PDA

View Full Version : Một văn hóa mới cho hội nhập hôm nay



kiephantinh
11-16-2006, 05:22 AM
Văn hóa vốn bao giờ cũng là nền tảng quyết định của xã hội, rõ ràng bây giờ đang cần có một văn hóa khác: một văn hóa cho sự phát triển mạnh mẽ, sâu sắc toàn diện nhất của từng cá nhân, từng cá nhân không phải chìm trong cộng đồng, mà tự mình thật mạnh, cho cộng đồng, đất nước mạnh.


Những ngày này chúng ta nói nhiều về toàn cầu hóa và hôi nhập, toàn cầu hóa như một tất yếu, và hội nhập như cách sống duy nhất trong tất yếu ấy. Và suy nghĩ về văn hóa trong điều kiện mới đó. Tuy nhiên có điều cần làm rõ: bàn về văn hóa trong hội nhập với toàn cầu hóa, nhưng là toàn cầu hóa nào đây? Bởi đã có đến mấy cuộc toàn cầu hóa. Cuộc thứ nhất, mà dân tộc chúng ta đã bỏ lỡ, cuộc toàn cầu hóa thứ nhất ấy được thúc đẩy bằng sức mạnh cơ bắp, bắt đầu bằng việc Christopho Colombo vượt qua Đại Tây Dương, tìm thấy Châu Mỹ, rồi liên tiếp những người khác đi được vòng quanh thế giới, chừng minh thực tế rằng quả thực trái đất là tròn, và bộc lộ đặc điểm đầu tiên và quan trọng nhất của toàn cầu hóa: xóa bỏ sự cô lập, lần ấy đưa các quốc gia, dù bất cứ ở đâu, cúng đều được và buộc phải gặp nhau, đối mặt với nhau, chẳng còn nước nào có thể đóng cửa sống một mình. Các nước phương Đông từ ngàn đời trước tưởng trần gian này chỉ có mỗi thiên triều Trung Hoa với một số chư hầu bốn bên, nay bỗng giáp mặt với cả một thế giới mới đến từ phương Tây, văn minh, hiện đại, hùng mạnh, đang hăng hái đi tìm thị trường. Nhật Bản đã giật mình, nhận ra sớm nhất, rõ nhất, sâu nhất tình thế mới chưa từng có, quyết tự thay đổi đất nước và dân tộc mình, hòa nhập với toàn cầu mới - bằng cách ra sức đi học, học quyết liệt, đến cùng, kết quả đã vượt lên, không chỉ sống sót mà còn trở thành cường quốc. Ta thì khác, tiếp tục nhắm mắt làm một thứ AQ, gật cái thế giới mới đang ập đến kia là một lũ “Tây di", tức toàn bọn man di mọi rợ như thiên triều Trung Hoa vẫn miệt thị gọi các rợ chung quanh, quay lưng lại với toàn cầu hóa, đóng cửa kín bưng, chẳng học ai, chẳng chơi với ai, tự hào tự đắc đàm mình mãi trong cái ao nhà đục ngàu của ta...

Vây đó, bài học: toàn cầu hóa không phải là một lựa chọn, muốn hay không muốn, mà là một thực tế, do lịch sử tạo nên tất yếu, phải nhập vào để tao ra bản lĩnh mới, đối đầu với thử thách mới để tự thay đổi mình và lớn lên, cùng sống và phát triển với thiên hạ, thế thôi, không có lựa chọn gì cả.

Toàn cầu hóa thứ hai, được thúc đẩy bằng sức mạnh cơ giới, không phải đưa các quốc gia nữa, mà là các tập đoàn đa quốc gia đến gặp nhau, đối mặt với nhau, để cùng cạnh tranh, tồn tại, phát triển, hay thua cuộc và biến mất. Cuộc này diễn ra trong lúc ta đang bận bịu một nhiệm vụ quá cấp bách, một món nợ đế lai từ sự là cuộc tai hai hai trăm năm trước: cứu nước, cứu cho được nước đã, rồi mới nói đến chuyên hội nhập hay không, hội nhập thế nào...

Còn bây giờ toàn cầu hóa mà chúng ta đang nói đến, đang đối mặt, càn nhân ra, là toàn cầu hóa thứ ba, được thúc đẩy không phải bằng thứ làm đầu rơi máu chảy là sức mạ nít cơ bắp, không ồn ào ầm ĩ là sức mạnh cơ giới, mà lặng tờ như không, cứ như vô hình vô ảnh, bởi nó diễn ra chủ yếu trên không trung: lnternet. Trong cuốn sách mới của mình. Cuốn Thế giới phẳng Thomas Friedman chỉ ra rất cụ thể ngày bắt đầu chính thức cuộc thứ ba này: ngày 9/8/1995, khi Netscape niêm yết trên thị trường chứng khoán, châm ngòi nổ cho cơn sốt dot com, rồi cáp quang viễn thông toàn cầu, đẩy chi phí truyền dẫn âm thanh, dữ liệu và hình ảnh xuống gần bằng không, đột nhiên khiến cho nhiều người hơn ở khắp thế giới có thề kết nối với nhiều người khác nhau hơn bất kỳ thời kỳ nào từng có trước đây. Tức đặc điểm quan trọng nhất của toàn cầu hóa mà ta đã nói đến trên kia, xóa bỏ moi sự cô lập, lần này đi xa và sâu hơn cả, triệt để hơn cả. Làn thứ nhất xóa sự cô lập của các quốc gia. Lần thứ hai xóa sư cô lập của các tập đoàn đa quốc gia. Làn này xóa đến sư cô lập của từng con người, từng cá nhân.

Toàn cầu hóa làn nào cúng vậy, gây ra những vấn đề văn hóa, làm chuyển động cơ bản về văn hóa, hoặc nói cách khác, làm thay đổi quan hệ giữa con người và con người trên thế giới. Nêu trong hai lần trước con người biết đến nhau và quan hệ với nhau một cách gián tiếp thông qua trung gian của các quốc gia hay các tập đoàn đa quốc gia, thì lần này nó tước hết các trung gian ấy đi, phơi từng cá nhân con người ra trước toàn thế giới, biến toàn thế giới thành một cái làng bé xíu - bé đúng bằng cái màn hình máy tính và Friedman nói rằng từng cá nhân có thể và phải hỏi: Tôi hợp với cạnh tranh và các cơ hội toàn cầu ngày nay ở chỗ nào, làm sao tôi có thể tự mình cộng tác với những người khác một cách toàn cầu? Trong suốt lịch sử, chưa bao giờ đã tạo ra được một sự bình đẳng gần như triệt để đến thế, bình đẳng về cơ hội, và đương nhiên cũng là về cơ nguy.

Có người cho rằng Friedman đã nói quá, ông quá để cao tác động của khoa học kỹ thuật mới. Thế giới còn lâu mới phẳng, sự cách biệt giữa con người với con người còn lâu mới vượt qua được các trung gian vẫn nặng nề, vướng víu lắm. Đúng là còn lâu. Nhưng ở đời, điều chủ yếu không phải là lâu hay mau, lâu đến bao nhiêu và mau bao nhiêu, vấn đề là xu thế, một xu thế như vậy, một khả năng thực tế như vậy đã được tạo ra, không gì có thể cản lại được nữa, đó là điều quan trọng nhất. Và vô cùng quan trọng là nhận ra được xu thế, để đừng bỏ lỡ bởi, như đã nói, bao giờ cũng vậy, cơ may đồng thời cũng là cơ nguy, cơ may cho ai nhân ra, chộp lấy được và tận dụng để vượt lên, và cơ nguy cho ai nhắm mắt, bỏ qua, để mình rơi tõm vào thất bại, chắc chắn sẽ rất thê thảm. Kinh nghiệm máy trăm năm trước cũng chính là kinh nghiệm về việc nhận ra xu thế. Nhật sáng suốt nhận ra xu thế nên đã biến thách thức thành cơ may cực lớn cho dân tộc họ, ta vì không nhân ra xu thế nên đã để cho thách thức nhận chìm nghỉm vào cơ nguy. Cần đọc cuốn sách của Friedman theo cách như vây.

Từ những điều trên, đối chiếu trở lại văn hóa vốn bao giờ cũng là nền tảng quyết định của xã hội, rõ ràng bây giờ đang cần có một văn hóa khác: một văn hóa cho sự phát triển mạnh mẽ, sâu sắc, toàn diện nhất của từng cá nhân, từng cá nhân không phải chìm trong cộng đồng, mà tự mình thật mạnh, cho cộng đồng, đất nước mạnh. Một văn hóa trong đó từng cá nhân con người đủ sức cộng tác để cạnh tranh và cùng thắng (win-win) với những cá nhân con người khác ở mọi nơi trên toàn thế giới, từ đó mà tạo ra sức cạnh tranh mạnh của đất nước.


Phải chăng có thể mạnh dạn có một nhận xét này: hình như những người có trách nhiệm chung chưa hoàn toàn nhân ra được sự khác biệt mới đó của yêu cầu văn hóa ấy, trong khi xã hội đã có nhiều dấu hiệu nhận ra và không chỉ nhận ra mà còn tự mình ra tay giải quyết. (Nói cho cùng có lẽ làn nào cũng vậy: nhận ra và kiên quyết xóa bỏ bao cấp trong nông nghiệp, giải phóng nông nghiệp, rồi từ đó giải phóng cả nền kinh tế và cả xã hội hồi những năm 1980, có phải trước tiên là do Nhà nước và lãnh đạo đâu, mà là do nông dân, do dân bức bối tự mình phá bung ra, Nhà nước và lãnh đạo mãi mới chịu nghe và đi theo sau. E lần này cũng sẽ vây chăng?).

Một số năm gần đây đang có hai hiện tương rất đáng chú ý: một là, điều mà một số người gọi là "di tản giáo dục". Bức xúc vì nền giáo dục trong nước quá xuống cấp, quá lạc hậu, chỉ đào tạo ra được những con người cứng đơ và ngơ ngác trước thế giới không tự mình đủ sức sống, làm việc, hợp tác, cạnh tranh với mọi người khác trên thế giới, nhiều gia đình đã tìm cách cho con cái chạy ra học ở nước ngoài, các nước tiên tiến. Đi bằng nhiều cách: hoặc những cháu rất có nghi lực và thông muốn tự mình lên mạng tìm và ra sức phấn đấu xin được học bổng để đi. Hoặc các gia đình tương đối khá giả, cố gắng tằn tiện tối đa để cho con đi. Họ đi tìm một nền giáo dục khác, tìm đến những nơi đào tạo ra con người kiểu khác, những con người có triết lý văn hóa, triết lý sống khác. Tức họ đã và đang im lặng, một sự im lặng đầy báo hiệu, phản kháng lại nền giáo dục hiện hành, không chấp nhận triết lý của nền giáo dục đó, không chấp nhân kiểu con người mà nền giáo dục đó đang chủ trương và thực tế đào tạo ra. Họ tìm đến một kiểu con người khác. Nghĩa là bằng sự thính nhạy thậm chí còn ít nhiều bản năng, bản năng vốn lành mạnh của nhân dân, ho đã cảm nhận ra được phần nào đó hình bóng con người của toàn cầu hóa thứ ba và tự mình ra sức vươn tới đó.

Song song, lai có chuyện nhiều trường quốc tế đủ các cấp đang mọc lên ngày càng nhiều trong nước. Nói theo cách nào đó, cũng là một thứ "di tản giáo dục” tại chỗ, vì những bức xúc đúng như vừa nói trên. Có điều kỳ lạ trong quản lý giáo dục của ta: các trường đó, đặt ngay trên đất này, dahy ngay con em người Việt chúng ta, nhưng lại được phép hoàn toàn tự do dạy theo các chương trình độc lập, tiến triển của họ, bỏ đi tất cả những thứ linh tinh hình thức vô bổ mà các cơ quan lãnh đạo và quản lý giáo dục đầy chất cửa quyền, đang cứ nhắm mắt coi là "pháp lệnh", trong khi các trường "bản xứ”, của người "bản xứ" thì cứ phải nhất nhất theo đủ cách điều hành và các chương trình lạc hậu, cũ rích của "ao nhà".

Hiện tượng thứ hai: một số doanh nghiệp, không ít, chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh do chính họ mới là bộ phận đầu tiên trong xã hội ta trực tiếp va chạm và vật lộn hàng ngày với thế giới mới - nhận ra rất rõ rệt yêu cầu mới đối với họ là sống còn, trong khi nền giáo dục trong nước hoàn toàn không thế cung cấp cho họ nhân lực chất lượng cao đủ sức đáp ứng yêu cầu đó đá tự mình đừng ra tổ chức các lớp học ngay trong doanh nghiệp của mình, theo nhiều hình thức khác nhau, và mời thầy giỏi nhất ở nước ngoài về dạy. Tôi nghĩ không khéo những cái mà ta đang nói về yêu cầu cấp bách cải cách Đại học, "Đại học đẳng cáp quốc tế" lại có thể bắt đầu từ chính những chỗ này cũng nên. Cũng cần nói thêm: một nền Đại học mới, đáp ứng yêu cầu của hội nhập ngày nay rất có thể xuất phát từ giới doanh nhân, không chỉ ở chuyện đầu tư, mà có lẽ trước hết là ở chuyện trí tuệ, ở cảm nhận tinh nhạy mà họ có thể có rất sắc sảo về yêu cầu này. Cần có sự kết hợp thật tốt giữa các nhà doanh nhân và các nhà văn hóa có cái nhìn tân tiến, cập nhật nhất về thời thế để cùng bắt tháo gỡ. Vì đây là chuyện tạo ra con người của hôm nay, cũng tức là chuyện tao ra nhân lực cấp cao mà phát triển kinh tế và xã hội của chúng ta đang đòi hỏi. Tạo ra cho kỳ được, nếu chúng ta không muốn một lần nữa lỡ mất thời cơ cũng là sống còn chẳng khác gì mày trăm năm trước.

Giáo dục, đào tạo mới, về thực chất, là giải phóng tối đa năng lượng của cá nhân, gợi và tạo cho họ khả năng tự chủ hoàn toàn, để có thể tự mình cộng tác được với những con người khác trên toán cầu. Đó chính là cái đang thiếu và yếu nhất trong văn hóa và giáo dục của chúng ta, về cả hai mặt: đủ sức và ý chí độc lập, tự chủ, đồng thời biết hợp tác với người khác, đủ khả năng hợp tác thành công với người khác, mà là người khác trên toàn thế giới.

Thách thức này rất lớn, bởi nó đánh trúng tử huyệt của văn hóa vá giáo dục đang có của ta. Nhưng cũng lỡ cơ hội lớn, bởi có lẽ hơn bao giờ hết, nó chỉ cho ta hết sức rõ rệt phương hương và cá cách thức để thay đổi. Nó chỉ ra rằng chúng ta đang cần một cộng đồng xã hội mạnh vì có những cá nhân, từng cá nhân mạnh, đủ ý chí và đủ sức chơi với bất cứ ai ở đâu, để cùng win-win. Cần có một xã hội với một văn hóa, một triết lý như vậy.

Và đừng để cho sự việc chỉ diễn ra một cách tự phát. Cần một quá trình tự giác cao, của xã hội, trước hết của lãnh đạo.