chân trái trong vụ hai phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử ném bom Dinh Độc Lập vào ngày 27 tháng 2 năm 1962. Sau này bà đang đi bộ thì trượt chân ngã và cũng cái chân trái này bị gẫy lần thứ hai. Mặc đầu Bà không gặp khó khăn gì khi đi đứng nhưng đôi khi cũng thấy khó chịu.

    Đối với tôi đây chỉ là một cuộc thăm viếng thường tình giữa người đồng hương nơi xứ lạ. Tôi không có ý định phỏng vấn Bà Nhu và chắc chắn Bà sẽ không được tự nhiên, thoải mái khi phải đóng khung trong những câu hỏi của một cuộc phỏng vấn. Phần khác tôi cũng không muốn khơi lại những đau thương mà Bà phải gánh chịu trong cơn bão táp lịch sử và bể oan cừu cay nghiệt của cuộc đời. Tôi muốn cuộc thăm viếng không bị gò bó và trói buộc vào một chủ đề, đồng thời cũng không muốn tìm tòi những gì mà cá nhân tôi và rất nhiều người được nghe đủ loại chuyện tốt xấu về Bà mà chẳng biết hư thực ra sao, và từ những mù mờ đó đã có biết bao câu hỏi về một người đàn bà một thời xe ngựa thênh thang. Tôi muốn câu chuyện được tự nhiên và để Bà chủ động bất cứ những gì Bà muốn nói. Tôi có thể dùng những tiểu xảo của kỹ thuật phỏng vấn "gài" Bà vào những sơ hở để thỏa mãn những gì tôi muốn biết hoặc chỉ nghe đồn thổi. Tôi đã không làm như vậy vì lòng kính trọng đối vơi Bà và lương tâm ngay lành của tôi.

    Tôi mở đầu câu chuyện bằng mấy lời xã giao thông thường, kính chúc bà luôn được mạnh khỏe an vui. Bà bắt đầu nói về lai lịch nơi hiện cư ngụ. Rất nhiều người biết qua báo chí chuyện một người Pháp giầu có biếu Đức Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục một món tiền lớn và Đức Cha Thục đã cho Bà Nhu để mua một đơn vị gia cư trong tòa nhà cao tầng này và sau đó Bà dành dụm mua thêm được một đơn vị nữa. Sự thật không phải như vậy. Bà Nhu trực tiếp nhận được một số tiền rất lớn từ một vị ân nhân ẩn danh. Có tiền trong tay, Bà đã nhờ một cựu bộ trưởng thời chính phủ De Gaulle giúp mua liền một lúc hai đơn vị gia cư này. Vào những năm mà người Việt vượt biển ra đi một cách rầm rộ gần như công khai, Bà Nhu cho mấy thanh niên mới bơ vơ đến Pháp tạm trú ở đơn vị gia cư thứ hai và không lấy tiền thuê mướn hay bất cứ chi phí điện nước nào cả. Một thời gian sau những thanh niên này tìm được thân nhân hay vì nhu cầu công việc ra đi tạo lập đời sống mới thì Bà Nhu cho một nhà ngoại giao Nhật Bản thuê mướn cho đến ngày nay. Vị ân nhân tặng Bà Nhu số tiền kếch xù đó là Bà Capaci, một cư dân thành Milan nước Ý và cũng là một trong bẩy người phụ nữ giầu nhất thế giới. Bà Nhu chưa được một lần gặp vị ân nhân này và mãi đến bốn năm sau khi Bà Capaci tạ thế, Bà Nhu mới được biết tên cũng như thanh thế và sự nghiệp của người đã gia ân cho mình.

    Trên bức tường ngăn phòng khách và nhà bếp có treo tấm hình đen trắng ngôi nhà của Ông Bà Nhu ở Đàlạt, tôi kể cho Bà nghe chuyến đi về VN nhân dịp Tết Tân Tỵ, lần đầu tiên sau 26 năm vội vã ra đi lánh nạn. Tôi đã đi ĐàLạt, ghé lại thăm ngôi nhà xưa của thời trung học, bước qua đường đứng nhìn nhà Ông Bà Nhu một lúc lâu. Ngôi nhà của Ông Bà Nhu hiện không có người ở nhưng được bảo quản khá tốt, không thấy những đổ vở hoang tàn vì thời gian hay qua những biến động. Hiện nay Bà Nhu không có ý định về thăm VN mặc dầu Bà được nhà cầm quyền Hà Nội đánh tiếng cho biết là nếu Bà muốn về thì cũng chẳng có trở ngại gì. Những kỷ niệm về một nơi chốn thân thương xa xưa gợi lại miền ký ức dấu ái, Bà nói "Tôi gặp Ông Cố Vấn năm 16 tuổi, đến năm 18 tuổi thì làm đám cưới". Bà có vẻ buồn khi nói đến ngôi nhà ở Đà Lạt. Một vùng trời mộng mơ với những kỷ niệm của ngày tháng êm đềm nơi sứ sương mù vẫn còn vương vất đâu đây. Khi nói về những người con thì Bà Nhu có vẻ bằng lòng với chút hãnh diện. Tôi cố tình không hỏi gì về trưởng nữ Ngô Đình Lệ Thủy đã bị chết thảm trong một tai nạn xe cộ trên xa lộ vòng đai của Paris. Rất có thể đây là một âm mưu quốc tế còn nhiều nghi vấn chưa được sáng tỏ và tôi cũng không muốn khơi lại những kỷ niệm đau buồn để rồi những giọt nước mắt của bà mẹ lại một lần nữa ướt đẫm trên khuôn mặt đã có quá nhiều khỗ đau. Ông con trai lớn Ngô Đình Trác tốt nghiệp kỹ sư canh nông, năm nay cũng đã 55 tuổi, lấy vợ người Ý và có bốn con, ba trai một gái. Bà Nhu nói về những đứa cháu nội, con trai của Ông Trác, trong niềm vui "cao một mét tám, to lớn và đẹp trai lắm". Vợ ông Trác thuộc giòng dõi quý tộc rất giầu có. Ông Trác rất đam mê công việc trồng trọt chăn nuôi và đã chế tạo được nhiều dụng cụ nông cơ thích hợp cho việc canh tác những thửa đất nhỏ. Gia đình Ông Trác sỡ hữu một biệt thự to và rất đẹp trong nội thành La Mã. Ngôi biệt thự này có cách cấu trúc và đáng dấp như một tu viện. Bà Nhu đã ở đấy nhiều năm, nên rất nhiều người lầm tưởng rằng Bà đã tá túc ở một tu viện Công giáo trong khoảng thời gian dài.

    Người con trai thứ hai là Ngô Đình Quỳnh cũng đã trên 50 tuổi, tốt nghiệp trường E.S.E.C. (École Suprrieure de l'Econmie et du Commerce) chứ không phải trường H.E.C. (Hautes Etudes Commerciales) như rất nhiều báo chí và sách vở đã sai lầm. E.S.E.C. là trường tư đào tạo các chuyên gia kinh tế và tài chánh cao cấp, có học trình gay gắt và học phí rất cao. Sinh viên được nhận vào học trường này phải vượt qua những cuộc thi cử cam go và sau khi tốt nghiệp được các cơ quan kinh tế và tài chánh trên toàn thế giới trọng vọng . Khi Ngô Đình Quỳnh hoc trường này Bà Nhu đã không đủ khả năng trả học phí nên phải làm giấy xin nợ tiền học. Hiện ông Quỳnh làm đại diện thương mại cho một số công ty Hoa Kỳ ở Bruxelles, thủ đô nước Bỉ. Ông Quỳnh không lập gia đình. Bà Nhu cười nói "Ông Quỳnh giống Bác", hàm ý sống độc thân như Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Đang lúc tôi nói chuyện với bà Nhu thì một thiếu nữ người Pháp gõ cửa bước vào với một xấp hình trên tay. Cô bé 17 tuổi này vừa trở về sau chuyến đi làm công việc thiện nguyện giúp các thanh nữ Phi Luật Tân bị bệnh AIDS. Tất cả chi phí cho chuyến đi của cô bé này do ông Ngô Đình Quỳnh đài thọ. Cô bé có những lọn tóc mầu hạt dẻ khoe những tấm hình chụp chung với các nạn nhân của căn bệnh thời đại và ước mong sẽ được trở lại thủ đô của nước Phi Luật Tân để tiếp tục công viêc bác ái. Bà Nhu nói ông Quỳnh sống đạm bạc và rất tích cực trong những hoạt động từ thiện, nên ước vọng của cô bé chẳng phải là một giấc mơ.

    Cô con gái út Ngô Đình Lệ Quyên có bằng tiến sĩ Luật từ trường đại học Roma. Lệ Quyên là một luật gia ngành Công Pháp rất nổi tiếng, nhưng chỉ được mời thỉnh giảng và tham luận ở phân khoa Luật của đại học Roma mà thôi. Lý do đơn giản là Lệ Quyên không chịu vào quốc tịch Ý. Luật lệ nước Ý không cho phép những người không có quốc tịch được quyền giảng dậy một cách chính thức trong học trình. Lệ Quyên thường xuyên được mời dự các hội nghị quốc tế và có nhiều bài tham luận xuất sắc làm sửng sốt các "cây đại thụ" của ngành công pháp thế giới. Lệ Quyên có chồng là người Ý, nhưng đứa con trai 7 tuổi lại chính thức mang họ mẹ trên giấy tờ hộ tịch. Bà Nhu hãnh diện nói tên cháu bé là Ngô Đình Sơn, một tự hào dòng họ hay là sự gìn giữ gốc rễ gia tộc.

