Ý NGHĨA MỚI VỀ BÁT KÍNH PHÁP
Quý vị có biết cha mẹ nghĩ thế nào về con cái không ? Cho dù quý vị là một nhân vật như thế nào , ngay cả là một vị vua cũng vậy , họ vẫn nghĩ rằng quý vị là những đứa con nhỏ của họ , họ vẫn cứ vỗ về ôm ấp , hoặc có những cử chỉ âu yếm . Phật Thích Ca hiểu rõ tâm lý này , nên lo ngại người Dì của Ngài sau khi xuất gia sẽ có những cử chỉ như vậy với Ngài . Ngài đã là Phật , là Thiên Nhân Đạo Sư , nên không thể để một người mẹ bình thường kiềm tỏa . Không phải Ngài không hiếu thảo , nhưng nếu để xảy ra như vậy sẽ khó khăn cho việc truyền pháp của Ngài . Đi đâu cũng cảm thấy không thuận tiện và không thoải mái , lúc nào cũng có một người ở một bên quan sát , hỏi han , chỉ bảo . Như vậy sẽ không được tự tại thì làm sao hoằng pháp được ? Do đó Ngài mới có ý định không để người Dì của mình xuất gia .
Nhưng A Nan đã giúp bà cầu xin Ngài mấy lần , Phật Thích Ca cuối cùng đã chấp thận cho người Dì của Ngài được xuất gia . Bát Kính Pháp rất có thể do Phật Thích Ca giảng , vì muốn làm người Dì của Ngài thối tâm mà trở về nhà . Nếu Ngài nhận cho người Dì của Ngài xuất gia , sau này sẽ có nhiều người nữ khác bắt chước . Do đó Ngài rất lo lắng vì nam nữ ở chung với nhau sẽ gây ra nhiều vấn đề . Xưa kia nam nữ chưa bao giờ cùng nhau tu hành như vậy .
Ngày xưa và ngày nay khác nhau , lúc này ra ngoài đi đâu cũng gặp phái nữ , trước kia không có tình trạng như vậy , hiểu không ? Nữ phái phải ở trong nhà ; nếu có chuyện phải ra đường , cần có người đi cùng và người ngoài không được đến gần . Trước khi lập gia đình , cũng không biết bản lai diện mục người vợ tương lai ra sao ! Cưới về nhà rồi , nếu có xấu cũng phải ráng mà chịu . Trong hoàn cảnh xã hội như vậy , Phật Thích Ca biết rằng nhận các Tì Khưu Ni sẽ xảy ra nhiều phức tạp , phải chống lại quan niệm xã hội , cũng như sẽ ảnh hưởng tới sự tu hành của nam chúng , cho nên Ngài không muốn cho người Dì của mình xuất gia . Không phải Tì Khưu Ni tu hành không bằng Tì Khưu , sự thật không phải như vậy .
Hơn nữa , lúc ra ngoài giảng kinh , Ngài sống cùng với các vị Tì Khưu , nếu có Tì Khưu Ni đến , ví dụ như người Dì của Ngài , hoặc là các cung nữ trong hoàng cung theo Ngài xuất gia , có thể họ chưa quên được thói tiền hô hậu ủng , khi đến lại chỉ huy các vị Tì Khưu cách làm việc , hoặc la rầy các vị này . Để phòng ngừa những trường hợp như vậy có thể xảy ra , Phật Thích Ca mới quy định rằng các vị Tì Khưu Ni phải đảnh lễ các vị Tì Khưu . Các vị Tì Khưu đã sống chung với Phật một thời gian lâu dài , còn các vị Tì Khưu Ni , dù từ đâu đến , cũng là người mới đến , do đó phải đảnh lễ các vị Tì Khưu là một việc làm đúng , hiểu không ?
Phật Thích Ca còn sợ các vị nữ chúng cho rằng mình có quan hệ huyết thống với hoàng gia , đều là những người quý tộc đến tăng đoàn , không biết sự cực khổ của đời sống xuất gia , không biết những vị Tì Khưu cùng với Ngài tu hành , không phải từ hoàng gia , không phải từ những vị cao sang trong xã hội , trái lại họ rất nghèo , hoặc có những địa vị rất thấp . Phật Thích Ca sợ rằng bà Dì hoặc bà vợ của Ngài , khi đến xuất gia , sẽ coi thường những vị Tì Khưu đó ; Ngài lo rằng các vị nữ tăng này sẽ nghĩ rằng mình là người thân của Phật Thích Ca , mượn sự quan hệ này mà đối xử không tốt với các vị Tì Khưu , không tôn kính họ , rồi gây nghiệp chướng cho chính mình .
Rất có thể vì những nguyên do này , Phật Thích Ca mới nghiêm khắc như vậy . Ngài hỏi người Dì của Ngài rằng : "Dì có thể chấp nhận những điều kiện vô lý đó không ? Nếu được , ta sẽ nhận Dì". Ngài nói vậy dụng ý muốn dùng sự nghiêm khắc làm cho bà cảm thấy khó khăn vô lý mà nản chí bỏ cuộc . Nhưng không ngờ đạo tâm của bà vô cùng kiên cố và khiêm tốn , nên đã chấp nhận bất cứ điều kiện gì . Lúc đó Phật Thích Ca không còn cách nào để từ chối bà được .
Bát Kính Pháp rất có thể được Phật Thích Ca đặt ra vì hoàn cảnh đặc biệt đó . Ngày hôm nay chúng ta không nên chấp nhất điều này , hiểu không ? Hoàn cảnh hiện đại đã đổi khác , Phật Thích Ca đã qua đời rồi và chúng ta đang học với những vị Phật tại thế khác , họ sẽ thay đổi điều kiện ; bởi vì thời đại thay đổi thì các điều kiện cũng phải thay đổi cho phù hợp , mặc dù các giới luật vẫn giữ nguyên vẹn , không đổi ; cũng giống như pháp luật của quốc gia . Mỗi quốc gia có những điều luật khác nhau , và ở mỗi thời đại , luật pháp đó cũng cần được thay đổi , có phải như vậy không ? (Mọi người đáp : Phải).
Trước đây không có xe , đương nhiên không có luật lệ giao thông , cũng không cần quy định cách lái , đường dành riêng cho bộ hành và cũng không có đèn xanh đèn đỏ . Nhưng bây giờ chúng ta có đèn lưu thông , có xe gắn máy , xe đạp , máy bay , xe hơi , xe lửa ... Nếu chúng ta vẫn còn dựa vào luật bộ hành của thời xưa thì giao thông sẽ không thuận lợi .
Vào thời đại Nghiêu Thuấn , nếu chúng ta đánh rớt đồ vật ngoài đường cũng không có ai lượm ; tối đến không cần đóng cửa . Nhưng bây giờ nếu quý vị không đóng cửa cẩn thận sẽ có nhiều phiền phức . Thời buổi này không những cửa đã đóng , mà còn phải khóa nữa , bên ngoài còn gắn thêm những song sắt , cửa sắt . Vậy mà vẫn chưa đủ an toàn . Quý vị không thể nói pháp luật của thời Nghiêu Thuấn như vậy , tại sao bây giờ chúng ta phải đóng cửa ? Quý vị cần phải giữ gìn ví bóp của mình cho cẩn thận , đừng cố ý để trên đường rồi và nghĩ rằng người ta không nhặt . Ví bóp của quý vị bỏ trong túi đàng hoàng , người ta còn móc lấy đi , huống chi là để trên đường ? (Mọi người cười). Quý vị để tiền ở nhà hoặc là ở ngân hàng , người ta vẫn có thể cạy cửa vào lấy đi , huống chi để hớ hênh mà không ai nhặt ?
Ý NGHĨA MỚI VỀ BÁT KÍNH PHÁP
Thời đại đã đổi khác , giới luật cũng đổi khác , không thể chỉ dựa vào những pháp luật của ngày xưa . Đương nhiên , những giới luật căn bản chúng ta cũng còn giữ lại để dùng , ví dụ không trộm cướp , nếu như tăng đoàn mà đi trộm cướp thì có phải là khó coi lắm không ? Ngay cả pháp luật quốc gia cũng không đồng ý điều này . Tất cả các giới luật đều bao gồm những luật pháp của quốc gia . Giới luật qui định : "Chúng ta không thể sát sanh", đương nhiên chúng ta cũng không thể giết người . Nhìn thấy sự đau khổ của con vật lúc bị giết chúng ta còn không đành lòng , huống chi là chuyện giết người , chúng ta làm sao nhẫn tâm làm được ? Đây là những chuyện bình thường , không cần dùng giới luật cũng có thể biết được , thì làm sao các tăng nhân có thể sát sanh được ? Yêu thương tất cả chúng sanh là một chuyện rất bình thường .
Không tà dâm cũng là chuyện đương nhiên , người xuất gia rất bận rộn làm sao có thì giờ mà tà dâm ? Nếu có vợ hoặc chồng thì bao giờ mới có thể độ cho chính mình được ? Bao giờ mới có thể độ chúng sanh được ? Hơn nữa , lỡ sanh ra vài đứa con , rồi từ sáng đến tối bận săn sóc cho chúng thì không thể nào tu hành được , lại biến thành một người tại gia . Cho nên tì khưu , tì khưu ni không được kết hôn là một chuyện rất hợp lý . Nếu họ phải ra ngoài thọ bát , một bên cầm bình bát , một bên ẵm con , ngoài việc thọ bát cho chính mình ăn , còn nhân tiện hỏi thêm : "Quý vị có sữa không ?" (Mọi người cười). Như vậy đương nhiên là mệt lắm .
Bây giờ Sư Phụ sẽ giảng bộ giới luật nổi tiếng Bát Kinh Pháp , bởi vì có rất nhiều vị Tì Khưu Ni nói với Sư Phụ : "Bất luận chúng con đi đâu , đều có những vị Tì Khưu dùng Bát Kinh Pháp để chèn ép Tì Khưu Ni . Vừa mở miệng ra là Bát Kính Pháp , bảo các vị Tì Khưu Ni phải đảnh lễ họ . Có những vị Tì Khưu tu hành không tốt , kinh điển cũng không biết , lại cứ một mực bảo người khác đảnh lễ , làm cho chúng con không chịu nổi". Điều này cũng chẳng sao , đảnh lễ Tì Khưu cũng giống như đảnh lễ cục đá vậy , đảnh lễ Phật đá hoặc đảnh lễ Phật gỗ đều được cả , sao không đảnh lễ một vị Phật sống ? Tất cả chúng sanh đều là Phật , nếu như chúng ta đều có thể nghĩ như vậy , thì không sao .
