-
THƯ TÌNH CỦA BÀ LÃO
THƯ TÌNH CỦA BÀ LÃO
http://www.vietcatholic.net/pics/Hula_hoop_girl.gif
Có một bà lão, ngày ngày đều đứng trước hòm thư rất đúng giờ chờ thư, mưa gió không cản được bà, ngay cả người đưa thư cũng quen thuộc với bà. Mỗi lần, khi bà ta dùng hai bàn tay run cầm cập để lấy thư, thì nét hạnh phúc hiện rõ trên khuôn mặt, khiến người ta hâm mộ.
Một hôm, bà lão này không xuất hiện bên hòm thư, người ta chỉ nhìn thấy trên cánh cổng của nhà này dán hai chữ “có kỵ”, người đưa thư buồn bả bỏ đi, trong lòng rất nhớ bà lão này.
Khi người trong gia đình sửa sang lại các di vật của bà lão thì phát hiện một đống thư của bà nặng trình trịch, mỗi lá thư đều xếp ngay ngắn bao bọc cẩn thận.
Mở thư ra coi, trong lá thư mới nhất, nhưng vừa nhìn thì chỉ có một trang giấy đã ngã màu vàng, nét chữ nắn nót, văn chương đầy ý tứ yêu thương, đây là bức thư khi bà lão còn là một thiếu nữ, chồng của bà viết thư tình gởi bà ta, bà lại đem những là thứ này vào bưu điện gởi lại, để tự mình hồi tưởng lại thời gian khi còn trẻ...
(Diệu ngữ của tâm linh)
Suy tư:
Người ta nói: người già thường sống về quá khứ kỷ niệm.
Cho nên, làm người con hiếu thảo thì thỉnh thoảng nên xin cha mẹ kể lại những chuyện “thời xưa” thời của các ngài, bảo đảm là cha mẹ sẽ rất vui vẻ và hào hứng như trẻ lại, bởi vì người già thường sống về kỷ niệm.
Thời nay, con cái thường gởi cha mẹ già vào viện dưỡng lão, một vài tháng đến thăm một lần, thế là họ coi mình có những đứa con bất hiếu. Có những đứa cháu khi được cha mẹ dẫn đi thăm ông bà nội (ngoại) ở viện dưỡng lão thì không dám đến gần ông bà, vì cứ tưởng người xa lạ, thế là các ngài tủi thân vì ngay cả đứa cháu cũng không muốn đến gần mình.
Con người ta ai cũng có nhiều kỷ niệm vui và buồn, những kỷ niệm đẹp và xấu, khi về già thì những kỷ niệm này lại càng trở về mãnh liệt hơn nữa.
Thói quen thích đến nhà thờ đọc kinh cầu nguyện của cha mẹ già, khi có điều kiện thì con cái nên đáp ứng, vì đó là thói quen thánh thiện; thói quen muốn sống gần bên nhà thờ để sớm hôm làm bạn với Chúa của cha mẹ già, khi có thể được thì nên chiều ý các ngài, bởi vì đó là ước muốn đạo đức và đó cũng là gốc rễ đức tin của gia đình vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.