"Việt Nam trên trư?ng quốc tế"
16:17' 03/05/2005 (GMT+7)
Tại thủ đô Washington (Mỹ), Chương trình Nghiên cứu ?ông Nam ? của ?ại h?c John Hopkins đã tổ chức cuộc hội thảo "Việt Nam trên trư?ng quốc tế" vào cuối tuần qua.


VN đang đổi thay nhanh trong mắt bạn bè quốc tế.
Tham gia hội thảo có nhi?u giáo sư, chuyên gia nghiên cứu của Việt Nam và của nhi?u nước như Nga, Nhật Bản, Pháp, Trung Quốc, Ấn ?ộ, Mỹ, Australia, cùng đại diện chính giới, các tổ chức thương mại và tổ chức phi chính phủ của Mỹ.

Phát biểu tại hội thảo, ?ại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Tâm Chiến khẳng định Việt Nam tiếp tục theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, cởi mở, đa dạng và đa phương hóa và đã thu được nhi?u thành công trong hơn 15 năm qua. Thành công của chính sách này đã nâng vị thế quốc tế của Việt Nam và tạo môi trư?ng thuận lợi cho sự phát triển của đất nước. Chính phủ Việt Nam luôn chú tr?ng phát triển kinh tế, ổn định xã hội và cải thiện mức sống của nhân dân, những nhân tố tạo cơ sở cho việc mở rộng các mối quan hệ quốc tế.

?ại sứ nhấn mạnh, Việt Nam đang trong giai đoạn thuận lợi nhất trong lịch sử đất nước sau khi cùng một lúc đã thiết lập được các quan hệ bình thư?ng và hợp tác phát triển với nhi?u nước và tổ chức trên thế giới, đặc biệt là với tất cả các nước lớn và trung tâm phát triển của thế giới, cũng như với các tổ chức tài chính quốc tế. Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 167 nước, quan hệ thương mại với khoảng 100 nước và là thành viên của hầu hết các tổ chức khu vực và quốc tế quan tr?ng.

Theo ?ại sứ, bên cạnh quan hệ chính trị tiến triển thuận lợi, quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam với các nước lớn, tổ chức khu vực và quốc tế cũng đang trên đà phát triển tốt đẹp.

Năm 2004, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc đạt giá trị 5,7 tỷ USD, với Mỹ là hơn 6 tỷ USD và với Liên minh châu Âu (EU) là khoảng 7 tỷ USD. Mỹ đã trở thành thị trư?ng số 1 của hàng xuất khẩu Việt Nam, trong khi EU tiếp tục là thị trư?ng quan tr?ng và ổn định. Việt Nam có quan hệ truy?n thống tốt đẹp với nhi?u nước thành viên EU. Việt Nam và Nhật Bản cũng đã ký hiệp định khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài dài hạn.

Các tham luận trình bày tại hội thảo đã tập trung đ? cập đến những thành tựu, bước phát triển mà Việt Nam đã đạt được trong công cuộc đổi mới, vị thế của Việt Nam trong quan hệ đối ngoại, những khó khăn và thách thức trên con đư?ng hội nhập, phát triển.

Hội thảo đã chia thành nhi?u nhóm thảo luận v? các mối quan hệ giữa Việt Nam với Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU), Nga, Ấn ?ộ, Trung Quốc, ASEAN và Mỹ trong các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế, thương mại và hợp tác phát triển.