Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 20 of 26

Thread: Chẳng biết bỏ bài này ở đâu.

  1. #1
    Senior Member Sóng Ngầm's Avatar
    Join Date
    Nov 2006
    Posts
    129

    Default Chẳng biết bỏ bài này ở đâu.

    Đọc báo thấy bài này:
    http://www.tinvietonline.com/1/0/200...ce_lawyer.html



    Theo thời gian những bí mật dần dần được tiết lộ, trận chiến mất nước 1975 đã được sắp đạt sẵn y như một vở tuồng hề, Việt Nam đã trở thành bãi chiến trường tan nát vì bom đạn, tệ hại hơn thế nữa, nó đã trở thành món hàng mua bán đổi chác giữa các thế lực siêu cường.
    Trận Đánh Cuối Cùng, Sài Gòn Thất Thủ

    Cuối tháng 3 năm 1975 Quân Khu 1 hoàn toàn thất thủ, Quân khu 2 chỉ còn Phan Rang và Phan Thiết trong tổng số 12 tỉnh, đến ngày 4-4 hai tỉnh này được sáp nhập vào Quân khu 3. Trên thực tế cả hai Vùng 1 và 2 được coi như đã lọt vào tay quân thù, các sư đoàn chủ lực của Quân khu 2 và Quân khu 1 phần thì tan rã, phần đã bị thiệt hại nặng nề tới 1/2 hay 2/3 lực lượng.

    Cuộc triệt thoái Cao Nguyên đã khiến cho trên 75% chủ lực của Quân đoàn 2 bị tan rã, sư đoàn 23 và 7 liên đoàn Biệt động quân mất gần hết quân số. Sư đoàn 22 vùng duyên hải giao tranh dữ dội với các sư đoàn Việt Cộng cuối tháng 3 tại Bình Định, khi được tầu Hải quân đến cứu tại Qui Nhơn chỉ còn 2000 người. Toàn bộ xe tăng , thiết giáp khoảng 470 chiếc , 380 khẩu pháo đều bị bỏ lại hết, một số ít bị phá hủy còn lại lọt vào tay kẻ địch.

    Các sư đoàn cơ hữu 1, 2, 3 của Quân đoàn 1 và sư đoàn TQLC đã bị thiệt hại nặng trên đường triệt thoái, 90 ngàn chủ lực quân của quân đoàn chỉ có 16 ngàn được tầu vớt chở về miền Nam trong đó khoảng 6000 TQLC, 45% quân số của sư đoàn. Toàn bộ trên 400 khẩu pháo, 450 xe tăng coi như mất hết, một số lớn lọt vào tay Cộng quân. Các kho đạn, nhiên liệu tại miền Trung chưa kịp hủy cũng đã biến thành chiến lợi phẩm của địch. Phạm Huấn nói về sự thiệt hại do kế hoạch triệt thoái gây nên như sau:

    "Chiến lược 'đầu bé đít to' của ông Thiệu là rút bỏ vùng rừng núi Cao Nguyên, vùng ít dân, 'đất cằn sỏi đá' miền Trung, mang chủ lực quân, đại bác chiến xa về phòng thủ vùng đông dân, mầu mỡ: miền đồng bằng sông Cửu Long và vùng duyên hải.

    Nhưng chỉ hai tuần lễ, khởi đầu bằng Quyết Định Cam Ranh triệt thoái khỏi Cao Nguyên ngày 14-3-1975, sau đó lệnh chính thức rút bỏ Huế ngày 20-3-1975, chiến lược 'Đầu bé Đít to' của ông Thiệu đã làm tan rã1/2 Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà và mất 2/3 Đất Nước.

    Tất cả lực lượng Thiết Giáp và Pháo Binh của Quân đoàn II và Quân Đoàn I bị hủy diệt. 3 sư đoàn 1, 3, 23 Bộ Binh bị tan rã hoàn toàn. Các Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, Sư Đoàn 2, 22 Bộ Binh, ba Sư Đoàn 1, 2, 6 Không Quân, 1 Lữ Đoàn Dù, 11 Liên Đoàn Biệt Động Quân, các Liên Đoàn Công Binh, Truyền Tin, Tiếp Vận, Quân Cụ, các Trường Trung Tâm Huấn Luyện Bộ Binh, Biệt Động Quân, Pháo Binh…bị thiệt hại từ 60 phần trăm đến 70 phần trăm quân số.

    Tổng số phi cơ các loại bỏ lại khoảng 200 cùng với 900 đại bác và hơn 1000 chiến xa.

    'Thành quả' chiến lược 'Đấu bé Đít to' của ông Thiệu, trong 2 tuần, quả đã vượt xa mọi kỷ lục về thiệt hại trong cuộc chiến Việt Nam từ trước đến nay."

    Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước 1975 trang 98.

    Trong khi Đồng minh phản bội cắt giảm quân viện khiến ta thiếu hụt về nhiên liệu đạn dược, hoả lực giảm 60%, kế hoạch triệt thoái hỗn độn vô tổ chức của Tướng Thiệu lại càng làm cho tình hình xấu đi một cách nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Cộng chiếm nốt phần đất còn lại của miền Nam.

    "Chúng ta đã tiêu diệt và làm tan rã hơn 35 phần trăm sinh lực địch, lần đầu tiên diệt và loại khỏi vòng chiến đấu 2 quân đoàn địch, hơn 40 phần trăm các binh khí kỹ thuật hiện đại của chúng bị mất; ta thu và phá hơn 40 phần trăm cơ sở vật chất và hậu cần của quân ngụy, giải phóng 12 tỉnh, đưa tổng số nhân dân vùng giải phóng lên gần 8 triệu"

    Văn Tiến Dũng, Đại Thắng Mùa Xuân trang 136.

    Một điều vô cùng nguy hại là trong trong cuộc lui binh vội vã hỗn độn, các kho vũ khí đạn dược, quân dụng, cơ sở tiếp liệu… không kịp hủy đã lọt vào tay quân thù, đúng là giáo vào tay giặc, miền Nam đã đưa dao cho người ta giết mình.

    Văn Tiến Dũng khoe.

    "bộ đội hy sinh và bị thương rất ít so với thắng lợi đã giành được, vũ khí, đạn dược tiêu hao không đáng kể. . .

    ... Ta thu đựợc của địch một khối lượng rất lớn vũ khí và đạn dược. Về thế chiến lược và lực lượng quân sự, chính trị ta đã có sức mạnh áp đảo quân địch.

    ĐTMX trang 137.

    Vũ khí đạn dược, binh khí kỹ thuật của ta kể cả máy bay đã được Việt Cộng triệt để khai thác xử dụng để đánh lại ta khiến cho lực lượng địch ngày càng lớn mạnh như đi hia bẩy dặm, phải nói là kế hoạch lui binh của ta quá tệ đến nỗi máy bay chiến đấu mà còn để lọt vào tay quân thù.

    "Các chiến sĩ ta đã tranh thủ nghiên cứu, tìm tòi và học sử dụng các loại vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại của Mỹ.

    Trong đội hình hành quân của ta bắt đầu xen lẫn những xe bọc thép M.113, xe tăng M.48, M.41, những khẩu pháo 105, 155 mi-li-mét, những máy thông tin chiến thuật PCR 25 của Mỹ. Đặc biệt là những máy bay chiến đấu A.37, F.5 lấy được của địch đã được các đồng chí lái máy bay chiến đấu của ta chuyển sang tập xử dụng. Khả năng ta lấy của địch, đánh địch chưa bao giờ phong phú và giầu có như trong chiến dịch này. Khả năng to lớn ấy làm cho hoả lực của ta càng áp đảo địch một cách ghê gớm và cũng làm cho tốc độ tiến công của ta càng cao"

    Văn Tiến Dũng, ĐTMX trang 148.

    Trước khi phát động cuộc tổng tấn công, Bộ chính trị Trung ương đảng Cộng Sản Bắc Việt hoạch định kế hoạch 2 năm để nuốt trọn miền nam, như thế địch cũng đã đánh giá cao lực lượng và khả năng tác chiến của quân ta nhưng kế hoạch di tản, tái phối trí lực lượng của Tướng Thiệu và những lệnh lạc lừng khừng không dứt khoát của ông đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho kẻ địch.

    "Quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị được thể hiện trong kế hoạch chiến lược hai năm 1975-1976: năm 1975, tranh thủ bất ngờ, tiến công lớn và rộng khắp, tạo điều kiện để năm 1976 tiến hành Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa, giải phóng hoàn toàn miền Nam.

    Văn Tiến Dũng, ĐTMX trang 29.

    Trong phim Vietnam history by Television, khi trả lời phỏng vấn, Văn Tiến Dũng cũng nói như vậy, y nói Bắc Việt dự trù hai năm để giải phóng toàn bộ miền Nam. Sự sai lầm chiến lược của ta đã dọn cỗ sẵn cho Việt Cộng xơi, khôn ba năm dại một giờ, lãnh đạo của ta đã tạo thời cơ cho địch, rút ngắn thời hạn tổng công kích của chúng để biến thành kế hoạch chớp nhoáng.

    Cuộc lui binh trên tỉnh lộ 7 và tại Thừa Thiên - Đà Nẵng khiến cho cả hai quân đoàn của ta tan rã trong vòng ba tuần lễ, đó là mónquà tự trên trời rơi xuống của Việt Cộng. Địch bèn chớp thời cơ táo bạo tập trung toàn bộ lực lượng tấn công chiếm Sài Gòn, lần này Việt Cộng xả láng dốc toàn bộ lực lượng vào cái mà chúng gọi là "Chiến dịch Hồ chí Minh lịch sử". Trong chiến dịch tháng 3 - 1975, Bắc Việt tung vào hai quân khu 1 và 2 của ta 14 sư đoàn bộ binh, nay thấy thời cơ đã tới chúng đưa nốt 3 sư đoàn tổng trừ bị ở ngoài Bắc vào cộng với hơn một chục trung đoàn độc lập đã đưa lực lượng tham gia chiến dịch này lên tới gần 20 sư đoàn bộ binh chưa kể sự yểm trợ hùng hậu của hơn hai chục trung đoàn xe tăng, pháo binh, phòng không, công binh… Văn Tiến Dũng nói.

    "Chúng tôi nóng ruột chờ đón đồng chí Lê Đức Thọ vào, chờ đón những chỉ thị cực kỳ quan trọng của Bộ Chính trị vào thời điểm này của dân tộc.

    Ngày 25 tháng 3, Bộ Chính trị lại họp. Phiên họp lịch sử ấy khẳng định: 'Cuộc tổng tiến công chiến lược của ta đã bắt đầu với chiến dịch Tây Nguyên. Thời cơ chiến lược mới đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam, Bộ Chính trị chủ trương: tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kỹ thuật và vật chất giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa."

    ĐTMX trang 124.

    Việt Cộng phát hiện nhậy bén, nhanh tay nắm ngay lấy thời cơ.

    "Thời cơ giải phóng Sài Gòn càng ngày chín mùi"

    ĐTMX trang 129.

    Địch chớp thời cơ nghìn năm một thuở, chưa bao giờ chúng gặp cơ hội béo bở như thế, cả một đạo binh to lớn hai trăm nghìn người bỗng tan rã tháo chạy khỏi hai quân khu. Lần đầu tiên trong chiến tranh Đông Dương hai quân đoàn cùng triệt thoái giao lại đất cho kẻ địch, chúng tiến nhanh y như vào chỗ không người, Văn Tiến Dũng nói.

    "Cán bộ cơ quan tham mưu ở mặt trận lúc này phải thốt lên: 'Vẽ bản đồ không kịp bước quân đi'

    ĐTMX trang 122.

    Trong khi Việt Cộng hối hả chuyên chở bằng cả ba phương tiện đường thủy, đường bộ, đường hàng không để chuyển vận vũ khí, quân nhu, nhân lực … đánh xả láng một ván bài chót thì ta hầu như không thấy có một kế hoạch nào khả dĩ ngăn chận bước tiến của địch.

    "Để kịp phục vụ cho chiến trường sẽ được giải phóng sau cùng của cả nước, Quân khu 5 tổ chức một đoàn xe đặc biệt, chở thẳng vào Nam Bộ những thứ súng đạn cần thiết mà Khu 5 vừa thu được của địch và những thứ của bộ đội ta mà Khu chưa dùng hết khi giải phóng Đà Nẵng và các tỉnh phía Nam. Đoàn xe này do đồng chí thiếu tướng Võ Thứ, Phó tư lệnh Quân khu 5, trực tiếp chỉ huy chạy từ đồng bằng Quân khu lên Tây nguyên rồi đi xuống miền Đông Nam Bộ.

    Các sân bay Gia Lâm, Vĩnh Phú, Đồng Hới, Phú Bài, Đà Nẵng, Công Tum nhộn nhịp khác thường. Các loại máy bay lên thẳng nặng, nhẹ, các loại máy bay vận tải và cả máy bay chở khách đặc biệt của ta đều được huy động, không những để chở người, chở đạn, chở vũ khí, chở sách, báo, phim ảnh, tranh vẽ, bản nhạc… mà còn chở hàng tấn bản đồ Sài Gòn - Gia Định vừa mới in xong ở Xưởng bản đồ Bộ Tổng tham mưu ta tại Hà Nội.

    Các bến sông Hồng, sông Gianh, sông Mã, sông Hàn, các cảng Hải Phòng, Cửa Hội, Thuận An, Đà nẵng cũng ngày đêm nhộn nhịp. Các mặt hàng được bốc xếp kịp thời để các đoàn tầu vận tải của Bộ giao thông vận tải và tầu của Hải quân nhân dân đưa vào phía trong, nối dài đường biển qua các cảng vừa được giải phóng như Qui Nhơn, Cam Ranh.

    Phải có bằng ấy con đường và phương tiện mới đủ sức vận chuyển thần tốc ra mặt trận một số lượng quân đội và vật chất lớn chưa từng có của cách mạng nước ta."

    ĐTMX trang 142.

    Trước cuộc chuyển vận bộ đội, súng đạn, quân nhu … ồ ạt vào Nam của quân thù, ta không thấy một kế hoạch cụ thể nào của Bộ Tổng tham mưu hay Dinh Độc Lập khả dĩ ngăn chận hoặc giảm bước tiến quân của địch như oanh tạc các đoàn xe, tầu vận tải, phục kích đánh công voa, giật sập cầu cống, phá đường … Thượng cấp của ta quan tâm tới cuộc phòng thủ phần đất còn lại thì ít mà lo cho kế hoạch "Tẩu vi thượng sách" của mình thì nhiều.

    Ngày 4-4-1975 Phan Rang và Phan hiết được sáp nhập vào Quân khu 3. Tại Phan Rang lực lượng ta gồm 2 trung đoàn bộ binh 4 và 5 thuộc sư đoàn 2, 1 lữ đoàn Dù, 1 liên đoàn Biệt Động quân, 4 tiểu đoàn Địa phương quân, sư đoàn 6 Không quân, Hải quân gồm 2 khu trục hạm, một giang pháo hạm, một hải vận hạm… Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi Tư lệnh tiền phương Quân đoàn 3 đóng tại Tháp Chàm.

    Phan Rang phố xá vắng tanh, dân di tản về Phan Thiết rất nhiều, ngày 14-4 Việt Cộng tấn công tuyến phòng thủ Phan Rang tại phi trường, một tiểu đoàn Dù đụng độ Việt Cộng, địch bỏ xác cả 100 tên. Ngày 15-4 Phó Thủ tướng đặc trách Quốc phòng Trần văn Đôn và Tướng Toàn thị sát mặt trận. Khi phái đoàn vừa về thì Việt Cộng tấn công mạnh, địch tăng cường sư đoàn 325 và nhiều chiến xa. Quân đội VNCH phản công dữ dội nhưng không thể chống lại lực lượng quá đông của địch phải rút lui, trung đoàn 4 và 5 tan rã. Khuya ngày 16-4 chỉ có 200 người thoát vòng vây, các sĩ quan thuộc Bộ tư lệnh tiền phương và và sư đoàn 6 không quân bị bắt hết, các đơn vị ta tại đây coi như tan rã, Việt Cộng chiếm được 40 máy bay tại Phan Rang.

    Hai hôm sau ngày 18-4 Phan Thiết cũng bị lọt vào tay Cộng quân

    Quân đoàn 4 BV gồm các đơn vị đã chiếm QK 2 theo Quốc lộ 1, Quốc lộ 20 tiến về Sài Gòn, gần giao điểm của hai Quốc lộ này là Xuân Lộc thuộc tỉnh Long khánh cách Sài Gòn 60 cây số, Xuân lộc giữ vị trí quan trọng bảo vệ phi trường Biên Hoà.

    Phạm vi trách nhiệm của sư đoàn 18 là Long Khánh, phụ trách an ninh phía Bắc căn cứ Long Bình, Quốc lộ 15 và căn cứ Không quân Biên Hoà. CSBV huy động 4 sư đoàn thuộc Quân đoàn 4 đã bị sứt mẻ: sư đoàn 6 gồm 2300 người, sư đoàn 7 có 4100, sư đoàn 341, sư đoàn 1 gồm 3400 người sư đoàn 325 gồm5000 người, trung đoàn biệt lập 95B gồm 1200 người.

    BV khi tấn công Xuân Lộc nhằm các mục tiêu.

    -Tấn công tuyến phòng thủ then chốt phía đông như Xuân Lộc, Bà Rịa, Vũng Tầu.

    - Kéo lực lượng Việt nam Cộng Hoà ra ngoài để tiêu diệt, mở cửa lớn để vào Sài Gòn.

    -Thu hút lực lượng Việt Nam Cộng Hoà vào phía đông để đưa các lực lượng khác tới bắc và tây bắc Sài Gòn. Giữa tháng 3 sư đoàn 18 bắt được một số tù binh còn nhỏ tuổi, mới được đưa từ ngoài Bắc vào, lấy cung tù binh biết trước ý dịnh củaVC, sư đoàn 18 chuẩn bị sẵn sàng chờ địch. Bộ binh và pháo binh được đưa lên giữ các cao điểm quan trọng, gia đình binh sĩ được đưa về hậu cứ Biên Hoà.

    Sáng 9-4 Việt Cộng pháo Xuân Lộc 4000 quả, cho hai tiểu đoàn đặc công đột nhập thị xã bị đẩy lui bỏ lại hằng trăm xác chết, dân bị trúng đạn nhiều người chết, địch pháo phi trường Biên Hoà. Ngày 11-4 tiểu đoàn 2/52 VNCH băng rừng tăng cường Xuân Lộc đã phục kích tiêu diệt một đoàn xe 30 chiếc , gần 100 tên VC bỏ xác. Quân đội VNCH kháng cự mãnh liệt tại Xuân Lộc, biệt đội kỹ thuật của ta bắt được điện báo VC và biết vị trí đóng quân của chúng để gọi máy bay oanh kích khiến thiệt hại của địch cao. Xuân Lộc tuy không phải là mục tiêu cuối cùng nhưng vẫn là mục tiêu chính, VC đưa thêm quân vào chiến trường, sáng ngày 16-4 Tướng Toàn cho lệnh thả 2 trái bom CBU (Daisy Cutter) tại Bắc Gầu Giây tiêu diệt nhiều đơn vị bộ binh, thiết giáp, pháo binh địch. Bị Việt Cộng tố cáo trên dư luận quốc tế nên Mỹ không dám cung cấp ngòi nổ, sự thực họ chỉ thử nghiệm vũ khí cũng như ngăn chận đà tiến quá nhanh của VC để dễ di tản khỏi VN.

    Ngày 20-4 Tướng Toàn bay trực thăng vào Xuân Lộc gặp Tướng Đảo bàn kế hoạch lui binh, sư đoàn 18 rút lui vào lúc đêm vừa đánh vừa rút, giữ trật tự bình tĩnh, tối 20 trung đoàn 48 về đến Long Giao đặt pháo binh yểm trợ tổng quát cho cuộc lui binh, sau đó truyền tin, công binh, pháo binh, quân y… rút theo.

    Sư đoàn 18 thiệt hại 30% quân số, Địa phương quân nghĩa quân bị thiệt hại nặng, VC chết 5000, 37 xe tăng bị bắn cháy. Sư đoàn 18 để 2500 quân ở ngoài và 2500 quân ở trong thị xã, VC pháo 2000 quả, đến tối sư đoàn 6 VC phải gom quân rút lui. Trân đánh kéo dài mấy ngày, VC đưa thêm vào mặt trận một sư đoàn nữa ngày 10 để tấn công thị xã nhưng vẫn bị đẩy lui. Địch pháo 2000 quả vào tuyến phòng thủ nhưng sư đoàn 18 vẫn đứng vững. Trước đấy sư đoàn này được coi như một sư đoàn loại dở, tệ thế nhưng đã đẩy lui nhiều đợt tấn công dữ dội của đối phương. Trong mấy ngày tấn công VC đã pháo 8000 quả vào Xuân Lộc nhưng sư đoàn 18 vẫn bám sát trận địa chiến đấu rất dũng mãnh không lùi một bước.

    Sư đoàn 18 lui binh tốt đẹp cho thấy khuyết điểm của Quân đoàn 1 và 2.

    - Thiếu chuẩn bị, không lập kế hoạch lui binh, không kiểm soát đôn đốc từ cấp chỉ huy.

    - Gia đình binh sĩ, dân chúng di tản làm rối loạn hàng ngũ, sư đoàn 18 đã có kế hoạch cho di tản gia đình binh sĩ về Biên Hoà trước nên không sẩy ra hỗn loạn. Ngày 18-4 Ủy ban Quốc phòng Thượng viện Mỹ bác bỏ đề nghị viện trợ khẩn cấp cho VNCH của Tổng thống Ford.

    Từ ngày 8-4 -1975 Lê Đức Thọ, người thực sự cầm đầu Bắc Việt chủ toạ phiên họp tại Lộc Ninh với các cán bộ thuộc Trung ương Cục miền Nam và Bộ Tổng tham mưu CS. Thọ tuyên bố thành lập Bộ Tư lệnh chiến dịch giải phóng Sài Gòn Chợ Lớn, Tư lệnh Đại Tướng Văn Tiến Dũng, Chính ủy Phạm Hùng, Phó Tư Lệnh Thượng Tướng Trần Văn Trà. Bộ Tư lệnh bàn kế hoạch đánh chiếm Bộ TTM, dinh Độc Lập, Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, Bộ Tư lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, Phi trường Tân Sơn Nhất.

    Ngày 21-4, Nguyễn Văn thiệu từ chức Tổng thống tại dinh Độc lập để rồi mấy hôm sau ra khỏi nước.

    Phó Tổng thống Trần văn Hương lên thay, trong khi ấy các nhà ngoại giao quốc tế ra sức vận động hai bên để tránh cho Sài Gòn khỏi trở thành bãi chiến trường. Mấy hôm sau Cộng quân bắn 4 trái hoả tiễn 120 ly vào Khánh Hội làm cháy mấy chục căn nhà. Đài BBC nói BV cảnh cáo chính phủ Trần Văn Hương phải bàn giao cho một chính quyền do họ chỉ định, người ta hiểu ngay đó là nhóm chính khách thứ ba do ông Dương Văn Minh lãnh đạo. Ngày 27-4 Quốc Hội nhóm họp để biểu quyết việc trao quyền cho Dương Văn Minh.

    Trung tướng Nguyễn Văn Toàn Tư lệnh Quân đoàn 3 QLVNCH tổ chức phòng thủ Thủ đô trên 5 tuyến chính với khoảng cách tới trung tâm thành phố xa hơn tầm pháo của đại bác 130 ly VC đồng thời bảo vệ các căn cứ quan trọng tại Biên Hoà, Củ chi, Lai Khê, Long Bình.

    Phía tây bắc là tuyến Củ chi với sư đoàn 25 BB và hai liên đoàn 8, 9 Biệt động quân. Tuyến Bình Dương ở phía bắc với sư đoàn 5 BB. Tuyến Biên Hoà phía đông bắc với sư đoàn 18 BB và lực lượng Xung kích Quân đoàn 3. Tuyến Vũng tầu và Quốc lộ 15 do lữ đoàn 1 Dù cùng với một tiểu đoàn thuộc sư đoàn 3 BB và các đơn vị thiết giáp, Địa phương quân, nghĩa quân của tiểu khu Phước Tuy phụ trách. Tuyến Long An phía nam ngoài lực lượng địa phương quân, nghĩa quân cơ hữu còn có sư đoàn sư đoàn 22 BB phụ trách cộng với sự tăng cường của trung đoàn 12 thuộc sư đoàn 7 BB và trung đoàn 14 thuộc sư đoàn 9 BB và Liên đoàn 6 BĐQ.

    Năm tuyến phòng thủ chính của ta cũng trùng với 5 hướng tấn công của năm quân đoàn địch: Hướng tây nam là đoàn 232, Tư lệnh trung tướng Lê đức Anh với các sư đoàn 3, 5, 8, 9 BB và 27 đặc công và 4 trung đoàn độc lập 16, 24, 88, 71 và trung đoàn phòng không tiến từ sông Vàm Cỏ Đông và Hậu Nghĩa. Quân đoàn 3, Tư lệnh thiếu Tướng Vũ Lăng gồm các sư đoàn 10, 316, 320 và 968 tiến về phía Tây Ninh. Phía bắc là quân đoàn 1, Tư lệnh là Thiếu Tướng Nguyễn Hoà gồm các sư đoàn 312, 320B và 308 từ Lộc Ninh và Phước Long tiến về khu tập trung ở phía nam sông Bé. Quân đoàn 4, Tư lệnh Thiếu tướng Hoàng Cầm gồm các sư đoàn 6, 7 và 341 sau khi chiếm Xuân Lộc đang tiến về Trảng Bom. Mũi sau cùng là quân đoàn 2 , Tư lệnh thiếu tướng Nguyễn Hữu An gồm các sư đoàn 3 Sao vàng, 304, 324B, và 325 tiến đánh Long Thành, Vũng Tầu, Phước Lễ.

    Kế hoạch BV như sau: Hướng tây bắc quân đoàn 3 và địa phương quân Tây ninh, Củ chi, các lực lượng đặc công biệt động, tăng pháo tiến đánh căn cứ Đồng Dù, tiêu diệt sư đoàn 25 từ Củ chi đến Trảng bàng rồi tiến đánh Tân sơn nhất, phối hợp với quân đoàn 1 đánh Bộ Tổng tham mưu sau đó tiến về Dinh Độc Lập. Hướng bắc quân đoàn 1 cùng các lực lượng đặc công, pháo binh, hoả tiễn.. bao vây căn cứ Bình Dương, Bến Cát rồi đánh BTTM, BTL các binh chủng Gò gấp rồi tiến về dinh Độc Lập. Hướng đông quân đoàn 4 tiến đánh Biên Hoà, phi trường BH rồi tiến vào quận 1 SG. Hướng Đông nam quân đoàn 2 đánh Bà Rịa, Vũng Tầu.. để chặn đường rút lui của VNCH, chiếm căn cứ Nươc Trong, Long thành, pháo kích phi trường TSN, chiếm Long bình. Hướng tây, tây nam đoàn 232 chiếm Hậu nghĩa, rồi tiến đánh Biệt Khu Thủ Đô.

    Quân đội VNCH như chúng ta đã biết từ cuối tháng 3-1975 đã mất gần một nửa lực lượng chủ lực. Tại Quân khu 3 ta chỉ còn 3 sư đoàn 25, 5, 18 và các đơn vị di tản từ miền Trung về với quân số thiếu hụt, tổng cộng gần 6 sư đoàn để đối đầu với khoảng 20 sư đoàn BV. Lực lượng hai bên như sau.

    "Về tương quan lực lượng giữa hai bên thì QLVNCH chỉ có 6 sư đoàn để bảo vệ thủ đô chống lại một lực lượng đông đảo với quân số gần 20 sư đoàn CSBV. Ba sư đoàn 7, 9 và 21 BB thuộc quân đoàn IV QLVNCH không thể dùng để tiếp ứng do điều kiện an ninh lãnh thổ của vùng đồng bằng sông Cửu Long. CS cũng đã xác nhận cán cân lực lượng trong chiến dịch này như sau:

    Ta: 4 quân đoàn 1, 2, 3, 4, và 232 bao gồm 15 sư đoàn bộ binh, 5 lữ đoàn bộ binh biệt lập, 4 trung đoàn tăng thiết giáp và 6 trung đoàn đặc công. Quân số tổng cộng khoảng 280 ngàn với 400 xe tăng và 420 pháo.

    Địch: 5 sư đoàn bộ binh 5, 18, 22 và 25, sư đoàn TQLC, 2 lữ đoàn Dù, lữ đoàn 3 Kỵ binh và 4 liên đoàn Biệt động quân. Quân số tổng cộng khoảng 240 ngàn với 625 xe tăng thiết giáp và 400 pháo"

    Nguyễn Đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập.

    Quân số của BV gồm 280 ngàn người trong đó đa số là thành phần tác chiến, lính VC không có lương nên không có các đơn vị hành chánh tài chánh, chúng cũng không có cứu thương y tế, bác sĩ, y tá… nên nói chung thực lực địch đông đảo hơn ta nhiều.

    Quân số của VNCH là 240 ngàn nhưng trong đó chỉ có khoảng sáu chục ngàn là lính nhà nghề, còn lại là địa phương quân, nghĩa quân và các thành phần không chiến đấu. BV có đầy đủ đạn dược trong khi ta gặp khó khăn về tiếp liệu, lực lượng hai bên trên thực tế chênh lệch, ưu thế quân sự về phía địch.

    Bắt đầu từ 26-4-1975 VC đã bắt đầu tấn công vào Trường Thiết Giáp Long Thành, căn cứ Nước Trong , đặc công tấn công Tân cảng , cầu xa lộ, đài ra đa Phú Lâm nhưng thất bại bị đẩy lui.

    Sáng ngày 27-4 sư đoàn 3 BV tấn công chiếm Phước Lễ, Lữ đoàn Dù rút về Vũng Tầu, sư đoàn 18 được lệnh lui về giữ Trảng Bom. Phía tây các căn cứ dọc theo Vàm Cỏ Đông lần lượt bị VC chiếm, chúng pháo phi trường Biên Hoà dữ dội, sư đoàn 3 Không quân phải di về Tân sơn nhất và Cần thơ. Phía tây nam đoàn 232 cắt quốc lộ 4 nhiều nơi để chận viện binh từ quân khu 4, phía bắc quân đoàn 1 BV tiến về Thủ Đầu Một, phía tây bắc quân đoàn 3 BV cắt quốc lộ 1 và 21 để chặn đường rút của sư đoàn 25 BB.

    Chiều ngày 28-4 Tướng Dương Văn Minh tuyên thệ nhậm chức Tổng thống tại dinh Độc Lập, chừng một tiếng sau, phi công nằm vùng trung úy Nguyễn Thành Trung hướng dẫn năm phi cơ A-37 của ta do Việt Cộng chiếm được ném bom phi trường Tân Sơn Nhất rung chuyển cả trời đất khiến dân chúng Đô thành hốt hoảng. Tối hôm ấy BTL Quân đoàn 3 di chuyển từ Biên Hoà về Gò Vấp.

    Từ 4 giờ sáng ngày 29-4 BTTM, phi trường Tân Sơn nhất, BTL Hải quân bị pháo kích dữ dội. Cộng quân chiếm được Nhơn Trạch đặt hai khẩu 130 ly pháo 300 quả vào Tân Sơn Nhất gây nhiều thiệt hại nặng, các bãi đậu phi cơ, bồn chứa nhiên liệu, kho đạn bị trúng pháo kích gây nhiều đám cháy lớn. Sư đoàn 325 BV chiếm Nhơn Trạch, thành Tuy Hạ, tiến về Cát Lái. Sư đoàn 304 chiếm căn cứ Nước Trong.

    Trong khi ấy Dương văn Minh cử ba người sứ giả đến trại Đê Vít tại Tân Sơn Nhất để thương thuyết ngưng bắn với phái đoàn Quân sự VC nhưng bị Đại tá Võ Đông Giang bác bỏ.

    Tại Biên Hòa sư đoàn 18 cùng với lực lượng xung kích Quân đoàn 3, Lữ đoàn 4 Dù và 469 TQLC … vẫn giữ được phòng tuyến. Buổi chiều Bộ Tư lệnh Hải quân và Không quân di tản. Một liên đoàn BĐQ tại Bến Tranh Bắc Mỹ Tho được lệnh trực thăng vận về Cần Đước ngăn chận Việt Cộng trên liên tỉnh lộ 5A nhưng không có trực thăng, do đó Chợ Lớn được coi như bỏ ngỏ. Đến tối Cộng quân đụng độ với các chiến đoàn 315, 322 tại hai hướng đông bắc thành phố. Trung tướng Vĩnh Lộc, tân Tổng tham mưu trưởng lệnh cho sư đoàn 18 BB về giữ khu vực nằm giũa Thủ Đức và nghĩa trang Quân đội.

    Phía bắc, căn cứ Lai Khê của sư đoàn 5 bị địch pháo kích dữ dội, quận Bến Cát bị tấn công.

    Phía tây 2 liên đoàn 8, 9 BĐQ bị thiệt hại nặng , VC bỏ xác cả trăm tên cùng 18 xe tăng bị bắn cháy, quốc lộ 1 giữa Sài Gòn và Củ Chi bị gián đoạn.

    Sư đoàn 22 BB vẫn làm chủ được tình hình phía nam, mặc dù bị VC tấn công.

    Chiều 29-4 toà Đại sứ Mỹ bắt đầu di tản bằng trực thăng, sau 19 giờ bay liên tục 80 trực thăng đã chở đi được hơn 1,000 người Mỹ và khoảng 6,000 người Việt Nam ra ngoài hạm đội.

    Ngày 30-4 một trung đoàn BV giao tranh ác liệt với quân Dù tại Ngã Tư Bẩy Hiền và Lăng Cha Cả, VC bị thiệt hại nặng tới 50% quân số. Địch tấn công trại Hoàng Hoa Thám, BTL không quân, căn cứ sư đoàn 25 BB VNCH thất thủ, chuẩn Tướng Lý Tòng Bá bị bắt.

    Cộng quân xâm nhập Ngã Tư Bẩy Hiền, trong vòng 15 phút có 6 chiến xa bị liên đoàn 81 Biệt Cách Dù bắn hạ, địch bị chận đánh tơi bời phải rút khỏi ngã tư Bẩy Hiền.

    Theo Tướng Hoàng Lạc, ông Dương Văn Minh lại cử người tới Tân Sơn Nhất để thương thuyết với VC xem có vớt vát được tí nào không nhưng họ vẫn một mực đòi phải buông súng đầu hàng nếu không chúng sẽ bắn phá dữ dội thành phố. Sài Gòn bây giờ đang nằm trong tầm pháo của quân thù. Tướng Dương Văn Minh phần vì thấy phòng tuyến của ta đã sụp đổ dưới các trận tấn công, pháo kích của địch, chúng đã vào sát thành phố không hy vọng cứu vãn được tình thế. Lúc 10 giờ 30, trên đài phát thanh, ông tân Tổng thống kêu gọi các cấp chỉ huy, binh sĩ QĐVNCH ngưng bắn giao nạp vũ khí cho các đơn vị Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam để tránh đổ máu vô ích. Khi ấy tiếng súng trận khắp nơi đều đã im bặt.

    Dương Văn Minh tuyên bố ngưng bắn thì Lê Đức Thọ ban lệnh cho các quân đoàn BV không chấp nhận đình chiến “cứ tiến thẳng vào Sài Gòn tước vũ khí và bắt quân ngụy đầu hàng không điều kiện.” Cộng quân tiến vào Thủ Đô đang bỏ ngỏ làm bốn ngả: Cánh thứ nhất từ Long Khánh theo xa lộ Biên Hoà, thứ hai từ Củ Chi qua Ngã Tư Bẩy Hiền, thứ ba từ Long An kéo lên qua ngả Phú Lâm Chợ Lớn, cánh cuối cùng từ Bình Dương theo xa lộ Đại Hàn vào Hàng Xanh.

    Theo báo Sài Gòn Giải Phóng năm 1976 nhân ngày kỷ niệm chiến thắng 30-4, VC cho biết đoàn quân vào dinh Độc Lập trước nhất là cánh từ Long An , họ có chụp hình những chiếc xe lội nước PT-76 vào sân dinh và bộ đội thiết giáp VC trên xe nhẩy xuống. Theo tài liệu của ký giả ngoại quốc hoặc do lời kể của các viên chức chính phủ trong dinh Độc Lập thì cánh quân từ Biên Hoà cùng với các xe T-54 đã tiến chiếm dinh Độc Lập trước tiên.

    Báo VC năm 1976 cho biết người đi đầu là một viên đại uý, được các viên chức tiếp đón tại cửa vào, y hỏi thăm đường lên lầu rồi vội kéo cờ vàng của ta xuống để treo cờ Mặt trận lên để chứng tỏ giang sơn này, đất nước này đã hoàn toàn thuộc về CS. Trong số các sĩ quan BV vào tiếp thu dinh Độc Lập sau đó, người cấp bậc cao nhất là một Đại tá ký giả chiến trường (journaliste de guerre), các tài liệu Mỹ (Vietnam, A History; The World Almanac Of The Vietnam War) đều nói tên người này là Bùi Tín. Báo chí VC năm 76 đăng tấm hình ngày 30-4-1975 tại dinh Độc Lập, Dương Văn Minh nói với viên Đại Tá VC bước vào dinh.

    "Chúng tôi chờ các ông đến để bàn giao quyền hành."

    Viên Đại tá VC (không thấy nói tên) người to lớn nắm tay trợn mắt la lối dữ tợn trước ông Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu nguyên văn.

    "Các ông còn cái gì nữa để mà bàn giao, các ông phải đầu hàng vô điều kiện".

    Rồi hống hách bắt Tướng Dương Văn Minh phải lên đài phát thanh tuyên bố đầu hàng. Bùi Tín nói láo hoàn toàn, trong khi ấy Quân khu 4 vẫn còn nguyên vẹn với hơn 200 ngàn địa phương quân và ba sư đoàn BB chủ lực. Vì là một bọn nhà quê, VC không biết một tí gì về nghi lễ quốc tế của chiến tranh, quân sự. Khi tiếp thu một cuộc đầu hàng tại mặt trận, nếu là cấp bậc thấp hơn phải chào người cấp bậc cao dù kẻ ấy thua trận, kế đó bắt họ ký giấy đầu hàng không thể chửi bới vô phép như vậy. Theo lời kể của cựu dân biểu Lý Quí Chung thì cả những tên sĩ quan cấp úy BV khi mới vào dinh cũng quát tháo những người cầm đầu chính phủ và gọi họ bằng anh.

    "Các anh phải hàng hết."

    Chúng ta thấy rõ các thanh niên xuất thân từ một xã hội bán khai lạc hậu như miền Bắc chỉ là những người thiếu giáo dục.

    Sau khi ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng thì các mặt trận quanh Sài gòn đều im tiếng súng chỉ còn một vài trận lẻ tẻ như tại Hố Nai, bốn tiếng sau lệnh đầu hàng, Thiếu Uý Tư, Biệt kích Dù và năm người lính thân tín dùng súng chống chiến xa M-72 phục kích bắn cháy, lật một xe Jeep, một T-54, 2 xe Molotova… rồi chạy thoát hết. Khi ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng thì Tướng Phạm Văn Phú Tư lệnh Quân đoàn 2 và Tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư lệnh sư đoàn 5 tự sát.

    Quân khu 4 vẫn còn nguyên vẹn, Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam không cho giật sập cầu Long An như Tỉnh trưởng đề nghị. Theo lời kể của Trung úy Lê Ngọc Danh, sĩ quan tùy viên của Tướng Nam thì, trước khi tự sát ông đã thắp nhang lễ vái trước bàn thờ Phật. Thiếu Tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh phó tự sát chiều tối 30-4, hôm sau 1-5 Tướng Nam cũng tự sát lúc 7 giờ rưỡi sáng, Chuẩn tướng Trần Văn Hai tư lệnh sư đoàn 7 cũng tự vẫn.

    Thực ra rất nhiều người quyên sinh trước ngày tàn của chế độ, của đất nước như thiếu tá Đặng Sĩ Vinh thuộc BTL Cảnh sát Quốc gia tự sát lúc 2 giờ chiều 30-4 cùng vợ và 7 người con tại nhà riêng. Trung tá Vũ đình Duy, Trung tá Nguyễn Văn Hoàn thuộc Đơn vị 101 tự sát… Các quân nhân Biệt kích Dù cũng như nhiều binh chủng khác đã mở lựu đạn tự tử vì chán chường thất vọng khi thấy đất nước lọt vào tay quân thù. Ngoài ra còn nhiều người tự sát ngoài mặt trận như Trung tá Nguyễn Hữu Thống trung đoàn trưởng trung đoàn 42 (sư đoàn 22) khi tầu Hải quân vào Qui Nhơn cứu đám tàn quân của sư đoàn cuối tháng 3-75 , Trung tá Thống từ chối di tản ở lại tự sát. Đại Tá Lê Cầu, Trung đoàn trưởng trung đoàn 47 (sư đoàn 22) cũng tự sát ngoài mặt trận khi không còn lối thoát.

    Tháng 4 năm 2006 một cựu sĩ quan tham mưu của Quân đoàn 4 tiết lộ ngày 30-4-1975 họ đã dự định hành quân qua Miên sang Thái Lan hoặc ra Phú Quốc lập phòng tuyến chống lại CS, cũng có người cho rằng Quân khu 4 chờ chính phủ Sài Gòn dời xuống để tiếp tục chiến đấu nhưng ông Dương Văn Minh lại đầu hàng địch. Theo lời kể của Trung uý Danh, tuỳ viên của Tướng Nam thì ông là người nhân ái, sùng đạo Phật không muốn đổ máu, ông hay lễ bái trước bàn thờ Phật tại văn phòng.

    "Là một tư lệnh Quân đoàn, đã nắm trong tay nhiều đơn vị trung thành, tướng Nguyễn Khoa Nam có thể ra lệnh tiếp tục chiến đấu, nhưng là vị tướng có lòng nhân ái, không muốn binh sĩ và đồng bào đổ máu vô ích, ông không cho phá cầu, ông không muốn có người chết thêm."

    Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Bút ký của Trung úy Lê Ngọc Danh.

    Nhận xét về Tướng Dương Văn Minh nhiều người hồi đó cũng như bây giờ chỉ trích chê bai ông là kẻ đầu hàng địch, dâng nước cho Việt Cộng, nhưng cũng có nhiều người đồng ý với quyết định củaTướng Minh cho rằng tiếp tục chiến đấu sẽ chỉ gây thêm tang tóc đổ máu cho quân dân một cách vô ích không hy vọng gì cứu vãn tình thế. Sau khi ra định cư tại Hải ngoại, Đại Tướng Dương Văn Minh đã trả lời phỏng vấn:

    "Tôi không cứu được nước nhưng tôi phải cứu dân".

    Nhiều người bỏ nước chạy trước khi Sài Gòn thất thủ cả tuần hoặc hai ba tuần lễ nhưng nay cũng vẫn lớn tiếng chê bai Tướng Minh đầu hàng phản bội!.

    Quyết định đầu hàng của Dương Văn Minh có thể coi là hợp tình huống vì dù tiếp tục chiến đấu anh dũng cũng vẫn thua, tuy nhiên sau này ông lại chấp nhận để Việt Cộng phục hồi quyền công dân cho mình và đi bầu Quốc Hội VC thì thật là thiếu tự trọng, một người cấp bậc Đại Tướng bốn sao như ông không thể hèn nhát như vậy được. Trong khi có những Tướng lãnh, quân nhân… tự sát để giữ danh dự cho QĐVNCH thì lại có những nhà quân sự, công chức cao cấp hèn nhát bỏ chạy và rồi sau đó còn huyênh hoang tuyên bố chỉ trích người này người nọ.

    Việt Cộng bắt đầu mở chiến dịch tấn công Sài Gòn từ 26-4- 1975, bốn ngày sau phòng tuyến của ta đã hoàn toàn sụp đổ. Trước khi Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống người ta đã đoán biết công việc của ông chỉ là để đầu hàng. Một viên chức hành chánh thân cận của ông Trần Văn Hương sau này tiết lộ hồi đó ông Hương cho biết người ta đã sắp đặt sẵn để ông Thiệu bàn giao cho ông Hương rồi ông Hương bàn giao cho ông Minh, ngay cả việc Dương Văn Minh yêu cầu cơ quan Tuỳ viên quân sự DAO Mỹ rút lui cũng là do người ta sắp đặt cả. Khi Dương Văn Minh đang làm lễ bàn giao ngày 28-4 thì đài BBC đã nói.

    "Hôm nay tại Sài Gòn ông Dương Văn Minh được cử giữ chức vụ Quyền Tổng thống do ông Trần Văn Hương trao lại để chuẩn bị cho một cuộc đầu hàng."

    Như thế mọi việc đã được sắp đặt cả, tất cả chỉ là một tấn tuồng hề chính trị. Nhiều người không tin tưởng ông Dương văn Minh, họ cho rằng sau cuộc đảo chính 1-11-1963, cờ đã đến tay mà ông không phất được thì chẳng bao giờ thành công. Khi hai Tướng Thiệu và Khiêm ra đi hôm 24-4, quân dân đều thất vọng lớn, ai nấy thừa hiểu số phận của miền Nam như thế nào, lại nữa hai hôm sau đó, Tổng Thống Trần Văn Hương hiệu triệu đồng bào về tình hình vô cùng bi đát của đất nước, ông đã khóc lóc trên làn sóng điện về viễn ảnh "cái núi xương sông máu của thành phố Sài Gòn" khiến cho quân dân ai nấy mất hết tinh thần.

    Phần thì ta không đủ lực lượng để chống lại gần 20 sư đoàn Cộng quân, phần vì đạn dược thiếu hụt do cắt quân viện, lại nữa trong hàng lãnh đạo nhiều người bỏ trốn như ngày 28-4 các ông Tổng tham mưu trưởng, Tư lệnh quân đoàn 3 và nhiều ông lớn khác đã "tẩu vi thượng sách", cha chung không ai khóc... Đài BBC Luân Đôn cũng tuyên truyền phá hoại khiến binh sĩ thất vọng chán chường, tinh thần chiến đấu của quân ta không còn nữa. Lực lượng phòng thủ dần dần rã ngũ, một số đơn vị can đảm chiến đấu tới cùng nhưng dù tinh thần chiến đấu cao tới đâu cũng không thể địch nổi lực lượng quá đông đảo và hoả lực hùng hậu của quân thù.

    Sau khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, Quân khu 4 vẫn còn nguyên vẹn 3 sư đoàn chủ lực và hơn 200 ngàn địa phương quân, một lực lượng đông đảo chiếm 40% tổng số ĐPQ toàn quốc. Điều này cho ta thấy rõ sự bố trí lực lượng của ta sai lầm và phí phạm. Tháng 3-1975, trong khi vùng 1, 2 bị Cộng quân tấn công vây hãm tơi bời ta vẫn không chịu rút bớt quân từ Vùng 4 lên yểm trợ tuyến đầu và cuối tháng 4-1975 khi Sài Gòn như người bệnh nhân hấp hối cũng vẫn không chịu dốc quân từ vùng 4 lên đánh xả láng một ván bài chót.

    Trận đánh cuối cùng đã kết thúc cuộc chiến tranh Đông Dương chỉ kéo dài có mấy ngày từ 26-4 cho tới 30-4 -1975, cũng vào ngày này 30 năm trước đó, năm 1945 tại Bá Linh quân Đức đầu hàng Nga. Sài Gòn tái diễn lịch sử nước Đức Thế Chiến Thứ Hai, có khác chăng tại Bá Linh giới lãnh đạo không bỏ trốn và ép buộc quân đội của họ chiến đấu tới người lính cuối cùng.

    Kể từ ngày Cộng quân đánh chiếm quận Đức Lập 9-3-1975 và Ban Mê Thuột 10-3 để mở đầu cuộc Tổng công kích cho tới 30-4-1975, ngày kết thúc chỉ vỏn vẹn có năm mươi mấy ngày. Võ Nguyên Giáp ra lệnh tấn công quân Pháp tại Hà Nội nửa đêm 19-12-1946 là ngày khởi đầu cuộc chiến tranh dài nhất của thế kỷ đến trưa ngày 30-4-1975 là ngày kết thúc tính ra đã gần 30 năm.

    Theo thời gian những bí mật dần dần được tiết lộ, trận chiến mất nước 1975 đã được sắp đạt sẵn y như một vở tuồng hề, Việt Nam đã trở thành bãi chiến trường tan nát vì bom đạn, tệ hại hơn thế nữa, nó đã trở thành món hàng mua bán đổi chác giữa các thế lực siêu cường .

    Trọng Đạt

    Tài Liệu Tham Khảo

    Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 2001.

    Nguyễn Đức Phương: Những Trận Đánh Lịch Sử Trong Chiến Tranh Việt Nam, 1963-1975, Đại Nam, 2000.

    Phạm Huấn: Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước 1975, Cali 1988.

    Phạm Huấn: Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975, Cali 1987.

    Nguyễn Kỳ Phong: Vũng Lầy Của Bạch Ốc (Người Mỹ Và Chiến Tranh Việt nam 1945-1975) Tiếng Quê Hương 2006.

    Nguyễn Tiến Hưng: Khi Đồng Minh Tháo Chạy, Hứa Chấn Minh xuất bản, 2005.

    Văn Tiến Dũng: Đại Thắng Mùa Xuân, nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội 2005.

    Đinh Văn Thiên: Một Số Trận Đánh Trước Cửa Ngõ Sài Gòn, nhà xuất bản Quân Đôi Nhân Dân, Hà Nội 2005.

    Dương Đình Lập, Trần Minh Cao: Cuộc Tổng Tiến Công và Nổi Dậy Mùa Xuân 1975, nhà xuất bản tổng hợp TPHCM 2005.

    Hoàng Lạc, Hà Mai Việt: Việt Nam 1954-1975, Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới Texas 1991.

    Lam Quang Thi: Autopsy The Death Of South Vietnam, Sphinx publishing 1986.

    The World Almanac Of The VietNam War: John S.Bowman, General editor, A Bison book.

    Stanley Karnov: Vietnam - A History, Penguin books 1991.

    Marilyn B Young, John J. Fitzgerald, A.Tom Grunfeld: The Vietnam War, A History In Documents, Oxford University press 2002.

    Lâm Lễ Trinh: Tổng Thống Hai Ngày Dương Văn Minh, Người Việt Dallas 30-6-2005.

    Trần Việt Đại Hưng: Một Bí Ẩn Cần Tiết Lộ Trong Chuyện Bức Tử Miền Nam 1975, Sài Gòn Nhỏ Dallas 2002.

    Lữ Lan: Cuộc Chiến 30 Năm NHìn Lại Từ Đầu, Sài Gòn Nhỏ Dallas 28-4-2006.

    Lê Quang Lưỡng: Thiên Thần Mũ Đỏ Ai Còn Ai Mất, Người Việt Dallas 7-10-2005.

    NgườiMỹ Và Chiến Tranh Việt Nam, Người Việt Dallas 21-6-2006.

    Lâm Lễ Trinh: Mạn Đàm Với Đại Tướng Cao Văn Viên, Về Nguồn, Thuỷ Hoa Trang 2006.

    Hồ Đinh: Cơn Phẫn Nộ Cuối Cùng Của Một Quân Đội Bị Phản Bội, Người Việt Dallas 23-12-2005.

    Lewis Sorley, Lịch Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, Trần Đỗ Cung dịch, Người Việt Dallas 22-11-2006.

    Cao Văn Viên: Tuyến Đầu Vùng Một Thất Thủ, Thằng Mõ Sacramento, số cuối tháng 4-2006.

    Mường Giang: Tiểu Khu Bình Thuận Và Tháng 4-1975 Đẫm Máu Và Nước Mắt, Sài Gòn Nhỏ Dallas cuối tháng 4-2005.

    Hồ Đinh: Sư Đoàn 18 Bộ Binh Và Những Ngày Tử Chiến Tại Xuân Lộc, Sài Gòn Nhỏ Dallas cuối tháng 4-2005.

    Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà (RVNAF 1968-1975, Bill Laurie) , Nguyễn Tiến Việt dịch, Con Ong Việt số 71, tháng 5 -2006.

    Trần Trung Đạo: 30 Năm Nhìn lại, Con Ong Việt số 60, tháng 5-2005.

    Hải Triều, Trung Nghĩa: Bán Tiểu Đội Biệt Cách Dù & Trận Đánh Chớp Nhoáng Sau Lệnh Đầu Hàng 30-4-75, Sài Gòn Nhỏ, cuối tháng 4-2006.

    Nguyễn Văn Lục: Đi Tìm Thời Gian Đánh Mất, 30-4-1975, 30-4-1976, 30-4-2007, Sài Gòn Nhỏ Dallas, 6-4-2007.

    Lê Ngọc Danh: Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, (bút ký của sĩ quan tuỳ viên Tướng Nguyễn Khoa Nam), Bút Việt 28-4-2006.

    Sóng Ngầm từ đáy đại dương
    Sóng lên mặt bể để thương người tình
    Người tình hóa đá lặng thinh
    Buồn đau thương nhớ vật mình thêm đau...

  2. #2
    I StIll bElieVe NBT's Avatar
    Join Date
    Dec 2006
    Posts
    3,078

    Default Re: Chẳng biết bỏ bài này ở đâu.

    wow, ko ngờ vn là như vậy , cám ơn SN nhiều lắm

  3. #3
    Moderator phu ong's Avatar
    Join Date
    Nov 2006
    Posts
    1,945

    Default Re: Chẳng biết bỏ bài này ở đâu.

    Quote Originally Posted by Sóng Ngầm View Post
    Quote:
    Theo thời gian những bí mật dần dần được tiết lộ, trận chiến mất nước 1975 đã được sắp đạt sẵn y như một vở tuồng hề, Việt Nam đã trở thành bãi chiến trường tan nát vì bom đạn, tệ hại hơn thế nữa, nó đã trở thành món hàng mua bán đổi chác giữa các thế lực siêu cường.

    Khà...khà.....Đã biết vậy mà vẫn còn tìm đủ mọi cách để cho người ta thưởng thức cảnh gà nhà bôi mặt đá nhau...........1000 năm giặc Tàu ,100 giặc Tây và 20 năm.....và có lẽ còn một ít người muốn VN trở về thời kỳ đồ đá lắm thì phải !?
    PO thì ngược lại...........lịch sử đã biết ,đã hiểu ,đã học......hiện tại là con đường chúng ta cần biết phải làm gì? Có lẽ câu nầy Em bé lớp mẫu giáo trả lời hay hơn......

  4. #4
    đệ nhất gàn hoaphonglan1911's Avatar
    Join Date
    Nov 2006
    Posts
    850

    Default Re: Chẳng biết bỏ bài này ở đâu.

    Quote Originally Posted by Trọng Đạt
    ... Sau khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, Quân khu 4 vẫn còn nguyên vẹn 3 sư đoàn chủ lực và hơn 200 ngàn địa phương quân, một lực lượng đông đảo chiếm 40% tổng số ĐPQ toàn quốc. Điều này cho ta thấy rõ sự bố trí lực lượng của ta sai lầm và phí phạm. Tháng 3-1975, trong khi vùng 1, 2 bị Cộng quân tấn công vây hãm tơi bời ta vẫn không chịu rút bớt quân từ Vùng 4 lên yểm trợ tuyến đầu và cuối tháng 4-1975 khi Sài Gòn như người bệnh nhân hấp hối cũng vẫn không chịu dốc quân từ vùng 4 lên đánh xả láng một ván bài chót...

    Tôi không biết ông Trọng Đạt là ai. Tuy nhiên đọc bài này tôi có cảm giác ông này "khát máu". Không biết ông ấy có nỗi đau nào liên quan đến cuộc chiến tàn khốc ấy không.
    Cuộc chiến 1954 - 1975, chúng tôi được dạy là "kháng chiến chống Mỹ", theo nhận định của HPL thì không phải như vậy, nó chính là cuộc chiến của 2 phe: Quốc tế Cộng Sản và liên minh Cộng Hoà đại diện là Anh-Mỹ, Việt Nam biến thành bãi chiến trường, và trở thành một cuộc nội chiến đầy máu và nước mắt. Người Việt có cùng dòng máu lạc hồng, vốn không thù không oán cầm súng bắn lẫn nhau, bắn vào người mình không quen biết để phục vụ mục đích chính trị của nhà cầm quyền.
    Cuộc chiến chỉ kết thúc khi một bên thua và một bên thắng.

    Chiến tranh thật thảm khốc! hình nhưng mỗi gia đình người Việt đều có nợ máu với chiến tranh. Bắc kỳ thì hy sinh cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, Nam kỳ thì hy sinh cho Việt Nam Cộng Hoà, Trung kỳ thì mỗi bên phân nửa. Có lẽ vết thương này thực sự rất khó lành.
    Nhà tôi cũng có 2 chú ruột đi bộ đội.
    Năm 1971 một chú hy sinh, mất xác, mất mộ phần. Mãi gần đây mới nhờ một nhà ngoại cảm ở HN (cậu Liên thì phải) tìm mộ qua điện thoại di động (cậu ngồi ở HN, gọi điện chỉ đường cho đoàn quân tìm kiếm). Năm đó tôi không có trong đội quân đi tìm kiếm vì đang ở nước ngoài. Gia đình tôi đã tìm được mộ của chú được qui tập về nghĩa trang Cam Lộ, Đông Hà, Quảng Trị. Bia mộ là "liệt sĩ vô danh". Đành phải tin là thật vì nó có rất nhiều sự trùng khớp mà người thường không giải thích được.
    Ban đầu tính là tìm mộ, nếu tìm được sẽ qui tập về nghĩa trang dòng họ ở quê. Nhưng khi tìm được rồi thì quyệt định là để nguyên bởi không có được 100% chắc chắn. Chỉ làm một cái bia thay cho cái bia "liệt sĩ vô danh".

    Ông chú thứ hai thoát chết trong chiến tranh, có lẽ đây là kỳ tích của ông trời. Thành cổ Quảng Trị năm 1972, một cuộc cá cược đầy máu và nước mắt giữa hai bên cầm quyền "xem bên nào giữ được thành cổ?". 82 ngày đêm, quân đội Bắc Việt mỗi ngày nướng 1 đại đội để giữ thành. Mỗi đại đội là 100 người. Cứ đại đội này vào tiếp quản thì dọn xác của đại đội trước. Mãi tận 82 ngày, quân Bắc Việt mới thấy là mình ngốc. Một cái "ngốc" nực cười mà cười không nổi, một cái cười méo xệch đầy máu và nước mắt. Lấy mạng người làm mồi cho bom và phi pháo.
    Trong một lần dọn xác đồng đội, họ phát hiện một người còn thoi thóp thở, bị đè bên dưới lớp lớp xác đồng đội khác, tất cả các lỗ chân lông trên toàn thân đang rỉ máu. Họ đưa người chiến sĩ đó lên cáng đưa về hậu tuyến. Tuy nhiên họ nghĩ: "anh ấy cũng khó có thể thoát khỏi quỉ môn quan".
    Thế nhưng không biết ông trời làm kỳ tích, hay ý chí muốn sống của người chiến sĩ ấy đã tạo ra kỳ tích. Ba tháng sau, người chiến sĩ ấy đã trở về đến quê nhà, trên mình còn đầy thương tích, nhưng người chiến sĩ ấy còn sống.
    Người đầu tiên gặp người chiến sĩ ấy là ông nội tôi, ông bán hàng nước, và ông không nhận ra anh bộ đội đến ngồi ở quán nước mà không nói chuyện.
    Từ dưới bếp, cô của tôi đi lên, nhìn thấy anh bộ đội đang nửa ngớ ngẩn kia rất giống em mình. Cô của tôi đã kêu lên: "ơ!... Trình!...", rồi chạy ra ôm chầm lấy em mà khóc tức tưởi.

    Tôi mong trên đời này không còn những kẻ tham thích chiến tranh để con người khỏi bị biến thành nạn nhân của nó.

  5. #5
    Nhím Lang Thang VietLang's Avatar
    Join Date
    Jan 2005
    Location
    Động Nhím Nương
    Posts
    19,100

    Default Re: Chẳng biết bỏ bài này ở đâu.

    Như Lão Lan đã nói, cuộc chiến Việt Nam chỉ là bãi chiến trường giữa hai khối Quốc Tế Tự Do và Quốc Tế Vô Sản thử lửa với nhau.

    Chính sách của Quốc Tế Tự Do là ngăn chận sự bành trướng thế lực của Quốc Tế Vô Sản. Chính sách này đã sinh ra "Kế Hoạch Marshall" tức là Marshall Plan.

    Sau khi Đệ Nhị Thế Chiến kết thúc, toàn thể Âu Châu tan hoang. Những vùng đất nào của Châu Âu do Nga Sô Viết nắm giữ đều được Stalin viện trợ kinh tế tối đa để thành lập những quốc gia theo chủ nghĩa Cộng Sản. Khối Tự Do dẫn đầu là Mỹ, Anh và Pháp thất kinh, nhất là Mỹ. Vì cả Âu Châu tan hoang, nếu lo kiến thiết lại thì sẽ bị Nga Sô Viết đi trước như đang làm ở Đông Âu. Từ đó Chính Sách Truman (được gọi theo tên tổng thống Harry S. Truman của Mỹ lúc bấy giờ, người quyết dùng đủ mọi cách để ngăn chận Cộng Sản) được ra đời. Đứa con đầu lòng của Chính Sách Truman là Kế Hoạch Marshall (gọi theo tên ngoại trưởng George Marshall của Mỹ) với 13 tỷ đô la viện trợ kinh tế cho Tây Âu, những nơi dưới quyền cai quản của khối Anh - Pháp - Mỹ, trong vòng bốn năm trời.

    Nhờ sự nhìn xa của tổng thống Truman, nền kinh tế Tây Âu phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy trong lịch sử, còn mạnh hơn hồi chưa có chiến tranh. Tất nhiên Tây Âu giàu có thì dân chúng chẳng dại gì quăng bỏ đi hết để đi theo chính sách vô sản. Do đó Tây Âu được giữ.

    Ngoài ra Mỹ còn viện trợ kinh tế cho Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp để ngăn chận sự bành trướng của những phần tử muốn đi theo Mạc Tư Khoa thay vì Hoa Thịnh Đốn hoặc Luân Đôn.

    Cũng vì Mỹ quá chú trọng đến Tây Âu mà bỏ rơi Tưởng Giới Thạch tại Hoa Lục. Là một bốn vị lãnh tụ của khối Đồng Minh đánh lại phe Trục (Roosevelt, Churchill, Stalin và Tưởng Giới Thạch), sau khi Nhật đầu hàng vô điều kiện thì Tưởng Giới Thạch cũng dần dần mất chỗ đứng tại Liên Hiệp Quốc.

    Lúc bấy giờ Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Tưởng được nằm trong Ngũ Cường (Anh, Mỹ, Pháp, Nga và Trung Hoa Quốc Dân Đảng) của Liên Hiệp Quốc, còn Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa của Mao Trạch Đông thì không được. Nội chiến Quốc - Cộng Trung Hoa xảy ra từ sau Đệ Nhị Thế Chiến cho đến năm 1949 thì kết thúc. Trung Hoa Quốc Dân Đảng đại bại, Tưởng Giới Thạch đem tàn quân chạy ra đảo Đài Loan và năn nỉ Mỹ như điên. Vì mất Hoa Lục nên Tưởng cũng mất luôn địa vị tại Liên Hiệp Quốc.

    Có lẽ thấy để mất Hoa Lục là một sai lầm, Mỹ quyết không để tái phạm sai lầm lần thứ hai. Mỹ nhúng tay vào Chiến Tranh Triều Tiên.

    Ngày 6 tháng 8 năm 1945 Mỹ thả quả bom nguyên tử đầu tiên vào thành phố Hiroshima, Nhận Bản. Tất cả thành phố bị san thành bình địa.

    Ngày 8 tháng 8 năm 1945 Nga Sô Viết xé bỏ hiệp ước bất xâm phạm giữa Nga - Nhật và đánh vào Mãn Châu với ba lộ quân đoàn (3 army groups). Khoảng hai tuần lễ sau, trên một triệu quân Nhật tại Mãn Châu hoàn toàn bị tiêu diệt. Quân Nhật bị diệt thì Triều Tiên bỏ ngõ. Nga Sô Viết đem quân vào bắc Triều Tiên, dùng vĩ tuyến 38 làm ranh giới giữa Nga Sô Viết ở bắc và lực lượng Mỹ ở nam.

    Ngày 9 tháng 8 năm 1945 Mỹ thả quả bom nguyên tử thứ hai vào thành phố Nagasaki, Nhật Bản và san thành bình địa.

    Ngày 14 tháng 8 năm 1945 hoàng đế Hirohito của Nhật Bản tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.

    Bán đảo Triều Tiên được chia nam bắc dùng vĩ tuyến 38 làm ranh giới. Phía nam được Mỹ viện trợ kinh tế nên đi theo khối Tự Do. Phía bắc thì bị ảnh hưởng của Mạc Tư Khoa nên đi theo chủ nghĩa Cộng Sản.

    Ngày 25 tháng 6 năm 1950, với sự chấp thuận của Mạc Tư Khoa, Kim Nhật Thành ra lệnh cho quân tràn qua vĩ tuyến 38 để đánh miền nam. Vì ra quân bất ngờ, sự thành công của quân đội miền bắc vô cùng rực rỡ.

    Nhưng Bình Nhưỡng đã tính sai lầm vì nghĩ rằng Mỹ không đủ thời gian đem quân giải cứu chính phủ miền nam Triều Tiên.

    Ngày 15 tháng 9 năm 1950, tổng tư lệnh của quân đội Liên Hiệp Quốc (hầu hết là quân Mỹ) là đại tướng MacArthur ra lệnh đổ bộ tại thành phố Inchon và cắt đường rút lui của quân đội bắc Triều Tiên. Cuộc ra quân vô cùng bất ngờ này đem lại sự thành công vô cùng to lớn khiến cho MacArthur muốn đuổi hết quân đội Cộng Sản Bắc Triều Tiên ra khỏi bán đảo Triều Tiên.

    Cuối tháng 10 năm 1950, vì quân đội Mỹ đến quá gần Mãn Châu, Mao Trạch Đông ra lệnh dùng chiến thuật biển người đánh lui quân Liên Hiệp Quốc (gồm Mỹ, Anh và nam Triều Tiên).

    Đến đầu tháng 1 năm 1951, quân bắc Triều Tiên với sự tiếp viện vô cùng hùng hậu của Trung Hoa tấn công mạnh mẽ hơn và đẩy lui quân đội Liên Hiệp Quốc về phía nam vĩ tuyến 38.

    Sau đó thì hai bên giằng co ở vĩ tuyến 38 cho đến hai bên ký hiệp ước ngưng bắn vào 27 tháng 7 năm 1953 và dùng vĩ tuyến 38 làm ranh giới.

    Tuy không đuổi được khối Cộng Sản ra khỏi bán đảo Triều Tiên nhưng khối Tự Do đã ngăn chặn được ở vĩ tuyến 38 cho đến nay.

    Đến đây thì cuộc chiến Đông Dương giữa Pháp và Việt Minh đã đến giai đoạn khốc liệt nhất.

    Đầu năm 1945 thì quân đội Nhật ở Đông Dương lật đổ chính quyền Pháp tại Đông Dương để làm chủ. Nhưng khi Nhật đầu hàng thì Đông Dương bỏ ngõ.

    Lúc bấy giờ tại Việt Nam tình hình chính trị rối ren. Nào phái bảo hoàng, muốn giữ ngôi vua cho họ Nguyễn, trong đó có Trần Trọng Kim. Nào là phái thân Pháp của Bình Xuyên. Phái thân Nhật của Đoàn Kiểm Điểm. Phái theo Đệ Tứ Quốc Tế Cộng Sản của Tạ Thu Thâu. Theo Đệ Tam Quốc Tế có Nguyễn Hải Thần, Lê Hồng Phong, Nguyễn Tất Thành, Võ Nguyên Giáp v.v. Phái theo Trung Hoa Dân Quốc là các vị thủ lĩnh của Việt Nam Quốc Dân Đảng gồm Trần Khánh Giư (Khái Hưng), Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh), Nghiêm Kế Tổ v.v. Hình như nhà cách mạng Phạm Quỳnh cũng có ý đi theo Việt Nam Quốc Dân Đảng.

    Có nhiều thuyết nói rằng Nguyễn Tất Thành đi theo Nguyễn Hải Thần rồi sau đá Nguyễn Hải Thần ra để nắm lấy đảng Việt Nam Sinh Viên Đồng Chí Hội.

    Có một nhà cách mạng khá nổi tiếng lúc bấy giờ tên cúng cơm là Hồ Học Lãm. Khi ông Lãm làm cách mạng thì lấy tên là Hồ Chí Minh. Sau khi Hồ Học Lãm chết thì Nguyễn Tất Thành (trước tên Nguyễn Sinh Côn) đổi tên mình thành Hồ Chí Minh.

    Cũng có thuyết nói rằng vì Việt Nam sau Đệ Nhị Thế Chiến nằm trong tình trạng chi năm xẻ bảy Hồ Chí Minh đi đêm với Pháp, mời Pháp trở lại Đông Dương. Khi Pháp trở lại Đông Dương rồi thì Việt Nam Sinh Viên Đồng Chí Hội, sau đổi thành Việt Nam Độc Lập Đồng Minh, gọi tắt là Việt Minh, đứng vào vai trò lãnh đạo hô hào đánh Pháp cứu nước.

    Theo hồi ký "2000 Ngày Đêm Trấn Thủ Củ Chi" của Dương Đình Lôi thì Việt Minh giết tập thể rất nhiều giáo dân theo Cao Đài và Hòa Hảo ở Nam Việt. Có rất nhiều thuyết nói là giáo chủ Huỳnh Phú Sổ của bị Việt Minh giết. Tạ Thu Thuâu thì bị người em kết nghĩa là Trần Văn Giàu đi theo Đệ Tứ Quốc Tế giết. Nhà cách mạng kiêm nhà văn Phạm Quỳnh cũng bị Việt Minh giết. Tướng Nguyễn Bình, thủ lãnh quân đội Việt Minh ở Nam Việt cũng bị giết vì có tư tưởng khác với nhóm lãnh đạo. Dương Bạch Mai thì bị đầu độc và chết tại Quãng Trường Ba Đình khi đang đọc diễn văn.

    Giữa Việt Minh và Việt Nam Quốc Dân Đảng trong thời gian này kình chống nhau ra mặt vì Việt Nam Quốc Dân Đảng một là không chịu để cho Việt Minh lãnh đạo và hai là không muốn đi theo chủ nghĩa Cộng Sản.

    Khi Pháp chiếm lại Đông Dương thì Việt Minh được Nga và Tàu cung cấp võ trang để "đánh Pháp cứu nước" còn Việt Nam Quốc Dân Đảng thì chỉ thuần túy một đảng chính trị, do đó hầu như ngồi chơi xơi nước trong cuộc chiến Đông Dương (1945 - 1954).

    Pháp thì mới kiến thiết sau chiến tranh ở Châu Âu, thuộc địa thì nơi nào cũng đòi độc lập, cuộc chiến Đông Dương ngày càng leo thang nên Pháp bị hụt hơi, một mình không "chơi" nổi với Nga, Tàu nên mời Mỹ vào giúp sức.

    Năm 1954, Pháp bị đại bại ở Điện Biên Phủ, chính phủ Pháp quyết định bàn giao cuộc chiến Đông Dương lại cho Mỹ.

    Với Chính Sách Doctrine đạt thắng lợi ngăn chận sự bành trướng của khối Cộng Sản hầu hết mọi nơi, tổng thống Eisenhower "vui vẻ" nhận sự bàn giao của Pháp. Chia đôi Việt Nam, dùng vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Miền Bắc do Hồ Chí Minh làm lãnh tụ của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Miền Nam do Ngô Đình Diệm làm quốc trướng (sau tổng thống) của Việt Nam Cộng Hòa. Những thành phần Việt Nam trong quân đội Pháp tại Đông Dương được Pháp bàn giao lại cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Những thành phần quân đội ấy là nòng cốt của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa sau này.

    Vì nghĩ ngăn chia Việt Nam cũng dễ dàng như ngăn chia Triều Tiên, Mỹ hoàn toàn không nghĩ đến chiêu bài "đánh Mỹ cứu nước" của Bắc Việt. Mỹ đổ tiền bạc vào Miền Nam để dựng lên một nền kinh tế và một quân đội theo binh pháp của Mỹ.

    Không biết là vô tình hay cố ý mà Mỹ đã dùng Miền Nam và Nga Tàu dùng Miền Bắc Việt Nam làm nơi thử vũ khí chiến tranh kéo dài trên 20 năm.

    Nhưng khách quan mà nói, Mỹ dùng Chính Sách Truman và Kế Hoạch Ngăn Chận (Containment Plan), tốn kém không biết bao nhiêu tiền của và sinh mạng dân chúng của hai nước để rồi thất bại vào năm 1975 khi Mỹ bắt đầu chán ngấy cuộc chiến vào năm 72. Điều chắc chắn rằng nếu Mỹ không tiếp quản được cuộc chiến Đông Dương từ Pháp thì tất cả Nam, Bắc, Trung Việt Nam đều theo Cộng Sản từ năm 1954 và có lẽ sẽ không hơn được Bắc Hàn hay Cuba ngày nay.

    Dựa theo lịch sử mà nói, hễ đạt được thái bình sau khi thắng lợi vẻ vang một cuộc chiến đầy cam go thì nền kinh tế của một quốc gia phát triển vô cùng mạnh mẽ, dân chúng sẽ cảm thấy sung sướng rất nhiều. Không riêng gì Việt Nam mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều vậy.

    Sau Đệ Nhất Thế Chiến chấm dứt thì các quốc gia Tây Âu và Mỹ có nền kinh tế phát triển tột bực. Đức, Áo, Hung, Thổ là kẻ chiến bại thì đi vào sự nghèo nàn, loạn lạc.

    Sau Đệ Nhị Thế Chiến thì Mỹ, Tây Âu, Úc, Tân Tây Lan và Nhật Bản kinh tế phát triển mạnh mẽ vô cùng.

    Sau khi Chiến Tranh Lạnh chấm dứt, Mỹ đại thắng ở Vịnh Ba Tư năm 91 thì nền kinh tế của Mỹ phát triển chưa từng có.

    Trở lại lịch sử Việt Nam:

    - Sau khi Hai Bà Trưng thành đại nghiệp vào năm 39, năm 40 và 41 Lĩnh Nam trúng mùa, lúa thóc dư không biết bao nhiêu mà kể. Tiếc là đến năm 43 thì Lĩnh Nam mất.

    - Sau khi đánh đuổi quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng vào năm 939, kết thúc 1050 năm bị Tàu đô hộ, Ngô Vương thành lập một nền cai trị vững vàng. Chỉ tiếc là ngài làm vua được 6 năm thì mất và đưa đến loạn 12 Sứ Quân.

    - Dẹp xong loạn 12 Sứ Quân, Đinh Bộ Lĩnh lập ra Đại Cồ Việt. Đất nước lại thanh bình, không còn nạn trộm cắp, dân được yên ổn.

    - Đánh thắng được quân Tống vào năm 980, vua Lê Đại Hành thanh thế lẫy lừng. 24 năm cai trị của ông đất nước không có cảnh loạn lạc hay đói khổ.

    - Từ thời vua Lý Thái Tổ đến hết đời vua Lý Nhân Tông (1024 - 1128) Đại Việt cường thịnh chưa từng có. Năm lần đánh Tống (thắng) và một lần chống Tống (thắng) với ba lần bình Chiêm (cũng thắng) hiển hách, nhiều sử gia cho rằng Đại Việt là quốc gia hùng mạnh nhất Á Đông lúc bấy giờ, chỉ sau nhà Tống.

    - Ba lần đánh bại quân Mông Cổ, chiến công lẫy lừng. Nhà Trần thành lập một nền học phong và cai trị vô cùng kỷ cương, tốt đẹp, nhất là dưới thời vua Trần Nhân Tông và Trần Anh Tông.

    - Từ lúc ngài Lê Lợi lên ngôi vua (1428) cho đến hết đời vua Lê Hiến Tông (1504) Đại Việt hùng mạnh vô song, đến nhà Minh cũng còn phải nể sợ. Ngoài chiến công đánh đuổi quân Minh ra còn có đánh Ai Lao, Bồn Mang, Chiêm Thành dưới thời vua Lê Thánh Tông.

    - Sau khi đánh đuổi nhà Mạc, chúa Trịnh và chúa Nguyễn chấm dứt chiến tranh với nhau thì kinh tế và văn học của Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài đều phát triển tốt đẹp.

    - Nhà Tây Sơn tuy ngắn ngủi nhưng Thái Đức đế làm vua ở Nam Hà và Quang Trung Đế làm vua ở Bắc Hà đều đóng góp vào việc học phong (chữ Nôm) và binh bị rất nhiều.

    - Nguyễn Phúc Ánh thống nhất Việt Nam vào năm 1802 và lên làm Gia Long hoàng đế cho đến đời vua Tự Đức, giặc giã tuy có nhiều nhưng không phải vì vậy mà không phát triển, nhất là văn học.

    Cứ theo đó mà suy, hầu hết là sau khi chiến tranh chấm dứt đều có sự phát triển kinh tế, văn học và quân đội.

    Nhìn lại nước Việt Nam từ sau năm 75 đến nay ai cũng phải lắc đầu. Từ năm 75 đến năm 95, đất nước nghèo nàn, lạc hậu, đói khổ. VL còn nhớ thời gian năm 83 - 85, nhà có ruộng lúa nhưng ăn cơm phải ăn độn với khoai lang và khoai mì. Sữa không có nên uống nước cơm thay thế. Gia đình vào hạng khá mà còn vậy thì gia đình nghèo ra sao?

    Còn văn học và âm nhạc từ năm 75 đến nay có được những cái gì? Báo chí thì viết chữ sai be bét; sai lỗi chính tả, sai cách hành văn và sai luôn cách dùng chữ. Âm nhạc cũng chẳng khá hơn. Nhạc trẻ bây giờ chỉ là một thứ nhạc lai căng hoặc nhạc ăn cắp. Toàn là dùng những bản nhạc nổi tiếng của nước khác rồi thêm lời Việt vào, tự mình sáng tác chẳng được bao nhiêu. Ca sĩ mới lẫn cũ, nếu muốn có được chút tên tuổi thế nào cũng phải hát lại những bản "nhạc Vàng" tức là nhạc ở Miền Nam trước năm 75.

    Kinh tế Việt Nam thì được kê vào những nước nghèo nhất trên thế giới. Lận đận mãi đến năm ngoái mới vào được WTO.

    Chính phủ Hà Nội thì lúc nào cũng tự hợm mình có tài đánh thắng Pháp, đánh thắng Mỹ cứu nước. Nếu giỏi thế sao mỗi năm nhận một số tiền viện trợ kinh tế của Pháp? Nếu giỏi thế sao lại lạy lục xin Mỹ để Mỹ đưa vào WTO? Chưa một lần nào trong lịch sử Việt Nam mà các anh hùng cứu quốc xa xưa sau khi đánh thắng quân thù thì lại đi lạy lục quân thù để mà kiến thiết và phát triển đất nước.
    Chú ý: Đọc kỹ Nội Quy trước khi đặt câu hỏi. Xin đừng Spam, nếu spam account sẽ lập tức bị khóa. Cách cám ơn tốt nhất là giúp người khác những gì mình được giúp.


    Tên: Ngô Nhân Kiệt
    Tự là Đằng Giang
    Bút hiệu Việt Lang
    Pháp danh Trúc Vượng


    Những bạn nào muốn liên lạc với Admin Việt Lang có thể liên lạc trực tiếp qua Facebook Việt Lang để trao đổi

  6. #6
    Inspector Gadget's Avatar
    Join Date
    Nov 2006
    Posts
    363

    Default Re: Chẳng biết bỏ bài này ở đâu.

    VietLang

    Nhìn lại nước Việt Nam từ sau năm 75 đến nay ai cũng phải lắc đầu. Từ năm 75 đến năm 95, đất nước nghèo nàn, lạc hậu, đói khổ
    Lý do rất dễ hiểu. Xin đọc giả đọc câu chuyện cười hổng nổi sau đây

    Trong cuộc thi chèo thuyền, đội Việt Nam và đội Nhật tranh tài
    Kết quả đội Nhật thắng

    Người việt tìm hiểu nguyên nhân thì thấy bên thuyền người Nhật
    có 6 người chèo và một người chỉ huy , còn thuyền của đội Việt Nam
    có 6 người chỉ huy và một người chèo.





    Người trên ở chẳng chính ngôi,
    khiến cho kẻ dưới chúng tôi hỗn hào



    Khôn ngoan đối đáp người ngoài
    Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau



    Đem chuông đi đấm xứ người
    Cái chuông thì có cái chầy thì không



    Người đời hiểu tử hiểu sanh
    Sống lo xứng phận thác dành tiếng thơm





    Rồng vàng tắm nước ao tù
    Người khôn ở với người ngu bực mình




    Bạn nghèo thuở trước chớ quên
    Vợ cùng kham khổ chẳng nên phụ tình








  7. #7
    Inspector Gadget's Avatar
    Join Date
    Nov 2006
    Posts
    363

    Default Re: Chẳng biết bỏ bài này ở đâu.

    vietlang viết

    Còn văn học và âm nhạc từ năm 75 đến nay có được những cái gì? Báo chí thì viết chữ sai be bét; sai lỗi chính tả, sai cách hành văn và sai luôn cách dùng chữ. Âm nhạc cũng chẳng khá hơn. Nhạc trẻ bây giờ chỉ là một thứ nhạc lai căng hoặc nhạc ăn cắp. Toàn là dùng những bản nhạc nổi tiếng của nước khác rồi thêm lời Việt vào, tự mình sáng tác chẳng được bao nhiêu. Ca sĩ mới lẫn cũ, nếu muốn có được chút tên tuổi thế nào cũng phải hát lại những bản "nhạc Vàng" tức là nhạc ở Miền Nam trước năm 75.
    Chuyện cô nữ giảng viên trường Đại học Sư Phạm Thái B́inh` Đoàn Dự


    Ngày 9-1-2007, trong mục “Ai là triệu phú” trên đài Truyền h́nh VTV3 Hà Nội, do MC kỳ cựu Lại văn Sâm điều khiển, người trúng cách được mời lên chiếc “ghế nóng” tham dự chương tŕnh là cô Nguyễn Thị Tâm, 27 tuổi, giảng viên trường Đại học Sư phạm thành phố Thái B́nh (Thái B́nh nay là thành phố, không c̣n thị xă nữa).

    MC đặt câu hỏi nguyên văn như sau: “Trong tứ trụ của Tự Lực Văn Đoàn: Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng; ai là người khâng phải anh em ruột với ba người kia ?” .

    Cô nữ giảng viên Đại học Sư Phạm suy nghĩ một lát rồi nói:
    - Tự Lực Văn Đoàn… Hừ, Tự Lực Văn Đoàn, tôi chưa nghe nói đến bao giờ cả. H́inh như đó là một gánh cải lương. Cọn Nhất Linh chắc chắn là một nghệ sĩ cải lương. – Riêng Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng…
    tôi không biết ba ông này có phải nghệ sĩ cải lương như Nhất Linh không.
    - Vậy chị kết luận ai không phải anh em ruột với ba người kia ?
    - Tôi đề nghị cho tôi được hưởng quyền trợ giúp, gọi điện thoại cho người thân.
    - Chị muốn gọi cho ai ?
    - Cho anh Nam, một bạn đồng nghiệp cũng dạy trong trường. Anh Nam là người đọc rất nhiều sách, kiến thức rất rộng, chắc chắn anh ấy biết.

    MC cho pḥong máy liên lạc với người tên Nam đang chờ sẵn ở nhà để trợ giúp, “cứu bồ” cho cô Tâm.
    - A lô, anh Nam phải không ạ ? Tôi là Lại Văn Sâm đang ngồi với chị Nguyễn Thị Tâm trong chương tŕinh “Ai là triệu phú”. Anh có sẵn ḷng trợ giúp chị Tâm một câu hỏi không ạ ?
    - Vâng, xin chào anh Lại Văn Sâm. Tôi rất sẵn ḷng.
    - Nếu vậy anh và chị Tâm có ba muơi giây để vừa hỏi vừa trả lời. Ba mươi giây của anh và chị bắt đầu…

    Cô Tâm lập lại câu hỏi như chương tŕnh đă hỏi: <> “Trong tứ trụ của Tự Lực Văn Đoàn…”, “Anh cho em biết Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng, ai không phải là anh em ruột với ba người kia…” Đầu dây có tiếng trả lời rất lớn và dứt khoát, nghe rơ mồn một:
    - Hoàng Đạo, Hoàng Đạo không phải là anh em ruột với Nhất Linh, Thạch Lam và Khái Hưng.
    - Chắc chắn không anh:
    - Chắc trăm phần trăm.
    - Ba mươi giây của chị đă hết. Xin chị cho biết câu trả lời.
    - Tôi tin vào kiến thức của người bạn đồng nghiệp của tôi. Tôi trả lời, Hoàng Đạo không phải anh em ruột với ba người kia.
    - Chị quyết định như thế?
    - Vâng, câu trả lời của tôi là phương án B, Hoàng Đạo.
    - Sai. Giải đáp của chúng tôi là phương án D, Khái Hưng. Khái Hưng không
    phải anh em ruột với Nhất Linh, Hoàng Đạo và Thạch Lam. Hoàng Đạo tên thật là Nguyễn Tường Long, sinh năm 1906, em ruột nhà văn Nhất linh, anh ruột nhà văn Thạch Lam. Như vậy phần thưởng của chị từ năm triệu đồng c̣n lại một triệu đồng. Nhưng không sao, chúng ta lấy vui làm chính. Xin cám ơn chị đă tham dự chương tŕnh.

    Ứng viên Nguyễn Thị Tâm bị loại khỏi cuộc chơi, nhường chỗ cho người khác.

    Thưa quy' bạn, ở ngoài Bắc, một giảng viên hoặc một sinh viên đại học không biết Tự Lực Văn Đoàn hoặc Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam là ai là một điều bính thường, đối với chúng tôi không có ǵi đáng ngạc nhiên. Thậm chí, trong tṛo chơi “ Rung Chuông Vàng”, được hỏi Hùng Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ là ai? , họ không biết, chúng tôi cũng không ngạc nhiên luôn. Tuy nhiên, trong bốn tiếng “Tự Lực Văn Đoàn” đă có hai tiếng “Văn Đoàn” thí đó không thể là một gánh cải lương được và Nhất Linh không thể là một kép hát cải lương được, phải suy nghĩ chứ.

    Đem cái kiến thức như vậy ra giảng dạy cho sinh viên rồi sau này sinh viên (ĐHSP) ra trường, lại đi giảng dạy cho học sinh th́ rất nguy hiểm. Ông Lư Quang Diệu, cựu thủ tướng Singapore năm nay đă 82 tuổi, mới sang thăm Việt Nam nói: “Ngay cả về mặt kinh tế, nếu muốn thành công trước hết phải có sự đầu tư vào giáo dục tốt”.

    – Một nền giáo dục với những giảng viên có kiến thức như vậy tôi e rằng không phải là một nền giáo dục tốt.

    Bài viết sưu tầm trên net



    Người trên ở chẳng chính ngôi,
    khiến cho kẻ dưới chúng tôi hỗn hào



    Khôn ngoan đối đáp người ngoài
    Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau



    Đem chuông đi đấm xứ người
    Cái chuông thì có cái chầy thì không



    Người đời hiểu tử hiểu sanh
    Sống lo xứng phận thác dành tiếng thơm





    Rồng vàng tắm nước ao tù
    Người khôn ở với người ngu bực mình




    Bạn nghèo thuở trước chớ quên
    Vợ cùng kham khổ chẳng nên phụ tình








  8. #8
    Nhím Lang Thang VietLang's Avatar
    Join Date
    Jan 2005
    Location
    Động Nhím Nương
    Posts
    19,100

    Default Re: Chẳng biết bỏ bài này ở đâu.

    Ngày hôm nay VL mới biết thêm được nhà văn Nhất Linh, Hoàng Đạo và Thạch Lam là ba anh em ruột. Lúc trước VL chỉ biết Nhất Linh là bút hiệu của nhà văn kiêm nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam và Khái Hưng là bút hiệu của nhà văn kiêm cách mạng Trần Khánh Giư. Hoàng Đạo chỉ nghe nói chứ không có đọc tác phẩm nào của ông ta. Còn Thạch Lam thì có đọc một phần truyện "Gió Đầu Mùa"

    Thanks Inspector
    Chú ý: Đọc kỹ Nội Quy trước khi đặt câu hỏi. Xin đừng Spam, nếu spam account sẽ lập tức bị khóa. Cách cám ơn tốt nhất là giúp người khác những gì mình được giúp.


    Tên: Ngô Nhân Kiệt
    Tự là Đằng Giang
    Bút hiệu Việt Lang
    Pháp danh Trúc Vượng


    Những bạn nào muốn liên lạc với Admin Việt Lang có thể liên lạc trực tiếp qua Facebook Việt Lang để trao đổi

  9. #9
    Senior Member
    Join Date
    Feb 2007
    Posts
    130

    Default Re: Chẳng biết bỏ bài này ở đâu.

    Quote Originally Posted by VietLang View Post
    Ngày hôm nay VL mới biết thêm được nhà văn Nhất Linh, Hoàng Đạo và Thạch Lam là ba anh em ruột. Lúc trước VL chỉ biết Nhất Linh là bút hiệu của nhà văn kiêm nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam và Khái Hưng là bút hiệu của nhà văn kiêm cách mạng Trần Khánh Giư. Hoàng Đạo chỉ nghe nói chứ không có đọc tác phẩm nào của ông ta. Còn Thạch Lam thì có đọc một phần truyện "Gió Đầu Mùa"

    Thanks Inspector
    Nghe nói nhà nước ta đã xin lổi và bồi thường thiệt hại cho "Nhan dân giai phẩm" tời bi giờ chỉ còn sống sót có 2 người , Nhà nước ta lợi hại thiệt

  10. #10
    Senior Member
    Join Date
    Feb 2007
    Posts
    130

    Default Re: Chẳng biết bỏ bài này ở đâu.

    Quote Originally Posted by Gadget View Post
    Lý do rất dễ hiểu. Xin đọc giả đọc câu chuyện cười hổng nổi sau đây

    Trong cuộc thi chèo thuyền, đội Việt Nam và đội Nhật tranh tài
    Kết quả đội Nhật thắng

    Người việt tìm hiểu nguyên nhân thì thấy bên thuyền người Nhật
    có 6 người chèo và một người chỉ huy , còn thuyền của đội Việt Nam
    có 6 người chỉ huy và một người chèo.


    hahahaha cám ơn Gadget về tấm hình này , tôi xin giữ lại để làm kỹ niệm , hồi đó tơi ở VN tơi cũng có nghe câu chuyện này rồi.....nhưng hơi khác 1 chút nhưng ý thì y chang
    ca7u chuyện đã được nghe là như vậy
    Trong 1 buổi ăn nhâu của người Nhât có 10 người thì có 1 sư đoàn trưởng
    Trong 1 buổi nhâu nhẹt dân ta trong 10 người thì có 10 thằng sư đoàn trưỡng

  11. #11
    đệ nhất gàn hoaphonglan1911's Avatar
    Join Date
    Nov 2006
    Posts
    850

    Default Re: Chẳng biết bỏ bài này ở đâu.

    vietlang viết

    Còn văn học và âm nhạc từ năm 75 đến nay có được những cái gì? Báo chí thì viết chữ sai be bét; sai lỗi chính tả, sai cách hành văn và sai luôn cách dùng chữ. ...
    Quote Originally Posted by Gadget View Post
    Chuyện cô nữ giảng viên trường Đại học Sư Phạm Thái B́inh` Đoàn Dự


    Ngày 9-1-2007, trong mục “Ai là triệu phú” trên đài Truyền h́nh VTV3 Hà Nội, do MC kỳ cựu Lại văn Sâm điều khiển, người trúng cách được mời lên chiếc “ghế nóng” tham dự chương tŕnh là cô Nguyễn Thị Tâm, 27 tuổi, giảng viên trường Đại học Sư phạm thành phố Thái B́nh (Thái B́nh nay là thành phố, không c̣n thị xă nữa).

    ...

    Bài viết sưu tầm trên net

    VL đang chê về lỗi chính tả, thì GADGET lại copy ngay một bài ở đâu về để chê cái lỗi "cù léc". Nhưng khi đọc cái bài do GADGET copy ấy, nếu không quá 10 lỗi chính tả thì lão cứ "đi đầu xuống đất"!

    Thực ra lão có biết đến cái tên "Tự lực văn đoàn", biết thôi, chứ không hiểu rõ lắm, nhưng không đến nỗi nhầm thành "gánh hát". Nếu hỏi về ai không phải là anh em ruột với 3 người kia thì lão hoàn toàn mù tịt... kẹ kẹ... chuyện này chắc cũng bình thường thôi.

  12. #12
    đệ nhất gàn hoaphonglan1911's Avatar
    Join Date
    Nov 2006
    Posts
    850

    Default Re: Chẳng biết bỏ bài này ở đâu.

    Quote Originally Posted by le_nga View Post
    Nghe nói nhà nước ta đã xin lổi và bồi thường thiệt hại cho "Nhan dân giai phẩm" tời bi giờ chỉ còn sống sót có 2 người , Nhà nước ta lợi hại thiệt

    Hiểu chít liền! "Nhan dân giai phẩm" là cái gì vậy ta? có liên quan gì tới mấy cái này không?

  13. #13
    Nhím Lang Thang VietLang's Avatar
    Join Date
    Jan 2005
    Location
    Động Nhím Nương
    Posts
    19,100

    Default Re: Chẳng biết bỏ bài này ở đâu.

    Đọc sao mà nghe giống "gian nhân giai phẩm"
    Chú ý: Đọc kỹ Nội Quy trước khi đặt câu hỏi. Xin đừng Spam, nếu spam account sẽ lập tức bị khóa. Cách cám ơn tốt nhất là giúp người khác những gì mình được giúp.


    Tên: Ngô Nhân Kiệt
    Tự là Đằng Giang
    Bút hiệu Việt Lang
    Pháp danh Trúc Vượng


    Những bạn nào muốn liên lạc với Admin Việt Lang có thể liên lạc trực tiếp qua Facebook Việt Lang để trao đổi

  14. #14
    Hoạ mi tóc xù kieunu_82's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    63

    Default Re: Chẳng biết bỏ bài này ở đâu.

    Quote Originally Posted by Gadget View Post
    Chuyện cô nữ giảng viên trường Đại học Sư Phạm Thái B́inh` Đoàn Dự

    ....

    Cô nữ giảng viên Đại học Sư Phạm suy nghĩ một lát rồi nói:
    - Tự Lực Văn Đoàn… Hừ, Tự Lực Văn Đoàn, tôi chưa nghe nói đến bao giờ cả. H́inh như đó là một gánh cải lương. Cọn Nhất Linh chắc chắn là một nghệ sĩ cải lương. – Riêng Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng…
    tôi không biết ba ông này có phải nghệ sĩ cải lương như Nhất Linh không.

    ....

    Thưa quy' bạn, ở ngoài Bắc, một giảng viên hoặc một sinh viên đại học không biết Tự Lực Văn Đoàn hoặc Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam là ai là một điều bính thường, đối với chúng tôi không có ǵi đáng ngạc nhiên.
    ....
    Bài viết sưu tầm trên net
    hừm, giảng viên đại học sư phạm mà kiến thức như thế thì...
    Ngày nay, các em học sinh ở VN đã được học Tự lực văn đoàn rồi. Học cả Nhất Linh, Khái Hưng, Thế Lữ... hơn chục năm nay rồi. Không biết ai trong số 4 ông không phải là anh em ruột thì có thể thông cảm, chứ lầm TLVĐ với 1 gánh hát thì quá tệ. Là giảng viên đào tạo ra nhà giáo tương lai mà kiến thức như vậy em đoán chắc cô này có gốc "bự" chứ chẳng có tài cán gì .
    Chương trình hôm đó em cũng có coi, cười muốn bể bụng. Ông anh ngồi kế bên nói với em (về cái cô giảng viên kia): "Tao không biết học trò của cô ta sau này sẽ như thế nào". Em cũng bó tay

  15. #15
    Senior Member thai_hamster's Avatar
    Join Date
    Feb 2006
    Posts
    132

    Default Re: Chẳng biết bỏ bài này ở đâu.

    Xin lỗi bà koan nha ,,,,nãy giờ Hamster đọc bài của mọi người ,,,có cái tỏ cái kô,,,nói chung là loạn xà ngầu lên hít ,,,,kô bik ý nghĩa chung là cái gì,,,,có ai xung phong giải thik dùm kô a.,,,,,???? ^_^



  16. #16
    Hoạ mi tóc xù kieunu_82's Avatar
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    63

    Default Re: Chẳng biết bỏ bài này ở đâu.

    Chủ đề của topic này là Chẳng biết bỏ bài này ở đâu

  17. #17
    Nhím Lang Thang VietLang's Avatar
    Join Date
    Jan 2005
    Location
    Động Nhím Nương
    Posts
    19,100

    Default Re: Chẳng biết bỏ bài này ở đâu.

    Đó là chủ đề chứ không phải là nội dung Cứ để ngay đây vẫn thấy tốt hơn.
    Chú ý: Đọc kỹ Nội Quy trước khi đặt câu hỏi. Xin đừng Spam, nếu spam account sẽ lập tức bị khóa. Cách cám ơn tốt nhất là giúp người khác những gì mình được giúp.


    Tên: Ngô Nhân Kiệt
    Tự là Đằng Giang
    Bút hiệu Việt Lang
    Pháp danh Trúc Vượng


    Những bạn nào muốn liên lạc với Admin Việt Lang có thể liên lạc trực tiếp qua Facebook Việt Lang để trao đổi

  18. #18
    Nhím Lang Thang VietLang's Avatar
    Join Date
    Jan 2005
    Location
    Động Nhím Nương
    Posts
    19,100

    Default Re: Chẳng biết bỏ bài này ở đâu.

    Quote Originally Posted by thai_hamster View Post
    Xin lỗi bà koan nha ,,,,nãy giờ Hamster đọc bài của mọi người ,,,có cái tỏ cái kô,,,nói chung là loạn xà ngầu lên hít ,,,,kô bik ý nghĩa chung là cái gì,,,,có ai xung phong giải thik dùm kô a.,,,,,???? ^_^
    Mỗi người mỗi ý thì làm gì có ý chung được TH
    Chú ý: Đọc kỹ Nội Quy trước khi đặt câu hỏi. Xin đừng Spam, nếu spam account sẽ lập tức bị khóa. Cách cám ơn tốt nhất là giúp người khác những gì mình được giúp.


    Tên: Ngô Nhân Kiệt
    Tự là Đằng Giang
    Bút hiệu Việt Lang
    Pháp danh Trúc Vượng


    Những bạn nào muốn liên lạc với Admin Việt Lang có thể liên lạc trực tiếp qua Facebook Việt Lang để trao đổi

  19. #19
    Moderator phu ong's Avatar
    Join Date
    Nov 2006
    Posts
    1,945

    Default Re: Chẳng biết bỏ bài này ở đâu.

    "Nhân Văn Giai phẩm "..........thì đúng hơn !
    Thú thật PO cũng khó mà nói và bình phẩm " Tự lực văn đoàn " vì sự hiểu biết còn nông cạn.Vả lại theo lịch sử thì nhóm nầy có chủ trương cách mạng văn học theo lối canh tân.........xoay chiều theo định hướng tự do phóng khoáng Âu Tây thời đó........Họ có cái hay là muốn dùng vủ khí văn chương để đánh vào giới trí thức ( thành phần gần gủi với chính quyền Đô hộ ).............nhưng họ thất bại vì quên rằng lực lượng chủ chốt gây sức mạnh thượng phong là dân nghèo và hạng người trung niên và lớn tuổi ( nên nhớ rằng lớp trẻ VN thời bấY giờ đâu có ai dám cãi lời Ông Bà Cha Mẹ? Do đó họ gây tiếng vang nhưng rồi cũng bị quên lãng......có nhóm cho rằng bị trấn áp bởi phe kháng Pháp , cũng có người cho rằng không được tiếng vang lâu dài vì họ dám cả gan đem lối Tây học giải phóng đạo đức Khổng giáo?!
    Việt Làng nói không phải là không đúng......nhưng Văn chương Việt Nam vào thời đó tương đối đang có những chuyển biến đáng kể ,nhưng rồi chiến tranh và sự nổi dậy dành độc lập dân tộc đã đưa VN vào một thời kỳ đen tối nhất của lịch sử?! Gia tài bây giờ đâu có gì ngoài những hình thức văn chương chấp vá hoặc với hình thức quần chúng sơ khai.........chiến tranh đã kéo lùi sự tiến hóa của dân tộc vài thế kỷ là chuyện thường.
    Hiện tại sự giao lưu theo nhịp phát triển chung của cái gọi là Thế giới Mậu dịch ,theo PO nghĩ nó đang đi trở về cái thuở xa xưa..........liệu người Việt sẽ phản ảnh ra sao và con đường Văn học nghệ thuật sẽ đi về chiều hướng nào?! Đó là sự sáng suốt và công tâm của người mua kẻ bán.........của giới trình diễn và kẻ thưởng lãm......

  20. #20
    Nhím Lang Thang VietLang's Avatar
    Join Date
    Jan 2005
    Location
    Động Nhím Nương
    Posts
    19,100

    Default Re: Chẳng biết bỏ bài này ở đâu.

    ". . . cả gan đem lối Tây học giải phóng đạo đức Khổng giáo" VL cho rằng không phải cả gan mà là cần thiết. Cái gọi là Nho Giáo của thế kỷ 19 và 20 đem lại cho Việt Nam được những gì? Cần thiết để cải cách, cần thiết để canh tân và cần thiết để phát triển một quốc gia nghèo nàn, nhu nhược và lạc hậu. Trong khi xã hội Tây Phương dùng phương thức khoa học (Scientific Method) để canh tân và bành trướng công nghệ, kỹ nghệ, kinh tế và quân sự thì ở Việt Nam vua Tự Đức khen Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương, Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát qua đôi câu đối:

    Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán
    Thi đáo Tùng, Tuy nhất thịnh đường

    Tạm dịch: Văn chương như Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát thời tiền Hán không có.
    Thi thơ như Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương ngang với thời Đường.

    Cao Bá Quát ngông thì ngông đấy, nhưng lấy hiệu là Chu Thần (tức thần tử nhà Chu).

    Thời buổi nào rồi mà còn đem Hán, Đường, Chu của Tàu ra mà trích dẫn, mà tự hào? Những thứ từ chương trích cú như vậy đâu thể làm cho Việt Nam phú cường. Việc chính sự triều đình cũng như cách đối ngoại với Tây Phương, thấy nhà Thanh làm sao rập khuôn làm vậy. Nguyễn Trường Tộ được qua Mỹ, được chứng kiến cảnh văn minh của Tây Phương qua cái bóng đèn điện, khi về nước thì chẳng được người nào nghe. Cuối cùng thì chết trong ấm ức. Cái gọi là Nho Giáo đó chỉ là mở miệng nói suông, không có thực tiễn, thì tại sao lại không bỏ nó đi?

    Nhà cách mạng Phan Chu Trinh khi còn trẻ là một nhà thâm Nho. Khi thấy cái Nho Giáo không còn dùng được thì lập tức cắt tóc ngắn, mặc âu phục, đi từ bắc chí nam làm cách mạng, canh tân đất nước.

    Phan Bội Châu lập ra chương trình Đông Kinh Nghĩa Thục đưa thanh niên Việt Nam ra nước ngoài du học để có thể canh tân đất nước.

    Vua Duy Tân tự học lái xe, mặc âu phục vì muốn canh tân.

    Nhà văn Phan Kế Bính, Phan Khôi, Nhất Linh, Khái Hưng, v.v. mở đầu nền Quốc Ngữ Việt Nam. Sự việc này quan trọng biết bao nhiêu.

    Các nhà thơ như Phan Khôi, Nguyễn Nhược Pháp, Nguyễn Bính, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Bàng Bá Lân, Hồ Dzếnh, Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, v.v. dùng văn thơ của mình để phát triển thêm chữ Quốc Ngữ.

    Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nền giáo dục ở Việt Nam là học chữ Nho và học chữ Pháp. Chữ Nôm tuy có nổi tiếng với các thi hào như Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, v.v. nhưng chữ Nôm rất khó học vì không có một hệ thống nhất định. Muốn học chữ Nôm trước hết phải thông thạo chữ Hán.

    VL không đồng ý với PO ở điểm Nhóm Tự Lực Văn Đoàn nhắm vào giới trí thức là điểm yếu của họ. Ngược lại VL cho đó là hành động cao cả với cái nhìn xa trông rộng thật đáng khen ngợi.

    Tại sao?

    Muốn canh tân đất nước thì phải nhắm vào người có học, mở mang sự học hành và khuyến khích tư tưởng mới lạ. Có ai lại canh tân đất nước mà nhắm vào đám bần cố nông ngoại trừ Cộng Sản để rồi từ năm 54 đến năm 75 miền Bắc cống hiến được những gì vào nền văn học Việt Nam?

    Gia tài bây giờ đâu có gì ngoài những hình thức văn chương chấp vá hoặc với hình thức quần chúng sơ khai.........chiến tranh đã kéo lùi sự tiến hóa của dân tộc vài thế kỷ là chuyện thường.
    Tư tưởng của mỗi người mỗi khác. Người bi quan nhìn sự việc theo chiều xấu, người lạc quan nhìn sự việc theo chiều tốt. Trịnh Công Sơn chỉ dùng cái tài của mình để than mây khóc gió để viết lên:

    Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
    Một trăm năm nô lệ giặc Tây
    Hai mươi năm nội chiến từng ngày
    Gia tài của mẹ để lại cho con
    Gia tài của mẹ là nước Việt buồn
    ...
    Gia tài của mẹ là rừng xương khô
    Gia tài của mẹ là chuỗi đầy mồ
    ...
    Gia tài của mẹ là bọn lai căng
    Gia tài của mẹ là lũ tội tình

    Vậy theo Trịnh Công Sơn, trong một ngàn năm nô lệ giặc Tàu thì các vị Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Bố Cái Đại Vương, Lý Nam Đế, Triệu Việt Vương, Mai Hắc Đế, Khúc Hạo, v.v. chỉ là một nước Việt buồn, một rừng xương khô, một chuỗi đầy mồ ... vậy những người trên, theo Trịnh Công Sơn, là tội đồ của đất nước chăng?

    Thời Pháp thuộc có Trương Định, Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Thái Học, Hoàng Hoa Thám, v.v. dưới con mắt của nhạc sĩ họ Trịnh thì những người đó còn nặng tội hơn các vị anh hùng thời Bắc Thuộc.

    Nội chiến Việt Nam là cuộc tranh đấu giữa hai ý thức hệ: Cộng Sản và Tư Bản. Việt Nam chỉ là bàn cờ mà quốc tế dùng để thí quân và thử lửa một cách vô tội vạ. Nhưng không phải vì vậy mà nó không có giá trị của nó.

    Vì vậy VL nói, người yếm thế nhu nhược sẽ nhìn đời bằng cặp kính bi ai, thống khổ. Người mạnh dạn đứng lên tranh đấu sẽ cho đó là bài học, là gương sáng để nối gót tiền nhân, đem đất nước từ đống đổ nát thành một quốc gia phú cường. Nhật Bản làm được, Pháp làm được, Anh làm được, Ý làm được, Đức làm được, Nam Hàn làm được, Ấn Độ và Trung Hoa đang làm, còn Việt Nam sao lận đận mãi.

    Cũng theo chủ ý trên, PO cho rằng nền văn học Việt Nam thời kỳ trước chiến tranh Đông Dương (1932 - 1945) là thời kỳ "đen tối ... Gia tài bây giờ đâu có gì ngoài những hình thức văn chương chấp vá hoặc với hình thức quần chúng sơ khai."

    VL thì nghĩ ngược lại.

    Thời đó sơ khai vì nó còn mới (sơ khai có nghĩa là mới) nhưng không thể bảo nó không có ý nghĩa sâu sa gắn liền với lịch sử văn học nước nhà. PO cho nó là một gia tài "đâu có gì" tức là rỗng tuyếch nhưng VL lại cho nó là một bảo tàng vô giá.

    Nên nhớ rằng, nhóm Tự Lực Văn Đoàn có Khái Hưng và Nhất Linh đứng đầu thì Khái Hưng Trần Khánh Giư và Nhất Linh Nguyễn Tường tam cùng với Nghiêm Kế Tổ, Trương Tử Anh, Vũ Hồng Khanhv.v. là những vị lãnh tụ sáng giá nhất của Đại Việt Quốc Dân Đảng trong thời kỳ tiền chiến và thời chiến tranh Đông Dương (1945 - 1954). Đại Việt Quốc Dân Đảng là Việt Nam Quốc Dân Đảng là do ngài Nguyễn Thái Học (1902 - 1930) khai sáng và biến thành.

    Sau khi Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí bị chém đầu ở Yên Bái trước khi tung hô xong khẩu hiệu "Việt Nam Muôn Năm" vào ngày 17 tháng 6 năm 1930. Sau đó Việt Nam Quốc Dân Đảng bị chia ra làm nhiều nhóm rồi về sau họp lại thành một gọi là Đại Việt Quốc Dân Đảng (ở trong nước) và Quốc Dân Đảng Việt Nam (ở Trung Hoa).

    Về mặt chính trị Quốc Dân Đảng là đảng phái mạnh nhất, có thế lực nhất chống lại Việt Minh và đảng Cộng Sản Đông Dương, ủng hộ hoàng đế Bảo Đại (1947). Năm 1947 Khái Hưng Trần Khánh Giư chết ở Nam Định. Nhiều người cho rằng ông bị Việt Minh giết. Tháng 8 năm 1948, Hoàng Đạo qua đời tại Trung Quốc. Năm 1949 Nhượng Tống bị du kích Việt Minh ám sát.

    Ngày 11 tháng 11 năm 1960, Đại tá Nguyễn Chánh Thi và Trung tá Vương Văn Đông đảo chánh Ngô Đình Diệm được đảng Đại Việt và Việt Quốc (Quốc Dân Đảng) ủng hộ. Hai phi công tên Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc vốn là hội viên của Quốc Dân Đảng ném bom Dinh Độc Lập. Cuộc đảo chánh thất bại. Nhiều đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng bị bắt.

    Ngày 8 tháng 7 năm 1963, khi một toàn án đặc biệt được thiết lập để xử những người có liên can đến vụ đảo chánh năm 1960 và binh biến 1962, Nguyễn Tường Tam tự tử.

    Sỡ dĩ VL viết dông dài về Việt Nam Quốc Dân Đảng là để chứng minh giữa Việt Nam Quốc Dân Đảng và Cộng Sản "thề không đội trời chung". Thế nhưng ngày nay chính quyền Hà Nội cho phép nói đến Tự Lực Văn Đoàn, cho học đến văn chương của họ, vậy sao có thể nói "Gia tài bây giờ đâu có gì ngoài những hình thức văn chương chấp vá hoặc với hình thức quần chúng sơ khai".

    ...

    Nhóm Tự Lực Văn Đoàn ra đời vào năm 1932 và làm chủ tờ báo Phong Hóa, một tờ báo cực lực đề cao nền thơ, văn mới và chê bai cựu học rõ rệt. Nhóm Tự Lực Văn Đoàn gồm có từng này người:

    Nhất Linh ( Nguyễn Tường Tam)
    Khái Hưng (Trần Khánh Giư)
    Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long)
    Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân)
    Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu)
    Thế Lữ (Nguyễn Thứ Lễ)
    Xuân Diệu (Ngô Xuân Diệu)
    Trần Tiêu (em ruột Trần Khánh Giư).

    Tờ Phong Hóa lúc bấy giờ rất nổi tiếng và là một trong những nơi đưa chữ Quốc Ngữ và ý tưởng mới cho văn học Việt Nam nửa bán thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Nếu nền văn chương Việt Nam từ năm 1932 - 1954 cho là "đâu có gì" thì văn học Miền Nam (1954 - 1975) chỉ là một tờ giấy nháp còn Miền Bắc (1954 - 1975) và từ năm 75 cho đến nay chỉ là những tờ giấy trống không với một đôi nét gà bới.
    Chú ý: Đọc kỹ Nội Quy trước khi đặt câu hỏi. Xin đừng Spam, nếu spam account sẽ lập tức bị khóa. Cách cám ơn tốt nhất là giúp người khác những gì mình được giúp.


    Tên: Ngô Nhân Kiệt
    Tự là Đằng Giang
    Bút hiệu Việt Lang
    Pháp danh Trúc Vượng


    Những bạn nào muốn liên lạc với Admin Việt Lang có thể liên lạc trực tiếp qua Facebook Việt Lang để trao đổi

Page 1 of 2 12 LastLast

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts