Results 1 to 2 of 2

Thread: Phùng Hưng

  1. #1
    Senior Member delta's Avatar
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    1,697

    Default Phùng Hưng

    Phùng Hưng

    Tiếng xôn xao của gia nhân từ ngoài xa vọng vào gian đại sánh đang còn tranh tối tranh sáng, đúng lúc Phùng Hưng bắt đầu uống tuần trà qua lộ buổi sớm. Thứ chè Giao Châu này rất được người hào trưởng đất Đường Lâm ưa thích, bởi cái vị đắng chát rất gắt của nó vậy mà khiến được người lắm công nhiều việc cứ mỗi ngụm trà lại thấy thêm sáng óc tĩnh tâm. Mà điều bận lòng của người hào trưởng bây giờ thì quả là nhiều vô kể. Phùng Hưng còn đang gỡ mãi chưa xong mối lo thuế má phải nộp cho Phủ đô hộ bởi cái lệnh kỳ quái của vua nhà Đường vừa bắt chuyển tất cả số thu tô, điệu, hộ của đất này thành tơ sợi để đưa về kinh đô Trường An cho triều đình Bắc phương tiện dụng, thì lại mới nhận tiếp được lệnh phải nộp thêm cống phẩm bằng đặc sản trong miền là thứ tơ tằm tám lứa! Bọn thống trị ngoại bang muốn gì mà lại cứ lấy mãi chuyện tằm tơ để làm khổ dân đất tơ tằm này?

    Nỗi phiền muộn mà Phùng Hưng những mong lấy chén trà sớm làm khuây, bây giờ lại bị những xôn xao khuấy động. Người hào trưởng Đường Lâm vừa đặt chén trà, trừng mắt nhìn ra cửa thì đã thấy mấy kẻ gia nhân cùng hất tấp chạy vào:

    - Thưa quan Lang, đêm qua chúa rừng lại về cõng mất con hươu sao ở ngoài trại hươu rồi!

    Cơn giận của người hào trưởng Đường Lâm lập tức bùng ra. Con nghiệt súc này thật đã quá đỗi lộng hành, chẳng khác gì lũ giặc đô hộ! Mấy hôm trước, tin cọp dữ từ rừng về làng bắt lợn, giết trâu đã đến tai Phùng Hưng. Nhưng chưa tính được chuyện đối phó thì nó đã lần đến tận cơ ngơi của viên quan lang mà thách thức! Suýt làm đổ khay trà, Phùng Hưng chồm dậy, bước vội ra ngoài, đi như chạy đến khu trại hươu.

    Đàn hươu nuôi lấy lộc, nép cả vào nhau bên hàng rào cao ở chân đồi, mở to những cặp mắt hiền lành còn nguyên vẻ khiếp sợ, nhìn người chủ của chúng đang vượt con dốc sau nhà, xăm xăm bước tới. Khu đất nuôi hươu này do chính tay quang lang Phùng Hạp Khanh cha của Phùng Hưng gầy dựng nên, truyền đến đời người chủ hiện nay của đất Đường Lâm thì đã trở thành một trại hươu bề thế, cùng với các trại gấu, trại khỉ, trại rắn, trại rùa... Làm nên vẻ thịnh vượng và tiếng tăm cho đất Đường Lâm.

    Hào trưởng Đường Lâm chau mày cắn môi nhìn vạt rào đổ gãy và những vết chận cọp to như chiếc bát hằn sâu trên mặt đất. Con thú rừng này ắt phải lớn kinh khủng! Phùng Hưng nhướn dõi theo những giọt máu thẫm màu vương dài theo dấu cọp. Đột nhiên, khoát tay cho lũ gia nhân ngơ ngác dừng lại, Phùng Hưng nghiến răng trèo trẹo, khom người lần theo con đường cướp mồi mang đi của chúa rừng. Những vết chân cọp và từng giọt máu hươu cứ thế dẫn hào trưởng Đường Lâm ngoằn ngoèo lượn theo những vạt đồi tranh mênh mông hoang dại, lên cao xuống thấp, rồi mất hút vào dãy rừng đại ngàn phía Tây.

    Lầm lũi trở về gian đại sảnh giữa làng, cả ngày hôm ấy, Phùng Hưng có dáng đăm chiêu suy nghĩ. Còn đang canh cánh việc tác yêu tác quái của lẽ quan quân đô hộ nhà Đường thì lại thêm nạn cọp dữ! Nhưng không thể để yên cho chúa rừng hoành hành được! Mà biết đâu, trừ được nạn cọp lại chẳng phải là điềm trừ được nạn giặc? Phùng Hưng loay hoay xoay tấm lưng rộng bè như cánh phản trên chiếc kỷ. Con đường mòn dẫn cọp rừng về làng với những dấu chân tròn to như chiếc bát và những giọt máu thẫm màu cứ ám ảnh mãi trong đầu. Chấm tay vào khay nước, vô tình, Phùng Hưng ngoằn ngoèo đưa ngón tay vẽ đi vẽ lại vệt đường từ rừng về trại thú, cho đến khi chợt ngước lên nhìn ra vườn, thấy đập vào mắt mình hình một thằng bù nhìn rơm đang lắc lư đuổi chim bên luống đỗ. Sáng bừng cặp mắt, Phùng Hưng chấm vội ngón tay vào chỗ ngoặt của con đường mòn vòng quanh một tảng đá gốc, mọc xù xì giữa vạt đồi tranh, vẽ trên mặt kỷ. Thế là, chiều hôm ấy, gia nhân được lệnh bện gấp một thằng bù nhìn rơm ro bằng người thật, đem vào cửa rừng, đặt ngay cạnh tảng đá ở khúc đường ngoặt ấy. Và một mặt, rào lấp thật kỹ các trại thú cùng các chuồng gia súc trong làng.

    Đêm hôm ấy, cả vùng Đường Lâm đều nghe tiếng hổ gầm dữ dội ở cửa rừng. Và đến sáng ngày, khi Phùng Hưng dẫn gia nhân vượt mấy con dốc xa, ra đến chỗ ngoặt của lối đường mòn, thì đã thấy bù nhìn bị cắn xé tan tành. Rơm ra tung tóe một vùng cùng với những dấu chân cọp quần đảo. Chúa rừng quen đường về trại hươu, thấy bóng người ở giữa lối, đã chồm lên vồ xé thật dữ dội rồi chuồn mất!

    Thoáng một vẻ đắc ý, Phùng Hưng hạ lệnh cho gia nhân làm tiếp một thằng bù nhìn rơm nữa, đặt đúng vào chỗ cũ. Thế là đêm ấy và cả mấy đêm sau nữa, bù nhìn rơm đều bị hổ dữ xé nát. Cho đến một sáng, gia nhân chạy vào báo tin: Cọp dữ không chạm đến bù nhìn nữa, và quanh trại hươu thì thấy đầy dấu cọp lượn vòng rình mò, nhưng may sao, chưa mất thêm con hươu nào! Phùng Hưng lại thoáng một vẻ đắc ý, truyền cho bện thêm một chiếc chùy giả, đặt vào tay thằng bù nhìn, rồi hồi hộp chờ. Đêm ấy, chúa rừng lại về quần thảo quanh trại hươu mà bù nhìn rơm cầm chùy vẫn nguyên vẹn! Cọp dữ đã rất háu đói, quên đứt mất hình người vẫn đứng vô hại trên lối mòn dẫn đến chỗ những con mồi ngon lành, mấy hôm liền đã khiếp nhược đến đờ đẫn trước tai vạ khủng khiếp đêm đêm vẫn đến lượn quanh hàng rào...

    Chiều hôm đó, bầy gia nhân kinh ngạc thấy người hào trưởng Đường Lâm lặng lẽ lấy ra chùy đồng khổng lồ của cha mình, từ mấy chục năm nay vẫn cất kỹ trong rương. Đấy là cây chùy đã cùng Phùng Hạp Khanh đi theo Mai Hắc Đế dấy nghĩa năm Khai Nguyên. Người hào trưởng Đường Lâm làm lễ cúng tổ tiên, khấn vái anh linh cha mình rất lâu. Đám gia nhân càng kinh ngạc hơn nữa, khi thấy sau đấy, vào lúc trời chạng vạng, Phùng Hưng mình trần trùng trục, vớt bùn ao trát kín người, rồi vươn mình, xách cây chùy nặng, xua mọi người trở về, lẳng lặng đi thẳng về phía ngàn Tây.

    Đã biết tiếng vị quan lang nghiêm nghị nên không một ai dám ngăn hỏi. Nhưng ai cũng biết là Phùng Hưng một mình đi đánh cọp. Rất nhanh, tin tức bay ngay đi khắp trong miền. Và đêm ấy, cả vùng Đường Lâm không ai dám chợp mắt.

    Tất cả những trái tìm đều bỗng giật thót lên khi nghe một tiếng gầm khiếp đảm của chúa rừng từ xa vọng về. Sau đấy là một lúc yên lặng như tờ. Rồi tiếng hổ lại rống lên dữ dội.

    Thế là, không ai bảo ai, từ những gian nhà rải rác khắp làng, tiếng hú hét ầm ĩ nối nhau truyền đi. Rồi những bó đuốc bật sáng rùng rùng túa ra đầu làng. Người Đường Lâm, vừa hò la, vừa đốt lửa, kéo nhau rầm rập chạy đến chỗ có tiếng hổ gầm.

    Ánh đuốc lửa đỏ bập bùng dừng cả lại, soi mờ tỏ một vạt cỏ gianh nát như bên con đường mòn dẫn từ rừng về làng. Chúa Sơn lâm, soải chân nằm quị ở đấy, lù lù như một con bò mộng đã hết thở. Và trên tảng đá xù xì, Phùng Hưng trần trùng trục, chống cây chùy khổng lồ, ngồi yên lặng như tượng đồng.

    - Bố cái ơi, May mắn quá chừng!

    Những tiếng kêu thảng thốt bật lên. Dân chúng đã hiểu rõ chuyện! Người hào trưởng của họ vừa tự tay giết chết cọp dữ bằng cách dầm bùn cho nhạt hết hơi người, đứng thay vào chỗ con bù nhìn rơm mà chúa rừng đã quen coi thường, bất ngờ đón đường đi qua của cọp dữ để giáng cho nó những quả chùy sấm sét! Những tiếng reo hò mừng rỡ dậy cả một vùng bãi vắng trong đêm khuya. Lập tức, Phùng Hưng được mọi người rầm rộ rước về làng, cùng với thân xác cồng kềnh của chúa rừng đã bị hạ thủ.

    Tin vui từ đấy đồn xa mãi. Người khắp nơi không ngớt kéo tới xem thây chúa rừng và trầm trồ chúc tụng người anh hùng đánh cọp. Cho đến hôm có một người khách mảnh mai nhỏ nhắn, khăn áo còn phủ đầy bụi đường trường, mệt mỏi mà vẫn lanh lợi, từ ngoài ngõ bước thoăn thoát vào sảnh đường.


    - Đỗ Anh Hàn tiên sinh! Phùng Hưng vừa nhận ra khách đã hồ hởi reo to Lâu nay tiên sinh ngao du tận những đâu mà hình bóng vắng bặt trong làng?

    - Xin chúc mừng, quan lang vừa trừ được cọp dữ Đỗ Anh Hàn vui vẻ đáp lời Phùng Hưng và ghé tai hạ giáng tiếp ngay Tôi có tin mới ở Phủ đô hộ mang về cho quan lang đây!