    Mỗi buổi sáng sớm, bất kể thời tiết, Bà Nhu đều "xuống đường" đi bộ chừng độ 10 phút đến nhà thờ Saint Léon dâng thánh lễ hằng ngày. Cũng tại ngôi thánh đường này, lần đầu tiên vào tuần lễ đầu tháng 11 năm 2001, Bà Nhu tổ chức lễ tưởng niệm Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Thông thường sau thánh lễ Bà ở lại giúp dọn dẹp nhà thờ và xếp đặt trưng bày hoa nến. Ngày chủ nhật Bà phụ trách dậy lớp thánh kinh cho các trẻ nhỏ. Bà gia nhập đạo Công giáo khi lập gia đình, nhưng lúc thiếu thời được giáo dục trong các trường Công giáo, nên có thể nói là Bà đã lớn lên và trưởng thành trong tín lý của đạo Chúa. Trong câu chuyện, Bà Nhu nhiều lần biểu lộ Đức Tin tuyệt đối nơi sự an bài của Đấng Tối Cao. Khi nghe tôi nói có thân nhân đang bị bệnh và rất muốn trở về Mỹ sớm hơn, Bà Nhu đi vào phòng làm việc lấy cho tôi một tượng ảnh Đức Mẹ Maria đúc bằng kẽm to hơn đồng một xu Mỹ kim. Bà nói mang tượng ảnh về cho bệnh nhân thì Đức Mẹ sẽ cứu giúp và chữa khỏi. Tôi nghĩ là vì có Đức Tin mạnh mẽ như vậy nên Bà đã vượt qua được bao cơn sóng gió ba đào mà sống mạnh khỏe đến ngày nay.

    Trên đường từ nhà thờ về Bà Nhu cũng thỉnh thoảng ghé lại tiệm bán hoa và cây cảnh, mua vài bông hoa hay một chậu cảnh trang hoàng trong nhà. Ít khi Bà phải nấu nướng vì ăn rất ít và những bà bạn người Pháp thường mang đồ ăn đến cho, nên cũng chẳng bận rộn gì việc bếp núc. Trước kia tôi nghe có người nói Bà Nhu chỉ ăn qua loa, hai ba lần một tuần. Tôi nghĩ là nếu ăn uống như vậy thì làm sao mà... thở được. Bây giờ tôi nghe chính Bà Nhu nói "hai ngày nay tôi chưa ăn gì cả, vì tôi không ăn nên không có bệnh". Các vị tu sĩ Ấn Độ giáo rất ít khi ăn uống nhưng người nào cũng mạnh khỏe và sống lâu trăm tuổi. Ở các nước Âu Mỹ đa phần người ta chết vì ăn chứ có ai chết vì đói.

    Bà Nhu hầu như không đi sắm sửa quần áo giầy dép. Mỗi năm một bà bạn người Nhật gởi qua cho vài cái áo kimono đủ mặc trong nhà, có việc đi đâu thì mặc mấy cái quần áo cũ cũng còn tạm được. Nói đến quần áo, Bà có vẻ đăm chiêu "ở Sàigòn nóng quá nên tôi mặc áo dài hở cổ, Tổng Thống không bằng lòng". Chiếc áo dài hở cổ được đặt tên là"kiểu áo Bà Nhu" đã một thời là "mốt" của các thiếu nữ Sài Gòn và cũng là một đề tài xôn xao của những người vô công rồi nghề. Bà kể chuyện trước kia phải đại diện chính phủ tiếp đón phu nhân các vị quốc khách, mà chẳng có đến một món trang sức nên thấy thiếu sót. Nhân có bà vợ một ông bộ trưởng muốn bán mấy món đồ trang sức làm bằng đá đỏ (ruby), Bà Nhu có trình và xin Tổng Thống số tiền sáu ngàn đồng bạc VN để mua lại. Tổng Thống nghe lời giãi bầy cũng hợp lý nhưng yêu cầu người bán phải viết một tờ giấy biên nhận, với đầy đủ lai lịch của những món đồ trang sức này. Bà Nhu nói đó là lần duy nhất Tổng Thống cho tiền và cũng chẳng còn nhớ những đồ trang sức đó bây giờ thất lạc nơi đâu.

    Trong lúc nói chuyện, thỉnh thoảng Bà Nhu cũng đề cập đến những diễn biến chính trị, kinh tế và xã hội toàn cầu. Bà có những phân tích, lượng giá vấn đề một cách chi tiết và hợp lý đồng thời đưa ra những kết luận làm người nghe dễ dàng bị thuyết phục. Điều này chứng tỏ tuy sống khép mình trong một căn phòng nhỏ bé nhưng Bà vẫn theo dõi thời cuộc một cách cẩn thận. Bà vẫn còn giữ những liên lạc cần thiết với giới ngoại giao quốc tế trong một giới hạn cẩn trọng. Nhớ lại Phong Trào Phụ Nữ Liên Đới năm xưa, Bà nắm hai tay trước mắt nhìn lên trần nhà nói bằng tiếng Pháp "phụ nữ phải được giải phóng, phụ nữ phải được tôn trọng". Giấc mơ của Bà là người phụ nữ phải có chỗ đứng và tiếng nói trong xã hội. Ước vọng của Bà là người phụ nữ phải có những cơ hội thuận tiện để thăng tiến trong mọi lãnh vực của đời sống. Tiếng nói của Bà rõ ràng , chắc nịch, lên xuống với những cảm xúc làm người nghe rất dễ bị lôi cuốn rồi nhiệt tình ủng hộ.

    Trong cả một buổi chiều, lúc nói chuyện này và đột nhiên nói sang chuyện khác nhưng Bà không hề đả động gì đến nước Mỹ mặc dầu Bà biết tôi đến từ một tiểu bang ở vùng Tây Bắc nước Mỹ. Nhiều người nói Bà Nhu căm thù Mỹ lắm, vì những sai lầm trong chính sách đối với VN và nhất là đối với Đệ Nhất Cộng Hòa VN. Vào những ngày tháng cuối năm 1963, cả thế giới đã kinh ngạc nghe và nhìn Bà Nhu mạt sát nước Mỹ và những nhà lãnh đạo của siêu cường này ở tại một địa điểm chỉ cách Tòa Bạch Ốc một quãng đường. Tôi nghĩ là Bà đã không còn mang những "hận thù" đó trong tim óc nữa và thực sự muốn quên hết để mọi chuyện nhẹ nhàng đi vào lịch sử. Bà kể chuyện vào mùa Xuân năm 1975, hệ thống truyền thanh NBC của Mỹ có xin phỏng vấn trong 30 phút. Lý do Bà chấp nhận lời yêu cầu của NBC và đòi mười ngàn (10,000) Mỹ kim thù lao cộng với hai vé máy bay khứ hồi hạng nhất Paris - Washington DC, vì lúc đó Lệ Quyên rất nhớ và muốn đi gặp ông bà ngoại. Bà Nhu không có tiền trang trải cho chuyến đi, nhưng vì thương con nên bằng lòng trả lời cuộc phỏng vấn để có tiền đưa con gái đi gặp Ông Bà Trần Văn Chương ở thủ đô của nước Mỹ. Đối với một tổ hợp truyền thông to lớn như NBC thì những điều kiện đó thật quá nhỏ bé và họ đã vội vàng thực hiện cuộc phỏng vấn. Đó là lần duy nhất Bà đi Mỹ và cũng là lần duy nhất Bà tiếp xúc với giới truyền thông quốc tế sau năm 1963. Ngoài ra, Bà chưa từng gặp gỡ hoặc tiếp xúc với báo giới Việt ngữ dưới bất cứ hình thức nào.
    Trong quá khứ, đã có vài tờ bào ở Đức quốc và California đăng tải bài phỏng vấn Bà Ngô Đình Nhu. Tất cả những bài "phỏng vấn" đó đều là những ngụy tạo mà độc giả rất dễ dàng nhận ra tính chất giả dối và bịa đặt của người viết.

    Bà Nhu cũng không nói gì về vụ phản loạn 1.11.1963 và những người được ngoại bang thuê mướn sát hại chồng Bà. Tôi có nói xa gần đến đám quân nhân phản loạn để dò xét phản ứng của Bà, nhưng không trông chờ ở một sự tức giận thường tình của một con người, vì thời gian đến gần 40 năm cũng đã làm nguôi ngoai cơn thịnh nộ. Bà có vẻ buồn, nhìn qua khung cửa sổ nói một cách nhỏ nhẹ bằng tiếng Anh "đó là một bọn ngu dốt".

    Đồng hồ chỉ tám giờ rưỡi tối. Những ngọn đèn của Paris kết nối làm thành một biển ánh sáng và thành phố đã bắt đầu đi vào cuộc sống ban đêm. Hơn sáu giờ đồng hồ ngồi nói chuyện, tôi đã uống hết hai ly nước bưởi to nhưng tuyệt nhiên không thấy Bà Nhu uống một chút nước nào. Tôi sợ ngồi lâu quá Bà sẽ mệt mỏi, nhưng thực sự thì chính tôi là người đã thấm mệt. Bà Như không tỏ ra mệt mỏi, hay có một dấu hiệu nào biểu hiện sự rã rời sau một buổi chiều dài chuyện trò. Trước khi tôi xin cáo từ Bà Nhu có nói đến cuốn sách của Bà. Theo chỗ tôi được biết thì cuốn sách này sẽ được phát hành cùng một lúc tại nhiều nơi trên thế giới bằng bốn thứ ngôn ngữ: VN, Anh, Pháp và Ý. Bà viết bằng tiếng Pháp và tự dịch sang tiếng Anh và Ý. Bản dịch tiếng Việt đang trong giai đoạn nửa chừng. Cũng vì vậy mà tôi hạn chế bài viết này trong một kích thước vừa đủ, những gì độc giả muốn biết, hay những gì gọi là "bí mật lịch sử" sẽ rất có thể được nói đến hoặc phân giải trong cuốn sách mà rất nhiều người chờ đợi. Tôi chợt nghĩ đến "ông tướng phường chèo" Nguyễn Khánh. Ông này đi đến đâu cũng cầm cuốn vở học trò huyênh hoang có nhật ký của Bà Nhu trong tay. Tôi nghĩ rất có thể Ông này lượm được cuốn vở Bà Nhu ghi chép những chuyện vụn vặt của một người nội trợ trong gia đình như hôm nay đi chợ cần phải mua những món gì, đến bao giờ thì phải đóng tiền trường cho con... Ngoài ra chẳng có gì đáng nói tới hay có một giá trị gì cả. Tôi cũng không hiểu được lý do tại sao khi bị đuổi ra khỏi nước mà đương sự còn ôm theo "báu vật" đó để làm gì. Đặt trường hợp "báu vật" đó mang lại danh vọng và lợi lộc hoặc là một thứ vũ khí để để mạt sát nhục mạ Bà Nhu thì chắc chắn độc giả đã được đọc từ lâu rồi.

    Tôi bước ra chỗ thang máy để xuống phố lang thang với người Paris, mà trong lòng xôn xao niềm vui, vì không ngờ một "bà cụ" gần 80 tuổi đã vật vã với bao sóng gió phũ phàng của cuộc đời mà lại còn có một sức khoẻ thật sung mãn, trí óc minh mẫn đến như thế. Ở vào tuổi đời như vậy mà còn giữ được thể chất và tinh thần trong một tình trạng gần như lý tưởng thì thật là hiếm có. Bà Nhu đã thực sự lánh xa những tục lụy phù phiếm của trần gian. Bà sống trong hơi thở nhịp tim của đời sống tận hiến và phó dâng với niềm cậy trong tuyệt đối với sự quan phòng của Đấng Tạo Hóa.
    Tôi cầu chúc Bà luôn mạnh khỏe, an vui.




    Vài tin ngắn về lai lịch bà Nhu (tiếng Anh)
    Tran Le Xuan (Beautiful Spring) was born in 1924, the second of their three children, they had settled in Hanoi. During the 1930s, she reputedly had a series of lovers including the handsome Ngo Dinh Nhu, just back from France and employed by Hanoi’s National Library. In 1943, Nhu would marry Tran Le Xuan, making her "Madame Nhu" and moving her from Hanoi to a villa in Dalat, a mountainous "hill station" city north of Saigon. There, they would start their family of four children. At marriage, Le Xuan had transferred her religious affiliation from Mahayana Buddhism to Roman Catholicism, her husband’s religion.



    ST
    VTTT

  2. #2
    Junior Member
    Join Date
    Oct 2009
    Posts
    1

    Default Re: Bà Ngô Đình Nhu - Trương Phú Thứ

    Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Đệ I VNCH sai lầm tự diệt vì dung dưỡng Gián điệp Việt Cộng nằm vùng, nhưng lại triệt hạ 3 tiềm lực chống Cộng vô giá ở Miền Nam !


    Trích trong " Việt Nam Ba Mươi Năm Máu Lửa "
    của GS. Cao Thế Dung xuất bản tại Hoa Kỳ 1991

    ( từ trang 480 => 497 )
    ...................................................................... ...............
    Bộ Quốc Phòng do Trần Trung Dung, Bộ trưởng Phụ Tá, chủ trương tổ chức " đốt lon Pháp " là một sai lầm, một hành động " trẻ con ". Hậu quả là đã gây nên một " tai họa ngoại giao " : Pháp đoạn tuyệt mọi liên hệ về tình báo với chính phủ VNCH. Hàng trăm cán bộ tình báo của Cộng sản xâm nhập vào cả An Ninh Quân Đội, Báo Chí, Cảnh Sát Công An và kể cả đảng Cần Lao do hậu quả Pháp đã đem tất cả hồ sơ mật về nước.
    Điển hình như nhóm Đông Nam Á Vụ của Cộng sản về đấu thú Pháp ở Hà Nội năm 1952. Pháp dùng làm gián điệp đôi; năm 1955 nhóm này đã len lỏi vào nhiều lãnh vực hoạt động ở Miền Nam, vào cả ngành an ninh tình báo của chính phủ Ngô Đình Diệm. Điển hình như nhóm Ca Dao, nhóm Phan Nghị ( Ký giả ) và nhiều nhóm khác trong đó có Phạm Xuân Ẩn- lúc ấy còn là một cán bộ cấp thấp nhưng đã là nhân viên tình báo 2 mang làm cho Phòng Nhì Pháp từ năm 1950. Cử Nguyễn Ngọc Lễ làm Tổng Giám Đốc Công An là một sai lầm khác tai hại nghiêm trọng. Lễ xuất thân hạ sĩ quan Binh đoàn Pháp, bản chất võ biền và lỗ mãng. Lễ không biết gì về tình báo. Lúc Lễ về tiếp nhận Tổng Nha thì bao nhiêu hồ sơ mật đã biến mất, một trong mấy tay lành nghề tình báo thì Lễ không dùng, Bùi văn Nhu vốn là " con cưng " của Mật Thám và Phòng Nhì Pháp, Nhu được Cộng Sản khéo léo móc nối từ năm 1956 dưới thời Nguyễn Ngọc Lễ. Những tay giỏi nghề từ Miền Bắc vào Nam thì bị đẩy đi tỉnh xa hoặc không được dùng. Một lỗ hổng lớn trong ngành an ninh tình báo từ lúc Lễ làm Tổng Giám Đốc kéo dài cho đến thời Phạm Xuân Chiểu, một tướng lãnh duy nhất người Bắc thuộc Quốc Dân Đảng, có học, con cháu lớp Văn Thân Cách Mạng, nhưng ông tướng
    này không chuyên nghề trong lúc mặt trận tình báo phải là ưu tiên hàng đầu.
    Tình báo Cộng sản xâm nhập từ lỗ hổng to lớn trong suốt 3, 4 năm. Đầu não của Ngân Hàng Việt Nam lại là một ổ tình báo Cộng sản, một tay kế toán thân tín của Nguyễn Cao Thăng là tình báo Cộng sản, 2 tên "nội dịch" trong văn phòng " Cố Vấn chỉ đạoMiền Trung Ngô Đình Cẩn lại là tình báo sau được đồng hóa làm trung sĩ Địa Phương Quân rồi biệt phái làm cho tướng Lê Văn Nghiêm lúc ông Nghiêm làm Tư lệnh Quân Khu I.
    Hệ thống phát hành sách báo trước Genève 54, Phòng Nhì Pháp kiểm soát khá chặt chẽ nhờ " nghệ thuật " phóng tài hóa thu nhân tâm nhưng đầu năm 1955, những tay Cộng sản làm " chỉ điểm 2 mang " cho Pháp, được rảnh tay và họ thực sự nắm ngành phát hành cũng như ngành cải lương, từ soạn giả đến anh kéo màn sân khấu.
    Mặt trận tình báo đã mở ra từ sau Genève 54, chính phủ Ngô Đình Diệm đã bất lực mặt trận này cho đến 2,3 năm sau. Chính vì vậy, chính quyền đã không biết rõ những ai với cái đuôi dài sau nhóm Nguyễn Hữu Thọ, Mã thị Chu, Huỳnh Tấn Phát và Nguyễn văn Hiếu. lẽ tự nhiên cái đuôi sau mấy tay mặt nổi này mới quan trọng.
    Huỳnh văn Trọng trước hết là một đảng viên Việt Nam Quớc Dân Đảng gia nhập Đảng năm 1945 tại Hà Nội, sau bỏ Đảng và làm cho Phòng Phản Gián Pháp từ năm 1950. Cuối năm 1954, Trọng ở lại Sài Gòn, Cộng sản móc nối với Trọng vào thời gian này cũng như Đinh văn Đệ, Trần Ngọc Châu, Phạm Ngọc Thảo, đều là dân tình báo được Cộng sản cài vào chính quyền Miền Nam một cách tinh vi. Theo giới tình báo, sau Genève 54, Cộng sản đã để lại ở Sài Gòn 50 triệu ( hối suất lúc ấy là 35 đồng ăn một Mỹ kim ) để tiếp tục gây dựng cơ sở kinh tài để kinh tài nuôi tình báo. Vì sai lầm của Việt Nam Cộng Hòa đã không thu dụng được giới chỉ điểm 2 mang và chuyên viên tình báo của Phòng Nhì Pháp nên Cộng sản nhờ sẳn tiền đã kết nạp được giới này. Cộng sản không kết nạp vào Đảng mà đem vào các cơ sở kinh doanh của tư nhân và Đảng qua " tư nhân " góp vốn như hãng tàu chuyên chở Nguyễn văn Bửu và kể cả OPV của Nguyễn Cao Thăng sau này, nhất là cơ sở kinh doanh của nhóm Nguyễn Trung Thành và Ngân Hàng Việt Nam mà Nguyễn văn Diệp là điển hình. Diệp đã từng cộng tác với Pháp trước 1954 đồng thời hoạt động cho Cộng sản. ột sai lầm khác nghiêm trọng của chính quyền Ngô Đình Diệm là làm mất đi 3 iềm lực chống Cộng vô giá : Ở Miền Trung, Việt Nam Quốc Dân Đảng cầm súng chống lại chính quyền; ở Miền Nam, Cao Đài một phần bất hợp tác rút ra bưng trong hoàn cảnh bất đắc dĩ phải hợp tác với Cộng sản, một phần quan trọng khác, chủ lực là lực lượng Cao Đài Liên Minh Trình Minh Thế tuy đã về hợp tác với chính quyền nhưng từ đầu năm 1956, lực lượng này bị phân tán và
    đem ra Miền Trung, cuối cùng tan rã cả một binh đoàn thiện chiến về lối đánh du kích, đã quen với vùng rừng núi Tây Ninh ; ở miền Tây, lực lượng Hòa Hảo Lê Quang Vinh bị quân chính phủ đánh tan. ngày 13.4.1956, Liên Đoàn Bảo An rần Quốc Tuấn bắt được Ba Cụt, được thưởng 1 triệu đồng; gần ba tháng sau, ngày 6.7.1956 toàn lên án tử hình Ba Cụt . Vị tướng 32 tuổi đầy mưu trí và yêu nước này đã bị hành quyết vào ngày 13.7.1956, gây nên sự căm phẩn sâu xa trong tập thể gần 3 triệu tín đồ Hòa Hảo ở Miền Tây. Chính quyền có thể loại Trần văn Soái, Lâm Thành Nguyên, nhưng loại lực lượng Hòa Hảo Lê Quang Vinh không những là sai lầm nghiêm trọng mà còn là một tội đối với lịch sử. Riêng lực lượng Hòa Hảo Nguyễn Giác Ngộ được coi là một lực lượng quốc gia thuần túy chống cả Pháp lẫn Cộng, có kỷ luật nghiêm minh, với trên 2000 quân đã quen với địa hình địa vật Miền Tây và lối đánh du kích và chống du kích thì cũng như lực lượng Trình Minh Thế, bị phân tán đem ra Miền Trung, cuối cùng bị tan rã. Nếu chính quyền duy trì được hai lực lượng này thì tình trạng ở Miền Tây và Miền Đông đã không bị du kích Cộng sản tái hoạt động làm ung thối ngay giữa năm 1957 là năm cực thịnh của chế độ Ngô Đình Diệm. Mất lực lượng võ trang Trình Minh Thế là một thiệt hại to lớn; với trên 2500 quân, năm 1952, lực lượng yêu nước này đã mở rộng địa bàn hoạt động khắp Miền Đông và lan tới Miền Tây, phát triển lối đánh du kích và đặc công. Lúc nghe tin tướng Thế bị bắn chết tại trận, theo Lansdale , người đang ngồi nói chuyện với ông Diệm , thì ông Thủ tướng bàng hoàng và chảy nước mắt. Lansdale nói với Shaplen :
    " Đây là lần duy nhất mà tôi thấy ông bộc lộ tình cảm ". Nhưng chỉ một năm sau, lực lượng của tướng Thế bị chia cắt, đẩy ra khỏi Miền Đông và đưa lên Cao nguyên hoặc ra giới tuyến. Miền Trung đen tối hơn, lực lượng Đại Việt võ trang ly khai ở Ba lòng . Quảng Nam, Quảng Ngãi là hai tỉnh với trên 2000 đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng võ trang lại ly khai, lập chiến khu chống lại chính quyền. Năm 1956, Việt Nam Quốc Dân Đảng trở về hợp tác, tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn lại bị chính quyền đàn áp. Qua phong trào nhân dân tố Cộng, chính đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng lại bị phong trào này chụp mũ là Cộng sản. Thật vậy, phong trào tố Cộng từ năm 1956 đã trở thành đen tối ở Miền Trung. Hàng vạn người bị bắt nhưng đa số là lương dân vô tội, hoặc đảng viên Việt
    Nam Quốc Dân Đảng hoặc bị trả thù cá nhân. Phong trào tố Cộng trở thành cơn bảo tố ở nông thôn nhất là từ Phú Yên trở ra. Sau 10 tháng phát động phong trào, chính quyền Ngô Đình Diệm tuyên bố là đã đưa về với chính nghĩa Quốc Gia được 100 ngàn cựu cán bộ Việt Minh và đã tiêu diệt được ảnh hưởng của Cộng sản trong 9 năm trước. Thực tế không phải vậy. Cán bộ Cộng sản đã len lỏi vào phong trào và xâm nhập ngay từ văn phòng Bộ trưởng Thông Tin Trần Chánh Thành để lèo lái phong trào tố Cộng, mô phỏng y như cách thức Cộng sản tố địa chủ và trí phú ở Miền Bắc.
    Tổng thư ký Bộ Thông Tin là cán bộ Cộng sản nằm vùng, tức Trần Thúc Linh, sau này với cái dù thẩm phán, Trần Thúc Linh tiếp tục hoạt động cho Cộng sản cho đến năm 1975. Do đó, phong trào tố Cộng với kết quả trái ngược hẳn lại, chỉ đẩy lương dân về phía Cộng sản, giới Quốc Gia thì trở thành thù địch của chính quyền. Điển hình như ở Phú Yên, hàng trăm người thuộc Đại Việt Quốc Dân Đảng đã bị bắt bị tra tấn và giam cầm, các em và cháu của lãnh tụ Trương Tử Anh đã bị đánh đập tàn tệ bị bỏ tù chung với Cộng sản đến sau năm 1963. Năm 1957, Cộng sản vẫn còn yếu, nên dù nổ lực thế nào Cộng sản vẫn không gây được một phong trào nhân dân đứng lên đòi Tổng tuyển cử sau khi Ngô Đình Diệm bác bỏ. Trước đây nông thôn chỉ biết có Hồ Chí Minh, nay thì Ngô Đình Diệm thay thế và triệt để chống Cộng. Háng trăm ngàn cán bộ Việt Minh đã thực tâm hồi chánh và cộng tác với chính quyền song từ phong trào chống Cộng lại loại bỏ các thành phần đảng phái Quốc Gia, Cao Đài, Hòa Hảo. Chính quyền Ngô Đình Diệm mất quần chúng ở cả nông thôn lẫn thành thị. Hàng trăm đảng viên Đại Việt, Duy Dân, Việt Nam Quốc Dân Đảng đã bị đem nhốt chung với Cộng sản, hồ sơ cá nhân biến thành hồ sơ Cộng sản trong khi một số cán bộ Cộng sản trá hình đầu thú lại được trọng
    dụng và chính thành phần này đã " chỉ điểm " cho chính quyền bắt lương dân hay giới quốc gia chống Cộng mà chúng chụp mũ cho là Cộng sản.
    Từ năm 1957, những Phạm Ngọc Thảo, Phạm Xuân Ẩn, Cao Dao đã
    thành cong trong công tác nằm vùng trong ngành tình báo của chính quyền Ngô Đình Diệm từ cơ sở thượng tầng đến tỉnh và quận.
    Sai lần nghiêm trọng khác của chính quyền Ngô Đình Diệm là ngày 5.10.1955, nghe lời tướng Cao Đài Nguyễn Thành Phương, đã đem quân xâm nhập Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh tước khí giới đạo Hộ Vệ Quân của Hộ Pháp Phạm Công Tắc, lại cho báo chí của chính quyền và kể cả đài phát thanh bôi nhọ Phạm Công Tắc như một người dâm ô, Việt gian tay sai Pháp. Hộ Pháp Phạm Công Tắc phải lưu vong qua Nam Vang, ít nhất 3 hệ phái lớn của Cao Đài đã liên minh với Cộng sản trong giai đoạn CÙNG ĐƯỜNG mà theo Douglas Pike thì 10 trong 11 giáo phái đã theo Cộng sản, chỉ còn một hệ phái cộng tác với chính quyền để bảo vệ Tòa Thánh Tây Ninh.
    Chế độ Ngô Đình Diệm đã dùng luật pháp và Tòa án để trị dân và đặc biệt dùng Tòa án để chống Cộng sản song chính lại là cách làm cho Cộng sản tạo được cơ hội tuyên truyền và lấy lòng dân trong khi đối với các đảng phái đối lập thì Tòa án lại trở thành công cụ đàn áp " đập đổ những kẻ chống đối chế độ bất cứ bằng hình thức nào. Còn các cơ quan ngôn luận dù có muốn vươn mình lên để nói tiếng nói tự do cũng không được. Họ bị ràng buộc mọi mặt . Muốn sống thì phải chiều ý nhà cầm quyền ( Hồi ký Trần Tương ). Muốn chống Cộng thì phải làm y như Cộng, đó là chủ trương hết sức sai lầm của Bộ Thông Tin dưới thời Trần Chánh Thành và Trần Thúc Linh. Suy tôn Ngô Tổng Thống như kiểu Cộng sản suy tôn Bác Hồ đã làm cho ông Tổng Thống trở thành hình ảnh nhàm chán. Giai đoạn 1946-1952, nghĩa là trước vụ Cộng sản đấu tố, Hồ Chí Minh đã rất thành công khi đi vào lòng quần chúng ở mọi giới, nhất là giới trẻ. Ông Hồ đi vào quần chúng bằng hai chử " Bác Hồ ", đơn giản với đôi dép quai râu, chiếc quần
    nâu rộng ống, nhiều khi xắn cao qúa gối.. Ông Diệm đã không thành công khi đi vào quần chúng, nhất là quần chúng nông thôn, với một bộ đồ lớn trắng tinh, tay cầm chiếc ba-tông hoặc ngồi trong xe lướt nhanh trên đường phố trống vắng với từng đoàn xe hộ tống. Đường Công Lý có lúc phải gián đoạn 3, 4 giờ để dẹp đường chờ đoàn xe Tổng Thống từ Tân Sơn Nhất về Dinh. Đầu năm 1957, Cộng sản bắt đầu phản công bằng chiến dịch ám sát các viên chức xã ấp và cựu kháng chiến trở về hợp tác với chính quyền . Con số chính quyền qua Bộ Thông Tin đưa ra vào dịp kỷ niệm lễ Song Thất 7.7.1954 là 42.760 người đã bị Cộng sản ám sát, thủ tiêu dưới nhiều hình thức khác sau Hiệp Định Genève, song đây là con số không có bằng cớ khả tín. Ước lượng từ một tỉnh tân lập như Kiến Phong thì con số cán bộ xã ấp và cựu kháng chiến bị Cộng sản sát hại đã lên rất cao. Hàng trăm điệp viên hữu hạng của Cộng sản từ Bắc được gửi vào Nam sau Hiệp Định Genève. Số điệp viên này thuộc Phòng Đông Nam Á Vụ và Phản Gián, hầu
    hết đã có kinh nghiệm hoạt động nội thành, chia nhau xâm nhập qua nhiều đường giây thuộc nhiều lãnh vực. Phan Nghị thì hành nghề ký giả sau len lỏi vào làm cho tờ Ngôn Luận và Chính Luận ( sau 1963 ); Vũ Ngọc Nhạ len lỏi vào Công Giáo phía Linh Mục Hoàng Quỳnh; Nguyễn văn Lương, giáo viên tư thục ở Nam Định là kẻ đã móc nối Vũ Hânh ( 1964 ) cùng Vũ Hạnh xuất bản tạp chí Tin Văn và sau bí mật cộng tác với Thế Nguyên, tạp chí Trình Bày . Cao Dao nối kết với Phạm Xuân Ẩn ... Về tình báo, cao cấp nhất cài trong chính quyền thì trao cho Phạm Ngọc Thảo với một ám số đặc biệt và luôn luôn thay đổi. Phạm Ngọc Thảo bây giờ đã về đầu thú chính quyền Ngô Đình Diệm cùng với nhóm Kiều Công Cung và được Giám Mục Ngô Đình Thục đỡ đầu vì Thảo và Cung là Công giáo thuộc địa phận Vĩnh Long. Thảo được đồng hóa với cấp Trung Tá và làm việc trực tiếp với văn phòng Cố Vấn Chính Trị Ngô Đình Nhu... Vào giữa năm 1958, Xứ ủy Nam Bộ quyết định thành lập Bộ Tư Lệnh Miền Đông, khởi đầu với 4 đại đội, một đại đội đặc công với 75 đội viên; Liên đại đội C-1000 hoạt động tại Tây Ninh, nơi không còn bóng dáng Cao Đài nên lực lượng Miền " tự tung tự tác ". Bộ Tư Lệnh Miền thành lập khu B tức Dương Minh Châu thuộc tỉnh Tây Ninh, chiến khu A từ Mã Đà đến Bù Cháp, Thủ Dầu Một. Ngày 10-8-1958, Liên đại đội tỉnh Tây Ninh ( từ đây gọi là Việt Cộng ) tấn công quận Dầu Tiếng. Theo tài liệu của Việt Cộng, trận này " diệt 200 tên, bắt 30 tên, thu 200 súng tự động, sau đó đánh lui một tiểu đoàn đến tiếp viện cho Dầu Tiếng ". Theo tài liệu Việt Nam Cộng Hòa ( từ đây gọi là Nam Việt Nam ), " quận Dầu Tiếng tuy bị đánh bất ngờ trong lúc cả nước đang thanh bình song đã chống trả kịch liệt với quân số 67 Bảo An và Dân Vệ, Việt Cộng để lại 17 xác. Cuộc truy
    lùng vào mấy ngày kế tiếp, bắt được 4 cán binh Việt Cộng bị thương nằm điều trị trong ba nhà phu đồn điền cao su. Ngày 20-10-1958, đại đội đặc công Việt Cộng từ chiến khu D tấn công trụ sở phái bộ Quân Sự Mỹ ( MAAG ) ở Biên Hòa, mở màn cho các trận đặc công kế tiếp. Biệt Động Đội và Đặc Công là binh chủng thuần phục của Việt Minh trước đây. Thời nhà Trần kháng Mông Cổ có du quân mà Binh thư Trần Hưng Đạo đã
    đề cập. Đây là thứ quân biệt kích đặc biệt đánh trong lòng địch. Trần Hưng Đạo lại lập đạo phẫn quân ( lính quyết tử ) tuyển trong các hàng tội đồ xin lập công chuộc tội. Còn Việt Cộng thì tuyển lớp thanh niên thuộc gia đình tử sĩ hay có nợ máu với phe Quốc Gia trước đây. Du Quân và Phẫn Quân của nhà Trần đánh hậu tuyến địch theo lối hiệp đồng quyết tử. Cách đánh của biệt động đội thành và đặc công Việt Cộng cũng y như Du Quân và Phẫn Quân của nhà Trần. Binh pháp truyền thống của Việt Nam bao giờ cũng tìm ra cách đối kháng lại ưu thế của địch. Võ thuật Việt Nam với Hầu quyền ( tức loài hầu dùng sở trường hai tay, hai chân và sự thông minh của nó mà địch lại Hổ quyền, địch lại sức mạnh của cọp beo ) từ 36 thế biến ra 72 thế, đó là đối pháp của Binh Thư trong phép nẫm nhất, một mà cự đông, hai mươi, ba mươi. Nam Việt Nam thì không tìm ra được đối pháp và đối sách nên trong suốt cuộc chiến, đặc công và biệt động đội là ưu thế của Việt Cộng cũng như DU QUÂN và PHẪN QUÂN là ưu thế của Trần Hưng Đạo diệt quân Mông.

    Cao Thế Dung


    .....






    Quote Originally Posted by delta View Post
    Bà Ngô Đình Nhu




    Trương Phú Thứ


    Sau hơn 40 năm, đây là lần đầu tiên Bà Ngô Đình Nhu tiếp xúc với một người VN và qua cuộc chuyện trò này, chúng ta được biết một phần nào sự thực cuộc sống hiện tại của bà Ngô Đình Nhu, bài này trích từ nguyệt san Dân Chúa Mỹ Châu số 332, tháng 10/2004. Phần nhận xét xin dành cho người đọc.
    *****
    Tôi đến thăm Bà Ngô Đình Nhu vào lúc 2 giờ trưa ngày 16 tháng 3 năm 2002 tại kinh thành Paris của nước Pháp. Nắng êm dịu vừa lên sau buổi sáng ẩm ướt của những ngày đầu Xuân và Paris thì lúc nào cũng chật ních những người và xe. Thành phố có cả một kho tàng bảo vật và huyền thoại. Ở đây người đi bộ đầy đường với những tiệm ăn và quán cà phê nối tiếp chạy dài cả dẫy phố. Người Paris nhàn và ham muốn hưởng thụ, chậm chạp nhưng thon thẻ hơn người Seattle. Cuộc sống thư giãn chậm chạp của những ông Tây bà Đầm là niềm ước mơ của những người luôn phải vội vã lập cập với tốc độ từ sáng sớm đến nửa đêm ở Cali hay Texas.

    Bà Nhu ở một mình trong một đơn vị gia cư (apartment) của một tòa nhà mới xây gần tháp Eiffel. Nói là mới, để phân biệt với những chung cư san sát ở Paris đã được xây cả đến vài ba thế kỷ với những đường nét hoa văn cổ kính. Chung cư Bà Nhu ở có những nét kiến trúc đương đại giống như một cái hộp khổng lồ bằng kính, có lẽ đã được tạo dựng từ 30 đến 40 năm. Bà Nhu là sở hữu chủ hai (02) đơn vị gia cư ở trên tầng lầu thứ 11 của tòa nhà cao tầng ở khu vực có địa thế rất đẹp và đắt tiền nhất thủ đô Paris, ngay giữa cái nôi của văn hóa và chính trị thế giới. Nơi đây , một tấc đất chẳng biết giá tới mấy chục hay mấy trăm tấc vàng. Cả vùng này hầu như là nơi cư ngụ của các nhân viên và phái đoàn ngoại giao trên đất Pháp. Bà Nhu ở một đơn vị và cái thứ hai cho thuê để lấy tiền sinh sống. Đó là lợi tức duy nhất của Bà, cũng tiện tặn đủ sống và không cần nhờ vả đến các con. Bà sống ẩn dật, đi về lẻ loi thầm lặng đến nỗi một khuôn mặt quen thuộc của cộng đồng người Việt quốc gia ở Paris là cựu Trung Tướng Trần Văn Trung vẫn nghĩ là Bà Nhu sống ở bên Ý.

    Trên đường đến thăm Bà Nhu, tôi vẽ ra trong đầu óc qua hình ảnh của những chung cư đắt tiền ở New York hay San Francisco đã xem trên những tạp chí chuyên về địa ốc ở Mỹ và nghĩ là nơi cư ngụ của Bà Nhu chắc phải sang trọng lắm. Những apartment của Jacqueline Kennedy hay John Lennon ở New York và của các tay tài phiệt ở San Francisco gợi cho tôi một náo nức mong chờ. Các cụ mình ngày xưa vẫn nói "ăn cơm Tàu, ở nhà Tây" thì chắc là đã có một so sánh cẩn trọng. Tôi bước đi vội vàng với những lung linh nơi lãnh địa của giới thượng lưu. Những dòng họ quý tộc từ bao nhiêu đời cấu trúc nên vẻ hào nhoáng phong nhã của kinh thành Ánh Sáng và dân cư ngụ dù ở chân trời góc biển nào lưu lạc tới đây cũng được nhận lãnh ấn tích của người Paris.

    Chiếc thang máy nhỏ hẹp vừa đủ chỗ đứng cho một ông Mỹ quá khổ đưa tôi lên tầng 11 của tòa nhà cao tầng. Bà Nhu mở cửa đón khách trong chiếc áo kimono Nhật mầu xanh nước biển, khuôn mặt trang điểm kỹ lưỡng với giọng nói đặc Huế không vồn vã mà cũng chẳng quá lạnh nhạt. Bà Nhu sắp vào tuổi 80 nhưng rất khỏe mạnh. Bà đi đứng nhanh nhẹn, lưng thẳng, đôi mắt to và sáng. Có người nói từ năm 1963 đến nay Bà chẳng già đi chút nào. Thật ra đó chỉ là một lối nói để diễn tả sức khoẻ sung mãn của một người tuy đã nhiều tuổi đời nhưng vẫn giữ được vóc dáng linh hoạt và nét mặt không có những nếp nhăn theo thời gian. Tuy nhiên "cái già" cũng vất vưởng đâu đó trên khoé mắt vành môi. Khi Bà cười thì khuôn mặt trông rất tươi trẻ phô bầy bộ răng trắng vẫn còn đầy đủ trong tình trạng hoàn hảo.

    Chỗ ở của Bà Nhu tuy không nghèo nàn nhưng chẳng có gì đáng nói, ngay cả không bằng cái apartment mà tôi thuê mướn ở ngoại ô thành phố Seattle vào mùa Đông năm 1975 khi vừa đến Mỹ. Đơn vị gia cư của Bà Nhu rất tầm thường giống như những apartment rẻ tiền ở Mỹ với hai phòng ngủ và một diện tích nhỏ làm phòng khách. Phía tay trái lối đi từ cửa ra vào là nhà bếp. Trên tường phòng khách treo vài khung hình lớn có những tấm hình Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Đức Cha Ngô Đình Thục, Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu, cô trưởng nữ Ngô Đình Lệ Thủy và nhiều người thân tộc đã quá vãng. Khoảng trống phía bên tay phải là phòng khách có một bộ xa lông, bên cạnh kê bàn ăn với 6 cái ghế. Bộ bàn ghế này và vài cái tủ nhỏ kê ngoài phòng khách làm bằng gỗ gụ mầu đen với những nét chạm trổ VN quen thuộc. Bà Nhu cho biết trước kia thân sinh là Ông Bà Trần Văn Chương có một apartment ở Paris và những đồ đạc này được mang từ VN qua, lâu lắm rồi. Khi hai cụ thân sinh bán cái apartment đi thì cho Bà Nhu bộ bàn ăn và hai cái tủ nhỏ này. Tôi đã đọc mấy bài báo nói về khiếu thảm mỹ của Bà Nhu qua việc sắp xếp và trang hoàng Dinh Độc Lập. Giờ này được đứng ngay giữa cơ ngơi của riêng Bà mà chẳng thấy một "công trình" nào xem cho bắt mắt, có thể vì điều kiện tài chánh hay thời trưng diện của Bà đã qua.

    Đứng ở nhà bếp nhìn ra ngoài có cảm tưởng như tháp Effeil sát ngay bên cạnh khung cửa kính. Tôi tiếc thầm, phải như phòng khách mà được xếp đặt ở chỗ này thì đẹp biết bao. Ngồi đây nhâm nhi ly cà phê nhìn thiên hạ từ khắp nơi trên thế giới đổ xô đến chân tháp chờ lên thang máy nhìn cả kinh thành Paris. Ngày như đêm lúc nào cũng là hội hè đình đám. "Vui với cái vui của thiên hạ" chắc lòng mình cũng phần nào đỡ trống trảị. Có lẽ cũng vì vậy mà phòng ngủ bên cạnh nhà bếp có kê một bộ xa lông để bù đắp lại sự thiếu sót to lớn của người thiết kế khu chung cự. Phòng ngủ thứ hai là chỗ làm việc của Bà Nhu với đủ loại sách báọ. Cả đơn vị gia cư của một người sống lẻ loi một mình không có một cái giường nhỏ. Buổi tối Bà Nhu trải một cái chăn trên nền nhà, ở một chỗ nào đó trong căn hộ nhỏ hẹp để nghỉ qua đêm. Bà không ngủ trên giường nệm nên mặc dầu đã lớn tuổi mà vẫn giữ được lưng thẳng và đi đứng nhanh nhẹn mạnh dạn.

    Bà Nhu mời tôi ngồi trên một cái ghế ngay đầu bàn ăn cạnh khu phòng khách. Bà ngồi ghế đối diện, chân trái gác lên một chiếc ghế thấp hơn. Bà nói kỳ này khí hậu thay đổi bất thường nên cái chân hơi bị đau vì vết thương ngày trước. Bà Nhu bị gẫy chân trái trong vụ hai phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử ném bom Dinh Độc Lập vào ngày 27 tháng 2 năm 1962. Sau này bà đang đi bộ thì trượt chân ngã và cũng cái chân trái này bị gẫy lần thứ hai. Mặc đầu Bà không gặp khó khăn gì khi đi đứng nhưng đôi khi cũng thấy khó chịu.

    Đối với tôi đây chỉ là một cuộc thăm viếng thường tình giữa người đồng hương nơi xứ lạ. Tôi không có ý định phỏng vấn Bà Nhu và chắc chắn Bà sẽ không được tự nhiên, thoải mái khi phải đóng khung trong những câu hỏi của một cuộc phỏng vấn. Phần khác tôi cũng không muốn khơi lại những đau thương mà Bà phải gánh chịu trong cơn bão táp lịch sử và bể oan cừu cay nghiệt của cuộc đời. Tôi muốn cuộc thăm viếng không bị gò bó và trói buộc vào một chủ đề, đồng thời cũng không muốn tìm tòi những gì mà cá nhân tôi và rất nhiều người được nghe đủ loại chuyện tốt xấu về Bà mà chẳng biết hư thực ra sao, và từ những mù mờ đó đã có biết bao câu hỏi về một người đàn bà một thời xe ngựa thênh thang. Tôi muốn câu chuyện được tự nhiên và để Bà chủ động bất cứ những gì Bà muốn nói. Tôi có thể dùng những tiểu xảo của kỹ thuật phỏng vấn "gài" Bà vào những sơ hở để thỏa mãn những gì tôi muốn biết hoặc chỉ nghe đồn thổi. Tôi đã không làm như vậy vì lòng kính trọng đối vơi Bà và lương tâm ngay lành của tôi.

    Tôi mở đầu câu chuyện bằng mấy lời xã giao thông thường, kính chúc bà luôn được mạnh khỏe an vui. Bà bắt đầu nói về lai lịch nơi hiện cư ngụ. Rất nhiều người biết qua báo chí chuyện một người Pháp giầu có biếu Đức Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục một món tiền lớn và Đức Cha Thục đã cho Bà Nhu để mua một đơn vị gia cư trong tòa nhà cao tầng này và sau đó Bà dành dụm mua thêm được một đơn vị nữa. Sự thật không phải như vậy. Bà Nhu trực tiếp nhận được một số tiền rất lớn từ một vị ân nhân ẩn danh. Có tiền trong tay, Bà đã nhờ một cựu bộ trưởng thời chính phủ De Gaulle giúp mua liền một lúc hai đơn vị gia cư này. Vào những năm mà người Việt vượt biển ra đi một cách rầm rộ gần như công khai, Bà Nhu cho mấy thanh niên mới bơ vơ đến Pháp tạm trú ở đơn vị gia cư thứ hai và không lấy tiền thuê mướn hay bất cứ chi phí điện nước nào cả. Một thời gian sau những thanh niên này tìm được thân nhân hay vì nhu cầu công việc ra đi tạo lập đời sống mới thì Bà Nhu cho một nhà ngoại giao Nhật Bản thuê mướn cho đến ngày nay. Vị ân nhân tặng Bà Nhu số tiền kếch xù đó là Bà Capaci, một cư dân thành Milan nước Ý và cũng là một trong bẩy người phụ nữ giầu nhất thế giới. Bà Nhu chưa được một lần gặp vị ân nhân này và mãi đến bốn năm sau khi Bà Capaci tạ thế, Bà Nhu mới được biết tên cũng như thanh thế và sự nghiệp của người đã gia ân cho mình.

    Trên bức tường ngăn phòng khách và nhà bếp có treo tấm hình đen trắng ngôi nhà của Ông Bà Nhu ở Đàlạt, tôi kể cho Bà nghe chuyến đi về VN nhân dịp Tết Tân Tỵ, lần đầu tiên sau 26 năm vội vã ra đi lánh nạn. Tôi đã đi ĐàLạt, ghé lại thăm ngôi nhà xưa của thời trung học, bước qua đường đứng nhìn nhà Ông Bà Nhu một lúc lâu. Ngôi nhà của Ông Bà Nhu hiện không có người ở nhưng được bảo quản khá tốt, không thấy những đổ vở hoang tàn vì thời gian hay qua những biến động. Hiện nay Bà Nhu không có ý định về thăm VN mặc dầu Bà được nhà cầm quyền Hà Nội đánh tiếng cho biết là nếu Bà muốn về thì cũng chẳng có trở ngại gì. Những kỷ niệm về một nơi chốn thân thương xa xưa gợi lại miền ký ức dấu ái, Bà nói "Tôi gặp Ông Cố Vấn năm 16 tuổi, đến năm 18 tuổi thì làm đám cưới". Bà có vẻ buồn khi nói đến ngôi nhà ở Đà Lạt. Một vùng trời mộng mơ với những kỷ niệm của ngày tháng êm đềm nơi sứ sương mù vẫn còn vương vất đâu đây. Khi nói về những người con thì Bà Nhu có vẻ bằng lòng với chút hãnh diện. Tôi cố tình không hỏi gì về trưởng nữ Ngô Đình Lệ Thủy đã bị chết thảm trong một tai nạn xe cộ trên xa lộ vòng đai của Paris. Rất có thể đây là một âm mưu quốc tế còn nhiều nghi vấn chưa được sáng tỏ và tôi cũng không muốn khơi lại những kỷ niệm đau buồn để rồi những giọt nước mắt của bà mẹ lại một lần nữa ướt đẫm trên khuôn mặt đã có quá nhiều khỗ đau. Ông con trai lớn Ngô Đình Trác tốt nghiệp kỹ sư canh nông, năm nay cũng đã 55 tuổi, lấy vợ người Ý và có bốn con, ba trai một gái. Bà Nhu nói về những đứa cháu nội, con trai của Ông Trác, trong niềm vui "cao một mét tám, to lớn và đẹp trai lắm". Vợ ông Trác thuộc giòng dõi quý tộc rất giầu có. Ông Trác rất đam mê công việc trồng trọt chăn nuôi và đã chế tạo được nhiều dụng cụ nông cơ thích hợp cho việc canh tác những thửa đất nhỏ. Gia đình Ông Trác sỡ hữu một biệt thự to và rất đẹp trong nội thành La Mã. Ngôi biệt thự này có cách cấu trúc và đáng dấp như một tu viện. Bà Nhu đã ở đấy nhiều năm, nên rất nhiều người lầm tưởng rằng Bà đã tá túc ở một tu viện Công giáo trong khoảng thời gian dài.

    Người con trai thứ hai là Ngô Đình Quỳnh cũng đã trên 50 tuổi, tốt nghiệp trường E.S.E.C. (École Suprrieure de l'Econmie et du Commerce) chứ không phải trường H.E.C. (Hautes Etudes Commerciales) như rất nhiều báo chí và sách vở đã sai lầm. E.S.E.C. là trường tư đào tạo các chuyên gia kinh tế và tài chánh cao cấp, có học trình gay gắt và học phí rất cao. Sinh viên được nhận vào học trường này phải vượt qua những cuộc thi cử cam go và sau khi tốt nghiệp được các cơ quan kinh tế và tài chánh trên toàn thế giới trọng vọng . Khi Ngô Đình Quỳnh hoc trường này Bà Nhu đã không đủ khả năng trả học phí nên phải làm giấy xin nợ tiền học. Hiện ông Quỳnh làm đại diện thương mại cho một số công ty Hoa Kỳ ở Bruxelles, thủ đô nước Bỉ. Ông Quỳnh không lập gia đình. Bà Nhu cười nói "Ông Quỳnh giống Bác", hàm ý sống độc thân như Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Đang lúc tôi nói chuyện với bà Nhu thì một thiếu nữ người Pháp gõ cửa bước vào với một xấp hình trên tay. Cô bé 17 tuổi này vừa trở về sau chuyến đi làm công việc thiện nguyện giúp các thanh nữ Phi Luật Tân bị bệnh AIDS. Tất cả chi phí cho chuyến đi của cô bé này do ông Ngô Đình Quỳnh đài thọ. Cô bé có những lọn tóc mầu hạt dẻ khoe những tấm hình chụp chung với các nạn nhân của căn bệnh thời đại và ước mong sẽ được trở lại thủ đô của nước Phi Luật Tân để tiếp tục công viêc bác ái. Bà Nhu nói ông Quỳnh sống đạm bạc và rất tích cực trong những hoạt động từ thiện, nên ước vọng của cô bé chẳng phải là một giấc mơ.

    Cô con gái út Ngô Đình Lệ Quyên có bằng tiến sĩ Luật từ trường đại học Roma. Lệ Quyên là một luật gia ngành Công Pháp rất nổi tiếng, nhưng chỉ được mời thỉnh giảng và tham luận ở phân khoa Luật của đại học Roma mà thôi. Lý do đơn giản là Lệ Quyên không chịu vào quốc tịch Ý. Luật lệ nước Ý không cho phép những người không có quốc tịch được quyền giảng dậy một cách chính thức trong học trình. Lệ Quyên thường xuyên được mời dự các hội nghị quốc tế và có nhiều bài tham luận xuất sắc làm sửng sốt các "cây đại thụ" của ngành công pháp thế giới. Lệ Quyên có chồng là người Ý, nhưng đứa con trai 7 tuổi lại chính thức mang họ mẹ trên giấy tờ hộ tịch. Bà Nhu hãnh diện nói tên cháu bé là Ngô Đình Sơn, một tự hào dòng họ hay là sự gìn giữ gốc rễ gia tộc.

    Mỗi buổi sáng sớm, bất kể thời tiết, Bà Nhu đều "xuống đường" đi bộ chừng độ 10 phút đến nhà thờ Saint Léon dâng thánh lễ hằng ngày. Cũng tại ngôi thánh đường này, lần đầu tiên vào tuần lễ đầu tháng 11 năm 2001, Bà Nhu tổ chức lễ tưởng niệm Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Thông thường sau thánh lễ Bà ở lại giúp dọn dẹp nhà thờ và xếp đặt trưng bày hoa nến. Ngày chủ nhật Bà phụ trách dậy lớp thánh kinh cho các trẻ nhỏ. Bà gia nhập đạo Công giáo khi lập gia đình, nhưng lúc thiếu thời được giáo dục trong các trường Công giáo, nên có thể nói là Bà đã lớn lên và trưởng thành trong tín lý của đạo Chúa. Trong câu chuyện, Bà Nhu nhiều lần biểu lộ Đức Tin tuyệt đối nơi sự an bài của Đấng Tối Cao. Khi nghe tôi nói có thân nhân đang bị bệnh và rất muốn trở về Mỹ sớm hơn, Bà Nhu đi vào phòng làm việc lấy cho tôi một tượng ảnh Đức Mẹ Maria đúc bằng kẽm to hơn đồng một xu Mỹ kim. Bà nói mang tượng ảnh về cho bệnh nhân thì Đức Mẹ sẽ cứu giúp và chữa khỏi. Tôi nghĩ là vì có Đức Tin mạnh mẽ như vậy nên Bà đã vượt qua được bao cơn sóng gió ba đào mà sống mạnh khỏe đến ngày nay.

    Trên đường từ nhà thờ về Bà Nhu cũng thỉnh thoảng ghé lại tiệm bán hoa và cây cảnh, mua vài bông hoa hay một chậu cảnh trang hoàng trong nhà. Ít khi Bà phải nấu nướng vì ăn rất ít và những bà bạn người Pháp thường mang đồ ăn đến cho, nên cũng chẳng bận rộn gì việc bếp núc. Trước kia tôi nghe có người nói Bà Nhu chỉ ăn qua loa, hai ba lần một tuần. Tôi nghĩ là nếu ăn uống như vậy thì làm sao mà... thở được. Bây giờ tôi nghe chính Bà Nhu nói "hai ngày nay tôi chưa ăn gì cả, vì tôi không ăn nên không có bệnh". Các vị tu sĩ Ấn Độ giáo rất ít khi ăn uống nhưng người nào cũng mạnh khỏe và sống lâu trăm tuổi. Ở các nước Âu Mỹ đa phần người ta chết vì ăn chứ có ai chết vì đói.

    Bà Nhu hầu như không đi sắm sửa quần áo giầy dép. Mỗi năm một bà bạn người Nhật gởi qua cho vài cái áo kimono đủ mặc trong nhà, có việc đi đâu thì mặc mấy cái quần áo cũ cũng còn tạm được. Nói đến quần áo, Bà có vẻ đăm chiêu "ở Sàigòn nóng quá nên tôi mặc áo dài hở cổ, Tổng Thống không bằng lòng". Chiếc áo dài hở cổ được đặt tên là"kiểu áo Bà Nhu" đã một thời là "mốt" của các thiếu nữ Sài Gòn và cũng là một đề tài xôn xao của những người vô công rồi nghề. Bà kể chuyện trước kia phải đại diện chính phủ tiếp đón phu nhân các vị quốc khách, mà chẳng có đến một món trang sức nên thấy thiếu sót. Nhân có bà vợ một ông bộ trưởng muốn bán mấy món đồ trang sức làm bằng đá đỏ (ruby), Bà Nhu có trình và xin Tổng Thống số tiền sáu ngàn đồng bạc VN để mua lại. Tổng Thống nghe lời giãi bầy cũng hợp lý nhưng yêu cầu người bán phải viết một tờ giấy biên nhận, với đầy đủ lai lịch của những món đồ trang sức này. Bà Nhu nói đó là lần duy nhất Tổng Thống cho tiền và cũng chẳng còn nhớ những đồ trang sức đó bây giờ thất lạc nơi đâu.

    Trong lúc nói chuyện, thỉnh thoảng Bà Nhu cũng đề cập đến những diễn biến chính trị, kinh tế và xã hội toàn cầu. Bà có những phân tích, lượng giá vấn đề một cách chi tiết và hợp lý đồng thời đưa ra những kết luận làm người nghe dễ dàng bị thuyết phục. Điều này chứng tỏ tuy sống khép mình trong một căn phòng nhỏ bé nhưng Bà vẫn theo dõi thời cuộc một cách cẩn thận. Bà vẫn còn giữ những liên lạc cần thiết với giới ngoại giao quốc tế trong một giới hạn cẩn trọng. Nhớ lại Phong Trào Phụ Nữ Liên Đới năm xưa, Bà nắm hai tay trước mắt nhìn lên trần nhà nói bằng tiếng Pháp "phụ nữ phải được giải phóng, phụ nữ phải được tôn trọng". Giấc mơ của Bà là người phụ nữ phải có chỗ đứng và tiếng nói trong xã hội. Ước vọng của Bà là người phụ nữ phải có những cơ hội thuận tiện để thăng tiến trong mọi lãnh vực của đời sống. Tiếng nói của Bà rõ ràng , chắc nịch, lên xuống với những cảm xúc làm người nghe rất dễ bị lôi cuốn rồi nhiệt tình ủng hộ.

    Trong cả một buổi chiều, lúc nói chuyện này và đột nhiên nói sang chuyện khác nhưng Bà không hề đả động gì đến nước Mỹ mặc dầu Bà biết tôi đến từ một tiểu bang ở vùng Tây Bắc nước Mỹ. Nhiều người nói Bà Nhu căm thù Mỹ lắm, vì những sai lầm trong chính sách đối với VN và nhất là đối với Đệ Nhất Cộng Hòa VN. Vào những ngày tháng cuối năm 1963, cả thế giới đã kinh ngạc nghe và nhìn Bà Nhu mạt sát nước Mỹ và những nhà lãnh đạo của siêu cường này ở tại một địa điểm chỉ cách Tòa Bạch Ốc một quãng đường. Tôi nghĩ là Bà đã không còn mang những "hận thù" đó trong tim óc nữa và thực sự muốn quên hết để mọi chuyện nhẹ nhàng đi vào lịch sử. Bà kể chuyện vào mùa Xuân năm 1975, hệ thống truyền thanh NBC của Mỹ có xin phỏng vấn trong 30 phút. Lý do Bà chấp nhận lời yêu cầu của NBC và đòi mười ngàn (10,000) Mỹ kim thù lao cộng với hai vé máy bay khứ hồi hạng nhất Paris - Washington DC, vì lúc đó Lệ Quyên rất nhớ và muốn đi gặp ông bà ngoại. Bà Nhu không có tiền trang trải cho chuyến đi, nhưng vì thương con nên bằng lòng trả lời cuộc phỏng vấn để có tiền đưa con gái đi gặp Ông Bà Trần Văn Chương ở thủ đô của nước Mỹ. Đối với một tổ hợp truyền thông to lớn như NBC thì những điều kiện đó thật quá nhỏ bé và họ đã vội vàng thực hiện cuộc phỏng vấn. Đó là lần duy nhất Bà đi Mỹ và cũng là lần duy nhất Bà tiếp xúc với giới truyền thông quốc tế sau năm 1963. Ngoài ra, Bà chưa từng gặp gỡ hoặc tiếp xúc với báo giới Việt ngữ dưới bất cứ hình thức nào.
    Trong quá khứ, đã có vài tờ bào ở Đức quốc và California đăng tải bài phỏng vấn Bà Ngô Đình Nhu. Tất cả những bài "phỏng vấn" đó đều là những ngụy tạo mà độc giả rất dễ dàng nhận ra tính chất giả dối và bịa đặt của người viết.

    Bà Nhu cũng không nói gì về vụ phản loạn 1.11.1963 và những người được ngoại bang thuê mướn sát hại chồng Bà. Tôi có nói xa gần đến đám quân nhân phản loạn để dò xét phản ứng của Bà, nhưng không trông chờ ở một sự tức giận thường tình của một con người, vì thời gian đến gần 40 năm cũng đã làm nguôi ngoai cơn thịnh nộ. Bà có vẻ buồn, nhìn qua khung cửa sổ nói một cách nhỏ nhẹ bằng tiếng Anh "đó là một bọn ngu dốt".

    Đồng hồ chỉ tám giờ rưỡi tối. Những ngọn đèn của Paris kết nối làm thành một biển ánh sáng và thành phố đã bắt đầu đi vào cuộc sống ban đêm. Hơn sáu giờ đồng hồ ngồi nói chuyện, tôi đã uống hết hai ly nước bưởi to nhưng tuyệt nhiên không thấy Bà Nhu uống một chút nước nào. Tôi sợ ngồi lâu quá Bà sẽ mệt mỏi, nhưng thực sự thì chính tôi là người đã thấm mệt. Bà Như không tỏ ra mệt mỏi, hay có một dấu hiệu nào biểu hiện sự rã rời sau một buổi chiều dài chuyện trò. Trước khi tôi xin cáo từ Bà Nhu có nói đến cuốn sách của Bà. Theo chỗ tôi được biết thì cuốn sách này sẽ được phát hành cùng một lúc tại nhiều nơi trên thế giới bằng bốn thứ ngôn ngữ: VN, Anh, Pháp và Ý. Bà viết bằng tiếng Pháp và tự dịch sang tiếng Anh và Ý. Bản dịch tiếng Việt đang trong giai đoạn nửa chừng. Cũng vì vậy mà tôi hạn chế bài viết này trong một kích thước vừa đủ, những gì độc giả muốn biết, hay những gì gọi là "bí mật lịch sử" sẽ rất có thể được nói đến hoặc phân giải trong cuốn sách mà rất nhiều người chờ đợi. Tôi chợt nghĩ đến "ông tướng phường chèo" Nguyễn Khánh. Ông này đi đến đâu cũng cầm cuốn vở học trò huyênh hoang có nhật ký của Bà Nhu trong tay. Tôi nghĩ rất có thể Ông này lượm được cuốn vở Bà Nhu ghi chép những chuyện vụn vặt của một người nội trợ trong gia đình như hôm nay đi chợ cần phải mua những món gì, đến bao giờ thì phải đóng tiền trường cho con... Ngoài ra chẳng có gì đáng nói tới hay có một giá trị gì cả. Tôi cũng không hiểu được lý do tại sao khi bị đuổi ra khỏi nước mà đương sự còn ôm theo "báu vật" đó để làm gì. Đặt trường hợp "báu vật" đó mang lại danh vọng và lợi lộc hoặc là một thứ vũ khí để để mạt sát nhục mạ Bà Nhu thì chắc chắn độc giả đã được đọc từ lâu rồi.

    Tôi bước ra chỗ thang máy để xuống phố lang thang với người Paris, mà trong lòng xôn xao niềm vui, vì không ngờ một "bà cụ" gần 80 tuổi đã vật vã với bao sóng gió phũ phàng của cuộc đời mà lại còn có một sức khoẻ thật sung mãn, trí óc minh mẫn đến như thế. Ở vào tuổi đời như vậy mà còn giữ được thể chất và tinh thần trong một tình trạng gần như lý tưởng thì thật là hiếm có. Bà Nhu đã thực sự lánh xa những tục lụy phù phiếm của trần gian. Bà sống trong hơi thở nhịp tim của đời sống tận hiến và phó dâng với niềm cậy trong tuyệt đối với sự quan phòng của Đấng Tạo Hóa.
    Tôi cầu chúc Bà luôn mạnh khỏe, an vui.




    Vài tin ngắn về lai lịch bà Nhu (tiếng Anh)
    Tran Le Xuan (Beautiful Spring) was born in 1924, the second of their three children, they had settled in Hanoi. During the 1930s, she reputedly had a series of lovers including the handsome Ngo Dinh Nhu, just back from France and employed by Hanoi’s National Library. In 1943, Nhu would marry Tran Le Xuan, making her "Madame Nhu" and moving her from Hanoi to a villa in Dalat, a mountainous "hill station" city north of Saigon. There, they would start their family of four children. At marriage, Le Xuan had transferred her religious affiliation from Mahayana Buddhism to Roman Catholicism, her husband’s religion.



    ST
    VTTT

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts