TU NHẪN NHỤC TRONG NGHỊCH CẢNH
Sư Phụ cũng nói thẳng với Liên Hiệp Quốc : "Chúng tôi có đầy đủ những dự kiện không tốt , tàn nhẫn như vậy , nhưng chúng tôi chưa làm tại vì muốn bảo vệ thanh danh quý vị , và chúng tôi cũng tri ân quý vị đã giúp đỡ đồng bào chúng tôi từ mười mấy năm nay . Những việc này là những việc đáng tiếc ngoài ý muốn của quý vị , nhưng cũng vì đó mà sinh ra chính sách thanh lọc . Và hệ thống hành chánh quá khắt khe và quá chậm chạp , nhốt người tỵ nạn trong trại lâu quá , khiến họ sinh ra đủ thứ tệ đoan , bực bội , nhàn cư vi bất thiện". Sư Phụ đề nghị họ dùng tiền đó để mở công xưởng gì đó ngay tại các nước có người tỵ nạn để người Việt Nam có công ăn việc làm , tự nuôi sống lấy thân mình , bảo vệ thanh danh của con người , chớ không phải ăn bám hoài vậy , không ai chịu nổi , ai cũng bực hết . Mình đâu phải sinh ra để ăn bám , nhân phẩm của con người bị tổn thương , nên sinh ra bao nhiêu tệ đoan . Sư Phụ nói thẳng với Liên Hiệp Quốc : "Chúng tôi biết nhiều chuyện , nhưng chúng tôi không dám thưa gửi , mà cũng không muốn nói ra . Thứ nhứt là vì cảm ơn Liên Hiệp Quốc và những quốc gia bạn đã cứu trợ cho đại đa số đồng bào tỵ nạn chúng tôi trong bao nhiêu năm nay . Chúng tôi vô cùng tri ân , không bao giờ quên . Thứ hai là chuyện này ngoài ý muốn của quý vị . Thứ ba , vì không muốn những nhân viên trong trại đó càng đàn áp dân chúng tôi nữa , nên chúng tôi phải tạm thời yên lặng . Nhưng nếu quý vị không chấp nhận những lời yêu cầu của chúng tôi , hoặc tiếp tục làm những việc không có nhân đạo , thì chúng tôi bắt buộc phải lên tiếng phơi bày tất cả sự thật".
Nhưng Sư Phụ cũng nói để quý vị biết Sư Phụ là người vô cùng cảm ơn Liên Hiệp Quốc . Ngoại trừ những khi Sư Phụ cãi cọ với họ , hoặc tranh biện với họ về vấn đề người tỵ nạn bây giờ , Sư Phụ vô cùng cảm kích trước sự rộng lượng của Liên Hiệp Quốc , đã chiếu cố đến dân tộc Việt Nam , đến những người tỵ nạn trong bước đầu kham khổ . Sư Phụ vô cùng cảm kích những quốc gia trên thế giới đã không quản ngại tốn kém tiền bạc để nuôi dưỡng , giúp đỡ người Việt Nam trong những lúc khốn cùng . Tuy rằng không đầy đủ , có những trại không được đầy đủ , cuộc sống kham khổ , nhưng "một miếng khi đói , bằng một gói khi no". Sư Phụ đại diện cho người Việt Nam , luôn cảm kích hoàn cảnh đó , chớ không phải Sư Phụ cãi với họ rồi quên ân nghĩa của họ . Nhưng cái nào tốt thì nói tốt , cái nào xấu thì nói xấu , như một người đẹp mà bị ung thư thì cái ung thư đó không đẹp được , hiểu chưa ? Không thể ung thư mọc trên thân người đẹp thì cái ung thư đó cũng thành đẹp luôn . Người đẹp là người đẹp , ung thư phải được lấy đi chớ ! Đâu phải ung thư mọc trên mình người đẹp là thành đẹp được , đại khái là như vậy .
Không phải Sư Phụ quên ơn hoặc khuyến khích quý vị quên ơn Liên Hiệp Quốc và những quốc gia bạn . Mình phải bảo vệ truyền thống của người Việt Nam là hiếu khách , tri ân và luôn luôn tìm cách để báo đáp ân nghĩa đó . Cho nên quý vị là những người may mắn sắp được ra ngoại quốc . Sư Phụ không còn gì hơn là chia vui với quý vị . Không còn gì để nói , không có những giọt lệ để khóc cho quý vị , mà chỉ còn một niềm sung sướng vô cùng . Chỉ biết nhắn nhủ , nếu quý vị muốn nghe , rằng quý vị ra ngoại quốc hãy ráng đem hết tài năng và thời giờ , cũng như tâm thân của mình để mà thu thập , học hỏi , gia nhập vào đời sống mới , làm những công dân tốt của xứ đó , để báo đáp tấm thạnh tình của quê hương thứ hai , và để thu thập những điều hay lẽ phải có lợi cho mình , lợi cho quốc gia đó , và dạy dỗ con cái cho nên người . Mai sau , nếu nước chúng ta thanh bình , chúng ta trở về sẽ là những người tiền phong kiến tạo đất nước địa linh nhân kiệt của chúng ta . Nước của chúng ta vô cùng giàu có , từ xưa tới nay chưa có thiếu thốn về vấn đề ăn uống . Cây cỏ rất nhiều , đất đay vô cùng mầu mỡ , có bao nhiêu mỏ kim loại , khoáng chất rất nhiều , chỉ đợi tài năng của quý vị trở về khai thác , đợi tiền bạc tài sản của quý vị đem về củng cố quê hương .
TU NHẪN NHỤC TRONG NGHỊCH CẢNH
Quý vị đừng bao giờ quên rằng mình là người Việt Nam . Mặc dầu mình không phân biệt màu da chủng tộc , nhưng dân tộc nào có cá tính , có bổn phận của dân tộc đó và phải kiến thiết quê hương của mình . Một quốc gia được mở mang lên sẽ ảnh hưởng toàn thế giới . Nếu tất cả mọi quốc gia đều tự mình kiến thiết , tự mình cũng cố , và liên hệ mật thiết với những quốc gia khác thì thế giới sẽ giàu mạnh , thế giới sẽ hòa bình , không có nước này lấn nước kia , không có nước nào thiếu thốn mà phải đi đánh phá , chiến tranh với nước khác . Cho nên bảo vệ gia đình mình tức là bảo vệ quê hương . Bảo vệ quê hương tức là bảo vệ thế giới . Quý vị có hiểu không ?
Không phải quý vị thoát ra khỏi chế độ cộng sản là đủ đâu . Nhiệm vụ còn nhiều lắm . Quý vị là những người mà Trời Phật , tổ tiên đã xui khiến được ra nước ngoài để học hỏi những điều hay lẽ phải , trau dồi thêm tài năng và trí huệ , mai mốt về sẽ phụng sự quốc gia đẹp đẽ , một quốc gia vô cùng kỳ diệu , một quốc gia không giống một quốc gia nào là quốc gia Việt Nam của mình . Quý vị phải làm những việc mà những người khác không làm được . Quý vị phải làm một dân tộc để cho những dân tộc khác ngưỡng mộ theo gương , chớ không thể cúi đầu mà nhu nhược hoài được . Không phải làm một dân nhược tiểu hoài như vậy được . Nếu nói rằng mình yêu quê hương thì phải làm cho quê hương rạng rỡ , thưa có phải vậy không ? Điều quan trọng không phải chỉ là đánh cộng sản , không phải chỉ là tiêu diệt cộng sản , mà điều quan trọng thứ hai , cũng không kém phần quan trọng , là cộng sản đi rồi thì mình làm gì ? Ai lãnh đạo quốc gia ? Làm gì để hơn cộng sản ? Đuổi người ta đi rồi , đất trống , không ai làm gì hết , thì cũng không ăn nhằm gì ! Cộng sản sẽ trở lại vì sự nghèo đói còn đó , vì sự tranh giành nhỏ nhen còn đó . Sự lạc hậu còn tồn tại thì cộng sản sẽ còn có đất dụng võ . Quý vị hiểu không ?
Sư Phụ không nói chuyện Đạo gì cả . Ta nói chuyện đời . Trong quý vị có ai muốn theo Sư Phụ đâu mà Sư Phụ phải nói chuyện Đạo . Bây giờ Sư Phụ nói bổn phận làm công dân của quý vị là như vậy đó . Mình là những người hiền hậu , mình không biết đánh giặc , mình không biết chém giết ai cả , cho nên mình phải thua những mưu mẹo quỷ quyệt , những phương pháp tàn nhẫn của người cộng sản , chớ không phải mình hèn nhát . Quý vị hiểu không ? Quý vị lương thuần , quá hiền hậu , cho nên thua . Bây giờ mình đánh giặc bằng đầu óc , bằng tâm huyết của mình , bằng lòng yêu quê hương nồng nhiệt của mình . Mình dùng hết tài năng , thời giờ của mình để học hỏi những điều hay lẽ phải , mình không xa hoa , mình không rượu chè bê bết , mình không làm những chuyện có hại cho thân thể và tinh thần của mình để làm giảm giá trị cho quê hương của mình . Nước non mình điêu linh , dân tộc mình đau khổ , vui vẻ gì mà ngồi nhậu nhẹt , chén chú chén anh , có phải không ? Vui vẻ gì mà hưởng thụ những vật chất trên đời này , phải nghĩ như vậy mới được . Không phải Sư Phụ cấm quý vị nhậu nhẹt . Nhưng quý vị nghĩ thử coi , vui vẻ gì mà làm những chuyện đó , vui vẻ gì mà ngồi đó đánh bài , hưởng thụ những thứ đó . Phải dùng đầu óc , tim gan , thân thể , sức lực của mình để dành mà làm những chuyện tốt , mà tu hành , mai mốt về nhà làm gương cho những người không có đủ điều kiện đi ra nước ngoài học hỏi , dạy dỗ cho dân tộc của chúng ta tiến triển thêm lên . Đó là bổn phận của những người xuất ngoại .
TU NHẪN NHỤC TRONG NGHỊCH CẢNH
Cũng may là có chiến tranh , nên đại đa số những người có tài được ra nước ngoài . Hồi xưa , lúc còn chiến tranh , mình muốn ra nước ngoài trau giồi trí huệ cũng khó khăn , phải không ? Trong cái rủi có cái may , cũng như trong bụi gai có bông hồng , mình không nên nhìn cái gai hoài , mà mình phải nhìn cái bông hồng . Mình chăm bón gốc cây , không phải vì mình thương mấy cái gai , nhưng mình biết cây sẽ cho mình những bông hồng , nên mình làm lơ những cái gai đó . Cây gai đó mình cắt được , còn bông hồng mình để lại . Mặc dầu mình bón phân bụi hoa hồng , nhưng cây gai cũng mọc lên lớn lên ; đâu phải mình muốn cho những cây gai đó ốm yếu , mất đi mà mình không tưới bón đâu ? Không tưới bón thì bông hồng cũng không lên được . Cho nên trong cái rủi có cái may là như vậy .
Bây giờ không phải là lúc mình ngồi đây thù ghét cộng sản hoặc hô hào về nước đánh chết họ , mà mình phải làm điều gì để mai này cộng sản không còn chỗ đứng , tự họ phải tiêu diệt đi . Chớ hận thù mà trả bằng hận thù thì không bao giờ hết cả . Cho nên Sư Phụ cũng là một chiến sĩ chống cộng , nhưng Sư Phụ chống mềm dịu lắm , chống một cách hòa thuận , an toàn ; những người đi theo Sư Phụ rồi là cộng sản không thể nào dụ dỗ hay nói năng gì với họ được cả . Tức là cộng sản đã mất đi bao nhiêu đồng chí rồi . Ở bên Mỹ thiếu gì người theo cộng sản đã theo Sư Phụ thọ Tâm Ấn hết , ăn chay hết rồi , còn một vài người ngoan cố thôi . Sư Phụ đánh cộng sản nhưng không đánh , tiêu diệt cộng sản nhưng không giết người , chỉ hoán cải họ thôi . Những người tu hành là những người chiến sĩ , không phải những người tu hành là những người không biết đánh giặc . Nhưng đánh cách khác , đánh có công dụng hơn , lâu dài hơn , vừa đánh mà vừa cứu họ luôn .
Cho nên quý vị cũng có thể làm giống giống như vậy . Trau giồi trí huệ , trau giồi tài năng của mình , và trau giồi kiến thức , mở mang sự hiểu biết của mình về thế giới tự do để mai mốt về Việt Nam mình truyền bá những tư tưởng hùng mạnh , những tư tưởng tiến bộ cho dân tộc mình . Như vậy những người cộng sản đâu còn chỗ nào mà đứng nữa , phải không ? Khi nào dân tộc mềm yếu , lạc hậu , không có lập trường tự do vững chắc , mới bị cộng sản lung lạc , dụ dỗ mà thôi . Khi lỡ vô rồi , ra không được . Bây giờ , quý vị có trách nhiệm nặng nề là ra ngoại quốc phải học hỏi đàng hoàng , dạy dỗ con cái những điều hay lẽ phải , những điều tiến bộ của những quốc gia văn minh , để mai mốt về có chỗ dụng , chớ không phải Việt Nam có cộng sản hoài đâu . Quý vị phải chuẩn bị tinh thần đặng mà về kiến thiết quốc gia , hiểu không ? Thôi , cám ơn !
BỔN PHẬN CỦA NGƯỜI THẦY TU
Quý vị nên giữ quy luật ở trong này . Dù cho mình bị quản thúc cho đến đâu thì cũng là một kiếp mà thôi . Linh hồn của mình vĩnh viễn tự do , bị hoàn cảnh như thế này thì mình ráng nhẫn nại cho qua .
Quý vị ai cũng biết nhân quả của Phật Giáo là mình gieo nhân gì sẽ gặt quả đó . Nhiều khi những cái nhân mình tạo từ kiếp trước mà bây giờ mình quên , thành ra mình nghĩ rằng cái quả này mình không nên có , mình thấy không công bình . Nhưng thật ra nó công bình lắm .
Sư Phụ đến thăm quý vị nhiều lần rồi . Mặc dầu quý vị ở trong hoàn cảnh không có tự do lắm , nhưng còn đỡ buồn hơn những người ở bên kia Việt Nam . Những người ở Việt Nam , hầu như người nào cũng biết Sư Phụ , ai cũng muốn gặp Sư Phụ nhưng mà gặp không được . Quý vị ở đây gặp Sư Phụ nhiều lần rồi , Sư Phụ không biết nói gì hơn là lấy chút đó làm ân huệ cho mình .
Kỳ này Sư Phụ đi hoằng pháp ở Á Châu , cho nên không tiện thăm tất cả những đồng bào khác . Chỉ sẵn dịp này Sư Phụ đến thăm quý vị , chúc Tết , tặng lì xì (Sư Phụ cười và mọi người vỗ tay). Sư Phụ chúc quý vị thêm lòng nhẫn nại , thêm lòng kiên trì mà tu hành , nếu có thể thì giúp đỡ đồng bào ở đây cho họ bớt sự đau khổ , bớt những cảm giác bị đè ép . Tại vì ở đây không được tự do lắm , không làm được những điều mình muốn làm .
Vấn đề của người tỵ nạn Việt Nam không phải là vấn đề ở Hồng Kông thôi mà là vấn đề của thế giới . Nhiều khi chính phủ Hồng Kông muốn làm một việc , nhưng những chính phủ khác ở trên thế giới muốn làm một việc khác . Thành ra chính phủ Hồng Kông cũng không được tự do làm , quý vị hiểu không ? Trước kia Hồng Kông phải nhận chỉ thị của Anh quốc , rồi phải nhận chỉ thị của Liên Hiệp Quốc và những nước khác . Thành ra chính phủ Hồng Kông cũng không phải một mình đơn độc mà có thể quyết định tất cả vận mệnh của những người Việt Nam .
Sư Phụ cũng vậy . Sư Phụ rất muốn giúp đỡ quý vị ra nước ngoài , nhưng Sư Phụ cũng không thể một mình có thể cải biến hết tất cả những nguồn máy và sự làm việc của quốc tế . Tại thế giới này không phải là thế giới của Sư Phụ . Phải nhưng mà không phải . Tại vì những người ở trong thế giới này thuộc về từng lớp khác , hiểu không ?
Thí dụ như ở trong một nước đó có những nhà tù , những nhà tù đó thuộc trong nước đó . Những người trong nhà tù cũng là công dân của nước đó , quý vị hiểu chưa ? Họ thuộc quyền kiểm soát và sự chăm sóc của một vị tổng thống . Nhưng tại vì những người đó phạm pháp , hiểu chưa ? Thành ra tổng thống mặc dầu cũng thương những người đó , nhưng không thể nào xía vào công việc hành chánh của vị kiểm soát nhà tù , dù rằng vị này cũng dưới quyền tổng thống nữa . Vì vị tổng thống đã giao trách nhiệm cho người đó kiểm soát nhà tù và vì những người đó đã phạm pháp , cho nên mặc dầu tổng thống là tông thống , có quyền trên tất cả mọi người , nhưng không thể nào thả mấy người đó tự do được . Đại khái là như vậy .
Cho nên khi Đức Phật còn tại thế , có một lần quốc gia của Đức Phật và quốc gia láng giềng , hình như là giòng họ của Đức Phật và giòng họ khác xung đột gì đó , rồi đánh nhau . Đệ tử của Đức Phật đến năn nỉ Đức Phật , nhưng Đức Phật nói thôi : Đó là nhân quả của hai bên , để họ một mình sắp xếp , Đức Phật không muốn can dự . Nhưng đệ tử nói quá đi , Đức Phật cũng động lòng , cũng thương giùm cho sinh linh của hai giòng họ đó nên Đức Phật cũng đi khuyên bảo . Nhưng không được , thế thôi Đức Phật đi về .
BỔN PHẬN CỦA NGƯỜI THẦY TU
Rồi Mục Kiền Liên là đệ tử lớn của Đức Phật lại có thần thông , vì có thần thông nên hình như ngã mạn cũng còn . Người nào có tài , có thần thông thường cũng có chút ngã mạn . Thành Phật rồi thì không còn nữa . Mục Kiền Liên mới nói trong lòng :”Coi bộ Đức Phật không có lòng từ bi , không có tài , không giúp được hai dòng họ đang chiến tranh đó để mà cứu sinh mạng của họ . Người ta tôn kính ngài là Đức Thế Tôn , có quyền bậc nhất ở trong thế giới và ở trong vũ trụ nữa , tại sao có hai nước nhỏ đánh nhau mà Ngài không cứu được ? Nhất lại là dòng họ của Ngài nữa ?”
Mục Kiền Liên không dám nói ra , nhưng không có phục . Rồi mới dùng thần thông của mình đem hết tất cả hai dòng họ đó đựng vào bình bát . Thần thông như vậy là ghê lắm , quý vị có làm được không ? Nhưng khi Ngài mở ra thì thấy toàn là máu , vì hai dòng họ đó đánh nhau trong đó .
Sư Phụ biết rằng trong xã hội này , trong thế giới này có rất nhiều người đau khổ , chứ không phải người Việt Nam tỵ nạn đau khổ mà thôi . Nhưng sự đau khổ của họ làm cho Sư Phụ rất đau khổ . Sư Phụ nghĩ rằng Sư Phụ là người đau khổ nhất trên cõi đời này . Tại vì Sư Phụ nghĩ rằng những sự đau khổ và sung sướng đều do nhân quả mà ra . Sư Phụ hiểu rất rành mạch . Sư Phụ có thể nhìn thấy nhân quả ba đời của chúng sanh . Tại sao họ bị như vậy ? tại sao họ sung sướng ? Tại sao họ đau khổ ? Sư Phụ nhìn thấy được hết . Sư Phụ cũng nhìn thấy được tim của họ , sự đau khổ tột cùng của họ . Một bên thì Sư Phụ nhìn thấy pháp luật , một bên thì nhìn thấy họ đau khổ . Hai bên Sư Phụ đều biết hết , nhưng Sư Phụ không cứu được . Cho nên Sư Phụ rất đau khổ , Sư Phụ đau khổ còn hơn là tự mình đau khổ .
Thấy người khác đau khổ , mình rất thương họ , mà mình cứu không được . Đó là một sự đau khổ vô cùng , quý vị có hiểu không ? Thí dụ như con cái của quý vị đau ốm hoặc là bị tai nạn gì đó , quý vị ước gì mình thay thế được sự đau khổ , hoặc là tai nạn cho nó . Nhưng mà mình không làm được gì hết . Mình biết là tại nó bệnh , hồi nãy nó uống thuốc độc , tự nó làm cho nó đau khổ , đau đớn như vậy . Mình rất muốn thay thế cho nó chịu sự đau đớn của nó mà không làm gì được . Chỉ đứng một bên khoanh tay mà dòm .
Cho nên Sư Phụ nói rằng sự đau khổ ở thế giới này không cách nào cứu được , trừ khi mình theo Phật theo Chúa , mình học hành mà thôi . Thì con đường theo Phật theo Chúa , Sư Phụ đã chỉ dẫn cho quý vị rồi . Sư Phụ không có chỉ dẫn cho quý vị phân biệt để mà phỉ báng tôn giáo nào , trái lại chỉ cho quý vị con đường đi để mà biết tất cả các tôn giáo đều dạy người ta làm lành tránh dữ , đều nói một sự thật giống nhau , nhưng nhiều khi họ dùng ngôn ngữ khác , cách diễn tả khác nhau mà thôi .
Tuy rằng quý vị đã ở trong hoàn cảnh không được tự tại lắm , nhưng tâm hồn của mình tự tại . Đó cũng đã vui lắm rồi , phải không ? Còn những người khác dẫu ở trong hoàn cảnh sinh hoạt mà không có an phận lắm . Nhiều khi họ không biết chổ nào để nương tựa tinh thần , họ còn khổ hơn mình nữa , quý vị hiểu không ? Cho nên quý vị thấy người nào quá khổ thì ráng hết sức dùng trí huệ của mình an ủi họ . Nếu còn dư thời giờ thì giúp những nhân viên ở đây hoặc những đồng bào cần thiết ở đây , và nếu dư nữa thì mình ra ngoài thiền . Mình làm có bao nhiêu đó là đủ rồi . Nếu như mình nghĩ nhiều quá hay làm nhiều quá thì càng mệt mỏi , mà mình không làm được bao nhiêu , phải không ? Mình làm việc gì cũng làm một việc đến hết một việc mà thôi . Sức mình bao nhiêu thì mình làm bấy nhiêu . Mình làm hết sức mình trong một công việc đó thì cũng như mình làm hết nhiều việc rồi . Mọi người mà cố sức làm bổn phận của mình cho trọn thì xã hội đã đầy đủ rồi , quý vị hiểu không ? Còn nếu như một người mà không làm gì hết , cứ ngồi nghĩ mai tôi muốn làm chuyện này , mốt tôi muốn làm chuyện kia , mình ngồi nghĩ đủ thứ mà không làm được mọi chuyện , cứ nghĩ hoài rồi mình mệt mỏi trí óc , tinh thần mình hao hụt đi , thì mình cũng không làm được gì , mà còn mệt mỏi trong mình thêm . Quý vị hiểu chưa ?
Sư Phụ cũng vậy thôi . Sư Phụ chẳng phải ba đầu sáu tay gì . Sư Phụ làm nghề thầy tu mà ! Nghề thầy tu làm phải đi hoằng pháp , phải dạy dỗ cho những người nào muốn theo mình học . Không phải đi ép người ta nhe ! Không phải dùng quyền lực hay là dùng thần thông , dùng những mánh khoé gì để mà ép uổng người ta học . Thí dụ như ở đây quý vị muốn theo Sư Phụ học là tại quý vị tự mình yêu cầu thôi , chứ không phải , không bao giờ Sư Phụ đi vô đây mà nói khéo , nói vòng vòng cho quý vị học . Không phải như vậy . Hồi xưa Sư Phụ còn sợ quý vị tu không được nữa , ở đó mà Sư Phụ còn quyến rũ quý vị học ! Sư Phụ sợ quý vị ở trong trại tu không được , ồn ào , rồi ăn chay khó khăn , hiểu chưa ? Sư Phụ đâu có muốn làm khó khăn cho quý vị . Nếu được cũng làm quý vị dễ dàng thêm , đâu có muốn làm cho quý vị thêm khó khăn , phải không ? Nhưng tại quý vị muốn học như vậy , quý vị tự nguyện , quý vị thấy con đường này hay , tốt , quý vị khoái quá chịu không nổi , làm ồn ào bắt Sư Phụ phải lo cho quý vị , gởi người vô dạy cho quý vị .
Dạy đâu phải là truyền tâm ấn không thôi , phải dạy tiếp tục , rồi phải lo cho quý vị chuyện ăn chay này nọ . Mặc dầu không có xa xỉ lắm , nhưng mà cũng phải lo chút đỉnh chứ , phải không ? Thí dụ hôm nay Sư Phụ đi hoằng pháp tại các nươc ở Á Châu , chương trình có giới hạn . Hồng Kông là trạm đầu tiên , mà Sư Phụ cũng nhín thời giờ vào thăm quý vị nữa , rồi làm phiền những nhân viên ở đây . Sư Phụ cũng thấy hơi khó chịu , sợ làm phiền họ quá đi . Tại vì ở đây họ cũng bận rộn rồi , cảnh sát cũng ít ỏi , phải không ? Cảnh sát ở ngoài cũng đứng trong đây đặng làm thêm công việc này . Đáng lẽ ra cảnh sát đâu có lo cho người tỵ nạn bao giờ . Mỗi lần Sư Phụ vô bắt họ phải làm việc cho Sư Phụ , phải sắp xếp để Sư Phụ vô thăm . Thành ra Sư Phụ cũng hơi e ngại trong lòng . Nhưng tại vì quý vị muốn học quá đi . Chuyện này là bổn phận của Sư Phụ phải không ? Sư Phụ phải dạy .
Nói chuyện đó cho quý vị biết là ý Sư Phụ nói rằng Sư Phụ đi đâu cũng vậy thôi . Còn thêm học trò chừng nào thì Sư Phụ còn mệt thêm chừng đó . Nhưng bổn phận của một người tu hành là phải như vậy . Sư Phụ đi theo Đức Phật , đi theo Chúa . Sư Phụ từ nhỏ theo Phật theo Chúa , thì khi lớn lên , coi các Ngài làm sao thì Sư Phụ phải làm vậy . Các Ngài bảo Sư Phụ làm gì , Sư Phụ phải làm nấy . Thành ra Sư Phụ theo gương các Ngài đi hoằng pháp , đi dạy dỗ cho những người nào mà họ muốn quay đầu về , dạy cho họ biết đạo đức , cho họ biết con đường đi của con người , cho họ biết mục đích làm người , bổn phận làm người , đừng nói chi đến làm Phật , làm Thánh . Mình được dạy làm người tốt rồi , tới chừng đó Phật Trời cũng xuống đây mời mình lên , phải không ? Chứ mình làm người chưa đủ , dầu mình có muốn trở về trời cách mấy đi nữa , thì nợ nần , nghiệp chướng , bổn phận của mình ở đây chưa xong , cũng phải trở lại để mà hoàn thành nhiệm vụ .
Con người đến đây để học những điều tốt điều xấu , những linh hư của vũ trụ , để mà tuyển chọn điều tốt , tuyển chọn tinh hoa thuần tuý của Đất Trời , đặng mà thăng hoa thêm cho con người của mình , sự hiểu biết của mình , đặng mai mốt làm Phật làm Thánh thì mới có đủ tài liệu , mới có đủ sự hiểu biết , mới đủ năng lực và sự quán xuyến để dạy dỗ cho chúng sinh . Quý vị hiểu chưa ?
Còn những con vật phải lên làm người chứ , còn cây cối và dế trùng sẽ lên làm người . Mình phải dạy dỗ những con người đó , những chúng sanh đó , phải không ? Nếu mình không có đủ kinh nghiệm mình không biết điều nào là tốt , điều nào là xấu , tốt như thế nào , xấu như thế nào . Nếu tự mình không biết chuyện đó , tự mình không gìn giữ được những điều đó thì làm sao mai mốt mình dạy dỗ cho những người khác , những chúng sanh còn hậu tiến hơn mình đó ?
BỔN PHẬN CỦA NGƯỜI THẦY TU
Cho nên con người đến đây là để học hỏi , để chịu đựng những thử thách , để mà vượt qua những trở ngại , để rồi mai mốt mình từ những bài học đó mình tiến bộ , mình mạnh mẽ thêm lên từ tinh thần cho đến ý thức của mình , đặng sau này mình mới trở thành một vị Phật , một vị minh sư được , hiểu chưa ? Chứ không phải mình mặt áo ông Phật là mình thành ông Phật . Không phải mình mặc áo của người xuất gia là mình trở thành một Thánh nhân . Không phải cái áo làm nên ông thầy tu , hiểu không ? Nó chỉ tượng trưng cho con đường mình muốn đi , tượng trưng cho sự lựa chọn . Cũng như những người cảnh sát , họ chọn con đường làm cảnh sát để bảo vệ an ninh cho quốc gia , để bảo vệ những người yếu đuối , để kiểm soát những người không tôn trọng luật lệ quốc gia . Quý vị có hiểu chưa ? Chứ không phải ổng mặc bộ áo cảnh sát là khác hơn những người khác . Nhiệm vụ của ổng phải như vậy , bận áo cảnh sát thì phải làm bổn phận của người cảnh sát , phải không ?
Thì Sư Phụ cũng vậy . Mặc áo thầy tu thì phải làm bổn phận của người thầy tu , vậy đó . Còn vấn đề quý vị tôn xưng Sư Phụ là Minh Sư hay không , thì trong lòng quý vị biết . Quý vị thọ pháp rồi , tu hành có cảm ứng , có thể nghiệm tốt , tâm càng ngày càng thơ thới , có lòng yêu thương rộng thêm , có sự nhẫn nhục thêm , chuyện đó tự quý vị thấy . Còn vấn đề , thường thường Sư Phụ bị người ta tán thán nhiều quá , học trò có nhiều điểm tốt , cải biến tốt , rồi tán thán Sư Phụ thì dĩ nhiên có nhiều người không tin . Nhiều người không nghĩ tốt cho Sư Phụ , nhưng cũng không sao . Đời này không có cây nào mà không bị gió lớn , chuyện đó là thường .
Quý vị cũng vậy . Mặc dầu quý vị chưa có làm giống như Sư Phụ , chưa có thành một vị sư phụ để dạy dỗ người khác , nhưng quý vị cũng phải tự dạy lấy mình , tự kiểm soát lấy mình . Sư Phụ cho quý vị quyển nhật ký tu hành để quý vị tự kiểm soát coi có tiến bộ hay không , chứ không phải kiểm soát người khác , hiểu chưa ? Mỗi người phải có bài học riêng , hoặc tốt hoặc xấu đều là bài học của họ . Mình tốt mình xấu , đó mới là quan trọng cho mình . Họ phải học những cái xấu như vậy , mai mốt họ mới biết như vậy là không tốt . Họ học làm những chuyện xấu hay những chuyện gì không hay , phản lại định luật của vũ trụ , sau này họ bị trừng phạt , bị luật nhân quả trừng phạt , rồi họ mới biết rằng những chuyện đó không tốt , có hại cho người nào , có hại cho chính mình như thế nào , rồi họ mới trở về chọn con đường tốt . Họ phải học hết cái xấu đi , họ thấy không hay , bấy giờ đúng ngày đúng giờ họ sẽ quay trở về mà chọn con đường tốt . Lúc đó họ sẽ rất thành tâm cầu nguyện với Trời Phật cho họ gặp một vị minh sư chỉ dẫn cho họ , cho họ biết con đường đi , thì lúc đó Trời Phật mới gởi một người xuống . Quý vị hiểu chưa ? Hoặc là một người đã xuống rồi , họ nhất đinh phải đi để mà gặp người đó , hay là hoàn cảnh sẽ khiến cho họ gặp những người đó , thì biết đâu quý vị đến đây mà muốn gặp Sư Phụ như thế này .
Trước khi quý vị xuống , quý vị đã trả giá . Quý vị nói bất cứ trường hợp nào , miễn sao xuống gặp bà Thanh Hải là được , miễn sao tu được Pháp Môn Quán Âm là được rồi . Còn những người kia chưa đủ điều kiện , chưa có thành tâm lắm , họ nói : "Thôi được , không cho tôi học , không cho thành Phật , không cho tôi học cái pháp thành Phật không sao , cho tôi gặp bả một chút cũng được". Nhưng lúc xuống rồi , gặp trường hợp không được toại nguyện , rồi bỏ cuộc muốn ra , vì vừa muốn gặp mà vừa không chịu điều kiện đó . Cũng như có nhiều người nhìn thích món này món kia , nhưng mà không muốn trả tiền . Vừa muốn giữ tiền của mình , vừa muốn món đồ đó . Rồi đi mượn tạm trong tiệm người ta , mượn hoài không trả lại , biết không ? Thế giới chúng ta là như vậy đó !
BỔN PHẬN CỦA NGƯỜI THẦY TU
Thôi thì năm mới , quý vị cũng ráng làm một người mới . Bất cứ trường hợp nào xảy ra thì mình cũng chết một lần thôi nhe ! Mình cũng chỉ có một cuộc đời này thôi , vậy thì mình trả cho hết đi ! Ba chìm bảy nổi sáu lênh đênh gì đó , trả cho hết đi . Rồi mai mốt hay đời sau mình nhẹ nhàng . Không có ai giàu hơn ba họ , không có ai xấu hơn ba đời này đâu . Không có ai trả nghiệp hoài vậy được , mình làm bao nhiêu có chừng thôi , hiểu chưa ? Mình trả hết rồi , có thể làm một lịch sử mới . Có câu nói : "Cái gì đi xuống quá sức rồi , thì nó sẽ đi lên". Đi xuống hết mức rồi thì lên chứ đi đâu nữa , phải không ? Thí dụ quý vị nhắm mắt , đi đụng bức tường rồi còn đi đâu nữa ! Có phải vậy không ? Quay lại chỗ mà mình không đụng tường hồi nãy , chỗ mà sáng suốt chí tột không có chướng ngại đó , phải không ? Đại khái là như vậy .
Ngoài kia Sư Phụ còn có việc làm nữa . Nhiều khi là làm việc cho người tỵ nạn , chứ không phải chỉ việc hoằng pháp không thôi . Sư Phụ là một thầy tu , vốn là phải đi hoằng pháp thôi , truyền tâm ấn hay là nói pháp cho những người nào muốn nghe thôi . Nhưng tại vì lúc này , Sư Phụ là người Việt Nam , rồi dính líu với người Việt Nam , biết người tỵ nạn , nên thêm một công việc vô nữa . Có bấy nhiêu đó Sư Phụ đủ sài rồi , đủ mệt rồi . Nhiều khi Sư Phụ ban đêm ngủ không được , tại vì nghĩ đến vấn đề người Việt Nam . Không biết làm thế nào để mà giúp đỡ họ , Sư Phụ ngủ không được , mà ăn uống cũng không ngon . Quý vị thấy Sư Phụ cứ gầy ốm hoài . Đâu phải có học trò nhiều , họ cúng dường thực phẩm tùm lum mà có mập ra đâu ? Ăn gì nổi ? Có ngủ gì được ? Thí dụ như sang Hương Cảng thì đất đai nhỏ . Ở đây Sư Phụ không có trung tâm lớn , thành ra học trò bắt nhốt Sư Phụ trong khách sạn , mà khách sạn lớn lắm chứ , coi cũng ngon lành đó , vậy mà Sư Phụ vẫn ngủ không được , ăn không được . Họ đem đủ thứ của ngon vật lạ mà Sư Phụ vẫn kêu là ăn không ngon . Bởi vì tâm của Sư Phụ nghĩ đến đồng bào . Sư Phụ ngủ mà không yên giấc , cứ giật mình thức dậy nghĩ những chuyện mà Sư Phụ chưa có làm xong . Bởi vì hoàn cảnh như vậy , chứ không phải Sư Phụ thiếu thốn gì mà ốm , phải chưa ?
Quý vị ở trong này , quý vị nhiều khi cho rằng vấn đề vật chất không đủ . Không phải Sư Phụ nói riêng quý vị ra đây , mà đồng bào ở đây là như vậy đó . Vì không đủ vật chất , sợ ăn uống thiếu thốn , nhưng thật ra Sư Phụ ở chỗ vật chất rất là đầy đủ , rất là xa xỉ , cũng đâu có ăn uống gì được ? Ngủ trong giường nệm dầy như vậy , có máy lạnh đều hòa không khí nữa chứ , khách sạn coi bộ lớn nhất nhì tại Hồng Kông , Sư Phụ cũng không thấy gì sung sướng đâu ? Quý vị thấy không ?
Cho nên hoàn cảnh vật chất không làm cho con người sung sướng được . Nhưng mà tâm của mình an ổn , đó mới làm cho con người sung sướng thôi .
Hồi xưa lúc Sư Phụ chưa có nhiều đệ tử , chưa có nổi tiếng đó , thì Sư Phụ ăn ngon ngủ yên , mập hồng lên , rồi ngủ quá trời . Chuyện gì cũng sung sướng hết . Mà lúc đó Sư Phụ ở lều thôi , ở ngoài bờ sông thôi , không có nhà không có đất . Chỉ có ít người học trò xuất gia đi chung quanh . Lúc đó Sư Phụ sung sướng , Sư Phụ nhẹ nhàng . Bây giờ Sư Phụ học trò nhiều , cúng dường đủ thứ cho ăn ; ở thì ở khách sạn lớn như vậy , mà ăn không ngon , ngủ không yên .
ÂM DƯƠNG QUÂN BÌNH MỚI LÀ PHẬT
Sư Phụ khuyên quý vị đừng tu Pháp Môn Quán Âm , bởi vì khi tu rồi , nếu có người giận mình , mình sẽ không giận họ , như vậy có phải là bất công không ? (Mọi người cười.) Dù người ta lấy tiền của mình , mình cũng hoan hỷ cho họ , vì mình đã biết có tiền cũng như không có tiền vậy , có hiểu ý Sư Phụ không ? Tu hành rồi , rất có thể đối với chồng vợ cũng không thấy luyến ái gì , đối với bạn bè cũng vậy , ngay cả việc ăn uống cũng không có khẩu vị , tu hành như vậy thì có gì hay ?
Cho nên Sư Phụ nghĩ rằng tốt nhất đừng nên tu Pháp Môn Quán Âm , bởi vì tu rồi sẽ không còn coi trọng danh lợi , không tham lam tiền bạc , chỉ cần dùng đủ thôi . Trước kia thích có nhiều tiền , bây giờ hình như không coi trọng , có thì dùng , không có cũng không sao . Người ta thì ăn thịt , mình tu hành rồi lại ăn chay , người khác sẽ thấy mình kỳ cục . Nếu mọi người đều ăn chay , người bán thịt sẽ thất nghiệp thì sa o? Như vậy phải chăng là mình không có “tâm từ bi” ? (mọi người cười.)
Quý vị đều nói rằng tu Pháp Môn Quán Âm rất tốt , nhưng Sư Phụ nhận thấy không phải vậy . Tu rồi có thể cũng giống như Sư Phụ , khi người ta hỏi đến lại không thể trả lời được . Mới đây có người hỏi Sư Phụ : “Pháp Sư có biết Phật Giáo là gì không ?” Sư Phụ đáp : “Không biết.” Người đó lại hỏi : “Pháp Môn Quán Âm là gì ?” Sư Phụ cũng nói không ra . Có một lần có một vị hoà thượng mời Sư Phụ rời ghế chủ toạ với lý do : “Pháp Sư nói không được , có nghĩa là Pháp Sư không phải là thiền sư , mời Pháp Sư hạ toạ.” Sư Phụ vốn đã muốn xuống đài vì vị đó nói đúng , nhưng Sư Phụ mệt quá không thể rời ghế được , cho nên ngồi im không nhúc nhích .
Tu Pháp Môn Quán Âm rồi sẽ trở thành một người khờ dại , bất cứ ai nói gì cũng được , không muốn biện luận , cũng không muốn tranh cãi , như vậy có gì tốt ? Khi chưa tu Pháp Môn Quán Âm , còn có thể biện luận với người ta : “Thiền là gì ? Đắc được Bồ Đề là tình trạng như thế nào ? Thành Phật , thành Bồ tát rồi sẽ như thế nào ? v.v…” nhưng tu Pháp Môn Quán Âm rồi , càng ngày càng lười nói , và nói cũng không ra lời , vì cảm thấy không thể nào dùng ngôn ngữ phàm phu để diễn đạt thực trạng , càng nói càng lìa xa Chân Lý . Vì những lý do trên , Sư Phụ nhận thấy tu Pháp Môn Quán Âm không tốt .
Xưa kia Sư Phụ ăn cơm rất nhiều , hiện giờ càng ngày ăn càng ít , đôi khi không muốn ăn gì hết , như vậy tu Pháp Môn Quán Âm có gì tốt đâu ? Lẽ ra chúng ta sống trên thế giới Ta Bà này đều là ăn uống vui chơi , có phải không ? Nhưng sau khi tu rồi , dù có đi chơi , cũng cảm thấy không ham thích ; không phải là ghét đi chơi , muốn chơi cũng được , nhưng không còn sự ao ước như ngày xưa . Ăn món gì cũng khen , nhưng không tham ăn giống như trước nữa .
Tu càng nhiều hình như càng khác với người thường . Quý vị coi , Sư Phụ muốn nói lại nói không ra , hoặc nói được thì lại ngược với đa số người , đó là bởi vì tu Pháp Môn Quán Âm . Cho nên quý vị đừng hỏi :”Tu Pháp Môn Quán Âm sẽ ra sao ?” Sư Phụ nói là không có gì tốt .
Tu các pháp môn khác còn có thần thông , một chút lực lượng để đi cứu bệnh cho người khác ; có thể đi lại Phật , lên núi hành hương ; khi có khó khăn còn biết nghĩ đến Phật , an ủi lấy mình ; khi gặp trường hợp không như ý hay có bệnh khổ sở , có thể cầu Quán Thế Âm Bồ Tát giúp đỡ . Nhưng sau khi tu Pháp Môn Quán Âm sẽ không muốn cầu ai , cũng không còn Phật để cầu , lúc đó Phật cũng chạy mất rồi .
Sau khi tu Pháp Môn Quán Âm , tất cả danh lợi , xa hoa vật chất , tham sân si , đều mất hết , thậm chí luôn cả Phật cũng không còn , tu hành như vậy có gì tốt ? Lỡ sau này bơ vơ thì sao ? Không có Quán Thế Âm Bồ Tát cũng không có Phật , làm sao mà sống ? Tình chồng vợ cũng không có gì lưu luyến ; danh lợi cũng mất đi sức hấp dẫn ; ăn uống chẳng còn kén chọn , trước kia còn lựa chọn món này ngon , món kia không ngon , bây giờ bất cứ ăn sao cũng được , có gì ăn đó ; trước kia ngồi xe là muốn loại xe mà mọi người ưa thích nhất , đáp máy bay hạng nhất , bây giờ tất cả đều không bận tâm đến nữa .
Tu Pháp Môn Quán Âm càng nhiều , càng mất đi những thói quen ngày xưa ; tu càng nhiều nữa , cái gì cũng không còn , luôn cả “không” cũng không có luôn . Trước khi tu Pháp Môn Quán Âm , còn có thể nói đạo lý “không không”, còn biết hoạ vòng tròn “thiền”, biểu thị ta tu cái này . Cũng như vị “Đại tu hành” ở Phủ Lý , khi Sư Phụ hỏi : “Sư tu pháp gì ?”, ông ta không nói một lời , chỉ hoạ một vòng tròn .
Tu Pháp Môn Quán Âm rồi không thể làm như vậy , cho dù cái được gọi là “không” cũng không thể tu , luôn cả đại diện cho “thiền” tối cao , mình cũng không biết bày tỏ , vậy tu hành có gì tốt đâu ? Vị này (chỉ một đệ tử) nên về nhà tu “thiền” thì mới có cái “vòng tròn” mà hoạ được , theo Sư Phụ tu thì không cái gì hết , tất cả đều đổ xuống ống cống hết , không thể dùng được mà cũng không biết cách dùng , có hiểu ý Sư Phụ không ? Cho nên càng tu càng dốt , ngay cả pháp thiền tối cao cũng không biết đường biểu thị . Thí dụ người ta đến nói với Sư Phụ :”Tu thiền có thể lập tức thành Phật”. Sư Phụ cũng mặc kệ , bởi vì với Sư Phụ , luôn cả Phật cũng không còn nữa , có hiểu ý Sư Phụ không ?
Cho nên Sư Phụ cảnh cáo quý vị , tốt nhất đừng tu Pháp Môn Quán Âm , về lạy Phật đi , như vậy khi quý vị gặp khổ nạn mới có thể nói chuyện với Phật , cầu xin Phật giúp đỡ ; cầu xin được rất nhiều việc , khi có bệnh cũng có thể cầu Quán Thế Âm Bồ Tát ban nước đại bi cho bệnh được chóng khỏi ; còn có thể phát nguyện trước mặt Quán Thế Âm Bồ Tát :”Nếu như con hết bệnh , con sẽ …” Nhưng khi tu Pháp Môn Quán Âm rồi không còn những chuyện như vậy nữa , Quán Thế Âm Bồ Tát chạy mất , tất cả trí huệ thế tục sẽ không còn nữa , vậy làm sao đây ?
ÂM DƯƠNG QUÂN BÌNH MỚI LÀ PHẬT
Hồi nãy có người hỏi Sư Phụ :”Pháp Môn Quán Âm là gì ?” Sư Phụ thật nói không ra , Sư Phụ không gạt quý vị , quý vị có tin không ? Có lúc thông minh một chút , cũng biết nói , nhưng bình thường là nói không ra lời và cũng không biết nên nói gì . Mỗi lần có người mời Sư Phụ đi giảng kinh , Sư Phụ đều không biết ngày hôm đó nên nói gì ? Những vị Pháp Sư có “trí huệ” khác đều biết cách giảng kinh , điểm thứ nhất nên thế nào , điểm thứ hai nên như thế nào v.v…, đã chuẩn bị trước , có dàn bài đại cương , nói xong điểm thứ nhất , sẽ đến điểm thứ hai , rồi điểm thứ ba , thứ tư v.v…
Nhưng Sư Phụ rất dốt , luôn cả việc như vậy cũng không biết làm , cho dù muốn làm , cũng không biết cách . Pháp Sư hơi có một chút trí huệ có thể giảng một bộ kinh , suốt từ đầu đến cuối , lại có rất nhiều tài liệu để tham khảo . Còn Sư Phụ , luôn cả chuyện như vậy cũng không thể làm , nếu muốn Sư Phụ giảng một quyển kinh , có thể Sư Phụ sẽ ngủ gục , lúc đó không những Phật mà luôn cả Sư Phụ cũng đi mất .
Ở Đức đôi khi Sư Phụ cũng đọc kinh , bởi vì chùa đó chuyên đọc kinh , cho nên mỗi ngày Sư Phụ phải tụng kinh chung với họ . Sư Phụ tụng kinh cũng được lắm , nghe rất hay , nhưng nếu Sư Phụ hơi sơ ý một chút , thần thức liền chạy mất , lúc đó sẽ còn người để tụng nữa , có hiểu ý Sư Phụ không ?
Tụng kinh là một việc rất mệt vì phải tập trung tư tưởng mới tụng được . Cho nên Sư Phụ rất khâm phục người tụng kinh . Sư Phụ càng tu hành càng khâm phục họ . Sư Phụ thường nói tụng kinh không tốt , không có ích . Lạy Phật cũng không ích lợi . Nhưng hôm nay lại nói khác , phiền quý vị viết xuống những gì Sư Phụ nói hôm nay ra sách , chuyện này rất quan trọng . Tụng kinh rất tốt , bởi vì phải tập trung tư tưởng , đẳng cấp phải rất cao mới có thể tụng kinh . Hiện giờ Sư Phụ không có “đẳng cấp”, không thể tụng cũng không thể đọc nhiều kinh được , bởi khi đọc kinh sẽ cảm thấy như đã biết hết rồi , nên thấy hơi chán . Quý vị cảm thấy chán một việc gì , có phải muốn ngủ không ? Thí dụ hiện giờ Sư Phụ giảng kinh , nếu như có người nghe không hiểu sẽ cảm thấy chán và buồn ngủ , có hiểu ý Sư Phụ không ?
Có một người học trò của Sư Phụ khi nghe Sư Phụ giảng kinh cảm thấy chán , bèn ngồi đó thiền , vãng sanh một chập , đến Tây Phương thăm A Di Đà , một lát sau trở về ; có Phật A Di Đà để nhìn , là còn được lắm . Nhưng có nhiều người tu hành thấy Phật Bồ Tát rồi , liền đi truyền pháp . Nếu như thấy dược Phật Bồ Tát , nhưng tâm chưa khiêm tốn , sẽ cho rằng mình tu rất giỏi . Sư Phụ nghe nói có một người chỉ thấy được Bồ Tát có một lần , thí dụ họ thấy được Quán Thế Âm Bồ Tát đem vật gì hay Pháp khí cho họ , liền tự cho mình là Đại Pháp Sư .
Kỳ thật , thấy được Phật một hai lần , theo quan niệm dốt nát của Sư Phụ , thật chẳng có gì , người không tu cũng có thể thấy được Quán Thế Âm Bồ Tát . Có nhiều người hồi giờ chưa từng tu hành , chưa từng ăn chay , lạy Phật , cũng không biết đến tôn giáo nào hết , nhưng khi thọ pháp cũng có thể lập tức thấy Phật Bồ Tát .
Thấy được Phật Bồ Tát cũng chỉ là thể nghiệm sơ bộ , không có gì . Sư Phụ dạy quý vị , dù Ngài có cho mình vật gì cũng đừng nhận . Thí dụ thấy Phật Bồ Tát hay người nào đó xuất hiện , tặng vật gì cho mình , mình đừng nên nhận ; nếu họ muốn thọ ký mình , mình cũng không nên chấp nhận , cho dù là Quán Thế Âm Bồ Tát cũng vậy . Nếu mình nhận , sẽ ngưng tại đó , làm nô lệ cho họ , chỉ thờ phụng họ mà không thể thành Quán Thế Âm .
Có người tu đến trình độ nào đó , đi đến cảnh giới nào đó , thí dụ đến thiên đàng ăn đào tiên , liền tự cho là giỏi lắm . Trên thực tế , vũ trụ có rất nhiều cảnh giới , muốn đi đâu cũng được , rất dễ dàng , nhưng đó là vẫn còn cảnh giới để đi . Còn người tu đến không còn cảnh giới nào để đi thì chỗ nào cũng là của họ , bất cứ ở đâu cũng đều có họ . Họ không giống như nhiều người khác , hôm nay đi Tây Phương xem Phật A Di Đà , ngày mai lại đi xem Quán Âm Bồ Tát . Người thật sự tu hành cao sẽ không còn cảnh giới để phân biệt , ở đâu cũng có họ , có hiểu ý không ?
Quán Âm Bồ Tát là họ , Phật A Di Đà cũng là họ . Phật Thích Ca Mâu ni cũng là họ , Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương cũng là họ , Phật Tỳ Lô Giá Na cũng là họ . Không phải Phật Tỳ Lô Giá Na hay Phật A Di Đà đến quán đỉnh cho , hay là thọ ký cho , mà họ là Phật A Di Đà , họ tức là Phật Tỳ Lô Giá Na , có hiểu không ? Ở đâu cũng có Ngài , lúc đó Ngài sẽ biến thành dáng đại trí ngu ngơ , bởi vì không còn lời để nói , không còn cảnh giới để đi , không còn Phật để lạy , không còn ai để cầu cứu ; khi Ngài bệnh là bệnh , nhức đầu là nhức đầu , chết là chết , không có ai có thể cứu , không có thuốc để chữa trị , không có y sĩ nào có thể tìm ra căn bệnh .
ÂM DƯƠNG QUÂN BÌNH MỚI LÀ PHẬT
Những người khác tu hành khá sẽ thấy Phật Bồ Tát , như Sư Phụ mới nói lúc nãy ; khi họ tu được một khoảng thời gian rồi , rất có thể chạy đến một cảnh giới nào đó , rồi gặp được người nào hay là vị Thánh Nhân nào đó .
Trong vũ trụ có một chỗ có rất nhiều Thánh Nhân và bậc đại tu hành cùng tu tập với nhau và cử hành pháp hội . Nếu có một vị đại tu hành đã tu mấy chục năm , chạy đến đó , thấy có nhiều vị Thánh Nhân đến tiếp đón và viết tên của vị này ra : "Chào mừng Đại Sư nào đó quang lâm", và còn thọ ký vị này hai , ba năm sau sẽ trở thành giáo chủ nào đó , hay Đại Pháp Sư nổi danh nào đó . Vị đó nghe rồi , trong lòng rất mừng , tưởng rằng mình có sứ mạng , nên trở về hoằng pháp độ chúng sanh .
Cho nên mỗi lúc truyền pháp Sư Phụ đều nói rất rõ ràng : "Thứ thể nghiệm đó không là gì , chỉ là một hạng đẳng cấp mà thôi , cần phải vượt qua , nếu không chúng ta sẽ ngưng tại đó". Bởi vì còn ý niệm "Ta" đi độ chúng sanh . Hễ còn Phật , còn chúng sanh vô minh , thì không phải đẳng cấp tối cao .
Đẳng cấp tối cao lẽ ra không còn âm cũng không còn dương , nhưng nhiều lúc chúng ta nếu không là quá âm thì là quá dương . Đạo Gia có hình thái cực , một bên là đen , chính giữa có một chấm trắng ; còn một bên trắng , chính giữa có một chấm đen , tượng trưng cho âm dương . Đa số chúng ta đều là âm nhiều ; nhưng có người lại thuần dương , không có âm .
Âm là gì ? Dương là gì ? Thí dụ chúng ta rất thích một vị Đại Sư danh tiếng , vì quá thích Ngài , nên vì Ngài mà làm hết mọi việc , rất nhiệt tâm và vui vẻ phụng thờ Ngài , lúc đó chúng ta là dương . Vạn nhất ngày mai Ngài rầy la chúng ta thậm tệ , không có lý do cũng cứ rầy , chúng ta cảm thấy mình không làm điều gì sai lầm và cho rằng Ngài rầy oan , nên cảm thấy buồn bực , giận dỗi , muốn bỏ đi ... lúc đó tức là âm , có hiểu ý của Sư Phụ không ?
Có nhiều thiền sư thích họa vòng tròn để chứng tỏ rằng họ không có âm dương , nhưng nếu mình hỏi nhiều một chút , họ sẽ giận ngay , như là "Đại Sư" ở Phủ Lý mà Sư Phụ mới nhắc đến vậy . Chúng ta nên vượt qua âm dương , mới là Phật Bồ Tát , có hiểu ý không ? Những người được gọi là thiền sư , thấy người là thích họa vòng tròn , để tỏ rằng họ cao hơn Đạo Gia , họ cho rằng thấy được Quán Thế Âm Bồ Tát , lạy rất nhiều thần hay nhiều vị thầy trong quá khứ , làm việc đạo đức , hay kiềm chế được âm dương , đều vẫn còn trong âm dương . Họ sẽ nói rằng : "Tôi không có âm dương , tôi đã siêu vượt qua vòng âm dương rồi".
Nói vậy cũng đúng , nhưng Sư Phụ cho quý vị hay , Phật Bồ Tát cũng có âm có dương , các Ngài không vượt qua đâu . Tuy các Ngài ở trong âm dương , nhưng các Ngài không âm cũng không dương , có hiểu không ? Không phải đem âm dương bỏ hết . Nếu như bỏ hết sẽ biến thành như thế nào ? Bỏ hết âm dương thì làm sao có thân thể này ? Làm sao độ chúng sanh ? Bởi vì có chúng sanh cần âm , có chúng sanh cần dương , cho nên không thể hoàn toàn bỏ hết , có hiểu ý của Sư Phụ không ?
Sư Phụ âm dương đều có , nếu cần thêm , Sư Phụ có thể bỏ vào . Cho nên đừng tưởng rằng Sư Phụ đến đây chỉ nói lời ngon ngọt , đó là cách nghĩ ngây thơ của quý vị , như thế không thể độ chúng sanh được . Phải có âm có dương mới hoàn mỹ , mói có thể độ chúng sanh .
Vì sao âm dương đều phải có đầy đủ ? Bởi vì có người cần phải rầy la . Thí dụ như trẻ nhỏ , có đứa mình nói ngọt được , nói một lần là nó hiểu và làm liền ; có đứa mình phải la nó , nó mới làm , có hiểu không ? Đã như vậy , có phải cần có âm dương hay không ? Người phàm phu chúng ta dạy trẻ nhỏ còn phải áp dụng cả âm lẫn dương , huống chi là dạy người siêu Tam Giới , làm sao có thể khỏi dùng âm dương được ?
ÂM DƯƠNG QUÂN BÌNH MỚI LÀ PHẬT
Âm dương này tồn tại trong vũ trụ , mục đích để cho chúng ta xử dụng , nếu không âm dương không thể tồn tại được , có hiểu không ? Trên thế giới này không có một vật gì là vô dụng , cũng không có gì là không tốt , nhưng vì chúng ta không biết cách dùng , nên mới thành vô dụng , mới thành không tốt . Thí dụ có những loại cỏ độc , tuy các y sĩ biết là độc , nhưng vẫn đem cỏ này về , trộn chung với những thứ khác , thành thuốc bổ , để có thể cứu bệnh . Tuy rằng là thuốc tốt , nhưng nếu như dùng quá lều , cũng sẽ thành thuốc độc , có phải vậy không ?
Cho nên âm quá ít hay âm quá nhiều đều không tốt , chúng ta cần phải có âm dương để lúc nào cũng có thể xử dụng được , đó mới là tốt . Chứ không phải bỏ hết âm dương , bỏ mất rồi sẽ thành hư không , không có một chút cảm tình . Nếu ngay cả cảm tình cũng không có thì làm sao đây ? Làm sao có thể thông cảm với tâm tình của chúng sanh ? Nếu như sau khi tu hành , lại trở thành "không không", khi người ta đau khổ mình cũng không xúc động , tu như vậy là không được rồi . Tuy rằng mình không có chuyện gì , nhưng người khác có chuyện , mình nên thông cảm với họ , nếu không thì khỏi cần thành Phật , cũng khỏi cần độ chúng sanh , càng khỏi cần giảng kinh và như vậy ở lại trên thế giới này làm gì , có hiểu không ?
Nhưng thế giới này chẳng có gì không tốt , lưu lại thế giới nào cũng được ; dù địa ngục cũng có thể đi , sao lại không thể lưu lại thế giới Ta Bà ? Thế giới này đẹp như vậy , có rất nhiều loại chúng sanh , mỗi thứ có biểu tượng khác nhau , nam nữ đều khác nhau , cho dù là hai người nữ hay là hai người nam , nhìn cũng không giống nhau , rất có ý nghĩa . Chúng ta có thể mỗi ngày đi thăm nhiều người , cũng có thể chuyện trò qua ngày , coi núi , coi nước , có nhiều thứ rất là hứng thú . Cho nên thế giới này không phải vô dụng , nó rất đẹp .
Trong vũ trụ nhất định có một tạo hóa , bởi vì tất cả vạn vật đều có người tạo ra , phải có công xưởng chuyên môn chế tạo , mới có thể tồn tại được . Chúng ta có thân thể tốt như vầy , có thế giới tốt như vầy , đâu thể nào lại không có người tạo ra ? Người đó rất có thể là một thứ lực lượng , rất có thể là tâm của chúng ta , tuy chúng ta chưa hiểu rõ điều này , nhưng nhất định phải có cái gì đã tạo ra toàn cõi vũ trụ . Thế giới này thấy đẹp như vậy , có nhiều loại chúng sanh , có cây , có đá , có hoa , đó nhất định là lực lượng của tạo hóa tạo ra , và nhất định phải trải qua mấy trăm , ngàn , ức năm mới có thể tạo ra được , có hiểu không ?
Lực lượng hay người đó , đã nỗ lực làm việc , dùng rất nhiều trí huệ , rất nhiều sức tưởng tượng , mới có thể tạo ra một thế giới đẹp như vậy , để cho chúng ta hưởng thụ một thời gian , dù không cần động tay cũng có thể hưởng thụ ; thí dụ mỗi ngày chúng ta đi thăm mọi người , không cần tốn tiền ; đi ngắm cảnh núi rừng mây nước cũng không tốn tiền , như vậy thế giới này có gì không tốt đâu ?
Nếu như không tốt là bởi vì tâm của chúng ta không tốt , nhìn tốt thành xấu , cho nên thế giới này tuy là tốt như vậy , chúng ta vẫn phá hoại nó , đốn cây bừa bãi , hay ra ngoài rừng trèo lên núi chơi , ăn uống xong vứt túi ny lon và các lon đồ hộp ở đó , dần dần chỗ đó trở thành một bãi rác . Đó là chúng ta tự làm hư hỏng chứ không phải thế giới này không tốt .
Thế giới không tốt là do người tạo ra , có phải không ? Vốn không có chuyện , nhưng vì người này giận dữ nên giết chết người kia ; rốt cuộc thân thể đang đẹp đẽ nay biến thành thây ma tím đen , máu chảy lai láng , nằm đó bất động , cặp mắt trợn ngược . Đôi mắt đó vốn đẹp , hôm qua đôi mắt đó còn mê hoặc người khác , khiến người ta nhìn thấy mà thích ; nhưng hôm nay cặp mắt đó đã mất thần , vì hệ thống kim , mộc , thủy , hỏa , thổ của người đó đã bị hủy diệt , mới bắt đầu trở nên xấu xí .
Cho dù là người già , cũng biết lo cho bản thân rất đầy đủ , thí dụ như uốn tóc , hay là thoa mỹ phẩm , để cho "tiểu vũ trụ" này dễ nhìn một chút . Có người già rồi mà còn kết hôn , chứng tỏ họ vẫn còn đẹp ; khi mặc y phục cũng đứng trước gương ngắm đi ngắm lại , cho đến vừa lòng rồi mới ra cửa .
ÂM DƯƠNG QUÂN BÌNH MỚI LÀ PHẬT
Cho nên thế giới này rất có ý nghĩa , không có gì là không tốt . Nếu như không tốt cũng do con người tự tạo ra , khi có người nào đó làm không đúng , sẽ có người khác phàn nàn , có phải không ? Thí dụ có người giết vợ của người nào , người chết biến thành một thây ma xấu xí , chồng của nạn nhân đương nhiên sẽ rất oán hận , nghĩ thầm : “Vợ tôi hôm qua còn đẹp như vậy , hôm nay lại biến thành như thế này.” Rồi tâm thù hận nổi lên , liền giết đối phương . Thân nhân của đối phương không dằn lòng được nên giết người này trở lại . Rồi thân nhân của người bị giết này lại đi giết người kia trở lại . Cứ thế mà mọi người giết qua giết lại , thù hận vĩnh viễn không dứt .
Thù hận khởi sự chỉ do một hai người bắt đầu , họ phá hoại thế giới này , khiến thế giới trở nên xấu xa . Thí dụ có một người âm quá nhiều , dễ sinh giận , chúng ta ghét người này lắm , mới đánh nhau và giết bỏ , lúc đó thế giới mới bắt đầu biến loạn , có hiểu ý không ?
Đa số mọi người đều không thích phẩm chất âm mà chỉ thích dương , thích thấy người khác cười nhiều một chút . Sư Phụ mới thấy người đó , cảm thấy người đó quá “âm”, mới cho người đó thêm một chút “dương” vào . Không phải Sư Phụ không thích người đó , vì Sư Phụ còn thích nên mới giúp người đó một chút . Nhưng người thường nếu cảm thấy không thích một người nào đó , thì liền nghĩ đến việc hại họ , thậm chí giết họ , hiểu không ? Phần đông khi con người cảm thấy một người nào đó quá đen , họ không đem màu trắng đến tô điểm , để người đó được quân bình , mà ngược lại họ muốn xoá bỏ người đó đi , không giúp cho người đó tu sửa bên trong .
Vì y phục của chúng ta có một vết dơ lớn , nhưng chúng ta lại quá lười biếng , không đủ lòng nhẫn nại , đem bộ y phục này đốt bỏ đi . Lẽ ra có thể đem đi giặt , giặt rồi vẫn có thể dùng , nếu như không giặt được sạch sẽ , cũng có thể dùng những màu sắc khác để nhuộm , biến đổi thành một bộ y phục đẹp đẽ , hoặc là vẽ hai ba đóa hoa lớn ở nơi bị biến màu đó , thì chúng ta sẽ có được một bộ y phục bông hoa đầy sáng tạo .
Nhưng phần lớn chúng ta đều không dùng tới trí tưởng tượng của mình , ngược lại dùng quá nhiều năng lực phá hoại . Khi chúng ta không thích một người nào đó , liền lập tức tìm cách huỷ diệt họ , những người nào không thích cách làm việc của chúng ta , thì liền tìm cách gây phiền phức , những điều này xảy ra là vì chúng ta có cách nhìn không tốt .
Chúng ta nghĩ rằng một người nào đó không tốt , nhưng người đó vẫn có người thích như thường . Ví dụ có một bà vợ nào đó người khác nhìn vào cảm thấy khó ưa , không ai thích , nhưng chồng bà ta lại rất kính yêu bà . Cho nên chúng ta không có quyền sát hại kẻ khác , quý vị không thể vì không thích đối phương rồi nói : ”Anh làm sao mà chịu nổi một bà vợ như vậy ? Tôi giúp anh giết bà ta cho rồi.” Khi quý vị giết bà vợ này , chồng của bà đương nhiên vô cùng oán hận , ông ta sẽ tìm quý vị để báo thù , bắt đầu từ đó thế giới không còn dễ thương nữa .
Nếu như chúng ta có thể giữ gìn một trái tim cởi mở , chúng ta sẽ cảm nhận mọi vật đều tốt đẹp , cho dù không tốt đẹp cũng sẽ tốt đẹp , bởi vì không tốt đẹp cũng chẳng có liên hệ gì đến chúng ta , hiểu không ? Lúc đó thế giới mới không bị loạn lạc . Chúng ta tu hành Pháp Môn Quán Âm rồi sẽ cảm nhận được sự tự tại cởi mở này , việc gì cũng không màng , việc gì cũng được .
Tại sao lúc đó chúng ta nhìn thấy điều gì cũng tốt , cũng hoàn mỹ ? Bởi vì đại lực lượng của tạo hoá vũ trụ , có thể tạo ra âm và cũng có thể tạo ra dương ; đó là quyền lực và cách nhìn của Ngài . Cho nên chúng ta không thích một người nào đó , cũng nên để cho họ được tự tại , bởi vì dù đó là âm hoặc dương , đều do tạo hoá tạo ra , có hiểu ý của Sư Phụ không ? Ví dụ chúng ta múa rối , có một người đứng ở phía sau điều khiển hai , ba con rối , mặc cho những con rối nhảy múa như thế này hoặc như thế khác , tất cả đều do người ở phía sau gây nên , không phải những con rối này hung ác , hay những con rối kia lương thiện , đều do người đạo diễn đứng phía sau điều khiển .
Điện ảnh cũng vậy , những minh tinh hoặc diễn viên , thật ra đều giống như những người bình thường chúng ta , phải không ? Sư Phụ từng đóng phim nên mới biết . Trông Sư Phụ không đẹp lắm , vừa nhỏ con vừa thấp vừa ốm , nhưng sau khi được họ hoá trang xong , Sư Phụ dường như không nhận ra mình , trông chẳng khác nào như nữ hoàng vậy . Khi Sư Phụ mặc những bộ y phục khác và hóa trang xong , hoàn toàn khác hẳn lúc Sư Phụ mặc quần áo cao bồi chạy tới chạy lui , lúc đó Sư Phụ chưa tu Pháp Môn Quán Âm .
Sau khi hóa trang xong , cảm thấy mình như biến thành người khác . Đó là do vị đạo diễn kia biến Sư Phụ thành đẹp như vậy , cho nên Sư Phụ nhảy chung với những người đẹp khác ; lúc đó chúng tôi hóa trang thành công nương hay công chúa dự tiệc chung với hoàng tử và quần thần . Trong tình trạng đó nếu đạo diễn không chỉ , Sư Phụ lám sao diễn tuồng . Sư Phụ cũng biết vì bầu không khí có khác , mọi người đều rất đẹp , rất cao nhã , cho nên Sư Phụ cũng tự nhiên trở nên như vậy , có hiểu không ?
Có người đột nhiên biến thành người rất hung dữ , vì hóa trang mà ra . Khi hóa trang , chỉ cần đeo mặt nạ đen lên mặt , mặc y phục hung dữ , thì sẽ có hình dáng rất hung dữ . Cho nên một người tầm thường , sau khi được hóa trang trên sân khấu sẽ biến khác . Thí dụ bạn của quý vị làm diễn viên , mặc bộ áo thời xưa , đeo râu dài , mặt thoa nhiều phấn màu trắng đen , có phải quý vị cũng không nhận ra là bạn mình , phải không ? Bởi vì người này lúc đó đang thủ diễn vai trò hung ác .
Thế giới này cũng vậy , bất cứ là âm hay dương , đều do tạo hóa làm ra . Người tốt cũng là tạo hóa muốn họ như vậy , người xấu cũng là tạo hóa muốn họ như thế , có hiểu không ? Khi họ diễn xong vỡ tuồng của họ , thay đổi y trang , rửa sạch son phấn trở về con người bình thường , có hiểu ý không ?
Cho nên chúng ta đừng quá thích âm cũng đừng quá thích dương . Nhưng bây giờ chúng ta chưa thực hiện được điều này ; nhưng tu Pháp Môn Quán Âm rồi , có thể khống trị âm dương , lúc đó mới có thể sử dụng âm dương mà không bị âm dương sử dụng . Bây giờ chúng ta đều bị âm dương điều khiển . Khi “âm” đến , chúng ta rất hung , rất giận , thiếu chịu đựng , khi “dương” đến thì rất vui , rất khoái lạc .
Âm dương đến với chúng ta rất tự nhiên , không phải chúng ta cần nó mới lại , cũng không phải chúng ta có thể bỏ âm dương vào túi , rồi tùy nghi sử dụng , lúc nào muốn dùng âm thì dùng âm ; muốn dùng dương thì dùng dương , bao nhiêu cũng được như là xài tiền vậy . Có người tuy rất nhiều tiền nhưng lại bị tiền kiềm chế , một xu cũng không dám hưởng , có bao nhiêu điều bỏ vào ngân hàng , hay là chôn dấu , để cho ông thổ địa coi , tự mình không dám xài , cũng không lấy ra để phụng dưỡng cha mẹ .
Trường hợp của chúng ta cũng vậy , nếu như chúng ta không dùng âm dương của chúng ta , thì âm dương sẽ dùng chúng ta , hiểu không ? Chúng ta sẽ không thể tự làm chủ lấy mình , khi giận thì giận đến điên lên ; khi yêu một người , cũng yêu đến phát cuồng . Khi mình yêu một cô gái quá sâu đậm , yêu đến mức như điên cuồng , bởi vì mình bị những vui , giận , buồn của người đó khống trị .
ÂM DƯƠNG QUÂN BÌNH MỚI LÀ PHẬT
Sau khi tu Pháp Môn Quán Âm rồi , tuy vẫn còn hỷ nộ ái lạc , nhưng chúng ta biết kiềm chế . Tu hành càng nhiều sức kiềm chế càng mạnh , thí dụ kiềm chế hai mươi , ba mươi , năm mươi , sáu mươi phần trăm v.v…, theo trình độ tu hành của chúng ta mà định . Tu hành càng tốt , sự kiềm chế càng cao ; khi chúng ta hoàn toàn có thể tự chủ lấy mình tức là thành Phật .
Thành Phật không có gì giỏi , cũng không có gì thần bí hay làm không được , bởi vì chúng ta đều có âm dương , có hiểu không ? Không cần phải ra ngoài mua mới có thể dùng , bên trong chúng ta có tất cả , có âm có dương , chỉ cần chúng ta dùng được nó , thì rất tốt .
Bây giời Sư Phụ đưa ra một thí dụ tầm thường để dẫn chứng cho quý vị rõ , đôi lúc cha mẹ không giận dỗi gì con cái cả , nhưng thấy chúng ăn quá nhiều kẹo , sợ chúng bị đau răng nên phải rầy la ; hay là thấy chúng chạy chơi nhiều quá , không làm bài vở , nên phải làm bộ tức giận , đánh đít chúng , vì biết nơi mông nhiều thịt , đánh nơi đó không gây thương tích mà chỉ bị đau một chút thôi .
Làm vậy không có phải là đánh trẻ con bừa bãi , cũng không phải vì giận dữ . Nếu như đánh vì giận sẽ khác , lúc đó không thể kiềm chế nên hễ thấy là đánh liền . Còn trường hợp này không phải giận thật , cho nên mới tìm chổ để đánh , mới biết suy nghĩ nên đánh nơi nào không đau lắm , cho con mình khỏi bị thương . Nếu như mỗi ngày mình chỉ nói lời ngọt ngào với chúng , cưng hư chúng , chúng sẽ không bao giờ nghe lời . Cho nên có ngày cũng phải dùng pháp môn cứng đối phó với chúng , cũng có thể gọi là pháp môn “âm”, có hiểu không ?
Phật Bồ Tát cũng thế , không phải Ngài rũ sạch âm dương . Ngài có tất cả , bởi vì chúng sanh rất nhiều , cần nhiều thứ khác nhau ; nếu như Phật Bồ Tát không có đầy đủ thì bán gì đây ? Cho nên không thể bỏ hết âm dương , thí dụ một người giàu có , trong nhà vật gì cũng mua về dùng , nhưng người đó lại mở một siêu thị lớn bán đủ mặt hàng ; không phải người đó cần những món hàng này , họ đã quá giàu , không còn cần gì nữa , nếu có nhiều mặt hàng cũng là vì muốn tiện ích cho những người khác mới mở siêu thị đó .
Giống như vậy , Phật Bồ Tát không thể rời chúng sanh , tâm Phật tức là tâm chúng sanh , phiền não là Bồ Đề , bồ đề là phiền não . Nhưng mà Phật Bồ Tát đem nhiều phiền não biến thành bồ đề , có hiểu ý của Sư Phụ không ? Nếu quý vị muốn thành người như vậy , thì hãy tu Pháp Môn Quán Âm .
Bây giờ Sư Phụ đã nói hết , tu Pháp Môn Quán Âm có gì không tốt cho quý vị nghe , quý vị có thể chọn lựa . Bởi vì tu Pháp Môn Quán Âm không có gì tốt , phước báu cũng không có , thần thông cũng không có , nếu có chăng cũng không thể dùng được , tu hành muốn tiến bộ thì không nên dùng thần thông . Người tu Pháp Môn Quán Âm , ngay việc dùng thần thông cứu bệnh cho người khác cũng không được , cái gì cũng không có .
Quý vị có muốn tu không ? Có bao nhiêu người muốn tu ? (Có người đáp : "Chờ tôi lo chuyện nhà xong rồi mới tu".) Sư Phụ không bảo quý vị bỏ con cái và gia đình , hoặc không lo cho con . Chúng sanh thật dại . Thôi , đừng có tu nữa , quý vị còn chưa khai ngộ mà . Dù là Phật cũng không thể cải hóa con người , không thể ảnh hưởng con người được , quý vị làm sao ảnh hưởng được con người ? Mỗi người có nhân quả của họ , mỗi người có con đường của mình để đi , có hiểu ý không ?
Phật Thích Ca Mâu Ni từ bi nhất , lương thiện nhất , mà còn bị người anh của Ngài là Đề Bà Đạt Đa muốn giết . Cho nên quý vị làm sao ảnh hưởng con của quý vị ? Ngã chấp lớn như vậy , làm sao tu Pháp Môn Quán Âm ? Nếu như phải suy nghĩ nhiều quá thì khỏi tu .
Khi nào quý vị không còn nghĩ gì hết , hoàn toàn tin Sư Phụ , Sư Phụ dạy thế nào làm theo thế đó , lúc đó mới có thể đến học , có hiểu ý không ? Bây giờ vị này còn quá chấp trước , ngã chấp còn lớn lắm , không thể tiêu trừ được , cứ nghĩ đến chuyện của thế giới , thế giới còn quan trọng hơn Sư Phụ , còn quan trọng hơn giải thoát , vậy thì đừng có tu ; dù bây giờ có muốn tu , Sư Phụ cũng không nhận . Thâu người như vậy làm đệ tử chỉ đem phiền phức cho Sư Phụ .
Hôm qua Sư Phụ không cho quý vị đi nhổ cỏ , bởi vì trên núi của chúng tôi không phải ai cũng có thể đến làm cỏ được ; chỉ những người thọ pháp rồi mới có thể lên , ăn chay lâu rồi , thân khẩu ý sạch sẽ , và tu hành tốt mới có thể lên . Cho dù là được thọ pháp rồi cũng không thể tự ý muốn đến gặp Sư Phụ thì đến ; muốn cúng dường Sư Phụ thì đến cúng dường . Nếu muốn cúng dường thì phải cho biết mỗi ngày tọa thiền quán âm bao nhiêu giờ ? Có tiến bộ hay không ?
Người chưa thọ pháp muốn gặp Sư Phụ cũng vậy . Sư Phụ quá dễ dãi , nên quý vị tưởng rằng muốn lại thì lại , muốn nhìn thì nhìn , muốn học thì học , muốn không học thì thôi . Bởi vì quý vị chưa thọ pháp , nghe nói có giảng kinh thì đến , cho nên Sư Phụ tạm thâu và thả lỏng quý vị . Còn đối với học trò của Sư Phụ thì nghiêm khắc hơn . Nếu như vị nào còn lo nghĩ đến con cái , muốn chờ sau này mới đến tu , thì Sư Phụ khuyên vị này không cần nghĩ ngợi , cũng không cần tu hành , cứ về nhà chăm lo con cái là được rồi .
Chúng ta đời đời kiếp kiếp đã lo cho rất nhiều con , đời sau trở lại sẽ còn có rất nhiều con để chăm sóc , thậm chí nhiều hơn bây giờ , đừng lo không có con để chăm sóc , nên lo không gặp được Sư Phụ mới đúng .
Đời đời kiếp kiếp đều có con cái , có rất nhiều oan gia đang đợi làm con của quý vị , để cho quý vị vì họ mà tốn kém tiền bạc , thời giờ và hơi sức để lo cho chúng ; cho đến khi nào lấy hết nhân quả mà quý vị đã thiếu , chúng mới đi . Chúng có thể đi rất sớm , bốn tuổi , sáu tuổi hay mười tuổi đã đi rồi ; lúc đó quý vị đau lòng khóc lóc , tưởng rằng đã mất một đứa con , kỳ thật quý vị nên mừng mà nói rằng : ”Oan gia của tôi đi rồi , bây giờ tôi được tự tại hơn . Xin cảm ơn Phật Bồ Tát cho con được trả nghiệp chướng này mau như vậy.”
ÂM DƯƠNG QUÂN BÌNH MỚI LÀ PHẬT
Ở thế giới của chúng ta , tất cả điều điên đảo . Chuyện quan trọng nhất , chúng ta cho là không quan trọng ; chuyện không quan trọng nhất , ngược lại thành tối quan trọng . Cho nên chúng ta mới quan niệm rằng vợ chồng , con cái là quan trọng nhất . Không phải nói vậy là chúng ta nên bỏ lơ họ , chúng ta vẫn lo cho họ , bởi kiếp trước chúng ta đã thiếu họ , kiếp này nên hoan hỷ trả sạch , không nên buồn bực , có hiểu ý không ? Nhưng họ không phải là mục tiêu tối cứu cánh của chúng ta ; nếu làm như vậy tức điên đảo và sai lầm .
Sỡ dĩ chúng ta bị luân hồi đời đời kiếp kiếp , phải giặt vớ , giặt quần lót để kiếm tiền nuôi chúng , cho đến bây giờ vẫn còn ưa thích , vẫn lưu luyến là bởi vì chúng ta không hiểu được đạo lý này . Không hiểu được tức là “vô minh”, hiểu được tức là “Phật”, điều này rất dễ phân biệt .
Phật không khác gì chúng sanh đổi trở lại là Phật , đổi trở qua là chúng sanh ; chúng sanh vốn cũng là Phật , chỉ có điều họ không biết họ là Phật mà thôi . Cũng như một vị hoàng tử , lúc còn nhỏ không biết mình là hoàng tử , nhưng khi trưởng thành rồi sẽ biết , nghe hiểu không ?
Sao quý vị cười nhiều vậy ? Có phải muốn kiếp sau trở lại giặt quần lót nữa không ? Nếu như quý vị quan sát tỉ mỉ sẽ hiểu được , đời người như một con lừa vậy ; lo cho mình đã mệt lắm rồi , còn phải cõng vợ , cõng con , như một con lừa phải tìm lấy cỏ ăn , còn phải chở cả đống đồ đạc người ta đưa , chịu đựng gánh nặng . Bò ngựa cũng vậy , còn phải kéo những chiếc xe lớn nặng nữa , có hiểu ý không ?
Nếu như nghe mà hiểu và ưa thích đạo lý của Sư Phụ giảng mới , được lưu lại . Trước kia Sư Phụ truyền Tâm Ấn quá bừa bãi , bây giờ phải nghiêm khắc một chút , bởi vì có nhiều người hành động không giống bậc quân tử , không giữ chữ tín ; họ không phải đến để học pháp mà là để ăn cắp pháp . Khi thọ pháp hứa với Sư Phụ là sẽ ăn chay trọn đời , khi về nhà lại ngã mặn . Như vậy không được , sẽ tạo nghiệp chướng rất sâu nặng và không thể giải thoát .
Sư Phụ không thể quá khoan dung dễ dàng . Bây giờ nên nói họ phát nguyện như những lời nguyện của Địa Tạng Vương ngày xưa , như vậy họ mới quý tiếc . Nghe nói có tôn giáo yêu cầu đệ tử phát nguyện , thí dụ như đời đời kiếp kiếp không được rời bỏ v.v… Sư Phụ không có yêu cầu nhiều như vậy , kiếp này đã đủ rồi , cần chi phải yêu cầu họ đời đời kiếp kiếp không rời bỏ mình ? Theo trọn một đời là đủ rồi , sau này lên cảnh giới trên , không cần phải tái hợp , không cần phải đeo dính Sư Phụ , cho nên không thể nói đời đời kiếp kiếp không rời bỏ . Quý vị càng sớm rời khỏi Sư Phụ càng tốt , mau biến thành như Sư Phụ , thành con người tự tại , khỏi cần đời đời kiếp kiếp dính với Sư Phụ ; cho dù quý vị có muốn , Sư Phụ cũng không thích .
Bị người ta đeo theo khó chịu lắm , bị học trò đeo càng thấy chán ghét , bởi nghiệp chướng của họ sẽ trút lên mình Sư Phụ . Có lúc Sư Phụ còn chọn lựa , không thâu thứ nghiệp chướng nào đó ; nhưng đôi khi thấy chúng thật quá khổ , Sư Phụ không nhẫn tâm từ chối , đành nhận hết , có hiểu ý của Sư Phụ không ? Cho nên bị học trò đeo thật là chán ghét .
Đa số chúng ta đều quá mềm yếu , muốn học cái này , lại muốn học cái nọ , nhưng chẳng học cho đến nơi đến chốn . Thí dụ trước kia phát nguyện muốn thành y sĩ , cứu bệnh cho người ta , nhưng học mới được một , hai năm thấy quá mệt , bèn thay đổi ý nghĩ : “Họ bệnh là chuyện của họ , mình cực khổ chi như vậy ?” Lúc đó trình độ của người này sẽ vĩnh viển ngưng tại đó .
Người tu hành cũng vậy , thọ pháp rất dễv, chỉ cần tìm được minh sư , là có thể thọ pháp ; khai ngộ là chuyện đơn giản nhất , tìm được minh sư là có thể khai ngộ . Nhưng sợ chúng ta không thể tiếp tục khai ngộ , để cho “ngộ” của chúng ta đóng rêu mốc . Vun bồi sự khai ngộ hàng ngày mới là chuyện khó .
Rồi giới luật cần nên giữ cũng quên mất . Hôm nay muốn theo Sư Phụ thọ pháp , liền vội vã chạy đến , bảo đảm sẽ ăn chay , ăn chay không thành vấn đề ; nhưng khi về nhà vợ không nấu chay , liền kiếm cớ ăn thịt . Nếu như mình kiên tâm , vợ mình sẽ không cấm cản mình , cha mẹ mình cũng không kiềm chế mình . Con người chúng ta vốn biết nói chuyện , tuy ngôn ngữ không có lực lượng lắm , nhưng vẫn có thể làm dụng cụ liên lạc ; chúng ta có thể dùng lời nói nhu hòa tôn kính nhưng cương quyết , để bàn luận với họ . Nếu hôm nay nói họ không nghe , ngày mai sẽ nói tiếp .
Hiếu thảo không có nghĩa là cha mẹ cho mình uống thuốc độc , mình uống liền ; cũng không phải bị cha mẹ ép ăn thịt , mình liền quên mất lời dặn của Sư Phụ . Thật ra việc quý vị muốn ăn thịt không có liên hệ gì đến Sư Phụ , nhưng có nhiều chúng sanh đang chờ quý vị thành Phật để cứu họ , có nhiều heo , bò , gà , vịt v.v… đang chờ quý vị ngừng ăn , để cho chúng sống lâu một chút . Nếu như mọi người đều ăn chay , nhiều loài vật sẽ vui mừng , sẽ nhảy múa ca hát , bất cứ chúng ta đi đến đâu chúng cũng sẽ thích gần gũi và rất lưu luyến chúng ta , có hiểu không ? Đó là chúng ta đang “thì vô úy” để chúng sanh không cảm thấy sợ .
“Thí Vô Úy” là gì ? Tức là bố thí “vô úy” cho chúng sanh . “Vô úy” nghĩa là không sợ sệt . Chúng ta thí vô úy để chúng sanh an tâm và an ủi chúng : ”Chúng bây đừng có lo , từ nay trở đi , ta không ăn thịt , chúng bây có thể sống lâu hơn.” Nếu như một mặt chúng ta muốn trường sanh bất lão , một mặt lại cho rằng ăn thịt loài vật cũng được , như vậy có phải trái với luật nhân quả không ? Có nhân gì thì sanh quả đó , chúng ta tạo nhân chết yểu , làm sao có trường thọ ?
Muốn được trường sanh bất lão thì nên tu Pháp Môn Quán Âm . Lẽ dĩ nhiên không phải là nhục thân trường sanh , bởi vì nhục thể này không có gì . Chúng ta còn có thân khác đẹp hơn , tự tại hơn , đáng cho chúng ta giữ gìn , đáng cho chúng ta chăm lo để được trường sanh bất lão . Nhục thể này chỉ là một lớp y phục mà thôi , sau một thời gian phải cởi bỏ , cởi được bộ y phục này ra , chúng ta mới thật sự tự tại , cho nên đừng có lưu luyến nhục thể này .
Thí dụ một phạm nhân bị xiềng xích đã mấy chục năm , bị còng trên cổ mấy chục năm đã quen rồi , nếu như bây giờ có người nói với họ : “Ông được tự do rồi , có thể về , bây giờ phải tháo còng ra” Phạm nhân đó nhất định sẽ cảm thấy lạ lạ , cứ cho rằng :”Mấy chục năm nay ta đã quen rồi , bây giờ tự nhiên bỏ còng ra , ta phải làm sao đây ?”
Có lúc phạm nhân bị giam trong ngục tối đã lâu , lúc mới bước ra ngoài gặp ánh nắng có thể bị mù một hai ngày . Cho nên một phạm nhân nếu bị giam quá lâu , trước khi được trả tự do , nên để họ một nơi nào đó một thời gian , cho họ quen với đời sống bên ngoài , sau đó mới thả họ ra , có phải như vậy không ? Bởi họ đã quen sống trong một căn phòng nhỏ , nay ra chổ rộng rãi và quá phức tạp , họ sẽ sợ . Sư Phụ không phải nói đùa , đây là vấn đề tâm lý , không phải chuyện dễ .
ÂM DƯƠNG QUÂN BÌNH MỚI LÀ PHẬT
Cũng vậy , quý vị thọ pháp đều được khai ngộ hết . Có Sư Phụ là có thể khai ngộ , vấn đề là mình quen với sự tự tại hay không ? Có người còn cho rằng mình là phạm nhân nên tuy đã được tự tại rồi , họ vẫn không tin họ đã được tự do ; họ vẫn còn sợ , vẫn còn có mặc cảm , người ta đối với họ tốt , họ lại tưởng là xấu , hay là khi họ .
Hôm qua Sư Phụ gặp một phạm nhân , người này kể rằng xưa kia sát sanh rất nhiều , đáng lý là tù chung thân ; sau này ở trong tù mới bắt đầu tu hành . Bây giờ tuy đã được tự do rồi , nhưng người này vẫn cứ nghĩ rằng bị người ta bạc đãi , vẫn cảm thấy bị người ta coi như là phạm nhân .
Kỳ thật là tâm của người này không cởi mở , trong lòng lo sợ , mặc cảm chứ không phải bị xã hội bài trừ hay đối với họ không tốt . Người này cũng có vợ và một con , vợ anh vẫn thương yêu anh ; nếu không sao lại kết hôn và có con với anh ? Anh ta cũng có bạn bè khác , mấy người này thường mời anh ta đi ăn ; khi anh bệnh , bạn bè cũng đến thăm , cùng chung sống với nhau , sao lại nói là không cưng yêu anh ta ? Nhưng vì tâm của anh không tha thứ cho anh mà thôi .
Cũng như vậy , khai ngộ không thành vấn đề . Vấn đề là sau khi thọ pháp rồi , có thể buông bỏ ngay hành lý vô minh của mình được không , không còn ngày ngày đeo nó trên cổ nữa , có hiểu không ? Sư Phụ nói hôm nay quý vị khai ngộ rồi , không phải chỉ nói miệng thôi , tự quý vị cũng thể nghiệm được sự khai ngộ này , được chứng minh liền . Nhưng có lẽ quý vị không tin , nên khi về nhà ngày ngày vẫn ôm gói hành lý vô minh đó làm gối ngủ ; quên mất sự khai ngộ lúc thọ pháp ; quên mất tự mình cũng có Phật Tánh , không những không lau chùi đánh bóng Phật Tánh này mà còn để cho nó đóng rong đóng mốc . Mỗi ngày không lau chùi hành lý vô minh , không chịu tiếp tục tu hành , không quý hạt châu này , không giữ gìn , chùi rửa mà bỏ nó vào một góc , cả ngày lại chơi với đá .
Quý vị có biết con nít hay chơi trò lấy đất nắn thành bánh , lấy lá cây làm tiền hay không ? Nếu không cho chơi như vậy , chúng sẽ không vui hoặc nếu mình nói : "Đây không phải là tiền thật , về nhà mẹ sẽ cho tiền thật", gặp lúc chúng đang hứng chơi tuy được má chúng cho tiền thật và bảo chúng đi mua bánh kẹo để ăn , không biết chừng sẽ cất tiền vào túi rồi lại tiếp tục trò chơi làm bánh giả , có hiểu ý của Sư Phụ không ?
Đương nhiên là cha mẹ chúng có tiền , cũng có thể mua bánh thật cho chúng ăn , vấn đề là trẻ nít có thể dùng là có muốn dùng tiền hay không ? Rất có thể nó chỉ lấy bỏ vào túi , rốt cuộc quên đi , hai ba ngày sau tiền bị rách nát , có hiểu ý không ?
Cũng tình trạng đó , quý vị sẽ khai ngộ rất mau , điều này không sai . Khai ngộ là chuyện đơn giản nhất , trên thế giới này , Sư Phụ chưa từng thấy có gì dễ dàng hơn khai ngộ . Sư Phụ từng đi du ngoạn thế giới , qua hơn ba mươi quốc gia , cảm thấy cho dù có mua thực phẩm cũng không dễ bằng khai ngộ . Thí dụ mua một món ăn gì không vừa miệng , nếu muốn mua món khác , cũng phải chờ rất lâu . Thông thường chúng ta muốn mua sắm vật gì , trước tiên phải cực nhọc kiếm tiền , rồi phải để dành chút ít , rồi mới có tiền để mua những gì mình thích ; mua rồi không biết chừng lại không vừa ý , bởi vì trông thì đẹp nhưng lại không dùng được .
Muốn mặc một bộ y phục vừa ý và thích hợp với mình , cũng phải kiếm tiền trước , rồi mới có thể mua vải ; sau đó còn phải chờ thật lâu thợ may mới có thời giờ may cho mình . Có lúc thợ may nói với mình hai tuần lễ là xong , nhưng khi mình điện thoại hỏi , họ vẫn làm chưa xong .
Chúng ta ra ngoài mua sắm cũng không dễ , dù có tiền cũng vậy , có lúc chúng ta phải đi mấy tiệm mới mua được món hàng mình thích ; cho nên mua sắm không mau bằng sự khai ngộ , không dễ hơn sự khai ngộ . Khai ngộ là việc dễ nhất trên thế giới , nếu có khó chăng là việc phải tiếp tục phát triển , tiếp tục khai ngộ , tiếp tục nhận thức Phật Tánh của mình . Nhiều người mới nhận biết được một chút Phật Tánh , đã để nó đóng rêu , tưởng rằng thọ pháp rồi là xong . Đó là cách nghĩ sai lầm , phải biết quý trọng mới có thể thọ pháp .
Trước khi thọ pháp phải tự hỏi cho rõ : "Ta tới đây với mục đích gì ? Vì muốn giải thoát , muốn đến đây chơi hay vì tính hiếu kỳ muốn biết Sư Phụ dạy pháp môn gì ? Nghe nói Sư Phụ dạy pháp môn khác với người khác , đẳng cấp cũng khác với người khác , ta muốn đo lường coi trình độ của Sư Phụ tới đâu ?"
Quý vị đo lường Sư Phụ không được đâu , Sư Phụ không có chỗ để cho quý vị đo . Một người không có gì quý vị làm sao đo ? Không có đẳng cấp , quý vị làm sao so sánh được , có hiểu không ? Sư Phụ không có đẳng cấp cũng không có trí huệ , điểm này lúc nãy Sư Phụ đã nói rõ . Sư Phụ không có khoa trương rằng mình là người có đại trí huệ , cũng không nói Sư Phụ là đại trí huệ gia . Có người tự xưng là "Đại Trí Thức", nhưng Sư Phụ không có lớn chút nào , cho nên nếu quý vị muốn gọi Sư Phụ , có thể xưng "Bất Đại Pháp Sư", "Vô Trí Huệ Pháp Sư", hay "Vô Danh Pháp Sư".
Cái chữ "vô" của vô danh là cái gì cũng không có , "danh" là tên tuổi . Vô danh không phải là không có tên , nhưng cũng có thể nói là không có tên . Nếu là như vậy , đương nhiên là không thể đo , bởi vì có đẳng cấp mới có thể đo ; có một chỗ , có biên giới , mới có thể đo lường , Sư Phụ không biết mình có gì , Sư Phụ thật không có trí huệ gì .
Mỗi lần quý vị đến gặp Sư Phụ đều đem theo "lễ vật" của mình , có người lễ vật hơi trắng , có người thì hơi đen ; có người lễ vật dễ nuốt hơn , có người thì hơi đắng ; có người lễ vật lớn hơn , có người thì nhỏ hơn . Bất luận như thế nào , tất cả đều là lễ vật tặng Sư Phụ , Sư Phụ cũng căn cứ theo lễ vật , tùy duyên mà đáp lễ quý vị ; cho nên có người đến nghe kinh chỉ hiểu được phần này , người thì hiểu được một phần kia , hoặc chỉ nghe được phần đó mà thôi , về nhà cũng chỉ nhớ phần đó , những vấn đề khác đều quên hết , có hiểu không ?
Quý vị đem lễ vật nào đến sẽ lại đem trở về , Sư Phụ chỉ mở quà cho quý vị coi mà thôi . Sư Phụ không có gì hết , chỉ là một tấm gương ; để tấm gương tại nơi đây , bất cứ ai đi qua đây đều thấy được bản lai diện mục của mình , thấy được mặt mũi hay là hình dáng của mình ; tấm gương đó không nói chuyện , cũng không có hiện ra hình dạng cố định , chúng ta như thế nào , gương sẽ phản chiếu ra như thế ấy .
ÂM DƯƠNG QUÂN BÌNH MỚI LÀ PHẬT
Trước khi thuyết pháp , Sư Phụ không biết sẽ nói gì ; nói rồi cũng không nhớ nữa . Có lẽ quý vị không tin , nhưng đó là sự thật . Bởi vì Sư Phụ không biết tiếng Trung Hoa , cho nên khi đệ tử in quyển "Bí Quyết Tức Khắc Khai Ngộ", Sư Phụ không biết trong đó nói những gì . Tuy có đệ tử đã đọc cho Sư Phụ nghe mấy lần rồi , nhưng mỗi lần đọc Sư Phụ vẫn cảm giác như là mới vậy , Sư Phụ còn bảo người khác : "Thuyết giảng được lắm , Sư Phụ sao có thể nói được như vậy ?"
Bởi vì Sư Phụ "Vô sở trụ", cho nên Sư Phụ không có trí huệ . Quý vị đừng tưởng rằng tu Pháp Môn Quán Âm rồi sẽ có đại trí huệ . Mới bắt đầu rất có thể có , nhưng sau đó không còn nữa ; trí huệ mất rồi , thành Phật cũng không được . Cho dù có thành Phật cũng không biết mình là Phật , không cách nào biết được . Nếu như có người nói : "Sư là Phật", rất có thể mình còn nhớ được một chút , tâm nghĩ : "Chắc có lẽ Phật là như vậy".
Hôm trước lúc Sư Phụ từ Nghi Lan trở về , trời đã khuya , hình như là quá nửa đêm , đó là giờ ăn của ngạ quỷ , nhưng bởi vì đi đường núi , bụng khó chịu , về nhà cảm thấy đói , làm sao đây ? Thôi kệ , tuy là giờ ăn của quỷ đói , nhưng đói bụng thì phải ăn . Quý vị tưởng rằng Sư Phụ đói rồi sẽ ăn rất nhiều có phải không ? Kỳ thật Sư Phụ chỉ ăn một hai miếng là hết muốn ăn .
Vì muốn ăn cho ngon miệng , nên lúc đó Sư Phụ lấy thêm một mớ rau thơm , nhưng không đủ , cho nên Sư Phụ đi lấy thêm . Khi đến bếp lấy , tự nhiên Sư Phụ ngưng lại , bụng nghĩ : "Như vầy là đời sống của Phật chăng ? Bởi vì có nhiều người nói Sư Phụ là Phật , nhưng Sư Phụ rất kinh ngạc , Phật sao lại như vậy ?" Về nhà lúc một giờ khuya , đói bụng lại biết tìm rau thơm ăn ; trong bụng cảm thấy Phật này thật lạ , chắc có lẽ sau này mình phải niệm : "Nam Mô Phật Lạ Mặt" (Mọi người cười).
Trong lúc đó Sư Phụ cảm thấy rất ngỡ ngàng , cũng không phải là ngỡ ngãng nữa , thật không thể nào diễn tả cảm giác đó . Sư Phụ hỏi người đệ tử bên cạnh : "Đời sống của Phật là như vậy sao ?" Cô đệ tử còn đáp : "Đúng , đúng ! Như vậy mới là đời sống của Phật", bởi vì bất cứ Sư Phụ nói gì , đối với cô đệ tử đều là đúng hết , Sư Phụ làm gì cũng đúng hết , cho nên cô ta cho rằng như vậy mới là Phật . Cô còn an ủi Sư Phụ : "Sư Phụ là Phật thật , bởi vì ngay cả những phạm nhân hôm nay , khi gặp Sư Phụ rồi cũng cảm động , cũng có thể khai ngộ".
Nhưng Sư Phụ không có được cảm giác về "Phật", không có Phật gì , có hiểu ý của Sư Phụ không ? Ăn mì thì ăn , chứ không có cảm giác là Phật ăn .
Nếu quý vị sợ gặp phải tình trạng đó thì đừng nên tu Pháp Môn Quán Âm , bởi vì tu rồi sẽ không biết mình là ai ; dù người ta có bảo : "Ngài là Phật", mình cũng không biết và cảm thấy mình vẫn như trước . Nếu như bây giờ có người bảo : "Ngài là Phật", mình nhất định sẽ nói : "Anh nói giỡn". Cho nên dù Sư Phụ có nói : "Quý vị đều là Phật", quý vị cũng không tin , dù có hiểu một chút , cũng vẫn không hoàn toàn tin , có phải như vậy không ? Có ai hoàn toàn tin mình là Phật không ? Nếu có , xin đứng dậy cho Sư Phụ đảnh lễ (Mọi người cười).
ÂM DƯƠNG QUÂN BÌNH MỚI LÀ PHẬT
Quý vị tu Pháp Môn Quán Âm nhiều sẽ như vậy , người khác sẽ tôn bái mình , xưng mình là "Phật tại thế", nhưng tự mình lại cảm thấy không có gì ; không phải là không biết , nhưng cũng không phải là biết .
Quý vị còn nhớ khi Bồ Đề Đạt Ma đến gặp Lương Võ Đế , Lương Võ Đế còn chờ Ngài khen nhà vua tốt như thế nào , tài như thế nào , công đức vô lượng ... Rốt cuộc Ngài không tán thán gì hết , chỉ nói với Lương Võ Đế : "Lập chùa hay cúng dường chư tăng đều không có công đức". Có lẽ lúc đó Lương Võ Đế tham công án "Ta là ai ?" cho nên mới hỏi Bồ Đề Đạt Ma : "Người là ai ?" Ngài trả lời : "Tôi không biết". Rất có thể là lúc đó Ngài quá dốt , tu hành quá nhiều nên quên hết , quên luôn cả Ngài là ai .
Không phải Bồ Đề Đạt Ma gạt vua , cũng không phải nói đùa với vua , càng không phải vì lười biếng không muốn nói . Hòa thượng không thể nói láo , Ngài thật không biết nên đáp rằng không biết . Lúc đó Lương Võ Đế không hiểu được đẳng cấp "không biết", tưởng rằng Ngài chỉ là một người phàm phu nên mới đưa đi . Đợi cho Bồ Đề Đạt
Ma đi rồi , Lương Võ Đế mới hỏi những người khác về người mà "không biết" đó là ai ? Người ta cho biết : "Hoàng Thượng chưa biết sao ? Ngài là người đại khai ngộ". Bấy giờ Lương Võ Đế mới hối hận , liền phái người đuổi theo , nhưng có người tâu với vua : "Bây giờ đuổi theo Ngài cũng vô ích , Ngài không trở về đâu ; cho dù cả thế giới chờ Ngài , Ngài cũng không trở về". Thật là lạ ! Tự Ngài không biết được Ngài , nhưng ai cũng biết Ngài là ai , Bồ Đề Đạt Ma thật là dễ thương !
Sư Phụ cũng không biết mình là ai , nhưng có nhiều người đến ấn chứng Sư Phụ , có người nói Sư Phụ là Kim Cang Vương Phật , có người nói Sư Phụ là Cổ Phật , nhưng bởi vì quá cổ , chưa từng thấy qua , cũng chưa từng nghe qua , cho nên không biết tên gì . Cũng có người nói Sư Phụ là Lưu Ly Vương Phật ; có người thấy trên thân Sư Phụ là Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát ; có người nói Sư Phụ là Địa Tạng Vương Bồ Tát ; còn có em bé hỏi Sư Phụ : "Sư Phụ , Ngài có phải là Đại Thế Chí Bồ Tát hay không ? Bởi vì con thấy như vậy"; có người nói Sư Phụ là Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát , bởi vì Sư Phụ có trí huệ . Họ cho là như vậy , không phải Sư Phụ nghĩ vậy ; có người thấy thân của Sư Phụ phóng ra hào quang vòng tròn . Mọi người đều thấy được , đều biết được Sư Phụ là ai , nhưng riêng Sư Phụ lại không biết mình là ai .
Sư Phụ nói thật chứ không phải nói đùa , cũng không phải để so sánh với Bồ Đề Đạt Ma . Đối với Sư Phụ , Ngài cũng không có gì , Sư Phụ không cần phải nhấn mạnh với quý vị , Sư Phụ như Bồ Đề Đạt Ma . Sư Phụ không có ý đó , Ngài là Ngài , Sư Phụ là Sư Phụ , không cần phải so sánh đẳng cấp . Ngài thành Phật , Sư Phụ cũng không lo ; Ngài là đấng cao nhất trong vũ trụ cũng không quan hệ gì đến Sư Phụ .
Nhưng nói thật với quý vị , Sư Phụ hiểu được Ngài , bởi vì Sư Phụ bây giờ cũng không biết mình là ai ; không phải Sư Phụ muốn so sánh , có hiểu ý không ? Rất nhiều người biết Sư Phụ là ai , chỉ có Sư Phụ không tự biết được , tình trạng này bởi vì tu Pháp Môn Quán Âm "đáng ghét" đó mà ra , nếu như quý vị sợ thì đừng nên tu .
ÂM DƯƠNG QUÂN BÌNH MỚI LÀ PHẬT
Trước kia Sư Phụ còn cảm nhận mình là hóa thân của Phật Bồ Tát , bởi vì Sư Phụ tốt như thế , Sư Phụ còn biết bố thí , nhẫn nhục , khiêm nhường , ăn chay . Nhưng sau khi tu Pháp Môn Quán Âm rồi Sư Phụ nghĩ : "Bò ngựa cũng biết ăn chay , việc này không có gì là phi thường". Bố thí cũng phải có tiền mới làm được , không biết chừng xưa kia thiếu của người ta , nên bây giờ thấy họ liền muốn trả nợ , tuy đối phương chưa mở miệng , Sư Phụ đã muốn trả họ rồi ; như Sư Phụ vừa nói lúc nãy , giống y như là oan gia đầu thai làm con của chúng ta vậy , có hiểu được không ?
Có lẽ quý vị không tin Sư Phụ , quý vị đến đây vì muốn nghe Chân Lý . Nhưng Chân Lý thường là nghịch nhĩ , nếu quý vị thấy nghịch tai , ở đây có bông gòn để nhét vào tai (Mọi người cười). Bây giờ nhét cũng quá muộn , sau này trước khi giảng kinh , nên phát bông gòn cho đại chúng , chỗ nào không thích nghe liền bịt tai lại . Như vậy chúng ta mới không gặp phiền hà , quý vị cũng vui vẻ , không giận Sư Phụ . Nghe nói để cho người tu hành giận sẽ không có phước báu , đó chỉ là nghe nói , chứ Sư Phụ không cảm thấy như vậy . Bây giờ có câu hỏi không ? Chuyện tức giận cũng có thể nói ra , đó cũng là lễ vật dành cho Sư Phụ .
Vấn : Tu Pháp Môn Quán Âm phải chuẩn bị tâm lý như thế nào để tu cho tốt đẹp ?
Đáp : Chỉ cần quý vị thật lòng muốn liễu thoát sanh tử là đủ rồi . Đó là sự chuẩn bị tâm lý lớn nhất . Muốn cầu giải thoát thật sự , muốn được thành Phật là có thể tu Pháp Môn Quán Âm , nhưng e rằng khi quý vị tu rồi lại không muốn thành Phật .
Vấn : Lần đầu tiên gặp Sư Phụ , trong lòng rất kính trọng , và cũng đã đọc qua sách của Sư Phụ , nhưng chưa khai ngộ , có phải vì chưa ăn chay , nghiệp chướng quá nặng chăng ?
Đáp : Tư tưởng của chúng ta rất mạnh , muốn gì sẽ có đó , cho nên có câu : "Nhất thiết vi tâm tạo". Tu hành rồi tâm lực của chúng ta càng mạnh , bởi vì chúng ta dùng đến lực lượng của mình . Khai ngộ tức là mở cái lực lượng này để sau này ngày ngày có thể dùng đến . Lúc đó thân khẩu ý của chúng ta đều phải sạch sẽ , nếu không với lực lượng mạnh như vậy , mà chúng ta không nghĩ chuyện tốt , có phải sẽ càng xấu hơn không ? Có hiểu ý không ?
Nếu như lúc đó chúng ta muốn giết người , không cần dùng dao , người đó cũng sẽ bị hại . Cho nên điều quan trọng nhất đối với người tu hành là thân khẩu ý phải sạch . Sư Phụ khuyên quý vị ăn chay là để nuôi dưỡng lòng từ bi của quý vị . Khi lực lượng của quý vị to lớn rồi , mới có thể dùng vào việc tốt . Thí dụ chúng ta đem một con cọp con về nuôi , mỗi ngày cho nó ăn thịt , khi nó lớn lên , rủi có một ngày nó không có thịt để ăn , nó sẽ ăn ai ? Con cọp đó sẽ ăn người , bởi vì nó đã quen ăn thịt và chúng ta không có trưởng dưỡng lòng từ bi của nó , mỗi ngày không quen đậu hũ , mì căn cho nó ăn , đương nhiên nó sẽ ăn thịt .
Cho nên Phật Thích Ca Mâu Ni nói : "Người tu hành tọa thiền , nếu không ăn chay , sẽ không thành Phật được , cùng lắm chỉ thành Ma Vương". Thành Ma Vương thì hay lắm rồi , bởi vì Ma Vương là địa vị cao nhất trong Tam Giới , điều khiển sinh hoạt trong Tam Giới , là quốc vương trong Tam Giới .
Địa vị của Ma Vương cùng lắm là đạt đến Phạm Thiên , là một lực lượng rất lớn , rất thần thông , không thể nghĩ bàn ; nhưng không thể siêu Tam Giới , bởi vì lòng từ bi không đủ , âm dương còn chưa học xong , âm vẫn còn nhiều , dương lại rất ít . Khác nhau là ở điểm này , có hiểu không ? Cho nên đừng hỏi Sư Phụ vì sao cần phải ăn chay ? Quý vị muốn siêu thoát Tam Giới thì phải ăn chay , tâm từ bi rất quan trọng . Nếu như chúng ta có lực lượng , nhưng không có lòng từ bi , chúng ta sẽ dùng bậy lực lượng đó , có hiểu ý của Sư Phụ không ? Cũng như có người thật to lớn , mạnh khoẻ mà lại thật hung ác , đối với xã hội người đó rất nguy hiểm . Ngược lại , nếu có một người rất từ bi lại cao lớn có sức mạnh , họ sẽ giúp đỡ người khác rất nhiều ; họ sẽ dùng sức lực của thể xác giúp người ta mang đồ đạc , sửa đường , gánh vác vật nặng , giúp đỡ rất nhiều người . Nhưng nếu họ không có lòng từ bi bác ái , họ sẽ dùng sức lực đi đánh nhau hoặc giết người , như vậy có phải càng tệ hơn ? Nếu là người yếu đuối , cho dù có lòng ác cũng không nguy hiểm bằng , bởi vì họ đánh người như là gãi ngứa , không đến nỗi gì .
ÂM DƯƠNG QUÂN BÌNH MỚI LÀ PHẬT
Vấn : Nếu sau khi thọ pháp rồi , mà mỗi ngày không thiền được hai tiếng rưỡi thì sao ?
Đáp : Thì đừng có tu . Nếu thật sự thành tâm thành ý , nhất định sẽ có thể làm được . Ngủ ít một chút , bớt coi ti vi một chút , bớt coi báo một chút , bớt gọi điện thoại , bớt trò chuyện , bớt thăm bạn một chút , như vậy mỗi ngày sẽ dành dụm được rất nhiều thì giờ , có hiểu ý không ? Không nhất định mỗi lần phải ngồi hai tiếng rưỡi . Sáng dậy , nhân lúc chồng và con chưa thức giấc , tọa thiền một tiếng đồng hồ ; tối đến ngủ trễ một chút , thiền thêm một tiếng ; lúc nghĩ trưa , tọa thiền thêm nữa tiếng nữa là đủ .
Quý vị thường đem tình cảm đàn bà ra hỏi Sư Phụ . Đến đây nên nghiêm túc một chút , chớ nên hỏi bừa bãi , uổng phí thời gian và nguyên khí của Sư Phụ . Sư Phụ không có giỡn với quý vị , lúc nào giỡn đương nhiên có thể giỡn , nhưng khi hỏi về chuyện tu hành thì không nên như vậy .
Vấn : Trước kia con rất thích ăn thịt , không ăn sẽ thấy khó chịu lắm . Nhưng sau khi đọc sách của Sư Phụ rồi , hễ thấy thịt là buồn nôn , tại sao vậy ?
Đáp : Mừng cho cô đã thành quái nhân . Sư Phụ đã nói rồi , tu Pháp Môn Quán Âm rất nguy hiểm . Cô chưa có tu , chỉ đọc sách của Sư Phụ đã nguy hiểm như vậy , tu rồi sợ rằng ngay rau cải cũng không muốn ăn , khỏi cần nói đến thịt , cho nên tốt nhất đừng có tu .
Trong kinh Lăng Nghiêm Phật Thích Ca Mâu Ni có nói : “Bất luận ăn gì , đều phải tưởng tượng như là ăn thịt của con mình vậy.” (Kinh Lăng Nghiêm , chương 4). Ý Ngài muốn nói , người tu hành hay là hòa thượng , dù lúc ăn rau cũng nên nghĩ rằng đó là thịt của mình , khó mà nuốt xuống , hà huống là ăn thịt ? Có hiểu được không ?
Thật vậy , tu nhiều rồi , dù rau cũng không muốn ăn , bởi vì rau cũng có sanh mạng , chỉ có ý thức tham sống sợ chết hơi nhỏ , cho nên lúc ăn chúng , chúng không đau khổ lắm .
Vạn vật đều là Phật , cho nên chúng ta ăn rau cũng là ăn Phật . Trong vũ trụ có một lực lượng rất vĩ đại chiếu rọi hết tất cả chúng sanh , trưởng dưỡng tất cả chúng sanh ; nếu như không có lực lượng này , sẽ không có chúng sanh . Cho nên chúng ta thường nói : “Phật quang thường chiếu”. Phật quang ý chỉ lực lượng lớn này . Nếu như chúng ta muốn thấy được lực lượng lớn này , sẽ thấy dưới dạng ánh sáng ; nếu như muốn nghe Phật âm này , nó sẽ biến thành một thứ âm thanh siêu thế giới , trong kinh Phổ Môn gọi “Thắng bỉ thế gian âm”, có hiểu ý của Sư Phụ không ?
Khi lực lượng này hòa nhập vào thực vật thì biến thành cỏ cây , vào thân thể thì biến thành người ; vào thân động vật thì biến thành heo , gà , vịt v.v… Cho nên thực vật đương nhiên cũng là từ lực lượng này tạo ra , chỉ khác bề ngoài mà thôi . Bên ngoài được bao bọc khác nhau nên nhìn thấy khác , kỳ thật lễ vật bên trong hoàn toàn giống nhau . Thí dụ như lễ Trung Thu , chúng ta tặng rất nhiều lễ vật , tuy là mua một thứ quà , nhưng giấy gói khác nhau nên nhìn thấy khác , khi mở ra rồi , bên trong đều như nhau .
Cho nên rau cải cũng là Thượng Đế , cũng là Phật , cũng là lực lượng của tạo hóa , không có gì đặc biệt . Người xấu cũng do thứ lực lượng đó kích động mới thành xấu , nói cách khác tức là người xấu cũng là lực lượng đó tạo ra .
Thí dụ có hai người , một người rất tốt , một người rất xấu , nếu như hai người chết cùng một giờ lúc đó ai đi mất rồi ? thân thể của hai người sẽ biến thành như nhau , đều không thể ngồi dậy được , cho dù người đó tốt cũng không thể ngồi xuống , lúc đó tốt xấu sẽ đi đâu rồi ? Có phải đi về bên lực lượng vĩ đại không ? Lực lượng vĩ đại này có âm có dương , vật âm chạy đến chỗ âm , vật dương chạy đến chỗ dương , bất cứ chạy đến đâu , đều vẫn ở trong lực lượng vĩ đại này , có hiểu ý của Sư Phụ không ?
Cũng như Sư Phụ vậy , trên có đầu , dưới có chân , đầu và chân đều là của Sư Phụ , quý vị không thể nói : “Chúng ta chỉ tôn kính đầu của Sư Phụ , cho nên chặt chân của Sư Phụ đi , có được không ?” Chân tuy xấu , nhưng vẫn là của Sư Phụ , có hiểu không ? Trong bụng của Sư Phụ tuy không có đẹp , nhưng quý vị cũng không thể nói : “Sư Phụ ! Bụng của Ngài dơ quá , chúng con muốn đem phần cơ thể này đi , chúng con chỉ tôn kính đầu của Sư Phụ thôi.”
Bởi vì Sư Phụ còn cần bộ phận này để chứa thức ăn , không có cơ tạng này , những gì mình ăn sẽ phải tiêu hóa ở đâu ? Thí dụ căn biệt thự đương nhiên rất đẹp , nhưng trong đó cũng cần có phòng vệ sinh . Không phải là mọi người đều phải ngủ trong phòng này , nhưng mà chúng ta cần phải có .
Cho nên âm dương đều tốt ; người xấu người tốt đều được hết ; quỷ rất tốt , ma rất tốt , Phật cũng rất tốt , có hiểu ý Sư Phụ không ? Nhưng bởi vì quý vị muốn thành Phật , nên mới cần tu hành . Không muốn thành Phật , thành ma cũng được , cũng có công dụng , bởi vì người trong địa ngục cần ma đến giúp họ mau rửa sạch nghiệp chướng . Thí dụ y phục chỉ dơ một chút , chúng ta có thể lấy nước vò đi là sạch . Nhưng có thứ y phục quá dơ cần phải dùng bột giặt ngâm hai , ba ngày . Nếu giặt vẫn không sạch , thì phải dùng thuốc tẩy , có mùi khó ngửi , lại dễ hại da , để ngâm ; dùng thứ hóa chất mạnh nhất độc nhất mới có thể rửa sạch chổ dơ , y phục của chúng ta mới có thể thành trắng ; thuốc đó uống vào rất độc , không ai muốn uống . Chúng ta nên để các độc chất này ở chỗ cao , không cho trẻ con đụng đến , mặc dù thuốc tẩy rất có hiệu dụng , giúp chúng ta giặt sạch bộ đồ dơ .
Địa ngục cũng vậy , là để giúp cho chúng ta , nhưng chúng ta nên thận trọng , chớ nên chạy đến địa ngục để nhờ rửa cho sạch nghiệp chướng . Chúng ta bây giờ nên tìm vị minh sư nhu hòa tại thế , rửa từ từ thì vui hơn . Đợi cho ma đến rửa e rằng không có hay lắm , sẽ rất đau khổ .
Vấn : Một vị đại tu hành làm sao có thể khiến cho thú dữ biến thành rất nhu hòa ?
Đáp : Việc này rất đơn giản , thuộc về vấn đề từ trường . Tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh , một người mà Phật Tánh đã hoàn toàn phát triển sẽ hút Phật Tánh của chúng sanh ra , cho nên lúc đó cọp sẽ quên mất nó là cọp mà chỉ hiện lộ Phật Tánh . Tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh , nếu như dùng Phật tâm nhìn một con chóv, chó cũng là Phật , như hồi nãy Sư Phụ đã nói . Người đại tu hành không có tâm phân biệt .
Hòa thượng Quảng Khâm tu hành rất tốt , ít nhất đạt đẳng cấp A La Hán , có thể làm cho dã thú phục tùng , làm cho sư tử , cọp trở nên ngoan ngoãn như chó mèo và được chúng tôn kính . Thiền sư Ngưu Đầu Pháp , khi tu tại núi Ngưu Đầu , xung quanh toàn là dã thú chạy tới chạy lui khắp nơi , rắn cũng bò tới bò lui , nhưng chúng cũng không làm thương hại Ngài , như thế cho thấy ít nhất Ngài cũng thuộc đẳng cấp A La Hán .
Có lẽ Sư Phụ chưa đạt đẳng cấp đó , bởi vì muỗi cũng chích Sư Phụ ; cũng không phải là hễ đến nơi nào cũng bị chích , chúng muốn chích là chích , Sư Phụ cũng để cho chúng được tự do , có hiểu không ? Khi tu đến quả vị A La Hán sẽ biết , động vật sẽ phục tòng mình , chim , vượn đều biết mang hoa quả đến cúng dường . Đó là điểm đặc biệt nhất của A La Hán , có thể nói là đặc sắc của A La Hán .
Xưa kia có một người tu hành rất tốt , ở trên núi có chim muông mang hoa quả đến cúng dường . Nhưng mà tu đến một khoảng thời gian sau lại không còn nữa . Tại vì chim chóc không biết Ngài ở đâu , đánh hơi không thấy cái “Ngã” của Ngài ở đâu , cho nên không có đem hoa trái đến cúng dường , chứ không phải đẳng cấp của Ngài rớt xuống .
Vấn : Hồi nãy nghe những lời khai thị của Sư Phụ , cảm thấy nên theo Sư Phụ học . Sư Phụ có nói muỗi chích Sư Phụ , nhưng ngày ở căn nhà tiểu “bạch cung” nghe Sư Phụ khai thị , con nhận thấy muỗi không có chích Sư Phụ , mà đến chích chúng con .
Đáp : Quý vị toàn là những Bồ Tát đến đây để cứu Sư Phụ , bởi vì muỗi nó chích Bồ Tát có phước báu hơn , nên không để ý đến người phàm phu này . Hút máu của Bồ Tát không phải dễ , cho nên khi Huyền Trang đi Tây Phương thỉnh kinh , có nhiều ma quỷ muốn ăn thịt Ngài , nghe nói ăn thịt Bồ Tát sẽ trường thọ , sẽ co nhiều thần thông phước báu .
Hôm đó quý vị đến rất đông , muỗi rất bận , hồi giời chưa từng thấy có nhiều Bồ Tát đến đông như thế , cho nên chúng nó liền chích quý vị . Sư Phụ mỗi ngày ở một chỗ , có lúc bị chích , có lúc không bị chích , chích người phàm không có hữu ích , nên chúng cảm thấy chán . Vì vậy khi quý vị mới tới , muỗi liền bắt lấy cơ hội tấn công . Muốn theo Sư Phụ học cũng được , nhưng phải biết rằng , Sư Phụ cũng bị muỗi chích , cũng phải lấy thuốc thoa . Khi có bệnh cũng không thể tự chữa . Bất cứ đông y sĩ thăm mạch , cho tây y thử máu , kết quả đều là : “Sư Phụ không có bệnh”. Sự thực Sư Phụ có bệnh mà không ai biết được . Cho nên Sư Phụ không muốn mở niệng nói : “Sư Phụ bệnh rồi,” bởi vì sẽ không có người nào tin . Các bác sĩ đều báo cáo “Không có bệnh,” nhưng Sư Phụ bệnh thật , chỉ có Sư Phụ biết , người khác thì không tin . Quý đừng tưởng rằng tu hành rồi thì muỗi sẽ không chích , rắn cũng không cắn , hay là cọp sẽ đến quy y cúng dường . Theo Sư Phụ học đừng ham cầu những kết quả này , không biết chừng quý vị cũng có , hay là không có những thứ này ; điều này không nhất định , như muỗi vậy , muốn chích là chích , nó không nói cho Sư Phụ biết trước .
ÂM DƯƠNG QUÂN BÌNH MỚI LÀ PHẬT
Tu Pháp Môn Quán Âm kỳ cục như vậy đó , không biết được mình là A La Hán hay là Bồ Tát , cũng không hiểu được đẳng cấp của mình ở đâu , không biết chừng tu hành rồi sẽ biến thành chúng sanh kỳ quặc như Bồ Đề Đạt Ma . Có người hỏi Ngài "Ngài là ai ?" Ngài cũng không biết . Những người tu "thiền" rất lâu , đối với những câu hỏi này họ nhất định trả lời được , hay có thể hoạ gì đó cho người ta biết đẳng cấp của họ , cũng có thể miệng niệm những thiền ngôn thâm ảo : Nghiệp chướng vốn là không , chúng sanh vốn là có , sắc bất dị không , không bất dị sắc ..., người ta mới biết đẳng cấp của họ như thế nào .
Người tu Pháp Môn Quán Âm không có tình trạng này . Sư Phụ cũng không dạy quý vị những thứ đó , quý vị tu Pháp Môn Quán Âm rất có thể sẽ thất vọng , có hiểu không ? Đương nhiên , tu hành cũng có ích lợi chớ không phải không có . Nếu như không có , chúng ta tu làm chi ? Không có lợi ích tức là lỗ vốn . Vũ trụ của chúng ta có nhiều thứ , tu hành rồi cái gì cũng không có , vậy chẳng lẽ lỗ vốn ?
Đương nhiên là có lợi ích mới tu , nhờ ích lợi đó mà tu ; nhưng không nói ra được , không thể cho người ta xem , lại không thể hoạ ra được . Quý vị có biết mười bức hoạ của thiền tông không ? Bức thứ nhất là tầm ngưu , bức thứ hai là kiếm tích , bức thứ ba là kiếm ngưu ..., nhưng thứ đó đối với chúng ta chẳng dùng vào đâu được .
Cho nên Sư Phụ cần nói rõ để quý vị biết , quý vị cũng nên nghĩ cho kỹ trước , để đừng nói Sư Phụ gạt quý vị , tưởng rằng tu rồi cọp sẽ đến cho quý vị rờ đầu . Không có chuyện đó đâu , thấy cọp thì phải chạy liền (mọi người cười), còn không cũng nên có phản ứng lập tức , đừng ở đó chờ nó đến cho rờ đầu , rất nguy hiểm . Đừng có tưởng rằng tu hành cao , loài vật sẽ đến làm quen , không đâu ; nó đánh hơi thấy mùi thịt của mình mới đến đó (mọi người cười); cũng đừng có mạo hiểm đến chỗ có nhiều muỗi để tu hành , rất có thể tu hai ba ngày sau sẽ chỉ còn nắm xương. (Mọi người cười.) Tu Pháp Môn Quán Âm rất tầm thường , phải lo cho mình , mỗi ngày cần phải ăn uống đầy đủ chất bổ , mùa đông phải mặc cho ấm , mùa hạ phải mặc ít một chút . Ăn cơm cũng nên ăn những thực phẩm có dinh dưỡng , có chất đạm , chứ không phải là tu Pháp Môn Quán Âm rồi là không còn lo cho thân xác này nữa , có hiểu được không ?
Có người chắc còn chưa hiểu , vẫn thích rờ đầu cọp . Sư Phụ không dám đến chổ có cọp ở , (mọi người cười) , rủi có một ngày nó không thấy được Phật tánh của nó , chỉ thấy bụng của nó trống rỗng , thấy Sư Phụ ngồi đó , yếu đuối hơn , rất dễ “độ” vào bụng thì sao ? (mọi người cười.) Cho nên Sư Phụ không muốn vào núi sâu tu hành , vì sợ bị cọp gặm . (mọi người cười.)
Vấn : Con có đọc một quyển sách của thiền tông , tác giả cho biết khai ngộ không phải là chuyện dễ , rất nhiều vị đại sư học trọn đời , khó khăn lắm khai ngộ , xin hỏi sau khi khai ngộ có phải đều biến thành “không” chăng ?
Đáp : Nếu như cái gì cũng không nghĩ , như vậy chẳng lẽ biến thành đá hay sao ? Chúng ta vốn có rất nhiều thứ , tu hành rồi đều biến thành không , như vậychẳng lẽ lỗ vốn rồi sao ? Đừng nghe lời của hàng pháp sư đó , họ tưởng rằng tu hành rồi đều trở về không , nếu như vậy Sư Phụ không muốn tu , như vậy là lỗ vốn . Chúng ta vốn đã có trí huệ , sao lại biến thành không được ? Đá cũng là không , cho nên tu như thế là mất đi chính mình . (Thiền sư dạy chúng ta phải “tuyệt tư tưởng”, đừng có nghĩ bậy bạ , làm đầu óc trở về con số không.) Không thể nào trở về Zero được ; trở về Zero không phải ý đó . Zero là chỉ “Đạo” này , không phải “không”, cái gì cũng không có ; Zero là chỉ bản lai diện mục , ý là nguyên thủy , nơi khởi thủy , chúng ta không có tâm phân biệt , không chia tốt xấu . Muốn không có tạp niệm không dễ như vậy , muốn trở về Zero ý bảo rằng chúng ta nên tu Pháp Môn Quán Âm , bởi vì khi tu Pháp Môn Quán Âm , Sư Phụ sẽ giúp cho mình trở về nguyên thủy , lúc đó mới thật là “an tâm”. Chuyện này không thể nào nói ra bằng ngôn ngữ và cũng không thể nói .
Vấn : Con rất muốn theo Sư Phụ học , nhưng chờ con lo liệu việc nhà xong rồi , mới theo Sư Phụ học , có được chăng ?
Đáp: Nếu như thành tâm thì được , không thành tâm thì đừng đến hoặc sẽ bị Sư Phụ đuổi về , lúc đó anh sẽ bực tức . Cho nên hãy tự hỏi mình trước mình có thành tâm không ? Không nhất định phải tin Sư Phụ liền , nhưng phải thành tâm cầu Đạo , bởi vì như Sư Phụ mới nói , quý vị làm sao tin liền ? Phải có thể nghiệm rồi mới tin , không có thể nghiệm thì đừng vội tin ; coi nhiều nghe nhiều rồi mới tin , đọc sách của Sư Phụ cho nhiều , tự hỏi có đồng ý không ? Đợi tu hành rồi , có thể nghiệm , có tấn bộ , cảm thấy rất vui vẻ , có lợi ích , trí huệ khai mở , lúc đó mới tin , nhưng cần phải có lòng thành .
Thành tâm khác với tin tưởng , nếu như quý vị thành tâm vì cầu Đạo , vì muốn liễu thoát sinh tử mà đến , Sư Phụ không ép quý vị tin Sư Phụ . Thành tâm là đối với mình thành tâm , còn vấn đề tin tưởng có thể đợi tu hành rồi mới có , không nhất định tin liền , có hiểu không ?
Chưa mua vật đó , cũng chưa dùng qua , làm sao tin được ? Phải mua về dùng mới biết được , thấy thật tốt mới tin . Đa số người đều ép mình phải tin họ , tin có thiên đàng địa ngục , có Phật A Di Đà , có Quán Âm Bồ Tát , nhưng không cho mình một chút thể nghiệm nào . Quán Âm Bồ Tát như thế nào mình cũng không biết , một tí ánh sáng của Ngài mình cũng không chứng nghiệm được , Phật âm của Ngài ra sao mình cũng chưa được nghe qua , như vậy thì tin cái gì ? Sư Phụ tuyệt đối không bắt người khác tin , nhưng phải thành tâm vì cầu Đạo mà đến .
Vấn : Xin hỏi xưng hô với người xuất gia nên như thế nào ?
Đáp: Quý vị muốn xưng hô làm sao cũng được . Xưng hô lễ phép không quan trọng bằng sự thật tâm lễ phép . Đa số gọi người xuất gia là Pháp Sư , nhưng nếu quý vị muốn kêu là Sư Phụ hay Thanh Hải đều được hết . Danh xưng không quan trọng lòng thành của quý vị mới là tối quan trọng .
Vấn : Con từng tiếp xúc với một thứ pháp môn, cũng dạy cách nhìn ánh sáng , nghe âm thanh , hình như rất giống pháp của Sư Phụ dạy .
ÂM DƯƠNG QUÂN BÌNH MỚI LÀ PHẬT
Đáp : Nếu anh không muốn thọ pháp này , tiếp tục tu pháp môn của anh cũng được , Sư Phụ không ép , chỉ nói cho nghe mà thôi . Trong sách cũng có nói , có những pháp sư khác cũng dạy pháp môn tương tự , nhưng trên thực tế lại khác hẳn . Ở Việt Nam , các pháp sư đó có rất nhiều , ở Mỹ cũng có , ở Ấn Độ đã có hai , ba loại , nhìn thấy như là giống nhau , trên thực tế hoàn toàn khác biệt . Pháp Môn Sư Phụ dạy rất rõ ràng , có quy luật , là tối thượng ; còn họ là từ chỗ khác cắp pháp về dạy bậy , cũng không rõ rệt , không đàng hoàng mà chỉ dạy có một nửa , dạy một phần chứ không phải dạy hết một trăm phần trăm , cho nên các học trò của họ sau này không thể tiếp tục tu hành . Thí dụ rủi người dạy qua đời , các người này không thể tiếp tục tu hành , bởi vì họ chỉ được dạy bước thứ nhất mà không dạy bước thứ hai nên làm như thế nào , có hiểu không ?
Bây giờ ở Ấn Độ cũng có cách dạy dở dang đó , có khi bởi vì Sư Phụ của họ rất nghiêm khắc , muốn khảo nghiệm học trò , nên không dạy hết hoàn toàn . Nhưng Phật Bồ Tát không có lo chuyện này , bất luận mình tu hay không , họ vẫn truyền hết một trăm phần trăm cho mình ; sau này mình không tu họ cũng không làm gì mình . Nếu như chỉ dạy một phần thôi , rủi vị Pháp Sư đó đi mất , mình sẽ không biết cách tu hành tiếp .
Xưa kia tại Ấn Độ có một vị Pháp Sư chỉ dạy người ta có một câu thôi , thí dụ Ngài chỉ dạy cho mình mật ngữ của thế giới Thứ Nhứt , còn thế giới Thứ Hai , Ba , Tư , Năm , Sáu , Bảy , Tám ... thì không cho biết . Khi mình tu đến đẳng cấp của thế giới Thứ Nhất , rồi mới đến kiếm Ngài , Ngài mới dạy mình mật ngữ của thế giới Thứ Hai . Quy chế Ngài định rất gắt .
Nhưng trước khi học trò của vị Minh Sư này đạt đến thế giới Thứ Hai , Ngài đã vãng sanh . Vị đệ tử này chỉ còn cách tái sanh , tìm minh sư tu học , nhưng vị Minh Sư này chỉ dạy người học trò đến thế giới Thứ Hai mà thôi ; chưa tu xong , người thầy này lại vãng sanh nữa , người học trò lại đầu thai một lần nữa , tìm minh sư khác tu học , cuối cùng tìm đến Sư Ông của Sư Phụ .
Đó là chuyện xảy ra gần đây , hơn mười mấy năm về trước mà thôi . Người đó nói với Sư Ông : "Sư Phụ , lần này con cần một tấm bản đồ nguyên vẹn , không có một nửa , cũng không muốn một phần . Con đã trở lại hai lần rồi , mỗi lần Pháp Sư chỉ dạy con một chút mà thôi , chưa học xong , thầy con đã vãng sanh rồi . Vì vậy con cầu xin Ngài truyền hết cho con , rủi Ngài vãn sanh , con mới có thể tiếp tục tu hành".
Có lúc Sư Phụ cũng cảm thấy rất buồn bực , bởi vì chúng sanh không những không cảm kích pháp môn tu hành thù thắng này , còn phỉ báng tạo nghiệp , nhưng Sư Phụ vẫn tiếp tục truyền pháp môn một trăm phần trăm này , bởi vì vẫn có người rất thành tâm . Truyền toàn bộ trọn vẹn như vậy , rủi như ngày mai Sư Phụ đi rồi , quý vị còn có thể tiếp tục tu hành . Nếu như chỉ truyền có một nửa , Sư Phụ đi rồi quý vị phải trở lại một lần nữa để học tiếp , nếu không quý vị vẫn không thể siêu Tam Giới .
Có những Pháp Sư khác tuy cũng nói cùng một thứ pháp , nhưng họ sẽ dạy giáo lý trước . Mỗi tháng cho mình một phần giáo lý , để mình hiểu trước , rồi hai năm sau mới truyền pháp . Lúc truyền pháp cũng chỉ dạy một câu thôi , không có công khai như Sư Phụ . Vì muốn cho chúng sanh một đời giải thoát , vĩnh viễn không trở lại , nên Sư Phụ đã truyền hết một cách trọn vẹn chỉ trong một lần .