Page 12 of 40 FirstFirst ... 289101112131415162232 ... LastLast
Results 221 to 240 of 785

Thread: ✿ SÁCH KHAI THỊ - Các bài thuyết giảng của Thanh Hải Vô Thượng Sư

  1. #221
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default (1) CHƯỚNG NGẠI LỚN CỦA SỰ TU HÀNH


    Trên thế giới này , có người nếu muốn thành bác sĩ , hay luật sư , muốn có địa vị trên xã hội , đều phải học hành khổ cực , có phải vậy không ? Muốn thành Phật Bồ Tát , muốn được liễu thoát sanh tử , muốn một đời giải thoát , làm sao tránh khỏi sự chịu đựng một chút khổ hạnh ?

    Trong thời mạt pháp , chỉ cần chúng ta thành tâm tu hành chút đỉnh , Phật Bồ Tát sẽ giúp đỡ rất nhiều ; như vậy là quá tốt rồi , nếu không quý vị ngồi thiền hai tiếng rưỡi đồng hồ có ích chi và không thấm vào đâu cả ! Phật Thích Ca Mâu Ni cũng tọa thiền cả ngày , còn nhiều người tọa thiền mười mấy , hai mươi tiếng đồng hồ , lại không được gì . Nếu không có lực lượng của Phật Bồ Tát giúp đỡ , chúng ta tu hành cũng chẳng đạt kết quả gì .

    Thật ra tu hành không cực khổ , nhưng muốn trừ thái độ kiêu ngạo thì hơi khó , muốn kín miệng lại càng không dễ . Thái độ kiêu ngạo và khoa trương là khó sửa nhất . Người tu hành không có nhiều thể nghiệm và đẳng cấp không tiến bộ , bởi vì có thái độ kiêu ngạo , hoặc nói quá nhiều , tu hành không bao nhiêu mà nói quá nhiều .

    Phật Thích Ca Mâu Ni cũng cấm đệ tử của Ngài khoa trương . Mục Kiền Liên có thần thông , Phật không cho dùng . Sư Phụ cũng vậy , tu hành nhiều tự nhiên có thần thông , nhưng không được khoa trương . Mình có Tha Tâm Thông cũng đừng cho người ta biết , nếu không người ta sẽ sợ , sợ bị mình hiểu thấu lòng họ , có phải không ?

    Có các thứ thần thông khác như Thần Túc Thông , Thiên Nhãn Thông ... cũng nên giữ kín . Người khác biết , chỉ hại mình . Có người sẽ đố kỵ , không thích mình cao hơn họ ; nếu mình nói những chuyện họ không thích , họ sẽ tìm cách dùng Hắc Thần Thông hại mình . Cũng như Mục Kiền Liên , vì Ngài dùng thần thông , rốt cuộc bị ngoại đạo dùng Hắc Thần Thông giết hại .

    Cho nên Sư Phụ cảnh cáo hoài , đừng có cho người khác biết đẳng cấp của mình . Nhưng vẫn có người không trị bệnh được chứng bệnh này , đó là cá tính của họ , rất khó sửa , cho nên gặp nhiều phiền phức . Nếu như mình biết được những người này , tốt nhất đừng có gần gũi và đừng có nghe lời họ , nếu không sẽ bị vạ lây như bệnh truyền nhiễm vậy .

    Nếu mình sống chung với người có ma chướng , hay chỉ cần ngồi rất gần , cũng đã bị nhiễm hết một nửa rồi . Đi thăm bệnh nhân , tiếp xúc với họ , một nửa bệnh đã truyền sang mình , mình phải thâu một nửa nghiệp chướng của họ . Nếu không thì sao Phật Bồ Tát hóa thân đến thế giới này , khi ra đời cũng biến thành phàm phu ? Làm phàm phu trước đã , sau này tu mới thành Phật Bồ Tát , nếu không tu , cũng bị nhiễm trần như thường .

    Phật Thích Ca Mâu Ni như quý vị đều rõ , Ngài là Hộ Minh Bồ Tát , từ Cung Trời Đẩu Xuất giáng trần để cứu thế , đó là công việc của Ngài . Nhưng sau khi Ngài ra đời , trong suốt ba mươi năm đầu , không làm gì lợi ích cho chúng sanh . Ngài là một vị hoàng tử , ngày ngày chỉ hưởng thụ thế gian , không biết đến tu hành là gì ?



  2. #222
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default (1) CHƯỚNG NGẠI LỚN CỦA SỰ TU HÀNH


    Lúc Ngài ra đời , có thể đi bảy bước , biết tự thân là ai , Ngài nói : "Thiên thượng địa hạ , duy ngã độc tôn". Nhưng khi Ngài lớn lên , cũng vô minh và còn vô minh hơn người thường nữa ; có nhiều gái đẹp vây quanh , ngày ngày hưởng thụ thế gian , việc gì cũng không nghĩ tới . Bởi vì Ngài bị hoàn cảnh an nhàn bao bọc , được cha mẹ của Ngài cưng chìu . Những người chung quanh không cho Ngài biết bất cứ điều xấu nào , không cho người khác thức tirng ngày tu hành , cho nên trước ba mươi tuổi , Ngài vẫn là một phàm phu .

    Ngài là hóa thân của Đại Bồ Tát . Trong thời cổ xưa Ngài đã thành Phật rồi , nhưng sanh vào thế kỷ này cũng không khỏi trở thành người phàm . Cho nên thế giới này rất đáng sợ , cho dù là Phật Bồ Tát ra đời , nếu không tu hành cũng nhất định bị mê lạc . Cho nên bất luận thế nào , nhất định phải tu trở lại .

    Quý vị thường hỏi Sư Phụ : "Mỗi người đều có 'Phật Tánh' có phải vậy không ? Vì sao mỗi người vẫn còn là phàm phu ?" Bởi vì khi mọi người đến thế giới này rồi bị phàm phu "truyền nhiễm", bị phàm phu "độ". Thế giới này cũng như khu bệnh truyền nhiễm vậy , ban đầu chỉ có một người mắc bệnh , sau này truyền thành hai ba người , càng truyền càng nhiều , sau cùng toàn khu đều có bệnh ; có lúc toàn thể mọi người , tất cả động vật trong thành đều chết sạch , không còn một con mèo con chó , từ đó mà thấy bệnh truyền nhiễm thật dễ sợ .

    Giống như vậy , Phật Bồ Tát đến thế giới này mà không tu hành , cũng biến thành phàm phu . Sư Phụ đã nói : "Mọi người vốn là Phật , đều có Phật Tánh , vậy sao không ai biết , không ai thấy ?" Bởi vì quý vị thế giới này độ lâu như vậy , bây giờ mới bắt đầu tu hành , làm sao lập tức nhớ biết được liền ? Nhưng chỉ cần nỗ lực tu hành , sau này vẫn trở thành Phật Bồ Tát , "tu hành sẽ thành Bồ Tát , không tu hành sẽ thành phàm phu" đó là định lý , không còn gì khác đáng nói nữa .

    Quý vị coi , Phật Thich Ca Mâu Ni cũng phải tu hành sáu năm mới thành Phật . Giê Su Ki Tô tu hành mười mấy năm , sau cùng mới thành vị thầy vĩ đại , có phải không ? Khi Lục Tổ Huệ Năng gặp Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn , Ngài đã khai ngộ , được Ngũ Tổ truyền pháp rồi , Ngài còn phải ẩn tu mười sáu năm . Bồ Đề Đạt Ma xưa kia không thể độ chúng sanh , chắc có lẽ lúc đó còn chưa đủ lực lượng (Sư Phụ cười), giảng kinh người khác không nghe , cho nên giảng cho vách tường nghe chín năm . Nghe nói bởi vì Ngài trường kỳ toạ thiền , khiến cho hai chân không thể đi , người đời sau thấy trong tranh đều là hình dáng của Ngài đi đứng , đó đều là Ngài hóa thân để cho người ta thấy .

    Có câu "Gần mực thì đen , gần đèn thì sáng", sống chung với người xấu sẽ trở thành xấu , sống chung với người thiện tri thức thì trở thành thiện tri thức , gần gũi với người có học vấn , sẽ học được chút đỉnh , tiếp xúc với người khờ dại sẽ trở thành dốt nát . Người rành tiếng Anh , nếu như trong ba mươi năm không nói cũng sẽ bị quên . Ngày ngày cần phải tập nói tiếng Anh . Nếu như lâu ngày tiếp xúc với người không biết nói tiếng Anh , sau này không còn nói được nữa , còn không thì nói không trôi chảy .



  3. #223
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default (1) CHƯỚNG NGẠI LỚN CỦA SỰ TU HÀNH


    Cũng như bây giờ Sư Phụ nói tiếng Việt cũng không trôi chảy lắm , bởi vì đã không nói tiếng Việt quá lâu , và nói tiếng Anh cũng có một chút ấp úng (Mọi người cười). Nhưng mà qua Mỹ vài ngày thì không còn trở ngại nữa , còn nếu như ngày ngày nói tiếng Trung Hoa như vậy , qua ba mươi năm sau , chắc có lẽ hết nói tiếng Anh . Tu hành cũng vậy , theo học người nào thì sau này cũng sẽ giống như họ , cho nên phải lực "Chân Sư" cho cẩn thận .

