PDA

View Full Version : H - Hạnh Các Thánh 1 tháng 8 đến 5 tháng 8



Dan Lee
08-02-2011, 02:55 PM
Hạnh Các Thánh 1 tháng 8 đến 5 tháng 8


http://ducmelamabentre.com/images/1-8%20anphongso.jpg
01. Thánh Alphongsô Liguori, Giám mục Tiến sĩ (1696-1787)

Công đồng Vatican II nói rằng Thần học Luân lý (THLL) nên được nuôi dưỡng xuyên suốt bằng Kinh thánh, Công đồng còn cho thấy tính cao quý của ơn gọi Kitô giáo của các tín hữu và trách nhiệm của họ là sinh hoa kết quả trong đức ái đối với cuộc sống trần gian. Thánh Alphongsô được ĐGH Piô XII tôn vinh là bổn mạng các nhà thần học luân lý năm 1950. Suốt đời ngài đấu tranh cho sự giải phóng của THLL khỏi sự khắt khe của tà thuyết Gian-sen (*).THLL của ngài, được xuất bản 60 lần sau khi ngài qua đời, tập trung vào các vấn đề cụ thể và thực tế của các mục tử và các vị giải tội. Nếu một sự tuân thủ luật pháp và tính tối thiểu nào đó luồn lách vào THLL, nó không nên được quy vào kiểu chừng mực và sự nhẹ nhàng này.

Tại ĐH Naples, lúc mới 16 tuổi, ngài đã nhận bằng tiến sĩ về Giáo luật và Dân luật, nhưng ngài mau chóng bỏ nghề luật sư để hoạt động tông đồ. Ngài thụ phong linh mục và tận tụy với việc mục vụ, giải tội, và thành lập những nhóm Kitô giáo. Ngài lập Dòng Chúa Cứu Thế năm 1732. Đó là một đoàn thể linh mục và tu sĩ sống đời cộng đoàn, cố gắng noi gương Chúa Kitô, và hoạt động chủ yếu về các nhiệm vụ phổ biến dành cho dân nghèo ở các vùng quê. Việc cải cách mục vụ vĩ đại của ngài tòa giảng và tòa giải tội. Ngài có tài viết lách, đi khắp vùng Naples, và rao truyền các nhiệm vụ phổ biến.
Ngài được bổ nhiệm giám mục lúc 66 tuổi, dù ngài cố từ chối, và ngài liền cho xây các cơ sở trong khắp giáo phận. Ngài bị khập khiễng và kém thị lực, ký các văn bản và bị lừa.

Lúc 71 tuổi, ngài bị thấp khớp không chữa được nên bị vẹo cổ. Ngài chịu suốt 18 tháng về cảnh “đêm tối”, sợ hãi, bị cám dỗ chống lại các bài viết về đức tin và nhân đức, nhưng vẫn có những khoảng sáng và khuây khỏa là những lúc thường xuyên xuất thần.
Ngài không chỉ nổi tiếng về THLL, ngài còn viết nhiều về lĩnh vực thần học tâm linh và tín lý. Cuốn Glories of Mary (Vinh quang Mẹ Maria) là một trong các tác phẩm lớn của ngài, và cuốn Visits to the Blessed Sacrament (Viếng Thánh Thể) của ngài được tái bản 40 lần ngay khi ngài còn sống, ảnh hưởng nhiều đến việc thực hành sự tận hiến trong Giáo hội.

------------------------------
(*) Jansenism: thuyết của Cornelis Jansen, khoảng 1656-1657, dựa trên thuyết tiền định luân lý (moral determinism). Các nguyên tắc thần học của Cornelis Jansen nhấn mạnh sự tiền định, phủ nhận ý chí tự do, cho rằng bản chất con người is không thể tốt lành. Thuyết này bị những người cải cách trong giới giáo sĩ, tu sĩ và học giả Công giáo Âu châu Tây phương phản đối, và bị kết án là tà thuyết. Bị ảnh hưởng các tác phẩm của thánh Augustinô, nhất là sự tấn công của thánh Augustinô đối với thuyết Pelagianism (phủ nhận tội tổ tông) và thuyết ý chí tự do, Jansen theo thuyết của thánh Augustinô về sự tiền định và sự cần thiết của Ơn Chúa, một lập trường bị Công giáo La Mã coi là gần với thuyết của Calvin, đã cấm lưu hành cuốn The Augustinus của ông năm 1642. Sau khi Jansen chết năm 1638, những người theo ông đã lập cơ sở tại một tu viện ở Port-Royal, Pháp. Blaise Pascal, một đệ tử trung thành của Jansen, đã bảo vệ các giáo huấn của họ trong Provincial Letters (1656–1657). Năm 1709, vua Louis XIV ra lệnh bãi bỏ tu viện này. Những người theo Jansen bắt đầu lập Giáo hội Jansen năm 1723 và tồn tại tới cuối thế kỷ 20.


http://www.corazones.org/liturgia/z_imagenes/a_santos/san_eusebio_vercelli.jpg
02. Thánh Êusêbiô Vercelli, Giám mục (283?-371)

Thánh Êusêbiô là người bảo vệ Giáo hội trong lúc khó nguy nhất.
Ngài sinh tại đảo Sardinia, là thành viên giáo sĩ Rôma và là giám mục tiên khởi của GP Vercelli ở Piedmont. Ngài cũng là người tiên phong liên kết đời tu với giáo sĩ, thành lập linh mục đoàn giáo phận theo nguyên tắc: “Cách tốt nhất để thánh hòa giáo dân là phải cho giáo dân thấy giáo sĩ vững mạnh nhân đức và sống cộng đoàn”.

Ngài được ĐGH Libêriô cử đi thuyết phục hoàng đế kêu gọi thành lập hội đồng để giải quyết các vấn đề giữa Công giáo và tà thuyết Arian (*). Khi được cử tới Milan, Thánh Êusêbiô miễn cưỡng đi, ngài cảm thấy khối Arian sẽ có cách riêng, dù người Công giáo đông hơn. Ngài từ chối cùng lên án với thánh Athanasiô (giáo phụ, giám mục Hy Lạp, 293-373); ngài đặt tín điều công đồng Nicê lên bàn và cương quyết rằng phải ký trước khi tiếp tục các vấn đề khác. Hoàng đế ép buộc ngài, nhưng ngài cương quyết là thánh Athanasiô vô tội và nhắc hoàng đế nhớ rằng không được dùng quyền lực thế gian để gây ảnh hưởng quyết định của Giáo hội. Mới đầu hoàng đế dọa giết ngài, nhưng sau lại đày ngài đi Palestine. Có những người theo thuyết Arian kéo ngài đi trên các con đường và nhốt ngài vào một phòng nhỏ, chỉ thả ngài ra sau khi bỏ đói ngài 4 ngày. Không lâu sau ngài được phục chức.

Nhưng rồi ngài lại bị tiếp tục đi đày ở Tiểu Á và Ai Cập tới khi hoàng đế mới cho ngài về tòa giám mục ở Vercelli. Ngài tham dự Công đồng Alexandria với thánh Athanasiô và tỏ ra nhân hậu với các giám mục đã bị nao núng. Ngài cũng làm việc với thánh Hilary Poitiers để chống lại tà thuyết Arian. Ngài qua đời an bình tại giáo phận khi tuổi cao sức yếu.

------------------------------
(*) Arianism: thuyết của Arius, thế kỷ IV, cho rằng chỉ có Thiên Chúa là bất biến và tự hữu, nhưng Ngôi Con không là Thiên Chúa mà chỉ là phàm nhân. Công đồng Nicaea (AD 325) đã kết án Arius và tuyên bố “Ngôi Con đồng bản thể với Đức Chúa Cha”.

Thuyết Arian được nhiều người bảo vệ tiếp 50 năm sau, nhưng cuối cùng cũng sụp đổ khi các hoàng đế Kitô giáo của Rome Gratian và Theodosius lên ngôi. Công đồng Constantinople đầu tiên (năm 381) phê chuẩn Tín điều của Công đồng Nicê và cấm thuyết Arian. Tà thuyết này vẫn tiếp tục trong các bộ lạc ở Đức suốt thế kỷ VII, và các niềm tin tương tự được duy trì đến ngày nay bởi tổ chức Nhân chứng của Giavê (Jehovah's Witnesses) và bởi một số người theo thuyết Nhất Vi Luận (Unitarianism), tương tự Tam Vị Nhất Thể, tức là Một Chúa Ba Ngôi.

http://4.bp.blogspot.com/_xvqr2MZmyYg/TFVQNElA_rI/AAAAAAAADns/hNrO8lSO_Bo/s1600/Peter+Julian+Eymard.jpg
03. Thánh Phêrô Julian Eymard, Linh mục (1811-1868)

Ngài sinh tại La Mure d'Isère ở Đông Nam Pháp quốc, hành trình đức tin của ngài đưa ngài từ một linh mục giáo phận Grenoble (1834) gia nhập Dòng Marists (1839 – Dòng Tiểu đệ Đức Mẹ do Lm Jean Claude Colin thành lập tại Pháp năm 1817, chuyên việc giáo dục), rồi ngài lập Dòng Thánh Thể (Congregation of the Blessed Sacrament, viết tắt SSS từ Latin là Societas Sanctissimi Sacramenti) năm 1856.

Ngài còn đối phó với sự nghèo đói, với việc cha ngài phản đối ơn gọi của ngài, bệnh nặng, sự bành trướng của giáo phái Gian-sen (xem chú thích ở ngày 1-8), những khó khăn của giáo phận, nhưng sau đó được ĐGH phê chuẩn dòng mới của ngài.
Những năm ngài là tu sĩ Dòng Tiểu đệ Đức Mẹ, ngài thấy đắm mình trong việc sùng kính Thánh Thể, nhất là khi ngài giảng Bốn Mươi Giờ ở các giáo xứ. Mới đầu ngài được linh hứng bởi tư tưởng phạt tạ vì sự lãnh đạm với Thánh Thể, cuối cùng ngài bị thu hút vào tâm linh tích cực hơn đối với tình yêu tập trung vào Chúa Kitô. Các tu sĩ của Dòng Thánh Thể xen kẽ đời sống tông đồ và chiêm ngưỡng Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể. Ngài và Marguerite Guillot thành lập Dòng Nữ tỳ Thánh Thể (Congregation of the Servants of the Blessed Sacrament).

Lm Phêrô Julian Eymard được phong chân phước năm 1925 và được phong thánh năm 1962, một ngày sau khi kết thúc khóa họp thứ nhất của Công đồng Vatican II.

http://profile.ak.fbcdn.net/hprofile-ak-snc4/277132_170135292999313_4162122_n.jpg
04. Thánh Gioan Vianney, Linh mục (1786-1859)

Thánh Gioan Vianney là người có cách nhìn vượt qua mọi trở ngại và có những hành vi tưởng chừng như không thể. Ngài khao khát làm linh mục, nhưng ngài phải cố vượt qua sức học yếu kém của mình, không đủ điều kiện vào chủng viện.

Ngài không học nổi tiếng Latin nên buộc ngài phải dừng bước. Nhưng mơ ước làm linh mục trong ngài khiến ngài tự tìm thầy dạy riêng. Sau thời gian dài vật lộn với sách vở, ngài được thụ phong linh mục.

Những việc “bất khả thi” luôn ám ảnh ngài. Khi quản nhiệm xứ Ars, ngài gặp nhiều người lạnh nhạt và sống khá thoải mái. Ngài muốn giúp họ ăn chay nghiêm ngặt và ngủ ít ban đêm: Một số quỷ chỉ có thể bị xua đuổi bằng việc cầu nguyện và ăn chay.

Cùng với Catherine Lassagne và Benedicta Lardet, ngài lập La Providence (Chúa quan phòng), một nhà dành cho các cô gái. Ngài tín thác Thiên Chúa sẽ ban các điều cần cho tinh thần và thể lý của những người coi nhà “Chúa Quan Phòng” là nhà của mình.

Ngài rất coi trọng việc giải tội vì ngài muốn giải hòa người ta với Thiên Chúa. Có những ngày ngài giải tội 11 tới 12 giờ/ngày vào mùa Dông, và 16 giờ vào mùa Hè. Ngài không hề nghĩ tới việc nghỉ hưu. Khi nhiều người biết đến ngài, ngài dành thêm thời gian để phục vụ Thiên Chúa, thậm chí ngài có ít thời gian để ngủ vì thường xuyên bị ma quỷ “quấy rầy”.

Ngài được ton phong là bổn mạng các linh mục, nhưng nhiều linh mục chưa thực sự noi gương ngài để trở thành khí cụ như Ý Chúa!

http://www.romeguide.it/monumenti/chiese_e_basiliche/santamariamaggiore/santamariamaggiore_romeguide01.jpg
05. Cung hiến Đền thờ Đức Bà Cả

Trước tiên phải cảm ơn ĐGH Libêriô hồi giữa thế kỷ IV, Đền thờ Libêriô được ĐGH Sixtô III xây dựng ngay sau Công đồng Ephêsô xác nhận tín điều Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa năm 431. Lúc đó tái dâng hiến Mẹ Thiên Chúa, Đền thờ Đức Bà Cả (St. Mary Major) là đền thờ lớn nhất thế giới được dành để tôn kính Thiên Chúa qua Đức Mẹ.

Đền thờ Đức Bà Cả là 1 trong 4 đền thờ lớn của Rôma in memory of the first centers of the Church. Đền thờ Thánh Gioan Latêranô là đền thờ tiêu biểu của Rôma, Đền thờ Thánh Phêrô; Thánh Phaolô Ngoại thành (St. Paul Outside the Walls), Tòa giám mục Alexandria, được coi là tòa giám mục của thánh Máccô; Đền thờ Thánh Phêrô, Tòa giám mục Constantinople; và Đền thờ Đức Bà Cả, Tòa giám mục Antiôkia, nơi Đức Mẹ được coi là đã sống phần nhiều cuộc đời.

Sau năm 1000, có một truyền thuyết khác: Đức Mẹ Tuyết (Our Lady of the Snows). Theo truyền thuyết này, hai vợ chồng giàu có người Rôma đã dâng tài sản cho Mẹ Thiên Chúa. Để xác quyết, Đức Mẹ đã làm phép lạ tuyết lở và bảo họ xây một nhà thờ ngay tại nơi đó. Truyền thuyết này được kỷ niệm bằng cách làm mưa những cánh hoa hồng trắng từ trên mái đền thờ hàng năm vào ngày 5-8.

Thomas Aquinas TRẦM THIÊN THU
(Chuyển ngữ từ BeliefNet.com, Saints.sqpn.com, AmericanCatholic.org, Catholic.org)