Tâm Chay

Sư huynh Lý Phú Cường , Tân Gia Ba
(Nguyên văn tiếng Anh)


Tôi muốn chứng minh ra đây rằng giáo lý của Sư Phụ chúng ta , Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư , rất phù hợp với những giáo lý của một bậc đại thánh của Trung Hoa là Khổng Tử . Như được diễn tả trong cuốn "Trang Tử", có một hôm , người đệ tử yêu quý nhất của Ngài Khổng Tử là Nhan Hồi , đến chào giã biệt Ngài vì ông muốn sang nước Vệ giúp vua nước này . Thời đó , vua Vệ độc tài nên thế sự rất hỗn loạn . Nhan Hồi đã trở về xin Khổng Tử chỉ dạy cách cảm hóa bạo quân hầu dân chúng có thể sống trong an lạc .

Khổng Tử nói : "Trước tiên anh phải trì chay rồi tôi sẽ nói cho nghe . Dùng thành kiến vốn có sẵn để giải quyết một việc gì thì rất dễ , nhưng chuyện dễ chưa chắc đã hợp với ý trời."

Nhan Hồi hỏi lại : "Nhà con nghèo khó nên con không uống rượu , không ăn thịt đã mấy tháng rồi , như vậy có thể gọi là chay giới không ?" Khổng Tử đáp : "Đây chỉ là hình thức lễ nghi trì chay giới thôi , không phải là 'tâm chay !'

Nhan Hồi lại hỏi : "Xin hỏi thầy 'tâm chay' là gì ?"

Khổng Tử nói : "Khi anh nhất tâm nhất chí (tập trung tọa thiền), không cần dùng tai để nghe , mà nên đem sức chú ý thâu về nội tâm , nhưng cũng không phải dùng 'dùng óc' để nghe mà dùng 'tâm' để nghe . Công dụng của tai là nghe âm thanh bên ngoài , tác dụng của đầu óc là để thu thập tin tức , mà 'tâm hoặc Bản Tánh' chỉ là không nhưng có tự tính chứa đựng vạn vật . Đại đạo chỉ có thể tồn tại trong cảnh giới hư không , cho nên khi đạt được trạng thái 'Không' này , đó tức là 'tâm chay' !"

Nhan Hồi lại hỏi : "Khi con chưa giữ tâm chay (tọa thiền), còn có 'ngã' ; sau khi trì giới tâm chay thì cảm thấy mình không tồn tại nữa , như vậy có thể gọi là trạng thái 'Không' ?"

Khổng Tử nói : "Đúng vậy ! Gần đúng như vậy ! Ta nói cho ngươi nghe , nếu ngươi có thể vào nước Vệ mà không vì danh lợi , nếu người ta đón nhận ý kiến của ngươi thì ngươi mới nói ; nếu người ta không đón nhận thì đừng nói ra ; tuyệt đối không ép họ phải chấp nhận quan niệm của mình , cũng không nên cho những thứ mà họ không quen thuộc , hãy tập trung tâm thần của mình vào 'Đạo', đợi đến lúc phải nói thì mới nói . Như vậy mới tương đối thành công."

"Không đi trên đường lộ là chuyện đơn giản , nhưng đi trên đường lộ mà không để lại dấu vết mới thật là khó khăn . Làm việc sao cho hợp với tư cách làm người thì dễ , nhưng thuận theo thiên ý không phải là điều dễ làm . Nghe nói có cánh mới bay , vậy mà không biết rằng không cánh cũng có thể bay . Ngươi nghe nói là dùng trí thức để hiểu biết , nhưng ngươi chưa bao giờ nghe nói rằng sự hiểu biết không cần trí thức . Hãy chú ý nhìn không gian trước mắt ngươi (tập trung nơi mắt trí huệ nhìn thẳng phía trước), trong không trung sẽ xuất hiện ra hào quang , tất cả cảnh giới mỹ diệu và trí huệ của vũ trụ đều hiện ra trước mắt ngươi . Đây gọi là : Bên ngoài tuy ngồi tịnh tọa , nhưng Tâm lại có thể chu du khắp càn khôn vô biên !"

"Nếu ngươi có thể khiến cho tai và mắt của ngươi chuyên chú vào bên trong , mà đem tâm trí cách biệt với bên ngoài , như vậy quỷ thần sẽ đến quy phục ngươi , huống chi một số người đó ? Những điều hướng dẫn đó có thể cảm hóa được cả Tạo Hóa và đã được các Thánh Nhân , Minh Vương quá khứ thi hành , huống chi những người phàm phu lại không theo nó ?"

Qua sự đối đáp trên giữa Khổng tử và Nhan Hồi cho chúng thấy được rằng : Thánh Nhân Trung Hoa đích thực có dạy pháp môn Quán Âm".



94