PDA

View Full Version : Trung Quốc-cuộc xâm lược tương lai



Vatinam +
07-31-2011, 10:37 PM
http://lh6.googleusercontent.com/-UD0Y9rWw8yk/TiKEV_bsU0I/AAAAAAAABbQ/cuAbql_D9yk/VatinamLOGO.jpg

Nguồn : http://www.vatinam.net

( Vatinam+ (http://www.vatinam.net/) ) - Các nhà phân tích nhìn nhận Trung Quốc đang phát triển với tốc độ chóng mặt và ôm trong nó các trạng thái dã man mà tư bản phương Tây đã đi qua hàng trăm năm trước. Thời kỳ các nước thực dân bóc lột thuộc địa đưa lại mối lợi lớn cho cố quốc, và để chia lại thị phần thuộc địa, các nguồn lợi tài nguyên, các cường quốc thời đó vẫn kéo nhau ra nả đạn mà điển hình là thế chiến thứ nhất và thứ hai.

Trung Quốc có lịch sử lâu đời được xưng tụng nhiều nơi trên thế giới. Nhưng nền lịch sử đó cũng đưa lại sự cảnh giác của toàn thế giới với phần còn lại của trái đất-Trung Quốc. Trung Hoa có nền văn hoá đáng để biết nhưng nhiều nơi trên thế giới không thích cách mà văn hoá Trung Hoa áp đặt. Lịch sử Trung Quốc cho thấy, không có thế kỷ nào không xua quân đi chinh phạt những nước mà giới lãnh đạo nước này cho là man di cần thôn tính.

Những hoàng đế của Trung Hoa thường tỏ ra thèm muốn các bờ cõi khác ngoài bờ cõi họ đã có. Đó là đặc tính của những ông vua thích chứng tỏ tính cách thiên tử, làm việc phi thường, và để chứng minh điều nổi trội đó không cách nào khác là xua quân chinh phạt. Ngay cả mặt trời mà một vị vua nhà Minh lúc cuối đời còn yêu cầu binh lính ra lệnh mặt trời không được lặn. Cuối cùng mặt trời vẫn lặn. Vua cho chém nhiều kẻ bị cho là không làm tròn lệnh trên.

Đọc lại lịch sử Việt Nam , những kiến thức sử trong nhà trường đến đại học cho thấy, không một thế kỷ nào Việt Nam không bị Trung Quốc xâm lược. Bi kịch địa chính trị nước Việt nằm cạnh nước lớn thường xuyên diễn ra mỗi thế kỷ bằng nạn binh đao đau khổ cho nhân dân. Các cuộc đọ sức ấy được các nhà sử học phân tích là làm nên những chiến công lẫy lừng như Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa... Và qua thế kỷ XXI, Việt Nam có bị Trung Quốc tấn công hay không là câu hỏi cần giải đáp.

Từ những gì lịch sử chứng kiến, từ những gì của tính cách đại hán cầm quyền, từ những nhu cầu bức thiết, từ lôgic khách quan, nhận định rằng, thế kỷ XXI Trung Quốc vẫn sẽ là đối thủ đi gây chiến. Nhưng chiến lược chiến tranh lần này không như bất kỳ mục đích cuộc chiến nào trong quá khứ, mà đó sẽ là cuộc xâm lăng chia lại thị phần thế giới.
( Còn tiếp (http://www.vatinam.net/) )

lait
08-02-2011, 09:10 PM
post hôm 01/08/11 hôm nay 03/08/11 rồi
khg thấy bình luận gì thêm nữa vây?

Vatinam +
08-05-2011, 05:07 AM
Ý bạn là sao cơ, mình chưa hiểu lắm, hãy nói rõ hơn xem nào?

lait
08-05-2011, 11:41 PM
Ý bạn là sao cơ, mình chưa hiểu lắm, hãy nói rõ hơn xem nào?
ý mình nói muốn đọc tiếp có được không

Khg phải bạn nói đàng còn tiếp hay sao?

Vatinam +
08-07-2011, 09:33 PM
À phải rồi, mình quên mất, tại dạo này bận quá đấy mờ, ít hôm nữa rảnh mình sẽ post tiết, mong bạn thông cảm nha...

lait
08-09-2011, 09:16 PM
po tay toàn tập lun :D


________________________


Ừ hử sao pótay hết vâạy?
Nhìn thấy người nào bị po tay hay hay lắm heng:biggrin:

Vatinam +
08-13-2011, 12:12 AM
http://lh6.googleusercontent.com/-UD0Y9rWw8yk/TiKEV_bsU0I/AAAAAAAABbQ/cuAbql_D9yk/VatinamLOGO.jpg

Nguồn : http://www.vatinam.net (http://www.vatinam.net/)

( Vatinam+ (http://www.vatinam.net/) ) - Hai hôm nay các báo mạng truyền tin Trung Quốc tập trung quân đội ở biên giới trên bộ Việt – Trung; bắt đầu từ một bài viết trên BBC ngày 10/8 có tự đề: Trung Quốc tập trận gần biên giới VN; cùng ngày 10/8, báo điện tử Dân trí dẫn nguồn từ TTXVN đăng bài “Tăng cường an ninh biên giới các tỉnh phía bắc”; theo đó, bài báo cho biết: Ngày 10/8, tại Sa Pa (Lào Cai), Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã tổ chức Hội nghị tăng cường an ninh biên giới đất liền, bờ biển, với sự tham gia của 12 tỉnh, thành phố có biên giới đất liền, bờ biển ở phía Bắc.

Như vậy, mặc dù “hai đảng anh em” đã có nhiều thống nhất, nhưng phía lãnh đạo Việt Nam đã có đề phòng.

Ngày 11/8, Vụ thông tin báo chí Bộ Ngoại giao Thông báo tại cuộc họp báo thường kỳ lần thứ 12 năm 2011 của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao, khi trả lời Câu hỏi: Đang có một số tin đồn rằng phía Trung Quốc đang tập trung quân đội ở biên giới trên bộ, cũng như ở các đảo gần lãnh thổ Việt Nam. Bộ Ngoại giao có thông tin này không và nếu có, xin cho biết phản ứng của Chính phủ Việt Nam? Phần trả lời là:

Tôi không rõ thông tin bạn nói đến là những thông tin cụ thể nào vì bây giờ có rất nhiều thông tin khác nhau ở trên các trang mạng, blog. Về những thông tin không chính thức, tôi không thể bình luận được. Còn nếu bạn muốn đề cập đến thông tin trên trang mạng của Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng Trung Quốc có cuộc diễn tập định kỳ hàng năm thì chúng tôi ghi nhận thông tin này của Bộ Quốc phòng Trung Quốc.

Mặc dù, Bộ Quốc phòng Trung cộng nói rằng đây là “cuộc diễn tập định kỳ hàng năm”, nhưng theo dõi các cuộc tập trận của Trung cộng trong các năm qua, rõ ràng, vào các năm 2009 và 2010; tuy Trung cộng có tập trận, thậm chí là quy mô lớn, nhưng không tập trung lực lượng sát biên giới trên bộ Việt Trung như lần này.

Vậy, ý đồ của Trung cộng trong đợt tập trung quân đội ở biên giới trên bộ Việt – Trung lần này là gì?

Theo tôi, có các khả năng như sau:

1. Sẽ có một cuộc đàm phán trên biển giữa Việt Nam – Trung cộng trong thời gian tới; việc tập trung quân của Trung cộng nói trên là nhằm gửi đến nhân dân Việt Nam, rằng, nếu không nhượng bộ thì sẽ phải chịu hành động quân sự, tức là sẽ “dạy cho Việt Nam một bài học nữa” như một vài tướng lĩnh diều hâu của Trung cộng đã nói trong thời gian qua.

2. Thời kỳ này, bên Trung cộng đang có bất ổn sắc tộc mạnh mẽ mà báo chí chính thống Việt Nam đã đưa tin; cùng với sự phản đối nhà cầm quyền Trung cộng trong vụ tai nạn thảm khốc ĐSCT hôm 23/7. Trung cộng muốn kết hợp để hướng dư luận trong nước về sự kiện này bằng việc kích động tinh thần Đại Hán.

3. Việc Mỹ cử Đại sứ đến Trung cộng là người gốc Hoa, nói lên rằng, quan hệ Trung – Mỹ đã được cải thiện, bên cạnh sự bất đồng Mỹ - Trung về quân sự, thì hai nước này lại thắt chặt quan hệ kinh tế; điều này làm cho Trung cộng tự tin để gây sức ép đối với Việt Nam, vì Mỹ do có quan hệ kinh tế không thể co nhẹ với Trung cộng, một mặt để giúp Mỹ vượt qua “vỡ nợ” như tình hình đã đang diễn ra.

4. Việt Nam đang trong thế yếu hoàn toàn lẫn đối ngoại và đối nội; Việc Mỹ và EU phản đối Việt Nam trong vụ xử Cù Huy Hà Vũ và Phạm Minh Hoàng… là cơ hội để Trung cộng đặt lãnh đạo Việt Nam phải nhượng bộ. Đồng thời việc Trung cộng và Pháp hợp tác nghiên cứu khảo sát vùng biển phía tây QĐ Hoàng Sa, như cảnh báo Việt Nam rằng, đã có sự bao vây từ phía Mỹ, EU đối với Việt Nam (riêng vấn đề này, nhà văn Phạm Viết Đào đã có phân tích trong bài: Eu và Mỹ dùng kế "Lã Bố bắn kích ở Viên Môn" để ứng xử với tranh chấp Việt - Trung?

5. Như đã nói, để chiếm được QĐ Trường Sa của Việt Nam, thì Trung cộng buộc phải gây chiến; và rất có thể, Trung cộng sẽ gây chiến, tùy thuộc vào phản ứng của Việt Nam trong đợt tập trung quân lần này của Trung cộng.

6. Việc tập trung quân trên bộ chỉ là để hỗ trợ cho việc Trung cộng tính toán các bước trên biển Đông Việt Nam. Rất có thể trong tháng 8, bằng nhiều sức ép lên Việt Nam, Trung cộng hạ thủy giàn khoan CNOOC981, nằm ở khu vực QĐ Trường Sa, để thực hiện lắp đặt giàn khoan này, Trung cộng lấy cớ để huy động tàu chiến, tàu ngầm bảo vệ, và rất có thể sẽ tấn công chớp nhoáng tiêu diệt bộ đội và nhân dân ta trên QĐ Trường Sa, tùy thuộc các phản úng như nói trên từ phía Viêt Nam và các điều kiện khác cho phép…

7. Trong tương quan lực lượng Việt – Trung, thì Trung cộng tự tin hoàn toàn có thể thôn tính Trường Sa tại thời điểm này, hoặc trong năm 2011 và 2012 (bằng sức mạnh quân sự vượt trội, và đặc biệt là “thành quả” trong quan hệ 4 tốt và 16 chữ vàng suốt những năm qua); vấn đề chỉ còn là phụ thuộc vào sự phản đối của Quốc tế, Trung cộng chỉ còn so sánh giữa được và mất trong vấn đề này, nếu thấy “được nhiều hơn mất”, thì Trung cộng sẽ ra tay; và có đến 90% rằng, Trung cộng sẽ ra tay chiếm đoạt QĐ Trường Sa trong năm 2011 hoặc 1012.

8. Thế giới đang bước vào một thời kỳ khủng hoảng kinh tế, trong đó Mỹ và EU đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng; Trung cộng còn phải cân nhắc ở khả năng này; bởi vì, khi kinh tế thế giới khủng hoảng, Mỹ thường có lợi khi phát động chiến tranh; đây là điều Trung cộng còn phải cân nhắc.

9. Gây chiến với Việt Nam, thì Trung cộng sẽ nếm trải thất bại vì cuộc chiến Trung – Việt sẽ kéo Mỹ can thiệp vào Biển Đông; vì vậy, quan hệ kinh tế Trung - Mỹ sẽ là yếu tố cơ bản để Trung cộng cân nhắc trước khi “xử sự” với Việt Nam.

10. Trong mọi phương diện khác nhau, ta thấy rằng, chưa bao giờ nước ta có hoàn cảnh éo le như hiện nay.

Mặc dù, trong một trả lời phỏng vấn gây sốc của ông chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng hôm 07/8, trên báo Tuổi trẻ có đoạn:
Ta và Trung Quốc cần hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đoàn kết để hai dân tộc cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội. Biên giới trên bộ đã giải quyết tốt đẹp, vịnh Bắc bộ đã giải quyết tốt đẹp. Còn vấn đề biển Đông phải tiếp tục thảo luận để giải quyết. Chúng ta vừa bảo vệ được chủ quyền vừa có hòa bình, hợp tác để cùng phát triển thì tốt đẹp. Thế giới cũng đi đến đó thôi chứ không ai đi đến chiến tranh được.
Đây chính là con bài của Trung cộng, đặt lãnh đạo Việt Nam vào sự chủ quan, tin tưởng vào “hai dân tộc cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội”, lại là một thời cơ để Trung cộng gây bất ngờ.

Có thể nói, tình hình là rất bất lợi cho nước ta trong giai đoạn từ nay trở về sau. Không có bất kỳ một yếu tố nào (kinh tế, chính trị, ngoại giao, lòng dân…) được cho là sáng sủa!

( 13.8.2011 (http://www.vatinam.net/) )