PDA

View Full Version : Sống sót sau 63 ngày bị vùi dưới đất



nguyenminhanhtu
12-14-2005, 07:03 AM
Naqsha Bibi, 40 tuổi, đã được lôi ra kh?i đống đổ nát ở vùng Kashmir do Pakistan kiểm soát hôm thứ bảy, hơn hai tháng sau khi trận động đất phá huỷ một khu vực rộng lớn và làm hàng chục nghìn ngư?i thiệt mạng.
Naqsha Bibi đang được đi?u trị trong bệnh viện vì bị tê cơ và cô yếu đến mức không thể nói được. Cô hiện chỉ nặng 35 kg, bằng nửa cân nặng của một phụ nữ trung bình với vóc dáng tương tự.
Nhưng từ khi được đưa đến bệnh viện Muzaffarabad, cô được cho ăn thức ăn loãng và bắt đầu có dấu hiệu hồi phục. Các bác sĩ bệnh viện này hôm qua cho hay cô đã mỉm cư?i với h?.
Giải cứu
"Lúc đó chúng tôi thậm chí không tìm kiếm chị ấy", Faiz Din, ngư?i em h? đã tìm ra Bibi cho hay.
Naqsha Bibi và gia đình cô sống trong trại tị nạn Kamsar, cách Muzaffarabad khoảng 6km. Trại này được dựng lên vào năm 1990 dành cho những ngư?i từ khu vực Kashmir do Ấn ?ộ kiểm soát bị tắc lại khi đư?ng biên giới bị đóng trong th?i gian căng thẳng giữa hai bên.
Gia đình cô, trong đó có bố, mẹ và em trai, đã chết trước khi đến được vùng đất do Pakistan kiểm soát. Bố của Naqsha gãy cả hai chân trong trận động đất và em trai cô được đưa đến Islamabad bằng trực thăng cứu hộ ngay sau khi trận động đất xảy ra.
"Khi đó chúng tôi cứ nghĩ rằng Naqsha ngã trên núi hoặc đến sống tại một trại tị nạn nào đó trong thành phố", Faiz Din cho hay.
Một phần ng?n đồi, nơi trại Kamsar toạ lạc, đã bị sạt và cuốn xuống dòng sông bên dưới. Tất cả những ngư?i không được tìm thấy ngay sau đó thì đ?u được cho là đã chìm trong đống đất lở và đã chết.
"Thú thực, chúng tôi bận việc của chính gia đình mình đến mức chẳng còn hơi sức đâu nghĩ đến chuyện nhà khác", Faiz Din cho hay.
Có vẻ như Naqsha đã bị mắc kẹt trong bếp khi ngôi nhà nh? đổ sụp xuống quanh cô. Khoảng không nơi cô được tìm thấy không đủ để cô duỗi chân tay.
Suốt 63 ngày trong khoảng không như một nấm mồ đó, cơ bắp của Naqsha bị tê cứng trong tư thế co quắp. Thậm chí trên chiếc giư?ng ở bệnh viện gi? đây, cô vẫn nằm co quắp như một bào thai trong bụng mẹ và các bác sĩ cho hay cô cần đi?u trị tâm lý chuyên sâu để trở lại bình thư?ng.
Nhưng một đi?u còn là bí ẩn, ít nhất cho đến khi Naqsha có thể kể lại câu chuyện của mình, đó là cô đã xoay sở để sống sót như thế nào
Faiz Din cho hay anh tìm thấy một ít thức ăn, hầu hết đ?u thiu thối, trong căn bếp nơi anh tìm thấy Naqsha. Không khí trong khoảng không nh? xíu đó vẫn trong lành và đi?u đó có nghĩa là không khí vẫn lưu thông qua đống gạch vụn.
Faiz Din cũng tìm thấy mạch nước nh? bên hông căn bếp, có thể từ một trong nhi?u dòng suối nh? chảy qua Kamsar.
"Chúng tôi bắt đầu d?n nhà của chị ấy hôm 10/12, chủ yếu là để lôi những tấm tôn ra kh?i mái nhà để lợp lên nhà của chúng tôi", Faiz Din cho hay.
"Nhưng khi chúng tôi d?n sạch một bên của ngôi nhà thì gạch rơi xuống và để lộ một khoảng trống nơi chị ấy bị kẹt lại".
Song cơn ác mộng của Naqsha chưa dừng ở đó. "Lúc đầu chúng tôi nghĩ là chị ấy đã chết, nhưng rồi chị ấy mở mắt khi chúng tôi kéo chị ra ngoài", Faiz cho biết.
Naqsha đã không có phản ứng gì khi ngư?i ta đưa cho cô đồ ăn và nước uống. Những ngư?i giải cứu Naqsha nghĩ rằng cô sắp chết. Chính vì thế, Faiz Din đã không đưa cô đến bác sĩ ngay dù h? ở gần Muzaffarabad. "Chúng tôi nghĩ rằng chị ấy có thể ra đi bất cứ lúc nào vì thế chúng tôi chỉ đặt chị ấy trong l?u và kệ chị ở đấy", anh kể lại.
Hai ngày sau, một nhóm bác sĩ ngư?i ?ức thăm trại Kamsar và h? biết chuyện của Naqsha Bibi. H? đã liên lạc với Tổ chức Y tế Hồi giáo Pakistan (PIMA) và đưa Naqsha đến Muzaffarabad.
Phép nhiệm màu
Tại trung tâm y tế của PIMA, các bác sĩ đã khám cho Naqsha. Khó khăn đầu tiên của các bác sĩ là làm sao để cho cô ăn và sau vài gi? cân nhắc, h? đã vui mừng khi thấy cơ thể của cô tiếp nhận thức ăn dưới dạng l?ng.
Hôm qua, một bác sĩ tâm lý đã dành nhi?u gi? bên Naqsha và cho hay cô đã hiểu được hầu hết những yêu cầu của ông. Tuy nhiên, Naqsha chưa thể cử động được, dù chỉ là lè lưỡi ra hay nói một từ.
Hầu hết các bác sĩ tin tưởng rằng Naqsha sẽ hồi phục và lại có một cuộc sống bình thư?ng. Khi được h?i làm sao cô có thể sống sót sau một khoảng th?i gian dài như thế, bác sĩ Abdul Hamid, một trong số những ngư?i đi?u trị cho Naqsha nói: "Tthực tế trên thế giới vẫn còn những đi?u kỳ diệu".