-
Lìa Đời Chỉ Còn Nhân Quả Mang Theo
Cho nên Sư Phụ dù nói cho quý vị hay , quý vị vốn là Phật , quý vị cũng không tin , bởi vì thời gian chưa đến , tự mình còn chưa đạt đến đẳng cấp có thể tin mình vốn là Phật . Nhưng Sư Phụ có thể khẳng định bảo cho quý vị rõ , quý vị không phải là phàm phu , thân thể này cũng không có tầm thường như vậy , thân này rất ảo diệu , mình không cần châm xăng , cũng không cần làm gì , nhưng tim của mình cứ nhảy mãi , lưỡi của mình hằng ngày có thể thưởng thức mỗi thứ khẩu vị , nó có thể phân biệt chua , ngọt , đắng , cay , mặn , lạnh , nóng ... Sao mà những công cụ này lại có nhiều công năng ảo diệu như vậy ? Bởi vì mình có trí huệ , có Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật . Nhưng cũng có những người ở trên thế giới này không tu hành , ít phước báu , không sao dùng được nhiều Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật như vậy , họ chỉ có thể dùng một ít bộ phận kém cỏi mà thôi .
Đại trí huệ là cái gì cũng biết , đều minh bạch . Hiện giờ nhân loại tuy chỉ dùng một phần nhỏ của trí huệ , nhưng đã biết nhiều như vậy , có thể tạo hỏa tiễn để lên cung trăng , có thể phóng vệ tinh bay vòng địa cầu , có thể tạo máy bay , xe lửa , tàu lặn , có thể làm được nhiều việc . Trí huệ nhỏ và phổ thông như thế đã phát huy được công dụng lớn như vậy , nếu như tìm được trí huệ cao tột , bản lai của mình , thì sẽ như thế nào ?
Quý vị không phải là phàm phu , quý vị đến từ nơi Phật , từ đại trí , đại huệ . Khi đến đây rồi , bị nhiều vật chướng ngại , không thể xử dụng . Giống như con người ở trên đất liền , nếu như xuống nước , không thể phát huy toàn thể năng lực , bởi vì nước không phải là chỗ của mình , cho nên phải dùng những công cụ hộ trợ , phải mang ống hơi , mặc áo nhái ... Tuy rằng mình có đầy đủ công cụ , nhưng năng lực của mình còn rất giới hạn , không có thể vận dụng lanh lẹ như trên đất liền .
Giống như vậy , chúng ta từ chỗ Phật đến thế giới Ta Bà , là để tìm kinh nghiệm , học kinh nghiệm , để nhận thức tự mình còn có những tiềm năng , nhưng lực lượng gì . Đúng vậy , mình là Phật tại cõi Phật , nhưng không có ích gì , vì mình không biết mình có năng lực gì , có lực lượng gì , có trí huệ gì vì đất Phật không cần dùng những thứ năng lực ấy . Cho nên phải làm người , làm trời , làm động vật , làm tám vạn bốn ngàn thứ chúng sanh để học thể nghiệm , mục đích là để hiểu trí huệ của mình bao lớn , có thể vận dụng như thế nào . Còn không mình làm người để làm gì ? Làm người rất hữu ích , làm người rồi , sau đó trở về làm Phật , lúc ấy là Phật có đại trí huệ , là Phật biết tự nhận biết .
Xưa kia làm Phật , không biết ai là Phật , không biết mình là người như thế nào ? Phật vốn là không , không lại không đi , như như bất động , nhưng làm qua người rồi thì sẽ biết được , cho nên có lợi ích hơn . Mình từ Phật đến , sau này vẫn làm Phật , từ kiếp người mà thành Phật , mới chính hiểu được Phật . Vốn đã là Phật rồi , nếu không mình tu như thế nào cũng không thành Phật được , bởi vì nấu cát không thể thành cơm . Quý vị vốn không phải là phàm phu , cho nên mới là không có nghiệp chướng , Phật làm sao có nghiệp chướng ? Nghiệp chướng này đều là giả . Cũng như mình diễn kịch , mình vốn là người thường , nhưng khi diễn kịch , phải đóng các vai trò , làm người tốt , người xấu , làm vua , làm cướp , làm người tù , làm người lương thiện , làm người xuất gia ..., bất cứ đóng vai nào , cũng chỉ là diễn kịch , diễn tuồng hết , mình lại trở thành con người thường như trước .
Những diễn viên giỏi , họ diễn như là thật , khi họ diễn tuồng , họ cảm giác họ là vua , là người xấu . Mình thường khen họ diễn rất xuất thần . Khi diễn viên hoàn toàn chăm chú diễn kịch , thì có nhân quả , vì họ giết người , cho nên có người đến báo thù , hay là người tình thương yêu người khác , cho nên đối phương mới cảm thấy đau khổ , sẽ khóc ... Đôi khi phải diễn vai trò tranh đấu với người khác , người diễn viên sẽ cảm thấy tức giận thật . Khi diễn vai trò bị hành hạ , sẽ cảm giác rất đau khổ . Nhưng khi họ tỉnh dậy , vào bên sau đài uống nước , họ biết họ quá chuyên say trong kịch . Cái ta của thực tế , không phải là người trong kịch , cho nên họ bắt tay với kẻ địch trong tuồng , chúc các vai diễn tuồng thành công . Nhưng khi trở về kháng đài , cảm giác của họ lại biến đổi , phải bắt đầu diễn cho thật giỏi .
-
Lìa Đời Chỉ Còn Nhân Quả Mang Theo
Chúng ta cũng vậy , khi làm người , quên mất mình là Phật , cũng không biết Phật Tánh là gì ? Nếu như biết được , sẽ khó làm người , cũng không biết nên làm cách nào . Làm người cũng như nằm mộng vậy , vốn không có vấn đề khó nghĩ gì , nhận thức được mình là việc rất vui , rất khoái lạc . Nhưng làm người vẫn phải làm , cũng như minh tinh đóng tuồng , khi ở sau đài nói chuyện với đối thủ , họ hoàn toàn quên mất vai trò trên đài , nhưng chỉ vài phút sau khi trở lại diễn đài , vẫn phải diễn như thật và giống như trước .
Chúng ta cũng vậy , vốn không có việc gì phải lo lắng . Mình tu hành là để đánh thức mình , muốn hiểu biết mình là ai , không để mình chấp trước vai trò trong tuồng , đừng có quá bi thương , đau khổ , nhìn coi mình là ai , mình chỉ diễn kịch mà thôi , chứ không phải là người đó , không phải là ông A , ông B , ông C ... đều không phải hết , mình không phải là phàm phu , cho nên phải cố gắng tu hành , cho đến khi nào nhận biết mình không phải là phàm phu , lúc đó sẽ rất vui mừng , làm gì cũng được , không có đau khổ gì hết .
Nhưng hiểu biết thì hiểu biết , còn người thì nên làm tròn trách nhiệm của mình , không nên vì biết được mình là Phật , rồi không chịu làm tròn trách nhiệm làm người . Cho nên Phật Thích Ca Mâu Ni thành Phật rồi , Ngài vẫn la rầy đệ tử , vì Ngài phải làm tròn trách nhiệm của vị Thầy , Ngài đâu có thể nói , tất cả chúng sanh đều là Phật , họ muốn tu gì thì tu . Đâu có . Ngài quở trách A Nan , La Hầu La , và các đệ tử khác , Ngài la rầy rất nhiều . Có một hôm Ngài cảm thấy rất buồn , bởi vì nói gì đệ tử đều không nghe , cho nên Ngài mới bỏ đi , một mình lên núi ở ba tháng , ban đầu các đệ tử đều tìm không ra , sau này tìm được Ngài mới thỉnh Ngài về , Ngài mới nhận lời , nếu không Ngài không muốn về . Thành Phật là thành Phật , nhưng hễ làm người sống trên thế gian này thì phải có trách nhiệm . Làm thầy thì phải làm thầy giỏi , không thể nói ta đã thành Phật , ta có thể không lo việc gì nữa . Trách nhiệm của mình là gì thì tiếp tục làm cho trọn . Phải làm con hiếu , chồng tốt , vợ hiền , thầy giỏi . Người nào đáng la thì la , đáng an ủi thì an ủi , không khác với lúc còn chưa thành Phật . Riêng chỉ biết rõ trong tâm , biết được mình là ai . Biết được bản tính của mình rồi , thì không còn quá chấp trước vào trách nhiệm của mình . Sau khi khai ngộ , bề ngoài giống như lúc còn chưa khai ngộ , lúc còn chưa khai ngộ làm gì , bây giờ cũng vẫn làm như vậy , nhưng khi làm , trong tâm rất rõ ràng , họ làm trọn trách nhiệm , nhưng không có chấp trước vào trách nhiệm .
-
Lìa Đời Chỉ Còn Nhân Quả Mang Theo
Hỏi : Phật pháp thường nói , người tu hành phải bỏ hết tất cả . Làm sao mới gọi là bỏ hết tất cả ? Làm cách nào mới có thể bỏ hết tất cả ? Làm sao có thể giải thích tất cả là một , một là tất cả ?
Đáp : Vị này hỏi như vậy để làm gì ? (Tôi đọc được từ một quyển kinh). Loại sách này là để cho người tu hành cao , người không có chấp trước coi , bởi vì kinh điển không phải chỗ nào cũng viết cho người thường coi . Các vị đại sư giảng kinh có lúc đặc biệt nói cho một hay hai người trong hàng đệ tử nghe , hay là nói cho một đoàn đệ tử cùng một đẳng cấp nghe , nhưng người đời sau đọc kinh từ đầu đọc đến cuối vẫn không biết trong kinh nói những gì , là vì mình chưa đạt được đẳng cấp đó . Bây giờ Sư Phụ có trả lời vấn đề đó cũng vô ích , đợi cho người hỏi đạt đến đẳng cấp đó , lúc đó Sư Phụ cũng nói như trong kinh , bảo người hỏi bỏ hết , để xuống hết , nhưng bây giờ vấn đề này không có liên quan gì đến người hỏi .
Hai câu hỏi đó , Sư Phụ đều không muốn trả lời , bởi vì Sư Phụ không hiểu đối với quý vị có ích gì không ? Sư Phụ nghĩ , dùng ngôn ngữ tranh luận không có ích dụng lắm . Đôi khi học trò tọa thiền , có thể có một chút thể nghiệm gì đó , đến một đẳng cấp nào đó , mới đi hỏi vị Sư Phụ : "Sư Phụ , con thấy cái này , thấy cái nọ , con cảm giác như vậy , con cảm giác như kia , đó là ý nghĩa gì ? Đẳng cấp gì ?" Cứ hỏi mãi , rất có lẽ lúc đó Sư Phụ của vị đó mới nói : "Bỏ hết xuống , chưa có gì đâu . Tất cả vốn đều là không , cho nên đừng có chấp trước , đừng có ngưng tại đó , cái đó chưa có gì đâu , phải bỏ hết tất cả ."
Bởi vì có nhiều người có được một chút thể nghiệm , sẽ chấp vào cảnh giới đó , không thể lên cao hơn nữa , mình có rất nhiều thể nghiệm , thể nghiệm nhỏ chưa có gì , bỏ qua đi , bỏ hết tất cả là nghĩa đó .
Câu hỏi thứ hai , một là tất cả , tất cả là một , ý nó cũng như nhất thiết duy tâm tạo . Đứng ngay đẳng cấp thấp nhất mà trả lời , là tự mình tu hành rồi sẽ tự biết . Đứng vào đẳng cấp cao một chút mà đáp , tu hành cao rồi , cái gì cũng biết . Sư Phụ không thích nói rõ vấn đề này , vì sợ quý vị không hiểu , sẽ hiểu lầm .
Chúng sanh từ đại trí huệ mà ra , từ cái đại "nhất" này mà ra , cho nên nói vạn pháp là một , một là vạn pháp . Thượng Đế , hay gọi là A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề , Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác này là địa vị tối cao . Thiên Chúa Giáo gọi là Thượng Đế , bởi vì lúc đó , dân nơi đó tin Thượng Đế , họ không nghe lời của Giê Su Ki Tô . Nếu như Sư Phụ dạy tín đồ của Thiên Chúa Giáo , Sư Phụ cũng nên nói Thượng Đế , nói gì cũng được , chỉ cần lợi ích của chúng sanh là được rồi , nếu họ đã không thích Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác , thì Sư Phụ dùng Thượng Đế cũng được , đâu có gì không được ? Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác là tối cao , Phật vẫn còn chưa phải là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác , còn Bồ Tát thì thấp hơn nữa , Bồ Tát cũng có nhiều cấp bậc , có cao có thấp , bởi vì quý vị không hiểu rõ . Kinh điển của Thiên Chúa Giáo trong thời xưa đã bị sửa đổi rất nhiều , bị thiếu sót rất nhiều đạo lý hay , bởi vì đối với những người có đẳng cấp thấp , rất có thể Giê Su Ki Tô kể chuyện cho họ nghe . Nhưng đối với những người có đẳng cấp cao hơn , Giê Su Ki Tô cũng có giảng đạo lý cao , không phải chỉ kể chuyện nắn đất thành người mà thôi . Khai ngộ rồi , mình đọc Thánh Kinh hay là Kinh Phật , trình độ hiểu biết khác hẳn hơn trước . A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề này là cao nhất , mình phiên dịch là đẳng cấp tối cao , tối cao có phải là Thượng Đế không ? Bên Thiên Chúa Giáo , Thượng Đế là tượng trưng tối cao , nhưng Thượng Đế này không phải là một con người , vì tín đồ có tư tưởng sai lầm , đem Thượng Đế nhân cách hóa , dùng ảo tượng của họ , tạo ra Thượng Đế giống như họ suy nghĩ thuộc về cá nhân của họ .
-
Lìa Đời Chỉ Còn Nhân Quả Mang Theo
Cho nên bây giờ mình mới nghe đến Thượng Đế , liền mẫn cảm , bởi vì mình dùng cách nghĩ của mình tạo thứ Thượng Đế này , tự mình lập một hình dáng Thượng Đế . Thượng Đế không phải như hình dáng đó , Thượng Đế là A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề , là một lực lượng rất trung lập . Nó có thể tạo rất nhiều vật , và tạo toàn cõi vũ trụ , nhưng nó nhất tâm bất động , công việc của nó là tạo hóa mà thôi . Nó không lo mình tốt hay xấu , lúc nào mình trở về quê hương của nó , nó cũng không để ý . Nó biết rằng có một ngày nào đó mình sẽ trở về , mình có ý chí tự do , có thể tuyển chọn . Hôm nay , ngày mai , năm tới , trăm năm , ngàn năm , hay là trăm ngàn vạn năm về sau mới trở về cũng được . Con người có lực lượng rất lớn có thể tuyển chọn , cho nên Phật Thích Ca Mâu Ni nói : "Chúng ta có thể một đời thành Phật ." Nhưng không phải người nào cũng có thể một đời giải thoát , bởi vì tự mình không lựa chọn , có lẽ không gặp thiện tri thức , hay là tự mình không muốn về nhanh như vậy , vì còn rất nhiều người lưu luyến thế giới này , không có nghĩ đến phải về nhà , không muốn giải thoát , không muốn thành Phật , thích ở đây hưởng thụ thế giới này , đó cũng là tự mình lựa chọn , Thượng Đế không có nói ngày mai mình nên về hay là năm sau mình nên về . Thượng Đế rất là trung lập .
Mọi người đều có thể được A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề này , nhưng có người không muốn , muốn hay là không muốn , thuộc về vấn đề của cá nhân , không phải vấn đề của Thượng Đế . Sau này tất cả mọi vật đều phải trở về "nhất", nhưng không phải cùng về trong một ngày , có xa biệt , sớm muộn , mau hay chậm . Mình muốn lúc nào về cũng được . Cái "nhất" tuyệt đối trung lập này không có lo chuyện đó , bởi vì nó biết , từ đó mà ra , thì nhất định sẽ trở về với nó , cho nên nói "một là tất cả , tất cả là một".
Hỏi : Sư Phụ , có phải mình đừng chấp trước vào Thiên Chúa Giáo hay là tin Phật Giáo ?
Đáp : Đúng , rất đúng . Đừng có chấp trước , quý vị tin gì cũng được , mình đều từ lực lượng lớn này mà ra , mình gọi đó là Phật Tánh , Chánh Đẳng Chánh Giác , Thượng Đế hay là Đạo cũng được . Nó không màng , điều quan trọng là mình phải lo cho mình chừng nào trở về .
-
KHAI NGỘ LÀ PHẬT , VÔ MINH LÀ CHÚNG SINH
KHAI NGỘ LÀ PHẬT ,
VÔ MINH LÀ CHÚNG SINH
Thuyết Pháp Tại Đài Bắc
Ngày 1 tháng 12 năm 1986
Người khai ngộ nhìn tất cả chúng sanh đều Phật , nếu như quý vị tu hành thật sự , có một ngày sẽ hiểu được đẳng cấp này , sẽ biết rằng tất cả chúng sanh đều là Phật , đều là Bồ Tát .
Không có Phật thì không có chúng sanh , không có chúng sanh thì không có Phật , Phật chính là chúng sanh , chúng sanh chính là Phật , ngoài điều đó ra , không biết nói thế nào bởi vì chúng sanh còn chưa hiểu được họ là Phật , cho nên Phật Bồ Tát phải hóa thân đến dạy , từ từ dạy họ , dẫn dắt họ cho đến khi nào họ biết được chính họ là Phật .
Chúng sanh vốn đã là Phật rồi , nếu biết được liền thành Phật , còn không thì vẫn là phàm phu , giữa Phật và phàm phu chỉ khác biệt ở chỗ biết được hay không biết được , Phật là chúng sanh biết được mình là Phật , chúng sanh là Phật không biết được điều này . Khác nhau ở chỗ đó .
Đối với Phật hay là người khai ngộ mà nói , cho đến người phỉ báng họ cũng là Phật , các Ngài không có một chút hận tâm nào , các Ngài vẫn có lòng thương , cũng gia trì cho họ , cũng cầu Phật Bồ Tát giúp cho những người này sớm khai ngộ . Cũng như mình có nhiều trẻ con , đối với những đứa khoẻ mạnh mình cũng thương , lo lắng cho chúng nó , nhưng đối với đứa con bệnh hoạn , mình quan tâm hơn , và chăm sóc nó nhiều hơn một chút , thương nó nhiều hơn , có phải vậy không ? Chúng nó đều là con hết , nhưng mình chăm sóc đứa có bệnh nhiều hơn .
Hiện giờ là thơi mạt pháp , muốn dạy người không dễ , cho nên Sư Phụ nghĩ Ngài Hòa Thượng Quảng Khâm cũng không dạy gì nhiều là phải , Ngài chỉ bảo người ta niệm Phật , sau này có lẽ Sư Phụ cũng làm như vậy , chỉ dạy người niệm "Nam Mô A Di Đà Phật". Bởi vì dạy pháp môn tối cao sẽ quá phiền phức . Hòa Thượng Quảng Khâm cũng từng nói : "Người đời nay 'đạo tâm' rất nhỏ , không bằng một phần mười của người xưa ." Sư Phụ cũng đồng ý điểm đó , đó là sự thật chứ không phải coi thường người thời nay .
Tại Đài Loan , trước kia có vài vị đại sư , họ cũng không dạy pháp môn nào cao thâm , Sư Phụ không hiểu họ có biết hay không , nhưng hình như không có ai dạy , cho nên ở Đài Loan , đa số chưa hiểu biết pháp môn cao thâm . Nếu như có người đến dạy pháp "Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu" này thì khó khăn lắm , chúng sanh không thể tiếp thụ . Cho dù ở thời xưa , có truyền pháp cũng là chuyện thần bí , pháp môn tối cao không phải dễ dàng như vậy , không phải người nào cũng có thể tìm được .
Cho nên người xưa cầu pháp , phải leo núi vượt sông đi tìm thầy , quý vị chắc đã nghe qua nhiều cốt truyện như vậy , muốn đi tìm chân sư phải trải qua bao nhiêu trở ngại , chịu bao nhiêu khổ đau mới tìm được . Tìm được rồi , còn phải sống chung bao nhiêu năm , chứ không phải gặp được Sư Phụ liền được thọ pháp , còn phải bị khảo một khoảng thời gian , cho đến khi vị thầy thấy được rồi mới bắt đầu truyền pháp . Cho nên thời xưa không dễ cầu pháp .
Mình nghe nói Ngài Huệ Khả khi cầu pháp , quỳ trên tuyết , tuyết sâu đến đầu gối , nhưng Bồ Đề Đạt Ma không có để ý đến , trải qua ba ngày như vậy , cho đến khi Ngài Huệ Khả chặt cánh tay cúng dường Tam Bảo , lúc đó Bồ Đề Đạt Ma mới nhìn một cái , hỏi Ngài : "Nhà ngươi muốn gì ?" Không phải Ngài Bồ Đề Đạt Ma không có lòng từ bi , mà vì Ngài thấy đạo tâm của con người thời đó mà thất vọng , đến nỗi vị quân vương Lương Võ Đế cũng chỉ tham nhân thiên phước báu mà thôi , không muốn cầu cứu cánh Niết Bàn .
-
KHAI NGỘ LÀ PHẬT , VÔ MINH LÀ CHÚNG SINH
Đa số người ở thời đó đều tham nhân thiên phước báu , xây cất chùa , cúng dường , tụng kinh , tranh luận ý nghĩa của kinh , nghe hiểu không ? Tự họ không có tu hành , không có khai ngộ . Cho nên Ngài Bồ Đề Đạt Ma quay mặt vào vách đá chín năm , không nói chuyện , không dạy người . Không phải Ngài không có từ bi , không phải bởi vì Phật Bồ Tát đời đời kiếp kiếp thần bí như thế , không muốn dạy người pháp môn tối cao , mà là không thể nào dạy , muốn dạy người , nhưng chúng sanh không thể tiếp thu , không thể nhẫn nhục , làm sao mà dạy ?
Khi Sư Phụ đến Đài Loan cũng không muốn dạy người , nhưng sau này thấy có một số người rất chân thành , tối thiểu lúc đó như là rất chân thành , cho nên Sư Phụ cũng công khai nhiều một chút , nhưng mới có công khai có một chút đỉnh đã có phiền phức rồi , liền gặp lôi thôi . Thứ nhất , họ hoài nghi , đâu mà có pháp môn tốt như vậy ? Dễ học như vậy ? Thứ hai , nếu như có thứ pháp môn đó , sao ở Đài Loan không có người dạy ? Thứ ba , họ nói ở Đài Loan có nhiều cao tăng như vậy , sao không có người biết được pháp môn này ?
Họ không thể tin Sư Phụ , không tin sau khi thọ pháp này năm đời được siêu sanh , tự mình cũng được giải thoát . Khi truyền pháp Sư Phụ sẽ cho quý vị hay sẽ có những thể nghiệm gì , là nhất định sẽ có thể nghiệm đó , chứng minh những gì Sư Phụ đã nói là thật , nghe hiểu chưa ? Sư Phụ nói gì , nhất định sẽ có cái đó , nhưng vẫn có người không tin , chỉ tin kinh điển mà thôi , tin Phật Thích Ca Mâu Ni hai ngàn năm trăm năm trước , nhưng lại không biết được Ngài chính thật là ai .
Trong phẩm Phổ Môn có nói : "Người trì danh hiệu Quán Thế Âm , nếu vào lửa , lửa không thể đốt , nếu bị ngập , sẽ không mắc cạn , nhưng quý vị rất rõ , nếu như rơi vào lửa sẽ bị lửa đốt , vậy mà vẫn cứ tin , như vậy có phải là mê tín không ?
Nhưng Sư Phụ nói , theo Sư Phụ học pháp môn này sẽ có cảm ứng gì , có thể nghiệm nào , quý vị sẽ có thể nghiệm thật sự y như Sư Phụ từng nói , nhưng nếu như vẫn còn chưa tin lời của Sư Phụ , chỉ tin Quán Thế Âm Bồ Tát , tin kinh điển , không thể chứng minh , không thể có kết quả , như vậy Phật Bồ Tát làm sao giúp đỡ ? Lời của Sư Phụ so với lời của phẩm Phổ Môn , cái nào chân thật hơn ? Trong lòng quý vị đều rất rõ ràng .
Đa số người đều tin phẩm Phổ Môn , không tin Sư Phụ , cũng đành chịu thôi (Học trò đáp : "Con tin Sư Phụ".) Sư Phụ biết vị này tin , Sư Phụ chỉ bất quá muốn nói cho quý vị nghe , Phật Bồ Tát không dễ dạy người , nghe hiểu không ? Dạy họ nếu làm như vậy , sẽ có thể nghiệm , họ cũng không tin , vẫn cứ đi tin thứ kinh điển không thể có chứng minh , không thể có thể nghiệm . Đối với đại sư cũng có lòng phân biệt , phân biệt vị này là Đại Sư Việt Nam , vị nọ là Đại Sư Trung Hoa . Vì sao Đại Sư Trung Hoa nhiều như vậy lại không có một người biết được pháp môn này ? Cho nên đây nhất định là ngoại đạo .
Nhưng một mặt khác lại tin Phật Thích Ca Mâu Ni của Ấn Độ , tin người Ấn Độ thời hai ngàn hai trăm năm trước , chứ không tin Pháp Sư Việt Nam hiện thời , chỉ vì vị này là người ngoại quốc , tin rằng Phật Thích Ca Mâu Ni xưa kia có thể biết được pháp môn này , nhưng hiện nay người Việt Nam này không sao biết được , hình như hai ngàn năm trăm năm nay chỉ có Phật Thích Ca Mâu Ni có thể biết được , những người khác không thể biết được , chỉ có Đại Sư Trung Hoa có thể biết được , nếu như Đại Sư Trung Hoa không biết được , thì Đại Sư Việt Nam cũng không thể nào biết được (mọi người cười), có phải vậy không ? Thật hết cách nói .
-
KHAI NGỘ LÀ PHẬT , VÔ MINH LÀ CHÚNG SINH
Có tâm phân biệt rất là mệt , Phật Bồ Tát không có tâm phân biệt , nhưng người phàm phu có , cho nên mới mệt . Phật Bồ Tát độ người không có để ý học vấn của người đó như thế nào , đẳng cấp như thế nào , và nghiệp chướng của người đó như thế nào . Các Ngài không có lo đến những thứ đó . Nhưng chúng sanh rất coi trọng mọi điều . Chúng sanh không có sợ nghiệp chướng của họ sâu nặng , họ chỉ lo vị Pháp Sư này dạy không đúng . Họ cũng quên rằng họ đối với giáo lý của Phật Giáo cũng không hiểu được bao nhiêu , đẳng cấp tu hành của họ cũng không có gì , họ quên rằng họ vẫn là con người vô minh , lại đi phê bình pháp sư khác vô minh . Phê bình vị pháp sư này hình như không hiểu biết , bởi vì pháp sư này là người Việt Nam , người Ấn Độ , bởi vì người này là tại gia , người xuất gia , bởi vì người này tự xuống tóc , hay là người khác giúp họ xuống tóc ..., những chuyện toàn không có liên quan đến khai ngộ là gì hết .
Lúc Ngài Lục Tổ Huệ Năng lãnh y bát , Ngài vẫn là người tại gia , vẫn còn chưa xuống tóc , nhưng Ngũ Tổ đã truyền y bát cho Ngài , trải qua mười sáu năm sau , Ngài mới ra truyền pháp dạy người , rồi mới nhờ vị trụ trì của chùa Bảo Linh xuống tóc giùm , vì nếu không xuống tóc không thể chánh thức dạy người xuất gia , cho nên cần phải xuống tóc ngay , để trở thành pháp sư chánh thức . Do đó mình biết , nếu như cho rằng xuống tóc rồi mới khai ngộ thì không đúng .
Hôm nay học trò của Sư Phụ đọc lời khai thị của Hòa Thượng Quảng Khâm cho Sư Phụ nghe . Lời của Ngài cũng giống như lời của Sư Phụ . Ngài nói : "Nếu như không biết tu hành , cho dù xuất gia cũng rất đáng tiếc ." Thật như vậy , nếu như không có tu hành chân thật , xuất gia cũng không có ích , không hiểu "đạo" vẫn là "ngoại đạo". Chứ không phải nói Phật Giáo là nội đạo , Thiên Chúa Giáo là ngoại đạo , Sư Phụ đã nói nhiều lần rồi , các vị đại sư đều nói cùng một đạo lý , nhưng trình độ của mình phải đủ cao mới có thể nghe hiểu , trình độ thấp kém không thể hiểu biết , nghe hiểu chưa ?
Nếu như nói chỉ có xuất gia mới có thể tu hành , tại gia không tu được , vậy Đại Sư Duy Ma Cật từ đâu ra ? Quý vị có biết Đại Sư Duy Ma Cật không ? Ngài cũng là người tại gia . Nếu như cho rằng nữ chúng không thể thành Phật , không thể khai ngộ , vậy còn Long Nữ thì sao ? Trong Kinh Pháp Hoa có ghi , Long Nữ tám tuổi thành Phật , Long Nữ là phái nữ , mới chỉ có tám tuổi mà thôi , mà cũng không phải là người , nhưng cũng có thể thành Phật .
Đa số người vốn cho rằng rồng không thể thành Phật , rồng và thiên nhân không thể thành Phật , chỉ có con người mới có thể thành Phật , chỉ có nam chúng mới có thể thành Phật , như vậy là sai lầm , không phải chỉ có Sư Phụ nói như vậy , Phật cũng nói như vậy . Nếu như chỉ có nam chúng mới có thể thành Phật , thì trong Kinh Pháp Hoa không có chuyện Long Nữ thành Phật . Huống chi trong Kinh Duy Ma Cật có nói : "Không có nam , không có nữ , chỉ có Diện Mục Bản Lai , tức là Bát Nhã Ba La Mật .
-
KHAI NGỘ LÀ PHẬT , VÔ MINH LÀ CHÚNG SINH
Khi Ngài Lục Tổ Huệ Năng cầu pháp với Ngũ Tổ , Ngũ Tổ nói : "Nhà ngươi là người Nam , làm sao thành Phật được ?" Lục Tổ đáp lời : "Người tuy chia Nam Bắc , nhưng Phật Tánh không chia Nam Bắc ". Cùng lý đó , mình cũng có thể nói con người có chia nam nữ , có chia Đài Loan , Việt Nam , nhưng "Phật Tánh" không có , nếu như còn chấp trước vào biệt tính quốc tịch , thì không thể tìm được Phật Tánh , và không tìm được Chân Sư . Bởi vì Sư Phụ không phải là xác thân này , cuối cùng mình cũng phải lìa khỏi Sư Phụ này , tự làm thầy của mình , tìm chủ nhân của mình , sau cùng biến thành Sư Phụ của mình .
Cho nên Sư Phụ chỉ là người truyền tin , cũng như người phát thư vậy , chỉ phụ trách đưa thư đến , mình có thể không đọc thư liền , nhưng có lẽ mình sẽ rót nước trà , và đem chút ít bánh cho người phát thư , và không chừng còn cho họ một ít tiền uống nước , rồi cám ơn họ , nhưng mà cuối cùng người phát thư này cũng phải đi , tiếp tục làm tiếp công việc , bởi vì còn có những thư khác cần phải đưa cho những người khác .
Thư của mình , mình phải tự coi , bởi vì lá thư này không có liên hệ gì đến người phát thư . Đại sư có thể trao thư cho mình , nhưng vấn đề là họ có dạy cho mình những gì hay không ? Những gì họ dạy có phù hợp với kinh điển hay không ? Lúc họ truyền pháp cho mình , thể nghiệm của mình có giống như những gì được kể trên kinh điển không ? Điều đó mới là quan trọng . Đừng có lo người đó là nam hay nữ , người miền Nam hay miền Bắc , hay là người của nước nào , những điều này không quan trọng .
Nếu như mình đọc quá nhiều kinh điển , sau này sẽ biến thành chấp trước , không hiểu đọc kinh điển để làm gì . Kinh điển vốn như là bản đồ , để cho mình tham khảo mà thôi , nó cho mình biết , các vị đại sư thời xưa và các vị Bồ Tát cùng các vị tu hành , khi họ khai ngộ có những thể nghiệm gì ? Mà mình bây giờ có thể có những thể nghiệm như họ hay không ? Đó mới là mục đích đọc kinh của mình . Còn không , đọc kinh không có phước báu . Sư Phụ nói thật cho quý vị nghe , một tí phước báu cũng không có , đừng có tưởng rằng đọc kinh tụng kinh là có phước báu , phước báu gì ?
Bồ Đề Đạt Ma nói ăn bánh vẽ không có no , cho nên Ngài muốn đốt Kinh Niết Bàn , bởi vì có một người , ngày ngày tụng Kinh Niết Bàn , Bồ Đề Đạt Ma mới hỏi : "Ông tụng cái này để làm chi ?" Ông ta đáp : "Tụng cái này sẽ giải thoát , có phước báu rất lớn ." Lúc đó Bồ Đề Đạt Ma trả lời : "Đưa kinh cho ta , ta phải đốt nó , ăn bánh vẽ làm sao mà no ."
Cho nên đọc kinh không có ích gì nhiều , đọc kinh điển , mỗi ngày tụng Nam Mô ..., tự mình lại không hiểu biết ý nghĩa của kinh điển , "ý tưởng" của mình cũng loạn bậy loạn bạ , không có ích gì , còn chưa bằng một bộ máy thâu băng , máy thâu băng còn tụng hay hơn mình , nó không có khi nào tụng sai .
-
Re: Các Bài KHAI THỊ
Nhưng mình đôi khi bên tụng , bên ngủ , cho nên tụng sai , vốn nên tụng câu kế tiếp , rốt cuộc không biết "ý tưởng" chạy đi đâu , như vậy rất có thể có phiền phức , nếu như Phật Bồ Tát thấy mình tụng kinh tụng loạn bậy , rất có thể nổi giận , có thể không ? (Mọi người cười). Có lẽ họ không giận , nhưng Long Thần Hộ Pháp sẽ giận , Thiên Long Bát Bộ thấy mình không cẩn thận , không tôn kính , không biết chừng làm khó mình , phước báu chưa có đã có rắc rối , nhưng đó là chuyện nhỏ , kệ nó .
Cho nên mình tu hành đừng nên có tâm phân biệt , nếu như mình không hiểu được điểm đó , thì kinh điển chỉ đem phiền phức lại cho mình mà thôi , khiến cho mình biến thành chấp trước . Cho nên kinh điển không có ích dụng chi , tâm phân biệt này không có giúp ích cho mình , mình bỏ được nó càng sớm càng mau thành Phật , sau này luôn cả "Phật" này cũng không có , làm sao có chúng sanh ? Chúng sanh đều không có , làm gì có nam nữ ? Làm sao còn có cái phân biệt Việt Nam , Đài Loan .
"Không có" không phải là không , mà là không có cái "phân biệt", không có tư tưởng về quốc tịch , nghe hiểu chứ ? Mỗi một nước cũng như một căn nhà lầu , nói ví dụ , quý vị ở trong nhà có hai tầng , lầu trên lầu dưới đều là nhà của quý vị , quý vị thường chạy lên chạy xuống , cũng không có cảm giác gì đặc biệt , không có cảm thấy được gì , không phải nói không có nhà lầu này , cũng không thể nói lầu trên và lầu dưới như nhau , lầu trên là lầu trên , lầu dưới là lầu dưới , chỉ là không có cảm giác có gì đặc biệt , nghe hiểu chứ ?
Bây giờ Sư Phụ muốn nói đạo lý cao hơn một chút , bởi vì quý vị có lẽ sẽ hỏi , vì sao "Phật là chúng sanh ? Chúng sanh là Phật ?" Vì sao chúng sanh không thể thành Phật liền ? Vì sao chúng sanh vẫn là chúng sanh , Phật vẫn là Phật ? Có phải có câu hỏi này trong đầu không ? Vì sao mỗi vị đại sư đều nói , chúng sanh vốn là Phật , vốn đã là Phật rồi , vậy đến thế giới Ta Bà này làm chúng sanh để làm gì ? Bởi vì cần phải đến thế giới này học tập , sau này mới có thể nhận thức được mình là "Phật", đó là chuyện rất ảo diệu , nhưng sự thật là như vậy .
Bởi vì nếu như mình ở nơi sáng chói , sanh ra và trưởng thành đều tại nơi đó , mình sẽ không biết được sáng chói là gì , nghe hiểu không ? Nếu như có một ngày , mình cần phải đi đến chỗ đen tối , nơi đó không có đèn , không có ánh sáng , sau khi trở về mình mới biết , thì ra chỗ mình ở có ánh sáng , ở bên ngoài rất đen tối .
Cũng thế , nếu như không có chúng sanh , mình không hiểu được Phật là gì ? Cho nên cần phải đến thế giới này học tập "thành Phật", học tập nhận thức mình là Phật , học tập địa vị của mình , lực lượng của mình , diện mục bản lai của mình , nghe hiểu không ? Mình vốn là Phật rồi , không phải đợi đến mình tu hành mới có thể thành Phật , nếu như mình vốn không phải là Phật , có tu hành cũng không thể thành Phật , Phật không phải là tu hành mà có thể thành được .
-
KHAI NGỘ LÀ PHẬT , VÔ MINH LÀ CHÚNG SINH
Phật là Phật , là bất khả tư nghị , không thể dùng lực lượng , khổ cực , cầu nguyện , tụng lớn tiếng , tu hành khổ hạnh , thái độ tôn kính khiêm nhường , hay là sống có đạo đức của mình là có thể đắc , không được đâu . Mình làm người vốn nên làm một con người có đạo đức , nên cố gắng tu hành , nhưng không phải bởi vì cố gắng tu hành mới thành Phật , không phải như vậy . Phật đã là Phật , không thể dùng những gì để tạo Phật , nhưng nếu không dùng thứ pháp môn đó cũng không thể thành Phật , bởi vì thứ pháp môn đó , thứ đạo lý đó , là để cho mình huấn luyện lấy mình , cho mình tỉnh dậy , biết mình là Phật .
Có một câu chuyện , có một vị phú ông có hai đứa con trai , cả hai đều rất giàu có , đều rất thông minh , đều xuất thân từ nhà giàu và sanh trưởng trong cùng một hoàn cảnh . Có một ngày người em muốn ra ngoài để học đời , cho nên mới xin cha cho ra ngoài đời tiếp xúc để học hỏi .
Người em ra ngoài , nếm rất nhiều khổ sở , sống rất cực nhọc , nhưng cũng học được rất nhiều đạo lý , cho nên càng lúc càng thông minh , càng lúc càng có trí huệ , càng có tài , biết được nhiều chuyện và cũng phát giác được tiềm lực của mình , mà xưa kia chưa từng biết đến mình có những năng lực này . Bởi vì sống ở nhà giàu , có đầy tớ , công nhân , người hậu cận phục thị , không cần động tay chút nào , muốn gì có đó , cho nên không biết đến mình có năng lực gì . Ra ngoài đời học mới phát giác , thì ra mình có nhiều năng lực và thiên tài bất khả tư nghị như vậy , càng lúc càng vui và hiểu rõ mình có nhiều lực lượng như vậy .
Nhưng người anh , cũng như con cưng , tuy sống rất thoải mái , nhưng đâu có ích gì đâu , có phải không ? Tuy cũng giàu như nhau , nhưng thiếu cái trí huệ mà người em đã có . Bây giờ người em hiểu rõ rất nhiều việc , càng biết mình hiểu mình nhiều hơn , càng độc lập , còn người anh thì không biết gì hết .
Nhưng khi còn chưa biết được lý nầy , người em cũng đụng chạm nhiều khó khăn , cuối cùng gặp tình trạng rất khổ sở , bị bệnh , lại không tiền , không có người chăm sóc , không có nhà ở , cái gì cũng không có , bị người ta bạc đãi , lúc đó mới nhớ nhà quá . Cho nên nghĩ rằng , mình phải về nhà , không nên sống thảm thương như vậy . Sống trong nhà rất là tốt , tại sao mình phải ra ngoài , biến thành ăn mày ? Lúc đó người em rất nhớ nhà , muốn trở về sống chung với gia đình . Sau khi về đến nhà , người cha rất hoan nghênh , rất vui mừng , liền cho mặc áo quần tốt nhất và cho ăn thức ăn ngon nhất , cho đồ tốt đẹp nhất , còn mở tiệc hoan nghênh người em trở về .
Lúc đó người con trưởng hỏi ông cha : "Còn phần con thì sao ? Sao không mở tiệc cho con ? Sao không đặc biệt cho con ? Con vẫn rất trung thành như xưa , con đâu có bỏ nhà ra đi ? Hằng ngày còn gần gũi , thờ phụng cha , nhưng cha không cho con gì hết ." Người cha mới bảo : "Đồ của ta đều là của ngươi hết ."
Bây giờ tình trạng sinh sống của hai anh em cũng y như trước , người em không có mất mát gì , vẫn giàu sang như cũ , nhưng có cái gì tốt hơn người anh ? Quý vị có biết không ? Là có thêm kinh nghiệm sinh sống , có thêm trí huệ thông minh , có thêm tài năng , tự giác ngộ được nhiều hơn , biết rõ mình nhiều hơn xưa , có phải không ?
-
KHAI NGỘ LÀ PHẬT , VÔ MINH LÀ CHÚNG SINH
Nhưng người anh , cũng như con cưng , tuy sống rất thoải mái , nhưng đâu có ích gì đâu , có phải không ? Tuy cũng giàu như nhau , nhưng thiếu cái trí huệ mà người em đã có . Bây giờ người em hiểu rõ rất nhiều việc , càng biết mình , hiểu mình nhiều hơn , càng độc lập , còn người anh thì không biết gì hết .
Phật vốn đã là Phật rồi , điều đó không sai , nhưng cần phải làm chúng sanh rồi sau nầy mới biết mình là Phật . Chưa có làm qua chúng sanh thì không biết được . Nghe hiểu không ? Chưa từng làm qua chúng sanh , tuy cũng là Phật , nhưng không có ích nhiều . Cho nên mình mới đến thế giới Ta Bà , học làm người , học tập những tình trạng đau khổ gian cực , sau nầy mới biết được "khoái lạc" là gì ? Học tập tình trạng "vô thường", sau nầy mới biết được "vĩnh viễn" là gì ? Học tập thế giới "vô minh" nầy , sau đó mới biết được "trí huệ" là gì ?
Trước khi quý vị còn chưa "hoàn toàn" học tập xong , tuy rằng là Phật , nhưng vẫn là "Phật Vô Minh", lần lần sẽ biến thành Phật khai ngộ , thành Phật chính thật , hoàn toàn y như trước . Mình vốn cái gì cũng đã có rồi , không phải đợi đến khi khai ngộ mới có , chỉ có mình không tự hiểu được mà thôi , nghe hiểu chưa ?
Trước khi khai ngộ và sau khi khai ngộ đều như nhau , trước kia có nhiều lực lượng như vậy , khai ngộ rồi , vẫn có nhiều lực lượng như vậy , chỉ có trước kia mình không biết được mình có nhiều lực lượng như vậy , bây giờ mình biết rồi . Cho nên Phật Thích Ca Mâu Ni nói : "Phiền não là Bồ Đề , chúng sanh là Phật". Ngài không có nói dối , hôm nay Sư Phụ giải thích ý nghĩa nầy cho quý vị nghe , vì sao Phật là chúng sanh ? Vì sao Phật lại đến thế giới nầy làm chúng sanh , phải chịu nhiều đau khổ như vậy ?
Thật ra , đau khổ cũng không phải là đau khổ , chỉ là mình đương học tập , nó cũng như mình đến trường để đi học vậy , bất cứ học tiểu học , trung học , đại học đều không dễ dàng , nhưng sau khi học hết các khóa trình rồi , mình sẽ biến thành thông minh hơn , lớn lên rồi , mình sẽ có địa vị của mình , có tính độc lập , cho nên cần nên học , không học không được , không học không thể biết được mình có những năng lực gì .
Nói thí dụ tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh , vốn đã là Phật , sao có thể nói rằng nữ chúng không thể thành Phật ? Đó là nói bậy , thành Phật tức là thành Phật , không có gì phân biệt . Cho nên Sư Phụ nói với quý vị nhiều lần , ngoại đạo , nội đạo đều là đạo . Tốt xấu đều là Phật , không có tốt cũng không có xấu , nhưng đó là cảnh giới tối cao , khi mình còn chưa đạt đến cảnh giới đó , mình phải học tập , vẫn phải làm việc tốt , không thể nói , vì tốt cũng như xấu , cho nên không muốn học , đàng nào mình đã là Phật rồi , không cần tu hành . Không thể nghĩ như vậy , hiểu chưa ?
Mình vốn là Phật nhưng vẫn cần tu hành , bởi vì mình còn chưa chính thực hiểu rõ mình là Phật , có phải không ? Sư Phụ nói như vậy , quý vị tin , bởi vì quý vị tin Sư Phụ . Nhưng quý vị vẫn còn chưa chính thật nhận thức được mình , cho nên cần phải tu hành , nếu không mình sẽ có rất nhiều đau khổ , khi còn chưa nhận biết mình , người ta rủa một chút là tức ngực , người ta hận mình , mình cũng hận trở lại , bởi vì chưa nhận biết được tất cả chúng sanh đều là Phật , chưa có đạt đến tâm bình đẳng , còn chưa làm được tâm không phân biệt . Cho nên cần phải tu hành , tu đến khi nào tâm không còn động , coi tất cả chúng sanh như mình vậy , như vậy mới gọi là chính thật hiểu biết mình . Quý vị có câu hỏi , xin bắt đầu hỏi .
-
KHAI NGỘ LÀ PHẬT , VÔ MINH LÀ CHÚNG SINH
Hỏi : Con người từ Trời Quang Âm xuống , vậy "Quang" và "Âm" nầy có phải thuộc về vật chất hay không ? Thành Phật rồi , có phải không còn "Quang" và "Âm" ? Hay là , Phật không còn có hiện tượng vật chất đó ?
Đáp : Câu hỏi nầy đã trả lời rồi , Quang Âm Thiên chưa phải là thế giới của Phật , Sư Phụ không có nói đó là thế giới của Phật , Kinh A Hàm mới nói đến Quang Âm Thiên . Lúc thế giới nầy mới tạo thành , thiên nhân từ Quang Âm Thiên xuống ở đây , nhưng không phải là Phật xuống , nghe hiểu chưa ? Người của Quang Âm Thiên cũng là Phật , nhưng chưa có thành Phật , đẳng cấp của họ cao hơn người hiện thời một chút , nhưng khi ăn ngũ cốc trên địa cầu nầy , cấu tạo của thân thể càng lúc càng thô , đẳng cấp càng lần càng thấp , sau cùng biến thành hình dạng như người nguyên thủy . Hồi đó , người của Quang Âm Thiên cũng không phải là Phật , nhưng rất có thể ở thế giới Quang Âm Thiên , có vài vị Phật hóa thân đến dạy người của Quang Âm Thiên , nghe hiểu chưa ? Tình trạng nầy cũng như ở thế giới Ta Bà nầy , có Phật Bồ Tát hóa thân đến làm người để độ người vậy . Nơi nào cũng có Phật Bồ Tát . Cho nên Kinh A Hàm có ghi chép , mới lúc đầu , chưa có người ở trên thế giới nầy , lúc đó người của Quang Âm Thiên đến ở , họ là chúng sanh có phước báu , hồi đó họ có ánh sáng , rất sáng , cho nên ánh sáng của họ rọi tứ phía , hồi đó còn chưa có mặt trăng , mặt trời . Khi ở một đoạn thời gian rồi , bởi vì lòng hiếu kỳ thúc dục , họ bắt đầu ăn thực vật của thế giới nầy , thấy có nhiều đồ cứ ăn thử , sau nầy càng ăn càng nhiều , cuối cùng thân thể càng trở thành thô , mất đi cái thân tinh vi sáng chói trước kia , cho nên không bay lên được , ánh sáng càng ngày càng ít , sau cùng biến thành dáng của người nguyên thủy .
Nhưng không phải người nào cũng biến thành như vậy , có người không có ăn , cho nên thân thể vẫn phát ánh sáng , có lẽ lúc còn ở Quang Âm Thiên họ có theo Phật Bồ Tát học , cho nên khi đến thế giới nầy , Phật Bồ Tát cũng xuống dạy họ . Người có thân sáng , học mau hơn chút , học thành rồi có thể truyền pháp cho đồng bào của họ , không thành vấn đề . Nếu như con người có thể dạy con người , người của Quang Âm Thiên sao lại không thể dạy người của họ ? Có đúng không ? Ở thế giới nầy có Phật Bồ Tát hóa thân , ở thế giới của Quang Âm sao lại không có Phật Bồ Tát hóa thân ? Ở thế giới nầy có thể tu , người của Quang Âm Thiên sao lại không thể tu ? Nghe hiểu chưa ?
Quang Âm Thiên không phải là nơi cứu cánh của mình , cũng không phải là cố hương của Bản Lai Diện Mục của mình , nhưng mình từ đó rơi xuống , bởi vì lúc đó còn chưa thành Phật , vẫn còn ở tại Quang Âm Thiên , rớt vào thế giới nầy biến thành người , nếu như còn tu không xong , rất có thể ngày mai biến thành động vật , cây cỏ . Muốn thành phật , ít nhất phải làm người , thành Phật rồi còn có thể tái trở lại làm gì cũng được , bây giờ còn chưa thành Phật , cũng có thể làm người ? Thành Phật rồi có thể làm một con người tự tại , là vì muốn độ chúng sanh , nhưng thành Phật phải làm một vị "Phật minh bạch", thành một vị "Phật có lực lượng", như vậy mới là chính thật thành Phật .
Có nhiều Phật không biết được họ là Phật , cho nên có phiền não , nếu không biết được mình là Phật , cũng như những chúng sanh tầm thường , không có ích gì , nghe hiểu chưa ? Cho nên Phật Thích Ca Mâu Ni nói : "Thân người rất quý báu , không làm người không thể thành Phật". Thiên sứ và các chúng sanh khác rất có thể có thần thông hơn mình , nhưng họ cũng không thể thành Phật , bởi vì chỉ có làm người mới có cơ hội học tập nhiều việc .
Ở trên trời quá vui sướng , không có cơ hội nào thức tỉnh mình tu hành . Ở địa ngục quá đau khổ , không thể tu . Ở cõi Ta Bà có đau khổ , vui sướng , hiểu lầm , vô minh , trí huệ , khai ngộ , không khai ngộ ..., có nhiều tình trạng khác nhau , cho nên mình có thể học tập rất mau các thứ sinh hoạt , có đủ tài liệu , để mình thể nghiệm lấy , huấn luyện cho mình , cho mình có cơ hội tu hành thành Phật , những thế giới khác không có cách nào tu được . Cho nên thân người rất quý báu , phải bắt lấy cơ hội , mau mau tu hành , nếu không muốn theo Sư Phụ tu hành , thì đi tìm pháp sư khác tu , tu cái gì cũng được , chỉ cần có thể thành Phật là được rồi , nhưng không dễ gì tìm được một vị Sư Phụ biết được pháp môn thành Phật , có thể dẫn quý vị giải thoát .
-
KHAI NGỘ LÀ PHẬT , VÔ MINH LÀ CHÚNG SINH
Hỏi : Chúng sanh vốn là Phật , sao còn phải tu hành ?
Đáp : Phật không biết được mình là Phật , cho nên phải làm người , qua sự so sánh , mới có thể biết , thì ra con người là như vậy , Phật là như vậy , sau nầy sẽ từ từ tu thành Phật . Cho nên nói , "Thiên hạ vốn vô sự". Vốn đã là Phầt rồi , muốn tu hành , không tu hành cũng là Phật , nhưng không tu hành là "Phật Vô Minh", tu hành rồi , nhận thức được mình , cho nên là "Phật Minh Bạch", "Phật Trí Huệ" cũng như Sư Phụ đã kể câu chuyện hai anh em vậy .
Hỏi : Tu hành phải làm như thế nào ?
Đáp : Thì tụng kinh , niệm A Di Đà Phật là đủ rồi (Mọi người cười). (Chúng tôi đều niệm thần chú Kim Cang). Có phải Sư Phụ của bạn truyền dạy phải không ? (Có người dạy tôi niệm). Vậy thì đừng niệm , nếu như có Sư Phụ dạy những gì , đừng có tùy ý dạy người , người ta bày thần chú Kim Cang , rất có thể họ đọc sách mà học , tình trạng đó khác hẳn với vị Sư Phụ truyền thần chú , nghe hiểu không ? Lời chú "Úm Ma Ni Pát Mê Hùm" mọi người đều biết , nhưng nếu như có vị Sư Phụ trực tiếp truyền cho , thì mới có lực lượng , nó khác với tự học theo sách , cho nên đừng có dạy người , đừng có nói cho người ta nghe .
-
Re: Các Bài KHAI THỊ
Hỏi : Gần đây người Đài Loan rất thích thông linh , thứ thông linh nầy có khác gì với Pháp Môn Quán Âm ?
Đáp : Ở Đài Loan rất lưu hành thông linh , bạn có muốn tu thần thông hay không ? (Mọi người cười). Nếu muốn thì đi mà tu ! Hỏi Sư Phụ làm gì ? Sư Phụ không có khuyến khích người ta dùng thần thông . Không phải chúng tôi không có thần thông , nhưng chúng tôi không dùng thần thông không có gì , dùng thần thông chỉ khiến cho mình bị cột tại đẳng cấp thấp , nghe hiểu không ? Bởi vì đẳng cấp cao nhất không có thần thông , không có gì hết , tu hành là để đạt đến cảnh giới tối cứu cánh , cho nên chúng tôi không có lo đến thần thông . Thần thông vẫn còn trong Tam Giới , học tập và xử dụng thần thông , không thể xuất Tam Giới , không thể đến cảnh giới tối cao .
Nhưng thần thông cũng có ích dụng , có người muốn chơi thần thông , nhưng Sư Phụ không có khuyến khích học trò học thần thông , cũng cấm học trò xử dụng thần thông . Tu hành nhất định sẽ có thần thông , ít nhiều thì cũng có , nhưng chúng tôi không dùng , có cũng không dùng , chúng tôi không có cố ý học thần thông , không có cố ý xử dụng thần thông .
-
KHAI NGỘ LÀ PHẬT , VÔ MINH LÀ CHÚNG SINH
Hỏi : Làm sao trị tham , sân , si ?
Đáp : Mình phải tự kiềm chế lấy mình , tu hành có thể giúp một chút ít , dùng "trí huệ" trị nó (Nhưng tôi không thể thường phát ra tâm ý chân thành , trong tâm cứ tham , mà không thể kiềm chế , thí dụ có lúc muốn giúp đỡ người , nhưng trong bụng cứ tính toán , vì sao phải làm , không làm lại khó chịu , cứ dằng co tính tới tính lui , không thể dùng tấm lòng chân thành đi giúp đỡ người .) Bạn không phát được lòng thành , bởi vì không có lực lượng , nhưng mà miễn cưỡng giúp đỡ còn tốt hơn là không , ít nhất đối phương cũng được mình giúp đỡ , nhưng có lúc có người cũng lợi dụng lòng tốt của mình , đi giúp họ làm chuyện bất chánh .
Cho nên giúp đỡ người cũng phải coi tình trạng . Miễn cưỡng giúp đỡ người ta vậy là tốt lắm rồi , có người hoàn toàn không có ép mình , họ không muốn giúp là không giúp , nhưng bạn không muốn giúp đỡ , vẫn biết ép mình giúp người ta , như vậy đã tiến bộ rồi , tự mình có thể kiềm chế tập quán lười biếng của mình . Tâm lý ích kỷ có thể tự kiềm chế một chút , từ từ kiềm chế mình , cải biến mình , làm cho mình càng lần càng tốt , cho đến một ngày nào đó bạn không có ép mình , cũng tự động đi làm .
Cũng như lúc mình mới học lái xe , phải chú ý rất nhiều chuyện , thường không biết lái như thế nào , nhưng mỗi ngày cứ tập , dần dần sẽ càng quen thuộc , sau cùng biến thành tự động , cho dù bên nói chuyện , bên lái xe cũng được . Mới bắt đầu , không nói chuyện cũng lái xe không vững , có phải như vậy không ? Con người cũng vậy , mình phải phấn đấu , không thể nào mới sanh ra , liền làm một vị Phật tại thế đã thành tựu , cho nên càng tập luyện , càng tự nhiên , sau này biến thành thói quen . Bạn rất chân thật , không che giấu khuyết điểm của mình , như vậy là tốt lắm rồi , có bao nhiêu người dám nói như vậy ? Dám nói tham , sân , si của mình nặng như vậy ? Tuy có khuyết điểm , nhưng cũng có ưu điểm . Bạn biết được khuyết điểm của mình cho nên có ưu điểm . Không biết được nhược điểm của mình mới mệt , mới kiêu ngạo , biết được nhược điểm của mình mới khiêm tốn , mới sám hối , người khiêm tốn mới có thể tu hành , người kiêu ngạo không thể tu . Kiêu ngạo là chướng ngại lớn nhất về tu hành , vì kiêu ngạo cho nên không muốn hỏi người , vì kiêu ngạo cho nên không tin Sư Phụ còn cao hơn "mình", biết nhiều hơn "mình", có thể chỉ dẫn "mình", như vậy là chướng ngại rất lớn .
-
KHAI NGỘ LÀ PHẬT , VÔ MINH LÀ CHÚNG SINH
Hỏi : Trong nhà có thờ Phật Thích Ca Mâu Ni và Quán Thế Âm Bồ Tát , sáng tối bái lễ , như vậy có tốt không ?
Đáp : Rất tốt , nhưng cần phải dùng "tâm" lạy . (Có gặp khó khăn , cầu xin các Ngài giúp đỡ được không ?) Cần phải vậy . Xưa kia Sư Phụ cũng làm như vậy , bây giờ vẫn như vậy , chỉ có bề ngoài thấu hiểu khác nhau mà thôi . Bây giờ Sư Phụ quỳ ở trong tâm , cầu ở trong tâm , không có dùng tượng của Quán Thế Âm Bồ Tát cũng có thể cầu ! Cả hai mươi bốn tiếng đồng hồ Sư Phụ đều đang cầu Bồ Tát , nhưng khác một cái là trước kia chỉ khi nào gặp khó khăn mới cầu , ngày thường thì quên mất , hễ gặp khó khăn , liền quỳ trước tượng của Quán Thế Âm Bồ Tát cầu nguyện , lúc không có khó khăn , thì để Ngài đứng một bên , cả năm cũng không ngó đến .
Bây giờ Sư Phụ hai mươi bốn tiếng đều cầu Quán Thế Âm Bồ Tát , cho nên không thấy được . Xưa kia người ta thấy bề ngoài của Sư Phụ quỳ lạy , như là rất thành tâm ý , rất tin Quán Thế Âm Bồ Tát vậy , bây giờ họ thấy Sư Phụ không có cầu Quán Thế Âm Bồ Tát , cho rằng Sư Phụ là ngoại đạo , nhưng họ có biết đâu , hiện giờ Sư Phụ còn thành tâm hơn xưa nhiều , nhưng bởi vì bề ngoài không thể thấy được , cho nên không hiểu bên trong của Sư Phụ như thế nào .
Cầu nguyện Quán Thế Âm Bồ Tát , không cần phải quỳ trước tượng Bồ Tát mà cầu , nhưng bởi vì chúng sanh yếu đuối , mới bắt đầu , nếu như không có tượng Phật , để họ nương tựa , họ không thể tập trung tư tưởng , thành tâm khẩn cầu . Cho nên lúc ban đầu còn cần hình tướng bên ngoài để lạy , qua một thời gian sau này , cho dù không có âm sắc , không có hình tướng , mình cũng có thể tu hành , có thể cầu nguyện như thường . Nhưng có người không có rõ lý , hiểu lầm Sư Phụ . Thấy Sư Phụ không có cầu Quán Thế Âm Bồ Tát , không có đảnh lễ tượng Phật , cho rằng Sư Phụ là ngoại đạo , sao lại có sự hiểu lầm như vậy ? Vốn là "đạo", sao lại biến thành ngoại đạo ? Nhưng vì đẳng cấp của chúng sanh không như nhau , không cách nào yêu cầu mỗi người đều hiểu rõ đạo lý nầy , quý vị đều nghe hiểu lời của Sư Phụ không ? Bây giờ rất có thể hiểu , nhưng ngày mai lại quên hết (mọi người cười), ngày hôm sau lại nói Sư Phụ là ngoại đạo (mọi người cười), rồi qua vài hôm nữa , lại cho rằng Sư Phụ là nội đạo , qua năm sau , không biết chừng sẽ cho rằng đẳng cấp của Sư Phụ rất cao .
Cứ đổi đi đổi lại như vậy , đều là tư tưởng trong tâm của quý vị , Sư Phụ vẫn là Sư Phụ , hôm nay như vậy , ngày mai cũng không biến đổi , ngày hôm sau vẫn như vậy . Nhưng bởi vì đẳng cấp của quý vị khác nhau , cho nên không hiểu . Nhiều người bây giờ bị Sư Phụ la , trong tâm không vui , nhưng đợi đến năm sau sẽ rất cảm tạ , bởi vì đẳng cấp biến đổi , cho nên tư tưởng cũng nâng cao và biến đổi .
-
VÌ SAO THIỀN ẤN ĐỘ , TRUNG HOA , NHẬT BẢN KHÁC NHAU
VÌ SAO THIỀN ẤN ĐỘ , TRUNG HOA ,
NHẬT BẢN KHÁC NHAU
Thuyết Pháp Tại Cơ Long
Tháng 3 năm 1987
Tất cả các pháp môn đều tốt , tham công án , niệm Phật , lạy Phật , Mật Tông , Hiển Tông , Thiên Đài Tông , Tào Động Tông , pháp môn nào cũng tốt hết ; có người nói rõ hơn : tôn giáo nào cũng tốt hết , Phật Giáo cũng tốt , Thiên Chúa Giáo cũng tốt , Đạo Giáo cũng tốt , nhưng họ không hoàn toàn hiểu được tốt chỗ nào . Nói thì rất dễ , cái gì cũng tốt , tôn giáo nào cũng tốt , tôn phái nào cũng tốt , nhưng chính họ không biết được tốt ở chỗ nào , miệng thì nói tốt , trong lòng cứ dằng co , tâm không ổn định , cho nên cứ chạy tùm lum , không biết đi đâu học , không biết được tôn phái nào , pháp tu nào mới là tốt nhất .
Hôm qua Sư Phụ có nói , các tôn giáo vốn đều tốt , nhưng diễn biến đến nay , càng ngày càng không tốt , thời nay các tôn giáo đều không tốt đẹp như xưa . Sư Phụ nói như vậy cũng hơi sợ , sợ tôn giáo nào cũng đến tìm Sư Phụ (mọi người cười). Vì sao không tốt đẹp ? Tốt nhưng mà cũng không tốt , bởi vì không có chân sư là không tốt . Mình lạy Phật , niệm Phật hay là tụng kinh , đọc kinh , nghiên cứu kinh điển hay là cầu nguyện Thiên Chúa , Giê Su Ki Tô ... đó chỉ là cấp sơ đẳng mà thôi , sau đó chính mình phải tìm được bản tánh của mình , lúc đó những phương pháp kể trên đều không thể giúp cho mình được , cho nên Sư Phụ mới nói là không tốt , nhưng nếu như chỉ vì mục đích cứu cánh tối cao thì không đủ tốt .
Bởi vì từ xưa đến giờ chưa nghe ai nói Phật Thích Ca Mâu Ni mỗi ngày lạy Phật , niệm Phật mới thành Phật . Cũng chưa có nghe qua Lục Tổ Huệ Năng mỗi ngày lạy Phật đọc kinh , nghiên cứu kinh điển mới thành Tổ Sư , thành Lục Tổ . Lúc Ngài ẩn tu , cũng không dám nói là đang tu hành , ăn chay cũng không dám cho người ta biết , huống chi dám dùng những pháp môn náo nhiệt ? (Mọi người cười). Cũng không nghe ai nói Giê Su Ki Tô mỗi ngày đi lạy núi , lạy kinh , hay là nghiên cứu kinh điển mới thành con Thiên Chúa , có phải không ? Các Ngài không có làm những việc như vậy , rất có thể ban đầu , các Ngài cũng làm như vậy , nhưng cuối cùng các Ngài toạ thiền , đều tìm thấy mình mới có thể thành Phật , thành đạo .
Phật Thích Ca Mâu Ni tọa thiền sáu năm rất khổ , luôn cả ngủ cũng không dám nằm xuống , Giê Sư Ki Tô cũng tọa thiền , làm sao biết được ? Bởi vì cuối cùng trước khi Giê Su Ki Tô đi hoằng pháp , Ngài không ăn , không ngủ ở trong sa mạc 40 ngày , rồi mới đi giảng kinh . Nếu như tự mình nhốt mình lại , ở trong sa mạc 40 ngày , mình có thể đoán được , trước kia Ngài đã tọa thiền lâu rồi , chứ không phải từ trên trời rớt xuống . Nếu như chỉ toạ thiền 40 ngày , đẳng cấp sẽ như Giê Su Ki Tô , có thể đi hoằng pháp , chúng ta đều biết đều đó không thể có được .
Chúng ta thấy Lục Tổ Huệ Năng , Ngài ẩn tu hơn 16 năm , mỗi ngày toạ thiền , sau đó mới có thể thành Minh Sư . Nhưng có người nói Lục Tổ Huệ Năng không có tọa thiền , Sư Phụ nói Ngài có , bởi vì có người hỏi Ngài lúc toạ thiền Ngài thấy những gì ? Ngài đáp : "Lúc tôi tọa thiền , có thấy mà cũng không thấy ." Bồ Đề Đạt Ma cũng ngồi quay mặt vào vách đá 9 năm . Từ những chuyện của các vị Đại Sư , chúng ta có thể khẳn định rằng muốn thành Phật , hay thành Đạo , nhất định phải tọa thiền . Nhưng thử hỏi , toạ thiền cũng có nhiều tôn phái , cũng có nhiều pháp môn , vậy chúng ta phải tọa thiền như thế nào ?
-
VÌ SAO THIỀN ẤN ĐỘ , TRUNG HOA , NHẬT BẢN KHÁC NHAU
Hôm qua Sư Phụ có phát cho quý vị một ít bài giảng , trong đó có một phần Sư Phụ nói đến tất cả các pháp môn tu hành đều là Pháp Môn Quán Âm (Chương 8 Quyển 1 của Bí Quyết Tức Khắc Khai Ngộ), quý vị về nhà có xem chưa ? Người nào đọc rồi hôm nay sẽ biết , những vị Minh Sư thời quá khứ có toạ thiền hay không ? Họ cũng tu Pháp Môn Quán Âm , quý vị đọc bài giảng sẽ biết được , cho nên hôm nay Sư Phụ không cần nói lại . Hôm nay Sư Phụ muốn nói , vì sao Pháp Môn Quán Âm lợi ích như vậy ?
Chúng ta nghe nói có nhiều vị thiền sư dạy những pháp môn khác nhau ; khoan nói chuyện nầy , bây giờ chúng ta nói về niệm Phật . Đa số người ta đều cho rằng niệm Phật không phải là Thiền Tông . Những ai tu hành cao đều biết rằng tất cả các pháp môn đều là Pháp Môn Quán Âm , niệm Phật cũng vậy .
Hồi xưa niệm Phật không giống như cách niệm Phật bây giờ , ngày nay chúng ta tụng niệm danh hiệu Phật , không phải là niệm Phật . Tụng niệm danh hiệu Phật là như thế nào ? Là tụng bằng miệng , cũng như tụng kinh vậy . Niệm kinh là chúng ta tưởng niệm kinh điển , chúng ta có nghi vấn , hay là nghĩ đến ý nghĩa trong kinh điển , như vậy mới là niệm kinh . Đọc kinh là đọc từng trang một , tụng kinh là tụng ra tiếng , cho nên tụng niệm "Nam-Mô-A-Di-Đà-Phật" cũng là tụng Phật , có hiểu ý nầy không ?
Niệm Phật không phải như vậy , niệm Phật tức là tưởng niệm , nếu như tưởng niệm một người , hay là một vật , chúng ta phải nhận biết trước mới có thể tưởng niệm . Nếu không quen biết trước , làm sao có thể tưởng niệm ? Nếu nói rằng , chúng ta không tụng Phật lớn tiếng , mà chỉ mật niệm trong tâm , như vậy cũng không đúng , bởi vì khi chưa quen biết Phật A Di Đà thì niệm cái gì ? Nếu như quý vị chưa có quen biết một cô gái đẹp , về nhà làm sao quý vị có thể tưởng nhớ đến cô ta ? Muốn tưởng cái gì , nhớ người nào , chúng ta bắt buộc phải quen biết người đó , có hiểu ý Sư Phụ chưa ? Cho dù là giữa hai người , nếu như không quen biết cũng không thể nhớ , huống chi là chỗ Phật cao như vậy , chúng ta không quen biết các ngài , chúng ta nhớ gì ? Cho nên ngày nay , tất cả đều là tụng Phật , chứ không phải niệm nhớ Phật .
Niệm Phật vốn cũng là Pháp Môn Quán Âm , vì sao Pháp Môn Quán Âm cũng là pháp môn niệm Phật ? Bởi vì khi hành giả mở trí huệ rồi , giao thông với Phật , giao thông với Phật Tánh , Phật lực , lúc đó chúng ta sẽ cảm giác được , tìm được "Phật Tánh" nầy , lúc đó mỗi ngày chúng ta đều tưởng niệm . Người tu hành chân chánh , có phước báu lớn , nếu như theo Sư Phụ học , giả sử có một ngày người đó rất bận , không thể tu hành đúng giờ , sẽ cảm thấy lạ lạ , như là không có ăn cơm vậy , đó là bởi vì "tưởng niệm" mà ra .
-
VÌ SAO THIỀN ẤN ĐỘ , TRUNG HOA , NHẬT BẢN KHÁC NHAU
Xưa kia , các vị thiền sư đều nói "Thiền không dùng ngôn ngữ", có phải vậy không ? Nếu thật như vậy , thì tụng Phật ngày nay là ngôn ngữ rồi , chúng ta dùng ngôn ngữ của thế gian tụng : "Nam Mô A Di Đà Phật". Nếu không dùng ngôn ngữ tụng Phật , có tham công án , lạy kinh cũng không đúng , dùng thân này tu , dùng thân này lạy , làm sao đắc được Bồ Đề ? Tụng Phật hay là tham công án , đều phải cần ngôn ngữ , hít thở cũng phải để ý đến thân thể , hít thở là hơi vô thường , luyện khí hay là luyện công gì đó , đều là dùng thân vô thường mà tu , dùng đồ vật vô thường , làm sao đạt đến địa vị cứu cánh lâu dài ?
Ngày nay có rất nhiều thứ "pháp môn tu hành", có người lạy kinh , có người nghiên cứu kinh điển , có người tụng Phật , có người lạy Phật , có người lạy xương , lạy xá lợi . Xá lợi là từ xương mà ra , đối với Sư Phụ lạy xá lợi cũng chỉ là lạy xương thôi !
Nếu như lên núi hành hương là pháp môn tu hành tốt nhất , thì những người già , hay là yếu đuối , không có chân để đi , không có chân để lại , vậy họ làm sao tu ? ;) Nếu như tham công án là pháp môn tốt nhất , giả sử có người không có trí thức , không biết tự hỏi nhiều câu hỏi thì làm sao tu ? Không biết chừng họ không biết tiếng Quan Thoại , hay là ngôn ngữ của vị Đại Sư đó , vậy làm sao tu ? ;)
Lúc Sư Phụ đến Nghi Lan giảng kinh , có một vị sư trụ trì tại một chùa cấm đệ tử đi nghe Sư Phụ giảng kinh , vị đó nói rằng : "Lấy kinh điển làm thầy". Vị đó đem kinh điển biến thành thầy của họ , tưởng rằng có kinh điển là đủ rồi . Được rồi , nếu như đọc kinh điển là pháp môn toàn mỹ , vậy có người không biết chữ , không thể đọc sách , làm sao tu được ? ;) Cho dù là người tu pháp môn hít thở , cũng phải nghe được mới tu , vừa mù vừa điếc thì làm sao tu ? Không có chân làm sao tu ? :)
Thiền của thời nay đều nhấn mạnh vào ngồi xếp bằng , ngồi kim cang tọa , cho là không động đậy chút nào mới có thể thành Phật . Nhưng có người không thể ngồi kim cang tọa , họ không biết xếp bằng , rất có thể lúc đi lính bị cắt mất một chân , họ không thể xếp bằng làm sao mà tu ? Trẻ nhỏ không thể xếp bằng làm sao mà tu ? Chỉ có Pháp Môn Quán Âm là thích hợp cho mọi người tu , bao gồm luôn cả người tàn tật , có hiểu ý của Sư Phụ không ?
Bây giờ nói đến thiền Ấn Độ . Thiền của Phật Giáo vốn từ Ấn Độ truyền qua , nó dung hòa cái tu hành của Phật Giáo , biến thành thiền Trung Hoa . Pháp môn tu hành của Ấn Độ rất là nhu hòa , người tu của Ấn Độ rất nhu hòa , không có chuyện đánh mắng nhiều như vậy . Nhưng pháp môn tu hành nhu hòa của Ấn Độ , truyền đến Trung Hoa trở nên hung hãn hơn . Cho nên mình nghe nói các thiền sư đời xưa có đánh học trò .
Phật Giáo truyền đến Tây Tạng cũng trở nên rất hung hãn , cho nên Sư Phụ của Tôn Giả Mật Lạc Nhật Ba , mỗi ngày đánh mắng đến mấy trăm lần rồi mới truyền pháp cho Ngài . Thiền truyền đến Nhật càng tệ thêm , không những đánh mắng , mà còn gây thêm sự chết chóc ! Cho nên mình nghe nói xưa kia ở bên Nhật , nếu như tham công án không thành công , sẽ mổ bụng tự sát trước mặt thầy của họ , Sư Phụ nghe được chuyện này , toàn thân nổi da gà . Tu hành sao lại dùng bạo lực như vậy ? hung ác như vậy ? Nếu Thật như vậy , Sư Phụ cũng không dám tu đâu . :)
-
VÌ SAO THIỀN ẤN ĐỘ , TRUNG HOA , NHẬT BẢN KHÁC NHAU
Vì sao càng truyền đi càng tệ ? Ở Ấn Độ không có chuyện đó , truyền đến Trung Hoa phải đánh mắng rất dữ , nếu như niệm một tiếng A Di Đà Phật , cần phải súc miệng ba ngày . Sau này truyền đến Tây Tạng phải đánh người luôn mấy năm . Truyền đến Nhật biến thành mổ bụng . Sao lại có thứ biến đổi này ? Có ai biết không ? Không có ai biết hay sao ? Được rồi , để Sư Phụ giải thích .
Bởi vì Ấn Độ đời đời kiếp kiếp là thánh địa tu hành , lúc nhỏ họ đã bắt đầu ăn chay trì giới rồi . Sư Cố và Sư Tổ của Sư Phụ đều ăn chay hồi năm sáu tuổi . Ở Đài Loan , Sư Phụ cũng có truyền pháp cho trẻ em trên sáu tuổi , các em nhỏ đó cũng biết tọa thiền , thể nghiệm cũng rất tốt . Người Ấn Độ biết được tu hành là gì , rất có thể trẻ nhỏ không có toạ thiền nhiều , nhưng các em đã bắt đầu ăn chay , không dám giết một con kiến hay con muỗi , và muỗi cũng không chích , họ toạ thiền trên núi , rắn cũng không đến cắn , cọp cũng không đến ăn , vì sao vậy ? Vì lúc nhỏ họ đã ăn chay , thứ không khí hiền hòa , khiến cho động vật thấy họ như không có gặp họ vậy . Động vật có công kích chúng ta là bởi vì chúng ta rất kích động , phát ra bầu không khí khủng hoảng , giết hại ; cho nên động vật gặp người , nó liền có cảm giác kháng cự . Nhưng người tu hành , vốn đã hiền hòa , không có thứ lực lượng hung ác , cho nên động vật không cần kháng cự , nó cũng không có cảm giác phải công kích người đó .
Nói thí dụ chúng ta đánh hay mắng người ta trước , người ta mới công kích lại . Nếu như chúng ta đối với người khác rất thân thiện , thì không có chuyện gì hết . Cũng như vậy , động vật cũng sợ người , nó đánh hơi của người được . Cho nên chúng ta nghe nói thời xưa người tu hành cao , có từ trường tốt , chim đậu lên mình họ , cọp khỉ và các thứ động vật đều đến gần làm quen , chúng ta nghe nói tình trạng như vậy . Nhưng ngày nay ở Ấn Độ vẫn có như vậy . Trước kia Hòa Thượng Quảng Khâm của Trung Hoa tu hành cũng được như vậy .
Bởi vì Ấn Độ đời đời kiếp kiếp là chỗ tu hành , không khí ở đó khác với ở đây , trong nước có 90% số người hiện giờ vẫn còn ăn chay không ăn thịt , cả mấy ngàn năm nay đều như vậy , cho nên bầu không khí ở đó rất nhu hòa . Hy Mã Lạp Sơn đời đời kiếp kiếp là chỗ đại tu hành , không khí ở đó không thể nào bị ô nhiễm , bởi Hy Mã Lạp Sơn không dễ leo lên đó .
Người ở đó đều rất hiền hòa , nếu như có người muốn theo một vị Sư Phụ tu hành , vị Sư Phụ đó không cần dùng pháp môn có bạo lực để dạy đệ tử , bởi vì bản thân của học trò đã lương thiện lắm rồi , nghiệp chướng không có nặng , họ theo Sư Phụ tu hành , cũng không có đem phiền phức cho Sư Phụ của họ , hòa khí đã có sẳn cho nên giữa thầy trò không có nhiều sự hiểu lầm , hay là giận ghét .