PDA

View Full Version : DÐ - ĐTC: Khoa học không được phép làm tổn thương nhân phẩm



Dan Lee
11-16-2011, 09:18 PM
ĐTC: KHOA HỌC KHÔNG ĐƯỢC PHÉP LÀM TỔN THƯƠNG NHÂN PHẨM



VATICAN (News.VA) – ĐTC Benedict XVI đã gặp gỡ các đại biểu tham dự Hội nghị Quốc tế “Tế bào gốc trưởng thành: Khoa học và tương lai của con người và văn hóa”, được bảo trợ bởi Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa. Trong bài phát biểu của Ngài, Đức Thánh Cha đã đề cập đến “những đóng góp thích đáng” khoa học có thể tạo để thăng tiến và bảo vệ phẩm cách con người. Đồng thời, Ngài muốn các nhà khoa học phải lưu tâm đến những mối liên hệ về đạo đức trong việc dấn thân nghiên cứu của họ, để nhân phẩm bất khả xâm của mỗi sự sống con người không bao giờ bị tổn thương.

Dưới đây là toàn văn những nhận xét của Đức Thánh Cha:

Quý Giám mục Anh Em thân mến, thưa Quý vị, Quý khách ưu tú,

Các bạn thân mến, tôi muốn được cảm ơn Hồng y Gianfranco Ravasi, Chủ tịch Hội đồng Văn hóa Giáo hoàng, về những lời thân thiện của ngài và cho sự thăng tiến Hội nghị quốc tế về tế bào gốc trưởng thành: Khoa học và tương lai của con người và văn hóa. Tôi cũng gửi đến Tổng Giám mục Zygmunt Zimowsky, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng Pastoral Care of Health Workers; và Giám mục Ignacio Carrasco de Paula, chủ tịch Pontifical Academy for Life về những đóng góp của quý ngài cho sự cố gắng đặc biệt này. Một lời đặc biệt của lòng biết ơn đến quý ân nhân về những ủng hộ của quý vị đã tạo sự kiện có thể này, trong nhận xét này, tôi muốn bày tỏ sự cảm kích của Tòa Thánh về tất cả những công việc đã hoàn thành. Bằng những tổ chức khác nhau, thúc đẩy giai đoạn đầu công trình thuộc tính văn hóa và được hình thành nhắm vào công trình nghiên cứu khoa học hàng đầu được chứng minh về tế bào gốc trưởng thành và khảo sát những ẩn ý về phạm trù văn hóa, đạo đức và nhân loại về cách sử dụng chúng.

Công trình nghiên cứu khoa học đã cung cấp một cơ hội đáng kể để khảo sát điều kỳ diệu của vũ trụ, phức tạp của tự nhiên và vẻ đẹp đặc trưng của sự sống, bao gồm sự sống con người. Nhưng từ khi sự sống của con người được phú cho với linh hồn bất tử và được sáng tạo trong hình ảnh giống như Thiên Chúa. Có sự mở rộng sự tồn tại của con người nằm bên kia những giới hạn của những gì mà khoa học tự nhiên có khả năng tìm ra bản chất dẫn đến kết quả. Nếu vượt qua những giới hạn này, có một rủi ro nghiêm trọng duy nhất và sự xúc phạm về sự sống con người có thể bị lệ thuộc vào những đánh giá thực dụng. Nhưng thay vào đó, những giới hạn này được trân trọng, khoa học có thể tạo ra những đóng góp thích đáng để thăng tiến và bảo vệ phẩm giá con người: trên thực tế ở điểm này nằm bên dưới sự ích lợi đích thực của nó. Con người, tác nhân của nghiên cứu khoa học, sẽ đôi lúc, trong bản chất sinh học của nó, hình thành đối tượng mà nó nghiên cứu. Tuy nhiên, phẩm giá siêu việt của con người luôn trao quyền cho nó để còn mãi hoa lợi thượng hạng của việc nghiên cứu khoa học và không bao giờ được làm suy giảm những phương tiện của nó. Với ý nghĩa này, những lợi ích có thể xuất hiện trong tương lai của việc nghiên cứu tế bào gốc trưởng thành là rất lớn lao. Khi nó mở ra những khả năng sử dụng cho việc trị lành những căn bệnh nặng bị thoái hóa mãn tính bởi những mô bị hủy diệt và trả lại năng suất tối đa cho sự tái sinh. Việc cải thiện những biện pháp như vậy hứa hẹn sẽ tạo ra một bước tiến quan trọng trong y học, đem hy vọng tươi mới cho những người đau khổ vì bệnh tất cũng như gia đình họ. Vì lý do này, Giáo Hội tất nhiên sẵn lòng cổ vũ những người được tham gia hướng dẫn và khuyến khích ủng hộ công trình nghiên cứu có tính chất chủ yếu này, luôn với điều khoản mà nó tiến hành với lĩnh vực xem xét có thẩm quyền cho lợi ích triệt để cá nhân con người và cho lợi ích cộng đồng xã hội.

Điều khoản này tối quan trọng, năng lực tinh thần liên quan đến thực tế này thường rất ảnh hưởng đến việc đưa ta quyết định trên thế giới ngày nay là tất cả sẵn sàng thừa nhận bất cứ điều gì có mục đích là có thể xúc tiến để đạt tới kết quả mong muốn, mặc dù đầy rẫy chứng cứ những kết quả thất bại bất ngờ của tư duy. Khi kết thúc việc tìm kiếm thì điều duy nhất hiển nhiên tiếng tăm với một khám phá trị liệu cho những căn bệnh nặng bị thoái hóa, đó là sự khích lệ cho các nhà khoa học và những nhà hành pháp gạt sang một bên những phản đối thuộc phạm trù đạo đức và thúc đẩy bất cứ điều gì mà công trình nghiên cứu dường như mang đấn một triển vọng đột phá. Những người tán thành việc nghiên cứu tế bào gốc phôi bằng hy vọng và thành tựu một kết quả như vậy tạo một hậu quả sai lầm nghiêm trọng về sự phủ nhận quyền sống bất khả xâm của sự sống con người từ lúc thụ thai đến cái chết tự nhiên. Thậm chí sự hủy diệt một sự sống con người không bao giờ được chứng minh là đúng bằng những thuật ngữ mà nó mang nhận thức đến cho người khác. Ở đây, một cách tồng quát, không có những vấn đề đạo đức như vậy phát sinh khi những tế bào gốc được lấy từ những mô của cơ quan trưởng thành, từ máu của dây rốn lúc sinh ra hoặc từ những bào thai của người chết vì những nguyên nhân tự nhiên (Congregation for the Doctrine of the Faith, Instruction Dignitas Personae, 32). Nó bắt nguồn từ cuộc đối thoại giữa khoa học và đạo đức thuộc tầm quan trọng vĩ mô để bảo đảm rằng những tiến bộ y học không bao giờ được tiến đến sự tổn thất của con người mà không chấp nhận được. Giáo hội đóng góp cuộc đối thoại này bằng sự giúp đỡ để hính thành những lương tâm đi theo đúng với lý do đúng đắn và trong ánh sáng của chân lý được giãi bày. Vậy bằng việc thực hiện truy tìm của nó, không được cản trở sự tiến bộ của khoa học, mà trái lại để hướng dẫn nó bằng một khuynh hướng thành công và lợi ích mỹ mãn cho nhân loại. Quả thật, đó là niềm tin vững chắc của nó mà mỗi con người, bao gồm cả khoa học, “không chỉ được chấp nhận và được tôn trọng bởi đức tin, mà cũng còn được thanh tẩy, được đề cao và hoàn thiện (ibid 7). Bằng đường lối này, khoa học có thể được trợ giúp để phục vụ ích lợi chung cho tất cả loài người, với một sự quan tâm đặc biệt cho những người yếu đuối nhất và những người đễ bị tổn thương nhất.

Từ mối quan tâm của những người thiếu phương tiện bảo vệ, Giáo Hội không chỉ nghĩ đến những thai nhi mà còn đối với những ai thiếu thốn cơ hội tiếp cận dễ dàng với phương pháp trị liệu y học đắt tiền. Bệnh tật không ưu ái con người, và sự công bằng yêu cầu rằng mọi nỗ lực được xúc tiến những thành công của việc nghiên cứu khoa học vào cách sắp xếp của tất cả mọi người đều được quyền mang lại lợi ích cho họ, bất kể đến phương tiện của họ. Ngoài ra, những chú ý thận trọng về đạo đức một cách thuần túy có những vấn đề thuộc bản chất chính trị, xã hội và kinh tế mà cần phải được hết sức quan tâm để bảo đảm rằng những tiến bộ trong y bước đi tay trong tay với sự cung cấp công bằng, hợp lý của những dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Ở đây Giáo Hội có thể đưa ra sự giúp đỡ cụ thể qua sứ vụ tông đồ chăm sóc sức khỏe bao quát của mình, hoạt động ở rất nhiều quốc gia xuyên thế giới. Các bạn thân mến, để kết luận những nhận xét của tôi, tôi muốn quả quyết với các bạn về một hồi ức đặc biệt trong lời nguyện và tôi phó thác vào sự bảo trợ của Mẹ Maria, Salus Infirmorum , cho tất cả mọi người làm việc vất vả để đem đến sự lành lặn và hy vọng cho người đau khổ. Tôi cầu nguyện cho sự tận tụy của các bạn với công trình nghiên cứu tế bào gốc trưởng thành sẽ mang lại đại phúc cho tương lai con người và sự phong phú chân thực đối với nền văn hó của nó. Thưa các bạn, gia đình các bạn và những người cộng tác của các bạn, cũng như tất cả những bệnh nhân, những người được quyền mang đến lợi ích từ khả năng chuyên môn cao thượng của các bạn và những kết quả từ công trình của các bạn, tôi hân hạnh được ban Phép Lành Giáo hoàng của tôi. Chân thành cảm ơn!



Jos. Tú Nạc, NMS