Bây giờ chúng ta hãy đàm luận , Bát Kính Pháp này có phải do Phật Thích Ca giảng không . Nếu là "phải", tại sao Ngài nói như vậy ? Thế giới của chúng ta xưa nay vẫn trọng nam khinh nữ , bất cứ quốc gia nào cũng vậy , các quốc gia Á Châu càng khắc khe hơn . Quan niệm trọng nam khinh nữ này đã được khắc sâu từ mấy ngàn năm rồi , bây giờ muốn thay đổi cũng rất khó . Một người con gái tại sao ra ngoài đường không được dễ dàng ? Tại sao lại ít khi ra đường ? Bởi vì khi ra đường thường hay bị những người phái nam gây phiền phức , rất nguy hiểm , cho nên phái nữ đơn độc ra ngoài hoằng pháp , làm ăn buôn bán , hoặc làm những chuyện mạo hiểm không được dễ dàng .
Cho nên từ xưa đến nay , rất ít người nữ nổi tiếng , ngay cả việc đi lính cũng phải cải trang thành nam chúng , ví dụ như Hoa Mộc Lan hoặc những nữ anh hùng khác . Tại Việt Nam trong bộ truyện Quán Thế Âm Bồ Tát , Quán Thế Âm Bồ Tát phải giả trang làm nam chúng để đi thọ giới . Vấn đề lớn lao nhất của thế giới này là vấn đề nam nữ . Cho đến bây giờ , rất nhiều quốc gia có chiến tranh cũng chỉ vì đàn bà , phải vậy không ? Có rất nhiều vị vua bị mất ngôi cũng chỉ vì nữ sắc , nhiều người bị tán gia bại sản , bỏ mạng , hoặc tiêu tan danh dự cũng chỉ vì nữ sắc , cho nên nam chúng rất sợ nữ giới .
Chúng ta thường nói : "Sau lưng một bậc vĩ nhân nhất định phải có một người đàn bà vĩ đại". Điều này ý nói : "Nếu không có một người đàn bà vĩ đại giúp đỡ thì nam phái không thể nào phát triển tốt đẹp , cũng không thể nào nổi tiếng". Sư Phụ không biết tại sao có người quan niệm như vậy , nhưng thôi chúng ta miễn bàn vấn đề này .
Tại sao giới luật lại chèn ép nữ chúng ghê gớm như vậy ? Rất có thể bởi vì lực lượng của nữ chúng quá lớn , hoặc nam chúng khi nhìn thấy nữ sắc thì vui thích , nhìn một lần là có chuyện ngay ; còn nữ chúng không dễ dàng bị mê hoặc như vậy , ít khi gặp người con trai một lần rồi về nhà tương tư phải không ? Cho nên ban đầu Phật Thích Ca chỉ thu dụng nam đồ đệ mà thôi , và thời đại trước đó chỉ có nam chúng xuất gia cho đến khi Phật Thích Ca xuất hiện sau này mới bắt đầu có Tì Khưu Ni , trước đó không có .
Hôm qua Sư Phụ đã giảng qua , tại Ấn Độ người nữ ra đường không được dễ dàng . Tại Đài Loan , Việt Nam , Trung Quốc , Đại Lục ..., các quốc gia Á Châu cũng trọng nam khinh nữ , địa vị của nam nữ không được bình đẳng , nhưng một người con gái đi trên đường cũng không đáng quan tâm lắm như tại Ấn Độ ; đối với Ấn Độ thì đây là một vấn đề to lớn , nữ chúng vĩnh viễn không được ra đường một mình , đến bây giờ cũng vậy .
Lúc Sư Phụ đi Ấn Độ , dù mặc y phục xuất gia , vẫn có trở ngại như thường . Trước khi Sư Phụ mặc tăng phục xuất gia , đương nhiên có rất nhiều người chú ý , có rất nhiều người nam đến nói chuyện với Sư Phụ , nhưng Sư Phụ đều lo liệu được cả , nên không xảy ra chuyện gì . Sau khi mặc tăng phục xuất gia , vẫn còn có vấn đề như thường .
Cho nên ngày xưa thâu nhận nữ chúng làm đồ đệ là một việc rất lớn , cũng giống như một hành động cách mạng vậy . Phật Thích Ca biết rằng sẽ gây nên nhiều phiền phức , nên mới không thích thu dụng nữ đệ tử . Những người nữ đầu tiên đến học với Ngài lại là Dì của Ngài , còn có sự trợ giúp cầu xin của A Nan , khiến Phật Thích Ca không có cách nào từ chối , mới bất đắc dĩ thâu nhận nữ chúng xuất gia . A Nan nói chuyện rất khéo , ông nói : "Phật ơi ! Dì của Ngài từ nhỏ thương yêu săn sóc Ngài , sao Ngài không báo đáp cho bà ?" A Nan nói vậy , đương nhiên Phật không thể nào từ chối được . A Nan là người đệ tử mà Ngài thương yêu nhất . Ông đã thỉnh cầu mấy lần , Phật cuối cùng đã chịu chấp nhận nữ chúng xuất gia . Bây giờ có rất nhiều chùa của các vị Tì Khưu Ni , để kỷ niệm A Nan , đã treo hình của A Nan để cung phụng , biểu lộ lòng tôn kính , bởi nếu như không có A Nan , thì không có Tì Khưu Ni .
Ý NGHĨA MỚI VỀ BÁT KÍNH PHÁP
Bây giờ chúng ta hãy xem xét điều luật thứ nhất của Bát Kính Pháp : "Tì Khưu Ni dù đã thọ giới được một trăm năm , nhưng khi gặp một vị Tì Khưu vừa mới thọ giới cũng phải cung kính đảnh lễ và mời ngồi". Tại sao Phật Thích Ca nói như vậy ? Bởi vì lúc Dì của Phật Thích Ca đến nơi ở của Ngài , bà thật tâm muốn xuất gia và Phật Thích Ca nhìn thấy quyết tâm của bà , biết rằng không có cách nào làm cho bà trở về . Ngài còn nhìn thấy bà đi chân không , thân thể dính đầy bụi , quần áo rách nát vì bà đã đi bộ từ một nơi xa xôi đến . Phật Thích Ca lấy làm lo sợ , biết rằng bà nhất định muốn xuất gia .
Tại sao Phật Thích Ca lại sợ Dì của Ngài xuất gia ? Thứ nhất : Vì bà có huyết thống hoàng gia , là bậc quốc mẫu , không quen với đời sống cực khổ , sợ rằng sau này bà sẽ chịu không nổi . Cuộc sống của hoàng cung có tiền hô hậu ủng , có bộ hạ , có nhiều người săn sóc quen rồi ; bây giờ tuổi đã lớn , làm sao gia nhập đoàn thể của tăng chúng được ? Tăng đoàn của Phật đều là nam chúng , sẽ không có ai săn sóc bà . Nam chúng không thể săn sóc nữ chúng được . Họ lại quen nếp sống độc thân , tự mình chưa chắc đã săn sóc được mình , huống chi còn phải chăm lo thêm một người già ? Dì của Phật Thích Ca lại là người của hoàng gia , những gì bà muốn có thể không dễ tìm . Trước đây khi bà ra lệnh , thì lập tức có mấy trăm người thi hành ; bây giờ đến đây , nếu bà muốn có một cuộc sống như vậy thì không thể nào thực hiện được . Nếu Ngài đối đãi bà không tử tế thì sẽ thành bất hiếu , tạo nên không khí bất hòa , cho nên Phật Thích Ca không muốn nhận bà .
Còn nữa , vì bà là Dì của Phật , đương nhiên khi đến đây mọi người đều tôn kính bà , kể cả Phật ; như vậy sau này việc kiểm thảo và dạy dỗ bà sẽ không dễ dàng , lại e rằng ngã chấp của bà quá lớn , rồi dựa vào uy quyền của mình , muốn Phật làm theo ý mình mà quên mất Ngài đã là Đấng Thế Tôn , mà nghĩ rằng Ngài là phàm phu hoặc là đứa con của bà nữa , bây giờ Ngài là công dân của vũ trụ , là bảo vật của vũ trụ . Cho nên Phật Thích Ca không chấp nhận người Dì của Ngài một cách dễ dàng , về điểm này Sư Phụ rất hiểu .
Thêm vào đó bà đã nuôi dưỡng Ngài đến lớn khôn cũng như là mẹ của Phật vậy ; về sau rất có thể bà đối xử với các vị A La Hán khác không cung kính , luôn luôn đòi hỏi thứ này , thứ kia và chỉ huy họ mãi , như vậy thật là phiền phức . Những người xuất gia khác sẽ nhận ra sự bất công này và cảm thấy khó chịu . Nếu nhận người Dì thì sau này những cung phi mỹ nữ đều đến xin xuất gia thì sao ? Họ đều là những mỹ nhân , và rất có thể những vị tì khưu sẽ bị lung lạc , quý vị có thể tưởng tưởng được không ? Những cung phi mỹ nữ trong hoàng cung đã được nuông chiều hư hỏng rồi , họ vừa xinh đẹp lại vừa được cưng chiều , vạn nhất khi họ đến tăng đoàn "đá lông mi" với những vị tì khưu , những người này và cả A La Hán cũng sẽ bị lung lạc hết . Họ sẽ bị hồn phi phách tán hết vì xưa nay chưa bao giờ nhìn thấy nhiều người đẹp như vậy .
Ngoài ra , nếu Dì được xuất gia , khi bà bị bịnh , các cung phi mỹ nữ thương nhớ bà , sẽ đổ xô đến thăm bà ; không phải vì muốn xuất gia , mà chỉ vì muốn thăm viếng người Dì mà thôi . Việc làm này sẽ gây nên vấn đề , gây nên phiền phức . Một đoàn mỹ nữ đến thăm viếng một tập đoàn tăng chúng , quần áo rực rỡ , thoa hồng thoa xanh , mỗi ngày ở đó chăm sóc bà Dì , cả ngày cùng với bà nói chuyện huyên thuyên ; như vậy đối với các vị A La Hán , Tì Khưu có phải là nhiều phiền phức không ? Phật Thích Ca sợ rằng hậu quả sẽ là như vậy , nên không muốn nhận người dì của Ngài , nhưng vì A Nan năm lần bảy lượt khẩn cầu , cho nên Ngài phải chấp nhận cho người Dì của mình xuất gia .
Lúc đầu Ngài không muốn , cho nên cố ý đặt ra tám điều rất nghiêm khắc và vô lý , gây khó khăn cho Dì của mình , để bà phải trở về , hiểu không ? Người Dì của Ngài vốn có huyết thống của hoàng gia , phong cách rất cao quý , được mọi người dân trong nước kính trọng , vì bà là quốc mẫu . Điều thứ nhất trong giới luật quy định "phải đảnh lễ Tì Khưu"coi thử bà có làm được hay không . Lẽ ra mọi người đều phải đảnh lễ bà , bây giờ bước vào tăng đoàn , chưa mở miệng đã phải đảnh lễ các vị Tì Khưu , bất chấp tuổi tác của họ .
Phật Thích Ca nghĩ rằng nếu là người bình thường thì sẽ thối tâm và sẽ nghĩ rằng tại sao Phật Thích Ca lại làm những chuyện vô lý như vậy ? Tại sao lại không nói những chuyện hợp lý ? Tại sao lại qui định một vị Tì Khư Ni 100 tuổi phải đảnh lễ một vị Tì Khưu 20 tuổi ? Nhất định họ sẽ sinh lòng hoài nghi , biện luận . Nếu bà mở miệng ra biện luận là xong , Phật sẽ trả lời : "Được ! Dì không thích thì có thể ra đi , quy luật của ta là như vậy , Dì có tiếp nhận thì mới có thể ở lại , còn không chấp nhận thì xin ra đi". Đó là lý do Phật Thích Ca viết ra Bát Kính Pháp .
Ý của Sư Phụ muốn nói là nếu Ngài thật sự quy định như vậy , thì đó là một sự cố ý làm cho người Dì của Ngài thấy khó mà thối tâm . Nhưng người ngày nay đều nói rằng Phật Thích Ca lập ra Bát Kinh Pháp như một quy luật để mọi người tuân theo , Sư Phụ không muốn tranh luận với mọi người . Điều thứ nhất của Bát Kinh Pháp giải thích như vậy có hợp lý không ? (Mọi người đáp : Có). Phật Thích Ca cố ý qui định như vậy để sau khi người Dì thọ giới xong , Ngài mới có cách khống chế bà , đặt bà bình đẳng với các tăng chúng khác , để bà không nghĩ rằng mình là đặc biệt , hiểu không ?
Bà vốn đã đặc biệt rồi , sau khi làm Tì Khưu Ni , bà lại càng đặc biệt hơn . Là Dì của Phật , là mẹ của một vị sư phụ vĩ đại , đương nhiên rất đặc biệt , cho nên Phật Thích Ca nghĩ rằng cần phải hạ ngã chấp của bà xuống trước , cho bà cảm thấy mình không là gì , không phải chỉ đảnh lễ Phật mà thôi , còn phải đảnh lễ các vị Tì Khưu trẻ tuổi , như vậy bà sẽ hiểu thân phận của mình . Ý của Ngài là muốn bà hiểu rõ rằng không phải đến với tăng đoàn để làm vua , và Ngài muốn dẹp ngã chấp của bà xuống . Từ thái độ của người Dì , chúng ta có thể thấy rõ bà là người thành tâm cầu đạo , nếu không bà đã bỏ đi , phải không ?
Ý NGHĨA MỚI VỀ BÁT KÍNH PHÁP
Bây giờ Sư Phụ giải thích điều thứ nhì : "Không được la mắng Tì Khưu". Điều thứ ba : "Không được vấn tội Tì Khưu , nhưng Tì Khưu có thể vấn tội Tì Khưu Ni". Bởi vì người Dì có huyết thống hoàng gia , chỉ dạy người khác quen rồi , bây giờ đến đây , rất có thể sẽ đem đến phiền phức cho người khác , ví dụ như phê bình vị Tì Khưu này ăn cơm khó coi , vị Tì Khưu khác thì dơ dáy , không có phong độ của hoàng gia . Phật Thích Ca sống với người Dì hơn hai mươi năm , biết rõ cá tánh của Dì mình cho nên mới nói như vậy , hiểu không ? Nếu không tại sao lại quá nghiêm khắc vậy ?
Đối với một số người khác , nếu như chính mẹ mình đến xin thọ giáo , chúng ta sẽ từ từ nói rằng : "Mẹ , mẹ cần phải biết , mẹ xuất gia con rất hoan nghênh , nhưng mẹ cũng nên hiểu rõ địa vị của con . Con không thể nào dùng tư cách của một người con đối đãi với mẹ được . Mẹ sẽ rất khổ cực , sẽ rất đau lòng , bởi vì con sẽ đối xử với mọi người như nhau . Bây giờ con không phải là đứa con riêng của mẹ nữa".
Chúng ta sẽ từ từ nói như vậy , sẽ không thể làm giống như Phật được . Vừa gặp là Ngài đã nghiêm khắc quy định : "Tì Khưu Ni phải đãnh lễ Tì Khưu , bất phân tuổi tác . Không nói những lỗi lầm của Tì Khưu , nhưng ngược lại Tì Khưu có thể phê bình Tì Khưu Ni mà không sao cả". Rất có thể Phật Thích Ca biết tánh của Dì mình còn nặng phần chấp nhất và Ngài không thích tánh ấy . Phật Thích Ca không phải là con ruột của bà , mà là con của người chị của bà . Sống lâu với nhau , cá tính bất đồng , khó tránh được xảy ra nhiều chuyện . Ngay cả giữa mẹ con hoặc chị em cũng có thể xảy ra chuyện bất hòa . Cho nên khi người Dì vừa đến , Phật Thích Ca phải nói rõ ràng : "Dì nên biết , Dì đến đây không phải để gây phiền phức".
Đó là chuyện giữa hai người , Sư Phụ quan sát một cách khách quan . Nếu không , tại sao Phật Thích Ca lại nghiêm khắc đối với người mà Ngài kính yêu nhất ? Tóm lại , Ngài biết cá tánh của bà , nên phải dùng phương cách như vậy để dạy dỗ bà , để có thể dẹp bỏ ngã chấp của bà , giúp bà tiến bộ , tu hành khá , và sớm thành Phật .
Nội dung của điều lệ thứ hai và thứ ba không khác nhau mấy . Có thể Phật Thích Ca biết người Dì của mình hay phê bình người khác , có thói quen phê bình thuộc hạ hoặc là con dâu ..., những người này không dám nói gì . Nhưng sống với tăng đoàn thì khác , lúc đó những Tì Khưu theo học với Phật Thích Ca tu hành rất khá , và đã xuất gia từ lâu , chịu cực khổ tu hành ; có người đã thành A La Hán , có người đã thành Bồ Tát , có người đã đạt quả vị Tư Đà Hàm . Nếu như người Dì đến đây dùng tâm phàm phu để xét đoan họ , hoặc đem thái độ phê bình áp dụng vào đoàn thể của tăng chúng lại càng không được . Ngài sợ Dì mình tạo nên nghiệp chướng , tạo nên khẩu nghiệp .
Phàm phu không thể phê bình bậc A La Hán hay Bồ Tát , cho nên Phật Thích Ca mới nói rõ ràng với bà , để bà biết thân phận của mình ; vừa mới xuất gia , đương nhiên không có bao nhiêu công đức , nếu hay phê bình người , thì rất dễ tạo nên khẩu nghiệp . Vì vậy Ngài mới nói rõ rằng : "Cho dù Dì trở thành Tì Khư Ni , Dì cũng không được tự tiện nói những lỗi lầm của Tì Khưu , nhưng họ nói về lầm lỗi của Dì thì không sao". Tại sao vậy ? Không phải Phật Thích Ca không công bình , ý của Ngài là các vị Tì Khưu đã thành A La Hán hoặc thánh nhân , cách nhìn của họ tương đối rõ ràng hơn , họ dùng cặp mắt của thánh nhân , dùng tâm công bình , mà không dùng lòng phân biệt để nhìn sự việc .
Ví dụ Dì của Ngài có thể làm chuyện gì sai , Tì Khưu sẽ nói với bà : "Bà không nên làm như vậy". Họ có thể thay Phật dạy dỗ bà , cho nên Phật mới cho phép các vị Tì Khưu được nói những khuyết điểm của bà , hiểu ý của Sư Phụ không ? Còn người Dì vừa mới đến , chưa học được bao nhiêu , không biết quy luật , đương nhiên sẽ gây ra nhiều điều sai trái . Người già thì hay lẫn lộn , làm không rõ , không chịu cố gắng , lại hay rầy rà người , vì ở hoàng cung đã quen rồi . Cho nên Phật Thích Ca mới nói : "Sau khi Dì thành Tì Khưu Ni cũng không được nói lỗi lầm của những Tì Khưu , nhưng các vị Tì Khưu có thể nói những lỗi lầm của Tì Khưu Ni".
Đây là điều Sư Phụ khách quan mà quan sát . Nếu quả thật như vậy , Sư Phụ cũng đồng ý , bởi vì các vị Tì Khưu đã tu hành với Phật Thích Ca lâu rồi , trình độ tu hành rất khá , bây giờ đột nhiên có thêm một người nữ , lại là một bà già có huyết thống của hoàng gia , đến đây phê bình họ , khống chế họ và coi thường họ , đương nhiên là không được . Cho nên Phật Thích Ca mới ghi lại những giới luật nghiêm khắc ấy . Những giới luật này , vào thời đại của bà Dì này rất đúng và đúng cho cá nhân của bà nữa . Nhưng đối với thời đại hiện nay , hoặc là đối với các vị tín đồ của Phật giáo , chưa chắc là đúng , không nhất định mọi người đều phải như vậy ; giới luật này chỉ thích ứng vào thời đại ấy mà thôi .
Ý NGHĨA MỚI VỀ BÁT KÍNH PHÁP
http://www.suprememastertv.com/au/
Thứ tư : "Thọ giới giữa tăng chúng". Đây là chuyện đương nhiên , lúc đó chưa có Tì Khưu Ni , bà sẽ phải đi đâu để thọ giới Tì Khưu Ni ? Ý của Phật là , Ngài không thể dùng tình cảm cá nhân , hoặc quan hệ cá nhân đặc biệt thọ Tì Khưu Ni giới riêng cho bà . Bởi vì giới Tì Khưu Ni có liên quan đến vấn đề của phụ nữ , Ngài không tiện nói riêng với bà ; nói trước mặt mọi người , để mọi người đều biết , giữa Ngài và bà không có vấn đề gì , không có quan hệ gì .
Về sau các vị Tì Khưu Ni cũng vậy , không thể đơn độc thọ giới với một vị Tì Khưu , cần phải hợp chung với những người cùng thọ giới , hiểu không ? Có gì nói nấy , dù là có những điều lẽ ra không được nói trước mặt nữ chúng , hoặc trước mặt nam chúng ; nói trước mặt mọi người sẽ không còn gì thần bí nữa . Vì nguyên do này , Phật mới quy định như vậy , hiểu không ?
Ý của Ngài là cần phải thọ giới trước đám đông , bởi vì có rất nhiều việc khi nói ra sẽ đỏ mặt , hoặc gây những ngộ nhận . Có rất nhiều vấn đề sinh lý , nếu nói riêng với một người , thì tình cảm hoặc dục vọng sẽ nổi dậy . Cho nên Phật mới nói : "Các vị Tì Khưu Ni cần phải thọ giới trước các tăng chúng". Về điểm này Sư Phụ cũng đồng ý .
Thứ năm : "Nếu Tì Khưu Ni phạm giới trong vòng nửa tháng ở trong hai bộ tăng (Tì Kheo và Tì Kheo Ni), nên làm phép Mana Đóa (vui lòng sám hối để trừ tội)". Cứ mỗi nửa tháng một lần , họ sám hối trước mặt các tăng chúng , sau đó mọi việc không còn nữa . Đây là chuyện đương nhiên , bởi vì các vị thọ Tì Khưu và Tì Khưu Ni đã cùng nhau cộng tu , cho nên có sinh hoạt gì cũng phải làm công khai . Sư Phụ ở đây la rầy ai cũng công khai , để cho mọi người cùng chia nhau gánh đỡ nghiệp chướng của quý vị . Sư Phụ la rầy xong , quý vị sẽ trở nên tốt hơn , nhưng mọi người sẽ xấu đi một chút , bởi vì họ đã lãnh một phần sự xấu của quý vị .
Cho nên Sư Phụ la rầy giữa công chúng rất hữu ích , đừng trách Sư Phụ tại sao không gọi quý vị vào trong phòng riêng để la rầy , đừng phiền Sư Phụ lần nào cũng la rầy nơi công chúng . La rầy ở chỗ đông người thì mọi người sẽ phân chia gánh vác nghiệp chướng của quý vị ; mỗi người lãnh một chút , về sau quý vị sẽ được sạch sẽ . Sư Phụ sám hối dùm cho quý vị trước công chúng . Ý nghĩa là vậy , bây giờ hiểu chưa ? (Nhưng nếu vì muốn tiêu trừ nghiệp chướng mà cố ý làm phiền Sư Phụ , để Sư Phụ phải la rầy , nghiệp chướng sẽ rất nặng). Mỗi nửa tháng phải đứng trước mặt công chúng sám hối việc làm của mình . Bây giờ quý vị có nghiệp chướng hay không , chỉ âm thầm viết vào nhật ký để Sư Phụ đọc mà thôi , có phải là đã đem toàn bộ nghiệp chướng giao cho Sư Phụ không ? (Mọi người cười).
Thứ sáu : "Mỗi nửa tháng các Tì Khưu Ni phải đến giáo hội Tì Khưu để thỉnh một vị đến thuyết pháp". Nếu chúng ta sống trong một đoàn thể , đương nhiên sẽ có người mới đến , hoặc có người không hiểu rõ một vấn đề nào đó , cho nên mỗi một tháng cần có người đến nhắc nhở . Cũng giống như chúng ta ở đây , Sư Phụ thường nhắc nhở quý vị một việc nào đó không nên làm , việc nào đó không nên nói . Quý vị cứ phạm lỗi hoài , cho nên Sư Phụ phải nhắc nhở luôn , chỉ vậy thôi .
Thứ bảy : "Chẳng nên kiết hạ an cư ở những nơi không có Tì Khưu". Vừa rồi Sư Phụ có giảng qua , tại Ấn Độ , nữ chúng ở chung với nhau không thuận tiện , cần có nam chúng để tránh những nam chúng ở bên ngoài sẽ đến tìm và gây phiền phức . Ở chung với các nam xuất gia tương đối an toàn hơn , những người đàn ông khác không dám đến , chỉ vậy thôi .
Thứ tám : "Kiết hạ an cư xong , nên theo trong hàng tăng làm phép tạ tứ (xưng ra tội mình), và hỏi các vị Tì Khưu ba việc , chỗ nghe , chỗ thấy , chỗ hoài nghi của mình". Đây cũng là chuyện đương nhiên , bởi vì các vị Tì Khưu Ni đều vừa mới xuất gia , còn các vị Tì Khưu đã xuất gia với Phật Thích Ca lâu rồi , đương nhiên có thể làm thầy của các vị Tì Khưu Ni , đây là chuyện rất đơn giản . Nhưng không phải bây giờ mỗi vị Tì Khưu đều làm thầy các vị Tì Khưu Ni , thời đại đã đổi khác , hiểu không ? Về giới luật này , hiện nay nhiều người đã hiểu lầm ; nên hiểu rằng không phải các vị Tì Khưu nào cũng có thể làm thầy các vị Tì Khưu Ni .
Các vị Tì Khưu theo học với Phật Thích Ca mới có thể làm thầy các vị Tì Khưu Ni thời đó . Trước khi có Tì Khưu Ni , các vị Tì Khưu đã học với Phật Thích Ca rồi , có nhiều người đã thành A La Hán , thành Thánh Nhân , đương nhiên họ có quyền , có lực lượng , có trí huệ , có thể dạy dỗ các vị Tì Khưu Ni mới đến , chứ không phải chỉ dạy Tì Khưu Ni mà thôi ; đây là một chuyện rất dễ hiểu .
Nếu như đem giới luật này áp dụng vào thời đại bây giờ thì không được . Không phải vị Tì Khưu nào ngày nay cũng có thể dạy được Tì Khưu Ni , có rất nhiều vị Tì Khưu Ni trí huệ còn cao hơn các vị Tì Khưu , bởi vì thời đại đã đổi khác , có những vị Phật khác .
Nếu như ngày nay có một vị Tì Khưu vừa nhập vào tăng đoàn của chúng ta , họ cần phải học hỏi với các vị Tì Khưu Ni trước . Ý của Sư Phụ nói là các vị Tì Khưu chưa được chính thức thọ giới ở đây , nên cần phải học với các vị Tì Khưu Ni . Các vị Tì Khưu Ni này đã biết quen nhiều việc , hiểu rõ các quy luật và đã được truyền dạy giáo lý của Sư Phụ , các cô tương đối hiểu rõ ràng hơn , đương nhiên cần phải theo học với các cô . Bát Kính Pháp bây giờ cần phải đổi ngược lại mới đúng (Mọi người cười).
Lời giải thích của Sư Phụ về Bát Kính Pháp là như vậy , có phải là đơn giản không ? (Mọi người đáp : Phải). Thời đại thay đổi , giới luật cũng cần phải thay đổi . Trước hết phải tìm một vị Phật , sau đó mới nói chuyện giới luật , bởi vì vị Phật ấy sẽ quy định ra những giới luật . Vị Phật ấy có thể rất khiêm tốn , rất ôn hòa , cũng giống như đại chúng vậy , nhưng nếu như đại chúng quá ngu muội , Ngài có thể qui định ra một giới luật khác . Trước Phật Thích Ca không có giới luật của Tì Khưu Ni , mà tự Ngài tạo ra giới luật này , hiểu không ?
Cùng một hoàn cảnh nhưng khác thời đại , nên rất có thể sau này sẽ có những giới luật Tì Khưu Ni mới . Xuất gia cần phải rời bỏ gia đình , không còn tình cảm cá nhân ; nếu có , cũng nên vì đại chúng mà cắt bỏ . Bất cứ người nào muốn tu hành với tăng đoàn đều phải tiếp nhận giới luật này , rời bỏ tình cảm cá nhân .
Phật Thích Ca đã lập tức cắt bỏ thâm tình mà nói với người Dì rằng : "Nếu như Dì muốn xuất gia thì phải đảnh lễ Tì Khưu , phải công bình , phải hòa mình với đại chúng , không được nghĩ rằng Dì là Dì của con , muốn làm điều gì cũng được". Vì bà là thân nhân của Phật nên Ngài mới nghiêm khắc như vậy , quý vị hiểu không ? Nếu bà chỉ là một phụ nữ bình thường , không có quan hệ với Phật Thích Ca , đến thỉnh cầu được xuất gia , rất có thể sẽ không có Bát Kinh Pháp này .
Bất cứ một kinh điển nào , một giới luật nào được đặt ra cũng đều có lý do . Chúng ta cần phải hiểu cho rõ ràng , không được mê tín , ai nói gì cũng nghe theo , không chút nghi ngờ . Tin mà không hiểu là không có trí huệ . Phật Thích Ca không muốn chúng sanh ngu muội nên có nói ngay cả Phật cũng không nên vội tin . Chúng ta cần có chứng minh , rồi tự kiểm chứng , sau đó mới tin .
Sư Phụ rất thực tế nên không thích những chuyện không hợp lý . Nếu thấy vô lý , Sư Phụ sẽ theo hỏi đến cùng , cho ra lý lẽ thì mới thôi ; bằng như không , Sư Phụ sẽ không bao giờ tin , bất luận người nói là người nào . Nếu không , càng tu chúng ta sẽ càng ngu , người ta nói gì chúng ta cũng tin mà không hiểu chút nào cả . Giới luật ngày xưa không còn thích ứng với thời nay nữa , tại sao chúng ta vẫn cứ đem ra dùng ?
Cũng giống như ngày hôm qua Sư Phụ giảng , thời đại Thần Nông hoặc Nghiêu Thuấn , đồ đạt vất trên đường cũng không ai nhặt . Nhưng ngày nay , dù quý vị đã cất kỹ trong bao vẫn có thể bị lấy mất ; thậm chí để trong ngân hàng , để ở nhà , cũng có người lén vào cướp , huống chi là để trên đường ? Ngày trước không có xe hơi , không có xe đạp , xe gắng máy , đương nhiên không có luật giao thông . Nhưng bây giờ , nếu chúng ta đem những quy luật từ hai ba trăm năm hoặc là năm ngàn năm về trước ra áp dụng , nhất định sẽ sinh hỗn loạn , phải không ?
Giới luật cũng vậy , nếu có thể dùng được thì chúng ta dùng , không dùng được thì bỏ đi ; nếu không chúng ta sẽ không tiến bộ . Nếu như chúng ta không theo thời đại , mê tín một cách mù quáng , là một điều rất đáng tiếc vì chẳng được một chút ích lợi gì . Lời giải thích của Sư Phụ về giới luật là như vậy , quý vị có đồng ý không ? (Mọi người đáp : Đồng ý !)
TÌNH TRẠNG CỦA XUẤT HỒN VÀ NHƯ LAI KHÁC NHAU
Khi nói đến xuất hồn một số người cho rằng đó là lúc thân thể A Tu La của chúng ta xuất ra . Nhưng nếu chúng ta tu Pháp Môn Quán Âm đến một đẳng cấp nào đó , sẽ được vô sở bất tại , nơi nào cũng có thể đến được . Như vậy sẽ thuận tiện hơn , muốn đến địa cầu thì đến , có thể đi cứu người , giúp người , hoặc thăm viếng một người nào đó , mà chúng ta vẫn ở trên cảnh giới cao , vẫn rất tự tại . Thiên vạn ức hóa thân thì cao hơn , hiểu không ?
Hôm qua Sư Phụ dạy quý vị pháp môn xuất hồn để linh thể của quý vị có thể ra đi . Linh thể là một thân thể như thế nào ? Đó là lúc chúng ta rời bỏ lớp thân thể ngoài cùng nhất , cũng như cởi bỏ lớp áo quần bên ngoài vậy ; nhưng thân thể của chúng ta còn rất nhiều bộ y phục chưa được cởi bỏ , hiểu không ? Trong quyển Tức Khắc Khai Ngộ - Hiện Đời Giải Thoát ; Khai Thị IV (Chương 3 : Hắc Bạch Thần Thông), Sư Phụ đã giảng rất rõ ràng , xuất hồn không phải là quả vị của Như Lai , cũng không phải là lữ hành cao cấp của linh hồn . Hành trình cao cấp nhất của linh hồn là đẳng cấp Như Lai , bất cứ nơi nào cũng hiện diện . Thiên đàng cũng có mặt , địa ngục cũng có mặt , thế giới Ta Bà cũng có mặt , bất cứ nơi Phật thổ nào cũng đều có mặt , lúc đó là "Phổ Môn", biến thành Quán Âm Bồ Tát , bất cứ nơi nào cũng có thể nghe được , và nơi nào cũng có thể đến được .
Có nhiều người nói : "Tôi học pháp môn nào đó với một người nào đó , linh hồn cũng có thể xuất ra đi gặp người khác". Thật ra đây là một chuyện rất bình thường , không có gì đáng nói . Chúng ta cũng thường nghe nói , ở Đài Loan có người nào đó tự xưng là Phật sống , có thể xuất hồn đi đến một nơi nào để gặp một người nào đó ..., đây là loại xuất hồn mà Sư Phụ đã chỉ cho quý vị ngày hôm qua . Ngày hôm qua quý vị đã thấy được ở đây có mấy người biết rõ linh hồn xuất ra như thế nào ?
Chúng ta có một vị xuất gia cũng có thể xuất hồn được , điều này chẳng có gì lạ , anh ấy có thể từ đây đến chỗ nhà vệ sinh kia (mọi người cười), có thể đi ra chợ , hoặc đến nước Mỹ , đi quan sát thế giới này , chỉ vậy thôi .
Tuy nhiên , lợi dụng pháp môn xuất hồn để đi vòng quang thế giới , mà không cần vé máy bay cũng có thể trở nên nguy hiểm . Bởi vì xuất hồn để đi chơi , không những dễ mà còn nhẹ nhàng nên về sau thành thói quen . Mỗi lần nhắm mắt lại là muốn xuất hồn ra ngoài chơi , quên cởi bỏ những lớp quần áo khác còn lại của thân thể , để đến những cảnh giới cao hơn , quên tìm những quả vị cao hơn , có hiểu ý của Sư Phụ không ? Làm như vậy chúng ta chỉ có thể ở thế giới Ta Bà này đi tới đi lui mà thôi , chẳng có ích lợi gì .
Vì lẽ đó , Sư Phụ không dạy pháp môn xuất hồn , chứ không phải Sư Phụ không biết . Sư Phụ biết rất nhiều pháp môn , nhưng những pháp môn ấy không có ích lợi nhiều . Mục đích tu hành của chúng ta rất quan trọng , nếu chúng ta chỉ vì muốn có những chuyến "du hành" rẻ tiền , không muốn mua vé máy bay thì có thể tu pháp môn xuất hồn mà Sư Phụ giảng hôm qua . Nhưng nếu chúng ta muốn được giải thoát , muốn có được quả vị cao , thì cần phải tu Pháp Môn Quán Âm .
Nhiều lúc người tu Pháp Môn Quán Âm , có thể đến những thế giới rất cao , nhưng vì đầu óc của chúng ta không thể ghi lại nên lúc trở về đều quên hết tất cả , chỉ nhớ rằng hình như mình có đi đến một chỗ nào đó , trên thân dường như vẫn còn lưu lại một thứ gì , nhưng không biết . Tình trạng đó biểu lộ rằng chúng ta đã đến một thế giới rất cao .
Có người hỏi Sư Phụ : "Con tu hành lâu rồi nhưng không thấy gì cả , chỉ nghe được âm thanh mà thôi". Nghe được âm thanh là khá lắm rồi , bởi vì âm thanh chính là nước cam lồ của chúng ta . Nếu như không có âm thanh này thì cũng như chúng ta không có nước cam lồ vậy , chúng ta sẽ chết khô chết héo . Chúng ta có thể không có ánh sáng , nhưng nếu chúng ta không có âm thanh , thì linh hồn của chúng ta rất khó sống . Có lúc chúng ta đến những cảnh giới rất cao , khi về nhà không nhớ gì cả , nhưng có khi có đồng tu đi theo sẽ thấy được linh hồn của chúng ta .
Ví dụ ở Đài Bắc có một người cha của một vị đồng tu bị bệnh ung thư rất nặng , đã mấy năm rồi ; lúc bệnh của ông trở nặng , chết thì cũng không chết , sống cũng không sống nổi , rất là đau đớn . Lúc đó đồng tu khẩn cầu Sư Phụ giúp đỡ . Cha của cô không có tu hành gì , lại không ăn chay , nhưng vì cô rất hiếu thảo , khóc lóc khẩn cầu Sư Phụ , xin được giúp đỡ . Rồi Sư Phụ dạy cô những gì phải làm , lúc về nhà cô cứ thực hành y theo lời chỉ thị của Sư Phụ . Quả nhiên cha của cô đã ra đi rất an nhiên bình thản .
Lúc cha của cô qua đời , lại có một vị đồng tu khác , cô này chỉ mới học với Sư Phụ hơn hai năm mà thôi và cũng không tu hành nhiều gì . Cô là một người rất bận rộn , hàng ngày phải ra ngoài làm việc , không có nhiều thời giờ tu hành . Nhưng trình độ của cô cũng rất khá , mỗi lần ngồi thiền nhắm mắt lại là thần thức có thể xuất ra , đến rất nhiều cảnh giới , cho nên cô hiểu được lực lượng của Sư Phụ .
Hôm đó , trong lúc ngồi thiền , cô nhìn thấy vị đồng tu có người cha vừa mới mất dẫn linh hồn của cha mình đến một cảnh giới cao hơn . Cô giúp Sư Phụ làm việc này mà chính cô cũng không biết , Sư Phụ đã chỉ dạy linh hồn của cô làm thế nào để dẫn linh hồn của cha cô đến một nơi an toàn , ví dụ thế giới thứ nhất hoặc là thế giới thứ hai , để cha cô ở trên ấy tu hành với Sư Phụ ; nhưng chính cô cũng không biết điều này , chỉ có vị đồng tu ngồi thiền kia mới biết .
TÌNH TRẠNG CỦA XUẤT HỒN VÀ NHƯ LAI KHÁC NHAU
Ý của Sư Phụ về câu chuyện này là gì ? Là muốn nói với quý vị rằng , có nhiều lúc tuy chúng ta đắc Đạo mà không biết là chúng ta đã đắc Đạo , hiểu không ? Trong kinh Kim Cang nói rất rõ ràng : "Nếu Phật , Bồ Tát , A La Hán nghĩ rằng bây giờ mình đã đạt được quả Phật hay là A La Hán , thì người đó không phải là Phật , không phải là A La Hán . Nghĩ rằng mình đã đạt được quả vị của Bồ Tát , thì người đó không phải thật sự là Bồ Tát". Tại sao vậy ? Bởi vì đầu óc của chúng ta rất hạn hẹp , phạm vi hiểu biết đầu óc của chúng ta là ở một nơi rất thấp của thế giới vật chất này , cao nhất chỉ có thể đến được thế giới Thứ Hai mà thôi .
Thế giới Thứ Hai là thế giới của nhân quả , còn được gọi là thế giới của tri thức . Thế giới này vẫn còn trong phạm vi tri thức ; vượt qua thế giới tri thức thì đầu óc không còn biết gì nữa , tất nhiên cũng không ghi lại được gì .
Ví dụ , máy bay đương nhiên là tốt hơn xe hơi ; máy bay có thể bay rất cao và là công cụ giao thông tốt nhất của thế giới này ; nhưng công cụ này không thể nào hiểu nổi tình trạng của đĩa bay , bởi vì đĩa bay đã vượt qua tầng khí quyển , vượt qua được vận tốc âm thanh , cho nên mặc dù những chiếc máy bay nhanh nhất , bay nhanh nhất , cũng không thể nào đuổi kịp , thậm chí cũng không thể nào theo sau đĩa bay , có phải như vậy không ? Nếu chiếc đĩa bay này tiếp tục đến những nơi rất cao , sau đó trở lại , thì có thể nhìn thấy chiếc máy bay nọ trong không trung , phi hành gia có thể vẫy tay chào chiếc máy bay ấy nữa ; nhưng người trong chiếc máy bay kia không thể nào hiểu chiếc đĩa bay đang làm gì ?
Cũng cùng một hoàn cảnh , nếu chúng ta muốn dùng một vật gì , hoặc hy vọng lúc trở về có thể nhớ được nhiều thì cần phải dùng đầu óc để ghi lại , sau đó dùng ngôn ngữ để viết ra hoặc để giải thích , bởi vì ở những cảnh giới cao dùng ngôn ngữ nói không thông . Ví dụ khi chúng ta đi đến thế giới thứ tư hoặc thế giới thứ năm , không phải chúng ta không biết nơi đó ra sao , nhưng những gì chúng ta biết ở nơi đó khác với sự "biết" của thế giới này .
Nếu chúng ta có thể đến được thế giới của A Tu La , nơi đó công cụ của họ sử dụng cũng không khác gì của thế giới chúng ta , cảnh giới ở nơi ấy cũng như ở đây . Ví dụ ở thế giới này chúng ta mặc âu phục , khi chúng ta đi đến thế giới thứ nhất , chúng ta cũng nhìn thấy họ mặc âu phục . Lúc chúng ta đến nơi đó , chúng ta chỉ phải cởi bỏ lớp linh thể ngoài cùng mà thôi , không phải cởi hết . Nếu chúng ta cởi bỏ hết những bộ y phục của linh thể cho đến lúc không còn một bộ y phục nào nữa , linh hồn của chúng ta sẽ là một vùng ánh sáng bao la ; không có thân , khẩu , ý ; không có mắt , tai , mũi , lưỡi , thân , ý . Cảnh giới này là một cảnh giới rất cao .
Khi chúng ta lên đến những cảnh giới cao , không nhất định chúng ta phải nhìn thấy người nơi ấy mặc những bộ đồ như thời cổ vậy , hoặc là mắt của họ trông sáng quắc , mang một bộ râu trắng dài ra đón tiếp chúng ta . Rất có thể họ mặc những bộ đồ cao bồi đến đón chúng ta , bởi vì các vị thiên sứ bây giờ cũng rất kiểu cách . Trước đây người Trung Hoa mặc những bộ đồ khác nhau , lúc họ qua đời , thành thiên sứ , cũng mặc những bộ y phục ấy . Bây giờ kiểu mới là mặc quần áo cao bồi , lúc chết cũng như vậy .
Trước đây có một quốc vương , làm người cũng tốt , nhưng ông rất ít bố thí . Trong hoàng cung của ông có rất nhiều tài sản , nhưng ông không chịu phân phát cho người ngoài và bá tánh , chỉ để hưởng thụ lấy một mình mà thôi . Rồi một ngày ông chết đi cũng như một số người khác , có một ngày rồi tất cả chúng ta đều sẽ chết . Khi vị vua chết đi , đến một nơi có một căn nhà trống , bên trong không có gì cả , chỉ là một cung điện bằng vàng rất đẹp đẽ . Ông nhìn thấy bàn ghế trong cung điện rất đẹp , giường cũng rất là thoải mái , bèn leo lên giường ngủ . Lúc tỉnh dậy , đến ngồi thử những chiếc ghế và ra hoa viên dạo quanh chơi . Một lúc sau ông thấy vừa mệt mỏi vừa đói khát , muốn ăn uống nhưng ông không tìm được một thứ gì có thể ăn được . Ông đi tới đi lui , vừa mệt vừa khát , muốn uống cũng không có nước để uống . Quý vị đã biết khi một người sắp chết đói hoặc chết khát , thì đau khổ vô cùng và tính khí rất hung hăng .
Vị vua này liền đi tìm vị thiên sứ và phàn nàn rằng : "Kỳ lạ ! Căn nhà của ta sao không có gì để ăn , để uống cả ? Những cung điện đẹp đẽ này có ích lợi gì ? Đây là chuyện gì vậy ? Có phải là gạt ta không ?" Vị thiên sứ trả lời : "Ông vào kiếm thử xem". Vị vua nói : "Ta kiếm đã nửa ngày , không tìm được một thứ gì cả , bên trong đều trống rỗng". Vị thiên sứ hỏi ông : "Lúc ông còn sống có bố thí cho ai điều gì không ? Ví dụ có những người ăn mày sắp sửa chết đói đến xin ăn , ông có cho họ thứ gì không ?" Vị vua trả lời : "Ai cho họ ăn để làm gì ? Họ làm những kẻ ăn mày là tại nghiệp chướng của họ , là Trời phạt họ , họ có tội thì phải chịu . Tại sao ta phải cho họ ăn ? Khi họ đến , ta đuổi họ đi . Không để cho bầu không khí nghiệp chướng đó làm ô nhiễm nơi ta ở". Vị thiên sứ nói tiếp : "Đương nhiên vì ông không cho ai ăn thứ gì , nên bây giờ cũng chẳng có ai cho ông ăn lại".
TÌNH TRẠNG CỦA XUẤT HỒN VÀ NHƯ LAI KHÁC NHAU
Lúc đó vị vua nói : "Chết rồi ! Bây giờ ta phải làm sao ?" Vị thiên sứ nói : "Ông trồng nhân gì thì gặt quả nấy . Bây giờ ông đừng phàn nàn chi cả ? Pháp luật nhân quả rất rõ ràng , đây không phải do chúng tôi muốn mà do nhân quả của ông tạo ra".
Vị vua nghĩ ngợi một hồi , vừa mệt , vừa đói , vừa khát , ông hỏi vị thiên sứ : "Có cách nào giải quyết không ?" Vị thiên sứ trả lời : "Không có cách gì cả . Ông cần phải đợi một thời gian , trở về làm người hãy cố gắng bố thí đồ vật cho người khác , lúc ông trở lại , mới có thực phẩm để ăn . Ở dương gian cho người khác thứ gì , hoặc làm được điều gì tốt , khi lên đây sẽ nhận được quả báo đó gấp trăm ngàn lần , hiểu không ?"
Lúc đó vị quốc vương chịu không nổi sự đói khát , khổ sở , ở thiên đàng mà không có gì ăn , cũng giống như địa ngục vậy . Những căn nhà tuy đẹp đẽ , nhưng không có thức ăn thì thật là đau khổ . Vị vua nói : "Xin Ngài giúp cho tôi trở về một lát được không ? Tôi chỉ cần hai tuần lễ thôi . Tôi xin phép nghĩ hai tuần lễ". Vị thiên sứ nói : "Sao ông phải xin phép đi ?" Vị vua trả lời : "Tôi muốn trở về đem hết tất cả tài sản của tôi ra bố thí , xong rồi tôi sẽ trở lại . Nếu không , tôi sẽ bị chết đói ở đây , như vậy cũng đâu có ích lợi gì ! Ở thế gian tài sản của tôi nhiều như vậy , nhưng nơi đây lại không dùng được , vậy có ích lợi gì ?"
Lúc đó vị thiên sứ thấy hoàn cảnh của ông cũng tội nghiệp , thấy ông cũng dễ thương và lương thiện , không làm điều gì xấu nên cho phép ông được nghỉ hai tuần lễ .
Khi vị quốc vương trở về dương thế , ông đem hết tất cả tài sản của ông ra bố thí : Hoàng cung , trâu châu , mã não , vàng bạc ... Tất cả những trân kỳ bảo ngọc ông đều đem bố thí hết . Các thức ăn sơn trân hải vị cũng đem cho . Ai thích có gì thì ông cho nấy . Ví dụ ở Đài Loan , những người ăn chay thích đậu hũ , mì căn , ông đều đem cho họ rất nhiều . Như vậy , khi trở lại thiên đàng , ông mới có thể hưởng .
Đây chỉ là một thứ nhân thiên phước báu nhỏ nhặt , nhưng nếu chúng ta không cho ai niềm vui vậy thì chúng ta sẽ không có niềm vui . Cho nên bất cứ vị minh sư nào cũng đều nói : "Thương người tức là thương mình . Ghét người tức là đem phiền phức đến cho mình , hành hạ lấy mình !" ý nghĩa là như vậy .
Còn một câu chuyện nữa : Có một vị thiên sứ hỏi Diêm Vương : "Tôi thấy địa ngục của ông đầy người . Nếu hỏi quốc gia nào đông đúc nhất , thì tôi sẽ nói đó là địa ngục của ông . Làm sao ông có thể cai trị quốc gia của ông một cách hữu hiệu như vậy ?" Diêm Vương trả lời : "Tôi đâu có làm gì . Mỗi phạm nhân khi đến đây , họ đem theo thế giới riêng của họ , hoàn cảnh của họ , căn nhà của họ , tội ác cùng phước báu của họ . Họ tự tạo ra hoàn cảnh sống của họ , họ tự khống trị , tự săn sóc lấy họ và sống trong lao tù nghiệp lực của họ , tôi không phải đụng đến , dù chỉ là một móng tay".
Thiên đàng ngày trước khác với thiên đàng ngày nay . Những người lên thiên đàng ngày trước đều mặc y phục cổ xưa , bây giờ chúng ta mặc những y phục kiểu mới . Cũng giống như vị quốc vương nọ , ông bố thí những thứ nào , khi lên đó sẽ được thứ nấy . Thiên đàng của chúng ta bây giờ rất tân tiến , có truyền hình , có máy thâu âm , có máy quay phim , máy gì cũng có . Thiên đàng bây giờ cũng rất văn minh , không giống như thiên đàng ngày xưa phải đi bộ , bây giờ thì có xe hơi , có máy bay (Sư Phụ và mọi người cười). Nếu quý vị đọc những câu chuyện ngày xưa hoặc những kinh điển ghi lại từ cổ xưa , một người lên đến thế giới Hoa Nghiêm , nhìn thấy cảnh giới này ra sao ; nếu bây giờ quý vị lên trên ấy sẽ rất ngạc nhiên vì cảnh giới này đã đổi khác , quý vị sẽ nghĩ rằng : "Kỳ thật ! Mình đang đi đâu vậy ?"
Rất có thể bây giờ chúng ta lên trên ấy , nhìn thấy Phật A Di Đà mặc áo cao bồ (mọi người cười), Phật Dược Sư thì dùng kim chích (mọi người cười), còn Hoa Đà thì dùng máy để đo huyết áp , hoặc dùng ống nghe để nghe nhịp tim của chúng ta đập ; rất có thể Phật Dược Sư và Hoa Đà làm những việc như vậy ở trên đó . Y khoa và dược khoa ngày càng tiến bộ , phát minh rất nhiều điều , cho nên Dược Sư Phật cũng phải ráng theo , nếu không sẽ thành lạc hậu .
Cũng cùng một trường hợp , những người tu hành trước đây đều lên núi , tìm một góc núi hoặc một sơn động nào đó , mỗi ngày ăn một bữa , sống một cuộc đời như Phật Thích Ca , tu khổ hạnh và lại không lập gia đình . Nhưng đệ tử của Sư Phụ ngày nay đều có gia đình , có con cái , và đi làm việc . Thời đại đã đổi khác , việc tu hành của chúng ta cũng phải thay đổi . Cho nên quý vị tại gia cũng có thể tu hành , không nhất định phải xuất gia . Trước đây nếu không xuất gia , tu hành rất khó khăn , muốn gặp sư phụ cũng không dễ , nên phải xuất gia , và mỗi ngày đi theo sư phụ của mình . Nhưng ngày nay tại gia cũng có thể tu , nếu hoàn cảnh gia đình của chúng ta thuận lợi , yên tĩnh , và chúng ta có thời giờ tu hành . Theo Sư Phụ xuất gia tương đối cực khổ , các đệ tử đều ở chung với nhau , ngủ trong một căn nhà nhỏ , nếu sợ thì đừng nên xuất gia . Sư Phụ đi đến đâu cũng chỉ vì sự tiện lợi chung , giảng kinh vì lợi ích cho chúng sanh , vì lợi ích cho bạn bè của Sư Phụ , nên Sư Phụ không cần có một nơi ở tốt đẹp mới đi giảng kinh ; Cũng không cần bảo học trò phải tìm một lữ quán hoặc một ngôi chùa lớn mới chịu đi giảng kinh . Mọi việc đều tùy cơ ứng biến , bất cứ hoàn cảnh nào cũng có thể ở được . Cho nên các đệ tử theo Sư Phụ xuất gia sẽ không có một cuộc sống thoải mái , phải không ?
TÌNH TRẠNG CỦA XUẤT HỒN VÀ NHƯ LAI KHÁC NHAU
Khi các vị pháp sư khác đi giảng kinh , mọi việc đều phải được sắp xếp chu đáo , nếu không có chùa lớn để ở thì ít nhất cũng phải có một căn phòng rộng hoặc một đại lữ quán . Đệ tử của họ cũng ở một phòng hay là hai người một phòng . Nhưng ở đây có lúc cả hai trăm người ở chung một căn phòng . Cho nên muốn theo Sư Phụ xuất gia cần phải suy nghĩ cẩn thận , đời sống không có dễ chịu lắm đâu .
Ở Đài Loan , phần đông các chùa chiền đều rất lớn , phòng ốc nhiều , ở không hết , chỉ có Sư Phụ là không có chùa , đệ tử thì nhiều , phòng ốc lại nhỏ . Sư Phụ mới nhận đệ tử được một năm mà bây giờ đã có rất nhiều vị xuất gia rồi ; thật ra cũng chẳng nhiều chi nhưng so với các chùa khác thì tương đối khá hơn . Một số chùa chỉ có một hai người ở , ông quản lý cũng là người trụ trì , đệ tử cũng ông , tín đồ cũng ông luôn (mọi người cười), phải vậy không ?
Nơi Sư Phụ ở rất nhỏ , quý vị đều biết , nhưng có rất nhiều người muốn đến xuất gia . Sư Phụ đã từ chối rất nhiều người , bởi vì Sư Phụ cần phải xem xét rõ ràng hoàn cảnh của mỗi người , xem họ có con nhỏ hoặc có vợ , có chồng không ? Có rẩt nhiều hoàn cảnh Sư Phụ không thể tiếp nhận được .
Không phải Sư Phụ không muốn nhận người xuất gia , nhưng nơi ở của Sư Phụ quá nhỏ , vả lại nếu có người có con cái quá nhỏ thì cần phải ở nhà săn sóc , không được xuất gia . Nếu muốn xuất gia cũng giống như tại gia , cũng có thể đem con nhỏ vào , khiến cho mọi người phải giúp đỡ chăm sóc con nhỏ , như vậy thì Sư Phụ không thể nào đi giảng kinh được . Bởi vì khi đến nơi nào cũng phải mang theo bình sữa , núm vú , tã (mọi người cười), xe đồ chơ , còn phải đem theo những đồ chơi đủ màu sắc , thật là phiền phức . Cho nên những người có con nhỏ nên tu tại gia là được rồi , tâm xuất gia mới thật sự là xuất gia .
Đại Sư Duy Ma Cật tuy không xuất gia , nhưng trí huệ của Ngài so với trí huệ của các vị đệ tử của Phật Thích Ca còn cao hơn nhiều , các vị đệ tử xuất gia của Phật Thích Ca đều sợ Đại Sư Duy Ma Cật . Có một ngày Ngài bị bệnh , Phật Thích Ca bảo đệ tử cao đẳng của Ngài đến thăm Đại Sư Duy Ma Cật , nhưng không ai dám đi . Ngài hỏi rất nhiều người nhưng cũng không một ai chịu đi , bởi vì mỗi người đều bị Đại Sư Duy Ma Cật hỏi bí , biện không nổi với Ngài . Đại Sư Duy Ma Cật có biện tài vô ngại , thần thông quảng đại . Thần thông của Ngài là đại thần thông , thần thông giải thoát , thần thông tự nhiên , thần thông vô ngã , có thể đi đến thiên đàng , hoặc đưa người lên trên đó ngay tức khắc , rồi cũng trong tức khắc đưa người trở về ... Trường hợp này không phải là thứ xuất hồn nhỏ nhặt , chỉ có thể đi từ nơi này đến nơi khác , quanh quẩn trong địa cầu . Nếu không Đại Sư Duy Ma Cật lúc nhuốm bệnh nằm nhà , có thể dùng pháp môn xuất hồn nhỏ nhặt mà Sư Phụ đã dạy cho quý vị ngày hôm qua , đến nơi của Phật Thích Ca thăm là được rồi , tại sao phải ở nhà đợi đệ tử của Phật Thích Ca đến thăm ? Hiểu ý của Sư Phụ không ? Phật Thích Ca cũng có thể dùng phương pháp xuất hồn mà Sư Phụ dạy cho quý vị , đi thăm Đại Sư Duy Ma Cật được rồi . Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát hoặc là A Nan , La Hầu La , Xá Lợi Phất ..., cũng có thể dùng pháp môn xuất hồn để đi thăm Ngài , hà tất phải đi đến làm gì ?
Pháp môn xuất hồn Sư Phụ dạy quý vị ngày hôm qua khác với Pháp Môn Quán Âm là pháp môn cứu cánh giải thoát . Khác chỗ nào vậy ? Ví dụ ngày hôm qua có vị xuất gia của chúng ta tu pháp môn này , được Sư Phụ dạy cho và anh ấy lập tức biết được ngay . Anh có thể từ chỗ này chạy đến chỗ kia và gặp những người ở nơi ấy ; khi thần thức của anh ta trở về với thân thể ; anh liền kiểm chứng lại . Kết quả sự phát hiện mà anh nhìn thấy trong lúc xuất hồn đều giống với hiện tại , biểu lộ rằng vừa rồi anh thật sự có đi đến nơi đó .
Ngoài ra còn có một vị đã được truyền Tâm Ấn , trước đây tu theo Đạo Gia , có kể với Sư Phụ rằng : "Phương pháp này con biết , việc linh hồn xuất ra ngoài chẳng có gì đáng nói . Trước đây con tu Đạo Gia , có thể xuất hồn được . Từ nhà , con có thể đi ra ngoài đường , nhìn thấy tiền rớt ở ngoài đường , nhưng không lấy được bởi vì không có thân thể ; lúc đó con tưởng là giả , đến khi linh hồn trở về với thân thể , con dùng nhục thể đến nơi đó coi mới phát hiện là sự thật , tiền cũng còn ở đó". Cho nên anh nói rằng pháp môn xuất hồn anh biết .
Nhưng Pháp Môn Quán Âm và pháp môn xuất hồn khác nhau . Tu Pháp Môn Quán Âm có thể được giải thoát . Quý vị đừng nghĩ rằng mỗi ngày Sư Phụ đều dùng thân thể A Tu La đến nơi quý vị ở , coi thử nhà tắm quý vị có sạch không hoặc vào nhà bếp của quý vị , coi thử quý vị có ăn vụn thịt hay không (Mọi người cười). Không phải vậy , Sư Phụ cần phải thoát ly khỏi tất cả các thân thể , phải vô sở bất tại , mới có thể gặp tất cả mọi người , để giải quyết mọi trường hợp , hiểu không ? Nếu Sư Phụ vẫn còn ở trong một thân thể , cho dù là thân thể của A Tu La , cũng vẫn xem như là Sư Phụ còn bị nhốt ở một nơi , và như vậy Sư Phụ chỉ có thể dùng một thân thể mà thôi . Thân thể của A Tu La cũng không khác gì nhục thể của chúng ta , bản lai diện mục của chúng ta vẫn bị nhốt trong thân thể đó , cho nên chỉ có thể dùng thân thể đó để đi lại mà không được vô sở bất tại .
Nếu chúng ta muốn nhìn thấy toàn cõi vũ trụ , thì phải đến một nơi rất cao , hoặc nới rộng "chân thể" của chúng ta đến khắp mọi nơi để có thể bao trùm mọi vật . Tùy theo trình độ tu hành của chúng ta , linh hồn của chúng ta , hay còn gọi là người chủ của chúng ta , có thể là thật nhỏ , nhưng cũng có thể là thật lớn như vũ trụ vậy . Nếu chúng ta chưa tu hành , chúng ta vẫn bị thân thể này ràng buộc ; khi chúng ta chưa giải thoát thì linh hồn của chúng ta chỉ nhỏ như thế này mà thôi , rất có thể còn bị nhốt trong tâm . Không phải Sư Phụ ám chỉ đến trái tim trong thân thể , mà muốn nói đến trái tim của linh thể . Điều này cũng giống như thân thể A Tu La thì có trái tim A Tu La , hiểu không ?
TÌNH TRẠNG CỦA XUẤT HỒN VÀ NHƯ LAI KHÁC NHAU
Bình thường linh hồn hoặc "chân thể" của chúng ta rất có thể bị nhốt nơi đỉnh đầu , nếu chúng ta lên được cao hơn một chút , rất có thể đến được nơi có vòm tròn , nhưng vẫn còn dính liền với thân thể của chúng ta , cho nên chúng ta vẫn chưa được tự tại . Khi chân thể của chúng ta biến thành Như Lai , chúng ta sẽ được vô sở bất tại . Lúc đó bản lai diện mục của chúng ta đã được mở rộng rồi , chúng ta không cần dùng nhục thể để đi lên , cũng không phải dùng thân thể của A Tu La đi lên .
Khi chúng ta vẫn còn trong Tam Giới , hoặc vẫn còn trong thế giới Thứ Tư , thế giới Thứ Năm , chúng ta vẫn chưa đạt được cứu cánh , vẫn còn phải tiếp tục học lên , cho đến khi chúng ta biến thành vũ trụ , nơi nào cũng có mặt ; đó mới là Như Lai . Đến lúc ấy chúng ta không cần phải đi đâu cả , hiểu không ? Nếu chúng ta vẫn còn muốn ra đi , hoặc muốn vãng sanh đến một nơi nào , điều đó chứng tỏ rằng chúng ta vẫn còn ở trong năm giới . Khi ra ngoài năm giới , chúng ta mới có thể tràn đầy giống như vũ trụ vậy , nhưng chúng ta vẫn chỉ là một người .
Ví dụ như Phật Thích Ca trở thành Như Lai , Ngài vẫn là Phật Thích Ca , vẫn còn ở thế giới Ta Bà , vẫn là Thiên Nhân Đạo Sư . Tuy Phật Thích Ca ngồi dưới cội bồ đề giảng kinh , vẫn ngồi thiền ở đạo tràng của thế giới Ta Bà , nhưng ở thế giới của A Tu La (thế giới Thứ Nhất), Ngài đang dạy cho thiên nhân , còn ở thế giới Nhân Quả (thế giới Thứ Hai) hoặc thế giới Thứ Ba , Ngài cũng hiện diện dạy dỗ cho thiên nhân . Thiên sứ trên ấy cũng nhìn thấy Ngài đang giảng kinh , nhưng không phải nhìn thấy Ngài đang giảng cho toàn cõi vũ trụ . Chủ nhân thật sự của Ngài có mặt trong toàn cõi vũ trụ , đó là trường hợp của Như Lai . Điều này khác với pháp môn xuất hồn mà ngày hôm qua Sư Phụ giảng cho quý vị rất nhiều phải không ?
Chúng ta tu Pháp Môn Quán Âm là muốn đạt được trình độ Như Lai , không cần phải để nhục thể này ở lại , sau đó dùng thân thể A Tu La đi đến chỗ này chỗ kia xem xét . Tuy có rất nhiều người dạy những pháp môn tương tự như vậy , thoạt trông cũng khá hay , nhưng sự thật chẳng có gì . Quý vị cần phải hiểu rõ kết quả của pháp môn đó có thật sự là cứu cánh hay không ?
Tình trạng của một người lúc vãng sanh , cũng giống như lúc Sư Phụ chỉ cho quý vị xuất hồn vậy , là đem cả cái thân thể A Tu La của mình ra đi . Khi con người xuất hồn , người ấy biết , lúc trở về cũng biết , và tất cả sự tình trong lúc xuất hồn người ấy điều biết hết . Nhưng người đó chỉ có thể dùng một thân thể ra đi mà thôi , không được thiên vạn ức hóa thân , hiểu không ? Cho nên Sư Phụ không có dạy quý vị làm điều đó , quý vị đừng nhầm Pháp Môn Quán Âm với pháp môn xuất hồn du lịch này .
Ở Đài Loan có một vài người có thể xuất hồn đi du lịch , trong đó có một vị pháp sư rất nổi tiếng . Có một ngày , bà nhập định hai tuần lễ , học trò của bà tưởng bà đã chết , nhưng vì thi thể vẫn còn nóng , cho nên chưa đem bà đi chôn . Sau hai tuần lễ , bà xuất hồn trở về , đệ tử của bà hỏi : "Ngài đi đâu mà lâu vậy ? Làm chúng con sợ quá !" Bà nói : "Thế giới này loạn quá ! Ta đi xem xét một vòng". Đó là tình trạng xuất hồn của A Tu La , chuyện này rất đơn giản , không cần phải tu hành cao mới có thể làm được .
Các vị xuất gia theo Sư Phụ chưa được một năm , hôm qua được Sư Phụ chỉ dạy , lập tức có thể xuất hồn và có thể đi rất nhanh . Thật ra chỉ cần chuyên tâm một chút là có thể xuất hồn , nhưng vị pháp sư xuất hồn ấy lại trở nên rất nổi tiếng . Còn có một số người nữa , vì có thể xuất hồn đến được nhiều nơi , cũng trở nên nổi tiếng . Nhưng khi họ xuất hồn trở về , lại rất khoa trương . Không phải Sư Phụ nói đến vị pháp sư vừa rồi , vị pháp sư ấy không có khoa trương . Nhưng nghe nói những người khác , vì có được khả năng xuất hồn mà trở nên kiêu ngạo , đã từng nói với người khác rằng ông đã thành Phật rồi , từ đó về sau làm những chuyện không hợp với giới luật .
Khi nói đến không giới luật , không phải nói là ông ăn thịt hoặc lập gia đình . Đây không phải là chuyện lớn , nhưng ông làm những chuyện ghê gớm hơn , Sư Phụ không muốn nói đến những chuyện không hay đó , nhưng quý vị có quyền hoài nghi những người ấy , hiểu không ? Cho nên ngày hôm nay Sư Phụ mới nói cho quý vị nghe tình trạng của linh hồn ra đi , ngày hôm qua Sư Phụ có nói xuất hồn chẳng có ích lợi gì , cũng không phải là chuyện lớn , con nít cũng có thể làm được .
Khi chúng ta còn nhỏ , có những người tuy không học Pháp Môn Quán Âm , cũng không tu một pháp môn nào khác , nhưng linh hồn của họ vẫn có thể ra đi . Lúc còn nhỏ , chúng ta cũng đã từng có nhiều lần để cho linh hồn ra đi , ví dụ lúc chúng ta ngủ nằm mơ , cũng là một thứ xuất hồn . Có những lúc chúng ta mơ thấy một chuyện nào đó sau này trở nên sự thật , hoặc mơ thấy một nơi nào đó có tai nạn xe , hoặc có những tai nạn gì ; ngày hôm sau quả nhiên những chuyện đó xảy ra ; đây là một trong những ví dụ của xuất hồn . Cho nên xuất hồn chẳng có ý nghĩa gì , giúp mọi người được giải thoát mới là pháp môn chân chánh .
Giải thoát là chúng ta cởi bỏ tất cả những y phục linh thể của chúng ta , để cho linh thể của chúng ta mở rộng đến toàn cõi vũ trụ , biến thành Như Lai . Bất cứ nơi nào người nào ở đâu , chỉ cần nghĩ đến chúng ta , thì chúng ta lập tức xuất hiện , như câu nói : "Ngàn nơi cầu nguyện , ngàn nơi hiện", đó mới là mục đích cứu cánh của chúng ta .
Trong lịch sử có một số tướng lãnh nổi tiếng , họ cũng có năng lực xuất hồn , nên họ mới có thể bách chiến bách thắng . Nghe nói trước khi đánh giặc , họ xuất hồn đi quan sát tình hình của quân địch , cho nên họ mới biết nơi nào có người nào , và họ có thể nghe quân địch đang bàn bạc chuyện gì , đương nhiên họ đánh thắng trận , bởi vì "tri kỷ tri bỉ , bách chiến bách thắng". Còn nữa , lúc đánh giặc họ có thể để thân thể của họ ở một nơi , sau đó dùng linh thể A Tu La xuất ra , lên trên quan sát , sau đó trở về chỉ huy quân đội của họ cần phải tấn công chỗ nào . Như vậy là không công bình (Mọi người cười). Vì họ đem năng lực xuất hồn dùng vào việc không tốt , cho nên cuối cùng họ cũng chẳng đạt được điều gì , vẫn bị chết thảm .