Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
VẤN : Thưa Sư Phụ , làm thế nào mới không chấp vào cảnh giới không hoặc sắc ?
ĐÁP : Câu hỏi này cũng như gãi ngứa qua giầy . Nếu như chỉ đứng ngoài cửa réo gọi , không bước vào đương nhiên không biết ; bước vào thì sẽ biết ngay bên trong có gì . Ví dụ Sư Phụ giảng kinh ở nơi đây , cửa mở và mọi người có thể tự do bước vào , nhưng nếu quý vị không muốn , chỉ đứng ở bên ngoài hỏi : "Pháp Sư Thanh Hải là ai ? Cô ấy như thế nào ? Cô nói những gì ? Tôi muốn biết ngay ! Tôi muốn gặp ngay !" La lối như vậy có ích lợi gì không ?
Sư Phụ có một phương pháp rất giản dị là mời quý vị bước vào , lập tức có thể khai ngộ ; lập tức có thể hiểu rõ những ngôn ngữ không thể giải thích ấy , hiểu rõ những cảnh giới không thể thấy được bằng mắt thường và lại không thể diễn tả được bằng ngôn ngữ . Những cảnh giới đó nếu bây giờ Sư Phụ nói cho đến ngày mai , quý vị cũng không thể hiểu , càng nói sẽ càng rời xa đạo . Cho nên tốt nhất là không nói , bởi vì tất cả chỉ là văn từ , thuộc về ngôn ngữ trống rỗng . Thật sự khi đạt được những cảnh giới này thì không có gì đáng nói , những cảnh giới ấy không thể dùng lý luận mà hiểu được .
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
VẤN : Có phải trồng nhân nào thì nhất định sẽ gặt quả ấy không ?
ĐÁP : Vâng , nhưng có những pháp luật thuộc về siêu nhân quả cao đẳng , đó là pháp luật của tình thương , pháp luật của từ bi bác ái cũng chính là pháp luật của Phật . Phật đến thế giới này khi muốn rửa nghiệp chướng của ai thì lập tức có thể rửa sạch được , muốn tiêu trừ nhân quả của người nào thì lập tức có thể tiêu trừ được ngay . Phật Bồ Tát dùng tình thương để rửa sạch nhân quả .
Nhân quả thuộc về Thế Giới Thứ Nhất và Thế Giới Thứ Hai ; đến Thế Giới Thứ Ba thì không còn nhân quả nữa . Vượt qua tam giới thì vĩnh viễn sẽ không biết nhân quả là gì . Những người đến từ ngoài Tam Giới , chúng ta gọi là Phật Bồ Tát , Thánh nhân , Đại Minh Sư , Người Đại Khai Ngộ ..., họ đều là siêu nhân quả . Nói thế không phải là họ đến nơi đây để làm chuyện xấu . Họ không thể làm chuyện xấu được , vì họ từ nơi tốt đẹp đến . Ở nơi ấy một chữ xấu cũng không nghe thấy , huống chi là làm chuyện xấu ? Họ là siêu nhân quả , nhân quả đối với họ không có ích lợi gì , không có một chút giá trị gì , họ có thể biến chúng ta thành một người không có nhân quả , và đưa chúng ta đến những thế giới siêu nhân quả sung sướng , đến thế giới của Phật .
Lực lượng của Thánh ái , lực lượng của từ bi còn mạnh hơn nhân quả , nhân quả chỉ là một phương pháp nhỏ bé , dùng để duy trì và xử lý thế giới này để nó không bị đại loạn . Lực lượng của Phật Bồ Tát là bất khả tư nghị , các Ngài chẳng quan hệ gì đến nhân quả , các Ngài đi đi lại lại , không ai biết được các Ngài là ai ? Ví dụ một vị vua , đối với pháp luật quốc gia ông có quyền uy cao nhất , ông muốn giết ai thì giết , không ai dám nói là ông giết người . Ông có quyền đi lại ung dung trong vương quốc của ông và không một ai dám hỏi ông điều gì , ngay cả nhìn còn không dám huống chi là hỏi ? Trước đây khi Quốc Vương đi ra ngoài thành , tất cả mọi người dân đều phải nhường đường , tránh sang một bên , mắt không dám nhìn thẳng vào vị Vua , vì nếu nhìn sẽ bị phạm tội . Cũng cùng một ý , nhân quả là thuộc về thế giới của ma , khi Phật Bồ Tát đến , ma cũng không dám nhìn các Ngài , huống chi là nói đến quan hệ nhân quả ? Chúng ta có thể lựa chọn , muốn đi theo nhân quả , hoặc là đi theo ái lực từ bi , nếu đi theo ái lực từ bi chúng ta sẽ không sợ hãi điều gì , chúng ta hoàn toàn trong sạch và không bị nhân quả ràng buộc .
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
VẤN : Pháp Môn Quán Âm có phải là Chánh Pháp Nhãn Tạng không ?
ĐÁP : Phải , cũng không phải . Chánh pháp nhãn tạng là mở thiên nhãn , mở trí huệ mà thôi . Pháp Môn Quán Âm thêm vào nhĩ căn , hiểu không ? Trong Kinh Lăng Nghiêm có giảng rất rõ ràng , Pháp Môn Quán Âm là Pháp Môn Nhĩ Căn Viên Thông . Chúng ta không những tu Đại Pháp Nhãn Tạng , mà còn tu Quán Âm , hai thứ hợp lại . Nếu như chỉ tu nhĩ căn mà không có mắt , tức là mù ; nếu có mắt mà không có nhĩ căn , tức là điếc . Cho nên đại pháp nhãn tạng chúng ta cũng có , nhĩ căn viên thông của Pháp Môn Quán Âm cũng có , như vậy mới được gọi là hoàn mỹ .
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
VẤN : Thiền tông và Tịnh Độ tông có gì khác nhau không ? Có thể tu cùng một lúc hai pháp môn được không ?
ĐÁP : Thiền Tông và Tịnh Độ Tông thuở ban đầu đều giống nhau . Từ đâu mà có Pháp Môn Tịnh Độ ? Có một ngày một vị hoàng hậu trong lúc ngồi thiền , nhìn thấy hóa thân của Phật Thích Ca Mâu Ni đưa bà đi lên Tịnh Độ , bà nhìn thấy cảnh giới Tịnh Độ đẹp đẽ mới hỏi Phật Thích Ca Mâu Ni , lúc vãng sanh muốn lên trên ấy ở được không ? Phật Thích Ca Mâu Ni nói : "Được , hôm nay bà đã nhìn thấy cảnh giới này , biết được Phật A Di Đà là ai , ta đã giới thiệu cho bà rồi , về nhà mỗi ngày tưởng nhớ đến Ngài , quán tưởng đến cảnh giới của Ngài và các Bồ Tát ở đây , như vậy lúc vãng sanh sẽ được lên trên ấy". Đây là thể nghiệm của người ngồi thiền .
Phật A Di Đà lúc còn tại thế , người nào niệm danh hiệu của Ngài , liền lập tức được Ngài đưa lên , nhưng chỉ khi Ngài tại thế mới được như vậy . Khi Ngài đã ra đi rồi thì vô ích . Cho nên khi chúng ta niệm danh hiệu Phật A Di Đà , không có được ích lợi gì nhiều , lúc chết vẫn rất đau khổ , không có Phật Bồ Tát đến đón rước , bởi vì đó không phải là thể nghiệm của chúng ta .
Thiền là gì ? Đó là trí huệ , Thiền Tông vốn tu Đại Pháp Nhãn Tạng , cũng là tu Pháp Môn Quán Âm , trong sách Bí Quyết Tức Khắc Khai Ngộ - Khai Thị I có giảng : Pháp môn nào cũng là Pháp Môn Quán Âm , trong sách Sư Phụ đã giảng rất rõ ràng , quý vị về nhà nghiên cứu tỉ mỉ thì rõ . Thiền Tông và Tịnh Độ Tông ngày xưa vốn như nhau , nhưng trong quá trình tu hành , đẳng cấp mỗi người khác nhau . Thiền ngày hôm nay khác với thiền ngày trước . "Thiền" ngày hôm nay thật là "thảm" ! (Mọi người cười).
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
Vấn : Linh thể của con người được hình thành như thế nào ?
Đáp : Linh thể của con người là từ Phật tánh đến , từ Thượng Đế đến , từ đại lực lượng , đại trí huệ đến . Bên trong linh thể của con người có lực lượng của Thượng Đế , còn gọi là lực lượng của Tạo Hóa , lực lượng của Đạo , hoặc Đại Trí Huệ . Linh thể có chứa đựng lực lượng giống như Thượng Đế . Cũng giống như một em bé , nó có chứa đựng huyết thống của cha mẹ , nhưng nó biến thành một người khác , lúc nó trưởng thành nó có thể thay thế cha mẹ nó làm việc và trở thành như cha mẹ nó vậy .
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
Vấn : Người không có đạo đức có phải vì thiếu lòng từ bi không ?
Đáp : Phải , nhưng không nhất định như vậy , có lúc vì hoàn cảnh mà họ phải trở nên như vậy . Chúng ta nghe nói thời thế tạo anh nhùng , vì vậy thời thế cũng tạo nên người ác . Có khi một người không muốn ăn cướp , nhưng vì cha mẹ của họ sắp chết đói , hoặc họ không có công việc , bị người ta sỉ nhục , chúng ta biết thời xưa có những tình trạng như vậy , không biết bây giờ có còn không ? Vì có người dùng quyền lực của họ áp bức những người khốn cùng , không cho họ làm việc , nên họ thiếu cơm ăn . Trong hoàn cảnh đó , họ mới đi ăn cắp , lúc ăn cắp bị người khác phát hiện , có khi họ bị đẩy vào tình trạng khẩn trương đến nỗi phải giết người . Bắt đầu từ đó , người này càng ngày ăn cắp càng nhiều , càng lúc càng nghiêm trọng .
Cho nên không nhất định người lâm vào hoàn cảnh ấy thiếu lòng từ bi , ít nhất họ vẫn còn tấm lòng từ bi đối với chính mình và đối với cha mẹ , chồng , vợ , con cái của họ , bởi vì người này làm như vậy vì muốn nuôi dưỡng người thân trong gia đình của mình . Cho nên Sư Phụ không thấy ai thiếu lòng từ bi . Thiếu lòng từ bi là dùng quyền lực để áp bức người khác , cho đến khi người ta không còn nơi để nương tựa , không còn đường để đi , hiểu không ? Chúng ta cần phải coi từng hoàn cảnh , bối cảnh mới có thể phán đoán một người có lòng từ bi hay không .
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
Vấn : Con người trong giây khắc tử vong , làm thế nào để duy trì sự bình lặng của tâm linh ?
Đáp : Những người tu Pháp Môn Quán Âm với Sư Phụ không nên lo lắng , lúc chết Sư Phụ sẽ săn sóc . Những đệ tử của Sư Phụ khi chết được biết trước , lúc họ ngồi thiền Sư Phụ sẽ đến thông báo ba ngày , ba tuần , hoặc ba tháng sau sẽ chết , bây giờ bắt đầu chuẩn bị , lúc vãng sanh Sư Phụ sẽ đến đón , không có gì phải lo cả . Còn những người không tu Pháp Môn Quán Âm , tốt nhất là phải săn sóc chính mình , Sư Phụ không thể nào làm hơn được .
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
Vấn : Trong giây phút vãng sanh , linh hồn rời khỏi thân thể như thế nào ?
Đáp : Rất đơn giản , thời gian đến rồi là phải đi , không đi không được . Cũng giống như chúng ta mướn một căn phòng vậy , mỗi tháng chúng ta phải trả tiền , thời gian đến rồi , người chủ của căn phòng muốn thu căn phòng trở lại , chúng ta không đi không được , họ sẽ đuổi chúng ta đi . Giữa linh thể và thân thể của chúng ta có đường dây liên kết , lúc chết sợi dây ấy bị đứt đoạn , từ đó không còn câu thông nữa . Lúc vãng sanh , có người đi từ mắt ra , có người đi từ miệng ra , có người đi từ những lỗ trống khác ra . Trong thân thể của chúng ta có rất nhiều "trung tâm", Đạo Gia gọi là huyệt đạo , từ nơi này linh hồn có thể ra đi ; sau khi ra đi , chúng ta sẽ bị luân hồi sanh tử , rất có thể làm người , làm động vật , làm ngạ quỉ , làm súc sanh ... Nhưng có những "trung tâm" mà linh hồn chúng ta đi ra , sẽ vĩnh viễn không trở lại , chúng ta có thể trở thành Thiên Nhân , thành Bồ Tát , thành Phật . Sư Phụ dạy quý vị Pháp Môn Quán Âm , là chỉ cho quý vị lúc vãng sanh nên đi ra từ nơi nào tốt hơn , nơi nào là nơi cao nhất . Từ xưa đến nay những điều này thuộc về mật pháp , bởi vì có rất nhiều chúng sanh không thật sự muốn liễu thoát sanh tử , cho nên các đại sư phụ không dễ dàng tùy tiện dạy cho họ .
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
Vấn : Trong giây phút nhập định , tri giác của một người đi về đâu ? Lúc xuất định tri giác từ đâu hồi phục ?
Đáp : Điều này phải coi người ấy tu hành đến đẳng cấp nào . Nếu như tu hành rất bình thường , họ sẽ đi ra từ đơn điền hoặc từ một nơi nào đó trong cơ thể , lúc hồi phục cũng từ nơi đó trở lại . Còn những người tu hành cao là những người ra đi từ những nơi cao đẳng , sau đó cũng từ những nơi cao đẳng ấy trở về , cũng giống như chúng ta mở cửa ra vào vậy .
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
Vấn : Chữ "Một" trong một đời giải thoát giải thích như thế nào ?
Đáp : Vừa rồi Sư Phụ giảng kinh có nói một đời giải thoát là chúng ta tìm được Minh Sư , có được pháp môn tốt , mỗi ngày luyện tập , như vậy mỗi ngày chúng ta có thể đi đến nơi cửa Phật để dạo chơi , lúc chết đi có thể đến nơi cửa Phật để ở , vĩnh viễn không phải trở lại thế giới Ta Bà đau khổ này , đó là "Một Đời Giải Thoát". Còn những người khác sau khi chết , cần phải trở lại thế giới Ta Bà để ở , không biết lưu lại bao nhiêu lâu , đó là những người không được giải thoát . Còn những người một đời giải thoát , đối với họ mà nói , đời này là một đời cuối cùng , ví dụ người này còn sống ba mươi năm nữa , khi ba mươi năm qua đi , người này vĩnh viễn không phải trở lại thế giới này nữa , có nghĩa là người ấy trở thành Phật , thành Bồ Tát . Cho nên Một Đời Giải Thoát chỉ đây là đời cuối cùng của một người sống tại thế giới Ta Bà này .
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
Vấn : Nếu tu pháp môn Tịnh Độ , mỗi ngày niệm Phật nhưng không giữ ngũ giới , niệm đến nhất tâm bất loạn , có thể vãng sanh không ?
Đáp : Nói chuyện giỡn , thọ ngũ giới không thể vãng sanh , niệm Phật cũng không thể vãng sanh , tại sao vậy ? Bởi vì chúng ta nhất tâm rất loạn , không phải "nhất tâm bất loạn". Tại sao phải thọ giới ? Bởi vì những người thọ giới không sát sanh , không ăn cắp , không nói dối , không tà dâm , không uống rượu , tâm trí đơn thuần trong sạch , nhưng không thể một đời giải thoát , vì vẫn không thể nhất tâm bất loạn , huống chi không có thọ giới luật , hiểu ý của Sư Phụ không ? Đừng có nghĩ rằng niệm Phật là mọi thứ đều được tiêu trừ . Vừa rồi Sư Phụ có giảng qua , kinh điển của Tịnh Độ là do những người tu hành viết ra , thể nghiệm của họ không phải để cho chúng ta coi . Thể nghiệm vốn không thể nói cho người khác , kinh điển lưu lại làm cho mọi người bối rối . Lúc Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế , không có bảo ai viết lại thứ gì , chính Ngài cũng không viết ra một tập kinh điển nào . Kinh điển lưu truyền đến ngày nay là sau khi Ngài nhập Niết Bàn hai , ba trăm năm , các đệ tử họp lại viết ra , viết gì vậy ? Viết lại những thể nghiệm của những người tu hành để mọi người cùng tham khảo . Những người theo tu hành với Sư Phụ cũng viết ra những thể nghiệm của chính họ , trong số đồ đệ của Sư Phụ , có nhiều người có thể viết ra nhiều bộ Kinh Tịnh Độ vì chính họ đã đi lên Tịnh Độ coi , biết được Phật A Di Đà là một người như thế nào . Họ đã thấy Phật A Di Đà , cùng câu thông với Phật A Di Đà , và Phật A Di Đà cũng đã đáp ứng họ , lúc vãng sanh nếu niệm danh hiệu của Ngài , có thể lên ở trên ấy . Vạn nhất nếu chúng ta không nhìn thấy gì cả , chỉ dùng miệng niệm , cũng như niệm hóa đơn của bánh vậy , vô ích thôi .
Re: Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
Cam on ban da danh thoi gian de post bai cho moi ngươi xem
Re: Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
Minh o Viet nam,khong biet lam sao de dươc su phu truyen tam an day ha,chac tai phươc duyen chua du,hy vong co 1 ngay se dươc gap su phu va dươc su phu truyen tam an va chi day cho minh
Re: Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
Chào bạn khang_nguyen mến thương ! :biggrin:
Có gì đâu mà cám ơn bạn ơi . :yea2:
Nếu bạn có duyên thì một ngày nào đó bạn sẽ gặp được Pháp Môn Quán Âm vô giá này . NHK chúc bạn cầu được ước thấy . :biggrin:
Mến nhiều :om:
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
Vấn : Xuất gia và tại gia tu Pháp Môn Quán Âm có gì khác không ?
Đáp : Không có gì khác nhau , nhưng những người xuất gia tương đối ít bận rộn hơn , mỗi ngày họ cùng với Sư Phụ , cho nên được tiếp nhận sự dạy dỗ nghiêm khắc hơn và thân khẩu ý của họ trong sạch hơn . Đối với họ , muốn được kiên tâm hoằng pháp , xuất gia tương đối thuận tiện hơn , bởi vì không còn một trách nhiệm nào nữa , cũng không còn bị ràng buộc , cuộc sống của họ cũng rất đơn giản muốn đi đâu thì đi , chỉ cần mang ba bộ đồ và một cái túi ngủ là đủ rồi ; bất luận đi đâu cũng không phàn nàn điều gì , không cần phải mang theo nước lạnh , nước nóng , không cần phải bỏ thứ này , thứ nọ , cũng không bị vợ chồng con cái ràng buộc với nhau , không bị những hoàn cảnh nhớ nhung thương tiếc . Cho nên những người xuất gia tương đối thảnh thơi , giả sử họ đã thành đạo , muốn đi hoằng pháp , cuộc đời xuất gia cũng tương đối thuận tiện hơn , chỉ vậy thôi . Ngoài ra xuất gia và tại gia đều có thể tu hành , cũng sẽ được thành tựu như nhau .
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
Vấn : Người tin tưởng những tôn giáo khác , nếu tu hành theo Pháp Môn Quán Âm có thể giải thoát không ?
Đáp : Tại sao không thể giải thoát ? Đương nhiên có thể , tôn giáo của quý vị cũng dạy người không nên sát sanh , không ăn cắp , không nói dối , không uống rượu , dạy người cần phải bố thí , cần phải giúp đỡ chúng sanh . Bất cứ tôn giáo nào cũng đề cập đến Pháp Môn Quán Âm , chỉ vì chúng ta không hiểu , cho nên nghĩ rằng không giống nhau , một bên tin tưởng tôn giáo khác , một bên tu Pháp Môn Quán Âm , không có gì làm chướng ngại mình cả , chỉ giúp đỡ thêm vào thôi . Quý vị tu Pháp Môn Quán Âm rồi sẽ hiểu Giê Su Ki Tô là ai , rồi sẽ gặp được Ngài đàm luận . Rất có thể khi lên trên ấy , gặp Lão Tử , đến lúc ấy mới càng tin tưởng Lão Tử hơn , về nhà đọc Đạo Đức Kinh mới hiểu nhiều hơn .
Các Ngài đều là đại pháp sư , đại minh sư không có lòng ganh tị , các Ngài sẽ không nói : "Quý vị tin tưởng Lão Tử không tin tưởng ta , quý vị lên trên ấy ta sẽ đuổi xuống". Dù cho quý vị là ai họ cũng đều tiếp nhận , họ cũng đồng một thể với quý vị (Mọi người cùng vỗ tay). Sư Phụ đã giảng qua rồi , quý vị không cần phải thay đổi tính ngưỡng tôn giáo , cũng không cần phải đến quy y với Sư Phụ , hoặc làm một điều gì , chỉ cần quý vị tin tưởng pháp môn của Sư Phụ , mỗi ngày theo sự chỉ thị của Sư Phụ . Tu hành nhiều rồi tự nhiên hiểu tôn giáo của quý vị rất hay , và quý vị cũng sẽ hiểu rằng tôn giáo nào cũng rất hay , hiểu không ? (Mọi người vỗ tay).
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
Vấn : Lúc ngồi thiền cảm thấy phía bên trái và bên phải của thân thể mở rộng ra , nhiệt độ của thân thể cao , hô hấp rất nhẹ nhàng , tình trạng như vậy có đúng không ?
Đáp : Như vậy không phải không đúng , nhưng chẳng có ích lợi gì , chẳng qua biểu lộ rằng tâm vẫn chưa định . Người mới tu học mới có tình trạng như vậy , những người tu Pháp Môn Quán Âm , rất ít người kích động như vậy , họ rất thanh tịnh , ngồi thiền một hồi thì không động nữa , không còn nghe thấy âm thanh chung quanh và thân khẩu ý của họ rất thanh tịnh . Chúng ta tu hành vì muốn được thanh tịnh , không muốn kích động , ngoại trừ một người nào đó đã bị ma chướng , mới trở nên như vậy , nhưng sau khi tu Pháp Môn Quán Âm , tự nhiên sẽ thay đổi tốt .
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
Vấn : Có một câu nói : Không nên rời xa Đạo một giây khắc . Rời xa nó thì không phải là Đạo , xin hỏi câu này làm sao giải thích ?
Đáp : Không cần phải giải thích , bởi vì "Đạo Bất Khả Đạo" (Mọi người vỗ tay). Quý vị chỉ thích biện luận mà thôi , chưa có đắc Đạo mới cần lời giải thích . Đắc Đạo rồi không còn gì để nói , "Đạo" mỗi ngày đều có , ở chỗ này , ở chỗ kia , mọi người đều có , như vậy còn muốn Sư Phụ nói gì không ?
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
Vấn : Tụng kinh , tụng chú có ích lợi gì không ? Phật Bồ Tát có đến giúp đỡ không ?
Đáp : Nếu quý vị tụng kinh , tụng chú có sự bảo trợ của Phật Bồ Tát thì hôm nay quý vị không cần phải hỏi câu này , bởi vì không có nên mới hỏi (Mọi người vỗ tay). Nếu tụng kinh tụng chú có ích lợi là chỉ lúc Phật tại thế giảng kinh . Giả sử có một vị Phật tại thế , bất luận Ngài giảng kinh gì , quý vị về nhà tụng kinh của Ngài , đương nhiên có sự bảo trợ của Phật Bồ Tát , nếu như hóa thân của Ngài đến dạy quý vị niệm chú , quý vị niệm mới có ích . Nhưng hóa thân của Phật mỗi lần đều dạy những chú khác nhau .
Sư Phụ tuy chỉ dạy một pháp môn mà thôi , nhưng Sư Phụ cũng dạy rất nhiều pháp môn khác , bởi vì thế giới này Sư Phụ chỉ dạy một pháp môn , nhưng thế giới bên trong , lúc quý vị ngồi thiền nhìn thấy hóa thân của Sư Phụ , Sư Phụ sẽ dạy cho quý vị rất nhiều pháp môn và chú từ . Giả sử hôm nay quý vị gặp phải một vấn đề nào đó , Sư Phụ bên trong sẽ giải tỏa cho quý vị vấn đề đó , đó là hóa thân của Sư Phụ , thuộc về thế giới bên trong . Ở bên ngoài không thể dạy nhiều như vậy , cũng như không thể tiết lộ nhiều bí mật của Thiên Quốc ; bên trong mới thật sự là thế giới của chúng ta .
Bên trong là gì ? Đó là những cảnh giới trong lúc chúng ta ngồi thiền , linh hồn của chúng ta gặp phải , không phải cái thân xác này , hiểu không ? Bên trong cũng không phải là bên trong , cũng không thể gọi là bên ngoài . Nói bên trong là vì muốn phân biệt giữa thế giới vật chất và thế giới tâm linh . Thế giới tâm linh đó , có thể gọi là thế giới vô hình . Ở thế giới bên trong , Sư Phụ sẽ dạy rât nhiều việc , còn bên ngoài không thể dạy được nhiều bởi vì thiên cơ bất khả lộ ; ở bên trong Sư Phụ có thể dạy rất nhiều chú ngữ , chúng ta niệm những lời ấy đương nhiên có ích lợi và mới thực lực Phật Bồ Tát bảo hộ .
Ví dụ hôm nay quý vị gặp phải một vấn đề nào đó , nếu như quý vị tu hành tương đối cao , có thể nhìn thấy hóa thân của Sư Phụ , có thể hỏi Ngài rằng : "Sư Phụ , hôm nay con gặp phải vấn đề này , tuy con đã cố gắng hết sức , nhưng vẫn không thể lo liệu xong ?" Hóa thân của Sư Phụ sẽ nói : "Được ! Anh chỉ cần niệm lời chú này là được rồi". Quả nhiên quý vị vừa niệm lên liền có hiệu quả . Nhưng nếu ngày mai quý vị lại niệm cái chú này thì nó sẽ không còn hiệu nghiệm nữa , bởi vì ngày mai , ngày mốt quý vị lại có vấn đề khác , đến lúc ấy hóa thân của Sư Phụ lại dạy quý vị những điều khác , hiểu không ? Chúng ta đều biết trong kinh điển Phật giáo có rất nhiều chú từ khác nhau , vì mỗi một người mỗi ngày có vấn đề khác nhau , hóa thân của Phật sẽ dạy cho họ những chú ngữ khác nhau , nhưng những người đời sau không hiểu , nhìn thấy thể nghiệm của người khác liền theo đó mà đọc , cũng như đọc tên bánh ngọt vậy , bây giờ quý vị đã hiểu ý chưa ? (Mọi người vỗ tay).
Vấn Đáp - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
Vấn : Mật tông thường nói đến "Gia trì", thưa hỏi gia trì có tác dụng gì ?
Đáp : Nói đến gia trì là chỉ lực lượng của một vị pháp sư lớn , bất cứ đồ vật gì sau khi họ sờ tay đến , liền có từ trường của họ , có điện . Chúng ta ăn những món đồ có gia trì này có thể tiêu được một ít nghiệp chướng , ngồi thiền tốt hơn , thân khẩu ý trong sạch hơn . Cũng như có người có nhiều tiền , có thể cho chúng ta một ít để dùng . Nhưng nếu không tu hành , dù ăn món đồ gia trì cũng chẳng có ích lợi gì , chỉ là kết duyên mà thôi .
Vị pháp sư phải có lực lượng mới có thể gia trì , không có lực lượng thì gia trì cái gì ? Tự mình không thể gia trì cho mình thì làm sao gia trì cho người khác được ? Nhưng ngày nay có rất nhiều người tự xưng là có thể gia trì , Sư Phụ nghe rồi muốn bật cười , gia trì cái gì ? Sư Phụ vốn cũng muốn thay đổi nghề biến thành nghề gia trì (Mọi người cười). Có người gia trì một nhúm cát của Sông Hằng Hà thì bán năm trăm đồng , nếu như cát Sông Hằng Hà không có gia trì thì bán hai trăm đồng , lực gia trì đáng giá ba trăm đồng , như vậy không mấy chốc có thể trở thành phú ông ngay . Ngoài ra có người còn gia trì tấm đà-la-ni để phủ trên quan tài . Những điều này là Sư Phụ nghe được , không biết có thật không ? Có thì nói , tại sao lại không dám nói ? Thật có việc gia trì như vậy ? (Mọi người đáp : Có). Vậy thì đúng rồi . Như vậy quý vị cũng biết , nếu không Sư Phụ không dám nói , bởi vì Sư Phụ không có nhìn thấy , chỉ nghe người khác nói mà thôi . họ nói với Sư Phụ rằng , nếu những tấm đà-la-ni được gia trì thì bán năm trăm đồng , còn không có gia trì thì bán rẻ hơn , Sư Phụ nghĩ rằng sau này Sư Phụ sẽ đổi nghề , chuyên môn làm nghề gia trì (Mọi người cười).
Gia trì tại sao lại rẻ như vậy ? Lực lượng của gia trì là vô giá , muốn gia trì người khác cần phải không lấy tiền mới đúng . Không có ai có thể mua được lực lượng gia trì ấy , bất luận bao nhiêu tiền cũng không được , dùng ngôi vị của vua cũng không thể đổi được . Giả sử nói Sư Phụ có lực gia trì , Sư Phụ chỉ nói "giả sử" mà thôi (mọi người cười và vỗ tay), quý vị mua không được , bởi vì bao nhiêu tiền cũng không đủ , cho nên quý vị thấy xưa nay Sư Phụ gia trì đều miễn phí cả , dùng cả vũ trụ mới có thể đổi được ân huệ của Sư Phụ .
Lực gia trì ngày nay thật sự rẻ quá , cho nên có rất nhiều người đi mua những đồ vật gia trì ấy . Ở nơi của Sư Phụ thì không thể mua được bất cứ một đồ vật gia trì nào , nhưng rất có thể sau này Sư Phụ không có tiền , cũng làm như vậy (Mọi người cười). Đợi sau khi Sư Phụ đổi nghề rồi mới cất chùa lớn . Bây giờ Sư Phụ không có chùa lớn , không có nơi để ở , Sư Phụ và đệ tử đi đến đâu cũng cất lều , vì đến chùa năn nỉ họ cho Sư Phụ ở thì họ không cho lại đuổi Sư Phụ đi . Cả một ngôi chùa đồ sộ như vậy , bên trong có hai , ba người ở , vậy mà cũng không cho Sư Phụ ở tạm qua đêm . Chùa chiền sao mà từ bi thế (mọi người vỗ tay), bây giờ Sư Phụ không cần năn nỉ chùa chiền nào nữa , Sư Phụ cất lều ở bên sông hoặc trên núi ở tự tại hơn . Bây giờ Sư Phụ biết chùa là nơi người xuất gia không thể ở .