    Bây giờ quý vị còn muốn trở thành Thanh Tịnh Bồ Tát nữa hay không ? (Có người đáp : Muốn). Nhưng có người bị Sư Phụ la một chút , đã thành mặt ngựa , như vậy mà còn muốn thành Thanh Tịnh Bồ Tát ? (Mọi người cười). Muốn làm loại Bồ Tát này khó lắm , nếu như quý vị phát nguyện muốn trở thành Thanh Tịnh Bồ Tát thì phiền lắm , làm một vị thầy tầm thường đã có nhiều phiền phức như vậy , còn làm Thanh Tịnh Bồ Tát thì sẽ như thế nào ?

    Trên vũ trụ này , trừ Phật ra , Thanh Tịnh Bồ Tát có địa vị tối cao , Phật là địa vị tối cao trên vũ trụ , là A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề , Thanh Tịnh Bồ Tát đứng ngôi thứ nhì , nghe hiểu chưa ? Thanh Tịnh Bồ Tát là pháp luật siêu vũ trụ , Ngài lên trời xuống đất như mình đi chợ búa , muốn đi đâu thì đi , làm gì thì làm , không có gì cao hơn Ngài , bởi vì Phật không có động . A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề là như bất động , cho nên trên thực tế , Thanh Tịnh Bồ Tát vẫn là tối cao .


    Hỏi : Xin hỏi Sư Phụ , Phật có một vị hay sao ?


    Đáp : Không phải , Phật chỉ là lực lượng này , thí dụ ở Anh quốc , địa vị cao nhất là nữ hoàng , nhưng không có chen vào chánh sự , chỉ đại diện cho địa vị tối cao mà thôi . Nhưng thủ tướng lại nổi tiếng hơn hết , quốc qia nào cũng biết đến . Mỗi người lên làm thủ tướng đều là xuất danh nhất , còn nổi tiếng hơn nữ hoàng , người nào cũng nể sợ , họ muốn làm gì thì làm .

    Đương nhiên địa vị của nữ hoàng là tối cao , nhưng không có quyền lực như thủ tướng , có phải không ? Nữ hoàng không cần tới lui , không cần sửa đổi pháp luật . Nhưng thủ tướng thì việc gì cũng lo , thái độ rất cứng , đôi khi người ta phải đối . Thí dụ bà Thatcher là thủ tướng cứng đầu có tiếng nên người ta tôn bà là Thiết Nương Tử , bởi vì thái độ của bà rất cứng rắn , có quyền lực lớn , luôn cả nữ hoàng cùng khuyên : "Nhà ngươi nên nhường bước một chút , đừng có cứng rắn quá !" nhưng bà ta không nhường là không nhường , có phải vậy không ?

    Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát cũng thế , Ngài có lực lượng tối cao trong vũ trụ này , nếu như quý vị muốn thành Thanh Tịnh Bồ Tát , thì phải nỗ lực cho nhiều . Nhưng Sư Phụ sợ quý vị chịu không nổi thứ hệ thống huấn luyện nghiêm khắc , cho nên mới để cho từ từ làm Bồ Tát trước rồi mới từ từ leo lên . Nhưng nếu như thành tâm phát nguyện , có một ngày nhất định trở thành Thanh Tịnh Bồ Tát . Chỉ cần mình quyết tâm muốn trở thành quả vị nào đều có thể như nguyện , nhất định như vậy , duy không có thực hiện ngay mà thôi , có lẽ đời sau hay là trải qua vài kiếp sau sẽ được mãn nguyện , chỉ cần mình có ý nguyện , sau cùng cũng sẽ thành .



  4. #224
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default (1) CHƯỚNG NGẠI LỚN CỦA SỰ TU HÀNH


    Hỏi : Thanh Tịnh Đại Chúng Bồ Tát có đến thế giới này không ?


    Đáp: Có chứ ! Sao lại không đến ? Ở nơi nào cũng có Ngài (Ngài đến thế giới Ta Bà cũng có nghiệp chướng hay sao ? Ngài có bị thế giới ô nhiễm hay không ?) (Mọi người cười). Không có , Ngài đến không có đem nghiệp chướng , cũng không có bị thế giới truyền nhiễm (Có phải Ngài dùng hóa thân đến thế giới này không ?) Ngài khác với hóa thân của Bồ Tát Ma Ha Tát , tự Ngài là pháp luật , Ngài hoàn toàn có lực lượng riêng , có thần thông , muốn cái gì thành cái đó . Ngài khác với Bồ Tát thường , thần thông , lực lượng , quyền lực của Ngài vĩnh viễn tồn tại (Vậy con cũng muốn làm Thanh Tịnh Bồ Tát). Sư Phụ biết nhà ngươi muốn làm Thanh Tịnh Bồ Tát (Mọi người cười). Nhưng không có dễ như vậy , tu đến thế giới thứ năm đã rồi mới tính sau .



  5. #225
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default (1) CHƯỚNG NGẠI LỚN CỦA SỰ TU HÀNH


    Hỏi : Xin hỏi Sư Phụ , Thanh Tịnh Bồ Tát đến thế giới này , cần quá trình thụ thai trưởng thành hay không ?


    Đáp: Không cần , Ngài khác với Vị Bồ Tát thường . (Ngài đến thế giới này chỉ vì công việc hay sao ?) Đúng , Ngài muốn đến thì đến , muốn đi thì đi . Khi vị Bồ Tát thường muốn đến thế giới này thì phải đầu thai , nhưng Thanh Tịnh Bồ Tát thì không cần như vậy , Ngài muốn biến thành cái gì thì biến thành cái đó . Trong một sát na có thể biến thành ruồi , thành đá , nhưng bên trong con ruồi hay cục đá đó có lược lượng ; bất cứ Ngài biến hóa thành những gì , Ngài hoàn toàn biết rõ Ngài là Thanh Tịnh Bồ Tát , Ngài muốn biến mất là biến mất , muốn có thì có , muốn biến thành người thì biến thành người , muốn thành chó thì thành chó , nhưng con chó Ngài biến thành , không phải là chó thường , nó không có nghiệp chướng , Ngài làm người cũng không có nghiệp chướng của người khác truyền nhiễm , không có bị xã hội ô nhiễm , bất cứ Ngài biến thành thứ gì , ý thức của Ngài hoàn toàn tỉnh táo . Địa vị của Thanh Tịnh Bồ Tát là tối cao , nếu như thật có Thượng Đế tối cao , thì Ngài chỉ có thấp hơn có một chút mà thôi , Thượng Đế là cao nhất , Ngài là hạng nhì . Nghe hiểu chưa ?



  6. #226
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default (1) CHƯỚNG NGẠI LỚN CỦA SỰ TU HÀNH


    Hỏi : Thanh Tịnh Bồ Tát thụ huấn ở đâu ?


    Đáp : Thụ huấn tại cảnh giới cao . (Ngài vĩnh viễn là Thanh Tịnh Bồ Tát ? Hay là sau này Ngài cũng thành Phật ?) Vĩnh viễn là Thanh Tịnh Bồ Tát , thành Phật để làm gì ? Ngài muốn thành Phật cũng được , nhưng mà Ngài không cần .


    Hỏi : Thưa Sư Phụ , Sư Phụ nói Thanh Tịnh Bồ Tát đối với ngoại cảnh tuyệt đối không có động tâm , nếu như có một chúng sanh cầu hóa thân của Ngài Thanh Tịnh Bồ Tát , Ngài có giúp đỡ không ?


    Đáp : Ngài không có giúp đỡ . (Vì sao vậy ?) Bởi vì có những Bồ Tát khác làm những công việc đó ! (Nhưng Ngài có thể tiện tay cứu mà !) Cứu người để làm gì ? Thanh Tịnh Bồ Tát không có quan tâm tới cá nhân nào hết , Ngài coi ngó toàn cõi vũ trụ , Ngài không chỉ lo cho một hai người , hay là một hai đoàn thể ; Ngài không giống như Bồ Tát Ma Ha Tát . (Nếu như Ngài thấy có người gần chết , Ngài cũng không cứu hay sao ?) Làm sao cứu ? Nếu như mình không phải la y sĩ , người ta cầu mình coi bệnh , làm sao mà coi ? Ngài cũng không thể làm thứ công việc đó . Ngài quá bận , Ngài không thể lo chuyện của một hai người , chuyện của toàn thế giới Ngài cũng không lo đến , Ngài rất bận , rất bận , bận ghê lắm , không có thời gian để lo cho một vài cá nhân .



  7. #227
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default (1) CHƯỚNG NGẠI LỚN CỦA SỰ TU HÀNH


    Hỏi : Sư Phụ nói chúng ta đã luân hồi bao nhiêu kiếp rồi , nhưng nền văn hóa của thế giới này mới có năm ngàn năm , hay là mười ngàn năm , vậy Sư Phụ nói luân hồi nhiều lần như vậy , đi đâu mà luân hồi đây ?

    Đáp : Nếu như thế giới này hủy diệt rồi , chsung ta đến những thế giới khác luân hồi , vẫn còn có nhiều địa cầu khác !

    Hỏi : Nghiệp chướng có phải có thể làm cho hình thể của con người biến đổi , thành kiến , thành người , hay là thành động vật ?

    Đáp : Phải , nhưng trên căn bản vẫn còn là linh hồn của con người , sau này hợp trở lại cũng sẽ biến thành người (Linh hồn của con người là vĩnh viễn , làm sao biến thành con kiến được ?) Sao không biến thành được ? Bởi vì phạm giới , phạm luật của cảnh giới cao , cho nên biến thành con kiến . Linh hồn của chúng ta vốn càng ngày phải càng cao , nhưng nếu như chúng ta phạm pháp luật của cảnh giới cao , sẽ rớt xuống trở thành động vật .

    Hỏi : Nếu như tu đến những cõi trên , vạn nhất phạm giới , cũng còn phải trở lại hay sao ?

    Đáp : Đương niên rồi , còn không Sư Phụ đâu cần bảo quý vị nên nghiêm trì năm giới ? Sư Phụ đã nói : Quý vị tu hành là đủ rồi , nghe hiểu chưa ? Chỉ tu hành mà không giữ giới không được , giới định huệ cần phải đầy đủ , cho nên Sư Phụ bảo quý vị giữ năm giới , làm người tốt (Ý của con là , đã tu đến thế giới thứ năm , đã là Bồ Tát rồi , nếu như phạm giới , vẫn phải rớt xuống hay sao ?) Cũng không thể phạm giới chứ ! (Bồ Tát ở thế giới thứ năm , còn có Sư Phụ của Ngài hay sao ? Nếu không thì ai lo cho Ngài ?) Vị này đến nghe kinh quá ít , đó là câu hỏi căn bản , Sư Phụ đã giảng mấy lần rồi , thì tự mình lo cho mình . Sau khi trở thành Sư Phụ rồi , còn theo Sư Phụ học cái gì ? Lúc đó có thể đi dạy người .

    Hỏi : Sư Phụ có cách nào đưa thí dụ , nói rõ Thanh Tịnh Bồ Tát chịu những huấn luyện nghiêm khắc như thế nào ?

    Đáp : Điều này không cách nào nói được , bởi ở thế giới này còn chưa có thứ hệ thống huấn luyện đó (Mọi người cười). Hồi nãy Sư Phụ đã nói rồi , thứ huấn luyện đó còn lợi hại hơn , đau khổ hơn địa ngục nữa , quý vị không thể nào tưởng tượng nổi . (Ở cảnh giới cao như thế , sao còn có chuyện xấu đó ?) Đó không phải là chuyện xấu , đó là sự huấn luyện cần phải có .

    Hỏi : Có phải mọi người đều có thể làm Thanh Tịnh Bồ Tát ?

    Đáp : Điều đó do sự cao minh tuyển chọn , sau khi được chọn lên rồi , họ sẽ từ từ huấn luyện . (Ai tuyển chọn vậy ?) Thanh Tịnh Bồ Tát , Ngài cần ai thì lựa chọn người đó , mình không thể biết trước , đợi đến khi được chọn rồi , chúng ta sẽ biết được , và sẽ chịu đựng những khảo nghiệm đau khổ gì . Nhưng quý vị còn ở trên thế giới này , không có được tuyển chọn đâu , Sư Phụ bảo đảm điều đó (mọi người cười), quý vị phải đạt đến thế giới thứ năm rồi mới nói , thoát qua được Tam Giới rồi mới có thể được lựa chọn .

    Hỏi : Xin hỏi Sư Phụ , không toạ thiền , chỉ niệm năm Phật hiệu , có thể thành công hay không ?

    Đáp : Cũng nên toạ thiền tối thiểu hai tiếng rưỡi đồng hồ , còn những thời gian khác thì niệm năm câu . Niệm Phật là vì mình muốn tập trung tư tưởng , muốn giữ lực lượng của mình .



  8. #228
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default (1) CHƯỚNG NGẠI LỚN CỦA SỰ TU HÀNH


    Hỏi : Nếu như vì lý do của thân thể , không thể tọa thiền lâu dài làm sao đây ?

    Đáp : Cũng phải ráng tiếp tục tọa thiền , càng tọa thiền càng tốt , thật vậy , không có sao hết , càng đau càng phải tọa thiền , còn không , không còn liều thuốc khác để cho quý vị . Làm Pháp Quán Âm là tốt nhất , Pháp Quán Âm có thể chữa trăm bệnh , nhưng nếu như thân thể không khoẻ , không thể làm Quán Âm , thì nên nằm xuống , hay ngồi trên ghế , nhưng phải ngồi thẳng lưng đừng có dựa ghế . Bất cứ nơi nào đều có thể toạ thiền , chứ không phải xếp bằng mới là ngồi . Dùng "tâm" tọa thiền , chứ không phải dùng thân thể . Cho nên thiền không phải là ngồi , không phải xếp bằng . Ngài Huệ Năng nói : "Tâm niệm không khởi gọi là 'tọa', thấy tự tánh bên trong bất động gọi là 'thiền'." Sư Phụ cũng dạy qua quý vị có thể nằm như thế nào để thiền , có phải không ?

    (Thưa Sư Phụ , ý Sư Phụ nói tọa thiền với tư thế nào cũng được , điều quan trọng nhất là "tâm" phải thiền mới được ?) Đúng , nhưng cũng nên để chú ý lực ở mắt trí huệ , để tâm ở mắt trí huệ , và niệm các Phật hiệu mà Sư Phụ đã dạy . (Vậy nếu nằm thì sao ?) Nằm cũng vậy , tâm vẫn để ở trung tâm đó , niệm pháp môn của Sư Phụ , nằm chỉ cải biến tư thế , chứ pháp môn không có biến đổi .

    Hỏi : Tọa thiền nơi công cộng có sao không ?

    Đáp : Không có sao , ngồi trên xe buýt cũng có thể tọa thiền , đừng lo tư tưởng phân loạn . Không phải xếp bằng ngồi cho thẳng mới là toạ thiền . Đối với người mới học , ngồi xếp bằng dễ định hơn , và không dễ buồn ngủ . Những đối với những người tu cao , bất cứ giờ nào , chốn nào , đều là toạ thiền , khi nói chuyện , họ cũng có thể toạ thiền , đi bộ cũng có thể toạ thiền , cho nên nói rằng , đi đứng nằm ngồi đều là thiền . Có lúc họ cũng thiền chung với học trò , để làm gương tốt cho học trò , nếu không họ không cần làm như vậy nữa . (Mắt mở cũng có thể toạ thiền ư ?) Có thể . (Thưa Sư Phụ , Sư Phụ nói đi bộ cũng có thể toạ thiền , làm sao thiền ?) Nó thuộc về đẳng cấp cao hơn , sau này mới nói (mọi người cười), hiện giờ quý vị chỉ cần học ngồi thiền cho đàng hoàng là được rồi .



  9. #229
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Lìa Đời Chỉ Còn Nhân Quả Mang Theo


    Lìa Đời Chỉ Còn Nhân Quả Mang Theo
    Thuyết Pháp Tại Cơ Long
    Ngày 5 tháng 12 năm 1986


    Hôm nay hơi đặc biệt , tụng Kinh tán Phật nhiều , mục đích để cảm tạ chư Phật Bồ Tát ban ân huệ cho gia đình người vãng sanh này . Đa số không biết sanh , lão , bệnh , tử như thế nào ? Đợi thời gian đến mới hiểu được . Lời Phật nói đều là chân thật . Phật nói đời là vô thường , sanh , lão , bệnh , tử là bốn thứ khổ lớn , không ai có thể thoát khỏi .

    Nhưng bởi vì hằng ngày bận làm việc , không nhớ đến khổ , có nhớ đi nữa cũng chỉ qua chốc lát rồi quên rất mau . Vạn nhất có một ngày , người thân nhất , kính thương nhất rời khỏi thế gian , xa lìa chúng ta , lúc đó sẽ cảm thấy như thế nào ?

    Những cái khổ thông thường ít có in sâu vào tâm trí con người , nên họ quên rất mau , rất có thể còn nói rằng : "Tu hành đâu có ích gì , khổ cực làm chi ? Niệm Phật , tin Phật , nghe kinh , tọa thiền để làm gì ?" Nhìn từ bề ngoài như không có ích dụng gì , nhưng trên thật tế rất hữu dụng .

    Trên thế giới này , bất cứ mình có những gì , đến khi chết , đều phải để lại . Người mình thương nhất , tài sản , tài sản , đồ vật quí báu , đều không đem theo được , lúc đó mình rất cô đơn , không có ai thích đi theo mình , nếu họ có thích đi chăng nữa cũng không được . Nói thí dụ như vợ hay chồng vãng sanh , mình có muốn chết theo cũng không được . Lại thí dụ như vợ chồng hay tình nhân , muốn gần gũi lâu dài mà tự sát cả hai , nhưng sau khi chết cũng không thể đi cùng một con đường . Rất có thể một người đi Đông một người đi Tây , bởi vì nghiệp chướng của hai người khác nhau .

    Nếu như mình tụng những bài tán Phật , cho dù cả trăm ngàn ức năm cũng tán thán không hết , vĩnh viễn không đủ để cảm tạ ân huệ của Phật Bồ Tát . Không có Phật Bồ Tát , chúng ta không thể lìa khỏi đau khổ , được vĩnh viễn tự tại khoái lạc . Cho nên mình nói một hai câu , tụng một hai bài , lạy hai ba lạy đều không đủ , nhưng cũng là đủ , bởi vì Phật A Di Đà nói , nếu như tưởng nhớ Ngài , một niệm cũng đủ rồi , Ngài cũng sẽ đến rước .

    Nhưng nhiều người niệm Phật mấy chục năm , khi vãng sanh , không nhất định đều có Phật đến rước , rất có thể bởi vì trình độ tưởng nhớ không đủ , hay là không thể giao thông được với Phật . Thông thường mình niệm danh hiệu của Ngài , tán thán danh hiệu của Ngài , nhưng nếu như không giao thông được với lực lượng của Ngài , rất có thể Ngài sẽ không đến rước .

    Trong số các học trò đã thọ pháp này , có mấy người đã vãng sanh , khi họ vãng sanh , nhất định được Phật Bồ Tát đến rước . Khi truyền pháp , Sư Phụ có cho quý vị hay , quý vị sau này nhất định có thể vãng sanh Tịnh Độ , coi tình trạng lâm chung của những người đệ tử đã vãng sanh , thì sẽ rõ là chuyện thật . Nếu mình nghe nói còn có thể nghi ngờ , còn biết sự thật thì không còn nghi ngờ gì nữa . Biết được khác với nói , biết được cũng khác với tin , mình có thể tin đến 99% , mình nhận biết được 100% .

    Nghe Phật nói trong kinh , nếu như mình niệm Phật A Di Đà , lạy Phật , tin Phật ..., sau khi lìa đời sẽ vĩnh viễn không còn trở lại , vĩnh viễn ở chung với Phật . Mifng nghe Phật nói như vậy thì tin , nhưng không thể nào bằng tự mình đích thân biết Ngài đến tiếp dẫn . Nếu như biết được Phật đến tiếp rước , lòng tin của mình sẽ cương quyết , chân thành hơn , và càng cảm kích Phật . Lòng tin của mình sẽ càng ngày càng kiên cố .



  10. #230
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Lìa Đời Chỉ Còn Nhân Quả Mang Theo


    Tại Đài Bắc có một người được Sư Phụ truyền Tâm Ấn , cách hai tuần sau Sư Phụ qua Đức và thêm hai tuần nữa thì người đó vãng sanh . Lúc đó Sư Phụ không có ở Đài Loan , nhưng khi người đó vãng sanh , thấy Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát đến rước , người này còn tỉnh táo nói với người nhà : "Bồ Tát đến , Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát đến ." Nói xong rồi mới an lạc lìa đời , không có cảm thấy đau khổ chút nào .

    Cho nên trong quá trình sanh , lão , bệnh , tử , có lẽ sanh , lão là khổ , bệnh lại càng khổ hơn , nhưng "tử" không nhất định là khổ , mình có thể tránh cái đau khổ của tử . Nếu như chúng ta giao thông được với Phật Bồ Tát , chúng ta có thể vui vẻ mà đi , khi lìa đời mà được Phật Bồ Tát bảo hộ , chết cũng như ngủ một giấc rồi tỉnh dậy vậy , không có một chút đau khổ và còn sung sướng hơn khi còn ở trên cõi trần .

    Người được truyền Tâm Ấn đã có chuẩn bị , chuẩn bị cái gì ? Bởi vì lúc truyền pháp , Sư Phụ đã dùng phương pháp , giải trừ nghiệp chướng bó buộc , cho nên nói "nhất thiết duy tâm tạo ," vì là "nhất thiết duy tâm tạo" nên mới dùng tâm sửa tâm , chứ không thể dùng ngôn ngữ để nói .

    Cho nên lúc truyền pháp , Sư Phụ không nói chuyện , trước khi truyền pháp Sư Phụ còn nói chút ít cho quý vị rõ , nhưng đến khi truyền pháp , thì hoàn toàn không dùng ngôn ngữ , vì Sư Phụ không có tâm , tâm của Sư Phụ ở đâu cũng có . Sư Phụ sống chung với Phật Bồ Tát , nhưng không phải cõi đời . Xác thân này cũng không phải là Sư Phụ . Vốn không có Sư Phụ , "có" là bởi vì quý vị thấy được , cho nên nói là "có" , còn "không" thì vốn là vô tướng . Nhưng nếu dùng ngôn ngữ để nói , thì gọi là "Tâm truyền tâm".

    "Tâm" vốn cũng không có , nhưng cũng không thể nói không có , nếu như không có , vậy thì truyền pháp gì ? Nhưng pháp này cũng không cách nào nói ra được , nó là "không tướng". Pháp này cũng không phải là pháp của Sư Phụ . Nó là pháp vĩnh viễn tồn tại , là pháp của Phật Bồ Tát , là pháp của đại sư . Lực lượng này cũng không phải là lực lượng của Sư Phụ , là lực lượng của Thập Phương Tam Thế Chư Phật Bồ Tát , xuyên qua thân thể của Sư Phụ , để truyền lực lượng này cho chúng sanh . Như máy thâu thanh , thâu thứ âm thanh này trước rồi mới phát ra cho thính giả nghe .

    Nếu như có người nói rằng có loại lực lượng này , đó chưa chắc là sự thật . Không có một người nào có lực lượng lớn như vậy , nó không phải là lực lượng của cá nhân . Nhưng khi một người tu hành đến đẳng cấp nào đó , phàm ngã biến thành không , không có ta , không có người , lúc đó mình trở thành ống tiếp nối của chư Phật , chư Bồ Tát , dung hòa với lực lượng của Phật Bồ Tát , đến lúc đó mình muốn gì có đó , muốn cứu ai cũng được , muốn tiêu trừ nghiệp chướng của nhóm người nào cũng được , không cần cầu nguyện hay phải nghĩ đến cầu những gì , hễ có một niệm là có thể thực hiện , sau cùng cho đến một niệm cũng không có . Độ người , nhưng không có người bị độ , không có ý niệm độ người , cái gì cũng không , nhưng cái gì cũng có .

    Loại người đó mình nói là họ đã đắc đạo hay là thành Phật , thành đại sư ..., đều được hết . Nhưng tự họ không có nghĩ gì hết , họ không có cho rằng họ là đại sư , không có nghĩ gì cả , hoàn toàn không có quan niệm "ngã", nếu như mình gần gũi loại người đó , sẽ được nhiều phước báu bởi vì thứ người đó đã không còn "tự ngã", họ hòa đồng một thể với Phật Bồ Tát , hoàn toàn không có quan niệm của "cá nhân".



  11. #231
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Re: Các Bài KHAI THỊ


    Nhưng trên thế giới này , họ vẫn là một con người , nhìn họ như là con người thường , nói chuyện cũng như là con người thường , nói chuyện cũng như con người thường , cũng ăn cơm , làm việc như người thường , nhưng họ không còn "ý thức" , linh hồn cũng không có , họ không phải là một "cá nhân" , họ không có ở một nơi nào nhưng họ cũng có ở khắp mọi nơi , bất luận nơi nào , chỉ cần mình nhớ đến , họ liền xuất hiện . Việc đó không thể dùng ngôn ngữ nói rõ được , bởi vì Sư Phụ sợ quý vị hiểu lầm , cho nên mới nói một chút , không hiểu quý vị có thể hiểu được cách nói của Sư Phụ hay không , bởi vì dùng ngôn ngữ thật không nói ra được , muốn nói ra cũng không dễ .

    Mỗi người đều có quá nhiều nghiệp chướng , nếu không có lực lượng của Phật Bồ Tát giúp đỡ , không thể giải thoát , cũng không thể đi lên . Đương nhiên mình nên nương vào sức mình , nhưng phải thọ pháp rồi , mới có thể nhờ vào sức mình , còn chưa được truyền Tâm Ấn , khó mà nương vào sức lực của mình được . Bởi vì mỗi kiếp làm người , đã có nghiệp chướng đời đời kiếp kiếp thời quá khứ đợi mình , và đời này còn gánh định nghiệp trên vai , và những nghiệp chướng hiện tiền nữa .

    Nghiệp chướng là hậu quả mà mình làm sai , cho nên gọi là nghiệp chướng hay là nhân quả . Nhân quả không tốt , bị tâm của chúng ta thâu vào , bị máy chụp hình bên trong của chúng ta chụp vào , sau này không thể chối cãi mình không có làm , bởi vì bất cứ chúng ta làm gì đều bị chụp vào , thâu vào . Máy thâu âm nhân tạo đôi khi còn có trục trặc , thâu không được hay là bị hư , nhưng bộ máy thâu âm bên trong mình không có bị sơ hở , cho nên mình không cách nào chối được .

    Mỗi lần một người sanh ra , mang theo hậu quả xấu hoặc tốt mà đời đời kiếp kiếp đã trồng , gọi là nghiệp chướng . "Nghiệp chướng quá khứ" này bám sát bên sau , rồi còn "định nghiệp" trên vai , còn có nghiệp chướng hiện tiền , cho nên không rời được . Đợi đến lúc nào mình mới có thể hoàn toàn trả hết được những nghiệp chướng này ? Đây thật vĩnh viễn không cách nào trả hết được . Cho nên phải có Phật Bồ Tát hóa thân đến thế giới Ta Bà độ mình , giúp đỡ mình , cứu mình lên trên , còn không mình sẽ vĩnh viễn bị dính cứng vào đó .

    Lẽ dĩ nhiên chỗ nào cũng có Phật Bồ Tát , nhưng mình tìm không thấy , bởi vì mắt thịt nhìn có hạng , chỉ có thể nhìn từ đây đến kia , như vậy đã là xa lắm rồi , ngay cả viễn vọng kính cũng không thấy được Phật Bồ Tát , Phật Bồ Tát ở trước mặt chúng ta cũng không thể biết được . Mỗi lần có ai cầu Phật Bồ Tát , các Ngài đều đến , rất có thể họ hóa thành những hình tướng khác , không nhất định có dáng dấp như tượng Quán Âm này , nhưng dáng này cũng là một trong những hóa thân của Phật Bồ Tát .

    Nhưng khi Phật Bồ Tát hóa thân đến , có người không hiểu được , về nhà còn phàn nàn , ta thành tâm cầu nguyện như vậy , sao Phật Bồ Tát không đến ? Có , các Ngài đến mấy lần , nhưng mình không biết được cũng không thấy được , bởi vì mình cứ mong đợi Quán Thế Âm Bồ Tát xuất hiện như hình tướng mình đã mong ước . Y phục và tóc Ngài phải như thế nào , nếu như Ngài không xuất hiện hình dáng như vậy , thì mình không nhận được . Nhưng chúng ta quên rằng , Quán Thế Âm Bồ Tát là "ba mươi hai ứng biến trần xá", Phật Thích-Ca Mâu-Ni có "trăm ngàn ức hóa thân", Phật A Di Đà có thể "quang trung hóa Phật vô số ức , hóa Bồ Tát chúng diệt vô biên", thành ra mỗi vị Bồ Tát , mỗi vị Phật không nhất định có dáng giống như hình vẽ , Ngài có thể hóa thân thành dáng rất bình thường .



  12. #232
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Lìa Đời Chỉ Còn Nhân Quả Mang Theo


    Trong phẩm Phổ Môn có nói , "Nếu như nên dùng tỳ kheo , tỳ kheo ni để độ chúng sanh , Quán Thế Âm Bồ Tát sẽ biến hóa thành tỳ kheo , tỳ kheo ni đến độ , nếu như dùng Ưu Bà Tắc , Ưu Bà Di để độ , Ngài sẽ biến hóa thành Ưu Bà Tắc , Ưu Bà Di đến độ . Nếu dùng quan lớn đến độ , Ngài sẽ biến hóa thành quan lớn đến độ , Ngài cũng biến hóa thành nô lệ hay là rồng , trời , Bà La Môn ... đến hóa độ chúng sanh ." Cho nên mình không có cách nào biết được ai là ngoại đạo ? Ai là nội đạo ? Hễ người nào giúp mình khai ngộ , cho dù dáng dấp họ như thế nào , đều là hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát .

    Muốn cầu đạo , điều quan trọng nhất là đừng phê bình người , tâm nên cởi mở . Tâm phải mở rộng , đừng có quá chấp trước , đừng có phê bình , đừng có đứng một bên nói : "Tôi không muốn học , bởi vì họ là Bà La Môn , bởi vì người đó là người tại gia , tôi không nghe lời của người này , bởi vì người này là tỳ kheo ni , tôi nhất định theo tỳ kheo để học , bởi vì công đức của tỳ kheo ni không bằng tỳ kheo ..."

    Không phải Phật Bồ Tát không đến giúp đỡ , vấn đề là tại vì tâm của mình quá chấp trước , quá hẹp hòi , người phàm mình không hiểu được ai là ai , mình cứ có một thứ thành kiến , cho rằng Sư Phụ phải có dáng như vậy , Bồ Tát phải có dáng như thế nọ , cá tính của Bồ Tát phải như thế kia , nói chuyện nên ngọt như mật , như vậy mới là Bồ Tát . Đó chỉ là thành kiến của phàm phu , trên thực tế rất có thể không phải như vậy .

    Cho nên mình nên "theo pháp đừng có theo người", mình đến cầu pháp là cầu pháp môn , cầu pháp lý , cho nên đừng coi vào vấn đề của cá nhân . Phật Bồ Tát đến thế giới Ta Bà dạy người không dễ , các ngài phải dùng rất nhiều phương tiện , có lúc cần phải dùng giáo pháp nhu hòa để cổ võ và để cho người ta có lòng tin , đôi khi dùng phương pháp nghiêm khắc để cho người ta thức tỉnh .

    Bởi vì nghiệp chướng của mỗi người không như nhau , nghiệp chướng đời đời kiếp kiếp của mình rất nhiều , Sư Phụ thường nói : "Nghiệp chướng vốn là không", nhưng mình còn chưa đạt đến đẳng cấp đó , hơn nữa số người , còn chưa phải là A La Hán hay Bồ Tát , cũng không phải là Phật , cho nên không thể hiểu rõ mình không có nghiệp chướng , không chừng quý vị tin lời Sư Phụ nói , nhưng tâm của quý vị còn chưa đủ đơn thuần , còn chưa tin đến 100%, cho nên khi lìa khỏi thế giới này , sẽ bị nghiệp lực của nghiệp chướng kéo xuống , kéo đến cảnh giới thấp , kéo đến chỗ đau khổ . Phật Bồ Tát luôn phóng hào quang để cứu chúng sanh lên , nhưng bởi họ bị lực lượng của nghiệp chướng kéo xuống , cho nên không thể tiếp được lực lượng của Phật Bồ Tát .



  13. #233
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Lìa Đời Chỉ Còn Nhân Quả Mang Theo


    Mật Tông của Phật Giáo có một quyển sách gọi là "Trung Âm Đắc Lộ" (Liên Hoa Sinh Đại Sĩ viết) , trong sách Ngài nói đến , khi con người vãng sanh , có thể nhìn thấy được rất nhiều ánh sáng , màu trắng , màu tím , màu đỏ , màu kim , màu xanh ... Ánh sáng cực sáng là hào quang của Phật . Ánh sáng nhu hòa hơn và dịu mắt hơn là của A Tu La , ngạ quỷ , địa ngục , thân người . Nhưng bởi vì mình không biết , cho nên khi vãng sanh thấy ánh sáng và màu sắc nhu hòa nào đó , mình liền chạy vào , làm A Tu La , làm ngạ quỷ , làm súc sanh , không thể thăng thiên , thăng Tây Phương .

    Bởi vì mình chưa đủ dũng cảm kiên định , muốn gần gũi Phật không dễ . Bởi vì lực lượng thân thể còn chưa đủ , chịu không nổi loại hào quang cực sáng , lực lượng cực sáng này . Phật quang không chừng làm cho mắt khó chịu , nhưng ánh sáng này có lực lượng giải thoát , tiếp dẫn vong linh đến nơi tịnh độ vĩnh viễn khoái lạc .

    Nhưng đa số người , khi vãng sanh đều ở trong trạng thái hôn mê , không biết gì hết , bởi vì tiền sanh không có tu hành , không tịnh hóa ý thức của mình , không tịnh hóa tinh thần của mình , cho nên khi vãng sanh không biết nên làm sao ? Không có sự chỉ dẫn của Sư Phụ , không được Phật quang tiếp dẫn , linh hồn sẽ không biết đi đâu . Thấy nơi nào dễ chịu thì đi đại vào đó .

    Con người ưa thích sự dễ chịu , ở trên thế giới này cũng vậy , thấy chỗ lộng lẫy thì thích đến xem , thích ở nhà cửa thoải mái , ngủ giường lớn và êm , ăn món ăn ngon . Khi chết rồi cũng vậy , thấy nơi nào dễ chịu liền chạy vào , nhưng nơi dễ chịu không hẳn là nơi tốt nhất . Khi mình vãng sanh , Phật Bồ Tát đều phóng hào quang đến tiếp , nhưng người phàm chịu không nổi , cho nên không thể đi , chứ không phải Phật Bồ Tát thấy chúng ta nghiệp chướng sâu dầy , mà không đến tiếp rước . Thật ra có đến rước , cũng có hóa thân đến , nhưng vong hồn không thấy được . Phật Bồ Tát có phóng hào quang đến nhưng họ chịu không nổi .

    Cho nên khi người còn ở tại thế thì phải tu hành . Thân khẩu ý đều phải tu , nếu như không tu cả ba , khi vãng sanh vẫn bị nghiệp chướng kéo xuống . Nói thí dụ "miệng" của chúng ta tu rất tốt , khi sống không phê bình làm hại người khác , không tranh luận cãi lộn , như vậy miệng của mình tịnh hóa , không có khẩu nghiệp , khi vãng sanh , khỏi bị nghiệp lực của khẩu nghiệp kéo xuống . Còn tu ý , ý cũng rất thanh tịnh , không nghĩ chuyện xấu , cũng không muốn tổn hại người khác ... như vậy "ý" cũng coi như tịnh hóa . Miệng và ý đều rất tốt , nhưng thân vẫn chưa tốt , sao lại nói rằng chưa tốt ?

    Nói thí dụ mình ăn rất nhiều thịt , uống nhiều rượu , cho nên thân không có sạch , tuy rằng thân không sạch , Phật cũng không màng , vẫn phóng hào quang cứu chúng ta , nhưng khi ta vãng sanh , sẽ có nhiều bệnh khổ , uống rượu quá nhiều , rất có thể bị say sẩm , không có thông minh , trong kinh Phật có nói , người uống rượu , trong đời này sẽ có nhiều khổ sở , đau bệnh , và đời sau tái luân hồi , sẽ biến thành ngu dốt không thông minh , ảnh hưởng đó không chỉ có một đời , mà còn bị nhiều đời . Cho nên trong giới luật có quy định Phật tử không được uống rượu . Còn về chuyện ăn thịt thì Phật Thích Ca Mâu Ni nói rất rõ trong Kinh Lăng Già , bởi vì ăn thịt có nhiều nghiệp chướng , hậu quả rất xấu , cho nên Ngài cấm đệ tử vĩnh viễn không được ăn thịt . Ngoài ra trong Kinh Lăng Nghiêm , Kinh Phạm Võng , cũng có nói đến vấn đề không được ăn thịt , và các kinh điển khác cũng có nói đến chút ít . Riêng Kinh Lăng Già và Kinh Lăng Nghiêm nói về vấn đề đó rõ nhất .



  14. #234
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Lìa Đời Chỉ Còn Nhân Quả Mang Theo


    Phật Bồ Tát không có lo mình ăn mặn hay chay , hay là có bao nhiêu nghiệp chướng . Nhưng nếu như chỉ tu khẩu và ý , mà không tu thân , nghiệp chướng vẫn kéo mình xuống , nó sẽ ảnh hưởng đến đẳng cấp lúc vãng sanh , bởi vì đó là pháp luật tự nhiên . Ăn thịt , uống rượu sẽ hủy hoại thân thể của chúng ta , đừng nói đến tinh thần hay linh hồn , riêng chỉ có thân này đã ảnh hưởng rất nhiều rồi .

    Lúc một người vãng sanh , thân thể vì bệnh khó chịu mà lăn qua , trở lại , thân lay động thì "ý" khó mà tập trung . Đôi khi một người bị bệnh , tinh thần cũng bị ảnh hưởng , có khi chỉ đau đầu chút ít mà đầu óc đã khó xử dụng một cách linh hoạt , cũng không thể tập trung tư tưởng . Hay là khi thân thể có những bệnh đau khác , tinh thần sút kém , nói chuyện cũng không rành mạch , bởi vì tư tưởng bị phân tán , một mặt nghĩ đến làm ăn , một mặt nghĩ đến bệnh đau của mình . Cho nên thân khẩu ý đều phải tu , và tu cho rõ ràng .

    Trong Kinh Vô Lượng Thọ Phật có nói từ Thượng Phẩm Thượng Sanh đến Hạ Phẩm Hạ Sanh , cách nhau rất là xa , tuy rằng đều là Thế Giới Tây Phương Cực Lạc , nhưng khoảng cách thật là xa . Trong kinh còn có nói , người Hạ Phẩm Hạ Sanh , không phải vãng sanh liền được gặp Phật , phải ở trong liên hoa , trải qua rất lâu , đợi đến hoa nở , mới có thể thấy Phật , thấy thì cũng chỉ thấy được đại biểu của Phật mà thôi , vẫn còn chưa thấy được Phật chánh thật . Thượng Phẩm Thượng Sanh có thể thấy được liền Phật A Di Đà . Cho nên Hạ Phẩm Hạ Sanh khác xa với Thượng Phẩm Thượng Sanh .

    Còn những người không tu hành , nương vào phước báu của người tu hành , hay là nương vào lực lượng của một vị Sư Phụ , cũng có thể vãng sanh Tây Phương . Đương nhiên vị thầy này cần phải có phước báu rất lớn mới được , nhưng phước đó không bảo đảm được đẳng cấp Thượng Phẩm Thượng Sanh , Thượng Phẩm Thượng Sanh dành cho những người nỗ lực cực khổ tu hành , bằng không thì không công bình . Nếu như nghiệp chướng của một người rất nhiều , mà còn được Hạ Phẩm Hạ Sanh , như vậy đã tốt lắm rồi , đối với người không có tu hành cần có phước báu như vậy mới được , nói thí dụ đã gặp được vị đại sư , hay là thân nhân của người đó có tu hành , mới có thể sanh Tây Phương , còn không sẽ xuống địa ngục , hay là sanh làm người trở lại để chịu khổ , hay là đầu thai làm xúc sanh ... Cho nên được sanh Tây Phương đã quá tốt đẹp rồi .

    Vì sao mình phải đạt Thượng Phẩm Thượng Sanh ? Vì sao phải nghe lời Sư Phụ , nỗ lực tu hành ? Bởi vì muốn Thượng Phẩm Thượng Sanh , Thượng Phẩm Thượng Sanh có ích gì ? Hạ Phẩm Hạ Sanh cũng có thể đến Tây Phương , vì sao nhất định phải được Thượng Phẩm Thượng Sanh ? Bởi vì Thượng Phẩm Thượng Sanh mở trí huệ , có thể lập tức thành Phật .


  15. #235
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Re: Các Bài KHAI THỊ


    Tu hành không phải vì cá nhân , nếu như chỉ vì cá nhân , Sư Phụ có thể đem đệ tử lên không thành vấn đề , cho dù một người chỉ là đẳng cấp Hạ Phẩm Hạ Sanh , nhưng đã đủ an toàn rồi , bởi vì từ nay về sau không còn đau khổ , không còn sanh , lão , bệnh , tử , có thể ở trên đó tu từ từ , một ngàn năm , một vạn năm , một ức năm cũng không sao . Cho nên nếu như một mình mình muốn lên , không thành vấn đề , đừng có quá nôn nóng .

    Nhưng có người nôn nóng lắm , gấp rút lắm , bởi vì họ còn muốn độ những chúng sanh khác , họ thấy chúng sanh đau khổ , cũng như chính họ đau khổ vậy , cho nên họ rất nhiệt thành cố công tu hành , bởi vì muốn mau được thành Phật . Thành Phật là gì ? Là thành Đại Sư (Phạn Văn là Buddha), thành người đại trí thức , ý nghĩa của Buddha là người đại khai ngộ . Thành Đại Sư rồi , không những độ bà con của mình mà thôi , còn có thể độ rất nhiều chúng sanh khác .

    Cho nên thọ pháp rồi , năm đời được siêu sanh , vì sao ? Có câu "một người đắc đạo , chín tộc siêu sanh", cho nên Sư Phụ bảo cho quý vị biết , thọ pháp này rồi , năm đời siêu sanh , đừng nói chi cho quá xa , nhưng tối thiểu là năm đời , còn thêm bốn đời nữa tùy trình độ tu hành của cá nhân mà định , nhưng ít nhất là năm đời được siêu sanh .

    Nếu như một người thọ pháp này năm đời được siêu sanh , vậy quý vị có thể tưởng tượng sau khi thành Phật sẽ như thế nào ? Mỗi một người theo Sư Phụ thọ pháp sẽ có năm đời được siêu sanh , từ đó mình biết rằng thành Đại Sư có thể độ rất nhiều người , độ một người cũng như độ năm đời của người đó siêu sanh cùng một lượt , độ như vậy mới được nhiều . Cho nên mình trở thành Thầy có phải tốt hơn không ? Còn có thể độ được nhiều người khác , không nhất định chỉ có thân nhân của mình mà thôi , lẫn kẻ địch và người ghét mình nhất mình cũng phải độ , đó là chuyện thật .

    Thí dụ có người phỉ báng Sư Phụ , ghét Sư Phụ rất nhiều , người đó càng ghét Sư Phụ , càng có phước báu , bởi vì khi ghét Sư Phụ phải nghĩ đến Sư Phụ , không có tưởng niệm Sư Phụ làm sao hận Sư Phụ được ? Bởi vì khi người này nghĩ đến Sư Phụ , càng nghĩ càng ghét , thì phước báu của Sư Phụ sẽ chạy qua họ .

    Cho nên độ chúng sanh có rất nhiều cách , có người phải để cho họ ghét , nếu không họ không thể nghĩ đến mình , họ tưởng niệm đến mình thì họ sẽ được phước báu . Bởi vì khi mình thương người nào , tâm , đầu óc , thân thể của mình đều hoàn toàn nghĩ đến người đó . Còn hận ghét người khác cũng như nhau , có phải không ? Tâm , đầu óc của mình cũng hoàn toàn hận ghét người này , luôn cả lúc ăn cơm , ngủ nghỉ cũng không quên được , có phải vậy không ? Vậy thì tốt lắm , để họ ghét , khi họ ghét , họ sẽ tưởng niệm , tưởng niệm cũng có phước báu , khi mình tưởng niệm người nào đó , mình sẽ bị họ ảnh hưởng .


  16. #236
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Lìa Đời Chỉ Còn Nhân Quả Mang Theo


    Phật Bồ Tát có rất nhiều phương tiện để độ người , có người nên để họ thương mình , có người thì nên để họ ghét mình , có người nên khuyến khích họ , dùng lời nói nhẹ nhàng cảm hóa họ , có người thì phải trách mắng , để cho họ ghét mình , nhớ đến đau thấu tim , như vậy họ cũng có phước . Cho nên Phật Bồ Tát không nhất định phải ngọt ngào , có câu "y pháp bất y nhân" là nghĩa đó .

    Nhưng mà người phàm phu không biết được ai là ai , nếu như chúng ta nghe nói có người có thể đem chúng ta đến Tây Phương , và họ có năng lực , có thể cho mình thấy một ít ấn chứng . Có được chút ấn chứng , mới có thể tin , còn không làm sao chứng minh có phải là thật hay không . Bởi vì người phàm phu không cách nào biết được ai là ai . Nhưng mình có thể cảm giác , dùng trực giác và giác quan thứ sáu , mình cũng có thể cảm giác được người nào đặc biệt hơn , người nào chẳng có gì hết , có phải không ? Nghe nội dung nói chuyện của người đó , và nhìn người đó , mình sẽ hiểu biết một chút .

    Hiện giờ những người nghe kinh tại đây , có thể có người không thích giáo lý Sư Phụ đã nói , bởi vì Sư Phụ nói không thể ăn thịt uống rượu . Trên thực tế , đó không phải là Sư Phụ nói , mà là Phật nói , trong Kinh Lăng Già , Kinh Lăng Nghiêm , Kinh Phạm Võng đều có nói . Người Trung Hoa có câu : "Nhất nhất chúng sanh vô sát nghiệp , hà thời thế giới động đao binh". Sư Phụ không hiểu câu này do ai nói , nhưng rất có tiếng .

    Cho nên đừng có ghét Sư Phụ , đừng có hận Sư Phụ , bởi vì Sư Phụ nói thật , không được ăn thịt , uống rượu ..., xưa nay những thánh nhân đều nói như nhau , Phật Thích Ca Mâu Ni , và các vị thánh hiền của Trung Hoa và thế giới đều nói như nhau , chứ không phải hôm nay Sư Phụ mới nói như vậy , Sư Phụ chỉ học theo tiền nhân , học theo thánh hiền thời cổ . Sư Phụ đọc kinh điển của cổ nhân , rồi nói cho quý vị nghe , nếu như quý vị không ưa cũng không sao , nhưng đừng có để trong tâm .

    Sư Phụ cũng thích làm như người ta , dạy quý vị hưởng thụ thế gian , bảo quý vị ăn thịt , uống rượu cũng được , khi vãng sanh cũng có Phật A Di Đà đến rước , Sư Phụ rất muốn nói như vậy để cho Sư Phụ càng nhẹ gánh càng không có phiền phức . Như quý vị đã biết , đa số mọi người trên thế gian này đều thích hưởng thụ chơi bời , ưa ăn cá , ăn thịt , uống rượu . Bây giờ giáo lý của Sư Phụ khác hẳn với sự ưa thích của họ , họ đương nhiên không ưa thích . Nhưng người tu hành cần phải nói sự thật , và tự mình cần phải tu hành trước , phải "tu lý thực hành", tự mình tu hành có thành tựu rồi , mới có thể giúp những người khác tu hành , nếu không làm như vậy , xuất gia cũng vô ích .

    Người tu hành nên biết bao nhiêu nói bấy nhiêu , kẻ khác có thích nghe hay không , cũng được , nhưng trách nhiệm của người tu là nên nói thật . Nếu như Sư Phụ muốn để cho người ta ưa thích , Sư Phụ cần gì dùng phương pháp nghiêm ngặc như vậy ! Cũng như nhiều pháp sư , họ có đồ đệ nhiều , bởi vì họ không có nói gì , họ rất đơn giản , mình muốn làm gì thì làm , họ không có dạy những gì đặc biệt , như vậy ít phiền phức hơn , mà lại được đại chúng hoan nghênh , có lẽ công việc của họ là như vậy , nhưng công việc của Sư Phụ hơi đặc biệt , Sư Phụ nên nói sự thật .


  17. #237
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Lìa Đời Chỉ Còn Nhân Quả Mang Theo


    Trong Thánh Kinh cũng có nói , đừng ở chung với người ăn thịt , uống rượu , đừng có ăn đồ hôi tanh , nhưng nhiều người đọc Thánh Kinh chỉ coi lướt qua , chứ không có hiểu rõ ý kinh . Phật tử chúng ta cũng vậy , đọc kinh Phật cũng không cần hiểu thấu giáo lý , nhiều người tu hành thích coi Kinh Lăng Nghiêm , bởi vì Kinh Lăng Nghiêm đối với người tu hành là một bộ kinh điển tối quan trọng . Nhưng khi đọc cũng chỉ đọc phớt qua , không chịu tìm hiểu vì sao Phật dạy đừng có ăn thịt . Đọc đến chỗ đó thì lật qua rất mau .

    Bồ Đề Đạt Ma truyền Kinh Lăng Già đến Trung Quốc , bộ kinh đó cũng rất là quan trọng , nhiều người thích Bồ Đề Đạt Ma , cho rằng Ngài là vị thiền sư thứ nhất của Trung Hoa , nổi tiếng và quan trọng nhất . Nhưng khi đọc Kinh Lăng Già , lại coi sơ qua , những chương nói đến ăn thịt đều không coi , không hiểu trong đó nói gì ? Họ mượn cớ nói cổ văn thâm sâu khó hiểu , thật ra cổ văn cũng không khó , sao lại không hiểu nổi ? Nguyên do là họ không muốn tìm hiểu , không muốn nhớ . Cho nên Sư Phụ cứ thức tỉnh quý vị , nói cho quý vị nghe thêm lần nữa , kỳ thật chẳng có gì mới để nói , hoàn toàn đều là giáo lý của thời xưa , đều là lời Phật , Chúa , Huệ Năng , Bồ Đề Đạt Ma , Bách Trượng ... đều có nói qua , mỗi vị đại sư đều nói y như nhau , bây giờ Sư Phụ đáng lẽ không cần lập lại những lời đó . Những gì đáng nói , các Ngài đều nói hết rồi , nhưng chúng sanh là như vậy , coi qua mấy lần cũng không muốn hiểu , cũng không muốn ghi nhớ , nghe qua mấy lần cũng quên mất , cho nên phải nói đi nói lại , đều nói những chuyện như nhau mà thôi .

    Nếu như là người không tu hành , làm gì cũng không sao . Nhưng nếu như một người muốn trở thành toàn thiện , toàn mỹ , thì phải tu theo pháp môn của Chúa , Phật , chư Bồ Tát , tu giống như pháp môn của các vị Đại Sư thời xưa . Trong Pháp Bửu Đàn Kinh Ngài Huệ Năng cũng có nói , Ngài sống chung với thợ săn , nhưng Ngài cũng không ăn thịt , nếu như họ hỏi Ngài sao không ăn thịt ? Ngài đáp rằng bụng không được tốt , không thể tiêu hóa .

    Quý vị biết rằng Lục Tổ Huệ Năng là một vị thiền sư nổi danh nhất ở Trung Quốc , Ngài đã hoàn toàn chứng ngộ , nhưng Ngài còn chưa dám ăn thịt . Cho nên quý vị đừng có nói với Sư Phụ ăn thịt cũng tu hành được , tu cái gì ? Những người đó đẳng cấp của họ không bằng một góc của Ngài Huệ Năng , làm sao dám ăn thịt ? Ngài Huệ Năng lúc đó đã được y bát , đã là Lục Tổ , là vị đại sư có lực lượng lớn , nhưng Ngài còn chưa dám "không chấp trước" cũng không dám nói ăn thịt và không ăn thịt đều như nhau .

    Nhưng có người nói với Sư Phụ , tu hành đừng có chấp trước , ăn thịt và không ăn thịt đều như nhau , nhất thiết duy tâm tạo . Tự họ còn chưa hiểu tâm là ? Tâm làm sao mà tạo ? Lục Tổ Huệ Năng không dám nói , Phật Thích Ca Mâu Ni thành Phật rồi cũng không dám nói , người thường chúng ta làm sao dám nói tu hành đừng có chấp trước vào ăn thịt hay không ăn thịt , nhất thiết duy tâm tạo . Nhiều người nói với Sư Phụ như vậy , Sư Phụ cũng không biết nói gì hơn , chỉ cười mà bỏ qua . Trong lòng học trò của Sư Phụ cũng có người như vậy , cho rằng mình tu cao lắm rồi , ngạo tư tưởng của Sư Phụ quá cổ hũ , không theo kịp thời đại , quá chấp trước .



  18. #238
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Lìa Đời Chỉ Còn Nhân Quả Mang Theo


    Chúng sanh thật quá kiêu ngạo , đó là nghiệp chướng phiền phức nhất , là chướng ngại lớn nhất . Một người có thể phạm nhiều tội , từng giết hại nhiều chúng sanh , vô minh rất nặng , làm nhiều điều xấu , nhưng chỉ cần có một niệm xám hối , hay là nảy sanh một ý niệm tu hành , Phật Bồ Tát cũng có thể dùng lực lượng lớn giúp đỡ , rửa sạch nghiệp chướng cho kẻ đó !

    Khi truyền pháp , nghiệp chướng dồn dập của những kiếp trước đều bị rửa sạch , không để lại một chút nào , Sư Phụ có thể bảo đảm trước Phật Bồ Tát . Nhưng những người có thái độ kiêu ngạo thì không thể rửa sạch họ được . Vì nếu có thái độ kiêu ngạo , cũng như đã xây trước một bức tường dầy bao vây mình lại , sức gia trì của Phật Bồ Tát rất khó xuyên qua bức tường đó .

    Có nhiều người tu hành chưa được bao nhiêu , đã hô hào đừng có chấp trước , hồi nào đến giờ chưa từng nghe có vị Đại Sư nào dám nói như vậy . Nếu như Phật Thích Ca Mâu Ni không dám ăn thịt , mình cũng đừng nên ăn . Nếu như mình cũng tự xưng là Phật tử , thì nên tuân theo lời của Phật Thích Ca Mâu Ni , Ngài đã nói rất rõ ràng trong kinh điển , "Bất cứ trong trường hợp nào , mình cũng không nên ăn thịt , nếu như muốn học tập lòng từ bi của Bồ Tát , muốn thành Phật , vậy bất cứ nơi nào , thời gian nào đều đừng nên ăn thịt". Phật đã nói rõ như vậy , mình làm sao còn dám ăn thịt ?

    Luôn cả Ngài Lục Tổ Huệ Năng , sống trong hoàn cảnh khốn khổ đó , còn chưa dám ăn thịt , mình còn dám ăn ? Nhưng có số người tu chưa bao lâu , đã không hổ thẹn kêu gọi "đừng chấp trước". Nếu như người đó là vô minh , không có tu hành , hoàn toàn không hiểu biết giáo lý của Phật , họ nói như vậy , còn có thể thông cảm . Còn đồng tu đã là người tu hành , đã có Sư Phụ dạy họ đạo lý , rốt cuộc họ còn nói như vậy , thật là đáng thương xót , họ quá kiêu ngạo , ngã của họ quá lớn .

    Chấp trước một chút không đến nỗi gì , không "chấp trước" thì mệt lắm . Tự mình còn chưa hiểu nhơn quả là gì , còn chưa đạt đến đẳng cấp siêu nhân quả , tốt nhất nên chấp trước một chút , tuân theo kinh điển mà tu hành . Không nhất định phải nghe theo lời Sư Phụ , có lẽ sợ có chỗ Sư Phụ nói sai , nhưng quý vị có thể tự coi kinh điển , coi Phật , Chúa và các Thánh Nhân nói những gì , thì theo đó mà tu .

    Đừng có bao giờ phung phí thân người , mất thân này rồi , không biết sau này mình còn làm người nữa không ? Làm thiên nhân cũng không có tốt gì , tuy rằng thiên đường còn vui sướng hơn thế gian này , nhưng không dễ tu hành , bởi vì không có thân người không thể tu , sau này hưởng hết phước trời , rơi trở lại thế giới này , rất có thể làm côn trùng .

    Trước kia ở Ấn Độ , có một vị Sư Phụ , có một ngày đi với người đệ tử đến một chỗ , thấy một côn trùng , mới nói với người đệ tử : "Côn trùng này mới từ trời Đế Thích rớt xuống". Mới đây , vị này còn ở trên trời Đế Thích , bây giờ rớt xuống , đã biến thành trùng , như vậy đâu có gì tốt ? Trong kinh điển có nói , người trời lúc hết phước báu , sẽ hiện năm tướng suy rất đau khổ . Người phàm lúc chết cũng rất đau khổ , và không biết sẽ tái sinh nơi nào .


  19. #239
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Lìa Đời Chỉ Còn Nhân Quả Mang Theo


    Đa số người phàm đều vô minh , và nghiệp chướng rất sâu nặng , chết rồi liền đọa địa ngục , không còn thời gian để chờ đợi , nếu như nghiệp chướng không nhiều , vong linh sẽ ngao du khắp nơi , không biết sẽ đầu thai về đâu ? Đợi cho thời gian luân hồi đến , mới có thể tái sanh , nhưng chưa biết sẽ làm người , động vật hay quỷ ? Người có phước báu lớn , khi vãng sanh liền có Phật Bồ Tát đến tiếp dẫn , nhưng trường hợp đó rất ít có , nếu như dễ được Phật Bồ Tát đến tiếp dẫn như vậy , thì số người trên thế giới này , sẽ không đến nỗi càng lúc càng nhiều .

    Vì sao người niệm Phật càng lúc càng nhiều , nhưng loài người cũng càng lúc càng nhiều ? Bởi vì họ niệm không đúng cách , dùng tâm không thật , cho nên không thể giao thông với Phật . Cũng như hai bên đều có máy điện thoại , nhưng nếu thiếu dây điện thoại , hai người tự nói tự nghe , không được giao thông với nhau cũng vô ích .

    Cho nên mình làm người , có được thân người rất là quý báu . Phật Thích Ca Mâu Ni từng nói một thí dụ , như một con rùa mù trong biển sâu , trăm năm mới xuất hiện một lần , đồng thời có một tấm ván cũng trăm năm mới trôi qua đó một lần , con rùa này khi nổi lên mặt nước , phải đút đầu qua cái lỗ của tấm ván , thật khó được như vậy .

    Làm người quý báu , khó được như thế là bởi vì chỉ có kiếp người mới có thể thành Phật , làm thiên nhân hay các chúng sanh khác không thể thành Phật , cho nên kiếp người mới quý báu . Nếu như không biết cách tu hành , cho dù có được thân người , cũng không làm được gì .

    Mỗi một kiếp tái sanh làm người , là có cơ hội để thành Phật , nhưng mỗi kiếp làm người , đều có nhiều chướng ngại , bị nhiều ma chướng bao bọc , không còn cách nhận biết thiện trí thức , không thể nào biết được pháp môn cao , cho nên không thể giải thoát , thật là điều đáng tiếc . Cho dù gặp được thiện trí thức , mình vẫn còn có thái độ hoài nghi , không thể tin liền sự chỉ dẫn của thiện trí thức , nhưng mà gặp được thiện trí thức còn hơn là không gặp , bởi vì dù sao , mình cũng bị ảnh hưởng của vị thiện trí thức , được hạt giống phước điền , bất cứ lúc nào , chỉ cần mình muốn dùng hạt giống này , lập tức có thể dùng nó .

    Nhưng vị thiện trí thức cũng chỉ ban cho hạt giống của phước điền mà thôi . Mình muốn dùng nó , thì phải trồng nó , hằng ngày tưới nước chăm sóc . Giống như người ta cho mình hạt cam , nếu mình không trồng nó , không tưới nước , nó cũng không mọc lên , còn nếu như mình trồng nó xuống bất cứ lúc nào , và tưới nước thì nó sẽ mọc lớn lên .


  20. #240
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Lìa Đời Chỉ Còn Nhân Quả Mang Theo


    Cũng như gặp được thiện trí thức , bất cần mình có tin hay là hoài nghi , họ cũng gia trì cho mình , cho mình một chút đẳng cấp , lực lượng và phước báu của họ . Thí dụ như mình đến tiệm bán dầu thơm , tuy không có mua cái gì , nhưng người bán hàng cũng cho mình thoa thử một tí dầu thơm , mình cũng có một chút mùi thơm . Lại thí dụ mình đứng gần thác nước , tuy không có tắm , nhưng cũng bị hơi nước phun lên thân , mình cũng cảm thấy hơi nước dính thân , rất mát mẽ .


    Hỏi :Cảnh giới của thiên nhân khác với cảnh giới của Phật như thế nào ?


    Đáp: Khác nhau rất xa . Cảnh giới của thiên nhân là đi rồi trở lại , không trở lại cũng không được . Cảnh giới của Phật là đi rồi không còn trở lại , muốn trở lại hay không trở lại cũng được . Còn thiên nhân là khi thời gian đến , phước báu cạn , nhất định phải trở lại thế giới Ta Bà . Cảnh giới của Trời nằm trong tam giới , còn trong sanh tử luân hồi . Cảnh giới của Phật là ngoài Tam Giới , ngoài sinh tử luân hồi , điều đó khác biệt rất lớn .

    Hồi nãy Sư Phụ có nói người trên cõi Trời Đế Thích còn rơi xuống làm con trùng , nhưng Phật Bồ Tát không bị như vậy . Sau khi chứng được cảnh giới Phật rồi , vĩnh viễn không còn trở lại thế giới Ta Bà này , vĩnh viễn không còn sanh tử luân hồi , trừ khi tự phát nguyện muốn trở về độ chúng sanh , bởi vì không nhẫn tâm nhìn thấy chúng sanh còn chìm đắm trong thế giới đau khổ này , cho nên phát nguyện trở lại độ họ .


    Hỏi :Giáo lý của Phật có nhân quả bất diệt , nhưng Sư Phụ nói , ở cảnh giới cao hơn không có nghiệp chướng , nhưng nghiệp chướng vốn là không và nhân quả bất diệt , hai thứ này thuộc về từng thứ khác nhau , con còn hiểu rất ít về phương diện đó , xin Sư Phụ nói nhiều hơn một chút , cho chúng con hiểu thêm .


    Đáp :Có nhân thì có quả , không thể nói rằng không có , trên thế giới này nên có nhân , cũng nên có quả , không có nhân quả thì không có thế giới này . Nhân quả rất dễ thấy được , trên thế giới này nếu như mình đánh người ta một cái , trong tâm của họ nhất định cũng muốn đánh mình , rất có thể họ đánh trở lại thật , đó là nhân quả . Mình trồng hạt giống cam , nhất định sẽ mọc lên cây cam , đó là nhân quả . Mình đi làm việc sẽ có tiền , không có làm việc sẽ chết đói , đó cũng là nhân quả , sẽ thấy được rất mau . Mình kết hôn thì nhất định có một người vợ , không có kết hôn thì không có vợ , rất là đơn giản . Mình làm việc xấu tức sẽ bị ảnh hưởng xấu , làm việc tốt được ảnh hưởng tốt , đó cũng là nhân quả , tất cả đều là nhân quả trong Tam Giới .

    Chúng ta vốn không phải là phàm phu , không phải con người thường , bởi vì mình nhận định mình là con người thường , cho nên mới biến thành phàm phu , nếu như mình cứ nghĩ mình là phàm phu , sẽ vĩnh viễn không thành Phật . Nấu cát không thể thành cơm , cát là cát , cơm là cơm , khi hạt lúa còn chưa nấu thành cơm , nó như cát và cứng như đá , vỏ lại thô . Nhưng nếu như bỏ vỏ đi , biến thành gạo , liền có thể nấu thành cơm . Nhưng đối với cát , mình có làm cách nào , chiên , xào , nấu , nghiền thành bột , nó vẫn là cát , không thể thành gạo được . Ngược trở lại gạo có nấu như thế nào , hay làm thành bột cũng ăn được , còn cát có nghiền thành bột cũng không ăn được .


Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts