52. THIẾU NƯỚC và Ô NHIỄM
Hạn Hán Ở Miền Tây Hoa Kỳ Rất Có Thể Thảm Khốc - 22 tháng 8 , 2008
Khí hậu thay đổi đang âm thầm ảnh hưởng đến nguồn nước ở tây Hoa Kỳ , đặt vùng này trên con đường mà các quản trị viên về nước địa phương và khoa học gia như Steven Chu , nhân vật lãnh giải Nobel kiêm giám đốc của Phòng Thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley , diễn tả là một đại họa đang đến gần . Các Sông băng ở Công viên Quốc gia Sông băng Montana đã giảm từ 150 vào năm 1910 xuống chỉ còn 25 ngày nay , với các sông băng còn lại này đang tan rã với tỷ lệ 9% mỗi năm . Sông Colorado , là nguồn cung cấp nước chính cho 7 tiểu bang Hoa Kỳ với dân số là 23 triệu người , mà dự kiến sẽ quá cạn để đáp ứng các nhu cầu khế ước , chỉ nội trong vài năm tới .
Chúng tôi cảm tạ Tiến sĩ Chu và những người quan tâm , cho viễn ảnh rõ ràng này của những ảnh hưởng có khả năng tàn phá của khí hậu thay đổi . Chúng tôi cầu nguyện cho ý thức lớn hơn và hành động nhanh chóng để duy trì tài nguyên thiên nhiên quý báu của hành tinh này .
http://www.alternet.org/water/95107/...t's_water/,
http://thinkorthwim.com/index.php?tag=rainfall
http://www.suprememastertv.com/au/wa...d=417&page=4#v
53. THIẾU NƯỚC và Ô NHIỄM
Khẩn Cấp Hạn Hán Được Loan Báo Ở Á Căn Đình - 25 tháng 8, 2008
Hôm thứ sáu, Tổng thống Á Căn Đình Cristina Fernández de Kirchner công bố tình trạng khẩn cấp cho 5 tỉnh, để đáp ứng với tình trạng hạn hán qua nhiều tháng dài, và tệ hại nhất từ 50 năm qua. Việc gieo hạt lúa mì và hoa hướng dương cũng bị trì hoãn, và trên 700.000 bò và cừu mất mạng vì thiếu nước. Chính phủ đóng góp trên 8 triệu Mỹ kim để cứu trợ cho các tỉnh này, hầu bồi thường cho sự mất mát của họ.
Cám ơn Tổng thống Cristina Fernández de Kirchner và chính phủ Á Căn Đình, cho sự trợ giúp hết sức cần thiết này. Chúng tôi cầu rằng người Á Căn Đình kiên trì sẽ vượt qua thời gian thử thách này bằng lối sống duy trì hành tinh.
http://news.xinhuanet.com/english/20...nt_9638438.htm
http://www.suprememastertv.com/au/wa...d=418&page=4#v
54. THIẾU NƯỚC và Ô NHIỄM
Sông Băng Hy Mã Lạp Sơn Bị Ảnh Hưởng Thảm Hại Bởi Khí Hậu Hâm Nóng - 27 tháng 8, 2008
Tại hội nghị Tuần lễ Nước Quốc tế ở Stockholm, Thụy Điển, các chuyên gia nêu lên quan tâm về khí hậu thay đổi, đã gây nên những sông băng Hy Mã Lạp Sơn thụt lùi với tốc độ đáng lo ngại là 70 thước mỗi năm. Mats Eriksson, giám đốc chương trình điều hành nước và hiểm họa tại Trung tâm Quốc tế về Phát triển Núi Hợp nhất, tuyên bố: “Sông băng Hy Mã Lạp Sơn thu nhỏ nhanh chóng hơn các nơi khác trên thế giới.” Khi sông băng tan và tuyết rơi xuống chỉ bù đắp khoảng 50% số lượng nước chảy vào 9 dòng sông lớn nhất Á Châu, thì sự thu nhỏ liên tục của sông băng là mối đe dọa nghiêm trọng cho đời sống và sự sinh tồn của 1,3 tỷ người sinh sống trong vùng Hy Mã Lạp Sơn, dựa vào nguồn nước ngọt này để trồng trọt, năng lượng và uống. Đồng thời, sự tan băng nhanh còn thải thêm thán khí vào bầu khí quyển nữa.
Xin đa tạ các chuyên gia và nhà thông thái quốc tế, đã làm sáng tỏ những ảnh hưởng tối quan hệ của khí hậu thay đổi đối với vùng Hy Mã Lạp Sơn. Xin cầu cho tường trình của quý vị sẽ khuyến khích chúng ta tức khắc làm việc với nhau áp dụng lối sống chăm sóc mang đến sự hồi phục cho hành tinh này.
http://www.france24.com/en/20080821-...&navi=SCIENCES
http://news.yahoo.com/s/afp/20080821...jD8wwBRcCFOrgF
http://www.suprememastertv.com/au/wa...d=419&page=4#v
55. THIẾU NƯỚC và Ô NHIỄM
Vụ Mùa Có Thể Bị Tổn Thất Do Hạn Hán Ở Phía Tây Java - 29 tháng 8, 2008
Theo lời của Cơ quan Nông nghiệp và Trồng trọt Cirebon của Nam Dương, các dấu hiệu khô hạn khắc nghiệt trong mùa này năm nay có thể gây thiệt hại cho hơn 4.000 héc-ta lúa ở 12 tỉnh thành, làm mất mùa và nguồn thu nhập của hơn 12.000 nông dân. Nguồn nước dự trữ hiện thấp đến nỗi không đủ để cung cấp cho mọi cánh đồng khô hạn, và hệ thống phân phối nước cũng bị thiệt hại do thiếu mưa.
Cầu chúc người dân Java thu hoạch đủ để đáp ứng nhu cầu của họ khi chúng tôi cầu nguyện có nhiều thay đổi trên thế giới để giúp bảo vệ nguồn nước quý báu và cung cấp nhiều thực phẩm cho tất cả.
http://www.thejakartapost.com/news/2...n-farmers.html
http://www.suprememastertv.com/au/wa...d=420&page=4#v
56. THIẾU NƯỚC và Ô NHIỄM
Việc Khai Khẩn Nước Ngầm Quá Mức Đang Làm Hại Môi Sinh - 4 tháng 9, 2008
Trong hội thảo hai ngày tại Bali, Nam Dương, các chuyên gia môi sinh bàn về tình trạng thiếu nước hiện nay ở Á châu, và hậu quả trong tương lai. Tiến sĩ Brahma Chellaney từ Trung tâm Nghiên cứu về Khảo cứu Chính sách tại Ấn Độ nói rằng nước ngầm đang được dùng ở tỷ lệ cao nhiều hơn là khả năng tự bổ sung của thiên nhiên.
Ông nói: “Sự khai khẩn nước ngầm quá mức sẽ ảnh hưởng hệ sinh thái, và dẫn đến sự tăng nhanh của hâm nóng toàn cầu.” Việc lạm dụng nước ngầm được chứng minh qua những hiện tượng như sự thu nhỏ của lề đường và vỉa hè tại Thái Lan và Âu Lạc (Việt Nam), cũng như sự sụt giảm của nguồn nước ở Trung Quốc. Số người tham dự hội thảo khuyến khích các chính phủ Á châu bảo hệ và điều hành tốt hơn các nguồn nước ngầm.
Cám ơn Tiến sĩ Chellaney và tất cả tham dự viên về thông tin kịp thời này. Mong người dân Á châu và mọi quốc gia áp dụng lối dinh dưỡng chay vì các lợi ích được chứng minh như tiết kiệm nước và làm mát tinh cầu.
http://english.vietnamnet.vn/tech/2008/08/801076/
http://www.suprememastertv.com/au/wa...d=421&page=4#v
57. THIẾU NƯỚC và Ô NHIỄM
Các sông băng Tân Tây Lan có kỷ lục thấp về tổng số lượng nước đá - 18 tháng 9, 2008
Qua 32 năm, khoa học gia tại Học viện Quốc gia Nghiên cứu Nước và Khí quyển từng giám sát 50 sông băng tại miền Nam Alps của Tân Tây Lan. Dữ kiện gần đây nhất của họ cho thấy rằng 2,2 tỷ tấn băng đá cố định đã biến mất từ các sông băng vào giữa tháng 4, 2007 và tháng 3, 2008. Khoa học gia trưởng, Tiến sĩ Jim Salinger, nói rằng nguyên do chính của mất mát là hâm nóng hoàn cầu, và hiện tượng này tương ứng với các sông băng trên thế giới hiện đang rút ngắn.
Thưa Tiến sĩ Salinger và đồng nghiệp tại Học viện Quốc gia Nghiên cứu Nước và Khí quyển, chúng tôi tri ân sâu xa cho thông tin đáng lo ngại nhưng tối quan hệ này, về tình trạng của các sông băng Tân Tây Lan. Chúng ta hãy cùng hành động mau lẹ để bước đi nhẹ hơn và bảo vệ tinh cầu kỳ diệu này khỏi ảnh hưởng của nạn hâm nóng hoàn cầu.
http://www.3news.co.nz/News/NZglacie...fault.aspx#top
http://www.suprememastertv.com/au/wa...d=423&page=4#v
58. THIẾU NƯỚC và Ô NHIỄM
Hàng ngàn người rời miền trung Somalia để tìm nước - 23 tháng 9, 2008
Sau đợt hạn hán kéo dài không có dấu hiệu chấm dứt, hơn 15.000 người Somalia ở khu vực Galgdud đã bỏ tư gia và chuyển đến một trại cho người di tản với hy vọng tìm được nước và sự giúp đỡ. Theo lời của ủy viên hội đồng quận ở địa phương, Ali Sheikh Mahamud, mọi người vẫn tiếp tục ra đi, mong giảm nhẹ trình trạng thảm khốc của họ. Khí hậu thay đổi và tình trạng phá rừng đã tạo thêm nhiều đợt hạn hán dữ dội ở vùng này, và các trận mưa thường đến vào tháng 9 năm nay đã không xuất hiện.
Cầu nguyện cho người dân Somalia duyên dáng sớm được ban mưa mang lại sự sống. Chúc tất cả chúng ta đoàn kết hành động để xoa dịu tình trạng này trên toàn cầu bằng cách thực hiện biện pháp mau lẹ và hữu hiệu là lối ăn chay toàn thực vật.
http://www.irinnews.org/Report.aspx?ReportId=8046111
http://allafrica.com/stories/200809180894.html
http://www.ens-newswire.com/ens/jan2...6-01-16-02.asp
http://www.suprememastertv.com/au/wa...d=424&page=4#v
59. THIẾU NƯỚC và Ô NHIỄM
Nguồn nước trên toàn cầu đang ngày càng khô cạn - 25 tháng 9, 2008
Theo lời của Viện Quản lý Nguồn nước Quốc tế thì nguồn nước vốn đã khan hiếm trên thế giới, đang ngày càng khô cạn hơn ở các cộng đồng trồng trọt do nạn hâm nóng toàn cầu. Ở Texas, Hoa Kỳ, tình trạng thiếu mưa và nhiệt độ cao trong năm 2008 đã gây mất mùa, ước tính đến 1,1 tỷ Mỹ kim. Và ở Trung Đông, cơ quan Quản lý Nguồn nước Palestine báo cáo rằng các nông dân hiện chỉ nhận có 1/5 tổng lượng nước mà họ cần trong tình trạng thiếu hụt càng tệ hại hơn do khí hậu thay đổi. Các phương cách được đề nghị bao gồm cày bừa đất ở mức tối thiểu, phương pháp tưới nước nhỏ giọt và trữ nước mưa.
Cám ơn thông tin này của Viện Quản lý Nguồn nước Quốc tế và cầu nguyện cho có đủ nguồn nước để nuôi dưỡng các vụ mùa giúp duy trì sự sống. Mong sớm đến lúc tất cả chúng ta chuyển sang lối dinh dưỡng chay, bảo tồn tài nguyên để bảo đảm có nhiều thực phẩm, nước cho tất cả trên thế giới.
http://www.economist.com/world/inter...ry_id=12260907
http://www.hpj.com/archives/2008/sep...$1.4%20billion
http://www.reuters.com/article/envir...nvironmentNews
http://www.suprememastertv.com/au/wa...d=425&page=4#v
60. THIẾU NƯỚC và Ô NHIỄM
Á Căn Đình chịu đựng hạn hán tệ hại nhất trong thế kỷ qua - 29 tháng 9 , 2008
Cho đến năm 2008 Á Căn Đình nhận được ít hơn 200 li (7,9 phân Anh) nước mưa, đó là ít hơn 1/3 số nước mưa trung bình mà quốc gia đáng lẽ nhận vào thời điểm này trong năm. Cùng với 15% gia súc trong vùng bị tử vong, nạn hạn hán cũng ảnh hưởng lãnh vực canh nông. Ông Sixto Periche thuộc Viện Quốc gia về Kỹ thuật Nông nghiệp tuyên bố: “Chúng tôi hầu như đến ngày cuối hạn định để có thể trồng hoa hướng dương. Nếu không có mưa tuần này, nông dân sẽ không trồng hoa hướng dương nữa.”
Chúng tôi cầu ân điển từ Thượng Đế ban cho mưa để giải tỏa nỗi khốn khổ của người dân Á Căn Đình. Cầu mong tình cảnh này nhắc nhở chúng ta mau thực hiện các biện pháp giúp chữa lành Mẹ Địa cầu.
http://www.cnn.com/2008/WORLD/americ...ght/index.html
http://www.suprememastertv.com/au/wa...d=426&page=4#v
61. THIẾU NƯỚC và Ô NHIỄM
Một nông trại nuôi gia súc tạo ra nhiều ô nhiễm hơn là thành phố Houston , Texas - 30 tháng 9 , 2008
Tường trình của Văn phòng Kế toán Tổng quát Hoa Kỳ khám phá rằng chỉ riêng một nông trại nuôi gia súc sản xuất 1,6 triệu tấn phân mỗi năm, sau đó ô nhiễm các nguồn nước địa phương qua nước thải vào suối, sông và hồ. Thông thường, những dòng sông ngòi này không an toàn để bơi, uống, hoặc để làm nơi sinh sống cho thú hoang, vì lý do vi khuẩn và các chất hóa học thái quá. Tường trình gần đây bởi Ủy ban Pew kết luận rằng các biện pháp hạn chế kỹ nghệ gia súc là cần thiết để ngăn ngừa thiệt hại thêm cho các nguồn nước và môi sinh, cũng như ngăn chặn hâm nóng toàn cầu gia tăng.
Xin tri ân Văn phòng Kế toán Tổng quát Hoa Kỳ và Ủy ban Pew, cho những nghiên cứu đầy đủ dữ kiện để giúp hiểu biết về tình hình cấp bách của chúng ta. Mong tất cả chúng ta cùng giúp hồi sinh sự bền vững của Địa cầu xinh đẹp này, qua những hành động hữu hiệu mau chóng như dinh dưỡng chay lành mạnh sinh thái.
http://www.thedailygreen.com/healthy...dg&ha=1&kw=ist
http://www.suprememastertv.com/au/wa...d=427&page=4#v
62. THIẾU NƯỚC và Ô NHIỄM
Chuyên gia thời tiết nói "Chọn rau cải thay vì thịt để tiết kiệm nước" - 30 tháng 9 , 2008
Các chuyên gia thời tiết ở Formosa (Đài Loan) gần đây lưu ý rằng mô hình mưa đã thay đổi. Trong khi lượng nước mưa trên mỗi ngày tăng thêm, thì tổng số ngày mưa lại giảm xuống. Do hậu quả của khí hậu thay đổi này, cả lũ lụt lẫn hạn hán thường xuyên xảy ra tại Formosa và thế giới. Với hạn hán gia tăng, nỗ lực bảo tồn nước trở thành ưu tiên, đòi hỏi nỗ lực hợp tác. Cơ quan Tài nguyên Nước của Formosa muốn công chúng xem xét lại phí tổn ngầm toàn diện của nước trong đời sống hàng ngày.
Tiến sĩ Chen Shen Hsien - Tổng Giám đốc của Cơ quan Nguồn Nước, Formosa (Đài Loan): Nếu chúng ta cộng tất cả nước được dùng để sản xuất những gì mình ăn và tiêu thụ, thì số lượng thật là khổng lồ. Nếu chúng ta có thể ăn ít thịt để giảm bớt số lượng thịt sản xuất, thì chúng ta sẽ giảm khí thải, và do đó làm chậm lại ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu hoặc bảo vệ các nguồn nước.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Cảm tạ Tiến sĩ Chen Shen Hsien cho đề nghị khôn ngoan của ông. Mong tất cả chúng ta thực hiện bước quan trọng và dễ nhất để tiết kiệm nước, bằng cách chuyển sang lối dinh dưỡng chay thân thiện Địa cầu.
http://www.suprememastertv.com/au/wa...d=428&page=4#v
63. THIẾU NƯỚC và Ô NHIỄM
Khí hậu thay đổi có thể làm cạn các sông ở Anh - 13 tháng 10 , 2008
Một nghiên cứu bởi Cơ quan Môi sinh quốc gia tuyên bố hâm nóng hoàn cầu gây nên mùa hè rất khô và không có mưa mà lại không được đền bù với mùa đông ẩm ướt hơn. Ian Barker, Trưởng của phân bộ Tài nguyên Nước thuộc Cơ quan Môi sinh, nói rằng điều này khiến nước sông ít đi, dẫn tới sự thiếu hụt tổng quát về nước uống và nước tưới để trồng trọt, cũng như thiếu nguồn nước thiên nhiên cho đời sống hoang dã.
Thưa ông Barker, Cơ quan Môi sinh, và Vương quốc Anh, chúng tôi tri ân nhận xét quan tâm của quý vị Với ân điển thiên đàng, mong chúng ta có hành động cấp bách để hồi phục cân bằng của địa cầu trân quý này.
http://www.guardian.co.uk/environmen....climatechange
http://www.suprememastertv.com/au/wa...d=429&page=4#v