    Phùng Hưng đổi nét mặt, nắm tay Đỗ Anh Hàn, kéo đến bên bàn trà. Và cuộc chuyện trò kín đáo diễn ra ngay giữa những chén qua lộ đắng chát.

    - Núi sông chìm đắm, tôi đã đi đủ miền đất nước mà đâu đâu cũng thấy tiếng than vãn vì nỗi giặc lấn lướt Đỗ Anh Hàn theo cặp mắt tinh nhanh, trầm giọng mở đầu cây chuyện Lũ quan quân đô hộ càng già tay vơ vét, càng khiến lòng người căm giận. Mà bề ngoài thì giặc có vẻ hùng hổ như thế nhưng bên trong lòng dạ cũng đã thấy run. Kinh lược sứ Trương Bá Nghi đang ráo riết vét gỗ bắt phu xây đắp lại tòa phủ thành Tống Bình. Việc thổ mộc xem ra quy mô rất lớn, nên việc nhiễu dân cũng vô kể. Chẳng phải đấy là dấu hiệu lo sợ bị đánh úp đó sao?

    Người hào trưởng Đường Lâm yên lặng lắng nghe lời kể thầm thì của Đỗ Anh Hàn và nhận ra ngay cái ý sâu kín của con người nổi tiếng trí lưcï trong miền. Đỗ Anh Hàn muốn nhắc nhở, thúc giục ta! Chí hướng của ta hẳn là người đã rõ. Bấy lâu nay theo ý cha ta, ra sức gầy dựng miền đất này, nén chịu sự thúc bách của bọn đô hộ, ta đâu có lúc nào nhãng việc tìm lựa thời cơ... Phải chăng thời cơ bây giờ đã đến? "

    Thấy Phùng Hưng nín lặng nhưng cặp mắt thì đảo lộn, long lanh, Đỗ Anh Hàn sôi nổi tiếp ngay:

    - Nghe tin quan lang khổ công tìm ra kế lạ để tự tay giết được cọp dữ, trừ hại cho dân, đâu đâu cũng lấy làm khâm phục. Tôi đi khắp chốn đều thấy dấu hiệu lòng người hướng về quan lang mà trông đợi. Người ta ai cũng muốn quan lang làm sao trừ luôn được nốt cho dân cái nạn cọp dữ mặt người đang tàn hại sinh linh đất nước kia!

    "Thật là khéo lời! Mà cũng hiểu đúng ý ta muốn lấy việc tự tay giết cọp để gây thêm thanh thế" Phùng Hưng nhìn Đỗ Anh Hàn, xúc động nghĩ nhanh "Con người này xứng tài quân sư một khi ta xướng lên việc nghĩa!"

    Và để thay lời đáp, Phùng Hưng tin cẩn đặt bàn tay to bè của mình lên bàn tay thon nhỏ của Đỗ Anh Hàn, nắm chặt.

    Từng đoàn người chạy loạn bế bồng dắt díu nhau từ các làng Giao Châu chạy lên Phong Châu, ghé qua hoặc xin trú chân lại ở Đường Lâm. Những vẻ mặt đã u ám, võ vàng vì lo thuế, lo ăn, bây giờ lại nhớn nhác, xác xớn vì nỗi sợ giặc biển. Các cụ già run tay hơ trên ngọn lửa củi rừng, đảo mắt nhìn quanh rồi mới dám nói đến những cái tên kinh hoàng: Giặc Chà Và, Côn Luân!

    Giống người khác lạ này đây ở mãi xa ngoài biển khơi. Da đen như đồng hun, tóc quăn như râu ngô, chúng ùn ùn cưỡi những chiếc thuyền buồm khổng lồ ập vào đất liền như những cơn bão lốc. Bọn quan quân đô hộ nhà Đường ngày thường hùng hổ bao nhiêu, thì bây giờ lại khiếp nhược bấy nhiêu. Quân nào tướng ấy, hấp tấp hãi hùng rúc cả vào trong các thành lũy cố thủ, để mặc cho dân chúng các làng đồng bằng, ven biển rơi vào cảnh tai ương chết chóc. Tang tóc long ra trên các làng Giao Châu, mà rồi phủ thành Tống Binh cũng không tránh khỏi bị vây hãm. Quân Chà Và, Côn Luân tập hợp đội ngũ, tiến đánh Tóng Bình dữ dội đến mức Kinh lược sứ Trương Bá nghi phải cuống cuồng viết thư cầu cứu Hiệu úy châu Vũ Định Cao Chính Bình mau mau đem quân về tiếp viện. Từ mạn trên, có tin Cao Chính Bình sắp đưa quân Đường về đánh quân Chà Và, Côn Luân ở đồng bằng Giao Châu. Tai họa chém giết giữa các bọn giặc cướp còn chưa biết đâu mà lường hết được!

    Vừa nghe tin náo loạn ấy, hào trưởng Đường Lâm đã vội cho vời ngay Đỗ Anh Hàn. Thì cũng vừa đúng lúc con người đa mưu túc trí ấy đang trên đường tìm đến tòa sảnh đường của Phùng Hưng.

    Trên vách sảnh đường, bộ da vần vèo của chúa rừng bị hạ bữa trước căng rộng bốn chân, chúc đầu xuống đất. Đỗ Anh Hàn lẳng lặng nhìn ngắm con thú hồi lâu rồi nhếch mép cười với Phùng Hưng:

    - Lũ cọp dữ mặt người bây giờ cũng đang có cái thế chui đầu vướng chân như thế này rồi đấy. Không nhân lúc này mà khởi sự thì còn chờ lúc nào nữa?

    - Quân sư nói rất hợp ý ta!

    Lần đầu tiên, Phùng Hưng xưng hô với Đỗ Anh Hàn theo cách ấy. Và họ Đỗ hiểu rằng đó là một lời chính thức tặng phong cho mình. Cảm kích, Đỗ Anh Hàn vòng tay nói với Phùng Hưng:

    - Dấy nghĩa không thể không có quân đội. Gia nhân và trai tráng trong làng, xin hãy cho họp lại làm cái vốn đầu tiên. Sau đấy, việc chiêu một quân sĩ sẽ trong vào việc huy động dân binh trong các làng chạ quanh miền. Muốn thế, phải trước hết có người đứng đầu quân ngũ. Xin quan lang từ nay nhận cho chức Đô quân.

    Lá cờ nghĩa lập tức đước kéo trên tòa sảnh đường. Tung bay cùng bóng cờ là những âm vang của chiếc trống đồng khổng lồ báu vật truyền đời của dòng họ Phùng ở Đường Lâm mà sau cuộc ứng nghĩa không thành của Phùng Hạo Khanh, đã phải bí mật đem chôn giấu để tránh giặc đến cướp. Chính báu vật ấy, bây giờ lại vừa được Đô quân Phùng Hưng cho lệnh đào lên, để nổi lại những hồi trống dấy binh hào hùng của cha ông. Đám gia nhân đông đúc của hào trưởng Đường Lâm bấy lâu nay đã được lệnh của vị quan lang tài trí, bí mật luyện rèn võ nghệ, bây giờ nhanh chóng tập hợp thành đội ngũ. Làng Đường Lâm, cũng như trăm ngàn làng chạ người Việt khác, từ cổ vẫn có lực lượng dân binh kén lựa trong số tráng đinh của làng. Quan quân nhà Đường, từng coi việc ấy như cái gai trước mắt, rắp tâm nhổ đi cho bằng được. Nhưng, không thể bỏ cổ lệ lấy cớ giữ mình để chống cự trộm cướp, các làng xã vẫn cứ tìm mọi cách duy trì lực lượng dân binh của mình. Và bây giờ thì những tay gậy gộc cung nỏ ấy, thấy nổi lên hiệu cờ và tiếng trống của người Đô quân mà họ vẫn hằng ngưỡng mộ, lập tức tụ hội về Đường Lâm như mây trời trước bão lớn.

  2. #2
    Senior Member delta's Avatar
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    1,697

    Default Re: Phùng Hưng

    Danh Nhân Đất Việt


    Khắp các triều đồi ven Đường Lâm, sóng người rừng binh khí nhấp nhô, cuồn cuộn. Tiếng hò reo từng đợt từng đợt rộ lên, như muốn nâng bổng cả vòm trời đầy mây chì đang là là sà thấp trên đồi gò, đồng bãi. Đi khắp một lượt quận ngũ đủ miền, nhìn tận mắt bắt tận tay những chiến binh tinh nhuệ, sục sôi, trung dũng, Phùng Hưng bừng bừng hào khí, giật phăng tấm áo khoác rộng, vươn tấm thân đồ sộ, bước lên nền đất đắp cao giữa các hàng quân đang trải kín xung quanh.

    Tiếng reo hò cùng tiếng trống chiêng lại dậy lên đến vỡ trời, như thể bù lại cho chuỗi ngày phải sống ngậm miệng nín hơi vừa qua. Những người tụ nghĩ dưới cờ Đô quân Phùng Hưng hôm nay đều biết rằng khắp miền gần xa làng chạ, cha mẹ, vợ con họ lúc này đều trông ngóng cả về đây. Có còn thuế má cống nạp nữa không, có còn sách nhiễu nạt nộ nữa không, có còn đói rét lo âu lo âu nữa không bây giờ là do cuộc dấy nghĩa này định đoạt. Chỉ vừa mấy hôm trước, tất cả vẫn đang còn là cảnh triền miên chìm đắm và hồi hộp đợi chờ. Vậy mà giờ đây, cơ man nào là người và vũ khí tụ hội lại, đã dấy lên cả một sức mạnh dời non lấp biển mà xưa kia ai ai cũng chỉ dám thầm mơ ước. Càng thêm tin phục biết bao ở người Đô quân tài trí đã khiến cho mơ ước của nhân dân thành được sự thực, bây giờ đang sừng sững đúng cao giữa biển người kia!

    Biển người cứ thế mà hò reo cho đến khi giọng nói sang sảng như chuông đồng của Phùng Hưng cất lên. Nhưng những âm thanh sôi động chỉ lắng xuống để lại trào dâng. Bởi vì từ cửa miệng vị hào trưởng Đường Lâm mà bao người trông đợi, lệnh dấy nghĩa chống giặc đã ban ra. Tiếp đấy, đội ngũ tiền hậu tả hữu cũng được chia phân rành rọt, phép tắc động tĩnh tiến lui cũng được định rõ. Và sau cùng, những chóe rượu khao quân cũng đã được phân phát đến từng hàng đội, để nghĩa binh và Đô quân cùng nhau ăn thề: Một lòng chung sức đánh giặc đến cùng mà giữ đất, cứu dân!

    Đám nghĩa quân vòng trong vòng ngoài chen lấn nhau mà tròn mắt nhìn, nhịn cả thở. Giữ vòng người, một chàng trai vạm vỡ thấp lùn, bắt thịt nổi lên cuồn cuộn, đang khom người giữ để sục hai cánh tay gân guốc xuống chân một tảng đá mọc trồi lên trên mặt đồi như một chiếc thạch bàn lì lợm, cục mịch. Tảng đá từ từ lay chuyển rồi đột nhiên, sau một tiếng thét lớn của chàng trai, vụt bốc lên khỏi mặt đất. Vòng người xô nhau chạy dạt cả về phía sau, khi thấy chàng trai lực sĩ đỏ bừng khắp mặt mày, mình mẩy, nâng cao tảng đá trên đầu, huỳnh huỵch bước thẳng về phía trước. Lại một tiếng thét váng trời nữa. Tảng đá khổng lồ từ cánh tay lực sĩ bay xuống sườn đồi rồi ầm ầm lăn tuột xuống vực. Chàng trai hể hả huýnh tay, ngẩng mặt, lắc lư bước trở về chỗ đám đông đang nhảy cả lên mà lo hét, reo hò.

    Phùng Hưng từ nãy cũng nín thở hồi hộp theo dõi cử động của chàng trai, bây giờ vừa cười lớn, vừa bước rồi, vỗ mạnh vào tảng vai lực sĩ của người vác đá:

    - Giỏi lắm! Em ta mới lớn mà đã sớm có sức khỏe tuyệt trần, xứng đáng từ nay được sử dụng cặp chùy gia bảo của dòng họ Phùng ta!

    Khuôn mặt trẻ măng, giống Phùng Hưng như tạc, rạng rỡ trước lời khen của người chủ tướng nghĩa quân và cũng là của người anh lớn trong nhà Phùng Hải vừa toan nói lời cảm tạ thì bỗng nín bặt, đổi sắc, chỉ tay về phía ngọn đồi xa ở phía Nam. Một làn khói đen đang quằn quại từ đấy bốc lên cao dần. Và từ đấy chiếu thẳng ra xa nữa, lại thêm một cột khói mờ mờ cũng đã bay lên tự bao gờ rồi. Có giặc! Hiệu khói từ các trạm viễn tiêu báo về cùng một lúc với hiệu trống cấp báo giật giọng nổi lên ở chòi canh trước quân doanh Đường Lâm.

    Vào ngay cuộc họp bàn kế sách chống giặc giữa quân doanh, Phùng Hưng trầm ngâm lắng nghe giọng nói rành rẽ của Đỗ Anh Hàn:

    - Cao Chính Bình là một thằng giặc cáo già. Công đầu đánh giặc Chà Và, Côn luân năm trước là của hắn. Chẳng thế mà hoàng đế nhà Đường đã phong ngay cho hắm chức kinh lược sứ đô hộ đất này thay Trương Bá Nghi. Tên kinh lược sứ này thừa biết Đô quân đã nhân lúc hắn bận tay đối phó với Chà Và, Côn Luân để mà nổi dậy. Nhưng từ bấy nay, đã biết tin ra dấy nghĩa ở đây, mà lại đợi tới giờ mới đem quân đánh, rõ là tên này có bản lĩnh thận trọng. Hắn muốn nghe ngóng, sửa soạn quân mã cho chu đáo...

    - Quân sư chớ có quá khen tướng giặc Giọng nói oang oang nóng nảy của Phùng Hải chợt cắt ngang lời bàn của Đỗ Anh Hàn Tôi tuy bất tài cũng xin mang chùy đem quân ra phá giặc ngay trước trận để Đỗ tiên sinh coi! Liệu sức vóc nó có bằng được tảng đá ở ngoài đồi kia không?

    - Em ta không được ăn nói bộp chộp Bàn tay to nặng của Phùng Hưng lần này nghiêm nghị đè lên vai Phùng Hải Đánh giặc không phải như vác đá. Đỗ quân sư nói phải đó! Tên cáo già Cao Chính Bình lần này thân dẫn quân tới đây, tất đã có ý dùng hùng binh để trừ quân ta. Nhưng ta cũng đã có cách không cho nó đắc ý lộng hành...

    Kế sách đánh giặc của Phùng Hưng được hoạch định liền ngay đấy. Trong khi ấy, Cao Chính Bình vẫn điềm nhiên xuống lệnh cho cánh quân từ Tống Bình đi đánh Đường Lâm của hắn chỉnh tề độ ngũ, trống dong cờ mở, dàn hàng tràn thẳng tới quân doanh của Phùng Hưng.

    Đột nhiên, từ hàng tiền quân có tin báo về cho tên quan Đô hộ: đường vào Đường Lâm đã bị tắc. Kinh ngạc, Cao Chính Bình vội truyền phái thám mã đi xem hư thực, thì lát sau cũng lại được báo tin đúng là không thấy lối tiến binh nữa. Bởi vì con đường lớn xuyên qua dải rừng già bạt ngàn vây quanh Đường Lâm, bỗng nhiên bị cây cối đổ ngã, rong rào ngổn ngang, lấp kín mất ngả đi ngay từ chổ cửa rừng. Cao Chính Bình bực bội hạ lệnh dừng quân, rồi sai lùng tìm ngay trong các làng mạc xung quanh, kiếm người hướng đạo. Nhưng tên Kinh lược sứ lại chỉ nhận được tin báo: Khắp các làng chạ trong miền đều vắng ngắt cư dân và đều đã vít chặt các ngõ vào!

    Giận dữ điên người, tên Kinh lược sứ gian ác lập tức xuống lệnh đốt sách các cứ điểm chống đối ấy để bắt dân ra hàng. Nhưng trả lời Cao Chính Bình, chỉ có tiếng lửa réo ù ù và tiếng nổ đùng đùng của tre nứa bị đốt, hệt như trăm ngàn tiếng thét mắng phẫn nộ, mà tuyệt nhiên không có lấy một người dân ào ra mặt. Tên quan đô hộ trầm ngâm ngẫm nghỉ một lúc rồi bỗng phá lên cười sằng sặc: Quân man hoảng sợ trước sức mạnh của lính Phủ đã bỏ chạy hết vào rừng ở cùng cầm thú! Vậy hãy mau tản quân vào rừng, tìm lấy đường mà tiến, bắt về cho kỳ được kẻ hào trưởng cầm đầu bọn man là Phùng Hưng!

    Tên tướng giặc cáo già không còn cách nào khác, đành thi thố phép ấy, nhưng trong bụng vẫn cảm thấy nóng như lửa đốt bởi cái thế đánh kỳ lạ bắt buộc phải theo này.

    Quả nhiên, tai vạ ập đến ngay với Cao Chính Bình đúng vào lúc cả đạo quân của hắn đã theo lệnh, tản mác giữa rừng già Đường Lâm như đấu muốn bỏ vào hồ nước. Cao Chính Bình chỉ còn kịp nghe được từ mãi xa vọng lại một hồi trống đồng lạ tai. Liền đó là những tiếng than khóc như ri của đám quân tướng nhà Đường từ dãy rừng đại ngàn dội ra. Đám tàn quân của Phủ Đô hộ tháo chạy ngược về, kêu la bịnh đánh ở khắp nơi trong rừng Đường Lâm: Trúng tên, trúng lao, bị đâm, bị chém và bị cả một viên tướng trẻ vạm vỡ sử dụng hai quả chùy dữ dội như tướng nhà trời, đập giáng những đòn tan thây nát mạng...

    Kinh lược sức Cao Chính Bình kêu trời mà rút quân trở về Tống Bình.

    Quân doanh Đường Lâm hôm nay nhộn nhịp khác thường. Đủ các hiệu cờ, sắc phục và vũ khí, cùng các giọng nói của các toán quân chen chúc nhau vào ra, đi lại. Đấy là các đoàn thân binh theo hộ vệ các tướng lĩnh của họ từ mãi xa trên miền núi phía Bắc, miền đồi phía Đông, miền rừng phía Tây, theo lệnh của Đô quân Phùng Hưng, cùng tụ hội ở Đường Lâm để một lần quyết định việc lớn. Đấy là những tên tuổi mà lâu nay, hễ cứ nghe nhắc đến là bọn quan quân đô hộ nhà Đường lại nhớn nhác mất ăn mất ngủ: Sa bà tướng quân A Gia, Đầu mục phụ tá Bồ Phá Cần, rồi thì những Triệu An, Lăng Bình, Đỗ Nhưng, Triệu Cử, Hà Toại, Lục Thành, Lưu Kiều, Thành Yển...


    Tòa sánh đường cũ của Phùng Hưng bây giờ đã sửa lại thành một hổ trướng lớn. Chính giữa, vẫn vằn vè tấm da cọp dữ khổng lồ do chính tay người hào trưởng. Đường Lâm hạ thủ năm xưa. Ngồi tựa lưng vào chiếc kỷ kệ sát tấm da chúa rừng, Phùng Hưng đưa mắt nhìn một lượt khắp các hàng thủ lĩnh đã tề tựu đông đủ trong trướng hổ. Vị chủ tướng nghĩa quân giờ đã trở thành một lão tướng bạc trắng mái đầu, nhưng thời gian và lo toan vất vả vẫn không làm thay đổi được tấm thân cười tráng và dáng vẻ lẫm liệt của người hào trưởng năm xưa.

    Thấm thoát vậy mà đã hơn hai chục năm trôi qua, kể từ buổi đầu dấy nghĩa đời Đường Đại Lịch, đến giờ đã sang đời Đường Trinh Nguyên. Niên hiệu nhà nhà Đường thì vẫn còn đấy, bởi ta chưa lật đổ được ách đô hộ của nó. Nhưng khắp một miền rộng lớn của đất nước này; từ Tây sang Đông trở ngược lên Bắc, quân Đường đã phải chịu mất với dân ta Giành lại và giữ vững những làng chạ quê hương khắp chốn xa gần ấy, có phần công lao của những con người ngồi đây. Có người lúc mới ra quân, mái tóc còn xanh, giờ thì đã điểm sương. Nhưng lại cũng có người mười năm trước, tuổi còn thơ trẻ, mà bây giờ đã đường đường là một tay tuấn kiệt. Và cả ba cô gái đang thì tươi trẻ ngồi ở hàng ghế cuối cùng kia nữa, mới theo các bậc chú bác bước vào hàng trận cự giặc mà đã nổi danh nữ tướng tài ba...

    Phùng Hưng lại thấy trong người bừng bừng hào khí như ngày nào mới gặp gỡ các đạo dân binh đầu tiên theo mình dấy nghĩa. Nhưng vừa đưa tay giật bỏ tấm áo khoác, vị lão Đô quân đã kìm mình lại, lấy giọng thử đắn đo, cân nhắc:

    - Đã hơn hai chục năm trời, chúng ta hùng cứ khắp miền này, cự lại phủ Đô hộ. Trận mạc trải qua cũng đã nhiều, nhưng mãi đến giờ, chúng ta với quân Đường vẫn chưa phân hẳn lẽ thắng bại. Cho nên hơn thua dứt khoát một trận lớn với giặc phen này, chính là điều mà hôm nay ta muốn bàn xem đã nên chưa...

    Các thủ lĩnh nghĩa quân đều nhổm người, đưa mắt nhìn nhau. Ai cũng muốn nói ngay, nhưng người nào cũng muốn chờ nghe quân sư Đỗ Anh Hàn nói trước.

    - Cao Chính Bình ngày càng tham tàn bạo ngược. Dân ở Giao Châu không ai không khổ vì hắn Đỗ Anh Hàn vẫn quen bắt đầu bàn việc bằng câu nói về địch tình và lòng dân như ngày trước Lòng người bây giờ khắp nơi đều hướng về Đô quân mà chờ, ngóng đợi...

    Sa bà tướng quân A Gia đứng phắt ngay dậy:

    - "Giặc Đường đang lúc bên trong thì kêu rông, bên ngoài thì ngông cuồng, trói buộc vơ vét dân ta, bên trên thì lỗi đạo trời, bên dưới thì mất lòng dân, Không hiểu sao chủ tướng còn chần chờ nghi ngại, cứ thủ hiểm mãi ở chốn núi rừng này, để mặc cho bọn hung bạo như con bọ ngựa giơ chân ngáng trên đường cái mà không tiến binh hỏi tội ngay? Tôi đây tuy kém tài cũng dám xin đem quân kéo thẳng đến phủ thành, lấy đầu Cao Chính Bình về trình dưới trướng!".

    A Gia vốn là người nóng nảy chẳng khác gì Phùng Hải ngày trước. Lại thêm đầu mục Bồ Phá Cần cũng là người không kém sôi nổi:

    - Xin chủ tướng lập tức cho ra quân đi thôi!

    Khẽ mỉm cười trước tình hình ấy, Đỗ Anh Hàn điềm đạm nhìn Phùng Hưng, rành rẽ nói:

    - Việc ra quân sống mái với Cao Chính Bình như vậy là chư tướng đều đã quyết. Chỉ xin Đô quân nghĩ đến cách đánh sao cho thắng thù. Thượng sách là chia quân làm nhiều đạo, vây hãm và tấn công Phủ thành đủ các mặt, khiến cho giặc không thể trở tay ứng cứu được cho nhau.

    Phùng Hưng vui vẻ đứng dậy:

    - Ý ta cũng chính là như thế! Bây giờ các tướng hãy nghe ta sắp đặt công việc: Đô bảo Phùng Hải sẽ dẫn quân đi đánh phía Bắc phủ thành. Phùng Dĩnh đánh ở phía Nam. Phía Đông phủ thành là Bồ Phá Cần, Phía tây xin nhờ Đỗ Anh Hàn. Còn ta sẽ thân thống lĩnh Trung quân!

    Việc lớn đã quyết định chóng vánh. Có lẽ ngoài Đỗ Anh Hàn thì không một ai biết được rằng Phùng Hưng đã phải xiết bao lao tâm khổ tứ vì trận ra quân quyết chiến lần này. Vận mạng trăm họ, thành bại của đại cục mấy chục năm trời và của cả một đời chinh chiến nữa, đều trông cả vào đây. Thành ra, trong khi các thủ lĩnh ồ ạt kéo ra khỏi trướng hổ để đến thẳng bữa tiệc khao quân, thì chỉ có Đỗ Anh Hàn nán lại cùng Phùng Hưng ra sau.

    Chính lúc ấy, đầu mục Bồ Phá Cần vừa tách khỏi các tướng lĩnh nghĩa quân, đi lượn nghiêng người một vòng quanh chiếc đỉnh đồng khổng lồ đặt sừng sững ngoài hổ trướng, và trước những cặp mắt kinh ngạc của mọi người, cởi phăng ngay tấm áo chẽn. Đưa mắt nhìn nhanh Phùng Hải lúc ấy cũng mở ta mắt đứng sững. Bồ Phá Cần lẳng lặng xuống tấn, túm chặt lấy chân đỉnh, vận gân cốt, nín hơi, từ từ nhấc bổng chiếc đỉnh, giơ thẳng lên cao. Các tướng lĩnh nghĩa quân ồ cả lên một lượt, trong khi Bồ Phá Cần điềm nhiên, thong thả cử khối nặng nghìn cân ấy đi một vòng rộng trước sân rồi lại trở về, từ từ đặt nguyên chiếc đỉnh vào chỗ cũ.

    Bấy giờ, chống tay vào đỉnh đồng, Bồ Phá Cần mới hướng về phía Phùng Hải, thủng thẳng nói:

    - Nghe đồn Đô bảo có tài vác đá nghìn cân! Vậy xin hầu một keo vật thử sức trước khi ra quân được chăng?

    Các tướng lĩnh nghĩa quân lại ồ cả lên một lượt nữa, đầy thích thú, khi thấy Phùng hải mặt mày dần dần đỏ lựng, vừa trường trừng nhìn Bồ Phá Cần, vừa từ từ đưa tay cởi áo. Nhưng đúng lúc ấy thì Phùng Hưng từ nãy vẫn đứng ở cửa trướng hổ nhìn ra vội vã bước tới. Một tay giữ lại tấm áo trên vai Phùng Hải, một tay với lấy chiếc áo chẽn khoác vào người cho Bồ Phá Cần, vị lãnh Đô quân điềm đạm nói:

    - Thôi! Tiệc rượu đang chờ... Hãy để sức ấy mà giết giặc!

    Lấy đà tay đẩy mọi người đi về phía nhà tiệc, Phùng Hưng mỉm cười sóng bước cùng Đỗ Anh Hàn ở phía sau. Người quân sư tài trí của nghĩa quân lúc ấy mới nói với chủ tướng:

    - Đô quân xử thế rất phải. Hai hổ tướng nóng tính như lửa ấy mà chọi nhau, thế nào cũng sinh ra mất hòa khí. Mà đấy lại là việc cấm kỵ trước khi ra quân!

    Ra quân! Biết bao mơ ước, lo âu, bồn chồn, thôi thúc để cho có được một lần thỏa dạ như bây giờ! Năm đạo nghĩa quân của Phùng Hưng đã nhổ hết nanh vuốt của Cao Chính Bình trước khi cuồn cuộn tràn đến trước phủ thành Tống Bình. Suốt dọc đường tiến binh, dân chúng Giao Châu nô nức đội nắng mới kéo đi mừng đón nghĩa quân như đi trẩy hội. Những tiếng reo vui ngỡ ngàng lại đậy lên như ngày nào được thấy người anh hùng diệt trừ cọp dữ:

    - Bố cái ơi! May mắn quá chừng!

    Những người dân được giải thoát khỏi ách giặc cũng nhân đấy mà gia nhập nghĩa quân, không kể xiết. Thành ra, khi các đạo quân tiền, hậu, tả, hữu của Phùng Hưng kéo nhau đến sát chân thành Tống Bình thì tòa phủ thành của Cao Chính Bình lập tức rơi ngay vào cảnh cù lao giữa biển người và binh khí điệp trùng.

    Tên Kinh lược sứ nhà Đường càng về già càng tàn bạo, nghe tin cấp báo, hấp tấp trèn lên mặt thành quan sát thế trận. Gấy gay cặt mắt đỏ ngầu, tướng giặc nghiến răng kèn kẹt, moi óc tính kế đối với vạ lớn trước mắt. Quả là tình thế rất nguy ngật! Nhưng đôi mắt đã lâu năm chinh chiến của tên Kinh lược sứ cáo già cũng đã nhanh chóng nhận ngay ra một điểm của tình hình: Nghĩa binh tuy đông, nhưng là quân ô hợp! Cao Chính Bình bấu víu lấy điểm ấy để hòng xoay chuyển tình hình.

    Suốt mấy ngày liền, tập trung hết quân tình nhuệ có trong phủ thành. Cao Chính Bình lần lượt hạ lệnh mở từng cổng thành, giao chiến với từng cánh nghĩa binh, quyết phá vòng vây. Những trận đánh đẫm máu đã xảy ra quanh cả bốn mặt thành Tống Bình giữa tiếng trống thúc quân reo rầm trời dậy đất.

    Trướng hổ của Đô quân Phùng Hưng khi ấy đã dời đến bên một hồ nước lớn gần kề Tống Bình. Những ngày này, con voi chiến khổng lồ, hết sức tinh khôn, chính là người bạn thân thiết nhất của vị chủ tướng nghĩa quân. Voi đã đưa Phùng Hưng đi dự đủ các trận đánh quanh bốn mặt thành Tống Bình nhằm đánh quân ta theo các chi bó đũa ra mà bẻ, Phùng Hưng liền nhân đấy buộc tướng giặc phải giao chiến theo thế sa luân chiến của quân ta. Xoay quanh bốn mặt thành như đèn cù, cuối cùng, vẫn chỉ có một đạo quân Đường lần lượt phải đối địch với bốn cánh quân ta!

    Quyết thắng quân Đường trong trân cuối cùng này, Phùng Hưng đã tung hết lực lượng vào các trận giao chiến với Cao Chính Bình và đã kiến được tướng giặc, vì hao binh tổn tướng, phải rút hết quân mã vào thành, đóng chặt bốn cổng mà cố thủ.

    Từ đấy là những ngày chỉ huy bao vây dồn ép ngặt nghèo. Nghĩa quân đã được lệnh của Phùng Hưng: Ngày nào cũng phải thúc trống reo hò, làm như sắp sửa tấn công phá thành đến nơi! Hốt hoảng đối phó với quân ta, lính Đừng mất ăn mất ngủ đến rã rời tay chân.

    Tướng giặc già Cao Chính Bình càng lồng lộn như hổ dữ mắc bẫy. Cứ mỗi lần nghe những tiếng động xung sát của nghĩa quân Phùng Hưng dội vào thành, tên Kinh lược sứ lại phải hấp tấp bổ lên mặt thành độc chiến đến gần quất người. Cho đến một hôm, vừa tụt xuống chân thành, lảo đảo bước được về đến tư dinh thì tướng giặc bỗng trợn ngược mắt, thổ ra một bãi huyết lớn. Từ giữa sống lưng, một đám nhọt, khi tím bầm, khi đỏ quạch, dần dần tấy lên, khiến cho Cao Chính Bình phải nằm liệt giường, không sao gượng dậy được nữa.

    Vào một buổi sớm, những tiếng hò reo huyên náo khác thường của nghĩa quân từ mãi ngoài tuyến trận xa bỗng dậy lên, ngày càng ầm ĩ và chuyển dần về đến tận hổ trướng bên hồ của Phùng Hưng. Vị chủ tướng nghĩa quân đoán biết có chuyện lạ, vừa trèo lên bành voi thì đã thấy quân sư Đỗ Anh Hàn thân dẫn về hổ trướng một viên tùy tướng nhà Đường. Mặt cắt không còn hạt máu, tướng giặc lấp bấp tâu bầy tin tức quân Đường ở Tống Bình: Kinh lược sứ Cao Chính Bình đã chết đêm qua trong tòa phủ thành bị vây hãm.

    Tiếng reo hò lập tức vang ầm khắp một vùng ven hồ lớn. Dân chúng ta gần nghe tin quân Đường đã mất phủ thành cũng rùng rùng kéo tới, quây kín xung quanh Phùng Hưng mà nổi tiếng hò reo. Chính giọng nói của Đỗ Anh Hàn giữa lúc ấy, lần đầu tiên bỗng trở nên có sức vang khác thường, vượt lên trên tất cả mọi sự huyên náo:

    - Xin rước Đại vương nhập thành!

    Trăm ngàn tiếng tung hô lập tức dội lên, nhắc lại:

    - Đại vương nhập thành!

    - Đại vương vạn tuế!

    Bất ngờ, lại thêm một tiếng thét nữa dội lên từ giữa đám dân chúng:

    - Bố Cái Đại Vương vạn tuế!

    Chính Đỗ Anh Hàn cũng lặng người kinh ngạc trước danh xưng mới mẻ mà tuyệt hay ấy. "Bố Cái Đại Vương"! Phải, vị vua lớn trên bành voi cao kia, hơn hai mươi năm nổi dậy đánh giặc cứu dân, với trận thắng hằng mơ ước quét sạch giặc thù này, hoàn toàn xứng đáng là bậc cha mẹ của dân ta!

    Con voi khổng lồ tung vòi rống lên một tiếng lớn, nhấc chân chuyển người bước thẳng về phía thành Tống Bình, cuốn theo ầm ầm, dằng dặc, lớp lớp nhân dân và nghĩa quân. Trên bàn voi cao, Phùng Hưng lại một lần nữa giật phăng tấm áo choàng, hết cúi xuống lại ngẩng lên giữa những đợt sóng tung hô "Bố Cái Đại Vương" cứ thế kéo dài mãi...

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts