Page 17 of 30 FirstFirst ... 713141516171819202127 ... LastLast
Results 321 to 340 of 582

Thread: SÁCH VẤN ĐÁP - PHÁP MÔN QUÁN ÂM

  1. #321
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM


    VẤN : Muốn ở gần Sư Phụ học Pháp Môn Quán Âm , không biết đã đủ nhân duyên chưa ?


    ĐÁP : Hãy thử coi , mọi người đều có thể tu Pháp Môn Quán Âm , chỉ cần có thể ăn chay , trì ngũ giới , mỗi ngày cố gắng ngồi thiền hai tiếng rưỡi đồng hồ thì được rồi . Sư Phụ xưa nay chưa bao giờ từ chối bất cứ người nào , cho dù người ấy ngày trước đã từng giết người , trộm cướp , nghiệp chướng nặng nề , Sư Phụ cũng cho người ấy thọ Tâm Ấn , thậm chí có người bị ma nhập , Sư Phụ cũng không có khước từ . Nhưng cần phải thành tâm , thật sự vì mưu cầu liễu thoát luân hồi , sanh tử , vì Đại Trí Huệ mà đến , chứ đừng vì cứu bệnh , hoặc tìm những danh lợi , phú quý nho nhỏ . Cần phải thành tâm vì 'Đạo' mà đến , không nên lừa gạt Phật Bồ Tát .



  2. #322
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM


    VẤN : Lúc tôi lái xe , tay lái quẹo trái , xe không dám quẹo phải , nhưng tại sao ý thức của tôi không giống như chiếc xe vậy , không thể khống chế như ý muốn ?


    ĐÁP : Bởi vì quý vị chưa tìm được người lái xe , chưa tìm được người chủ nhân . Sau khi tìm được 'Chủ Nhân', tìm được 'Đạo', tìm được 'Phật Tánh', chúng ta sẽ khống chế dễ dàng . Thân , Khẩu , Ý của thân thể chúng ta cũng giống như chiếc xe vậy , khi chưa tìm được chủ nhân , chưa được huấn luyện giỏi cũng tựa như chiếc xe bị lái bởi người lái dỡ vậy . Nếu lái xe được đàng hoàng là vì đã được huấn luyện kỹ càng , đã được tốt nghiệp , đã nhận được bằng lái . Những người chưa được huấn luyện giỏi , khi lái xe thì không như ý muốn , người ấy muốn quẹo trái , chiếc xe chạy quanh qua quanh lại , người ấy muốn đạp ga thì lại đạp thắng .



  3. #323
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM


    VẤN : Phật Thích Ca Mâu Ni có phải ở Niết Bàn không ?


    ĐÁP : Nếu đúng là Ngài ở Niết Bàn thì quý vị có muốn đi gặp Ngài không ? Không phải , bởi vì lúc này Ngài vẫn còn đang làm việc . Tại sao Sư Phụ trả lời phải mà cũng không phải ? Phải , bởi vì bất luận ở đâu Ngài cũng đều tự tại , cũng giống như ở Niết Bàn vậy ; không phải , bởi vì một số người chúng ta cho rằng Niết Bàn là cứu cánh , là đẳng cấp cao nhất , nếu quả thật như vậy , không phải Niết Bàn bị tiêu diệt rồi sao ? Cho nên không phải chỉ cái Niết Bàn này . Lúc này Ngài vẫn còn làm việc , Ngài đang dạy chúng sanh ở một thế giới khác . Ví dụ trước đây Phật A-Di-Đà giáng sanh vào một nơi nào đó rồi tu hành thành đạo , về sau lên đến thế giới Tây Phương Cực Lạc , trở thành Giáo Chủ ở nơi đó , Ngài dạy chúng sanh của thế giới Tây Phương Cực Lạc , không dạy chúng sanh ở thế giới Ta Bà , Ngài không phải đi Niết Bàn , Ngài còn có trách nhiệm , vẫn còn làm việc dạy dỗ những chúng sanh với đẳng cấp cao , nghe hiểu không ? Cho nên Sư Phụ mới trả lời : "Phải mà cũng không phải".



  4. #324
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM


    VẤN : Trong nhà không có Phật Đường , làm sao tu hành ? Làm thế nào để đảnh lễ Phật Bồ Tát ?


    ĐÁP : Ở nơi đây không có tượng Phật , tại sao Sư Phụ vẫn có thể giảng kinh ? Không lẽ chỉ ở Phật Đường mới có Phật sao ? Phật nhỏ như vậy sao ? Không có Phật Đường , Ngài không thể ở sao ? Ở Đạo Tràng tu hành của chúng tôi , có khi có tượng Phật , có khi không có , nhưng chúng tôi ở chỗ nào cũng có thể ngồi thiền , đi đâu cũng có thể lạy Phật . Phật tại tâm , không phải tại Đạo Tràng , sau khi tìm được Phật trong tâm , bất cứ chỗ nào cũng có thể lạy Phật , hiểu không ?



  5. #325
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM


    VẤN : Có hai người chủ nhân đồng thời ở trong một thân thể , nhiễu loạn người tu hành , phải làm sao ?


    ĐÁP : Chúng ta chỉ có một mình ở đã đủ phiền phức rồi , không thể khống chế chính mình , lại còn để cho hai người cùng ở , thật là khẳng khái ! (Mọi người cười). Nhưng cũng không có gì là lạ , có người thậm chí có tới bốn , năm người ở , đó là tình trạng của ma nhập . Nhưng vì đã ở rồi , hãy để cho họ ở đó , làm bạn với nhau (Mọi người cười). Những người tu Pháp Môn Quán Âm không có những tình trạng này , chúng ta là chủ nhân nơi cư ngụ của chúng ta , không có ai có thể đến khuấy nhiễu chúng ta . Những người bị ma nhập , bởi vì người chủ nhân quá yếu ớt , lực lượng không đủ , nên người khác mới có thể lấn áp , xâm nhập vào thân thể của chúng ta , ở bất hợp pháp với chúng ta , nếu người chủ nhân lực lượng rất mạnh , không có ai dám vào . Tu Pháp Môn Quán Âm nhiều thì sẽ không có vấn đề gì xảy ra .



  6. #326
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM


    VẤN : Đối với những người nhát gan có thể ngồi thiền không ?


    ĐÁP : Có thể thử coi . Đại đa số chúng tôi đều rất nhát gan , nhưng càng tu hành lại càng can đảm , cần phải dũng cảm mới có thể tu Pháp Môn Quán Âm . Dũng cảm không phải là chỉ đảm lược lớn , có người sợ bóng tối , sợ rất nhiều thứ , nhưng những người ấy nếu kiên tâm cầu giải thoát , cũng được kể là có rất nhiều đảm lược . Người ấy muốn bỏ thế giới này , tức là có đảm lược rất lớn . Những người tu Pháp Môn Quán Âm , không phải khi gặp cọp thì đứng ở đó nói : "Lại đây ! Ta tu Pháp Môn Quán Âm , không có sợ ngươi". Không phải nói cái đảm lược này , đó là đảm lược ngu , đảm lược ngốc . Những người tu Pháp Môn Quán Âm , nhìn thấy cọp , rắn độc , cần phải lập tức rời xa . Quý vị tự nói là đảm lược nhỏ , nhưng cũng có thể tu Pháp Môn Quán Âm , nếu quý vị sợ rắn , sợ những nơi tối tăm , không có quan hệ gì , chỉ sợ rằng quý vị không thể bỏ được thế giới này , sợ quý vị không thích liễu thoát sinh tử , những thứ khác đều là việc nhỏ , chỉ là vấn đề của thói quen , không phải là vấn đề đảm lược . Ví dụ nói có một người đến học Pháp Môn Quán Âm với Sư Phụ , vì muốn chữa bệnh của chính mình , hoặc là làm ăn buôn bán , đó là người không có đảm lược , hiểu không ?



  7. #327
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM




    BÍ QUYẾT TỨC KHẮC KHAI NGỘ
    HIỆN ĐỜI GIẢI THOÁT

    Vấn Đáp : Quyển 2


    Thanh Hải Vô Thượng Sư


    16

    THUYẾT PHÁP TẠI
    TRUNG TÂM GIẢI TRÍ LAO ĐỘNG


    Đài Nam , Ngày 22 Tháng 4 Năm 1988


    VẤN : Lúc ngồi thiền nên nhắm mắt hay mở mắt ?


    ĐÁP : Những người mới ngồi thiền nên nhắm mắt . Không phải chỉ những người mới học cần phải nhắm mắt , thành Phật rồi lúc ngồi thiền vẫn cần phải nhắm mắt . Tu hành giỏi dù không nhắm mắt , cũng nhìn thấy được cảnh giới .

    Đồng tu của chúng tôi có một người làm nghề lái Taxi tu hành rất giỏi , dù mở mắt lúc lái xe vẫn có thể nhìn thấy được thế giới Tây Phương Cực Lạc mà không gây ra tai nạn . Nhưng những người vừa mới tu hành , tốt nhất nên nhắm mắt . Sư Phụ nghĩ rằng tốt hơn là Sư Phụ không nên nói nữa , để tránh gây nên phiền phức , vì phần đông người khác dạy không nên nhắm mắt , lát nữa đây Sư Phụ sẽ có chuyện . Quý vị có muốn Sư Phụ giảng tiếp ? (Mọi người đáp : "Muốn", rồi vỗ tay thỉnh cầu). Được , như vậy Sư Phụ phải nói , nếu như có người trách Sư Phụ , đó là lỗi của quý vị (Mọi người cười).

    Tại sao phải nhắm mắt ? Trong Lục Tổ Đàn Kinh có giảng : "Ngoại ly tướng là thiền , nội bất loạn là định". Muốn rời xa ngoại tướng , ngũ căn của chúng ta cần phải đóng lại . Nếu mắt của chúng ta mở một nửa , thì chúng ta vẫn còn nhìn thấy chân của người khác cử động không hoặc nhìn thấy mũi của chính mình phải không ? Lỡ như có một người con gái , mặc quần áo hở hang bước ra , quý vị nhìn thấy rồi , tâm không thể nào định trở lại , có phải vậy không ? (Mọi người vỗ tay). Như vậy là không thể rời xa ngoại tướng , cho nên ngồi thiền tốt nhất là cần phải nhắm mắt .

    Nhưng tại sao có rất nhiều pháp sư dạy người khác nên khép hờ mắt ? Bởi vì họ nghĩ rằng Phật Thích Ca Mâu Ni , Quán Âm Bồ Tát , Đại Thế Chí Bồ Tát , Phật Di Lặc ... đều làm như vậy . Họ đem Phật biến thành những chúng sanh kỳ quái , nhìn người bằng nửa con mắt (Mọi người cười). Phật không phải như vậy . Lúc chúng ta ngồi thiền , mắt của chúng ta tự nhiên mở một nửa , cho dù quý vị muốn nhắm lại , nhưng mắt vẫn cứ hướng lên trên , cũng giống như người vừa chết vậy . Lúc ngồi thiền cũng như lúc vãng sanh , những người tu hành chánh pháp , mỗi ngày ngồi thiền đều được vãng sanh , cho nên mắt của họ chỉ mở một nửa , để lộ ra phần màu trắng , nhìn vào không khác gì những người chết . Nhưng họ vẫn chưa chết , khi họ thiền xong , họ trở lại . Chúng ta gọi hiện tượng này là sự vãng sanh , là Tiểu Niết Bàn . Đại Niết Bàn là sau khi chết , nhất đao lưỡng đoạn với thế giới này , vĩnh viễn không trở lại nữa .

    Bình thường những bức họa của Phật Bồ Tát mà chúng ta thường nhìn thấy đều là lúc các Ngài đang nhập định , mắt mở một nửa , chúng ta không hiểu , nên mới cho rằng Phật Bồ Tát cả ngày chỉ mở một nửa mắt . Nếu quý vị tu Pháp Môn Quán Âm thì sẽ biết , lúc đồng tu ngồi thiền nhập định , mắt của họ cũng mở một nửa như Phật Bồ Tát vậy , không phải họ cố ý làm như vậy , nhưng lúc ngồi thiền tự nhiên mắt hướng lên trên , lúc họ nhập định , linh hồn họ đi ra , cho nên biến thành một hình dáng như vậy .

    Đại đa số các thầy nhìn thấy mắt của Phật mở một nửa , không hiểu ý nghĩa thật sự , nên dạy học trò của họ mở nửa mắt . Sư Phụ tuy hiểu điều này , nhưng ít khi nói cho công chúng nghe . Hôm nay quý vị gạn ép Sư Phụ và mọi người lại muốn nghe , cho nên Sư Phụ phải nói . Sư Phụ vốn chỉ giảng cho đệ tử nghe mà thôi , nếu nói công khai ở bên ngoài , có khi khó tránh được xúc phạm đến các vị thầy khác . Đây là điều Sư Phụ không muốn , bởi vì Sư Phụ không thích phá hoại phương pháp dạy dỗ và thanh danh của họ . Bây giờ quý vị đều hiểu rồi , nhưng khi về nhà cũng không được phê bình người khác , không nên biện luận với thầy của quý vị . Dù như thế nào , họ cũng là thầy của quý vị , họ rất thành tâm dạy quý vị , họ biết điều gì thì dạy cho quý vị điều ấy , họ không cố ý gạt quý vị , chỉ cần chính quý vị biết là được rồi . Muốn tu Pháp Môn Quán Âm có thể học với Sư Phụ , khi về nhà , âm thầm tu không cần phải rời xa thầy của quý vị , hoặc là phê bình phỉ báng họ (Mọi người vỗ tay).



  8. #328
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM


    VẤN : Các tôn giáo khi nói đến đắc đạo , có phải là thọ Tâm Ấn không ?


    ĐÁP : Cần phải thọ Tâm Ấn rồi mới được kể là đắc đạo , nhưng không phải tôn giáo nào cũng có người đắc đạo , điều này cần phải coi tôn giáo ấy có minh sư không ? Một người có thể tin tưởng Giê Su Ki Tô hoặc Phật Thích Ca Mâu Ni , nhưng nếu không có minh sư tại thế truyền pháp , chắc chắn một trăm phần trăm người ấy không thể đắc đạo . Từ xưa đến nay muốn đắc đạo cần phải có minh sư tại thế truyền pháp , cho nên Phật Bồ Tát mới không ngừng hóa thân đến thế giới Ta Bà này , nếu không một mình Phật Thích Ca Mâu Ni đủ rồi , Ngài chỉ cần để lại kinh điển cho chúng ta đọc , không cần phải có minh sư nữa ? Hoặc Giê Su Ki Tô đến một lần , để lại Thánh Kinh là đủ rồi , không cần phải có Thánh Paul , Thánh Peter ... những người thừa kế Ngài .



  9. #329
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM


    VẤN : Một đời giải thoát có phải là khẩu quyết của người tu hành không ? Điều này có giống với giáo ngoại biệt truyền không ?


    ĐÁP : Không , ý nghĩa của giáo ngoại biệt truyền là đạo chân chánh , giáo chân chánh không phải ở trong kinh điển của tôn giáo , không phải đọc kinh là có thể đắc đạo , cần phải tìm được minh sư , do minh sư truyền pháp , lực lượng của họ sẽ giúp đỡ chúng ta , cho nên nói giáo ngoại biệt truyền . Minh sư sau khi dùng phương pháp giáo ngoại biệt truyền , truyền pháp cho chúng ta , chúng ta có thể đạt được một đời giải thoát . Hai điều này có liên hệ với nhau , nhưng ý nghĩa không giống nhau , hiểu không ?

    Ý nghĩa của một đời giải thoát như sau : Đây là đời cuối cùng của chúng ta tại thế giới Ta Bà này , đời cuối cùng làm phàm phu , đời cuối cùng bị nghiệp chướng luân hồi sanh tử . Sau một vài năm hoặc vài mươi năm sống tại thế , chúng ta sẽ vui vẻ ra đi , vĩnh viễn sẽ không trở về thế giới này để chịu khổ , ngoại trừ chúng ta tự nguyện đến làm thầy giáo hoặc làm giáo chủ , độ những người thân của chúng ta , bạn bè của chúng ta ...

    Giáo ngoại biệt truyền là chỉ một vị minh sư , lúc họ truyền pháp không phải xuyên qua kinh điển , cũng không cần kinh điển , cũng không cần ngôn từ . Lúc họ hoàn toàn im lặng , chúng ta mới đạt được pháp , nói càng nhiều chúng ta càng không được gì cả . Nhưng họ cũng cần phải lên tiếng nói một chút , nếu không ngồi ở đây suốt hai tiếng đồng hồ , mọi người nhìn lẫn nhau , rồi sau đó lặng lẽ về nhà . Nhưng nếu quý vị thích , ngày mai chúng ta có thể làm như vậy (Mọi người cười).



  10. #330
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM


    VẤN : Phật là gì ? Ma là gì ?


    ĐÁP : Phật là một lực lượng , một đẳng cấp , một sự đắc đạo , một thứ trí huệ mà chúng ta có thể đạt được . Trước khi đạt được quả vị này , chúng ta là ma , đạt được rồi chúng ta là Phật , hiểu không ? Bây giờ quý vị là ma hay là Phật ? (Mọi người vỗ tay và Sư Phụ cười).


    VẤN : Muốn được khai ngộ có nhất định phải xuất gia không ?


    ĐÁP : Vừa rồi giảng kinh Sư Phụ đã có nói qua rồi , không nhất định phải xuất gia . Tại sao hỏi câu này vậy ? Sư Phụ biết quý vị muốn hỏi , nên Sư Phụ mới nói . Học trò của Sư Phụ phần đông là cư sĩ tại gia , rất ít người xuất gia ; cũng không cần phải xuất gia , lập gia đình rồi vẫn có thể tu hành .


    VẤN : Con sống gần một nơi giết gà vịt đã trên mười năm . Gần đây con đã bắt đầu mở lòng từ bi , cầu Phật Bồ Tát sớm thay đổi hoàn cảnh của những người này để họ tránh tạo thêm nghiệp , nhưng thật là lùng , họ lại càng sát sanh nhiều thêm . Bây giờ con cảm thấy thật buồn , không biết phải làm sao ?


    ĐÁP : Quý vị không nên can thiệp vào nhân quả của người khác , Sư Phụ đã từng nói qua , cầu khẩn không có ích lợi nhiều , chúng ta cần phải thành Phật mới có ích lợi , đến lúc ấy chúng ta muốn cứu người nào cũng được , không nên khẩn cầu . Khẩn cầu biểu lộ rằng chúng ta vẫn còn yếu đuối , vẫn còn ở trong hoàn cảnh bị động . Chúng ta cần phải thành Phật , tự mình có lực lượng , sau đó cứu người khác được ngay , đợi họ vãng sanh rồi thì dẫn đi Tây Phương , như vậy đối với họ mới tốt . Nếu từ sáng đến tối chỉ biết khóc lóc cầu khẩn thì không có ích lợi gì . Nếu như thật sự có ích lợi , thì đời đời kiếp kiếp có rất nhiều người khẩn cầu mà tại sao thế giới vẫn còn đầy dẫy những chúng sinh đau khổ ? Khẩn cầu tuy có một chút công dụng , nhưng chúng ta ở trong vị thế rất yếu ớt , tốt nhất là chúng ta phải nắm ngôi vị chủ động .

    Quý vị không nên để ý đến những người gây nghiệp sát sanh ấy , bởi vì trên thế giới này có rất nhiều người đau khổ , không phải chỉ cứu giúp những loài vật ấy mà thế giới được vui vẻ , khai ngộ , và giải thoát . Quý vị lúc này khẩn cầu cho người sát sanh , mà không giúp đỡ cho những người lương thiện . Ngay cả những người lương thiện , nhiều lúc nói chuyện đạo lý cũng không chắc họ có thể nghe lọt tai , huống chi những người hung ác ? Chúng ta cầu xin Phật Bồ Tát giúp đỡ những người lương thiện còn không được , thì làm sao giúp đỡ được những người hung ác ? Phật Bồ Tát không thể giúp đỡ chúng sanh như lời chúng ta cầu khẩn , nếu được các Ngài đã làm rồi . Để Sư Phụ nói cho quý vị hay tại sao .

    Giả sử Phật Bồ Tát có thể biến cải được bất cứ người nào , điều này cũng giống như cha mẹ giúp con em của chúng ta làm bài vở ở nhà trường , làm xong rồi giao cho thầy giáo , tuy thầy giáo nói : "Bài làm rất giỏi", nhưng em bé đó học được điều gì không ? Mỗi tháng đem bằng thưởng về nhà cũng chẳng có ích lợi gì , em nhỏ vẫn cứ ngu , không tiến bộ .

    Cho nên Phật Bồ Tát không thể can thiệp vào nhân quả của người khác , trừ phi người ấy bằng lòng , cầu xin Phật Bồ Tát giúp đỡ , Phật Bồ Tát mới có thể can thiệp vào nhân quả của họ , hiểu không ? Điều này biểu thị rằng những người ấy đã được khai ngộ , họ tự nguyện đi tìm minh sư , tìm Phật tại thế , cầu các Ngài giúp đỡ cho họ được liễu thoát sanh tử , đến lúc ấy nhân duyên của họ đã thành thục rồi , học xong bài vở của họ , đã chịu sự đau khổ của chúng sanh đủ rồi và muốn được một đời giải thoát , thì Phật Bồ Tát mới giúp đỡ .

    Quý vị thường hỏi Sư Phụ làm sao gánh vác nghiệp chướng của người khác ? Hoặc làm sao có thể giúp đỡ rửa sạch nghiệp chướng của người khác ? Lý do là vì họ tự tâm nguyện đến , họ đã được tốt nghiệp rồi , có hiểu ý của Sư Phụ không ? Chúng ta không thể hối hả đi nói với người khác rằng , ông bà cần phải làm như thế này , thế này . Các vị bác sĩ cũng như vậy , nếu người ta không thỉnh cầu , họ cũng không thể đến nhà một người nào đó gõ cửa rồi nói : "Tôi là bác sĩ , anh có bệnh , ra đây mau để tôi giải phẩu", phải vậy không ? Cũng cùng một tình trạng đó , Phật Bồ Tát không thể can thiệp vào nhân quả của người khác , đợi đến khi tự họ đến khẩn cầu , lúc ấy mới hữu ích . Tại sao khi quý vị thọ Tâm Ấn với Sư Phụ thì nghiệp chướng của đời đời kiếp kiếp được tiêu trừ ? Bởi vì lúc ấy quý vị tự biết rằng mình có bệnh , bằng lòng để cho bác sĩ cứu quý vị , người ấy đương nhiên lập tức chữa bệnh cho quý vị , cắt đi những ung nhọt trên thân thể của quý vị , qua vài ngày thì quý vị được khoẻ mạnh , nghe hiểu không ? (Mọi người nhiệt liệt vỗ tay).



  11. #331
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM


    VẤN : Pháp là gì ? Đạo là gì ?


    ĐÁP : Pháp tiếng Phạn là Dharma , có nghĩa là đạo lý . Nhưng pháp gồm có hai thứ , một loại gọi là ngoại pháp , một loại là nội pháp . Ví dụ Phật Thích Ca Mâu Ni đi giảng kinh , Sư Phụ đi giảng kinh , hoặc một vị đại sư nào đó giảng kinh , những lời này đều là ngoại pháp . Nội pháp là chỉ cho chân pháp , chân pháp không phải đạo lý , không thể nào nói ra được , chúng ta có thể nói "pháp khả pháp , phi thường pháp" giống như Lão Tử nói "Đạo khả đạo phi thường đạo" vậy .

    "Đạo" rất đơn thuần , không thể nào nói ra được , nếu quý vị hỏi Sư Phụ , đạo là gì ? Sư Phụ thật nói không ra , chỉ có thển nói : "Đơn giản nhất , đơn thuần nhất là đạo , nhưng vạn năng nhất cũng là đạo ; vĩ đại nhất cũng là đạo , vi diệu nhất , khiêm tốn nhất cũng là đạo . Đạo không thể thấy , cũng không thể nghe (bằng tai bằng mắt phàm , chỉ có thể cảm nhận bằng định lực), nhưng có lực lượng nhất tức là đạo , đạo là tất cả , nhưng đạo không là gì cả".



  12. #332
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM


    VẤN : Thiên nhãn là gì ?


    ĐÁP : Thiên nhãn là mắt của thiên nhân , thiên nhân tức là thiên sứ . Mắt của chúng ta gọi là nhân nhãn . Có những người có được thiên nhãn có thể nhìn thấy thiên đàng , địa ngục , cũng giống như thiên sứ vậy . Chúng ta gọi những người này là có thiên nhãn . Thiên nhãn không phải là một con mắt thịt , đó là mắt trí huệ dùng để thấy những cảnh vật ở siêu thế giới .


    VẤN : Nghe Sư Phụ nói lúc ngồi thiền đã đạt được cảnh giới của Phật , xin Sư Phụ khai thị những cảnh giới của Phật .


    ĐÁP : Đây là do quý vị nói , không phải Sư Phụ nói (mọi người vỗ tay), Sư Phụ nói và nghe nói khác nhau , quý vị nghe người khác nói điều gì , thì quý vị đi hỏi họ (Mọi người vỗ tay). Cảnh giới của Phật chẳng có gì cả , mọi người đều có thể nhìn thấy , không phải chỉ riêng Sư Phụ mà thôi . Sư Phụ không nói là có thấy hay không . Trong số đệ tử của Sư Phụ , rất nhiều người nhìn thấy được cảnh giới Phật . Nhưng từ xưa đến nay , những người tu hành chân chánh , không đem thể nghiệm của họ ra nói công khai . Tuy đệ tử của Sư Phụ có thấy được rất nhiều cảnh giới , nhưng Sư Phụ không cho họ nói ra , thỉnh thoảng nói một chút , vì muốn khuyến khích mọi người tu hành , để mọi người có lòng tin , chứ không phải vì muốn khoa trương thể nghiệm của mình , để người khác nhìn thấy cảnh giới của "ta" cao như thế nào .

    Cho nên chúng ta không nên hỏi người khác có nhìn thấy cảnh giới không ? Hoặc là nhìn thấy cảnh giới gì . Chúng ta nghe họ nói pháp thì biết được cảnh giới của họ có cao không ? Trong lúc giảng kinh họ có được biện tài vô ngại không ? Có được tự tại không ? Vui vẻ hay không vui vẻ ? Niềm vui của người tu hành và niềm vui của những người phàm phu khác nhau , từ những điều trên chúng ta có thể phán đoán và hiểu được cảnh giới của họ có cao không ? Còn nữa , chúng ta nhìn thấy hành động của họ giống như hành động của Phật Bồ Tát không , thí dụ họ có thể giúp chúng ta khai ngộ , có thể đưa chúng ta giải thoát , như vậy chúng ta sẽ biết được cảnh giới của họ có cao không (Mọi người vỗ tay).

    Rất nhiều người có thể miêu tả cảnh giới của Phật Bồ Tát , chỉ cần đọc kinh là có thể nói ra , nhưng tất cả đều là "tôi nghe như thế này ... thế này ...", nghe đến bây giờ vẫn chưa thấy được , chỉ "nghe" mà thôi . Ở Đài Loan có rất nhiều người nói đến cảnh giới của Phật , trong kinh A Di Đà cũng có nói đến , kinh Dược Sư Phật , kinh Hoa Nghiêm , kinh Địa Tạng Vương ... đều có nói đến cảnh giới , tự mình không cần tu , chỉ cần đọc kinh điển sẽ thấy được những thể nghiệm của người khác nói ra . Nhưng những người nói kinh ấy không chắc đã có được những năng lực gì , hiểu ý của Sư Phụ không ?



  13. #333
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM


    VẤN : "Muôn việc đều không có gì tuyệt đối", như vậy làm sao chúng ta bình luận nó đúng hay sai ?


    ĐÁP : Tại sao lại phải bình luận , bình luận để làm gì ? Quý vị rảnh rỗi quá , tu hành không tu , cứ một mực muốn bình luận chuyện thị phi . Xin lỗi , Sư Phụ không có nghĩ đến những điều này .


    VẤN : Làm thế nào để tiêu trừ ngã chấp ?


    ĐÁP : Ngã chấp rất có ích lợi , đừng nên tiêu trừ nó (mọi người cười), nếu tiêu trừ nó , chúng ta sẽ không còn muốn kiếm tiền , mà biến thành người kỳ quái , giống như Sư Phụ vậy (Mọi người cười). Tiêu trừ ngã chấp là chặn đường cuối cùng , chúng ta cần phải trang bị lực lượng trước , có thần thông , có lòng từ bị , bác ái của Phật Bồ Tát . Sau đó mới có thể tiêu trừ ngã chấp . Chúng ta sống tại thế giới Ta Bà không thể tiêu trừ hết ngã chấp một trăm phần trăm , ít nhất phải để lại một phần trăm ngã chấp mới có thể sống ở thế giới này , chúng ta mới còn muốn đi làm việc , mới có thể giảng kinh , mới còn muốn đọc kinh , muốn ngồi thiền , muốn đạt được quả vị . Nếu như chúng ta không còn ngã chấp thì lập tức vãng sanh ngay (Mọi người vỗ tay).



  14. #334
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM


    VẤN : Tu Pháp Môn Quán Âm đối với cuộc sống trước mắt có ích lợi gì ?


    ĐÁP : Đương nhiên có ích lợi , bởi vì nó không những giúp chúng ta giải thoát mà thôi , nó còn giúp tinh thần chúng ta thoải mái , thân thể khoẻ mạnh , giúp chúng ta hành xử trách nhiệm trong xã hội của chúng ta một cách nhẹ nhàng nhưng chu đáo . Cho nên chúng ta gọi Pháp Môn Quán Âm là pháp môn Viên Thông . Một người tu hành , cho dù người ấy chỉ tu pháp môn bình thường , cũng đã có lợi ích cho xã hội , huống chi là tu pháp môn của Phật ? Phật Thích Ca Mâu Ni nói chính Ngài cũng tu Pháp Môn Quán Âm . Ngài đối với xã hội có ích lợi không ? (Mọi người đáp : Có). Vậy còn hỏi gì nữa ? Ở Nhật Bổn có rất nhiều công ty , đưa công nhân của họ đến những ngôi chùa dạy thiền , họ học một khóa thiền ngắn hạn , giữ cho họ có kỷ luật , và bồi dưỡng thêm được một chút trí huệ , về sau làm việc càng có hiệu quả . Họ chẳng qua học một phương thức ngồi thiền bình thường nhỏ , ví dụ đếm hơn thở hoặc là khống chế hô hấp , hoặc là làm một chút Hatha Yoga , tịnh tọa vài mươi phút , chỉ như vậy mà đã có rất nhiều lợi ích . Bây giờ cả quốc tế đều biết , có rất nhiều trường đại học quốc tế cũng dạy học sinh ngồi thiền như vậy .

    Đây chẳng qua là một chuyện tu hành nho nhỏ , mỗi ngày vài mươi phút , chưa phải là một pháp môn chân chánh tốt nhất , cũng không cần ăn chay hoặc trì giới , mà đã có nhiều lợi ích như vậy . Quý vị nhìn thấy Nhật Bổn có phải là một quốc gia rất giàu có không ? Bởi vì phần đông họ đều học thiền , đếm hơi thở , 1,2,3,4 ; tu pháp môn bình thường sơ bộ này , mà đã đạt được sự lợi ích lớn lao vậy . Ngoài ra có một vị Ấn Độ dạy Yoga , ông chỉ dạy một pháp môn thật bình thường , nhưng đã có rất nhiều sinh viên đại học đến học với ông , cũng đạt được rất nhiều lợi ích . Học những pháp môn bình thường đã tốt đẹp như vậy , huống chi học những pháp môn của Phật , pháp môn một đời giải thoát , pháp môn đại trí huệ , pháp môn Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật , làm sao lại không có hữu dụng cho xã hội ? Điều này thậm chí không cần phải hỏi .



  15. #335
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM


    VẤN : Những người tu Pháp Môn Quán Âm , làm sao biết mình đã được cảnh giới "lai khứ tự như" ?


    ĐÁP : Đây là một câu hỏi kém thông minh , cần phải có một câu trả lời cũng tương tự như vậy (Mọi người cười). Giả sử Sư Phụ đi Mỹ Quốc , Sư Phụ có biết mình đi Mỹ Quốc không ? Hiện giờ Sư Phụ ở đây giảng kinh , Sư Phụ có biết mình đang giảng kinh không ? (Mọi người trả lời : Biết). Một lát nữa Sư Phụ ra đi , Sư Phụ có biết mình đi không ? (Mọi người cười). Tu hành cũng giống như vậy , mọi việc rất rõ ràng .



  16. #336
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM


    VẤN : Cách đây mấy tháng mẹ của tôi qua đời , chúng tôi thỉnh pháp sư đến niệm kinh siêu độ . Không đầy một trăm ngày , cha tôi cũng qua đời . Bây giờ người nhà không những không tin Phật Giáo , mà ngược lại còn phản đối việc thỉnh pháp sư siêu độ và đổi sang thỉnh đạo sĩ của Đạo giáo , vậy phải làm sao ?


    ĐÁP : Nếu lực lượng cá nhân của quý vị đủ mạnh , thì quý vị có thể thay đổi ý kiến của người nhà . Nếu số người phản đối trong gia đình nhiều , thì quý vị cứ thỉnh đạo sĩ đến cũng chẳng sao cả . Hai bên đều như nhau , đạo sĩ cũng tốt , pháp sư cũng tốt . Mời họ đến chẳng qua là dựa vào phong tục truyền thống , linh hồn không nhất định được siêu sanh , cho nên thỉnh ai đến cũng như nhau , về điểm này Sư Phụ cần phải nói thật .

    Thỉnh pháp sư hoặc đạo sĩ tụng kinh siêu độ là một thứ phong tục , từ trước lưu truyền cho đến ngày nay , bây giờ chúng ta tiếp tục để tự an ủi mình . Đối với người đã qua đời , chúng ta đã hết sức giúp đỡ , nhưng họ có chịu siêu sanh hay không lại là một chuyện khác , điều này còn phải coi trong lúc họ còn sống có làm được việc thiện gì không ? Một phương diện khác là coi thử chúng ta có tu hành không , có tu hành mới có thể giúp đỡ được họ . Một người tu hành , năm đời , thậm chí chín đời đều được thăng thiên . Cho nên chúng ta hãy sớm tu hành . Đây là phương thức tốt nhất để giúp đỡ người thân khi vãng sanh , chứ không phải mời một người tu hành đến và dựa vào lực lượng của họ , như vậy không đủ tốt .

    Nhiều người tuy thỉnh pháp sư hoặc đạo sĩ đến tụng kinh , nhưng không tin rằng người thân của họ sẽ được vãng sanh , có phải như vậy không ?

    Cho nên trước mặt niệm Phật , phía sau đốt tiền mã , đại khái là muốn hối lộ Diêm Vương (Mọi người cười). Nếu như chúng ta thật sự tin tưởng việc thỉnh pháp sư Phật Giáo đến niệm kinh , có thể đưa linh hồn của người quá cố siêu sanh , chúng ta đã không cần phải hối lộ Diêm Vương , không cần phải đốt tiền mã . Tiền mã là dùng ở âm giới , ở thế giới của Phật không có dùng những loại tiền đó .

    Chúng ta thỉnh đạo sĩ hoặc pháp sư đến , nhưng chính mình cũng không tin tưởng , cho nên mời ai cũng vậy thôi . Mỗi lần Sư Phụ nhìn thấy gia đình nào có người qua đời thì gia đình ấy thật là náo nhiệt ; một bên thỉnh người đến tụng kinh niệm Phật , một bên đốt rất nhiều tiền mã cho linh hồn của người qua đời , nhưng lại e sợ những qua quỷ khác đến cướp , nên đốt pháo để đuổi ma quỷ đi . Tuy là nhìn không thấy , cũng muốn đuổi họ đi , quý vị xem hành động như vậy có dễ thương không ? Tốt nhất là quý vị hãy mau tu hành , dùng lực lượng của chính quý vị để giúp đỡ người thân khi họ vãng sanh , không cần phải mời người khác đến siêu độ .

    Hôm nay có người đến báo với Sư Phụ , có đồng tu từ Đài Bắc điện thoại đến cảm ơn Sư Phụ , bởi vì có người đồng tu đã thọ Tâm Ấn , lúc vãng sanh họ không mời pháp sư đến niệm kinh , chỉ niệm danh hiệu của Sư Phụ và theo phương pháp của Sư Phụ đã dạy cho họ , mọi việc đều y theo sự chỉ thị của Sư Phụ mà làm , vị đồng tu đã ra đi rất nhẹ nhàng và vui vẻ . Mặt mũi tốt tươi còn hơn lúc sanh tiền . Mọi người đều biết như vậy , cho nên rất cảm ơn Sư Phụ . Họ không có kêu bất cứ pháp sư nào đến tụng kinh , kết quả linh hồn cũng rất vui vẻ ra đi ; có người thỉnh rất nhiều pháp sư đến , linh hồn ngược lại ra đi thật đau khổ , cho nên quý vị có thể tự mình lựa chọn . Đây là sự thật .

    Muốn thật sự cứu thân nhân của quý vị cần phải tu Pháp Môn Quan Âm . Về điểm này Sư Phụ có thể bảo chứng . Còn những pháp môn khác Sư Phụ không bảo chứng , dù quý vị có thỉnh bao nhiêu pháp sư , Sư Phụ cũng không thể bảo chứng , không thể nói sẽ có ích lợi gì . Nếu Sư Phụ phải nói sự thật , thì Sư Phụ nói thỉnh pháp sư cầu siêu chẳng có đem đến lợi ích gì cả . Nhưng khi quý vị về nhà không nên đụng đâu nói đó (mọi người cười), bởi vì quý vị hỏi Sư Phụ , Sư Phụ phải trả lời , về nhà không nên nói lại với các vị pháp sư khác , quý vị muốn thỉnh pháp sư thì cứ tiếp tục thỉnh , đây là truyền thống , cũng không có gì xấu , có thể biểu lộ lòng hiếu thảo của quý vị để cho mọi người đều biết , quý vị đã cố gắng hết mình để làm việc này . Sư Phụ không muốn ngăn cản quý vị , muốn thỉnh pháp sư hoặc đạo sĩ tùy ý , Sư Phụ không muốn đập bể chén cơm của người khác , hiểu không ? Cần phải để cho họ có cơm ăn (Mọi người vỗ tay).



  17. #337
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM


    VẤN : Sư Phụ nói tu Pháp Môn Quán Âm có thể tiêu trừ được rất nhiều nghiệp chướng , xin hỏi sau khi nghiệp chướng tiêu trừ , chúng ta có thể hoàn toàn thoát khỏi sự ràng buộc của nhân quả ?


    ĐÁP : Phải nhưng mà không phải . Sư Phụ trả lời phải là vì sau khi quý vị được truyền Tâm Ấn , những nghiệp chướng đời đời kiếp kiếp bất khả tư nghị , vô lượng vô biên đều được rửa sạch ; trả lời không phải , vì định nghiệp không thể rửa sạch . Định nghiệp là gì ? Là chỉ cái vận mạng trong cuộc đời này đã được an bài . Ví dụ đời trước chúng ta giết người , thì trong đời này chúng ta phải bị người giết trở lại . Cần phải trả nợ cho đối phương , điều này chúng ta không thể ngăn cản được , nhưng đây là đời cuối cùng , về sau chúng ta không phải trở lại để chịu khổ nữa . Nếu không được truyền Tâm Ấn , những người không tu Pháp Môn Quán Âm sẽ trở lại , rất có thể sau khi chết đi , lên thiêng đàng hưởng thụ một thời gian , sau đó trở lại , bởi vì nghiệp chướng đời đời kiếp kiếp vẫn còn chờ đợi họ , mỗi lần đến họ sẽ trả một chút . Đôi khi trong đời này chúng ta thanh toán xong nghiệp chướng của những đời trước , nhưng đồng thời chúng ta lại tiếp tục tạo những nghiệp chướng mới , những nghiệp chướng mới này lại đợi chúng ta đến ở trong những đời sau để thanh toán , hiểu ý của Sư Phụ không ?

    Những người tu Pháp Môn Quán Âm đều muốn một đời giải thoát , cho nên Sư Phụ mới mau mau giúp đỡ họ rửa sạch những nghiệp chướng đời đời kiếp kiếp và những nghiệp chướng mới tạo thành . Do đó nghiệp chuyển rất nhanh , đôi lúc quý vị bị nhức đầu chịu không nổi , nhưng tu hành phải có dũng khí , không sợ nhân quả chuyển quá nhanh , không sợ Sư Phụ la rầy , không sợ Sư Phụ khảo nghiệm , như vậy mới sớm được thành đạo .



  18. #338
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM


    VẤN : Phàm phu tu hành , cần phải lập chí thành Phật hay là trở thành Thượng Đế , xin hỏi quả vị nào hay hơn ?


    ĐÁP : Quý vị muốn thành Phật thì thành Phật , muốn thành Thượng Đế thì thành Thượng Đế . Nhưng muốn thành Phật không phải là chuyện dễ dàng , muốn thành Thượng Đế cũng không phải là chuyện đơn giản . Cần phải được truyền Tâm Ấn , tu hành Pháp Môn Quán Âm , sau đó mới có thể quyết định muốn thành quả vị nào . Nghiệp chướng của phàm phu còn nặng nề như vậy , đời đời kiếp kiếp còn bị ràng buộc bởi nhân quả , bây giờ một bước cũng không thể ra đi . Cho nên đừng có mơ tưởng trở thành Phật , thành Thượng Đế , cho dù chỉ mong muốn được trở lại thành người sau này cũng không đơn giản , huống chi là thành Phật .

    Ý nghĩa của Phật là gì ? Phật là minh sư , mặc dù trở thành minh sư nhưng họ vẫn còn giữ những phẩm chất riêng của họ . Ví dụ có người thành Phật , giả sử nói người ấy là Pháp Sư Thanh Hải , chỉ giả sử mà thôi (mọi người cười), Ngài không biến thành một người khác , Ngài vẫn là Thanh Hải , Ngài vẫn còn cá tánh riêng của Ngài , trí huệ của Ngài , sự suy nghĩ của Ngài sẽ không giống sự suy nghĩ của người khác , cuộc sống của Ngài không nhất định phải giống cuộc sống của Đức Thích Ca Mâu Ni hoặc là Lục Tổ Huệ Năng . Cho nên quý vị thấy đời sống của Lão Tử khác với đời sống của Phật Thích Ca Mâu Ni , Khổng Tử khác với Giê Su Ki Tô , cuộc sống của Ngũ Tổ Hoàng Nhẫn và Lục Tổ Huệ Năng cũng không giống nhau , nhưng họ đều là những Đại sư , họ có những phẩm chất riêng của họ . Chúng ta ở thế giới Ta Bà như thế nào , đến khi thành Phật , vẫn còn giữ những phẩm chất cá nhân của mình . Cho nên dù trở thành Phật , nhưng những cá tánh này không hề bị mất đi , hiểu không ?

    Sau khi thành Phật , lực lượng bên trong sẽ giống như lực lượng của các vị Phật khác , nhưng phẩm chất cá nhân của một người vẫn hiện hữu . Giả sử quý vị đi đến cảnh giới rất cao , nhìn thấy Phật Thích Ca Mâu Ni hay Phật A Di Đà , quý vị liền lập tức nhận ra , vị này là Phật A Di Đà , vị kia là Phật Thích Ca Mâu Ni , hiểu không ? Các Ngài đều có lực lượng của Phật nhưng các Ngài khác nhau . Sau khi thành Phật , chúng ta một mặt có thể vô sở bất tại , một mặt có thể đồng nhất thể , cùng Thượng Đế đồng nhất thể , nhưng chúng ta vẫn duy trì cá tánh riêng biệt của mình .

    Chúng ta có thể hợp cùng Thượng Đế , có thể hiểu rõ Ngài , nhưng chúng ta không thể trở thành Thượng Đế , tại sao vậy ? Vì Thượng Đế là 'Đạo', chúng ta không thể biến thành 'Đạo'. 'Đạo' không phải là đồ vật , cũng không phải là phẩm chất cá nhân của một người . Chúng ta vốn đã có một hình dáng riêng rồi , sau khi tu đạo , có thể hòa với đạo , nhưng chúng ta vẫn còn giữ được những cá tánh nguyên bản của mình . Nếu chúng ta biến thành 'Đạo', thì chúng ta sẽ trở lại sự hỗn độn ban đầu của vũ trụ , không còn gì cả , như vậy có phải là lỗ vốn không ? (Mọi người cười). Quý vị có hiểu ý của Sư Phụ không ? (Mọi người vỗ tay). Sư Phụ dùng một thí dụ đơn giản để chứng minh . Ví dụ em bé là do tinh huyết của cha mẹ tạo ra , sau khi trưởng thành , có thể nó sẽ rất giống cha mẹ của nó , làm cùng một công việc , có cùng một lực lượng , nó có thể trở thành cha mẹ , hiểu rõ ý nghĩa làm cha mẹ , hiểu biết được trách nhiệm và sự sanh thành dưỡng dục của cha mẹ , nhưng nó không thể trở lại thành tinh huyết của cha mẹ được . Tuy là nó từ cha mẹ sinh ra , nhưng bây giờ đã phân khai rồi , không thể trở lại nguyên bản . Nó có thể trưởng thành như cha mẹ , có thể nói chuyện được như cha mẹ , thật sự hiểu rõ lẫn nhau , khi cha mẹ nó vừa hé môi , nó đã hiểu được ngay họ muốn nói gì . Nó cũng rất hiếu thảo , có cùng một lý tưởng với cha mẹ , bất luận họ nói điều gì nó cũng đồng ý , điều này chúng ta gọi là đồng nhất thể . Nhưng lẽ tất nhiên cha mẹ không thể nào biến đứa con của mình thành chính mình , cũng không thể đem đứa nhỏ bỏ vào thân thể của mình để biến nó thành cùng một thể với mình , có hiểu ý của Sư Phụ không ? Cùng một ý như vậy , sau khi thành đạo , có thể cùng Thượng Đế đồng một thể nhưng không có nghĩa trở thành Thượng Đế .



  19. #339
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM


    VẤN : Không có quy y với Sư Phụ , nếu chỉ niệm danh Ngài thì có cảm ứng không ?


    ĐÁP : Có cảm ứng . Nhưng quý vị không nên ỷ lại vào người khác , cần phải tự mình tu hành . Bởi vì quý vị niệm danh hiệu của Sư Phụ , chỉ có ích lợi cho quý vị thôi , nếu cùng với Sư Phụ tu Pháp Môn Quán Âm , thì năm đời , chín đời đều có lợi ích , sẽ được siêu sanh . Quý vị tu Pháp Môn Quán Âm , đem sự ích lợi này phân phát cho xã hội và cho thế giới này . Cả vũ trụ đều được ánh sáng tình thương của quý vị chiếu rọi , đó mới là mục đích cao cả thật sự . Không nên cả ngày chỉ biết cầu Sư Phụ giúp đỡ , vì lòng thành tâm cầu khẩn của quý vị , Sư Phụ sẽ giúp , nhưng rất ít hữu dụng , bởi vì không đạt được đại câu thông , hiểu không ? Hôm nay những người đến nghe kinh đều đã được truyền Tâm Ấn , không phải quy y với Sư Phụ mới được truyền Tâm Ấn , chỉ cần quý vị thành tâm cầu khẩn , Sư Phụ sẽ giúp , nhưng chỉ giúp được riêng cá nhân quý vị mà thôi , những người khác không được sự ích lợi , chúng sanh sẽ không nhận được sự ích lợi này của quý vị , hiểu ý của Sư Phụ không ?

    Cho nên cần phải có lý tưởng cao cả , chúng ta cần phải tự mình tu hành , tự mình tạo nên lực lượng của chính mình , không những giúp đỡ được chính mình và bạn bè thân thuộc , mà còn giúp đỡ cả xã hội , quốc gia , thế giới , và thậm chí toàn vũ trụ , hiểu không ? Bất cứ người nào thành tâm cầu giúp đỡ , Sư Phụ đều giúp , Sư Phụ không bao giờ từ chối một ai , mặc dù có lúc bề ngoài Sư Phụ nói không giúp , thực ra Sư Phụ giúp một cách âm thầm . Sư Phụ giúp ai không phải muốn mọi người đều hay biết , bởi vì quý vị hỏi , Sư Phụ mới nói thôi , Sư Phụ không có nói rằng không được truyền Tâm Ấn thì Sư Phụ không giúp , như vậy là không đúng .

    Sư Phụ không muốn quý vị chỉ dựa vào sự giúp đỡ của Sư Phụ , mà quý vị cần phải tự tu hành , như vậy có làm cho quý vị thất vọng không ? Sư Phụ muốn khuyên quý vị cần phải có lý tưởng cao quý , cùng với Sư Phu tu hành , Sư Phụ sẽ giúp quý vị mở mắt trí huệ của chính mình , đem tài sản của chính mình ra sử dụng , khai mở lực lượng vạn năng của chính mình . Quý vị sẽ dùng không hết , có thể phân phát cho những chúng sanh khác . Quý vị âm thầm tu hành , những người láng giềng xung quanh hoặc quốc gia của chúng ta đều được lợi ích , không cần phải nói ra , nhưng người khác sẽ cảm nhận được sự lợi ích này từ quý vị . Đó mới thật sự là mục đích tối cao , mới thực sự là lòng từ bi , là lý tưởng cao cả của một bậc đại trượng phu (Mọi người vỗ tay).



  20. #340
    Moderator Nhím Hoàng Kim's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    14,908

    Default Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM


    VẤN : Phật chỉ độ những người có duyên , như vậy xin Sư Phụ cho biết những người nào là những người không duyên , và tại sao Phật không độ họ ?


    ĐÁP : Không có duyên là chỉ những người khi quý vị vừa mở miệng họ đã không muốn nghe rồi , nhưng quý vị cũng không khờ đến nỗ cứ tiếp tục ép buộc họ khi mà họ không muốn tu hành , phải vậy không ? Phàm phu chúng ta khi muốn nói chuyện , cũng biết tìm người tốt làm bạn , không phải bạ ai cũng nói . Lúc cần tâm sự những chuyện thầm kín , nhất định phải đi tìm tri kỷ , phải vậy không ? Phật Bồ Tát cũng vậy , phải có người thích nghe mới nói , đó là ý nghĩa của 'có duyên', nếu như đối phương không muốn nghe thì không nhất thiết phải nói .



Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts