PDA

View Full Version : H - Hạnh Các Thánh



Dan Lee
09-16-2011, 06:54 AM
Hạnh Các Thánh


16/9 – Thánh Corneliô, Giáo hoàng Tử đạo, và Cyprianô, Giám mục Tử đạo (qua đời năm 253)
http://thanhlinh.net/baivo/2011/images/HanhCacThanh_16_9_clip_image002.jpg

Trống ngôi giáo hoàng 14 tháng sau khi thánh Fabianô tử đạo vì Giáo hội bị bách hại dữ dội. Trong thời gian đó, Giáo hội được một số linh mục điều hành. Thánh Cyprianô, bạn của thánh Corneliô, viết rằng Corneliô được bầu làm giáo hoàng “bởi phán quyết của Thiên Chúa và của Đức Kitô, bởi chứng thực của đa số giáo sĩ, bởi mọi người, với sự đồng thuận của các linh mục cao niên và các giáo dân tốt lành.

Vấn đề lớn nhất trong 2 năm làm giáo hoàng của Corneliô là phải xứ lý về bí tích Hòa giải và tập trung vào việc tái thu nhận các Kitô hữu đã bội giáo trong thời gian bị bách hại. Thánh Cyprianô, giám mục của Phi châu, kêu gọi giáo hoàng xác nhận vị thế của mình mà những người trở lại chỉ được hòa giải bằng quyết định của giám mục (ngược lại cách khoan dung của Novatus).

Tuy nhiên, tại Rôma, thánh Corneliô có cách nhìn khác. Sau khi ngài được chọn làm giáo hoàng, một linh mục tên là Novatian (một trong những người cai điều hành Giáo hội lúc đó) đã tự phong cho mình làm giám mục của Rôma – đây là ngụy giáo hoàng đầu tiên. Ngụy giáo hoàng này phủ nhận Giáo hội có quyền hòa giải không chỉ với những người bội giáo đã trở lại, mà cả những người phạm tội giết người, tà dâm, thông dâm hoặc vợ nọ con kia! Thánh Corneliô đã nâng đỡ Giáo hội (nhất là Cyprianô của Phi châu) trong việc kết án tà thuyết Novatian, dù tà thuyết này hiện hữu suốt vài thế kỷ. Thánh Corneliô triệu tập một công nghị tại Rôma năm 251 và cho phép những người bội giáo đã trở lại được gia nhập Giáo hội qua bí tích Hòa giải.

Tình bạn giữa thánh Corneliô và thánh Cyprianô bị căng thẳng một thời gian khi một trong số đối thủ của thánh Cyprianô kết án ngài. Nhưng mọi chuyện được giãi bày. Một tài liệu của thánh Corneliô cho thấy mức quy mô tổ chức trong Giáo hội La Mã hồi giữa thế kỷ III: 46 linh mục, 7 phó tế, 7 phụ phó tế. Số Kitô hữu ước tính khoảng 50.000 người. Thánh Corneliô qua đời vì cực khổ trong thời gian bị đi đày ở nơi mà nay là Civitavecchia (gần Rôma).

17/9 – Thánh Robert Bellarmine, Giám mục Tiến sĩ (1542-1621)

http://thanhlinh.net/baivo/2011/images/HanhCacThanh_16_9_clip_image004.jpg

Ngài thụ phong linh mục năm 1570, nghiên cứu lịch sử Giáo hội và các Giáo phụ ở trong tình trạng thờ ơ. Là một học giả có triển vọng từ hồi còn trẻ ở Tuscany, ngài chuyên tâm vào 2 vấn đề, kể cả Kinh thánh, để hệ thống hóa giáo lý chống lại sự tấn công của các nhà cải cách Tin Lành. Ngài là tu sĩ Dòng Tên đầu tiên trở thành giáo sư ở Louvain.

Tác phẩm nổi tiếng nhất của ngài là 3 cuốn Bàn luận về các cuộc tranh cãi Đức tin Kitô giáo (Disputations on the Controversies of the Christian faith). Ngài phát triển lý thuyết về quyền gián tiếp của giáo hoàng trong các việc tạm thời; mặc dù ngài bảo vệ ĐGH khỏi triết gia Barclay người Scotland, ngài cũng chịu đựng cơn giận của ĐGH Sixtô V.
Ngài được ĐGH Clementô VIII tấn phong hồng y. Khi bận việc ở Tòa thánh, ngài vẫn giữ thói quen sống khổ hạnh. Ngài chi tiêu ít, chỉ ăn những đồ ăn dành cho người nghèo. Ngài là thần học gia của ĐGH Clementô VIII, soạn bộ giáo lý ảnh hưởng nhiều tới Giáo hội.

Cuộc tranh luận lớn về cuộc đời ngài xảy ra năm 1616 khi ngài phải khiển trách bạn mình là Galilê, dù ngài khâm phục. Ngài khiển trách nhân danh Giáo hội về thuyết nhật tâm (heliocentric theory, lấy mặt trời làm tâm điểm) của Copernicus là ngược với Kinh thánh. Đó là một ví dụ cho thấy các thánh không phải không sai lầm.
Ngài qua đời ngày 17-9-1621. Tiến trình phong thánh cho ngài bắt đầu từ năm 1627, nhưng trì hoãn vì lý do chính trị, xuất phát từ những gì ngài viết, cho tới năm 1930. Năm 1931, ĐGH Piô XI tôn phong ngài là Tiến sĩ Giáo hội.

18/9 – Thánh Giuse Cupertino, Linh mục (1603-1663)

http://thanhlinh.net/baivo/2011/images/HanhCacThanh_16_9_clip_image006.jpg

Ngài nôi tiếng về xuất thần khi cầu nguyện. Hồi nhỏ, ngài rất thích cầu nguyện.

Sau một thời gian làm việc với các tu sĩ Dòng Phanxicô, ngài xin vào dòng và được học làm linh mục. Dù học hành khó khăn đối với ngài, nhưng ngài vẫn hiểu biết nhờ cầu nguyện. Ngài thụ phong linh mục năm 1628.

Xuất thần của ngài trong lúc cầu nguyện tđôi khi là cây Thánh giá; một số người đến cũng nhìn thấy. Ngài sống khiêm nhường, kiên nhẫn và vâng lời, đôi khi ngài cũng bị cám dỗ và cảm thấy bị Chúa bỏ rơi. Ngài thường ăn chay và đeo xiềng xích để đền tội.
Khi điều tra phong thánh cho ngài, có 70 lần xuất thần được ghi nhận. Ngài được phong thánh năm 1767.

19/9 – Thánh Gianuariô, Giám mục Tử đạo (qua đời năm 305?)

Không biết gì về cuộc đời thánh Gianuariô. Chỉ biết ngài tử đạo năm 305 trong cuộc bách hại đạo của hoàng đế Diocletianus (*). Truyền thuyết kể rằng sau khi thánh Gianuariô bị ném vào hầm gấu ở đấu trường Pozzuoli, ngài bị chém đầu, và máu ngài được đưa về Naples.

------------------------------
(*)Hoàng đế La mã Gaius Aurelius Valerius Diocletianus (284-305), muốn phục hồi tôn giáo cũ của Rôma nên dẫn đến việc bách hại đạo từ năm 303.

19/9 – Chân phước Gioan Henry Newman, Hồng y (1801-1890)

http://thanhlinh.net/baivo/2011/images/HanhCacThanh_16_9_clip_image008.jpg

Ngài là một trong những người trí thức Công giáo của thế kỷ XIX. Ngài sinh tại London. Việc tìm kiếm tâm linh của ngài bắt đầu từ tuổi thanh xuân, sau đó ngài học thần học tại ĐH Oxford. Rồi ngài trở thành mục sư Anh giáo (Anglican pastor), bạn của Oriel College, và là trưởng Phong trào Oxford nghiên cứu nguồn gốc đức tin Công giáo ở Anh quốc. Năm 1842, khi viết “Essay on the Development of Christian Doctrine” (Tiểu luận về việc Phát triển Giáo lý Kitô giáo), ngài “vỡ lẽ” và quyết định gia nhập Công giáo. Ngài được nhận vào Công giáo năm 1845 và thụ phong linh mục tại Rôma ngày 1-6-1847.

Sau đó, được ĐGH Piô IX khuyến khích, ngài thành lập Nguyện đường Thánh Philip Neri ở Anh quốc. Năm 1852, ngài được bổ nhiệm làm uyên úy ĐH Công giáo Dublin ở Ireland, và ngài giữ chức vụ này tới năm 1854. ĐGH Leo XIII tấn phong ngài làm hồng y năm 1879. Ngài qua đời năm 1890 tại Nguyện đường ở Edgbaston. Án phong chân phước cho ngài bắt đầu từ năm 1958. Sự can thiệp kỳ lạ của ngài là chữa lành bệnh đau cột sống cho Jack Sullivan, và ngài được ĐGH Bênêđictô XVI tôn phong chân phước cho ngài vào tháng 7-2009.

20/9 – Anrê Kim Taegon, Linh mục, và Phaolô Chong Hasang cùng các bạn Tử đạo (1821-1846)

http://thanhlinh.net/baivo/2011/images/HanhCacThanh_16_9_clip_image010.jpg

Anrê Kim Taegon la linh mục người Hàn quốc đầu tiên, cha mẹ ngài là tân tòng. Cha ngài là Ignatius Kim, tử đạo trong thời bắt đạo năm 1839 và được phong chân phước năm 1925. Sau khi được rửa tội lúc 15 tuổi, ngài vượt đường xa 1.300 dặm tới một chủng viện ở Macao, Trung quốc. Sau 6 năm học tập, ngài trở lại quê hương qua đường Manchuria. Cùng năm đó ngài vượt Hoàng giang tới Thượng Hải và được thụ phong linh mục. Trở lại quê hương, ngài được sai đi truyền giáo. Ngài bị bắt, bị hành hạ, và cuối cùng bị chém đầu ở sông Han, gần Seoul.

Paul Chong Hasang là chủng sinh, 45 tuổi.

Kitô giáo đến Hàn quốc trong cuộc viễn chinh của quân Nhật năm 1592, khi một số người Hàn quốc được rửa tội, có thể do các binh sĩ Nhật theo Kitô giáo. Truyền bá Phúc âm rất khó vì Hàn quốc không chịu ký kết với thế giới bên ngoài, trừ việc hàng năm tới Bắc Kinh để nộp thuế. Khoảng năm 1777, văn chương Kitô giáo có được nhờ các tu sĩ Dòng Tên ở Trung quốc đã giúp người Hàn quốc tiếp cận với Công giáo. 12 năm sau, khi một linh mục Trung quốc lén vào được, ngài thấy có 4.000 người Công giáo, chưa bao giờ thấy linh mục nào. 7 năm sau có 10.000 người Công giáo. Tôn giáo được tự do năm 1883.

Khi chân phước GH Gioan Phaolô II thăm Hàn quốc năm 1984, ngài đã phong thánh cho Anrê Kim Taegon, Phaolô Chong Hasang, cùng với 98 người Hàn quốc và 3 nhà truyền giáo người Pháp đã tử đạo trong thời gian từ 1839 tới 1867. Trong số đó có những giám mục và linh mục, nhưng đa số là giáo dân: 47 nam và 45 nữ.

Trong các vị tử đạo năm 1839 có Columba Kim, một cô gái 26 tuổi chưa kết hôn. Chị bị tù, bị chọc vào người bằng những thanh sắt nóng và đóng dấu bằng than hồng.

olumba và người chị em là Agnes bị lột trần và bị nhốt trong xà lim 2 ngày trong với các phạm nhân người khác, nhưng không bị làm nhục. Sau khi Columba than phiền về sự nhục nhã, không phụ nữ nào khác bị lột trần nữa. Hai chị em bị chém đầu. Một cậu bé 13 tuổi là Peter Ryou đã lấy phần da thịt nát của mình ném vào những người xét xử. Cậu bé chết bằng vì bị bóp cổ chết. Protase Chong, một nhà quý tộc 41 tuổi, đã bỏ đạo sau khi bị hành hạ và được thả. Sau đó ông trở lại, tuyên xưng đức tin và bị hành hạ tới chết.

Thomas Aquinas TRẦM THIÊN THU
(Chuyển ngữ từ BeliefNet.com, Saints.sqpn.com, AmericanCatholic.org, Catholic.org, CatholicCulture.org)