Hành Thiện Và Bố Thí Không Thể Giải Thoát
Hành Thiện Và Bố Thí Không Thể Giải Thoát
Ngày 26-10-1986
Taipei
Muốn cầu đạo thì đừng nên nghĩ rằng chỉ làm người lương thiện , làm việc nhiều công ích cho xã hội , bố thí tài vật , hay là đi nhiều nơi vái lạy , cúng dường chùa chiền ... là có thể đắc "đạo". Thực tế khác hẳn , bởi vì đạo là đạo , đạo nghĩa là gì ? Là "con đường", cho nên không thể dùng ngôn ngữ mà có thể nói ra , cũng không thể dùng bất cứ vật gì để đổi lấy hay là trang hoàng để có thể biến thành "đạo"; cái "đạo" này , vốn đã có sẵn , đã tồn tại , nếu như chúng ta muốn đến con đường này , thì phải mở cửa ra ngoài , rồi mới có thể lên "đường", không phải ngồi trong nhà là có thể tìm được con đường .
Thí dụ bây giờ chúng ta muốn đến một ngôi chùa nào đó , thì trước hết phải đi ra khỏi cửa nhà này , có phải không ? Con đường đến chùa đã có sẵn rồi , bây giờ muốn đến đó , điều thứ nhất là tìm đường , nếu chúng ta không biết đường thì nên hỏi hay là tìm người đã đến chùa đó , họ có thể dẫn chúng ta đến đó , có phải vậy không ? Nếu như chúng ta không rành đường , cũng không đi tìm đường , mỗi ngày chỉ làm người tốt , đến chùa lễ bái , bố thí tiền cho người nghèo , quyên tiền để cất chùa , làm như vậy có thể tìm được cái mục tiêu không ? Không tìm ra được , bởi vì nó cũng như con đường mà chúng ta đi đến chùa , con đường và việc làm của chúng ta hoàn toàn không có quan hệ .
Cũng như vậy , chúng ta muốn "cầu đạo", muốn thành "Phật", trước tiên phải tìm được đạo , cho nên Lão Tử nói "Đạo khả đạo phi thường đạo", bởi vì cái "đạo" này , hồi giờ đã có rồi , đã trọn vẹn đẹp đẽ rồi , không cần chúng ta cố ý đi trang điểm nó , bởi vì nó là một con đường tự nhiên . Muốn trở về con đường đó , không cần phải làm những gì đặc biệt , thông thường chúng ta làm con người đạo đức là lẽ dĩ nhiên , chứ không phải vì cầu đạo , mới làm người tốt , làm việc đạo đức , đó chỉ là cái trách nhiệm căn bản làm người mà chúng ta cần phải và nên làm . Bắt đầu từ tiểu học , chúng ta đã học qua rất nhiều qui phạm đạo đức , thí dụ nên giúp kẻ nghèo , phải hòa thuận với láng giềng , phải có hiếu với cha mẹ ...
Sư Phụ còn nhớ hồi còn học tiểu học đã học qua , nếu như thấy một người mù hay một người già băng qua đường , liền tức khắc dẫn họ băng qua đường , điều đó có nghĩa là gì ? Tức là dạy chúng ta nên có lòng từ bi bác ái . Việt Nam có câu "Viễn thân bất như lân cận". Câu đó ý nói chúng ta đối với người lân cận nên hiền hòa , phải giúp đỡ lẫn nhau , họ cần gì , chúng ta giúp đó , sau này ta có cần gì , họ cũng đến giúp mình ; đây là chuyện rất tự nhiên , nó không có liên quan gì đến "đắc đạo". Nếu như chúng ta thấy có người rất nghèo , rất đói , tự nhiên chúng ta sẽ cho họ thức ăn , phần đông người đều làm như vậy .
Bởi vì đó là cái quan hệ căn bản giữa con người , thấy người ta gặp hoạn nạn , đau khổ hơn chúng ta , tự nhiên chúng ta sinh ra tâm từ bi , sẽ đi giúp đỡ , nhiều người không có tu hành cũng làm như vậy , không biết chừng người ta còn làm tốt hơn mình làm , họ không dùng "tâm ngã chấp" đi làm việc thiện , họ không có nghĩ mình đang làm việc tốt , họ chỉ làm với một phản ứng tự nhiên . Cũng như tay của ta bị phỏng , bị cắt , thì tự nhiên phải thoa thuốc lên , băng vết thương , bởi vì chúng ta phải giữ gìn hai cánh tay , ngày mai mới có thể tiếp tục làm việc , cho nên tay chúng ta đau , tự nhiên chúng ta sẽ chăm lo kỹ lưỡng .
Cũng như vậy , thấy người lân cận hay là đồng bào của mình có khó khăn , chúng ta cũng tự nhiên đến giúp họ , đó vốn là chuyện rất tự nhiên , không thể cho rằng mình làm như vậy sau này Thượng Đế thấy ta làm người tốt sẽ đem ta lên trời , trở về cái quê cũ của linh hồn , không có đâu , không có việc đó . Thượng Đế hay là cái "đạo" này , hay là cái "Phật tâm" này , nó rất trung lập , nó không màng mình làm tốt hay xấu , nó là nó , nếu như mình muốn tìm nó , thì phải đi con đường "chính", có thể đến chỗ của nó , con đường này không biết đến người tốt , người xấu , ai muốn đi thì cứ đi .
Hành Thiện Và Bố Thí Không Thể Giải Thoát
Thí dụ như ngoài đường , ai cũng đi được phải không ? Người uống rượu , người ăn trộm cũng có thể đi được , người tốt người xấu cũng có thể đi trên con đường đó , con đường nó không cần biết ai tốt , ai xấu ; nhưng nếu muốn lên núi thì phải đi đúng đường . Cho nên chúng ta không thể ỷ vào những công đức nhỏ này rồi nghĩ rằng mình có thể thành đạo , không có chuyện đó .
Những người có lòng thành muốn "tìm đạo", thường là những người tốt , thí dụ chúng ta đọc chuyện của người tu hành , có thể biết được rằng họ đều là những người có đạo đức .
Mấy trăm năm trước , ở Việt Nam có một vị vua rất nhân từ và thương dân ; đối với người dân , ngài là một vị vua tốt nhất , ngài đối đãi với người nào cũng có lòng thương , bởi vì ngài là một con người như vậy . Ngài thường ra thành để coi xét nước nhà của mình .
Có một ngày ngài đang đi , thấy bên đường có một người rất nghèo mới qua đời , toàn thân không có y phục , nằm trần truồng bên lề đường , vị quốc vương thấy vậy , đau lòng đến rơi lệ , ngài liền cởi y phục của mình đắp lên thân người nghèo đó . Y phục của quốc vương vốn rất quý báu , nhưng bởi vì lúc đó ngài không nghĩ đến mình là quốc vương , và cũng không có nghĩ đến người này đã chết rồi , nếu như đem áo quí này mà đắp lên người chết uổng phí biết bao ? Ngài không có nghĩ nhiều như vậy , mà hoàn toàn bộc phát từ trong tâm hồn , thấy người ta quá khổ , mình có gì liền cho họ , đó mới đúng là bố thí Bát Nhã Ba La Mật .
Quý vị có biết bố thí Bát Nhã Ba La Mật là gì không ? Vì sao cái thái độ đó mới đúng là bố thí ? Bởi vì bố thí mà không nghĩ đến "ta" đang bố thí , và cũng không nghĩ đến bố thí , như vậy có đúng hay không ? Hay là có ích lợi gì với chúng ta không ? Hay là nó bộc phát từ nội tâm của con người ? Cho nên bố thí Bát Nhã Ba La Mật , đúng mới là cái bố thí hoàn mỹ . Còn không một mặt mình cho đồ người ta , một mặt chờ đợi phước báu đến , bố thí như vậy không có ích gì , phước báu của nó rất nhỏ không đủ dinh dưỡng .
Lúc Sư Phụ còn nhỏ , Sư Phụ phạm rất nhiều tội , Sư Phụ ăn cắp tiền của cha mẹ và đồ ăn cho người nghèo , bởi vì lúc đó còn nhỏ , không biết làm như vậy đúng hay sai . Thật ra nếu như có tiền , chúng ta có thể bố thí , nhưng không nên đi ăn cắp tiền , hay là đồ của người ta mà đi bố thí , nhưng bởi vì còn nhỏ không biết chuyện , thấy người ăn xin đến nhà rất tội . Đôi khi vì người ăn xin quá nhiều , cha mẹ của Sư Phụ cũng làm lơ , hay là cha mẹ của Sư Phụ quá bận , không còn thì giờ để lo , lúc đó Sư Phụ lén lén ăn cắp một ít tiền , hay là thức ăn để cho họ .
Một đứa bé thấy người ta nghèo khổ liền nghĩ đến giúp đỡ họ , nó không có nghĩ đến nếu như cha mẹ nó không đồng ý , không được lấy tiền . Thời đó những nhà hàng xóm bên cạnh , cũng có nhiều người nghèo không có tiền , Sư Phụ thường ăn cắp cơm và thức ăn đem cho họ ăn , lúc đó Sư Phụ cũng không có nghĩ đến cái gì , nhưng bây giờ nghĩ lại , hình như không nên làm như vậy . Nhưng mà nếu như cha mẹ của Sư Phụ bây giờ biết được , họ cũng không có nghĩ Sư Phụ là một đứa bé xấu .
Hành Thiện Và Bố Thí Không Thể Giải Thoát
Sư Phụ chỉ thuận tiện kể chuyện thời bé thơ của Sư Phụ . Bây giờ nói trở lại câu chuyện của vị quốc vương này . Vị quốc vương này rất có lòng từ bi , sau này ngài đi xuất gia , lúc ngài còn trẻ , khoảng hai mươi mấy tuổi , đã nghĩ đến chuyện xuất gia , muốn học Phật lý , muốn tu hành thành Phật . Có một ngày , ngài lén bỏ đi , khi đó ngài đã là quốc vương rồi , có người ép ngài kết hôn , ngài vốn không muốn kết hôn , nhưng trong triều có một vị quan lớn , ông ta là khai quốc công thần , là một vị nguyên lão của vua cha còn lại , ông ta nhận lệnh của vua trước , phải lo cho vị quốc vương trẻ này , cho nên thái độ cũng hơi ngạo mạng một chút , ông ta ép vị quốc vương này làm nhiều việc trái lòng .
Có một ngày ông ta lại ép vị quốc vương có lòng tốt này kết hôn với đứa con gái một người thân của ông , quốc vương không chịu , lúc đó Ngài đã quyết lòng xuất gia , ngài không muốn ngôi vàng nữa , lén trốn khỏi vương cung đến một cái núi , bái một vị thiền sư nổi tiếng để xuất gia , nhưng mới xuất gia có vài tháng các quan thần trong triều đều chạy lên núi , tìm đến chỗ ngài xuất gia mời ngài về cung . Nhưng Ngài không chịu , lúc đó vị nguyên lão nói : "Được rồi , nếu như quốc vương không muốn về cung thì quốc vương ở đâu , triều đình sẽ dời đến nơi đó".
Lúc đó sư phụ của vị quốc vương cũng không còn cách nào hơn , còn vị quốc vương cũng không biết đối xử như thế nào ? Vị sư phụ mới bảo Ngài : "Thôi được rồi , con về đi , ở nhà cũng có thể tu hành , chỉ cần đừng quên là đủ rồi , nếu muốn hỏi đạo thì đến gặp thầy , từ từ tu hành , có thì giờ thì đến thăm , nếu như có nhiều thì giờ có thể bỏ chánh sự qua một bên , đến bế quan một thời gian , như vậy cũng có thể tu hành , đợi khi nào truyền ngôi cho con rồi , mới trở về đây thường trú". Sau này vị quốc vương già rồi , truyền ngôi cho hoàng tử , rồi xuất gia , trở thành một vị đại tu hành , trí huệ và cấp bực rất cao , và sau cùng ngộ đạo .
Vị quốc vương này ở Việt Nam , là một vị quốc vương được dân ưa thích nhất , lúc ngài còn làm vua , bất cứ làm việc gì cũng rất minh bạch rõ ràng , cho nên quốc thái dân an , ngài một bên tu hành một bên lo quốc sự . Tu hành sẽ đủ trí huệ , ngài dùng trí huệ đó để thống lãnh quốc gia , cho nên không có làm điều gì sai lầm . Khi ngài còn làm vua , lúc đó là thời đại vàng son của Việt Nam , bất luận văn học , chính trị , nông nghiệp , đều phát triễn rất tốt , Phật Giáo trong thời kỳ đó cũng rất huy hoàng , còn những tôn giáo khác cũng rất tự do , không có bị áp bức .
Trong thời kỳ ngài còn làm vua , số dân phạm tội rất ít , giàu và nghèo cũng không có cách xa gì lắm , bởi vì ngài thường đi tuần khắp nơi , xem xét coi dân chúng cần những gì , ngài đúng là một vị minh quân . Nhưng cha của ngài không phải là một người tin Phật , cũng không có lòng từ bi , bác ái như ngài . Cha của ngài có là Phật tử hay không điều đó không có gì quan trọng , chỉ cần ngài thành tâm tu hành , cũng trở thành người đại tu hành như thường .
Cha mẹ của Sư Phụ là tín đồ của Thiên Chúa Giáo , không có liên quan gì đến Phật Giáo , nhưng đối với cha mẹ Sư Phụ , Giê Su Ki Tô chỉ là đại diện cho một cái tên mà thôi . Họ không có lo đến chuyện của tôn giáo , cha của Sư Phụ là một người tốt , thuộc về thứ người tầm thường lương thiện mà thôi , chứ không nhất định phải tin cái gì , hay là con người muốn theo đuổi chân lý ; mẹ của Sư Phụ cũng không có lòng bố thí gì , cho dù vậy Sư Phụ cũng có thể trở thành tỳ kheo ni của Phật Giáo , cũng rất thích đi cầu đạo .
Cho nên Sư Phụ nói cho quý vị hay , cái bối cảnh của cá nhân nó không có liên quan gì đến cái cấp bậc của chúng ta , chủ yếu là đời trước có tu hành , cho nên bây giờ mới có thể tìm được "đạo", có thể gặp thầy giỏi , có pháp môn tốt , việc này nó không có quan hệ gì với cái phước báu của cha mẹ . Nếu như chúng ta có đủ lòng thương , lòng từ bi , lòng bác ái , đó là riêng của chúng ta , nó không có quan hệ gì đến cha mẹ . Sư Phụ nói cho quý vị những đạo lý này , là để cho quý vị đừng có nghĩ rằng mình sinh trưởng trong gia đình không có phước báu , hay là trog cái gia đình không tin Phật , hay là trong cái gia đình hoàn toàn không có tín ngưỡng tôn giáo mà không có lòng tin .
Hành Thiện Và Bố Thí Không Thể Giải Thoát
Có người hỏi Sư Phụ trước kia họ chưa từng biết đến Phật Giáo , cũng chẳng biết gì về sự tu hành , như vậy có thể tu hành được không ? Có thể đạt được quả vị hay không ? Sư Phụ đáp được , bởi vì nó không có quan hệ gì đến quá khứ , hiện tại , vị lai , chỉ cần bây giờ quyết định muốn học Phật , muốn tu hành , muốn thành đạo , thì có thể tức khắc tu hành , không có quan hệ gì đến bối cảnh của chúng ta .
Cho nên hồi nãy Sư Phụ đã nói , chúng ta cầu đạo , chuyện đó nó không có quan hệ gì đến bố thí , hay là đạo đức của chúng ta , nhưng mà cũng không thể nói nó hoàn toàn không có quan hệ gì , bởi vì con người có tâm đạo , nhất định là con người lương thiện . Hồi nãy Sư Phụ kể chuyện của vị quốc vương đó , ngài từ bi bác ái như vậy , sau đó lại cố gắng tu hành , cho nên cũng tu hành thành đạo , chuyện đó nó có quan hệ đến sự tu hành của đời trước . Nhưng nếu như trong quá khứ chúng ta không có đạo đức tốt hay là không có làm việc đạo đức , chúng ta cũng có thể bắt đầu từ đây tránh dữ làm lành , nhưng mà làm như vậy vẫn chưa đủ cho việc tu hành .
Trên thế giới này , chúng ta vốn nên làm một người tốt , bởi vì làm người tốt , thì cha mẹ , bạn bè và người hành xóm đều ưa thích , nếu như họ vui mừng , chúng ta cũng vui theo , có phải không ? Chúng ta không cách nào ở chỗ tràn đầy hờn giận , người ngoài phản đối mình , như vậy chúng ta rất khó tu hành . Cho nên chúng ta phải hành thiện , tận lực bố thí , trì giới , nhẫn nhục , những thứ đó đều giúp ích cho sự tu hành của chúng ta , nhưng không phải chỉ nhờ vào sự bố thí , trì giới , nhẫn nhục ... là đủ rồi ; còn chưa đủ đâu , bởi vì trong Kinh Kim Cang nói rất rõ ràng , phải tu cả lục độ : bố thí , trì giới , nhẫn nhục , tinh tấn , thiền định và trí huệ . Ý nói , nếu chúng ta chỉ tu ngũ độ kia vẫn còn chưa đủ , còn phải có thiền định .
Thiền định là gì ? Khi chúng ta tọa thiền , tâm lặng , đầu óc chúng ta không nghĩ bậy bạ , chúng ta có một chỗ , có thể an định cái tâm của chúng ta , cột nó lại thì nó không chạy bậy , cái ảnh hưởng bên ngoài cũng không có thể quấy nhiễu chúng ta , như vậy là "thiền định", chúng ta giao thông với cái bản lai diện mục của chúng ta , chúng ta giao thông với cái Phật tâm của chúng ta , cái bản lai diện mục này , hay là Phật tâm , hay là Thiên Quốc , lực lượng của Thượng Đế , của "Đạo", bản thân nó có cái lực lượng rất lớn , bất cứ cái gì cũng đều có thể giải quyết , phước báu gì cũng có .
Cho nên chúng ta giao thông với cái lực lượng này rồi , chúng ta không cần làm phước báu , cũng có phước báu , chúng ta không cần miễn cưỡng đi làm việc thiện , cũng tự nhiên biến thành con người có đạo đức , bởi vì đó là cái lực lượng của tự nhiên , nó sẽ cải biến chúng ta , tịnh hóa cái bên trong của chúng ta , để cho chúng ta trở thành một con người tốt . Ngoài sự biến chuyển ở bên trong của chúng ta , nó còn chăm lo cái tình trạng bên ngoài của chúng ta . Thí dụ chúng ta gặp khó khăn nào đó , nó sẽ giúp đỡ chúng ta . Vì sao ? Bởi vì cái trí huệ này là "Bát Nhã Ba La Mật", cái Phật tâm này là đại trí huệ , đại lực lượng , chúng ta nhờ cậy vào cái sức lực lớn này , thì sẽ không còn khó khăn nữa .
Ngược lại , nếu chúng ta nhờ cậy vào cái tình trạng bên ngoài , theo đuổi danh lợi , sắc tài ... những thứ này vốn rất vô thường , hôm nay có tiền , ngày mai không biết chừng không còn một xu , hôm nay có danh vọng , rất có thể ngày mai bị người phỉ báng , hãm hại , mất đi địa vị . Chúng ta đều biết thời quá khứ , trong một ngày nước nhà bị xâm chiếm , những người giàu có , thông thường cũng sống trong cái dối trá , thì cái địa vị và tài sản đã có ngày nay , ngày mai nhất định sẽ còn tồn tại không ?
Nhưng mà nếu như chúng ta giao thông với Bát Nhã Ba La Mật , giao thông với cái đại trí huệ , đại lực lượng , chúng ta vĩnh viễn không còn sợ sẽ bị mất đi cái gì , bởi vì cái lực lượng lớn này không có cải biến , vĩnh viễn tồn tại , ngày ngày như nhau , đều rất từ bi bác ái , rất nhu hòa , đều giúp đỡ chúng ta , nó cũng như người bạn tốt nhất trên thế gian này , còn tin cậy hơn là người bạn tốt nhất trên thế gian này , bạn bè không chừng ngày mai sẽ phản bội ta , chống đối chúng ta , nhưng cái lực lượng này , cái Phật lực này , hay còn gọi là cái Bát Nhã Ba La Mật này , nó không bao giờ phản bội lại chúng ta , nó vĩnh viễn là bạn tốt nhất của chúng ta .
Hành Thiện Và Bố Thí Không Thể Giải Thoát
Cho nên Chúa Giê Su Ki Tô có nói : "Trước tiên nên đi tìm cái Thiên Quốc trong mình , rồi sau đó vật gì cũng đến với chúng ta ". Phật Thích Ca Mâu Ni cũng từng nói : "Phật tại tâm". Nếu như Phật ở tại chùa , Ngài sẽ nói Phật ở trong chùa , nếu như chúng ta đến chùa bái lạy , hay nên làm những gì thuộc bên ngoài , Ngài sẽ nói nên bố thí cho nhiều mới có thể tìm Phật tại tâm , hay là nên đến chùa bái lạy mới có thể tìm Phật tại tâm , có phải như vậy không ? Nhưng Ngài không có nói như vậy , Ngài chỉ nói "Phật ở trong tâm".
Phật ở trong tâm là ý nghĩa gì ? Tức là nên tìm Phật ở trong tâm của chúng ta . Tâm là gì ? Là một chỗ thuộc về cá nhân của chúng ta , tâm của chúng ta rất là bí ẩn , người ngoài không sao biết được , cũng không hiểu được , đây là một chỗ rất thần bí , rất cá nhân , cái chỗ này tức là chỗ của Phật ở . Cho nên Chúa Giê Su Ki Tô cũng nói cái đạo lý giống như vậy : "Thiên Quốc không phải từ trong đạo đức mà tìm ra được , không phải từ đạo đức mà ra , nhưng mà Thiên Quốc đã ở trong đó ".
Hai vị đại sư đều nói cái đạo lý như nhau , Phật Thích Ca Mâu Ni nói : "Phật tâm" , Chúa Giê Su Ki Tô nói "Thiên Quốc" , đâu có gì khác nhau ? Chỉ có văn tự không như nhau mà thôi , nhưng ý của nó hoàn toàn như nhau . Cái tranh luận nổi lên giữa tôn giáo , đều tại vì chúng ta không hiểu cái nghĩa của các vị đại sư , chúng ta đem cái giáo lý vô cùng khoan dung , vô hạn của họ , biến thành cái tư kiến chật hẹp có hạn , cho nên chúng ta đem Phật Giáo , Thiên Chúa Giáo biến thành cái tôn giáo rất có hạn , giữa tôn giáo sanh khởi tranh chấp , đó là bởi vì hoàn toàn không hiểu cái giáo lý của các vị đại sư mà ra .
Bởi như vậy Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng cảnh cáo chúng ta : "Tin Phật mà không hiểu Phật là phỉ báng Phật ". Ngài đã đánh thức chúng ta nên chú ý , nhưng chúng ta vẫn không hiểu biết . Chúa Giê Su Ki Tô cũng đã cảnh cáo chúng ta , Ngài nói : "Không phải các ngươi mỗi ngày nói con đảnh lễ Ngài , con tôn kính Ngài , con tôn kính Thiên Chúa , như vậy sẽ được đắc đạo , sẽ tìm được Thiên Đường ". Ý nghĩa của Ngài nói và ý của Phật nói , hoàn toàn như nhau .
"Hiểu biết Phật" là chỉ cái gì ? Hiểu biết Phật tức là phải tìm cái Phật tánh này , tìm coi Phật tánh này ở đâu . Phật là Buddha , theo ý nghĩa của Phạn ngữ là khai ngộ hay là hào quang , cho nên chúng ta thấy Phật Thích Ca Mâu Ni có hào quang , trong hình vẽ nào có Ngài cũng đều có hào quang ; Chúa Giê Su Ki Tô và rất nhiều vị đại tu hành cũng đều phát ra hào quang , cái hào quang này không phải người nào cũng thấy được , chỉ có người tu hành cao đẳng mới có thể thấy được . Cho nên nếu chúng ta muốn tìm cái Phật này , muốn hiểu biết cái Phật này , thì trước hết phải thành Phật , tìm Phật trước , học Phật , rồi sau này biến thành Phật , nếu như không thành Phật , làm sao hiểu Phật ?
Cho nên chúng ta nói , lúc còn chưa nuôi trẻ thơ , không thể biết lòng của cha mẹ . Hiểu biết Phật cái ý của nó cũng gần như vậy , chưa có thành Phật , không thể hiểu biết Phật . Cho nên ý của Phật Thích Ca Mâu Ni là chúng ta nên tự thành Phật , không nên chỉ thành Phật bằng cách lễ bái Phật mà thôi , bởi vì tin Phật mà không hiểu biết Phật , như vậy làm sao mà tin Phật ? Với cái tình trạng không hiểu Phật , bất cứ tin gì cũng là mê tín , bởi vì không hiểu biết thì biến thành mê tín . "Mê" cũng tại vì không hiểu biết mà ra , cho nên muốn hiểu biết Phật , trước hết cần phải thành Phật , phải cầu đạo , cần phải đắc "đạo" , ngoài ra không còn phương pháp nào khác .
Lão Tử nói : "Khi mà có đạo , thì cái gì cũng có , bởi vì dần dần mất đi cái "Đạo" này , cho nên mới lần lần biến thành đức , rồi sau đó lại sinh ra nhân , nghĩa , lễ , trí , tín , các thứ đạo đức của xã hội . "Đạo" vốn là cao siêu hơn tất cả phạm vi của đạo đức , cho nên phải tìm cái đạo này , sau đó đạo đức gì chúng ta cũng đều có . Bởi vì mất cái "đạo" , cho nên mới cần cái "nhân tạo" để chế ra nhiều cái đạo đức xã hội ; nếu như có thể hiểu thật sự cái "đạo" , đắc thật cái "đạo" , thì không cần cái đạo đức nhân tạo này . (Chương thứ 18 : "Hữu đạo phế , hữu nhân nghĩa , trí huệ xuất , hữu đai ngụy ").
Hành Thiện Và Bố Thí Không Thể Giải Thoát
Cũng như chúng ta tìm được Phật tánh , thành Phật rồi không phải cố ý đi hành lục độ (Lục độ gồm có : bố thí , trì giới , nhẫn nhục , tinh tấn , thiền định , trí huệ), tự nhiên biết làm , bởi vì lúc đó tự chúng ta biến thành đại lực lượng , chúng ta muốn bố thí cái gì , liền làm được ngay , không phải một hai chén cơm , hay là một hai bộ quần áo , mà là bố thí đại phước báu , con người nếu như có phước báu , tự nhiên sẽ có cơm ăn , có quần áo mặc , cho nên chúng ta nói , người giàu có rất nhiều phước báu , nếu như chúng ta thành Phật rồi , chúng ta có thể bố thí phước báu vô tận , như vậy còn hơn bố thí cơm , áo quần , các loại vật chất , cái lực lượng càng lớn thì càng có ích , cho nên cần phải thành Phật .
Bởi vì có thứ tôn giáo hay là tông phái , cứ khuyến khích người ta bố thí , bố thí rồi về nhà lạy Phật , tưởng rằng như vậy là đủ rồi , làm sao đủ được ? Lạy Phật đâu có thể thành Phật . Lạy Phật cũng được , nhưng cần phải biết rõ , tại sao lạy Phật . Lạy Phật là để biểu thị chúng ta tôn kính giáo chủ , không có Phật Thích Ca Mâu Ni thì không có Phật Giáo , chúng ta cũng không có cái cơ hội để hiểu biết một chút "Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp", để phát tâm tu hành , cho nên chúng ta muốn đảnh lễ Ngài , cảm tạ Ngài .
Chứ không phải đảnh lễ Ngài rồi muốn cầu một trăm cái nguyện vọng , nhiều người khi lạy Phật thì trong miệng niệm Nam Mô A Di Đà Phật , Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật , Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát , xin cho con cái này , cho con được cái nọ , lạy Phật như vậy không có được , Phật không có cho những thứ đó , bởi vì Ngài có cho chúng ta cái gì cũng không có ích . Nếu Ngài cho tiền , ngày mai lại hết , nếu như Ngài cho chúng ta giàu có , không biết chừng đời sống sung túc lại hại cho chúng ta biến thành kiêu ngạo , làm càng nhiều chuyện xấu , tạo nghiệp chướng càng lớn , nhiều người giàu có , nhưng họ lại sống một cuộc sống không có ý nghĩa gì cả , có tiền cũng có rất nhiều phiền phức .
Cho nên tuy rằng Ấn Độ là quốc gia nghèo , nhưng cũng là chỗ đẳng cấp cao , tất cả các vị đại sư , đều từ Ấn Độ đến , hay là đến Ấn Độ học pháp , hay là có quan hệ với cách tu hành của Ấn Độ . Bởi vì đời đời kiếp kiếp Ấn Độ là thánh địa . Chúa Giê Su Ki Tô trong thời gian từ mười ba tuổi đến ba mươi tuổi cũng ẩn dật tại Hy Mã Lạp Sơn ở Ấn Độ để tu hành , cùng tu học với nhiều vị đại sư . Phật Thích Ca Mâu Ni là người Ấn Độ , một trong những người thầy của Sư Phụ cũng là người Ấn Độ , nhiều vị pháp sư có danh tiếng đều là người Ấn Độ hay người Đông Phương .
Ấn Độ là nơi có rất nhiều chỗ tu hành , thánh địa nổi tiếng đời đời kiếp kiếp , nhưng Ấn Độ lại là một nước nghèo , không có giàu như các nước khác ; những nước giàu như nước Mỹ , Đức , Pháp ... chưa có nghe là có vị minh sư chân chính vĩ đại nào , cho dù có đi nữa , cũng chỉ là đẳng cấp thấp , không có cao như Phật Thích Ca Mâu Ni , cũng không có hay như Chúa Giê Su . Phật Thích Ca Mâu Ni và Chúa Giê Su đều là người Đông Phương , Đông Phương vốn nghèo hơn Tây Phương , nhưng Đông Phương có xuất hiện nhiều đại tư tưởng gia , người đại khai ngộ , như Phật Thích Ca Mâu Ni , Chúa Giê Su , Bồ Đề Đạt Ma , Huệ Năng , Bách Trượng , Khổng , Lão ... người Tây Phương chỉ lo kiếm tiền mà thôi , nhưng có nhiều tiền có ích gì ?
Nếu như bố thí là phương pháp cứu cánh giải thoát , Phật Thích Ca Mâu Ni đã không khuyên con là La Hầu La xuất gia . Lúc đó La Hầu La chỉ có chín tuổi , chuẩn bị kế vị vua , bởi vì Phật Thích Ca Mâu Ni bỏ ngôi vua rồi , con của Ngài trở thành quốc vương , nhưng khi con của Phật Thích Ca Mâu Ni đến hỏi Ngài cái di sản của nó ở đâu , La Hầu La hỏi Phật : "Ngài là cha của con , cái di sản mà con sẽ được thừa kế nằm ở đâu ? Bây giờ con muốn cái di sản đó . Vì theo thường lệ là người cha sẽ để lại một mớ tài sản cho con , có phải không ?" Lúc đó Phật Thích Ca Mâu Ni nói : "Được rồi , con đi theo ta , sau này sẽ tìm được cái di sản của con". Chúa Giê Su cũng có nói qua những lời tương tự , có người hỏi Ngài : "Đại Sư Phụ , có người nói Ngài là quốc vương , vậy vương quốc của Ngài ở đâu ?" Giê Su đáp : "Đất nước của tôi không phải ở đây , đất nước của tôi là ở tại Thiên Quốc".
Hành Thiện Và Bố Thí Không Thể Giải Thoát
Lúc Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế , chúng ta lạy Ngài sẽ có rất nhiều phước báu , nhưng sau khi Phật lìa thế gian này rồi , chúng ta nên tìm những Phật khác để lạy , nếu chúng ta muốn lạy Phật , thấy được những vị Phật đúng thật là người đại khai ngộ , chúng ta có thể lạy , còn không thì có thể lạy Phật tâm của chúng ta , nhưng mà cần phải tìm được cái Phật tâm này rồi mới có thể lạy , nếu còn chưa tìm được cái Phật tâm mà nói rằng , tôi lạy Phật tâm của tôi , đó cũng là nói dối , Phật tâm ở đâu cũng không hiểu , còn lạy cái gì đây ?
Ở Ấn Độ có cái truyền thống , nếu như chúng ta tôn kính người nào , chúng ta có thể đảnh lễ họ , cái truyền thống đó truyền đến Trung Hoa , biến thành lạy Phật , vốn là lễ bái "con người tại thế" này , chứ không phải lạy cái tượng điêu khắc , hình dáng của họ . Nên trong Kinh Kim Cang Phật nói rất rõ ràng : "Nhược dĩ sắc kiến ngã , dĩ âm thanh cầu ngã , thị nhân hành tà đạo , bất năng kiến Như Lai".
Chúng ta đừng có dựa vào những chuyện bên ngoài , phải nhờ tự mình , nhưng trước nhất cần phải tìm được cái "Bản Lai Diện Mục" của mình , sau đó mới nương vào cái đại lực lượng của "Phật tâm", cái đại lực lượng của "Bản Lai Diện Mục", hay là "A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề" của vũ trụ này , tìm được cái "Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác" rồi , chúng ta có thể lạy . Lúc đó chúng ta làm cái gì cũng là nội đạo , nếu như còn chưa tìm được cái "đạo này", chúng ta đều là ngoại đạo , hay là làm cái công đức gì , trở thành pháp sư nào đều vẫn còn là ngoại đạo .
Cái chân lý này , cái A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề này , nếu như có nói cho đến ngày mai đi nữa cũng nói không hết , nếu như Sư Phụ không giúp cho quý vị cái A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề mà chỉ dùng ngôn ngữ để giải thích thì không cách nào nói cho hết được , cho nên nói đến đây có thể kết thúc rồi , nếu như quý vị muốn tìm được cái bản lai diện mục , Sư Phụ sẽ bày cho quý vị làm sao đi tìm . Sư Phụ không phải là A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề , nhưng Sư Phụ có thể bày cho quý vị ở đâu có cài này , quý vị có thể tự mình đi tìm , rất đơn giản và mau , cho nên chúng ta có thể tự xưng nó là "Pháp Môn Đốn Ngộ".
Nhưng mà tìm được rồi , cần phải cẩn thận , bởi vì đời đời kiếp kiếp chúng ta bị thành kiến của chính chúng ta bó buộc , cho nên sau khi khai ngộ , không biết chừng còn chưa biết . Sư Phụ đã nói qua mấy lần , có người sau khi vãng sanh rồi , vẫn chưa biết mình đã vãng sanh , vẫn còn ở nhà chạy đi chạy lại làm phiền cho người nhà , muốn nói chuyện với người nhà , nhưng không có người nào nghe được , cũng không có người nào thấy được , người chết thất vọng , bực bội , cũng rất đau khổ , bởi vì người chết không biết mình đã biến thành ma , người thường không thể thấy được . Có người khi chết , không có cái cảm giác mãnh liệt , chỉ giống như ngủ một giấc tỉnh dậy , hay là nó tự nhiên như từ dưới lầu đi lên lầu , họ không biết mình đã chết , còn đi làm phiền người khác .
Cho nên chúng ta từng nghe nói có nhiều ma quỉ , chọc ghẹo người ta , bởi vì nó rất tức giận , sao vợ mình không nghe lời mình , rờ đầu vợ , vợ không có cảm ứng , còn đem đàn ông về muốn làm bậy , cho nên nó rất tức giận . Chúng ta cũng biết , có nhiều gia đình thường có ma xuất hiện , nửa đêm có tiếng ồn ào , tiếng giận hờn , đa số người đều nói , chỗ đó có ma chướng , thật như vậy , không phải không có , bởi vì có nhiều linh hồn nó không biết được nó đã chết rồi .
Tình trạng khai ngộ cũng như vậy , nó rất nhu hòa , không phải như bị điện giật hay cảm giác toàn thân chấn động . Cho nên khai ngộ rồi , rất có thể vẫn còn chưa biết , cho nên chúng ta nghe nói thời xưa có người khai ngộ rồi , còn đi tìm đại sư ấn chứng , là ý đó . Nhưng mà khi khai ngộ , ít nhiều cũng có chút ấn tượng , nhất định có thể thấy được một chút ít cái gì , có một chút ấn chứng , nhưng đó là chuyện rất nhu hòa . Cho nên nếu như quý vị kỳ vọng cái đại khai ngộ như điện giật vậy thì không có . Sau khi khai ngộ , cũng nên cẩn thận , phải tiếp tục tu hành , càng tu hành càng hiểu biết chúng ta đã khai ngộ .
Hành Thiện Và Bố Thí Không Thể Giải Thoát
Cũng như cái tình trạng của người chết đã đề cập từ trước , người chết đó lần lần hiểu biết mình đã lìa cái thế giới này , đã trở thành một vong hồn , không còn quan hệ gì với vợ nữa , cho dù cái vong hồn đó nó rất bực bội , không có chịu như vậy , nhưng nó vẫn phải từ từ xa lìa , chờ thời gian đến , nó sẽ tái luân hồi , tìm cái thân khác để đầu thai .
Người khai ngộ cũng như vậy , dù cho có tin hay không , khai ngộ rồi tức là khai ngộ , không còn cách nào không khai ngộ nữa , cho nên phải từ từ tu hành đến khi nào chúng ta có thể tiêu hóa cái tình trạng "khai ngộ" này , và phát triển cái trí huệ của chúng ta , cho đến hoàn toàn khai ngộ . Đến lúc đó tự nhiên sẽ hiểu biết , lời nói của Sư Phụ là đúng , "Ta chính thật đã khai ngộ rồi".
Cái khai ngộ chính , không phải để cho người ta coi , hay là bán cho người khác , cho nên không có cách nào dùng ngôn ngữ để nói ra , nhưng có thể hiểu biết , đó là bởi vì cảm giác được cái biến đổi bên trong của chúng ta , trí huệ của chúng ta mở rồi , nội tâm an định hơn , càng lúc càng an định , càng lúc càng vui tươi , bất cứ làm việc gì , đều nhẹ nhàng không có chấp trước lắm , nếu như vậy chúng ta có thể biết được mình đã khai ngộ rồi .
Khai ngộ rồi , cái linh thể của chúng ta có thể chạy đến cõi Phật , gặp Phật , lúc đó có thể đảnh lễ Phật . Lạy Phật tại cõi Phật , mới đúng thật là lạy Phật , đến lúc đó quý vị có muốn lạy Phật bao nhiêu lạy , Sư Phụ cũng không có ngăn cản quý vị . Nhưng không phải lạy ở đây , ở đây không có thấy được Phật thật , lạy cái gì chứ ? Nhưng mà sao khi khai ngộ , cũng không phải nói rằng có thể hiểu biết toàn cái vũ trụ , hay là toàn cái trí huệ đều hiện ra hết , trí huệ vốn đã có rồi , không phải đợi đến khai ngộ rồi mới có trí huệ , nhưng chúng ta cần phải từ từ đi phát giác nó , phát triển nó .
Ví dụ như hiện giờ trên mình Sư Phụ mặc rất nhiều áo quần , lúc đi tắm cần phải cởi từng bộ áo ra , rồi mới có thể tắm được . Cũng như vậy , khai ngộ rồi cũng không phải lập tức có thể hiểu biết toàn diện của chân lý , cho dù là Phật Thích Ca Mâu Ni cũng phải tu hành mấy năm , Chúa Giê Su Ki Tô cũng vậy .
"Khai ngộ" với "đắc đạo" khác nhau , "khai ngộ" nó còn cách rất xa với "chứng ngộ", Sư Phụ chỉ giúp cho quý vị khai ngộ , nếu như quý vị muốn "chứng ngộ đắc đạo", vẫn còn thời gian rất dài , phải tiếp tục tu hành không ngừng , thường lại nghe Sư Phụ giảng kinh , chỗ nào không hiểu , nên lại hỏi Sư Phụ một lần nữa , rồi sau đó tự mình tu hành , tự mình giải quyết , trải qua khoảng thời gian từ ba tháng tới sáu tháng tự mình có thể cảm giác , sẽ có rất nhiều cải biến , có rất nhiều kết quả tốt . Muốn cải biến bên trong không nhất định phải chờ rất lâu .
Hôm nay sau khi truyền tâm ấn , quý vị sẽ có thể nghiệm liền , có một chút ấn chứng , chứng minh tự chúng ta đã có bước đầu của khai ngộ , nếu không chúng ta không thể biết được . Nếu như không có ấn chứng , làm sao tin rằng pháp môn này là thật hay là giả ? Có ảnh hưởng không ? Cho nên mới nói , truyền tâm ấn , nên có ấn chứng liền , ấn chứng một chút rồi , mới tiếp tục tu phát triển từ từ , càng phát triển càng nhiều , càng phát triển càng lớn , như vậy là "tâm ấn". Truyền tâm ấn là lấy tâm truyền tâm , không có thể dùng ngôn ngữ (Lúc truyền tâm ấn không có dùng ngôn ngữ), mà là dùng lực lượng để truyền . Cho nên quý vị có thể cảm giác được , có thể biết được , thấy được , nghe được , ngửi được , nếu như dùng ngôn ngữ để truyền thì cũng như dùng "miệng" mô tả miếng bánh vậy , miếng bánh được nói bằng miệng , sẽ không phải là miếng bánh thật để ăn .
Ý nghĩa của đốn ngộ , là lập tức chặt đứt , chặt đứt cái gì ? Không phải chặt đứt cái thân thể của chúng ta , mà là chặt đứt cái sợi dây luân hồi sanh tử , cho nên sau khi được truyền tâm ấn rồi , không còn luân hồi sanh tử nữa , không còn kiếp sau , kiếp này là kiếp cuối cùng , bởi đó mà gọi là "đốn ngộ", đốn ngộ là tức khắc khai ngộ , tức khắc chặt đứt giây chuyền luân hồi sanh tử . Nhưng quý vị nghe Sư Phụ nói đốn ngộ , cũng đừng kỳ vọng cái cảm giác khai ngộ mãnh liệt , ngộ vốn đã có sẵn , nhưng bởi vì châm dứt cái luân hồi sinh tử , cho nên mới xưng là "khai ngộ".