Log in

View Full Version : lại game mới(hay)



phamtheanh2003
12-11-2005, 11:49 AM
Age of Empires III – Chinh phục Tân Thế Giới

Ấn phẩm: Thế Giới Game số tháng 12/2005, trang 6
Thực hiện: Thanh Long

Lượt xem: 3337 | ?ánh giá... Tốt Khá Trung bình Kém





--------------------------------------------------------------------------------


AGE OF EMPIRE III




Phát hành

Microsoft Game Studios



Phát triển

Ensemble Studios



Thể loại

Chiến thuật



Ngày phát hành

18/10/2005

ESRB TEEN
Dung lượng 3 CD
Cấu hình tối thiểu PIV 1,4GHz+, 256MB RAM, VGA 64MB GeForce4 MX+, HDD 2GB, Windows XP

Cấu hình đ? nghị PIV 2,4GHz+, 512 RAM, VGA 128MB GeForce 6600+

Cấu hình thử nghiệm AMD Athlon 64 3700+, RAM 1GB, 256MB GeForce 7800 GTX, MSI K8N Diamond

Age of Empire III có vẻ không đưa ra nhi?u đột phá trong cách chơi đã quá quen thuộc trong các phiên bản trước, những đổi thay ít ?i của nó lại chưa gây được sự th?a mãn như mong đợi.

Năm 1492, nhà thám hiểm Christopher Colombus, trên con đư?ng tìm đến vùng đất Ấn ?ộ tại phương ?ông, đã tình c? khám phá ra một vùng đất mới chưa từng được biết đến. Vùng đất này được những ngư?i khai phá đến từ châu Âu g?i với cái tên thân mật là "Tân Thế Giới", châu Mỹ ngày nay. Kể từ đó, lục địa này đã trải qua nhi?u thăng trầm cùng vô số cuộc chiến chinh phục, khai phá đầy khốc liệt và vẻ vang. Châu Mỹ đã góp phần rất lớn vào sự phát triển vượt bậc của n?n văn minh nhân loại. Vâng, chính lịch sử của châu Mỹ đã được các nhà làm game tài ba của studio Ensemble lừng danh lựa ch?n, khắc h?a vào phiên bản mới nhất của một trong những trò chiến lược nổi tiếng nhất thế giới: Age of Empires III (AOE 3).

Chinh phục vùng đất mới

Toàn bộ nội dung của trò chơi Age of Empires III chỉ xoay quanh một vùng đất duy nhất là châu Mỹ. Ngưòi chơi sẽ có dịp theo chân các nhà thám hiểm, những ngư?i di dân đến Tân Thế Giới để khám phá, chinh phục và định cư. Từ đó h? đào tạo, củng cố lực lượng chống đỡ các thế lực thù địch, đồng th?i phát triển vùng đất mới.

Ưu:
• ?ồ h?a cùng engine vật lý Havok được thể hiện rất tuyệt v?i
• Sự đa dạng của các phe phái trong trò chơi.
Khuyết:
• Cách chơi không có nhi?u cải tiến đột phá.
• Âm thanh bị lỗi, gây khó khăn trong quá trình chơi.
• ?òi h?i cấu hình cao nên việc chơi mạng không dễ dàng.

Vẫn trung thành theo phong cách đặc trưng của Age of Empires, trong trò chơi bạn sẽ có nhi?u đế chế khác nhau để ch?n. Trong phiên bản này, có 8 quốc gia châu Âu tham gia tranh đoạt vùng đất mới: Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ ?ào Nha, ?ức, Hà Lan, Nga và Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ). Trò chơi xuyên suốt th?i kỳ phát triển của châu Mỹ, từ sau cuộc khám phá vĩ đại của Colombus đến tận thế kỷ 19, th?i kỳ thịnh vượng của n?n công nghiệp hiện đại. Cả một khoảng th?i gian dài như vậy được các nhà làm game chia làm 8 giai đoạn, từ du mục định cư (Nomad Age) cho đến th?i hậu đế quốc (Post-Imperial Age).

Như bao trò chơi RTS khác, AOE 3 cũng gồm các chế độ chơi: Single, Skirmish và Multiplayer. Ở phần chơi đơn, ngư?i chơi sẽ theo chân nhà thám hiểm Morgan Black từ châu Âu đến Tân Thế Giới. Ngư?i chơi sát cánh cùng ông (và các hậu duệ) tham gia vào công cuộc chinh phục, khai phá vùng đất mới này, qua hàng loạt chiến dịch trải dài trong suốt ba chương lớn (Act). Mỗi một Act bao gồm 8 màn chơi (một số lượng màn vừa đủ) với hàng loạt nhiệm vụ (cả chính và phụ) được phân bố khá đa dạng trong từng màn. Tất cả được lồng ghép, kết nối để trở thành một câu chuyện hoàn chỉnh và khá hấp dẫn v? mặt nội dung.

Lối chơi chưa đột phá

?ối với một game RTS khá được mong đợi, kỳ v?ng như AOE 3, thì nội dung cốt truyện của phần chơi đơn có lẽ không phải là yếu tố quan tr?ng nhất. ?i?u đáng quan tâm hàng đầu (đối với AOE 3 và của các game RTS khác), không gì khác chính là cách chơi. Chúng ta thử điểm qua những thay đổi v? lối chơi của AOE 3:

• Sự xuất hiện của Home City: Vâng, có lẽ đây là sự bổ sung, cải tiến đáng kể nhất v? cách chơi. Home City (có thể hiểu là "hậu phương" hay "mẫu quốc") chính là thành phố đại diện cho từng đế chế (hay từng ngư?i chơi) trong game. Dĩ nhiên, Home City này được đặt tại Châu Âu. Vai trò chính của Home City là lần lượt cung cấp những chuyến hàng tiếp tế, viện trợ đến vùng đất mới - châu Mỹ cho ngư?i chơi với đủ m?i loại hình như tài nguyên (gỗ, thức ăn và vàng), các loại lính tiếp viện, các công cụ chiến tranh như tàu bè, pháo, đại bác cùng các công nghệ nâng cấp khác... dưới dạng những lá bài tượng trưng. Trong quá trình chơi, bạn có thể tích lũy điểm kinh nghiệm, nâng cấp Home City của mình, từ đó mở ra những lá bài mới phục vụ cho việc tiếp viện, cũng như có thể cung cấp một số lựa ch?n nâng cấp, trang hoàng cho thành phố quê nhà của bạn thêm màu sắc như: thay đổi màu ngói các kiến trúc, cung cấp những dịch vụ tiện ích... Thế nhưng, game có một điểm làm cho ta chưa vừa ý lắm: một khi đã trang hoàng thành phố rồi, bạn lại khó lòng chiêm ngưỡng toàn vẹn tác phẩm của mình, do chỉ được cung cấp duy nhất một góc nhìn cùng chức năng "zoom in" (nhìn cận cảnh) vào một kiến trúc nào đó. Phải chi nhà sản xuất để cho ngư?i chơi tự xoay chuyển camera tùy thích trong chế độ này thì hay biết mấy nhỉ!

• Hero và khả năng xây dựng các trạm giao thương: Theo trào lưu hiện nay, sự xuất hiện của Hero trong một game RTS trở thành một việc bình thư?ng. Hero trong AOE 3 có một nhiệm vụ khá đặc trưng và quan tr?ng: xây dựng các trạm giao thương (Trading Posts) trong khu vực thổ dân địa phương, để từ đó thiết lập mối quan hệ hữu hảo và tìm kiếm sự liên minh. Ngoài ra, các Hero còn có khả năng chiến đấu với những tuyệt chiêu riêng, thoạt trông khá đặc sắc nhưng hầu như không hiệu quả mấy. Bởi vậy trong những trận đánh, các Hero thư?ng bị "chìm" trong "biển lính", bạn rất khó có thể thấy được sự t?a sáng của các "ngôi sao" này. Có một điểm khá buồn cư?i và hơi vô lý là mặc dù có khả năng chiến đấu khá tầm thư?ng, nhưng các "ngài" Hero đ?u là những nhân vật... bất tử. Vâng, cho dù h? có bị đánh "te tua" cỡ nào đi nữa, h? vẫn không chết mà cứ nằm một chỗ... ôm chân lăn lộn, trông thật tức cư?i. Nói tóm lại, vai trò của Hero trong AOE chưa xứng tầm và khá m? nhạt.

• Các bộ tộc thổ dân: Trong AOE 3, ngoài sự hiện diện của 8 đế chế châu Âu nêu trên, ta còn thấy sự góp mặt của các bộ lạc thổ dân định cư rất lâu đ?i trên vùng đất châu Mỹ. Bạn có thể tiếp xúc với những bộ lạc da đ? như Iroquois, Sioux, Cherokee... nổi tiếng tại Bắc Mỹ, cũng như những đại diện các n?n văn minh Maya, Inca và Aztec tại Trung và Nam Mỹ. Xây dựng thành công mối quan hệ hữu hảo với các bộ lạc này là đi?u khá quan tr?ng trong quá trình chơi, vì làm tốt bạn sẽ được truy?n thụ các loại hình kỹ thuật, công nghệ nông nghiệp, quân sự của h? đồng th?i được h? cung cấp thêm một số loại quân mới.

Ngoài ra, game còn bổ sung một số thay đổi nh? như các nông dân khi khai thác tài nguyên không cần phải đem v? nhà chính như trước kia nữa, ngư?i chơi có thể xây dựng các pháo đài (Fort) có khả năng tạo hầu hết các loại quân cũng như khả năng tạo quân ngay trên những tàu chiến cỡ lớn... Công bằng mà nói, nếu bạn mong ch? ở AOE 3 một lối chơi mới, nhi?u đột phá so với các phiên bản cũ thì hẳn sẽ thất v?ng biết bao. Vì sao ư? Dĩ nhiên, lối chơi trong AOE 3 có những cải tiến đáng kể, nhưng để g?i chúng là "đột phá, gây bất ng?" thì hoàn toàn chưa đủ. Nói tóm lại, chúng ta có thể kết luận v? cách chơi trong AOE 3 lần này: ngoại trừ sự xuất hiện của Home City, hầu như không có đột phá thú vị nào khác trong cách chơi.

?iểm sáng giá nhất: đồ h?a

Tuy nhiên, bạn hãy khoan vội thất v?ng v? AOE 3, vì tôi sẽ đ? cập v? nét nổi bật nhất của trò chơi ngay sau đây. ?iểm sáng giá nhất không chỉ trong loạt game ?ế Chế mà còn của cả thể loại RTS nói chung chính là đồ h?a. Không thể nói gì hơn v? mặt đồ h?a được ứng dụng trong game ngoài ba chữ "quá tuyệt v?i". Tất cả những chi tiết, hiệu ứng đồ h?a cho đến những ứng dụng vật lý đ?u không thể chê vào đâu được. Cảnh đẹp nhất trong game có thể kể đến là mặt nước, nh? các hiệu ứng cực kỳ đẹp mắt và sống động (nói không ngoa thì không thua gì Far Cry hay Half-Life 2). Những trận chiến hoành tráng (nhất là các trận thủy chiến) với các hiệu ứng cháy nổ, khói lửa được sử dụng vô cùng sinh động. Việc ứng dụng rất xuất sắc engine vật lý Havok, đã nâng sự hấp dẫn của các trận chiến lên nhi?u bậc: bạn có thể thấy rõ ràng các hạm đội bị trúng đạn đại bác, gãy từng cột buồm, tróc từng mảng thân tàu, để rồi chìm nghỉm dưới mặt nước sủi b?t trắng xóa. Cảnh các tòa nhà bị vỡ ra từng mảng, các mảnh vỡ văng tứ phía tung khói bụi lên mù mịt. Hay các chàng lính "xấu số" bị bắn tung lên tr?i khi bị một quả đạn đại bác "dập" ngay kế bên... Tất cả, trông cực kỳ ấn tượng. Có thể nói, phần đồ h?a trong AOE 3 đã thể hiện rất tốt, đúng những gì nhà phát triển đã hứa hẹn trước đó. Tôi có thể cam đoan với các bạn rằng AOE 3 chính là game RTS có đồ h?a đẹp nhất tính đến th?i điểm hiện tại. Tuy nhiên, không nằm ngoài dự đoán, để có thể chơi được game, bạn chỉ cần một cấu hình máy tính hạng trung. Nhưng để có thể chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp vốn có của AOE 3, bạn cần một máy cấu hình thuộc loại "vững" (như trong bảng đ? nghị) mới có thể "kham" nổi. Hơn nữa, cho dù máy bạn có mạnh thế nào, game vẫn bị một lỗi khá khó chịu: tốc độ khung hình giảm xuống rõ rệt trong những trận chiến có quá đông đơn vị tham gia, hoặc các trận bắn tàu "huy động" nhi?u hiệu ứng.

Âm thanh: điểm trừ không đáng có

Như "tô điểm" thêm cho phần đồ h?a tuyệt đỉnh, mảng âm thanh cũng tuyệt v?i không kém. Bản nhạc n?n quen thuộc trong các phần trước vẫn được sử dụng lại trong phiên bản này. Nó vẫn t? ra hoàn toàn phù hợp với nội dung và không khí của trò chơi. Bên cạnh đó, âm thanh mô tả tiếng động cũng được chăm chút tỉ mỉ, góp phần thêm cùng hiệu ứng đồ h?a, lột tả được những trận giao tranh quyết liệt và hoành tráng. Một điểm cộng tiếp theo chính là việc lồng tiếng nhân vật, các nhà làm game đã chăm chút tỉ mỉ đến độ mỗi dân tộc trong game đ?u nói tiếng bản xứ. Bạn có thể nghe được 8 thứ tiếng khác nhau ứng với 8 n?n văn minh trong game. Thế nhưng, phần âm thanh suýt nữa đã được tôi tặng "điểm 10 chất lượng" nếu không mắc phải một lỗi đáng tiếc: chơi được một lúc, toàn bộ âm thanh trong game đ?u bị mất sạch. Việc này hóa ra lại đem đến một hậu quả khá trầm tr?ng: không những ảnh hưởng đến lối chơi, mà còn làm bạn khá bực mình vì không thể thoát kh?i các đoạn phim cắt cảnh (cut-scene) để tiếp tục trò chơi. Gặp những trư?ng hợp như vậy, thư?ng bạn phải khởi động lại game mới có thể chơi tiếp được.

L?i kết

Nhìn tổng thể, AOE 3 không đưa ra được nhi?u đột phá trong cách chơi đã quá quen thuộc của mình, và những đổi thay ít ?i này chưa th?a mãn ngư?i chơi như mong đợi. Tuy nhiên, những khuyết điểm đó đã được bù đắp bằng một n?n tảng đồ h?a, âm thanh rất đẹp mắt và sống động (trừ lỗi mất tiếng như trên đã nói), dư sức làm hài lòng bất kỳ gamer khó tính nào. Vì vậy, nếu bạn không phải là ngư?i quá khắt khe, luôn đòi h?i những cải tiến đột phá và dĩ nhiên, sở hữu một máy tính cấu hình tương đối khá, tôi tin chắc AOE 3 vẫn có thể "chinh phục" được bạn.